You are on page 1of 14

MÓN QUÀ NHỎ TỪ YCV –

DỊCH VỤ CV CHẤT LƯỢNG


CAO CỦA YBOX.VN

Mẫu CV Hoàn Hảo Cho Người Không Có Kinh


Hãy bắt đầu sự nghiệp
của bạn từ đây
Nghiệm
Viết bản lý lịch (CV) đầu tiên của mình có thể là một quá trình khó khăn. Các nhà
tuyển dụng chỉ bỏ ra trung bình 6 giây để đọc một bản lý lịch trước khi họ ra Nội
dung nổi bật:

“Trong khi không có bất kì quay luật nào trong việc viết một CV, nó thật sự phụ thuộc
vào hoàn cảnh bạn xin việc, và có một vài bước chuẩn bị mà tất cả sinh viên và những
người mới bắt đầu làm việc chuyên nghiệp nên làm theo”.

Điều quan trọng nhất để nghĩ tới khi viết CV đầu tiên của bạn chính là mục tiêu của
công việc và người đọc. “Hãy tự hỏi: Nếu tôi đưa CV cho một người mà họ không biết
gì về ngành học và phương hướng nghề nghiệp của tôi, trong vòng 30 giây đầu họ có
thể dễ dàng xác định vai trò mà tôi đang nhắm tới và vì sao không?”
2

Amanda Augustine, một chuyên gia về nghề nghiệp tại TheLadders, nói. “Trong khi
không có bất kì quay luật nào trong việc viết một CV, nó thật sự phụ thuộc vào hoàn
cảnh bạn xin việc, và có một vài bước chuẩn bị mà tất cả sinh viên và những người
mới bắt đầu làm việc chuyên nghiệp nên làm theo”.

CV của bạn có thể khác đi, tùy theo ngành mà bạn đang ứng tuyển, CV dưới đây sẽ
có thể là hướng dẫn hữu dụng cho các bạn có ít kinh nghiệm làm việc:

“Khi bạn yêu thích công


việc của mình. Ngày nào
cũng là ngày lễ”

Frank Tyger

Điều gì khiến đây là bản lý lịch xin việc xuất sắc cho một người không có kinh nghiệm?
Augustine liệt kê những lý do sau:

1. Cách trình bày gọn gàng và dễ đọc.

Một kiểu chữ duy nhất được dùng xuyên suốt văn bản. Ngày và địa điểm được thể
hiện một cách phù hợp, vì thế sẽ dễ dàng cho việc tìm và chọn ra những thông tin
quan trọng. “Thêm vào đó, tiêu đề và những phần chính được canh giữa trang giấy,
3

vốn là nơi mà nghiên cứu của TheLadders chỉ ra các nhà tuyển dụng có khuynh hướng
xem trong CV trước”, cô nói.

2. Bao gồm một đường link tới hồ sơ trên mạnh của người tìm việc (LinkedIn)
“Không có thành công
Thông tin này có vẻ được đưa vào hơi sớm, nhưng quan trọng, giúp sinh viên phát
thực sự nào mà không bị triển thói quen tốt dùng mạng xã hội từ lúc đầu. “Tạo một hồ sơ chuyên nghiệp sẽ góp
phản đối, bạn càng tiến phần cho sự nghiệp tương lai của bạn”, Augustine gợi ý. “Nếu bạn đang học để làm
tuyến để thể hiện như một phần thông tin liên hệ của bạn. Thêm vào đó, tăng thêm
bộ hơn, học hỏi được các cài đặt an ninh trên các tài khoản cá nhân của bạn để chúng có thể được ẩn đi”.
nhiều hơn, và càng tiến
3. Mục tiêu tìm việc phải rõ ràng
gần hơn đến thành quả
có một công việc thực tập trong ngành quảng cáo hoặc quan hệ công chúng. “Nếu CV
của mình.” tìm việc của cô ta được truyền đi tới một người nào đó bởi một người bạn, người đọc
sẽ không cần phải suy đoán”, Augustine nói. “Tuy thương hiệu bản thân của Maria
Anthony Robbins vẫn chưa phát triển, bản tóm tắt của cô ấy đã đề cập đến giá trị mà cô muốn đem lại:
bằng cấp tương thích, kinh nghiệm của cô trong việc sử dụng mạng xã hội, và kỹ năng
viết của cô ta”.

