You are on page 1of 223

VIỆN KHOA HỌC XẢ HỘI VIỆT NAM

VIỆN NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VONG

TS. LƯU BÁCH DŨNG


(Chủ biên)

KHUNG THỂ CHẾ PHÁT TRIEN ben vữ n g


CỦA MỘT SỐ NƯỎC ĐÔNG NAM Á
VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
■ •

NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI


HÀ NỘI-2011
Tập th ể tác giả

1. TS. Lưu Bách Dũng (Chủ bién)


2. PGS. TS. Nguyễn Thế Chính
3. ThS. Nguyễn Thị Kim Dung
4. ThS. Nguyễn Song Tùng
5. Ths. Nguyễn Hổng Quang
MỤC LỤC

Trang

Lời gtói thiệu 11

Những khái niệm chính 15

Chương 1. Một số vấn để lý luận vế khung thể chỗ'


Phát triển bền vững 18

1.1. Khung thể chế Phát triển bền vững quốc gia 18

1.2. Ntiững điều kiện để khung thể chế Phát triển bền vững
hoạt động hiệu quả 26

1.3. VỊ trí, vai trò của khung thể chế Phát triển bền vững cáp
quốc gia 30

Chương 2. Cấu trúc và hoạt động của khung thể chế


Phát triển bển vững một số nước Đông Nam Á 33

2.1. Cấu trúc và hoạt động của khung thể chế Phát triển bển
vững Malaysia 34

2.2. Cấu trúc và hoạt động của khung thể chế Phát triển bền
vững Imdonesia 56

2.3. Cáu trúc và hoạt động của khung thể chế Phát triển bền
vững Thái Lan 96

2.4. Cấu trúc và hoạt động của khung thể chế Phát triển bền
vũng Singapore 136
6 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chù biên)

Chương 3. Những thành công và chưa thành công của


các khung thể chế Phát triển bển vũng,
nguyên nhân, bài học cho Việt Nam 182

3.1. Những thành công .và chưa thành công của các khung
thể chế Phát triển bển vững, nguyên nhân 182

3.2. Bài học cho Việt Nam 196


DANH MỤC CHỮ VIẾT TAT

ADB Ngân hàng Phát triển châu Á


AID Cơ quan Phát triển Quốc tế
APEC Hợp tác Kinh tế Châu Ả - Thái Bình Dương
ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á
CBD Công ước về Đa dạng Sinh học
CGIAR Nhóm Tư vẩn về Nghiên cứu
Nông nghiệp Quốc tể
CITES Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài Động Thực
vật hoang dẫ bị nguy hiểm
CTNS21 Chương trinh nghị sự 21- Agenda 21
ECE ủ y ban Kinh tế châu Âu
EIA Đánh giá tác động môi trường
ESCAP ủy ban Kinh tế - Xã hội Châu Á - Thải Bình Dương
EU Liên minh châu Âu
FAO Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc
FIDA Tổ chức Hỗ trợ Phát triển Quốc tế
GATT Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại
GAW Theo dõi Khí quyển Toàn cầu (WMO)
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GEF Quỹ Môi trường Toàn cầu
8 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chú biên)

GEMS Hệ thống Quan trắc Môi trường Toàn cầu (UNEP)


GESAMP Hiệp hội Chuyên gia về lĩnh vực Bảo vệ Môi trường
biển và Khí Nhà kinh
GIS Hệ thống thông tin địa lý
GLOBE Tổ chức các nhà Lập pháp Toàn cầu vì Môi trường
cân bằng
GNP Tổng sản phẩm quốc gia
GOS Hệ thống Giám sát Toàn cầu (WMO/WWW)
GRID Cơ sở dừ liệu thông tin Tài nguyên Toàn cầu
HIV/AIDS Virus suy giảm miễn dịch người/triệu chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải
IAEA Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế
ICTSD Trung tâm Thương mại và Phát triển Bền vững
Quốc tế
IEEA Hạch toán Kinh tế và Môi trường tổng hợp
IFAD Quỹ Phát ữiển Nông nghiệp Quốc tế
IFCS Diễn đàn Liên Chính phủ về An toàn hóa chất
ILO Tổ chức Lao động Quốc tế
IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế
IMO Tổ chức Hàng hài Quốc tế
IPCC ủy ban Liên chỉnh phủ về Biến đổi khí hậu
IPCS Chương trình an toàn Hóa chất Quổc tế
IPM Quản lý dịch hại Tổng hợp
IRPTC Đăng kỷ Quốc tế về Hóa chất độc hại tiềm tàng
ISDR Chiến lược Giảm thiên tai Quốc tế
ISO Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc Tế
Khung thể chế Phát triển bền vững. 9

ITTO Tổ chức Gỗ nhiệt đới Quốc tế


IƯCN Liên minh Bào tồn Môi trường và Tài nguyên thiên
nhiên Quốc tế
LA 21 Chương trình nghị sự 21 địa phương
LHQ/ƯN Liên hợp quốc
MARPOL Công ước Quốc tế về Ngăn ngừa ô nhiễm từ Tàu thủy
MEAs Hiệp định Môi trường đa phương
NEAP Kế hoạch Hành động Môi trường quốc gia
NGOs Các tổ chức Phi Chính phủ
NSDS Chiến lược Phát triển Bền vững Quốc gia
ODA Hỗ trợ Phát triển chính thức/HỖ ượ Phát triển nước
ngoài
OECD Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển
PTBV Ph'i triển bền vững
SA21 Chưorng trinh nghị sự 21 ngành
SACEP Chưong trinh Môi tru ừng Hợp tác Nam Á
SARD Phát triển Nông thôn và Nông nghiệp Bền vững
SGP Kế hoạch xanh Singapore
SIDS Các Quốc đảo nhỏ đang phát triển
UNAIDS Chương trình HIV/AIDS Liên hợp quốc
ƯNCCD Công ước Liên hợp quốc về chống Sa mạc hóa
UNCED Hội nghị Môi trường và Phát triển Liên hợp ọuốc
UNCHS Trung tâm Định cư con người Liên hợp quốc (nơi
sinh sống)
UNCLOS Công ước Luật Biển Liên hợp quốc
UNCSD ủy ban Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc
10 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

UNCTAD Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển
UNDP Chương trình Phát triển Liên hợp quốc
UNDRO Văn phòng Điều phối viên Cứu trợ Thiên tai Liên hợp
quốc
UNEP Chương trinh Môi trường Liên hợp quốc
UNESCO Tổ chức Văn hóa, Khoa học, và Giáo dục Liên hợp quốc
UNFCCC Công ước Khung về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc
UNFF Diễn đàn Rừng Liên hợp quốc
UNFPA Quỹ Dân số Liên hợp quốc
UNHCR Cao ủ y Liên hợp quổc về Người tị nạn
UNICEF Quỹ Trẻ em Liên hợp quốc
UNIDO Tổ chức Phát ừiển Công nghiệp Liên hợp quốc
UNIFEM Quỹ Phát triển Liên hợp quốc dành cho Phụ nữ
UNU Trường Đại học Liên hợp quốc
WB Ngân hàng Thế giới
WFC Hội đồng Lương thực Thế giới
WHO Tổ chức Y tế Thể giới
WMO TỔ chức Khí tượng Thế giới
WSSD Hội nghị Thượng đinh thế giới về Phát triển Bền vững
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
WWF Quỹ Động vật hoang dã Quốc tế
WWW Cơ quan giám sát Thời tiết Thể giới (WMO)
LỜI GIỚI THIỆU

Tháng 6 năm 1992, Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường
và Phát triển được tổ chức tại Rio de Janneiro của Brazin. 179
quốc gia tham gia Hội nghị đã thảo luận và thông qua nhiều
văn kiện quan trọng, trong đó đặc biệt là “Tuyên bố Rio về
Môi trường và Phát triển” với 27 nguyên tác, và CTNS21 toàn
cầu hay còn gọi là Agenda21. CTNS21 toàn cầu để giải quyết
các vấn đề căng thẳng hiện tại và các nhu cầu đặt ra ừong thế
kỷ XXI. Hội nghị Rio khuyến cáo từng nước căn cứ vào điều
kiện và đặc điểm cụ thể xây dựng CTNS21 cấp quốc gia, cấp
ngành, và địa phương. Năm 2002 tại Johannesburg Nam Phi
đã diễn ra “Hội nghị Thượng đinh thế giới về Phát triển Bền
vững”. 166 nước tham gia đã thông qua bản “Tuyên bố
Johannesburg về Phát triển Bền vững” và “Kế hoạch thực
hiện Johannesburg” về Phát triển Bền vững. Cho đến nay
(năm 2009), trên thế giới đã có hơn 120 quốc gia xây dựng và
thực hiện CTNS21 của quốc gia mình.
Việt Nam là một trong những nước đang phát triển và có
nền kinh tế chuyển đổi từ 1986, khi mà Đảng và Nhà nước
thực hiện chủ chương mở cửa và hội nhập với thế giới. Chính
phủ Việt Nam đã cử đoàn cấp cao tham dự hai Hội nghị trên,
đã cam kết và từng bước thực hiện những nội dung của hai
Hội nghị. Với sự trợ giúp của UNDP và nhiều tổ chức quốc tế
12 TS. LƯU BÁCH DÙNG (Chủ biên)

khác, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng “Định hướng chiến
lược Phát triển Bền vững ở Việt Nam” cũng chính là CTNS21
của Việt Nam và ban hành vào tháng 8 năm 2004 theo Quyết
định 153/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Để triển khai thực hiện rộng rãi “Định hướng chiến lược Phát
triển Bền vững ờ Việt Nam”, Điều 2 của Quyết định trên ycu
cầu: “Cầc Bộ trưởng, Thủ trường, cơ quan ngang Bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các
tinh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào “Định hướng
chiến lược PTBV ờ Việt Nam, xây dựng và thực hiện Định
hướng chiến lược PTBV của Bộ, ngành và địa phương mình”.
Trong thực hiện CTNS21, mục 100 của Kế hoạch thực
hiện Johannesburg đã chi rõ: “Khung thể chế hiệu quà vì sự
PTBV ờ tất cả các cấp là yếu tố chủ chốt đổi với việc thực
hiện đầy đù CTNS21 và đáp lại các thách thức về PTBV đang
nổi lên”.
Nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đã xây dựng và
thực hiện CTNS21 khá thành công, đem lại những thành quả
quan trọng cho sự PTBV đất nước, đó là Malaysia,
Indonersia, Thailand và Singapore. Việc tham khảo và học tập
lẫn nhau để xây dựng khung thể chế PTBV hiệu quả nhằm
thực hiện thành công những nguyên tắc, mục tiêu và giá trị
PTBV đã trở thành nhu cầu cần thiết, tất yếu.
Chính vì vậy, trong khuôn khổ đề tài độc lập cấp Bộ, Lãnh
đạo Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã đồng ý để Viện
Nghiên cứu Môi trường và PTBV thực hiện đề tài “Khung thể
chế Phát triển Ben vững một sỗ nước Đông Nam Ả và bài học
cho Việt Nam”. Đề tài do Tiến sĩ Lưu Bách Dũng làm chủ
Khung thể chế Phát triển bền vững. 13

nhiệm với sự tham gia của nhiều thành viên trong và ngoài
Viện Nghiên cứu Môi trường và PTBV. Cuốn sách này được
hình thành từ kết quả của đề tài nghiên cứu nói trên. Cuốn
sách gồm 3 chương, 4 bản đồ và 5 bảng số liệu (các bản đồ ở
đây chi có giá trị tham khảo mà không có giá trị pháp lý), về
nội dung, cuốn sách đi từ một số vấn đề lý luận về khung thể
chế PTBV, đến việc tìm hiểu cấu trúc và hoạt động của khung
thể chế PTBV ở bốn quốc gia Đông Nam Á, nêu rõ các thành
công và chưa thành công, tìm ra nguyên nhân từ đó rút ra bài
học thiết thực cho Việt Nam.
Chúng tôi hy vọng cuốn sách này sẽ hữu ích với các nhà
lãnh đạo, quản lý bộ, ngành và địa phương đã, đang xây dựng,
và thực hiện CTNS21 thông qua các kế hoạch 5 năm và hàng
năm của mình. Đồng thời, chúng tôi cũng hy vọng cuốn sách
sẽ hữu ích với người học tập và nghiên cứu về Đông Nam Á
và cả những ai mong muốn xây dựng và thực hiện thể chế
PTBV ở chính nơi mình đang sống và cương vị mình đang
làm việc.
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách tới các bạn
đọc và mong nhận được các ỷ kiến đóng góp, trao đổi theo địa
chi Email: bachdungl@yahoo.com.vn.

Thay mặt tập thể tác giả


TS. Lưu Bách Dũng
NHỮNG KHÁI NIỆM CHÍNH
1. Thể chế (Institution)
Trong tiếng Anh “77ỉé chế - Institution” có ý nghĩa là: 1.
việc xây dựng, hay thành lập: Việc xây dựng những quy tắc
(rules) nền nếp (customs); 2. tổ chức để giúp đỡ người có nhu
cầu đặc biệt: Trại mồ côi, Nhà dưỡng lão; 3. tục lệ, thói quen
hoặc nhóm đã được thiết lập từ lâu, thể chế; 4. nhân vật rất
quen thuộc trong một hoạt động hoặc một nơi nào đó, người
quen thuộc.1
2. Các thể chế (Institutions)
‘'Là những cấu trúc (structures) và những cơ chế
(mechanims) theo trật tự xã hội và sự hợp tác (cooperation)
quản trị (governing) ứng xử của một nhóm các cá thể. Các thể
chế cũng có nghĩa như một quyết tâm và sự kiên định của xã
hội, đi lên từ cuộc sống và những ý định của mỗi người để rồi
có sự làm ra và tuân thủ các quy tắc quản trị ứng xử con người
mà có tính hợp tác. Thuật ngữ thể chế thường dùng chi những
tập tục và cả những knuôn mẫu ứng xử trọng yểu đổi với một
xã hội, cũng như là đối với các tổ chức chính, đặc trưng của
các bộ, ngành thuộc chính phủ, thuộc dân chúng. Trong khỉ
với các cấu trúc và những cơ chế của trật tự xã hội giữa những
con người, các thể chế là một trong những mục tiêu chủ yếu

1. Từ điển Anh - Việt, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn
quốc gia, Viện Ngôn ngữ, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1998,
tr. 879-880.
16 TS. LƯU ỘÁCH DŨNG (Chù biên)

của nghiên cứu trong các khoa học xã hội bao gồm: Xã hội
học, Khoa học chính trị và kinh tế. Các thể chế là khái niệm
trung tâm cùa luật pháp, và là khuôn mẫu chính đối với các
nguyên tắc chính trị tạo ra và tuân thủ. Sự thiết lập và tiến
triển của các thể chế là chủ đề trước tiên của Sử học” (from
Wikipedia free encyclopedia).
Các thể chế (institutions) theo các chuyên gia của Ngân
hàng Thế giới: “Gồm các tổ chức và quy tắc chính thức và phi
chính thức thực hiện chức năng sau: thu nhận các tín hiệu
(thông tin phản hồi, dự đoán), điều hòa lợi ích và thực hiện
các quyết định đã nhất trí” (trang 19,TLTK 41).
Trên cơ sở các định nghĩa trên đối chiếu với thực tiễn sử
dụng khái niệm này trong các văn bản của Liên hợp quốc,
chúng tôi đi đến định nghĩa sau: Thể chế là các quy tắc và các
tổ chức chính thức và ngoài chính thức và sự hợp tác giữa
chúng để quản trị (điều hành, tổ chức, hướng dẫn, giám sát và
chế tài) các tổ chức, các nhóm xã hội, cộng đồng và công dân
thực hiện các mục tiêu, các giá trị đã được nhất trí.
3. Thể chế PTBV(Institutíons for sustainable development)
Từ những định nghĩa trên có thể nhận thức một cách lôgic
rằng: Thể chế PTBV là các quy tắc và íổ chức chính thức và
ngoài chính thức, và việc hợp tác giữa chúng để quản trị các
tổ chức, các nhóm xã hội, cộng đồng và công dân (nhóm các
đối tượng) đảm bảo rằng: Thế hệ hiện tại đáp ứng các nhu cầu
của mình mà không phương hại đến khả năng đáp ứng các
nhu cầu của các thế hệ tương lai hay là phát triển kinh tế, xã
hội gắn kết với việc bảo vệ môi trường.
Khung thể chế Phát triển bền vũng.. 17

4. Khung thể chế PTVB (Institutional framework for


sustainable development)
Từ các khái niệm Thể chế, Thể chế PTBV và ý nghĩa của
framework và những sử dụng trong các văn bản LHQ, chúng
ta đi đến định nghĩa: Khung thể chế PTBV là hệ thống tổ chức
và quy tắc chính thức và ngoài chính thức ở các cấp, ở các
lĩnh vực và sự hợp tác giữa chúng để quản trị các cơ quan, tổ
chức, các nhóm xã hội, các cộng đồng và công dân thực hiện
các nguyên tắc mục tiêu và giá trị PTBV đã được thống nhất.
5. Khung thể chế PTVB cấp quốc gia (Institutional
framework for sustainable development at national level)
hay Khung thể chế PTBV quốc gia
Đó là hệ thống tổ chức và quy tắc chính thức và ngoài
chính thức, và sự phối hợp giữa chúng từ cấp trung ương đến
cấp địa phương có chức năng quản trị các cơ quan, tổ chức,
các nhóm xã hội, các cộng đồng và xã hội thực hiện CTNS21
(Agenda21) của quốc gia đến CTNS21 của các bộ, ngành
(SA21) và địa phương (LA21), kể cả các điều ước quốc tế
(công ước, hiệp ước, nghị định..) liên quan đến PTBV mà
quốc gia đã ký kết.
Chương 1

MỘT SỐ VÁN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ


KHUNG THỂ CHẾ PHÁT TRIỂN BÈN VỮNG

1.1. KHUNG THÊ CHẾ PHÁT TRIỀN BỂN VŨNG QUỐC GIA
Bao gồm các tổ chức, các quy tắc, và sự hợp tác giữa các tổ
chức và các quy tắc ở các cấp trong quản trị các nhóm đổi tượng
trong thực hiện CTNS21 với các nguyên tắc, mục tiêu và giá trị
PTBV thể hiện sự hoạt động của Khung thể chế PTBV.

1.1.1. Các tổ chức


Các tổ chức thuộc khung thể chế PTBV chia thành các tổ
chức chính thức và chưa chỉnh thức:
Các tỗ chức chính thức
Là những cơ quan, tổ chức có chức năng, mục đích, tôn
chi thực hiện các mục tiêu và giá trị PTBV theo nguyên tắc
đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không phương
hại đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu
của mình hay là gắn kết sự phát triển kinh tế, xã hội với sử
dụng hợp lý tài nguyên, cải thiện, bảo vệ môi trường. Các tổ
chức chuyên ngành và liên ngành cỏ vài trò thực hiện từng
giá trị và mục tiêu PTBV theo nguyên tắc nêu trên đều là các
tổ chức chính thức.
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 19

Quốc hội (hay Nghị viện) ở mỗi quốc gia là tổ chức trung
tâm của nhiều thể chế nhà nước, trong đó có thể chế PTBV
nhất là khi quốc gia cam kết thực hiện CTNS21 toàn cầu mà
LHQ đã xây dựng. Quốc hội trong các thể chế chính trị khác
nhau có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau nhưng về
cơ bản đều cỏ quyền: lập hiến, lập pháp và sửa đổi hiến pháp
pháp luật, pháp lệnh. Quốc hội quyết định những chính sách
và những nhiệm vụ cơ bản về đối nội, đối ngoại. Quốc hội
quyết định những nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đổi với toàn bộ
hoạt động bộ máy nhà nước trong việc thực thi Hiến pháp,
pháp luật và các Nghị quyết của Quốc hội.
Trong khung thể chế PTBV cấp quốc gia, Quốc hội có tác
động chi phối thông qua:
- Xây dựng hiến pháp và hệ thống luật pháp đảm bảo
quốc gia PTBV
- Quyết định các chính sách phát triển kinh tế, xã hội gắn
với bảo vệ và cải thiện môi trường, những kế hoạch, những
nhiệm vụ trong đỏ có sự gắn kết các chỉ tiêu phát triển kinh tế,
phát triển xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường nhàm đạt
mục tiêu PTBV quốc gia.
- Quyết định thành lập tổ chức chính thức về PTBV ở cấp
bộ, và những nguyên tác cơ bản phối hợp thực hiện chức năng
liên kết các lĩnh vực cơ bản và hữu quan để thực hiện PTBV.
- Thực hiện quyền giám sát tối cao với toàn bộ hoạt động
của Nhà nước trong đó có thực hiện luật pháp PTBV, chương
tình, dự án trọng điểm quốc gia về PTBV.
20 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chù biên)

- Ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về PTBV.


Như vậy, Quốc hội của một quốc gia có vai trò quyết định
đến việc tạo ra các nguyên tắc, tổ chức và những phương cách
phối hợp để khung thể chế PTBV hình thành và hoạt động
thuận lợi.
Chính phủ bao gồm thủ tướng, các bộ, các cơ quan ngang
bộ, các cơ quan trực thuộc, các tập đoàn và tổng công ty.
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan thực
hiện và quản lý việc thực hiện hiến pháp, luật pháp, pháp lệnh,
các văn bản pháp quy của nhà nước ở cấp độ cao nhất trong
một quốc gia. Trong Khung thể chế PTBV quốc gia, Quốc hội
và Chính phủ là các cơ quan ở cấp trung ương cao nhất, có vai
trò thiết lập Khung thể chế PTBV, tổ chức và điều hành nó để
thực hiện và thúc đẩy toàn xã hội thực hiện các nguyên tắc,
mục tiêu và giá trị PTBV. Trong khung thể chế PTBV, Chỉnh
phủ có các nhiệm vụ và quyền hạn chính sau đây:
- Với chức năng thống nhất quản lý việc thực hiện và tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội, môi
trường và các nhiệm vụ khác (theo hiến định và luật định),
Chính phủ đã soạn thảo trình trước Quốc hội các dự án luật
các chiến lược, quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế và xã
hội, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ và cải thiện môi trường
và khi được Quốc hội thông qua, Chính phủ là cơ quan đầu
tiên và cao nhẩt tồ chức thực hiện và quản lý việc thực hiện
các văn bản pháp quy đó. Việc xây dựng Chiến lược toàn diện
về tăng trưởng và giảm nghèo, Định hướng chiến lược Phát
triển Bền vững ờ Việt Nam (CTNS21 của Việt Nam) là một
trong những việc thực thi các nhiệm vụ và quyền hạn theo
Hiến pháp và Luật tổ chức Chính phủ quy định.
Khung thể chế Phát triển bền vững. 21

- Chính phủ quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể
các cơ quan thuộc chính phủ; quyết định thành lập mới, nhập
chia, điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tinh
và thành phố trực thuộc trung ương; quy định nhiệm vụ quyền
hạn, tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
chính phủ; quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp
tinh, thành phố trực thuộc để thực hiện chương trình PTBV
quốc gia trong thế kỷ XXI và kế hoạch thực hiện PTBV trong
từng giai đoạn. Trình Quốc hội quyết định cơ cấu tổ chức của
Chính phủ, việc thành lập, bãi bò các bộ, cơ quan ngang bộ,
việc thành lập mới, nhập chia, điều chinh địa giới hành chính
tinh, thành phố trực thuộc trung ương, việc thành lập hoặc giải
thể các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt để thực hiện chiến
lược Phát triển Bền vững quốc gia trong thế kỷ XXI.
- Chính phủ trung ương với hệ thống các bộ, các cơ quan
ngang bộ, các cơ quan trực thuộc, các tập đoàn và tổng công ty,
có trách nhiệm quản lý và điều hành các nhà nước địa phương
(cấp tinh, thành phố trực thuộc); Chính phủ là cơ quan lớn nhất,
có nhiều năng lực nhất trong việc tổ chức thực hiện, và thực
hiện chương trình Phát triển Bền vững quốc gia trong thế kỷ
XXI, và kể hoạch thực hiện cho từng giai đoạn và từng năm.
Qua tổ chức thực hiện và thực hiện, chính phủ có cơ sờ để xây
dựng và hoàn thiện các quy tắc và cơ chế thực hiện hiệu quả
các nguyên tắc, mục tiêu và giá trị PTBV.
Với các nhiệm vụ và quyền hạn chính nêu trên, Chính phủ là
cơ quan quyết định hay quy định đến các quy tắc, các tổ chức và
các cơ chế hợp tác trong khung thể chế PTBV của quốc gia
Khi một quốc gia đã ban hành CTNS21 và thành lập ờ các
cấp, các ủ y ban PTBV (Hội đồng PTBV, Ban Chi đạo PTBV)
22 TS. LUU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

thì các Cơ quan, các tổ chức thuộc nhà nước đều là các tổ chức
chính thức trong thể chế, khung thể chế PTBV quốc gia. Khi
đó chính phủ mỗi nước cần rà soát lại toàn bộ hệ thống của
mình để thực hiện chương trình hành động PTBV Ưong thế kỷ
XXI, và kế hoạch thực hiện trong từng giai đoạn. Các cơ
quan, tổ chức cũng cần phải bổ sung, sửa đổi tôn chi, mục
đích hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp về tổ chức,
nhân sự cho thích ứng với sứ mệnh phát triển mới.
Các tổ chức chưa chính thức
Là những cơ quan tổ chức có chức năng, nhiệm vụ thực
hiện phát triển từng hợp phần, tạo thành từng giá trị cho
PTBV, nhưng theo các nguyên tắc chưa chính thức về PTBV.
Các tổ chức chính trị, nghề nghiệp, tôn giáo và các tổ chức xã
hội dân sự của một quốc gia không có mục đích tôn chi thực
hiện CTNS21 hoặc các quy tắc chính thức cùa PTBV... được
coi là các tổ chức chưa chính thức của Khung thể chế PTBV
cấp quốc gia. Một số tổ chức quốc tế, khu vực hay quốc gia
khác kể cả tổ chức phi chính phủ ở một quốc gia được coi là
những tổ chức chưa chính thức của Khung thể chế PTBV của
một quổc gia.
Các tổ chức chưa chỉnh thức nêu trên có tác động rất khác
nhau tới Khung thể chế PTBV quốc gia: có tổ chức mà các
hoạt động ít liên quan; có tổ chức tiến hành cụ thể những dự
án ở cộng đồng để thực hiện những giá trị nào đó có ích với
sự PTBV cùa cộng đồng hay xã hội. Các tổ chức chưa chính
thức cùa Khung thể chể PTBV quốc gia cỏ vai trò hỗ trợ từng
phần chức năng quản lý và phục vụ PTBV cho các tổ chức
chỉnh thức. Những tổ chức này góp phần tạo ra những giá trị
liên quan đến các mục tiêu và giá trị PTB V.
Khung thể chế Phát triển bền vữtig.. 23

Những tổ chức chưa chính thức, trong quá trình hoạt động
sẽ có sự chuyển hóa về nguyên tấc đến nguyên tấc PTBV và
thực hiện, hoặc góp phần thực hiện các mục tiêu và giá trị
PTBV. Sự chuyển hóa đó sẽ làm cho những tổ chức trên trở
thành các tổ chức chính thức của thể chế và Khung thể chế
PTBV quốc gia. Như vậy, giữa tổ chức chưa chính thức và
chính thức có sự chuyển hóa trong quá trình phát triển.

1.1.2. Các quy tắc


Các quy tắc của Khung thể chế PTBV cũng cần được phân
chia thành các quy tắc chính thức về PTBV và các quy tác
chưa chính thức về PTBV.
Các quy tắc chính thức về PTBV
Là các quy định của hiến pháp, các bộ luật, pháp lệnh, quy
định, tiêu chuẩn, kể cà các Điều ước quốc tế mà quốc gia đã cam
kết thể hiện “sự phát triển kinh tế, xã hội gắn với việc bảo vệ
môi trường”, cũng có thể là sự phát triển xã hội gắn với phát
triển kinh tế và bảo vệ môi trường, hay là việc đáp ứng các nhu
cầu của thế hệ hiện tại nhưng không phương hại đến khả năng
của các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của mình.
Các quy tắc chưa chính thức về PTBV
Đó là những quy tắc thể hiện các nguyên tắc, quy luật cùa từng
họp phần, từng lĩnh vực riêng biệt của sự phát triển như những
nguyên tắc và quy luật trong kinh tế, xã hội hay môi trường.
Các nguyên tắc chưa chính thức và chỉnh thúc có thể có sự
chuyển hóa lẫn nhau, chẳng hạn như nguyên tắc bảo vệ đa dạng
sinh học. Ban đầu, bản thân nguyên tắc đó chưa tạo nên sự Phát
24 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

triển Bền vững cho mỗi cộng đồng và xã hội, bởi vì ở giai đoạn
này chúng chi tập trung giữ gìn, bảo vệ các giống, các loài, các
hệ sinh thái. Nhung nếu con người thực hiện nguyên tắc này để
đa dạng hóa vật nuôi cây trồng, cải tạo đất, chống lại sâu, dịch
bệnh, làm cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp dược phẩm,
du lịch phát triển, làm cho mỗi người và cộng đồng tiến bộ, công
bằng và văn minh hơn thì nguyên tắc bảo vệ đa dạng sinh học
mới trở thành nguyên tắc chính thức của PTBV.
Theo tiến trình phát triển của thể chể PTBV, các quy tắc
về PTBV sẽ được xây dựng, nhiều quy tác chưa chính thức sẽ
được bổ sung, hoàn thiện để trở thành quy tắc chính thức của
thể chế PTBV.

1.1.3. Hoạt động của khung thể chế PTBV quốc gia
Là sự hợp tác giữa các tổ chức và các quy tắc ở các cấp
trong quản trị ứng xử của các nhóm đối tượng trong thực hiện
CTNS21 với các nguyên tắc, mục tiêu và giá trị PTBV.
Sự hợp tác, liên kết này thề hiện sự hoạt động, vai trò và
tác động của Khung thể chế PTBV đến toàn xã hội. Được thể
hiện thông qua các liên kết, hợp tác sau:
Sự họp tác giữa các tỗ chức với tổ chức:
- Sự hợp tác giữa tổ chức cùng cấp (giữa bộ này với bộ
kia, vụ này với vụ khác, sở này với sờ khác, tinh này với tỉnh
khác...), để quản lý việc thực hiện, và thực hiện (chiều trở lại
là thiết lập) các nguyên tắc, mục tiêu và giá trị PTBV thuộc
phạm vi chức năng của mình nhưng có liên quan đến các cơ
quan, tổ chức cùng cấp khác. Sự hợp tác này đảm bảo tính
Khung thể chế Phát triển bển vững. 25

đồng bộ của các cơ cấu liên quan trong hoạt động của Khung
thể chế PTBV.
- Sự liên kết giữa các tổ chức theo chiều dọc từ cấp trên
xuống cấp dưới, từ trung ương xuống địa phương và cơ sở để
quản lý việc thực hiện, và thực hiện (chiều trở lại là thiết lập)
các nguyên tắc, mục tiêu và giá trị PTBV. Sự liên kết này
được hiến pháp, luật pháp quy định, hoặc được xác lập trong
quy chế hoạt động của tổ chức. Nó đảm bảo tính thông suốt,
thống nhất từ trung ương đến địa phương và cơ sở. Sự chuyển
tải thông tin (thuận lợi, trở ngại, đề xuất...) từ dưới lên là cơ
sờ để tổ chức cấp trên theo chức năng đưa ra các quyết định,
hoặc điều chinh các quyết định phù hợp với thực tiễn.
- Sự liên kết giữa các tổ chức trong khung thể chế PTBV,
với các tổ chức xã hội dân sự (nghề nghiệp, tôn giáo, giới
tính, tuổi tác...). Sự liên kết này giúp tăng cường vai trò và
tác động của các tổ chức chính thức và chua chính thức đối
với các nhóm, đến các thành viên của cộng đồng, xã hội trong
quản lý việc thực hiện, và thực hiện (chiều trở lại là thiết lập)
các nguyên tắc, mục tiêu và giá trị PTBV.
Sự liên kết giữa các quy tắc vói các quy tắc:
- Sự liên kết theo chiều ngang của các quy tắc PTBV biểu
hiện mỗi quy tắc, quy định quản trị đưa ra trong một lĩnh vực,
bộ phận ờ một cấp không được mâu thuẫn và nhất là không
trái với quy tắc, quy định đưa ra ở một lĩnh vực, bộ phận khác
cùng cấp. Sự mâu thuẫn hoặc trái ngược sẽ khiến quy tắc bị
giảm hiệu lực hoặc triệt tiêu ở cấp cơ sờ. Sự liên kết cùng cấp
(theo chiều ngang) đảm bảo giá trị đồng bộ của các quy tắc
trước khi được thực thi và hiện thực hóa.
26 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

- Sự liên kết theo chiều dọc của các quy tắc yêu cầu một
quy tắc, quy định được biểu hiện cụ thể hoặc được thiết lập ờ
một cấp không mâu thuẫn và nhất là không trái với quy tắc,
quy định ờ cấp trên, nếu không nỏ sẽ bị cơ chế quyền lực (cấp
dưới phục tùng cấp trên) loại bỏ. Sự liên kết của các quy tắc
theo chiều dọc như trên ở Việt Nam thể hiện qua Hiến pháp
và Luật ban hành các văn bản pháp quy.
- Sự liên kết giữa các quy tắc chính thức và các quy tắc
chưa chính thức đối với PTBV có thể là nguyên tắc đặc thù,
tập quán, phong tục, lễ nghi... trong hoạt động của một nhóm
cá thể hoặc một cộng đồng, địa phương nào đó. Nó được duy
trì bởi tính đúng đắn, phù hợp của nó, bởi sự tự giác tuân thủ
của các thành viên cộng đồng, bởi sự giám sát của dư luận. Sự
liên kết này giúp các quy tắc chính thức bổ sung các giá trị,
thích ứng đi vào thực tiễn và chuyển hóa các quy tắc chưa
chính thức dần trờ thành chính thức cho PTBV.
Trong mối quan hệ giữa tổ chức và quy tắc thì quy tắc là
cơ sở tồn tại của tổ chức, là công cụ để tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ và quyền hạn cùa mình trong quản trị ứng xử với
các nhỏm, với cộng đồng và xã hội. Tổ chức là nơi thực hiện
và quản trị việc thực hiện các quy tắc của các tổ chức khác,
các nhóm đổi tượng, công dân và xã hội.

1.2. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỀ KHUNG THÊ CHỂ PTBV


HOẠT ĐỘNG HIỆU QUẢ

Một Khung thể chế PTBV hoạt động hiệu quả là Khung
thể chế quản trị (tổ chức, hưóng dẫn, giám sát, chế tài) được
các cơ quan, tổ chức, các nhỏm xã hội, các cộng đồng và công
Khung thể chế Phát triển bền vững. 27

dân thực hiện các nguyên tác, mục tiêu và giá trị PTBV trong
khoảng thời gian nhất định. Để ‘Khung thể chế PTBV đạt hiệu
quả trong chính cấu trúc của nó cần có những yếu tổ sau:

1.2.1. Hệ thống các tổ chức


Hệ thống tổ chức của khung thể chế PTBV ở các cấp là
yếu tố bản chất, yếu tố đảm bảo sự điều hành, hợp tác toàn
diện và thông suốt từ trung ương đến địa phương, cơ sở, đảm
bảo sự phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn lực thông
tin, nhân lực, kỹ thuật, công nghệ và tài chính để thực hiện
các mục tiêu và giá trị PTBV.
Hệ thống tổ chức cần đảm bảo sự toàn diện (đủ các hợp
phần và bộ phận thiết yếu), thông suốt (từ trung ương đến địa
phương và các cơ sở) và chặt chẽ (thường xuyên có sự thu
nhận, cung cấp thông tin, trao đổi các nguồn lực và triển khai
thực hiện các quyết định).

1.2.2. Các quy tắc


Bao gồm Hiến pháp, Luật pháp, quy định, chiến lược,
chương trình nghị sự, chính sách, các cam kết, luật tục, lễ nghi
theo hướng gắn kết phát triển kinh tế, xã hội với bảo vệ và cải
thiện môi trường. Các quy tắc là định hướng tư tưởng và hành
động, là chỗ dựa vững chắc và công cụ hữu hiệu để các tổ
chức và các thành viên trong đó Tioạt động và phối hợp hoạt
động thực hiện CTNS21 một cách đầy đủ. Việc đưa ra và thực
hiện các chính sách phát triển kinh tế và quản lý kinh tế phát
huy được các nguồn lực và lợi thế tạo ra các sản phẩm và dịch
vụ đáp ứng nhu cầu trong nước và ngoài nước, vượt qua được
28 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

các thách thức đặt ra là điều kiện quan trọng góp phần tạo nên
tính hiệu quả của khung thể chế PTBV.
Để khung thể chế PTBV đạt hiệu quả, các quy tắc về
PTBV cần công bằng, nhất quán, rõ ràng, từng bước hoàn
thiện và đáp ứng các yêu cầu của việc PTBV đất nước.

1.23 . Sự quản trị trong khung thể chế PTBV


Bao gồm sự tổ chức và hướng dẫn, sự giám sát thực hiện,
sự phân phổi các nguồn lực (kể cả việc phân quyền), và sự chế
tài với nhóm các đối tượng vi phạm trong quá trình thực hiện
CTNS21. Sự quản trị của khung thể chế PTBV quốc gia được
tiến hành ờ các cấp trung ương, các địa phương và cờ sở. Với
những đổi tượng quản lý cụ thể sự quản trị ở các cấp khác
nhau có những đòi hỏi khác nhau, để PTBV cần cỏ sự phối
hợp đa ngành, đa cấp để thực hiện những mục tiêu PTBV
trong từng giai đoạn và mục tiêu tổng quát: “Sự quản trị tốt là
rất cần thiết cho PTBV”. Sự quản trị của khung thể chế PTBV
có sự điều hành các tổ chức theo chức năng nhiệm vụ, theo
các nguyên tắc và cơ sở pháp lý đã quy định. Sự quản ui tốt
của khung thể chế PTBV là phải phổi hợp được các tổ chức,
các nguồn lực để thực hiện CTNS 21 với các mục tiêu và giá
trị đề ra trong từng giai đoạn. Sự quản trị, điều hành ở trung
ương cần tạo điều kiện để các cấp dưới thực hiện và phối hợp
với các bên liên quan thực hiện được các mục tiêu, giá trị
PTBV cụ thể đề ra.

1.2.4. Có các nguồn lực cần thiết


Ở mỗi cấp có thể cần những nguồn lực đặc thù nhưng về
cơ bản những nguồn lực sau cần được đảp ứng:
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 29

Nguồn nhân lực có các năng lực đáp ứng với từng cấp,
từng vị trí trong khung tổ chức PTBV quốc gia.
Nguồn lực kỹ thuật và công nghệ đáp ứng cho việc thu
thập, xử lý các thông tin làm cơ sờ cho các quyết định đúng
đẳn để quản lý và thực hiện sự PTBV. Các kỹ thuật, công
nghệ hiệu quả, tiêu tổn ít năng lượng, ít chất thải sẽ góp phần
thúc đẩy năng suất lao động, sử dụng hiệu quả tài nguyên và
thân thiện môi trường cần được phổ biến rộng rãi, góp phần
tích cực cho việc thực hiện các mục tiêu và giá trị PTBV.
Nguồn- lực tài chính: cần được đáp ứng để đảm bảo hoạt
động của các tổ chức, để thực hiện các chương trình, dự án,
các mục tiêu và giá trị PTBV của quốc gia trong đó có các
cộng đồng. Nguồn lực tài chính cho sự hoạt động của các tổ
chức trong khung thể chế PTBV được cung cấp bời ngân sách
chính phủ, sự trợ giúp của các doanh nghiệp, các nhà tài trợ và
tự chủ một phần.
Cơ sử hạ tầng: bao gồm cơ sờ hạ tầng kinh tế-kỹ thuật, cơ
sở hạ tầng xã hội và cơ sờ hạ tầng trong bảo vệ môi trường và
sử dụng hợp lý tài nguyên. Khung thể chế PTBV rất cần điều
kiện hạ tầng mà nó sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác như: điều
kiện thông tin, truyền thông, cơ sở đào tạo, hệ thống điện nước,
đường xá. Một hệ thống hạ tầng đầy đủ và được hoàn thiện sẽ
giúp Khung thể chế PTBV quản trị tốt hơn các nhóm đối tượng
và giúp các nhóm đối tượng thực hiện tốt hơn, nhanh hơn các
nguyên tắc, mục tiêu và giá trị PTBV đã thống nhất.

1.2.5. Các điều kiện cần thiết khác


Sự ổn định nội bộ trong khung thể chế là luôn cần thiết
giúp các tổ chức thực hiện thường xuyên, liên tục các chức
30 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chù biên)

năng, nhiệm vụ của mình để phục vụ và thúc đẩy sự PTBV


của quốc gia và các cộng đồng.
Thể chế chính trị ỗn định, vững vàng: Thể chế chính trị
của một quốc gia quyết định mô hình cấu trúc các tổ chức và
tinh thần các quy tắc đề ra. Các thể chế chính trị như đảng cầm
quyền, quốc hội, hiến pháp và nguyên thủ quốc gia có ổn định
và phát triển vững chắc sẽ tạo nên nguồn lực và môi trường
thuận lợi để khung thể chế có được sự hoạt động thường xuyên,
thống nhất, thông suốt để góp phần thực hiện các mục tiêu và
giá trị PTBV một cách nhanh chóng và vững chắc.
Sự kết nối: Khung thể chế PTBV quốc gia cần kết nối với
khung thể chế PTBV của các quốc gia tiên tiến trong PTBV,
với các tổ chức PTBV và liên quan trực tiếp đến PTBV trong
khu vực và quốc tế nhất là ƯNCSD để tranh thủ các nguồn
lực, có thêm các thông tin, kinh nghiệm và bài học cần thiết
cho quá trình điều hành, phối hợp thực hiện các mục tiêu và
giá trị PTBV.

1.3. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA KHUNG THẾ CHẾ PTBV


CÁP QUỐC GIA

Khung thể chế PTBV quốc gia có sứ mệnh là quản trị các
tổ chức, các nhóm xã hội, cộng đồng và công dân thực hiện
CTNS21 quốc gia với các nguyên tắc, mục tiêu và giá trị
PTBV. Những tiêu chí PTBV (mà ƯNCSD đưa ra) phản ánh
những giá trị và cả những mục tiêu PTBV (các tiêu chí này
chứa đựng hầu hết các mục tiêu thiên niên kỷ). Khung thể
chế PTBV quản trị các tổ chức, các nhóm xã hội, cộng đồng
và công dân thực hiện CTNS21 là đưa quốc gia, khẳng định
Khung thể chế Phát triển bền vữhg.. 31

quốc gia đang đi vào quỹ đạo Phát triển bền vững và tiếp tục
đi đến những mục tiêu và giá trị PTBV ờ tầm cao hơn và hoàn
thiện hơn.
Vì vậy, nếu không có sự sắp xếp thể chế và khung thể chế
quốc gia tiếp theo việc ban hành CTNS21 thì khó đạt được
nhũng mục tiêu và giá trị mà CTNS21 hướng tới. “Kế hoạch
thực hiện Johannesburg” đã đự kiến “đẩy mạnh sự sắp xếp thể
chế quốc gia cho sự Phát triển bền vững” (Đoạn 166, Kế hoạch
thực hiện Johannesburg, bản tiếng Anh). Các quốc gia khi ban
hành CTNS21 của mình cũng cần nhận thấy điều đó để có kế
hoạch sắp xếp các tổ chức, và đưa ra các nguyên tắc hoạt
động phù hợp góp phần vào sự PTBV của quốc gia.
Trong hệ thống tổ chức nhà nước, khung thể thế PTBV
gần trùng với khung tổ chức của chính phủ từ trung ương đẹn
địa phương và cơ sở, nhưng có thêm các tổ chức, các nguyên
tắc kết nối giữa phát triển kinh tế, xã hội với bảo vệ và cải
thiện môi trường. Khi đã ban hành CTNS21 quốc gia, nếu bộ,
ngành hay địa phương mà chưa căn cứ vào đó để xây dựng
CTNS21 của mình, không sắp xếp tổ chức, không thiết lập
Khung thể chế PTBV theo các cấp thì chức năng hướng dẫn,
tổ chức, giám sát, chế tài... thực hiện PTBV sẽ bị bỏ ngỏ và
khó huy động được sự tham gia của các nhóm xã hội trong
việc thực hiện các nguyên tắc, các mục tiêu và giá trị
PTBVđe ra.
Với chức năng tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện, giám sát
và chế tài các cơ quan, tổ chức, các nhóm xã hội, các cộng
đồng và công dân thực hiện các nguyên tác, mục tiêu và giá trị
PTBV, Khung thể chế PTBV là một thiết chế không thể thiếu
32 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

trong quá trình thực hiện CTNS21 quốc gia ờ các địa phương
và các bộ, ngành.
Với các tổ chức PTBV khu vực và toàn cầu, Khung thề
chế PTBV quốc gia (đặc biệt là các quốc gia có vị trí trọng
yếu, có vai trò to lớn) là đầu mối để kết nổi hình thành Khung
thể chế PTBV cấp khu vực và toàn cầu, là đầu mối để chuyển
tải các nguồn lực (tri thức, thông tin, kinh nghiệm, tài chính,
kỹ thuật, công nghệ, chuyên gia) và cũng là nơi cung cấp các
nguồn lực ưu thế của quốc gia để hội tụ thành những nỗ lực đa
quốc gia, toàn cầu vượt qua các thách thức.
Bän do nirorc Lien bang Malaysia
Ban do ntrorc C^ng hoa Indonesia
Ban do Virong quoc Thailand
Ban do nircrc C§ng hoa Singapore
Chương 2

CÁU TRÚC VÀ HOẠT ĐỘNG


CỦA KHUNG THỂ CHÉ
PHÁT TRIỂN BÈN VỮNG
MỘT SÓ NƯỚC ĐÔNG NAM Á

Từ một sổ cơ sở lý luận về Khung thể chế PTBV đã đề cập


ở trên, trong phần này chúng ta sẽ xem xét cụ thể từng nước
trong bốn nước được lựa chọn đó là Malaysia, Indonesia,
Thailand và Singapore. Đây là những nước thuộc nhóm các
nước phát triển hom trong khối ASEAN, tuy có khác nhau về
thể chế chính trị nhưng đang hướng tới một cộng đồng có
nhiều mối quan hệ gắn bó vi hòa bình, ổn định và thịnh
vượng. Việc lựa chọn những nước này giúp chúng ta hiểu rõ
những thành viên phát triển trong khối, để qua đỏ học tập và
tham vấn nhau trong xây dựng và phát triển hoạt động của
Khung thể chế PTBV, góp phần thúc đẩy sự nghiệp PTBV
trong mỗi nước và cả khối ASEAN. Mỗi quốc gia được lựa
chọn, chúng tôi sẽ nêu rõ về bổi cảnh tự nhiên, kinh tế, xã hội;
cấu trúc, hoạt động, kết quả hoạt động; những thành công và
chưa thành công của Khung thể chế PTBV quốc gia và các
nguyên nhân của nó.
34 TS. LƯU BÁCH DÙNG (Chủ biên)

2.1. CẨU TRÚC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHUNG THẺ


CHẾ PTBV MALAYSIA

2.1.1. Bối cảnh tự nhiên, kinh tế và xã hội


Bối cảnh tự nhiên và kỉnh tế: Malaysia là một nước ở
cuối bán đảo Mã Lai tiếp giáp với Singapore qua một eo biển
hẹp có tên gọi Johor. Lãnh thổ Malaysia gồm hai phần:
Malaysia bán đảo với dân số khoảng 20 triệu (trên tổng số
27,5 triệu, năm 2008) và Malaysia hải đảo. Phía tây phần
Malaysia bán đảo tiếp giáp với eo biển Malaca - tuyến đường
biển quốc tế nối các nước Nam Á với các nước Đông Á; nối
các nước ven biển của châu Phi, châu Âu với các nước Đông
Nam Á, Đông Á; nối Ẩn Độ Dương với Thái Bình Dương.
Malaysia có khí hậu nhiệt đới xích đạo với lượng mưa trên
dưới 3000mm. Malaysia giàu các tài nguyên tái tạo: các loại
đất tốt (phong hóa từ phun trào núi lửa, từ đá vôi, và phù
sa...), nguồn nước và tài nguyên sinh vật. Rừng phong phú
bao phủ 52,9% diện tích lãnh thổ. Các tài nguyên khoáng sản
nhiều nhất là thiếc, dầu mỏ, đồng, vàng, quặng sắt, bôxỉt và
than. Các tài nguyên cho vật liệu xây dựng có nhiều loại và
đều có giá trị khai thác như đất sét, cao lanh, silicat, đá vôi, đá
granit và đá mable.
Malaysia thực hiện một nền kinh tế thị trường nhưng có sự
quản iý của nhà nước từ rất sớm: Luật Giải quyết tranh chấp
đầu tư, năm 1966; Luật Thuế quan, năm 1967; Luật Thuế môn
bài, năm 1976; Luật Thúc đẩy đầu tư, năm 1986,... Malaysia
gia nhập WTO năm 1995. Cơ cẩu kinh tế của Malaysia từ
năm 2004 đến nay có tỷ lệ: công nghiệp trên 50%; nông, lâm
và ngư nghiệp dưới 10%; dịch vụ trên 40% GDP. Từ kế hoạch
phát triển kinh tế lần thứ 6 (1991-1995); Malaysia đã đưa
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 35

những mục tiêu PTBV vào thực hiện trong đó có những mục
tiêu về môi trường. Cuộc khủng hoảng tiền tệ - tài chính cuối
năm 1997 đã khiến kinh tế trong nước bị suy giảm nặng nề,
phải 5 năm sau (2002) mới khôi phục trở lại giá trị tổng sản
phẩm trong nước gần như năm 1997 (93,506 tỷ$ so với
95,164 tỷ$ năm 2Ơ02, giá hiện hành), nhưng Malaysia không
vay gỏi cứu trợ của IMF với nhiều điều kiện ràng buộc. Nen
kinh tế Malaysia có tính hướng ngoại và hội nhập sâu vào
kinh tế thế giới, riêng giá trị xuất khẩu chiếm trên 100% GDP
(từ 2004 đến 2007) và xuất siêu hàng năm đạt từ 13 đến gần
29 tỷ $ (từ năm 2002). Các loại hàng xuất khẩu chính bao
gồm: điện tử, điện lạnh, hóa chất, xăng dầu, khí ga hóa lỏng,
dầu cọ, cao su, hàng dệt may. Bạn hàng chính trong xuất
khẩu hàng hóa của Malaysia là Mỹ, Singapore, Nhật Bản,
Trung Quốc. Các mặt hàng nhập khẩu bao gồm: máy móc, sản
phẩm từ dầu mỏ, nhựa, sắt thép và một số hóa chất... từ các
nước chủ yếu là Nhật Bản, Mỹ, Singapore và Trung Quốc.
Năm 2007, nền kinh tế Malaysia có quy mô đứng thứ 3 trong
khu vực Đông Nam Á và tạo nên GDP bình quân đầu người
theo sức mua tương đương 14.246$, đứng thứ 3 (sau
Singapore, Brunei). Nền kinh tế Malaysia sử dụng nhiều lao
động nhập cư từ các nước trong khu vực.
Cuộc khủng hoảng tín dụng, tài chính cuối năm 2008 từ
Mỹ cũng ỉàm Kinh tế Malaysia năm 2009 tăng trưởng âm
3,1% GDP (theoADB tháng 9/2009).
về mặt xã hội: Với số dân 27,5 triệu người: người
Malay chiếm 53,3%, người Hoa 26%, các tộc ngưởi bản
địa 11%, Án Độ 7,7 % và các nhóm khác 2%. Islam là tôn
giáo chính thống ở Malaysia chiếm 60,4%, Phật giáo 19,2%,
38 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

Kuala Lumpur ở phần Malaysia bán đảo; 2 bang và 2 khu vực


hành chính liên bang ở về Malaysia hài đảo). Các bang thủ đô
và thành phố được chia thành hom 110 huyện, quận, khu. Các
huyện, quận, khu lại được chia thành các xã;phường.

