You are on page 1of 244

Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 1
ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, bảng CN, nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- KT đồ dùng dụng cụ học tập bộ môn toán - HS để đồ lên bàn
- GV nhận xét .
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - HS nhắc lại
2. Hình thành kiến thức
 Ôn tập về đọc viết số.
- GV đọc các số sau: 456 (Bốn trăm năm mươi - 4HS viết bảng lớp , các HS còn lại
sáu), 227, 134, 506, 609, 780. viết bảng con
- Viết bảng các số có ba chữ số (khoảng 10
số) yêu cầu một dãy bàn HS nối tiếp nhau đọc - 10 HS nối tiếp nhau đọc số, HS cả
các số được ghi trên bảng. lớp nghe và nhận xét.
3. Thực hành
Bài 1/ T3
- Yêu cầu HS làm bài tập 1 trong SGK, sau đó
yêu cầu hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để
kiểm tra bài của nhau.
 Ôn tập về thứ tự số
Bài 2 / T3

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung của bài - Làm bài và nhận xét bài của bạn.
tập 2 lên bảng, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và Suy nghĩ và tự làm bài, hai HS lên
tìm số thích hợp điền vào các ô trống. bảng lớp làm bài.
Chữa bài:
+ Tại sao trong phần a) lại điền 312 vào sau - Vì số đầu tiên là 310, số thứ hai là
311? 311, đếm 310, 311 rồi thì đếm đến
312. (Hoặc: Vì 310 + 1 = 311, 311 +
1 = 312 nên điền 312; hoặc: 311 là
số liền sau của 310, 312 là số liền
sau của 311.)
+ Tại sao trong phần b) lại điền 398 vào sau -Vì 400 – 1 = 399, 399 – 1 = 398.
399? (Hoặc: 399 là số liền trước của 400,
398 là số liền trước của 399.)
+ Đây là dãy số tự nhiên liên tiếp xếp theo
thứ tự giảm dần từ 400 đến 391. Mỗi số
trong dãy số này bằng số đứng trước nó
trừ đi 1.
 Ôn luyện về so sánh số và thứ tự số
Bài 3/T3
- Yêu cầu HS đọc đề bài 3 và hỏi:
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên
bảng, sau đó hỏi:
- Tại sao điền được 303 < 330?
- Hỏi tương tự với các phần còn lại.
- Yêu cầu HS nêu cách so sánh các số có 3 chữ
số, cách so sánh các phép tính với nhau - 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm
- Yêu cầu HS tự làm bài. bài vào vở bài tập.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên
bảng, sau đó hỏi: - Vì hai số cùng có số trăm là 3
- Tại sao điền được 303 < 330? nhưng 303 có 0 chục, còn 330 có 3
- Hỏi tương tự với các phần còn lại. chục. 0 chục bé hơn 3 chục nên 303
-Yêu cầu HS nêu cách so sánh các số có 3 chữ bé hơn 330
số, cách so sánh các phép tính với nhau. - Các số 375; 421; 573; 241; 735;
4. Vận dụng 142.
Bài 4/T3

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó đọc dãy số


của bài. - HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Trong thời gian 3
phút ai làm xong bài 4 tiếp tục làm bài số 5 - Số lớn nhất trong các số trên là
- Số lớn nhất trong dãy số trên là số nào? 735.
- Vì số 735 có số trăm lớn nhất.
- Vì sao nói số 735 là số lớn nhất trong các số
trên? - Số bé nhất trong các số trên là 142.
- Số nào là số bé nhất trong các số trên? Vì - Vì số 142 có số trăm bé nhất.
sao?
- Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của
nhau. - HS làm nhanh
Bài 5 - GV gọi hai HS lên bảng làm bài và
- Gọi một HS đọc đề bài yêu cầu những HS làm xong bài 4
Chữa bài. tiếp tục làm bài 5 vào vở bài tập.
- Những HS làm xong bài nhìn lên
bài bạn trên bảng nhận xét
- HS giơ tay
- Những ai làm xong và có đáp án giống bạn ?
- Nhận xét và đánh giá HS.
5. Tìm tòi - ứng dụng - Lớp PHT điều khiển
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - HS lắng nghe.
- Dặn dò: Về nhà ôn tập thêm về đọc, viết, so
sánh các số có ba chữ số.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 2
CỘNG TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
(không nhớ)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Biết cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số (Không nhớ) và giải toán có lời văn về
nhiều hơn, ít hơn
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra các kiến thức đã học của tiết 1. - 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
Ôn tập về phép cộng và phép trừ
(không nhớ) các số có ba chữ số
Bài 1
- Bài tập 1 yêu cầu chúng ta làm gì? - Bài 1 yêu cầu tính nhẩm.
- Yêu cầu HS tự nhẩm bài 1 ( cột a,c) trong - 6 HS nối tiếp nhau nhẩm từng phép
thời gian 2 phút ai nhẩm xong tiếp tục tính. Ví dụ: HS 1: 4 trăm cộng 3 trăm
nhẩm cột b cộng 7 trăm.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau nhẩm trước lớp
các phép tính trong bài.
- Nhũng ai đã nhẩm xong phần b? - HS giơ tay

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Cho HS chơi “ Xì điện “ 3 phép tính ở - HS làm nhanh


cột b
- GV nhận xét tuyên dương những HS làm
bài đúng và tích cực hoàn thành hết bài.
3. Thực hành
Bài 2
- Gọi một HS đọc yêu cầu của đề bài. - Đặt tính rồi tính
- Yêu cầu HS làm bài. - 4 HS lên bảng làm bài,
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của HS cả lớp làm bài vào vở
bạn (nhận xét cả về đặc tính và kết quả bài tập.
phép tính). Yêu cầu 4 HS vừa lên bảng lần
lượt nêu rõ cách tính của mình. - HS đổi chéo bài KT ( HS sửa bài sai)
4. Vận dụng
Ôn tập giải bài toán về nhiều hơn, ít
hơn
Bài 3
- Gọi HS đọc đề bài. - 1 hs đọc đề
- Khối lớp Một có bao nhiêu học sinh? - Khối lớp Một có 245 học sinh.
- Số học sinh của khối lớp Hai như thế - Số học sinh của khối lớp Hai ít hơn số
nào so với số học sinh của khối lớp Một? học sinh của khối lớp Một là 32 em.
- Vậy muốn tính số học sinh của khối lớp - Ta phải thực hiện phép trừ 245 – 32.
Hai ta phải làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở bài tập.
Bài giải
Khối Hai có số học sinh là:
245 – 32 = 213 (học sinh)
Đáp số: 213 học sinh.
- Treo bảng phụ gọi đọc và nhận xét bài
bạn
- GV nhận xét tuyên dương những HS làm - Đổi vở dò bài báo cáo và sửa sai.
bài đúng và tích cực hoàn thành hết bài
5. Tìm tòi - ứng dụng - Lớp PHT điều khiển
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - HS lắng nghe.
- Về xem lại bài

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 3
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Biết cộng trừ các số có ba chữ số( không nhớ)
- Biết giải bài toán về “Tìm x”,giải toán có lời văn ( có một phép trừ)
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
- Chuẩn bị bồ đồ dùng học toán .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 1 số bài của tiết 2. - 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa ) - Nghe giới thiệu.
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức
Bài 1: Gọi HS đọc y/c - 1hs đọc
- Yêu cầu HS tự làm bài. - 3 HS lên bảng làm bài (mỗi HS thực hiện
2 con tính), HS cả lớp làm bài vào vở bài
tập
- Chữa bài, hỏi thêm về cách đặt tính
và thực hiện tính:
+ Đặt tính như thế nào? - Đặt tính sao cho hàng đơn vị thẳng hàng
đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng
trăm thẳng hàng trăm.
+ Thực hiện tính từ đâu đến đâu? - Thực hiện tính từ phải sang trái.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

Bài 2: y/c học sinh nêu y/c - 1hs nêu


- Yêu cầu HS tự làm bài. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài
vào vở bài tập.
x – 125 = 344 x + 125 = 266
x = 344 + 125 x = 266 -125
x = 469 x = 141
- Tại sao để tìm x lại thực hiện phép - Vì x là số bị trừ trong phép trừ x – 125 =
cộng 344 + 125? 344, muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với
số trừ.
- Tại sao để tìm x lại thực hiện phép - Vì x là số hạng trong phép cộng x + 125 =
trừ 266 – 125? 266, muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng
trừ đi số hạng đã biết.
- Chữa bài và đánh giá HS.
3. Thực hành
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài. -1hs đọc
- Đội đồng diễn thể dục có tất cả bao
nhiêu người? - Đội đồng diễn thể dục có tất cả 285 người.
- Trong đó có bao nhiêu nam? - Trong đó có 140 nam.
- Vậy muốn tính số nữ ta phải làm gì? - Ta phải thực hiẹn phép trừ: 285 – 140.
- Tại sao? - Vì tổng số nam và nữ là 285 người, đã biết
số nam là 140, muốn tính số nữ ta phải lấy
tổng số người trừ đi số nam đã biết.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài
- Yêu cầu HS làm bài thời gian 3 phút vào vở bài tập.
ai làm xong lấy bộ đồ dùng toán ra Bài giải
ghép hình theo yêu của bài số 4 ai làm Số nữ có trong đội đồng diễn là
xong trước sẽ được trình bày sản phẩm 285 – 140 = 145 (người)
lên bảng lớp. Đáp số: 145 người
- Chữa bài và đánh giá HS. - HS đổi chéo bài để dò.
Bài 4
- Cho HS đã làm xong bài lên ghép - Ghép hình như sau:
hình
- GV nhận xét bài trên bảng
- Tuyên dương những HS hoàn thành
bài và có sản phẩm đẹp.
- Hỏi thêm: Trong hình “con cá” có -Có 5 hình tam giác.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

bao nhiêu hình tam giác?


5. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài - HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 4
CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
(có nhớ một lần)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Biết cách thực hiệnphép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục
hoặc sang hàng trăm)
- Tính được độ dài đường gấp khúc
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra các kiến thức đã học của tiết
3.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS. - 3 HS
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức
Hướng dẫn thực hiện phép cộng các
số có ba chữ số (có nhớ một lần)
a) Phép cộng 435 + 127
- GV viết bảng PT: 435 + 127 = ?
- Đây là phép cộng số có mấy chữ số
với số có mấy chữ số ? - 3 chữ số với số có 3 chữ số
- Cộng hai số có 3 chữ số ta thực hiện - Thực hiện theo 2 bước – B1 Đặt tính
theo mấy bước? là những bước nào ? B2 tính

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Cho HS thực hiện bước 1 vào bảng - 1 HS lên bảng , dưới lớp làm bảng con
- Nhận xét, lưu ý cách đặt tính - Nhận xét bài bạn
- Cho HS thực hiện B2 - HS làm bảng tiếp
- Cho HS nêu cách tính và nhận xét - HS giơ bảng nêu lại cách tính
- HS khác nhận xét
b) Phép cộng 256 + 162
- Tiến hành các bước tương tự như phép
cộng 435 + 127 = 562.
3. Thực hành
Bài 1
- Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu - HS làm nhanh
HS làm bài. cột 1,2,3 ( thời gian 2 phút
ai làm xong tiếp tục làm cột 4, 5)
- Yêu cầu từng HS vừa lên bảng nêu rõ
cách thực hiện phép tính của mình. HS
cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn. - HS lên bảng làm bài
- Chữa bài và đánh giá HS.
-HD dò và sửa bài - Đổi chéo bài dò và sửa sai
-Tuyên dương những HS hoàn thành bài
và làm bài đúng .
Bài 2
- Hướng dẫn HS làm bài tương tự như ở - HS làm nhanh
bài tập 1.
Bài 3
- Bài yêu cầu chúng ta làm gì? - Bài toán yêu cầu đặt tính và tính
- Cấn chú ý điều gì khi đặt tính? - Cần chú ý đặt tính sao cho đơn vị thẳng
hàng đơn vị, chục thẳng hàng chục, trăm
thẳng hàng trăm.
- Thực hiện tính từ đâu đến đâu? - Thực hiện tính từ phải sang trái.
- Yêu cầu HS làm bài cột (a) thời gian 2 - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
phút ai làm xong làm tiếp cột b bài vào vở bài tập.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn, nhận xét
về cả đặt tình và kết quả tính.
- Chữa bài và đánh giá HS. - Nhận xét bài bạn
- HD dò và sửa bài - HS làm nhanh
-Tuyên dương những HS hoàn thành bài - Đổi chéo bài dò và sửa sai
và làm bài đúng .

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

Bài 4
- Cho đọc yêu cầu của bài. - 1hs đọc
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta - Ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của
làm như thế nào? đường gấp khúc đó.
- Đường gấp khúc ABC gồm những - Đường gấp khúc ABC gồm 2 đoạn
đoạn thẳng nào tạo thành? thẳng tạo thành đó là đoạn thẳng AB và
đoạn thẳng BC.
- Hãy nêu độ dài của mỗi đoạn thẳng. - Đoạn thẳng AB dài 126 cm, đoạn thẳng
BC dài 137 cm.
- Yêu cầu HS tính độ dài đường gấp - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
khúc ABC. bài vào vở bài tập.
Bài giải
Độ dài đường gấp khúc ABC là
126 + 137 = 263 (cm)
Đáp số: 263 cm.
- Chữa bài và đánh giá HS.
Bài 5
- Gọi HS làm xong nêu miệng - HS làm nhanh
-Nhận xét tuyên dương những HS có ý -500 đồng =200đồng +300 đồng
thức hoàn thành bài - 500 đồng = 400 đồng +100 đồng
- 500 đồng = 0 đồng +500 đồng
-3 HS nối tiếp nêu - HS khác nhận xét
5. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về - HS lắng nghe.
cộng các số có ba chữ số có nhớ một
lần.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 5
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Biết thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc
sang hàng trăm.)
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra các kiến thức đã học của tiết 4. - 2 HS làm bài trên bảng
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa ) - Nghe giới thiệu.
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức
Bài 1
- Yêu cầu HS tự làm bài. - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở bài tập.
- Yêu cầu từng HS vừa lên bảng nêu rõ * 7 cộng 0 bằng 7, viết 7.
cách thực hiện phép tính của mình. HS cả * 6 cộng 2 bằng 8, viết 8.
lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn. * 3 cộng 1 bằng 4, viết 4.
- Chữa bài và đánh giá HS.
Bài 2
- Bài yêu cầu chúng ta làm gì? - Bài toán yêu cầu chúng ta đặt tính và
tính.
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính, cách - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

thực hiện phép tính rồi làm bài. bài vào vở bài tập.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn, nhận xét
cả về đặt tính và kết quả tính.
- Chữa bài và đánh giá HS.
3. Thực hành
Bài 3
- Yêu cầu HS đọc tóm tắt bài toán. - Đọc thầm đề bài.
- Thùng thứ nhất có bao nhiêu lít dầu? - Thùng thứ nhất có 125 l dầu.
- Thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu? - Thùng thứ hai có 135 l dầu.
- Bài toán hỏi gì? - Hỏi cả hai thùng có bao nhiêu lít dầu?
- Yêu cầu HS dựa vào tóm tắt để đọc - Thùng thứ nhất có 125 l dầu, thùng thứ
thành bài toán. hai có 135 l dầu. Hỏi cả hai thùng có bao
nhiêu lít dầu?
- Yêu cầu HS làm bài. Bài giải
Cả hai thùng có số lít dầu là:
125 + 135 = 260 (l)
- Chữa và đánh giá HS. Đáp số: 260 l.
Bài 4
- Cho HS xác định yêu cầu của bài, sau
đó tự làm bài. - Tự làm bài vào vở bài tập.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau nhẩm từng - 9 HS nối tiếp nhau nhẩm từng phép
phép tính trong bài. tính trước lớp.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo - Ví dụ: HS 1: 310 cộng 40 bằng 350.
vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài 5
- HS làm bài 4 trong thời gian 3 phút ai - HS làm nhanh
xong làm tiếp bài 5.
- Yêu cầu HS quan sát hình và vẽ vào vở - HS thực hiện theo yc của GV
bài tập
- Báo cáo tình hình làm bài - HS đổi chéo vở dò bài nhau
- Tuyên dương những HS tích cực làm
bài
4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về - HS lắng nghe.
cộng các số có ba chữ số có nhớ một lần.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TUẦN 2
TIẾT 6
TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
(có nhớ một lần)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần ở hàng chục
hoặc hàng trăm).
- Vận dụng vào giải toán có lời văn ( có một phép trừ)
II. CHUẨN BỊ
1.PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra các kiến thức đã học của tiết 5. - 3 HS làm bài trên bảng
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa ) - Nghe giới thiệu.
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức
*. Hướng dẫn thực hiện phép trừ các số
có ba chữ số (có nhớ một lần)
a) Phép trừ 432 – 215 - 1 HS lên bảng đặt tính, HS cả lớp
- Viết lên bảng phép tính 432 – 215 = ? thực hiện đặt tính vào bảng
- Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.
+ Chúng ta bắt đầu tính từ hàng nào? + Tính từ hàng đơn vị.
- Cho HS thực hiện bước 2 tính - HS tính vào bảng
- Cho HS nhận xét bài ở bảng con -1 HS nêu cách tính và nhận xét

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- GV nhận xét chung - Đối chiếu bài trên bảng nhận xét
b) Phép trừ 627 – 143
- Tiến hành các bước tương tự như với
phép trừ 432 – 215 = 217.
3.Thực hành
Bài 1
- Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu HS - 1hs
làm cột đầu cả lớp. Cột 2 cột 3 ai làm xong - HS làm nhanh làm cột 4, 5
làm tiếp cột 4, cột 5 vào mặt sau.
- Yêu cầu từng HS vừa lên bảng nêu rõ -Nối tiếp HS lên bảng, mỗi em làm 1 pt
cách thực hiện phép tính của mình. HS cả dưới lớp làm bảng con
lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
- GV tuyên dương những HS tích cực làm
bài.
Bài 2
- Hướng dẫn HS làm bài tương tự như với
bài tập 1. - HS thực hiện bảng
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Tổng số tem của hai bạn là bao nhiêu? - Tổng số tem của hai bạn là 335 con
tem
- Trong đó bạn Bình có BN con tem? - Bạn Bình có 128 con tem.
- Bài toán yêu cầu ta tìm gì? - Bài toán yc tìm số tem của bạn Hoa.
- Yêu cầu HS làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở bài tập.
Bài giải
Số tem của bạn Hoa là:
- HS làm bài vào vở. 335 – 128 = 207 (con tem)
Đáp số: 207 con tem.
- HS nào làm xong bài 3, các em tiếp tục - HS làm bài vào vở trong thời gian 3
làm bài 4 . phút.
- Chữa bài và đánh giá HS.
Bài 4: Giải bài toán theo tóm tắt
- một đoạn dây : 243 cm - HS làm nhanh
- Cắt đi : 27 cm
- Còn lại : ……cm?
- GV yêu cầu HS nêu phần tóm tắt của bài

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

toán, làm bài vào vở. Bài giải:


Số đoạn dây còn lại là:
243 – 27 = 216 (cm)
- Gọi HS sửa bài Đáp số: 216 (cm)
- GV sửa bài, nhận xét
- GVnhận xét, tuyên dương những HS tích
cực làm bài .
5. Tìm tòi- ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- HS về nhà luyện tập thêm về phép trừ các - HS lắng nghe.
số có ba chữ số (có nhớ một lần).
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 7
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các số có ba CS (không nhớ hoặc có nhớ một
lần)
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn ( có một phép trừ)
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra các kiến thức đã học của tiết 6. - 2 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa ) - Nghe giới thiệu.
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức
Bài 1
- Nêu yêu cầu của bài và yêu cầu HS làm
bài.
- Yêu cầu từng HS vừa lên bảng nêu rõ - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
cách thực hiện phép tính của mình. HS cả bài vào vở bài tập.
lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
* 7 không trừ được 8, lấy 17
trừ 8 bằng 9, viết 9.
* 5 thêm 1 là 6; 8 trừ 6 bằng
2, viết 2.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

* 3 hạ 3.
- Chữa bài và đánh giá HS.
Bài 2
- Hướng dẫn HS làm bảng mỗi phép tính - 1 HS nêu yêu cầu
ở cột a ai làm xong quay bảng làm tiếp pt - 2 HS làm bảng dưới lớp làm bảng con
cùng dòng ở cột b
- Trước khi làm bài, yêu cầu HS nêu lại
cách đặt tính và cách thực hiện tính. - HS làm nhanh làm cột b
- GV tuyên những HS tích cực làm bài .
3. Thực hành
Bài 3
-Bài toán yêu cầu gì?
- Bài toán yêu cầu điền số thích hợp
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài.3 cột vào ô trống.
đầu trong thời gian 3 phút ai làm xong làm - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
tiếp cột 4. bài vào phiếu học tập .
- GV chấm 7 bài nhận xét - HS làm nhanh làm cột 4
- Tuyên dương những HS tích cực làm bài . - Nhận xét bài làm của bạn
Bài 4 - Đổi chéo dò bài cho bạn
- Yêu cầu HS cả lớp đọc phần tóm tắt của
bài - HS đọc thầm.
- Yêu cầu HS dựa vào tóm tắt để đọc thành
đề toán hoàn chỉnh. - 2 HS phân tích bài
* GV cho HS làm bài 4 vào vở. Trong thời - 1 HS làm bảng
gian 2 phút, em nào làm xong tiếp tục làm - Cả lớp làm vào vở
bài số 5. Bài giải
Cả hai ngày bán được số kg gạo là:
415 + 325 = 740 (kg)
- Chữa bài và đánh giá HS. Tuyên dương Đáp số: 740kg gạo.
những HS tích cực làm bài
Bài 5
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài. -1 HS lên bảng làm bài,
- HS làm nhanh
Bài giải
Số học sinh nam của khối lớp 3 là:
165 – 84 = 81 (học sinh)

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Chữa bài và đánh giá HS. Đáp số: 81 học sinh.


4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về - Lớp PHT điều khiển
phép cộng, phép trừ các số có ba chữ số - HS lắng nghe.
(có nhớ một lần).
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 8
ÔN TẬP CÁC BẢNG NHÂN
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Thuộc các bảng nhân 2,3,4,5.
- Biết nhân nhẩm với số tròn trăm và tính giá trị biểu thức.
- Vận dụng được vào việc tính CV hình tg và giải toán có lời văn ( có một phép
nhân).
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ - 3 HS làm bài trên bảng.
- Kiểm tra các kiến thức đã học của tiết 7.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa ) - Nghe giới thiệu.
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức
Ôn tập các bảng nhân - HS nối tiếp gọi và trả lời
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng các
bảng nhân 2, 3, 4, 5.
- Yêu cầu HS tự làm - HS làm vào phiếu
Bài 1:
- Cho HS làm bài vào phiếu học tập TG 3
phút sau đó yêu cầu 2 HS ngồi cạnh đổi - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
chéo vở để kiểm tra bài của nhau. bài vào vở bài tập.
3. Thực hành

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Hướng dẫn HS nhẩm, sau đó yêu cầu các


em tự làm bài 1, phần b) vào phiếu học tập.
(tính 2 trăm x 3 bằng cách nhẩm 2 x 3 = 6, - HS thực hiện tính vào phiếu học tập.
vậy 2 trăm x 3 = 6 trăm, viết là 200 x 3 = - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
600). bài vào phiếu học tập .
- Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
- Chữa bài và đánh giá HS.
4. Vận dụng
- YC làm bài 2 (a, c) trong thời gian 2 phút
ai làm xong làm tiếp bài b - HS làm nhanh làm phần (b)
- Chấm bài nhận xét tuyên dương những - Đổi chéo dò bài bạn - sửa bài sai
HS tích cực làm bài ..
Bài 3
- Gọi HS đọc đề bài. - 1 HS đọc cả lớp theo dõi.
- Trong phòng ăn có mấy cái bàn? - Trong phòng ăn có 8 cái bàn.
- Mỗi cái bàn xếp mấy cái ghế? - Mỗi cái bàn xếp 4 cái ghế.
- Vậy 4 cái ghế được lấy mấy lần? - 4 cái ghế được lấy 8 lần.
- Muốn tính số ghế trong phòng ăn ta làm - Ta thực hiện phép tính 4 x 8.
thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài. - 1 HS lên bảng làm , dưới lớp làm bài
vào vở
Bài giải
Số ghế có trong phòng ăn là:
4 x 8 = 32 (cái ghế)
Đáp số: 32 cái ghế.
Chữa bài và đánh giá HS.
Bài 4
- Gọi HS đọc đề bài. - 1 HS đọc đề.
- Nêu cách tính chu vi của một hình tam - Muốn tính CVcủa một hình tam giác,
giác.? ta tính tổng độ dài các cạnh của hình
tam giác đó.
- Hãy nêu độ dài các cạnh của tam giác - Độ dài cạnh AB là 100 cm, cnạh BC
ABC. là 100, cạnh CA là 100 cm.
- Hình tam giác ABC có điểm gì đặc biệt? - Hình tam giác ABC có độ dài ba cạnh
bằng nhau và bằng 100 cm.
- Hãy suy nghĩ để tính chu vi của hình tam
giác này bằng 2 cách. - Cách 1:

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

Bài giải
Chu vi tam giác ABC là:
100 + 100 + 100 = 300 (cm)
Đáp số: 300 cm.
- Yêu cầu HS làm bài miệng.
-Động viên học sinh làm nhiều cách
-Nhận xét bài và đánh giá HS.
5. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà ôn luyện thêm về các - HS lắng nghe.
bảng nhân, chia đã học.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 9
ÔN TẬP CÁC BẢNG CHIA
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Thuộc các bảng chia (chia cho 2,3,4,5).
- Biết tính nhẩm thương của các số tròn trăm khi chia cho 2,3,4 ( phép chia hết ).
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra các kiến thức đã học của bài
trước. - 2 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
Ôn tập các bảng chia
Bài 1
- Tổ chức TL nhóm các bảng chia 2, 3, 4, 5. - Nhóm 2 HS đọc cho nhau nghe.
- Yêu cầu HS tự làm vào vở, sau đó yêu cầu
2 HS ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra bài
của nhau.
3. Thực hành
Thực hiện chia nhẩm các phép chia có
số bị chia là số tròn trăm.
Bài 2

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Hướng dẫn HS nhẩm, sau đó yêu cầu các - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp
em tự làm bài 1, phần b) (tính “2 trăm: 2” làm bài vào vở bài tập.
bằng cách nhẩm “2 : 2 = 1”, vậy “2 trăm : 2
= 1 trăm”, viết là “200 : 2 = 100”)
- Yêu cầu HS xét bài của bạn.
- Chữa bài và đánh giá HS.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Có tất cả bao nhiêu cái cốc? - Có tất cả 24 cái cốc.
- Xếp đều vào 4 hộp nghĩa là như thế nào? - Nghĩa là chia 24 cái cốc thành 4
phần bằng nhau.
- Bài toán yêu cầu tính gì? - Tìm số cốc trong mỗi chiếc hộp.
- Yêu cầu HS làm bài. Thời gian 2 phút ai - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp
làm xong làm tiếp bài 4 trong phiếu bài tập làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Số cốc có trong mỗi chiếc hộp là:
24 : 4 = 6 (cái cốc)
- Chữa bài và đánh giá HS. Đáp số: 6 cái cốc.
- Cho HS làm phiếu bài 4 xong lên gắn trên - HS khác nhận xét
bảng
- GV nhận xét tuyên dương những HS làm
bài tích cực .
4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 10
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Biết tính giá trị của của biểu thức có phép nhân, phép chia.
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép nhân).
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài tập của tiết 9. - 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
Củng cố về tình GT của biểu thức bài vào vở bài tập.
Bài 1
- GV ghi biểu thức: 4 x 2 + 7
- Yêu cầu HS nhận xét về 2 cách tính
giá trị của biểu thức trên:
+ Cách 1:
4x2+7=8+7
= 15
+ Cách 2:
4x2+7=4x9
= 36

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Trong 2 cách tính trên, cách nào đúng, - Cách 1 đúng, cách 2 sai.
cách nào sai?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài.
- Lưu ý, biểu thức ở phần c) tính lần
lượt từ trái sang phải.
- Chữa bài và đánh giá HS.
3. Thực hành
Bài 2
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và hỏi: - Hình a) đã khoanh vào một phần tư số
Hình nào đã khoanh vào một phần tư số con vịt. Vì có tất cả 12 con vịt, chia thành
con vịt? Vì sao? 4 phần bằng nhau thì mỗi phần có 3 con
vịt, hình a) đã khoanh vào 3 con vịt.
- Hình b) đã khoanh vào một phần ba số
- Hình b đã khoanh vào một phần mấy con vịt, vì có tất cả 12 con, chia thành 3
số con vịt? Vì sao? phần bằng nhau thì mỗi phần được 4 con
vịt, hình b) đã khoanh vào 4 con vịt.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài. bài vào vở bài tập.
Bài giải
Bốn bàn có số học sinh là:
2 x 4 = 8 (học sinh)
Đáp số: 8 học sinh.
- GV cho HS làm bài số 3 vào vở. Trong
thời gian 2 phút HS nào hoàn thành
xong, tiếp tục làm bài số 4 (Lấy bộ ghép
thực hiện.)
- GV chấm nhanh 1 số bài làm của HS.
Bài 4
- GVcho HS xếp hình. Trong thời gian 1
phút HS nào ghép xong, trình bày trên
bảng lớp. - HS làm nhanh
- Sửa bài số 4. Nhận xét tuyên dương. - Xếp thành hình chiếc mũ như sau:

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

4. Tìm tòi - ứng dụng


- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài. - HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 11
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
- Tính được độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình chữ nhật.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra một số bài của tiết trước.. - 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
Hướng dẫn ôn tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu phần a). - Tính độ dài đường gấp khúc ABCD
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm - Cộng độ dài từng đoạn thẳng
như thế nào?
- Đường gấp khúc ABCD có mấy đoạn - Đường gấp khúc ABCD có 3 đoạn
thẳng, đó là những đoạn thẳng nào? Hãy thẳng: AB, BC, CD
nêu độ dài của từng đoạn thẳng.
-Yêu cầu HS tính độ dài đường gấp khúc Bài giải
ABCD. Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
34 + 12 + 40 = 86 (cm)
- Chữa bài và đánh giá HS. Đáp số: 86 cm.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Yêu cầu HS đọc đề bài phần b). - Tính chu vi hình tam giác MNP
- Hãy nêu cách tính chu vi của một hình. - Chu vi của một hình chính là tổng độ
dài các cạnh của hình đó.
- Một hình tam giác MNP có mấy cạnh, - Hình tam giác MNP có ba cạnh, đó là
đó là những cạnh nào? Hãy nêu độ dài của MN, NP, PM. Độ dài của MN là 34 cm,
từng cạnh. NP là 12 cm, PM là 40 cm.
- Hãy tính chu vi của hình tam giác này. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở bài tập.
Bài giải
Chu vi hình tam giác MNP là:
34 + 12 + 40 = 86 (cm)
Đáp số: 86 cm.
- Chữa bài và đánh giá HS.
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc đề bài, nêu cách đo độ - Làm thực hiện theo yêu cầu của giáo
dài đoạn thẳng cho trước rồi thực hành viên
tính chu vi của hình chữ nhật ABCD.
-GV theo dõi giúp đỡ những HS còn lúng
túng
-Treo bảng phụ đọc và nhận xét bài bạn -1 HS làm bảng phụ cả lớp làm vở
Bài giải
Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
3 + 2 + 3 + 2 = 10 (cm)
Đáp số: 10 cm.
-GV nhận xét ,chốt ý - 1 HS đọc nhận xét bài bạn
- Đổi chéo vở dò bài - báo cáo - sửa bài
sai.
Bài 3
- Yêu cầu HS quan sát hình và hướng dẫn
các em đánh số thứ tự cho từng phần hình
như hình bên.
- Yêu cầu HS đếm số hình vuông có trong
- HS làm miệng
hình vẽ bên và gọi tên theo hình đánh số.
+ Có 5 hình vuông, đó là hình (1 + 2),
hình 3, hình (4 + 5), hình 6,
hình (1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6).
- Yêu cầu HS đếm số hình tam giác:

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Có 6 hình tam giác đó là: hình 1, hình 2,


hình 4, hình 5, hình (2 + 3 + 4), hình (1 +
6 + 5).
Bài 4: GV vẽ hìnhvào bảng phụ .
- HS làm 3 trong thời gian 3 phút ai xong - HS làm nhanh
bài 3 xung phong làm bài 4
- Khi chữa bài, GV yêu cầu HS đặt tên các
điểm có trong hình và gọi tên các hình tam 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp bài
giác, tứ giác có trong hình. vào vở bài tập.
b) Có nhiều cách vẽ nhưng đoạn thẳng cần
vẽ phải xuất phát từ một đỉnh của hình tứ
giác.
- Các tứ giác có trong hình bên là: ABCD,
ABCM
- Chữa bài và đánh giá HS.
5. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà xem hình đã học, về - HS lắng nghe.
chu vi các hình, độ dài đường gấp khúc.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 12
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
- Biết giải bài toán về hơn kém nhau một đơn vị.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- KT các kiến thức tiết 11
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS. - 3 HS làm bài trên bảng.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
Hướng dẫn ôn tập bài toán về nhiều
hơn, ít hơn.
Bài 1
- Gọi HS đọc đề bài.
- Xác định dạng toán về nhiều hơn. - 2hs phân tích bài
- Hướng vẽ sơ đồ bài toán rồi giải.