4. Làm nổi những điểm mạnh đặc biệt của người tìm việc.

Maria đang theo đuổi công việc thực tập đầu tiên của cô và không có bất kì kinh
nghiệm liên quan nào để nói đến. “Kết quả là, chúng ta tìm những yếu tố trong bản lý
lịch của cô để chỉ ra những thế mạnh: luận văn của cô, những hoạt động thể hiện khả
năng lãnh đạo, thành tựu và kỹ năng”, Augustine giải thích. “Kinh nghiệm làm việc của
Mario được chuyển xuống dưới cùng bản lý lịch bởi vì nó không trực tiếp dính dáng
đến mục tiêu thực tập của cô”. Tuy nhiên, nó rất quan trọng để kể về thông tin này bởi
vì nó cho thấy đạo đức làm việc và kỹ năng của Maria.

5. Bao gồm một vài liên hệ với trường trung học

Nếu bạn đang theo đuổi kì thực tập đầu tiên của mình, sẽ là rất tốt nếu bạn thêm vài
thông tin về trường phổ thông của bạn. Việc này bao gồm bất kì giải thưởng, sự vinh
danh và học bổng nào mà bạn có thể đã nhận được hay những môn thể thao mà bạn
đã chơi. Nếu bạn là một học sinh tiêu biểu của trường, hay bạn nắm giữ chức vụ cao
trong một câu lạc bộ, hãy kể về nó trong bản lý lịch đầu tiên của mình, Augustine nói.
“Thông tin này cho phép người đọc hiểu rõ hơn về người sinh viên đã từng là một học
sinh năng động cả trong và ngoài trường học”.

6. Liệt kê những kỹ năng truyền thông xã hội của cô

“Nếu bạn lớn lên cùng Facebook và các kênh mạng xã hội khác, có vẻ rất khờ khạo
khi thêm những thứ này vào lý lịch của mình – không phải ai cũng biết xài Instagram
ngày nay hay sao?”, Augustine nói. “Nhưng thực tế là những kiến thức này được rất
nhiều người tuyển dụng đánh giá cao, và không phải ai cũng sở hữu nó”. Nếu bạn
đang nhắm vào các cơ hội thực tập trong ngành marketing, PR, quảng cáo, báo chí
hoặc ngay cả chăm sóc khách hàng, hãy thêm vào lý lịch xin việc của bạn những kĩ
năng này. Nhiều nhà tuyển dụng đang tìm kiếm thực tập viên giúp họ quản lý thương
hiệu trực tuyến của họ; việc thêm vào những kỹ năng này sẽ giúp họ tìm ra bạn.
4

7. Không bao gồm danh sách những người có thể liên hệ


“Tôi có thể chưa đến
Bạn không cần một dòng "danh sách người có thể liên hê”.
được nơi đó, nhưng tôi
nhà tuyển dụng tìm kiếm thực tập sẽ không hy vọng bạn có quá nhiều kinh nghiệm,
đã đến gần hơn so với vị
Augustine nói. “Tuy nhiên, họ muốn thấy một sinh viên năng động, chứng tỏ được sự
trí của tôi ngày hôm hứng thú với vị trí họ tìm”.
qua.” Vậy nên, khi bạn ngồi viết CV tìm việc đầu tiên của mình, hãy cố nghĩ về những công
việc trước kia của bạn theo hướng mới. “Nếu kinh nghiệm của bạn có vẻ không liên
Khuyết danh quan đến công việc mà bạn muốn, hãy nghĩ về những kĩ năng nào bạn đã được thực
hành hoặc học hỏi mà có thể ứng dụng được”, cô nói. “Ví dụ, là một tiếp viên, bạn
chắc chắn sẽ phát triển kĩ năng trong chăm sóc khách hàng, bán hàng và đa nhiệm,
tất cả đều có thể rất đáng giá đối với một nhà tuyển dụng tiềm năng”.

Nhã Phương

Theo Trí Thức Trẻ/BI


5

Cách Viết Thư Xin Việc (Cover Letter) Bằng


Tiếng Anh
Bạn là sinh viên mới tốt nghiệp, bạn đang cần tìm một công việc phù hợp; việc bạn
“Làm điều bạn thích là cần làm bây giờ là chuẩn bị một hồ sơ xin việc thật chuyên nghiệp và ấn tượng. Phần
Thư xin việc (Cover Letter). Để viết một bức thư xin việc Cover Letter bằng tiếng Anh
tự do. Thích điều bạn
ngắn gọn nhưng chuyên nghiệp, bạn hãy lưu ý những điểm dưới đây:
làm là hạnh phúc”
Đối với Cover Letter gửi qua Email
Frank Tyger

1. Cần phải có lời chào ở đầu thư. Cách viết lời chào ở đầu thư phụ thuộc vào
những thông tin bạn có về công ty đó.

Nếu bạn biết tên của nhà tuyển dụng, lời chào của bạn có thể là: Dear (tên của nhà
tuyển dụng) tiếp theo là một dấu phẩy hoặc dấu chấm. Hãy chắc chắn về đối tượng
nhận thư xin việc của bạn để thêm các tiêu đề thích hợp như (Mr., Ms., Dr.)
Nếu bạn không biết tên của nhà tuyển dụng, bạn có thể đề “Dear Hiring Manager,”,
“Dear Recruiting Team,” hay “Dear (tên công ty)”.