2.1.2. Cấu trúc Khung thể chế PTBV


Khung thể chế PTBV của Malaysia gồm 2 hợp phần: hệ
thống các quy tắc; và hệ thống tổ chức từ trung ương đển địa
phương và các cơ sở.
Luật pháp và các quy định: Hiến pháp Liên bang
Malaysia công bố năm 1957, bổ sung và sửa đổi năm 1989
quy định những lĩnh vực mà nhà nước ờ 9 bang thế tục được
soạn thảo các đạo luật riêng cho mình trên cơ sờ luật Iílam
như: gia đình, sự cưu mang, nhận con nuôi hoặc bố mẹ nuôi....
Nhà nuớc Malaysia đã xây dựng một hệ thống luật pháp toàn
diện và khá chi tiết để quản lý nhà nước trong các lĩnh vực
kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Những bộ luật này cỏ
hiệu lực từ những năm 1960, 1970 như: Luật Giải quyết tranh
chấp đầu tư, Luật Thuế hải quan, Luật Thuế môn bài, Đạo ỉuật
ủy ban Công nghiệp gỗ, Đạo luật Thủy sản, Đạo luật về Tài
liệu và Kế hoạch khai mỏ và đất, Đạo luật Khai mỏ dầu, Đạo
luật Phát triển dầu mỏ, Đạo luật về Người bản xứ, Luật Thuế
thu nhập, Đạo luật Chất lượng môi trường, Đạo luật về Nước,
Đạo luật Phát triền đất, Đạo luật Bảo tồn đẩt đai... Những năm
1990 trở lại đây, nhà nước ban hành các đạo luật về sức khỏe
và an toàn nghề nghiệp, chất lượng môi trường, dịch vụ thoát
nước, kiểm soát ô nhiễm biển, kiểm soát các chất khí phá hủy
tầng ôzôn hoặc các chất độc chậm phân hủy... Bên cạnh đỏ là
việc bổ sung, sửa đổi các bộ luật chất lượng môi trưòng.
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 39

Malaysia chưa xây dựng CTNS21 quốc gia, nhưng những


yêu cầu, nội dung của CTNS21 toàn cầu được đưa vào thực
hiện ờ quốc gia thông qua các kế hoạch 5 năm Malaysia lần
thứ 6 (1991-1995), lần thứ 7 (1996-2000) và thứ 8 (2001-
2005). Với sự giúp đỡ của UNDP, Chính phủ liên bang
khuyến khích và đầu tư cho các thành phổ, đô thị và các quận
xây dựng và thực hiện CTNS21.
Các tổ chức: Quốc hội là tổ chức trung tâm của nhiều thể
chế. Quốc hội lưỡng viện của Malaysia có quyền lập hiến, lập
pháp và giám sát tối cao việc thực thi hiến pháp, pháp luật và
các nghị quyết của Quốc hội. Hệ thống tổ chức các bộ cùa
chính phủ có vai trò to lớn trong việc quản lý nhà nước về các
lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường để PTBV. Từng bộ trong
chính phủ chịu trách nhiệm chính về từng lĩnh vực phân công,
nhưng có sự phối hợp với các bộ, ngành và địa phương khác
trong việc thực hiện các chương trình và dự án quốc gia thực
hiện các mục tiêu và giá trị PTBV. Trong hệ thống các bộ,
chính phủ địa phương đều có các tổ chức cỏ chức năng điều
phối PTBV như: Ban Kế hoạch kinh tế (EPƯ), Nhóm Kế
hoạch liên cơ quan (IAPG) và Nhóm Kỳ thuạt (TWG). EPƯ là
cơ quan thuộc Văn phòng Thủ tướng chịu trách nhiệm điều
phối thực thi CTNS21 của Malaysia, chịu trách nhiệm điều
phối công việc của các bộ và sở thuộc chính phủ trong việc
cung cấp thông tin cần thiết đầu vào để viết báo cáo. Các báo
cáo này sau khi nội các phê chuẩn mới trở thành báo cáo quốc
gia trong các kỳ họp chính thức trong nước và quốc tế. Việc
tư vấn và điều phối chi tiết để thực hiện CTNS21 là LA21 hay
SA21 thuộc về IAPG hay TWG. IAPG gồm các thành viên từ
các bộ và cơ quan liên quan, thường xuyên họp để đánh giá
các thành tích đã đạt được, xây dựng các chính sách, chiến
lược mới hay thảo luận các vấn đề quan trọng.
40 TS. LƯU BÁCH DÙNG (Chủ biên)

Bên cạnh các tổ chức thuộc chính phủ, còn có hom 20 tổ


chức phi chính phủ nước ngoài (NGOs) hoạt động ở Malaysia.
Họ hoạt động với những nội dung như tuyên truyền, giáo dục,
nâng cao nhận thức của công chúng và thực hiện một sổ dự
án. Những hoạt động đó nhàm thực hiện một sổ giá trị xã hội,
duy trì và bảo vệ chất lượng môi trường ờ Malaysia.
Các tổ chức xã hội dân sự của Malaysia gồm có: Hội Phụ
nữ, Hội Người khuyết tật, Hội Thanh niên, Hội Tôn giáo, Hội
Giao thông và Hội Môi trường. Các tổ chức này liên kết các
hội viên thực hiện tôn chi mục đích của mình, bảo vệ quyền
lợi cho nhau khi bị xâm phạm, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế
và thực hiện các giá trị xã hội và môi trường.

2.13. Hoạt động của Khung thể chế PTBV


Bao gồm sự hoạt động của các cơ quan theo chức năng và
phổi hợp giữa các cơ quan, tổ chức chức năng với các cơ
quan, tổ chức khác để quản trị các cơ quan, tổ chức, các nhóm
xã hội và công dân thực hiện CTNS21 của Malaysia với các
nguyên tắc, mục tiêu và giá trị PTBV. Sự hoạt động để thực
hiện các nội dung của CTNS21 thể hiện ở các lĩnh vực sau:
Lĩnh vực xẫ hội, kỉnh tế có các phưomg diện:
1. Cuộc chỉển chổng đỏi nghèo:
Chịu trách nhiệm chính về chống đói nghèo ở Malaysia là
Văn phòng Thủ tướng mà cụ thể là Ban Kế hoạch kinh tế
(EPƯ) và Nhóm Lập kế hoạch liên cơ quan (IAPG). Văn
phòng Chính phủ thiết lập chiến lược và chính sách thực hiện
xóa đỏi giảm nghèo và phân bổ thu nhập. Các tập đoàn, cơ
quan thuộc Chính phủ góp phần xây dựng và thực hiện kế
hoạch đặc biệt về xóa đói nghèo rihư: Cơ quan Phát triển đất
Khung thể chế Phát trìển bền vững. 41

liên bang (FELDA), Cơ quan Tái định cư và Hợp nhất đất liên
bang (FELCRA) và Cơ quan Phát triển hộ gia đình trong
ngành công nghiệp cao su (RISDA). Khu vực tư nhân và các
NGO cũng đóng góp vào nỗ lực xóa đói nghèo. Nhiều chương
trình đã được thực hiện như: Chính sách Kinh tế mới (NEP),
Chương trình kinh tế, xã hội cải thiện đời sống cộng đồng bản
xứ (Orang Asli), trợ cấp tài chính cho các nhóm dễ tổn
thương, phát triển nông nghiệp nông thôn. Kế hoạch Malaysia
lần thứ 8 (MP:2001-2005), đã tập trung giúp người dân các
địa phương vượt qua tình trạng đói nghèo, nâng cao chất
lượng cuộc sống.
2. Thúc đẩy định cư bền vững:
Cơ quan chịu trách nhiệm chính về việc này là Sở Kế hoạch
nông thôn và thị trấn. Sở này đã lập kế hoạch cho 145 nhà chức
trách địa phương ở bán đảo. Các kế hoạch đó đảm bảo quá
trình đô thị hóa diễn ra theo phương thức cỏ tính hệ thống,
nhằm cân bằng giữa phát triển cơ sở hạ tầng với mật độ dân sổ
các đô thị, từ đó góp phần tạo ra tăng trường kinh tế và môi
trường sống tốt hơn. Các hoạt động định cư bền vững được tiến
hành trên cơ sở “Đạo luật Nông thôn và Thị trấn, năm 1976” và
Học thuyết Lập kế hoạch tổng thể. Các chương trình và dự án
đã thực hiện như: Chương trình về nhà ở, Chương trình Nhà ở
giá thấp, Chương trình Xóa nhà ổ chuột...
về phương diện thay đổi các mẫu hình sản xuẩt tiêu
dùng không bền vững:
3. Thúc đẩy PTBVnông nghiệp, nông thôn miền núi:
Cơ quan chịu trách nhiệm chính về mặt này là Bộ Nông
nghiệp và Công nghiệp dựa trên nông nghiệp. Bộ Phát triển
42 TS. LƯU BÁCH DÙNG (Chủ biên)

vùng và Phát triển nông thôn đóng vai trò quan trọng. Luật
pháp và các quy định chính vận dụng trong lĩnh vực này là các
đạo luật về ngành nông, lâm và thủy sản. Chính sách Nông
nghiệp quốc gia lần thứ 2 (1992) và lần thứ 3 (1998) với
nguyên tắc sử dụng tài nguyên bền vững đều đã quán triệt và
thể hiện trong các quy định về “Phát triển nông nghiệp trên
đất dốc”, tập trung tăng năng suất nông trại (hơn là mở rộng
hay xây dựng nông trại mới trên đất rừng). Các chương trình
Quản lý dịch hại tổng hợp, nông nghiệp hữu cơ đã góp phàn
chuyển đổi các lối canh tác không bền vững trong nông
nghiệp, sang lối canh tác thân thiện với môi trường và bền
vững hơn.
Sự Biến đổi thứ 2 của phát triển nông thôn, được phát kiến
trong giai đoạn thực hiện Kế hoạch Malaysia lần thứ 7
(7MP: 1996-2000), nhằm tạo ra một cộng đồng nông thôn bền
vững, có kiến thức và có giá trị đạo đức cao quý phù hợp với
mục tiêu của Tầm nhìn 2020. Mục tiêu của Sự Biến đổi thứ 2
là tạo ra các khu vực nông thôn phát triển, hấp dẫn và có khà
năng sinh lời. Theo đó, Phong trào Làng xã có tầm nhìn ra đời
năm 1996, được thiết kế với một kế hoạch hành động tập
trung vào phát triển tổng hợp làng, xã nông thôn đã thôi thúc
sự tham gia tích cực của bà con dân làng. Trong chương trình
phát triển nông thôn, việc cung cấp máy tính cho thôn, làng
cũng như chuơng trình giáo dục cho trẻ trước tuổi đi học được
tiến hành. IníoDesa là một phần của chương trình nghị sự
công nghệ nhằm thúc đẩy việc sử dụng công nghệ thông tin
trong các thôn, làng và cung cấp đào tạo về kỹ thuật thông tin.
Việc hiện đại hoá các hộ sản xuất nhỏ được hỗ trợ thông
qua các hoạt động của các nhóm nông dân cũng như sự
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 43

khuyến khích về các dịch vụ hỗ trợ. Các dịch vụ này được


cung cấp nhằm khuyến khích người nông dân tham gia vào
nông nghiệp thương mại, sử dụng công nghệ mới để tăng
nàng suất. Các dịch vụ này bao gồm: nghiên cứu và phát triển,
đào tạo, mở rộng và các dịch vụ hỗ trợ cũng như cung cấp tín
dụng và hạ tầng cơ sở.
Các dự án như phát triển tổng hợp làng, xã nông thôn nói
trên đã tạo điều kiện cho nông nghiệp, nông thôn Phát triển
Bền vững hơn.
4. Phát triển Bền vững các doanh nghiệp công nghiệp:
Chịu trách nhiệm chính về mặt này là Bộ Công nghiệp và
Ngoại thương, trong đó có nhiều công ty góp phần phát triển
các doanh nghiệp công nghiệp trên nhiều phương diện. Các bộ
luật và chính sách đã áp dụng trong hoạt động này là: Luật
Doang nghiệp, Luật Phối hợp công nghiệp, Luật Thúc đẩy đầu
tư. “Chiến lược công nghiệp hóa” đã được thực hiện trong
“Kế hoạch tổng thể ngành công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ
hai” từ năm 1996 đến năm 2005. Các chương trình sau đây đã
được triển khai làm cho các doanh nghiệp công nghiệp PTBV
hom như: nội địa hóa (nhất là ừong sản xuất ô tô); khuyến
khích về thuế cho việc nhập khẩu máy móc, nguyên liệu thô,
các thiết bị cho việc lưu giữ, xử lý và tiêu hủy các chất độc và
chất thải nguy hại, khuyến khích sử dụng công nghệ sạch, sử
dụng hiệu quả tài nguyên thông qua phục hồi và tái chế. Các
tổ chức thuộc chính phủ đã phối hợp với nhau, phối hợp với
các tổ chức tư nhân và nước ngoài để đào tạo, giáo dục nâng
cao năng lực và nhận thức để phát triển doanh nghiệp ở nhiều
phương diện. Hợp tác với các nước trong khối ASEAN để
44 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

phát triển các doanh nghiệp công nghiệp, phát triển thị trường
là một trong những mục tiêu được chính phủ Malaysia thực
hiện sớm.
5. Sản xuất tiêu dùng bền vững năng lượng:
Bộ Người tiêu dùng, Sở Môi trường (thuộc Bộ Tài nguyên
và Môi trường) và Bộ Giáo dục đóng vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc nâng cao nhận thức và thúc đẩy tiêu dùng
năng lượng bền vững. Hoạt động sản xuất tiêu dùng năng
lượng bền vững dựa trên các bộ luật: Đạo luật về Khai mò
dầu, Đạo luật Phát triển dầu mỏ, Đạo luật cấp bàng năng
lượng hạt nhân. Các chính sách “Năng lượng quốc gia”, “Cắt
giảm quốc gia”, “Đa dạng hóa bốn loại nhiên liệu kết hợp
năng lượng tái tạo” (sinh khối, biogas và chất thải sinh hoạt,
năng lượng mặt trời, và thủy điện nhỏ) nhằm đảm bảo nguồn
cung cấp năng lượng vừa đủ, an toàn, hiệu quả cho đất nước.
Những quy định về Hiệu quả năng lượng, hiệu suất năng
lượng được thực hiện trong kế hoạch lần thứ 8 (2001-2006),
Chương trình Quản lý mặt cầu (DSM) và dẫn đến việc sửa đổi
Luật Xây dựng. Dự án Cải thiện hiệu quà năng lượng công
nghiệp, Dự án Sinh khối nhà máy dầu cọ được thực hiện đã
góp phần quan trọng vào sản xuất và tiêu dùng năng lượng
bền vững ở Malaysia.
về phương diện bảo tồn và quản lý tài nguyên cho
PTBV:
6. Bảo vệ bầu khi quyển:
Chịu trách nhiệm chính trong bảo vệ bầu khí quyển ờ
Malaysia là Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay do
Bộ Tài nguyên và Môi trường). Trcng quá trình thực hiện
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 45

chức năng quản lý nhà nước về môi trường, bảo vệ bầu khí
quyển Bộ đã phối hợp với các bộ và nhiều tổ chức khác liên
quan. Trên cơ sở thực hiện Nghị định thư Montreal, cùng như
thực thỉ những Điều lệnh về chất lượng môi trường, Ban Lãnh
đạo quốc gia (NSC, thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường) về bảo vệ tầng ôzôn được thành lập với đại diện từ
các cơ quan chính phủ, khu vực công nghiệp và NGOs. Năm
1994, Ban Lãnh đạo quổc gia về biến đổi khí hậu được thành
lập với các thành viên đại diện từ các cơ quan chính phủ,
NGOs và các viện nghiên cứu. Quản lý các hoạt động để bảo
vệ bầu khí quyển dựa trên Điều lệnh Chất lượng môi trường
(lệnh cấm sử dụng chất clorua cácbon và các chất khí khác
làm chất nổ và tác nhân gây nổ), năm 1993 và các Điều lệ về
chất lượng môi trường: không khí sạch, kiểm soát nồng độ chì
trong động cơ mô tô... Nhiều dự án về loại bỏ dần việc sản
xuất, tiêu dùng clorua ílorua cacbon (CFC) và halon đã hoàn
thành. Các dự án như: Cải thiện hiệu quả năng lượng công
nghiệp, Sinh khối nhà máy dầu cọ đã được thực hiện, góp
phần giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính với khí
quyển. Theo báo cáo của UNDP, Malaysia xếp thử hạng cao
nhất trong sổ các nước thực hiện dự án loại bỏ dần chất CFC.
7. Quản lý tài nguyên đất:
Sở Kế hoạch nông thôn và thị trấn thuộc Bộ Nhà đất và
Chính quyền địa phương có trách nhiệm chính trong quản lý
tài nguyên đất. ủ y ban Kế hoạch nhà nước (SPCs) đã được
thành lập để tư vấn cho chính phủ về những vấn đề gắn với
việc sử dụng, bảo tồn và phát triển đất đai thuộc về nhà nước.
Việc quản lý tài nguyên đất dựa trên Đạo luật Lập kế hoạch
nông thôn và thị trấn, Đạo luật Phát triển đất đai, Đạo luật
46 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

Bảo tồn đất đai, Đạo luật Đất đai (các khu vực định cư theo
nhóm) cùng các điều lệ và điều lệnh về chống ô nhiễm nước
và đất. Chính phủ khuyến khích các khu vực lập bản đồ và
báo cáo về các khu vực nhạy cảm về môi trường (tác động
đến nhiều lĩnh vực khác, đến môi trường, đến con người...).
8. Cuộc chiến chống phá rừng:
Chịu trách nhiệm chính trong việc đưa ra các quyết định
về phát triển rừng cũng như bảo vệ rừng là Sở Lâm nghiệp
liên bang. Các cơ quan hợp tác với Sờ Lâm nghiệp liên bang
trong quản lý rừng là Ban Công nghiệp gỗ, Viện Nghiên cứu
rừng Malaysia, các cơ quan này đều thuộc Bộ Tài nguyên và
Môi trường. Luật pháp và các quy định trong việc quản lý
rừng gồm có: Đạo luật Lâm nghiệp quốc gia được ban hành
năm 1984, sửa đổi năm 1993; Đạo luật về Công nghiệp gỗ;
Đạo luật ủy ban Phát triển và Nghiên cứu lâm nghiệp
Malaysia và các đạo luật về bảo tồn, về bảo vệ đất đai... Đe
quản lý tài nguyên rừng, chổng phá rừng, Chính phủ đã thực
hiện Chương trình cấp chứng chi rừng, Lập kế hoạch tổng thể
về sử dụng đất và nhiều dự án trong đó cỏ dự án: Thực hiện
tiêu chuẩn và chỉ tiêu quản lý rừng bền vững, Đánh giá các
chi tiêu quản lý rừng bền vững. Để thực thi các chương trình
và dự án trên, Sở Lâm nghiệp liên bang đã tổ chức thực hiện
và phối hợp thực hiện, thúc đẩy các tổ chức liên quan và cộng
đồng tham gia tái trồng rừng và phục hồi rừng trong kế hoạch
“Rừng dự trữ lâu dài”; tham gia xây dựng các khu rừng trồng,
phát triển lâm nghiệp cộng đồng. Để tăng cường quản lý việc
khai thác và buôn bán gỗ hợp pháp, Hội đồng cấp chứng chi
gỗ quốc gia (NTCC) được thành lập năm 1998.
Khung thể chế Phát triển bền vững. 47

9. Quản lý các hệ sinh thái dễ bị tổn thương:


ủy ban Cứu trợ thiên tai thành lập năm 1998 nhàm điều
phối nỗ lực của các cơ quan trong việc cứu trợ và phòng
chống thiên tai ở Malaysia. Các tổ chức liên quan phối hợp
với ủy ban Cứu trợ thiên tai và phòng chổng thiên tai gồm cỏ:
Sở Lâm nghiệp, Sở Cứu hỏa, Văn phòng các quận, lực lượng
cành sát và quân đội. Các hệ sinh thái dễ bị tổn thương bởi
các tác động của hạn hán, cháy rừng, trượt lờ đất và sương mù
định kỳ. Các tác động trên cần được phòng chống để giảm
thiểu thiệt hại đến tính mạng và tài sản của dân cư.
10. Bảo tồn đa dạng sinh học:
Cơ quan chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực bảo tồn đa
dạng sinh học là ủy ban Quốc gia về đa dạng sinh học. Hoạt
động của ủy ban Quốc gia về đa dạng sinh học có sự phối
hợp chặt chẽ với Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục thiên
nhiên và các Vườn quốc gia. sắc lệnh về Bảo vệ động vật
hoang dã (năm 1995), Đạo luật Bào vệ động vật hoang dã
(năm 1972, 1991), Đạo luật về các vườn quốc gia (năm 1980)
là những cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan chính phủ
và tổ chức tiến hành các hoạt động nhằm bảo tồn đa dạng sinh
học ở Malaysia. Chính phủ thực hiện kế hoạch đa dạng sinh
học ở nhiều bang và đã thực hiện các dự án nhằm bảo vệ đa
dạng sinh học như: Dư án Bào tồn sinh học bang Sabah, Dự
án xây dựng Vườn Kinabalu ờ Sabah, Vườn Gunnung Mulu ở
Sarawak thành khu di sản thế giới.
11. Bào vệ chất lượng và cung cấp tài nguyên nước ngọt:
Ở Malaysia các bang chịu trách nhiệm về nguồn tài
nguyên đất và nước. Chính phủ liên bang cỏ vai trò tư vấn
48 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

thúc đẩy việc hình thành Hội đồng Tài nguyên nước quốc gia
(NWRC). Cục Tưới tiêu (DID) là cơ quan chủ yếu tham gia
đảnh giá nước bề mặt, lập kế hoạch, đưa ra các chính sách
quản lý lưu vực sông. Với nước ngầm, Cục Điều tra địa chất
đánh giá nguồn tài nguyên nước ngầm; Vụ Môi trường có
trách nhiệm đổi với chất lượng nước ngầm. Các đạo luật liên
bang là cơ sở cho việc thiết lập luật pháp và các quy định của
mỗi bang trong quản lý tài nguyên nước ngọt, đó là: Đạo luật
về nước (có từ năm 1920, sửa đổi bổ sung năm 1970, 1989),
Đạo luật về Chất lượng môi trường, Đạo luật Công trình thoát
nước năm 1988, Các Điều lệ về Chất lượng môi trường (nước
thải và dòng thải công nghiệp, cơ sờ vật chất xả thải và xử lý
chất thải theo lịch trình). Nhiều dự án về quản lý và sử dụng tài
nguyên nước ngọt đã được thực hiện như: xây dựng thủy điện,
tiêu nước mặt ở các đô thị, cung cấp nước tưới tiêu, nâng cấp
hệ thống cấp nước cho các gia đình ờ đô thị, hạn chế lũ...
12. Quàn ỉỷ chẩt thải nguy hại, chất thải rắn và chất thải
phóng xạ:
Vụ Năng lượng (thuộc Bộ Năng lượng, Nước và Viễn
thông), Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách
nhiệm trong quàn lý và xử lý chất thài nguy hại. Bộ Nhà đất
và Chính phủ địa phương chịu trách nhiệm trong việc quản lý
và xử lý chẩt thải rắn, Cơ quan cấp phép năng lượng nguyên
tử, Bộ Y tế có trách nhiệm quản lý nguyên liệu phóng xạ,
trong đỏ có việc xử lý chất thải phóng xạ. Cơ sở pháp lý cho
các hoạt động quản lý và xử lý các chất thải là: Luật Chất
lượng môi trường năm 1974, sửa đổi năm 1985; Điều lệnh sửa
đổi về chất lượng môi trường năm 1987 (quy định về các hoạt
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 49

động và đánh giá tác động môi trường); Quy định ban hành
năm 1989 về danh mục chất thải, về danh mục các phương
tiện xử lý và chuyển giao chất thải; Điều, luật đối với dự án
vùng và quốc gia năm 1972, Điều luật về cấp phép năng
lượng nguyên tử năm 1984. Chính phủ Malaysia đã thực thi
các chương trình và dự án để quận lý, xử lý đối với chất thải
rắn: Chương trình Tổng hợp về thiết bị xử lý và tiêu hủy, năm
1998; Chương trình nghị sự Malaysia về vấn đề giảm thải,
năm 1996; Chương trình tư nhân hóa trong quản lý, xử lý chất
thải rắn. Với chất thải nguy hại: Chương trình tư nhân hỏa
trong quản lý và xử lý chất thải y tế. Với chất thải phóng xạ:
Chương trình Đảm bảo chất lương, Chương trình Nâng cao
hiệu quả bắt buộc, Chương trình Nâng cao năng lực chuyên
môn. Nhiều dự án từ các chương trình trên đã được thực hiện
và việc quản lý, xử lý các chất thài đã góp phần làm cho môi
trường ờ đô thị, nông thôn trờ nên sạch đẹp và an toàn.
Các NGO đã khai thác các phương tiện thông tin, truyền
thông để nêu bật những quan ngại của họ về môi trường.
Những phương tiện này bao gồm nâng cao nhận thức công
chúng và phản đối, gửi đơn thư kiến nghị tới các Thành viên
của Quốc hội, đối thoại và thương thuyết với các quan chức
chính phủ và những người đề xuất dự án.
Xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự 21 địa
phương (LA21): Tháng 1 năm 2000, Chương trình Phát triển
LHQ (UNDP), Bộ Quản lý nhà đất và Chính phủ địa phương
(MHLG) và Ban Kế hoạch kinh tế (EPƯ) tiến hành dự án xây
dựng LA21 với bốn thành phố. Năm 2002 cả bổn thành phố
đều đã hoàn thành việc xây dựng LA21. Giai đoạn hai, 46 Hội
50 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chú biên)

đồng thành phố và đô thị và 1 Hội đồng quận tham gia xây
dựng LA21. Sự tham gia cùa UNDP và các chuyên gia tu vấn
kết thúc vào tháng 2 năm 2002. Chương trinh xây dựng LA21
được giao cho MHLG với sự hỗ trợ tài chính từ kế hoạch
Malaysia lần thứ 8 (2001-2005). Đến cuối năm 2005, tất cả
các chính quyền địa phương còn lại ờ Malaysia đều được mời
soạn thảo LA21. Đến tháng 2 năm 2007 đã có 16 địa phương
đang ờ các giai đoạn khác nhau trong xây dựng và còn 38 địa
phương chưa cam kết tham gia xây dựng LA21. Chính phủ
Liên bang đã hỗ trợ tài chính để thực hiện chương trình này
qua Kế hoạch Malaysia lần thứ 8 và thứ 9.

2.2.4. Kết quả thực hiện CTNS21 quốc gia qua các chì
báo PTBV
(Xem Bảng I: Các chi báo PTBV của Malaysia)

2.2.5. Những thành công và chưa thành công của


Khung thể chế trong việc thực hiện CTNS2Ỉ, nguyên nhân
Qua các chi báo PTBV của Malaysia và những hoạt động
của các thể chế riêng biệt đã nêu trên cho thấy thành công nổi
bật trong PTBV của Malaysia tính đến năm 2007, được thể
hiện như sau:
- Đã chuyển biến mẫu hình sản xuất có mức thu nhập
bình quân đầu người ở mức trung bình (2001) đến mức khá
cao ( 2007: 6.880$, hay 14.256$ theo sức mua tương đương)
với các cân đối vĩ mô khá vững vàng.
BẢNG I . CÁC CHÌ BÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỬA MALAYSIA

hỉ béo PTBV ò MALAYS1A ĐVtính 2000 2001 2002 2004 2005 2006 2007 Nguén t ố lỉèu

Km1 330252 NGTK 2007

nghìn người) 1000 24530 25580 26130 16640 27174 NGTK 2007

&n số (nguỡi tom*) 82 NGTK 2007

báo v ỉ kỉnh tế •

phẩm trong nước (GDP).


Triệu s 90320 95164.2 124749,5 136697.6 150672 186960,7 NGTK2007;ASEAN 07
ại

quân đáu người theo


$ 3923 4952.1 5328.7 5769,9 6880,2 NGTK2007; ASEAN 07

quân đáu nguứ theo sức mua


SPPP 9068 9120 10276 10882 14256.4 NGTK2007; ASEAN 07
ong

trưởng GDP theo gtá cố (Ịnh % 8,05 0.3 4.15 6,8 5 5,9 6.3 NGĨK2007

phát hàng nảm của CPI vào


2,4 NGTK2007

iá Wu (tong năm so vơi rvăm


% 100 103,3 105,9 109 112,9 114,9 NGTK2007
0%

u Triệu $ 93300 125700 140900 160600 NGTK2007;A$EAN 07

u Triệu $ 79900 105300 114400 131100 NGTK2007; ASEAN 07

khẩu trôn OOP % 98 100,8 103 106

tri xuát vá nhập kháu /GDP % 182 ASEAN 2008


thưong mại hảng hót vầ dịch vụ ASEAN 2008
Triệu $ 13400 20400 26500 28910
hập)

g tửng nảm Triệu $ 55210 4*50 31Ổ0 4210 3964.8 6059.7 >18600 ASEAN 2008

trong FD1 tử ASEAN 2008


% 52,8
5 đén 2006

u tư trong nước trên GDP % 47,5 T4vâOB

nước ngoài trôn tổng SP quốc gia


T4 vâ D9

b6u dùng nảng tượng thưorg


Nghỉnm1 484731(97) o/chỉ lâTT
y đ â ra đáu

bôu dùng nâng lượng ữx/ang


kg 2327 o te h ỉlé n
Q ngưủi 97

u đúng nàng lượng cú thể tái sinh


%

chát CFC,: (OOP): 2001 Tán

ái thải tải sinh trôn tổng số %

b ể o v tx lh ò i

ăng dân sổ hàng nảm % 2,2 2 NGTK2007

hành thị (42% (80); 57%(99)) % 57 u 62 NGTK2007

n sống dưới đuởng. «ghéo đối:


% 5,7 5,7 LT Hng, KĩdTh
. 8(98)

t nghiệp trôn tổng i6 lao động % 3 3.53 3.48 3.5 3.33 NGTK2007
em suy dinh dưOng trên tổng số % 20 o/óhi ié TT

ược SỪdụng nước sach trôn


>94 o/chí lả TT

ủi lớn b»ét chữ % 89 T4vâD8

i: 48,5(95); 49,2 (97) % 40.3 o/chìlâTTvâ NGTK

0,772 98
xép hạng HDt/177 Hệ số 0,805; 61 0,811 ; 63 o/chỉlèTT
(61)

áo v í môi tntihg

rong nâm khổng khí cỏ chì sổ ô


Ngây(%)
SI) d múc tốt cho súc khỏe

ác thà cacbon ckuul


Kg 5,696 0/c rtlà ĩT
ngưởi

g trôn tổng diôn tích tư nhién:


% 58,7 52.9(09) UN2000.TIQG

rừng Km2 193857,9 174703

114101;
vùng dược bảo tổn: 2004 Ktrứ UN 2004
(34%)

áo vế thế chế

CTNS 21 quốc gia vá cáp


CTNS21QG 21/55 ĐP TLQG, Osman
g

dc cồng ước quốc tẩ dâ kỷ kết

máy tính / 1000dân cài 95 ofcKiàTT

sử dụng Internet (ngNn ngườỉ)


$ện thoại /1000 dàn cái 419 615 atehỉlềTT

o nghiên oứu 0,4


% otehílâTT
hai Ã3DP

vé ngua vế của óo các thảm họa


ai

ỉ tổ NT tham nhũng 2003 irèn


37 44 56(2009) Web
/163

Thống kè, Niền gứm TK 2007 Chỉ số: HDI NGTK

ASEAN * Cếc tiều chi vi mồ ASEAN

004 0 từ các quốc gia v i vùng lin h thổ T4 vàDB

ệ kinh tể vờ Việt Nam

chi cơ bin chọrt lựa ASEAN (nếm) ASEAN

ỉ ìẻ táng ưưởng kinh tế O/chỉlâĩT

HQ' năm 2000, 2004 UN

quốc gia thực hiện CĨNS21, 2002 TLQG

ừu của Osman và cộng sự Osman


Khung thể chế Phát triển bền vững. 55

- Tỷ lệ người nghèo đói (cũng như số người nghèo đói),


tỷ lệ lao động thất nghiệp (cũng như số lao động thất nghiệp)
ờ mức thấp.
- Tỷ lệ che phủ rừng và tỷ lệ diện tích bảo tồn đạt ở mức
cao trong khu vực Đông Nam Á.
- Đã có CTNS21 quốc gia vào năm 2000, tỷ lệ số địa
phương (cấp huyện, quận) xây dựng LA21 ở mức cao nhất.
Những thành công trên xuất phát từ một số nguyên nhân
chính sau đây:
- Có nền kinh tế thị trường sớm, với sự quản lý hiệu quả
của nhà nước, chính sách kinh tế (nhất là thu hút FDI) linh
hoạt, hấp dẫn.
- Chính sách xã hội phát huy nội lực trong người bản địa;
cuộc chiến chống đói nghèo đã được tiến hành từ rất sớm và liên
tục trong nhiều năm (từ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1965-1970)
với sự tham gia phổi hợp của nhiều cơ quan, tổ chức.
- Các thể chế phát triển kinh tế, xã hội hình thành sớm, có
tính kế thừa và thực hiện khá tốt.
Mặt chưa thành công rõ nhất ừong PTBV giai đoạn vừa
qua đó là tình trạng suy giảm diện tích rừng vẫn diễn ra với
tốc độ khá lớn (sau Indonersia và Myanmar). Theo cơ sở dữ
liệu của LHQ: năm 1990 tỷ lệ che phủ rừng trên toàn diện tích
lãnh thổ là 65,9%, năm 2000 tỷ lệ hạ xuổng là 58,7%, năm
2009 chi còn 52,9% (theo Yahoo New), như vậy bình quân
mồi năm mất 2103,6 km2 (210360 ha) rừng. Đây là một sự
mất mát khá lớn nếu không được ngăn chặn sẽ tiến đến mức
mất an toàn sinh thái, và làm suy giảm đa dạng sinh học, hạn
56 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

chế nhiều tiềm năng phát triển khác. Nguyên nhân chính cùa
vấn đề này là do hình thức tổ chức nhà nước liên bang, bởi
mỗi bang đều có quyền xây dựng thể chế của mình trong việc
quản lý tài nguyên đất và nước, trong đó có tài nguyên rừng.
Một số bang không có đủ pháp chế quản lý tài nguyên rừng,
một số khác lại ưu tiên phát triển những thế mạnh khác mà
không chú ý đến mục tiêu quốc gia về môi trường. Quyền lực
pháp lý của liên bang trong vẩn đề sử dụng đất và nước chưa
thể có hiệu lực ờ bang nếu như cơ quan lập pháp của bang
chưa ra các điều luật tương ứng để thực thi.

2.2. CẤU TRÚC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHUNG THÊ


CHẾ PTBV INDONESIA

2.2.1. Bối cảnh tự nhiên, tài nguyên, kinh tế và xẫ hội


Bối cảnh tự nhiên, tài nguyên: Indonesia là đất nước vạn
đảo (17508 đảo) có diện tích trên 1,9 triệu kilômét vuông (lớn
gấp gần sáu lần Việt Nam), dân số 231,6 triệu người; về mặt
này Indonersia là một nước lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Đây cũng là quốc gia quần đào lớn nhất thế giới. Phần đất của
Indonersia gồm có 5 đảo lớn: Kalimantan khoảng 540 nghìn
kilômét vuông, Sumatra khoảng 474 nghìn kilômét vuông,
Irian Jaya (Papua New Guinia) khoảng 422 nghìn kilômét
vuông, Sulavesi khoảng 149 nghìn kilômét vuông, Java
khoảng 132 nghìn kilômét vuông và hàng chục đảo trung bình
và hàng chục nghìn đảo nhỏ. Nằm ở rìa của các phiến kiến
tạo Thái Bình Dương, lục địa Âu Á và Australia nên
Indonesia hiện có trên 150 núi lửa đang hoạt động và thường
xuyên diễn ra động đất. Nằm ở trên và hai bên xích đạo nên
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 57

Indonesia có khí hậu xích đạo điển hình với chênh lệch nhiệt
độ tung bình giữa các tháng không đáng kể, nhưng giữa ngày
và đêm lại khá lớn (7°c ở vùng đồng bằng, đến 26°c vùng núi
cao). Lượng mưa trên toàn lãnh thổ đạt trên 2.000mm, trong
đó gần nửa lãnh thổ đạt trên 3.000mm. Từ miền biển đến khu
vực núi cao Indonesia có các vành đai thổ nhưỡng và thực vật
như đầm lầy và đồng bằng ven biển ờ đông Sumatra và tây
narr Kalimantan; rừng nhiệt đới ẩm ướt trên đất feralit đỏ
vàng bao chiếm hầu hết diện tích lãnh thổ; rừng cận nhiệt đới
ẩm lớt trên đất đỏ vàng phân bổ ở độ cao trên l.OOOm. Đai
đồng cỏ và thảo nguyên trên núi ở độ cao trên 3.000m của dãy
núi Tung tâm đảo New Guinea (hay Irian Jaya), nơi chứa đinh
Puncak Jaya (4.884m) cao nhất Đông Nam Á. Đai thấp còn có
cảnh quan hoang mạc trên đất nâu ờ trên vùng khuất gió ẩm
ướt ỗr phía nam đảo New Guinea. Rừng nhiệt đới ẩm ướt đã
chiến tới 2/3 diện tích lành thổ. Với diện tích, địa hình, khí
hậu nhiệt đới và hình thể quần đảo, Indonesia là nước có mức
độ Cà dạng sinh thái đứng thứ hai trên thế gới (sau Brazil).
Trêr các đảo Sumatra, Java, Kalimantan và Bali, hệ động thực
vật thuộc khu hệ châu Á; trên đảo Papua thuộc khu hệ
Ausralia. Hệ động thực vật mang tính pha trộn của hai khu hệ
trên và có nhiều loài đặc hữu có trên các đảo Sulawesi, Nusa
Tenịgara và Maluca. Indonesia có nhiều hệ sinh thái biển, bờ
biển và nhiều hệ sinh thái trên đất liền. Các loại khoáng sản
chím của Indonesia gồm có: dầu mỏ khai thác từ năm 1976
đến 1997 mồi năm đạt 74 đến 80 triệu tấn, 1998 đến 2006 còn
từ 7ị đến 40 nghìn tấn; khí ga tự nhiên khai thác tăng nhanh
từ 1*86 đến nay mỗi năm từ 1,5 đến 3,1 tỷ tấn; than đá trữ
lượrg trên 3 tỷ tấn được khai thác mạnh từ 1976 đến nay: từ
năm 2002 đến 2007 mồi năm khai thác trên 100 triệu tấn. Tài
58 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

nguyên thủy điện khá dồi dào đã góp Va sản lượng điện quốc
gia năm 1997. Quặng niken, quặng đồng mỗi năm khai thác
mỗi loại từ 1 đến trên 3 triệu tấn. Quặng thiếc, bauxit, vàng và
bạc đều được khai thác hàng năm.
Bối cảnh kỉnh tế: Bằng chiến lược “Trật tự Mới” bắt đầu
từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước, Nhà nước Indonesia đã từng
bước chuyển nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế
thị trường có sự điều tiết của nhà nước thông qua các kế
hoạch 5 năm (Repita) và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất từ 1969-
1974. Sự chuyển đổi này tiến hành trên cơ sờ các bộ luật: Luật
Đầu tư ngước ngoài, năm 1967; Luật Đầu tư tư nhân trong
nước, năm 1968; Đạo luật về chức năng quyền hạn cùa kinh tế
quốc doanh, năm 1974, sửa đổi bổ xung 1978; Đạo luật về
Cạnh tranh Ưong các doanh nghiệp nhà nước, năm 1978...
Nhà nước cũng tiến hành các cải cách mạnh mẽ trong hệ
thống ngân hàng. Thị trường chứng khoán được thành lập đà
đem đến một sức sống mới cho nền kinh tế: Giá trị tổng sản
phẩm quốc nội tăng từ 6,2% đến 9,8% giai đoạn 1976 đến
1980. Những năm đầu 1980 giá dầu hỏa xuất khẩu rất thấp,
nhưng sau đó nhà nước đã tiến hành những cải cách trong hệ
thống thuế và đầu tư đã khiến dòng vốn đầu tư đổ vào mạnh
hơn làm cho GDP tăng, từ 1989 đến 1996 đạt trên 7 % (từ 7,2
đến 9,2%). Nhưng cũng do những cân đổi vĩ mô không vững
chắc (thường niên bội chi ngân sách, và thâm thụt tài khoản
vãng lai), các dòng vốn ùn ùn đổ vào nhưng khi tìm thấy lợi
ích khác lớn hơn, hoặc những nguy cơ bất ổn của kinh tế
trong nước, dòng vốn này lại chuyển thành đô la Mỹ và ào ào
rút đi để lại một sự khủng hoảng tiền tệ, tài chính trầm trọng
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 59

cuối năm 1997 (tỷ giá rupi/l$ từ 2300 lên đến 18000); giá trị
GDP phải sáu năm sau mới phục hồi như mức 1997. Cuộc
khủng hoảng này cũng làm Chính phủ của Tổng thống
Xuharto sụp đổ, Indonesia bước vào giai đoạn khủng hoảng
về chính trị với sự thay thế liên tiếp các tổng thống (cũng là
người đứng đầu chính phủ). Từ năm 2004, Indonesia tiến
hành đổi mới về chính trị thông qua bầu cử trực tiếp tổng
thống. Vị Tổng thống được bầu trực tiếp đầu tiên ở Indonesia
là ông Susilo bam bang Yuđhoyono, có nhiệm kỳ 5 năm và
bắt đầu từ tháng 10 năm 2004. Trên cơ sở ổn định chính trị,
Nhà nước Indonesia tiến hành những cải cách để tạo ra một sự
phát triển vững chắc hơn về kinh tế: Giai đoạn 1998 đến 2003
mức tăng trưởng GDP trong khoảng từ 3 đến 3,5%, đến giai
đoạn 2004-2007 đã đạt 5 đến 6,3%- Đạt được sự tăng trưởng
đó là nhờ dòng vốn đầu tư nước ngoài đã đạt trên 5,3 tỷ đô la
Mỹ từ những năm 2004 đến 2006. Riêng năm 2005, FDI vào
Indonesia đã đạt trên 8,3 tỷ đô la Mỹ, đứng thứ 3 trong khu
vực Đông Nam Á. Kinh tế Indonesia (từ 2002) có cơ cấu dẫn
đầu là ngành công nghiệp và xây dựng chiếm trên 45% GDP,
ngành dịch vụ dưới 45% GDP và ngành nông, lâm, ngư
nghiệp trên 10% GDP. Nền kinh tế mang tính hướng nội
nhiều hom kể từ năm 2002 trở lại đây (tỷ lệ xuất khẩu trong
GDP dưới 40%). Các mặt hàng xuất khẩu chính là: dầu mỏ,
khí gas, than, thiết bị điện, gồ dán, cao su, hàng dệt may...
sang các bạn hàng chính là Nhật Bản, Mỹ, Singapore. Kim
ngạch nhập khẩu chiếm dưới 20% GDP, với các mặt hàng
chính là: máy móc, thiết bị, hóa chất, nhiên liệu, lương thực
và thực phẩm... với các bạn hàng chính là Singapore, Nhật
Bản và Trung Quốc.
60 TS. LƯU BÁCH DÙNG (Chủ biẽn)

Do nền kinh tế có tính hướng nội nên Indonesia chịu hậu


quả nhẹ hơn từ cuộc khủng hoảng tín dụng, tài chính cuối năm
2008 nổ ra tại Mỹ rồi lan sang các nước phát triển khác. Tăng
trưởng GDP năm 2009 đạt trên 4% trong khi nhiều nước khác
trong khu vực và thế giới tăng trưởng âm.
Bối cảnh xã hội: dân số của Indonesia có khoảng hom
231,6 triệu người (đông dân thứ 4 trên thế giới), trong đó dân
cư trên đảo Java chiếm gần 60%, trên đảo Sumatra khoảng
20%, trên đảo Sulavesi chiếm khoảng 7%, trên đảo Kalimantan
và đảo Nusa Tenggana mỗi nơi khoảng 5%, trên đảo Malucu
khoảng 1%, trên đảo Papua gần 1%. Lực lượng lao động
chiếm trên 47% (gần 106,3 triệu năm 2006), nhưng tỷ lệ chưa
qua đào tạo còn nhiều và trong nhiều năm đã là nguồn cung
cấp lao động tự do cho Malaysia. Indonersia có khoảng 300
dân tộc bản địa khác nhau. Các tộc người chiếm số đông gồm
có: Java, Sundan, Malais và Madur, còn các tộc người chiếm
tỷ lệ nhỏ như: Menangkabau, Dayak, Papua, Lannys, Asmat,
Hoa, Án Độ. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Bahasa Indonersia.
Dù không phải là một nhà nước Hồi giáo (Islam), nhưng
Indonesia lại là nước có đông tín đồ Islam nhất trong các
nước. Theo điều tra dân số năm 2000, Đạo Islam chiếm tới
86,1% tổng dân số, Thiên Chúa giáo (Catholie chiếm 8,7%
tổng dân số) và Đạo Tin Lành tập trung chủ yếu ở các tinh
phía đông. Đạo Hinđu chiếm 3% tổng dân sổ, trong đỏ hầu hết
dân sổ đảo Đa Li.
Quốc hội và chính phủ: Indonersia phát triển nhà nước
theo chế độ Cộng hòa. Quốc hội lưỡng viện gồm: Hạ viện hay
Hội đồng Đại biểu nhân dân (DPR) có 550 đại biểu và
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 61

Thượng viện hay Hội đồng Đại biểu địa phương (DPD) với
128 đại biểu. Các thành viên lưỡng viện thuộc các đảng chính
trị được bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Tổng tuyển cử bầu các
thành viên của quốc hội trước, sau đó bầu tổng thống và phó
tổng thống và có thể phục vụ tối đa hai nhiệm kỳ 5 năm liên
tiếp. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và cũng là người
đứng đầu chính phủ. Chính phủ của Indonersia năm 2004 gồm
có 27bộ như sau:

BIÊU 2. CÁC B ộ TRONG CHÍNH PHỦ INDONESIA

TT Tên Bộ
1 Bộ Kinh tế
2 Bộ Công thương
3 Bộ Công chính
4 Bộ Du lịch, Bưu điện và Viễn thông
5 Bộ Giao thông
6 Bộ Lâm nghiệp và Mùa vụ
7 Bộ Lương thực và Hoa màu
8 Bộ Tài nguyên mỏ và năng lượng
9 Bộ Nông nghiệp
10 Bộ Thông tin
11 Bộ Thủy sản
12 Cơ quan Quy hoạch phát triển Quốc gia
(BAPPENAS)
62 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

13 Bộ Di cư và những người định cư vùng rừng


14 Bộ Điều phối phúc lợi xã hội
15 Bộ Định cư và Quy hoạch vùng
16 Bộ Giáo dục và Văn hóa
17 Bộ Lao động
18 Bộ Nhập cư
19 Bộ Nội vụ
20 Bộ Môi trường
21 Bộ Trợ cấp xã hội và Xóa đói giảm nghèo
22 Bộ Xã hội
23 Bộ Y tế
24 Bộ Quốc phòng
25 Bộ Công an
26 Bộ Ngoại giao
27 Văn phòng Chính phủ

Việc quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường thuộc


Bộ Môi trường (MOE) được thành lập năm 1979; năm 1984
đến 1993 Bộ Môi trường đổi thành Bộ Dân số và Môi trường;
từ năm 1994 đến nay trờ lại là Bộ Môi trường. Bộ này đã
thành lập Cơ quan Quản lý tác động môi trường (BAPELDAL)
với nhiệm vụ cơ bản ỉà trợ lý cho Tổng thống trong việc quản
lý các tác động môi trường, phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm,
phòng ngừa các thiệt hại môi tnrờng, khôi phục chất lượng
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 63

môi trường. BAPELDAL cấp quốc gia thành lập các BAPELDAL
khu vực và các BAPELDAL tinh.
Phân chia hành chính: ỉndonersia chia thành 32 tình và
thủ đô, trong đó đảo Sumatra chia thành 10 tỉnh; đảo Java chia
thành 5 tinh và thủ đô Jakarta; đảo Sulawesi chia thành 6 tinh;
đảo Kalimantan chia thành 4 tinh; đảo Lesser Sunda chia
thành 3 tỉnh, đảo Malucca chia thành 2 tinh và Tây Papua chia
thành 2 tinh. Ba mươi hai tinh và thủ đô chia thành 457 quận
và huyện. Các quận và huyện chia thành nhiều phường và xã.
Đến tháng 5 năm 2008 có 315 trong tổng số 457 quận huyện
áp dụng hệ thống thủ tục hành chính một cửa.

2.2.2 Cấu trúc khung thế chế PTBV


Các quy tắc: Trên cơ sở bản Hiến pháp 1945 và đã được
bổ sung sửa đổi nhiều lần, cho đến nay Indonesia có một hệ
thống luật pháp, các nghị định và quy định khá hoàn thiện đáp
ứng việc phát triển và quản lý việc phát triển trong các lĩnh
vực kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên. Các đạo luật trong phát triển kinh tế như
Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Đầu tư tư nhân trong nước,
Luật về Cạnh tranh... đã thúc đẩy kinh tế Indonesia phát triển
nhanh trong những năm 70, và đầu những năm 90 của thế kỷ
XX. Nhưng xã hội Indonesia có sự phân hóa lớn giữa nông
thôn và thành thị, giữa các nhóm sẳc tộc, tôn giáo và giữa các
vùng nên xung đột sắc tộc, tôn giáo và ly khai xảy ra khá
thường xuyên cho đến năm 2005, khi Hiệp định hòa bình
được Chính phủ ký với Phong trào Aceh độc lập (GAM).
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên, Nhà nước đã ban hành một số đạo luật
64 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chú biên)

như: Đạo luật số 6/ 1967: Các Điều khoản cơ bản về rừng;


Đạo luật số 11/ 1974: Phát triển tài nguyên nước; Đạo luật số
4/1982: Các Điều khoản cơ bản về quản lý môi trường; Đạo
luật số 5/ 1990: Bảo tồn tài nguyên và các hệ sinh thái sinh
vật; Đạo luật số 23/ 1997: Quản lý môi trường sống.
về CTNS21 Indonesia:
Indonesia đã xây dựng CTNS21 của mình năm 2000 với
những chủ đề và các nhánh chủ đề cần quan tâm phát triển. 21
tiêu chí mà Indonesia lựa chọn để giám sát, đánh giá sự PTBV
trong thực hiện CTNS21 của mình, đó là:

CÁC TIÊU CHÍ GIÁM SÁT PTBV CỦA INDONESIA

ÍT Tiêu chí
1 Tỷ lệ thất nghiệp
2 Tỷ lệ % số người sống dưới đường nghèo
3 Chi số Gini về thu nhập
4 Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng
5 Tuổi thọ trung bình
6 Tỷ lệ số hộ có xử lý chất thải hợp vệ sinh
7 Tỷ lệ dân sổ có thể tiểp súc với phương tiện hỗ trợ
sức khỏe ban đầu
8 Tỷ lệ biết chữ
9 Chỉ tiêu bình quân đầu người
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 65

10 Số năm đi học
11 Tỷ lệ lương của nam so với nữ
12 Tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi
13 Sổ người được sử dụng nước sạch
14 Diện tích phòng ở bình quân đầu người
15 Số các vụ trộm cắp trên 10 vạn dân
16 Mật độ dân số
17 GDP thực bình quân đầu người
18 Tăng trưởng kinh tế (GDP)
19 Năng suất cây lương thực
20 Phát thải khí CO
21 Diện tích rừng so với diện tích tự nhiên

Sự lựa chọn các tiêu chí giám sát PTBV nêu trên thể hiện
Indonesia rất quan tâm về lĩnh vực xã hội với các chủ đề
nhánh như: nghèo đói, dinh dưỡng trẻ em, điều kiện vệ sinh, y
tế, giáo dục, cân bằng giới. Lĩnh vực kinh tế quan tâm nhiều
đến tăng trường kinh tế, trong đó có sản xuất lương thực, về
mẫu hình sản xuất tiêu dùng, CTNS 21 quan tâm đến việc xả
thải các bon (CO); lĩnh vực môi trường quan tâm đến độ che
phủ rừng. Là một quốc gia vạn đảo với 7 đảo lớn và rất nhiều
đảo nhỏ, trong đó hcm 10 nghìn đảo có cư dân sinh sống; mật
độ dân cư trên các đảo liên quan đến sức chứa và áp lực đến
môi trường.
66 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

Các tổ chức: Năm 2000 Chính phù Indonesia ban hành


CTNS 21 quốc gia, như vậy hệ thống các bộ, ngành và các tổ
chức Nhà nước địa phương thuộc khung thể chế PTBV quốc
gia. Các tổ chức quốc tế ờ Indonesia gồm có: Các tổ chức
của LHQ, các tổ chức đa phương (Ngân hàng thế giới, Ngân
hàng châu Á, Liên minh châu Âu...) và song phương (Cơ
quan Hợp tác và Phát triển của Nhật Bản, úc, Canada...).
Các NGO thuộc nhiều nước đã thực hiện các chương trình và
dự án bảo tồn thiên nhiên và giáo dục môi trường cho các
cộng đồng địa phương.