Bài giải

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

Đội Hai trồng được số cây là:


230 + 90 = 320 (cây)
Đáp số: 320 cây
- Chữa bài và đánh giá HS.
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc đề bài. - 1hs nói
- HD phâm tích đề - 2 hs thực hiện
- Bài toán thuộc dạng toán gì? - Bài toán thuộc dạng toán về ít hơn.
- Số xăng buổi chiều cửa hàng bàn được là
số lớn hay số bé? - Là số bé.
- Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ bài toán rồi giải. Tóm tắt

Bài giải
Buổi chiều cửa hàng bán được số lít
xăng là:
635 -128 = 507 (l)
Đáp số: 507 l xăng
- Chữa bài và đánh giá HS.
- Giới thiệu bài toán tìm phần hơn (phần
kém)
Bài mẫu
-1 HS đọc
- Gọi HS đọc đề bài bài 3, phần a).
- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa và
phân tính đề bài.
- Hàng trên có 7 quả cam.
- Hàng trên có mấy quả cam?
- Hàng dưới có 5 quả cam.
- Hàng dưới có mấy quả cam?
- Hàng trên nhiều hơn hàng dưới 2 quả
- Vậy, hàng trên có nhiều hơn hàng dưới
cam.
bao nhiêu quả cam?
- Con làm như thế nào để biết hàng trên có
- Con thực hiện phép tính 7 – 5 = 2.
nhiều hơn hàng dưới 2 quả cam?
- Bạn nào có thể đọc câu trả lời cho lời giải
- HS đọc: số cam hàng trên nhiều hơn số
của bài toán này?
cam hàng dưới là / Hàng trên có nhiều
hơn hàng dưới số cam là.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Gọi 2 HS lên bảng trình bày lời giải. - Viết lời giải như bài mẫu trong SGK.
- Hàng dưới có ít hơn hàng trên hai quả
cam.
- Vì sao hàng dưới có ít hơn hàng trên 2 - Vì 7 – 5 = 2.
quả cam? - Vì đã biết hàng trên nhiều hơn hàng
dưới 2 quả cam nên có thể thấy ngay là
hàng dưới ít hơn hàng trên 2 quả cam.
- Hãy đọc câu trả lời của bài toán này. - Hàng dưới có ít hơn hàng trên số quả
cam là / Số cam hàng dưới ít hơn hàng
trên là.
- Trình bày lời giải sau đó rút ra KL: Đây
là bài toán tìm phần kém của số bé so với
số lớn. Để giải BT này chúng ta cũng thực
hiện phép trừ số lớn cho số bé.
3. Thực hành
Bài 3b.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ cho HS rồi - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
yêu cầu HS làm bài Tg 3 phút ai xong làm bài vào vở bài tập.
tiếp bài 4 Bài giải
Số bạn nữ nhiều hơn số bạn nam là:
19 – 16 = 3 (bạn)
Đáp số: 3 bạn.
- Chữa bài và đánh giá HS.
Bài 4
- Gọi HS xung phong nêu bài làm - HS - HS làm nhanh
khác nhận xét và ghi diểm Bài giải
- GV nhận xét tuyên dương những HS tích Bao ngô nhẹ hơn bao gạo là:
cực làm bài 50 – 35 = 15 (kg)
Đáp số: 15 kg.
5. Tìm tòi- ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về các - HS lắng nghe.
dạng toán đã học.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 13
XEM ĐỒNG HỒ
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ ở các số từ 1 đến 12
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
- Mô hình đồng hồ có thể quay được kim chỉ giờ, chỉ phút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 2 bài tập của tiết trước
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS. - 2 HS làm bài trên bảng.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
* Ôn tập về thời gian
- Một ngày có bao nhiêu giờ? - Một ngày có 24 giờ, một ngày bắt
đầu từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12
giờ đêm hôm sau.
- Một giờ có bao nhiêu phút.? - Một giờ có 60 phút.
* Hướng dẫn xem đồng hồ
- Quay kim đồng hồ đến 8 giờ và hỏi: Đồng - Đồng hồ chỉ 8 giờ.
hồ chỉ mấy giờ?
- Quay kim đồng hồ đến 9 giờ và hỏi: Đồng - Đồng hồ chỉ 9 giờ.
hồ chỉ mấy giờ?
- Khoảng thời gian từ 8 giờ đến 9 giờ là bao - Là 1 giờ. Là 60 phút.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

lâu?
- Nêu đường đi của kim đồng hồ từ lúc 8 giờ - Kim giờ đi từ số 8 đến số 9.
đến lúc 9 giờ.
- Nêu đường đi của kim phút từ lúc đồng hồ - Kim phút đi từ số 12, qua các số
chỉ 8 giờ đến lúc đồng hồ chỉ 9 giờ. 1,2,3,... rồi trở về số 12, đúng một
vòng trên mặt đồng hồ.
- Vậy kim phút đi được một vòng hết bao - Kim phút đi được một vòng hết 60
nhiêu phút? phút.
- Vậy kim phút đi được một vòng trên mặt
đồng hồ (đi qua 12 số) hết 60 phút, đi từ một
số đến số liền sau trên mặt đồng hồ hết 5
phút.
-Quay kim đồng hồ đến 8 giờ và hỏi: Đồng - Đồng hồ chỉ 8 giờ đúng (8 giờ 0
hồ chỉ mấy giờ? phút).
-Quay kim đồng hồ đến 8 giờ 5 phút và hỏi:
Đồng hồ chỉ mấy giờ? - Đồng hồ chỉ 8 giờ 5 phút.
- Nêu vị trí của kim giờ và kim phút. - Kim giờ chỉ qua số 8 một chút, kim
phút chỉ ở số 1.
- Khoảng thời gian kim phút đi từ 12 giờ đến
số 1 là 5 phút. (5 phút x 1 = 5 phút)
- Quay kim đồng hồ đến 8 giờ 15 phút và - Đồng hồ chỉ 8 giờ 15 phút.
hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
-Nêu vị trí của kim giờ, kim phút lúc8giờ15 - Kim giờ chỉ qua số 8, kim phút chỉ
phút. ở số 3.
- Vậy khoảng thời gian kim phút đi từ số 12
(lúc 8 giờ) đến số 3 là bao nhiêu phút?
- Có thể hướng dẫn HS lấy 5 phút x 3 = 15 - Là 15 phút.
phút.
- Làm tương tự với 8 giờ 3 phút.
3 Thực hành.
Bài 1
- Bài tập yêu cầu các em nêu giờ ứng với
mỗi mặt đồng hồ. GV giúp HS xác định yêu
cầu của bài, sau đó cho hai học sinh ngồi
cạnh nhau thảo luận cặp đôi để làm bài tập.
- Chữa bài:
+ Đồng hồ A chỉ mấy giờ? - 4 giờ 5 phút.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

+ Vì sao em biết đồng hồ A đang chỉ 4 giờ - Vì kim giờ chỉ qua số 4 một chút,
15 phút? kim phút chỉ ở số 1.
+ Tiến hành tương tự với các phần còn lại.
- Đánh giá HS
Bài 2
- Có thể tổ chức quay kim đồng hồ nhanh.
- GV chia lớp thành 4 đội, phát cho mỗi đội - Quay kim đồng hồ theo các giờ
một mô hình đồng hồ. Mỗi lượt chơi mỗi đội SGK đưa ra và các giờ khác do GV
cử 1 bạn lên chơi. Khi nghe GV hô một thời qui định.
điểm nào đó (chẳng hạn 7 giờ 15 phút) các
đội chơi nhanh chóng quay kim đồng hồ đến
vị trí đúng với thời điểm GV nêu ra. Bạn
quay xong đầu tiên được 3 điểm, quay xong
thứ hai được 2 điểm, quay xong thứ ba được
1 điểm, quay xong cuối cùng không được
điểm nào, quay sai trừ 2 điểm. Đội nào dành
được điểm nhiều nhất là đội thắng cuộc.
Bài 3
- Hỏi: các đồng hồ minh họa trong bài tập - Đồng hồ điện tử không có kim.
này là đồng hồ gì?
- Yêu cầu HS quan sát đồng hồ A, nêu số giờ - 5 giờ 20 phút.
và số phút tương ứng.
- Vậy trên mặt đồng hồ điện tử không có - HS nghe giảng, sau đó tiếp tục làm
kim, số đứng trước dấu hai chấm là số giờ, bài.
số đứng sau dấu hai chấm là số phút.
- Chữa bài và đánh giá HS.
Bài 4
- Yêu cầu HS đọc giờ trên đồng hồ A. - 16 giờ.
- 16 giờ còn gọi là mấy giờ chiều? - 16 giờ còn gọi là 4 giờ chiều.
- Đồng hồ nào chỉ 4 giờ chiều? - Đồng hồ B.
- Vào buổi chiều, đồng hồ A và đồng hồ B
chỉ cùng thời gian.
- Yêu cầu HS tiếp tục làm các phần còn lại.
- Chữa bài và đánh giá HS.
4. Tìm tòi- ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài. - HS lắng nghe.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 14
XEM ĐỒNG HỒ
(tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ ở các số từ 1 đến 12 và đọc được theo 2 cách.
Chẳng hạn 8 giờ 35 phút hoặc 9 giờ kém 25 phút
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
- Mô hình đồng hồ có thể quay được kim chỉ giờ, chỉ phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra kiến thức đã học của tiết 12
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới - 2 HS làm bài trên bảng.
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức
* Hướng dẫn xem đồng hồ. - Nghe giới thiệu.
- Quay mặt đồng hồ đến 8 giờ 35 phút
và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Yêu cầu HS nêu vị trí kim giờ và kim - Đồng hồ chỉ 8 giờ 35 phút.
phút khi đồng hồ chỉ 8 giờ 35 phút.
- Yêu cầu HS suy nghĩ để tính xem còn - Kim giờ chỉ qua số 8, gần số 9, kim phút
thiếu bao nhiêu phút nữa thì đến 9 giờ. chỉ ở số 7.
(Hướng dẫn: 1 giờ = 60 phút, vậy 35 - Còn thiếu 25 phút nữa thì đến 9 giờ.
phút cộng với bao nhiêu phút nữa thì

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

bằng 60 phút?)
- Vì thế 8 giờ 35 phút còn được gọi là 9
giờ kém 25 phút.
- Yêu cầu HS nêu lại vị trí của kim giờ
và kim phút khi đồng hồ chỉ 9 giờ kém
25 phút. - Kim giờ chỉ gần số 9, kim phút chỉ ở số
- Hướng dẫn HS đọc các giờ trên các 7.
mặt đồng hồ còn lại.
3 Thực hành
Bài 1
- Bài tập yêu cầu các em nêu giờ được
biểu diễn trên mặt đồng hồ. GV giúp
các HS xác định yêu cầu của bài, sau
đó cho hai học sinh ngồi cạnh nhau
thảo luận cặp đôi để làm bài tập.
- Chữa bài:
+ Đồng hồ A chỉ mấy giờ?
+ 6 giờ 35 phút còn được gọi là mấy
giờ? - 6 giờ 55 phút.
+ Nêu vị trí của kim giờ và kim phút
trong đồng hồ A. - 7 giờ kém 5 phút.
+ Tiến hành tương tự với các phần còn - Vì kim giờ chỉ qua số 6 và gần số 7, kim
lại. phút chỉ ở số 11.
Bài 2
-Yêu cầu TL nhóm bàn thời gian 3 phút
nhóm nào xong thảo luận tiếp bài 3 - Nhóm bàn thảo luận theo yêu cầu
- Gọi 1 số nhóm thi quay kim đồng hồ - 2 lần thi mỗi lần 3 nhóm: Quay kim đồng
nhanh. hồ theo các giờ SGK đưa ra và các giờ
khác do GV qui định.
- Nhận xét - tuyên dương đội thắng - Các nhóm khác theo dõi nhận xét
- Gọi đại diện nhóm báo cáo bài 3 - 3 nhóm xung phong báo cáo bài 3
- GV tuyên dương cá nhân nhóm tích - Các nhóm khác nhận xét
cực làm bài.
Bài 4
- Tổ chức cho HS làm bài phối hợp,
chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi
nhóm 3 HS. Khi làm bài lần lượt từng

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

HS làm các công việc sau:


+ HS 1: Đọc phần câu hỏi, ví dụ: Bạn - 8 giờ 45 phút hay 9 giờ kém 15 phút.
Minh thức dậy lúc mấy giờ? - Câu d, 9 giờ kém 15 phút.
+ HS 2: Đọc giờ ghi trên câu hỏi và trả
lời: Bạn Minh thức dậy lúc 6 giờ 15
phút.
+ HS 3: Quay kim đồng hồ đến 6 giờ
15 phút.
- Hết mỗi bức tranh các HS lại đổi vị trí
cho nhau.
4 Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về - HS lắng nghe.
xem giờ.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 15
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Biết xem giờ (chính xác đến 5 phút).
- Biết xác định 1/2, 1/3 của một nhóm đồ vật .
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra kiến thức đã học của tiết 14. - 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích, YC của tiết học -Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
Bài 1
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài,
sau đó yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau
đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. - HS cả lớp làm bài vào vở bài tập
- Chữa bài và đánh giá HS.
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc đề tóm tắt, sau đó - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài
dựa vào tóm tắt để đọc thành đề toán. vào vở bài tập.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài. Bài giải
Bốn chiếc thuyền chở được số người là:
- Chữa bài và đánh giá HS. 5 x 4 = 20 (người)

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

Đáp số: 20 người.


3. Thực hành
Bài 3
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ phần a) - HS trả lời và giải thích
và hỏi: Hình nào đã khoanh vào một
phần ba số quả cam? Vì sao?
- Hình 2 đã khoanh vào một phần mấy
số quả cam? Vì sao?
- Yêu cầu HS làm nhóm 2 (phần b)
TG3 phút nhóm nào xong làm tiếp bài - HS làm nhanh
4
- Gọi đại diện nhóm báo cáo - 3 nhóm báo cáo - các nhóm khác nhận xét
- 3 nhóm xung phong báo cáo bài 4 - các
- Gọi báo cáo bài 4 nhóm khác nhận bổ sung

- GV nhận xét tuyên dương nhóm tích


cực làm bài
5. Tìm tòi - ứng dụng - Lớp PHT điều khiển
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - HS lắng nghe.
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về
xem đồng hồ, về các bảng nhân, bảng
chia đã học.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TUẦN 4
TIẾT 16
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Biết làm tính cộng, trừ các số có ba chữ số , tính nhân chia trong bảng đã học .
- Biết giải toán có lời văn ( liên quan đến so sánh hai số hơn, kém nhau một số đơn
vị).
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- KT các kiến thức đã học của tiết trước
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS - 2 HS làm bài trên bảng.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa ) - Nghe lời giới thiệu.
- GV nêu mục đích, YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức
Bài 1
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu HS tự làm bài. - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
- Chữa bài, gọi 3 HS lên bảng lần lượt bài vào vở bài tập.
nêu cách tính của các phép tính: -2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để
415 + 415; 625 – 126; 728-245. kiểm tra bài của nhau.
- Đánh giá HS.
Bài 2
- Yêu cầu đọc đề bài, sau đó làm bài. 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

vào vở bài tập.


- Chữa bài, yêu cầu HS nhắc lại cách X x 4 = 32 X:8=4
tìm thừa số chưa biết trong phép nhân, X = 32 : 4 X=4x8
số bị chia chưa biết trong phép chia khi X=8 X = 32
biết các thành phần còn lại của phép
tính.
Bài 3
- Yêu cầu HS đọc đề bài, rồi tự làm bài. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở bài tập.
3. Thực hành
Bài 4
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Bài toán yêu cầu chúng ta tìm số lít dầu
- Muốn biết thùng thứ hai nhiều hơn thùng thứ hai nhiều hơn thùng thứ nhất.
thùng thứ nhất bao nhiêu lít dầu ta phải - Ta phải lấy số lít dầu thùng thứ hai trừ
làm thế nào? đi số dầu thùng thứ nhất.
- Yêu cầu HS làm bài.TG 5 phút ai xong
làm tiếp bài 5 vào giấy nháp - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở bài tập.
Bài giải.
Số dầu thùng thứ hai có nhiều hơn thùng
thứ nhất là:
- Chữa bài và đánh giá HS. 160 – 125 = 35 (l)
- GV nhận xét - tuyên dương những HS Đáp số: 35 l.
tích cực làm bài
4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà luỵện tập thêm về - HS lắng nghe.
các phần đã ôn tập và bổ sung để chuẩn
bị kiểm tra 1 tiết.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 17
KIỂM TRA 1 TIẾT
Kiểm tra theo đề của trường hoặc của phòng giáo dục địa phương. Kiểm tra các nội
dung trong phần ôn tập và bổ xung đầu năm
I. Yêu cầu cần đạt:
Tập trung vào đánh giá:
- Kĩ năng thực hiện phép cộng , phép trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần).
- Khả năng nhận biết số phần bằng nhau của của đơn vị (dạng 1/2 ,1/3 ,1/4 ; 1/5).
- Giải được bài toán có một phép tính .
- Biết tính độ dài đường gấp khúc (trong phạm vi các số đã học).
II. Dưới đây là đề để GV tham khảo.
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
234 + 347; 372 + 255; 246 – 127; 452 – 261.
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
..............................
Bài 2: Khoanh vào:

 
 
 

1/2 số bó hoa. 1/5 số bó hoa.


Bài 3: Tính chu vi của hình tam giác ABC biết độ dài 3
cạnh của hình tam giác đều là 5cm.
Bài giải
................................................................
................................................................
................................................................

Bài 4: Lớp 3A có 32 học sinh, xếp thành 4 hàng. Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu học
sinh?
Bài giải

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Biểu điểm
Bài 1: (4 điểm). Mỗi phép tính đúng được 1 điểm.
Bài 2: (1 điểm). Khoanh đúng mỗi câu được ½ điểm.
Bài 3: (2 điểm) –Viết đúng câu trả lời: 1 điểm
- Viết đúng phép tính : 1 điểm.
Bài 4: (3 điểm)–Viết đúng câu trả lời: 1 điểm
- Viết đúng phép tính : 1 điểm.
- Viết đúng đáp số : 1 điểm

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 18
BẢNG NHÂN 6
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Bước đầu thuộc bảng nhân 6.
- Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
- 10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 6 hình tròn hoặc 6 hình tam giác, 6 hình vuông,...
- Bảng phụ viết sẵn bảng nhân 6 (không ghi kết quả của các phép nhân).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng làm bài tập sau: - 2 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm
Viết phép nhân tương ứng với mỗi tổng bài ra giấp nháp:
sau: 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 2 6 = 12
2+2+2+2+2+2 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 = 5 6 = 30
5+5+5+5+5+5 - Thực hiện yêu cầu của GV.
- Yêu cầu 2 HS làm bài
- Nhận xét và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa ) - Nghe giới thiệu.
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức
Hướng dẫn thành lập bảng nhân 6
- Gắn 1 tấm bìa có 6 hình tròn lên bảng - Quan sát hoạt động của GV và trả lời:
và hỏi: Có mấy hình tròn? Có 6 hình tròn.
- 6 hình tròn được lấy mấy lần? - 6 hình tròn được lấy 1 lần.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- 6 được lấy mấy lần? - 6 được lấy 1 lần.


- 6 được lấy 1 lần nên ta lập được phép - HS đọc phép nhân: 6 nhân 1 bằng 6.
nhân: 6 x 1 = 6 (ghi lên bảng phép nhân
này).
- Gắn tiếp hai tấm bìa hỏi: Có hai tấm - Quan sát thao tác của GV và trả lời: 6
bìa, mỗi tấm có 6 hình tròn, vậy 6 hình hình tròn được lấy 2 lần.
tròn được lấy mấy lần?
- Vậy 6 được lấy mấy lần? - 6 được lấy 2 lần.
- Hãy lập phép tính tương ứng với 6 được - Đó là phép tính 6 x 2.
lấy 2 lần.
- 6 nhân 2 bằng mấy? - 6 nhân 2 bằng 12.
- Vì sao con biết 6 nhân 2 bằng 12? (hãy - Vì 6 x 2 = 6 + 6 mà 6 + 6 = 12 nên
chuyển phép nhân 6 x 2 thành phép cộng 6 x 2 = 12.
tương ứng rồi tìm kết quả)
- Viết lên bảng phép nhân: 6 x 2 = 12 và - Sáu nhân hai bằng mười hai.
yêu cầu HS đọc phép nhân này.
- Hướng dẫn HS lập phép nhân 6 x 3 = 18
tương tự như với phép nhân 6 x 2 = 12.
- Hỏi:Ai có thể tìm được kết quả 6 x 4.? - 6 x 4 = 6 + 6 + 6 + 6 = 24
- Nếu HS tìm đúng kết quả thì GV cho - 6 x 4 = 18 + 6 (vì 6 x 4 = 6 x 3 + 6)
HS nêu cách tìm và nhắc lại cho HS cả
lớp ghi nhớ. Nếu HS không tìm được,
GV chuyển tích 6 x 4 thành tổng 6 + 6 +
6 + 6 rồi hướng dẫn HS tính tổng để tìm
tích. GV có thể hướng dẫn thêm HS cách - 6 HS lần lượt lên bảng viết kết quả các
thứ 2, 6 x 4 có kết quả chính bằng kết quả phép nhân còn lại trong bảng nhân 6.
6 x 3 cộng thêm 6.
- Yêu cầu HS cả lớp tìm kết quả của các - Nghe giảng.
phép nhân còn lại trong bảng nhân 6 và
viết vào phần bài học.
- Chỉ vào bảng và nói: Đây là bảng nhân
6. Các phép nhân trong bảng đều có một - Cả lớp đọc đồng thanh bảng nhân 2
thừa số là 6, thừa số còn lại lần lượt là 1, lần, sau đó tự học thuộc lòng bảng nhân.
2, 3,..., 10.
- Yêu cầu HS đọc bảng nhân 6 vừa lập - Đọc bảng nhân.
được, sau đó cho HS thời gian để tự học
thuộc bảng nhân nay.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

3 Thực hành.
Bài 1
- Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Bài tập yêu cầu chúng ta tính nhẩm.
- Cho HS thảo luận nhóm - Nhóm đôi thảo luận 2 phút
- Tổ chức chơi xì điện - HS chơi theo yêu cầu
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc và phân tích đề - 3 HS thực hiện
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS
làm bài trên bảng lớp. Bài giải
Năm thùng dầu có số lít là:
- Chữa bài, nhận xét và đánh giá HS. 6 x 5 = 30 (l)
Bài 3 Đáp số: 30 l dầu.
- Gọi HS nêu yêu cầu - 1 HS nêu
- HD làm bài :
- Số đầu tiên trong dãy số này là số nào? - Số đầu tiên trong dãy số này là số 6.
- Tiếp sau số 6 là số nào? - Tiếp sau số 6 là số 12.
- 6 cộng thêm mấy thì bằng 12? - 6 cộng thêm 6 bằng 12.
- Tiếp sau số 12 là số nào? - Tiếp sau số 12 là số 18.
- Con làm thế nào để tìm được số 18? - Con lấy 12 cộng với 6
- GV: Trong dãy số này, mỗi số đều bằng - Con lấy 24 trừ đi 6.
số đứng ngay trước nó cộng thêm 6. Hoặc - Nghe giảng.
bằng số đứng ngay sau nó trừ đi 6.
- Yêu cầu HS tự làm tiếp bài, sau đó chữa
bài rồi cho HS đọc xuôi, đọc ngược dãy - Làm bài tập
số vừa tìm được.
5. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng nhân 6 - Lớp PHT điều khiển
vừa học. - HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học,

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 19
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Thuộc bảng nhân 6và vận dụng được trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
- Viết sẵn nội dung bài tập 4,5 lên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ - 4 HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi
- Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng và nhận xét xem hai bạn đã học thuộc
nhân 6. Hỏi HS về kết quả của một phép bảng nhân chưa.
nhân bất kì trong bảng.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích, YC của tiết học - HS nhắc lại
2. Hình thành kiến thức
Bài 1
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu chúng ta tính nhẩm.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc kết quả - 9 HS nối tiếp nhau đọc từng phép tính
của các phép tính trong phần a). trước lớp.
- Yêu cầu HS cả lớp làm phần a) vào vở, - Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở
để kiểm tra bài của nhau.
- Yêu cầu HS tiếp tục làm phần b). - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở bài tập.
- Hỏi: Các con có nhận xét gì về kết - Hai phép tính này cùng bằng 12.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

quả, các thừa số, thứ tự của các thừa số - Có các thừa số giống nhau nhưng thứ
trong hai phép tính nhân 6 x 2 và 2 x 6? tự khác nhau.
- Vậy ta có 6 x 2 = 2 x 6.
- Tiến hành tương tự để HS rút ra 3 x 6
= 6 x 3; 6 x 5 = 5 x 6.
- Kết luận: Khi đổi chỗ các thừa số của
phép nhân thì tích không thay đổi.
Bài 2
- Hướng dẫn: Vậy khi thực hiện tính giá - Nghe GV hướng dẫn, sau đó 3 HS lên
trị của một biểu thức có cả phép nhân và bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở
phép cộng, ta thực hiện phép nhân bài tập.
trước, sau đó lấy kết quả của phép nhân
cộng với số kia.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS
3. Thực hành
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. - 1 HS làm bảng, cả lớp làm bài vào vở:
- Yêu cầu HS tự làm bài. Tóm tắt:
1 học sinh: 6 quyển vở.
4 học sinh: .... quyển vở?
Bài giải
Bốn học sinh mua số quyển vở là:
6 x 4 = 24 (quyển vở)
Đáp số: 24 quyển vở.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên - Nhận xét bài làm của bạn và tự kiểm
bảng, sau đó đưa ra kết luận về bài làm tra bài của mình.
và đánh giá HS.
Bài 4
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề.
- Viết dãy số trong phần a) lên bảng,
yêu cầu cả lớp đọc và tìm đặc điểm của
dãy số này.
- Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng
ngay trước nó cộng với mấy? - Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm.
- Hãy đọc tiếp 4 số của dãy số này. a) 12, 18, 24, ..., ..., ..., ...
- Yêu cầu HS làm nhóm đôi phần b thời
gian 3 phút nhóm nào làm xong làm tiếp

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

bài 5. - Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng


- Gọi 1 HS đọc dãy số sau khi đã điền ngay trước nó cộng thêm 6.
tiếp 4 số sau số 24. - Đó là 30, 36, 42, 48.
- Vì sao con điền tiếp 4 số 27, 30, 33, 36 -nhóm đôi thực hiện theo yêucầu của
vào dãy số trên? GV
- Nhận xét và đánh giá HS
- Gọi nhóm làm xong bài 5 lên bảng
thực hiện. - Đọc dãy số: 18, 21, 24, 27, 30, 33, 36.
- Hỏi: Hình này có mấy hình vuông, có
mấy hình tam giác? - Vì mỗi số trong dãy số này bằng số
- GV nhận xét tuyên dương những nhóm đứng ngay trước nó cộng thêm 3.
tích cực làm bài. - HS làm nhanh
- 2 nhóm lên bảng xếp - các nhóm khác
theo dõi nhận xét
- Hình này có 2 hình vuông và 4 hình
tam giác.
5. Tìm tòi- ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS học thuộc bảng nhân 6. - HS lắng nghe.
- Nhận xét giờ học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 20
NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
(không nhớ)

I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số(không nhớ).
- Vận dụng được để giải bài toán có một phép nhân.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
- Phấn màu, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng đọc thuộc bảng nhân 6. - 4HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi
Hỏi HS về kết quả của một phép nhân bất và nhận xét xem hai bạn đã học thuộc
kì trong bảng. bảng nhân chưa.
- Nhận xét và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa ) - 2 HS nhắc lại
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức
* Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có
hai chữ số với số có một chữ số (không
nhớ)
a) Phép nhân 12 x 3
- Viết lên bảng phép nhân 12 x 3 = ? - HS đọc phép nhân.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm kết quả của - Chuyển phép nhân thành tổng 12 + 12

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

phép nhân nói trên. + 12 = 36. Vậy 12 x 3 = 36.


- Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc. - 1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp đặt tính
ra giấy nháp.
- Hỏi: Khi thực hiện phép nhân này ta phải - Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó
thực hiện tính từ đâu? mới tính đến hàng chục.
- Yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện phép
tính trên, nếu trong lớp có HS làm đúng thì
GV yêu cầu HS đó nêu cách tính của mình,
sau đó GV nhắc lại cho HS cả lớp ghi nhớ.
Nếu trong lớp không có HS nào tính đúng
thì GV hướng dẫn HS tính theo từng bước
như phần bài học trong sách Toán 3.
3. Thực hành
Bài 1
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu lần lượt từng HS đã lên bảng - 5 HS lên bảng làm bài (mỗi HS thực
trình bày cách tính của một trong hai con hiện 1 con tính), Hs cả lớp làm bài vào
tính mà mình đã thực hiện. vở bài tập.
- Các HS còn lại trình bày tương tự như
trên.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
Bài 2
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và - Đặt tính sao cho hàng đơn vị thẳng
thực hiện phép tính hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng
-Yêu cầu HS làm bảng chục.
Lần 1 PT : 32 x 3 - Thực hiện tính từ phải sang trái.
Thời gian tính 1 phút ai xong quay bảng
thực hiện PT cột b : 42 x2
- Tương tự làm 2 PT còn lại - Giơ bảng - nhận xét bài bạn
- GV tuyện dương những HS tích cực làm
bài.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài toán. - HS làm nhanh làm cột (b)
- Có tất cả mấy hộp bút màu? - Có 4 hộp bút màu.
- Mỗi hộp có mấy bút màu? - Mỗi hộp có 12 bút màu.
- Bài toán hỏi gì? - Số bút màu trong cả 4 hộp.
- Yêu cầu HS làm bài. - 1 HS lên bảng, HS cả lớp làm bài vào

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

vở
Tóm tắt
1 hộp: 12 bút
4 hộp: ... bút?
Bài giải
Số bút màu có tất cả là:
12 x 4 = 48 (bút màu)
Đáp số: 48 bút màu.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
5. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Nhận xét tiết học và yêu cầu HS về nhà - HS lắng nghe.
làm bài tập luyện tập thêm.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TUẦN 5
TIẾT 21
NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (có nhớ)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ).
- Vận dụng giải bài toán có một phép nhân.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
- Phấn màu, bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 cặp đọc trước lớp bảng nhân 4,5,6 - 6 HS thực hiện theo yêu cầu của GV
và hỏi 3 PT bất kỳ
- Nhận xét và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức
* Hướng dẫn thực hiện phép nhân số
có hai chữ số với số có một chữ số (có
nhớ).
a) Phép nhân 26 x 3
- Viết lên bảng phép nhân 26 x 3 = ? - HS đọc phép nhân.
- Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc. - 1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp đặt tính
ra giấy nháp.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Hỏi: Khi thực hiện phép nhân này ta - Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó
phải thực hiện tính từ đâu? mới tính đến hàng chục.
- Yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện phép
tính trên, nếu trong lớp có HS làm đúng
thì GV yêu cầu HS đó nêu cách tính của
mình, sau dó GV nhắc lại cho HS cả lớp
ghi nhớ. Nếu trong lớp không có HS nào
tính đúng thì GV hướng dẫn HS tính theo
từng bước như phần bài học trong sách
Toán 3.
b) Phép nhân 54 x 6
- Tiến hành tương tự như với phép nhân
26 x 3 = 78. Lưu ý HS, kết quả cảu phép
nhân 54 x 6 là một số có ba chữ số.
3. Thực hành
Bài 1
- Yêu cầu HS làm bài vào phiếu học tập - HS làm bài vào phiếu học tập.
(cột 1, 2, 4) tg 3 phút ai xong làm tiếp cột
3
- Treo bảng phụ HD nhận xét
- GV đánh giá nhận xét - tuyên dương
những HS tích cực làm bài
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc đề bài toán.
- Có tất cả mấy tấm vải? - Có 2 tấm vải.
- Mỗi tấm vải dài bao nhiêu mét? - Mỗi tấm vải dài 35m.
- Vậy, muốn biết cả hai tấm vải dài bao - Ta tính tích 35 x 2.
nhiêu mét ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài - 1 HS lên bảng , HS cả lớp làm bài vào
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS. vở .
Tóm tắt
1 tấm: 35 m
2 tấm: ... m?
Bài giải
Cả hai tấm vải dài số mét là:
35 x 2 = 70 (m)
Đáp số: 70 m vải.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

Bài 3
- Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài. - 1 HS lên bảng làm bảng phụ -HS cả
lớp làm bài vào phiếu học tập.
- HS làm nhanh làm cột 3
- HS nhận bài làm của bạn - đổi phiếu
dò bài
a) x : 6 = 12 b) x : 4 = 23
x = 12 x 6 x = 23 x 4
x = 72 x = 92
- Hỏi: Vì sao khi tìm x trong phần a) con - Vì x là số bị chia trong phép chia x : 6
lại tính tích 12 x 6 ? = 12 nên muốn tìm x ta lấy thương nhân
- Hỏi tương tự với phần b). với số chia.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
5. Tìm tòi- ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- GV có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi - HS lắng nghe.
nối nhanh phép tính với kết quả.
- Nhận xét tiết học và yêu cầu HS về nhà
xem lại bài.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 22
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Biết nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( có nhớ).
- Biết xem đồng hồ chính xác đến 5 phút .
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
- Mô hình đồng hồ có thể quay được kim chỉ giờ, kim chỉ phút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên làm bài tập của tiết 21.
- Nhận xét và đánh giá HS. - 2 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu
 Liên hệ bài mới - cả lớp theo dõi và nhận xét bài bạn.
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích, YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Thực hành
Bài 1
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Bài tập yêu cầu chúng ta tính.
- Yêu cầu HS tự làm bài. - 3 HS lên , mỗi HS thực hiện hai con
tính, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Yêu cầu 3 HS vừa lên bảng nêu cách - 3 HS lần lượt trả lời, HS dưới lớp
thực hiện một trong hai phép tính của theo dõi để nhận xét.
mình.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Đặt tính rồi tính.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- HS làm bảng cột a chia 2 dãy; cột b cả - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
lớp làm 2 lần với từng PT cột b thời gian 2 bài vào vào bảng con.
phút ai xong quay bảng làm tiếp PT cột c. - HS làm nhanh làm cột c
- GV nhận xét - tuyên dương những HS - Gọi HS nhận xét
tích cực làm bài
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề của bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài. - 1 HS lên bảng HS cả lớp làm bài vào
- Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn trên vở
bảng, sau đó chữa bài và đánh giá HS. Tóm tắt
1 ngày: 24 giờ
6 ngày:..... giờ?
Bài giải
Cả 6 ngày có số giờ là:
24 x 6 = 144 (giờ)
Đáp số: 144 giờ.
Bài 4
- Yêu sinh hoạt nhóm đôi thời gian 3 phút - Nhóm đôi thực hiện theo yêu cầu.
nhóm nào xong làm tiếp bài 5 nối trực tiếp
vào SGK
- Gọi 2 nhóm lên thi quay đồng hồ theo - Các nhóm khác theo dõi nhận xét
yêu cầu
- Gọi báo cáo bài 5
- GV nhận xét tuyên dương các nhóm tích - 2 Nhóm xung phong báo cáo bài 5 -
cực làm bài Các mhóm khác nhận xét - bổ sung
5. Tìm tòi- ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Nhận xét tiết học và yêu cầu HS về nhà - HS lắng nghe.
xem lại bài.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 23
BẢNG CHIA 6
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Bước đầu thuộc bảng chia 6.
- Vận dụng trong giải toán có lời văn (có một phép chia 6)
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
- Các tấm bìa, mỗi tâm bìa có 6 chấm tròn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng - 3 cặp HS đứng tại chỗ đọc và hỏi 3
nhân 6. Pt bất kỳ
- Nhận xét và đánh giá HS. - HS khác nhận xét và ghi điểm cho
bạn.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học -HS lắng nghe
2. Hình thành kiến thức
* Lập bảng chia 6
- Gắn lên bảng 1 tấm bìa có 6 chấm tròn và - 6 lấy 1 lần bằng 6.
hỏi: Lấy 1 tấm bìa có 6 chấm tròn. Vậy 6
lấy một lần được mấy?
- Hãy viết phép tính tương ứng với “6 - Viết phép tính 6 x 1 = 6.
được lấy 1 lần bằng 6”.
- Trên tất cả các tấm bìa có 6 chấm tròn, - Có 1 tấm bìa.
biết mỗi tấm có 6 chấm tròn. Hỏi có bao

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

nhiêu tấm bìa?


