You are on page 1of 35

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

QUẢN TRỊ RỦI RO

RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA NHÀ ĐẦU TƯ KHI


ĐẦU TƯ VÀO CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY
HOÀNG ANH GIA LAI

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Minh Thoại


Nhóm thực hiện : Nhóm 4

TP.Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 08 năm 2017


DANH SÁCH NHÓM

Phân công
STT Họ và tên MSSV Ghi chú
công việc
Clip -
1 Triệu Tường An K144091152
powerpoint

Clip + thuyết
2 Trần Mỹ Duyên K144101309
trình

Word chương
3 Hà Thị Thanh Hiền K144091195
1 – tổng hợp

Clip – kịch
4 Huỳnh Thị Kim Huệ K154070635
bản

Clip – word
5 Nguyễn Hữu Hưng K9407H079
chương 3

Word chương
6 Nguyễn Thị Kim Ngân K154090898
2+3
Clip – kịch
7 Nguyễn Thị Kim Ngân K154070655 bản – word
chương 2
Clip – kịch
8 Lê Thị Hồng Nhung K154050504
bản

Clip –
9 Nguyễn Thị Hồng Phương K154070663
powerpoint

Clip – word
10 Nguyễn Như Quỳnh K154070668
chương 2 + 3

Clip – kịch
11 Lê Thị Ngọc Trang K144071011
bản

Word chương
12 Trần Thị Tường Vy K154050531
2+3
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
QUẢN TRỊ RỦI RO | Nhóm 4

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ 1
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 2
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN....................................................................................... 3
1.1. Tổng quan về rủi ro................................................................................................................3

1.1.1. Khái niệm chung về rủi ro .............................................................................................. 3


1.1.2. Thành phần cơ bản của rủi ro ........................................................................................ 3
1.1.3. Phân loại rủi ro ............................................................................................................... 3
1.2. Quản trị rủi ro ........................................................................................................................5

1.2.1. Khái niệm về quản trị rủi ro ........................................................................................... 5


1.2.2. Các yếu tố tác động đến quản trị rủi ro .......................................................................... 6
1.2.3. Nội dung quản trị rủi ro .................................................................................................. 6
1.3. Rủi ro và quản trị rủi ro trong đầu tư vào thị trường chứng khoán .................................8

1.3.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán .......................................................................... 8


1.3.2. Các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán .....................................................................9

Chương 2: PHÂN TÍCH RỦI RO CỦA NHÀ ĐẦU TƯ KHI ĐẦU TƯ VÀO
CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY HOÀNG ANH GIA LAI ................................ 13
2.1. Giới thiệu công ty ................................................................................................................ 13

2.1.1. Thông tin chung ............................................................................................................ 13


2.1.2. Lịch sử hình thành ....................................................................................................... 13

2.1.3. Ngành nghề kinh doanh chính ..................................................................................... 13


2.1.4. Năng lực sản xuất ......................................................................................................... 13
2.1.5. Năng lực kinh doanh..................................................................................................... 14
2.2. Phân tích và đánh giá các loại rủi ro ................................................................................. 15

2.2.1. Rủi ro hệ thống .............................................................................................................. 15


2.2.2. Rủi ro không hệ thống .................................................................................................. 17
Chương 3: HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................................................................. 24
3.1. Mục tiêu quản trị ................................................................................................................. 24

3.2. Hàm ý quản trị .................................................................................................................... 24

3.2.1. Rủi ro hệ thống .............................................................................................................. 24


QUẢN TRỊ RỦI RO | Nhóm 4

3.2.2. Rủi ro không hệ thống .................................................................................................. 25


3.3. Kiến nghị .............................................................................................................................. 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 30


QUẢN TRỊ RỦI RO | Nhóm 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


TPP Hiệp định đối tác quốc tế xuyên Thái Bình Dương
FTA Hiệp định thương mại tự do
HAG Mã cổ phiếu của công ty Hoàng Anh Gia Lai
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
CPI Chỉ số giá cả
SGDCK Sàn giao dịch chứng khoán
Thị trường OTC Thị trường phi tập trung
HSBC Ngân hàng HSBC
SSI Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn
GDR Chứng chỉ lưu ký toàn cầu
HAGL Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai
CP Cổ phiếu