Hoặc bạn có thể lựa chọn phương án viết “To whom it may concern”, tuy nhiên chúng
tôi khuyên bạn nên tránh lời chào này, nó gây cảm giác như một lá thư mẫu.
6

“Nhiều người ước mơ


được thành công. Thành
công chỉ có thể đạt
được qua thất bại và sự
nội quan liên tục. Thật
ra, thành công thể hiện
1% công việc ta làm –
kết quả có được từ 99%
cái gọi là thất bại.”

Soichiro Honda

2. Cách viết đoạn đầu tiên. Đoạn đầu của Cover Letter là nơi để bạn đề cập tới
công việc mà bạn đang ứng tuyển, và bạn đã tìm đến công việc này như thế nào.

Bạn chỉ cần trình bày trong 1-2 câu.


7

3. Phần nội dung chính của thư. Hầu hết Cover Letter chi gồm 1- 2 đoạn cơ bản,
bạn không nên khiến nhà tuyển dụng mất thời gian để đọc một lá thư xin việc
quá dài.

Cố gắng trả lời những câu hỏi sau trong đoạn chính:
“Người được trả
Lý do tại sao tôi nghĩ mình là ứng viên đủ tiêu chuẩn cho vị trí này?
lương không phải vì
có đầu và tay, mà vì Những kinh nghiệm nào tôi có phù hợp với yêu cầu công việc của vị trí này?

sử dụng chúng” Tại sao tôi muốn làm việc cho công ty bạn?

4. Cách viết đoạn cuối thư. Đây là nơi bạn tóm lai vấn đề và thảo luận về bạn sẽ
Elbert Hubbard làm những gì tiếp theo để ứng tuyển vào vị trí này.

Cần bao gồm các nội dung:

Nhắc lại trong một câu về lí do vì sao bạn là ứng viên phù hợp cho vị trí tuyển dụng
này.

Thảo luận về những gì bạn sẽ làm tiếp theo, ví dụ như bạn mong muốn được phỏng
vấn cho vị trí này để có thể thảo luận nhiều hơn về kĩ năng và kinh nghiệm của bạn.

Cung cấp thông tin liên lạc của bạn, bao gồm địa chỉ email và số điện thoại, để nhà
tuyển dụng có thể dễ dàng liên lạc với bạn.

Đề cập tới bản Sơ yếu lý lịch CV hoặc các tài liệu tham khảo mà bạn có đính kèm
trong thư (nếu có).

Cảm ơn người đã dành thời gian cho bạn.


8

5. Cách viết kết thúc Cover Letter.


“Một người thắng Để kết thúc thư bạn có thể viết “Best” hay “Sincerely” đó là những cách phổ biến.
cuộc khi phạm lỗi nói: Ngoài ra, vì bạn không thể kí tên vào email nên cuối thư bạn có thể gõ tên đầy đủ của
bạn thay cho chữ kí.
“Tôi đã sai”. Còn một
người thua cuộc khi Theo Wikihow

phạm sai lầm nói:


“Đó không phải lỗi
của tôi”.

Khuyết danh
9

Vượt Qua Cạm Bẫy Khi Phỏng Vấn Tuyển


Dụng
Nhiều ứng viên cho rằng, nhà tuyển dụng sẽ chọn những câu thật hóc búa để
đánh đố. Tuy nhiên, họ sẽ dễ dàng bị đánh lừa và giúp người hỏi nhìn nhận
ứng viên toàn diện nhất chỉ bằng một số câu hỏi đơn giản mà Business Insider
đã thống kê dưới dây.