2.2.3. Hoạt động của khung thể chế PTBV


về mặt kinh tế xã hội:
1. Hợp tác quốc tế thúc đẩy PTBV:
Bộ Môi trường, Bộ Công nghiệp và Thương mại phối hợp
với UNDP, Tổ chức APEC và ASEAN để thúc đẩy sự PTBV
của từng quốc gia và khu vực. Cơ sở pháp lý của sự hợp tác
này là các cam kết của các nước tham dự Hội nghị LHQ về
Môi trường và phát triển năm 1992 trong việc thực hiện các
nguyên tắc RIO; Cam kết của các nước trong việc thực hiện
luật pháp và các công ước quốc tế. Indonesia đã đáp ứng các
nguyên tắc và gia nhập WTO từ năm 1995. Chấp thuận các
điều khoản trong Hiến chương ASEAN, tham gia vào APEC.
Tham gia vào các tổ chức khu vực và quổc tể nêu trên đã giúp
Indonesia - một nước đang phát triển ở Đông Nam Á nhận
được sự trợ giúp về các mặt của quốc tế và khu vực để thực
hiện các mục tiêu, giá trị PTBV quốc gia. Với vai trò là một
thành viên sáng lập ASEAN, thành viên của APEC, Indonesia
chia sẻ với các tổ chức song phương, khu vực và quốc tế
Khung thể chế Phát triển bền vững. 67

những thông tin, kinh nghiệm và các nguồn lực trong thực
hiện CTNS21. APEC quan tâm và tiến hành hợp tác trên lĩnh
vực như sản xuất sạch hơn, bảo vệ môi trường biển, môi
trường thành phố, lương thực và năng lượng bền vững, môi
trường trong mối quan hệ với kinh tế và tăng trưởng dân số.
Indonesia nỗ lực giảm hàng rào thuế quan với những hàng hóa
được lựa chọn tiến đến hình thành một khu vực thương mại tự
do ASEAN (AFTA), tạo cơ hội cho các nước phát triển chậm
hơn có cơ hội tiêu thụ được các hàng hóa ưu thế của mình để
tăng cường các nguồn lực đầu tư cho PTBV trong nước. Để
góp phần tăng cường sự thâm nhập của hàng xuất khẩu
Indonesia vào thị trường thế giới nhất là các nước phát triển:
ủy ban Tiêu chuẩn quốc gia kết hợp với Bộ Môi trường đã
tiến hành cấp giấy chứng nhận (nhàn sinh thái) cho một số
mặt hàng xuất khẩu như hàng dệt may, da, các sản phẩm từ
da, giấy và các sản phẩm từ giấy. Indonesia được UNDP giúp
đờ xây dựng chương trình “Quy hoạch về môi trường và phát
triển các hoạt động xây dựng năng lực”. Chương trình này
giúp cho Chính phủ hình thành chiến lược PTBV phù hợp với
CTNS21 toàn cầu và các công ước, thỏa thuận quốc tế mà
Chính phủ Indonesia đã ký kết. CTNS21 quốc gia đã được
ban hành tiếp sau đó là chương trình nghị sự của các ngành
định cư, công nghiệp, du lịch và năng lượng cũng đã ban hành
(năm 2000). Cơ quan Phát triển quốc tế Mỳ (USAID) giúp
Indonesia xây dựng và thực hiện dự án Tăng cường năng lực
phân quyền ờ Indonesia, dự án này giúp tăng cường năng lực
chính quyền địa phương để thực thi luật pháp về phân quyền.
Bộ Môi trường Indonesia và Australia hợp tác thành lập
“Nhóm kết nối hành động vì môi trường” để đưa các giá trị
môi trường vào kinh tế và thương mại. Bộ Môi trường đã kết
hợp với các cơ quan liên quan đưa ra “Chứng khoán xanh”.
68 TS. LƯU BÁCH DÙNG (Chủ biên)

2. Đẩu tranh chổng nghèo khó:


Bộ Trợ cấp xã hội và Xóa đói giảm nghèo chịu trách
nhiệm chính trong việc sử dụng các chính sách và quy định
đã có để tiến hành xóa đỏi giảm nghèo. Phối hợp với Bộ Trợ
cấp xã hội và Xóa đói giảm nghèo còn có Bộ Điều phối phúc
lợi xã hội, Bộ Xã hội, Bộ Lao động và Bộ Nhập cư, kết hợp
với nhiều tổ chức xã hội trong nước, tổ chức quốc tế và các
NGO. Hiến pháp Indonesia năm 1945 xác định phát triển
dựa trên sự dân chủ hoá nền kinh tế và các “nguyên tắc cùng
sở hữu” - do vậy, để xoá đói giảm nghèo cần sáng kiến
chung của các nhóm cộng đồng. Chính sách xoá đói giảm
nghèo hướng đến mục tiêu cung cấp các nhu cầu cần thiết
trong tăng trưởng và phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xà
hội cho người nghèo. Trong thời gian khủng hoảng 1997-
1998 Chính phủ và Ngân hàng Thể giới ban bố chương trình
“Mạng lưới an toàn xã hội” (JPS). Mục tiêu ngắn hạn của
chương trình là “cứu nguy”. Mục tiêu dài hạn của chương
trình là “phục hồi”. Chương trình đã vận hành một thị trường
đặc biệt để phân phối gạo, cung cấp học bổng cũng như
lương thực, thực phẩm cho các học sinh tiểu học, trung học
và sáng kiến đặc biệt cho phụ nữ thất nghiệp. Dự án nghèo
đô thị (P2KP) như một phần cùa chương trình JPS được thiết
lập năm 1999. Dự án này trao quyền cho dân nghèo đô thị
thông qua sự tăng cường thể chế địa phương nhằm gây dựng
nhận thức và tư duy sáng tạo trong phát triển tài nguyên địa
phương và thúc đẩy khuyến khích sự tham gia của cộng đồng
trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường trong chính
cộng đồng của họ. Nhiều tổ chức chính phủ và phi chính phủ
kết hợp với nhau trong việc nghiên cứu tìm ra nguyên nhân
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 69

của sự đói nghèo và các phương thức xóa đói giảm nghèo.
Các thông tin về phúc lợi và xóa đói giảm nghèo được Bộ
Điều phối phúc lợi xã hội phối hợp với các bộ khác chuyển
tải đến công chúng. Nguồn tài chính cho xóa đói giảm nghèo
lấy từ 10% tiêu dùng quổc gia, nhiều tổ chức đa phương và
song phương cũng trợ giúp Indonesia trong xỏa đói giảm
nghèo thông qua các dự án phát triển.
Thay đổi mô hình sản xuất tiêu dùng không bền vững:
3. Sản xuất và tiêu dùng lương thực, thực phẩm:
Bộ Lương thực và Hoa màu, Bộ Nông nghiệp, Bộ Môi
trường và Cục Hậu cần quốc gia (BƯLOG) đều hướng đến
vấn đề mô hình tiêu thụ lương thực bền vững. Bộ Phúc lợi xã
hội chủ trì một loạt các chủ đề về mô hình tiêu thụ. Để giải
quyết các quyền của người tiêu dùng và bền vững môi trường,
Nhà nước đưa ra Luật số 8/ 1999 về Bảo vệ người tiêu dùng,
Luật số 6/1996 về lương thực thực phẩm, Quy định cùa Chính
phủ số 69/1999 về Dán nhãn và Quảng cáo thực phẩm, kể cả
CTNS21 quốc gia. Các chiến lược và chính sách nhắm tới ba
lĩnh vực: Sản xuất lương thực - mô hình tiêu thụ - đảm bảo
dinh dưỡng; Sản xuất - Mô hình tiêu thụ trong tài nguyên
năng lượng; Sản xuất - mô hình tiêu thụ trong tài nguyên
nước. Chính phù thông qua nhiều biện pháp để khuyến khích,
động viên các tổ chức tư nhân, sản xuất phân phổi an toàn và
thân thiện với môi trường. Chính phủ tăng cường vai trò của
các hợp tác xã trong sản xuất và kinh doanh hướng tới sạch
hơn, tảng cường hiệu lực của BƯLOG (Cơ quan Hậu cần quốc
gia) trong cung cấp các mặt hàng lương thực, thực phẩm chủ
yếư. Chính phủ mờ các chiến dịch thông tin nâng cao nhận
70 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

thức trong bảo tồn nguồn nước và tiêu dùng bền vững, mở các
chiến dịch truyền thông và các cuộc hội nghị để nâng cao
nhận thức cho cộng đồng về tầm quan trọng của bảo tồn năng
lượng và trợ cấp tiêu thụ nhiên liệu. Các cơ quan liên quan
của chính phủ đã hợp tác với các tổ chức quốc tế đánh giá sự
thay đổi về động lực học, môi trường, phát triển và ảnh hưởng
đến kinh tế do thay đổi mô hình sản xuất tiêu thụ.
4. Thay đỗi mô hình tiêu thụ năng lượng:
Bộ Tài nguyên mỏ và Năng lượng chịu trách nhiệm quản
lý các vấn đề về năng lượng. Phối hợp với Bộ Tài nguyên mỏ
trong thực hiện các quy định và chính sách trong sản xuất và
tiêu thụ năng lượng còn có Bộ Môi trường, Bộ Giao thông, Bộ
Thông tin. Việc thay đổi mô hình tiêu thụ năng lượng dựa
trên: Nghị định số 43/1991 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy
mạnh bảo tồn năng lượng trong PTBV tại Indonesia; Quy
hoạch Phát triển tổng thể về bảo tồn năng lượng (RIKEN)
năm 1995; Nghị định số 1895.K/1995 của Bộ trương về đẩỵ
mạnh đa dạng hỏa nguồn năng lượng; Chính sách Tổng thể
cho ngành năng lượng (KƯBE, năm 1998) và đặc biệt là
CTNS21 quốc gia. Năm nguyên tắc trong KUBE là đẩy mạnh,
làm phong phú, bảo tồn, chi phí năng lượng và bền vững môi
trường. Năm nguyên tắc: công bằng, xã hội hóa, dân quyền,
tăng cường năng lực và phân quyền được CTNS21 quốc gia
quán triệt để giải quyết các vấn đề năng lượng.
5. Thay đỗi mô hình trong dịch vụ giao thông:
Bộ Giao thông chịu trách nhiệm chính trong việc điều phối
các nỗ lực hướng tới một hệ thống giao thông bền vững hem.
Phối hợp với Bộ Giao thông trong việc thực hiện nỗ lực này
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 71

còn có Bộ Môi trường quốc gia, Bộ Tài nguyên mỏ và năng


lượng và Bộ Công Thương. Dựa theo: Nghị định số 35/1993
của Bộ trưởng về Tiêu chuẩn phát thải của các động cơ mô tô;
Quy định số 15/1996 về Chương trình Không khí sạch; Quy
định số 45/1997 về các chi số tiêu chuẩn các chất ô nhiễm
không khí; Bộ Giao thông đưa ra Nghị định số 6 và 7/1997
của Bộ trưởng về kế hoạch quản lý môi trường và kế hoạch
quan trắc môi trường đối với giao thông hàng không và các
quy định về vận hành và thử nghiệm các động cơ mô tô, đặc
biệt là trong giao thông công cộng và nâng cao nhận thức của
cộng đồng. Chương trình Không khí sạch bao gồm chuyển đổi
xăng không chì, đa dạng hóa năng lượng bàng việc sử dụng
CNG (khí gas tự nhiên nén) và LPG (khí gas tự nhiên hóa
lỏng). Bộ Môi trường đặt mục tiêu sử dụng xăng không chì
cho các thành phố Jabotabek, Cirebon, Cianjur vào năm 2001,
Java vào năm 2002 và toàn bộ lãnh thổ Indonesia vào năm
2003 (thực tế phải đến năm 2005 mới đạt được). Để nâng cao
nhận thức của cộng đồng trong thực hiện Chương trình Không
khí sạch, Bản tin hàng ngày của Cục Quản lý tác động môi
trường được dán tại các gara địa phương. Các phương tiện
thông tin đại chúng công bố chất lượng không khí do các trạm
quan trắc cung cấp. Thông qua các chiến dịch truyền thông
cũng như các cuộc thi về phát thải trong các cơ quan, ban,
ngành tại Jakarta và với sự tham gia của các khu vực lân cận
dã góp phần giảm phát thải vào không khí (www.bapedal.go.id).
Chính phủ đã tiến hành hợp tác với các viện nghiên cứu
của các nước tiên tiến và tổ chức quốc tế để giải quyết các vấn
đề của Chương trình không khí sạch bằng việc tập trung
nghiên cứu vào: các nhiên liệu thân thiện với môi trường, cải
72 TS. LIAJ BÁCH DÙNG (Chủ biên)

thiện môi trường ở cảng, tiêu chuẩn hóa cơ sờ hạ tầng và thiết


bị giải quyết ô nhiễm..
6. Động lực nhân khẩu và tính bền vững:
Nội dung này có sự tham gia cùa Cục Điều phối kế hoạch
hóa gia đình quốc gia (BKKBN), Hội đồng Đại biểu nhân dân
(Hạ viện-DPR) và Bộ Nhập cư giải quyết, nghiên cứu và đề
xuất các văn bản pháp lý. Indonesia thành công trong việc
giảm tổc độ phát triển dân số nhờ thực hiện “Chương trình kế
hoạch hóa gia đình quốc gia” hằng năm. Chương trình quốc
gia di cư từ những vùng có mật độ cao (nhất là các vùng sản
xuất nông nghiệp) đến những nơi có mật độ thấp, nhưng tại
một số khu vực đã có sự xung đột sâu sắc giữa người di dân
mới đến và cư dân bản địa. Chương trình xây dựng lại các
cộng đồng dân cư đã được thực hiện nhằm cải thiện xã hội và
môi trường sinh thái. Nhằm tăng cường năng lực cho các nhân
viên thực hiện Chương trình Kế hoạch hóa gia đình, năm 1987
Cục Điều phối kế hoạch hóa gia đình quốc gia (BKKBN) đã
thành lập Chương trình Đào tạo quốc tể về kế hoạch hóa gia
đình / tái sản xuất sức lao động. Kể từ tháng 11 năm 2001,
Chương trình Đào tạo quốc tế (ITP) đăng cai tổ chức với sự
tham gia của 3.920 người từ 92 quốc gia và cung cấp sự hỗ trợ
cho ít nhất là 17 quốc gia châu Á, Thái Đình Dương và châu
Phi. Chương trình Kế hoạch hóa gia đình nhận được nguồn hỗ
trợ tài chính quốc gia và một sổ tổ chức nước ngoài và Ngân
hàng Thế giới. Chương trình hỗ trợ quốc gia thứ 5: UNFPA
(Quỹ dân số LHQ) hỗ trợ toàn diện các hoạt động về dân số
với tổng ngân sách ỉà 30 triệu đô la trong giai đoạn 5 năm, bắt
đầu tò tháng 1 năm 1995. Trong quá trình thực hiện các
chương trình và dự án dân số, Indonesia đã thiết lập các mối
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 73

quan hệ hợp tác với một số tổ chức quốc tế như Ngân hàng
Thế giới, UNFPA, Đại học John Hopkins...
7. Định cư bền vững:
Bộ Định cư và Quy hoạch vùng có trách nhiệm: Thành lập
các khu định cư thích hợp và hiệu quả; Quy hoạch các vùng
đáng tin cậy và đáp ứng đầy đủ chức năng trong khuôn khổ
phát triển vùng rõ ràng và bền vững. Bộ Lao động, Bộ Môi
trường các cơ quan nhà nước và tư nhân phổi hợp hoạt động
theo chức năng và khả năng để thực hiện định cư bền vững.
Năm 1984, các chính sách về nhà ở đưa ra nhằm thực hiện
cung cấp nhà ở cho tất cả mọi hộ gia đình nhưng không phản
ảnh được tầm quan Ưọng của vấn đề an toàn môi trường và
phát triển định cư bền vững như một hệ thống dựa trên những
khái niệm và quy hoạch. CTNS21 về con người được thực
hiện năm 2000 bởi Bộ Môi trường và Cơ quan UNDP nhấn
mạnh đặc biệt đến công bằng và bình đẳng giữa sự phát triển
vĩ mô và vi mô. Các cơ quan nhà nước và tư nhân đã xây
dựng nhà cửa và cho người nghèo vay vốn. Trong năm 1996,
Cơ quan nhà nước đã xây dựng 38.035 căn nhà và đến năm
1999 thì con số này tăng thêm 2.669 căn nhà. Năm 2001, Bộ
Lao động đã thực hiện 361 dự án quốc gia về nhà ở và cơ sở
hạ tầng (www.kbw.go.id). Để tăng cường năng lực thực hiện,
Indonesia chú trọng xây dựng các viện nghiên cứu, đặc biệt
tạo cho cấp chính quyền địa phương có khả năng phổi hợp
chặt chẽ nhằm phát triển định cư cho con người với sự tham
gia của ngày càng nhiều người vào các giá trị địa phương.
Năm 1997, ADB hỗ trợ một dự án có tên gọi là Tăng cường
năng lực trong quản lý cơ sở hạ tầng đô thị nhằm giúp chính
phủ phát triển chương trình nguồn nhân lực. Lĩnh vực nhà ở
(tức là chỗ trú ngụ và ăn ờ lâu dài) chiếm 3,8% khoản chi tiêu
74 TS. LƯU BÁCH DỬNG (Chủ biên)

quốc gia trong năm 1999 - 2000. Trong năm 2001, khoảng
5.983,5 tỷ rupiah (0,58 tỷ$ được cung cấp cho hoạt động định
cư và phát triển trang thiết bị, trong đó 104.7 triệu rupiah
(khoảng 10000$) phục vụ cho hoạt động môi trường và quản
lý không gian. Được sự bảo trợ của Bộ Định cư và quy hoạch
vùng để thực hiện định cư bền vững, các cơ quan, tổ chức
trong nước đã hợp tác với các tổ chức APEC, ASEAN, ủy
ban Kinh tể và xã hội châu Á Thái Bình Dương, Trung tâm
Hợp tác Kỹ thuật Nam - Nam (CSSTC) và Cơ quan hợp tác
phát triển AustraỊia Indonesia.
8. Thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững:
Bộ Nông nghiệp chịu trách nhiệm chỉnh có sự phối hợp
với Bộ Lâm nghiệp và Mùa vụ, Bộ lương thực và hoa mầu và
các tổ chức liên quan khác để thúc đẩy phát triển nông nghiệp
và nông thôn bền vững. Hoạt động của các cơ quan, tổ chức
và người dân trong phát triển nông nghiệp và nông thôn bền
vững căn cứ theo: Đạo luật số số 24 năm 1994 về “Quản lý và
sử dụng đất theo không gian”. CTNS21 của quốc gia đề xuất
nhiều hành động nhằm thay đổi để tiến gần hơn đến với nền
nông nghiệp bền vững; đã giới thiệu quy hoạch dài hạn và
mối quan tâm về môi trường, kể cả nhiều biện pháp khác nhau
được đề xuất để giải quyết.
Trong kế hoạch phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp đã
triển khai chương trình P4K để gia tăng thu nhập cho nông
dân và ngư dân kinh tế còn nghèo. Bộ Nông nghiệp thực hiện
chương trình quản lý dịch bệnh tổng hợp (IPM). Chương trinh
này được tiến hành tiên phong tại Indonesia. Thông tư hướng
dẫn của Thủ tướng năm 1986 cấm sử dụng 57 loại thuốc bảo
vệ cho mùa vụ và cắt khoản viện trợ đối với hóa chất bảo vệ
Khung thể chế Phát triển bền vững. 75

môi trường. Gần 1 triệu nông dân được đào tạo theo chương
trình tại Indonesia.
Bảo tồn và quản lý các nguồn tài nguyên
9. Bảo vệ Bầu khí quyển:
Bộ Môi trường gắn kết chặt chẽ với các Bapedal điều phối
các hoạt động bảo vệ bầu khí quyển. Hoạt động bảo vệ bầu
khí quyển dựa trên: Đạo luật số 23 năm 1997 “Quản lý môi
trường sống”; Quy định số 41/1999 của Chính phủ về kiểm
soát ô nhiễm không khí; Tiêu chuẩn về ô nhiễm không khí
(Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh) và Tiêu chuẩn
phát thải nguồn di động và cố định. Liên quan đến sự suy
giảm tầng ozone có Nghị định số 410/MPP/1998 về cấm sản
xuất và buôn bán các chất ODS và các ứng dụng mới của chất
ODS, Luật số 6/1994 tham gia Công ước LHQ về biến đổi khí
hậu. Chương trình Không khí sạch được thực hiện bởi
Bapedal nhằm kiểm soát ô nhiễm không khí ở các thành phố
lớn. Trọng tâm hành động của chương trình này tập trung ở
bốn tinh, đó là Đặc khu Jakarta, Tây Java, Trung Java và
Đông Java. Thực hiện hạn chế lượng xăng có chì, giảm lượng
sunphua trong nhiên liệu diesel, giới thiệu các loại nhiên liệu
thay thể như CNG và LPG cũng như kiểm tra phát thải đối với
các phương tiện giao thông. Lịch trình bắt đầu hạn chế lượng
xăng có chì vào ngày 1 tháng 7 năm 2001. Bên cạnh đó,
Bapedal quan trắc chất lượng không khí xung quanh ở 10
thành phố lớn, quan trắc lưu động, quan trắc khu vực dễ cháy.
5 thông số được sử dụng để chi thị ô nhiễm là: PM-10, c o ,
N 02, 0 3 và S02. Thông số hàng ngày về ô nhiễm không khí
được thông báo công khai bên lề một số con đường để cho
mọi người biết. Indonesia thành lập dự án hạn chế ODS được
76 TS. LƯU BÁCH DÙNG (Chủ biôn)

tài trợ bởi WB. Dự án này được phê chuẩn năm 1994 và sẽ
tiếp tục thực hiện cho đến năm 2007. Kề hoạch hành động
tham gia ƯNFCCC còn có sự kết hợp nỗ lực của chính phủ,
các ngành công nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và các cơ
quan khác. Kế hoạch này được phân làm 6 loại: 1) phương án
thể chế, 2) phương án điều chinh, 3) khuyến khích/động viên,
4) nâng cao nhận thức, 5) hỗ trợ về đầu tư và kỹ thuật, và 6)
quan trắc. Nhằm đáp ứng lại những cam kết với ƯNFCCC,
Indonesia chuẩn bị Bản Thông tin quốc gia đầu tiên cung cấp
những đánh giá về các tác động tiềm tàng của biến đổi khí
hậu, phân tích các phương án thay thế để đáp ứng lại sự gia
tăng phát thải khí nhà kính và biển đổi khí hậu. Indonesia đã
tiến hành kiểm kê khí nhà kính (GHG). Bapedal đào tạo cán
bộ vận hành hệ thống quan trắc chất lượng không khí xung
quanh, bố trí các cuộc trao đổi thảo luận tương tác trên sóng
truyền thanh và truyền hình, hợp tác với các tổ chức liên quan
thực hiện loại bỏ dần chất ODS. Một chiến dịch cảnh báo với
cộng đồng mối hiểm họa của phát thải chứa chì. Các hội nghị
chuyên đề về giải pháp dần dần không sử dụng ODS cho lĩnh
vực đông lạnh được tổ chức. Để trao đổi kinh nghiệm quốc tế,
Indonesia tham gia các nghiên cứu so sánh giữa châu Á và
châu Âu. Việc thực hiện các giải pháp dần dần không sử đụng
chất ODS được sự trợ giúp của nhiều tổ chức quốc tế, đó là
UNDP, IBRD và UNIDO.
10. Tiếp cận đa chiều trong quy hoạch và sử dụng tài
nguyên đất:
Cơ quan Quy hoạch và Phát triển quốc gia (BPN-
BAPPENAS) phổi hợp với các cơ quan liên quan trong Bộ
Nông nghiệp, Bộ Lâm nghiệp và Mùa vụ, Bộ Mỏ và Năng
Khung thể chế Phát triển bển vững. 77

nượng, trong đó Bộ Lâm nghiệp và Mùa vụ được lựa chọn


như cơ quan tiêu điểm trong việc thực hiện Công ước chống
sa mạc hóa. Các hoạt động quản lý và sử dụng tài nguyên đất
dựa trên: Đạo luật sổ 24 năm 1992 về Quản lý và sử dụng đất
theo không gian; Đạo luật số 23 năm 1997 về Quản lý môi
trường sổng. CTNS21 của quốc gia, tâm điểm của quản lý tài
nguyên đất là: cải thiện hiệu quả trong quy hoạch tài nguyên
đất theo không gian, phát triển và tăng cường các quy định và
luật liên quan, bổ trí các cơ quan ban ngành, phát triển hệ
thống thông tin và số liệu chính xác. Dự án quản lý đất đai
được cam kết năm 1993 với Ngân hàng Thể giới. Mục đích
cúa dự án này nhăm đăng ký quyền sử dụng (LAP-A), cải
thiện khung thể chế trong quản lý đất đai (LAP-B) và phát
triển chính sách quản lý đất đai (LAP-C); đảm bảo rằng đất
đai và tài nguyên thiên nhiên được sử đụng theo kế hoạch
không gian; thành lập thủ tục và tiêu chuẩn quản lý theo
không gian. Indonesia đã sớm đưa ra Chương trình hành động
quốc gia để giảm bớt sự suy thoái rừng. Từ năm 1999 đến
2003, Chính phủ đặt mục tiêu 1,2 triệu hécta rừng và 2,6 triệu
hécta đất bìa rừng được phục hồi. Một cách để ngăn chặn quá
trinh suy thoái đất đang diễn ra từng ngày là chọn diện tích đất
rừng quy hoạch đưa vào các mục đích bảo tồn, ví dụ, những
khu rừng có độ dốc lớn và nằm ở thượng lưu.
11. Chổng lại nạn phả rừng:
Bộ Lâm nghiệp và Mùa vụ chịu trách nhiệm chính trong
việc quản lý tài nguyên rừng. Trong quá trình hoạt động theo
chức năng và nhiệm vụ, Bộ Lâm nghiệp và Mùa vụ phối hợp
vơi Cơ quan Quản lý tác động môi trường ( Bapedal), Bộ Di
cư và Những người định cư vùng rừng, các tổ chức quốc tế,
78 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

chính phủ và phi chính phủ có liên quan. Để thực hiện quản lý
nhà nước đối với rừng và chống lại nạn phá rừng, Bộ Lâm
nghiệp và Mùa vụ, các cơ quan và các tổ chức liên quan và
người dân căn cứ vào: Đạo luật số 6 năm 1967: “Các điều
khoản cơ bản về rừng”; Đạo luật số 24 năm 1992: “Quản lý và
sử dụng đất theo không gian”; Nghị định của Bộ trường Bộ
Lâm nghiệp số 252/Kpts-II/1993: “Tiêu chuẩn và chi thị cho
quàn lý bền vững các sản phẩm lâm nghiệp”; Nghị định của
Nhà nước số 208/Kpts/IV-SeƯ1993: “Tận thu nguồn rừng
bằng hướng dẫn kỹ thuật từ các tiêu chuẩn và chi thị”. Do vai
trò quan trọng của các cộng đồng sổng trong rừng hoặc ở bìa
rừng trong việc duy trì sự bền vững của rừng, Bộ Lâm nghiệp
và Mùa vụ đang khuyến khích cơ chế quản lý tài nguyên rừng
dựa vào cộng đồng. Bộ này đã thúc đẩy sự phát triển của
trung tâm sản xuất rừng ở các ngôi làng và phát triển hệ thống
giám sát có sự tham gia của cộng đồng đổi với việc tận dụng
vốn rừng. Các hoạt động tuần tra và báo cáo tin tức được kiểm
soát trong vùng đốn gỗ và phân phổi các sản phẩm từ gỗ bất
hợp pháp. Để dập được các đảm cháy rừng và ngăn chặn dịch
bệnh tự nhiên, Bộ Lâm nghiệp và Mùa vụ đã thành lập Trung
tâm Kiểm soát cháy rừng ở 14 tinh/thành phố. Trong khi đó,
Bapeỉdaỉ thành lập một Đội Điều phối quốc gia về kiểm soát
các đám cháy rừng. Ngoài ra, một vài cơ quan quốc tế như
GTZ, JICA và Hội đồng châu Âu đã giúp đỡ thiết lập hệ
thống cảnh báo sớm, giám sát và xã hội hóa các thông số đang
được bảo động đỏ và vận động nâng cao trình độ nhận thức
của cộng đồng. Những nỗ lực của chính phủ trong các chương
trình phục hồi vốn rừng thông qua việc trồng cây gây rừng đã
khuyển khích và cổ vũ sự tham gia cùa cộng đồng. Trong năm
1999 - 2000, chính phủ đặt mục tiêu 155.688 ha rừng được
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 79

trồng mới và phục hồi. Bộ Lâm nghiệp và Mùa vụ đã đưa ra


quy định về Hợp đồng Sử dụng đất năm 1983. Hợp đồng sử
dụng đất phân loại dựa vào diện tích các khu rừng sản xuất
vĩnh viễn, rừng sản xuất giới hạn, rừng sản xuất luân canh,
rừng bảo hộ và khu dự trữ tự nhiên. Trong năm 1997, Hợp
đồng Sử dụng đất đai và Quy hoạch phân vùng không gian
cùa tinh, thành đã được cân đối với Điều luật số 29/1992
trong phân vùng không gian. Sự cân đối này giúp ngăn chặn
sự xâm lấn vào vốn tài nguyên rừng đang ngày càng suy giảm.
Để tăng cường năng lực, Bộ Lâm nghiệp và Mùa vụ tổ chức
một số trung tâm đào tạo và chương trình giảng dạy. Các
chương trình này được xây dựng nhằm phát triển nguồn nhân
lực trong Bộ. Ngoài ra, các tổ chức quốc tế cũng thường
xuyên tham gia vào các chương trình tăng cường năng lực.
Nguồn tài chính tài trợ cho các hoạt động trên lấy từ ngân
sách quốc gia, quỹ phục hồi rừng và cung cấp tài nguyên
rừng. Bên cạnh đó, còn có một sổ các nguồn lực khác về quản
lý rừng từ các tổ chức quốc tế khác như WB, ADB, CIDA,
DFID-UK, ƯSAID, GTZ, JICA,... Tầm quan trọng của rừng
Indonesia được cộng đồng quốc tế quan tâm và muốn cùng
được tham gia quản lý. Các tổ chức quốc tế không những
cung cấp tài chính mà còn hỗ trợ kỹ thuật cho quản lý rừng
bền vững.
12. Bảo tồn đa dạng sinh học:
Bộ Môi trường trong đó Đom vị quản lý đa dạng sinh học,
Bộ Lâm nghiệp và Mùa vụ, Bộ Thủy sản, Viện Khoa học
Indonesia là những cơ quan có các chức năng bảo tồn đa dạng
sinh học, phù hợp với chức năng chính phủ giao. Hoạt động
bảo tồn đa dạng sinh học căn cứ theo: Đạo luật số 6 năm
80 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

1967: “Các điều khoản cơ bản về rừng”; Đạo luật số 5 năm


1990: “Bảo tồn tài nguyên và các hệ sinh thái sinh vật”; Đạo
luật số 5 năm 1994: “Phê chuẩn Công ước khung của Liên
hợp quốc về đa dạng sinh học”; Nghị định số 48 năm 1991
của Thủ tướng: “Phê chuẩn Công ước khung về đất ngập nước
của quốc tế, đặc biệt là môi trường sổng của chim nước”.
Indonesia đang bảo tồn nguồn gen bằng việc xác định rõ các
diện tích bảo tồn theo nhiệm vụ cơ bản cũng như nhiệm vụ bổ
sung của nó trong vườn ươm và vườn thực vật... Tính đến
năm 2000, 356 khu bảo tồn trên cạn được hình thành với tổng
diện tích là 17,8 triệu hécta (theo WWW, mofrinet. cbnjtet. id).
Thêm vào đó, có 30 khu bảo tồn dưới nước được thành lập
với diện tích là 4,6 triệu hécta. Tuy nhiên, nhiều khu bảo tồn
thiên nhiên còn bị hạn chế do chưa có được tính hiệu quả
trong hệ thống quản lý.
Giữa năm 2001, Kehati (Quỹ đa dạng sinh học của
Indonesia) đề xướng một cuộc đối thoại giữa các bên liên
quan bao gồm chính phù, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng
trong quản lý đa dạng sinh học. Diễn đàn này đã kết nổi
những vấn đề chiến lược về đa dạng sinh học với 3 chương
trình chính, đó là: kết hợp chiến lược trong giáo dục và trao
quyền hợp pháp; chính sách và luật; số liệu và thông tin. Viện
Khoa học Indonesia thành lập Cơ sờ dữ liệu quốc gia về đa
dạng sinh học. Đom vị Quản lý đa dạng sinh học xem xét bài
giảng trong đào tạo. về mặt tài chính, bên cạnh nguồn ngân
sách của chính phủ, năm tài chính 1990-1991 tổ chức PHPA
gửi xấp xi 5,6 triệu đô la để quản lý 16,02 triệu hécta bảo tồn.
Năm 1991 một vài tổ chức quốc tế khác hỗ trợ 5,275 triệu đô
la trong bảo tồn đa dạng sinh học. Ngân hàng Thế giới hỗ trợ
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 81

Dự án Tổng hợp đa dạng sinh học. Dự án này tăng cường


năng lực của Trung tâm nghiên cứu và phát triển sinh học
Indonesia.
13. Bảo vệ đại dương và PTBVcác hệ sinh thải:
Bộ Thủy sản chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý
Nhà nước đối với biển và bở biển, các cơ quan phối hợp là
Bapedal và nhiều tồ chức khác trong các vấn đề có liên quan.
Hoạt động bảo vệ đại dương và các hệ sinh thái căn cứ theo:
Đạo luật số 5 năm 1983: “Khu vực không bao gồm kinh tể
của Indonesia”, Đạo luật sổ 5 năm 1990: “Bảo tồn tài nguyên
và các hệ sinh thái sinh vật”, Đạo luật số 5 năm 1994: “Phê
chuẩn Công ước khung của Liên hợp quốc về đa dạng sinh
học”, Nghị định số 48 năm 1991 của Thủ tướng: “Phê chuẩn
Công ước khung về đất ngập nước của quốc tế, đặc biệt là môi
trường sống của chim nước”, Nghị định của Bộ Môi trường sổ
Kep-14/MENLH/3/1994: “Thiết lạp ủy ban đanh giá tác đọng
môi trường đối với các hoạt động đơn/đa ngành”.
Bộ Thủy sản đang tập trung vào các hành động quản lý
biển và đới bờ trong bốn chương trình chính như sử dụng bền
vững, bảo tồn, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng và quy
hoạch theo không gian. Hội đồng kiểm soát sự suy thoái hệ
sinh thái biển và đới bờ trực thuộc Bapedal thực hiện
“Chương trình Biển và Đới bờ bền vững” bằng nhiều dự án.
Dự án tập trung vào bốn thành phần môi trường: bãi biển dành
cho du lịch, bến cảng, rừng ngập mặn và các dải san hô ngầm.
Các dự án như Hạch toán và quy hoạch tài nguyên biển
(MREP), Quản lý và quy hoạch quá trình hạch toán tài nguyên
biển (MAREMAP), Phục hồi và quản lý các dải san hô ngầm,
82 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biôn)

Dự án quản lý tài nguyên biển và đới bờ, Dự án quản lý Phát


triển Bền vững rừng ngập mặn... được thực hiện bởi nhiều cơ
quan khác nhau. Đe tăng cường năng lực cán bộ, các trung
tâm đào tạo về hải dương học cho những người cỏ trách
nhiệm để nâng cao nhận thức cho ngư dân; hiện nay còn có
Trường Trung học Hải dương và Học viện Thủy sản. Bộ Thủy
sản phát triển trang chù về hệ thống phát triển hải dương và
hải sản đa ngành. Bộ này cũng cung cấp miễn phí các bản đồ
vùng đánh cá cho ngư dân. Nguồn ngân sách cho các hoạt
động lấy từ ngân sách của chính phủ (APBN) và nguồn tài
chính từ nước ngoài. Trong hợp tác quốc tế, Indonesia tổ chức
các chương trình phối hợp phản ứng lại với các sự cố tràn dầu
với quốc đảo Singapore, Malaysia và Philippines. Trong
khuôn khổ hợp tác với Philippines và Australia, Indonesia
thực hiện quan Ưắc và nghiên cứu vùng ZEEI (Dải sinh thái
đặc biệt của Indonesia - Dải chồng lấn hệ sinh thái) trên biển
Sulawesi.
14. Phát triển Bền vững vùng đồi núi:
Bộ Di cư và Những người định cư ở vùng rừng, Bộ Lâm
nghiệp và Mùa vụ, Bộ Tài nguyên mỏ và Năng lượng là
những cơ quan chính kết hợp với các cơ quan và tổ chức khác
liên quan để thực hiện mục tiêu PTBV vùng đồi núi. Thực
hiện các hoạt động PTBV vùng đồi núi dựa trên: Đạo luật số 6
năm 1967: “Các điều khoản cơ bản về rừng”, Đạo luật sổ 11
năm 1974: “Phát triển tài nguyên nước”, Đạo luật số 4 năm
1982 về “Quản lý môi trường” và Nghị định của Bộ trưởng
Bộ Lâm nghiệp số 252/Kpts-II/1993 về “Tiêu chuẩn và chi thị
cho quản lý bền vững các sản phẩm lâm nghiệp”.
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 83

Bộ Tài nguyên mỏ và năng lượng đã thiết lập 70 điểm


quan trắc núi lừa. Thậm chí, các vệ tinh giám sát cũng được
sử đụng để quan trắc từ xa hoạt động của núi lửa như núi lửa
ở Aceh, Nam Sulawesi, Bắc Malucu. Những nỗ lực này tập
trung vào các núi lửa trong khu vực có mật độ dân cư sinh
sống cao, chẳng hạn như ở Merapi, Semeru và vùng núi
Kelud. Bản đồ phân bố núi lừa cũng được quản lý chặt chẽ
theo địa chất, địa hình, vùng nhạy cảm, dòng dung nham.
Ngoài ra, Bộ Tài nguyên mỏ và Năng lượng đã thực hiện vẽ
bản đồ cho 16 khu vực nhạy cảm với thiên tai, có sự hoạt
động của núi lửa. Là các khu vực nhạy cảm về mặt sinh thái,
một số cánh rừng được chọn cho mục đích xây đựng vườn
quốc gia để đảm bảo cho việc bảo tồn thiên nhiên.
15. Phát triển, quản lý và sử dụng tài nguyên nước:
Bộ Môi trường, Bộ Tài nguyên mỏ và Năng lượng cỏ chức
năng về việc này. Quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ có
sự phổi hợp với các Bộ và các tổ chức liên quan khác. Các
hoạt động quản lý, phát triển và sử dụng tài nguyên nước của
các cơ quan tổ chức và người dân dựa trên: Đạo luật số 11
năm 1974 về “Phát triển tài nguyên nước”, Đạo luật sổ 5 năm
1990 về “Bảo tồn tài nguyên và các hệ sinh thái sinh vật”,
Đạo luật số 23 năm 1997 về “Quản lý môi trường sống” và
Quy định của Chính phủ số 20 năm 1990 về “ồ nhiễm nước”.
CTNS 21 quốc gia nhấn mạnh vào nguồn và cung cấp nước
uống an toàn và đầy đủ; tăng cường hiệu quả sử dụng nước,
cải thiện chất lượng tài nguyên nước; cân đổi tài nguyên nước
với nhu cầu sử dụng trong khu vực, và phát triển quản lý tài
nguyên nước theo hướng đa ngành.
84 TS. LƯU BÁCH DÙNG (Chủ biên)

Trong chuyên đề quản lý tài nguyên nước có một số


chương trình như: Chương trình dòng sông sạch
(PROKASIH) đề xuất năm 1989 và Chương trình kiểm soát
và hạch toán ô nhiễm của PROKASIH năm 1995.
16. Quản lý chất thải nguy hại, chất thải phóng xạ:
Các cơ quan trong Bộ Môi trường, nhất là Bapedal, có
trách nhiệm trong việc quản lý chất thải nguy hại và chất thải
phóng xạ. Quá trình thực thi chức năng, nhiệm vụ có sự phối
hợp với các bộ, ngành và nhiều tổ chức liên quan khác. Quản
lý chất thài nguy hại và chất thải phóng xạ dựa trên: Đạo luật
số 23 năm 1997 về “ Quản lý môi trường sống”; Quy định của
Chính phủ số 19 năm 1994 về “Quản lý chất thải nguy hại và
chất thải độc hại”.
Bapedal có quyền cấp phép cho các cơ quan, tổ chức và
doanh nghiệp đạt được trong quản lý chất thải nguy hại tiêu
chuẩn ISO 14000. Một vài ngành phải đối mặt với khó khăn
trong việc xử lý chất thải từ hoạt động sản xuất. Do vậy,
Bapedal đưa ra “Chương trình trao đổi chất thải” trong đó, rác
thải của ngành này có thể sử dụng cho ngành khác. Trong
chương trình hạn chế tối đa chất thải nguy hại. Đapedal đã
thực hiện một dự án tiên phong nhằm phát triển công nghệ xử
lý chất thài nguy hại. Phòng Chất thải nguy hại của Cơ quan
Quản lý tác động môi trường hoạt động trong 2 năm và
nghiên cứu việc hình thành các quy định về quản lý chất thải
nguy hại. Liên quan đến chất thải trong lưu thông quốc tế, một
dự án tiên phong cho quan trắc và kiểm soát sự di chuyển
xuyên biên giới của chất thải nguy hại ưong khu vực châu Á
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 85

được thực hiện giữa các nước Australia, Trung Quốc,


Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Hà Lan, Singapo và Thái Lan.
1 7. Quản ỉỷ nước thải:
Bộ Môi trường, trong đó Bapedal là cơ quan có trách nhiệm
quản lý nước thải. Các hoạt động quàn lý nước thải dựa trên:
Đạo luật sổ 23 năm 1997 về “Quản lý môi trường sổng”; Nghị
định của Bộ Môi trường số Kep-51MENLH/10/1995 về “Tiêu
chuẩn chất lượng nước thài từ các nhà máy công nghiệp”; Nghị
định của Bộ Moi trường số Kep-52MENLH/10/1995 ve “Tiêu
chuẩn nước thải từ các nhà hàng, khách sạn”; Nghị định của
Bộ Môi trường số Kep-58MENLH/12/1995 về “Tiêu chuẩn
chất lượng nước thải đối với các hoạt động của bệnh viện”.
Chính phủ đưa ra chương trình quản lý chất thải rắn ở các
thành phố và thường cho các thành phố quản lý thành công
việc xử lý chất thải rắn - giải thưởng “Adipura”. Sau đỏ
chương trình này được thay thế bằng “Chương trình thành phố
sạch”. Trong chương trình mới này, bổ sung các tiêu chuẩn
môi trường khác ngoài quản lý chất thải rắn và cư dân thành
phổ được quyền xét xử bất cứ người nào có các hành vi làm
ảnh hường đến môi trường. Những phiên tòa như thế này
được bắt đầu từ năm 2002.

