You are on page 1of 9

I.

MA TRẬN THI HỌC KỲ II SINH HỌC 11 NĂM HỌC 2017 - 2018

Mức độ Vận dụng


Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao
Câu thấp

TRẮC Câu 1. Khái niệm sinh .


NGHIỆM trưởng thực vật

Câu 2 Khái niệm tập tính


học được
Câu 3 Ví dụ tập tính sinh
sản
Câu 4 Ví dụ tập tính di

Câu 5 Ví dụ tập tính
bẩm sinh
Câu 6 Khái niệm sinh
sản hữu tính
Câu 7 Các hính thức
sinh sản vô tính
thực vật
Câu 8 Hoocmon thúc
quả chóng chín
Câu 9 Ví dụ hoocmon ức
chế sinh trưởng

Câu 10 Ví dụ hoocmon
kích thích sinh
trưởng
Câu 11 Ưu điểm của
chiết cành
Câu 12 mục đích quan
trọng nhất của
việc buộc chặt
cành ghép với
gốc ghép
Câu 13 ưu điểm của
phương pháp
nuôi cấy mô
Câu 14 Tác dụng Axit
abxixic

Câu 15 Các kiểu phát


triển của động
vật
Câu 16 Các phương
pháp nhân
giống vô tính
Câu 17 Phân biệt các
kiểu phát triển
động vật
Câu 18 Phân biệt các
kiểu phát triển
động vật

Câu 19 Phân biệt các


hình thức học
tập ở động vật
Câu 20 Hoocmon tao
quả không hạt
Câu 22 Vì sao không
dùng Auxin
nhân tạo đối
với nông
phẩm trực
tiếp làm thức
ăn?
Câu 23 Hậu quả của
việc thiếu iôt
ở động vật
non
Câu 24 Vì sao ở người
và động vật có
hệ thần kinh
phát triển có
tập tính học
được lại được
hình thành rất
nhiều?
TỰ Khái niệm tập tính
LUẬN Phân biệt phát
triển qua biến
thái hoàn toàn
và phát triển
qua biến thái
không hoàn
toàn?
II. ĐỀ CƯƠNG THI HỌC KỲ II SINH HỌC 11 NĂM HỌC 2017 - 2018
Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở thực vật?
Tập tính là gì? Phân biệt đặc điểm và ví dụ tập tính bẩm sinh, tập tính học được và tập tính hỗn
hợp?
Phân biệt các hình thức học tập ở động vật (quen nhờn, in vết, điều kiện hóa, học ngầm, học
khôn)? Ví dụ? Phân biệt một số tập tính phổ biến ở động vật?
Nêu các hoocmon kích thích sinh trưởng thực vật? nêu tác động sinh lý của các hoocmon thực
vật? ứng dụng của auxin, giberelin, etilen?
Khái niệm sinh trưởng ở động vật? phân chia phát triển động vật thành kiểu nào? Ví dụ loài
động vật các kiểu phát triển? Khái niệm phát triển qua biến thái hoàn toàn?
Nêu tác động sinh lý các hoocmon ảnh hưởng sinh trưởng và phát triển động vật (tiroxin,
ostrogen, testosteron, ecdixon, juvenin)? Hậu quả thiếu iot ở giai đoạn trẻ em?
Khái niệm sinh sản vô tính, các hình thức sinh sản vô tính, các phương pháp nhân giống vô
tính thực vật, khái niệm sinh sản hữu tính?
Ưu điểm của phương pháp chiết cành so với cây trồng từ hạt?
Trong phương pháp nhân giống sinh dưỡng bằng ghép cành, mục đích quan trọng nhất của
việc buộc chặt cành ghép với gốc ghép?
Ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô?
TRƯỜNG THPT THỪA LƯU ĐỀ THI HỌC KÌ II
TỔ: SINH – KTNN MÔN: SINH 11 – 45 phút
Họ và tên:…………………………………………. Lớp: 11/ .. Phòng thi: …
Hãy tô vào ô cho câu trả lời đúng.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
A               
B               
C               
D               
Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
A               
B               
C               
D               