Câu hỏi 1: Bạn hãy giới thiệu vài nét về bản thân?
“Kẻ nào chưa từng mắc
Mục đích của câu hỏi phỏng vấn: Nhà tuyển dụng (NTD) muốn xác định cách ứng viên
phải lỗi lầm cũng là kẻ tự đánh giá năng lực bản thân phù hợp vào vị trí ứng tuyển.
chưa bao giờ thử làm việc “Sai lầm lớn nhất mà ứng viên thường mắc phải là cứ ngỡ NTD muốn biết về cá nhân
gì cả” họ khi đưa ra câu hỏi này. Vì thế, họ bắt đầu kể “tràng giang đại hải” về tiểu sử bản
thân, sở thích và thói quen. Thậm chí, ngay cả những ứng viên lành nghề, từng dày
Albert Einstein dạn trên con đường xin việc cũng lo lắng dù đã chuẩn bị kĩ lưỡng”, Tina Nicole, chuyên
viên cố vấn phát triển nghề nghiệp kiêm nhà sáng lập trang wed hướng nghiệp
Resume Writer’s Ink, ghi nhận.

Cách xử lý tốt nhất: Bạn không nên nói nhiều về bản thân mà hãy dành thời gian nói
về công việc gần đây nhất và nhấn mạnh kinh nghiệm bạn đã có để có thể ứng tuyển
vào vị trí này. Ví dụ, bạn có thể thử cách trả lời sau: “Tôi nghĩ tôi có thể cải thiện tình
hình kinh doanh nhờ khả năng nhạy bén trong phân tích và giải quyết vấn đề”. Khẳng
định này sẽ cho thấy, bạn có kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề cũng như có khả
năng lãnh đạo trong việc giải quyết tình hình kinh doanh cho công ty.

Câu hỏi 2: Hãy mô tả bản thân bạn bằng “1 từ”

“Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn xác định năng lực, cá tính và phong cách làm
việc của bạn có phù hợp với vị trí tuyển dụng”, Lynn Taylor, chuyên gia nghiên cứu về
môi trường làm việc quốc gia đồng thời tác giả của cuốn sách “Thuần hóa bạo
chúa công sở: Làm sao xử lý ông sếp tính trẻ con và thành công trong công việc”, cho
biết.
10

Câu hỏi này có thể là sự thách đố đối với bạn, đặc biệt khi bắt đầu cuộc phỏng vấn
bởi vì bạn không thể biết chính xác “thuộc tính” mà NTD đang tìm kiếm. Taylor thể
hiện quan điểm: “Con người chúng ta muôn hình muôn vẻ. Vì thế, việc dùng “1 từ” để
bao quát bản thân mỗi người gần như là không thể”.

Cách xử lý câu hỏi: Bạn nên xử lý một cách thận trọng. Chẳng hạn, nếu ứng tuyển
“Trong sự đương đầu vào vị trí kế toán, bạn nên tránh dùng từ “sáng tạo” để mô tả bản thân. Nếu là công
việc liên quan đến nghệ thuật, cách trả lời tốt nhất không nên có từ “đúng giờ”.
giữa dòng suối và hòn
“Hầu hết các nhà tuyển dụng hiện nay đều tìm kiếm những ứng viên trung thực, tin
đá, dòng suối luôn cậy, tận tâm và chịu được áp lực công việc. Tuy nhiên, đó cũng là sai lầm lớn nhất khi
luôn thắng, không các ứng viên nghĩ NTD sẽ ưng ý những câu trả lời như vậy. Đây là cơ hội tốt nhất
để thể hiện khả năng phù hợp với công việc mà bạn đang nhắm tới”, Taylor giải thích.
phải qua sức mạnh
mà bằng sự bền bỉ.” Câu hỏi 3: So sánh vị trí hiện tại với các vị trí tương đương tại nhiều công ty
khác mà bạn đang nộp hồ sơ?

H. Jackson Brown Theo Nicole, mục đích của câu hỏi là để nhà tuyển dụng tính toán sự cạnh tranh trên
thị trường, qua đó “mặc cả” với người được tuyển dụng.

Nếu bạn trả lời, “Đây là công việc duy nhất bạn ứng tuyển”, đồng nghĩa với việc bạn
sẽ nhận một thẻ đỏ. Bởi vì rất ít NTD chấp nhận câu trả lời này. Họ sẽ cho rằng bạn
không trung trực. Nếu bạn nói một cách tích cực về công việc khác mà bạn đang theo
đuổi, NTD sẽ nghĩ bạn không thể đáp ứng yêu cầu của công ty đó mới chuyển qua
công ty họ.