2.2.4. Kết quả thực hiện CTNS21 quốc gia qua các chỉ
báo PTBV
(Xem Bảng 2: Các chi báo PTBV của Indonesia)
BẢNG 2. CÁC CHỈ BÁO PHÁT TRIÊN BỀN VỮNG CỦA INDONESIA

hi bAo PTBV ừ INDONESIA ovtlnh 2000 2001 2002 2004 2005 2006 2007 Chú thỉch »ố l

Km2 1890794 1919440 NGTK 2007

hỉn người) 1000 206200 209000 212000 218700 219900 222100 2316Ỡ0 NGTK 2007

*6 (ngưủ* /kmf) 122 NGTK 2007

vể kỉnh tể

ẩm trong nước (GDP), giề hiẠn t«i Tỷ« 150,567 143,602 173,506 256.3854 286,9616 364.7903 431.7177 NGTK 2007. AS

uán điu nQt/ởt thao Qtầ htận t#i $ 730 687 923.7 1180.4 1301,1 1635.5 1919.6 NGTK 2007, ASE

uAn đểu người theo sức mu«


SPPP 3043 2940 3230 3609 3843 4416 4931 NGTK 2007, AS
g

rỏrng GOP theo Qiế cố định % 4.92 3,44 3.7 5,13 5,68 5.48 6,3 NGTK 2007. ASE

ét hềng nảm cùa CPI cuối kỷ % 6.6 ASEAN 2008

TỷS 62.1 57,4 59.2 70.8 87,0 103.5 NGTK 2007

TỷS 35,5 37,5 38,3 54,9 75,5 80.3 NGTK 2007

t khiu/GDP % 40.0 34,1 27.6 30.3 28.4 NGTK 2007

Í về nhập khầu/GDP % 64.8 87,5 93.7 71,7 56,63 50.39 NGĨK 2007
hương mại hàng hóa vả dich vụ
TỳS 26,8 19,9 20,9 15.9 11.5 23,2 NGTK 2007
ập)

nAm TnẬu $ 1894.5 8336 5556.2 ASEAN 2007.

rong FDI từ nâm 2005 đến 2006 % -33,4

tư trong nước tréo GOP % 20.2 Q/chí lầTT

xrớc ngoải trên GNP % 57 T4 và OB

ùng nàng k/cmg thương phim


nghin m5 98846(90) 138779 (97) 0/chỉlềTT
diu

iéu dùng NL thương phẲm BQ ngưởi


Kgđàu 555(90) 693(97) NGTK 2007

I mảng (92*97-2002) thừ 2 »au Thai lan nghin tán 17290 27710 30720 33042 33916

đùng nàng tượng cỏ thể tái *tnh trôn


%

hát CFC. và các chit phá hùy


Tấn 60 cơ ềờ TLQG
n (OOP)

thát tAt sinh trên tổng só %

ấo v i X« hộ«

ng dồn sổ hảng nảm % 1.6 1.25 1.4 NGTK 2007

ảnh thệ: 42% (80). 57%<99) % 42 42 NGTK 2007

*ỐOQ đưón đưcmg n^hèo dối 15 2(99) % 17,8 14.2 TLQG

nghiẠp trèn tổng »ổ lao động % 6,08 8.1 9.06 9,75 10,5 NGTK2007

«m tuy dinh đuững trên tổng %ố % 34 0/chilẳTT


được từ dựng nước MCh trén tổng «ổ % 78 Q/chỉlếTT

ời lởn biết chử % 89 T4 về DB

ú (35,6 : 96) Hệ số 30,4 o/chi \à TT

ọ hạng HOI /1770G.VLT H4sổ 0,682; 112 0.692; 111 0.711; 108 0.728.107 NGTK2007

*0 vể môể trưởng

củ« n*m có chì *ố ô nh»4mKK (PSI) ờ


Ngày
ho sire khô«

ếc thấi cacbon d*awt trển điu người m3 12(96) Q/chỉlà TT

n tích rừng trển tổng ótện tích đất tự


% 58.7 UN 2000

ùng Km2 UN 2000

g gỏ tròn, gỗ xé (92; 96) thữ 2 MU Malay nghin m3 8436 7338 Tư liậu KT AS

c bểo tổn 2004 % DTTN Km2 436301 .23 UN 2004

ể chế về nAng lực thể chế

21 cắp Quốc gia và cip địa phương nảm 2000 TLQG

ác côog ườc quổc tế đ i kỷ kết

máy tính / lOOOđán céi 10 11.9 Q/chi là TT

i4>dụng Internet trốn (nghin ogười) 1000 19 4000 Oỉcrt lá TT

ện thoại /1000 dân Cái 50 90 Q/chilATT

*o rvộhién cứu về tr»Ẳn khai /GOP % 0 092(1999) T4, bô KH-CN


vể người về cùa do cAc thảm họa về

ú ềố NT tham nhúng 2003 trén133;


122 130 Web

A SEA N • Cểc M u ch ỉ v ĩ mô ASEAN

Thống ké. N én giảm TK 2007 C h ỉ sổ NGTK

04 (*) tứ cếc quốc gia v i vùng tậnh thổ T4 V * DB

Thông tin vế Dự bảo

hỉ cơ bến chọn lựm ASEA N (nim ) ASEAN

lè tảng trưởng ktnh tế Q/chi 14 TT

Q nếm 2000. 2004 UN

quốc 0*0 thực htện CTNS21, ném 2002 TLQG


90 TS. LƯU BÁCH DỬNG (Chú biên)

2.2.5. Các thành công và chưa thành công trong thực


hiện CTNS21, nguyên nhân
Các thành công, nguyên nhân: Từ 1998 đến 2003 là giai
đoạn hồi phục của nền kinh tế Indonesia. Năm 2004 đến 2008
GDP đạt mức tăng trưởng từ 5% đến 6,3%- Indonesia là một
trong số ít các quốc gia bị thiệt hại nhẹ trong đợt “Khủng
hoảng tín dụng, tài chính từ Mỹ năm 2008”. Kinh tế Indonesia
vẫn đạt mức tăng trưởng dương và theo dự báo IMF là 4%
cho năm 2009. Tăng trường kinh tế nói trên dẫn đến GDP
bình quân đầu người theo giá hiện tại liên tục gia tăng đến nay
(2009) và đạt mức gần 2000$ (2007), theo sức mua tương
đương đạt gần 5000$.
- Cán cân thương mại từ năm 2000 đến 2006 mồi năm
cung cấp vào tài khoản vãng lai trung bình trên 20 tỷ $, đáp
ứng các nhu cầu thanh toán quốc tế.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Indonesia trung bình từ
2004 đến 2006 đạt 5,3 tỷ USD, năm cao nhất đạt trên 8 tỷ$
(2005).
Những kết quả nêu trên trơng việc vực dậy, duy trì và từng
bước phát triển nền kinh tế là do Chính phủ đã thực thi những
cải cách mạnh mẽ trong hoạt động kinh tế: Ngân hàng Trung
ương thực hiện một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt, quản lý
các giao dịch ngoại hối, cung cầu ngoại hối và cơ cấu các
dòng vốn đổ vào để không phải bơm tiền mặt quá nhiều giảm
sức ép lạm phát. Chính phù cũng đã cải thiện các nguyên tắc
thu, chi tài chính, giảm dần trợ cấp và nợ nước ngoài, tăng
dần doanh thu từ thuế. Mặc dù xuất, khẩu bị giảm trong thời
gian 1998, 1999 và 2001, 2002, nhưng không nhập siêu để
Khung thể chế Phát triển bền vững. 91

đảm bảo gia tăng dự trự ngoại hổi để sẵn sàng đối phó với
những bất lợi từ trong và ngoài nước. Trong khu vực tài
chính, Nhà nước đóng cửa các thể chế tài chính đổ vỡ, tái vốn
hóa các thể chế tài chính bị thiệt hại, tăng cường giám sát và
áp dụng các tiêu chuẩn quản trị về kế toán mới. Các thể chế
tài chính được chuyên môn hóa; các tổ chức tín dụng được
giám sát chặt hơn và nâng cao kỷ luật. Khu vực doanh nghiệp
thực hiện hoàn tất các thủ tục về phá sản, nâng cao quyền lực
và trách nhiệm của ban giám đốc, thực hiện kế toán và kiểm
toán theo thông lệ quốc tế. Các xí nghiệp được phép tuyển
dụng và sa thải lao động dễ dàng hơn, giúp tăng cường năng
lực chống lại sự phá sản. Những cam kết chống tham nhũng
của chính phủ, cải thiện môi trường đầu tư và nâng cấp cơ sở
hạ tầng đã đưa nguồn vốn FDI vào Indonesia năm 2005 vượt
trên 8 ty USD.
Lĩnh vực xã hội: Indonesia giữ được mức tăng dân số ở
mức trung bình thấp (1,4%) so với trước đây cũng như so với
các nước khác trong khu vực.
Tuy không thật nổi bật nhưng: Chi số phát triển con nguời
(HDI) ở Indonesia đã có sự tiến bộ từ năm 2001 đến 2005.
Theo xếp hạng HDI của UNDP trong 177 quốc gia và vùng
lãnh thổ, Indonesia liên tục có sự tiến lên: từ thứ hạng 112/177
năm 2001 lên 107/177 năm 2005. HDI là kết quả phản ánh của
ba chi tiêu trung bình với mỗi người trong năm: thu nhập bình
quân, số năm theo học (đào tạo) và tuổi thọ trung bình. Kết quả
trên phản ánh thu nhập, đào tạo và tuổi thọ của người dân đã có
sự tiến triển tuy không phải là bứt phá.
Những thành công về mặt xã hội (qua các tiêu chí đánh
giá) là chưa nhiều và chưa mang tính bứt phá. Kết quả của
92 TS. LƯU BÁCH DÙNG (Chù biên)

việc gia tăng dân số thấp hom là sự tiếp tục của việc thực thi
chương trình kế hoạch hóa gia đình một cách hiệu quả từ
những giai đoạn trước. Sự phục hồi của nền kinh tế đã góp
phần tạo nên sự cải thiện về vị trí xếp hạng chi số HDI vào
năm 2005.
Lĩnh vực môi trường: Diện tích bảo tồn tăng lên trong
suốt giai đoạn từ 1994 đến 2004, trong đó bao gồm các khu
bảo tồn trên cạn, ven bờ và trên biển. Theo LHQ, diện tích
khu bảo tồn từ 1994 đến 2004 đã tăng lên 56300 km2: tăng lớn
nhất khu vực Đông Nam Á.
Gia tăng diện tích bảo tồn là kết quả hoạt tích cực của các
thể chế bảo tồn ở Indonesia: Nhà nước và Chính phủ
Indonesia đã nhận thức đúng tầm quan trọng và đưa ra hệ
thống các quy tẩc đầy đù và theo sát thực tiễn về lĩnh vực này:
Đạo luật “Các điều khoản cơ bản về rừng” có hiệu lực từ năm
1967. Đạo luật “Bảo tồn tài nguyên và các hệ sinh thái” có từ
1990 (trước Công ước khung của LHQ về đa dạng sinh học”,
Đạo luật sổ 5 năm 1994 “Phê chuẩn Công ước khung của
LHQ về đa dạng sinh học”, và rất nhiều các Nghị định, quy
định của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ liên quan về lĩnh
vực này (xem phần các quy tắc liên quan PTBV).
Các tổ chức chịu trách nhiệm chính là Bộ Môi trường và
các bộ liên quan như Bộ Lâm nghiệp và Mùa vụ, Bộ Thủy
sản, các Bapedaỉ ở trung ương, các khu vực và các tinh đã tích
cực thực thi các quy định, các chương trình và dự án xây
dựng, quản lý và phát huy các giá trị của khu bảo tồn. Sự kết
hợp giữa các bên liên quan: Chính phủ, tổ chức dân sự, cộng
đồng dân cư trong việc ra các quyết định và tổ chức thực hiện
các quyết định về bảo tồn đa dạng sinh học.
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 93

Chính phù, các tổ chức thuộc chính phủ và các tổ chức dân
sự đã tiến hành mạnh mẽ các hoạt động hợp tác quốc tế trong
lĩnh vực bảo tồn và bảo vệ da đạng sinh học. Các tổ chức
quốc tế đa phương, song phương, phi chính phủ đã rất quan
tâm hợp tác và giúp đỡ Indonesia trong lĩnh vực bảo tồn bằng
nhiều nguồn lực.
về mặt thể chế PTBV: thành công rõ nhất là được sự
giúp đỡ của UNDP Indonesia đã xây dựng CTNS21 quốc gia
và công bố vào năm 2000, đây là một trong các văn bản pháp
quy quan trọng để thực hiện chiến lược PTBV quốc gia và
góp phần thực hiện CTNS21 toàn cầu bao gồm các các thỏa
thuận quốc tế mà Indonesia đã ký kết. Các CTNS21 của các
ngành như: công nghiệp, du lịch, định cư, năng lượng... đã
được công bổ. Đây là kết quả của sự hợp tác quốc tế của
Indonesia và việc tích cực tiến hành các hoạt động sau Rio 92
của LHQ.
Những mặt chưa thành công, nguyên nhân
v ề kinh tế:
- Cho đến 2007, GDP theo đầu người đạt 1919$ (đứng thứ
5 trong 10 nước ASEAN), chưa trờ thành nuớc thu nhập cao
(9.206USD).
- Tỷ lệ lạm phát của kinh tế Indonesia cao nhất trong các
nước ASEAN: là minh chứng về một sự quản lý kinh tế còn
yếu kém, điều này làm trầm trọng hcm các vẩn đề về đời sổng,
xã hội.
- Tỷ lệ đầu tư trong nước so với GDP giảm về giá trị tương
đổi: từ 32,6% (năm 1997) xuống 20,2% (năm 2002). Tỷ lệ nợ
nước ngoài so với tổng sản phẩm quốc gia đã được giảm
94 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

xuống song vẫn còn ở mức cao nhất trong những nước sáng
lập ASEN: 57% GNP năm 2004.
- Tỷ lệ năng lượng tái sinh (thủy điên, năng lượng mặt trời,
gió, sóng, địa nhiệt, sinh học...) trên tổng nguồn năng lượng
tiêu dùng rất thấp.
Những điều chưa thành công ở trên có nhiều nguyên nhân
nhưng từ sự xem xét về khung thể chế PTBV và bối cảnh hoạt
động của nó có thể thấy rõ các nguyên nhân sau:
Lãnh thổ Indonesia hợp thành từ 5 đảo lớn, 10 đảo trung
bình và hàng vạn đảo nhỏ (trong đó hem 1000 đảò có người ở)
đã khiến các nỗ lực phát triển, kết nối các nguồn lực, kết nối
cơ sờ hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế gặp nhiều
khó khăn. Đó là sự ngăn cách về đường bộ, đường sắt, sự kết
nổi hệ thống đường bộ với đường thủy để kết nối và chuyển
tải điện, nước, nguyên liệu, năng lượng và kể cả nguồn nhân
lực để phát triển kinh tế, cũng như việc tập trung các sản
phẩm và tiến hành các dịch vụ để phân phối tiêu thụ sản phẩm
có nhiều trở ngại làm hạn chế những nỗ lực phát triển kinh tế.
Các tính toán cho thấy: Chi phí vận chuyển ở Indonesia cao
gấp 1,5 lần so với mức trung bình của châu Á và gấp 2 lần so
với mức trung bình của châu Âu
Để phát triển kinh tế và xã hội, nguồn nhân lực đóng góp
một vai trò cốt yếu trong phát triển. Với sự phát triển về các
loại hình sản xuất kinh doanh, sự vận dụng các công nghệ tiên
tiến để tạo ra các sản phẩm theo chuẩn mực quốc tế càng đòi
hỏi nguồn nhân lực được đào tạo tương thích. Nguồn lao động
của Indonesia rất dồi dào, nhưng lao động đã qua đào tạo lại
chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ: Tỷ lệ sinh viên cao đẳng và đại
học, tỷ lệ cán bộ làm công tác nghiên cứu và triển khai (R&D)
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 95

ở mức thấp trong khối các nước sáng lập ASEAN đã minh
chứng điều này.
Cải cách hành chính vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế: Tổ chức Minh bách Quốc tế qua điều tra chỉ số nhận
thức tham nhũng đã xếp Indonesia ở 143 trên 180 nước trên
thế giới (năm 2008), điều này gây ái ngại cho các nhà đầu tư
nước ngoài, cũng như những doanh nhân trong nước ừong
việc mờ rộng đầu tư và kinh doanh tại đây.
về xã hội: Sự ít thành công về mặt kinh tế cũng dẫn đến
những yếu kém về PTBV trong xã hội:
Từ năm 2000 tới nay bình quân mỗi năm gia tăng thêm
trên một triệu lao động và năm 2006 có 106,3 triệu lao động.
Tỷ lệ lao động thất nghiệp hàng năm cao nhất trong khối
ASEAN. Năm 2006, lao động thất nghiệp lên mức trên 10
triệu người.
Tỷ lệ nghèo đói của dân cư ở mức cao trong các nước khu
vực Đông Nam Á: cho đến năm 2006, 2007 tỷ lệ người nghèo
còn trên 15% tổng dân số. Một phần ba trong số người nghèo
là ở thành thị mà nguyên nhân chính là thiếu việc làm. sổ còn
lại tập trung chủ yếu ở những vùng chuyên canh lúa nhưng
diện tích canh tác nhỏ hẹp thu nhập không đủ trang trải những
chi dùng tối thiểu (Lưu Mạnh Tú, Nghiên cứu ĐNA 9/2008).
Tác động lan truyền của tỷ lệ nghèo đỏi cao đã làm gia
tăng tỳ lệ trẻ em suy dinh dưỡng và tình trạng mất an ninh xã
hội. Nhà nước đã tiến hành nhiều chương trình như: di dân
sang các vùng có mật độ thấp, trợ cấp về lương thực cho
người nghèo, nhà ở cho những người thu nhập thấp, đào tạo
nghề và xuất khẩu lao đông, kế hoạch hóa gia đình... Cộng
96 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

đồng quốc tế cũng đã giúp đỡ Indonesia với nhiều dự án gắn


với xóa đói giảm nghèo, nhưng những nỗ lực trên vẫn cần
được tiến hành, mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn, hiệu quà hơn
mới giảm tỷ lệ nghèo ở Indonesia xuống mức một con số
trong một nước đông dân thứ tư trên thế giới.
về môi trường: Mặt chưa thành công rõ nhất là diện tích
rừng bị mất từ năm 1990 đến 2000 là 124.735km2. Để ngăn
chặn đà suy giảm của rừng, Chính phủ đã thực hiện một số
chương trình trồng mới và phục hồi rừng.
Nguyên nhân chủ yếu của sự suy giảm nhanh về rừng như
đã nêu là tình trạng khai thác gỗ lậu, củi đổt quá mức làm suy
kiệt rừng, tình trạng cháy rừng lan rộng nhất ỉà ờ các đảo
Sumatra, Bomeo trong các tháng mùa khô; tình trạng chuyển
đất rừng thành đất canh tác do di dân, do đất nông nghiệp
vùng thấp bị đô thị hóa hoặc xây dựng các công trình hạ tầng
khác... Một nguyên nhân chủ quan khác nữa thuộc về thể chế
mà Báo cáo về PTBV của Indonesia cũng đã chi ra là sự phối
hợp giữa các cơ quan và ban, ngành liên quan trong việc ngăn
chặn sự suy giảm của rừng chưa thật chặt chẽ và hiệu quả.

2.3. CẮU TRÚC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHUNG THÊ


CHẾ PTBV THAILAND

Khung thể chế PTBV của Thailand được xây dựng và hoạt
động trong bối cảnh sau:

2.3.1. Bối cảnh tự nhiên, kinh tế, x2 hội


Vương quốc Thailand có diện tích 513.115km2 (tương
đương với tổng diện tích của Việt Nam và Lào) trong đó có
Khung thể chế Phát triển bển vững. 97

mặt nước là 0,4%, diện tích đất nông nghiệp năm 1998 là
47.490km2. Vương quốc Thailand nằm ở phía nam lục địa
châu Á, trung tâm khu vực Đông Nam Á, trải dài từ vĩ tuyến
5° đến 21° vĩ độ Bắc. Thailand có chung biên giới với các
nước với tổng chiều dài là 4863km. Phía đông và đông bắc là
cao nguyên Khorat tiếp giáp với Campuchia (803km), và Lào
(1754km), phía tây và tây bắc là vùng đồi núi tiếp giáp với
Myanmar qua các sống núi chạy dọc theo biên giới (1800km),
phía nam là vùng đồi núi xen vào là các đồng bằng ven biển.
Cực nam của Thailand tiếp giáp với Malaysia qua các sống
núi có độ dài 506km.
Khí hậu Thailand thuộc loại nhiệt đới, gió mùa, với đặc
điểm nóng và ẩm: Nhiệt độ trung bình năm ở Băng Cốc là
27,3°C; lượng mưa năm từ 1100 đến 1700mm, vượt quá lượng
bốc hơi. Mùa mưa ở Thailand bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc
vào tháng 10 hàng năm với sự tác động mạnh của gió mùa tây
nam; mùa khô thường tò tháng 11 đến tháng 3 năm sau với sự
tác động của gió mùa đông bắc. Eo đất phía nam của Thailand
có khí hậu á xích đạo với đặc trưng nóng, ẩm và chênh lệch
nhiệt độ giữa các tháng trong năm rất nhỏ.
về khoáng sản, Thailand có nhiều tài nguyên như: thiếc, dầu
mỏ, khí đốt, vonfram, tantali, chì, thạch cao, than bùn và florit
Tài nguyên rừng của Thailand khả phong phú vởi các loài
gỗ nhiệt đới, các loại hổ, voi và bò tót khổng lồ. Biển và bờ
biển có nhiều cảnh quan đẹp và các bãi nuôi trồng hải sản.
Bối cảnh kỉnh tế: Thailand tiến hành một nền kinh tế thị
trường từ rất sớm với việc mở cửa và tiếp nhận các nguồn đầu
tư nước ngoài từ năm 1960. Chính phủ Thái Lan đã công bố
98 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chù biên)

một loạt các chính sách khuyến khích đối với các nhà đầu tư
tư nhân như: Luật khuyến khích đầu tư năm 1960; năm 1962
Bộ luật này sửa đổi và năm 1965, “Bộ luật Khuyến khích Đầu
tư công nghiệp” ra đời thay cho “Luật Đầu tư năm 1962”. Đây
là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng tạo điều kiện để
kinh tế Thailand huy động nhiều nguồn lực cho công nghiệp
hóa. Đầu tư trong nước để phát triển kinh tế từ năm 2000 đến
nay chiếm trên Va GDP (trên 40 tỷ$).
FDI tăng liên tục từ 2002 và cao điểm năm 2006 đạt 10,7
tỷ$. Các nhà đầu tư lớn của Thailand đến từ Mỳ, Nhật Bản và
EU. Kinh tế Thailand phát triển dựa trên nhu cầu của thị
trường nước ngoài là chủ yếu với giá trị xuất khẩu chiếm quá
nửa GDP (năm 2002 chiếm 53%, năm 2008 chiếm 70%).
Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là hàng may mặc, giầy dép, sản
phẩm đông lạnh, gạo, cao su, đồ trang sức, ô tô, máy tính và
thiết bị điện. Mỹ, Nhật Bản, Singapore và Trung Quốc là
những bạn hàng lớn của kinh tế Thailand. Ngành du lịch với
nhiều loại hình độc đáo, hấp dẫn đã tạo ra giá trị chiếm từ 6 -
7% GDP và là một kênh thu ngoại tệ quan trọng cho nền kinh
tế. Từ năm 2000 đến 2005, ngành dịch vụ giữ vai trò rhủ đạo;
từ năm 2006 công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong nền kinn tế
Thailand theo cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ là
9,8 - 45,7 - 44. Từ sau khủng hoảng tiền tệ, tài chính Đông Ả
năm 1997, nhập khẩu của Thailand luôn ở mức thấp hom xuất
khẩu tạo ra một thặng dư thương mại từ 3 đến 8 tỷ $.
Bối cảnh xã hội: Dân số của Thailand năm 2007 là 65,7
triệu người, mật độ khoảng 128 người/lkm2, lực lượng lao
động chiếm khoảng 56% dân số (năm 2006 là 36429 lao động,
tỷ lệ chưa cỏ việc làm là 2%), lao động nông nghiệp chiếm
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 99

gần 41% số lao động cỏ việc làm. Dân sổ Thailand vẫn cư trú
chủ yếu ở khu vực nông thôn (67% năm 2007). Thailand là
nước theo Phật giáo (Tiểu thừa) với khoảng 95% dân số, Hồi
giáo chiếm khoảng 3,8%. Thiên chúa giáo (chù yếu là Công
giáo Rôma) chiếm khoảng 0,5%, Hindu 0,1%, các tôn giáo
khác chiếm khoảng 0,6%. số dân biết đọc, biết viết vào
khoảng 94,9% dân số (năm 2007).
Vương quốc Thailand là quốc gia duy nhất ở khu vực
Đông Nam Á không bị thực dân hóa và là một trong những
nước sáng lập ra tổ chức ASEAN.
về thể chế chính trị: Thaiỉand là một nước theo nền quân
chủ chuyên chế. Nhà vua Bhumibol Adulyadej là người đứng
đầu nhà nước, quyền lực tối cao của ông là do nhân dân giao
phó. Nhà vua là biểu tượng thiêng liêng và bấi khả xâm phạm,
về danh nghĩa, nhà vua vừa là người đứng đầu nhà nước,
Tổng Tư lệnh Quân đội và là người bảo trợ Phật giáo.
Các đảng phái chính trị ờ Thailand gồm có: Đảng Dân chủ
xây dựng Liên minh nhân dân vì dân chủ (PAD, phe áo
Vàng), Đảng Puea Thai xây dựng Mặt trận thống nhất dân chủ
chổng độc tài (UDD, phe áo Đỏ), Đảng Bhum Jai Thai...
Quyền lực thực sự thuộc về Thủ tướng. Văn phòng Thủ
tướng xây dựng nên các chính sách quốc gia, đồng thời quản
lý các cơ quan tài chính và phát triền. Thủ tướng cũng là
người đứng đầu Nội các với 35 thành viên trong đó có các Bộ
trưởng của 20 Bộ (năm 2007). Quản lý và phát triển xã hội
thuộc về trách nhiệm của hai Bộ là: Bộ Phát triển xã hội và
An sinh con người, Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội. Quốc
hội là cơ quan lập pháp cao nhất, gồm hai viện: Thượng nghị
100 TS. LƯU BÁCH DÙNG (Chủ biên)

viện: được bầu với 200 ghế; Hạ nghị viện: được bầu qua các
cuộc tổng tuyển cử có 500 ghế; Chủ tịch Hạ nghị viện là Chủ
tịch Quốc hội.
Để quản lý nhà nước về các lĩnh vực, tổ chức Chính phủ
của Thailand gồm 20 bộ (năm 2007), kể cả Văn phòng Thủ
tướng, đó là:

BIÊU 3. CÁC Bộ TRONG CHÍNH PHỦ THAILAND

TT Tên Bộ
1 Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã
2 Bộ Năng lượng
3 Bộ Công nghiệp
4 BC>.Thương mại
5 3Ộ Giao thông
6 Bộ Tài chính
7 Bộ Giáo dục
8 Bộ Sức khỏe nhân dân (Ytế)
9 Bộ Du lịch và Thể thao
10 Bộ Văn hóa
11 Bộ Khoa học và Công nghệ
12 Bộ Phát triển xã hội và an sinh con người
13 Bộ Thông tin và Công nghệ cộng đồng
14 Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 101

15 Bộ Nội vụ
16 Bộ Tư pháp
17 Bộ Tài nguyên và Môi trường
18 Bộ Ngoại giao
19 Bộ Quốc phòng
20 Văn phòng Thủ tướng

Chính quyền được phân làm bốn cấp đó là: chính quyền
trung ương; chính quyền tinh, chính quyền địa phương huyện,
quận và chính quyền xã, phường (khoẻng). Ngoài ra còn cỏ
một số ủ y ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp thực
hiện các chính sách chung.
Thailand phân chia thành 76 đơn vị hành chính cấp tỉnh,
thành, và thủ đô Bangkoc. Thủ đô Bangkoc và thành phố
Pattaya được xây dựng chính quyền đô thị tự trị. Mỗi tỉnh
được phân chia thành các huyện, quận (năm 2006 Thailand
được phân chia thành 877 huyện, quận). Huyện được chia
thành các xã (tăm bôn), các xã phân chia thành các làng (mù
ban). Quận được chia thành các “khoẻng”.
Các văn phòng chính quyền địa phương, dưới sự quản lý
của Bộ Nội vụ, thực hiện nhiệm vụ của tinh cũng như chỉnh
quyền địa phương.
Chính quyền địa phương hoạt động độc lập, tuy nhiên, tất
cả đều chịu sự quàn lý ở một mức độ nhất định của Chính
quyền trung ương thông qua Văn phòng Chính quyền địa
phương và Bộ Nội vụ.
102 TS. LƯU BÁCH DÙNG (Chù biên)

Chức năng của tổ chức địa phương có thể phân chia thành
ba loại: thực hiện theo pháp luật, các quy định địa phương và
cung cấp các dịch vụ công.
Thu nhập của chính quyền địa phương được trích ra từ:
thuế thu nhập; lệ phí; giấy cấp phép và tiền phạt; tiền ủng hộ;
tiền trợ cấp; tiền cho vay và trợ cấp của chính phủ; và nguồn
thu từ tài sản dịch vụ công cộng và các tổ chức kinh doanh
của chính quyền.

2.3.2. Cấu trúc Khung thể chế PTBV


Luật pháp và các quy định
Thaiỉand cho đến nay (2008) đã có 17 Hiến pháp và Hiến
chương từ khi lật đổ chế độ Quân chủ chuyên chế năm 1932.
Bản Hiến pháp đang có hiệu lực hiện nay là Hiến pháp thi
hành của Vương quốc Thailand 2007. Trên cơ sở nhừng
Hiến pháp trước đây nhiều bộ luật đã ra đời để quản lý các
hoạt động của Nhà nước, các hoạt động kinh tế xã hội và bào
vệ môi trường. Lĩnh vực kinh tế có các bộ luật về ngân hàng
và tài chính, về kinh doanh, buôn bán và ngoại thương, về
đầu tư nước ngoài, cơ sở hạ tầng, không thể trả nợ và phá
sản, buôn bán quốc tế, quyền giảm giá, các ngành công
nghiệp ữọng yếu, giao dịch an toàn, thuế, thu nhập và hải
quan, thương mại và du lịch. Lĩnh vực quản lý xã hội có các
bộ luật về: giải quyết các tranh cãi khác nhau, chống tham
nhũng, quyền công dân và di dân, tự do thông tin, quyền con
người, các quan hệ và lao động công nghiệp, truyền thông và
cộng đồng, bí mật riêng tư. Trên lĩnh vực quản lý tài nguyên
môi trường có các bộ luật về: môi trường, đất đai, tài nguyên
như: Đạo luật Rừng quốc gia; Đạo luật Công viên quốc gia,
Khung thể chế Phát triển bền vững. 103

năm 1961; Đạo luật Đa dạng cây trồng, năm 1975; Đạo luật
Nâng cao và Bảo vệ chất lượng môi trường, năm 1972. Đạo
luật thúc đẩy bảo tồn năng lượng, năm 1992; Đạo luật về
Chất nguy hiểm, năm 1992;
Thailand xây dựng CTNS21 quốc gia năm 1999, chương
trình này thiết lập cơ chế chính sách cho các hoạt động PTBV
ờ cấp độ quốc gia và từ cấp độ quốc gia đến cấp độ địa
phương với các nội dung: tầm nhìn Quốc gia của Thailand,
xóa đói nghèo và phân phối thu nhập, nâng cao tính cạnh
tranh của Thailand, thúc đẩy phát triển vốn xã hội và thúc đẩy
PTBV. Tiếp sau đó đến năm 2002 đã có 7 chính quyền địa
phương cấp tinh và thành phố tham xây dựng và thực hiện
LA21. Trong thực hiện CTNS21 quốc gia chính phủ đưa ra 16
chi tiêu giám sát PTBV, trong đó tập trung vào các nội dung
kinh tế và xã hội.
Trong kể hoạch phát triển lần thứ 9 (2001-2005), Thailand
đã sử dụng 16 tiêu chí giám sát sự PTBV này:

16 TIÊU CHÍ PTBV MÀ THAILAND LựA CHỌN

1 Dự báo dân số theo giới tính, độ tuổi, thành thị,


nông thôn, dân tộc thiểu số
2 Tuổi thọ trung bình theo giới tính
3 Tỷ suất sinh tổng cộng
4 Tỷ lệ tử vong ở trẻ em sơ sinh theo giới tính
5 Tỷ lệ trẻ em tử vong theo giới tính
6 Tỷ lệ tử vong của người mẹ khi sinh
104 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

7 Tỷ lệ người sử dụng các biện pháp tránh thai


8 Sổ năm tốt nghiệp trung bình theo giới tính, theo các
nhóm thu nhập
9 GDP bình quân đầu người
10 Thu nhập hộ gia đình bình quân theo đầu người
11 Giá trị tiền để mua giỏ hàng thực phẩm đảm bảo tối
thiểu dinh dưỡng
12 Tỳ lệ thất nghiệp theo giới tính
13 Lao động có việc làm phân theo giới tính chính thức
và không chính thức
14 Tiếp cận nước sạch
15 Tiếp cận thiết bị vệ sinh
16 Số người dân trên phòng (kể cả bếp và phòng tắm)

Các tồ chức
Cùng với hệ thống tổ chức các bộ (20 bộ, năm 2007),
ngành và các cơ quan chính quyền địa phương cấp tỉnh, thành
đến xã, phường, Chính phủ Thailand đã bổ sung chức năng,
nhiệm vụ và thành lập mới một sổ cơ quan, tổ chức để thực
hiện CTNS21 quốc gia:
1. Uỷ ban phát triển kinh tể, xã hội quốc gia (The National
Economic and Social Development Board - NESDB) được
thành lập từ năm 1950 với tên gọi là Ưỷ ban Kinh tế quốc gia
(NEB) có thành viên đại diện của các tổ chức quan trọng.
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 105

Chức năng chủ yếu của Uỷ ban Phát triển kinh tế, xã hội quốc
gia ỉà:
- Vạch ra kế hoạch phát triển kinh tế xã hội quốc gia và
đưa vào hành động với khung thời gian là 5 năm. NESDB đã
tiến hành thực hiện 10 kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội quốc
gia (kể hoạch 5 năm thứ 10 từ năm 2007 đến năm 2010).
- Thực hiện 4 chương trình nghị sự quốc gia góp phần
PTBV, đó là: Vấn đề phân phổi thu nhập và giảm đói nghèo;
Nâng cao sức cạnh tranh của Thailand; Thúc đẩy phát triển
vốn xã hội; Thúc đẩy Phát triển Bền vừng.
2. Uỷ ban Môi trường Quốc gia (NEB) do Thủ tướng
làm chủ tịch, phó chủ tịch là phó Thủ tướng và bộ trưởng Bộ
Khoa học - Công nghệ và Môi trường, 20 thành viên từ các
Bộ, ngành, cơ quan và tổ chức. NEB cỏ nhiệm vụ: 1. Đệ
trình các chính sách và kế hoạch về nâng cao, bảo vệ, và bảo
tồn môi trường cho Nội các phê chuẩn; 2. Quy định chất
lượng, tiêu chuẩn môi trường; phê chuẩn các kế hoạch quản
lý chất lượng môi trường; đề xuất tài chính, ngân sách, thuế
và xúc tiến đầu tư liên quan đến môi trường; 3. Đề xuất sửa
đổi luật và quy tắc liên quan đến môi trường; 4. Giám sát
quỹ môi trường Thailand và đệ trình báo cáo hàng năm về
chất lượng môi trường.
NEB có quyền giám sát công việc của NESDB và đưa ra
những chiến lược phát triển kinh tế, xã hội phù hợp cho Nội
các. Ưỷ ban này luôn có trách nhiệm kiểm tra và cân nhắc
các kế hoạch, chương trình, dự án và chính sách do Văn
phòng NESDB đệ trình lên và đưa ra những đề xuất đối với
Nội các.
106 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

NEB đã vạch rõ vai trò đặc biệt của NESDB bao gồm:
- Chỉ đạo và hướng dẫn việc thực hiện Chương trình Nghị
sự 21;
- Đề xuất các chính sách, kế hoạch hành động, và dự tính
kết quả thực hiện Chương trình Nghị sự 21 ở Thailand;
- Phối hợp giữa các tổ chức trong nước và quốc tế về các
vẩn đề liên quan đến thực hiện Chương trình Nghị sự 21;
- Giám sát, kiểm tra, đánh giá các phương pháp và kế
hoạch hành động nhàm thực thi Chương trình Nghị sự 21;
- Chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ liên quan đến PTBV
thực hiện các hiệp ước quốc tế phát sinh trong các cuộc họp
với các cơ quan của LHQ về môi trường và phát triển;
- Xúc tiến và công khai các mục tiêu, hướng dẫn thực thi
CTNS21 với mục đích nâng cao hiểu biết và hỗ trợ công
chúng ở Thailand, thực hiện các chính sách, kế hoạch, phương
pháp nhàm thực hiện CTNS21.
NESDB và NEB như một cơ cấu hợp tác Ưong tổ chức,
điều phối thực hiện CTNS21 của Thailand.
3. Hội đồng Phát triển Bền vững quốc gia (NSDC) được
tổ chức vào tháng 10 năm 2000, đã cấu trúc lại “Chương trình
Nghị sự 21 về Phát triển Bền vững” và thành lập tiểu ban dưới
quyền của NEB. Các thành viên của Hội đồng PTBV quốc gia
bao gồm đại diện từ các tổ chức: NESDB, Bộ Khoa học Công
nghệ và Môi trường, Văn phòng Chính sách và Kế hoạch môi
trường, các cơ quan nghiên cứu, cơ quan báo chí và các tổ
chức phi chính phủ (khoảng V4 thành viên).
Tháng 6 năm 2001, Hội đồng Phát PTBV cịuỐc gia đã khởi
xướng một đánh giá có nhiều bên tham gia về tiến trình thực
hiện PTBV ở Thaĩland.
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 107

4. Sở Kế hoạch và Chính sách môi trường (Office of


Environmental Policy and Planning - OEPP), trực thuộc Bộ
Khoa học Công nghệ và Môi trường (the Ministry of Science,
Technology and Environment - MOSTE, trước 2002), là cơ
quan điều phối quốc gia Thailand để lập báo cáo cho UNCSD.
Sở hoạt động như Phòng Thư ký cho NSDC và CTNS21 và là
Tiểu ban của NEB. OEPP có trách nhiệm phát triển và đánh
giá tác động của môi trường (EIA).
5. Cơ quan phát triển khoa học và cổng nghệ quổc gia
(The National Science and Technology Development Agency
- NSTDA) được thành lập theo đạo luật Phát triển khoa học
công nghệ vào năm 1991 và chính thức đưa vào hoạt động
năm 1992. Việc thành lập Cơ quan NSTDA đã đưa đến thống
nhất hai cơ quan và thành lập thêm hai cơ quan hiện hành, đó
là: Trung tâm Quốc gia về công nghệ sinh học và ứng dụng
gien (The National Center for Genetic Engineering and
Biotechnology - BIOTEC) thành lập năm 1983; Uỳ ban Phát
triển khoa học và công nghệ (Sociens and Technology
Development Board - STDB), năm 1985; Trung tâm Công
nghệ vật liệu (National Metal and Materials Technology
Center - MTEC), năm 1996; Trung tâm Công nghệ Nano quốc
gia (National Nanotechnology Center - NANOTEC) bắt đầu
hoạt động năm 2003. NSTDA tập trung vào 4 nhiệm vụ chỉnh
là: nghiên cứu, ứng dụng, đào tạo và chuyển giao công nghệ,
phát triển hạ tầng cụm công nghệ.
6. Viện Môi trường Thailand (Thailand Environment
Institute - TEI) thành lập năm 1993, là một tổ chức phi chính
phủ, tập trung vào vấn đề môi trường và bảo vệ nguồn tài
nguyên thiên nhiên của Thailand, cấp độ khu vực cũng như
108 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

toàn cầu. TEI chủ trương tham gia tiếp cận để chia sẻ trách
nhiệm về môi trường, bàng việc gắn chặt với khu vực chính
phủ và khu vực tư nhân, cộng đồng địa phương, các tổ chức tư
nhân khác, các viện và các tổ chức quốc tế.
7. Hội đồng Doanh nghiệp Phái triển Bền vững Thailand
(Thailand Business council for Sustanable Development -
TBCSD) được thành lập vào năm 1993 do nguyên Thủ tướng
Anand đứng đầu, với hơn 30 nhà lãnh đạo kinh doanh từ 28
công ty. Mục tiêu của TBCSD là nâng cao kiến thức về môi
trường trong khu vực kinh doanh dưới khái niệm “Phát triển
Bền vững”. Viện Môi trường Thailand cung cấp thư ký giúp
đỡ cho TBCSD. TBCSD đã tham gia thực hiện nhiều chương
trình và dự án nhất là trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như:
Dán nhân Xanh, IS014001, An toàn thuốc trừ sâu, Quản lý
môi trường, vẻ đẹp thanh bình...
2J J . Hoạt động của khung thể chế PTBV ở Thailand
Tất cả các cơ quan thuộc chính phủ từ trung ương đến địa
phương đều có vai trò, nhiệm vụ nhất định trong PTBV quốc
gia: Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm về vấn đề
môi trường, CTNS21 và báo cáo về việc thực hiện CTNS21
với cộng đồng quốc tế và Hội đồng Phát triển Bền vững quốc
gia (NCDC); Ưỷ ban Phát triển kinh tế, xã hội quốc gia
(NESDB) đảm trách vai trò lãnh đạo trong kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội quốc gia. Hiện nay “Chiến lược Phát triển quốc
gia” bao gồm tầm nhìn về “Xã hội công bằng và phát triển”,
“Sử dụng triết lý “Nền kinh tế đầy đủ” dẫn dắt phát triển theo
hưóng hài hoà, nhằm mục tiêu Phát triển Bền vững.
Sau đây là hoạt động của khung thể chế PTBV của
Thailand theo các khía cạnh cụ thể trong mỗi lĩnh vực.
Khung thể chế Phát triển bển vững.. 109

về phát triển kinh tế, xã hội


/. Hợp tác quốc tế thực hiện PTBV: Chính quyền Trung
ương chịu trách nhiệm về quan hệ quốc tế thông qua Bộ
Ngoại giao. Quan hệ biên giới với các nước láng giềng được
giám sát ở cấp độ địa phương do Thống đốc tinh, bộ phận
cảnh sát và quân đội. Các cơ quan bộ, ngành chịu trách nhiệm
ra quyết định hợp tác quốc tế và trợ giúp cho PTBV bao gồm:
Văn phòng Chính sách tài chính, thuộc Bộ Tài chính; Văn
phòng Uỷ ban Phát triển kinh tế xã hội quốc gia thuộc Văn
phòng Thủ tướng; Phòng Hợp tác kinh tế và công nghệ; Bộ
Ngoại giao; Bộ Thương mại. Chính phủ Thái đã có chính sách
ủng hộ mọi cam kết của Hiến chương LHQ; rất nhiều hiệp
ước và thoả thuận mà Thailand đã và sẽ tham gia góp phần
thúc đẩy hơn nữa vai trò nổi bật của mình trong việc tích cực
đảm đương trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế. Thailand
phê chuẩn và tham gia nhiều Công ước quốc tế như Nghị định
thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn, năm 1987,
kể cả Bản bổ sung, sửa đổi ở London và Bản bổ sung, sửa đổi
ờ Copenhagen; Công ước Basel, năm 1989; UNFCCC năm
1992; Công ước về đa dạng sinh học, năm 1992...
Chính phủ tăng cường phát triển quan hệ và hợp tác với
các nước thành viên ASEAN về kinh tế, an ninh và chính trị,
văn hoá xã hội; bao gồm sự ủng hộ cho việc thực hiện thành
công Hiệp định Thương mại tự do khu vực (AFTA), kể cả đầu
tư và quản lý nguồn nhân lực. Một số nội dung kinh tế quan
trọng đã được xem xét từ Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN năm
1995, bao gồm kế hoạch hành động về phát triển cơ sờ hạ
tầng, kế hoạch xúc tiến đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và
ASEAN. ASEAN đã đồng ý đưa AFTA có hiệu lực từ năm
110 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

2003 vào trong các lĩnh vực như du lịch, viễn thông, tài chính
và ngân hàng, và hợp tác công nghiệp ASEAN.
- Thúc đẩy quan hệ và hợp tác kinh tế với các đối tác
thương mại quan trọng dưới hệ thống tự do thương mại với sự
cạnh tranh lành mạnh, cũng như tham gia tích cực vào những
nỗ lực giảm xung đột quốc tể.
- Thailand đã là thành viên của LHQ và đã tham gia vào
hầu hết các tổ chức gìn giữ hoà bình quốc tế và các hoạt động
kiểm tra bầu cử trong tất cả các khu vực trên thế giới. Thông
qua sự tham gia như thành viên sáng lập ASEAN, Tổ chức
Caims, và Tổ chức thương mại thế giới WTO, Thailand đã
đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại tự
do thông qua GATT. Thailand đã phê chuẩn và thực hiện một
cách hăng hái hầu hết các thoả thuận về môi trường đa
phương và các hội nghị bảo vệ môi trường quốc tế quan trọng.
Các tổ chức địa phương (các Thống đốc tinh, công chức
quân đội và công an...) tham gia vào vấn đề liên quan đến
tiến trình ra quyết định về hợp tác khu vực và quốc tế để Phát
triển Bền vững với các nước láng giềng.
Tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện Chương trình
đào tạo quốc tế hàng năm, đã có khoảng trên 40 khoá học. Học
bổng trợ giúp cho những người tham gia các khoá học này
được cấp cho các nước đang phát triển ờ khắp nơi trên thế giởi.
Chương trình Liên kết các tổ chức đã chính thức hoạt
động từ năm 1996 dưới hình thức tổ chức Chương trình
Đào tạo cho các quốc gia thứ ba, nhằm mục đích xúc tiến
chương trình hợp tác giữa các viện ờ Thái Lan và tổ chức
của các nước.
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 111

2. Đẩu tranh với nghèo khó: Các Bộ như Bộ Lao động và


Phúc lợi xã hội, Bộ Phát triển và An sinh xã hội, Bộ Nông
nghiệp và Hợp tác xã, Bộ Tài chính đóng vai trò rất quan
trọng trong cuộc chiến chống nghèo khó. Ở Thailand không
có bộ luật nào quy định về việc chống nghèo đói, nhưng các
kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước đã tập trung
vào giảm nghèo, đặc biệt trong suốt thời gian 25 năm qua.
Những tiến bộ đã đạt được trong kế hoạch lần thứ 7 đã được
đánh giá chính thức vào năm 1995. Báo cáo Phát triển nhân
lực (1995) chi ra rằng năm 1990, 7% dân số thành thị và 29%
dân số nông thôn Thailand sống ở mức nghèo. Kế hoạch 5
năm lần thứ 8 (1997 - 2001) được phê chuẩn, trong đó có mục
tiêu xoá đói giảm nghèo ờ khu vực thành thị và nông thôn. Kế
hoạch dài hạn gần đây nhất của Thailand là “Chiến lược Thúc
đẩy chất lượng môi trường” tạo ra mối liên kết giữa môi
trường và đói nghèo. Để thực hiện giảm nghèo các Bộ đã xây
dựng các quỹ như: Quỹ An sinh xã hội, Quỹ Trợ cấp cho
người già, Quỹ Phúc lợi trẻ em và nhiều quỹ khác vói sự tham
gia đông đảo của các doanh nghiệp, các nhà tài trợ và người
dân hảo tâm.
3. Dân sổ và sự nghiệp PTBV: Ưỷ ban Phát triển kinh tế,
xã hội quốc gia (NESDB) và Bộ Y tế có liên quan trực tiếp
nhất đến vấn đề nhân khẩu học ở Thailand. NESDB và Bộ
Khoa học Công nghệ và Môi trường là các cơ quan chính chịu
trách nhiệm về dân sổ, môi trường và phục vụ sức khỏe bà mẹ
và trẻ em. Bên cạnh đó, các tổ chức phi chính phủ hoạt động
liên quan đến kế hoạch hoá gia đình và các chương trình triển
khai kiến thức chung. Uỷ ban Quốc gia về vấn đề phụ nữ sẽ
báo cáo trực tiếp với Thủ tướng sau khi phân tích dựa trên
giới trong kế hoạch PTBV.
112 TS. LƯU BÁCH DÙNG (Chủ biên)

Hiệp hội Phát triển cộng đồng và dân số, Hiệp hội có kế
hoạch chuẩn bị làm cha mẹ của Thailand và các tổ chức phi
chính phù khác làm việc về vấn đề dân số có sự ủng hộ mạnh
mẽ của chính phủ. Các kế hoạch và chính sách triển vọng 20
năm vì sự phát triển của phụ nữ (1992-2011) đề cập đến việc
phụ nữ tham gia vào kinh tế; tham gia vào xã hội; và tham gia
vào chính trị và quản lý. Hiện nay, những tiện nghi dịch vụ y
tế đã được cải thiện và nâng cấp: Thailand đã có 9239 trung
tâm y tế cấp xã, phường (bao gồm 99,4% tổng số các xã,
phường); 708 bệnh viện quận, huyện (91% tổng số quận,
huyện); 75 bệnh viện đa khoa và 17 bệnh viện khu vực và
trung tâm y khoa. Bên cạnh đó, có một số bệnh viện thuộc các
Bộ khác. Các bệnh viện tư nhân cung cấp khoảng 19% tổng
dịch vụ công cộng dưới dạng giường bệnh.
Các tổ chức chính có liên quan thường xuyên đến phổ biến
thông tin chiến lược dân số, tình trạng y tế với công chúng là
Đại học Mahidon, Đại học Chulalongkom, và Bộ Sức khỏe
công chủng (Y tế). Ngành giáo dục có vai trò quan trọng trong
giáo dục dân sổ và phát triển.
4. Y tể với sự nghiệp PTBVỉ Bộ Y tế phối hợp với các tổ
chức khác bảo vệ sức khỏe con người, như: Bộ Khoa học
Công nghệ và Môi trường, Bộ Nội vụ, Chính quyền thủ đô
Băng Cốc, Bộ Đại học và Hội Chữ thập đỏ Thái, và NGOs
cung cấp dịch vụ từ điều trị, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ,
ngăn ngừa dịch bệnh và chăm sóc phục hồi chức năng; tuy
nhiên, cơ chế quyết định sự phân quyền cho các khu vực. Các
tổ chức chủ yếu liên quan đến chăm sóc y tế bao gồm các cơ
quan địa phương, những tình nguyện viên về y tế, các tổ chức
đặc quyền cấp dưới (trẻ em, thanh niên, người già, và người
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 113

nghèo), và các tổ chức tư nhân. Các cơ quan quốc tế hợp tác


hoạt động trong lĩnh vực y tế là: Chương trình Môi trường
Liên hợp quốc (ƯNEP), Hệ thống Giám sát môi trường toàn
cầu (GEMS), Tồ chức Y tế thế giới (WHO) về kế hoạch y tế
môi trường và chương trình đô thị lành mạnh; Quỹ Nhi đồng
LHQ trong chưcmg trình trẻ em... Ngoài các cơ quan và tổ
chức quốc tể, Bộ Y tế phối hợp với các tổ chức để: Giáo dục
và chăm sóc sức khoẻ ban đầu; Kiểm soát bệnh lây lan; Bảo
vệ sức khỏe cho những nhóm gặp rủi ro cao; Sức khỏe là chất
lượng cuộc sổng; Và bảo vệ sức khoẻ từ môi trường độc hại.
Chính quyền trung ương và tất cả các cơ quan liên quan
ủng hộ các tổ chức địa phương và khu vực trong việc thi hành
các hoạt động của họ bằng việc cung cấp tài chính, giúp đỡ
công nghệ, thiết bị và đào tạo.. Giúp đỡ về tài chính là do
chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, khu vực
tư nhân, cơ quan địa phương, NGOs và các tổ chức quốc tế
cung cấp.
5. Giáo dục với sự nghiệp PTBV: Văn phòng Xúc tiến
chất lượng môi trường (DEQP) thuộc Bộ Khoa học Công
nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và toàn bộ các thành viên
Tổ Hội đồng Phối hợp quốc gia về PTBV liên kết thảo ra Kế
hoạch Giáo dục quốc gia (1997-2001): phù hợp với Kế hoạch
Phát triển kinh tế xã hội quốc gia lần thứ 8 (1997-2001).
Văn phòng Xúc tiến chất lượng môi trường đang chuẩn bị
Kế hoạch Quốc gia về giáo dục môi trường đệ trình lên Ưỷ
ban Môi trường quốc gia. Trong thời gian đỏ, Phòng Cung
cấp chương trình giảng dạy thuộc Bộ Giáo dục hợp tác với
Văn phòng Xúc tiến chất lượng môi trường phải đảm bảo đưa
114 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chú biên)

chủ đề môi trường và khái niệm PTBV vào chương trình


giảng dạy quốc gia trong trường học ờ mọi cấp.
Bên cạnh giáo dục chính quy, giáo dục không chính quy
được thúc đẩy do Bộ Giáo dục thông qua việc cung cấp
chương trình giảng dạy phù hợp với cộng đồng, chú trọng vào
phạm vi thực tiễn để cải thiện chất lượng cuộc sổng và giải
quyết các vấn đề trong cộng đồng. Viện Công nghệ châu Á
cùng với Bộ Nội vụ tiến hành các hội thảo nhằm nâng cao tri
thức cho tẩt cả các Thống đốc tinh, với mục đích giúp họ hiểu
sâu và gần gũi thân quen với địa phương. Các cơ quan tinh đã
tổ chức các hội thảo về khuyến khích sự bình đẳng giới ở cấp
cơ sở với sự tham gia của chính quyền địa phương.
Thay đỗi mô hình sản xuất tiêu dùng không bền vững
Ở ThíOand, không có cơ quan riêng biệt nào đảm trách
lĩnh vực này, mặc dù vậy, một số cơ quan Chính phù chịu
trách nhiệm với các khu vực phát triển đa dạng với mục đích
mô hình sản phẩm và tiêu thụ bền vững đó là NESDB, NEB,
Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã, Bộ Công
nghiệp, Bộ Thương mại, và Văn phòng Bảo vệ người tiêu
dùng. Tóm tắt của quốc gia thực hiện AGENDA21 đề cập đến
6 ngành kinh tế thực hiện thay đổi mô hình sản xuất, tiêu dùng
không bền vững với hoạt động của các thể chế trong các
ngành đỏ như sau:
ố. Trong công nghiệp: Văn phòng Sản phẩm công nghiệp
(Department of Industrial Works - DIW) thuộc Bộ Công
nghiệp, Văn phòng Kiểm soát ô nhiễm (PCD), Văn phòng Kế
hoạch và Chính sách môi trường, Bộ Khoa h-gc - Công nghệ
và Môi trường là những tổ chức chủ đạo của quổc gia thúc
Khung thể chế Phát triển bền vững. 115

đẩy về chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường. Liên
đoàn Công nghiệp Thailand và Viện Môi trường Thailand có
vai trò nổi bật trong tiến trình thúc đẩy chuyển giao công nghệ
thân thiện với môi trường. Bộ Công nghiệp đã thành lập Hội
đồng Quốc gia và một tiểu ban bên dưới Hội đồng chịu trách
nhiệm đối với Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) sản phẩm
14000. Viện Nghiên cứu tiêu chuẩn công nghiệp Thailand là
cơ quan quốc gia chịu trách nhiệm đối với ISO 14000 đưa vào
tiêu chuẩn của Thái và hoạt động như một ban cấp giấy chứng
nhận cùng với Viện Môi trường Thái Lan.
Đối với việc quản lý ô nhiễm, Văn phòng Sản phẩm công
nghiệp đã đưa ra các chiến lược, chính sách kiểm soát ô
nhiễm và các kế hoạch giải quyết ô nhiễm nặng trong ngành
chế biến thực phẩm, dệt, và nhuộm.
Khu vực tư nhân (các nhà kinh doanh và xã hội dân sự)
đã hết sức cố gắng để thúc đẩy sự chuyển giao các Nhãn
biểu thị chuỗi của sản phẩm (ESTs) và quy trình sản xuất
sạch hơn.
7. Trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng: Hội đồng
Chính sách năng lượng quốc gia, Ưỷ ban Chính sách năng
lượng, Ưỷ ban Tài trợ thúc đẩy bảo tồn năng lượng và Văn
phòng Chính sách năng lượng quốc gia chịu trách nhiệm thúc
đẩy bảo tồn năng lượng để thân thiện và bền vững hơn. Văn
phòng Đầu tư đưa ra khuyến khích đối với các nhà đầu tư
nước ngoài và ưu tiên các hoạt động xúc tiến trong đó có việc
phục hồi và bảo vệ môi trường.
Đạo luật Thúc đẩy bảo toàn năng lượng năm 1992 ban
hành là biện pháp để bảo toàn năng lượng trong các nhà máy
116 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

và các toà nhà: thúc đẩy sử dụng vật liệu có hiệu quả về năng
lượng, thiết bị và máy móc. Bộ luật về Thực tiễn cho công
nghiệp đưa ra tiêu chuẩn hoặc hướng dẫn cho các hoạt động
công nghiệp nhằm ngăn cản những thực tiễn không bền vững
và thúc đẩy phát triển mô hình sản phẩm bền vững. Đạo luật
Bảo vệ người tiêu dùng năm 1978: yêu cầu các nhà máy sản
xuất tủ lạnh phải có nhãn “Hiệu suất năng lượng” cho sản
phẩm của họ. Thailand đã ứng dụng kế hoạch quốc gia 5 năm
để đảm bảo PTBV trong đó liên quan đến mô hình sản phẩm
và tiêu thụ sản phẩm. Cân bằng nhu cầu sản phẩm và bảo tồn
môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm thực hiện
PTBV đã được nhấn mạnh trong kế hoạch phát triển kinh tế,
xã hội quốc gia lần thứ 8 (1997-2001) và Chính sách và Kế
hoạch tương lai nhằm nâng cao và bảo tồn chất lượng môi
trường quốc gia (1997-2016).
Hợp tác thực hiện mô hình sản xuất tiêu dùng bền vững
thông qua các tổ chức như APEC, ASEAN, UNCSD và nhiều
tổ chức khác.
Từ 1992, Bộ Tài chính của chính quyền Hoàng gia Thái và
Văn phòng hợp tác kinh tế và công nghệ (DTEC) đã đồng ý
với Ngân hàng châu Á (ADB), Ngân hàng quốc tế về tái xây
dựng và phát triển (IBRD), Chương trình phát triển Liên hợp
quốc (UNDP) và các cơ quan hợp tác phát triển khác đã mang
đến những ưu tiên để kiểm soát ô nhiễm, quản lý tài nguyên
thiên nhiên, cải thiện đô thị và các dự án PTBV. Bộ Tài chính
cần tổ chức tốt hơn hệ thống thuế áp dụng đối với môi trường.
Thailand hợp tác với ADB, Cơ quan phát triển quốc tế Canada
(CIDA), Tổ chức của Đức về hợp tác công nghệ (GTZ), Hợp
tác về môi trường và phát triển Phần Lan (DANCED), UNDP,
Khung thể chê' Phát triển bén vừng.. 117