I . TRẮC NGHIỆM (8 điểm)


Câu 1. Sinh trưởng ở thực vật là
A. Là gia tăng khối lượng tế bào.
B. Là gia tăng kích thước (thể tích, bề mặt, chiều dài) cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế
bào.
C. Là gia tăng số lượng tế bào.
D. Là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào.
Câu 2. Tập tính học được là
A. Là tập tính được di truyền từ bố mẹ.
B. Là tập tính sinh ra đã có và đặc trưng cho từng loài.
C. Là tập tính hình thành đời sống cá thể, được di truyền từ bố mẹ.
D. Là tập tính hình thành đời sống cá thể qua học tập và rút kinh nghiệm.
Câu 3. Tập tính nào sau đây phản ánh mối quan hệ cùng loài, mang tính bản năng?
A. Tập tính sinh sản. B. Tập tính di cư.
C. Tập tính bảo vệ lãnh thổ. D. Tập tính kiếm ăn.
Câu 4. Chim bay từng đàn từ Bắc vào Nam để trú đông. Đây là ví dụ về tập tính gì ở động
vật? A. Sinh sản. B. Kiếm ăn. C. Xã hội. D. Di cư.
Câu 5. Những tâp tính nào là những tập tính bẩm sinh?
A. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, chuột nghe mèo kêu thì chạy.
B. Ve kêu vào mùa hè, chuột nghe mèo kêu thì chạy.
C. Ve kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
D. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
Câu 6. Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản
A. Có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái tạo hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
B. Có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái tạo.
C. Không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.
D. Không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, con sinh ra giống nhau và giống mẹ
Câu 7. Các hình thức sinh sản vô tính thực vật