Trong trường hợp này, bạn có thể trả lời một cách chung chung và nói rằng, bạn tôn
trọng bí mật của bất kỳ tổ chức nào để từ chối một cách khéo léo. Nếu chủ động hơn,
ứng viên có thể trả lời đã nhận được một vị trí tại một công ty khác nhằm tăng giá trị
bản thân. Tuy nhiên, bạn luôn phải nhấn mạnh với NTD hiện tại rằng “Đây mới thực
sự là vị trí tôi muốn hướng tới”.

Câu hỏi 4: Bạn hãy liệt kê 3 ưu điểm và nhược điểm của mình?

Khi đưa ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết bạn sẽ phát huy những thế mạnh
và hạn chế yếu điểm để phù hợp với yêu cầu công việc. “Mỗi công việc đều có yêu
cầu riêng. Vì vậy, bạn nên chỉ ra những điểm mạnh và thành thật nhận điểm yếu của
mình, nhưng đồng thời đưa ra cách khắc phục sau đó”, theo lời khuyên của Taylor.

Không ít người nghĩ rằng, NTD sẽ thích một người hoàn hảo, cầu toàn nhưng thực tế,
chẳng có ai là người hoàn hảo cả. Ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu, vấn đề là chúng
ta nhìn nhận nó như thế nào mà thôi. Đừng bao giờ nói với NTD rằng "Tôi là người
cầu toàn nên hầu như không có nhược điểm gì". Điều đó chỉ khiến họ cảm giác bạn
là kẻ cao ngạo, không hiểu hết bản thân. Tuy nhiên, nếu bạn nói quá nhiều điểm yếu,
NTD sẽ đánh giá thấp về bạn. Đồng thời, những điểm mạnh mà bạn đưa ra không
phù hợp với yêu cầu của công việc đang tuyển cũng sẽ khiến bạn mất điểm.

Cách xử lý tốt nhất: chuẩn bị sẵn một vài điểm yếu, nhưng ẩn chứa điểm mạnh trong
đó. Ví dụ: Tôi hay quên nên nhiều khi phải tự sắp xếp một lịch công việc chi tiết và
dán nó trước mặt bàn… Hoặc tôi không giỏi về cách ăn nói, nên đôi khi thật thà quá
dễ làm mất lòng… Các câu trả lời khôn khéo sẽ giúp bạn biến điểm yếu thành điểm
11

mạnh. Đồng thời, điểm mạnh của bạn cũng phải phù hợp với yêu cầu của công việc
đang tuyển.

Câu hỏi 5: Tại sao bạn muốn làm việc cho công ty chúng tôi?

Đây là một trong những câu hỏi mà NTD thường dùng để kiểm tra xem bạn có chuẩn
“Thiên tài là một phần bị kỹ cho buổi phỏng vấn hay chưa. Câu hỏi này cũng nhằm kiểm tra rằng, bạn có
thực sự quan tâm và muốn làm việc cho công ty hay không?
trăm cảm hứng và chín
Bạn nên tránh những câu trả lời mang tính cá nhân như “Sếp cũ của tôi là một người
mươi chín phần trăm là
khó chịu hay công ty cũ không trả lương hay trả lương thấp”, hay trả lời một cách
mồ hôi” chung chung: “vì công ty thuận tiện cho việc đi lại”. Bởi như vậy, NTD sẽ nghĩ, bạn chỉ
quan tâm đến lợi ích cá nhân mình mà không hề chú ý tới công ty họ.
Thomas Edison Trong câu trả lời cho câu hỏi này, sẽ không có chuẩn “Đúng – Sai”. Hãy khẳng định
cho NTD thấy rằng đây là công ty mà bạn thực sự muốn cống hiến khả năng của mình,
kèm theo một chút “tâng bốc” công ty sẽ là cách giúp bạn lấy lòng NTD dễ dàng hơn.

Câu hỏi 6: Tại sao bạn lại muốn rời bỏ công việc hiện tại?

Điều quan trọng đầu tiên là: “Đừng bao giờ nói những điều không tốt hoặc than phiền
về sếp/công ty cũ của bạn”. Đây cũng là điều bạn cần lưu ý khi trả lời bất kỳ câu hỏi
nào khác trong các buổi phỏng vấn. Bất kể lý do nào, nếu bạn để cho cảm xúc của
mình chi phối và than phiền sếp cũ hay công ty cũ, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc
tạo ấn tượng tốt đẹp đối với NTD. Khi nói về ý nghĩa thực sự của câu hỏi này, bà
Taylor cho biết, ông chủ tương lai muốn biết những vấn đề tiêu cực mà bạn gặp phải
ở công ty cũ, đặc biệt nếu bạn đã nhiều lần thay đổi công việc