UNEP và WB trong cung cấp tài chính cho “Quỹ Phát triển
Bền vững" và dịch vụ tư vấn công nghệ.
8. PTBV Nâng nghiệp: Văn phòng Phát triển cộng đồng
(CDD) thuộc Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm cải thiện chất lượng
cuộc sổng và môi trường cho người dân nông thôn nhằm đáp
ứng những nhu cầu tối thiểu thông qua thúc đẩy các hoạt động
phát triển cộng đồng và gia đình. CDD chịu trách niệm chính
cho chính phủ về vấn đề phục hồi đất đai đã bạc màu. Bộ
Nông nghiệp và Hợp tác xã thực hiện các chính sách kinh tế
của Nội các từ năm 1998 nhằm giảm nghèo thông qua an ninh
lương thực và nông nghiệp. Luật pháp quốc gia không hạn chế
chuyển nhượng sản phẩm đất trồng cho người khác, nhưng trừ
những trường hợp nằm trong khu vực có giá trị bảo tồn thiên
nhiên hoặc giá trị về thẩm mỹ và những khu vực bảo vệ bảo
tồn mà Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã đưa ra quy
định cấp bộ như một “Khu vực bảo vệ môi trường”. Luật Đa
dạng hóa cây trồng tạo cơ sở pháp lý để đa dạng hóa nông
sản, bảo vệ tài nguyên đất. Chiến lược và chính sách nông
nghiệp của chính phủ nhằm đảm bảo an ninh lương thực, tạo
cơ hội cho nông dân lựa chọn mô hình, phương pháp sản xuất
thích hợp và hiệu quả, phục hồi cuộc sống sau các thảm họa
thiên nhiên, nâng cao thu nhập cho nông dân thông qua xuất
khẩu và sản xuất nông sản thay thế nhập khẩu.
Văn phòng Nông nghiệp thi hành dự án phát triển nông
nghiệp bền vững thông qua: Thiết kế và đưa vào hoạt động
một mạng lưới nông nghiệp bền vững, hiệu quả ở cấp độ địa
phương và hệ thống dữ liệu trong đó sẽ bao gồm kiến thức
bản địa; Một mô hình hiệu quả và cơ cấu để quan hệ giữa các
tổ chức cấp độ địa phương: trong mô hình có mạng lưới liên
118 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

kết giữa các cơ quan chỉnh phủ, những người nông dân, các
NGO, và công chúng; Thi hành các hoạt động nông nghiệp
thân thiện với môi trường thông qua một cân bằng đáng kể đó
là góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống trong cộng đồng
nồng thôn, và các hoạt động có ảnh hưởng tiêu cực ít nhất đến
đời sổng con người, động thực vật và môi trường. Việc thực
hiện nâng cao năng lực, giáo dục, đào tạo và nâng cao kiến
thức nhằm cải thiện sản phẩm nông nghiệp cho xuất khẩu
thông qua: Thành lập tiêu chuẩn chất lượng phù hợp cho các
sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu; Phát triển hệ thống sản
phẩm nông nghiệp với sự kiểm soát được chất lượng, từ cấp
độ sản phẩm trên cánh đồng cho đến khâu đóng gói và đến tay
người tiêu dùng, bằng cách tập trung vào tiêu chuẩn và chất
lượng sản phẩm sao cho phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh quốc
tể. Chính phủ Thailand đã hợp tác với các nước thành viên
ASEAN để phát triển hệ thống khu vực cho kiểm soát tình
hình an ninh lương thực ngoài ra còn hợp tác với UNDP,
ADB, FAO, EƯ, Nhật Bản, Đức trong việc chuyển giao công
nghệ, kỹ thuật và tiếp cận thị trường.
9. Trong giao thông vận tải: Bộ Giao thông và Viễn
thông, Bộ Nội vụ và Văn phòng Thủ tướng có trách nhiệm ra
quyết định trong quản lý và nâng cấp hệ thống giao thông.
NESDB có nhiệm vụ như nhà điều phối, hợp tác linh hoạt
giữa các bộ ngành của chính phủ liên quan đề đưa ra chính
sách hoặc luật pháp liên quan đến hệ thống giao thông quốc
gia. Ra quyết định về vấn đề giao thông vận tải trước đây
được thực hiện bởi Chỉnh phủ trung ương, Hiến pháp mới của
Thailand cũng quy định: chính quyền địa phương có quyền
quyết định để xây dựng và bảo dưỡng các con đường trong
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 119

chính quyền đô thị và các quận huyện. Trong tương lai, Nội
các Thailand sẽ cho phép chính quyền địa phương đưa ra các
chính sách của họ đối với hệ thống đường xá thuộc quận,
huyện nơi họ sinh sổng.
Văn bản luật pháp chính liên quan đến hệ thống đường cao
tốc của Thailand là Đạo luật Đường cao tốc năm 1992. Các
luật liên quan đến vận tải đường bộ bao gồm: Luật 0 tô năm
1979; Luật Giao thông đường bộ năm 1979, sửa đổi năm
1992; và Đạo luật Vận tải công cộng năm 1996.
Các luật liên quan đến hàng không gồm Đạo luật Hàng
không năm 1954 và thi hành điều khoản của Ưỷ ban Hàng
không dân dụng. Theo điều khoản này, vận tải hàng không sẽ
được tiến hành phù hợp với phụ lục 16 của Hội nghị Chicago
(1940) về Bảo vệ môi trường.
Khu vực thủ đô Băng Cốc có nhu cầu cấp thiết phải cải
thiện hệ thống đường giao thông. Việc thi hành luật để tảng
cường phát triển giao thông công cộng là do chính quyền thủ
đô Băng Cốc. Nhóm CTNS2Ị đã chuẩn bị CTNS21 của thủ
đô Băng Cốc. Nhóm này đã tổ chức được hàng loạt các cuộc
hội thảo với các bên liên quan để thực hiện 5 dự án chủ đạo
cho mỗi quận, chẳng hạn: “Dự án giao thông và vận tải bền
vững trong khu vực Rattanakosin”, và một dự án “Hợp tác tư
nhân và nhà nước để giải quyết phát triển giao thông vận tải
bền vừng”... Những dự án này có trách nhiệm đổi với nhu cầu
thực tế của nhân dân ờ mỗi quận và sẽ được phát triển với sự
tham gia của họ.
10. Trong thương mại: Sở Kế hoạch và Chính sách môi
trường (OEPP), Văn phòng Kiểm soát ô nhiễm và NEB là
120 TS. LƯU BÁCH DÙNG (Chủ biên)

những cơ quan cỏ trách nhiệm về “điểm nóng” trong thương


mại. Đạo luật Đa dạng cây trồng năm 1975 đã được sửa đổi
cho phù hợp với thay đổi trong phần 27. 3b của thoả thuận về
tác động liên quan đến thương mại, về quyền sở hữu trí tuệ
được đưa ra bởi các nước thành viên Tổ chức Thương mại thế
giới. Chính sách hiện nay của Thailand là: giữ nguyên sản
phẩm thương mại về mặt di truyền. Trong hợp tác thực hiện tự
do thương mại, Thailand đã tham gia hợp tác khu vực
ASEAN thúc đẩy giảm thuế quan 16 nhóm sản phẩm xuống
0,5% vào năm 2008.
11. Du lịch bền vững: Cơ quan Du lịch Thailand và NEB
chịu trách nhiệm đối với du lịch bền vững ở cấp độ quốc gia.
Tại cấp độ địa phương, các Văn phòng khu vực của cơ quan
du lịch Thailand, cơ quan tinh, các quan chức văn phòng khu
vực của Cơ quan Kế hoạch và Chính sách môi trường và tổ
chức hành chính địa phương chịu trách nhiệm. Luật pháp hay
cơ chế luật liên quan đến du lịch bền vững bao gồm: Đạo luật
Nâng cao, bảo vệ môi trường quốc gia, năm 1992; Đạo luật
Công viên quốc gia, năm 1961; Quy định Công viên năm
1992 về quản lý dịch vụ du lịch; Quy định Công viên năm
1990 về quản lý các hoạt động của khách tham quan.
Chiến lược liên quan đến du lịch bền vững đó là: Phục hồi
và Bảo tồn điểm dụ lịch và Du lịch Thái xanh. Các kế hoạch,
chính sách phát triển du lịch bao gồm: Kế hoạch chủ đạo du
lịch của Thailand; Chính sách thúc đẩy chất lượng môi trường
quốc gia; Một số kế hoạch quản lý tài nguyên như bờ biển,
công viên, công viên biển, san hô đá ngầm và rừng đước.
Thailand đã chuyển giao phân quyền trách nhiệm quản lý
tài nguyên du lịch cho cộng đồng địa phương: Các NGO,
Khung thể chế Phát triển bển vững.. 121

cộng đồng, chính quyền địa phương và nông dân sẽ liên quan
đến quyết định quản lý như thế nào về nguồn tài nguyên du
lịch của họ. Đối với bất kỳ một dự án nào mà tiềm năng ảnh
hưởng đến tài nguyên du lịch bị dư luận xã hội lên tiếng, thì
các dự án đó phải được sự chấp nhận cùa cộng đồng mới được
thực thi.
Kế hoạch chủ đạo du lịch của Thái Lan, Chính sách du lịch
sinh thái, Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội của quốc gia,
Chính sách thúc đẩy chất lượng môi trường (1997-2016), Đạo
luật Nâng cao và Bảo vệ môi trường quốc gia năm 1992, số
lượng khách du lịch, khách thăm công viên, thống kê quản lý
tài nguyên công viên, Báo cáo Tài nguyên và Đặc điểm hệ
sinh thái công viên quốc gia là những thông tin hiệu lực với
các cơ quan và tổ chức ra quyết định về du lịch.
Nguồn tài chính cho các hoạt động được cung cấp qua
ngân sách nhà nước và những khoản vay đặc biệt từ Quỹ Hợp
tác kinh tế nước ngoài (OECF) và WB.
Thailand hợp tác với các nước láng giềng và khu vực
trong du lịch thông qua các “Thoả thuận về Hợp tác du lịch”
và Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN có hiệu lực về du lịch
vào năm 2003.
Bảo tồn và quản iý tài nguyên
Quàn lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường nhằm
Phát triển Bền vững được thể hiện qua các nguyên tắc: Sử
dụng nguồn tài nguyên làm tăng giá trị kinh tế; Bảo vệ và
phục hồi nguồn tài nguyên thiên nhiên để PTBV; Duy trì chất
lượng môi trường để bảo đảm lợi ích của nhân dân.
122 TS. LƯU BÁCH DÙNG (Chủ biên)

12. Bầu khỉ quyển: OEPP chịu trách nhiệm chính về bảo
vệ bầu khí quyển và là thành viên đầy đủ của cơ chế phối hợp
quốc gia nhằm PTBV và là Tiểu ban của NEB.
Điều 78 và 79 Hiến pháp Thailand năm 1997 đã đề ra việc
trao quyền lực cho chính quyền địa phương với mục đích độc
lập và tự quyết định công việc của địa phương, cũng như thúc
đẩy sự tham gia công cộng trong sử dụng, đảm bảo chất lượng
nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Theo Hiến pháp
năm 1997: Mỗi công dân có nhiệm vụ gìn giữ môi trường và
tài nguyên thiên nhiên được quy định trong luật. Đạo luật năm
1992 về Bảo tồn và Nâng cao chất lượng môi trường quốc gia
quy định điều khoản về kiểm soát ô nhiễm không khí. Ngoài
ra còn có các quy định bảo vệ bầu khí quyển của cấp Bộ đăng
tải trên thông báo của ủy ban Môi trường từ năm 1992.
Chính phù đã phê chuẩn Nghị định thư Montreal về các
chất làm suy giảm tầng ôzôn, Nghị định thư sửa đổi London
và Nghị định thư sửa đổi Copenhagen.
Chính phù ban hành chính sách và kế hoạch triển vọng
nhằm nâng cao và bảo vệ chất lượng môi trường năm 1997-
2001 và “Chính sách và kế hoạch lâu dài nhằm nâng cao và
bảo tồn chất lượng môi trường quốc gia 1997-2016”.
Trong “Kế hoạch Hành động Phát triển Bền vững của
Thailand” tháng 3 năm 1997, khí nhà kính và khí thải phải
giảm theo những bước: Chuyển từ dùng than đá sang dùng khí
ga; Cải thiện hệ thông giao thông công cộng khu vực đô thị;
Thực hiện quản lý nhu cầu trong sử dụng năng lượng; Tăng
nhanh việc tái trồng rừng đổi với rừng suy giảm; Bảo vệ bảo
tồn rừng và khu vực lưu vực sông; Chiến dịch chung về bảo
vệ môi trường toàn cầu.
Khung thể chế Phát triển bền vững. 123

Từ năm 1992 đến 2002. Nhiều dự án liên quan đến vấn đề


ô nhiễm bầu khí quỵển như kiểm soát ô nhiễm và tiếng ồn
được thực hiện theo Chương trình Hành động quốc gia 21. Dự
án phát triển về công nghệ thích hợp đổi với xử ỉý và kiểm
soát ô nhiễm không khí được thực hiện bởi nhiều cơ quan và
tổ chức.
Dự án phát triển công nghệ sạch cho nhà máy thực thi bời
một số cơ quan như Văn phòng Sản phẩm công nghiệp; Văn
phòng Kiểm soát ô nhiễm; Văn phòng Xúc tiến chất lượng
môi trường. Các dự án phát triển kinh tế để giảm ô nhiễm
được thực thi bời các cơ quan như Văn phòng Sản phẩm công
nghiệp; Văn phòng Kiểm soát ô nhiễm; Bộ Đại học; Khu vực
tư nhân.
Thailand đã phê chuẩn các điều ước quốc tế liên quan đến
bào vệ bầu khí quyển cũng như thành lập quỹ cho các chương
trình nghiên cứu nhằm bảo vệ bầu khí quyển
13. Tài nguyên rừng: Văn phòng Phát triển đất đai của
Thailand có ba cơ quan cung cấp các mối liên kết và hợp nhất
giữa chương trình rừng quốc gia với chính sách và chiến lược
quản lý đất đai, đó là: Văn phòng Ưỷ ban phát triển đất đai,
Văn phòng Phát triển miền núi; Văn phòng Phát triển đất ven
biển. Hiến pháp năm 1997 công nhận quyền tham gia quản lý
theo cộng đồng truyền thống, duy trì, bảo vệ và khai thác tài
nguyên thiên nhiên và môi trường theo hình thức cân bằng và
lâu dài được nêu trong luật. Dự thảo “Luật Rừng cộng đồng”
đang được xém xét bởi “Hội đồng Nhà nước Thái” công nhận
quyền lợi cộng đồng thành lập rừng cộng đồng để khắc phục
việc giảm đất rừng. Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội lần thứ
8 của Thailand (1997-2001) nhấn mạnh vào PTBV thông qua
124 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

tăng cường khả năng của nguồn nhân lực; quản lý rừng bền
vững cũng là yếu tố quan trọng trong kế hoạch này. Kế hoạch
này đưa ra các mục tiêu, chính sách và chi đạo để thi hành
quản lý nguồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học. Chiến
lược đề xuất cho quản lý bền vững rừng gồm: Bảo quản và
làm giàu tài nguyên rừng; Bảo vệ cân bằng sinh thái; Bảo vệ
môi trường để duy trì chất lượng cuộc sống là một nền tảng
chắc chắn cho phát triển; Thiết lập hệ thống quản lý rừng để
sử dụng hiệu quà và bào vệ tài nguyên rừng và sinh thái rừng
để có lợi cho cộng đồng địa phưomg và xã hội; Bảo vệ đề
phòng và chuẩn bị đối phó từ thảm hoạ tự nhiên.
Quản lý rừng để bảo vệ môi trường được đưa vào hệ thống
kế hoạch phát triển rừng bao gồm: “Thông qua Kế hoạch phát
triển quốc gia 5 năm” đã tiến hành các hoạt động như: Kế
hoạch thành thị định rõ khu vực rừng, cộng đồng và nông
nghiệp ờ mỗi tinh; Thành lập Uỷ ban Chính sách rừng quốc
gia; Nâng cao tầm nhận thức để có được những thái độ tích
cực với rừng; Giới thiệu kỹ năng thích hợp trong việc sử dụng
tài nguyên rừng; Thúc đẩy việc tái trồng rừng; Chọn khu vực
đất dốc trên 35% làm đất rừng; Khuyến khích thúc đẩy tái
trồng rừng và trồng rừng của khu vực tư nhân; Phát triển
nguồn nhân lực và kế hoạch định cư nông thôn phù hợp với
quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia và kế hoạch
bảo tồn.
Thailand đã tham gia các diễn đàn quốc tể về rừng và các
hoạt động, các chương trình của tổ chức trồng rừng quốc tế,
và đã nhiều năm sử dụng hướng dẫn của FAO cho vấn đề
quản lý rừng bền vững.
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 125

14. Quản ỉỷ đất đai: Viện Đa dạng sinh học và Tài nguyên
thiên nhiên (thành lập năm 1998) thuộc Bộ Nông nghiệp và
Hợp tác xã (MOAC) quản lý, cải thiện nguồn tài nguyên thiên
nhiên, đất đai và đa dạng sinh học biển. Thực hiện chức năng
trên Viện Đa dạng sinh học và Tài nguyên thiên nhiên phối
hợp chặt chẽ với các cơ quan như Uỷ ban Phát triển đất đai
quốc gia, Ưỷ ban Môi trường quốc gia, Ưỷ ban Chính sách
phát triển nông nghiệp quốc gia và ưỷ ban Phát triển kinh tế,
xã hội quốc gia. Đạo luật Phát triển đất đai năm 1983, đặt ra
các điều khoản và điều kiện về kể hoạch, chính sách sử dụng
đất, định ra các hoạt động liên quan đến thống kê đất, kinh tể
đất đai và quản lý đất đai. Đạo luật thành lập Uỷ ban Phát
triển đất đai do Bộ trưởng Bộ nông nghiệp làm chủ tịch. Uỷ
ban chịu trách nhiệm phân loại, đưa ra kế hoạch sử dụng và
phát triển đất đai, phạm vi đất trồng, phạm vi bảo tồn đất và
nước, phê chuẩn thành lập Cơ quan Phát triển đất đai ở nhiều
cấp độ trong nhiều lĩnh vực, đặt ra các quy định, điều khoản
hay điều kiện để phân tích mẫu đất trồng và cải tiến đất trồng
hay phát triển đất đai đặc biệt.
Chính sách quốc gia về hợp nhất quản lý đất đai năm 1985
đã được xem xét lại vào năm 1997. Mục tiêu của chính sách
là: Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất cho các hoạt động
khác nhau, dựa trên khả năng của chúng và điều kiện môi
trường khắp đất nuớc; Bào tồn, phục hồi và triển khai nâng
cấp đất Ưồng và đất đai là một nguồn tài nguyên cơ bản cho
PTBV; Bảo tồn và sử dụng các khu vực có địa chất và hệ sinh
thái đặc thù.
Theo Hiến pháp năm 1997, người dân có quyền hình thành
hiệp hội, liên đoàn, liên hiệp, hợp tác xã, tổ chức nông dân,
126 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ bién)

các tổ chức tư nhân hay các tổ chức khác trong khuôn khổ của
Luật pháp ban hành, đặc biệt nhằm bảo vệ lợi ích chung của
cộng đồng, duy trì trật tự công cộng, đạo đức tốt, hoặc ngăn
chặn độc quyền kinh tế, và tập hợp lại như một cộng đcng
truyền thống để bảo vệ và duy trì phong tục, tri thức bản địa,
nghệ thuật hoặc nét văn hoá tốt đẹp của cộng đồng họ và của
quốc gia.
15. Khu vực bờ biển và đại dương: Sở Kế hoạch và Chinh
sách môi trường (OEPP) và Uỷ ban Môi trường quốc gia là cơ
quan chính đưa ra các kế hoạch chính sách môi trường và tài
nguyên biển quốc gia. Cùng với các cơ quan khác đóng vai trò
chính trong quản lý tài nguyên biển như: Văn phòng Kiểm soát
ô nhiễm, Văn phòng Cảng biển, Văn phòng Chính quyền địa
phương, Văn phòng Kế hoạch đô thị, Văn phòng Sản phẩm
công nghiệp và Văn phòng Xúc tiến chất lượng môi trường.
Văn phòng Kiểm soát ô nhiễm là cơ quan chịu trách nhiệm
chính về bảo vệ môi trường biển. Văn phòng Công nghiệp về
cá, Văn phòng Rừng Hoàng gia và Văn phòng Cảng biển chịu
trách nhiệm lĩnh vực sử dụng bền vững cá, bảo tồn nguồn sinh
vật biển.
Luật pháp về quản lý và hội nhập khu vực bờ biển để
PTBV bao gồm: Đạo luật về Nghề cả năm 1994; Đạo luật
Công viên quốc gia năm 1961, trong đỏ cỏ công viên biển;
Đạo luật Hàng hải Thái 1961; Đạo luật Nâng cao và Bảo vệ
chất lượng môi trường quốc gia năm 1992; Đạo luật Rừng
quốc gia; Đạo luật Nghề cá 1994; và nhiều tiêu chuẩn và cảc
quy định khác. Đạo luật Nghề cá 1994: cấm hoàn toàn hình
thức sử dụng thiết bị đánh cá trong phạm vi cách bờ 3km;
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 127

Cấm đánh bắt cá trong thời kỳ đẻ trứng 3 tháng của các loài cá
đặc biệt quan trọng về mặt kinh tế ở Vịnh Thái Lan.
Các chiến lược, chính sách và kế hoạch: Thailand đã thành
lập Ưỷ ban Phát triển Bền vũng quốc gia về Biển. Các chính
sách và kế hoạch đang thực thi trong thời gian gần đây bao gồm:
- Chính sách và kế hoạch triển vọng nhằm nâng cao và
bảo vệ chất lượng môi trường quốc gia (1976 - 2016);
- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 8
(1997-2001).
Các chính sách hội nhập quản lý khu vực biển và PTBV
gồm có:
- Giảm thiểu tác động của môi trường đến vùng biển;
- Khuyến khích du lịch sinh thái để bảo vệ môi trường
vùng biển; và
- Phát triển hệ thống thuỷ lợi biển cho nghề nuôi trồng
thuỷ sản.
Các chính sách bảo vệ môi trường biển nhấn mạnh: Người
gây ra ô nhiễm phải chịu trách nhiệm làm trong sạch môi
trường; Khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân về
quản lý bờ biển; phải cải thiện chất lượng nước tại các dòng
sông. Các chính sách sử dụng bền vững và bào tồn nguồn sinh
vật biển như: Kiểm soát quản lý cách đánh bắt cá, thời gian
cho phép đánh bắt cá, cộng đồng tham gia quàn lý, bảo vệ và
phục hồi rặng san hô...
Thailand đã tham gia một số hội nghị và là thành viên của
một số tổ chức quốc tế liên quan đến biển.
128 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

16. Quản lý các hóa chất độc hại: ưỳ ban về Chất nguy
hiểm có nghĩa vụ đưa ra những ý kiến với Bộ Công nghiệp (chủ
quản) hoặc các Bộ trưởng khác chịu trách nhiệm về các chất độc
hại thuộc lĩnh vực mình sản xuất, tiêu dùng hay phá hủy. Trung
tâm Thông tin về chất nguy hiểm được thành lập thuộc Văn
phòng Sản phẩm công nghiệp như một trung tâm phối hợp đối
với tất cả thông tin liên quan đến chất nguy hiểm.
Thông báo cấp bộ 1994, 1995 (dưới điều khoản của Đạo luật
về Chất nguy hiểm năm 1992) đề cập đến việc quản lý các chất
độc hoá học. Mục đích của hành động này nhằm ngăn ngừa,
giảm bớt hoặc thu giữ những chất nguy hiểm gây ra từ con
người, động vật, thực vật, hoặc môi trường. Phạm vi kiểm soát
bao hàm trong phần 20 cùa Đạo luật về Chất nguy hiểm.
Khoảng 918 chất hoá học đã được đưa vào danh sách trong
thông báo của Bộ trưởng (1994) được kiểm soát do Bộ Công
nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Bộ Y tế. Văn phòng Sản phẩm
công nghiệp có vai trò như bộ phận thư ký cho Uỷ ban về
Chất nguy hiểm.
Hiệp hội ASEAN đã tài trợ cho nghiện cứu về: Cải thiện
việc lưu giữ các loại hàng hoá nguy hiểm ở các cảng của
ASEAN. Chính phủ Thuỵ Điển cung cấp tài trợ cho Cơ quan
Cảng biển Thailand (PTA) để phát triển hệ thống an toàn
trong việc cẩt giữ những hàng hoá độc hại, kể cả trong tình
trạng khẩn cấp. Hợp tác khu vực về quản lý các hỏa chất độc
hại luôn diễn ra.
2.3.4. Kết quả thực hiện CTNS21 quốc gia qua các chỉ
báo PTBV
(Xem Bảng 3: Các chỉ báo PTBV của Thailand)
BẢNG 3. CÁC CHỈ BÁO PHÁT TRIẺN BỀN VỮNG CỦA THAILAND

báo PTBV ồ THAtt-ANO Đơn vj tính 2000 2001 2002 2004 2005 200« 2007 Chú thlch SL

Kin’ 513129 NGTK-2007

hìn người) 1000 62000 63140 $4200 64760 65230 «5700 INGTK-2007

tố (người /km*) 121 124 126 127 128 NGTK-2007

o v í kinh t í

hẩm trong nước (GOP), giả


Triệu $ 126876,9 161349 176221,7 206337,5 245701,9 NGTK-2007ASEAN:07

hập quốc dân (GN!) so VỜI GDP Triệu $ 98.4 98.1 97.6 98

uân đáu người theo giá hiện tậ $ 2057,2 2578.9 2797 * 3252,3 3740,1 NGTK-2007;ASEAN:07

uân đấu người theo sức mua


SPPP 6402 6400 7010 8090 8677 10677,7 NGTK-2007;ASEAN:07
g

rưởng GDP theo gứ cố định % 1.9 5,32 6,3 4.5 5 4.8 NGTK-2007

hát hàng năm của CPI


% 2.8 4,5 5 3.2 ASEAN-2008

iêu dùng nàm 2006 so với nám


100 102,3 107 111,8 117 NGĨK-2007

khẩu TỷS 68 96 110 131.000 NGTK«2007;ASEAN:06

khẩu TỷS 65 94 118 129.000 NGTK-2007ASEAN:07

ất khẩu /GDP % 0,51 0,58 0,67 0.63 ASEAN-2008

ất vâ nhập khẩu / GDP % 100,5 118,0 129,0 126 ASEAN-2008


ương mại hàng hóa địch vụ TỷS 3 2 -8 2 NGTK-2007;ASEAN:0

c bép nước ngoài (FD!) Triệu s 1900 8957 10756,1 ASEAN-2007

% FCMtừ nảm 2005 đán 2006 % 371,4 20.1 ASEAN-2008

ư tronọ nước trên GDP % 27,1 T4 vâ DB

ơte ngoài trôn GNP % 31.4 28,6 T4 và o e

goài (1992:41,8.1986:90.824) TỷS 5u,59 57.83 T4 vồ D8, Web


ng nâng lượng thucng phim
nghìn M3 79963(97) (Vchí lá tảng T
d íu
ng năng luợng thuang ph ỉn BQ
Kgdầu 1319(97) oldhì tà tăng T

*97*2002 nghìn tán

20 ngt nghìn tán o/chỉ là tảng T

7.2002 dủng thứ t trong khối Triệu kwti 108418 12*129 130426 136757 NGTK-2007
n theo người (1997:1541 Ihửs
Kwh/ngườl 1933 2097 NGTK-2007

i mảng: (92-97-2002) thứ 1 nghìn tán NGTK-2007


dùng nàng k/ọng cố thể tái »inh
% NGTK-2007
ó
hálCFC:và chát OCR: 2001 Tán

thải tái sinh trôn tổng số % ASEAN-2008

hát trién bến vũh0 fk n vịtinh 2000 2001 2002 2004 2005 2006 2007 Chú thích s 6 llèu

áo vế xầ Kồỉ
g dân số tự nhiên tứng nàm;
% 0.7; 71 0.7; 71 NGTK-2007
ùng bình
nh thị (42% (80); 57%(99)) % 31 31 33 MGTK-2007

ống dưo» đưỡng nghèo đối:


% 10 o/chỉlâtàngĩ

ghiệp trên tổng số lao động % 3.5 2.8 2,4 1.3 NGTK-2007

m suy đinh dưỡng trên tdng số % 15.5 Q/chítótảngĩ

ược sử dụng nước sạch trôn % 84 85 o/chi là tăng T

tón biếỉ chử % 93 94,9 T4 vả D8, Web

(35,6: 96; 414:98) Hệ số 43,2 oldhỉ là tàng T

ạng/177quốc gia. vùngLT Hệ số 0,784 (74) 0,781 (78) NGTK-2007

o vế uưtog

ng năm chí số 0 nhiôm không


Ngày
mức tốt cho sức khỏe
c thải cacbon ởếoxii trân đáu
m* 3.4 (96) Q/chílátângĩ

tch rủng trên tổng diện tích đát


% 28.9 UN 2000

ửng Km* Tư liệu KT ASEAN 99

gỗ trồn, gỗ xẻ {96:325) nghỉn m1

bảo vệ: 2004 và % to D ĩ tự


Km* 976.6:0,19 UN 2004

o v i khung th í c h í và nảng

CTNS 21 cáp quốc gia vâ cấp


Xây dựng nảm 1999
c công ước quốc l í đa ký kết

ày tỉnh / lOOOđân 0 28 39,6 T4vâD8

ử đụng internet 1000. người 3536 ũ/chỉ là tăng T

ử dụng Internet trên 1000 (tòn 57


n thoại 1 1000 đân ( *cố
Cếì 143 cVchí lá tâng ĩ
bao)
nghiên cúu vâ triển khai /GDP % 0,1 ữldbỉ lâ tảng ĩ
é ngutt vâ của do cốc thảm họa
ũ/chỉ Id lảng T
số NT tham nhũng 2003/133.
70 63 Web

SEAN-Cicctù ta n Ỳl m i ASEAN
hing U .N U n g iim thing ké: 200Ĩ NGTK
Tiling Un v i Dự bio, Cie quSc gia v i vùng lin h th i
kinh tiv ờ Việt Nam
i CO b in chọn lựa ASEAN (nim ) ASEAN (nim)
hợp quic,nim UN 2004
utc gm Ihụe hiện CTNS21, nim 2002 TUX5
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 133

2.3.5. Các thành công và chưa thành công của khung


thể chế PTBV ở Thailand, nguyên nhân
Các thành công, nguyên nhân
về kinh tế: Phục hồi kinh tế nhanh sau khủng hoảng tiền
tệ và tài chính cuối năm 1997, tăng truởng GDP khá cao từ
2002 dến 2006 đưa Thailand đến vị thế một nước đang phát
triển có mức thu nhập bình quân ờ mức trung bình: GNP theo
đầu người trên 2995 $ từ năm 2006.
- Tỷ lệ lạm phát hàng năm CPI thấp hơn tốc độ tăng
trưởng kinh tế.
- Nền kinh tế Thailand phát triển dựa trên xuất khẩu là chủ
yếu và thường xuyên duy trì cán cân xuất, nhập khẩu hàng
hóa dịch vụ trên 2 tỷ $/ năm.
- Đầu tư trong nước chiếm trên 20% GDP. Đầu tư nước
ngoài đứng thứ 2 trong khu vực (sau Singapore) và liên tục
gia tăng trong giai đoạn từ năm 2003 đến 2006.
về mặt xă hội: Tốc độ tăng dân số tự nhiên của Thailand
thấp từ 0,7 đến 0,9% tổng sổ dân. Tỷ lệ lao động thất nghiệp
giảm dần từ 2002, đến 2006 và chỉ còn 1,3% tổng số lao động
(thấp nhất trong ASEAN, 2006. Chi số phát triển con người
đứng thử 4 trong khu vực và đứng thứ 78 trên thế giới.
về môi trường: Tỷ lệ che phủ rừng trên tổng diện tích tự
nhiên của Thailand vào năm 2000 chiếm gần 30%. Diện tích
các khu vực được bảo tồn năm 2004 trên 100 nghìn kilômét
vuông (gấp gần 10 làn Việt Nam) đứng thứ 2 trong khu vực
Đông Nam Á (sau Indonesia).
134 TS. LƯU BÁCH DÙNG (Chủ biên)

về thể chế: Chính phủ Thailand đưa nội dung CTNS21


vào thực hiện từ kế hoạch 5 năm lần thứ 7: 1992-1997,
CTNS21 quốc gia ban hành năm 1999.
Chính phủ Thailand đã ký kết nhiều Điều ước quốc tế (như
đã nêu ra ở trên), nhưng việc cụ thể hóa chúng bằng các đạo
luật thực trong nước thi lại chưa nhiều.
Thailand có cơ sờ hạ tầng truyền dẫn và thu nhập thông tin
phát triển với tỷ lệ người thuê bao di động và cố định trên
1000 dân khá cao. Tỷ lệ người sừ dụng Internet trên 1000 dân
ở mức trung bình.
Nguyên nhân của các thành công: Đạt được sự tăng
truởng kinh tế trên 9% trong những năm đầu thập niên 90 và
trên 5% nửa đầu thập kỷ 2000 là nhờ Thailand có một lực
lượng lao động dồi dào và giá nhân công thấp, tài nguyên
thiên nhiên đa dạng và phong phú tạo nên các nguồn lực tốt
cho sự phát triển.
Những khuyến khích, tạo thuận lợi và ưu đãi đầu tư của
nhà nước như ban hành Luật Khuyến khích đầu tư (1996) và
những chính sách ưu đãi trong đầu tư đã khiến Thaỉland được
coi là một khu vực đầu tu tự do.
Sự phát triển kinh tể mạnh trong giai đoạn này cũng xuất
phát từ điều kiện nội bộ tương đối ổn định với nhiệm kỳ của
Thủ tướng Chuân Leek Pai (9/1992 đến 5/1995) và Thủ tướng
Thaksin (1/2001 đến 8/2006).
Chính sách kích cầu nội địa, giảm bớt sự phụ thuộc thị
trường của nước ngoài (nhất là Mỹ và châu Âu), khuyến khích
đầu tư nước ngoài và đầu tư của khu vực tư nhân do cựu thủ
tướng Thaksin thực hiện đã góp phần tích cực thúc đẩy phát
Khung thể chế Phát triển bển vững.. 135

triển kinh tế và giảm bớt sự chênh lệch trong phát triển giữa
các vùng.
Du lịch phát triển nhờ được kích thích bằng các chương
trình khuyến mãi và việc tăng cường đầu tư nâng cấp các sản
phẩm du lịch và các cơ sở hạ tầng.
Những chính sách và thành công về kinh tế đã góp phần giải
quyết nhiều vấn đề xã hội như việc làm của người lao động và
sự chênh lệch phát triển giữa vùng đồng bằng trung tâm với các
vùng đồi núi phía bắc và đông bắc (trong đó có hệ số chênh lệch
thu nhập Gini). Đặc biệt chính sách kích cầu nội địa trong những
năm 2000 đã khiến khu vực nông thôn, miền núi được đầu tư
nhiều hơn, tạo việc làm và nâng cao thu nhập, tiêu dùng.
Các chì số về sức khỏe và giáo dục của trẻ em được cải
thiện nhờ tăng cường đầu tư cho y tế và giáo dục (giai đoạn
2001-2006).
Có sự gắn bó giữa luật pháp với các cơ quan giám sát, tổ
chức thực thi. Đạo luật ủy ban phát triển kinh tế, xã hội năm
1978 dẫn đến sự thành lập Văn phòng ủy ban phát triển kinh
tế, xã hội quốc gia (NESDB), Đạo luật Phát triển đất đai, năm
1983 dẫn đến sự thành lập ủy ban Phát triển đất đai quốc gia
do Bộ trường Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã làm chủ tịch.
Đạo luật Nâng cao và Bảo tồn chất lượng mồi trường quốc gia
năm 1992 dẫn dến sự thành lập ủy ban Môi trường quốc gia
đo Thủ tướng làm chủ tịch.
Những mặt chưa thành công, nguyên nhân
Các cân đối vĩ mô của nền kinh tế yếu kém: nhập siêu
mạnh (nhất là từ năm 1988 đến năm 1996), cân đối tài khoản
vãng lai luôn thâm hụt (từ 9,1 đến 16,6 tỷ$ trong các năm
136 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

1991-1996), nợ nước ngoài lớn (50% GDP năm 1996; 31,4%


năm 2004).
Chênh lệch trong phát triển giữa thành thị với nông thôn,
giữa vùng đồng bằng trung tâm với các vùng miền núi lớn.
Bất ổn định xã hội, tỷ lệ tội phạm tăng.
Diện tích rừng suy giảm nhanh nhất là giai đoạn 1990-
2000. Môi trường ở các đô thị lớn, thành phố lớn nhất là Băng
Cốc (nơi tạo ra 50 % GDP) bị xuống cấp nghiêm trọng, ảnh
hưởng xấu đến xã hội và kinh tể.
Nguyên nhân: Sự bất ổn về chính trị dẫn đến bất ổn về cơ
cấu tổ chức và nhân sự khung thể chế PTBV: Hiến pháp có
hiệu lực trung bình 4, 5 năm nhiều bản hiến pháp có hiệu lực
2 năm thậm chí hơn 1 năm. Luật pháp chưa được hoàn thiện,
do hiến pháp thay đổi nhanh; nhiều bộ, ngành thiết yếu cho
quàn lý xã hội, kinh tế và môi trường đến năm 2002 (khi thế
gới đi vào thực hiện PTBV) mới thành lập. Thủ tướng, người
đứng đầu các cơ quan hành pháp cũng bị thay thế nhiều: giai
đoạn từ năm 1992 đến 1997 được điều hành bởi 5 thủ tướng,
giai đoạn tháng 9/2006 đến nay (2009) bởi 4 thủ tướng.
Nền kinh tế thị trường nhưng sự quản ỉý của nhà nước rất
yếu và nhiều bất ổn về chính trị dẫn đến hậu quà về môi trường
đô thị và chênh lệch lớn về phát triển giữa các vùng.

2.4. CÁU TRÚC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHUNG THÊ


CHẾ PTBV SINGAPORE

2.4.1. Bối cảnh tự nhiên, tài nguyên, kỉnh tế và xã hội


Bối cảnh tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên: Singapore là
một quốc đảo, một thành phố nằm ở phía cực nam của bán
Khung thể chế Phát triển bền vững. 137

đảo Malaxca, kết nối với bán đảo (phần thuộc Malaysia) qua
eo biển Joho, tiếp giáp với Indonesia qua eo biển Malacca.
Lãnh thổ Singapore gồm: một đảo chính và 63 đảo nhỏ, trong
đó đảo chính khoảng 42 km từ Đông sang Tây và 23 km từ
Bắc sang Nam với tổng diện tích là 699,4 km2; và có khoảng
4,6 km2 mặt nước với 193 km bờ biển.
Địa hình chủ yếu là đồi thấp; cao nhất là đồi Bukit Timah
(cao 166m) ở phần trung tâm của đảo. Đất dành cho trồng trọt
nông nghiệp khoảng 1500 ha, được xây dựng thành các Công
viên Công nghệ nông nghiệp. Ờ Singapore có khá nhiều sông
ngòi, nhung các sông đều ngắn và nhỏ. Sông lớn nhất là sông
Xêlia dài 15km và chảy ra cảng Kepel.
Singapore có khí hậu nhiệt đới ẩm: Nhiệt độ trung bình từ
23-34°C, độ ẩm trung bình là 84%; không có sự khác biệt nhiều
giữa các mùa trong năm. Mùa mưa từ tháng 12 đến tháng 3;
mùa khô từ tháng 6 đến tháng 9. Các tháng chuyển mùa như 4
và 5; 9 và 10 thường hay có giông lớn kèm theo sấm chớp. Ở
Singapore lượng nước ngọt của đảo chi đáp ứng 50% nhu cầu
sản xuất và đời sổng, phần còn lại được nhập khẩu từ Malaysia
hoặc tò tái chế. Cảnh quan rừng mưa nhiệt đới, mà hiện nay chi
còn ở khu Bảo tồn thiên nhiên Bukit Timah.
Trong khi nhiều nước khác trong khu vực có nguồn tài
nguyên thiên nhiên giàu có thì Singapore chi có ít than, chì,
nham thạch, đất sét, tuy nhiên cá và nước biển thì nhiều.
Bối cảnh kỉnh tế: Do nguồn tài nguyên ít ỏi, hàng năm
Singapore phải nhập gần 50% lượng nước ngọt từ Malaysia,
57% tổng nhu cầu dầu mỏ và phần lớn khí ga từ các nước láng
giềng như Malaysia và Indonesia. Để phát triển, Singapore
138 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

dựa chủ yếu vào lợi thế vị trí địa kinh tế và chính trị của mình:
Nằm ở phía cực Nam của bán đảo Malaxca, nên Singapore đã
trở thành điểm án ngữ chiến lược trên con đường buôn bán
bàng đường biển giữa Ẩn Độ Dương và Thái Bình Dương,
giữa Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa. Lợi thế
đó, từ rất lâu các chủ thể khác nhau của hòn đảo này đã phát
huy để phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ thích hợp.
Singapore có nền kinh tế quy mô đứng thứ tư trong khu vực
Đông Nam Á (sau Indonesia, Thailand, Malaysia). Tổng sàn
phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế năm 2007 là 243.168,8
triệu đô la Singapore; năm 2006 là 132.158,5 triệu đô la
Singapore. Cơ cấu kinh tế trong nhiều năm lại đây, tỷ lệ dịch vụ
dẫn đầu, sau đến công nghiệp và xây dựng, cuối cùng là nông
nghiệp. Cụ thể, năm 2007 Singapore có cơ cấu kinh tế theo ba
khu vực công nghiệp và xây dựng - dịch vụ - nông, lâm nghiệp
thủy sản theo phần trăm tương úng là: 34,4 - 65,17 - 0,9.
Các ngành sản xuất và dịch vụ trên một cơ sờ hạ tầng
thuận tiện và hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á. Trước hết
trong giao thông đường biển. Singapore từ một trạm thông
thương buôn bán của Công ty Đông Ấn (của Anh) ở đầu thế
kỷ XIX đến nay quốc đảo này đã xây dựng và cỏ cơ sờ hạ
tầng cảng biển trong tốp 5 cảng biển lớn nhất thế giới. Bổn
cảng ở phía Nam, của đảo là Keppel Harbour, Tamjong Pagar,
Pasir Pạnang và Jurong đều có dung lượng nhận xuất từ trên
4,5 triệu tấn năm. Một cảng ở phía Bắc của đảo là Sembawang,
thực hiện các giao dịch thương mại với Malaysia. Cho đến
đầu những năm 2000, bình quân hàng năm có trên 40.000 tầu
biển cập bến, kết nối 750 cảng của 130 quốc gia và vùng lãnh
thổ trên thế giới.
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 139

Là một quốc đảo với diện tích đất tự nhiên nhỏ hẹp (tương
đương huyện cần Giờ, thành phổ Hồ Chí Minh, hay diện tích
các huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh và quận Long Biên
của Hà Nội), nhưng Singapore đã có 4 sân bay quốc tế (trong
đó Changi được đánh giá là một trong những sân bay tốt nhất
thế gới) kết nối 130 thành phố của 50 quốc gia trên thế gới với
lịch trình 3000 chuyển mồi tuần.
Chất lượng hệ thống đường bộ ở Singapore gồm đường cao
tốc, đường tầu điện ngầm, đường sắt kể cả đường thủy kết nối
chặt chẽ các bến cảng, nhà ga, sân bay, khu công nghiệp, du
lịch, khu dân cư, bán đảo Malaysia thành một thế liên hoàn
phục vụ đác lực cho các hoạt động kinh tế và đời sống. Các
phương tiện giao thông được khuyến khích sử dụng khí ga
nén có chất thải thân thiện với môi trường.
Hệ thống hạ tầng của ngành công nghiệp lọc hóa dầu, chế
tạo và lắp ráp máy móc tinh vi cũng đã được xây dựng với hệ
thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, hiệu quả và bền vững
làm cơ sở để tạo ra giá trị sản lượng ngành công nghiệp đứng
thử hai trong GDP.
Singapore còn là một trung tâm tài chính quốc tế đáp ứng
các nhu cầu đầu tư, luân chuyển và thanh toán tiền tệ, tài
chính khu vực và thế giới.
Nần kinh tế Singapore có tính thương mại và hướng ngoại
với giá trị xuất khẩu thường cao hơn GDP (năm 2007 gấp 1,7
lần so với GDP) đến những bạn hàng chủ yểu là Malaysia,
EƯ, Mỹ và Trung Quốc. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là:
máy móc thiết bị (bao gồm cả hàng điện tử), hàng tiêu dùng,
hoá chất, nhiên liệu khoáng.
140 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

Kim ngạch nhập khẩu gấp 1,5 lần so với GDP (năm 2007
là 249200 triệu $). Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: máy
móc thiết bị, nhiên liệu khoáng, hoá chất, thực phẩm. Các đối
tác nhập khẩu chính năm 2007 là: Malaysia, EU-27, Mỹ,
Trung Quốc, Nhật Bản.
Bối cảnh xã hội: Singapore là đất nước đô thị hoá cao với
tỷ lệ đô thị hoá là 100%. Dân số khoảng 4,588 triệu người
(2007), mật độ dân số 6.785 người/km2, trong đó cư dân
Singapore ợ đảo lớn là 3,583 triệu người. Người Trung Quốc
hơn 75% dân sổ, người Mã Lai và Ẩn Độ cũng là những tộc
người chiếm đa số.
Tốc độ tăng dân số: 1,6%. Tuổi thọ trung bình: 80,6
(2007). Phân bổ tuổi dân số như sau: dưới 15 tuổi: 19%; 15-
64 tuổi: 72.5%; từ 65 tuổi trở lên chiếm 8,5%. Tỷ lệ sinh hàng
năm: 9,2 người/1000 người và tỷ lệ tử vong ở trẻ em: 2,3
người/1000 người (2007).
về ngôn ngữ: tiếng Mandarín: 35%; tiếng Anh: 23%; tiếng
Melayu: 14,1%; tiếng Hokkie: 11,4%; tiếng Quảng Đông:
5,7%, tiếng Teochevv: 4,9%, tiếng Tamil: 3,2%, tiếng Trung
Quốc điạ phương: 1,8%, và tiếng khác: 0,9% (2000). Tỷ lệ
biết chữ: 92,5% (giai đoạn 1995-2005). Theo quy định quốc
gia: tiéng Anh, Melayu, Mandarín, và Tamil là những ngôn
ngữ chính thức.
về tôn giáo: đạo Phật 43%, đạo Islam 15%, đạo Lão 9%, đạo
Hindu 4%, đạo Thiên chúa giáo (Tin lành) 5%, đạo Cơ Đốc 10%,
không theo tôn giáo 15% (2000).
Tổ chức nhà nước: Singapore tách ra từ Liên bang
Malaysia, tuyên bố độc lập ngày 9 tháng 8 năm 1965 và trở
Khung thể chế Phát triển bền vững... 141

thành một quốc đảo. Là nước Cộng hoà, chính phủ theo
đường lối dân chủ đại nghị dựa trên mô hình Westminster.
Theo Hiến pháp của Cộng hoà Singapore: Tổng thống là
người đứng .đầu nhà nước, giữ nhiệm kỳ 6 năm.Việc bầu cử
Tổng thống là thay đổi lớn về chính trị và hiến pháp trong lịch
sử Singapore. Theo Hiến pháp sửa đổi: Tổng thống có quyền
phủ quyết ngân sách và bổ nhiệm cơ quan chính phủ. Tổng
thống có quyền kiểm tra các hoạt động của Chính phủ theo
Đạo luật An ninh nội bộ và các luật về hoà hợp tôn giáo và
điều tra tham nhũng. Tuy nhiên, Tổng thống thường phải
tham khảo ý kiến của Hội đồng cố vấn trước khi đưa ra các
quyết định về các vấn đề này.
Nghị viện có 90 nghế: 84 thành viên là do dân bầu còn 6
thành viên là do bổ nhiệm. Toà án tối cao là cơ quan quyền
lực cao nhất, có 7 thành viên. Đảng Hành động nhân dân
(PAP) là một trong những đảng phái chính trị quan trọng nhất
ở Singapore lên nắm quyền từ năm 1959 và có vai trò to lớn
trong việc thành lập Chính phủ Singapore. Trong cuộc tổng
tuyển cử Singapore năm 2006, Đảng PAP giành được 82 trên
84 ghế được bầu trong Quốc hội Singapore.
Nội các Chính phủ: Đứng đầu Nội các là Thủ tướng, do
Tổng thống chi định và là thành viên của Nghị viện, người
lãnh đạo với sự tin tưởng của đại đa số các thành viên của
Nghị viện. Dựa trên ý kiến của Thủ tướng, Tổng thổnp bổ
nhiệm các Bộ trưởng là thành viên của Nghị viện vào Nội các
chính phủ. Để quản lý các lĩnh vực của đời sống đất nước, đến
năm 2005 tổ chức Chính phủ Singapore gồm 14 bộ, kể cả Văn
phòng Thủ tướng:
142 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

BIẾU 4. CÁC B ộ TRONG CHÍNH PHỦ SINGAPORE

TT Tên Bộ
1 Bộ Công thương
2 Bộ Giao thông
3 Bộ Tài chính
4 Bộ Giáo dục
5 Bộ Y tế
6 Bộ Thông tin, Truyền thông và nghệ thuật
7 Bộ Phát triển cộng đồng và Thể thao
8 Bộ Nội vụ
9 Bộ Tư pháp
10 Bộ Nhân sự
11 Bộ Môi trường vàTài nguyên nước
12 Bộ Phát triển quốc gia
13 Bộ Quổc phòng,
14 Bộ Ngoại giao
15 Văn phòng Thủ tướng

Nội các Chính phủ chịu trách nhiệm về tất cả các chính
sách của Chính phủ và hàng ngày điều hành các công việc của
Nhà nước, chịu trách nhiệm tập thể tnrớc Nghị viện bao gồm
Thủ tướng và Bộ trưởng các bộ. Thủ tướng là người đứng đầu
Khung thể chế Phát triển bền vững. 143

Chính phủ. Thủ tướng hiện thời là ông Lý Hiển Long (giữ
cương vị Thủ tướng từ 12/8/2004).

