You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG

Môn : Đại cương phát triển doanh nghiệp

Lớp : QH 2017 E Quản trị kinh doanh CLC

Nhóm thực hiện : Nhóm 4

Danh sách nhóm 4

1, Phạm Hà Phương

2, Lương Thị Thùy Dương

3, Hà Thị Hải Yến

4, Nguyễn Linh Chi

5, Bùi Bích Ngọc

6, Phạm Ngọc Thương

7, Nguyễn Thanh Huyền

8, Nguyễn Tất Linh

9, Nguyễn Trí Dũng


Mục lục:
A, TÌM HIỂU SƠ BỘ VỀ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG

I, Khái niệm công ty đại chúng ở Việt Nam


 Theo Luật Chứng khoán 2006, công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc ba loại
hình sau đây:
1. Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng; đây là hoạt động phát
hành cổ phiếu ra công chúng và được thực hiện theo một trong ba cách thức:
i. Thông qua phƣơng tiện thông tin đại chúng, kể cả Internet.
ii. Chào bán chứng khoán cho từ một trăm nhà đầu tƣ trở lên, không kể nhà
đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
iii. Chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định.
2. Công ty có cổ phần được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán; tức công ty
đợt chứng khoán có đủ điều kiện vào giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán.
3. Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà
đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt
Nam trở lên .

Để thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng, công ty cổ phần phải đáp
ứng được các điều kiện theo quy định tại Luật Chứng khoán:
 Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào
bán từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.
 Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có
lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán.
 Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu đƣợc từ đợt
chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
 Công ty đại chúng đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng phải
cam kết đưa chứng khoán vào giao dịch trên thị trường có tổ chức trong
thời hạn một năm, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán đƣợc Đại hội đồng
cổ đông thông qua.
Một công ty muốn niêm yết cổ phiếu trên SGDCK nhất thiết phải là công ty
đại chúng. Tuy nhiên, một công ty cổ phần sau khi trở thành công ty đại chúng,
không có nghĩa công ty đã có thể niêm yết trên SGDCK. Để được niêm yết
trên SGDCK, công ty đại chúng phải đáp ứng các điều kiện ( Trích điều 54
Luật chứng khoán )
 Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm
yết từ 30 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
 Có ít nhất 01 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến
thời điểm đăng ký niêm yết (ngoại trừ doanh nghiệp nhà nước cổ phần
hóa gắn với niêm yết); tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu
(ROE) năm liền trước năm đăng ký niêm yết tối thiểu là 5%; không có
các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm, không có lỗ lũy kế tính đến
thời điểm đăng ký niêm yết; tuân thủ các quy định của pháp luật về kế
toán báo cáo tài chính;
 Tối thiểu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất
100 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ, trừ trường hợp doanh
nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định của
Thủ tướng Chính phủ;
 Cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là thành viên Hội đồng
quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc
(Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng của công ty; cổ đông lớn là
người có liên quan với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát,
Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và Kế
toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do
mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ
phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu
thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ;
 Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định.

 Với đặc thù tại Việt Nam, các công ty đại chúng chủ yếu là công ty cổ phần có
quy mô vốn từ trên 10 tỷ và số lượng cổ đông từ trên 100 cổ đông, không kể nhà
đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

 Theo quy định của Luật Chứng khoán thì trong vòng 90 ngày kể từ ngày thành
công ty đại chúng thì Công ty Cổ phần đó phải nộp hồ sơ để báo cáo Ủy ban
Chứng khoán biết và quản lý. Như vậy các công ty đại chúng sẽ do Ủy ban Chứng
khoán quản lý, còn các Công ty cổ phần khác còn lại chưa đạt được tính “Đại
chúng” vẫn sẽ do Sở kế hoạch Đầu tư các Tỉnh, Thành phố quản lý.