- Hãy nêu phép tính để tìm số tấm bìa. - Phép tính 6 : 6 = 1 (tấm bìa).
- Vậy 6 chia 6 được mấy?
- Viết lên bảng 6 : 6 = 1 và yêu cầu HS đọc - 6 chia 6 bằng 1.
phép nhân và phép chia vừa lập được. - Đọc:
+ 6 nhân 1 bằng 6.
+ 6 chia 6 bằng 1.
- Gắn lên bảng hai tấm bìa và nêu bài toán: - Trả lời: Mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn,
Mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn. Hỏi hai tấm vậy 2 tấm bìa như thế có 12 chấm tròn.
bìa như thế có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
- Hãy lập phép tính để tìm số chấm tròn có - Phép tính 6 x 2 = 12.
trong cả hai tấm bìa. - Vì mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn, lấy 2
- Tại sao em lập được phép tính này? tấm bìa tất cả, vậy 6 được lấy 2 lần,
nghĩa là 6 x 2.
- Có tất cả 2 tấm bìa.
- Trên tất cả các tấm bìa có 12 chấm tròn,
biết mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn. Hỏi có tất
cả bao nhiêu tấm bìa? - Phép tính 12 : 6 = 2 (tấm bìa).
- Hãy lập phép tính để tìm số tấm bìa mà
bài toán yêu cầu. - 12 chia 6 bằng 2.
- Vậy 12 chia 6 bằng mấy? - Đọc phép tính:
- Viết lên bảng phép tính12 : 6 = 2, sau đó + 6 nhân 2 bằng 12.
cho HS cả lớp đọc hai phép tính nhân, chia + 12 chia 6 bằng 2.
vừa lập được. - Lập bảng chia 6.
- Tiến hành tương tự với một vài phép tính
khác.
3 Học thuộc bảng chia 6
- Yêu cầu cả lớp nhìn bảng đọc bảng chia - HS đọc đồng thanh
6 vừa xây dựng được.
- Nhìn bảng chia 6 vừa lập em có nhận xét
gì về thương, số chia và số bị chia?
- Yêu cầu HS tự học thuộc lòng bảng chia
6, lưu ý HS ghi nhớ các đặc điểm đã phân
tích của bảng chia này để học thuộc cho - HS tự do trả lời.
nhanh.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bảng - Tự học thuộc lòng bảng chia 6.
chia 6.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Yêu cầu cả lớp đồng thanh đọc thuộc - Các HS thi đọc cá nhân. Các tổ thi
lòng bảng chia 6. đọc theo tổ, các bàn thi đọc theo bàn.
3 Thực hành
Bài 1
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Tính nhẩm.
- Yêu cầu HS suy nghĩ, tự làm bài, sau đó - Làm bài vào vở bài tập, sau đó 12 HS
2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm nối tiếp nhau đọc từng phép tính trước
tra bài của nhau. lớp.
- Nhận xét bài của HS.
Bài 2
- Xác định yêu cầu của bài, sau đó yêu cầu - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
HS tự làm bài. bài vào vở bài tập.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn - HS dưới lớp nhận xét.
trên bảng.
- Hỏi: Khi đã biết 6 x 4 = 24, có thể ghi - Khi đã biết 6 x 4 = 24 có thể ghi ngay
ngay kết quả của 24 : 6 và 24 : 4 được 24 : 6 = 4 và 24 : 4 = 6, vì nếu lấy tích
không, vì sao? chia cho thừa số này thì sẽ được thừa
số kia.
- Yêu cầu HS giải thích tương tự với các
trường hợp còn lại.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS phân tích đề - 2 HS phân tích đề.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài vào vở - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
thời gian 4 phút ai xong làm tiếp bài 4. bài vào vở bài tập.
- Treo bảng phụ HD nhận xét - 1 HS đọc nhận xét và ghi điểm cho
bài bạn - Đổi vở dò bài - sửa bài sai
- GV nêu đáp án đúng - nhận xét .
- Gọi HS báo cáo bài 4 - 2 HS xung phong - HS khác nhận xét
- GV nhận xét - tuyên dương HS tích cực - HS đổi vở dò bài
làm bài
5. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Gọi HS đọc thuộc lòng bảng chia 6. - HS xung phong đọc bảng chia.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 24
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Biết nhân, chia trong phạm vi bảng nhân 6, bảng chia 6.
- Vận dụng trong giải toán có lời văn ( có một phép chia 6).
- Biết xác định 1/6 của một hình đơn giản.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra học thuộc lòng bảng - 4HS đọc thuộc lòng.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa ) - Nghe giới thiệu.
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức
Bài 1
- Yêu cầu HS suy nghĩ và làm phần - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài
a). vào vở bài tập.
- Hỏi: Khi đã biết 6 x 9 = 54, có thể - Khi đã biết 6 x 9 = 54 có thể ghi ngay 54 :
ghi ngay kết quả của 54 : 6 được 6 = 9 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì
không, vì sao? sẽ được thừa số kia.
- Yêu cầu HS giải thích tương tự với
các trường hợp còn lại.
- Yêu cầu HS đọc từng cặp phép tính - HS làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau
trong bài. đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Cho HS tự làm tiếp phần b).

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

2. Thực hành
Bài 2
- Xác định yêu cầu của bài, sau đó - 9 HS nối tiếp nhau đọc từng pt trong bài
yêu cầu HS ghi ngay kết quả của các
phép tính trong bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài. Bài giải
Mỗi bộ quần áo may hết số mét vải là:
18 : 6 = 3 (m)
Đáp số: 3 m.
- Hỏi: Tại sao để tìm số mét vải may - Vì có tất cả 18 m vải thì may được 6 bộ
mỗi bộ quần áo em lại thực hiện phép quần áo như nhau, vậy 18 được chia làm 6
chia 18 : 6 = 3 (m)? phần bằng nhau thì mỗi phần may được 1 bộ
- Chữa bài và đánh giá HS. quần áo.
Bài 4
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Bài tập yêu cầu chúng ta tìm hình nào đã
được tô màu 1/6 hình.
- Yêu cầu HS quan sát và tìm hình đã - Hình 2 và hình3 được chia làm 6 phần
được chia thành 6 phần bằng nhau. bằng nhau.
- Hình 2 đã được tô màu mấy phần? - Hình 2 đã được tô màu 1phần.
- Hình 2 được chia làm 6 phần bằng
nhau, đã tô màu 1 phần, ta nói hình 2
đã được tô màu 1/6 hình.
- Hình 3 đã được tô màu một phần - Hình 3 đã tô màu 1/6 hình. Vì hình 3 được
mấy hình? Vì sao? chia làm 6 phần bằng nhau, đã tô màu 1
phần.
5. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Về nhà xem lại bài - HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 25
TÌM MỘT TRONG CÁC PHÂN BẰNG NHAU
CỦA MỘT SỐ
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Biết cách tìm môt trong các phần bằng nhau của một số.
- Vận dụng được để giải bài toán có lời văn.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra các KT đã học của tiết 24. - 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa ) - Nghe giới thiệu.
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức
Hướng dẫn tìm một trong các phần
bằng nhau của một số.
- Nêu bài toán: Chị có 12 cái kẹo, chị - Đọc lại đề toán.
cho em 1/3 số kẹo đó. Hỏi chị cho em
mấy cái kẹo?
- Chị có tất cả bao nhiêu cái kẹo? - Chị có tất cả 12 cái kẹo.
- Muốn lấy được 1/3 của 12 cái kẹo ta - ta chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng
làm thế nào? nhau, sau đó lấy đi một phần.
- 12 cái kẹo, chia thành 3 phần bằng
nhau thì mỗi phần được mấy cái kẹo? - Mỗi phần được 4 cái kẹo.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Con đã làm như thế nào để tìm được 4


cái kẹo? - Thực hiện phép chia 12 : 3 = 4.
- 4 cái kẹo chính là 1/3 của 12 cái kẹo.
- Vậy muốn tìm 1/3 của 12 cái kẹo ta - Ta lấy 12 chia cho 3. Thương tìm được
làm như thế nào? trong phép chia này chính là 1/3 của 12
cái kẹo.
- Hãy trình bày lời giải của bài toán này. - 1 HS lên bảng , HS cả lớp làm bài vào
vở
Bài giải
Chị cho em số kẹo là:
12 : 3 = 4 (cài kẹo)
Đáp số: 4 cái kẹo.
- Nếu chị cho em ½ số kẹo thì em được - Nếu chị cho em ½ số kẹo thì em nhận
mấy cái kẹo? Hãy đọc phép tính tìm số được số kẹo là: 12 : 2 = 6 (cái kẹo).
kẹo mà chị cho em
- Nếu chị cho em ¼ số kẹo thì em nhận - Nếu chi cho em ¼ số kẹo thì em nhận
được mấy cái kẹo? Giải thích bằng pt được số kẹo là: 12 : 4 = 3 (cái kẹo).
- Vậy muốn tìm một phần mấy của một - Muốn tìm một phần mấy của một số ta
số ta làm như thế nào? lấy số đó chia cho số phần.
3. Thực hành
Bài 1
- Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
HS làm bài. bài vào vở bài tập.
- Yêu cầu HS giải thích về các số cần Ví dụ:
điền bằng phép tính. a) ½ của 8 kg là 4 kg. Vì 8 kg : 2 = 4 kg.
- Chữa bài và đánh giá HS.
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Cửa hàng có tất cả bao nhiêu mét vải? - Cửa hàng có 40 m vải.
- Đã bán được bao nhiêu phần số vải - Đã bán được 1/5 số vải đó.
đó?
- Bài toán hỏi gì? - Số mét vải mà cửa hàng bán được.
- Muốn biết cửa hàng đã bàn được bao
nhiêu mét vải ta phải làm như thế nào? - Ta phải tìm 1/5 của 40 mét vải.
- Yêu cầu HS làm bài. - 1 HS lên bảng , HS cả lớp là bài vào vở
Lưu ý: GV có thể vừa đặt câu hỏi phân
tích bài toán vừa có thể vẽ sơ đồ bài

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

toán cho HS hiểu:


Bài giải
Số mét vải cửa hàng đã bán được là:
40 : 5 = 8 (m)
Đáp số: 8m.
- Chữa bài và đánh giá HS.
5. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài. - HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TUẦN 6
TIẾT 26
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng được để giải các bài
toán có lời văn .
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra các KT đã học của tiết 25. - 3 HS làm bài trê bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
- GV nhận xét .
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa ) - Nghe giới thiệu.
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức
Bài 1
- Yêu cầu HS nêu cách tìm ½ của một số, - 2 HS lên bảng làm bài, Hs cả lớp
1/6 của một số và làm bài. làm bài vào vở bài tập.
- Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài
của nhau.
- Chữa bài và đánh giá HS.
3. Thực hành
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc đề bài.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Cho HS phân tích đề - 2 HS phân tích đề.


- Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài vào vở - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp
TG 4 phút ai xong làm tiếp bài 3. làm bài vào vở bài tập.
- Treo bảng phụ HD nhận xét - 1 HS đọc nhận xét và ghi điểm cho
- GV nêu đáp án đúng - nhận xét . bài bạn - Đổi vở dò bài - sửa bài sai
- 2 HS xung phong - HS khác nhận
- Gọi HS báo cáo bài 3 xét
-GV nhận xét - tuyên dương HS tích cực - HS đổi vở dò bài
làm bài
Bài 3
- Yêu cầu HS quan sát hình và tìm hình đã - Hình 2 và hình 4 có 1/5 số ô vuông
được tô màu 1/5 số ô vuông. đã được tô màu.
- Hãy giải thích câu trả lời của em:
+ Mỗi hình có mấy ô vuông? + Mỗi hình có 10 ô vuông.
+ 1/5 của 10 ô vuông là bao nhiêu ô vuông? + 1/5 của 10 ô vuông là: 10 : 5 = 2 (ô
vuông).
+ Hình 2 và hình 4, mỗi hình tô màu mấy ô + Mỗi hình tô màu 1/5 số ô vuông.
vuông?
5. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài - HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 27
CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Biết làm tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (trường hợp chia hết ở tất
cả các lượt chia).
- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài tập về nhà của tiết 26.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS. - 3 HS làm bài trên bảng.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa ) - Nghe giới thiệu.
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức
Hướng dẫn thực hiện phép chia số
có hai chữ số cho số có một chữ số - Nghe GV đọc bài toán.
- Nêu bài toán: Một gia đình nuôi 96
con gà, nhốt đều vào 3 chuồng. Hỏi
mỗi chuồng có bao nhiêu con gà? - Phải thực hiện phép chia 96 : 3.
- Muốn biết mỗi chuồng chó bao nhiêu * 9 chia 3 được 3, viết 3. 3
con gà, chúng ta phải làm gì? nhân 3 bằng 9; 9 trừ 9 bằng 0.
- Viết lên bảng phép tính 96 : 3 và yêu * Hạ 6; 6 chia 3 được 2, viết
cầu HS suy nghĩ để tìm kết quả của 2. 2 nhân 3 bằng 6; 6 trừ 6
phép tính này. bằng 0.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tự


thực hiện phép tính trên, nếu HS tính
đúng, GV cho HS nêu cách tính, sau
đó GV nhắc lại để HS cả lớp ghi nhớ.
Nếu HS cả lớp không tính được, GV
hướng dẫn HS tính từng bước như
phần bài học của SGK.
- Bắt đầu chia từ hàng chục của số bị
chia, sau đó mới chia đến hàng đơn vị.
- 9 chia 3 được mấy? - 9 chia 3 được 3.
- Viết 3 vào đâu? - Viết 3 vào thương.
- 3 là chữ số thứ nhất của thương và
cũng là thương trong lần chia thứ nhất.
- Sau khi tìm được thương lần thứ
nhất, chúng ta tìm số dư trong lần chia
thứ nhất, 3 nhân 3 bằng mấy? - 3 nhân 3 bằng 9.
- Viết 9 thẳng cột với hàng chục của số
bị chia và thực hiện trừ: 9 trừ 9 bằng 0,
viết 0 thẳng cột với 9.
- Tiếp theo ta sẽ chia hàng đơn vị của
số bị chia: Hạ 6, 6 chia 3 được mấy? - 6 chia 3 được 2
- Viết 2 vào thương, 2 là thương trong
lần chia thứ hai. - 2 nhân 3 bằng 6, 6 trừ 6 bằng 0.
- Hãy tìm số dư trong lần chia thứ hai. - HS thực hiện lại phép chia 96 : 3 = 32
- Vậy ta nói 96 : 3 = 32.
3 Thực hành.
Bài 1
- Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu - 4 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài
HS làm bài. vào vở bài tập.
- Yêu cầu từng HS vừa lên bảng nêu rõ
cách thực hiện phép tính của mình. HS - 2HS nêu lại cách tính
cả lớp theo dõi để nhận xét bài của
bạn.
- Chữa bài và đánh giá HS.
Bài 2 - HS làm bảng phụ
- Yêu cầu HS nêu cách tìm “một phần
hai”, “một phần ba” của một số, sau đó - 1 HS đọc và nhận xét bài bạn

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

làm bài vào phiếu học tập bài 2 (a) thời - HS đổi vở dò bài sửa bài sai
gian 3 phút ai xong làm tiếp phần (b) - HS giơ tay báo tình hình làm phần b
-Treo bảng phụ HD nhận xét -2 HS xung phong báo cáo phần b - HS
- GV nhận xét khác nhận xét - bổ sung
- Gọi báo cáo phần b
- GV nhận xét tuyên dương những HS
tích cực làm bài
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Gọi HS phân tích đề - 2 HS phân tích đề
- Cho HS làm bài - 1 HS lên bảng làm dưới lớp làm bài vào
- Chữa bài và đánh giá HS. vở.
- Nhận xét bài bạn - đổi vở dò bài và sửa
bài sai
4. Tìm tòi- ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài - HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 28
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
- Biết làm tính chia số có hai chữ số cho số có 1 CS (chia hết ở tất cả các lượt chia).
- Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng trong giải toán .
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
II. . TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
*Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra các bài tập của tiết 27. - 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS .
*Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
Bài 1
- Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
học sinh làm bài. bài vào vở bài tập.
- Yêu cầu từng HS vừa lên bảng nêu rỏ
cách thực hiện phép tính của mình. HS cả * 4 chia 2 được 2, viết 2. 2
lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn. nhân 2 bằng 4; 4 trừ 4 bằng
0.

* Hạ 8, 8 chí 2 được 4, viết 4, 4 nhân 2


bằng 8; 8 trừ 8 bằng 0.
- Yêu cầu HS đọc bài mẫu phần b).

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

Hướng dẫn HS: 4 không chia được cho 6


lấy cả 42 chia 6 được 7, viết 7. 7 nhân 6
bằng 42; 42 trừ 42 bằng 0.

Bài 2
- Yêu cầu HS nêu cách tìm một phần tư - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
của một số, sau đó tự làm bài. bài vào vở bài tập.
- Chữa bài và đánh giá HS. - 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để
kiểm tra bài của nhau.
3. Thực hành
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở bài tập.
Bài giải
My đã đọc được số trang sách là:
84 : 2 = 42 (trang)
Đáp số: 42 trang.
- Chữa bài và đánh giá HS.
5. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Về nhà xem lại bài - HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 29
PHÉP CHIA HẾT VÀ PHÉP CHIA CÓ DƯ
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Nhận biết phép chia hết và phép chia có dư.
- Nhận biết số dư phải nhỏ hơn số chia.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra các bài tập của tiết 28. - 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa ) - Nghe giới thiệu
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức
Giới thiệu phép chia hết và phép chia
có dư.
a) Phép chia hết
- Nêu bài toán: Có 8 chấm tròn, chia đều - Mỗi nhóm có 8 : 2 = 4 chấm tròn.
thành hai nhóm. Hỏi mỗi nhóm có mấy
chấm tròn?
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép chia - 1 HS trả lời trước lớp.
8:2=4
- Nếu có 8 chấm tròn, chia đều thành hai
nhóm thi mỗi nhóm được 4 chấm tròn và
không thừa ra chấm tròn nào, vậy 8 chia 2

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

không thừa, ta nói 8 chia 2 là phép chia


hết. Ta viết 8 : 2 = 4, đọc tám chia hai
bằng bốn.
b) Phép chia có dư
- Nêu bài toán: Có 9 chấm tròn, chia thành - Thực hành chia 9 chấm tròn thành 2
hai nhóm đều nhau. Hỏi mỗi nhóm được nhóm: mỗi nhóm được nhiều nhất 4
nhiều nhất mấy chấm tròn và còn thừa ra chấm tròn và còn thừa ra một chấm
mấy chấm tròn? tròn.
- Hướng dẫn HS tìm kết quả bằng đồ dùng * 9 chia 2 được 4, viết 4.
trực quan. * 4 nhân 2 bằng 8; 9 trừ 8
- HD thực hiện phép chia 9 : 2. bằng 1.
- Nêu: có 9 chấm tròn chia thành 2 nhóm
đều nhau thì mỗi nhóm được nhiều nhất 4
chấm tròn và còn thừa ra một chấm tròn.
Vậy 9 chia 2 được 4, thừa 1, ta nói 9 : 2 =
4 (dư 1) và đọc là chín chia hai được 4, dư
một.
3 Thực hành
Bài 1
- Nêu yêu cầu của bài và làm bài.
- Yêu cầu từng HS vừa lên bảng nêu rõ
cách thực hiện phép tính của mình. HS cả - 3 HS lên bảng làm phần a), HS cả lớp
lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn. làm bài vào vở bài tập.

* 12 chia 6 được 2, viết 2.


* 2 nhân 6 bằng 12; 12 trừ
12 bằng 0.
- Các phép chia trong bài toán này được - Các phép chia trong bài toán này gọi
gọi là phép chia hết hay phép chia có dư. là phép chia hết.
- Tiến hành tương tự với phần b), sau đó - HS cả lớp làm bài, sau đó 2 HS ngồi
yêu cầu HS so sánh số chia và số dư trong cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài
các phép chia của bài. của nhau.
- Nêu: Số dư trong phép chia bao giờ cũng
nhỏ hơn số chia.
- Yêu cầu HS tự làm phần c).
Bài 2
- Hướng dẫn: Bài tập yêu cầu các em kiểm - Tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

tra các phép tính chia trong bài. Muốn biết nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của
phép tính đó đúng hay sai, các em cần thực nhau.
hiện lại từng phép tính và so sánh các bước a) Ghi Đ vì 32 : 4 = 8
tính, so sánh kết quả phép tính của mình b) Ghi S vì 30 : 6 = 5 không dư còn bài
với bài tập. lại có dư và số dư 6 = 6.
c) Ghi Đ vì 48 : 6 = 8 không dư.
d) Ghi S vì 20 : 3 = 6 dư 2. Trong bài
số dư lớn hơn số chia.
- Chữa bài và đánh giá HS.
Bài 3
- Yêu cầu HS quan sát hình và trả lời câu - Hình a đã khoanh vào một phần hai
hỏi: Hình nào đã khoanh vào một phần hai số ô tô trong hình.
số ô tô?
4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- HS về nhà xem lại bài. - HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 30
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
- Xác định được phép chia hết và phép chia có dư.
- Vận dụng phép chia hết trong giải toán .
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra kiến thức đã học của tiết 29. - 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
Bài 1
- Yêu cầu HS làm bảng con và nhận
xét - 4 HS lên bảng - dưới lớp làm bảng con
Bài 2
- Yêu cầu làm phiếu học tập (cột 1,2,4)
tg 4 phút ai xong làm tiếp (cột 3) - 1 HS làm bảng phụ - cả lớp làm phiếu
-Treo bảng phụ nhận xét - Nhận xét bài - đổi phiếu dò bài
-Gọi HS báo cáo (cột 3) -2 HS xung phong báo cáo cột 3 - HS khác
- GV nhận xét tuyên dương những HS nhận xét
tích cực làm bài
Bài 3

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Gọi 1 HS đọc đề bài. - 2 HS phân tích đề


- Cho HS phân tích đề 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài. vào vở bài tập.
- Chữa bài và đánh giá HS.
Bài 4
- Gọi 1 HS đọc đề bài. - Số dư lớn nhất của các phép chia đó là:
Trong phép chia, khi số chia là 3 thì số
A. 3; B. 2; C. 1; D. 0.
dư có thể là những số nào? - Trong phép chia, khi số chia là 3 thì số dư
có thể là 0, 1, 2.
Có số dư lớn hơn số chia không? - Không có số dư lớn hơn số chia.
- Vậy trong các phép chia với số chia - Trong phép chia với số chia là 3 thì số dư
là 3 thì số dư lớn nhất là số nào? lớn nhất là số 2.
- Vậy khoanh tròn vào chữ nào? - Khoanh tròn vào chữ B.
5. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- HS về xem các phép chia số có hai - HS lắng nghe.
chữ số cho số có một chữ số, phép chia
hết và phép chia có dư.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TUẦN 7
TIẾT 31
BẢNG NHÂN 7
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Bước đầu thuộc bảng nhân 7.
- Vận dụng phép nhân 7 trong giải toán .
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
-10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 7 hình tròn hoặc 7 hình tam giác hoặc 7 hình vuông...
- Bảng phụ viết sẵn bảng nhân 7 (không ghi kết quả của các phép nhân)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra kiến thức đã học của tiết 30. - 2 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
Hướng dẫn thành lập bảng nhân 7
- Gắn môt tấm bìa có 7 hình tròn lên bảng
và hỏi: Có mấy hình tròn? - Quan sát và trả lời: Có 7 hình tròn.
- 7 hình tròn được lấy mấy lần? - 7 hình tròn được lấy 1 lần.
- 7 được lấy mấy lần? - 7 được lấy 1 lần.
- 7 được lấy 1 lần nên ta lập được phép - HS đọc phép nhân: 7 nhân 1 bằng 7.
nhân: 7 x 1 = 7
- Gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng và hỏi: Có hai - Quan sát thao tác của GV và trả lời:

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

tấm bìa, mỗi tấm có 7 hình tròn, vậy 7 hình 7 hình tròn được lấy 2 lần.
tròn được lấy mấy lần?
- Vậy 7 được lấy mấy lần? - 7 được lấy 2 lần.
- Hãy lập phép tính tương ứng với 7 được - Đó là phép tính 7 x 2.
lấy 2 lần.
- 7 nhân 2 bằng mấy? - 7 nhân 2 bằng 14.
- Vì sao con biết 7 nhân 2 bằng 14? (Hãy - Vì 7 x 2 = 7 + 7 mà 7 + 7 = 14 nên
chuyển phép nhân 7 x 2 thành phép cộng 7 x 2 = 14.
tương ứng rồi tìm kết quả)
- Viết lên bảng phép nhân: 7 x 2 = 14 và yêu - Bảy nhân hai bằng mười bốn.
cầu HS đọc phép nhân này.
- Hướng dẫn HS lập phép nhân 7 x 3 = 21
tương tự như phép nhân 7 x 2 = 14.
- Hỏi: Bạn nào có thể tìm được kết quả của - 7 x 4 = 7 + 7 + 7 + 7 = 28.
phép tính 7 x 4. - 7 x 4 = 21 + 7 (vì 7 x 4 = 7 x 3 + 7)
- Nếu HS làm đúng kết quả thì GV cho HS
nêu cách tìm và nhắc lại cho cả lớp ghi nhớ.
Nếu HS không tìm được, GV chuyển tích 7
x 4 thành tổng 7 + 7 + 7 + 7 rồi hướng dẫn
HS tính tổng để làm tích. GV có thể hướng
dẫn HS thêm cách thứ 2, 7 x 4 có kết quả
chính bằng kết quả của 7 x 3 cộng thêm 7.
- Yêu cầu HS cả lớp tìm kết quả của các - 6 HS lần lượt lên bảng viết kết quả
phép nhân còn lại trong bảng nhân 7 và viết các phép nhân còn lại trong bảng nhân
vào phần bài học. 7.
- Chỉ vào bảng và nói: Đây là bảng nhân 7.
Các phép nhân trong bang đều có một thừa - Nghe giảng.
số là 7. Thừa số còn lại lần lượt là các số 1,
2, 3, ...., 10.
- Yêu cầu HS đọc bảng nhân 7 vừa lập - Cả lớp đọc đồng thanh bảng nhân 2
được, sau đó cho HS thời gian để học thuộc lần, sau đó tự học thuộc lòng bảng
lòng bảng nhân này. nhân.
- Xóa dần bảng cho HS đọc thuộc lòng.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng. - Đọc bảng nhân.
3. Thực hành
Bài 1
- Hỏi bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Bài tập yêu cầu chúng ta tính nhẩm.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi - Làm bài và kiểm tra bài làm của
cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của bạn.
nhau.
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc đề bài. - 2 HS phân tích bài
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm - HS thực hiện theo yêu cầu của GV
bài trên bảng lớp.
- Chữa bài, nhận xét và đánh giá HS.
Bài 3
- Hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta gì? - Bài toán yêu cầu chúng ta đếm thêm
7 rồi viết số thích hợp vào ô trống.
- Số đầu tiên trong dãy số này là số nào? - Số đầu tiên trong dãy số này là số 7.
- Tiếp sau số 7 là số nào? - Tiếp sau số 7 là số 14.
- 7 cộng thêm mấy thì bằng 14? - 7 cộng thêm 7 bằng 14.
- Tiếp sau số 14 là số nào? - Tiếp sau số 14 là số 21.
- Con làm thế nào tìm được số 21? - Con lấy 14 cộng với 7.
- Sau số 21 là số nào? - Sau số 21 là số 28.
- Con làm thế nào tìm được số 28? - Lấy 21 cộng thêm 7 được 28.
- Giảng: Trong dãy số này, mỗi số đều bằng - Nghe giảng.
số đứng ngay trước nó cộng thêm 7. Hoặc
bằng số ngay sau nó trừ đi 7.
- Yêu cầu HS tự làm tiếp bài, sau đó chữa - Làm bài tập.
bài rồi cho HS đọc xuôi, đọc ngược dãy số
vừa tìm được.
4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu đọc thuộc lòng bảng nhân 7 - Một số HS đọc thuộc lòng theo yêu
- Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà học cầu.
thuộc bảng nhân 7. - HS lắng nghe.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 32
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
- Thuộc bảng nhân 7 và vận dụng vào trong tính giá trị biểu thức , trong giải toán.
- Nhậnxét được về tính chất giao hoán của phép nhân qua ví dụ cụ thể.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng - 4 HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi và
nhân 7. Hỏi HS về kết quả của một nhận xét xem 4 bạn đã học thuộc bảng
phép nhân bất kì trong bảng. nhân chưa.
- Nhận xét và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa ) - Lắng nghe.
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức – thực hành
Bài 1
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Bài tập yêu cầu chúng ta tính nhẩm.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc kết quả - 9 HS nối tiếp nhau đọc từng phép tính
của các phép tính trong phần a). - Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
- Yêu cầu HS cả lớp làm phần a) vào - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài
vở, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vào vở bài tập.
chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Yêu cầu HS tiếp tục làm phần b).
- Hỏi: Các con có nhận xét gì về kết - Hai phép tính này cùng bằng 14.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

quả, các thừa số, thứ tự của các thừa số - Có các thừa số giống nhau nhưng thứ tự
trong hai phép tính nhân 7 x 2 và 2 x viết khác nhau.
7?
- Vậy ta có 7 x 2 = 2 x 7.
- Tiến hành tương tự để HS rút ra kết
luận về các cặp tính còn lại.
- Kết luận: khi đổi chỗ các thừa số của - Khi đổi chỗ các thừa số của phép nhân thì
phép nhân thì tích không thay đổi. tích không thay đổi.
Bài 2:
- Yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài
phép tính của biểu thức. vào vở bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài. a) 7 x 5 + 15 = 35 + 15
= 50
7 x 9 + 17 = 63 + 17
= 80
b) 7 x 7 + 32 = 28 + 32 = 60
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. - Mỗi lọ hoa có 7 bông hoa. Hỏi 5 lọ hoa
như thế có bao nhiêu bông hoa?
- Yêu cầu HS tự làm bài. - 1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm
bài vào vở
Tóm tắt
1 lọ: 7 bông hoa
5 lọ: ......... bông hoa?
Bài giải
Số bông hoa cắm trong 5 lọ hoa là:
7 x 5 = 35 (bông hoa)
Đáp số: 35 bông hoa.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên - Nhận xét bài làm của bạn và tự kiểm tra
bảng, sau đó đưa ra kết luận về bài làm bài của mình.
và đánh giá HS.
Bài 4
- Hỏi bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Viết phép nhân thích hợp vào chỗ trống.
- Vẽ hình chữ nhật có chia các ô vuông - Phân tích đề bài.
như SGK lên bảng.
- Nêu bài toán: Mỗi hàng có 7 ô vuông.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

Hỏi 4 hàng như thế có bao nhiêu ô


vuông?
- Hãy nêu phép tính để tính số ô vuông - Phép tính 7 x 4 = 28.
có trong cả 4 hàng.
- Yêu cầu HS làm tiếp phần b vào
phiếu học tập thời gian 3 phút ai xong
làm tiếp bài 5 vào SGK
- Gọi nhận xét bài 4 - 1 HS nhận xét
- So sánh 7 x 4 và 4 x 7? - Ta có 7 x 4 = 4 x 7.
- Gọi báo cáo bài 5 - 1 HS xung phong báo cáo
- Nhận xét quy luật viết số ở phần a và - Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng
phần b? ngay trước nó cộng thêm 7.
- Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng
ngay trước nó trừ đi 7.
3. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- HS ôn lại bảng nhân 7. - HS lắng nghe.
- Tổng kết giờ học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 33
GẤP MỘT SỐ LÊN NHIẾU LẦN
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Biết thực hiện giải BT gấp một số lên nhiều lần bằng cách lấy số đó nhân với số
lần.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa -Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra KT đã học của tiết 32. - 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
Hướng dẫn thực hiện gấp một số
lên nhiều lần
-Vẽ đoạn thẳng AB dài 2 cm, coi đây
là một phần. - 1 HS đọc đề bài toán.
- Yêu cầu HS suy nghĩ để nêu cách - Nghe hướng dẫn và vẽ vào vở.
vẽ đoạn thẳng CD. Nghe HS phát
biểu để nhận xét.
- Đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn
thẳng AB, đoạn thẳng AB là một
phần, vậy đoạn thẳng CD là 3 phần
như thế. Lưu ý vẽ hai đoạn thẳng có

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

hai đầu thẳng nhau (đầu A và C thẳng


cột) để tiện so sánh giữa hai đoạn
thẳng.
- Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm độ dài - Tìm độ dài đoạn thẳng CD:
đoạn thẳng CD. 2 + 2 + 2 = 6 (cm)
2 x 3 = 6 (cm)
- Yêu cầu HS viết lời giải của bài Bài giải
toán. Đoạn thẳng CD dài là:
2 x 3 = 6 (cm)
Đáp số: 6 cm.
- Bài toán trên được gọi là bài toán về
gấp một số lên nhiều lần.
- Nêu: Muốn gấp 2 cm lên 4 lần ta - Ta thực hiện 2 x 4 = 8 (cm)
làm NTN?
- Muốn gấp 4 kg lên 5 lần ta làm như - Ta thực hiện 4 x 5 = 20 (kg)
thế nào?
- Vậy muốn gấp một số lên một số - Ta lấy số đó nhân với số lần.
lần ta làm như thế nào?
3. Thực hành
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS phân tích đề - 2 HS phân tích đề
- Yêu cầu HS làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài
vào vở bài tập.
Bài giải
Năm nay tuổi của chị là:
6 x 2 = 12 (tuổi)
Đáp số: 12 tuổi.
- Chữa bài và đánh giá HS.
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc đề toán, tự vẽ sơ - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài
đồ và giải. vào vở bài tập.
Tóm tắt

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

Bài giải
Số quả cam mẹ hái được là:
7 x 5 = 35 (quả)
Đáp số: 35 quả.
- Chữa bài và đánh giá HS.
Bài 3
- Bài yêu cầu chúng ta làm gì? - BT yêu cầu viết số thích hợp vào ô trống.
- Hỏi: Số đã cho là 3. Vậy nhiều hơn
số đã cho 5 đơn vị là số nào? Vì sao? - Là số 8, vì 3 + 5 = 8.
- Hỏi: Gấp 5 lần số đã cho (3) là số - Gấp 5 lần số đã cho là số 15 vì 3 x 5 = 15.
nào? Vì sao?
- Tương tự làm vào phiếu học tập - 1 HS làm bảng - Cả lớp làm phiếu học tập
dòng 2 TG3 phút ai xong làm tiếp
dòng 3
- Treo bàng phụ HD nhận xét . -1 HS nhận xét - đổi chéo vở để kiểm tra bài
- Gọi báo cáo dòng 3
- Muốn tìm một số nhiều hơn số đã - Muốn tìm một số nhiều hơn số đã cho một
cho một số đơn vị ta làm thế nào? số đơn vị ta lấy số đó cộng với phần hơn.
- Muốn tìm một số gấp số đã cho một - Muốn tìm một số gấp số đã cho một số lần
số lần ta làm thế nào? ta lấy số đó nhân với số lần.
-GV nhận xét tuyên dương những HS
tích cực làm bài
- Chữa bài và đánh giá HS.
4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- HS về nhà xem lại bài - HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 34
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
- Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và vận dụng vào giải toán .
- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
-Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra các KT đã học của tiết 33. - 3 HS lên làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích, YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
Bài 1
- Gọi HS nêu YC của bài - 1 HS nêu cầu và đọc bài mẫu
- Cho HS làm phiếu học tập (cột 1,2) - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm.
TG 3 phút ai xong làm tiếp (cột 3) - 2 HS đọc và nhận xét bài bạn.- Đổi vở dò
-Treo bảng chữa bài bài
- Gọi HS báo cáo cột 3 - 2 HS xung phong báo cáo - HS khác nhận
- Chữa bài và đánh giá HS- tuyên xét bổ sung
dương những HS tích cực làm bài.
Bài 2
- Yêu cầu HS làm bảng con
+ Lần 1: 12 x 6

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

+ Lần 2 : 14 x 7 và 29 x 7
+ Lần 3: 35 x 6 và 44 x 6
Tính lần 2+3 mỗi PT làm 1 phút ai
xong quay bảng làm tiếp PT thứ hai - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bảng
- Chữa bài và đánh giá HS - tuyên
dương những HS tích cực làm bài
3. Thực hành
Bài 3
- Gọi HS đọc đề bài. - 1 hs đọc
- Yêu cầu HS xác định dạng toán, sau - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào
đó tự vẽ sơ đồ và giải bài toán. vở .
Tóm tắt

Bài giải
Số bạn nữ của buổi tập múa là:
6 x 3 = 18 (bạn)
Đáp số: 18 bạn.
- Chữa bài và đánh giá HS.
Bài 4
- Yêu cầu vẽ đoạn thẳng AB dài 6 - 1 HS nêu cách vẽ trước lớp, sau đó cả lớp
cm. cùng vẽ vào vở bài tập.
- Yêu cầu HS đọc phần b). - Vẽ đoạn thẳng CD dài gấp đôi (gấp 2 lần)
đoạn thẳng AB.
- Muốn vẽ được đoạn thẳng CD - Biết độ dài đoạn thẳng CD.
chúng ta phải biết được điều gì?
- Hãy tính độ dài của đoạn thẳng CD. - Độ dài của đoạn thẳng CD là: 6x2=12 cm.
- Yêu cầu HS làm phần a,b vào vở
thời gian 3 phút ai xong làm tiếp phần -1 HS đọc và nhận xét bài bạn
c
- Cho HS quan sát vở của HS và HD
nhận xét
- Gọi HS báo cáo phần c