2.4.2. Cấu trúc khung thể chế PTBV Singapore


Luật pháp và các quy định: Trở thành một nhà nước tự
chủ vào năm 1959, sau đó sáp nhập và Malaysia năm 1962 rồi
lại tách ra thành nhà nước độc lập vào năm 1965; đa sổ các bộ
luật của Singapore được ban hành tò những năm 1970 đến nay.
Một số đạo luật chính của Singapore về lĩnh vực môi
trường như: Đạo luật về Không khí sạch, Đạo luật về Chổng ô
nhiễm, Đạo luật về Kiểm soát ô nhiễm môi trường và các quy
định về kiểm soát ô nhiễm môi trường đối với việc thoát nước
thài vào các cổng rãnh mở, Đạo luật về các Chất độc, Đạo luật
về Công viên quốc gia, Đạo luật về Các Loài có nguy cơ tuyệt
chủng, Đạo luật về Các Loại chim và Động vật hoang dã;
cùng nhiều các Quy định về thoát nước, xử lý và thải nước
thải công nghiệp, không khí sạch, y tế môi trường. Đạo luật về
Kiểm soát ô nhiễm môi trường ở Singapore bắt đầu có hiệu
lực từ 1/4/1999. Đạo luật này tổng hợp các văn bản pháp luật
khác như: Đạo luật về Không khí sạch, Đạo luật về Tiêu thoát
nước và Kiểm soát ô nhiễm nước...
Một số các đạo luật chính về lĩnh vực kinh tế và xã hội
như: Đạo luật về Đăng ký kinh doanh, Đạo luật về Công ty,
Đạo luật về việc Chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, Đạo
luật về Thực phẩm, Đạo luật về Mua, Bán thực phẩm, Đạo
luật An ninh nội bộ.
CTNS21 của Singapore là một văn bản pháp quy của nhà
nước; các cơ quan của Nhà nước và Chính phủ, các tổ chức
144 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ bièn)

khác liên quan và người dân cần biết và có trách nhiệm, quyền
hạn tham gia thực hiện. CTNS21 của Singapore được thể hiện
thông qua “Kế hoạch Xanh” (SGP). Kế hoạch Xanh
Singapore là quy hoạch về môi trường cho Singapore khi
bước vào thể kỷ XXI, dựa trên CTNS21 toàn cầu, với mục
tiêu là tạo ra một thành phố sạch, có lợi cho sức khoẻ và có ý
thức về môi trường. Việc thực hiện các Chương trình hành
động trong SGP là do các cơ quan đầu ngành tiến hành từ
tháng 11/1993. Trong SGP, Chính phủ đã đưa ra các chiến
lược và chính sách cũng như lộ trình để biến Singapore thành
thành phổ xanh, hiện đại. Tầm nhìn trong SGP là Singapore sẽ
là một thành phổ có chuẩn mực cao nhất về y tế, chất lượng
môi trường có lợi cho cuộc sống và người dân quan tâm đến
môi trường trong nước và quốc tế. Trong quy hoạch SGP, đầu
tư vào cơ sở hạ tầng môi trường sẽ tiếp tục với ước tính
khoảng 3 tỷ đô la sẽ được chi cho các chương trình hạ tầng
như: nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, trang thiết bị các bãi
chôn lấp, các nhà máy mới có lò đốt chất thải, đổi mới các tổ
chức về nước.
SGP đến 2012 là kế hoạch chi tiết của Singapore cho 10
năm, nhằm hướng tới Bền vững về môi trường. Hon 17 nghìn
người đã tham gia đóng góp xây dựng kế hoạch thông qua các
cuộc diễn thuyết Kế hoạch này đã làm nổi bật các vấn đề về môi
trường trọng yếu như biến đổi khí hậu. Đây là một kế hoạch thiết
thực có thể giải quyết các thách thức về môi trường đã nảy sinh.
SGP đến 2012 đã tập hợp được phần lớn các khuyến nghị (hơn
90%) đưa ra bởi các nhóm chính (Focus Group).
Kể hoạch Xanh Singapore được thực hiển bởi các cơ quan
đầu ngành, bao gồm cả cơ quan chính phủ và các NGO. Ngoài
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 145

ra, các ngành công nghiệp ngày càng đóng vai trò tiên phong
trong vệc bảo vệ môi trường bằng việc kiểm soát hoạt động
kinh doanh của mình, đáp lại mối quan tâm ngày càng tăng về
tác động mà các hoạt động này có thể gây ra. Các ủy ban công
nghiệp và các nhóm về môi trường đã được thành lập để đẩy
mạnh hoạt động sản xuất thân thiện với môi trường. Chính
phủ đã tích cực khuyển khích ngành công nghiệp thông qua
các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường và cung cấp các
chương trình trợ giúp tài chính để giúp các công ty nhỏ. Việc
nâng cao hiểu biết trong cộng đồng dẫn tới sự tham gia rộng
lớn của cộng đồng, từ trường tiểu học đến các hiệp hội của
dân cư và công chúng. Điều đó dẫn tới hàng loạt các hoạt
động về môi trường đã được tổ chức và với kỳ vọng cao về
môi trường sống sẽ trở nên tốt hơn..
SGP đến 2012 (bản hiệu đính 2006) gồm 6 lĩnh vực chính:
không khí và biến đổi khí hậu, nước, quản lý chất thải, tự
nhiên, Y tế và quan hệ môi trường quốc tế. Bốn mục tiêu mới
đã được bổ sung từ việc xem xét lại Kế hoạch Xanh ban đầu.
Đó là: Giảm các hạt vật chất bao quanh từ mức 2,5 đến mức
trung bình là 15 ng /Nm3 vào năm 2014; Cải thiện cường độ
cácbon (nghĩa là giảm khí thải các bon dioxit theo GDP đôla)
từ mức 25% của năm 1990 xuống thấp hơn vào năm 2012;
Giảm tiêu dùng nước theo đầu người từ 162 líưngày năm
2004 xuổng còn 155 lít/ngày năm 2012.
Các tổ chức
Các cơ quan, tổ chức tham gia thực hiện CTNS21 ở
Singapore bao gồm các tổ chức của Chính phủ, các tổ chức xã
hội dân sự, các tổ chức quốc tế kể cả các NGO.
146 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

1. Các tổ chức của Chinh phủ: Trên cơ sờ hệ thống các


Bộ trong tổ chức Chính phủ như đã nêu, để tăng cường sự liên
kết và điều phổi trong việc thực hiện CTNS21, Chính phủ bổ
sung chức năng và thành lập các tổ chức:
Hội đồng Môi trường Singapore: là cơ quan điều phối
thực hiện CTNS21 ở Singapore. Cơ cấu đại biểu, chức năng,
nhiệm vụ của Hội đồng như sau:
* Chủ tịch hội đồng là: Bộ trưởng Bộ Môi trường
* Phó chủ tịch là: Chủ tịch của GPC về môi trường, và
Giám đốc Học viện giáo dục quốc gia.
* Các thành viên: từ cơ quan truyền thông, Ưỷ ban vườn
quốc gia, Tổng Thư ký (Bộ Môi trường), Giám đốc về giáo
dục, Trường Đại học quốc gia Singapore, Hội đồng thanh
niên quốc gia, Hiệp hội TV và sản xuất nghe nhìn Singapo,
Khoa Sân khấu và nghệ thuật, đại diện ASEAN, Motorola
Electronic Pre. Ltd, NGOs.
Nhiệm vụ vai trò của Cơ quan Điều phối
- Giáo dục, thúc đẩy việc thực hiện và giúp đỡ các cá nhân,
tổ chức kinh doanh, các nhóm môi trường và cộng đồng quan
tâm đến các vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường.
- Tìm sự hợp tác của người dân trong việc bảo vệ và cài
thiện môi trường; sự tham gia của lãnh đạo doanh nghiệp vào
quá trình quản lý môi trường một cách tích cực.
- Nghiên cứu, xây dựng và cải tiến các biện pháp nhàm
thúc đẩy và bảo vệ môi trường thích hợp để các tổ chức tư
nhân, tổ chức nhà nước và quần chúng chấp thuận.
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 147

Uỷ ban Liên bộ về Phát triển Ben vững: Nhằm đáp ứng


những yêu cầu PTBV trong bối cảnh mới, Chính phủ
Singapore đà thành lập Uỷ ban Liên bộ về PTBV vào tháng 2
năm 2008, thay cho Hội đồng Môi trường Singapore nhàm
xây dựng chiến lược và khung quốc gia về PTBV ờ Singpore
trong bối cảnh nảy sinh các thách thức trong nước và toàn
cầu. Đứng đầu Ưỷ ban này là Bộ trưởng Bộ Phát triển quốc
gia và Bộ trưởng Bộ Môi trường và tài nguyên nước. Các
thành viên của Ưỷ ban này bao gồm: Bộ trưởng Bộ Tài chính,
Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bộ trưởng Bộ Công thương.
Mục tiêu chính của Uỷ ban này là: (1) đưa ra chiến lược và
khung quốc gia một cách rõ ràng nhằm đạt được môi trường
bền vững và chất lượng cuộc sống cao cùng với tăng trựờng
kinh tế; (2) cố gắng xây dựng năng lực mới và thúc đẩy việc
chia sẻ trí tuệ giữa khu vực công, tu và người dân để xây dựng
Singapore thành một “Trung tâm Sinh thái”, có nghĩa là trung
tâm sáng tạo và PTBV đô thị trong đó gắn với môi trường.
Uỷ ban Liên bộ này sẽ tham khảo rộng rãi để xin ý kiến
của công chúng, cộng đồng doanh nghiệp về PTBV, cả những
đóng góp của các chuyên gia trong và ngoài nước. Ưỷ ban
Liên bộ đã xác định ba lĩnh vực ưu tiên, sau khi đối thoại với
các đại diện của khu vực tư và người dân, đó là: (1) sử dụng
hiệu quả nguồn lực, (2) kiểm soát ô nhiễm để duy trì chất
lượng nước và không khí và (3) cải thiện chất lượng môi
trường để đảm bảo Singapore vẫn tiếp tục là một thành phố
xanh, sạch và hấp dẫn, với nhiều không gian xanh để tất cả
mọi người đều được thưởng thức.
Kể từ khi thành lập vào tháng 2 năm 2008, Uỷ ban Liên bộ
đã tổ chức các cuộc đối thoại với đại diện của người dân và
148 TS. LƯU BÁCH DŨNG.(Chú biên)

khu vực tư và tiến hành các cuộc tranh luận với các bộ. Tháng
7 năm 2008, Ưỷ ban Liên bộ cũng công bố trang Web về Phát
triển Bền vững (http://www.sustainablesingapore.gov.sg/) để
người dân có thể gửi góp ý nhàm giúp đất nước thân thiện với
môi trường, phục vụ PTBV. Theo Channel News Asia, đến
nay Chính phủ đã nhận được hom 700 gợi ý để giúp đất nước
xanh và thân thiện hom với môi trường.
Ưỷ ban này cũng thu hút lãnh đạo của các NGO cũng như
cộng đồng doanh nghiệp vào các cuộc thảo luận nhóm. Các
phản hồi và khuyến nghị nhận được sẽ được đưa ra bàn thảo
trong các cuộc họp của Ưỷ ban trước khi được công bố trong
các báo cáo.
2. Các tổ chức xã hội dân sự
a. Hội đồng Môi trường Singapore (SEC): Là một công ty
trách nhiệm được bảo đảm, hoạt động như là một cơ quan trung
ương điều khiển tất cả các tổ chức NGO về môi trường và cũng
là cơ quan trung gian giữa các tổ chức NGO và các nhóm xanh
khác ở Singapore. SEC cũng hoạt động như là cơ quan xúc tác
để nâng cao nhận thức cùa người dân về môi trường.
SEC tiền thân là Hội đồng Quốc gia về môi trường, thành
lập tháng 11 năm 1990. Hội đồng Quốc gia về môi trường
được cơ cấu lại để thành lập Hội đồng Môi trường Singapore,
một tổ chức độc lập có khuynh hướng quốc gia, để ủng hộ,
dln dẳt và phổi hợp các sự nghiệp về môi trường và các nhỏm
môi trường ở Singapore. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận. Kể
từ khi thành lập 2/11/1995, SEC có hai mục tiêu:
• Phối hợp các tổ chức, các thể chế, các nhóm và người dáii
đẩy mạnh các hoạt động về môi trường và bảo vệ môi trường.
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 149

• Nghiên cứu, xây dựng và cải tiến các biện pháp nhằm thúc
đẩy và bảo vệ môi trường, phù hợp để được chấp thuận bởi các
tổ chức tư nhân và tổ chức công về các thể chế giáo dục, các
cộng đồng, các phương tiện truyền thông và công chúng.
về cơ cấu tổ chức, SEC gồm có các Ưỷ ban sau: ưỷ ban
Công nghiệp (IC); ưỷ ban về mối quan hệ cộng đồng (CRC);
ưỷ ban giáo dục (EC); ưỷ ban Nghiên cứu và xuất bản
(RPC); Uy ban tai chính (FC).
Chương trinh hoạt động trong năm của các dự án do SEC
tiến hành bao gồm các hoạt động thực tiễn và vận động cộng
đồng tham gia, giáo dục và đào tạo. SEC cũng khởi xướng các
diễn đàn khu vực như Đối thoại chính sách quốc tế về các
cơn sốt ở Đông Nam Á (South East Asian Fires) năm 1998.
Ngày nay, các hoạt động thực địa của SEC được tiến hành chủ
yếu thông qua các thành viên của “Mạng lưới tình nguyện
xanh”, bao gồm các công dân thuộc mọi tầng lớp đang thực
hiện các chương trình giảm thiểu rác, bảo tồn thiên nhiên và
giáo dục công.
b. Các tổ chức môi trường của thanh niên
về số lượng, sự phát triển hoạt động của các tổ chức tỉnh
nguyện ờ Singapore phải kể đến sự đóng góp của các tổ chức
môi trường thanh niên. Năm 1995, các tổ chức tình nguyện
xanh của thanh niên ở Singapo đã họp lại để thành lập Mạng
lưới Môi trường thanh niên (YEN). YEN đã tuyên bố rằng,
việc thành lập này là để đáp lại lời kêu gọi của các nhà lãnh
đạo thế giới tại Hội nghị Thượng đinh về trái đất và thanh
niên trên toàn thế giới cần chung sức để đạt được PTBV. YEN
đã được coi như là người đi đầu trong hoạt động về môi
150 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chú biên)

trường của thanh niên và là người khởi xướng căn bản gây
ảnh hường đến các hành vi trách nhiệm với môi trường trong
những năm sau này cho thế hệ thanh niên Singapore.
3. Các tỏ chức phì chính phủ (NGOs)
Nếu như SEC là cơ quan phụ trách về các NGO ở
Singapore, với cơ cấu tổ chức của mình (như đã nêu trên),
SEC điều hành, phối hợp hoạt động của các NGO sau:
a. Các NGO về thiên nhiên: Hội thiên nhiên Singapore (NSS):
Là một chi nhánh của Hội Tự nhiên Malaysia, được thành
lập năm 1954. Mục tiêu cơ bản của Hội là thúc đẩy mối quan
tâm và đánh giá các di sản thiên nhiên của Singapore và của
khu vực. NSS có một đội ngũ các viện sỹ, các chuyên gia, các
công chứng viên từ các lĩnh vực khoa học cũng như có các
chuyên gia về động vật hoang dã lập thành: Nhóm nghiên cứu
chim, Nhóm về biển và Nhóm về động vật có xương sống.
Ngoài việc tổ chức các hoạt động thành viên, vai trò thứ
hai của NSS là nghiên cứu các khả năng bảo tồn và cố vấn
cho Chính phủ dựa trên các phát hiện của mình.
b. Các NGO về pháp lý môi trường: Trung tâm Châu Ả
- Thái Bình Dương về Luật môi trường (APCEL)
Trung tâm được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng
năng lực trong việc giáo dục quy phạm pháp luật về môi trường
và nhu cầu nâng cao hiểu biết các vấn đề về môi trường.
Mục đích chính cùa Trung tâm chủ yếu là đào tạo và
nghiên cứu đa ngành về luật môi trường và chính sách ở cấp
quốc tế, khu vực và quốc gia. APCEL tập trung chủ yểu vào
nâng cao năng lực. Trung tâm cho phép các chuyên gia và các
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 151

viện sỹ trong việc thực hiện và thực thi các công cụ vê luật
môi trường đa phương mới được ký những năm gần đây.
c. Các NGO chuyên về môi trường: ECOS và SAFECO
Đứng đầu bởi Hiệp hội quốc gia về báo chí Singapore là
Những Nhà truyền'tin về môi trường Singapore (ECOS) được
thành lập năm 1993. Mục tiêu là nâng cao hiểu biết về môi
trường trong ngành công nghiệp truyền thông để các thông
điệp xanh cỏ thể được truyền đi bởi các phương tiện truyền
thông tới được công chúng. Hiện nay, ECOS đã tổ chức hàng
loạt các hoạt động, bao gồm cả các chương trình về môi
trường ở địa phương với sự tham gia của người dân.
Cộng đồng kinh doanh, một trong những nhóm lớn đã
được công nhận bởi CTNS21, cũng không còn ở thế thụ động.
Nhận thức về tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường
trong quá trình chế tạo, Hiệp hội chế tạo Singapore (SMA)
được phân thành hai NGO để tăng cường đóng góp của họ tới
bảo tồn các nguồn lực. Một trong hai tổ chức này có tên là Ưỷ
ban môi trường của SMA (EC), đã khích lệ các công ty tiến
hành kiểm toán về môi trường và thực hiện các hệ thống quản
lý môi trường. Tổ chức thứ hai mang tên Hiệp hội các Công ty
môi trường Singapore (SAFECO). Thành lập tháng 1 năm
1994, nhằm hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân
trong lĩnh vực công nghệ môi trường. SAFECO có mục tiêu
ỉà thúc đẩy các xí nghiệp tư nhân áp dụng công nghệ môi
trường và phổ biến các thông tin về các cơ hội kinh doanh
môi trường trong khu vực. Cả hai NGO này đều đã tích cực
trong việc tổ chức các hoạt động về môi trường ở địa phương.
Như vậy, các NGO và các tổ chức xã hội dân sự là các cơ
quan thích hợp tham gia về môi trường. Mặc dù mô hình này
152 TS. LƯU BÁCH DÙNG (Chủ biên)

hơi khác mô hình các NGO về môi trường ở phương Tây, vai
trò của các NGO ờ Singapore không hề suy giảm. Các tổ chức
NGO và các tổ chức dân sự địa phương đã cho thấy rằng, họ
đã hoàn thành vai trò hỗ trợ chính phù trong việc xây dựng
chính sách và luật về môi trường. Các NGO, tổ chức xã hội
dân sự và các bên có liên quan là đại diện tất cả các cấp trong
việc ra quyết định.

2.43 . Hoạt động của khung thể chế PTBV


Trên cơ sở hệ thống văn bản pháp quy (Hiến pháp, luật
pháp, CTNS21, các chính sách, quy định...), các cơ quan, tổ
chức theo chức năng, nhiệm vụ, tôn chi mục đích của mình đã
tiến hành quản trị (các cơ quan, tổ chức, các nhóm xã hội, các
cộng đồng và công dân) và thực hiện các nguyên tác, mục tiêu
và giá trị PTBV băng cách phối hợp hoạt động của ba khu
vực: công, tư nhân, và người dân. Sự hoạt động cụ thể theo
các lĩnh vực như sau:
về các khía cạnh kỉnh tế, xã hội: Xẳy dựng mẫu hình
sản xuất - tiêu dùng bền vững
1. Chương trình Dán nhãn Xanh: Tháng 5 năm 1992, Bộ
Môi trường đã đưa ra Chương trinh Dán nhãn Xanh Singapore
để thúc đẩy người sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm sạch và
một loạt các sản phẩm được Dán nhãn Xanh Singapore.
Chương trình được áp dụng cho phần lớn các sản phẩm, loại
trừ thức ăn, đồ uổng và dược phẩm. Chương trình không áp
dụng cho khu vực dịch vụ và chế biến. Chi trong khoảng thời
gian từ năm 1992-1997, có 653 sản phẩm được Dán nhân
Xanh Singapore. Chương trình giúp người tiêu dùng xác định
các sản phẩm thân thiện với môi trường và cho phép người
Khung thể chế Phát triển bền vững. 153

tiêu dùng có nhiều lựa chọn một cách khách quan hơn để tác
động đến nhà sản xuất và nhà phân phối, có tính đến bảo vệ
môi trường khi sản xuất ra các sản phẩm.
Các cơ quan chủ trì và phối hợp thực hiện: Cơ quan Giảm
thiểu rác thải thuộc Bộ Môi trường và Tài nguyên nước
(MEWR) quản lý Chương trình “Dán nhãn Xanh”. Cơ quan
này quyết định loại sản phẩm và các đề xuất của các ngành và
công chúng. Ngoài ra, cơ quan này xử lý và phê duyệt đơn xin
“Dán nhãn Xanh”. Một Ban cố vấn bao gồm đại diện các tổ
chức thuộc khu vực tư nhân, viện nghiên cứu, trường đại học
và các cơ quan chính phủ đưa ra các tiêu chuẩn để trao quyền
cho các sản phẩm được Dán nhãn Xanh.
Bộ Môi trường và Tài nguyên nước đã:
- Phối hợp chặt chẽ với các hiệp hội công nghiệp, thương
mại và các doanh nghiệp để thực hiện kiểm soát giảm thiểu
rác thải, xây dụng các nhà máy tái chế và chuyển rác thải sang
tái chế.
- Cho thuê đất với giá thấp nằm trong khu chôn lấp để
xây dựng các nhà máy tái chế, giúp đỡ các khách sạn, bệnh
viện, trường học và công sờ trong việc xây đựng chương trình
tái chế rác.
- Khuyến khích thành lập các uỷ ban về môi trường
thuộc các Hiệp hội thương mại, để đi đầu và phối hợp việc
giảm thiều chất thải và các nỗ lực môi trường khác.
Uỷ ban Phát triển kinh tế đưa ra các khuyến khích về thuế
và các chưcmg trình hỗ trợ tài chính để khuyến khích việc sử
dụng công nghệ hiệu quả về năng lượng và lắp đặt thiết bị
hiệu quả về năng lượng.
154 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

ưỷ ban Tiêu chuẩn và Năng suất Singapore khuyến khích


giảm thiểu rác thải thông qua khuyến khích “Năng suất xanh”.
Các chiến lược,
• / chính sách và kế hoạch:
♦ Kế hoạch • Xanh
Singapore phác hoạ chính sách giải quyết các quan tâm về bền
vững tiêu dùng. Kế hoạch Xanh Singapore (bản đầu tiên) có
mục tiêu là làm giảm thiểu chất thải sinh hoạt và chất thải
thương mại từ l,lkg/ngày/người năm 1991 xuống còn
0,9kg/ngày/người vào năm 2000. Bản Kế hoạch xanh sửa đổi
năm 2006 có mục tiêu là tăng tỷ lệ tái chế từ 49% năm 2005
lên 60% vào năm 2012.
Chiến dịch “Tuần lễ Xanh và Sạch” hàng năm bao gồm các cố
gắng để nâng cao hiểu biết về các vấn đề tiêu dùng bền vững.
Cơ quan của Chính phủ cũng phổi hợp chặt chẽ với khu
vực bán lẻ để:
- Giảm đến mức tối thiểu việc đóng gói đổi với các sản phẩm;
- Giảm việc sử dụng quá mức lượng túi nilông.
Hiệp hội Các Nhà tiêu dùng ở Singapore là tồ chức người
tiêu dùng chính có mục đích chăm sóc các quyền lợi của
người tiêu dùng. Hội đồng Môi trường Singapore (SEC) như
là một tổ chức bảo trợ cho các NGO về môi trường ờ
Singapore và nhằm thúc đẩy hành vi chịu trách nhiệm về môi
trường trong nhân dân.
Các thông tin về các sản phẩm được Dán nhãn Xanh có thể
thấy trên Bản tin, sách “Dán nhãn Xanh cho sự lựa chọn của
bạn” và website của MEWR.
2. Năng lượng: Bộ Công Thương chịu trách nhiệm về các
nguồn năng lượng. Ưỷ ban Quốc gia về sử dụng hiệu quả
Khung thể chế Phát triển bền vững. 155

năng lượng bao gồm các bộ, các uỷ ban và các viện thuộc các
trường đại học đã được thành lập để xem xét và nghiên cứu
các vấn đề liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng năng
lượng quốc gia. Hoạt động bảo toàn năng lượng dựa trên:
Tiêu chuẩn Singapore CP 13:1980 về hệ thống thông gió và
điều hoà không khí trong các toà nhà; Tiêu chuẩn Singapore
CP 24:1982/83 về Hiệu suất thiết bị, Hệ thống thông gió, xác
định nguồn chiếu sáng; Tiêu chuẩn Singapo CP 38:1987: Tiêu
chuẩn về chiếu sáng trong các toà nhà. Văn bản pháp quy của
chính phủ về bảo toàn năng lượng nằm trong Các Quy định
kiểm soát toà nhà ban hành năm 1989. Chính sách quốc gia về
các nguồn năng lượng bao gồm các vấn đề về giá cả, bảo toàn
năng lượng, hiệu quả trong sản xuất năng lượng và đa dạng
hoá nguồn cung năng lượng.
Tổ chức thực hiện: Các khoá học về quản lý năng lượng
được Uỳ ban Dịch vụ công cộng (Public Utilities Đoard -
PUB) tổ chức, phối hợp với Trường Đại học Bách khoa và các
trường đại học. Các khoá học này chủ yếu là dành cho các cán
bộ kỹ thuật và những người có tay nghề. Các cuộc hội thảo và
hội nghị chuyên đề và các cuộc nói chuyện cũng được tổ chức
cho các lĩnh vực khác nhau của ngành năng lượng một cách
thường xuyên. Kế hoạch Dán nhãn Xanh Singapore là một
chương trình tự nguyện dành cho các đồ dùng như máy tính,
máy điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh... và được trao giải “Nhãn hiệu
Xanh” về hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Tuần lễ “Xanh và
Sạch “quốc gia hàng năm được tổ chức vào tháng 11 hàng
năm, nhằm nâng cao hiểu biết các vấn đề về Phát triển Bền
vững và hiệu quả sử dụng năng lượng. Chương trình 2 ngày
về nâng cao hiểu biết về bảo toàn năng lượng cho các học
sinh phổ thông vẫn đang được tiếp diễn. Chiến dịch về tiết
156 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

kiệm năng lượng (tiến hành định kỳ) và các chương trình giáo
dục có mục tiêu là thúc đẩy bảo toàn năng lượng; thiết lập mở
cửa triển lãm thường xuyên cho công chúng trong Trung tâm
Bảo toàn năng lượng và Trung tâm triển lãm; và dịch vụ kiểm
toán năng lượng do Trung tâm bảo toàn năng lượng (thuộc
PUB) tiến hành để thúc đẩy việc sử dụng năng lượng hiệu quả
trong các doanh nghiệp.
Các loại thông tin hiện có cho các nhà hoạch định chính
sách và các nhà lập kế hoạch bao gồm: Kiểm toán năng lượng
và các điều tra ngành công nghiệp, số liệu quyết toán năng
lượng, các báo cáo và các xuất bản phẩm. Kế hoạch xây dựng
các sổ liệu chuẩn về việc sử dụng năng lượng, cho phép người
tiêu dùng biết được liệu họ đang sử dụng điện có hiệu quả
không. Trước đây, việc phát điện chi do nhà nước tiến hành,
hiện nay khu vực tư nhân, các ngành công nghiệp có thể xây
dựng và vận hành các nhà máy điện. Singapore tham gia vào
Nhóm Công tác về năng lượng của APEC và diễn đàn các Bộ
trưởng Năng lượng ASEAN.
3. Phát triển Bền vững nông nghiệp: Chính sách nông
nghiệp được tiến hành bởi Cục Sản xuất sản phẩm chủ yếu
(Primary Production Department - PPD) thuộc Bộ Phát triển
quốc gia. PPD là cơ quan cấp quốc gia chuyên trách về bảo vệ
sức khoẻ của nhân dân, về động vật, cá và thực vật thông qua
các công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp, thuỷ sản và thủ y.
Cơ sở pháp lý cho các hoạt động nông nghiệp là: Đạo luât về
Thực phẩm, Đạo luật về Mua, Bán thực phẩm, Đạo luật về
Kiểm soát thực vật, Đạo luật về Kiểm soát chất độc hại và
Đạo luật Chống ô nhiễm. Mục tiêu của chính sách nông
nghiệp Singapore là phát triển các khu vực nông nghiệp hạn
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 157

hẹp cả vùng đất và vùng biển để sản xuất thực phẩm, lương
thực một cách có chất lượng, có vị trí như là mốc chuẩn về
chất lượng và giá cà trong xuất, nhập khẩu (kể cả xuất khẩu cá
và cây cảnh). Chính sách tổng thể về lương thực của
Singapore là đảm bảo việc cung cấp một cách ổn định và đầy
đủ các sản phẩm an toàn và chất lượng như thịt, rau quả.
Chương trình IPM (quản lý dịch hại tổng hợp) được ứng
dụng trong canh tác, chẳng hạn như sản xuất rau sử dụng lưới
và trồng thuỷ sinh để giảm bớt việc sử dụng thuốc trừ sâu,
bệnh. Các công viên công nghệ nông nghiệp ở Singapore được
xây dựng tuân theo các hướng dẫn chống ô nhiễm môi trường
của Bộ Môi trường và Tài nguyên nước. Tất cả đất đai ở
Singapore được sử dụng tuân theo “Quy hoạch Quốc gia về đất
đai” . Khoảng 1500 ha đất dành cho phát triển Công viên Công
nghệ nông nghiệp, 500 ha dành để phát triển Công viên Biển.
Cục PPD điều tiết số lượng trang trại nổi trong mồi công viên
để tránh tình trạng nước bị ứ đọng và chất lượng nước kém
trong mỗi trang trại. Nông nghiệp đóng vai trò rất hạn chế với
gần 0,1% GDP (tương ứng 119 triệu $ năm 2006).
Để xây dựng năng lực, giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận
thức, Chính phủ đã khởi xướng dịch vụ khuyến nông đến tận
nông dân và chương trình giáo dục và thăm quan các trang trại
ở các Công viên công nghệ nông nghiệp. Tuy vậy, Singapore
phải nhập 90% lương thực và là nước không thể tự cung tự
cấp lương thực.
4. Giao thông: Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm về
các vấn đề về giao thông ở Singapore. Các chính sách của Bộ
được thực hiện bởi Cục Dịch vụ khí tượng và các cơ quan:
Hàng không dân dụng Singapore, Giao thông đường bộ, Cảng
158 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

và Biển Singapore và Hội đồng Giao thông công cộng. Đạo


luật về Giao thông đường bộ Singapore đưa ra các quy định
về quyền hạn và chức năng của Cơ quan giao thông đường
bộ, quy định về quản lý việc đăng ký và sử dụng xe cộ. Đạo
luật này và Đạo luật về Công trình xây dựng đường phố cho
phép Cơ quan Giao thông đường bộ lập kế hoạch, thiết kế,
xây dựng, quản lý và duy tu các con đường ờ Singapore. Đạo
luật về Giao thông đường bộ và Đạo luật về Hệ thống giao
thông công cộng nhanh của thành phố cho phép Cơ quan Giao
thông đường bộ lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng, quàn lý, vận
hành và duy tu tuyến đường xe lửa và cũng cho phép thông
qua và điều tiết hoạt động của đường xe lửa. Đạo luật về Chồ
đỗ xe cho phép Cơ quan Giao thông đường bộ cung cấp chỗ
đỗ xe cho các xe ô tô, cấp phép và điều tiết việc sử dụng các
bãi đễ xe.
Các chi tiết kỹ thuật về tiêu chuẩn xe cộ, xây dựng và
thanh tra được cụ thể hóa thành các luật lệ và quy định.
Singapore không có nhà máy lắp ráp ô tô nên các luật lệ, quy
định, tiêu chuẩn và hướng dần được bắt nguồn chủ yếu từ các
nước lắp ráp xe cộ với công nghệ tiên tiến nhu Nhật Bản, Mỹ
và các nước thuộc khối EU, kể cả một số các tiêu chuẩn được
quốc tế công nhận được sử dụng trong các quy định về giao
thông đường bộ.
Một sổ đạo luật về giao thông hàng không như: Đạo luật
về Hàng không, Đạo luật cửá Singapore về quản lý hàng
không dân dụng, Đạo ỉuật Chuyên chở hàng hoá bàng đường
hàng không. Các luật lệ và quy định được nêu ra đều nằm
trong Hiệp định Chicago, Hiệp định Tokyo, Hiệp định Hagne,
Hiệp định Montreal và Hiệp định Vacsava.
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 159

Các luật lệ và quy định của Singapore về giao thông


đường thuỷ bao gồm: Đạo luật về Vận chuyển bằng tàu biển,
Đạo luật về Chống ô nhiễm biển, Các quy định do Cơ quan
Cảng và Biển quy định về an toàn đường biển và chổng ô
nhiễm biển phù hợp với các hiệp định quốc tế về hàng hải,
trong đó Singapore là một thành viên. Nhiệm vụ của Bộ Giao
thông vận tải là mang lại hiệu quà về chi phí trong giao thông,
là cửa ngõ để thúc đẩy tính cạnh tranh kinh tế và chất lượng
cuộc sống của Singapore. Để đạt được sứ mệnh đó, các chiến
lược được tiến hành bời các uỷ ban khác nhau.
Chiến lược và chính sách trong giao thông đường bộ bao
gồm: Kết hợp quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao
thông; Cung cấp các phương tiện giao thông công cộng có
chất lượng; Xây dựng mạng lưới đường bộ và công nghệ khai
thác để tối đa hoá công suất của nó.
Trong lĩnh vực vận chuyển hàng không, CAAS (Cơ quan
Hàng không dân dựng Singapore) chấp thuận: Chính sách
hàng không rộng rãi với mục tiêu là đảm bảo đủ khách và
công suất hàng hoá và mạng lưới hàng không rộng lớn; Chính
sách hiệu quả và chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu
của khách hàng.
Trong vận chuyển đường biển, nhiệm vụ của Cơ quan
Cảng và Biển là bảo vệ lợi ích hàng hải chiến lược của
Singapore và thúc đẩy Singapore trở thành một trung tâm
hàng hải quốc tế và cảng biển nổi tiếng trên thế giới. Các
chính sách và chiến lược được thực hiện là: duy trì cảng an
toàn, thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các nhà ga và cảng,
Phát triển toàn diện các dịch vụ hàng hải và cảng biển.
160 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chù biên)

Singapore có các kế hoạch để thúc đẩy dịch vụ giao thông


trong ngắn hạn như: mờ rộng mạng lưới tàu điện ngầm, xây dụng
lại toà nhà cùa Hãng Vận chuyển hàng hoá (thuộc hàng không).
Trong thực hiện các ngành và các nhóm cỏ mổi quan tâm
thích hợp khác như các tổ chức phi chính phủ, Hiệp hội Công
nhân... được tư vấn về những thay đổi chính sách quan trọng
khi có thể. Công chúng được khuyến khích cung cấp, phản hồi
thông tin thông qua các diễn đàn phản hồi cộng đồng. Trong
trường hợp giao thông đường bộ, các thành viên được chi định
trong Hội đồng Giao thông công cộng thông qua những thay
đổi về phí giao thông công cộng cùng với những nhà lãnh đạo
cộng đồng, các nhà vận hành giao thông công cộng, các viện
nghiên cứu và Chính phủ tham gia đưa ra các quyết định .
Trong hệ thống tàu điện ngầm (RTS: Rapỉd Transit
Systems), Singapore đã tiến hành xây dựng các tuyến NEL,
CAL, BP LRT, SKG LRT, PGL LRT và Marina. Taxi sẽ tiếp
tục cung cấp các dịch vụ và làm cầu nối về khoảng cách giữa
giao thông tư nhân và giao thông công cộng (xe buýt và xe
lửa). Khi bãi bỏ các quy định về phí taxi, các nhà điều hành
taxi linh hoạt đưa ra hàng loạt các dịch vụ có các mức giá
khác nhau để giải quyết vấn đề thiếu taxi trong những giờ cao
điểm. Các nhà điều hành taxi cũng sử dụng công nghệ hệ
thống định vị toàn cầu để cải tiến dịch vụ diện thoại, radio để
kết nối tốt hơn giữa cầu và cung taxi.
Cơ quan Giao thông đường bộ (LTA) tiến hành chương
tình làm việc với các nhà điều hành giao thông công cộng để
thực hiện một Hệ thống thông tin đi ỉại tổng hợp. Chương
trình sẽ cung cấp thông tin thực tế cho lữ khách về các hệ
thổng giao thông công cộng thông qua Internet, các kiốt về
Khung thể chế Phát triển bền vữhg.. 161

thông tin liên lạc và các đường dây nóng. Bằng cách đó, lữ
khách có thể đưa ra quyết định nên đi lại bằng phương tiện gì
dựa trên những thông tin được cung cấp đầy đù về giao thông
công cộng và thông tin thời gian đi lại thực tế.
Chính phủ đã xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông đường
bộ đồng bộ gồm mạng lưới đường bộ, các phương tiện và
thiết bị để tránh tai nạn và thu phí linh hoạt dựa trên mức độ
tắc nghẽn.
Trong lĩnh vực hàng không: Nhằm khuyến khích dịch vụ
có chất lượng và hiệu quả, Chương trình quản lý chất lượng
dịch vụ bao gồm các cán bộ giỏi nghiệp vụ đến từ các cơ quan
hàng không. Các hoạt động thuộc chương trình này có mục
đích là tảng hiểu biết về tầm quan trọng của dịch vụ chất
lượng thông qua các chiến dịch quảng cáo, qua các cán bộ
chuyên nghiệp để cung cấp dịch vụ tốt và tặng thưởng cho
những ai đem lại dịch vụ có chất lượng bằng việc trao giải
thưởng và các chương trình khuyến khích.
Trong lĩnh vực hàng hải: Singapore cố gắng duy trì vị trí
của mình như là một Trung tâm Cảng biển hàng đầu và phát
triển thành một Trung tâm Hàng hải quốc tế có tầm quan
trọng lớn. Cơ quan Cảng Singapore được hợp nhất vào tháng
10 năm 1997 với mục đích đưa cơ quan này ra khỏi chức năng
lập pháp để tập trung vào hoạt động thương mại.
Để nâng cao năng lực, giáo dục, đào tạo và nâng cao hiểu
biết: Các uỷ ban tổ chức các hội nghị, chuyên đề và các hội
thảo để đào tạo, cung cấp thông tin và cập nhật thông tin cho
các nhà hoạch định chính sách và đại diện các ngành về
những tiến bộ mới nhất trong các ngành công nghiệp của họ.
162 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

Kênh chính để nâng cao hiểu biết các vấn đề liên quan đến
PTBV trong giao thông vận tải là thông qua các phương tiện
truyền thông và các chiến dịch về quan hệ với công chúng.
Các thông tin thích hợp về giao thông có ở Website của Bộ và
các uỷ ban. Một số thông tin cũng được xuất bản để bán cho
công chúng như Thống kê về giao thông vận tải hàng không
của CAAS. Các số liệu thổng kê được thu thập bởi Vụ Thống
kê và Cơ quan Tái phát triển đô thị và các thông tin liên quan
có thể thấy trên Website của các cơ quan này.
Singapore được hỗ trợ sử dụng hệ thống mới của các giải
pháp tiến hành sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường.
Các quyết định lựa chọn các công nghệ được xác định bởi tính
thích hợp của công nghệ, chi phí và tính hiệu quả.
Singapore tham gia vào các diễn đàn khu vực (ASEAN,
APEC, WTO) với mục đích là cải thiện các dịch vụ giao
thông hàng không và hàng hải để giảm chi phí, và nhiều công
ước hàng không và hàng hải quốc tế.
5. Thương mại trong PTBV: Là thành viên tích cực của
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ tháng 1 năm 1995,
Singapore đã áp dụng các thoả ước quốc tế đã được ký kết.
Theo xếp hạng của WTO, Singapore là bạn hàng lớn thứ 16
trên thế giới. Ngoài ra, Chính phủ Singapore tích cực theo
đuổi FTA (Khu vực Thương mại Tự do) để tự do hoá và tạo
thuận lợi hơn nữa cho thương mại và đầu tư. Singapore cũng
sử dụng FTA làm nền tảng xây đựng các liên minh chiến lược
với các đổi tác địa chính trị chù chốt. Singapore đã ký các
Hiệp định song phương về tự do hoá thương mại (FTA) với
nhiều nước như hiệp định với Hoa Kỳ, với Hàn Quốc,
Panama, Hiệp định về Đối tác kinh tế Singapore - New
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 163

Zealand, Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương
giữa Singapore, Brunei, Chi Lê và New Zealand. Là thành
viên của Khối ASEAN, Singapore cũng tham gia vào Hiệp
hội Nghiên cứu Thị trường (MRA) trong các nước ASEAN.
Singapore cũng tham gia vào việc đưa ra các sáng kiến về hài
hoà hoá các tiêu chuẩn của ASEAN để thúc đẩy tiến trình hội
nhập Khu vực tự do hoá thương mại ASEAN (AFTA).
Singapore tham gia vào các diễn đàn kinh tế khu vực như
APEC và ASEAN. Các quốc gia đối tác thương mại lớn nhất
của Singapore, theo thử tự là: Malaysia, Mỹ, Nhật Bản và
Trung Quốc.
Singapore là một trong các nền kinh tế có quy chế thương
mại tự do nhất trên thế giới, phần lớn các hàng hoá và dịch vụ
được cho phép nhập khẩu miễn thuế, loại trừ các loại hàng
hoá sau: rượu, các sản phẩm thuốc lá và xe cộ. Tất cả các
hàng hoá nhập khẩu vào Singapore đều phải đóng thuế dịch
vụ và hàng hoá (GST) với mức 5% của giá CIF, cộng với thuế
nhập khẩu, nếu phải trả. Hàng hoá nhập khẩu vào Singapore
phải có giấy phép hải quan. Các công ty có thể xin giấy phép
hải quan thông qua mạng Trade Net. Từ 1989, Singapore đã
thực hiện việc nộp tờ khai hải quan điện tử thông qua Trade
Net đối với các loại hàng nhập khẩu, xuất khẩu và hàng trung
chuyển. Ngày nay, khoảng 99% các giấy phép hải quan được
thông qua trong ngày bời Cục Hải quan Singapore thông qua
mạng Trade Net.
Bảo tồn quản lý các nguồn tài nguyên cho PTBV
6. Bảo vệ kh í quyển: Các bộ tham gia vào các vấn đề liên
quan đến biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng là Bộ Môi
trường và Tài nguyên nước (MEWR), Bộ Công thương, và
164 TS. LƯU BÁCH DỬNG (Chủ biẻn)

Văn phòng Chưởng lý, trong đó MEWR có vai trò chính. Cơ


sở pháp lý của các hoạt động bảo vệ bầu khí quyển là: Bản dự
thảo Montreal (1987) được thông qua ngày 5/1/1989 và Bản
sửa đổi Luân Đôn (1990) được thông qua ngày 2/3/1993; Báo
cáo cuối cùng cho bản dự thảo Montreal được chuẩn bị năm
1995; Hiệp định khung của LHQ về biến đổi khí hậu được ký
ngày 13/6/1992; Đạo luật Không khí sạch, năm 1971. Chiến
lược được thực thi ờ Singapore là chọn các biện pháp không
gây hối tiếc chẳng hạn như thúc đẩy hiệu quả về năng lượng.
Các chương trình chủ chốt giải quyết các vấn đề về biến
đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao bao gồm: Chuyển từ
sử dụng nhiên liêu dầu sang sử dụng khí ga tự nhiên; Thúc
đẩy việc sử dụng nhiên liệu một cách hiệu quả trên cả hai khía
cạnh cung và cầu; Thiết lập hệ thống giao thông công cộng
thuận tiện và hiệu quả để kìm chế tốc độ tăng phương tiện đi
lại của người dân; Các chương trình giảm thiểu rác thải; Các
chương trình khuyến khích doanh nghiệp lồng ghép vấn đề
môi trường vào trong hoạt động kinh doanh, chẳng hạn như
Ưỷ ban quốc gia về ISO 14000.
Sự tham gia của các bên liên quan phụ thuộc vào các vẩn
đề cần bàn bạc, các nhỏm thích hợp sẽ được mời tham gia vào
việc hình thành các chính sách hoặc đưa ra các phản hồi đối
với các chỉnh sách đề xuất. MEWR hoạt động như là một cơ
quan điều phổi các cơ quan, tổ chức chính phủ, chịu trách
nhiệm về xây dựng các chiến lược và chỉnh sách để kiểm soát
việc tiêu thụ ODS trong các ngành công nghiệp. Bộ Công
Thương, thông qua Uỷ ban phát triển thương mại, là cơ quan
quản lý việc phân bổ hạn ngạch và đấu thầu để kiểm soát việc
tiêu thụ ODS phù hợp với các quy định của Nghị định thư.
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 165

Chính phủ và khu vực tư nhân đã phối hợp trong nhiều hoạt
động thuộc chương trình này.
Điện năng sản xuất từ dầu nhiên liệu và khí tự nhiên có
lượng phác thải các bon chiếm khoảng một nửa tổng lượng
phác thải cacbon dioxide ở Singapore. Các chương trình bảo
tồn nguồn lực có mục tiêu là giảm thiểu việc sử dụng năng
lượng, nước và các nguyên liệu thô khác và do vậy giảm việc
phát sinh rác thải trong đó có khí thải.
7. Quản lý nước ngọt: Ở Singapore, Uỷ ban Dịch vụ công
(PUB) thuộc Bộ Công thương chịu trách nhiệm quản lý các
nguồn nước ngọt. Ban Quản lý chịu trách nhiệm trong việc
cung cấp một cách thường xuyên và hiệu quả nguồn nước
sạch cho nhân dân với mức chi phí kinh tế nhất. PƯB là cơ
quan chịu trách nhiệm về các chính sách kinh tế ở Singapore.
Trong việc quản lý các nguồn nước ở địa phương, PƯB phối
hợp với các bộ ngành khác của chính phủ, như Bộ Phát triển
quốc gia trong vấn đề sử dụng đất, MEWR trong việc kiểm tra
ô nhiễm nguồn nước, Bộ Tư pháp trong các vấn đề luật pháp
và các quy định. PƯB giữ mối quan hệ mật thiết với các cơ
quan của chính phủ có liên quan trong việc mở rộng mạng
lưới cung cấp nước và quy hoạch sử dụng đất, bao gồm cả
việc kiểm soát ô nhiễm nước thải. PUB cùng với các cơ quan
chính phủ khác được trao quyền hợp pháp trong việc xây
dựng lập phảp và các quy định để bảo vệ các lưu vực nước,
các nguồn nước sông, suối và hồ nước. Các đạo luật và các
quy định chính liên quan đến các hoạt động sử dụng, bảo vệ
tài nguyên nước ngọt, đỏ là: Đạo luật về dịch vụ công cộng;
Các quy định về dịch vụ cồng cộng (cung cấp nước sạch); Các
quy định về lưu vực sông; Đạo luật về quản lý ô nhiễm và
166 TS. LƯU BÁCH DÙNG (Chủ biên)

nước thải; Quy định về nước thải đầu ra; Đạo luật về các chất
độc. PƯB sử dụng các hướng dẫn về nước sạch của WHO như
là tiêu chuẩn để giám sát chất lượng nước sạch ở Singapore.
PUB sử dụng các tiêu chuẩn Singapore CP 48:1989 - tiêu
chuẩn cung cấp nước sạch do Ưỷ ban Tiêu chuẩn và Năng
suất Singapo xuất bản. Các tiêu chuẩn Singapore được coi
như là hướng dẫn dành cho các nhà kiến trúc, các kỹ sư và thợ
nước đã được cấp giấy phép. Các tiêu chuẩn của Anh và tiêu
chuẩn ISO cũng được sử dụng.
Singapore xây dựng chính sách quốc gia bao trùm tất cả
các vấn đề chủ yếu về quản lý nguồn nước ngọt. Theo
Chuơng trình Phát triển hệ thống thoát nước, MEWR xây
dựng các đường tiêu thoát nước và các kênh tiêu mới để giảm
úng lụt ờ các vùng ngập lụt và để cung cấp đường thoát nước
cho các khu vực mới phát triển. Singapore cũng duy trì 22 đập
ngăn nước thuỷ triều để bảo vệ các vùng đất thấp chống lại
triều cường.
Chính sách về giá nước của Singapore được xây dựng dựa
trên mục tiêu bù đắp chi phí và hỗ trợ việc tiết kiệm nước.
Các kích thích tài chính để khuyến khích việc tiết kiệm nước
trong ngành công nghiệp và phạt tiền để không khuyến khích
việc sử dụng lãng phí nước. Cơ cấu mức phí nước bao gồm
hai loại chính sau: (1) hộ gia đình và (2) cho công nghiệp và
thương mại. Thuế tiết kiệm nước (theo % của mức phí nước)
cũng được áp dụng. Mục tiêu là nhằm phản ánh tầm quan
trọng mang tính chất chiến lược của nước và để chuẩn bị tăng
mức phí nước cao hơn trong tương lai. Chi phí nước sỗ được
bù đắp hoàn toàn (100%) thông qua giá cả. PƯB phổi hợp
chặt chẽ với các doanh nghiệp, các ngành, các tổ chức nghề
nghiệp trong việc xây dựng các chính sách.
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 167

Chống ô nhiễm nguồn cung cấp nước ngọt được thực hiện
thông qua việc giám sát các lưu vực, bao gồm các hành động
thực thi của các cơ quan liên quan và không ngừng giám sát
chất lượng nước.
Tiết kiệm nước là một chính sách quốc gia ở Singapore đo
các nguồn nước hạn hẹp. Kế hoạch tiết kiệm nước toàn diện
đã được xây dựng để kiểm chứng nhu cầu về nước ngày càng
tăng và đảm bảo rằng nước được sử dụng hiệu quả. Kế hoạch
này bao gồm các khía cạnh: giáo dục, bắt buộc lắp đặt các
thiết bị tiết kiệm, tái sử dụng và tái chế, thay thế nước sạch
bằng nguồn thích ứng khác, kiểm tra hệ thống cấp nước.
Toàn dân đều được phục vụ nước sạch. Tất cả nước là do
PUB cung cấp và đều đã qua xử lý, đạt chuẩn nước uống. Một
trăm phần trăm (100%) nước thải được xử lý. Việc cung cấp
nước từ hai nguồn: nội địa và nhập từ vùng đất Johor thuộc
nước láng giềng Malaysia.
Quy hoạch tổng hợp và chi tiết về việc sử dụng đất và
chính sách về việc tất cả nước thải phải được thoát vào các
cống thải đã giúp cho việc bảo vệ các lưu vực sông khỏi bị ô
nhiễm. Việc giám sát chặt chẽ chất lượng các dòng nước và
hồ được tiến hành để đánh giá tác động của đô thị hoá và hiệu
quả của các biện pháp kiểm soát ô nhiễm. Ngoài ra, hàng ngày
tiến hành thử nghiệm đo lường các chất hoá học và vi khuẩn
để đảm bảo rằng nước đã qua xử lý đáp ứng các quy định
hướng dẫn của WHO về chất lượng nước sạch.
Hệ thống máy tính lưu trữ các thông tin về rò ri, hiện trạng
các đường ổng và phản hồi của khách hàng. Thông tin được
sử dụng để lập kế hoạch việc khôi phục và thay thế các đường
ống nước.
168 TS. LƯU BÁCH DÙNG (Chủ biên)

PƯB đang nghiên cứu lắp đặt đường ống từ lưu vực đến
các nguồn cung nước trong vùng, tiếp tục việc xây đựng nhà
máy khử mặn đầu tiên ở Singapore;
- Đào tạo cán bộ, công nhân về các kiến thức cần thiết;
- Thăm các khách hàng lớn để kiểm tra và đưa ra các
khuyến nghị về tiết kiệm nước, khuyến khích các khách hàng
lớn trang bị các bộ điều chinh nước để kiểm soát và giám sát
chặt chẽ việc tiêu dùng nước của họ;
- Cung cấp và thu nhận thông tin qua website của mình
trên mạng internet.
Các chiến dịch tiết kiệm nước được tổ chức để nêu bật:
việc người dân Singapore cần thiết phải tiết kiệm nước và
chấp thuận thói quen tiết kiệm nước như là một cách sống.
Các hoạt động bao gồm triển lãm về tiết kiệm nước, quảng
cáo trên truyền thông, các sự kiện cộng đồng và các hội nghị
chuyên đề với các giáo viên trong các trường học, liên minh
các ngành và khách sạn để tranh thủ sự hỗ trợ của họ đối với
các nẫ lực tiết kiệm nước.
về mặt nghiên cứu và công nghệ, các quyết định lựa chọn
công nghệ được dựa trên các cân nhắc xem xét như chi phí,
tính khả thi công nghệ đã được kiểm chứng, tác động môi
trường, yêu cầu về công suất để duy tu và vận hành bằng máy
tính hoặc vận hành tự động. Các quy trình sử dụng để tinh chế
nước là: lọc, làm đông lại, khử trùng bằng clo, ôzôn hoá, và
khử muối.
về mặt tài chính, vốn và chi phí định kỳ xây dựng và vận
hành các nhà máy xử lý nước và nước thải do chính phủ tài
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 169

trợ và được bù đắp từ người sử dụng theo nguyên tẳc: người


gây ra ô nhiễm phải trả tiền bàng cách đóng phí và lệ phí.
Từ 1988, PUB đã đầu tư 831 triệu đôla Singapore vào cơ
sờ hạ tầng cung cấp nước sạch.
PƯB là cơ quan tự hạch toán. Phí nước đảm bảo rằng: việc
bán nước hàng năm sẽ bù đắp toàn bộ chi phí cung cấp nước,
bao gồm cả hoàn vốn đầu tư hợp lý.
Trong hợp tác quốc tế, PƯB là thành viên của Hiệp hội
cung cấp dịch vụ nước quốc tế và Hội đồng hợp tác cung cấp
nước và vệ sinh. PƯB đáp ứng các yêu cầu của ADB và
ESCAP để cùng phối hợp tổ chức các hội nghị chuyên đề đào
tạo cho các nước thành viên đang phát triển. PƯB cũng yêu
cầu WB cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho một số dự án cung cấp
nước do WB cấp vốn. Từ năm 1997, Singapore đã tiến hành
hợp tác với nước láng giềng cùng làm sạch eo biển Johor.
8. Bào vệ đại dương và các vùng ven bờ biển: Cơ quan
Cảng và Biển (MPA) chịu trách nhiệm bảo vệ môi trường
biển từ các hoạt động trên biển. Các bộ và cơ quan chủ chốt
tham gia vào các vấn đề liên quan đến biển đổi khí hậu và
mực nước biển dâng lên là MEWR, Bộ Công thương và Văn
phòng Chường lý. về luật pháp, Singapore phê chuẩn “Công
ước của LHQ ve Luật Biển” ngày 17/11/1994. Các quy định
do Cơ quan Cảng và Biển đề ra về an toàn trên biển và ngăn
ngừa ô nhiễm biển tuân theo các điều khoản trong các Công
ước quốc tế về Biển mà Singapore là một thành viên. Đạo
luật về Ngăn ngừa ô nhiễm biển cụ thể hỏa các điều khoản
thuộc “Phụ lục I, II và III” của “Công ước MARPOL 73/78”
170 TỒ. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