II, Đặc điểm của công ty đại chúng


1) Là công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2005
Đây là đặc điểm đầu tiên được ghi nhận tại điều 25 Luật chứng khoán sửa
đổi bổ sung 2010. Theo đó, công ty đại chúng mang đầy đủ các đặc điểm cơ bản
công ty cổ phần, gồm:
 Về vốn điều lệ :
 Vốn điều lệ của CTCP được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là
cổ phần
và được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Các cổ phần có giá trị
bằng nhau và một cổ đông có thể sở hữu nhiều cổ phần. Pháp luật
không hạn chế số lượng tối đa cổ phần mà một cổ đông sở hữu. Mặt
khác, Luật doanh nghiệp 2005 không quy định vốn điều lệ phải chia
thành bao nhiêu phần, mỗi phần có giá trị bao nhiêu. Tuy nhiên, theo
Luật chứng khoán sửa đổi bổ sung 2011 quy định mệnh giá cổ phiếu
chào bán lần đầu ra công chúng là 10.000 đồng. Chính vì vậy, một
CTCP muốn chào bán cổ phiếu ra công chúng thì trước đó phải thực
hiện việc quy mệnh giá cổ phiếu về 10.000 đồng, việc chia vốn điều
lệ của công ty cổ phần thành các phần nhỏ như ý tứ các nhà lập pháp
đã làm hoạt động của CTCP mang tính xã hội hóa cao.
Bất kỳ cá nhân, tổ chức nếu không thuộc trường hợp cấm sở hữu cổ
phần (mua cổ phiếu) đều có thể đầu tư vào CTCP.

 Luật doanh nghiệp 2005 không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu
(vốn pháp
định). Tuy nhiên, CTCP kinh doanh một số nghành nghề nhất định
mà pháp luật
quy định vốn pháp định, thì vốn điều lệ không được thấp hơn vốn
pháp định.

 Khái niệm “cổ phần” trong vốn điều lệ chỉ tồn tại ở công ty cổ phần
mà không tồn tại ở bất kỳ một loại hình doanh nghiệp nào khác, đây
là đặc điểm chính
để phân biệt CTCP và công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên
trở lên, theo đó vốn điều lệ được các thành viên góp hoặc cam kết và
không bắt buộc chia thành các phần bằng nhau, phần góp vốn được
biểu hiện Giấy chứng nhận góp vốn. Tuy nhiên khác hoàn toàn cổ
phiếu của cổ đông, Giấy chứng nhận này không được xem loại giấy
tờ và không được chuyển nhượng trên thị trường chứng khoán như
cổ phiếu của các cổ đông CTCP.

 Về chủ sở hữu công ty và trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu.
 Chủ sở hữu CTCP là các cổ đông – người sở hữu ít nhất một cổ phần
của công ty. Số lượng cổ đông tối thiểu 3 và không hạn chế số lượng
tối đa. . Cổ đông
công ty có thể là cá nhân không thuộc phạm vi điều 39 luật doanh
nghiệp 2005. Đối với tổ chức phải có tư cách chủ thể của pháp luật
sở hữu mới có thể trở thành cổ đông, vì cổ đông là đồng chủ sở hữu
công ty. Như vậy, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh,
hợp tác xã và công ty cổ phần đều có thể trở thành cổ đông CTCP.
Tuy nhiên, doanh nghiệp tư nhân không thể trở thành cổ đông công
ty vì chủ doanh nghiệp tư nhân sở hữu tài sản đầu tư vào doanh
nghiệp tư nhân và tài sản có được từ hoạt động kinh doanh, còn bản
thân doanh nghiệp tư nhân không sở hữu tài sản này.
 Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài
sản khác của công ty trong phạm vi số vốn cổ phần đã góp vào công
ty – tính chịu trách nhiệm hữu hạn cổ đông theo người viết được lý
giải bởi CTCP là một pháp nhân độc lập chính cổ đông thể hiện:
CTCP là một chủ thể kinh doanh có sự tách bạch về tài sản, hoàn
toàn độc lập tài sản cổ đông và có cơ cấu tổ chức độc lập được sự
thừa nhận pháp luật qua Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,
CTCP phải tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của mình trong phạm vi số tài sản quyền sở hữu tài sản công ty,
là nguyên đơn, bị đơn trong các quan hệ tố tụng mà công ty là một
bên trong tranh chấp. “sở hữu kinh tế” đối với phần vốn mà họ đã
góp vào công ty bằng việc mua cổ phần. Với đặc trưng tính chịu
trách nhiệm hữu hạn của cổ đông, pháp luật gián tiếp khuyến khích
nhà đầu tư với tâm lý an toàn nhất định về vốn, đầu tư vào những
lĩnh vực có độ rủi ro cao đi đôi với nguyên tắc phân tán rủi ro trong
kinh doanh.
 Cấu trúc vốn và tài chính linh hoạt.
Các qui luật kinh tế thị trường chỉ ra rằng cùng với sự lưu thông hàng hóa
là sự lưu thông tiền tệ, tức là sự chu chuyển các nguồn vốn. Sự phát triển
của công ty cổ phần tỷ lệ thuận với sự luân chuyển các nguồn vốn trong nền
kinh tế. Sự vận động của vốn trong công ty cổ phần vừa chịu sự chi phối
khách quan của các qui luật kinh tế, vừa bị ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan
của con người. So sánh các đặc điểm khác, vốn trong CTCP mang yếu tố
năng động nhất, bởi lẻ:

 Theo qui định của Luật Doanh nghiệp thì công ty cổ phần ở Việt
Nam có thể qui định và phát hành nhiều loại cổ phiếu khác nhau
như: cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi (trong cổ phiếu ưu đãi có:
cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi
hoàn lại và các loại cổ phiếu ưu đãi khác…) và các loại trái phiếu.
Đây sẽ là những loại chứng khoán được phát hành rộng rãi ra công
chúng nhằm tăng khả năng thu hút vốn đầu tư cho kinh doanh của
công ty.
 Cổ động công ty có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần, trừ hai
ngoại lệ. Khả năng tự do chuyển nhượng cổ phần giúp các nhà đầu
tư dễ dàng tham gia vào và rút vốn ra khỏi công ty bằng cách mua
hay chuyển nhượng cổ phần, đồng thời giúp công ty thu hút vốn đầu
tư một cách thuận lợi so các loại hình doanh nghiệp khác.
2) Là tổ chức kinh tế cơ chế quản lý tập trung cao
Với tư cách là một pháp nhân độc lập, trong công ty đại chúng có sự tách
biệt giữa quyền sở hữu và cơ chế quản lý. Sự tách biệt triệt để này chính điểm
khác biệt giữa công ty đại chúng và công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2005.
Theo đó, cơ cấu tổ chức nội bộ của công ty đại chúng theo quy định pháp luật như
chủ tịch hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc điều
hành, trừ khi được phê chuẩn tại Đại hội đồng cổ đông thường niên hoặc công ty
đại chúng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khóan (Trung tâm giao dịch chức
khoán) bắt buộc quy định chức danh Thư ký công ty. Rõ ràng việc quy định pháp
luật như vậy nhằm tạo sự giám sát trong mối quan hệ nội bộ công ty cũng sự tạo
sự kiểm soát thuận tiện từ phía cơ quan Nhà nước. Để có thể phân biệt cụ thể hơn,
nhóm em trích bản so sánh công ty đại chúng và công ty cổ phần, dưới đây:

Bảng So sánh công ty đại chúng và công ty cổ phần tư nhân

Tiêu chí Công ty đại chúng Công ty cổ phần


Đặc trưng + Chào bán cổ phần ra + Không
công chúng + Không
+ Niêm yết cổ phiếu trên + Có ít nhất ba cổ đông.
SGDCK
+ Có ít nhất một trăm cổ
đông và có vốn điều lệ đã
góp từ 10 tỷ động Việt
Nam trở lên

Phát hành cổ phiếu + 10 tỷ đồng +Không bắt buộc, trừ


những công ty hoạt động
một số lĩnh vực cụ thể
nào đó

Chuyển nhượng cổ +Phát hành công khai + Phát hành nội bộ ( chỉ
phần +Phát hành nội bộ phải giới hạn trong các cổ
được UBCKNN phê đông sáng lập và những
chuẩn nhóm người được xác
+Không hạn chế (trừ cổ định trước). Không được
phần ưu đãi biểu quyết. phát hành cổ phiếu một
Không cần phải có sự cách công khai.
đồng ý của các cổ đông + Khả năng chuyển
khác hoặc của công ty nhượng cổ phần là không
hạn chế, ngoại trừ cổ
phần ưu đãi
biểu quyết, cổ phần của
các cổ đông sáng lập và
một vài hạn chế cụ thể
khác được thể hiện trong
Điều lệ công ty.

Thư kí công ty + Bắt buộc phải có đối + Không bắt buộc


với các công ty niêm yết.

Công bố thông tin + Công ty phải công bố + Không bắt buộc phải
những thông tin liên quan công bố thông tin ra công
đến tình hình tài chính, chúng.
hoạt động và quản trị