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- GV chấm - nhận xét - tuyên dương


những HS tích cực làm bài
4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- HS về nhà xem lại bài - HS lắng nghe
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 35
BẢNG CHIA 7
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Bước đầu thuộc bảng chia 7.
- Vận dụng được phép chia 7 trong giải toán có lời văn (có một phép chia 7).
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
-Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bảng nhân 7. - 4 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của
- Gọi 2 HS khác lên bảng làm bàì tập. GV. Cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm
- Nhận xét và đánh giá HS. của các bạn.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức
Lập bảng chia 7
- Gắn một tấm bìa có 7 chấm tròn - 2 HS nhắc lại
-H: Lấy một tấm bìa có 7 chấm tròn. Vậy
7 lấy 1 lần được mấy? - 7 lấy 1 lần được 7.
- Viết PT tương ứng với “7 được lấy 1 lần
được 7”. - Viết phép tính 7 x 1 = 7.
- Có bao nhiêu tấm bìa? - Có một tấm bìa.
- Hãy nêu phép tính để tìm số tấm bìa.? - Phép tính 7 : 7 = 1 (tấm bìa).
- Vậy 7 chia 7 được mấy? - 7 chia 7 bằng 1.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Viết PT 7 : 7 = 1 và yêu cầu HS đọc phép + 7 nhân 1 bằng 7.


nhân và phép chia vừa lập được. + 7 chia 7 bằng 1.
- Gắn tiếp 2 tấm bìa : Mỗi tấm bìa có 7 - Mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn, vậy 2 tấm
chấm tròn. Hỏi 2 tấm bìa như thế có tất cả bìa như thế có 14 chấm tròn.
bao nhiêu chấm tròn?
- Hãy lập phép tính để tìm số chấm tròn có - Phép tính 7 x 2 = 14.
trong cả hai tấm bìa.
- Tại sao em lại lập được phép tính này? -Vì mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn, lấy 2
tấm bìa, vậy 7 được lấy 2 lần, nghĩa là 7
x 2.
- Trên tất cả các tấm bìa có 14 chấm tròn, - Có tất cả 2 tấm bìa.
biết mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. Hỏi có tất
cả bao nhiều tấm bìa?
- Hãy lập phép tính để tìm số tấm bìa mà - Phép tính 14 : 7 = 2 (tấm bìa).
bài toán yêu cầu.
- Vậy 14 chia 7 bằng mấy? - 14 chia 7 bằng 2.
- Viết lên bảng phép tính 14 : 7 = 2 lên - Đọc phép tính:
bảng, sau đó cho HS cả lớp đọc hai phép + 7 nhân 2 bằng 14.
tính nhân, chia vừa lập được. + 14 chia 7 bằng 2.
- Tiến hành tương tự với một vài phép tính - Lập bảng chia 7.
khác.
3 Học thuộc lòng bảng chia 7
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng - HS đọc ĐT- nhóm - CN theo yêu cầu
của GV
- Em có nhận xét gì về các số bị chia trong - Dãy các số bị chia 7, 14, 21, 28, ... vậy
bảng chia 7? đây là dãy số đếm thêm 7, bắt đầu từ 7.
- Có nhận xét gì về kết quả của các phép - Các kết quả lần lượt là: 1, 2, 3, 4, 5, 6,
chia trong bảng chia 7? 7, 8, 9,10.
- Yêu cầu HS tự học thuộc lòng bảng chia - Tự học thuộc lòng bảng chia 7.
7.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bảng - Các HS thi đọc cá nhân. Các tổ thi đọc
chia 7. theo tổ, các bàn thi đọc theo bàn.
- Yêu cầu cả lớp đồng thanh đọc thuộc
lòng bảng chia 7.
4. Thực hành
Bài 1
- Bài tập yêu cầu gì? - Tính nhẩm.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Yêu cầu HS suy nghĩ, tự làm bài, sau đó - Làm bài vào vở bài tập, sau đó HS nối
2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tiếp nhau đọc từng phép tính trước lớp.
tra bài của nhau.
- Nhận xét bài của HS.
Bài 2
- Xác định yêu cầu của bài, sau đó yêu cầu - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
HS tự làm bài. bài vào vở bài tập.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên - HS dưới lớp nhận xét.
bảng.
- Hỏi: Khi đã biết 7 x 5 = 35, có thể ghi - Khi đã biết 7 x 5 = 35, có thể ghi ngay
ngay kết quả của 35 : 7 và 35 : 5 được 35 : 7 = và 35 : 5 =7, vì nếu lấy tích chia
không, vì sao? cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia.
- Yêu cầu HS giải thích tương tự với các
trường hợp còn lại.
Bài 3
- Gọi HS đọc đề bài. - 1hs đọc - 2 HS phân tích đề
- Cho HS làm bài vào vở - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở bài tập.
Bài giải
Mỗi hàng có số học sinh là:
56 : 7 = 8 (học sinh)
Đáp số: 8 học sinh.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên - 1 HS nhận xét.
bảng và đánh giá HS.
Bài 4 - 1 HS lên bảng , cả lớp làm bài vào vở
- Làm tương tự bài 3 Bài giải
Số hàng xếp được là:
56 : 7 = 8 (hàng)
Đáp số: 8 hàng.
5. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Gọi một vài HS đọc thuộc lòng bảng chia - HS xung phong đọc bảng chia.
7. - HS lắng nghe.
- Dặn dò HS về nhà học thuộc lòng bảng
chia.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TUẦN 8
TIẾT 36
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Thuộc bảng chia 7 và vận dụng được phép chia 7 trong giải toán .
- Biết xác định 1/7 của một hình đơn giản.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra học thuộc lòng bảng chia 7. - 3 HS đọc thuộc lòng.
- Nhận xét và đánh giá
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
Bài 1
- Yêu HS tự nhẩm1 phút - HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- Cho HS chơi xì điện
- Bài 1 củng cố KT gì ? - Nhân chia các bảng đã học.
Bài 2:
- Xác định yêu cầu , sau đó yêu cầu HS - 1 HS làm bảng phụ - cả lớp làm phiếu.
làm bài vào phiếu học tập ( cột 1,2,3)
TG 3 phút ai xong làm tiếp cột 4.
- Treo bảng phụ nhận xét - 2 HS nhận xét và nêu lại cách tính - đổi
- GV nhận xét chéo vở để kiểm tra bài của nhau.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Báo cáo cột 4 - 2 HS xung phong báo cáo - HS khác nhận


xét - sửa bài sai
- GV nhận xét tuyên dương những HS
tích cực làm bài
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài. Bài giải
Số nhóm chia được là:
35 : 7 = 5 (nhóm)
Đáp số: 5 nhóm.
- Hỏi: Tại sao để tìm số nhóm em lại - Vì có tất cả 35 học sinh, chia đều thành
thực hiện phép chia 35 cho 7? các nhóm mỗi nhóm có 7 học sinh. Như
vậy số nhóm chia được bằng tổng số học
sinh chia cho số học sinh của một nhóm.
- Chữa bài và đánh giá HS.
3. Thực hành
Bài 4
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Tìm một phần bảy số con mèo có trong
- HD làm miệng mỗi hình sau.
- Hình a) có tất cả 21 con mèo.
- Một phần bảy số con mèo có trong hình
a) là: 21 : 7 = 3 (con mèo)
4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà xem phép chia - HS lắng nghe
trong bảng chia 7.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 37
GIẢM ĐI MỘT SỐ LẦN.
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Biết thực hiện giảm một số đi một số lần và vận dụng vào giải toán .
- Biết phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra các KT đã học của tiết 36. - 2 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
Hướng dẫn thực hiện giảm một số đi - Quan sát hình minh họa, đọc lại đề
nhiều lần. toán và phân tích đề.
- Hàng trên có mấy con gà? - Hàng trên có 6 con gà.
- Số gà hàng dưới như thế nào so với số gà - Số gà hàng trên giảm đi 3 lần thì bằng
hàng trên? số gà hàng dưới.
- Hướng dẫn vẽ sơ đồ:
+ Vẽ đoạn thẳng thể hiện số gà hàng trên. + Số gà hàng trên đang là 3 phần, giảm
Chia đoạn thẳng thành 3 phần bằng nhau. đi 3 lần thì được 1 phần.
Khi giảm số gà hàng trên đi 3 lần thì còn lại
mấy phần?
+ Vậy vẽ đoạn thẳng thể hiện số gà hàng

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

dưới là 1 phần. - Tóm tắt

- Yêu cầu HS suy nghĩ và tính số gà hàng - Số gà hàng dưới là:


dưới. 6 : 3 = 2 (con gà)
- Tiến hành tương tự với bài toán về độ dài
đoạn thẳng AB và CD.
- Vậy muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm - Muốn giảm một số đi nhiều lần ta lấy
như thể nào? số đó chia cho số lần.
3 Thực hành
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc cột đầu tiên của bảng. - Số đã cho; Giảm 4 lần; Giảm đi 6
- Muốn giảm một số đi 4 lần ta làm ntn? lần.
- Hãy giảm 12 đi 4 lần. - Ta lấy số đó chia cho 4.
- Muốn giảm một số đi 6 lần ta làm ntn? - 12 giảm đi 4 lần là 12 : 4 = 3.
- Hãy giảm 12 đi 6 lần. - Ta lấy số đó chia cho 6.
-Yêu cầu HS suy nghĩ và làm tiếp các phần - 12 giảm đi 6 lần là 12 : 6 = 2.
còn lại của bài. - Làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau
- Chữa bài và đánh giá HS. đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài - 1 hs đọc - 2 HS phân tích đề
- Yêu cầu HS suy nghĩ để viết câu trả lời.
- HS trả lời theo yêu cầu
- Yêu cầu HS trình bày bài giải. Bài giải
Số bưởi còn lại là:
40 : 4 = 10 (quả)
Đáp số: 10 quả bưởi.
- Yêu cầu HS suy nghĩ đễ tự vẽ sơ đồ và - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
trình bày bài giải phần b). bài vào vở bài tập.
Tóm tắt

Bài giải
Thời gian làm công việc đó bằng máy
là:

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

30 : 5 = 6 (giờ)
Đáp số: 6 giờ.
- Chữa bài và đánh giá HS.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài. - Đoạn thẳng AB dài 8 cm.
a) Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài là độ
dài đoạn thẳng AB giảm đi 4 lần.
b) Vẽ độ dài đoạn thẳng MN có độ dài
là độ dài đoạn thẳng AB giảm đi 4 đơn
vị.
- Muốn vẽ đoạn thẳng CD và MN ta phải - Ta phải biết độ dài của mỗi đoạn
biết được điều gì trước? thẳng là bao nhiêu xăng-ti-mét.
- Yêu cầu HS tính độ dài đoạn thẳng CD và - Độ dài đoạn thẳng CD là:
MN. 8 : 4 = 2 (cm)
- Độ dài đoạn thẳng MN là:
8 – 4 = 4 (cm)
- Yêu cầu HS vẽ hình. - Vẽ đoạn thẳng dài 2 cm đặt tên là CD.
- Vẽ đoạn thẳng dài 4 cm đặt tên là
MN.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để
kiểm tra bài của nhau.
- Khi muốn giảm một số đi một số lần ta - Ta lấy số đó chia cho số lần.
làm như thế nào?
- Khi muốn giảm một số đi một số đơn vị ta - Ta lấy số đó trừ đi số đơn vị cần
làm như thế nào? giảm.
- Chữa bài và đánh giá HS.
4 Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài. - Lớp PHT điều khiển
- Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 38
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
- Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và giảm một số đi một lần và vận dụng vào
giải toán .
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra các KT đã học của tiết 37. - 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức – Thực hành
Bài 1
- GV Viết lên bảng bài mẫu,HS làm . - HS làm nhanh làm dòng 1

- 6 gấp 5 lần bằng bao nhiêu? - 6 gấp 5 lần bằng 30.


- Vậy viết 30 vào ô trống thứ hai.
- 30 giảm đi 6 lần được mấy? - 30 giảm đi 6 lần được 5.
- Vậy điền 5 vào ô trống thứ ba.
- Yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại của - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp
bài. làm bài vào vở bài tập.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Chữa bài và đánh giá HS. để kiểm tra bài của nhau.
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc đề bài phần a).
- Buổi sáng cửa hàng bán được bn lít dầu? - Buổi sáng bán được 60l lít dầu
- Số lít dầu buổi chiều bán được như thế nào - Số lít dầu bán được trong buổi
so với buổi sáng? chiều giảm đi 3 lần so với buổi sáng.
- Bài toán hỏi gì? - Buổi chiều cửa hàng đó bán được
bao nhiêu lít dầu?
- Muốn tính được số lít dầu bán được trong - Ta lấy số lít dầu bán được trong
buổi chiều ta làm như thế nào? buổi sáng chia cho 3.
- Yêu cầu HS tự vẽ sơ đồ và giải bài toán.
Bài giải
Buổi chiều cửa hàng bán được là:
60 : 3 = 20 (l)
Đáp số: 20 l dầu.
-Yêu cầu HS tự giải phần b). - HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- Chữa bài và đánh giá HS.
Bài 3
-Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS thực hành đo độ dài đoạn thẳng a) Đo độ dài đoạn thẳng AB.
AB. b) Giảm độ dài đoạn thẳng AB đi 5
lần thì được độ dài đoạn thẳng MN.
- Đo độ dài đoạn thẳng AB là 10 cm.
- Vậy giảm độ dài đoạn thẳng AB đi 5 lần thì - Giảm độ dài đoạn thẳng AB đi 5
được bao nhiêu xăng-ti-mét? lần là:
10 : 5 = 2 (cm)
- Yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng MN dài 2 cm. - Vẽ đoạn thẳng dài 2 cm đặt tên là
- Chữa bài và đánh giá HS. MN.
3. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài - HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 39
TÌM SỐ CHIA
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Biết tên gọi của các thành phần trong phép chia .
- Biết tìm số chia chưa biết.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra các KT đã học của tiết 38. - 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
Hướng dẫn tìm số chia
- GV Nêu bài toán 1: SGK
- Hãy nêu phép tính để tìm số ô vuông - Mỗi nhóm có 3 ô vuông.
có trong mỗi nhóm. - Phép chia 6 : 2 = 3 (ô vuông).
- Hãy nêu tên gọi của thành phần và kết - Trong phép chia 6 : 2 = 3 thì 6 là số bị
quả trong phép chia 6 : 2 = 3. chia, 2 là số chia, 3 là thương.
- Nêu bài toán 2: Có 6 ô vuông, chia đều - Chia được 2 nhóm như thế?
thành các nhóm, mỗi nhóm có 3 ô
vuông. Hỏi chia được mấy nhóm như
thế?
- Hãy nêu PT tìm số nhóm chia được. - Phép chia 6 : 3 = 2 (nhóm).

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Vậy số nhóm 2 = 6 : 3.
H: 2 là gì trong phép chia 6 : 2 = 3? + 2 là số chia.
H: 6 và 3 là gì trong phép chia 6 : 2 = 3? + 6 là số bị chia còn 2 là thương.
- Vậy số chia trong phép chia bằng số bị
chia chia cho thương.
- Viết lên bảng 30 : x = 5 và hỏi x là gì - x là số chia trong phép chia.
trong phép chia trên?
- Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm số chia x? - Số chia x = 30 : 5 = 6.
- Hướng dẫn HS trình bày:
30 : x = 5
x = 30 : 5
x=6
- Vậy, trong phép chia hết muốn tìm số - Trong phép chia hết, muốn tìm số chia
chia chúng ta làm như thế nào? chúng ta lấy số bị chia chia cho số thương
3.Thực hành
Bài 1
- Bài toán yêu cầu tính gì? - Bài toán yêu cầu tính nhẩm.
- Yêu cầu HS tự làm bài. - 4 HS nối tiếp nhau nêu kết quả của từng
- Chữa bài và đánh giá HS. phép tính trước lớp.
Bài 2
- Yêu cầu HS nêu cách tìm số bị chia, số - 1 HS lên bảng phụ - cả lớp làm vở
chia.
- Cho HS làm bài vào vở TG 4 phút ai - 1 HS nhận xét - HS đổi vở dò bài và sửa
xong làm bài 3 bài sai
- Treo bảng HD nhận xét - 2 HS xung phong báo cáo
- Gọi HS báo cáo bài 3
- Trong phép chia hết, số bị chia là 7, - Thương lớn nhất là 7.
vậy thương lớn nhất là mấy? - 7 chia cho 1 thì được 7.
- Vậy 7 chia cho mấy thì được 7? - 7 chia cho 1 sẽ được thương lớn nhất.
- Vậy trong phép chia hết, 7 chia cho
mấy sẽ được thương lớn nhất. - Thương bé nhất là 1.
- Trong phép chia hết, số bị chia là 7,
vậy thương bé nhất là mấy? - 7 chia 7 thì được 1.
- Vậy 7 chia cho mấy thì được 1? - 7 chia cho 7 sẽ được thương bé nhất.
- Vậy trong phép chia hết, 7 chia cho
mấy sẽ được thương bé nhất.
- GV nhận xét - tuyên dương những HS

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

tích cực làm bài.


4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà xem l ại b ài - HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 40
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
- Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
- Biết làm tính nhân (chia) số có hai chữ số với (cho) số có một chữ số.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra các KT đã học của tiết 39. - 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
Bài 1
- Yêu cầu HS tự làm bài. - 6 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp
làm bài vào vở bài tập.
- Chữa bài và đánh giá HS.
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự làm ( cột 1,2) vào phiếu - HS nêu cách tìm số hạng, số bị trừ,
học tập TG 3 phút ai xong làm tiếp cột 3,4 số trừ số bị chia, số chia chưa biết.
- Treo bảng phụ HD nhận xét - 1 HS lên bảng , HS cả lớp làm bài
- Gọi báo cáo cột 3,4 - 2 HS xung phong báo cáo
- GV nhận xét - tuyên dương những HS tích
cực làm bài

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

3. Thực hành
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở TG 4 phút ai -2 HS phân tích bài.
xong làm tiếp bài 4vào SGK
- Chấm một số bài . - 1 HS làm bảng phụ cả lớp làm vở
- Treo bảng phụ HD nhận xét - 1 HS đọc và nhận xét bài
Bài giải
Số lít dầu còn lại là:
36 : 3 = 12 (l)
Đáp số: 12l dầu
- Hãy nêu cách tìm một trong các phần bằng - Muốn tìm một trong các thành phần
nhau của một số. bằng nhau của một số ta lấy số đó
chia cho số phần bằng nhau.
- Báo cáo bài 4 - 2 HS xung phong báo cáo
- GV nhận xét - tuyên dương HS tích cực
làm bài.
4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà xem l ại b ài - HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TUẦN 9
TIẾT 41
GÓC VUÔNG VÀ GÓC KHÔNG VUÔNG
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Bước đầu có biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông.
- Biết sử dụng e ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông vẽ góc vuông, (theo
mẫu).
II.CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
- Êke, thước dài, phấn màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra các KT đã học của tiết 40. - 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - HS nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
a. Làm quen với góc - HS quan sát - HS trả lời.
- Yêu cầu HS quan sát từng đồng hồ và trả lời
theo yêu cầu của GV.
- Vẽ lên bảng các hình vẽ về góc gần như các - HS quan sát - lắng nghe
góc tạo bởi hai kim trong mỗi đồng hồ và giới
thiệu HS khái niện góc
- Điểm chung của hai cạnh tạo thành góc gọi
là đỉnh của góc.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

b. Giới thiệu góc vuông và góc không


vuông
- Vẽ lên bảng góc vuông AOB như phần bài
học và giới thiệu: Đây là góc vuông.
- Yêu cầu HS nêu tên đỉnh, các cạnh tạo
thành của góc vuông AOB. - HS trả lời
- Vẽ hai góc MPN; CED lên bảng và giới
thiệu: Góc MPN và góc CED là góc không
vuông.
- Yêu cầu HS nêu tên đỉnh, các cạnh của từng
góc.
c. Giới thiệu êke
- Cho HS cả lớp quan sát êke
- Thước ê ke có hình gì? - Hình tam giác.
- Thước ê ke có mấy cạnh và mấy góc? - Thước ê ke có 3 cạnh và 3 góc.
- Tìm góc vuông cho thước ê ke. - HS quan sát và chỉ vào góc vuông
trong ê ke của mình..
- Hai góc còn lại có vuông không? - Hai góc còn lại là hai góc không
vuông
d. Hướng dẫn dùng ê ke để kiểm tra góc
vuông, góc không vuông
+ Tìm góc vuông của thước ê ke.
+ Đặt một cạnh của góc vuông trong thước ê
ke trùng với một cạnh của góc cần kiểm tra.
+ Nếu cạnh góc vuông còn lại của ê ke trùng
với cạnh còn lại của góc cần kiểm tra thì góc
này là góc vuông (AOB). Nếu không trùng thì - HS lắng nghe
góc này là góc không vuông (CDE; MPN).
3. Thực hành
Bài 1
- Hướng dẫn HS dùng ê ke ñeå kieåm tra các - Thực hành dùng ê ke kiểm tra góc.
góc của hình chữ nhật. - Hình chữ nhật có 4 góc vuông.
- Hình chữ nhật có mấy góc vuông?
- Hướng dẫn HS dùng ê ke để vẽ góc vuông
có đỉnh O, hai cạnh OA, OB:
+ Chấm một điểm và coi là đỉnh O của góc
vuông cần vẽ.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

+ Đặt đỉnh góc vuông của ê ke trùng với điểm


vừa chọn.
+ Vẽ hai cạnh OA và OB theo hai cạnh góc
vuông của ê ke.
Vậy ta được góc vuông AOB cần vẽ. - HS vẽ hình, sau đó 2 HS ngồi cạnh
- Yêu cầu HS tự vẽ góc vuông CMD. nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của
nhau.
Bài 2:
- Yêu cầu 1HS đọc đề bài.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi 3 hình dòng 1
thời gian 3 phút nhóm nào xong thảo luận
tiếp 3 hình dòng 2.
- Gọi báo cáo - Đại diện 3 nhóm báo - các nhóm
- GV nhận xét . khác nhận xét bổ sung
- Gọi báo cáo 3 hình dòng 2 - 2 nhóm xung phóng báo cáo
- GV nhận xét tuyên dương các nhóm tích
cực làm bài
Bài 3:
- Tứ giác MNPQ có các góc nào? - Góc đỉnh M, đỉnh N, đỉnh P, đỉnh
Q.
- Hướng dẫn HS dùng ê ke để kiểm tra các - Các góc vuông là góc đỉnh M, đỉnh
góc rồi trả lời câu hỏi. Q.
Bài 4:
- Hình bên có bao nhiêu góc? - Hình bên có 6 góc.
- Hướng dẫn: Dùng ê ke kiểm tra từng góc, - Có 4 góc vuông.
đánh dấu vào các góc vuông, sau đó đếm các
góc vuông và trả lời câu hỏi. - HS tự làm trong SGKvà báo cáo
- Yêu cầu HS lên bảng chỉ các góc vuông có - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp
trong hình. theo dõi và nhận xét.
4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về góc - HS lắng nghe.
vuông, góc không vuông.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 42
THỰC HÀNH NHẬN BIẾT VÀ VẼ
GÓC VUÔNG BẰNG Ê KE
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Biết sử dụng e ke để kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được
góc vuông trong trường hợp đơn giản.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra các KT đã học của tiết 41. - 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa ) - Nghe giới thiệu.
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức
Bài 1
- Hướng dẫn HS thực hành vẽ góc - Thực hành vẽ góc vuông đỉnh O theo
vuông đỉnh O: Đặt đỉnh góc vuông của ê hướng dẫn và tự vẽ các góc còn lại.
ke trùng với O và một cạnh góc vuông
của ê ke trùng với cạnh đã cho. Vẽ cạnh
còn lại của góc theo cạnh còn lai của
góc vuông ê ke. Ta được góc vuông
đỉnh O.
- Yêu cầu HS kiểm tra bài của nhau.
Bài 2:

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Gọi 1 HS đọc đề bài. - HS thảo luận nhóm đôi


- Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo. - Dùng ê ke để kiểm tra trong mỗi hình
sau có mấy góc vuông?
- Hình thứ nhất có 4 góc vuông, hình thứ
hai có 2 góc vuông.
3. Thực hành
Bài 3:
- Cho HS thảo luận nhóm - Nhóm 3 thảo luận theo yêu cầu của GV
- Yêu cầu HS thảo luận TG 4 phút nhóm - 3 nhóm : Hình A được ghép hình từ 1 và
nào xong thảo luận tiếp bài 4 4.
- Cho Hs báo báo cáo bài 4 - Hình B được ghép hình từ 2 và 3.
- GV nhận xét và KT KG làm bài của - Các nhóm khác nhận xét - bổ sung
các nhóm .
- Gọi trình bày sản phẩm bài 4 - 3 nhóm làm xong lên trưng bày sản
-GV nhận xét tuyên dương những nhóm phẩm - Các nhóm khác nhận xét và ghi
tích cực làm bài . điểm cho nhóm bạn.
4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài - HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 43
ĐỀ - CA – MÉT. HÉC – TÔ – MÉT
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Biết tên gọi, kí hiệu của Đề-ca-mét, Héc –tô-mét.
- Biết quan hệ giữa Héc –tô-métvà Đề-ca mét.
- Biết đổi từ Đề -ca-mét,Héc- tô-mét ra Mét.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra các kiến thức đã học của tiết - 3 HS làm bài trên bảng.
42.
- Nhận xét, chữa bài và cho HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa ) - Nghe giới thiệu.
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức
Ôn lại các đơn vị đo độ dài đã học
- Nêu các đơn vị đo độ dài đã học ? - Mi-li-mét, xăng-ti-mét, đề-xi-mét,
mét, ki-lô-mét.
Giới thiệu đề-ca-mét, héc-tô-mét
- Đề-ca-mét là một đơn vị đo độ dài. Đề- - Đọc: đề-ca-mét.
ca-mét kí hiệu là dam.
- Độ dài của 1 dam bằng độ dài của 10 m. - Đọc: 1 đề-ca-mét bằng 10 mét
- Héc-tô-mét cũng là một đơn vị đo độ dài. - Đọc: Héc-tô-mét.
Héc-tô-mét kí hiệu là hm.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Độ dài của 1 hm bằng độ dài của 100 m - Đọc: 1 héc-tô-mét bằng 100 mét. 1
và bằng độ dài của 10 dam. héc-tô-mét bằng 10 đề-ca-mét.
3.Thực hành
Bài 1:
- Viết lên bảng 1hm = ... m và hỏi: 1hm - 1 hm bằng 100 m.
bằng bao nhiêu mét?
- Tương tự HS làm dòng 1,2,3 vào phiếu
học tập TG 3 phút ai xong làm tiếp dòng 4 - 1 HS lên bảng , HS cả lớp làm bài .
- Chữa bài và đánh giá HS. - 2 HS nhận xét bài bạn
- Gọi HS báo cáo dòng 4 - 2 HS xung phong báo cáo - HS khác
nhận xét
- GV nhận xét chốt đáp án - KT tình hình
làm bài của HS - Tuyên dương những HS - HS đổi vở dò - sửa bài sai
tích cực làm bài.
Bài 2:
- Viết lên bảng 4 dam = ... m
+ 1 dam bằng bao nhiêu mét? + 1 dam bằng 10m.
+ 4 dam gấp mấy lần so với 1 dam? + 4 dam gấp 4 lần 1dam
+ Vậy muốn biết 4 dam dại bằng bao
nhiêu mét là lấy 10m x 4 = 40 m.
- Viết lên bảng 8hm = ... m.
- Hỏi: 1 hm bằng bao nhiêu mét? - 1 hm bằng 100m
- 8 hm gấp mấy lần so với 1 hm? - Gấp 8 lần.
- Vậy ñeå tìm 8 hm bằng bao nhiêu mét ta
lấy 100 m x 8 = 800 m. Ta điền 800 vào
chỗ chấm.
- Yêu cầu HS làm dòng 1, 2 Tg 3 phút ai -1 HS làm bảng phụ - Cả lớp làm vở
xong làm tiếp dòng 3. BT
- Treo bảng HD nhận xét -2 HS nhận xét bài bạn - Đổi vở dò bài
sửa bài sai.
-Gọi HS báo cáo dòng 3 - 2 HS xung báo cáo - HS khác nhận
xét
-GV nhận xét - KT kết quả làm của HS -
tuyện dương những HS tích cực làm bài.
Bài 3:
- HD và cho HS làm dòng 1,2 vào vở TG - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
4 phút ai xong làm tiếp dòng 3 bài vào vở .

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Treo bàng - HD nhận xét -2 HS nhận xét bài bạn - đổi vở dò bài
- 2 HS xung phong báo cáo - HS khác
- Gọi HS báo cáo dòng 3 nhận xét
- GV nhận xét - KT kết quả làm của HS -
tuyên dương những HS tích cực làm bài
- Chữa bài và đánh giá HS. Lưu ý HS nhớ
viết tên đơn vị đo sau kết quả tính.
4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về - HS lắng nghe.
các đơn vị đo độ dài đã học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 44
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
- Bước đầu thuộc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và ngược lại.
- Biết mối quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng (km và m; m và m m).
- Biết làm các phép tính với các số đo độ dài.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra các KT đã học của tiết 43. - 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài cho HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa ) - Nghe giới thiệu.
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức
* Giới thiệu bảng đơn vị đo độ dài
- Vẽ bảng đo độ dài như phần bài học
của SGK lên bảng (chưa có thông tin).
- Yêu cầu HS nêu tên các đơn vị đo độ - Một số HS trả lời, có thể không trả lời
dài đã học. theo thứ tự.
- Nêu: Trong các đơn vị đo độ dài thì
mét được coi là đơn vị cơ bản. Viết mét
vào bảng đơn vị đo độ dài. - Trả lời 3 đơn vị lớn hơn mét.
- Lớn hơn mét có những đơn vị đo nào.?
- Ta sẽ viết các đơn vị này vào phía bên

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

trái của cột mét.


- Trong các đơn vị đo độ dài lớn hơn
mét, đơn vị nào gấp mét 10 lần?
- Viết đề-ca-mét vào cột ngay cạnh bên
trái của cột Mét và viết 1 dam = 10 m
xuống dòng dưới.
- Đơn vị nào gấp mét 100 lần?
- Viết héc-tô-mét và kí hiệu hm vào - Đó là Đề-ca-mét.
bảng.
- 1 hm bằng bao nhiêu dam? - Đọc 1 dam bằng 10 m.
- Viết vào bảng 1hm = 10 dam = 100 m
- Tiến hành tương tự với các đơn vị còn - Héc-tô-mét.
lại để hoàn thành bảng đơn vị đo độ dài.
- Yêu cầu HS đọc các đơn vị đo độ dài - 1 hm bằng 10 dam.
từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.
3. Thực hành
Bài 1
- Yêu cầu HS làm bài dòng 1,2,3 TG 3 - 5 HS đọc ngược, xuôi
phút ai xong làm tiếp dòng 4,5
- Treo bảng - HD nhận xét - 1 HS làm bảng , HS cả lớp làm phiếu .
- 2 HS nhận xét bài bạn - đổi phiếu dò
bài
- GV nhận xét - KT kết quả làm của HS
- Tuyên dương những HS tích cực làm
bài
- Chữa bài và đánh giá HS
Bài 2:
- Hướng dẫn HS làm bài tương tự như - HS làm theo yêu cầu của GV
với bài tập 1.
Bài 3:
- Viết lên bảng 32 dam x 3 = ... và hỏi: - Ta lấy 32 nhân 3 được 96, viết 96 sau đó
Muốn tính 32 dam nhân 3 ta làm NTN? viết kí hiệu đơn vị là dam vào sau kết quả.
- Hướng dẫn tương tự với phép tính - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
96 cm : 3 = 32 cm. bài vào vở .
- Yêu cầu HS làm bài vào vở dòng 1,2
TG 4 phút ai xong làm tiếp dòng 3
- Treo bảng -HD nhận xét

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Gọi HS báo cáo dòng 4, 5 - 2 HS nhận xét bài bạn - đổi vở dò bài
GV nhận xét - KT kết quả làm của HS - - 2 HS xung phong báo cáo - HS khác
tuyên dương những HS tích cực làm nhận xét
- Chữa bài và đánh giá HS
4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài. - HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 45
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Bước đầu biết đọc, viết số đo độ dài có hai tên đơn vị đo.
- Biết cách đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị
đo (nhỏ hơn đơn vị đo kia).
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra các KT đã học của tiết 44. - 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và cho HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa ) - Nghe giới thiệu.
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức
Giới thiệu về số đo có hai đơn vị đo
- Vẽ đoạn thẳng AB dài 1m 9 cm yêu
cầu HS đo độ dài đoạn thẳng bằng thước - Đoạn thẳng AB dài 1m và 9cm.
mét.
- Đoạn thẳng AB dài 1m và 9 cm ta có
thể viết tắt 1m và 9cm là 1m9cm và đọc
là 1 mét 9 xăng-ti-mét. - Đọc: 1 mét 9 xăng-ti-mét.
- Viết lên bảng 3m2dm = ...dm và yêu - Đọc: 3 mét 2 đề-xi mét bằng ... đề- xi -
cầu HS đọc. mét.
- HD làm phần b

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

-Muốn ñổi 3m2dm thành dm ta thực hiện


như sau:
+ 3m bằng bao nhiêu dm? + 3m bằng 30dm.
+ Vậy 3m2dm bằng 30dm + 2dm bằng + Tính phép cộng 30dm + 2dm = 32dm.
32dm.
- Vậy khi muốn đổi số đo có hai đơn vị
thành số đo có một đơn vị nào đó ta ñổi
từng thành phần của số đo có hai đơn vị
ra đơn vị cần đñổi, sau đó cộng các thành
phần được ñoåi với nhau.
- Yêu cầu HS làm dòng 1,2,3 vào phiếu
học tập TG 3 phút ai xong làm tiếp dòng - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
4, 5 bài vào vở .
- Treo bảng - HD nhận xét - 2 HS nhận xét bài bạn - đổi vở dò bài
- Gọi HS báo cáo dòng 4,5 - 2 HS xung phong báo cáo - HS khác
nhận xét
- GV nhận xét - KT kết quả làm của HS -
tuyện dương những HS tích cực làm bài
- Chữa bài và đánh giá HS
3. Thực hành
Cộng, trừ, nhân, chia các số đo độ dài
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc đề
- Khi thực hiện các phép tính với các đơn - HS nghe
vị đo ta cũng thực hiện bình thường như
với các số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị
vào kết quả.
- Yêu cầu HS làm dòng vào vở TG 4 - HS làm bài vào vở
phút
- Treo bảng - HD nhận xét - 2 HS nhận xét - đổi vở dò bài - sửa bài
sai.
- GV nhận xét - KT kết quả làm của HS -
tuyện dương những HS tích cực làm bài
- Chữa bài và đánh giá HS
So sánh các số đo độ dài
Bài 2:
- Gọi 1 HS nêu yêu. - So sánh các số đo đọ dài và điền dấu so

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

sánh vào chỗ chấm.