Đạo luật Vận chuyển hàng hoá bằng đường biển (trách nhiệm
dân sự và bồi thường đối với việc gây ô nhiễm từ dầu) năm
1998 cụ thể hóa các điều khoản trong công ước CLC92 và
Fund 92.
Chính sách quốc gia hướng tới phòng ngừa ô nhiễm môi
trường biển được dựa trên: Tăng cường an toàn hàng hải; Các
quy định nhằm đảm bảo rằng các tàu thuyền được thiết kế,
trang bị, vận hành và quản lý để chống ô nhiễm biển, dựa trên
các quy định quốc tế đã được thông qua; Thực thi một cách
nghiêm khắc các quy định của pháp luật.
Việc đuy trì tiêu chuẩn cao nhất để sẵn sàng ứng phó thể
hiện qua: Kế hoạch đối phó chi tiết để giải quyết các trường
hợp khẩn cấp có thể xảy ra trên biển; Diễn tập thường xuyên
để đảm bảo rằng hoạt động của các kế hoạch này là trôi chảy;
Đền bù đầy đủ để đảm bảo tính bền vững trong các nỗ lực
nhằm bào vệ môi trường biển; Tiếp tục học hỏi để nâng cao
kiến thức về các phương pháp, công nghệ hiệu quả trong việc
bảo vệ môi trường biển.
Trong thực hiện, các chương trình cụ thể nằm trong
phương pháp toàn diện của MPA để bảo vệ môi trường biển
bao gồm:
- Tăng cường an toàn hàng hải: Hợp tác chặt chẽ với các
nước láng giềng, Indonesia và Malaysia, để xây dựng các biện
pháp nhằm tăng cường an toàn hàng hài trong các eo biển
Malacca và eo biển Singapore.
- Cuộc chiến chống sự cố tràn dầu: Thường xuyên diễn
tập, với sự tham gia cùa các cơ quan chính phủ và khu vực tư
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 171

nhân, thường xuyên tham gia diễn tập chống sự cố tràn dầu
với các nước láng giềng.
Cơ quan Cảng và Biển (MPA) đã:
- Tham vấn với các cơ quan và các NGO, Hiệp hội
Doanh nghiệp và các ngành cỏ liên quan khi xem xét gia nhập
một công ước cụ thể.
- Tham gia tích cực vào các diễn đàn quốc tế và trong
nước về nâng cao năng lực phòng ngừa ô nhiễm và bảo vệ
môi trường biển; Tiến hành nhiều hội nghị chuyên đề và các
hội thảo về các chủ đề nhằm nâng cao năng lưc, giáo dục, đào
tạo và nâng cao nhận thức.
Các thông tin quốc gia về ô nhiễm biển như các chi tiết về
các sự cố tràn dầu, sự di chuyển của vết dầu loang ở
Singapore, sự tuân thủ các luật pháp và các quy định của
Singapo do MPA cung cấp.
Trong nghiên cứu, đã nghiên cứu về loại bỏ sự cổ tràn dầu
bằng phương pháp sinh học, các mô hình số hoá về sự di
chuyển và sự cố dầu loang. Công nghệ được lựa chọn dựa trên
tính hiệu quả, tính bền vững và hiệu quả chi phí.
Singapore tham gia Công ước LHQ về Luật biển, là thành
viên của các công ước IMO và nhiều công ước liên quan khác.
Singapore hợp tác với các nước ASEAN khác và Nhật Bản
trong Dự án về sin sàng ứng cứu tràn dầu (OSPAR) trong
vùng biển ASEAN. Ưỷ ban quản lý OSPAR, bao gồm các
nước ASEAN và Nhật Bản đã được thành lập để giám sát và
đánh giá việc quản lý và sừ dụng các trang thiết bị được cung
172 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

Cấp và tiếp tục tổ chức diễn đàn về các vấn đề về sự cố tràn


dầu trong khu vực. Singapore cũng hợp tác với các nước láng
giềng trong cuộc chiến chống tràn dầu ờ eo biển Malacca và
Singapore. Liên quan đến biến đổi khí hậu và eo biển các vấn
đề từ việc nước biển dâng lên, Singapore tham gia các chương
trình và các cuộc họp cùa IPCC (Ưỷ ban Liên chính phủ về
biến đổi khí hậu).
9. Đa dạng sinh học: Uỷ ban Công viên quốc gia thuộc
Bộ Phát triển quốc gia chịu trách nhiệm về đa dạng sinh học.
Cơ quan Hoạch định về quy hoạch đất đai lưu giữ kế hoạch và
ý kiến phản hổi cùa các bên có liên quan trước khi đưa ra
quyết định về sử dụng đất. Cơ sở pháp lý của các hoạt động
bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học dựa trên: Đạo luật về
Công viên quốc gia, Đạo luật về Công viên và Cây cối, Đạo
luật về Các Loài có nguy cơ tuyệt chủng (xuất và nhập khẩu),
Đạo luật về Các Loài chim và Động vật hoang dã và Đạo luật
về Kiểm soát thực vật giải quyết các vấn đề về đa dạng sinh
học. Kế hoạch Xanh Singapore là minh chứng về phương
pháp tiếp cận của Singapore đối với việc quản lý môi trường,
trong đó bảo tồn thiên nhiên là một hợp phần.
Việc tham gia của các nhổm cộng đồng vào việc bảo vệ và
bảo tồn đa dạng sinh học được khuyến khích thông qua các
hoạt động sau: Tuần lễ xanh và sạch; Trao giải thưởng cho
thành tích đạt được của ỉớp thanh niên; Các khoá học thêm
của Trường dạy nghề làm vưòn; Các hoạt động của Hội đồng
môi trường Singapore; Chương trình công viên (Park
Programme) của Uỷ ban công viên quốc gia và Chương trình
Khung thể chế Phát triển bển vững.. 173

tái trồng rừng với sự tham gia của các trường học và các tổ
chức thanh thiếu niên.
Các chương trình và dự án chính đã tiến hành là: Xây dựng
các chính sách về bảo tồn thiên nhiên, tiếp cận đến các nguồn
gien và an toàn sinh học; Xác định và bảo vệ đại diện các vùng
sinh thái; Điều tra, kiểm kê và giám sát các loài sinh học bản
địa; Phục hồi các dự án sinh thái; Thiết lập cơ sở dữ liệu về đa
dạng sinh học; Phối hợp và xác định các dự án nghiên cứu khoa
học thích hợp với lưu trữ tài liệu và quản lý đa dạng sinh học;
Các chương trình mục tiêu về nâng cao hiểu biết và giáo dục về
bảo tồn tại các trường học và noi công cộng.
Việc nâng cao năng lực, giáo dục, đào tạo và nâng cao
nhận thức về PTBV và các nguồn lực đa dạng sinh học được
thực hiện thông qua: Tuần lễ xanh và sạch, các chương trình
và các hoạt động của Hội đồng Môi trường Singapore.
Các số liệu về đa dạng sinh học do ủy ban Công viên
quốc gia cung cấp.
Lĩnh vực nghiên cứu, tìm kiếm công nghệ được chú trọng
phát triển là; An toàn sinh học và công nghệ thân thiện với
môi trường, an toàn cho sức khoẻ con người khi chọn lựa
công nghệ.
Tài chỉnh: Lĩnh vực này được cấp từ ngân sách quốc gia.
Đối với một số dự án thì hợp tác với khu vực tư nhân.
Singapo là thành viên của: Công ước về đa dạng sinh học;
Công ước về buôn bán quốc tế các loài có nguy cơ tuỵệt
chủng và nhiều tổ chức quốc tể và khu vực liên quan đến bảo
tồn tự nhiên và đa dạng sinh học.
174 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

10. Quản lý chất thải rắn


“Chương trình Tái chế quốc gia” được khởi xướng vào
tháng 4 năm 2001, với mục đích là đưa các phương tiện tái
chế đến gần hơn tới người tiêu dùng. Theo chương trình này,
tất cả các cư dân sinh sống ờ các khu nhà của Ưỷ ban Phát
triển và nhà ở (HDB) phải để rác tái chế vào trong túi ni lông
hoặc cho vào thùng và đặt chúng ờ trước cửa nhà để được thu
gom lại đưa đi tái chế. Đến tháng 12 năm 2005, năm mươi sáu
phần ứăm (56%) người dân Singapore đã tham gia vào
chương trình này. Vào năm 2007, mọi việc đã trờ nên thuận
tiện hom: Các thùng đựng rác được đặt trước khu nhà để cư
dân có thể đổ rác vào bất kỳ thời điểm thích hợp nào. Cơ quan
Môi trường quốc gia (NEA) cũng cung cấp các phương tiện
tái chế rác thải ở các khu ký túc xá, trường học, công sờ, phố
buôn bán lớn và các khu công nghiệp. Các phương tiện tái chế
tăng từ 14% năm 2002 lên 43% vào tháng 12 năm 2005.
Trong khi đó, các trường có nơi tái chế rác thải tăng từ 2% lên
78% trong cùng giai đoạn kể trên và con số đó có xu hướng
ngày càng tăng.
Tỷ lệ tái chế rác thải ở Singapore đạt 49% vào năm 2005,
và đến năm 2012 dự kiến đạt 60%. Chương trình tái chế đã
vươn xa hơn, đến tất cả các nhà máy. Các nhà máy đều đưa
chương trình tải chế vào. Thông qua các chiến dịch quốc gia
như: Ngày tái chế, Tuần lễ xanh và sạch, hiểu biết của người
dân về tái chế được nânp cao. NEA đã phổi hợp chặt chẽ với
các NGO như Hội đồng Môi trường Singapore, và với các
hiệp hội công nghiệp như Hiệp hội Tái chế và quản lý rác thải
Singapore để đưa đến các đối tác và các nhà bảo trợ cho các
Khung thể chế Phát triển bền vững. 175

chương trình này. Để giúp phát triển ngành công nghiệp tái
chế, NEA đã đưa ra các sáng kiến như 20 triệu đôla cho
Chương trình Sáng tạo cho bền vững môi trường. Năm 2001,
Bộ Môi trường và Tài nguyên nước dành khoảng 20 triệu đôla
Singapore cho Quỹ Sáng tạo trong bền vững môi trường. Mục
tiêu là khuyến khích và giúp đỡ các công ty thực hiện các dự
án sáng tạo về môi trường nhàm đạt được mục tiêu đề ra là
bền vững môi trường.
Các tổ chức tham gia quản lý chất thải rắn bao gồm:
Doanh nghiệp và ngành công nghiệp, các nhà thu gom rác thải
được cấp phép, Chính quyền địa phương (Hội đồng thành
phố) chịu trách nhiệm quản lý ở địa phương dịch vụ thu gom
rác thải từ hộ gia đình và cơ sở sản xuất đến các điểm tập kết
rác. Việc cung cấp phản hồi thông qua các buổi đối thoại với
chính phủ.
Nhờ phát triển mạnh công nghiệp tái chế chất thải, bãi
rác Semakau rộng 350ha (giữa hai đảo Pulau Semakau và
Pulau Sakeng) dự kiến hoạt động trong 30 năm đã có thể
lên trên 40 năm và nơi đây đã dược xây dựng thành điểm
du lịch sinh thái.

2.4.4. Kết quả thực hiện CTNS21 quốc gia qua các chỉ
báo PTBV
(Xem Bảng 4: Các chi báo PTBV của Singapore)
BẢNG 4. CÁC CHỈ BÁO PHÁT TRIÊN BỀN VỮNG CỦA SINGAPORE
BVd SINGAPORE DVtính 2000 2001 2002 2004 2005 2006 2007 N guỔ nslM
Km1 699.4 NGTK 2007
in ngưtt) 1000 4180 4240 4340 4480 4588 NGTK2007
SỐ (ngtlM /km1) 6517 ỊNGTK2007
v í kỉnh t í
him trong nưto (GDP), giâhiệntâ Triệu $ 88069.1 107401 1 116693.4 132158.5 161546.6 ^IGTK2007; ASEAN
uân đáu ngưởí theo già Nện tại 1 21089.3 25340.6 26876.7 29474 35206.1 ^GTK2007;ASEAN
uân đáu ngưtìí thao sức mua tuohg đương Ư$ppp 37359.9 ^GTK2007;ASEAN
ưởng GDP theo Qíả oố đĩnh % 9.41 -2.37 4.16 8.8 6.62 7.88 9.3 ^GTK2007; ASEAN
ất hàng nàm của CPI vào cuối kỳ 4.4 K$TK2007
iôu đùng nâm so VỚI nám 2000=100% % 100 101.6 102.8 103.3 104.3 •JGTK 2007
_ J il_ _ 125.2 198.6 229.6 271.8 283.6 NGTK2007; ASEAN
ĩỷ $ 116 164 200 239 249.2 NGTK2007;ASEAN
hii trôn GDP %
xuát và nhâp khẩu /GDP % 385.6 ASEAN 2006

ỉ5
1
1

ASEAN 2008
t
1

TriéuS 32.8
ửng nâm TriôuS 24055.4 8986 ASEAN 2008
ng FDI tử nảm 2005 đén 2006 % 9053.5 ASEAN 2008
trong nưởc trên GDP % 13.4 60.4 T4 và DB
ớc ngoài trên tổng sp quóc gia (GNP) % 9.6 |T4 vầ DB
oài TỷS 19.4 T4vâD6
1

4
!

Nghìn m* 26878 (97) o/chỉ là TT


1

dùng năng lượng thuong phàn BQ người 97 ka 8661(97) o/ch?l*TT


iên sẩn xuát Triôu kwh 34665 36810 38213 39442 NGTK2007
n theo đáu rtgưũt kwh 7961 31125 NGĨK2007
ng nàng lưoríg cớ thổ tối sinh trên tổng số %
t CFC.:(ODS): 2001 Tán 22 TIQG
tíi sinh trèfì tổng só % 54 TIOG
v4 x ỉ hôỉ
dân số hàng nám % 0.6; ^GTK 2007
h thi (42% (80); 57%{99)) % 100 NGĨK2007
ng dưới đưOnq nghèo đối: 15,5(89). 8(98) % I 2,7(08) Ịo/chìlâTĨ
btèp trên tổng số lao động % 3.4 3.1 2.7 2.1 NGĨK2007
sưy dinh dưỡng ừéntổngsố % o/cHlâTT
oc sử dung nưởc sach trên tổng số % 100 TIQG
ởn biết chứ % 95.7 ^4vâ06
48.5(98); % 42,5 (98) o/chH àĩTvà NGTK
p hang HOI Hè số 0,916(25) 0,922 (25) oldti là TT
v í mỏỉ trưởng
ng năm khổng Khí ồ nhtẻm ở mức tòt cho sức Khỏe Ngây 322 TIQG
thải cacbon dioxit trên đáu người Kg 13.8 21.6 TIQG
rên tổng điên tích tư nhi*ĩ. 65.9(90) % 3.3 UN 2000
g Km2
ng <Jươc bảo lổn; tỷ \ệ %STN 2004 Km2 30; 4.3 UN 2004
vể thí chí
TNS 21 quốc gia vâ cáp Ọa phưong 1999
cổng ước QUÓC tế đâ kỷ kết
áy tính / lOOOdâr» cái 483 T4 và OB
đung Internet 1000 rvgưởi 1500 2420 olứù lâ TT, Web
dung Internet trôn 1000 dân 469
thoa /1000 dân cái 1168 >1225 o/chề tả TT, web
N/C vâ tné) khai /GDP (89-2000) % 1.89 7 o/chí ià TT. TIQG
ngưũí và cùa do các thảm hoa vé thiên tai
ố NT tham nhũng 2003 trôn 133; 2006/163 5*5/ Web

SEAN - Các Mu chỉ vĩ mồ ASEAN


hống kè, Mén gtồm TK 2007 Chỉ số: HDI NGTK
, tử các quốc ý ê vả vùng lành thổ.. T4véDB
hàn tích thỗng tin vé dự báo
cơbản chọn lựa ASEAN (năm) ASEAN
tỗng trưởng kinh té O/chílâTT
hợp quốc lim 2000,2004 UN
uốc gia thực hiện CĨNS21 TIQG
178 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

2.4.5. Những thành công và chưa thành công của


khung thể chế PTBV Singapore, nguyên nhân
Những thành công, nguyên nhân:
Singapore đã thành công trong phát triển kinh tế: thể hiện
trong tăng trưởng GDP hàng năm nhất là các năm 2000,
2004, 2006 và 2007 với mức tăng gần 8 đến trên 9%. Điều đó
đã tạo ra GDP bình quân theo đầu người theo giá hiện tại năm
2007 đạt 35206$ và theo sức mua tương đương đạt xấp xi
37360$: đạt mức cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Các
cân đối vĩ mô vứng chắc: đầu tư trong nước và nước ngoài lớn
nhất trong các nước ASEAN; cán cân thương mại hàng hóa
dịch vụ luôn dương, nợ nước ngoài thấp và một nền kinh tế
khá thân thiện với môi trường do tiêu thụ các chất CFC và
ODP ở mức thấp và tỷ lệ chất thải tái sinh cao.
Những thành công trong phát triển xã hội thể hiện tỷ lệ
dân nghèo, tỷ lệ lao động thất nghiệp rất thấp, Tỳ lệ dân
được sử dụng nước sạch, tỷ lệ người lớn biết chữ, chi sổ
HDI rất cao.
Những thành công về mặt môi trường thể hiện qua: số
ngày trong năm không khí thành phổ có chỉ số ô nhiễm ở mức
tốt cho sức khỏe rất cao (322 ngày), tỷ lệ diện tích được bảo
tồn trên tổng diện tích tự nhiên cao.
Những thành công về mặt thể chế cũng rất rõ rệt: thể
hiện qua việc thực hiện và xây dựng CTNS21 rất sớm so
với nhiều nước trong khu vực; tham gia, thực hiện nhiều
công ước quốc tế và năng lực của thể chế vào diện lởn nhất
trong khu vực.
Khung thể chế Phát triển bền vững. 179

Đạt được các thành quả trên là từ các nguyên nhân sau:
1. Từ khi độc lập (1965) Singapore đã từng bước kiềm chế
lạm phát, thực hiện ổn định chính trị và xã hội. Đất nước đi
vào ổn định và phát triển từ những năm 70 và trở thành một
nước phát triển vào cuối thế kỷ XX (nhừng năm 1990).
2. Hệ thống luật pháp cùng các quy định chặt chẽ, khá ổn
định và đi sát với yêu cầu phát triển quốc gia. Hệ thống luật
pháp về chất lượng môi trường và bảo vệ môi trường thiết
lập sớm, với nhiều quy định và tiêu chuẩn rõ ràng, việc thực
thi mạnh mẽ và hiệu quả.
Chính sách phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện của đất
nước, đó là phát triển các ngành điện tử, bán dẫn, công nghiệp
lọc dầu, đóng và sửa chữa tầu biển, chế biến, gia công xuất
khẩu; Phát triển mạnh thương mại và dịch vụ vận tải đường
biển, hàng không.
Chính sách thu hút đầu tư cởi mở, chính sách thương mại
tự do và thông thoáng, nhiều mặt hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất
lượng ISO 14001 (trong đó có các tiêu chuẩn về chất lượng
môi trường).
Các chính sách về sử dụng tài nguyên (nhất là nước), sử
dụng năng lượng phù hợp với điều kiện đất nước đã thúc đẩy
phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Kế hoạch Xanh Singapore được xây dựng từ cuối những
năm 1980, sau đó phát triển lên thành CTNS21 vào những
năm 90 của thế kỷ XX.
3. Các tổ chức trong bộ máy nhà nước đã hoạt động tích
cực và sự phối hợp chặt chẽ trong thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ, chính sách, chương trình và dự án góp phần đạt đến
các mục tiêu và giá trị PTBV đặt ra.
180 TS. LƯU BÁCH DÙNG (Chủ biên)

Bên cạnh hệ thống cơ quan tổ chức chuyên ngành, Chính


phủ còn thành lập các cơ quan liên ngành như: Cơ quan điều
phối PTBV là Hội đồng Môi trường Singapore (thành lập
1992), sau đó là ủy ban Liên Bộ về PTBV (tháng 2 năm
2008) để điều phổi các hoạt động liên ngành, liên vùng, gắn
kết việc sử dụng hợp lý các nguồn lực tự nhiên, bảo vệ môi
trường với phát triển kinh tế, xã hội.
Nguồn nhân lực được đào tạo tốt đáp ứng nhu cầu phát
hiển ở một trinh độ cao, tham gia hội nhập quốc tể.
Các quyết định có sự tham gia tích cực của ba khu vực: tư
nhân, công và người dân (3P); do có mạng lưới thông tin
(Internet, điện thoại) và truyền thông phát triển, trình độ dân
trí cao nên huy động được tham gia đông đảo của các nhóm
xã hội và người dân.
4. Singapore đã xây dựng được một hệ thống cơ sở hạ
tầng tốt: Mạng lưới giao thông đường bộ, thủy, hàng không,
mạng lưới thông tin, hệ thống tài chính để phục vụ cho phát
triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
Hệ thống hạ tầng về kinh tế, xã hội và môi trường tốt, luôn
được bổ sung, nâng cấp và hoàn thiện. Hệ thống các trường
đạt tiêu chuẩn quốc tế về đào tạo. Nhà ở và trụ sở làm việc
đáp ứng đầy đù cho nhu cầu người dân và các cơ quan cho tổ
chức trong và ngoài nước làm việc.
Những mặt chưa thành công, nguyên nhân
Do Singapore là một nước nhỏ nên quy mô thị trường
trong nước bị hạn chế và việc phát triển kinh tế của đất nước
phải tính đến các vấn đề về môi trường và kiểm soát ô nhiễm.
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 181

Là một đất nước hạn hẹp về tài nguyên thiên nhiên và mật độ
dân số cao, Singapore đang phải đối mặt với vấn đề về rác
thải sinh hoạt, thiếu tài nguyên nước ngọt và mức độ tiêu
dùng năng lượng thương phẩm theo đầu người cao mà hầu hết
là năng lượng hóa thạch.
Là một đất nước phụ thuộc chủ yếu vào ngoại thương, để
đáp ứng được sự cạnh tranh trong việc mở rộng thị trường
sang Trung Quốc, chính phủ Singapore đã phải đầu tư hom
nữa vào việc phát triển hạ tầng (phần cứng cũng như phần
mềm). Các yêu cầu nghiêm ngặt trong việc thực thi các chính
sách về môi trường đã dẫn đến tăng các chi phí hoạt động và
Singapore sẽ đánh mất tính cạnh tranh so với các nền kinh tế
mới nổi như Thái Lan và Malaysia.
Công nghệ áp dụng ở Singapore phần lớn là công nghệ
thân thiện với môi trường và đây là những vấn đề mới. Hiện
nay hơn 50% công nhân lành nghề trong các ngành công
nghiệp như công nghiệp nặng và hoá chất đều là người nước
ngoài, trong những năm tới, Singapore sẽ phải gấp rút đào tạo
trong các lĩnh vực này.
Những khó khăn trên xuất phát từ đặc điểm tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên, kể cả sổ lượng nhân lực còn hạn hẹp của
Singapore. Để Phát triển Bền vững Singapore đã thực hiện
nhiều giải pháp khắc phục trong đó chú trọng tới các nguồn
năng lượng sạch và tái tạo.
Chương 3

NHỮNG THÀNH CÔNG


VÀ CHƯA THÀNH CÔNG
CỦA CÁC KHUNG THÉ CHÉ
PHÁT TRIỂN BÈN VỮNG,
NGUYÊN NHÂN, BÀI HỌC CHO VIỆTNAM

Trên cơ sở lý luận về khung thể chế PTBV, trên cơ sở cấu


trúc, hoạt động và kết quả hoạt động của khung thể chế PTBV
của mỗi nước đã được nghiên cứu, trên cơ sờ các chi báo
(.Bảng 5: Một số chỉ báo PTBV ở 5 nước Đông Nam Á) và
theo sắp xếp thứ tự của từng chi báo, chúng ta thấy: Khung
thể chế PTBV của Singapore và Malaysia có kết quả tốt hơn
cả, Khung thể chế PTBV của Indonesia và Thailand kém
thành công hơn.

3.1. NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ CHƯA THÀNH CÔNG


CỬA CÁC KHUNG THÊ CHẾ PTBV, NGUYÊN NHÂN

3.1.1. Khung thễ chế PTBV Singapore và Malaysia


1. Hệ thống các quy tắc (hiến pháp, luật pháp, các quy
định, tiêu chuẩn...) hỗ trợ đắc lực cho PTBV quốc gia được
ban hành từ rất sớm, khá chặt chẽ và thực thi có hiệu quả.
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 183

Singapore ban hành hiến pháp năm 1965, đến nay đã qua 5
lần sửa đổi và bổ sung, lần sửa đổi gần đây nhất vào năm
1991. Malaysia ban hành hiến pháp năm 1957 đến nay có
khoảng 4 lần sửa đổi và bổ sung, lần sửa đổi gần đây nhất vào
năm 1989.
Iỉệ thống luật pháp của hai nước đã thể hiện sự phát triển
nền kinh tế thị trường rất sớm với sự quản lý của nhà nước
qua việc ban hành các đạo luật như: Đạo luật về Dăng ký kinh
đoanh, Đạo luật về Đầu tư ở Singapore và các Đạo luật Giải
quyết tranh chấp đầu tư năm 1966, Đạo luật Thuế môn bài
năm 1976, Đạo luật thúc đẩy đầu tư năm 1986 ở Malaysia. Hệ
thống luật-pháp của Singapore, nhất là Malaysia có sự kế thừa
nhiều bộ luật liên quan đã có trước đây trong thời kỳ thuộc
Vương quốc Anh. Các bộ luật trong lĩnh vực xã hội đã đảm
bảo sự quản lý nhà nước để ổn định và thực hiện công bằng,
tiến bộ xã hội theo các mục tiêu lựa chọn.
Trên lĩnh vực môi trường, cả hai nước đều có các bộ luật
bảo vệ nôi trường và từng thành phần của môi trường từ rất
sớm; các các quy định, các tiêu chuẩn cụ thể tạo điều kiện cho
việc giám sát, đánh giá và tìm ra các nguyên nhân và giải
pháp. Cụ thể là: Đạo luật về nước năm 1920 (sửa đổi năm
1970), Đạo luật Bảo tồn đất đai năm 1960, Đạo luật Chất
lượng môi trường năm 1974... ờ Malaysia; Đạo luật về Không
khí sạch năm 1971, Đạo luật về Cây cối và Công viên năm
1975, Đạo luật Kiểm soát ô nhiễm nước và Tiêu nước năm
1975, Đạo luật Chống ô nhiễm biển năm 1990... ờ Singapore.
Những đạo luật trên đánh dấu sự phát triển kinh tế, xã hội
từng bước chuyển sang thời kỳ PTBV.
BẢNG 5. MỘT SÓ CHỈ BÁO PTBV Ở 5 NƯỚC ĐÔNG NAM Á
Đơn vị ThaỉUnd
Chỉ bểo PTBV 5 rnAte ASEAN, 2006,2007
tính
Malaysỉa lndon«sỉa Singapore vụt Nam GM chú

Kn»1 330252 1919000 513129 699.4 331200 NGTK-2007

gMn nqựờk 2007) 1000 27174 231600 65700 4588 SS205 NGTK-2007

n tố ngườƯKm* 62 122 128 6517 259 NGTK-2007


......
hf kỉnh tế

phim trong nước (GDP), yéh*ệntạj:07 Triệu $ 186960.7 431717.7 245701.9 161546.6 71292.1 ASEAN-20

quản đáu ngươi, theo già hiện tạ:07 $ 6880.2 1919.6 3740.1 35206.1 836.7 ASEAN-20

h tế NN«CN-DV:06 % 8,7;49,9;41,4 12,9;47;40,1 9.8;45.7;44,4 0,09;34,7;$5,2 20,4;41,5;38 NGTK-2007

qudn đáu ngơtt thao túc mua tưong đương SPPP 14256.4 4931 10677.7 37359.9 3835.7 ASEAN-20

trudng GDP theo giA cổ (Snh % 6.3 6.3 4.8 9.3 8.5 NGTK200

phát hàng năm CÙ0 CPt vào cuói kỳ, 07 % 2.4 8.6 3.2 4.4 ASEAN-20

bêu dúng nàm 2006 so với năm 2000 (100%) 112.9 176.5 117 104.3 134.9 NGTK200

nàm 2006 Triệu $ 157226.9 100690 121579.5 271807.9 37033.7 ASEAN-20

nâm 2006 Triệu $ 128316.1 61078 127108.8 238482 40236.8 ASEAN-20

ị xuáỉ vá nhập khẩu /GDP rvốm 2006 % 182 44.4 120.4 385.6 126.8 ASEAN 20

ương mại hàng hốí dịch vụ năm 2006 Triệu $ 28910.8 39612 »55293 33325.9 -3203.1 ASEAN-20

006 Triệu $ 6059.7 5556.2 10756.1 24055.4 2360 ASEAN-20

Ưong FDÍ từ nám 2005 đến 2006 Triệu $ 2094 9 27779.8 1799.1 9053.5 339.2 A5EAN-20

ong FDl tứ nảm 2005 đén 2006 % 52.8 -334 20.1 60.4 16.8 ASEAN-20

frongrtưfctfénGOP<20O3) % 21.4 20.2 27.1 134 42 Tĩvâdựbả


oc ngoài trôn Tổng SP quốc gia (GNP)2004 47.5 57 31.5 9.6 Tĩvâđựbào

goài năm: 2004 Tỷ$ 53 36 141.5 50.59 19.4 TTvâdựbáo

u dũng nâng íượng thương phẩm quy dổi ra m1dấu rxjhỉn m5 484731 138779 79963 26878 39306 p ld ti là tăng

u dũng nâng lượng thương phẩm BQ người (97) 2327 693 1319 8661 521 o to ỉlâ tâ n

ện theo đáu ngưdi (2006) kwh/ngưứ 3785 554(04) 2097 31125 701 NGTK2007

ùng nâng lượng cố thể tà« Sinh trẽn tổng số %

át CFC, chát phá huỷ táng ôzôn: (OOP): 2001 Tấn 22 1,5-4% 7IQG.CTNS

hài tối sinh trèn tổng số % 54 TLQG

ếo v ểx ả h ạ

g dân số tự nhiên năm 2007 vâ tuổi thọ TB % 2.0; 74 1.4; 69 0.7; 71 0.6; 80 u 72 NGTK-2007

nh Ihị: 2007 % 62 42 33 100 27.4 NGTK-2007

ổng dưới đường nghèo đối:(nàm) % 8(04) 15,2(99) 10(2004) 2,7 (2008) >12(2007) Ĩ4DB

ghiệp/ tổng lao đông (năm 2006, ADB) % 3.3 10,5 1.3 2.7 4.8 ASEAN-200

m sưy dinh dưOng trôn tổng số % 20(01) 34(01) 15,5(01) 35(01) ữ/chỉ tè tâng

c sừ dung nước sach trôn tổng só % >94(00) 78(00) 84(00) 100(00) 72(00) Qfctftóiảng

lớn biét chữ % 86(96) 694 56(98) 95(98) 95.7 93(98) T4,DB,0fch

hệ số 46.5(95) 36,5(96) 43.2(2000) 42.5(98) 36,1 (96) Qtehí lâ lâng

(nâm) hệ số 40.3(04) 30.4(02)

ếp hạng HDề (nfrn2005) hệ sổ 0.811 (63) 0.728(107) 0,781 (78) 0,922(25) 0,733(105) NGTK-2007

o vế môi trường

ong năm cổ khổng khí có chỉ sổ ổ nhiêm (PSI) ở mức


Ngây 322
khỏe

c thải cacbon đếoxit Ưôn đáu ngưứ (nảm 1996) m* 5,6 '.2(99) 3.4 21.6 0.5 otehỉiâtâng
rên tổng đện ich đết tự nhién năm 2000 % 52.9 58.7 28.9 3.3 30.3 UN 2000
ĩưũệuKT
ỗ xé khai thốc (96) ngNnm* 8362 7338 325 25 1396
ASEAN 99
ng được bảo tổn. phin trim trôn diện tích tự nhiên km* 114101; 34 435301; 23 111619:21 30; 4.3 15773:4,7 UN 2004
vế th í chế
NS 21 cắp quốc gia V* cáp <£a phương 2000:21/55 2000 1999 1999 2004; 10/63 TLQG
cổng ước quốc tế<a ký kết
y tỉnh / 1000dân (nftm 2000) cài 95 10 28; 39.8(02) 483 8 o/chỉ lá tảng
dụng Internet (nim 2000) 1000 dân 6500(01) 4000 3536 1500 1010 cVchỉ là tâng
dụng Internet trên 1000 dân n 286 19 57 .469 13 cVchí lá tâng
thoại/1000 (nấm 2000) Cài 419:615 50 143 1168 T4.DB
OQhièn cúu vd triển khá/GOP (89-2000) % 0.4 0.092 0.1 1.89 o/chító tảng
ngutf vá của do các thảm họa vé thiên tai TỷS Mưa lũ Núi lửa ĐĐ MơaKỈ Bâolú

ổ nhận thũc tham nhũng 2003:133; 2006:163 37/;44/ 122/; 130/ 70/; 63/ 5/; 5/ tcxy; 1 1 1 / Web

SEAN- Cécúẻu chi vĩ mò ASEAN


hống kề, Niên giếm TK 2007 Chỉ số: HDI NGTK
f ) từ các quốc gi» về vùng íềnh thổ T4 vá DB
hông tin và Dự béo
cơ bin chọn Iự9 ASEAN (nồm) ASEAN
ting trưởng kinh tế (Vchỉ là TT
uốc gia thực hiện CĨNS21, nim 2002 TLQG
nỗm 2000,2004 UN
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 187

2. Hệ thống các bộ, ngành thể hiện sự quan tâm của nhà
nước, của chính phù đối với các lĩnh vực của đất nước. Sự
quan tâm sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi
trường trong phát triển kinh tế xã hội không chi là sự quan
tâm về tiến trình phái triển không phương hại đến các khả
năng đáp ứng nhu cầu mà còn tạo ra phúc lợi từ môi trường
cho các thế hệ tương lai. Năm 1972, LHQ tổ chức hội nghị
Môi trường tại Stokholm, cũng là năm bộ phận môi trường
trong Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Singapore
tách ra và chuyển thành Bộ Môi trường, sau đó chuyển thành
Bộ Môi trường và Tài nguyên nước. Ở Malaysia Bộ tài
nguyên và Môi trường được thành lập năm 2002 trên cờ sở
tách ra từ Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường được thành
lập từ năm 1976. Như vậy, quản lý nhà nước về tài nguyên và
mồi trường ở Singapore và Malaysia đã hình thành từ những
năm 70 của thế kỷ trước, cùng với nó là rất nhiều các công cụ
pháp lý đã được ban hành (như đã nêu ở mục các quy tắc ở
mỗi nước) tạo cơ sờ để thực hiện các giá trị và mục tiêu
PTBV ừong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
Bên cạnh các bộ, ngành phụ trách về từng lĩnh vực, Chính
phủ Singapore và Malaysia đã thành lập các cơ quan liên bộ
để điều hành gắn kết sự phát triển kinh tế xã hội và sau đó là
sự gắn kết giữa phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ môi
trường. Singapore thành lập Ban Chỉ đạo liên bộ điều hành
thực hiện “ Kể hoạch Xanh ” năm 1993, thành lập ủy ban
Liên bộ về PTBV vào đầu năm 2008. Ở Malaysia Ban kế
họach Kinh tế thuộc Văn phòng Thủ tướng là cơ quan lập kế
hoạch hàng đầu của chính phủ, chịu trách nhiệm lập các kế
hoạch trung và dài hạn cho đất nước và từ năm 1992, được
188 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

giao nhiệm vụ điều phối quốc gia thực thi CTNS21. Công
việc điều phối chi tiết hơn được giao cho Nhóm Kế hoạch liên
cơ quan (IAPG) và Nhóm Kỹ thuật (TWG). IAPG thường
nhóm họp để đánh giá các thành tích đã đạt được, qua đó xây
dựng các chính sách và chiến lược mới. Giữa các Cơ quan
Liên bộ, liên cơ quan luôn có sự gắn kết đảm bảo những kế
hoạch và chương trình được xây dựng và triển khai một cách
đồng bộ và cụ thể.
Các tổ chức quốc tế đa phương, song phương như UNDP,
UNEP, Cơ quan phát triển quốc tế của một sổ nước phát triển
(UsIDA, AuIDA, SIDA JaICA), các NGO ở trong nước và
nước ngoài đã hoạt động tích cực, hiệu quả ở Malaysia và đặc
biệt là Singapore góp phần thúc đẩy và thực hiện các mục tiêu
và giá trị PTBV. Các tổ chức dân sự như: Hội Phụ nữ, Hội
Thanh niên, Hội Người khuyết tật, Hội Tôn giáo, Hội Giao
thông, Hội Người tiêu dùng ờ Malaysia và các tổ chức môi
trường ở Singapore như Hội Thiên nhiên, Trung tâm Châu Á-
Thái Bình Dương về luật môi trường, Hiệp Hội Báo chí,
Những Nhà truyền tin về môi trường đã hoạt động và phối
hợp hoạt động với các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện
các nguyên tắc, mục tiêu và giá trị PTBV. Các NGO có mục
đích và tôn chi khác nhau nhưng đa số đều giúp đỡ cộng đồng
thực hiện phát triển kinh té, tiến bộ và công bằng xã hội, sử
dụng hợp lý tài nguyên và chung tay bảo vệ môi trường. Hơn
20 NGO hoạt động ở Malaysia, trong đó các NGO về môi
trường đã tuyên truyền nâng cao nhận thức, tiến hành các dự
án để giữ gìn môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học. Nhiều
NGO đã hoạt động ở Singapore và Chính phủ đã cho thành
lập Hội đồng Môi trường Singapore (SEC) để điều phối và đã
nâng cao hiệu quả hoạt động của các NGO.
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 189

3. về sự quản trị với các cơ quan, tổ chức, nhóm xã hội,


cộng đồng và công dân để thực hiện PTBV
Nhờ có hệ thống luật pháp đầy đủ và rõ ràng, các cơ quan
và tổ chức có chức trách chính đã có những cơ sở pháp lý để
tiến hành các hoạt động của mình và phối hợp với các cơ
quan, tổ chức liên quan giám sát, tổ chức hướng dẫn thực
hiện, hồ trợ các nguồn lực có thể với các cơ quan, tổ chức, các
nhỏm xã hội chính, cộng đồng và công dân thực hiện các mục
tiêu và giá trị PTBV thông qua các chương trình, dự án, chiến
dịch, và phong trào. Các cơ quan tổ chức có chức trách chính
với từng lĩnh vực phân công cũng có những biện pháp chế tài
với các tổ chức và cá nhân vi phạm luật pháp và các quy định
đã được thông qua. Sự vận dụng luật pháp, các quy định và
tiêu chuẩn pháp quy của các cơ quan chức năng trong quản lý
nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế xã hội và môi trường đã
uốn nán, dần dắt các hoạt động ở khu vực sản xuất, dịch vụ và
khu vực dân sự đi theo các giá trị, mục tiêu đã được đồng
thuận về PTBV. Singapore có hệ thống luật pháp khá đầy đủ
và rõ ràng nhất là trong các ngành năng lượng, giao thông,
thương mại và trong quản lý tài nguyên nước và bào vệ các
vùng ven biển và đại dương. Ở Malaysia việc sử dụng các tài
nguyên đất, nước, sinh vật thuộc thẩm quyền mỗi bang,
Nhưng nhờ Hiến pháp và hệ thống luật pháp, điều lệ và điều
lệnh liên bang đầy đủ, rồ ràng thì các bang cũng không thể
làm trái. Mặt khác, trong trường hợp luật pháp của bang chưa
có thì các quy tắc liên bang là cơ sở hướng dẫn và có thể vận
dụng thực thỉ nếu Quốc hội bang đồng thuận. Một điểm thuận
lợi nữa là nguời đứng đầu hệ thống hành pháp ở các bang là
Bộ trưởng (Menterri Besar: bang lãnh đạo do thừa kế hay
190 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chú biên)

Ketua Menteri: bang lãnh đạo không do thừa kế) đồng thời là
thành viên của nghị viện liên bang. Vai trò đại diện của bang,
vai trò nghị viện liên bang sẽ thúc đẩy việc hình thành cơ chế
thực thi luật pháp của liên bang trong các bang. Hệ thống luật
pháp của Malaysia đầy đủ hơn, rõ ràng và có tính kế thừa đã
là những cơ sở pháp lý vững chắc để góp phần quản lý các
hoạt động xã hội hướng đến các mục tiêu và giá trị đồng thuận
về PTBV. Sự vận dụng các quy tắc của các cơ quan chức năng
của chính phủ đã được thể hiện trong phần hoạt động của
Khung thể chế PTBV Malaysia; cũng cần nhấn mạnh rằng các
hoạt động này thực hiện thuận tiện ở phần lãnh thổ liên bang
(Kualumpur, đảo Labuan và Putrajaya), còn phần lãnh thổ các
bang thì sẽ thông qua cơ chế tiếp nhận và thực thi của bang,
về lĩnh vực gia đình, phong tục Melayu, sự phạm tội và trừng
phạt với tín đồ Islam theo luật ỉsỉam của bang.
Sự phối hợp giữa các cơ quan thuộc khu vực nhà
nước ờ Singapore là rất chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực quản lý
kinh tế, xã hội và tài nguyên môi trường được thể hiện trong
việc phối hợp thực hiện kể hoạch, chương trình, dự án (trong
nhiều mặt nhất là trong tiết kiệm năng lương, giao thông,
quản lý tài nguyên nước và bảo vệ vùng ven biển và đại
dương). Ở Maỉaysia thể hiện cũng rất chặt chẽ ờ cấp liên
bang thông qua thực hiện các chương trình do liên bang chủ
trì như: “Chương trình phát triển dành cho người bán địa”
trong phát triển các doanh nghiệp, chương trình giảm thiểu
và loại bỏ dần các chất CFC và halon, chương trình giảm
thiểu khí thải hiệu ứng nhà kính trong bảo vệ bầu khí quyển,
các chương trình cấp chứng chỉ rừng trong cuộc chiến chổng
phá rừng, chương trình phòng chổng thiên tai trong quản lý
các hệ sinh thái dễ bị tổn thương.
Khung thể chế Phát triển bền vững. 191

Sự phối họp giữa các cơ quan thuộc khu vực nhà nước
vói doanh nghiệp và tổ chức xã hội dân sự và người dân.
Singapore có quy mô lãnh thổ và dân sổ nhỏ nên kết cấu hệ
thống hành chính (3 cấp), hệ thống Bộ ngành gọn hơn so với
nhiều nước khác và việc đưa các thể chế đến công chúng, việc
tổ chức thực hiện cũng nhanh hơn. Mối liên kết trên ở
Singapore là rất chặt chẽ bằng các hoạt động tuyên truyền,
năng cao nhận thức, giáo dục, vận động tham gia và quản lý
theo tiêu chuẩn. Ở Malaysia cơ chế phối hợp này thuộc thẩm
quyền của bang. Các cơ quan tổ chức liên bang có vai trò kết
nối, hợp tác việc thực hiện thế chế ở các bang. Những chương
trình mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng: như cứu hộ,
chương trình phát triểr. dành cho cộng đồng Orang Ashi (cư
dân gốc), chuơng trình nhà ở cho các nhỏm thu nhập, sự ưu
đãi tài chính trong thực hiện; nếu nhà nước của bang không
phổi hợp tổ chức thực hiện, thì vai trò nghị sĩ của các bộ
trường và nhất là vị thế của đảng cầm quyền trong bang cũng
bị lung lay.
Sự phối họp giữa cơ quan tổ chức trong nước vói các tổ
chức quốc tế thực thi các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội
và bảo vệ môi trường. Do có chính sách quan hệ quốc tế mở
rộng, Singapore tiến hành nhiều các hoạt động hợp tác với các
nước, các tổ chức quốc tế đa phương, song phương thực hiện
các nguyên tăc, mục tiêu và giá trị PTBV. Liên kểt song
phương thông qua FTA (Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Panama, Brazin,
Chile, New Zealand...), liên kết đa phương ASEAN, APEC,
các tổ chức của LHQ, WTO, WB, ADB.... Nhà nước tham gia
nhiều công ước quốc tế nhất là trong các lĩnh vực thương mại,
năng lương, giao thông, bảo vệ vùng ven biển và đại dương.
192 TS. LƯU BÁCH DÙNG (Chủ biên)

Nhờ Sự hợp tác này Singapore nhận được nhiều nguồn lực để
phát triển: đào tạo cán bộ (phối hợp với ADB, ESCAP), thông
tin, kinh nghiệm (tham gia các tổ chức và diễn đàn), vốn (từ
WB), thiết bị kỹ thuật (WB, Nhật Bản), đồng thời cũng tiến
hành hợp tác thuận lợi (với Nhật Bản, ASEAN, Indonesia,
Malaysia) trong việc giải quyết các vấn đề môi trường liên
quan: bảo vệ vùng eo biển, chống khói bụi do cháy rừng, giải
quyết sự thiếu hụt tài nguyên nước và năng lượng.
Malaysia do chính sách ngoại giao ưu tiên với các quốc gia
Islam, nên quan hệ với Mỹ và các nước châu Âu EU nhiều
năm kém mở rộng. Malaysia chi có FTA với một số nước
châu Á. Trong khi đó FTA là điều kiện để tăng cường thương
mại và đầu tư do hàng rào thuế quan dần bị bãi bỏ. Malaysia
đã phối hợp tốt với một số tổ chức quốc tế như UNDP, GEF,
một số NGO nước ngoài để tăng cường nguồn lực tài chính,
chuyên gia và tri thức.

