You are on page 1of 3

Công ty Hóa Chất Xây Dựng Phương Nam

So sánh bê tông dự ứng lực với bê tông cốt thép


Sự khác biệt quan trọng nhất giữa hai loại kết cấu này chính là việc sử dụng
vật liệu cường độ cao cho bê tông dự ứng lực. Để khai thác được thép cường độ
cao thì buộc phải sử dụng dự ứng lực. Việc kéo căng cốt thép và neo chúng vào bê
tông sẽ tạo ra các trạng thái ứng suất và biến dạng mong muốn để qua đó, giảm
thiểu hoặc triệt tiêu vết nứt trong bê tông. Nhờ đó, toàn bộ mặt cắt của kết cấu
bê tông dự ứng lực trở thành mặt cắt có hiệu. Trong khi đó, ở kết cấu bê tông cốt
thép thường chỉ một phần mặt cắt là có hiệu.
Việc sử dụng các cốt dự ứng lực có quỹ đạo cong sẽ giúp chịu thêm lực cắt.
Ngoài ra, dự ứng lực trong bê tông có xu hướng làm giảm ứng suất kéo chính và
qua đó, làm tăng sức kháng cắt trong các cấu kiện. Do đó, để chịu cùng một lực
cắt, mặt cắt bằng bê tông dự ứng lực có thể nhỏ hơn mặt cắt bằng bê tông cốt
thép thường. Vì lý do này, các mặt dạng chữ I có thành bụng mảnh hay được sử
dụng trong các kết cấu bê tông dự ứng lực.
Bê tông cường độ cao vốn được coi là không kinh tế khi sử dụng trong các
kết cấu bê tông cốt thép thường lại được mong muốn và, thậm chí, bắt buộc
trong kết cấu bê tông dự ứng lực. Các cấu kiện có mặt cắt mảnh bằng bê tông
cường độ cao không dự ứng lực đòi hỏi nhiều cốt thép thường dù vẫn không
tránh được nứt và có độ cứng nhỏ. Trong khi đó, việc sử dụng bê tông cường độ
cao trong các kết cấu dự ứng lực cho phép tạo lực dự ứng lực lớn, qua đó, làm
tăng khả năng chống nứt cũng như độ cứng và từ đó, làm giảm kích thước mặt
cắt.
Tuy nhiên, mỗi dạng kết cấu đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau.
Phần sau đây sẽ so sánh bê tông dự ứng lực và bê tông cốt thép thường ở các
phương diện tính khai thác, độ an toàn và tính kinh tế.
Tính khai thác. Kết cấu bê tông dự ứng lực thích hợp với kết cấu nhịp lớn,
chịu tải trọng lớn. Kết cấu bê tông dự ứng lực mảnh nên dễ phù hợp với các yêu
cầu mỹ quan và cho phép tạo ra các khoảng tịnh không lớn. Bê tông dự ứng lực ít
bị nứt và có khả năng phục hồi đóng vết nứt khi tải trọng đi qua. Độ võng do tĩnh
tải nhỏ nhờ độ vồng được tạo ra bởi dự ứng lực. Độ võng do hoạt tải cũng nhỏ do
mặt cắt có hiệu không nứt có độ cứng lớn hơn hai đến ba lần mặt cắt đã nứt. Kết
cấu bê tông dự ứng lực thích hợp hơn với kết cấu lắp ghép do có trọng lượng nhỏ
hơn.
Trong một số trường hợp, kết cấu có yêu cầu trọng lượng và khối lượng lớn
và khi này bê tông dự ứng lực không có lợi thế, kết cấu bê tông hoặc bê tông cốt
thép sẽ thích hợp hơn.
Độ an toàn. Khó có thể nói rằng, dạng kết cấu này là an toàn hơn dạng kết