Lời khuyên dành cho ứng viên đối với câu hỏi này: "Hãy trả lời với thái độ và quan
điểm thật tích cực” và câu trả lời nên được chuẩn bị trước. Cách trả lời: “Tôi rời công
ty cũ vì tôi muốn tìm cơ hội việc làm tốt hơn” sẽ tạo một cảm giác không hay – mang
tính “vì bản thân”. Thay vì vậy, bạn có thể nói “Tôi đang tìm kiếm một môi trường làm
việc mà tôi nghĩ sẽ cho tôi nhiều cơ hội vận dụng hết khả năng và kinh nghiệm của
mình trong các lĩnh vực”. Với cách trả lời này, ứng viên sẽ có cơ hội thể hiện kỹ năng
và kinh nghiệm làm việc của mình.

Câu hỏi 7: Điều gì khiến bạn tự hào nhất trong công việc của mình?

Khi đưa ra câu hỏi này, người phỏng vấn muốn biết đam mê và thành tích nổi trội nhất
của bạn trong công việc và liệu bạn có tự hào về công việc của mình hay không.

NTD có thể cho rằng, bạn thực sự mong muốn kiểu công việc đó và tập trung định
hướng cho tương lai. Nếu đánh giá hời hợt về công việc của mình, bạn sẽ bị “mất
điểm” đối với NTD.

Đây là cơ hội để bạn thể hiện khả năng của mình đối với vị trí công việc đang tuyển.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá phấn khích mà phải luôn trình bày ngắn gọn quan điểm
của mình.
12

Câu hỏi 8: Kiểu ông chủ và đồng nghiệp nào giúp bạn thành công hoặc ít thành
công nhất?

Đầu tiên, NTD muốn xác định, bạn thường có mâu thuẫn với mọi người trong công ty.
Đồng thời, họ cũng muốn biết, bạn có thực sự làm việc hết mình hay không.
“Người thắng cuộc
Bạn sẽ gặp rắc rối nếu thừa nhận có mối quan hệ không tốt với bạn bè. Mặt khác,
nói: “Để tôi làm việc
nếu vô tình nói đúng “thuộc tính” xấu của NTD, bạn sẽ bị mất điểm
đó cho bạn”. Kẻ thua
Thông thường, người phỏng vấn muốn nghe những thông tin tốt hơn. Bạn không muốn
cuộc nói: “Đó không lảng tránh nhưng đây không phải lúc thích hợp để bày tỏ quan điểm tiêu cực. Đây là
phải là việc của tôi”. cơ hội để bạn khen ngợi người khác và cả chính bạn. Ví dụ, bạn có thể trả lời như
sau: “Tôi nghĩ, tôi có thể làm việc với nhiều cá tính khác nhau. Một trong số mối quan
Khuyết danh hệ tốt đẹp nhất của tôi là cả hai đều hiểu và luôn đặt kỳ vọng vào nhau”

Câu hỏi 9: Bạn đã từng nghĩ mình là mình sẽ làm chủ một doanh nghiệp bao
giờ chưa?

Người phỏng vấn đang kiểm tra, bạn có mong muốn điều hành một công ty riêng cho
minh mà từ bỏ công việc. Theo bà Taylor: “Không công ty nào mong muốn tất cả công
sức đào tạo và tiền bạc của mình bị đổ xuống sông xuống biển”.

Đa số mọi người đều có mong muốn nắm quyền làm chủ. Vì thế đây là câu hỏi dễ bị
đánh lừa bởi nếu bạn trình bày quá hăng say về vấn đề, bạn có thể vô tình nói nhầm
đến mong muốn làm chủ của mình. NTD có thể lường trước tương lại bạn có thể rời
bỏ công ty và trở thành đối thủ của họ.

Câu trả lời tốt nhất: Bạn nên suy nghĩ về “người chủ tương lai” mà bạn đã từng nghĩ
trong giới kinh doanh. Bạn cũng có thể dễ dàng “ăn điểm” hoặc "không" khi nói về kinh
nghiệm hoặc cách nhìn nhận về kỹ năng lãnh đạo”. Nhưng sẽ thuyết phục hơn nếu
bạn trả lời “Không, tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc này”.

Câu hỏi 10: Nếu bạn được chọn nơi làm việc, bạn sẽ chọn nơi nào?

NTD muốn so sánh tầm quan trọng của công ty họ với đối thủ cạnh tranh và kiểm tra
sự trung thành của bạn. “Câu hỏi này cũng giúp cho NTD loại bỏ những ứng viên thích
nhảy việc”, Taylor chia sẻ.