3.1.2. Các mặt chưa thành công của Khung thể chế
PTBV Thailand và Indonesia, nguyên nhân
Khung thể chế PTBV là ở Thailand và Indonesia kém
thành công hơn, cụ thể là:
Thailand ban hành CTNS21 quốc gia năm 2000, nhưng
Khung thể chế PTBV Thailand bất ổn địiih trong nhiều năm
với sự thay đồi nhiều thủ tướng và thành viên nội các. Từ năm
1992 đến 2000 là thời kỳ điều hành của 7 kỳ thủ tướng, từ cựu
tư lệnh Suchida đến Thủ tướng Chuân Leek Pai. Từ năm 2001
đến 2006 là một thời kỳ tương đối ổn định với hơn một nhiệm
kỳ Thủ tướng Thacsin, và từ tháng 9 năm 2006 đến 2009 là
giai đoạn điều hành của 4 thủ tướng. Một sự thay đổi nhanh
Khung thể chế Phát triển bển vững. 193

các kỳ thủ tướng cũng dẫn dến sự bất ổn định trong nội các,
trong chính phủ. Điều đó đã gây tác hại nghiêm trọng đến sự
bình ổn xã hội, đến việc thực hiện các chương trình, kế hoạch,
dự án để đạt đến các mục tiêu và giá trị PTBV.
Ở Thailand nhiều bộ có vai trò quan trọng trong thực hiện
quàn lý nhà nước và thực hiện các mục tiêu và giá trị PTBV
lại mới chi được thành lập từ năm 2002, như Bộ Tài nguyên
và Môi trường, Bộ Phát triển và An sinh xã hội, Bộ Năng
lượng, Bộ Văn hóa, Bộ Du lịch và Thể thao.
Hệ thống các quy tắc để quản lý nhà nước về các mặt kinh
tế, xã hội và môi trường cũng bị mất hiệu lực, không được
giám sát, thực thi một khi đạo luật cơ bản là Hiến pháp bị hủy
bỏ, Quốc hội bị giải lán, hoặc hoạt động tạm thời. Đó ỉà kết
quả của các lần đảo chính cùa quân đội, hay truất bò quyền
thủ tướng của Tòa án.
Sự điều hành khung thể chế đảm bảo sự công bẳng giữa
các nhóm xã hội còn chưa tốt dẫn đến sự chênh lệch nhiều về
đời sống giữa cộng đồng dân cư thành thị với dân cư nông
thôn, nhất là dân cư ờ khu vực miền núi Đông Bắc, phía Bắc
và phía Nam Thailand.
Những hạn chế của Khung thể chế PTBV ở Thailand:
Sự bất ổn định về chính trị xuất phát từ sự không chấp hành
Hiến pháp của các lực lượng đảo chính nhất là lực lượng vũ
trang. Mặt khác nhà nước Thailand thực hiện một nền kinh tế
thị trường từ rất sớm, nhưng thiếu sự quản lý của nhà nước
nên những khiếm khuyết đã bộc lộ ngày càng rõ rệt: Chênh
lệch thu nhập các nhỏm xã hội, khai thác mạnh các tài nguyên
dẫn đến nguy cơ nhanh cạn kiệt, và khó phục hồi (với các tải
194 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

nguyên tái tạo). Ô nhiễm môi trường nhất là các thành phố lớn
và khu công nghiệp.
Những hạn chế của Khung thể chế PTBV ở Indonesia:
Ban hành Chương trình Hành động 21 từ năm 2000, nhưng
cho đến nay Indonesia chưa thành lập được cơ quan điều phối
PTBV quốc gia (ủy ban PTBV, Hội đồng PTBV, hay ủy ban
Liên bộ về PTBV), là một quốc gia lớn nhất trong khu vực
Đông Nam Á với 32 tỉnh và thủ đô, nhưng chưa địa phương
cấp tinh nào xây dựng LA21.
Hạ tầng thông tin yếu kém đã khiến cho vấn đề truyền bá
thông tin và thu nhận thông tin để ra các quyết định PTBV rất
khó khăn.
Các khung thể chế kinh tế, xã hội, môi trường hoạt động
chưa hiệu quả, nhiều mục tiêu và giá trị PTBV ở mức thấp và
chuyển biến chậm, nhất là giai đoạn 1992 đến 2005.
Trong kinh tế: Phục hồi và tăng trưởng kinh tế chậm, chi
số giá tiêu dùng tăng nhanh, đầu tư nước ngoài giảm mạnh so
với thời kỳ trước 1997, nợ nước ngoài nhiều. Tiêu dùng nhiều
năng lượng không tái tạo, tỷ lệ tái chế thấp.
Trong xã hội: Tỷ lệ nghẻo đói còn cao (14,2% năm 2007,
16% năm 2008), số người thất nghiệp và tỳ lệ thất nghiệp cao
(10,5% năm 2007), Tỷ lệ vi phạm pháp luật cao (nhất là giai
đoạn trước 2005), Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng và người lớn
chưa biết chữ còn cao.
Trong sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường: Tình
trạng ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn gia tăng. Diện
tích rừng suy giảm nhất là từ 1990 đến 2000 mỗi năm bình
quân mất 12,5 nghìn km2.
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 195

Thiệt hại về người và của (trong đó có cơ sở hạ tầng) do


thiên tai lớn nhất trong khu vực.
Một sổ nguyên nhân chính: Sự bất ổn định chính trị từ
1998 đến 2004 đã làm khung thể chế PTBV bất ổn định và
họat động chưa hiệụ quả, và làm gia tăng bất ổn định xã hội
(xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai).
Thiếu những bộ luật, chính sách thúc đẩy đầu tu xã hội và
đầu tư nước ngoài để phát triển, một số điều luật chưa đi sát
với thực tế phát triển.
Cơ sờ hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, kể cả bảo
vệ môi trường, chậm phát triển và ít được nâng cấp.
Tình trạng tham những trong bộ máy nhà nước (trong đó
có khung thể chế PTBV) ở mức rất cao (năm 2006 chi số nhận
thức tham nhũng xếp ở mức 130/163).
Là đẩt nước cùa vạn đảo nên khó khăn và tốn kém trong
kết nối cơ sở hạ tầng, lại chịu tác động mạnh của thiên tai:
động đất, sóng thần và núi lửa.
Những nguyên nhân bên ngoài: Tình trạng giá lương thực
tăng cao vào năm 2007, giá nhiên liệu tăng rất cao trong năm
2008 đã khiến ngân sách chi cho trợ cấp lương thực, trợ giá
nhiên liệu tăng nhanh làm suy giảm ngân sách chi chò các
chương trình xã hội và cài thiện hạ tầng. Sự suy giảm kinh tế
trong một số nước bạn hàng lớn của Indonesia như Mỹ, EƯ,
Nhật Bản vào các năm 2001, 2002 và khủng hoảng tín dụng,
tài chính cuối năm 2008 đẫ khiến xuất khẩu của Indonesia
giảm 20%, gia tăng vấn đề thất nghiệp, nghèo đỏi và suy giảm
dự trữ ngoại hối cho các thanh toán quốc tế.
196 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chù biên)

3.2. BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Để rút ra bài học cho Việt Nam, nghiên cứu muốn nhấn
mạnh trên một số kết luận sau:
1. Thể chế PTBV là các quy tắc và tổ chức phổi hợp với
nhau trong quản trị các cơ quan, tổ chức, các nhỏm xã hội,
cộng đồng và công dân để đảm bảo rằng: phát triển kinh tế xã
hội và bảo vệ môi trường phải được gắn kết với nhau, hay là
việc đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại không phương
hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Thể
chế PTBV có tính thống nhất là các nguyên tắc PTBV; có tính
phân cấp là: ở mỗi cấp độ nó được thể hiện bằng các nguyên
tắc, tổ chức cụ thể (phù hợp với chức năng, nhiệm vụ phân
công), và các phương thức quản trị thích hợp ở mỗi cấp.
2. Sự liên kết giữa thể chế ở trung ương với các thể chế ở
các địa phương và sự liên kết giữa thể chế trong các bộ, ngành
với các cơ sờ trong quản trị các nhóm xã hội và công dân để
thực hiện các nguyên tắc, mục tiêu và giá trị PTBV, hình
thành nên Khung thể chế PTBV quốc gia. Sự liên kết giữa thể
chế PTBV quốc gia với thể chế PTBV khu vực và thể chế
PTBV của LHQ hinh thành khung thể chế PTBV toàn cầu.
3. Khi một quốc gia (Nhà nước hay Chính phủ) ban hành
CTNS21 của mình, điều đó cũng có nghĩa rằng toàn bộ các tổ
chức thuộc nhà nước hay thuộc chính phủ và hệ thống các quy
tắc của các văn bảii pháp quy (Hiến pháp, luật pháp, pháp
lệnh...) trở thành những bộ phận cơ bản của khung thể chế
PTBV quốc gia. Khi đỏ, các tổ chức chưa phù hợp với tôn chi
mục đích PTBV, quy tắc chưa phù hợp với các nguyên tắc
PTBV cần phải được chinh sửa, bổ sung và xây dựng.
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 197

4. Một quốc gia PTBV đã đạt tới những giá trị và các mục
tiêu PTBV đề ra (trong đó có cả mục tiêu Thiên niên kỷ mà
LHQ đưa ra) trong hoặc trước nhừng khoảng thời gian ấn
định, điều đó cũng có nghĩa là Khung thể chế PTBV cùa quốc
gia đó hoạt động tích cực và hiệu quả. Các chỉ báo về PTBV
của mỗi quốc gia chính là phản ánh kết quả hoạt động của
Khung thể chế PTBV của quốc gia đó.
5. Một khung thể chế PTBV quốc gia vững mạnh là khung
thể chế được hình thành từ các quy tắc đúng đắn có được sự
đồng thuận cao, và từ các tổ chức với những con người có
năng lực tương thích, trung thành, có ý thức trách nhiệm, đoàn
kết và hiệp đồng cao vì mục đích PTBV quốc gia, dân tộc và
cộng đồng trong đó có bản thân mình. Mỗi cơ quan, tổ chức
ỉàm tốt chức năng của mình là góp phần ỉàm cho hệ thổng tổ
chức của khung thể chế PTBV thực hiện được những nguyên
tăc, mục tiêu và giá trị PTBV đặt ra và sẽ hóa giải được các
khó khăn, thách thức nổi lên. Một khung thể chế PTBV hiệu
quả là khung thể chế hoạt động đạt được các mục tiêu và giá
trị PTBV trong một khoảng thời gian nhất định.

NHỮNG BÀI HỌC GỢI MỞ CHO VIỆT NAM

Thứ 1. Khung thể chế PTBV chi vững vàng và hiệu quẳ
trong một môi trường chỉnh trị ỗn định và khi khung thề
chế PTBV hiệu quả nó sẽ góp phần củng cố và tăng cường
ổn định thể chế chính trị.
Bài học này được rút ra từ việc nghiên cứu khung thể chế
PTBV của 4 nước đã nêu, qua các thành công và chưa thành
công cũng như sự hình thành, phát triển và biến đổi đều liên
quan đến thể chế chính trị.
198 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

Singapore từ năm 1992 đến 2008 (kể cả các giai đoạn


trước đó) thể chế nhà nước Cộng hòa liên tục với các nhiệm
kỳ Tổng thống 6 năm (do dân bầu), Quốc hội nhiệm kỳ 5
năm. Thủ tướng do Tổng thống chỉ định và với sự tin tưởng
của đa số các thành viên Quốc hội có nhiệm kỳ 5 năm. Hiến
pháp ban hành năm 1965 đến nay có 5 làn bổ sung và sừa đổi.
Malaysia từ năm 1992 đến 2008 (kể cả các giai đoạn trước
đó) thể chế nhà nước liên bang Quân chủ lập hiến liên tục với
các nhiệm kỳ của các vua được bầu và luân phiên từ các nhà
vua trong chín bang quyền lực thế tục, nhiệm kỳ 5 năm. Quốc
hội gồm Hạ viện và Thượng viện (chức năng chính là soạn
thảo các bộ luật) với nhiệm kỳ 6 năm. Thủ tướng là thành viên
và được bầu từ Hạ viện và được nhà vua chuẩn y, cũng với
nhiệm kỳ 6 năm. Hiến Pháp Malaysia ban hành năm 1957 đến
năm 2008 có khoảng 4 lần bổ sung và sửa đổi.
Sự ổn định chính trị trong nhiều giai đoạn kể từ khi thành
lập nhà nước, nhất là giai đoạn từ 1992 đến nay, đã tạo những
điều kiện tốt để khung thể chế PTBV của Singapore và
Malaysia củng cố và nâng cao năng lực quản trị (hướng dẫn,
tổ chức, điều phối, giám sát, và chế tài) các cơ quan, tổ chức,
các nhóm xã hội, cộng đồng và công dân để thực hiện các
nguyên tắc, mục tiêu và giá trị PTBV, đồng thời hóa giải được
các hạn chế, thách thức để giữ vững hoặc đạt đến các mục tiêu
và giá trị PTBV ờ mức độ hoàn thiện hom.
Hệ thổng luật pháp của Malaysia và của Singapore là hoàn
thiện hơn cả (trong 4 nước được nghiên cứu) và cũng có tính
ổn định cao, có bề dày phát huy hiệu lực trong thực tế.
Hệ thống tổ chức các bộ được đổi mới đáp ứng nhu cầu
phát triển trong nước, hội nhập khu vực và quốc té. Các tổ
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 199

chức xã hội tình nguyện, các tồ chức dân sự phát triển góp
phần tích cực thúc đẩy cộng đồng và công dân thực hiện phát
triển kinh tế, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
Sự hoạt động thành công của Khung thể chế PTBV
Singapore và Malaysia đã góp phần củng cố sự ổn định và
thực hiện các tiến bộ trong thể chế chính trị (thể hiện phần lớn
írong sự sửa đổi và bổ sung hiến pháp).
Sự bất ổn định chính trị của Thailand giai đoạn từ tháng 6
năm 1995 đến tháng 1 năm 2001 (là giai đoạn từ chức, tại
chức và nhận chức của 4 thủ tướng) và giai đoạn từ tháng 9
năm 2006 đến nay (năm 2009 là giai đoạn mất chức, tại chức
và nhận chức của 5 thủ tướng) đã làm khung thể chế hoạt
động trong những bất ổn định nội bộ, tổ chức, bất ổn định về
luật pháp (do Hiến pháp bị hủy bò) và dẫn đến bất ổn xã hội
khiến kinh tế, xã hội và môi trường bị sa sút ảnh hưởng xấu
đến sự PTBV quốc gia. Những bất ổn định về khung thể chế
PTBV còn bị làm trầm trọng thêm do các tác động bất lợi từ
bên ngoài: khủng hoảng tiền tệ, tài chỉnh năm 1997; khủng
hoảng tín dụng, tài chính năm 2008...
Sự khá ổn định chính trị của Thailand thời kỳ tháng 9 năm
1992 đến tháng 10 năm 1997 (chủ tịch Đảng Dân chủ Chuân
Leek Pai làm Thủ tướng) và đặc biệt thời kỳ từ tháng 1 năm
2001 đến tháng 8 năm 2006 (chủ tịch Đảng Người Thái yêu
người Thái làm Thủ tướng) đã giúp khung thể chế PTBV củng
cố và phát triển. Nhiều bộ luật ra đời đáp úng nhu cầu quản lý
nhà nước về phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, các Bộ có
chức năng quan trọng trong quản lý nhà nước thúc đẩy PTBV
như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Phát triển và An sinh
xã hội, Bộ Năng lượng đều thiết lập vào năm 2002. Khung thể
200 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biôn)

chế PTBV hoạt động góp phần tạo ra nhiều thành quả cho
PTBV: Từ năm 2002 đến 2006, táng trưởng GDP bình quân
hàng năm trên 5%, tỷ lệ lạm phát cuối kỳ bình quân dưới
4,5%, cán cân thương mại hàng hóa dịch vụ luôn xuất siêu
trên 2 tỷ $ mỗi năm. Từ năm 2002 không còn nhận ODA của
các nước phát triển, năm 2005 đã đóng góp 60 triệu $ để viện
trợ cho các nước trong khu vực, trả nợ gói cứu trợ IMF (do
khủng hoảng tiền tệ tài chính năm 1997) trước thời hạn 3
năm. Tình trạng thất nghiệp và nghèo đói trong xã hội được
cải thiện.
Khung thể chế PTBV Indonesia không hỏa giải nổi những
tác động tiêu cực của khủng hoảng tiền tệ tài chính cuối năm
1997 dẫn đến sự bất ổn định chính trị ở Indonesia giai đoạn từ
tháng 5 năm 1998 đến tháng 11 năm 2004 (là giai đoạn từ
chức, tại chức và nhận chức của 5 tổng thống) đã khiến xã hội
mất ổn định: Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và phong
trào ly khai phát sinh ở nhiều nơi (Aceh, Papua, Maluca). Sự
bất ổn định chính trị khiến khung thể chế cũng bất ổn định nội
bộ, nhân sự và trách nhiệm với các quy tắc quản lý. Tỷ lệ thất
nghiệp và tỷ lệ nghèo đói tăng lên. Các doanh nghiệp hoạt
động thời khủng hoảng bất kể các hiểm họa về môi trường,
Nạn chặt phá rừng để khai thác gỗ, lâm sản và lấy đất canh tác
đã gia tăng hậu quả của mưa lũ, và cả cháy rừng với các nước
láng giềng. Nhiều giá trị về PTBV chậm được khắc phục:
GDP theo giá hiện hành sáu năm sau (2003), GDP theo giá
hiện hành bình quân theo đầu người 8 năm sau (năm 2005)
mới khôi phục được như mức năm 1997.
Sự ổn định chính trị từ cuối năm 2004 đến nay (tại chức
hai nhiệm kỳ của tổng thống Susilo) đã giúp Khung thể chế
Khung thể chế Phát triển bền vữhg.. 201

PTBV Indonesia củng cố, phát triển và góp phần thực hiện
các mục tiêu và giá trị PTBV đến các mức tốt hơn: Nền kinh
tế lớn nhất khu vực tăng trưởng từ 2004 đến 2006 trên 5%,
năm 2007 tăng 6,3%. GDP theo giá hiện tại đạt gần 2000$,
cán cân thương mại hàng hóa và dịch vụ xuất siêu từ năm
2000 và năm 2006 đạt trên 23 tỷ$. Các tiêu chí thất nghiệp,
nghèo đói được cải thiện. Nhiều đạo luật về môi trưởng được
sửa đổi và ban hành. Đặc biệt khung thể chế PTBV Indonesia
đã điều tiết nền kinh tế vượt qua khủng hoàng tín dụng tài
chính toàn cầu từ cuối năm 2008 và là một trong 16 nền kinh
tế thế giới có tăng trưởng dương trong năm 2009 (với mức
4,3% dự báo ADB tháng 9 năm 2009).
Như vậy, sự ổn định chính trị đã giúp kbung thể chế PTBV
quốc gia phát triển và hoạt động hiệu quà hơn. Ngược lại,
khung thể chế PTBV vững chắc và hiệu quả góp phần củng
cố ổn định và thúc đẩy tiến bộ thể chế chính trị.
Xuất phát từ mối quan hệ chặt chẽ, giữa khung thể chế
PTBV quốc gia với thể chế chính trị quốc gia về tổ chức, nhân
sự (chủ chốt), các quy tắc công cụ và sự liên kết tảng cường
lẫn nhau trong sự nghiệp PTBV quốc gia, áp dụng bài học này
trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam, Khung thể chế PTBV cần
tập trung hoạt động vào các chủ đề sau để góp phần nâng cao
uy tín, sự ủng hộ của người dân với thể chể chính trị, mà cụ
thể là hệ thống chính trị cơ sở.
về mặt kỉnh tế:
1. Tạo điều kiện, thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ
nhàm tăng thu nhập bình quân theo đầu người, cũng là góp
phần cải thiện và nâng cao đời sống ngưởi dân (GDP/người
theo sức mua tương đương của Việt Nam thấp hơn 3 lần so
202 TS. LƯU BÁCH DÙNG (Chủ biẻn)

với Thailand, hơn 3,7 lần so với Malaysia và hơn 9,7 lần so
với Singapore).
2. Cải thiện cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ,
không nhập siêu lớn gây mất an toàn cho nền kinh tế (4 nước
được nghiên cứu đều xuất siêu, trừ Thailand một vài năm
nhập siêu).
3. Cần hướng tới các mô hình sản xuất và dịch vụ bền
vững hơn với việc sử dụng hiệu quả và tiết kiện năng lượng,
phát triển năng lượng sạch và tái sinh, giảm thiểu chất thải, tái
chế chất thải.
4. Giảm khoảng cách vận chuyển theo đầu người để tăng
hiệu quả thời gian kinh tế và giảm ách tắc giao thông nhất là
trong các đô thị lớn.
về mặt xã hội:
1. Tiếp tục thực hiện tốt việc xóa đói giảm nghèo với các
phương thức và biện pháp thích hợp để xóa đói giảm nghèo
một cách bền vững, kết hợp thực hiện tốt các hoạt động an
sinh xã hội nhất là với các đối tượng chính sách, đối tượng
chịu tổn thất nặng về thiên tai, dịch bệnh, thất nghiệp... để các
kết quả giảm nghèo thêm bền vững.
2. Thực hiện tốt dân chủ cơ sở, phát huy sự tham gia của
người dân và các tổ chức cơ sở trong việc giải quyết các vấn
đề liên quan đến cuộc sống dân cư như: đền bù, thu hèi,
chuyển đổi mục đích sử dụng đất; đóng góp xây dựng các dự
án về hạ tầng; ô nhiễm môi trường...; giảm bớt những bất ổn
xã hội phát sinh, kể cả tình trạng gia tàng tội phạm.
3. Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về an
toàn thực phẩm, các quy định về phòng chổng dịch bệnh, tổ
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 203

chức tốt dịch vụ nước sạch góp phần giảm tỷ lệ người mắc
các bệnh hiểm nghèo: ung thư, sốt rét, lao, tả, HIV và các
dịch bệnh khác.
4. Phối hợp chặt chẽ hom nữa giữa các tổ chức và người
dân để giảm bớt các thiệt hại do thiên tai và cả tai biến môi
trường do con người gây ra (sự triệt hạ rừng, sự không liên kết
giữa các nhà máy thủy điện ờ đầu nguồn trong cắt lũ, sự cung
cấp thông tin không đầy đủ, kịp thời cho người dân đã dẫn
đến các thiệt hại nặng nề do bão lù năm 2009 ở miền Trung).
5. Điều quan trọng nữa là phải đẩy lùi nạn tham nhũng
trong Khung thể chế PTBV. Tham nhũng làm các nguồn lực
cho PTBV trong khung thể chế bị suy giảm, bị lệch lạc về thời
gian và địa chi, không phát huy được tác dụng như mong
muốn. Tham nhũng làm cho các nhóm xã hội chính và người
dân mất niềm tin với thể chế và khung thể chế PTBV dẫn đến
huy động sự tham gia của họ kể cả tạo nên các giá trị cho
chính bản thân họ cũng khổ khăn. Khung thể chế PTBV mà
tham nhũng ở nhiều cấp độ thì rất khó thực hiện các mục tiêu
và giá trị PTBV đề ra (Indonesia giai đoạn 1998-2006 là một
minh chứng) và tác động xấu đến thể chế chính trị.
về môi trường:
1. Tăng diện tích các khu bảo tồn tự nhiên (vấn đề này
hiện đang thấp kém nhất trong 4 nước được nghiên cứu) gỏp
phần bảo vệ da dạng sinh học và các nguồn lợi sinh vật cho
phát triển lâu dài.
2. Tăng tỷ lệ che phủ rừng để đảm bảo an toàn sinh thái
và tạo nguồn sinh thủy của các hồ chứa, trong đó có việc
chống lại nạn phá rừng, cháy rừng như đã diễn ra.
204 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

3. Tạo nguồn sinh thủy nước sạch.


4. Cài thiện không khí đô thị.
về thể chế:
Thực hiện nghiêm túc Quyết định 153/TTg, ngày 17 tháng
8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ. Các tinh và thành phố
cần xây dựng CTNS21 của mình, thành lập hội đồng PTBV
và ủy ban PTBV để hướng dẫn và tổ chức thực hiện LA21 và
s A21 của tinh và thành phố và kết nổi với trung ương để phối
hợp thực hiện và tiếp nhận những hỗ trợ có thể.
Thứ 2. Xây dụng khung thể chế PTBV vũng chắc, hiệu
quả, đáp ứng nhu cầu phát triển trong nước và hội nhập
với sự phát triển của khu vực và Ihế giới
Bài học này ớược rút ra tò toàn bộ những nghiên cứu về
khung thể chế PTBV của 4 nước Đông Nam Á, những thành
công và chưa thành công, kể cả thất bại của khung thể chế
PTBV. Nhè có được khung thể chế PTBV vững chắc và sự
hoạt động hiệu quả mà Singapore và Malaysia đã đạt tới và
giữ vững các mục tiêu và giá trị và PTBV ở mức cao so với
thời điểm trước đó và so với các nước trong khu vực Đông
Nam Á, kể cả với nhiều nước trên thế giới (các chi báo PTBV
đã phản ánh). Nhờ sự vững chắc này mà khung thể chế PTBV
của Singapore và Malaysia đả vượt qua khủng hoảng tiền tệ,
tài chính Đông Á cuối năm 1997: Các giả trị kinh tế, xã hội và
môi trường, nhất là các giá trị kinh tể và xã hội tuy bị suy
giảm, nhưng không đảo lộn; Thủ tướng, nội các cùng hệ thống
tổ chức các bộ, ngành, tổ chức hành chính vẫn vững vàng;
Chính phủ không phải vay gỏi giải cứu của IMF với những
điều kiện ràng buộc. Ngay trong khủng hoảng tín dụng, tài
Khung thể chế Phát triển bền vững. 205

chính ờ Mỹ tháng cuối năm 2008, khung thể chế phát triển
của Singapore và Malaysia đã có những điều chuyển kịp thời
để phục hồi nền kỉnh tế, giữ được ổn định xã hội và bảo vệ
các giá trị môi trường.
Khung thể chế PTBV có vững chắc mới quản trị được các
tổ chức, các nhóm xã hội, cộng đồng và công dân đạt đến các
mục tiêu và giá trị PTBV đã lựa chọn, đã thừa nhận và mới
hóa giải và vượt qua các thách thức nổi lên. Khung thể chế
PTBV có hiệu quả mới có sự tiến bộ trong thực hiện các mục
tiêu và giá trị PTBV. Khung thể chế PTBV đáp ứng nhu cầu
PTBV trong nước ỉà khung thể chế với những quy tắc và tổ
chức đáp ứng các yêu cầu thực tế và tương lai trong quản trị
các tổ chức, nhóm xã hội, cộng đồng và công dân thực hiện
các mục tiêu và giá trị PTBV. Điều đó thể hiện trong nội dung
các quy tắc và thời điểm ban hành và thể hiện trong cơ cấu hệ
thống các cơ quan, tổ chức và chức năng, nhiệm vụ cùng như
thời điểm thành lập các tổ chức. Có đáp ứng được nhu cầu
trong nước thì thể chế PTBV mới tồn tại và phát triển; có hội
nhập với khu vực và quốc tế mới không bị đom lẻ, mới có các
nguồn lực mới và đóng góp được vào các nỗ lực chung góp
phần tạo nên khung thể chế toàn cầu lớn mạnh, vượt qua và
hóa giải các thách thức quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Xây dựng khung thể chế PTBV quốc gia vững chắc, hiệu
quả, đáp ứng nhu cầu phát triển trong nước và hội nhập với sự
phát triển của khu vực và quốc tế bao gồm:
1. Xây dựng hệ thống các quy tắc và các quyết định phản
ánh được các quy luật, yêu cầu của sự PTBV trong nước, phù
hợp với thông lệ quốc tế trong từng lĩnh vực và tổng hợp cả ba
lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường.
206 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

2. Xây dựng hệ thống các cơ quan, tổ chức thích hợp và


toàn diện từ trung ương đến địa phương và cơ sở, kể cả các tổ
chức điều phối có chức năng phù hợp, cỏ năng lực và trách
nhiệm cao, đồng thời có sự phối hợp với nhau (cùng cấp và
giữa các cấp) trong quản trị các đổi tượng xã hội thực hiện các
mục tiêu và giá trị PTBV đã đồng thuận.
Áp dụng bài học này trong điều kiện cụ thể của Việt Nam
về mặt xây dựng hệ thống quy tắc cần:
1. Rà soát, sửa đổi và bổ sung các Điều trong Hiến pháp
và luật pháp... đảm bảo các nguyên tắc PTBV được vận dụng.
2. Thúc đẩy, hỗ trợ các địa phương xây dụng LA21, các
bộ, ngành xây đựng SA21 - đây là một khung khổ thể chế
PTBV cơ bản để khẳng định bước chuyển của địa phương, bộ,
ngành sang PTBV.
3. Xây dựng thêm các nguyên tắc, các bộ luật giải quyết
các bất ổn xã hội đã phát sinh, hỗ trợ sự phát triển các hàng
hóa thương hiệu Việt Nam bằng các điều lệ tiêu chuẩn hóa
môi trường của nó, kể cả điều lệ quản lý bền vững.
4. Xây dựng các chính sách khuyến khích: “Cơ chế phát
triển sạch”, “Sử dụng năng lượng hiệu quả”, “Tái chế chất
thải”... gỏp phần tạo nên mô hình sản xuất, tiêu dùng thân
thiện, bền vững.
5. Xây dựng và hoàn thiện các quy định và huy động các
nhóm, các thành viên liên quan thực hiện tốt cảc quy định
chăm sóc với bà mẹ và trẻ em, góp phần cải thiện giá trị thấp
của các tiêu chí này trong hệ thống các tiêu chí PTBV.
6. Xây dựng và hoàn thiện các điều iệ, quy định trong
phòng chống thiên tai: bão, ngập lụt, lở đất, cháy rừng để
giảm thiểu các thiệt hại về người và của như đã từng xảy ra.
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 207

7. Tăng cường năng lực xây dựng thể chế ờ các cấp quản
lý ở địa phương, cơ sờ trong việc cụ thể hóa luật pháp, các
quy định trong quản lý nhà nước ở địa phương và cơ sở.
Trong sắp xếp, xây dựng hệ thống cơ quan, tổ chức của
khung thể chế PTBV Việt Nam cần:
1. Rà soát, điều phối và bổ sung các chức năng, nhiệm vụ
của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống quản lý nhà nước
theo ngành và theo lãnh thổ tương thích với các mục tiêu và
giá trị PTBV mà địa phương hay bộ, ngành đã lựa chọn dựa
trên mục tiêu và giá trị quốc gia lựa chọn.
2. Thành lập ủ y ban PTBV quốc gia, ủy ban PTBV cấp
tinh (và cấp thấp hom khi cần và đủ điều kiện) và cơ quan, bộ
phận điều phổi PTBV trong các bộ, ngành và cơ sở để xây
dựng CTNS21, để tổ chức hướng dẫn, giám sát, kết nối trong
thực hiện CTNS21 thông qua các kế hoạch cụ thể.
3. Các cơ quan thuộc khung thể chế PTBV ở trung ương
cần tăng cường đào tạo cán bộ cho địa phương và cơ sở để
thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao trong xây
dựng và tổ chức thực hiện LA21 hay SA21. Để có được các
bài giảng tốt cần có các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu và
tổng kết thực tiễn tốt
Thử 3. Phát huy tính tích cực, chủ động tham gia của
các cơ quan, tồ chức và ngưòri dân trong việc xẳy dựng và
thực hiện CTNS21 của quốc gia, của địa phương và của
bộ, ngành, đồng thời xây dựng các kế hoạch từng giai
đoạn, từng năm để thực hiện CTNS21 đã đề ra
CTNS21 toàn cầu và CTNS21 quốc gia hướng đến mục
đích là đảm bảo cho một tương lai an toàn hơn, phồn vinh hom
208 TS. LƯU BÁCH DÙNG (Chú bièn)

bàng cách “giải quyết cân đối các vấn đề môi trường và phát
triển cùng một lúc” hay phát triển kinh tế xã hội gắn kết với
bảo vệ môi trường. Để đạt đến mục đích đó ở quy mô toàn
cầu cần có sự tham gia thực hiện của các quốc gia và các vùng
lãnh thổ; ở cấp quốc gia cần có sự tham gia thực hiện cúa các
tinh, thành và bộ, ngành mà trong đó là các cơ quan, tổ chức,
các nhóm xã hội, cộng đồng và người dân. Đây là những lực
lượng cho việc thực hiện và cũng là đối tượng hưởng lợi từ
thành công của các mục tiêu và giá trị PTBV. Khung thể chế
PTBV quốc gia có vai trò quản trị các cơ quan, tổ chức, các
nhóm xã hội, cộng đồng và công dân tham gia xây dựng thực
hiện CTNS21 ờ từng cấp độ. Vận động, phát huy tính chủ
động, tích cực tham gia của họ là cách thức cơ bản đảm bảo
sự thành công của thể chế PTBV, mà cụ thể là thực hiện được
các mục tiêu và giá trị PTBV đề ra.
LHQ đã phát huy tính chù động, tích cực tham gia của các
quốc gia và vùng lãnh thổ thông qua việc tổ chức Hội nghị
LHQ về môi trường và phát triển, trong đó các đại biểu của
các quốc gia được thông tin, được tham luận, bàn bạc và được
bày tỏ thái độ và cam kết của mình. Tiếp sau Hội nghị Rio92,
Đại Hội đồng LHQ ra quyết định thành lập ỰNCSD với chức
năng “hợp tác và hợp thức quốc tể các quyết định liên chính
phủ tạo ra khả năng liên kết các vấn đề môi trường và phát
triển, để kiểm tra những tiến bộ trong việc thực hiện CTNS21
ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu và để chi dẫn một cách
đầy đủ các nguyên tắc trong tuyên bổ Rio về môi trường và
phát triển và các kết quả khác của hội nghị nhằm đạt được sự
PTBV ở tất cả các quốc gia” (Nghị quyết A/RES/47/101 Đại
Hội động LHQ ngày 22 tháng 12 năm 2002). Với nhiều hoạt
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 209

động hỗ trợ, thúc đẩy sự tham gia của các quốc gia và khu vực
nhất là UNCSD đã cung cấp bộ tiêu chí giúp các quốc gia và
vùng lãnh thổ giám sát đánh giá những tiến bộ đạt được trong
việc thực hiện PTBV.
Chính phủ Singapore cũng đã phát huy tính chủ động, tích
cực tham gia của các cơ quan tổ chức và người dân trong việc
xây dựng và thực hiện “Kế hoạch Xanh” bằng cách diễn
thuyết, thông tin, tuyên truyền, đào tạo, giúp đỡ cơ quan xây
dựng chương trình cụ thể, tăng cường các cơ sở hạ tầng thiết
yếu và xây dựng quỹ để hỗ trợ các hoạt động.
Chính phủ Malaysia cũng phát huy tính chủ động tích cực
tham gia của các tổ chức chính quyền trong việc xây dựng và
thực hiện LA21.
Áp dụng bài học cho Việt Nam trong bối cảnh thực tể,
nghiên cứu khuyển nghị:
Thành lập ủy ban PTBV quốc gia, đây là cơ quan cao nhất
về PTBV trong hệ thống chính phủ, là cơ quan chấp hành của
Hội đồng PTBV quốc gia. ủy ban PTBV kết nối với ủy ban
PTBV tinh, thành phổ (Ban Chi đạo PTBV, Hội đồng Chi đạo
PTBV, Hội đồng Liên ngành chi đạo PTBV), Văn phòng
PTBV của các bộ, ngành để thực hiện và phổi hợp thực hiện
CTNS21 Việt Nam va các LA21, SA21. Cac cơ quân PTBV ở
trung ương, ở tầm quốc gia phải có đủ năng lực và trách nhiệm
để hướng dẫn, tổ chức, giám sát các địa phương, bộ, ngành
trong việc thực hiện CTNS21. Để phát huy tính chủ động, tích
cực tham gia của các cơ quan, tổ chức và người dân trong việc
xây đựng và thực hiện CTNS21 của quốc gia, của địa phương
và của bộ, ngành, ủy ban PTBV quốc gia trên cơ sở Luật Tổ
chức chính phủ, các văn bản pháp quy liên quan, cần:
210 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

Với các tỉnh, thành phố và bộ, ngành đã có CTNS21:


1. Triển khai thực hiện LA21, SA21 bằng các kế hoạch
thực hiện cho từng giai đoạn, từng năm, với các mục tiêu giá
trị PTBV mà LA21, SA21 đặt ra, trong đó đặc biệt ưu tiên cho
các mục tiêu thiên niên kỷ, và mục tiêu quốc gia.
2. ủy ban PTBV cần nắm bắt tiến trình, tiến bộ đạt được
thực hiện trong từng năm, từng giai đoạn với CTNS21 thông
qua bộ tiêu chí giám sát PTBV; nắm bắt các khó khăn để đưa
ra các tư vấn khác phục cũng như tận dụng các cơ hội.
3. Mở các diễn đàn giữa các bên liên quan để thúc đẩy
việc PTBV ờ các tinh và các bộ, ngành; để chia sẻ các bài học
kinh nghiệm từ việc thực hiện một cách xuất sắc các mục tiêu
và giá trị PTBV đặt ra, nhất là phương thức hoạt động tối ưu.
4. Đề nghị các tinh, thành phố, bộ, ngành báo cáo định kỳ
về việc thực hiện LA21 hoặc SA21, qua các báo cáo này có
thể thấy các vấn đề, các trở ngại và các nhu cầu, từ đó tiến
hành các hỗ trợ cần thiết và có thể.
Với các tỉnh, thành phố, bộ, ngành chưa có CTNS21:
1. Tiến hành các khóa đào tạo cho các cán bộ của các bộ,
ngành, tinh, thành phố có trách nhiệm soạn thảo CTNS21 để
trình ỉên lãnh đạo bộ, ngành, tỉnh và thành phổ xét duyệt và
ban hành, ủ y ban PTBV cần xây dựng một đội ngũ chuyên
gia để sẵn sàng giúp các bộ, ngành và địa phương xây dựng
CTNS21 khi cỏ yêu cầu.
2. Mở các diễn đàn để các bộ, ngành và các tinh, thành
phổ thảo luận và chia sẻ các kinh nghiệm xây dựng CTNS21,
đúc rút quy trình tổi ưu để xây dựng CTNS21.
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 211

3. Thực hiện các khuyến khích, hỗ trợ về mặt tài chính,


chuyên gia, chia sẻ các thông tin qua mạng để các bộ, ngành,
tỉnh, thành phố có được các điều kiện thuận tiện xây dựng
CTNS21 của mình.
4. Tạo thuận lợi cho các quan hệ đối tác giữa các đơn vị
có liên quan đã xây dựng xong CTNS21và các đơn vị chưa
xây dựng CTNS21 để trao đổi các kinh nghiệm, tổ chức nhân
lực, thông tin và quy trinh hiệu quả trong xây dựng CTNS21.
Thử 4. Thiết lập khung thể chế quăn lý hiệu quả các
nguồn tài nguyên giói hạn của quốc gia trong PTBV
Thực tiễn tài nguyên của nhiều quốc gia đã phản ánh rằng:
có một số loại tài nguyên giới hạn, dẫn đến các trở ngại cho
sự PTBV của quốc gia. Ở Singapore, các tài nguyên giới hạn
đó là tài nguyên nước, tài nguyên năng lượng; ở Malaysia đó
là quặng sắt.
Để quản lý tốt việc khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên
nước, Chính phủ Singapore đã ban hành các đạo luật bảo vệ,
tái tạo, phát triển tài nguyên nước và dịch vụ cung cấp nuớc;
thành lập các cơ quan thuộc các bộ chức năng thực hiện quản
lý nhà nước trong bảo vệ, tái tạo, phát triển tài nguyên nước
và trong khai thác và cung cấp sản phàm đến tẩt cả các khách
hàng. Nhờ hoạt động tích cực và hiệu quả các thể chế trong
quản lý tài nguyên nước đã đảm bảo đáp ứng bền vững các
nhu cầu về nước ngọt trong 100 năm tới và hem nữa, được
Viện Nước quổc tế tặng thưởng về thành tích quản lý nguồn
nước ngọt và WTO đã hợp tác với Singapore trong chương
trình “Tăng cường quản lý nước sạch trên toàn cầu”.
212 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ bién)

Không có tài nguyên năng lượng hóa thạch (dầu mỏ, thrn,
khí ga tự nhiên) Chính phủ Singapore đã xây dựng nhà rráy
hóa dầu hiện đại để chế ra xăng dầu và các sản phẩm ki ác
cung ứng cho các ngành sản xuất. Chính phủ đã quản lý hiệu
quả việc tiêu dùng năng lượng không tái tạo như thành lập ừy
ban Quốc gia về sử dụng hiệu quả năng lượng, các cơ quan
thuộc Bộ Công thương, Văn phòng Chưởng lý và các viện iể
xem xét và nghiên cứu các vẩn đề liên quan đến nâng cao hệu
quả sử dụng năng lượng quốc gia. Chính phủ cũng ban hành
các quy định về bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng năig
lượng. Bộ Môi tường và Tài nguyên nước là cơ quan quản lý
đổi với các tài nguyên năng lượng tái tạo như năng lượng nặt
trời, sồng và gió làm sở sở cho việc sử dụng các công ngiệ
khai thác khi cần. Các chính sách và công cụ được sử dụig
góp phần tiết kiệm năng lương bao gồm:
- Tạo ra và để thị trường điều tiết cung cầu, xác định ịiá
năng lượng nhằm đảm bảo năng lượng được sử dụng hiỊu
quả. Định kỳ xem xét biểu giá điện và gas đảm bảo mức £Ìá
phản ánh đúng, đủ chi phí;
- Đưa các tiêu chuẩn về bảo toàn năng lượng trong các
tòa nhà vào các quy định cho tòa nhà;
- ủy ban Quốc gia về sử dụng hiệu quả năng lượng gcm
các thành viên chính phủ, các nhà kinh doanh, các ngành /à
cộng đồng khoa học công nghệ xem xét hiện trạng sử dụag
năng lượng nhằm xác định các cơ hội và đưa ra các khuyến
nghị để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng;
- Xây dụng cảc chỉnh sách tài khỏa để khuyến khích
công chúng sử dụng các phương tiện giao thông nhỏ hơn /à
hiệu quả hơn về năng lượng;
Khung thể chế Phát triển bển vững.. 213

- Khuyến khích sử dụng giao thông công cộng.


Việt Nam có một số loại tài nguyên giới hạn, tuy nhiên
tính giới hạn đó thể hiện trong các vùng, miền hoặc tinh,
thành, thậm chí chí ở cấp nhỏ hom. Áp dụng bài học trên trong
quản lý một số loại tài nguyên như: nước, năng lượng, đất đai,
Việt Nam cần:
1. Trên cơ sở các bộ luật liên quan đến tài nguyên, nghị
định hướng dẫn thi hành của Chính phủ, các địa phương, ban,
ngành liên quan cần cụ thể hỏa bằng văn bản pháp quy cụ thể
trong phạm vi quản lý của mình, nhằm đảm bảo các tài
nguyên giới hạn và các sản phẩm của nó được sử dụng một
cách tiết kiệm, hiệu quả.
2. Củng cố năng lực và trách nhiệm của các cơ quan chức
năng quản lý các loại tài nguyên trên để các tổ chức này thực
hiện tốt các chức năng nhiệm vụ được giao, đảm bảo các tài
nguyên trên được thường xuyên quản lý chặt chẽ, sử dụng
hiệu quả.
3. Thành lập các tổ chức liên ngành (đại diện của cơ quan
quản lý tài nguyên, các cơ quan liên quan, chính quyền địa
phương, các tổ chức và các nhóm sử dụng nhiều loại tài
nguyên trên) để kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài nguyên
cùa các chủ thể, đưa ra các kiến nghị, khuyến nghị sử dụng tài
nguyên tiết kiệm, hiệu quả, kể cả việc thu hồi quyền sử dụng
với tài nguyên đỏ. Qua cảc giai đoạn kiểm tra của các tổ chức
liên ngành có thể đề xuất bổ sung và hoàn thiện thể chế quản
lý, đưa ra các vấn đề cần nghiên cứu để sử dụng các loại tài
nguyên trên một cách hiệu quả.
4. Tăng cường xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu
(đường, điện, nước, máy móc, thiết bị phân phối...) đảm bảo
214 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chù biên)

cho việc quản lý thuận tiện, thường xuyên, cũng như việc sử
dụng hiệu quả nguồn tài nguyên.
5. Đảm bảo mối liên hệ thường xuyên giữa các cơ quan,
tổ chức từ trung ưomg đến địa phương và cơ sở, kể cả thiết lập
các mối quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế liên quan
trong quản lý, sử dụng tài nguyên và tranh thủ các nguồn lực
kỹ thuật, công nghệ và các kinh nghiệm quản lý sử dụng tài
nguyên hợp lý và hiệu quả.
6. Tăng cường các mối quan hệ với các đối tác trong và
ngoài nước để ổn định thị trường với các tài nguyên giới hạn
sự phát triển.
Thứ 5. Quá trình thực hiện các mục tiêu riêng về kỉnh
tế, xã hội, môi trưởng cần thúc đẩy thực hiện các giá trị
liên quan khác để mục tiêu đạt được trở nên hiệu quả và
bền vững hơn
Khi mục tiêu nước sạch cung cấp đủ và thuận tiện cho các
gia đỉnh, nhất là vùng còn thiếu nước sạch, thì các giá trị khác
như trẻ em đi học (tỷ lệ phổ cập tiểu học vởi trẻ em), tỷ lệ
người lớn biết chữ, tỷ lệ suy dinh dưỡng và đi học đúng độ
tuổi, thời gian tham gia các hoạt động kinh tế của lao động
tăng lên, ý thức bảo vệ hệ thống cấp nước, bảo vệ môi trường
tái tạo nguồn nước có cơ hội tiếp thu và thực hiện.... Đó là
một ví dụ về những giả trị liên quan cần được thúc đẩy thực
hiện góp phần củng cố giá trị mục tiêu nước sạch và khắc
phục khiếm khuyết mà CTNS21 toàn cầu đã nêu: “Các quyết
định đưa ra kể cả trong chính phủ và trong kinh doanh hay đối
với cá nhân còn tách riêng các yếu tổ kinh tế, xã hội và môi
trường” (tr.10, Bản tóm tắt CTNS21).
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 215

Trong thực hiện “Kế hoạch Xanh Singapore” (năm 1991


chi tiêu giảm luợng rác thải sinh hoạt và thương mại từ 1,1
kg/ngày/ người năm 1991, xuống còn 0,9 kg/ngày/ người vào
năm 2000, chi tiêu tảng tỷ lệ tái chế từ 40% năm 2005 lên
60% vào năm 2012: bản Kế hoạch Xanh sửa đổi năm 2006),
các chi tiêu đã được thực hiện và nhiều giá trị khác trong kinh
tế, xã hội và môi trường đã được thúc đẩy và thực hiện được
góp phần chuyển biến Singapore về mọi mặt hướng đến sự
PTBV ở một mức cao hơn.
Vận dụng bài học trên trong điều kiện cụ thể của Việt Nam cần:
1. Củng cố và thiết lập hệ thống cung cấp thông tin để phản
ánh nhiều tiêu chí PTBV còn thiếu trong thống kê hiện nay.
2. Cần thành lập các tổ chức liên bộ, liên ngành, liên đoàn
thể, các bên liên quan để điều phổi thực hiện mục tiêu chính
gắn với nhiều giá trị trong thực hiện các kế hoạch, chương
trình, dự án.
3. Đánh giá toàn diện các tác động kinh tế, xã hội và môi
trường của mỗi kế hoạch, chương trình dự án làm cơ sở kết
nối mục tiêu với những giá t i PTBV cũng nhu khắc phục
những tác động phụ không mong muốn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

1 Assessing Indonesia's Sustainable Development:


Long-run Trend, Impact of the Crisis, and Adjustment
During the Recovery Period, tháng 10 năm 2003 do
Armida Alisjahbana; Arief Anshory Yusuf - Khoa
Kinh tế - Đại học Padjadjaran thực hiện
2 BAPEDAL Regional Network Project (Loan 1449-
INO) in Indonesia, tháng 9 năm 2005, Báo cáo hoàn
thành dự án của ngân hàng Châu Á
3 Bộ MT & TN Singapore, Hướng tới phát triển bền
vững, Báo cáo môi trường 2005 của Singapore.
4 Chusak Charunsawat, Economic systems and
Economic development in Thailand (in Thai),
Bangkok. Thammasat, 2005,264p.
5 Commission of Sustainable Development,
“Assessment on Progress in the Implementation of
Agenda 21 at the National Level: Table of Key
Coordination Mechnism and Actions”, 4/2001.
6 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Định hướng
chiến lược Phát triển Ben vững ở Việt Nam, Hà Nội,
2007..
7 Country Environmental Profile Indonesia - Final
report tháng 7 năm 2005, dự án do MWH thực hiện
với sự tài trợ của Hội đồng châu Âu.
Khung thể chế Phát triển bền vững.. 217

8 Country profiles Series -2002


http://www.un.org/esa/agenda21/natlinfo/wssd/malays
ia.pdf. Accessed September 24,2008.
9 Country profile implementation of AGENDA21,
thông tin được Chính phủ Indonesia cung cấp lên
UNCDS trong phiên họp lần thứ 5, tháng 4 năm 1997.
10 Country profile on environment of Indonesia tháng 9
năm 1999 của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
JICA.
11 Cục Môi trường, Hành trình vi sự phát triển bền vững
1972- 1992-2002, Nxb. Chính trị quốc gia, 2002, 131
tr.
12 Đại học Kinh tể quốc dân, Bài giàng phát triển bền
vưng, Hà Nội, 2006.
13 Đỗ Đức Định, Nguyễn Duy Lợi. Chất lượng tăng
trưởng của Thải Lan, Những vấn đề kinh tế thế giới,
2003 - no.6.- p. 33-42.
14 Dự án VIE01/021, Hướng Phát triển Bền vững và
quan điểm Phát triển Bền vững đổi với Việt Nam,
3/2002.
15 Energy and Sustainable Development in Indonesia báo
cáo năm 2002.
16 Enviromental Technology in Sinagpore - A Country
Study.
17 Executive report on the Indonesia environment
program review - Evaluation division năm 2002, được
218 TS. LƯU BÁCH DÙNG (Chủ biên)

thực hiện bởi trường đại học Padjadjaran và Cơ quan


phát triển quốc tế Canada.
18 Hà Huy Thành (chủ biên), Phát triển Bền vững từ
quan điếm đến hành động, Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội, 2009.
19 Hà Huy Thành (chủ biên), Kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,
2009.
20 H. Geeta, “Singapore as an Investing Ground: A
Review”.
21 http://en.wikipedia.org/wiki/Constitution_of_Thailand.
22 http://en.wikipedia.org/wiki/NESDB.
23 http://r0.unctad.Org/p 166/reduit2004/module6/tnc7.doc
24 http://www.law.nus.edu.sg/apcel/dbase/malaysia/repor
tma.html#sec5. Accessed October 1, 2008.
25 http://www.ngobiz.org/?q=node/308.
26 http://www.tei.or.th/gap/gap_projects_U_dc.htm.
27 http://www.uncds.org/
28 http://AVAvw.un.org/esa/sustdev/natlinfo/nsds/Report_B
angkok03.pdf.
29 http://www: “Insitutional Aspects of Sustainable
Development in Singapore”.
30 John Farrington, David J.Lewis, Non - Governmental
Organizations and the State in Asia - Rethinking Roles
Sustainable Agricultural Development, London, New
Khung thể chế Phát triển bền vững. 219

York : Routledge, 1993 - 366 p.


31 Koos Neefies, Môi trường vờ sinh kế: Các chiến lược
PTBV, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
32 Liên hợp quốc: Tóm tắt về Chương trình nghị sự 21
toàn cầu, Website.
33 Lye Lin Heng, “Enviromental Pollution laws in
Singapore”, National University of Singapore.
34 Malaysian Government. 2008. My government, the
Malaysian Government’s Official Portal.
www.gow.my Accessed September 28,2008.
35 Malaysian Government-Prime Minister’s Office-
Economic Planning Unit 2008. 9th Malaysian Plan,
2006-10.www.epu.gov.my Accessed September 29,
2008.
36 Malaysian-Danish Country Program for Cooperation
in Environment and Sustainable Development (2002-
2006).
http://www2.mst.dk/common/udgivranime/Frame.asp?
http://www2.mst.dk/udgiv/publications/2001/87-7944-
557-8/html/helepubleng.htm. Accessed September25,
2008
37 MENGO 2008. Malaysian Environmental NGO.
www.mengo.org. Accessed September 29,2008.
38 Ministry of Environment and Natural Resources of
Singapore, The Singapore Green Plan 2012, 2006
edition.
220 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ biên)

39 Ministry of Trade and Industry, Main Indicators of the


Singapore Economy.
40 National Efforts of East Asian Countries towards
Sustainable Development.
41 Ngân hàng Thế giới, Phát triển bền vững trong một
thế giới năng động, Báo cáo phát triển thế gới năm
2003. Người dịch Vũ Cương, Nguyễn Khánh cẩm
Châu và nnk, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
42 Nguyễn Văn Lịch, “Phát triển Bền vững và đồng đều
giữa các nước ASEAN hướng tới tầm nhìn 2020”,
Nghiên cứu Đông Nam Á, 1999 - no.3.- p. 3-7.
43 Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tưómg/Vranh thủ thời cơ
thuận lơi, vượt qua khó khăn thách thức, thực hiện
thắng lợi kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2009 và năm
2010TBáo Nhân dân 21/10/2009.
44 ủy ban Khoa học xã hội, Viện Ngôn ngữ học, Từ điển
tiếng Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988.
45 Overview of Education for Sustainable Development
(ESD) in Indonesia, 2004, Tiến sỹ Ramon Mohandas,Văn
phòng quốc gia về nghiên cứu và phát triển giáo dục -
Bộ Giáo dục Jakarta, Indonesia.
46 Phạm Mộng Hoa (chủ biên), Địa lý kinh tể - xã hội
các nước ASEAN, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,
1999.
47 Phạm Thị Vinh, Islam ở Malaysia, Nxb. Khoa học xã
hội, Hà Nội, 2008 .
Khung thể chế Phát triển bền vững. 221

48 Research Center for Regional Resources, The


Indonesian Institute of Sciences, 2003, 164 p.
Sustainable Agricultural Development in Southeast
Asia. - LCn xb: 1, Jakarta
49 Sanitation Country profile of Indonesia.
50 State Committee for Science Vietnam, National
Report for the United Nations Conference on
Environment and Development {UNCED}1992
(Draft)/ - Hanoi, 1 9 9 1 9 0 p.
51 Tan, Alan K. J. 2006. Preliminary assessment of
Malaysia’s environmental law. Asia-Pacific Centre
for Environmental Law, National University of
Singapore
52 Thông tấn xã Việt Nam, Tài liệu tham khảo đặc biệt
các sổ 2007-2009.
53 Thu Mỹ, “Xây dựng ASEAN thành cộng đồng các
quốc gia Đông Nam Á, Phát triển Bền vững: Một sổ
vấn đề đặt ra”, Vòng quanh Đông Nam Á, 1998.-
no.ll.-p. 13-14.
54 Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia,
Hiệp hội các Hội đồng Nghiên cứu KHXH châu Á,
Toàn cầu hóa và ảnh hưởng đổi với khu vực châu Á
Thải Bình Dượng: Các khỉa cạnh kinh tế, xã hội và
văn hóa, Kỷ yếu Đại hội lần thứ 14 Hiệp hội các Hội
đồng nghiên cứu KHXH châu Á, Hà Nội, 2001.
55 Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia,
Viện Ngôn ngữ, Từ điển Anh Việt, Nxb. Thành phố
Ho Chí Minh, 1998.
222 TS. LƯU BÁCH DŨNG (Chủ bkn)

56 Trung tâm Phân tích và Dự báo, Các quốc gia và lãih


thổ có quan hệ với Việt Nam
57 Trương Duy Hòa-. Viện kinh tế chính trị thế giri,
Công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu của Thái Lui
(1972 đến nay), 2005.- 170 p.
58 Viện Nghiên cứu môi trường và Phát triển Bền vữrg,
Tạp chí Nghiên cứu Phát triển bền vững các số 20C8,
2009.
59 Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cru
Đông Nam Á các số 2007-2009.
60 Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Dự bảo tình hình kiih
tế khu vực Đông Nam Á những năm đầu thế kỳ X7I,
Hà Nội, 2000, 156 tr.

You might also like