- Viết lên bảng 6m3cm...7m, yêu cầu HS - 6m3cm < 7m vì 6m và 3cm không đủ
suy nghĩ và cho kết quả so sánh. để thành 7m. (Hoặc 6m3cm = 603cm,
7m = 700cm, mà 603cm < 700cm).
- Yêu cầu HS làm bài cột 1vào SGK - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
thời gian 3 phút ai xong làm tiếp cột 2 bài .
- Treo bảng - HD nhận xét - 2 HS nhận xét bài bạn - đổi vở dò bài
- Gọi HS báo cáo cột 2 - 2 HS xung phong báo cáo - HS khác
nhận xét
- GV nhận xét - KT kết quả làm của HS -
tuyện dương những HS tích cực làm bài
- Chữa bài và đánh giá HS
4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TUẦN 10
TIẾT 46
THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Biết dùng thước thẳng và bút để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũivới HS như độ dài cái bút,
chiều cao mép bàn, chiều cao bàn học .
- Biết dùng mắt ước lượng độ dài (tương đối chính xác ).
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
- Mỗi HS chuẩn bị một thước thẳng dài 30cm, có vạch chia xăng-ti-mét.
- Thước mét của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra các KT đã học của tiết 45. - 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ đoạn thẳng
có độ dài cho trước.
- Yêu cầu HS cả lớp thực hành vẽ đoạn - Chấm một điểm đầu đoạn thẳng, đặt
thẳng. điểm 0 của thước trùng với điểm vừa

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

chọn, sau đó tìm vạch chỉ số đo của


đoạn thẳng trên thước, chấm ñiểm thứ
hai, nối hai điểm ta được đoạn thẳng có
độ dài cần vẽ.
- Vẽ hình, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau
đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài 2
- Bài tập 2 yêu cầu chúng ta làm gì? - Bài tập 2 yêu cầu chúng ta đo độ dài
của một số vật.
- Đưa ra chiếc bút chì của mình và yêu - Đặt một đầu bút chì trùng với điểm 0
cầu HS nêu cách đo bút chì này. của thước. Cạnh bút chì thẳng với cạnh
của thước. Tìm điểm cuối của bút chì
xem ứng với điểm nào trên thước. Đọc
số đo ứng với điểm cuối của bút chì.
- Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại, có - Thực hành đo và báo cáo kết quả trước
thể cho 2 HS ngồi cạnh nhau cùng nhau lớp.
thực hiện phép đo.
3. Thực hành
Bài 3:
- Cho HS thảo luận nhóm - Nhóm đôi TL theo yêu cầu của GV
- Cho HS quan sát lại thước mét để có
biểu tượng vững chắc về độ dài 1m.
-Thảo luận nhóm đôi phần a, b thời gian - HS ước lượng và trả lời phần a, b
3 phút, nhóm nào xong thảo luận tiếp - HS khác nhận xét
phần c.
- Yêu cầu HS ước lượng độ cao của bức
tường lớp. (Hướng dẫn: So sánh độ cao
này với chiều dài của thước 1m xem
được khoảng mấy thước).
- Ghi tất cả các kết quả mà HS báo cáo
lên bảng, sau đó thực hiện phép đo để - 2 HS xung phong báo cáo phần c
kiểm tra kết quả.
- Tuyên dương những nhóm tích cực làm
bài , ước lượng tốt.
4. Tìm tòi- ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà thực hành đo chiều - HS lắng nghe.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

dài của một số đồ dùng trong nhà.


- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 47
THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
(tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
- Biết cách đo, cách ghi và đọc được kết đo độ dài .
- Biết so sánh các độ dài
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra các KT đã học của tiết 46. - 3 HS làm bài trên bảng.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa ) - Nghe giới thiệu.
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức
Bài 1
- GV đọc mẫu dòng đầu, sau đó cho HS - 4 HS nối tiếp nhau đọc trước lớp.
tự đọc các dòng sau. - 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi nghe.
- Nêu chiều cao của bạn Minh, bạn - Bạn Minh cao1 mét 25 xăng-ti-mét.
Nam? - Bạn Nam cao 1 mét 15 xăng-ti-mét.
- Muốn biết bạn nào cao nhất ta phải - Ta phải so sánh số đo chiều cao của các
làm thế nào? bạn với nhau.
- Có thể so sánh như thế nào? - Đổi tất cả các số đo ra đơn vị xăng-ti-
mét và so sánh.
- Yêu cầu HS thực hiện so sánh theo - Số đo chiều cao của các bạn đều gồm 1

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

một trong hai cách trên. mét và một số xăng-ti-mét, vậy chỉ cần so
sánh các số đo xăng-ti-mét với nhau.
- So sánh và trả lời:
3. Thực hành
Bài 2
- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm - Thực hành theo nhóm.
khoảng 6 HS.
- Hướng dẫn các bước làm bài:
+ Ước lượng chiều cao của từng bạn
trong nhóm và xếp theo thứ tự từ cao
đến thấp.
+ Đo để kiểm tra lại, sau đó viết vào
bảng tổng kết.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. -
Nhận xét và tuyên dương
4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về - HS lắng nghe.
so sánh các số đo độ dài.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 48
LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:


Giúp HS :
- Biết nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học .
- Biết đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo đô dài có một tên đơn vị đo.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- KT các kiến thức đã học của tiết 47. - 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
Bài 1
- Yêu cầu HS suy nghĩ 1 phút .
-Tổ chức chơi xì điện - HS nối tiếp chơi
-GV nhận xét tuyên dương những HS làm
tốt
Bài 2:
- HS làm bảng - 4 HS thực hiện phép tính trên bảng, cả
*Lần 1: dòng 1 lớp làm bài vào bảng con .
Dãy 1 làm PT 1
Dãy 2 làm PT 2

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

Dãy 3 làm PT 4
*Lần 2 : dòng 2
Dãy 1 làm PT 4
Dãy 2 làm PT 1
Dãy 3 làm PT 2
Bài 3
- Yêu cầu HS nêu cách làm dòng1 và làm - Đổi 4m = 40dm, 40dm + 4dm = 44dm.
vào vở TG 2 phút Vậy 4m4dm = 44dm.
- Treo bảng - HD nhận xét - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
- GV nhận xét - KT kết quả làm của HS - bài .
tuyện dương những HS tích cựa làm bài - 2 HS nhận xét bài bạn - đổi vở dò bài
- Chữa bài và đánh giá HS
3. Thực hành
Bài 4
- Gọi 1 HS đọc đề bài. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
-Gọi 2 HS phân tích bài và xác định dạng bài vào vở bài tập.
toán
- Yêu cầu HS làm bài. Tóm tắt

Bài giải
Số cây tổ Hai trồng được là:
25 x 3 = 75 (cây)
Đáp số: 75 cây.
- Chữa bài và đánh giá HS.
Bài 5
- Yêu cầu HS đo độ dài đoạn thẳng AB.rồi - Đoạn thẳng AB dài 12 cm.
báo cáo
4. Tìm tòi- ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà ôn lại các nội dung đã - HS lắng nghe.
học ñể kiểm tra một tiết.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 49
KIỂM TRA 1 TIẾT

I. Yêu cầu cần đạt:


1. Tập trung vào đánh giá:
- Kĩ năng nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng nhân 6,7; bảng chia 6,7.
- Kĩ năng thực hiện nhân số có hai chữ số với số có một chữ số , chia số có hai chữ
số cho số có một chữ số ( chia hết ở tất cả các lượt chia).
- Biết so sánh hai số đo độ dài có tên đơn vị đo(với số đơn vị đo thông dụng).
- Đo độ dài đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- KN giải toán gấp một số lên nhiều lần, tìm một trong các phần bằng nhau của một
số.

ĐỀ THAM KHẢO
Bài 1: Tính nhẩm:
6 x 4 =... 18 : 6 = .... 7 x 3 = ..... 28 : 7 =....
6 x 7 =.... 30 : 6 = ... 7 x 8 = ..... 35 : 7 = ....
6 x 9 =... 36 : 6 =.... 7 x 5 =.... 63 : 7 =....
Bài 2: Tính

Bài 3: Điền dấu”>; <; =” thích hợp vào ô trống:

3m5cm 3m7cm 8dm4cm 8dm12mm

4m2dm 3m8dm 6m50cm 6m5dm

3m70dm 10m 5dm33cm 8dm2cm

Bài 4: Lan sưu tầm được 25 con tem, Ngọc sưu tầm được gấp đôi số tem của Lan.
Hỏi Ngọc sưu tầm được bao nhiêu con tem?
Bài 5: a) Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 8cm.
b) Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài bằng ¼ độ dài đoạn thẳng AB.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 50
BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:


Giúp HS:
- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Nhận xét đánh giá bài KT , tổng kết - HS lắng nghe
- Chữa bài .
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
Giới thiệu bài toán giải bằng hai PT
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Tóm tắt:

- Hàng dứoi có mấy cái kèn? - Hàng dưới có 3 + 2 = 5 (cái kèn).


- Mô tả hình vẽ cái kèn bằng hình vẽ sơ đồ
như phần bài học của SGK.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên mấy - Vì hàng trên có 3 cái kèn, hàng dưới có
cái kèn? nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn, số kèn
hàng dưới là số lớn, muốn tính số lớn ta
lấy số nhỏ cộng với phần hơn.
- Vẽ sơ đồ thể hiện số kèn hàng dưới để
có:
- Hàng dưới có mấy cái kèn?
- Vì sao để tìm số kèn hàng dưới con lại
thực hiện phép cộng 3 + 2 = 5?
- Vậy cả hai hàng có mấy cái kèn? - Cả hai hàng có 3 + 5 = 8 (cái kèn).
- Hướng dẫn HS trình bày bài giải như
phần bài học của SGK.
- Vậy ta thấy bài toán này là ghép của hai
bài toán, bài toán về nhiều hơn khi ta đi
tính số kèn của hàng dưới và bài toán tính
tổng của hai số khi ta tính cả hai hàng có
bao nhiêu chiếc kèn.
Bài 2: - 1 HS đọc đề bài.
- Bể thứ nhất có mấy con cá? - Bể cá thứ nhất có 4 con cá.
- Vậy ta vẽ một đoạn thẳng, đặt tên đoạn
thẳng là Bể 1 và qui ước đây là 4 con cá:
- Số cá bể hai như thế nào so với bể một - Số cá bể hai nhiều hơn so với số cá bể
1 là 3 con cá.
- Hãy nêu cách vẽ sơ đồ để thể hiện số cá - Vẽ số cá của bể 2 là một đoạn thẳng
của bể hai. dài hơn đoạn thẳng biểu diễn số cá ở bể
1, phần dài hơn (nhiều hơn) tương ứng
với 3 con cá.
- Bài toán hỏi gì? - Bài toán hỏi tổng số cá của hai bể.
- Hướng dẫn HS viết dấu móc thể hiện
tổng số cá của cả hai bể để hoàn thiện sơ
đồ sau:

- Để tính được tổng số cá của cả hai bể ta - Ta phải biết được số cá của mỗi bể.
phải biết được những gì?

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Số cá của bể 1 đã biết chưa? - Đã biết được số cá của bể 1 là 4 con cá.


- Số cá của bể 2 đã biết chưa? - Chưa biết số cá của bể 2.
- Vậy để tính được tổng số cá của cả hai bể
ta phải đi tìm số cá của bể 2.
- Hãy tính số cá của bể 2. - Số cá bể 2 là: 4 + 3 = 7 (con cá).
- Hãy tính số cá của cả hai bể. - Hai bể có số cá là: 4 + 7 = 11 (con cá).
- Hướng dẫn HS trình bày bài giải, cho cả
lớp đọc lại bài giải và giới thiệu bài toán
này được gọi là bài toán giải bằng hai phép
tính.
3. Thực hành
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài. - 2HS phân tích bài
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ rồi giải bài toán. - HS làm vở
Trong thời gian 3 phút Ai xong làm tiếp Bài giải
bài 2 Số bưu ảnh của em là:
15 – 7 = 8 (bưu ảnh)
Số bưu ảnh của cả hai anh em là:
15 + 8 = 23 (bưu ảnh)
Đáp số: 23 bưu ảnh.
- Chữa bài và đánh giá HS. - Đổi vở dò bài
- Gọi HS làm xong bài 2 đứng tại chỗ nêu - HS báo cáo tình hình làm bài –Sửa bài
miệng . sai
-Nhận xét tuyên dương những HS tích cực
làm bài.
Bài 3:
- Yêu cầu HS giải bài toán. - 1 HS đọc - 2 HS PT đề
- Chữa bài và đánh giá HS. - Bài toán yêu cầu chúng ta nêu bài toán
theo sơ đồ rồi giải.
4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về - HS lắng nghe.
giải bài toán bằng hai phép tính.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TUẦN 11
TIẾT 51
BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH
(tiếp theo)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Bước đầu biết giảivà trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra các kiến thức đã học của tiết 50. - 2 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích, YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
Hướng dẫn giải bài toán bằng hai PT
- GV Nêu bài toán: - 1 HS đọc lại đề bài toán.
- Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ bài toán và PT
- Ngày thứ bảy cửa hàng đó bán được bao - Ngày thứ bảy cửa hàng đó bán được 6
nhiêu chiếc xe đạp. chiếc xe đạp.
- Số xe đạp bán được của ngày chủ nhật - Ngày chủ nhật bán được số xe đạp
như thế nào so với ngày thứ bảy? gấp đôi số xe đạpcủa ngày thứ bảy.
- Bài toán yêu cầu ta tính gì? - Bài toán yêu cầu tính số xe đạp cửa
hàng bán được trong cả hai ngày.
- Muốn tìm số xe đạp bán được trong cả - Phải biết được số xe đạp bán được

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

hai ngày ta phải biết những gì? của mỗi ngày.


- Đã biết số xe đạp của ngày nào? Chưa - Đã biết số xe của ngày thứ bảy, chưa
biết số xe đạp của ngày nào? biết số xe của ngày chủ nhật.
- Vậy ta phải tìm số xe đạp của ngày chủ
nhật.
- Gọi HS đọc lại bài làm - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở bài tập.
- HS đọc lại bài trên bảng phụ
- GV nhận xét. - HS đổi vở dò bài – Nhận xét
3. Thực hành
Bài 1
- Gọi đọc đề - 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS quan sát bài toán.
- Hỏi: Bài toán yêu cầu ta làm gì? - Tìm quãng đường từ nhà đến bưu
điện tỉnh.
- Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh có - Quãng đường từ nhà đến bưu điện
quan hệ như thế nào với quãng đường từ tỉnh bằng tổng quãng đường từ nhà đến
nhà đến chợ huyện và từ chợ huyện đến chợ huyện và từ chợ huyện đến bưu
bưu điện tỉnh? điện tỉnh.
- Vậy muốn tính quãng đường từ nhà đến - Ta phải lấy quãng đường từ nhà đến
bưu điện tỉnh ta phải làm thế nào? chợ huyện cộng với quãng đường từ
chợ huyện đến bưu điện tỉnh.
- Chưa biết và phải tính.
- Quãng đường từ chợ huyện đến bưu điện
tỉnh đã biết chưa? - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
- Yêu cầu HS tự làm tiếp bài tập. bài vào vở bài tập.
Bài giải
Quãng đường từ chợ huyện đến bưu
điện tỉnh là:
5 x 3 = 15 (km)
Quãng đường từ nhà đến bưu điện tỉnh
là:
5 + 15 = 20 (km)
Đáp số: 20km.
- Chữa bài và đánh giá HS.
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc đề bài.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Yêu cầu HS tự vẽ sơ đồ và giải bài toán.


Tóm tắt: - HS làm bài vào vở

Bài giải
Số lít mật ong lấy ra là:
24 : 3 = 8 (l)
Số lít mật ong còn lại là:
24 – 8 = 16 (l)
Đáp số: 16l mật ong.
Bài 3:
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện gấp một
số lên nhiều lần, sau đó làm mẫu một phần - SH bàn tg 3phút làm miệng
dòng 1 yêu cầu sinh hoạt nhóm 3 phút
nhóm nào xong làm tiếp phần còn lại.
- Gọi đại diện báo cáo bài - Đại diện báo cáo
- Nhóm nào đã hoàn thành cả bài?
- Nhận xét và tuyên dương những nhóm
tích cực hoàn thành bài.
4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về - HS lắng nghe.
giải bài toán bằng hai phép tính.
- Nhận xét tiết học

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 52
LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS :
- Biết giải bài toán bằng hai phép tính.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
II. . TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra các KT đã học của tiết 51. - 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa ) - Nghe giới thiệu.
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc đề bài. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
- HD phân tích đề gọi 2 HS. bài vào vở bài tập.
- Cho HS làm bài vào vở trong thời gian Bài giải
3 phút ai xong làm tiếp bài 2 Số ô tô đã rời bến là:
18 + 17 = 35 (ô tô)
Số ô tô còn lại trong bến là:
45 – 35 = 10 (ô tô)
Đáp số: 10 ô tô.
- GV theo dõi giúp đỡ HS có khó khăn.
nhận xét 5 bài.
- Ai làm xong bài 2 - 1 HS xung phong - HS khác nhận xét

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Gọi đọc bài làm số 2 - 1 HS đọc bài – HS khác nhận xét bổ


- GV nhận xét tình hình làm bài chung. sung.
Tuyên dương những HS tích làm bài.
3. Thực hành
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc sơ đồ bài toán.
- Có bao nhiêu bạn học sinh giỏi? - Có 14 bạn học sinh giỏi.
- Số bạn học sinh khá như thế nào so với - Số bạn học sinh khá nhiều hơn số bạn
số bạn học sinh giỏi? học sinh giỏi là 8 bạn.
- Bài toán yêu cầu tìm gì? - Tìm số bạn HS khá và giỏi.
- Yêu cầu HS dựa vào tóm tắt để đặt đề
toán.
- Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở bài tập.
Bài giải
Số học sinh khá là:
14 + 8 = 22 (học sinh)
Số học sinh khá và giỏi là;
14 + 22 = 36 (học sinh)
Đáp số: 36 học sinh.
Bài 4:
- Đọc: Gấp 15 lên 3 lần rồi cộng với 47. - HS đọc lại yêu cầu.
- Yêu cầu HS nêu cách gấp 15 lên 3 lần. - Lấy 15 nhân 3 tức là 15 x 3 = 45.
- Sau khi gấp 15 lên 3 lần, chúng ta
cộng với 47 thì được bao nhiêu? - 45 + 47 = 92.
- Yêu cầu HS làm bài 4 (a, b) thời gian 3
phút ai xong làm tiếp phần c. - 1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài
-Treo bảng phụ gọi HS nhận xét bài bạn. vào vở bài tập.
- Chữa bài và nhận xét HS. Tuyên - HS nhận xét bài bạn và bổ sung.
dương những HS tích làm bài. - HS xung phong nêu miệng bài 4 (c)
4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về - HS lắng nghe.
bài toán giải bằng hai phép tính.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 53
BẢNG NHÂN 8
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Bước đầu thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được phép nhân 8 trong giải toán.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- 10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 8 hình tròn hoặc 8 hình tam giác, 8 hình vuông ...
- Bảng phụ viết sẵn bảng nhân 8 (không ghi kết quả của các phép nhân).
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra các KT đã học của tiết 52. - 2 HS thực hiện
- Nhận xét và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa ) - Nghe giới thiệu.
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức
Hướng dẫn thành lập bảng nhân 8
- Gắn 1 tấm bìa có 8 hình tròn lên bảng - Quan sát hoạt động của GV và trả lời:
và hỏi: Có mấy hình tròn? Có 8 hình tròn.
- 8 hình tròn được lấy mấy lần? - 8 hình tròn được lấy 1 lần.
- 8 được lấy mấy lần? - 8 được lấy 1 lần.
- 8 được lấy 1 lần nên ta lập được phép - HS đọc phép nhân: 8 nhân 1 bằng 8.
nhân: 8 x 1 = 8 (ghi bảng phép nhân )
- Gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng và hỏi: Có - Quan sát thao tác của GV và trả lời: 8
2 tấm bìa, mỗi tấm có 8 hình tròn, vậy 8 hình tròn được lấy 2 lần.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

hình tròn được lấy mấy lần?


- Vậy 8 được lấy mấy lần? - 8 được lấy 2 lần.
- Hãy lập phép tính tương ứng với 8 được - Đó là phép tính 8 x 2.
lấy 2 lần.
- 8 nhân 2 bằng mấy? - 8 nhân 2 bằng 16.
- Vì sao con biết 8 nhân 2 bằng 16? (Hãy
chuyển phép nhân 8 x 2 thành phép cộng - Vì 8 x 2 = 8 + 8 mà 8 + 8 = 16 nên
tương ứng rồi tìm kết quả) 8 x 2 = 16.
- Viết lên bảng phép nhân: 8 x 2 = 16 và - 8 nhân 2 bằng 16.
yêu cầu HS đọc phép nhân này. - 8 x 4 = 8 + 8 + 8 + 8 = 32.
- Hướng dẫn HS lập phép nhân 8 x 3 = - 8 x 4 = 24 + 8 (vì 8 x 4 = 8 x 3 + 8)
24 tương tự với phép nhân 8 x 2 = 16.
- Hỏi: Bạn nào có thể tìm được kết quả
của phép tính 8 x 4. - HS trả lời
- Yêu cầu HS cả lớp tìm kết quả của các
phép nhân còn lại trong bảng nhân 8 và - 8 HS lần lượt lên bảng viết kết quả của
viết vào phần bài học. các phép nhân còn lại trong bảng nhân 8.
- Chỉ vào bảng và nói: Đây là bảng nhân
8. Các phép tính nhân trong bảng đều có - Nghe giảng.
một thừa số là 8, thừa số còn lại lần lượt
là các số 1, 2, 3, ..., 10.
- Yêu cầu HS đọc bảng nhân 8 vừa lập - Cả lớp đọc đồng thanh bảng nhân 2 lần,
được, sau đó cho HS thời gian ñeå tự sau đó tự học thuộc lòng bảng nhân.
học thuộc lòng bảng nhân này.
- Xóa dần bảng cho HS đọc thuộc lòng. - Đọc bảng nhân.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng
3. Thực hành
Bài 1
- Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Bài tập yêu cầu chúng ta tính nhẩm.
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó 2 HS - Làm bài và kiểm tra bài làm của bạn.
ngồi cạnh nhau đổi vở đñể kiểm tra bài
của nhau.
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc đề bài. -2 HS phân tích đề.
- Cho HS phân tích đề - Làm bài:
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS Bài giải
làm bài trên bảng lớp. Cả 6 can dầu có số lít là:

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

8 x 6 = 48 (l)
Đáp số: 48l dầu.
- Chữa bài, nhận xét và đánh giá - Bài toán yêu cầu chúng ta đếm thêm 8
rồi viết số thích hợp vào ô trống.
Bài 3
- Hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? - Số đầu tiên trong dãy số này là số 8.
- Số đầu tiên trong dãy số này là số nào? - Tiếp sau số 8 là số 16.
- Tiếp sau số 8 là số nào? - 8 cộng thêm 8 bằng 16.
- 8 cộng thêm mấy thì bằng 16? - Tiếp sau số 16 là số 24.
- Tiếp sau số 16 là số nào? - Con lấy 16 cộng với 8.
- Làm thế nào để tìm được số 24?
- GV Trong dãy số này, mỗi số đều bằng - Làm bài tập.
số đứng ngay trước nó cộng thêm 8.
Hoặc bằng số đứng ngay sau nó trừ đi 8.
- Yêu cầu HS tự làm tiếp bài, sau đó chữa
bài rồi cho HS đọc xuôi, đọc ngược dãy
số vừa tìm được.
4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng nhân - HS lắng nghe.
8 vừa học.
- Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà - Một số HS đọc thuộc lòng theo yêu cầu.
học thuộc bảng nhân 8.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 54
LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán .
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân với ví dụ cụ thể.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Viết sẵn nội dung bài tập 4, 5 lên bảng.
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng
nhân 8. Hỏi HS về kết quả của một phép
nhân bất kì trong bảng.
- Nhận xét và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức - thực hành
Bài 1
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Bài tập yêu cầu tính nhẩm.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc kết quả của - 11 HS nối tiếp nhau đọc từng phép tính
các phép tính trong phần a). trước lớp.
- Yêu cầu HS cả lớp làm phần a) vào vở, - Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở ñể
kiểm tra bài của nhau.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Yêu cầu HS tiếp tục làm phần b). - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở bài tập.
- Hỏi: Các con có nhận xét gì về kết quả, - Hai phép tính này cùng có kết quả
các thừa số, thứ tự của các thừa số trong bằng 16.
hai phép tính nhân 8 x 2 và 2 x 8? - Có các thừa số giống nhau nhưng thứ
tự khác nhau.
- Vậy ta có 8 x 2 = 2 x 8.
- Tiến hành tương tự HS rút ra
4 x 8 = 8 x 4; 8 x 6 = 6 x 8;
8 x 7 = 7 x 8.
- Kết luận: Khi ñổi chỗ các thừa số của
phép nhân thì tích không thay ñổi.
Bài 2: Tính
- Cho HS làm bài vào phiếu học tập thời -1 HS làm bảng phụ - cả lớp làm phiếu
gian 3 phút.
- GV theo dõi giúp đỡ HS có khó khăn .
đánh giá 5 bài
- Treo bảng phụ gọi HS đọc bài và NX . -2 HS nhận xét - HS khác bổ sung
- Cho HS đổi chéo vở dò bài bạn .
- Hỏi: Ai làm xong cột b - HS giơ tay báo cáo
- Gọi HS báo cáo cột b
- GV nhận xét 5 đánh giá và tình hình làm - 1 HS xung phong - HS khác nhận xét
bài chung. Tuyên dương những HS tích 1HS đọc bài – HS khác nhận xét bổ
làm bài. sung.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. - 1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm
bài vào vở:
- Yêu cầu HS tự làm bài. Bài giải
Số mét dây đã cắt đii là:
8 x 4 = 32 (m)
Số mét dây còn lại là:
50 – 32 = 18 (m)
- Goi HS nhận xét bài làm của bạn trên Đáp số: 18m.
bảng, sau đó đưa ra kết luận về bài làm và - Nhận xét bài làm của bạn và tự kiểm
đánh giá HS. tra bài của mình.
Bài 4

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Bài tập yêu cầu viết phép nhân thích
hợp vào chỗ trống.
- Nêu bài toán: Một hình chữ nhật có 3 - HS tính và nêu:
hàng, mỗi hàng có 8 ô vuông. Tính số ô Số ô vuông trong hình chữ nhật là:
vuông trong hình chữ nhật? 8 x 3 = 24 (ô vuông)
- Nêu bài toán: Một hình chữ nhật được - Số ô vuông trong hình chữ nhật là:
chia thành 8 cột, mỗi cột có 3 ô vuông. Hỏi 3 x 8 = 24 (ô vuông).
trong hình chữ nhật có tất cả bao nhiêu ô
vuông?
- Nhận xét để rút ra KL: 8 x 3 = 3 x 8.
4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS ôn lại bảng nhân 8. - HS lắng nghe.
-Nhaän xeùt giờ học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 55
NHÂN SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:


Giúp HS:
- Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
- Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Phấn màu, bảng phụ.
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc thuộc lòng bảng nhân 8.
- Hỏi HS về kết quả của một phép nhân - 2 HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi
bất kì trong bảng. và nhận xét xem hai bạn đã học thuộc
- Gọi 8 HS lên bảng làm bài tập về nhà bảng nhân chưa.
của tiết 54.
- Nhận xét và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức - Nghe giới thiệu.
Hướng dẫn thực hiện phép nhân số
có ba chữ số với số có một chữ số (có
nhớ)

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

a) Phép nhân 123 x 2


- GV viết bảng phép nhân 123 x 2 = ? - HS đọc phép nhân.
- Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc. - 1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp đặt tính
ra giấy nháp.

- Hỏi: Khi thực hiện phép nhân này ta - Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị, sau đó
phải thực hiện tính từ đâu? mới tính đến hàng chục.
- Yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện phép * 2 nhân 3 bằng 6, viết 6.
tính trên * 2 nhân 2 bằng 4, viết 4.
* 2 nhân 1 bằng 2, viết 2.
* Vậy 123 nhân 2 bằng 246.
b) Phép nhân 326 x 3
- Tiến hành tương tự như với phép nhân
123 x 2 = 246. Lưu ý HS, phép chia
326 x 3 = 978 là phép chia có nhớ từ
hàng đơn vị sang hàng chục.
3. Thực hành
Bài 1
- Yêu cầu HS tự làm bài. - 5 HS lên bảng làm bài (mỗi HS thực
hiện 2 con tính), HS cả lớp làm bài vào
vở bài tập.
- Yêu cầu lần lượt từng HS lên bảng trình - HS 1 trình bày:
bày cách tính của một trong hai con tính * 2 nhân 1 bằng 2, viết 2.
mà mình đã thực hiện. * 2 nhân 4 bằng 8, viết 8.
* 2 nhân 3 bằng 6, viết 6.
* Vậy 341 nhân 2 bằng 682.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS. - 2 em lên bảng
- Các HS còn lại làm vở
Bài 2: Đặt tính rồi tính
a) 437 x 2
205 x 4
- Tiến hành tương tự như với bài tập - HS nhận xét – Đổi vở dò bài
1.thời gian 3 phút ai xong làm tiếp phần - Sửa bài sai.
còn lại.
- Gọi HS nhận xét

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- GV nhận xét tuyên dương những HS


tích cực làm bài.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài toán. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài. Bài giải
Cả 3 chuyến máy bay chở được số người
là:
116 x 3 = 348 (người)
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS. Đáp số: 348 người.
Bài 4
- Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài. a) x : 7 = 101 b) x : 6 = 107
x = 101 x 7 x = 107 x 6
x = 707 x = 642
- Hỏi: Vì sao khi tìm x trong phần a), con
lại tính tích 101 x 7?
- Vì x là số bị chia trong phép chia x : 7 =
101, nên muốn tìm x ta lấy thương nhân
với số chia.
- Hỏi tương tự với phần b).
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- GV có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi - HS lắng nghe.
nối nhanh phép tính với kết quả.
- Yêu cầu Hs về nhà làm bài tập luyện tập
thêm.
- Nhận xét tiết học

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TUẦN 12
TIẾT 56
LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ với số có một chữ số .
- Biết giải bài toán có phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số và biết
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Phấn màu, bảng phụ.
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS làm bài tập về nhà của tiết 55. -Thực hiện theo YC của GV
- Nhận xét và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới - Nghe giới thiệu.
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức
Bài 1
- Kẻ bảng nội dung bài tập 1 lên bảng.
- Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Bài tập yêu cầu chúng ta tính tích.
- Muốn tính tích chúng ta làm như thế - Muốn tính tích chúng ta thực hiện phép
nào? nhân giữa các thừa số với nhau.
- Yêu cầu HS làm bài.cột 1,3,4 trong thời -1 HS làm bảng phụ - cả lớp làm phiếu
gian 3 phút .Ai làm xong làm tiếp cột 2, 5
- GV theo dõi giúp đỡ HS có khó khăn.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Treo bảng phụ gọi HS đọc bài và NX .


- Cho HS đổi chéo vở dò bài bạn . - 2 HS nhận xét - HS khác bổ sung
- GV nhận xét 5 bài chấm và tình hình
làm bài chung. Tuyên dương những HS
tích làm bài.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
3. Thực hành
Bài 2
- Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở bài tập.
- Hỏi: Vì sao khi tìm x trong phần a), con - Vì x là số bị chia trong phép chia
lại tính tích 212 x 3? x : 3 = 212, nên muốn tìm x ta lấy
thương nhân với số chia.
- Hỏi tương tự với phần b). -1 HS lên bảng làm bài –cả lớp làm bài
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS. vào vở.
Bài 4
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán hỏi gì? - Bài toán yêu cầu tính số dầu còn lại
sau khi lấy ra 185l dầu.
- Muốn biết sau khi lấy ra 185l dầu từ 3 - Ta phải biết lúc đầu có tất cả bao nhiêu
thùng thì còn lại bao nhiêu lít dầu, ta phải lít dầu.
biết được điều gì trước?
- Yêu cầu HS tự làm tiếp bài. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở bài tập.
Bài giải
Số lít dầu có trong 3 thùng dầu là:
125 x 3 = 375 (l)
Số lít dầu còn lại là:
375 – 185 = 190 (l)
Đáp số: 190l dầu
- Chữa bài và đánh giá HS.

Bài 5
- Yêu cầu HS cả lớp đọc bài mẫu và cho - Trong bài toán này chúng ta phải thực
biết cách làm của bài toán. hiện gấp 1 số lên ba lần và giảm một số
đi 3 lần.
- Yêu cầu HS tự làm bài. - Làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.


- Chữa bài và đánh giá HS.
4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về - HS lắng nghe.
bài toán có liên quan đến nhân số có ba
chữ số với số có một chữ số.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 57
SO SÁNH SỐ LỚN GẤP MẤY LẦN SỐ BÉ

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:


Giúp HS:
- Biết so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bảng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- KTcác kiến thức đã học của tiết 56. - 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
Hướng dẫn thực hiện so sánh số lớn
gấp mấy lần số bé
- Nêu bài toán: - 1 HS Nhắc lại đề bài.
- Yêu cầu mỗi HS lấy một sợi dây dài
6cm quy định hai đầu A, B. Căng dây
trên thước, lấy đoạn thẳng bằng 2cm
tính từ đầu A. Cắt đoạn dây AB thành
các đoạn nhỏ dài 2cm, thấy cắt được 3
đoạn. Vậy 6cm gấp 3 lần so với 2 cm.
- Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm phép tính
tính số đoạn dây dài 2cm cắt được từ

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

đoạn dây dài 6 cm. - Phép tính 6 : 2 = 3 đoạn.


- Giới thiệu: Số đoạn dây cắt ra được
cũng chính là số lần mà đoạn thẳng AB
(dài 6cm) gấp đoạn thẳng CD (dài 2cm).
Vậy muốn tính xem đoạn thẳng AB dài
gấp mấy lần đoạn thẳng CD ta làm như - Ta lấy độ dài đoạn thẳng AB chia cho
thế nào? độ dài đoạn thẳng CD.
- Hướng dẫn HS cách trình bày bài giải. Bài giải
Độ dài đoạn thẳng AB gấp độ dài đoạn
thẳng CD số lần là:
6 : 2 = 3 (lần)
Đáp số: 3 lần.
- Bài toán trên được gọi là bài toán so - Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé
sánh số lớn gấp mấy lần số bé.Vậy khi ta lấy số lớn chia số bé.
muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé
ta làm như thế nào?
3. Thực hành
Bài 1
- Gọi HS đọc đề bài. - 1HS đọc cả lớp theo dõi
- Yêu cầu HS quan sát hình a) và nêu số - Hình a) có 6 hình tròn màu xanh và 2
hình tròn màu xanh, số hình tròn màu hình tròn màu trắng.
trắng có trong hình này.
- Muốn biết số hình tròn màu xanh gấp - Ta lấy số hình tròn màu xanh chia cho
mấy lần số hình tròn màu trắng ta làm số hình tròn màu trắng.
như thế nào?
- Vậy trong hình a, số hình tròn màu - Số hình tròn màu xanh gấp số hình tròn
xanh gấp mấy lần số hình tròn màu màu trắng số lần là: 6 : 2 = 3 (lần)
trắng?
- Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại. - Làm bài và trả lời câu hỏi.
- Chữa bài và đánh giá HS.
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán thuộc dạng toán gì? - Bài toán thuộc dạng so sánh số lớn gấp
mấy lần số bé.
- Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số - Ta lấy số lớn chia cho số bé.
bé ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

bài vào vở bài tập.