Xét về mặt tiêu cực, nếu hăng say thảo luận, bạn có thể vô tình “rò rỉ” thông tin của
một số số công ty uy tín. Điều này sẽ “phản tác dụng” bởi NTD sẽ nghi ngờ về mục
tiêu của bạn.

Người phỏng vấn luôn muốn công ty họ là sự lựa chọn đầu tiên của bạn. Vì vậy bạn
nên trả lời: “Thực ra, nhiều công ty đã chọn phỏng vấn tôi nhưng công ty anh/chị phù
hợp với lý tưởng của tôi. Tôi rất vui khi được làm việc trong công ty anh/chị. Tôi sẽ
cống hiến hết mình cho công ty…”

Câu hỏi 11: Tại sao bạn bị sa thải?

Nhà tuyển dụng chắc chắn muốn biết lý do cho tình trạng thất nghiệp của bạn. Nicole
cho biết: “Họ muốn biết, bạn có sẵn sàng trở lại công việc với thái độ tốt nhất. Họ cũng
muốn kiểm tra sự tự tin chứ không phải sự thất bại hay nóng vội của bạn”.
13

Nhiều ứng viên thường đổ lỗi cho công ty cũ hoặc do tình trạng suy thoái kinh tế, cắt
giảm ngân sách đã khiến nhiều công ty cắt giảm nhân viên. Việc lúng túng sẽ khiến
NTD nghĩ rằng bạn đang giấu điều gì đó, hoặc thậm chí cho là bạn không biết rõ điều
gì đã xảy ra. Những suy diễn này của NTD có thể gây bất lợi cho bạn.

Trong trường hợp này, bà Nicole khuyên: “Sự thật rõ ràng là bạn đã từng bị đuổi việc
“Chính cách bạn xử và bạn không thể lảng tránh câu hỏi khi NTD đề cập đến. Trong trường hợp đó, bạn
nên giải thích ngắn gọn và không nên đổ lỗi hay bất mãn với công ty cũ”.
trí với thất bại quyết
Câu hỏi 12: Nếu bất ngờ trúng 5 triệu USD, bạn sẽ tiếp tục làm việc?
định cách bạn đạt
Một câu hỏi tưởng như đùa nhưng vẫn khá nhiều NTD đặt ra nhằm tìm hiểu động lực
được thành công”
cũng như đạo đức làm việc của ứng viên.

David Feherty Câu hỏi này có thể “bẫy” bạn. Sai lầm lớn nhất là cách nhìn nhân vấn đề của bạn: “Tại
sao NTD lại không hỏi liên quan đến công việc hiện tại và liệu câu trả lời của bạn có
thực sự quan trọng đối với họ”. Dù có hay không nhưng nếu không suy nghĩ thận trọng
trước khi đưa ra câu trả lời, bạn có thể bị mất điểm.

Hãy thừa nhận rằng bạn sẽ rất vui nếu đột nhiên có một khoản tiền “trên trời rơi xuống”
nhưng phải khẳng định công việc hiện tại luôn có ý nghĩa lớn vì điều đó mang lại hạnh
phúc cho bạn.

Câu hỏi 13: Người giám sát hoặc đồng nghiệp đã bao giờ yêu cầu bạn làm việc
trái đạo đức chưa? Hãy cho chúng tôi biết về điều đó.

Người phỏng vấn muốn đánh giá đạo đức của bạn thông qua cách xử lý một tình
huống tế nhị trong công việc đồng thời xem xét khả năng suy xét chín chắn của bạn.

Bạn không nên nói quá nhiều thông tin không cần thiết và cần thận trọng chọn từ ngữ
và sự khéo léo trong giao tiếp

Nếu bạn trả lời một cách ngắn gọn, rõ ràng và chuyên nghiệp, NTDsẽ đánh giá cao
về bạn. Bạn có thể trả lời như sau: “Cũng có lần đồng nghiệp yêu cầu tôi tham gia vào
một dự án trái với đạo đức kinh doanh. Nhưng tôi đã kiên quyết từ chối ngay cả khi
dự án đó mang lại lợi ích cho công ty. Và tôi nghĩ mình đã có quyết định sáng suốt”.

Câu hỏi 14: Bạn có thể cho tôi biết lý do một số người không thích làm việc với
bạn?

