You are on page 1of 3

Biến dầu thực vật đã qua sử dụng thành nhiên liệu sinh học

Trong khi việc sản xuất diesel từ dầu mỏ có khuynh hướng giảm do nguồn tài
nguyên dầu mỏ đang cạn kiệt, thì việc sản xuất nhiên liệu sinh học (biodiesel) từ
dầu thực vật thải và từ các loại dầu thực vật khác là một giải pháp cho nguồn năng
lượng mới trong tương lai.
Nguyên liệu đầu vào đề sản xuất biodiesel ở nước ta có nhiều loại: Các loại
dầu thực vật ăn được và không ăn được, trong đó có dầu rán phế thải, dầu hạt cao
su, mỡ cá basa... Trong đó, dầu rán phế thải là thích hợp nhất, vì về nguyên tắc,
dầu rán phế thải không dùng để ăn được bởi khi chiên đi chiên lại nhiều lần tính
chất của dầu đã bị biến đổi có hại cho sức khỏe, cụ thể một phần đã chuyển thành
aldehyde rất độc. Dầu rán phế thải lại khó tự phân hủy trong môi trường, nên nếu
thải ra môi trường sẽ làm ô nhiễm môi trường.
Sử dụng dầu thực vật đã sử dụng nhiều lần - tác hại khó lường
Theo tính toán, một nhà hàng trung bình có thể thải ra 20 - 30kg dầu ăn/ngày,
sau đó đem bán lại cho các cơ sở sản xuất chiên, xào tiếp. Dầu ăn được dùng để
chiên nhiều đến mức từ vàng sang đen, rồi vón cục. Lúc này, chu kỳ "tận dụng"
của nó mới chấm dứt và thường được đổ thẳng xuống cống rãnh. Nhiều nghiên cứu
cho thấy, dầu ăn khi đun đi đun lại nhiều lần ở nhiệt độ cao sẽ bị ôxy hóa và
polyme hóa nên mất dinh dưỡng, đặc biệt, khi thức ăn bị cháy đen trong môi
trường dầu sẽ trở thành cặn cacbon, là nguyên nhân gây bệnh ung thư, tim mạch,
bệnh Parkinson, mất trí và những bệnh liên quan đến gan.
Bên cạnh việc gây tác hại xấu đến sức khỏe con người, việc thải dầu thực vật
ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí nghiêm trọng. Trong khi
đó, dầu thực vật thải có thành phần tương tự như dầu thực vật, rất phù hợp để ứng
dụng làm nguồn sinh khối cho chế tạo biodiesel.
Biến dầu thải thành biodiesel
Các nhà khoa học đã bước đầu sản xuất được nhiên liệu biodiesel chiết xuất
từ dầu rán phế thải để làm nguồn nhiên liệu cho các động cơ diesel hoạt động.
Biodiesel được sản xuất từ dầu rán phế thải có tính ứng dụng vào cuộc sống cao
khi sử dụng cho các loại xe tải, xe nâng, xe buýt... góp phần vào việc giảm khí thải
độc hại ra môi trường.
Dầu thực vật thải đã qua chế biến có thành phần phức tạp, ngoài dầu mỡ còn
chứa nhiều tạp chất như muối, tạp chất cơ học, cặn cácbon, nước, đường... Do đó,
trước khi cracking (quá trình phản ứng hóa học nhằm phá vỡ chuỗi hydrocacbon
dài thành các hydro-cacbon ngắn), dầu thực vật thải cần được xử lý loại bỏ tạp
chất. Kết quả thu được sau quá trình cracking dầu thực vật thải là khí khô (chứa
chủ yếu các khí H2, CO, COI, CH4, C2H6, C2H4), khí hóa lỏng và xăng. Những
sản phẩm này hoàn toàn có thể sử dụng được và có chất lượng tốt. Giá sản phẩm
biodiesel phụ thuộc cơ bản vào giá dầu rán phế thải. Trong khi đó giá dầu rán phế
thải lại rẻ cộng với công nghệ sản xuất có chi phí thấp chắc chắn giá sản phẩm
biodiesel chỉ bằng 1/2 giá diesel dầu mỏ. Hiệu suất chuyển hóa thành biodiesel