A. Sinh sản bào tử và sinh sản sinh dưỡng

B. Sinh sản bào tử và nuôi cấy tế bào thực vật

C. Ghép chồi, ghép cành, chiết cành, giâm cành và nuôi cấy mô tế bào thực vật

D. Sinh sản sinh dưỡng và phân chia

Câu 8. Ở thực vật, hoocmon có vai trò thúc quả chóng chín:
A. Axit abxixic B. Xitokinin
C. Êtilen D. Auxin
Câu 9. Hai chất nào ức chế sinh trưởng thực vật?
A. Axit abxixic, etylen B. Xitokinin, auxin
C. Êtilen, giberelin D. Auxin, etylen
Câu 10. Những hoocmôn thực vật thuộc nhóm kích thích sinh trưởng là:
A. Auxin, gibêrelin, xitôkinin. B. Auxin, êtylen, axit abxixic.
C. Auxin, gibêrelin, axit abxixic. D. Auxin, gibêrelin, êtylen.
Câu 11. Ưu điểm của phương pháp chiết cành so với cây trồng từ hạt là:
A. Dễ trồng và ít công chăm sóc.
B. Dễ nhân giống nhanh và nhiều.
C. Để tránh sâu bệnh gây hại.
D. Rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.
Câu 12. Trong phương pháp nhân giống sinh dưỡng bằng ghép cành, mục đích quan trọng
nhất của việc buộc chặt cành ghép với gốc ghép là để
A. Cành ghép không bị rơi
B. Giảm thoát hơi nước cành ghép
C. Giúp cành ghép giảm thoát hơi nước, vững chắc;
D. Giúp cành ghép vững chắc, giảm thoát hơi nước; dòng mạch gỗ dễ dàng di chuyển từ gốc ghép
lên cành ghép.
Câu 13. Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô?
A. Phục chế những cây quý, hạ giá thành cây con.
B. Nhân nhanh với số lượng lớn cây giống và sạch bệnh.
C. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền.
D. Dễ tạo ra nhiều biến dị di truyền tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống.
Câu 14. Tác dụng Axit abxixic
A. Làm khí khổng đóng điều kiện khô hạn
B. Thúc quả chín, rụng lá, quả
C. Kích thích sự phân chiaTB, phát triển chồi bên D. Các lóng vươn dài ra
Câu 15. Dựa vào biến thái phân chia phát triển của động vật thành các kiểu
A. Phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái
B. Phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái không hoàn toàn
C. Phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái hoàn toàn.
D. Phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái không hoàn toàn.
Câu 16. Các phương pháp nhân giống vô tính
A. Ghép chồi; ghép cành.
B. Giâm cành; chiết cành; nuôi cấy tế bào mô và tế bào thực vật.
C. Giâm cành; nuôi cấy tế bào mô và tế bào thực vật.
D. Ghép chồi; ghép cành; giâm cành; chiết cành; nuôi cấy mô và tế bào thực vật.
Câu 17. Loài vật nào sau đây có sự phát triển qua biến thái không hoàn toàn?
A. Châu chấu, gián, cua
B. Tôm, ếch, ve sầu
C. Mèo, chim cánh cụt, muỗi
D. Ong, muỗi, bọ ngựa
Câu 18. Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là:
A.Cá chép, gà, thỏ, khỉ
B.Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua
C.Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi
D.Châu chấu, ếch, muỗi
Câu 19. Vừa đánh chuông vừa cho chó ăn, sau nhiều lần chỉ cần nghe tiếng chuông chó đã
tiết nước bọt ra. Đây là ví dụ điển hình về hình thức học tập.
A. Quen nhờn. B. Điều kiện hóa hành động.
C. Điều kiện hóa đáp ứng. D. Học khôn.
Câu 20. Thầy yêu cầu bạn giải một bài tập di truyền mới, bạn giải được. Đây là một ví dụ về
hình thức học tập:
A. Điều kiện hoá hành động. B. Điều kiện hoá đáp ứng.
C. Học ngầm. D. Học khôn
Câu 21. Hoocmon có tác dụng tạo quả không hạt là:
A. Auxin, gibêrelin. B. Auxin, xitôkinin.
C. Xitôkinin, gibêrelin. D. Êtylen, auxin.
Câu 22. Vì sao không dùng Auxin nhân tạo đối với nông phẩm trực tiếp làm thức ăn?
A. Làm giảm năng suất của cây.
B. Không có enzim phân giải nên tích luỹ trong nông phẩm sẽ gây độc hại đối với người và gia
súc.
C. Không tốt cho cây.
D. Ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp các chất trong cây.
Câu 23. Hậu quả của việc thiếu iôt ở động vật non:

A. Trí tuệ kém phát triển, chậm lớn, chịu lạnh kém

B. Chậm lớn hoặc ngừng lớn.

C. Chậm lớn, khả năng chịu lạnh kém

D. Chậm lớn, trí tuệ kém phát triển.

Câu 24. Vì sao ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển có tập tính học được lại được
hình thành rất nhiều?
A. Vì sống trong môi trường phức tạp.
B. Vì số tế bào thần kinh rất nhiều và tuổi thọ thường cao.
C. Vì có nhiều thời gian để học tập.
D. Vì hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron.
II. TỰ LUẬN (2 ĐIỂM)
Câu 1. Thế nào là tập tính? (1 điểm)
Tập tính là chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài
cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.
Câu 2. Phân biệt phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái không hoàn
toàn? (1 điểm)
Phát triển qua biến thái hoàn toàn: là kiểu phát triển mà ấu trùng (sâu bướm ở côn trùng) có
hình dạng và cấu tạo rất khác với con trưởng thành. Ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác và qua giai
đoạn trung gian (nhộng ở côn trùng) biến đổi thành con trưởng thành.
Phát triển qua biến thái không hoàn toàn: là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo
và sinh lí gần giống con trưởng thành (ví dụ: châu chấu không có cánh hoặc cánh chưa phát triển
đầy đủ). Trải qua nhiều lần lột xác, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.

You might also like