Bạn có thể bị đánh trượt nếu như trả lời: “Tôi không tìm được lý do khiến ai đó không
thích làm việc với tôi”. Câu trả lời này đồng nghĩa với việc bạn đang xúc phạm NTD
vì thái độ xem thường câu hỏi. Vì vậy bạn phải nhìn nhận vấn để này dưới góc độ vừa
mang lợi ích vừa gây ấn tượng cho NTD. Với câu hỏi này, người phỏng vấn muốn
đánh giá tính trung thực của bạn. NTD có thể dễ dàng nhận ra nếu bạn đang nói dối.
Thậm chí những người đã từng “dày dạn” kinh nghiệm phỏng vấn cũng khó tránh khỏi
“cái bẫy” của NTD.

Trong tình huống này, Taylor đã đưa ra một số gợi ý: “Tôi không phải là người dễ tính
với mọi người, đặc biệt vào thời hạn hoàn thành công việc. Đôi lúc, tôi đã mất bình
tĩnh”, hoặc “Tôi may mắn vì có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp. Nhưng cũng có một
lần duy nhất, tôi bị ghét. Đó là trường hợp khẩn cấp khi tôi ra lệnh nhân viên làm việc
14

tốt hơn. Đôi khi, vì lợi ích lớn của công ty, chúng tôi phải đưa ra quyết định mà không
“Khi tôi còn trẻ, tôi được nhiều người ủng hộ.
chú ý thấy 9 trong 10 Câu hỏi 15: Tại sao bạn lại thất nghiệp lâu như vậy?
việc tôi làm là thất Ý nghĩa thực sự của câu hỏi này là: NTD muốn kiểm tra khả năng nhạy bén của bạn.
bại. Tôi không muốn Giữ thái độ bình tĩnh, bạn sẽ dễ dàng thoát khỏi cái “bẫy” này.
bị thất bại nên tôi đã Với những câu trả lời “tôi không đủ khả năng để tìm một công việc mới” hay “tôi không
làm việc nhiều hơn có nghị lực để theo đuổi công việc”, “Tôi có chút vấn đề với sếp cũ của mình”, bạn sẽ
chắc chắn bị loại khỏi “cuộc chơi”.
gấp 10 lần”.
Taylor đề xuất một số cách xử lý câu hỏi này: “Tôi đã đi phỏng vấn nhiều nơi nhưng
vì muốn tìm kiếm vị trí phù hợp vì thế tôi đã chọn công ty anh/chị”, hoặc, “Tôi rất chủ
George Bernard Shaw
động trong việc tìm kiếm việc làm và hiện tại tôi có rất nhiều kinh nghiệm qua các khóa
học, hoạt động tình nguyện, tuyên truyền xã hội và các nhóm kinh doanh theo mạng.

Theo Business Insider

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trên đây là một số bài viết hay nhất đã được đăng tải trên chuyên mục Kỹ Năng Nghề
Nghiệp tại website: ybox.vn mà ban biên tập YCV đã sưu tầm. Các chuyên gia của chúng
tôi không chỉ cung cấp dịch vụ chữa CV chất lượng tốt nhất, chúng tôi muốn các bạn học
được cách tự tạo nên một CV hoàn hảo cho bản thân những lần tiếp theo sau khi sử
dụng dịch vụ của mình. Sứ mệnh của chúng tôi là giúp đỡ hàng triệu người trẻ Việt Nam
có một sự nghiệp thành công.

Đội ngũ tư vấn, chỉnh sửa CV của YCV gồm những người đang công tác ở vị trí
Management Trainee, Quản Lý chuyên môn và Giám Đốc Nhân Sự tại các công ty lớn
như Top 12 Ngân Hàng Lớn Nhất Việt Nam (G12), Công Ty Kiểm Toán Hàng Đầu
như Ernst & Young (Big4), Tập Đoàn Đa Quốc Gia P&G, Unilever, Công Ty Top 500 VN
như Vinamilk, VinGroup...

Nếu bạn chưa tự tin vào bản thân, hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách gửi CV của bạn
tới cv.ybox@gmail.com để đăng ký sử dụng dịch vụ. Chúng tôi sẽ liên hệ và tư vấn
cho bạn những lựa chọn dịch vụ phù hợp nhất để giúp bạn sớm có được công việc mơ
ước! Đặc biệt hơn, bạn sẽ được tặng bộ tài liệu Miễn Phí Nâng Cao đầy đủ về kỹ
năng viết CV, Cover letter & Trả lời phỏng vấn (hơn 100 Trang) khi sử dụng
dịch vụ của YBOX.VN.

Tìm hiểu thêm về dịch vụ YCV tại link: http://bit.ly/ycv-vietnam

(Hotline: 0979 493 076)

Trân trọng,

YCV – YBOX Team

You might also like