Bài giải
Số cây cam gấp số cây cau số lần là:
20 : 5 = 4 (lần)
- Chữa bài và đánh giá HS. Đáp số: 4 lần.
Bài 3
- Tiến hành hướng dẫn HS làm bài -1 HS lên bảng làm , cả lớp làm vào vở.
tương tự như bài tập 2.Trong thời gian 3 Bài giải
phút ai xong suy nghĩ và làm nháp bài 4 Con lợn cân nặng gấp con ngỗng số lần
- GV theo dõi giúp đỡ HS có khó khăn . là:
42 : 6 = 7 (lần)
- Chấm 5 bài Đáp số: 7 lần.
- Treo bảng phụ gọi HS đọc bài và NX . -HS giơ tay báo cáo
- Cho HS đổi chéo vở dò bài bạn .
- Hỏi: Ai làm xong bài 4 - 1 HS xung phong - HS khác nhận xét
- Gọi HS báo cáo bài 4 - HS khác nhận xét bổ sung - sửa bài sai
- GV nhận xét 5 đánh giá và tình hình
làm bài chung. Tuyên dương những HS
tích làm bài.
4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về luyện tập thêm về - HS lắng nghe.
phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ
một lần).
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 58
LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS :
- Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và vận dụng giải bài toán có lời văn.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra các KT đã học của tiết 57. - 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa ) - Nghe giới thiệu.
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức
Bài 1
- Yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh số a) Sợi dây 18m dài gấp sợi dây 6m số lần
lớn gấp mấy lần số bé. là: 18 : 6 = 3 (lần).
- Đọc từng câu hỏi cho HS trả lời. b) Bao gạo 35 kg cân nặng gấp bao gạo 5
kg số lần là: 35 : 5 = 7 (lần).
3. Thực hành
Bài 2
- Gọi HS đọc đề bài. - 1hs đọc cả lớp theo dõi
- HS làm nhóm - Nhóm đôi báo cáo
- Nhận xét
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Yêu cầu HS làm bài. - 2HS phân tích đề


- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở bài tập.
Bài 4
- Yêu cầu HS đọc nội dung của cột đầu - Đọc: Số lớn, số bé, số lớn hơn số bé bao
tiên của bảng. nhiêu đơn vị, số lớn gấp số bé mấy lần.
- Muốn tính số lớn hơn số bé bao nhiêu - Ta lấy số lớn trừ đi số bé.
đơn vị ta làm như thế nào?
- Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số - Ta lấy số lớn chia cho số bé.
bé ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài. - Làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau
- Chữa bài và đánh giá HS. đổi chéo vở đñể kiểm tra bài của nhau.
4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về - HS lắng nghe.
gấp một số lên nhiều lần , so sánh số lớn
gấp mấy lần số bé.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 59
BẢNG CHIA 8
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Bước đầu thuộc bảngchia 8 và vận dụng được trong giải bài toán (có một phép chia
8).
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
- Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn.
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc thuộc lòng bảng nhân 8. - 3 nhóm HS thực hiện yêu cầu của
- Nhận xét và đánh giá HS. GV. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học -2 HS đọc lại
2. Hình thành kiến thức
Lập bảng chia 8
- Gắn 1 tấm bìa có 8 chấm tròn
H: Lấy một tấm bìa có 8 chấm tròn. Vậy 8 lấy
1 lần được mấy? - 8 lấy 1 lần bằng 8.
- Hãy viết phép tính tương ứng với “8 được
lấy 1 lần bằng 8”. - Viết phép tính 8 x 1 = 8.
- Trên tất cả các tấm bìa có 8 chấm tròn, biết
mỗi tấm có 8 chấm tròn. Hỏi có bn tấm bìa? - Có 1 tấm bìa.
- Hãy nêu phép tính để tìm số tấm bìa. - Phép tính 8 : 8 = 1 (tấm bìa)
- Vậy 8 chia 8 được mấy? - 8 chia 8 bằng 1.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Viết lên bảng 8 : 8 = 1 và yêu cầu HS đọc - Đọc: + 8 nhân 1 bằng 8.


phép nhân và phép chia vừa lập được. + 8 chia 8 bằng 1.
- Gắn lên bảng hai tấm bìa và nêu bài toán:
Mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn. Hỏi hai tấm bìa - Mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn, vậy 2
như thế có tất cả bao nhiêu chấm tròn? tấm bìa như thế có 16 chấm tròn.
- Lập PT tìm số chấm tròn trong cả hai tấm
bìa. - Phép tính 8 x 2 = 16.
- Tại sao em lại lập được phép tính này ? - Vì mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn, lấy
2 tấm bìa tất cả, vậy 8 được lấy 2
lần, nghĩa là 8 x 2.
- Trên tất cả các tấm bìa có 16 chấm tròn, biết
mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao
nhiêu tấm bìa? - Có tất cả 2 tấm bìa.
- Hãy lập phép tính để tìm số tấm bìa mà bài
toán yêu cầu? - Phép tính 16 : 8 = 2 (tấm bìa)
- Vậy 16 chia 8 bằng mấy? - 16 chia 8 bằng 2.
- Viết lên bảng phép tính 16 : 8 = 2 lên bảng, - Đọc phép tính:
sau đó cho HS cả lớp đọc hai phép tính nhân, + 8 nhân 2 bằng 16.
chia vừa lập được. + 16 chia 8 bằng 2.
- Làm tương tự với một vài phép tính khác. - Lập bảng chia 8.
3.Thực hành : Học thuộc lòng bảng chia 8.
- Đọc đồng thanh bảng chia 8 vừa xây dựng
- Tìm điểm giống nhau của các phép tính chia - Cả lớp ĐT
trong bảng chia 8.
- NX về các số bị chia trong bảng chia 8. - HS thực hiện theo yc của gv
- Có nhận xét gì về kết quả của các phép chia - Các phép chia trong bảng chia 8
trong bảng chia 8? đều có dạng một số chia cho 8.
- Đây là dãy số đếm thêm 8, bắt đầu
từ 8.
- Các kết quả lần lượt là: 1, 2, ..., 8,
9, 10.
- Tổ chức cho HS thi đọc TL bảng chia 8. - Tự học thuộc lòng bảng chia 8.
- YC đọc thuộc lòng bảng chia 8. - Cả lớp đồng thanh đọc
4. Vận dụng
Bài 1
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Tính nhẩm.
- Yêu cầu HS tự nhẩm trong thời gian 2 nhẩm - HS nhẩm 2 phút

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

bài 1 cột 1,2,3 . Ai xong nhẩm tiếp cột 4.


- Tổ chức chơi “ Xì điện “ - HS đặt phép tính xì bạn trả lời. Nếu
- GV nêu cách chơi cho HS hiểu. TL đúng có quyền xì tiếp bạn khác.
- Tổ chức cho HS chơi Trò chơi kết thúc khi hết các phép
tính yêu cầu trong bài tập.
- Gọi HS xung báo cáo tiếp cột 4 - 2 HS báo cáo – HS khác nhận xét.
- Nhận xét tuyên dương.những HS tích cực .
Bài 2
- Xác định yêu cầu của bài, sau đó yêu cầu
HS thảo luận nhóm đôi bài 2 cột 1,2,3 trong
thời gian 2 phút. Nhóm nào xong hoàn thành
tiếp phần còn lại.
-Gọi các nhóm báo cáo - 3 nhóm báo cáo (Một người đặt
phép tính , người kia trả lời và ngược
lại)
- Gọi báo cáo cột 4 - 2 nhóm xung phong báo cáo.
- Gọi nhận xét bài – GV tuyên dương những
nhóm tích cực làm bài.
- Hỏi: Khi đã biết 8 x 5 = 40, có thể ghi ngay - Khi đã biết 8 x 5 = 40 có thể ghi
kết quả của 40 : 8 và 40 : 5 được không, vì ngay 40 : 8 = 5 và 40 : 5 = 8, vì nếu
sao? lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ
được thừa số kia.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Gọi HS phân tích đề - 2 HS phân tích đề.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và giải bài toán. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp
làm bài vào vở bài tập.
- Gọi 1 HS nhận xét bài làm của bạn trên - 1 HS nhận xét.
bảng và đánh giá HS.
Bài 4
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS tự làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp
làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Số mảnh vải cắt được là:
32 : 8 = 4 (mảnh)
Đáp số: 4 mảnh.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

5. Tìm tòi - ứng dụng


- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Gọi một vài HS đọc thuộc lòng bảng chia 8. - HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 60
LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU;
Giúp HS :
- Thuộc bảng chia 8 và vận dụng được trong giải toán (có một phép chia 8)
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra học thuộc lòng bảng chia 8 và
bài tập về nhà của tiết 59. - 3 HS đọc thuộc lòng bảng chia 8.
- Nhận xét, đánh giá HS. - 2 HS lên bảng làm bài tập về nhà của
 Liên hệ bài mới tiết 59.
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
Bài 1.
- Hỏi: Khi đã biết 8 x 6 = 48, có thể ghi - Khi đã biết 8 x 6 = 48 có thể ghi ngay
ngay kết quả của 48 : 8 được không, vì 48 : 8 =6 vì nếu lấy tích chia cho thừa số
sao? này thì sẽ được thừa số kia.
- Tương tự với các trường hợp còn lại. - 2 HS thực hiện hỏi đáp.
Cho HS thảo luận nhóm đôi các cột 1,2,3
trong thời gian 2 phút. Nhóm nào xong
làm tiếp cột 4
- Yêu cầu HS báo cáo từng cặp phép tính - 6 nhóm HS báo cáo – các HS khác nhận
trong bài. xét .
- Cho HS tự làm tiếp phần b). - HS xung phong báo cáo .

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- GV nhận xét tuyên dương những HS


tích cực làm bài.
Bài 2
- Xác định yêu cầu của bài, sau đó yêu
cầu HS làm bài vào phiếu học tập cột 1,
2, 3 trong thời gian 3 phút ai làm xong - 1 HS làm bảng phụ cả lớp làm vào
làm tiếp cột 4 phiếu.
- Treo bảng phụ nhận xét - 1 HS đọc và nhận xét
- GV nhận xét tuyên dương những HS - Gọi HS làm xong cột 4 báo cáo đổi vở
tích cực làm bài . dò bài
3. Thực hành
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- HD tóm tắt và giải
- Người đó có bao nhiêu con thỏ? - Có 42 con thỏ.
- Sau khi bán đi 10 con thỏ thì còn lại bao - Còn lại 42 – 10 = 32.
nhiêu con thỏ?
- Người đó đã làm gì với số thỏ còn lại. - Nhốt đều vào 8 chuồng.
- Hãy tính xem mỗi chuồng có bao nhiêu - Mỗi chuồng có 32 : 8 = 4 con thỏ.
con thỏ?
- Yêu cầu HS trình bày bài giải. Bài giải
Số con thỏ còn lại sau khi bán 10 con thỏ
là:
42 – 10 = 32 (con thỏ)
Số thỏ có trong mỗi chuồng là:
32 : 8 = 4 (con thỏ)
Đáp số: 4 con thỏ.
-Nhận xét đánh giá học sinh
Bài 4
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Tìm 1/8 số ô vuông có trong mỗi hình
- Hình a) có tất cả bao nhiêu ô vuông? sau.
- Muốn tìm 1/8 số ô vuông có trong hình - Hình a) có tất cả 16 ô vuông.
a) ta phải làm thế nào? - Một phần tám số ô vuông trong hình a)
- Hướng dẫn HS tô màu (đánh dấu) vào 2 là: 16 : 8 = 2 (ô vuông).
ô vuông trong hình a).
- Tiến hành tương tự với phần b).
4. Tìm tòi - ứng dụng

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về - HS lắng nghe.
phép chia trong bảng chia 8.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TUẦN 13
TIẾT 61
SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:


Giúp HS:
- Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra các KTcủa tiết 60. - 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và cho đHS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
Hướng dẫn thực hiện so sánh số bé
bằng một phần mấy số lớn
a) Ví dụ
- Nêu bài toán: Đoạn thẳng AB dài 2cm,
đoạn thẳng CD dài 6cm. Hỏi đoạn thẳng
CD dài gấp mấy lần đoạn thẳng AB? (vẽ - Độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ
hình minh họa) dài đoạn thẳng AB.
- Khi có độ dài đoạn thẳng CD dài gấp 3
lần độ dài đoạn thẳng AB ta nói độ dài
đoạn thẳng AB bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

CD.
- Hàng trên có 8 ô vuông, hàng dưới có 2 ô
vuông. Hỏi số ô vuông hàng trên gấp mấy - Số ô vuông hàng trên gấp 8 : 2 = 4 lần
lần số ô vuông hàng dưới? số ô vuông hàng dưới.
- Số ô vuông hàng trên gấp 4 lần số ô
vuông hàng dưới, vậy số ô vuông hàng - Số ô vuông hàng dưới bằng ¼ số ô
dưới bằng một phần mấy số ô vuông hàng vuông hàng trên.
trên?
b) Bài toán
- Yêu cầu HS đọc bài toán.
- Mẹ bao nhiêu tuổi? - Mẹ 30 tuổi.
- Con bao nhiêu tuổi? - Con 6 tuổi.
- Vậy tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con? - Tuổi mẹ gấp tuổi con 30 : 6 = 5 lần.
- Vậy tuổi con bằng một phần mấy tuổi - Tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ.
mẹ?
- Hướng dẫn HS cách trình bày bài giải. Bài giải
Tuổi mẹ gấp tuổi con số lần là:
30 : 6 = 5 (lần)
- Bài toán trên được gọi là bài toán so sánh Vậy tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ.
số bé bằng một phần mấy số lớn. Đáp số: 1/5.
3. Thực hành
Bài 1
- Yêu cầu HS đọc dòng đầu tiên của bảng. - Đọc: Số lớn, số bé, số lớn gấp mấy
lần số bé, số bé bằng một phần mấy số
lớn.
- Hỏi: 8 gấp mấy lần 2? - 8 gấp 4 lần 2.
- Vậy 2 bằng một phần mấy 8? - 2 bằng ¼ của 8.
- Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở bài tập, sau đó 2 HS ngồi
- Chữa bài và đánh giá HS. cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài
Bài 2 của nhau.
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán thuộc dạng toán gì? - Bài toán thuộc dạng so sánh số bé
bằng một phần mấy số lớn.
- Yêu cầu HS làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở bài tập.
Bài giải

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

Số sách ngăn dưới gấp số sách ngăn


trên số lần là:
24 : 6 = 4 (lần)
Vậy số sách ngăn dưới bằng 1/4 số
sách ngăn trên.
Đáp số: 1/4.
- Chữa bài và đánh giá HS.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS quan sát hình a) và nêu số - Hình a) có một hình vuông màu xanh
hình vuông màu xanh, số hình vuông màu và 5 hình vuông màu trắng.
trắng có trong hình này.
- Yêu cầu HS báo cáo bằng cách hỏi và trả
lời.
- Số hình vuông màu trắng gấp mấy lần số - Số hình vuông màu trắng gấp 5 : 1 =
hình vuông màu xanh? 5 lần số hình vuông màu xanh.
- Vậy trong hình a), số hình vuông màu - Số hình vuông màu xanh bằng 1/5 số
xanh bằng một phần mấy số hình vuông hình vuông màu trắng.
màu trắng? - HS báo cáo theo cặp..
- Yêu cầu HS làm nhóm phần b. Nhóm nào
xong làm tiếp phần c
- Gọi các nhóm báo cáo - 2 nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận
- Gọi nhóm báo cáo phần c. xét bổ sung.
- GV nhận xét tuyên dương những nhóm
tích cực làm bài .
4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Về nhà luyện tập thêm về so sánh số bé - HS lắng nghe.
bằng một phần mấy số lớn..
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 62
LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS :
- Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Biết giải bài toán có lời văn (hai bước tính).
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- KT các kiến thức đã học của tiết 61. - 2 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
Bài 1
- Gv ghi bảng phụ, gọi hs nêu yêu cầu - Thứ tự từng học sinh lên điền vào chỗ
trống.
- Làm mẫu câu thứ nhất - Cả lớp theo dõi
- Nhận xét bài làm - Gọi học sinh đọc lại.
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Muốn biết số trâu bằng một phần mấy số
bò ta phải biết được điều gì? - Phải biết số bò gấp mấy lần số trâu.
- Muốn biết số bò gấp mấy lần số trâu, ta
phải biết điều gì? - Phải biết có bao nhiêu con bò.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Yêu cầu HS tính số bò. - Số con bò là: 7 + 28 = 35 con.


- Vậy số bò gấp mấy lần số trâu? - Số bò gấp 35 : 7 = 5 lần số trâu.
- Vậy số trâu bằng một phần mấy số bò? - Số trâu bằng 1/5 số bò.
- Yêu cầu HS trình bày bài giải. Bài giải
Số con bò là:
7 + 28 = 35 (con)
Số con bò gấp số con trâu một số lần là:
- Chữa bài và đánh giá HS. 35 : 7 = 5 (lần)
Vậy số con trâu bằng 1/5 số con bò
Đáp số: 1/5.
3. Thực hành
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở bài tập.
Bài giải
Số con vịt đang bơi ở dưới ao là:
48 : 8 = 6 (con vịt)
Số con vịt đang ở trên bờ là:
48 – 6 = 42 (con vịt)
Đáp số: 42 con vịt.
- Chữa bài và đánh giá HS.
Bài 4
- Yêu cầu HS xếp hình và báo cáo kết quả. - Xếp được hình như sau:

5. Tìm tòi - ứng dụng


- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà làm bài tập luyện tập - HS lắng nghe.
thêm.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 63
BẢNG NHÂN 9
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Bước đầu thuộc bảng nhân 9và vận dụng được phép nhân trong giải toán, biết đếm
thêm 9.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
- 10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 9 hình tròn hoặc 9 hình tam giác, 9 hình vuông...
- Bảng phụ viết sẵn bảng nhân 9.(không ghi kết quả của các phép tính nhân).
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- KT caùc thöùc học của tiết 62. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
Hướng dẫn thành lập bảng nhân 9 -HS nhắc lại
- Gấp một tấm bìa có 9 hình tròn lên bảng - Quan sát hoạt động của GV và trả lời:
và hỏi: Có mấy hình tròn? Có 9 hình tròn.
- 9 hình tròn được lấy mấy lần? - 9 hình tròn được lấy 1 lần.
- 9 được lấy mấy lần? - 9 được lấy 1lần.
- 9 được lấy 1 lần lập được phép nhân: - HS đọc phép nhân: 9 nhân 1 bằng 9.
9 x 1 = 9 (ghi lên bảng phép nhân này).
- Gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng và hỏi: Có 2
tầm bìa, mỗi tấm có 9 hình tròn, vậy 9 - Quan sát thao tác của GV và trả lời: 9

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

hình tròn được lấy mấy lần? hình tròn được lấy 2 lần.
- Vậy 9 được lấy mấy lần? - 9 được lấy 2 lần.
- Hãy lập phép tính tương ứng với 9 được
lấy 2 lần. - Đó là phép tính 9 x 2.
- 9 nhân 2 bằng mấy? - 9 nhân 2 bằng 18.
- Vì sao con biết 9 nhân 2 bằng 18? (Hãy - Vì 9 x 2 = 9 + 9 mà 9 + 9 = 18 nên
chuyển phép nhân 9 x 2 thành phép cộng 9 x 2 = 18.
tương ứng rồi tìm kết quả).
- Viết lên bảng phép nhân: 9 x 2 = 18 và
yêu cầu HS đọc phép nhân này. - 9 nhân 2 bằng 18.
- HDlập phép nhân 9 x 3 = 27 tương tự
như với phép nhân 9 x 2 = 18.
- Hỏi: Bạn nào có thể tìm được kết quả - 9 x 4 = 9 + 9 + 9 + 9 = 36.
của phép tính 9 x 4. - 9 x 4 = 27 + 9 (vì 9 x 4 = 9 x 3 + 9)
- Yêu cầu HS cả lớp tìm kết quả của các - 9 HS lần lượt lên bảng viết kết quả các
phép nhân còn lại trong bảng nhân 9 và phép nhân còn lại trong bảng nhân 9.
viết vào phần bài học.
- Chỉ vào bảng và nói: Đây là bảng nhân
9. Các phép nhân trong bảng đều có một
thừa số là 9, thừa số còn lại lần lượt là
các số 1, 2, 3, ...., 10.
- Yêu cầu HS đọc bảng nhân 9 vừa lập - Cả lớp đồng thanh đọc bảng nhân 2 lần,
được, sau đó cho HS thời gian để tự học sau đó tự học thuộc lòng bảng nhân.
thuộc lòng bảng nhân này.
- Xóa dần bảng cho HS đọc thuộc lòng. - Đọc bảng nhân.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.
3. Thực hành
Bài 1
- Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Bài tập yêu cầu chúng ta tính nhẩm.
- Cho HS thảo luận nhóm -Thảo luận nhóm đôi
- Tổ chức chơi xì điện - Chơi theo yêu cầu của cô.
Bài 2
- Hướng dẫn HS cách tính rồi yêu cầu HS - Tính lần lượt từ trái sang phải:
làm bài. a) 9 x 6 + 17 = 54 + 17
= 71
9 x 3 x 2 = 27 x 2
= 54

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

b) 9 x 7 – 25 = 63 – 25
= 38
9 x 9 : 9 = 81 : 9
=9
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở, 1 Bài giải
HS làm bài trên bảng lớp. Lớp 3B có số học sinh là:
9 x 4 = 36 (học sinh)
- Chữa bài, nhận xét và đánh giá HS. Đáp số: 36 học sinh.
Bài 4
- Hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? - Bài toán yêu cầu chúng ta đếm thêm 9
rồi viết số thích hợp vào ô trống.
- Số đầu tiên trong dãy số này là số nào? - Số đầu tiên trong dãy số này là số 9.
- Tiếp sau số 9 là số nào? - Tiếp sau số 9 là số 18.
- 9 cộng thêm mấy thì bằng 18? - 9 cộng thêm 9 bằng 18.
- Tiếp sau số 18 là số nào? - Tiếp sau số 18 là số 27.
- Con làm NTN để tìm được số 27? - Con lấy 18 cộng với 9.
GV: Trong dãy số này, mỗi số đều bằng - Nghe giảng.
số đứng ngay trước nó cộng thêm 9. Hoặc
baèng số đứng ngay sau nó trừ đi 9.
- Yêu cầu HS tự làm tiếp bài, sau đó chữa - Làm bài tập.
bài rồi cho HS ñọc xuôi, đọc ngược dãy
số vừa tìm được. - Một số HS đọc thuộclòng theo yêu cầu.
4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng nhân 9 - HS lắng nghe.
vừa học.
- Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà
học thuộc bảng nhân 9.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 64
LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Thuộc bảng nhân 9và vận được trong giải toán (có một phép nhân 9).
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân qua các ví dụ cụ thể.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
- Viết sẵn nội dung bài tập 4 lên bảng.
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc thuộc lòng bảng nhân 9.
Hỏi HS về kết quả của một vaøi phép - 2 HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi và
nhân bất kì trong bảng. nhận xét xem hai bạn đã học thuộc bảng
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS. nhaân chưa.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - 2 HS nhắc lại
2. Hình thành kiến thức
Bài 1
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Bài tập yêu cầu chúng ta tính nhẩm.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc kết quả - 11 HS nối tiếp nhau đọc từng phép tính
của các phép tính trong phần a). trước lớp.
- Yêu cầu HS cả lớp làm phần a) vào vở, - Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở
để kiểm tra bài của nhau.
- Yêu cầu HS tiếp tục làm phần b). - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

bài vào vở bài tập.


- Hỏi: Các con có nhận xét gì về kết quả, - Hai phép tính này cùng bằng 16.
các thừa số, thứ tự của các thừa số trong - Có các thừa số giống nhau nhưnh thứ tự
hai phép tính nhân 9 x 2 và 2 x 9? khác nhau.
- Vậy ta có 9 x 2 = 2 x 9.
- Tiến hành tương tự để HS rút ra 5 x 9 =
9 x 5; 9 x 5 = 5 x 9; 9 x 10 = 10 x 9.
- Kết luận: Khi đñổi chỗ các thừa số của
phép nhân thì tích không thay đổi.
Bài 2
- Hướng dẫn: Khi thực hiện tính giá trị - Nghe GV hướng dẫn, sau đó 3 HS lên
của một biểu thức có cả phép nhân và bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở
phép cộng, ta thực hiện phép nhân trước, bài tập.
sau đó lấy kết quả của phép nhân cộng
với số kia.
- Nhận xét, chữa bài
3. Thưc hành
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài. - 1 HS làm bài trên bnảg lớp, cả lớp làm
bài vào vở.
Bài giải
Số xe ô tô của 3 đội còn lại là;
9 x 3 = 27 (ô tô)
Số xe ô tô của công ty đó là:
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên 10 + 27 = 37 (ô tô)
bảng, sau đó đưa ra kết luận về bài làm Đáp số: 37 ô tô.
của HS - Nhận xét bài làm của bạn và tự kiểm tra
Bài 4 bài của mình.
- Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Bài tập yêu cầu viết kết quả của phép
nhân thích hợp vào ô trống.
- Yêu cầu HS đọc các số của dòng đầu
tiên, các số của cột đầu tiên, dấu phép
tính ghi ở góc.
- 6 nhân 1 bằng mấy? - 6 nhân 1 bằng 6.
- Vậy ta viết 6 vào cùng dòng với 6 và - 6 nhân 2 bằng 12.
thẳng cột với 1.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- 6 nhân 2 bằng mấy? - 1 HS làm bảng phụ - cả lớp làm vào


- Vậy ta viết 12 vào ô cùng dòng với 6 và phiếu học tập.
thẳng cột với 2.
- Tương tự làm dòng 3, 4 tg 3 phút ai
xong làm các dòng còn lại
- Đọc bảng phụ - Nhận xét
- Cho HS báo cáo KG làm bài
- Gọi HS báo cáo các dòng còn lại - HS xung phong báo cáo các dòng còn
- Chữa bài và đánh giá HS. Nhận xét lại - HS khác nhận xét
tuyên dương những HS tích cực làm bài
5. Tìm tòi- ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS ôn lại bảng nhân 9. - HS lắng nghe.
-Nhận xét giờ học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 65
GAM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Biết gam là một đơn vị đo khối lượng và sự liên hệ giữa gam và ki-lô -gam.
- Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân 2 đĩa và cân đồng hồ.
- Biết tính cộng,trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là gam.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
-1 chiếc cân đĩa, 1 chiếc cân đồng hồ.
III . TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng - 2 HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi và
nhân 9. Hỏi HS về kết quả một phép nhân nhận xét ghi điểm cho bạn
bất kì trong bảng.
- Nhận xét và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa ) - Nghe giới thiệu.
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức
Giới thiệu gam và mối quan hệ giữa - Ki-lô-gam
gam và ki-lô-gam.
- Yêu cầu HS nêu đơn vị đo khối lượng
đã học.
- Đưa ra chiếc cân đĩa, một quả cân 1kg,
một túi đường (hoặc vật khác) có khối
lượng nhẹ hơn 1kg.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Thực hành cân gói đường và yêu cầu


HS quan sát.
- Gói đường như thế nào so với 1kg? - Gói đường nhẹ hơn 1kg.
- Chúng ta đã biết chính xác cân nặng của - Chưa biết.
gói đường chưa?
- Để biết chính xác cân nặng của gói
đường và những vật nhỏ hơn1kg, hay cân
nặng không chẵn số lần của ki-lô-gam,
người ta dùng đơn vị nhỏ hơn ki-lô-gam
là gam. Gam viết tắt là g, đọc là gam.
- GT các quả cân 1g, 2g, 5g, 10g, 20g,...
- Giới thiệu 1000g = 1kg.
- Thực hành cân lại gói đường lúc đầu và
cho HS đọc cân nặng của gói đường.
- Giới thiệu chiếc cân đồng hồ, chỉ và
giới thiệu các số đo có đơn vị là gam trên
cân đồng hồ.
3 Thực hành
Bài 1
- GV có thể chuẩn bị một số vật (nhẹ hơn
1kg) và thực hành cân các vật này trước
lớp để HS đọc số cân. - Đọc số cân.
- Hoặc yêu cầu HS quan sát hình minh
họa bài tập đñể đọc số cân của từng vật.
- Hộp đường cân nặng bao nhiêu gam? - Hộp đường cân nặng 200g.
- 3 quả táo cân nặng bao nhiêu gam? - 3 quả táo cân nặng 700g.
- Vì sao con biết 3 quả táo cân nặng - Vì 3 quả táo cân nặng bằng hai quả cân
700g? 500g và 200g, 500g + 200g = 700g. Vậy
3 quả táo cân nặng 700g.
- Tiến hành hướng dẫn HS đọc số cân
tương tự như trên.
Bài 2
- Có thể dùng cân đồng hồ thực hành cân
trước lớp HS đọc số cân, hoặc yêu cầu
HS quan sát hình minh họa của bài toán
và đặt câu hỏi hướng dẫn:
- Quả đu đủ nặng bao nhiêu gam? - Quả đu đủ nặng 800g.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Vì sao con biết quả đu đủ nặng 800g? - Vì kim trên mặt cân chỉ vào số 800g.
- Làm tương tự với phần b).
Bài 3
- Viết lên bảng 22g + 47g và yêu cầu HS - Tính 22g + 47g = 69g.
tính.
- Hỏi: Con đã tính thế nào để tìm ra 69g? - Lấy 22 + 47 = 69, ghi tên đơn vị đo là g
vào sau số 69.
- Vậy khi thực hành tính với các số đo - Ta thực hiện phép tính bình thường như
khối lượng ta làm như thế nào? với các số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị
vào kết quả tính.
- Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại.
Bài 4
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.trong thời gian 3 - 2 HS pt bài
phút ai xong làm tiếp bài 5 - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở bài tập.
- HD nhận xét bài - Đọc và nhận xét bảng phụ bài làm của
bạn.
- Gọi HS báo cáo tình hình làm bài 5
- Gọi HS xung phong báo cáo bài 5 - HS giơ tay
- Tuyên dương những HS tích cực làm - Dưới lớp nhận xét và báo cáo KQ làm
bài bài 5
- Chữa bài và đánh giá HS.
4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà đọc, viết cân nặng - HS lắng nghe.
của một số đồ vật.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TUẦN 14
TIẾT 66
LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Giúp HS :
- Biết so sánh các khối lượng.
- Biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán .
- Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập .
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bảng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
- 1 chiếc cân đĩa, 1 chiếc cân đồng hồ.
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS đọc số cân nặng của một
số vật.
- Nhận xét bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
Bài 1
- Viết lên bảng 744g ... 474g và yêu cầu - 744g > 474g.
HS so sánh.
- Vì sao con biết 744g > 474g? - Vì 744 > 474.
- Vậy khi so sánh các số đo khối lượng
chúng ta cũng so sánh như với các số tự
nhiên.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn - Làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi
lại. chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Chữa bài và đánh giá HS.
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán hỏi gì? - Mẹ Hà đã mua tất cả bao nhiêu gam kẹo
và bánh?
- Muốn biết mẹ Hà đã mua tất cả bao - Ta phải lấy số gam kẹo cộng với số gam
nhiêu gam kẹo và bánh ta phải làm như bánh.
thế nào?
- Số gam kẹo đã biết chưa? - Chưa biết và phải đi tìm.
- Yêu cầu HS làm tiếp bài. Bài giải
Số gam kẹo mẹ Hà đã mua là:
130 x 4 = 520 (g)
Số gam bánh và kẹo mẹ Hà đã mua là:
175 + 520 = 695 (g)
Đáp số: 695 g.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Cô Lan có bao nhiêu đường? - Cô Lan có 1kg đường.
- Cô đã dùng hết bao nhiêu gam đường? - Cô đã dùng hết 400g đường.
- Cô làm gì với số đường còn lại? - Cô chia đều số đường còn lại vào 3 túi
nhỏ.
- Bài toán yêu cầu tính gì? - Bài toán yêu cầu tính số gam đường có
trong mỗi túi nhỏ.
- Muốn biết mỗi túi nhỏ có bao nhiêu - Phải biết cô Lan còn lại bao nhiêu gam
gam đường chúng ta phải biết được gì? đường.
- Yêu cầu HS đọc bài. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài
vào vở bài tập.
Bài giải
1kg = 1000g
Sau khi làm bánh cô Lan còn lại số gam
đường là:
1000 – 400 = 600 (g)
Số gam đường trong mỗi túi nhỏ là:
600 : 3 = 200 (g)
- Bài tập 2;3 đã rèn cho các em kĩ năng Đáp số: 200g đường.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

giải toán có hai phép tính giờ cả lớp


mình sẽ thực hành cân một số đồ vật
qua bài tập 4
Bài 4
- Với bài này cô cho lớp sinh hoạt trong -1 HS đọc bài tập
nhóm 6 các con hộp bút , cuốn sách toán
thời gian 3 phút
- Qua theo dõi phần sinh hoạt cô thấy - Các nhóm cân và ghi kết quả vào vở
các nhóm làm việc rất tích cực giờ cô BTT.
thưởng cho lớp một trò chơi: “ Ai nhanh
ai đúng”
- Cách chơi như sau cô chia lớp thành 3
đội đội chơi theo 3 dãy . mỗi đội cử đại
3 bạn chơi lên thi 2 bạn đặt đồ lên cân
rồi đọc kết quả cho bạn mình ghi vào
phiếu . Trong tg 2 phút đội nào cân
nhiều đồ và cân đúng là đội chiến thắng - 3 đội lên chơi
các bạn còn lại là trọng tài và cổ vũ cho
các đội chơi.
- kết thúc GV cân lại các đổ vật của
từng đội chơi nhận xét tuyên dương đội
chiến thắng .
4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà làm bài tập luyện - HS lắng nghe.
tập thêm.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 67
BẢNG CHIA 9

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:


Giúp HS:
- Bước đầu thuộc bảng chia 9và vận dụng trong giải toán (có một phép chia 9).
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
- Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn.
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc thuộc lòng bảng nhân 9. - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của
- Nhận xét và đánh giá HS. GV. Cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm
 Liên hệ bài mới của các bạn.
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa ) - Nghe giới thiệu.
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức
Lập bảng chia 9
- Gắn 1 tấm bìa có 9 chấm tròn và - 9 lấy 1 lần được 9.
- Hỏi: Lấy một tấm bìa có 9 chấm tròn.
Vậy 9 lấy 1 lần được mấy? - Viết phép tính 9 x 1 = 9.
- Viết PT tương ứng với “9 được lấy 1
lần bằng 9”.
- Trên tất cả các tấm bìa có 9 chấm
tròn, biết mỗi tấm có 9 chấm tròn. Hỏi
có bao nhiêu tấm bìa? - Có 1 tấm bìa.
- Nêu phép tính để tìm số tấm bìa. - Phép tính 9 : 9 = 1 (tấm bìa).

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Vậy 9 chia 9 được mấy? - 9 chia 9 bằng 1.