luôn đạt trên 99%. "Đặc biệt khí CO thải ra chỉ bằng một nửa so vói diesel từ dầu
mỏ. Diesel sinh học sản xuất từ dầu thực vật có khả năng cháy tương đương với
diesel từ dầu mỏ và không thay đổi hệ thống của máy móc".
Hiện nay, Công ty CP Xây dựng - Thương mại và Môi trường Hà Nội (Công
ty Hactra), đơn vị được hãng NanKol - Kogoshima (Nhật Bản) nghiên cứu chuyển
giao thiết bị sản xuất nhiên liệu biodiesel tiên tiến bằng công nghệ mới (bộ chuyển
đổi ME.X - Loại MEP). Thiết bị sản xuất nhiên liệu diesel sinh học tiên tiến bằng
công nghệ mới JIS (đáp ứng tiêu chuẩn Nhật Bản) với quy trình khử nhũ tương cải
tiến không cần xử lý nước thải nhờ sử dụng hệ thống rửa khô, thân thiện môi
trường. Chất lượng nhiên liệu được cải thiện bằng quy trình tinh lọc phản ứng
được điều khiển tự động. Theo tính toán, với 2 tấn dầu phế thải sẽ được 1,8 tấn
biodiesel. Đây sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào, chi phí thấp đồng thời giảm ô
nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế. Từ lượng dầu đen phế thải đậm
đặc, mùi chua giờ đã trở thành dầu vàng như màu nguyên thủy, thoang thoảng mùi
cồn nhẹ, mùi chua đã biến mất.
Ông Đỗ Tất Việt - Tổng Giám đốc Công ty Hactra cho biết, khi được chuyển
giao công nghệ này, từ năm 2011, Công ty đã ký hợp đồng với Công ty Toyota
Việt Nam thu gom dầu ăn thải tại Nhà máy Toyota (Phúc Yên) với giá thành
3.000đ/lít, khối lượng dự kiến 450 lít/tháng vào mục đích thí nghiệm chuyển đổi
dầu ăn thải thành biodiesel. Theo cam kết, sau thành công, Công ty Hactra sẽ bán
bộ chuyển đổi MEP (bộ chuyển đổi dầu ăn thành biodiesel) để Toyota tự điều chế
biodiesel và sử dụng cho các xe nâng hàng của Nhà máy Toyota Motor Việt Nam.
Đây là sự hợp tác hiệu quả, vừa đem lại nguồn lợi kinh tế và đóng góp cho công
tác BVMT.
Trong gần 1 năm qua, sản phẩm biodiesel được chính Công ty Hactra dùng
chạy xe nâng hàng tại Nhà máy Hactra (Hải Dương) rất hiệu quả, bởi sử dụng
nhiên liệu này bình thường như diesel dầu mỏ, không gây hại cho máy móc mà rất
thân thiện với môi trường. Theo thiết bị phân tích khí thải của Nhật Bản về thành
phần của biodiesel, kết quả cho thấy, các chỉ tiêu CO2, CO và NO đều đạt chuẩn
quốc tế.
Tuy nhiên, theo ông Việt, trở ngại chính đối với việc ứng dụng rộng rãi
biodiesel ở nước ta là nguồn thu gom dầu rán phế thải rất khó khăn. Mặc dù Công
ty có hẳn đội ngũ đi thu gom nhưng lâu nay dầu thực vật đã qua sử dụng tại các
nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể đều được các cơ sở sản xuất thực phẩm thu
mua về chế biến lại nên rất khó cạnh tranh.
Có thể nói, việc sử dụng dầu ăn phế thải là một bước đi mới. Hy vọng rằng,
các cơ quan chức năng cần có sự vào cuộc mạnh mẽ để người dân hiểu được tác
hại của dầu rán phế thải đến sức khỏe và môi trường, đồng thời tạo cơ chế thuận
lợi để doanh nghiệp ổn định sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường năng lượng hiện
nay.
TRẦN THỊ HẠNH
TCMT 11/2012

You might also like