3) Có lượng cổ đông nhiều


Bản thân tên gọi “đại chúng” đã cho thấy số lượng cổ đông công ty, cổ đông công
ty đại chúng không giới hạn và có khả năng thay đổi thƣờng xuyên. Đây được
xem là ưu điểm và cũng là nhược điểm của loại hình này.
Ưu điểm là do tính đại chúng, công ty được đặt dưới sự kiểm soát của xã hội thông
qua việc công khai các thông tin về hoạt động kinh doanh, trách nhiệm Hội đồng
quản trị và Ban điều hành và người quản lý phải chăm lo cho sự phát triển công ty.
Từ ưu điểm này, cổ đông đặt ra vấn đề nghĩa vụ minh bạch thông tin và bảo vệ cổ
đông thiểu số trong công ty đại chúng.
Ngược lại, do quá nhiều cổ đông cũng như số lượng cổ đông thường xuyên thay
đổi dẫn đến tình trạng khó quản lý cổ đông cũng như mất tính ổn định trong quản
trị công ty khi có sự thay đổi các cổ đông lớn.
4) Mối liên hệ chặt chẽ thị trường chứng khoán.
Công ty đại chúng là loại hình công ty được thiết kế phù hợp để huy động
vốn từ công chúng đầu tư thì thị trường chứng khoán chính là phương tiện để loại
hình công ty này thực hiện điều đó. Ngoài sự điều chỉnh Luật doanh nghiệp 2005,
công ty đại chúng còn chịu sự điều chỉnh của Luật chứng khoán 2006 và các văn
bản hướng dẫn thi hành, với tư cách luật chuyên nghành. Ngoài ra trong một số
lĩnh vực đặc biệt như ngân hàng, bảo hiểm… còn phải chịu sự điều chỉnh luật
chuyên nghành đó.

III, Phân loại công ty đại chúng


 Xét theo quy mô công ty, công ty đại chúng được phân loại thành:
1. Công ty đại chúng thông thường là công ty đáp ứng được các yêu cầu về
tính đại chúng như có số lượng người sở hữu chứng khoán hoặc có quy mô
vốn hoặc tổng giá trị các khoản nợ cao hơn các doanh nghiệp thông thường
khác
2. Công ty đại chúng quy mô lớn là các công ty đáp ứng được các tiêu chí về
quy mô vốn, giá trị các khoản nợ hoặc quy mô cổ đông cao hơn so với các
công ty đại chúng thông thường. Do đó, các công ty đại chúng quy mô lớn
có trách nhiệm minh bạch thông tin cao hơn so với các công ty đại chúng
khác.
 Xét theo tiêu chí niêm yết chứng khoán, công ty đại chúng được phân thành:
1. Công ty đại chúng niêm yết là các công ty có chứng khoán (cổ phiếu hoặc
trái phiếu) niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
2. Công ty đại chúng không niêm yết là công ty đáp ứng tiêu chí về tính đại
chúng nhưng không có chứng khoán niêm yết trên sàn giao dịch chứng
khoán
 Như vậy với 3 loại hình đã nêu ở phần I thì công ty đại chúng chưa
niêm yết thuộc loại hình 1 và 3 , còn công ty đại chúng niêm yết thuộc
loại hình 2

III, Ưu nhược điểm của hình thức tổ chức công ty đại chúng
 Ưu điểm của hình thức tổ chức công ty đại chúng
1. Công ty đại chúng được xã hội biết đến do có tên tuổi xuất hiện công khai
trên thị trường chứng khoán, trên báo chí. Công ty đã khẳng định được
danh tiếng, uy tín thì khi cần huy động vốn ngoài xã hội, công ty dễ dàng
có thể tiếp tục phát hành cổ phiếu, trái phiếu với chi phí phát hành thấp hơn
lần phát hành truớc.
2. Công ty phải báo cáo công khai hoạt động của mình cho công chúng, nên
chịu sự giám sát của công chúng, xã hội. Thêm vào đó, hội đồng quản
trị và ban giám đốc phải công khai các hoạt động quản lý và điều hành công
ty. Ban giám đốc phải chăm lo việc phát triển công ty cải tiến kỹ thuật, cải
tiến quản lý, cơ cấu hợp lý vốn, nếu không thì các giám đốc sẽ bị sa thải;
như vậy hoạt động công ty đại chúng đã ràng buộc các giám đốc phải tuân
thủ pháp luật, điều hành công ty theo đúng luật công ty.
3. Nhà nước bớt được gánh nặng phải trợ giúp vốn ngân sách cho công ty, và
như vậy Nhà nước có thể tập trung sức lực vào nhiệm vụ trọng đại của
mình là đầu tư cơ sở hạ tầng.

 Nhược điểm của hình thức tổ chức công ty đại chúng


Khi phát hành, công ty sẽ phải chịu các chi phí đợt phát hành :
1. Chi phí thuê hãng kiểm toán độc lập để lập báo cáo kiểm toán hoạt động
của công ty.
2. Chi phí thuê người bảo lãnh phát hành
3. Chi phí chuẩn bị hồ sơ , giấy tờ để xin phép phát hành.
4. Chi phí quảng cáo cho đợt phát hành.

B, TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT SANEST


KHÁNH HÒA
.

You might also like