- PT 9 : 9 = 1 - Đọc: 2em
- Gắn 2 tấm bìa. Mỗi tấm bìa có 9 chấm - Mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn, vậy 2 tấm
tròn. Hỏi 2 tấm bìa như thế có bao bìa như thế có 18 chấm tròn.
nhiêu chấm tròn?
- Lập PT để tìm số chấm tròn có trong - Phép tính 9 x 2 = 18.
cả hai tấm bìa.
- Tại sao em lại lập được phép tính này? - Vì mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn, lấy 2 tấm
bìa , 9 được lấy 2 lần, nghĩa là 9 x 2.
- Trên tất cả các tấm bìa có 18 chấm
tròn, biết mỗi tấm bìa có 9 chấm tròn.
Hỏi có tất cả bao nhiêu tấm bìa? - Có tất cả 2 tấm bìa.
- Lập PTđể tìm số tấm bìa - Phép tính 18 : 9 = 2 (tấm bìa).
- Vậy 18 chia 9 bằng mấy? - 18 chia 9 bằng 2.
- Viết lên bảng phép tính 18 : 9 = 2, sau - Đọc phép tính:
đó cho HS cả lớp đọc hai phép tính + 9 nhân 2 bằng 18.
nhân, chia vừa lập được. + 18 chia 9 bằng 2.
- Tiến hành tương tự với một vài PT - Lập bảng chia 9.
khác.
3. Học thuộc bảng chia 9.
- Nhìn bảng đọc bảng chia 9 . - Cả lớp ĐT
- Có nhận xét gì về các số bị chia trong
- Các phép chia trong bảng chia 9 đều có
bảng chia 9. dạng một số chia cho 9.
- Có nhận xét gì về kết quả của các - Là dãy số đếm thêm 9, bắt đầu từ 9.
phép chia trong bảng chia 9? - Các kết quả lần lượt là: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7,
8, 9, 10.
- Đọc trong nhóm - Nhóm đôi đọc bảng chia 9.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng - Các HS thi đọc cá nhân. Các tổ thi đọc
bảng chia 9. theo tổ, các bàn thi đọc theo bàn.
- Đọc thuộc lòng bảng chia 9.
4. Luyện tập – thực hành
Bài 1
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Tính nhẩm.
- Yêu cầu tự nhẩm trong tg 2 nhẩm bài
1 cột 1,2,3 . Ai xong nhẩm tiếp cột 4. - HS nhẩm 2 phút
- Tổ chức chơi “ Xì điện “ - HS đặt phép tính xì bạn trả lời. Nếu TL
- GV nêu cách chơi cho HS hiểu. đúng có quyền xì tiếp bạn khác . Trò chơi

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

-Tổ chức cho HS chơi kết thúc khi hết các phép tính yêu cầu
trong bài tập.
- Gọi HS xung báo cáo tiếp cột 4 - HS làm nhanh
- Nhận xét tuyên dương.những HS tích
cực làm bài. - HS khác nhận xét.
Bài 2
- Xác định yêu cầu của bài, sau đó yêu
cầu HS thảo luận nhóm đôi bài 2 cột
1,2,3 trong thời gian 2 phút. Nhóm nào - Nhóm đọc cho nhau nghe.
xong hoàn thành tiếp phần còn lại.
- Gọi các nhóm báo cáo - 3 nhóm báo cáo (Một người đặt phép
tính , người kia trả lời và ngược lại)
- Gọi báo cáo cột 3 - Các HS khác nhận xét bổ sung.
- GV tuyeân döông những nhóm tích - HS làm nhanh
cực làm bài. - HS khác nhận xét
- Hỏi: Khi biết 9 x 5 = 45, có thể ghi
ngay kg của 45 : 9 và 45 : 5 được - Có thể ghi ngay 45: 9 = 5 và 45 : 5 = 9,
không, vì sao? vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ
được thừa số kia.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài. - 1 HS đọc đề bài.
- Gọi HS phân tích đề - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
- Yêu cầu HS suy nghĩ và giải bài toán. bài vào vở bài tập.
- Gọi 1 HS nhận xét bài làm của bạn - Nhận xét bài - đổi vở KT
trên bảng và đánh giá HS.
Bài 4
-Yêu cầu HS tự làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
- Nhận xét bài của HS. bài vào vở bài tập.
5. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Gọi HS đọc thuộc lòng bảng chia 9. - HS lắng nghe.
- Dặn dò HS về nhà học thuộc lòng
bảng chia.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 68
LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong tính toán, giải toán (có một phép chia 9).
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra học thuộc lòng bảng chia 9
- Nhận xét và đánh giá HS. - 3 HS đọc thuộc lòng bảng chia 9.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
Bài 1
- Yêu cầu HS suy nghĩ và làm phần a). - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở bài tập.
- Hỏi: Khi đã biết 9 x 6 = 54, có thể ghi - Khi đã biết 9 x 6 = 54, có thể ghi ngay
ngay kết quả của 54 : 9 được không, vì 54 : 9 = 6 vì nếu lấy tích chia cho thừa số
sao? này thì sẽ được thừa số kia.
- Yêu cầu HS giải thích tương tự với các
trường hợp còn lại.
- Yêu cầu HS đọc từng cặp phép tính
trong bài.
- Cho HS tự làm tiếp phần b).
Bài 2

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Yêu cầu HS nêu cách tìm số bị chia, số


chia, thương rồi làm bài.
- Chữa bài và đánh giá HS. - HS làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau
đổi chéo kiểm tra bài của nhau.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS trình bày bài giải. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
- Đánh giá và nhận xét bài vào vở bài tập.
Bài 4
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Tìm một phần chín số ô vuông có trong
mỗi hình.
- Hình a) có tất cả bao nhiêu ô vuông? - Hình a) có tất cả 18 ô vuông.
- Muốn tìm một phần chín số ô vuông - Một phần chín số ô vuông trong hình a)
có trong hình a) ta phải làm thế nào? là: 18 : 9 = 2 (ô vuông).
- Hướng dẫn HS tô màu (đánh dấu) vào
2 ô trong hình a).
- Tiến hành tương tự với phần b).
4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về - HS lắng nghe.
phép chia trong bảng chia 9.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 69
CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO
SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ( chia hết và chia có
dư).
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- KT các kiến thức đã học của tiết 68.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS. - 3 HS làm bài trên bảng.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
Hướng dẫn thực hiện phép chia số có
hai chữ số cho số có một chữ số
a) Phép chia 72 : 3
- Viết lên bảng phép tính 72 : 3 = ? và - 1 HS lên bảng đặt tính, HS cả lớp thực
yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc. hiện đặt tính vào giấy nháp.
- Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tự thực * 7 chia 3 được 2, viết 2, 2
hiện phép tính trên nhân 3 bằng 6; 7 trừ 6 bằng 1.
- Chúng ta bắt đầu chia từ hàng chục của * Hạ 2, được 12; 12 chia 3
số bị chia, sau đó mới chia đến hàng đơn bằng 4, viết 4, 4 nhân 3 bằng
vị. 12; 12 trừ 12 bằng 0.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- 7 chia 3 bằng mấy? - 7 chia 3 bằng 2.


- Viết 2 vào đâu? - Viết 2 vào vị trí thương.
- Sau khi tìm được thương lần 1, ta tìm số
dư của lần 1 bằng cách lấy thương lần 1
nhân với số chia, sau đó lấy hàng chục
của số bị chia trừ đi kết quả vừa tìm
được.
+ 2 nhân 3 bằng mấy? + 2 nhân 3 bằng 6.
+ Ta viết 6 thẳng hàng với 7, 7 trừ 6 bằng + 7 trừ 6 bằng 1.
mấy?
+ Ta viết 1 thẳng 7 và 6, 1 (1 chục) là số
dư trong lần chia thứ nhất, sau đó hạ hàng
đơn vị của số bị chia xuống để chia.
- Hạ 2, được 12, 12 chia 3 bằng mấy? - 12 chia 3 bằng 4.
- Viết 4 ở đâu? - Viết 4 vào thương, ở sau số 2.
- Tương tự như bạn nào có thể tìm được - 4 nhân 3 bằng 12, 12 trừ 12 bằng 0.
số dư trong lần chia thứ hai?
- Vậy 72 chia 3 bằng mấy? - 72 chia 3 bằng 24.
- Trong lượt chia cuối cùng, ta tìm được
số dư là 0. Vậy ta nói phép chia 72 : 3 =
24 là phép chia hết.
b) Phép chia 65 : 2
- Tiến hành tương tự như với phép chia
72 : 3 = 24.
- Giới thiệu về phép chia có dư.
3. Luyện tập- thực hành
Bài 1
- Xác định yêu cầu của bài, sau đó cho - 6HS lên bảng làm bài
HS làm bài baûng - Cả lớp làm bảng con
- PT cả lớp cùng làm làn 1 trong thời gian - HS làm nhanh quay bảng sau làm từng
1 phút ai làm xong quay bảng làm tiếp PT PT cột 4
91 : 7 Lớp Dãy A Dãy B
- Lần 2 làm xong PT 68 : 6 thời gian 1 84 3 96 6 90 5
phút ai quay bảng làm tiếp PT 89 : 2
- Chữa bài: 68 6 97 3 59 5
+ Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn
trên bảng.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

+ Yêu cầu 6 HS vừa lên bảng nêu rõ từng


bước thực hiện phép tính của mình.
+ Yêu cầu HS nêu các phép chia hết, chia
có dư trong bài.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 2.
- Yêu cầu HS nêu cách tìm 1/5 của một - Muốn tìm 1/5 của một số ta lấy số đó chia
số và tự làm bài. cho 5.
- Chữa bài và đánh giá HS.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- 2 HS phân tích đề
- Hướng dẫn HS trình bày lời giải bài - 1HS làm bảng Cả lớp làm bài vào vở.
toán. Cho HS làm bài thời gian 3 phút Bài giải
Ta có 31 : 3 = 10 (dư 1)
-Treo bảng nhận xét Vậy có thể may được nhiều nhất là 10 bộ
quần áo và còn thừa 1m vải.
Đáp số: 10 bộ quần áo, thừa 1m vải.
4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về - HS lắng nghe.
phép chia số có hai chữ số cho số có một
chữ số.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 70
CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
(tiếp theo)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Giúp HS:
- Biết đặt tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ( có dư ở các lượt chia).
- Biết giải toán có phép chiavà biết xếp hình tạo thành hình vuông.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
- 8 miếng bìa bằng nhau hình tam giác vuông như bài tập 4.
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- KT caùc kieán thức đã học của tiết 69.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS. - 3 HS làm bài trên bảng.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa ) - Nghe giới thiệu.
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức
Hướng dẫn thực hiện phép chia số
có hai chữ số cho số có một chữ số.
Phép chia 78 : 4
- Viết lên bảng phép tính 78 : 4 = ? và - 1 HS lên bảng đặt tính, HS cả lớp thực
yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc. hiện đặt tính vào giấp nháp.
- Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tự thực * 7 chia 4 được 1, viết 1. 1
hiện phép tính trên, nếu HS tính đúng, nhân 4 bằng 4; 7 trừ 4 bằng
GV cho HS nêu cách tính sau đó GV 3.
nhắc lạiñeà HS cả lớp ghi nhớ. Nếu HS * Hạ 8, được 38; 38 chia 4

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

cả lớp không tính được, GV hướng dẫn bằng 9, viết 9; 4 nhân 9 bằng 36; 38 trừ
HS tính từng bước như phần bài học của 36 bằng 2.
SGK. (Đặt câu hỏi hướng dẫn từng bước
chia tương tự như với phép chia 72 : 3 =
24 ở tiết 69).
3 Luyện tập – thực hành
Bài 1
- Xác định yêu cầu của bài, sau đó HS tự - 4 HS lên bảng thực hiện các phép tính
làm bài. - Lớp làm bảng con
- Chữa bài:
+ Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn
trên bảng.
+ Yêu cầu 4 HS vừa lên bảng nêu rõ từng
bước thực hiện phép tính của mình.
+ Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo
vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS trình bày lời giải bài -2 HS phân tích đề
toán. - Sinh hoạt nhóm đôi 2 phút
-Yêu cầu HS làm bài trong thời gian 3
phút ai xong làm tiếp bài 3 - 1 HS làm bảng phụ cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Ta có 33 : 2 = 16 (dư 1)
Số bàn có 2 HS ngồi là 16 bàn, còn 1 HS
nữa nên cần kê thêm ít nhất là 1 bàn nữa.
Vậy số bàn cần có ít nhất là:
16 + 1 = 17 (cái bàn)
Đáp số: 17 cái bàn
- GV đánh giá 5 bài
- Treo bảng nhận xét -1 HS nhận xét bài
- Gọi HS xung làm bài 3 - Nhận xét và báo cáo tình hình làm bài 3
- GV nhận xét chung – Tuyên dương
những HS tích cực làm bài.
Bài 4
- Tổ chức cho HS thi ghép hình nhanh
giữa các tổ. Sau 2 phút, tổ nào có nhiều

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

bạn ghép đúng nhất là tổ thắng cuộc.

-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.


Đáp án:

- Tuyên dương tổ thắng cuộc.


4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về
phép chia số có hai chữ số cho số có một - Lớp PHT điều khiển
chữ số. - HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TUẦN 15
TIẾT 71
CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:


Giúp HS:
- Biết đặt tính và tính số có ba chữ số cho số có một chữ số( chia hết và chia có dư).
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- KT các kiến thức đã học của tiết 70. - 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa ) - Nghe giới thiệu.
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức
Hướng dẫn thực hiện phép chia số có
ba chữ số cho số có một chữ số.
a) Phép chia 648 : 3
- Đọc pT - 1 HS đọc
- Hỏi: Tương tự chia số có ta làm theo mấy
bước? là những bước nào ? - 1 HS nêu – HS khác nhận xét
-GV yêu HS thực hiện bước 1 vào bảng - 1 HS lên bảng đặt tính - HS cả lớp
thực hiện đặt tính vào bảng con .
- Nhận xét bài bạn
- GV yêu HS thực hiện bước 2 - HS làm tiếp vào bảng

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Nhận xét bảng con


- Gọi HS nêu lại cách làm của mình - HS khác nhận xét
- GV chỉ bài trên bảng - HS nêu cách tính (ĐT giống như phần
bài học SGK)
- Hỏi: Ở lượt chia thứ hai có số dư là mấy? - Số dư là 1
GV : Tiếp tục lượt chia thứ 3 hạ gồm thành - Cả lớp theo dõi.
18 rồi tiếp tục chia
b) Phép chia 236 : 5
- Tiến hành các bước tương tự như với - HS làm bảng
phép chia 648 : 3 = 216.
- Ở lần chia thứ nhất SBC như thế nào so
với số chia? - SBC nhỏ hơn
GV : Nếu hàng cao nhất của số bị chia
không chia được cho số chia thì lấy đến
hàng tiếp theo, cứ lấy như thế cho bao giờ
lấy được thì thôi).
- Vậy ta lấy 23 chia cho 5, 23 chia 5 được
mấy? (GV có thể hướng dẫn HS chấm một
chấm nhỏ trên đầu số 3 để nhớ là chúng ta
đã lấy đến hàng chục của số bị chia để
thực hiện chia. Đây là mẹo giúp HS không
nhầm lẫn giữa các lần thực hiện phép
chia).
- Giơ bảng - HS nhận xét
- Cho HS nhận xét bài trên bảng - 1 HS nêu cách tính và nhận xét bài
bạn .
- Qua 2 PT vừa thực hiện em có nhận xét - Giống chia số có 3 chữ số cho số có
gì về giống và khác nhau ? một chữ số
- Khác : Pt thứ nhất không dư , PT thứ
2 có dư.
- Hỏi: Số dư là mấy ? So với số chia NTN? - SD là 1 < SC
* Lưu ý : Số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số
chia.
3. Luyện tập – thực hành
Bài 1
- Xác định yêu cầu của bài
- HS làm bảng : Mỗi dãy bàn 1 PT ở cột a - 3 hs làm phép tính cột a

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

thời gian 1 phút ai xong quay bảng làm 872 4 390 6 905 5
tiếp PT thứ hai cột a.
- Lần 2 làm tương tự . Ai xong làm tiếp PT 457 4 489 5 230 6
ở cột 2 dòng b
- Yêu cầu các HS vừa lên bảng lần lượt - 2 HS nêu cách tính .
nêu rõ từng bước chia của mình.
- GV nhận xét chung
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - 2 HS phân tích bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở bài tập.
Tóm tắt
9 học sinh: 1 hàng
234 học sinh: .... hàng?
Bài giải
Có tất cả số hàng là:
234 : 9 = 26 (hàng)
- Chữa bài và đánh giá HS. Đáp số: 26 hàng.
Bài 3
- Treo bảng phụ có sẵn bài mẫu và hướng
dẫn HS tìm hiểu bài mẫu. - Đọc bài toán.
- Yêu cầu HS làm tiếp bài tập. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
- Chữa bài và đánh giá HS. bài vào vở bài tập.
4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về - HS lắng nghe.
phép chia số có ba chữ số cho số có một
chữ số.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 72
CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
(tiếp theo)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ sốcho số có một chữ số với trường hợp
thương có chữ số o ở hàng đơn vị.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra các KT đã học của tiết 71. - 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa ) - Nghe giới thiệu.
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức
Hướng dẫn thực hiện phép chia số có ba
chữ số cho số có một chữ số.
a) Phép chia 560 : 8 (phép chia hết)
- Viết lên bảng phép tính 560 : 8 = ? và yêu - 1 HS lên bảng đặt tính, HS cả lớp
cầu HS đặt tính theo cột dọc. thực hiện đặt tính vào giấp nháp.
- Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện * 56 chia 8 được 7,
phép tính trên, nếu HS tính đúng, GV cho HS viết 7; 7 nhân 8
nêu cách tính sau đó GV nhắc lại để HS cả lớp bằng 56; 56 trừ 56
ghi nhớ. Nếu HS cả lớp không tính được, GV bằng 0.
hướng dẫn HS tính từng bước như phần bài * Hạ 0; 0 chia 8

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

học của SGK. bằng 0, viết 0; 0 nhân 8 bằng 0; 0


trừ 0 bằng 0.
- 56 chia cho 8, 56 chia 8 được mấy? - 56 chia 8 được 7.
- Viết 7 vào đâu? - Viết 7 vào vị trí của thương.
- 7 chính là chữ số thứ nhất của thương.
- Yêu cầu HS tìm số dư trong lần chia thứ - 7 nhân 8 bằng 56, 56 trừ 56 bằng
nhất. 0.
- Hạ 0; 0 chia 8 bằng mấy? - 0 chia 8 bằng 0.
- Viết 0 ở đâu? - Viết 0 vào thương, ở sau số 7.
- Tương tự như cách tìm số dư trong lần chia - 0 nhân 8 bằng 0. 0 trừ 0 bằng 0.
thứ nhất, bạn nào có thể tìm được thương
trong lần chia thứ hai?
- Vậy 560 chia 8 bằng bao nhiêu? - 560 chia 8 bằng 70.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện lại phép chia trên. - Cả lớp thực hiện vào giấy nháp,
một số HS nhắc lại cách thực hiên
phép chia.
b) Phép chia 632 : 7
- Tiến hành các bước tương tự như với phép
chia 560 : 8 = 70.
3 Luyện tập – thực hành
Bài 1
- Xác định yêu cầu của bài
- HS làm bảng: Mỗi dãy bàn 1 PT ở cột a thời - 3 HS lên bảng làm bài,
gian 1 phút ai xong quay bảng làm tiếp PT thứ - 3 HS lần lượt nêu trước lớp, cả
hai cột a. lớp nghe và nhận xét.
- Lần 2 làm tương tự. Ai xong làm tiếp PT ở
cột 2 dòng b 350 7 420 6 480 4
- Yêu cầu các HS vừa lên bảng lần lượt nêu rõ
từng bước chia của mình. 490 7 400 5 725 6
- GV nhận xét chung

Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Một năm có bao nhiêu ngày? - Có 365 ngày.
- Mỗi tuần lễ có bao nhiêu ngày? - Mỗi tuần lễ có 7 ngày.
- Muốn biết năm đó có bao nhiêu tuân lễ và - Ta phải thực hiện phép chia 365 :
mấy ngày ta phải làm như thế nào? 7.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Yêu cầu HS tự làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp


làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Ta có 365 : 7 = 52 (dư 1)
Vậy năm có 52 tuần lễ và 1 ngày.
- Chữa bài và đánh giá HS. Đáp số: 52 tuần lễ và 1 ngày.
Bài 3
- Treo bảng phụ có sẵn hai phép tính trong bài. - Đọc đề toán.
- Hướng dẫn HS kiểm tra phép chia bằng cách
thực hiện từng bước của phép chia. - HS tự kiểm tra hai phép chia.
- Yêu cầu HS trả lời.
- Phép tính b) sai ở bước nào, hãy thực hiện lại - Phép tính a) đúng phép tính b) sai
cho đúng? - Phép tính b) sai ở lần chia thứ hai.
Hạ 3, 3 chia 7 được 0, phải viết 0
vào thương nhưng phép chia này đã
không viết 0 vào thương nên
thương này bị sai.
4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về phép - HS lắng nghe.
chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 73
GIỚI THIỆU BẢNG NHÂN

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:


Giúp HS:
- Biết cách sử dụng bảng nhân.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
- Bảng nhân như trong Toán 3.
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- KT các kiến thức đã học của tiết 72. - 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
Giới thiệu bảng nhân
- Treo bảng nhân như SGK
- YC đếm số hàng, số cột trong bảng. - Bảng có 11 hàng và 11 cột.
- Yêu cầu HS đọc các số trong hàng, cột
đầu tiên của bảng. - Đọc các số: 1, 2, 3, ..., 10.
- Giới thiệu: Đây là các thừa số trong bảng
nhân đã học.
- Các ô còn lại trong bảng chính là kết quả
trong các phép nhân trong các bảng nhân
đã học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Yêu cầu HS đọc hàng thứ 3 trong bảng.


- Các số vừa đọc xuất hiện trong bảng
nhân nào đã học?
- Yêu cầu Hs đọc các số trong hàng thứ tư - Đọc số: 2, 4, 6, 8, 10,...., 20.
và tìm xem các số này là kết quả của các - Các số trên chính là kết quả của các
phép nhân trong bảng mấy. phép tính trong bảng nhân 2.
- Vậy mỗi hàng trong bảng này, không kể - Các số trong hàng thứ 4 là kết quả của
số đầu tiên của hàng ghi lại một bảng các phép nhân trong bảng nhân 3.
nhân. Hàng thứ nhất là bảng nhân 1, hàng
thứ hai là bảng nhân 2, ... hàng cuối cùng
là bảng nhân 10.
3 Hướng dẫn sử dụng bảng nhân
- Hướng dẫn HS tìm kết quả của phép
nhân 3 x 4:
+ Tìm số 3 ở cột đầu tiên (hoặc hàng đầu
tiên), tìm số 4 ở hàng đầu tiên (hoặc cột
đầu tiên); Đặt thước dọc theo hai mũi trên,
gặp nhau ở ô thứ 12. Số 12 là tích của 3
và 4.
- Yêu cầu HS thực hành tìm tích của một - Thực hành tìm tích của 3 và 4.
số cặp số khác.
4 Luyện tập – thực hành
Bài 1
- Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu HS - Một số HS lên tìm tích trước lớp.
làm bài.
- Yêu cầu 4 HS nêu lại cách tìm tích của 4 - 4 HS lần lượt trả lời
phép tính trong bài.
- Chữa bài và đánh giá HS. - HS tự tìm tích trong bảng nhân, sau đó
điền vào ô trống.
Bài 2
- Hướng dẫn HS làm bài tương tự như với
bài tập 1.
- Hướng dẫn HS sử dụng bảng nhân để tìm - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
một thừa số khi biết tích và thừa số kia. Ví bài vào vở bài tập.
dụ: Tìm thừa số trong phép nhân có tích là
8, thừa số kia là 4.
- Tìm 4 trong cột đầu tiên, dóng theo đúng - HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

hàng có số 4 vừa tìm được để tìm tích là 8, trên bảng.


sau đó dóng thẳng theo cột có 8 trên hàng
đầu tiên của bảng nhân, thấy số 2. Vậy 2
chính là thừa số cần tìm.
Bài 3
- Gọi HS đọc đề bài. - 1HS
- Hãy nêu dạng của bài toán. - Bài toán giải bằng hai phép tính.
- Yêu cầu HS tự làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở bài tập.
Bài giải
Số huy chương bạc là:
8 x 3 = 24 (huy chương)
Tổng số huy chương là:
24 + 8 = 32 (huy chương)
Đáp số: 32 huy chương.
- Chữa bài và đánh giá HS.
5. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về các - HS lắng nghe.
phép nhân đã học.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 74
GIỚI THIỆU BẢNG CHIA
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Biết cách sử dụng bảng chia.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
- Bảng chia như trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- KT các kiến thức đã học của tiết 73. - 2 HS làm bài trên bảng.
- Kiểm tra kĩ năng sử dụng bảng nhân. - 4 HS lên bảng thực hành sử dụng
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS. bảng nhân.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa ) - Nghe giới thiệu.
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức
Giới thiệu bảng chia - Bảng có 11 hàng và 11 cột, ở góc của
- YC đếm số hàng, số cột trong bảng. bảng có dấu chia.
- Yêu cầu HS đọc các số trong hàng đầu tiên - Đọc các số: 1, 2, 3, ..., 10.
của bảng.
- GV: Đây là các thương của hai số.
- Yêu cầu HS đọc các số trong cột đầu tiên của
bảng và gt đây là các số chia.
- Các ô còn lại trong bảng chính là số bị chia
của phép chia.
- Yêu cầu HS đọc hàng thứ 3 trong bảng. - Đọc số: 2, 4, 6, 8, 10,..., 20.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Các số trong bảng xuất hiện trong bảng chia - Các số trên chính là số bị chia của các
nào đã học? phép tính trong bảng chia 2.
- Yêu cầu HS đọc các số trong hàng thứ tư và - Các số trong hàng thứ tư là số bị chia
tìm xem các số này là số bị chia trong bảng của các phép chia trong bảng chia 3.
chia mấy.
- Vậy mỗi hàng trong bảng này, không kể số
đầu tiên của hàng ghi lại một bảng chia.
Hàng thứ nhất là bảng chia 1, hàng thứ hai là
bảng chia 2, ... hàng cuối cùng là bảng chia 10.
3. Hướng dẫn sử dụng bảng chia.
- Hướng dẫn tìm thương 12 : 4.
- Từ số 4 ở cột 1, theo chiều mũi tên sang phải
đến số 12.
- Từ số 12 theo chiều mũi tên lên hàng trên
cùng để gặp số 3.
- Tương tự 12 : 3 = 4.
- Yêu cầu HS thực hành tìm thương của một
số phép tính trong bảng. - Một số HS lên thực hành sử dụng
4 Luyện tập – thực hành bảng chia để tìm thương.
Bài 1
- Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu HS làm
bài.theo nhóm - Thảo luận nhóm đôi
- Gọi báo cáo - 3 nhóm báo cáo cách tìm – Các nhóm
Bài 2 khác nhận xét bổ sung
- Hướng dẫn HS cách sử dụng bảng chia để
tìm số bị chia hoặc số chia. - HS cả lớp làm bài vào phiếu học tập,
- Chữa bài và đánh giá HS. sau đó một số HS lên bảng nêu roõ
Bài 3 cách tìm thương của mình.
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài. Thời gian 3 phút ai - 2 HS phân tích bài.
xong lấy đồ học toán làm theo yêu cầu bài 4.
- GV có thể vẽ sơ đồ minh họa bài toán cho - HS thực hiện theo yêu cầu của GV
Bài giải
Số trang Minh đã đọc là:
132 : 4 = 33 (trang)
Số trang bạn Minh còn phải đọc nữa là:
132 – 33 = 99 (trang)

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

Đáp số: 99 trang.


- Chữa bài và đánh giá HS.
Bài 4
- Tổ chức cho HS thi xếp hình nhanh với - HS làm nhanh
những HS đã hoàn thành .. - Đáp án:

- HS khác theo dõi nhận xét.


5. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về các - HS lắng nghe.
phép chia đã học.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 75
LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Giúp HS :
- Biết làm tính nhân , tính chia (bước đầu làm quen với cách viết gọn ) và giải toán
có hai phép tính .
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- KT các kiến thức đã học của tiết 74. - 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức

*. Hướng dẫn luyện tập.


Bài 1 -HS làm bảng theo yêu cầu của GV
-Lần 1: + PT b) là phép tính nhân có nhớ 1 lần.
-HS làm bảng phép tính thứ nhất thời gian + PT c) là phép tính có nhớ một lần và
2 phút ai làm xong quay bảng làm phép tính có nhân với 0.
(b) - HS làm nhanh quay mặt bảng sau
- Lần 2: HS làm PT (c) làm từng PT cột b
-Nhận xét qua hai PT (b,c )?

Bài 2 -HS theo dõi.


- GV hướng dẫn như bài mẫu SGK - đại diện 3 dãy lên bảng làm bài, HS
YêuĐặng
-GV: cầu Minh 
HS làm bảng các phần còn lại. cả lớp làm bài vào bảng
Giáo con . 3/2
Án Lớp:
-Làm bảng dãy 1 làm PT a ; dãy 2 làm PT b; - HS làm nhanh quay mặt bảng sau
Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TUẦN 16
TIẾT 76
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS :
- Biết làm tính và giải toán có hai phép tính.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- KT đồ dùng dụng cụ học tập bộ môn toán
- GV nhận xét . - 2 HS lên bảng làm bài.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức - Nghe giới thiệu.
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- KT các kiến thức đã học của tiết 75.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
B DẠY- HỌC BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu và ghi tên bài lên bảng.
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- Yêu cầu HS tự làm.
- Chữa bài, yêu cầu HS nhắc lại cách tìm - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp
thừa số chưa biết trong phép nhân khi biết làm bài vào vở bài tập.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

các thành phần còn lại.


- Chữa bài và đánh giá HS.
Bài 2
- Yêu cầu HS đặt tính và tính.

- Lưu ý cho HS phép chia c, d là các phép - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp
chia có 0 ở tận cùng của thương. làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Số máy bơm đã bán là:
36 : 9 = 4 (chiếc)
Số máy bơm còn lại là:
Bài 3 36 – 4 = 32 (chiếc)
- Gọi 1 HS đọc đề bài. Đáp số: 32 chiếc máy bơm.
- Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài.
- Chữa bài và đánh giá HS. - Đọc bài.
Bài 4
- Yêu cầu HS đọc cột đầu tiên trong bảng.
- Muốn thêm bốn đơn vị cho một số ta làm
như thế nào?
- Muốn gấp một số lên 4 lần ta làm như thế
nào? - Ta lấy số đó cộng với 4.
- Muốn bớt đi 4 đơn vị cho một số ta làm
như thế nào? - Ta lấy số đó nhân với 4.
- Muốn giảm một số đi 4 lần ta làm như thế
nào? - Ta lấy số đó trừ đi 4.
- Yêu cầu HS làm bài.vào phiếu học tập cột
(1,2,4 ) trong thời gian 4 phút ai xong làm - Ta lấy số đó chia cho 4.
tiếp cột 3 và cột 5.
- Chữa bài và đánh giá HS. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp
-Nhận xét , tuyên dương những Hs tích cực làm bài vào phiếu học tập.
làm bài.
Bài 5
- HS làm xong bài 4 còn thời suy nghĩ bài 5. - Đồng hồ A có hai kim tạo thành góc
- Gọi HS xung phong báo cáo vuông.
- Chữa bài và tuyên dương những HS tích - Góc do hai kim của đồng hồ B tạo
cực làm bài.. thành nhỏ hơn 1 góc vuông.
- Góc do hai kim của đồng hồ C tạo

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

thành lớn hơn 1 góc vuông.


5. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về xem lại về các bài toán có - HS lắng nghe.
liên quan đến phép nhân và phép chia.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 77
LÀM QUEN VỚI BIỂU THỨC

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:


Giúp HS:
- Làm quen với biểu và giá trị của biểu thức .
- Biết tính giá trị của biểu thức đơn giản.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- KTcác kiến thức đã học của tiết 38.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS. - 3 HS làm bài trên bảng.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
Giới thiệu về biểu thức
- Viết PT 126 + 51 và yêu cầu HS đọc: - HS đọc: 126 cộng 51.
- Giới thiệu: 126 cộng 51 được gọi là một - HS nhắc lại: Biểu thức 126 cộng 51.
biểu thức. Biểu thức 126 cộng 51.
- Viết tiếp lên bảng 62 – 11 và giới thiệu: - HS nhắc lại: Biểu thức 62 trừ 11.
62 trừ 11 cũng là một biểu thức, biểu thức
62 trừ 11.
- Làm tương tự với các biểu thức còn lại.
- Kết luận: Biểu thức là một dãy các số,
dấu phép tính viết xen kẽ với nhau.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

3. Giới thiệu về giá trị của biểu thức.


- Yêu cầu HS tính 126 + 51. - Trả lời 126 + 51 = 177.
- Giới thiệu: Vì 126 + 51 = 177 nên 177
được gọi là gt của biểu thức 126 + 51. - GT của biểu thức 1126 cộng 51 là 177.
- GTcủa BT 1126 cộng 51 là bao nhiêu?
- Yêu cầu HS tính 125 + 10 – 4. - Trả lời 125 + 10 – 4 = 131.
- Giới thiệu: 131 được gọi là giá trị của
biểu thức 125 + 10 – 4.
4. Luyện tập – thực hành
Bài 1
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Tìm giá trị của mỗi biểu thức sau:
- BT 284 + 10 - BT 284 cộng 10, 284 + 10 = 294.
- Vậy GT của BT 284 + 10 là bao nhiêu? - Giá trị của biểu thức 284 + 10 là 294.
- Trình bày bài giống mẫu, và làm bài. - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
- Chữa bài và đánh giá HS. bài vào vở bài tập.
Bài 2
- Hướng dẫn : - HS tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh
- Ví dụ: 52 + 23 = 75. Vậy gt biểu thức 52 nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của
+ 23 là 75, nối BT 52 + 23 = 75. nhau.
- Chữa bài và đánh giá HS.
5. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về tìm - HS lắng nghe.
giá trị của biểu thức.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 78
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Biết tính giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép cộng, phép trừ hoặc chỉ có phép
nhân, phép chia.
- Áp dụng được việc tính GT của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu ”=” ; “<” “ >”
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- KT các kiến thức đã học của tiết 77.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS. - 3 HS làm bài trên bảng.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
Hướng dẫn tính giá trị của các biểu
thức chỉ có các phép tính cộng, trừ.
- Viết lên bảng 60 + 20 – 5 và yêu cầu HS - Biểu thức 60 cộng 20 trừ 5.
đọc biều thức này. - Tính
- Yêu cầu suy nghĩ để tính: 60 + 20 – 5. 60 + 20 – 50 = 80 – 5
= 75
hoặc
60 + 20 – 5 = 60 + 15
= 75

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Nêu: Cả hai cách tính trên đều cho kết - Nhắc lại qui tắc.
quả đúng, tuy nhiên để thuận tiện và tránh
nhầm lẫn, đặc biệt là khi tính giá trị của
các biểu thức có nhiều dấu tính cộng, trừ,
người ta qui ước: Khi tính giá trị của các
biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì
ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái
sang phải.
- Biểu thức trên ta tính như sau: 60 cộng - Nhắc lại cách tính giá trị biểu thức
20 bằng 80, 80 trừ 5 bằng 75. 60 + 20 – 5
3. Hướng dẫn tính giá trị của các biểu
thức chỉ có các phép tính nhân, chia.
- Viết lên bảng 49 : 7 x 5 và yêu cầu HS
đọc biều thức này. - Biểu thức 49 chia 7 nhân 5.
- Yêu cầu HS suy nghĩ để tính: 49 : 7 x 5,
biết cách tính tương tự như với biểu thức - Tính:
chỉ có các phép tính nhân chia. 49 : 7 x 5 = 7 x 5
- Nêu: Khi tính giá trị của các biểu thức = 35
chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta thực - Nhắc lại qui tắc.
hiện phép tính từ trái sang phải.
- Biểu thức trên ta tính như sau: 49 chia 7
bằng 7, 7 nhân 5 bằng 35. Giá trị của biểu - Nhắc lại cách tính giá trị biểu thức
thức 49 : 7 x 5 là 35. 49 : 7 x 5
4 Luyện tập – thực hành
Bài 1
- Bài tập yêu cầu gì? - Bài tập yêu cầu tính giá trị của các biểu
thức.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm mẫu biểu - 1 HS lên bảng thực hiện:
thức 205 + 60 + 3. 205 + 60 + 3 = 265 + 3
= 268
- Yêu cầu HS nhắc lại cách làm của mình. - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
- Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài vào vở bài tập.
bài. -HS làm vở.
- Chữa bài và đánh giá HS.
Bài 2
- Hướng dẫn HS làm bài tương tự như với - Bài yêu cầu điền dấu “>; <; =” vào chỗ
bài tập 1. chấm.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

Bài 3
- Bài yêu cầu chúng ta làm gì? - Ta phải tính giá trị của biểu thức 55 : 5
x 3, sau đó so sánh giá trị của biểu thức
này với 32.
- Viết lên bảng 55 : 5 x 3 ... 32 và hỏi: Làm
thế nào SS được 55 : 5 x 3 với 32.
- Yc tính GT của biểu thức 55 : 5 x 3. - Tính ra nháp:
55 : 5 x 3 = 11 x 3
= 33
- So sánh 33 với 32? - 33 lớn hơn 32.
- Vậy giá trị biểu thức 55 : 5 x 3 như thế - Lớn hơn.
nào so với 32.
- Điền dấu gì vào chỗ chấm? - Điền dấu lớn hơn (>).
- Yêu cầu HS làm các phần còn lại trong - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
thời gian 4 phút ai xong làm tiếp bài 4 bài vào vở bài tập.
- Yêu cầu 1 HS vừa lên bảng giải thích
cách làm của mình.
- Chữa bài và đánh giá HS. - HS khác nhận xét bổ sung
- HS xung phong báo cáo bài 4 Bài giải
- Chữa bài và tuyên dương những HS tích Cả 2 gói mì cân nặng là:
cực làm bài 80 x 2 = 160 (g)
Cả 2 gói mì và 1 hộp sữa cân nặng là:
160 + 455 = 615 (g)
Đáp số: 615 g.
5. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về - HS lắng nghe.
tính giá trị biểu thức.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 79
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (tiếp theo)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU


Giúp HS:
- Biết cách tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- Áp dụng được cách tính GT của biểu thức để xác định giá trị đúng, sai của biểu
thức.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- KT các kiến thức đã học của tiết 78.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS. - 3 HS làm bài trên bảng.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
Hướng dẫn thực hiện tính giá trị của
biểu thức có các phép tính cộng, trừ,
nhân, chia.
- Viết lên bảng 60 + 35 : 5 và yêu cầu HS - Biểu thức 60 cộng 35 chia 5.
đọc biểu thức này.
-Yêu cầu HS suy nghĩ đễ tính giá trị biểu - HS có thể tính:
thức trên. 60 + 35 : 5 = 95 : 5
= 19
hoặc

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

60 + 35 : 5 = 60 + 7
= 67
- Nêu: Khi tính giá trị của các biểu thức có - Nhắc lại qui tắc.
các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta
thực hiện phép tính nhân, chia trước, thực
hiện phép tính cộng, trừ sau.
- Vậy trong hai cách tính trên, cách tính
thứ nhất làm các phép tính theo thứ tự từ
trái sang phải là sai, cách thứ hai thực hiện
phép chia trước rồi mới thực hiện phép
cộng là đúng.
- Yêu cầu HS nêu lại cách tính giá trị của - 60 cộng 35 chia 5 bằng 60 cộng 7 bằng
biểu thức trên. 67.
- Yêu cầu HS áp dụng qui tắc vừa học để - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
tính giá trị của biểu thức 86 – 10 x 4. bài vào giấy nháp.
86 – 10 x 4 = 86 – 40
= 46
-Yêu cầu HS nhắc lại cách tính của mình.
3. Luyện tập – thực hành
Bài 1
- Nêu yêu cầu bài toán và yêu cầu HS làm - 6 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài. bài vào vở bài tập.
- Chữa bài và đánh giá HS.
Bài 2
- Hướng dẫn HS thực hiện tính giá trị của - Làm bài.
biểu thức, sau đó đối chiều với SGK để
biết biểu thức đó được tính đúng hay sai
rồi mới ghi Đ hoặc S vào ô trống.
- Yêu cầu HS tìm nguyên nhân của các - Do thực hiện sai quy tắc (tính từ trái
biểu thức bị tính sai và tính lại cho đúng. sang phải mà không thực hiện phép
nhân, chia trước, cộng, trừ sau).
Tính lại cho đúng là:
30 + 60 x 2 = 150
282 – 100 : 2 = 232
13 x 3 – 2 = 37
180 + 30 : 6 = 185
Bài 3

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Gọi 1 HS đọc đề bài.