http://vietnam12h.com
Công ty Hóa Chất Xây Dựng Phương Nam

cấu khác. Độ an toàn của một kết cấu phụ thuộc nhiều vào việc thiết kế và xây
dựng hơn là dạng của nó. Tuy nhiên, đặc tính an toàn có tính kế thừa của bê tông
dự ứng lực cũng cần được nêu lên ở đây. Trong quá trình tạo dự ứng lực, cả bê
tông và cốt dự ứng lực đã được thử nghiệm. Ở nhiều kết cấu, trong quá trình tạo
dự ứng lực, cả bê tông và cốt dự ứng lực đã phải chịu các ứng suất lớn nhất trong
cả cuộc đời của chúng. Do đó, nếu vật liệu đã vượt qua được quá trình tạo dự ứng
lực, chúng có đủ khả năng để chịu các tác động trong quá trình khai thác.
Nếu được thiết kế phù hợp bởi các phương pháp thiết kế hiện nay, kết cấu
dự ứng lực có khả năng chịu các vượt tải bằng hoặc hơi cao hơn kết cấu bê tông
cốt thép thường. Với các thiết kế thông thường, chúng có độ võng lớn trước khi bị
phá hoại. Kết cấu bê tông dự ứng lực cũng có khả năng chịu các tác động va chạm,
tác động lặp tương tự như kết cấu bê tông cốt thép thường. Khả năng chống rỉ
của bê tông dự ứng lực cao hơn của bê tông cốt thép thường do chúng ít bị nứt và
chất lượng của bê tông được dùng trong kết cấu dự ứng lực cao hơn. Tuy nhiên,
nếu xuất hiện vết nứt, tác động của rỉ lên kết cấu bê tông dự ứng lực nghiêm
trọng hơn so với kết cấu bê tông cốt thép thường. Thép chịu ứng suất cao trong
các kết cấu bê tông dự ứng lực nhạy với các tác động hoả hoạn hơn cốt thép
thường.
So với kết cấu bê tông cốt thép thường, kết cấu bê tông dự ứng lực đòi hỏi
phải cẩn thận hơn trong thiết kế và xây dựng do vật liệu có cường độ cao hơn,
mặt cắt nhỏ hơn, kết cấu mảnh hơn, v.v.
Tính kinh tế. Dễ thấy rằng, kết cấu bê tông dự ứng lực sử dụng ít vật liệu
hơn nhờ vật liệu có cường độ cao hơn. Cốt thép đai trong kết cấu bê tông dự ứng
lực cũng được sử dụng ít hơn
do sức kháng cắt của bê tông cao hơn và cốt dự ứng lực xiên góp phần chịu
lực cắt. Việc làm giảm kích thước mặt cắt dẫn đến làm giảm tĩnh tải và chiều cao
kiến trúc dẫn đến việc tiết kiệm vật liệu ở các bộ phận khác của kết cấu. Ở các kết
cấu lắp ghép, dự ứng lực làm giảm khối lượng vận chuyển.
Mặc dù có các lợi thế kinh tế trên, kết cấu bê tông dự ứng lực cũng không
phải là có thể được sử dụng hợp lý cho mọi trường hợp. Trước hết, vật liệu cường
độ cao có đơn giá cao hơn. Kết cấu dự ứng lực đòi hỏi nhiều thiết bị và vật liệu
phụ trợ hơn như neo, ống gen, vữa bơm, v.v. Hệ thống ván khuôn cũng tốn kém
hơn do mặt cắt của các cấu kiện dự ứng lực thường phức tạp hơn. Trong thiết kế
cũng như thi công kết cấu bê tông dự ứng lực, trình độ nhân công đòi hỏi cao
hơn, công tác giám sát trong thi công dự ứng lực cũng cần được thực hiện chu
đáo, tỉ mỉ hơn. Các chi phí bổ sung còn có thể phát sinh phụ thuộc vào kinh
nghiệm của kỹ sư và công nhân.

http://vietnam12h.com
Công ty Hóa Chất Xây Dựng Phương Nam

Từ những vấn đề nêu trên có thể rút ra kết luận là kết cấu bê tông dự ứng
lực sẽ là kinh tế khi áp dụng cho các kết cấu nhịp lớn, chịu tải trọng lớn và khi
công tác thiết kế và thi công được thực hiện bởi các kỹ sư và công nhân có kinh
nghiệm. Kết cấu này cũng được coi là kinh tế khi được chế tạo ở dạng lắp ghép
hay bán lắp ghép.

http://vietnam12h.com

You might also like