- Bài toán hỏi gì? - Hỏi mỗi hộp có bao nhiêu quả táo?
- Để biết mỗi hộp có bao nhiêu quả táo ta - Phải biết được cả mẹ và chị hái được
phải biết được điều gì? bao nhiêu quả táo.
- Sau đó làm tiếp thế nào? - Sau đó lấy tổng số táo chia cho số hộp.
- Yêu cầu HS làm bài.trong thời gian 4 - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
phút ai xong tự lập nhóm đôi thảo luận lấy bài vào vở bài tập.
bộ đồ dùng toán làm bài 4 theo yêu cầu. Bài giải
Cả mẹ và chị hái được số táo là:
60 + 35 = 95 (quả)
Mỗi hộp có số quả táo là:
90 : 5 = 19 (quả)
- Chữa bài và đánh giá HS. Đáp số: 19 quả.
- Yêu cầu nhóm hoàn thành lên trương sản
phẩm - HS cả lớp nhận xét .
- Tuyên dương những HS xếp hình nhanh. - Có thể xếp được hình như sau:

4. Tìm tòi - ứng dụng


- Lớp PHT điều khiển
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học
- HS lắng nghe.
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về
tính giá trị của biểu thức.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 80
LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Giúp HS :
- Biết tính giá trị của biểu thức các dạng : chỉ có phép cộng, phép trừ; chỉ có phép
nhân, phép chia; có các phép cộng, trừ, nhân, chia.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- KTcác kiến thức đã học của tiết 79. - 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - 2 HS nhắc lại
2. Hình thành kiến thức
Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- Hướng dẫn: Khi thực hiện tính giá trị - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
của mỗi biểu thức, em cần đọc kĩ biểu bài vào vở bài tập.
thức để xem biểu thức có những dấu tính a) 125 – 85 + 80 = 40 + 80
nào và phải áp dụng qui tắc nào để tính = 120
cho đúng. 21 x 2 x 4 = 42 x 4
= 168
b) 68 + 32 – 10 = 100 – 10
= 90

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

147 : 7 x 6 = 21 x 6
= 126
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính của hai
biểu thức trong phần a).
- Chữa bài và đánh giá HS.
Bài 2
- Tiến hành tương tự như bài tập 1.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính GT của
BT khi có các PT cộng, trừ, nhân, chia. - Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
Bài 3
- Cho HS làm phiếu học tập thời gian 3
phút ai làm xong làm tiếp bài tập 4
- HS tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh
nhau đổi chéo phiếu KT bài của nhau.
- Chữa bài.
- Gọi HS làm xong xung phong đọc bài 4
biểu thức giá trị của biểu thức có trong
bài đã nối biểu thức với số đó.
- Chữa bài và đánh giá HS. - HS khác nhận xét
- GV tuyên dương những HS tích cực làm
bài.
3. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Về luyện tập về tính GT của biểu thức. - HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TUẦN 17
TIẾT 81
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (tiếp theo)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU


Giúp HS:
- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ) và ghi nhớ qui tắc tính giá trị của
biểu thức dạng này.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- KT các kiến thức đã học của tiết 80. - 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa ) - Nghe giới thiệu.
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức
Hướng dẫn tính giá trị của biểu
thức đơn giản có dấu ngoặc
- Viết lên bảng 2 biểu thức:
30 + 5 : 5 và (30 + 5) : 5 - HS thảo luận và trình bày ý kiến của
-Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm cách tính mình.
giá trị của hai biểu thức trên.
-Yêu cầu HS tìm điểm khác nhau giữa - Biểu thức thứ nhất không có dấu ngoặc,
hai biểu thức. biểu thức thứ hai có dấu ngoặc.
- Giới thiệu: Chính điểm khác nhau này - HS nêu cách tính giá trị của biểu thức

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

dẫn đến cách tính giá trị của hai biểu thứ nhất.
thức này khác nhau.
- Nêu cách tính giá trị của biểu thức có - HS nghe giảng và thực hiện tính giá trị
chứa dấu ngoặc “Khi tính giá trị của của biểu thức:
biểu thức có chứa dấu ngoặc thì trước (30 + 5) : 5 = 35 : 5
tiên ta thực hiện các phép tính trong =7
ngoặc”. - Giá trị của 2 biểu thức khác nhau.
-Yêu cầu HS so sánh giá trị của biểu
thức trên với giá trị của biểu thức 30 + 5
: 5 = 31
- Vậy khi tính giá trị của biểu thức, - HS nêu cách tính giá trị của biểu thức
chúng ta cần xác định đúng dạng của này và thực hành tính:
biểu thức đó, sau đó thực hiện các phép 3 x (20 – 10) = 3 x 10
tính đúng thứ tự. = 30
- Viết lên bảng biểu thức 3 x (20 – 10).

- Tổ chức cho HS học thuộc lòng qui - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
tắc. bài vào vở bài tập.
3 Luyện tập – thực hành
Bài 1
- Cho HS nhắc lại cách làm bài, sau đó
yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài và đánh giá HS.
Bài 2
- Hướng dẫn HS làm bài tương tự như
với bài tập 1.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết những gì?
- Bài toán hỏi gì? - Hỏi mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách?
- Muốn biết mỗi ngăn có bao nhiêu - Chúng ta phải biết mỗi tủ có bao nhiêu
quyển sách, chúng ta phải biết được sách/ Chúng ta phải biết có tất cả bao
điều gì? nhiêu ngăn sách.
- Yêu cầu HS làm bài. - 2 HS lên bảng làm bài (mỗi HS làm theo
một cách), HS cả lớp làm bài vào vở bài
tập.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

Cách 1:
Bài giải
Mỗi chiếc tủ có số sách là:
240 : 2 = 120 (quyển)
Mỗi ngăn có số sách là:
120 : 4 = 30 (quyển)
Đáp số:30 quyển
- Chữa bài và đánh giá HS.
4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về - HS lắng nghe.
cách tính giá trị của biểu thức.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 82
LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS :
- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ).
- Áp dụng tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu “ = ,< , > ”
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- KT các kiến thức đã học của tiết 81. - 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- Yêu cầu HS nêu cách làm bài, sau đó - Thực hiện tính trong ngoặc trước.
làm bài.
- Chữa bài và đánh giá HS. - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở bài tập.
Bài 2
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó 2 HS - Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra
bài của nhau.
- Yêu cầu HS so sánh giá trị của biểu

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

thức (421 – 200) x 2 với biểu thức 421 – - Giá trị của hai biểu thức khác nhau.
200 x 2.
- Theo con tại sao hai biểu thức này lại - Vì thứ tự thực hiện các phép tính trong
khác nhau trong khi chúng có cùng số, hai biểu thức này khác nhau.
cùng dấu phép tính?
- Vậy khi tính giá trị của biểu thức, chúng
ta cần xác định đúng dạng của biểu thức
đó, sau đó thực hiện các phép tính đúng
thứ tự.
Bài 3
- Viết lên bảng (12 + 11) x 3 ... 45
- Để điền được đúng dấu cần điền vào - Chúng ta cần tính giá trị của biểu thức
chỗ trống, chúng ta cần làm gì? (12 + 11) x 3 trước, sau đó so sánh giá
- Yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức trị của biểu thức với 45.
(12 + 11) x 3. (12 + 11) x 3 = 23 x 3
= 69
- Yêu cầu HS so sánh 69 và 45. 69 > 45
- Vậy chúng ta điền dấu lớn hơn (>) vào - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
chỗ chấm. Yêu cầu HS làm hết dòng 1 bài vào vở bài tập.
vào phiếu học tập thời gian 3 phút ai làm 11 + (52 – 22) = 41
xong làm tiếp các phần còn lại. 30 < (70 + 23) : 3
120 484 : (2 x 2)
- Chữa bài và đánh giá HS – tuyên dương
những HS tích cực làm bài
Bài 4
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó 2 HS - Xếp được hình như sau:
ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra
bài của nhau.

- Chữa bài.
3. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về - Lớp PHT điều khiển
tính giá trị của biểu thức. - HS lắng nghe.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 83
LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU


Giúp HS :
- Biết tính giá trị của biểu thức ở cả 3 dạng.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- KTcác kiến thức đã học của tiết 82. - 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- Yêu cầu HS nêu cách làm bài rồi thực - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
hiện tính giá trị của biểu thức. bài vào vở bài tập.
a) 324 – 20 + 61 = 304 + 61
= 365
188 + 12 – 50 = 200 – 50
= 150
b) 21 x 3 : 9 = 63 : 9
=7

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Chữa bài và đánh giá HS. 40 : 2 x 6 = 20 x 6


= 120
Bài 2
- Bài tập yêu cầu gì? - Tính giá trị BT
- Cho HS làm phiếu dòng 1 trong thời gian - 2HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
2 phút ai làm xong lất mặt sau làm tiếp bài vào phiếu học tập.
dòng 2
-GV chấm 1 số bài – treo bảng phụ nhận -2 HS nhận xét
xét
- HD nhận xét dòng 2 - HS nhận xét và đổi phiếu dò bài.
- Chữa bài và đánh giá HS – Tuyên dương
những HS tích cực làm bài.
Bài 3
- Làm tương tự bài 2
Bài 4
- Hướng dẫn HS tính giá trị của mỗi biểu - HS thực hiện theo yêu cầu của GV
thức vào giấp nháp, sau đó nỗi mỗi biểu
thức với số chỉ giá trị của nó.
- Gọi 2 nhóm chơi tiếp sức -2 nhóm mỗi nhóm 5 bạn nối tiếp ghi
phép tính và kết quả đúng.
- Nhận xét tuyên dương đội thắng - Các nhóm cổ vũ nhận xét.
Bài 5
- Gọi HS đọc đề bài. - 1HS đọc
- Có tất cả bao nhiêu cái bánh? - Có 800 cái bánh.
- Mỗi hộp xếp mấy cái bánh? - Mỗi hộp xếp 4 cái bánh.
- Mỗi thùng có mấy hộp? - Mỗi thùng có 5 hộp.
- Bài toán hỏi gì? - Có bao nhiêu thùng bánh?
- Muốn biết có bao nhiêu thùng bánh ta - Biết được có bao nhiêu thùng bánh/
phải biết được điều gì trước đó? Biết được mỗi thùng có bao nhiêu cái
- Yêu cầu HS thực hiện giải bài toán trên bánh.
theo hai cách. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở bài tập.
Cách 1
Bài giải
Số hộp bánh xếp được là:
800 : 4 = 200 (hộp)
Số thùng bánh xếp được là:

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

200 : 5 = 40 (thùng)
Đáp số: 40 thùng.
Cách 2
Mỗi thùng có số bánh là:
4 x 5 = 20 (bánh)
Số thùng xếp được là:
800 : 20 = 40 (thùng)
- Chữa bài và đánh giá HS. Đáp số: 40 thùng.
3. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về - HS lắng nghe.
tính giá trị của biểu thức..
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 84
HÌNH CHỮ NHẬT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS :
- Bước đầu nhận biết một số yếu tố ( đỉnh, cạnh, góc) của hình chữ nhật .
- Biết cách nhận dạng hình chữ nhật (theo yếu tố cạnh , góc).
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- KT các kiến thức đã học của tiết 83. - 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
Giới thiệu hình chữ nhật
- Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, và yêu - HS trả lời: Hình chữ nhật ABCD/
cầu HS gọi tên hình. Hình tứ giác ABCD.
- Giới thiệu: Đây là hình chữ nhật ABCD.
- Yêu cầu HS lấy thước để đo độ dài các
cạnh của hình chữ nhật.
- Yêu cầu HS so sánh độ dài của cạnh AB - Độ dài cạnh AB bằng độ dài cạnh
và CD. CD.
- Yêu cầu HS so sánh độ dài cạnh AD với - Độ dài cạnh AD bằng độ dài cạnh
độ dài cạnh BC. BC.
- Yêu cầu HS so sánh độ dài cạnh AB với - Độ dài cạnh AB lớn hơn độ dài cạnh

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

độ dài cạnh AD. AD.


- Giới thiệu: Hai cạnh AB và CD được gọi - HS nhắc lại AB = CD; AD = BC.
là hai cạnh dài của hình chữ nhật và hai
cạnh này bằng nhau.
- Hai cạnh AD và BC được gọi là hai cạnh
ngắn của hình chữ nhật và hai cạnh này
cũng có độ dài bằng nhau.
- Vậy hình chữ nhật có hai cạnh dài có độ
dài bằng nhau AB = CD; hai cạnh ngắn có
độ dài bằng nhau AD = BC.
- Yêu cầu HS dùng thước ê ke để kiểm tra - Hình chữ nhật ABCD có 4 góc cùng
các góc của hình chữ nhật ABCD. là góc vuông.
- Vẽ lên bảng một số hình và yêu cầu HS
nhận diện đâu là hình chữ nhật.
- Yêu cầu HS nêu lại các đặc điểm của - Hình chữ nhật có hai cạnh dài bằng
hình chữ nhật. nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau và có 4
góc đều là góc vuông.
3. Luyện tập – thực hành
Bài 1
- Yêu cầu HS tự nhận biết hình chữ nhật, - Hình chữ nhật là MNPQ và RSTU
sau đó dùng thước và ê ke để kiểm tra lại. các hình còn lại không phải là hình chữ
- Chữa bài và đánh giá HS. nhật.
- Độ dài AB = CD = 4 cm và AD = BC
= 3 cm; độ dài MN = PQ = 5 cm và
MQ = NP=2 cm.
- Các hình chữ nhật là: ABNM, MNCD
và ABCD.
Bài 2
- Yêu cầu HS dùng thước để đo độ dài các
cạnh của hình chữ nhật sau đó báo cáo kết
quả.
Bài 3
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh thảo luận để tìm
tất cả các hình chữ nhật có trong hình, sau
đó gọi tên hình và đo độ dài các cạnh của
mỗi hình.
Bài 4

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- GV kẻ sẵn vào bảng phụ hình a) và hình - 1em vẽ vào bảng.


b)
- Yêu cầu HS kẻ thêm để được hình theo - Vẽ được các hình như sau:
yêu cầu – Thảo luận nhóm
- Gọi đại diện báo cáo

- Chữa bài và đánh giá HS.

5. Tìm tòi - ứng dụng


- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học
- Lớp PHT điều khiển
- Hỏi lại HS về đặc điểm của hình chữ nhật
- HS lắng nghe.
vừa học trong bài.
- Yêu cầu HS tìm các đồ dùng có dạng là
hình chữ nhật.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 85
HÌNH VUÔNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Nhận biết một số yếu tố ( đỉnh, cạnh, góc) của hình vuông.
- Vẽ được hình vuông đơn giản ( trên giấy kẻ ô vuông).
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
- Thước thằng, ê ke, mô hình hình vuông.
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- KT các kiến thức đã học của tiết 84. - 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức
Giới thiệu hình vuông
- Vẽ lên bảng 1 hình vuông, 1 hình tròn, - HS tìm và gọi tên hình vuông trong các
1 hình chữ nhật, 1 hình tam giác. hình vẽ GV đưa ra.
-Yêu cầu HS đoán về góc ở các đỉnh của - Các góc ở các đỉnh của hình vuông đều
hình vuông. (Theo em, các góc ở các đỉnh là góc vuông.
của hình vuông là góc như thế nào?)
-Yêu cầu HS dung ê ke kiểm tra kết quả - Độ dài 4 cạnh của một hình vuông là
ước lượng góc sau đó đưa ra kết luận: bằng nhau.
Hình vuông có 4 góc ở đỉnh đều là góc
vuông.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

-Yêu cầu HS ước lượng và so sánh độ dài


các cạnh của hình vuông, sau đó dùng
thước đo để kiểm tra lại.
- Kết luận: Hình vuông có 4 cạnh bằng
nhau.
-Yêu cầu HS suy nghĩ, liên hệ để tìm các - Chiếc khăn mùi xoa, viên gạch lát
vật trong thực tế có dạng hình vuông. nền,...
-Yêu cầu HS tìm điểm giống nhau của - Giống nhau: Hình vuông và hình chữ
hình vuông và hình chữ nhật. nhật đều có 4 góc ở 4 đỉnh là góc vuông.
- Khác nhau: Hình chữ nhật có hai cạnh
dài bằng nhau hai cạnh ngắn bằng nhau
còn hình vuông có 4 cạnh bằng nhau.
3. Luyện tập – thực hành
Bài 1
- Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu HS - HS dùng thước và ê ke để kiểm tra
làm bài. từng hình, sau đó báo cáo kết quả với
GV:
+ Hình ABCD là hình chữ nhật, không
phải là hình vuông.
+ Hình MNPQ không phải là hình vuông
vì các góc ở đỉnh không phải là góc
vuông.
+ Hình EGHI là hình vuông vì hình này
- Nhận xét và đánh giá HS. có 4 góc ở đỉnh là 4 góc vuông, 4 cạnh
của hình bằng nhau.
Bài 2
-Yêu cầu HS nêu lại cách đo độ dài đoạn - Làm bài và báo cáo kết quả:
thẳng cho trước, sau đó làm bài. + Hình ABCD có độ dài cạnh là 3 cm.
+ Hình MNPQ có độ dài cạnh là 4 cm.
Bài 3
- Tổ chức cho HS tự làm bài và kiểm tra
vở HS.
Bài 4
- GV hướng dẫn
- Yêu cầu vẽ hình như SGK vào vở ô li. - HS vẽ vào giấy kẻ ô vuông.
4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về - HS lắng nghe.


các hình đã học.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TUẦN 18
TIẾT 86
CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Nhớ qui tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng để tính được chu vi hình chữ
nhật ( biết chiều dài, chiều rộng)
- Giải toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
- Thước thẳng, phấn màu.
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- KT về nhận diện các hình đã học. - 3 HS làm bài trên bảng.
Đặc điểm của hình vuông, hình chữ
nhật.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa ) - Nghe giới thiệu.
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức
Hướng dẫn xây dựng công thức
tính chu vi hình chữ nhật
a) Ôn tập về chu vi các hình
- GV vẽ lên bảng hình tứ giác MNPQ - HS thực hiện yêu cầu của GV.
có độ dài các cạnh lần lượt là 6 cm, 7 Chu vi hình tứ giác MNPQ là:
cm, 8 cm, 9 cm và yêu cầu HS tính chu 6 cm + 7 cm + 8 cm + 9 cm = 30 cm.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

vi của hình này.


- Vậy muốn tính chu vi của một hình ta - Tính tổng độ dài các cạnh của hình đó.
làm như thế nào?
b) Tính chu vi hình chữ nhật
- Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD có - Quan sát hình vẽ.
chiều dài là 4 cm, chiều rộng là 3 cm.
- Yêu cầu HS tínhchu vi của hình chữ - Chu vi của hình chữ nhật ABCD là:
nhật ABCD. 4 cm + 3 cm + 4 cm + 3 cm = 14 cm
- Yêu cầu HS tính tổng của 1 cạnh - Tổng của một cạnh chiều dài với 1 cạnh
chiều dài và 1 cạnh chiều rộng (ví dụ: chiều rộng là: 4 cm + 3 cm = 7 cm.
cạnh AB và cạnh BC).
- Hỏi: 14 cm gấp mấy lần 7 cm? - 14 cm gấp 2 lần 7 cm.
- Vậy chu vi của hình chữ nhật ABCD - Chu vi của hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần
gấp mấy lần tổng của 1 cạnh chiều tổng của 1 cạnh chiều rộng và 1 cạnh chiều
rộng và 1 cạnh chiều dài? dài.
- Vậy khi muốn tính chu vi của hình - HS tính lại chu vi hình chữ nhật ABCD
chữ nhật ABCD ta có thể lấy chiều dài theo công thức.
cộng với chiều rộng, sau đó nhân với
2. Ta viết là (4 + 3) x 2 = 14.
- HS cả lớp đọc qui tắc tính chu vi hình
chữ nhật.
- Lưu ý HS là số đo chiều dài và chiều
rộng phải được tính theo cùng một đơn
vị đo.
3. Luyện tập – thực hành
Bài 1
- Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài
HS tự làm bài. vào vở bài tập.
- Yêu cầu HS nêu lại cách tính chu vi a) Chu vi hình chữ nhật là:
hình chữ nhật. (10 + 5) x 2 = 30 (cm)
- Chữa bài và đánh giá HS. b) Chu vi hình chữ nhật là:
(27 + 13) x 2 = 80 (cm).
Bài 2
- Gọi HS đọc đề bài. - 1HS đọc
- Bài toán cho biết những gì? Mảnh đất hình chữ nhật.
- Chiều dài 35m, chiều rộng 20m.
- Bài toán hỏi gì? - Chu vi của mảnh đất.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Hướng dẫn: chu vi mảnh đất chính là Bài giải


chu vi hình chữ nhật có chiều dài 35m, Chu vi của mảnh đất đó là:
chiều rộng 20m. (35 + 20) x 2 = 110 (m)
- Yêu cầu HS làm bài. Đáp số: 110m.
- Chữa bài và đánh giá HS.
Bài 3
- Hướng dẫn HS tính chu vi của hai - Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
hình chữ nhật, sau đó so sánh hai chu (63 + 31) x 2 = 188 (m)
vi với nhau và chọn câu trả lời đúng. - Chu vi hình chữ nhật MNPQ là:
(54 + 40) x 2 = 188 (m)
Vậy chu vi hình chữ nhật ABCD bằng chu
vi hình chữ nhật MNPQ.
4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về - HS lắng nghe.
tính chu vi hình chữ nhật.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 87
CHU VI HÌNH VUÔNG

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :


Giúp HS:
- Nhớ quy tắc tính chu vi hình vuông ( độ dài cạnh x 4).
- Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình vuông và giải toán có nội dung liên
quan đến chu vi hình vuông .
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
- Thước thẳng, phấn màu.
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- KT các kiến thức đã học của tiết 86. - 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
Hướng dẫn xây dựng công thức tính
chu vi hình vuông
- GV vẽ lên bảng hình vuông ABCD có - Chu vi hình vuông ABCD là:
cạnh là 3dm và yêu cầu HS tính chu vi 3 + 3 + 3 + 3 = 12 (dm)
hình vuông ABCD.
- Yêu cầu HS tính theo cách khác. (Hãy - Chu vi hình vuông ABCD là:
chuyển phép cộng 3 + 3 + 3 + 3 thành 3 x 4 = 12 (dm)
phép nhân tương ứng).

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- 3 là gì của hình vuông ABCD? - 3 là độ dài cạnh của hình vuông ABCD.
- Hình vuông có mấy cạnh, các cạnh như - Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau.
thế nào với nhau?
- Vì thế ta có cách tính chu vi của hình - HS tự đọc quy tắc trong SGK.
vuông là lấy độ dài một cạnh nhân với 4.
3. Luyện tập- thực hành
Bài 1
- Cho HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở - Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
để kiểm tra bài của nhau.
- Chữa bài và đánh giá HS.
Bài 2
- Gọi HS đọc đề bài. - 1 HS đọc
- Muốn tính độ dài đoạn dây ta làm như - Ta tính chu vi hình vuông có cạnh là
thế nào? 10cm.
- Yêu cầu HS làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở bài tập.
Bài giải
Đoạn dây đó dài là:
10 x 4 = 40 (cm)
- Chữa bài và đánh giá HS. Đáp số: 40cm.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ. - Quan sát hình.
- Muốn tính chu vi của hình chữ nhật ta - Ta phải biết được chiều dài và chiều
phải biết được điều gì? rộng của hình chữ nhật.
- Hình chữ nhật được tạo thành bởi 3 viên - Chiều rộng hình chữ nhật chính là độ
gạch hoa có chiều rộng là bao nhiêu? dài cạnh viên gạch hình vuông.
- Chiều dài hình chữ nhật mới như thế - Chiều dài hình chữ nhật gấp 3 lần cạnh
nào so với cạnh của viên gạch hình của viên gạch hình vuông.
vuông? - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
- Yêu cầu HS làm bài. bài vào vở bài tập.
Bài giải
Chiều dài của hình chữ nhật là:
20 x 3 = 60 (cm)
Chu vi của hình chữ nhật là:
- Chữa bài và đánh giá HS. (60 + 20) x 2 = 160 (cm)
Đáp số: 160cm.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

Bài 4
- Yêu cầu HS tự làm bài. - HS làm vào vở
Bài giải
Cạnh của hình vuông MNPQ là 3cm.
Chu vi hình vuông MNPQ là:
3 x 4 = 12 (cm)
Đáp số: 12cm.
- Chữa bài cho HS. - 2 HS nhắc lại
5. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi - HS lắng nghe.
hình vuông.
- Về nhà làm bài tập luyện tập thêm.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 88
LUYỆN TẬP

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :


Giúp HS :
- Biết tính chu vi HCN , chu vi hình vuông qua việc giải toán có nội dung hình học.
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- KT các kiến thức đã học của tiết 87. - 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
 Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa ) - Nghe giới thiệu.
- GV nêu mục đích , YC của tiết học
2. Hình thành kiến thức
Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc đề bài. - 1 HS đọc bài.
- Hỏi: Bài tập yêu cầu gì? - Tính chu vi hình chữ nhật
- Yêu cầu HS làm bảng con phaàn a thời - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
gian 1 phút ai làm xong lật mặt sau làm bài vào bảng con
tiếp phần b.
- Gõ thước giơ bảng nhận xét phần a
-Cho HS quay bảng nhận xét cột b.
-Nhận xét tuyên dương những HS tích cực
làm bài.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

Bài 2
- Gọi HS đọc đề bài. - 1 HS đọc
- Hướng dẫn: Chu vi của khung bức tranh
chính là chu vi của hình vuông có cạnh - 1HS làm bài, cả lớp lảm bài vào vở sau
50cm. đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để
- Số đo cạnh viết theo đơn vị xăng-ti-mét, kiểm tra bài của nhau.
đề bài hỏi chu vi theo đơn vị mét nên sau Bài giải
khi tính chu vi theo xăng-ti-mét ta phải đổi Chu vi của khung tranh đó là:
ra mét. 50 x 4 = 200 (cm)
- HD nhận xét bài Đổi 200cm = 2m
Đáp số: 2m.
Bài 3
- Gọi HS đọc đề bài. - 1 HS đọc
- Bài toán cho biết gì? - Chu vi của hình vuông là 24cm.
- Bài toán hỏi gì? - Cạnh của hình vuông.
- Muốn tính cạnh của hình vuông ta làm - Ta lấy chu vi chia cho 4. Vì chu vi
như thế nào? Vì sao? bằng cạnh nhân với 4 nên cạnh bằng chu
vi chia cho 4.
- Yêu cầu HS làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở bài tập.
Bài giải
Cạnh của hình vuông đó là:
24 : 4 = 6 (cm)
Đáp số: 6cm
Bài 4
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Vẽ sơ đồ bài toán. - Bài toán cho biết nửa chu vi của hình
- Bài toán cho biết những gì? chữ nhật là 60m và chiều rộng là 20m.
- Hỏi: Nöûa chu vi của HCN là gì? - Nửa chu vi của hình chữ nhật chính là
tổng của chiều dài và chiều rộng của
hình chữ nhật đó.
- Bài toán hỏi gì? - Bài toán hỏi chiều dài của hình chữ
nhật.
- Làm thế nào để tính chiều dài của hình - Lấy nửa chu vi trừ đi chiều rộngđã
chữ nhật? biết.
- Yêu cầu HS làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở bài tập.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

Bài giải
Chiều dài của hình chữ nhật là:
60 – 20 = 40 (m)
Đáp số: 40m.
- Chữa bài và đánh giá HS.
4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- HS về nhà ôn lại các bảng nhân chia đã - HS lắng nghe.
học, nhân, chia số có ba chữ số với số có
một chữ số, tính chu vi của hình chữ nhật,
hình vuông ... để kiểm tra cuối kì.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 89
LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU


Giúp HS :
- Biết làm tính nhân , chiatrong bảng; nhân ( chia) số có hai chữ số, ba chữ số với (
cho ) số có một chữ số .
- Biết tính chu vi hình vuông, hình chữ nhật; Giải bài toán về tìm một phần mấy của
một số, ...
II. CHUẨN BỊ
1. PP/KTDH.
- Làm việc cá nhân
- Làm việc nhóm
- Làm việc theo cặp.
2. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- SGK, Bàng CN, nhóm .
- Phiếu bài tập
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động học Yêu cầu cần đạt
1. Khởi động
- Lớp trưởng điều kiển - Cả lớp chú ý
- Lớp phó VN tổ chức hát múa - Lớp làm theo
 Kiểm tra bài cũ
- KT các kiến thức đã học của tiết 88. - 3 HS làm bài trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và đánh giá HS.
Liên hệ bài mới
Giới thiệu bài ( GV ghi tựa )
- GV nêu mục đích , YC của tiết học - Nghe giới thiệu.
2. Hình thành kiến thức
Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- Yêu cầu HS suy nghĩ bài. - 1 phút để suy nghĩ.
- Chôi xì điện - Thực hiện theo yêu cầu của GV
Bài 2: Tính
- Phát phiếu học tập cho HS làm bài thời - 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1
gian 3 phút làm (cột 1,2,3) ai làm xong cột HS cả lớp làm bài vào phiếu học tập.
làm tiếp các cột còn lại. a)

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

- Yêu cầu HS tự làm bài. 47 281 108


x x x
- Chữa bài, yêu cầu một số HS nêu cách 5 3 8
tính của một số phép tính cụ thể trong
bài. b)
872 2 261 3 945 5

- Gọi HS xung phong nêu kết quả cột


4,5
- Nhận xét và đánh giá HS. Tuyên - HS khác nhận xét
dương những HS tích cực làm bài.
Bài 3
- Gọi 1 HS đọc đề bài, sau đó yêu cầu - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
HS nêu cách tính chu vi hình chữ nhật bài vào vở bài tập.
và làm bài. Bài giải
Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:
(100 + 60) x 2 = 320 (m)
- Chữa bài và đánh giá HS. Đáp số: 320m.
Bài 4
- Yêu cầu HS đọc đề bài. - 1 HS đọc bài.
- HD phân tích đề - 2 HS phân tích đề.
- Muốn biết sau khi đã bán một phần ba - Ta phải biết được đã bán được bao nhiêu
số vải thì còn lại bao nhiêu mét vải ta mét vải, sau đó lấy số vải ban đầu trừ đi
phải biết được gì? số mét vải đã bán.
- Yêu cầu HS làm bài thời gian 5 phút ai - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
xong làm tiếp bài 5 bài vào vở bài tập.
Bài giải
Số mét vải đã bán là:
81 : 3 = 27 (m)
Số mét vải còn lại là:
- Chữa bài và đánh giá HS. 81 – 27 = 54 (m)
Đáp số: 54m.
- Gọi HS xung phong nêu cách tính và
nêu giá trị của biểu thức .
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính giá trị
của biểu thức .
-GV nhận xét và tuyện dương những HS

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

tích cực làm bài.


4. Tìm tòi - ứng dụng
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học - Lớp PHT điều khiển
- Về nhà ôn tập thêm về phép nhân, chia - HS lắng nghe.
trong bảng và nhân, chia số có hai, ba
chữ số với số có một chữ số; Ôn tập về
giải toán có lời văn để chuẩn bị kiểm tra
học kì.
- Nhận xét tiết học.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

TIẾT 90
KIỂM TRA 1 TIẾT
BAN CHUYÊN MÔN RA ĐỀ.

Kiểm tra tập trung vào việc đánh giá:


- Biết nhân, chia nhẩm trong phạm vi bảng tính đã học; bảng chia 6,7.
- Biết nhân số có hai chữ số , ba chữ số với số có một chữ số ( Có nhớ một lần), chia
số có hai , ba chữ số cho số cho số có một chữ số ( chia hết và chia có dư).
- Biết tính giá trị biếu thức số có đến hai dấu phép tính.
- Tính chu hình chữ nhật , chu vi hình vuông.
- Xem đồng hồ chính xác đến 5 phút.
- Giải bài toán bằng hai phép tính.

ĐỀ THAM KHẢO
Bài 1: Tính nhẩm:
5 x 4 = ... 54 : 6 = ... 9 x 3 = ... 63 : 7 = ...
6 x 8 = ... 42 : 7 = ... 6 x 5 = ... 35 : 5 = ...
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
67 x 3 123 x 5 657 : 7 589 : 9
Bài 3: Tính giá trị của biểu thức:
34 x 5 + 56 74 + 45 x 9
Bài 4: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài là 72m, chiều rộng bằng 1/3 chiều
dài. Tính chu vi của hình chữ nhật đó.
Bài 5: Vẽ thêm kim giờ và kim phút để đồng hồ chỉ:
a) 5 giờ 20 phút b) 20 giờ 35 phút

BIỂU ĐIỂM
Bài 1: (2 điểm). Mỗi phép tính đúng được 1/6 điểm.
Bài 2: (2 diểm). Mỗi phép tính đúng được 1/2 điểm.
Bài 3: (2 diểm). Mỗi phép tính đúng được 1 điểm.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

Bài 4: (3 điểm). – Nêu câu trả lời giải và viết đúng phép tính để tìm được chiều rộng
của hình chữ nhật được 1,5 điểm.
- Viết đúng lời giải và phép tính tìm chu vi : 1 điểm
- Viết đúng đáp số : 0,5 điểm
Bài 5: (1 điểm). – Mỗi đồng hồ vẽ đúng kim giờ và kim phút được 0,5 điểm.

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2


Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân

KÝ DUYỆT GIÁO ÁN

KIỂM TRA TRONG TỔ KHỐI


GIÁO VIÊN KHỐI TRƯỞNG
Kiểm tra ngày ... tháng … năm ….. Duyệt ngày ... tháng … năm …..
Người kiểm tra
................................................................... .....................................................................
................................................................... .....................................................................
................................................................... .....................................................................
................................................................... .....................................................................

DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU


HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Duyệt ngày ... tháng … năm ….. Duyệt ngày ... tháng … năm …..
.................................................................... ..............................................................
.................................................................... ..............................................................
.................................................................... ..............................................................
................................................................... ..............................................................

GV: Đặng Minh  Giáo Án Lớp: 3/2

You might also like