1
QUẢN TRỊ RỦI RO | Nhóm 4

LỜI MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, Việt Nam gia nhập TPP, tham
gia FTA thì nền kinh tế cũng đang từng bước hội nhập một cách sâu rộng. Ta có thể thấy
được tầm quan trọng của việc huy động và sử dụng hợp lí nguồn vốn chính là một trong
những nhiệm vụ chiến lược quan trọng để thực hiện mục tiêu đẩy mạnh công cuộc đổi
mới, từng bước công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Thị trường vốn trải qua bao
thời kì, nay đã gắn liền với thị trường chứng khoán. Đặc biệt với sự phát triển không
ngừng, ngày càng đa dạng và phổ biến của thị trường chứng khoán, số lượng nhà đầu tư
cũng như các công ty phát hành chứng khoán tăng lên đáng kể. Lượng tiền lưu thông
trong chứng khoán, các quỹ đầu tư thực sự không hề nhỏ. Lượng tiền đó có thể nói đang
là tiền cược của các nhà đầu tư vào một ván bài, và tất nhiên không có ván bài nào luôn
luôn mang đến kết quả tốt cho người chơi nó. Chưa kể đến thị trường chứng khoán luôn
biến động đầy bất ngờ và cực kì nhạy cảm. Vậy làm sao để những nhà đầu tư có thể an
tâm sử dụng nguồn vốn của mình một cách thực sự hiệu quả và mang lại lợi nhuận?
Nhóm tôi xin trình bày một ví dụ điển hình về “Phân tích rủi ro trong đầu tư vào chứng
khoán của công ty Hoàng Anh Gia Lai” để giúp những nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan
và thấu hiểu hơn về những rủi ro sẽ có thể gặp phải.

Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích thực trạng rủi ro và quản trị rủi ro trong việc đầu tư vào chứng khoán
của công ty Hoàng Anh Gia Lai, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản
trị rủi ro trong hoạt động đầu tư.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là chứng khoán của công ty Hoàng Anh Gia Lai. Phạm vi
nghiên cứu là rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động vào chứng khoán của công ty. Đề
tài thực hiện phân tích các rủi ro dựa trên các thông tin, biến động thực tế của chứng
khoán HAG.

2
QUẢN TRỊ RỦI RO | Nhóm 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Tổng quan về rủi ro


1.1.1. Khái niệm chung về rủi ro

Theo trường phái cổ điển: “Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các
yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho
con người”.

Theo trường phái trung hòa: “Rủi ro là những bất định có thể đo lường được, có
thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực (mất mát, tổn thất, nguy hiểm nhưng cũng có thể
là cơ hội)”.

1.1.2. Thành phần cơ bản của rủi ro


- Mối đe dọa: Các loại nguy hiểm có thể mang lại lợi ích hoặc tổn thất, sẽ trở thành
hiểm họa nếu như được gia tăng khả năng xảy ra và tổn thất nếu có là rất lớn.
- Nguồn: Môi trường mà trong đó mối đe dọa (hiểm họa) tồn tại và phát triển.
- Các nhân tố thay đổi: Có tác động xu hướng làm tăng hay giảm khả năng (xác
suất xuất hiện) và tổn thất (mức độ thiệt hại) của rủi ro. Đa số mối nguy hiểm là nguyên
nhân của một biến số, sự thay đổi dẫn đến sự bất định và gây ra những hậu quả khi có
sự cố rủi ro.
- Hậu quả: Kết quả xuất hiện khi rủi ro xảy ra.
1.1.3. Phân loại rủi ro
Dựa trên cơ sở thang đo tiền tệ:
- Rủi ro không có tổn thất về thang đo tiền tệ: Sự mất niềm tin của các ứng viên
tổng thống, chính trị gia từ phía người dân, người ủng hộ; mất niềm tin của nhân viên
đối với lãnh đạo doanh nghiệp…
- Rủi ro có tổn thất về thang đo tiền tệ: Sự sụt giảm mạnh về doanh thu, gia tăng
nhanh về chi phí của doanh nghiệp.
Dựa trên cơ sở nguyên nhân tác động:
- Rủi ro động: Xuất hiện khi có thay đổi từ môi trường kinh doanh dẫn đến những
tổn thất cho riêng công ty, nhóm công ty thuộc một lĩnh vực cụ thể. Nó còn bao gồm
một số rủi ro khác có thể tạo nên tổn thất cho riêng công ty như thiên tai, hỏa hoạn, cháy
nổ, đạo đức, hành vi con người trong công ty…

3
QUẢN TRỊ RỦI RO | Nhóm 4

- Rủi ro tĩnh: Là kết quả của sự thay đổi trong môi trường kinh doanh tác động đến
tất cả lĩnh vực, các công ty, doanh nghiệp, cá nhân…Rủi ro tĩnh có thể ảnh hưởng đến
nhiều đối tượng và thiệt hại nếu có thường rất lớn vì đối tượng bị ảnh hưởng thường chủ
quan cho rằng nó không nguy hiểm bằng rủi ro động.
Dựa trên cơ sở phát sinh lợi ích:
- Rủi ro thuần túy: Là loại rủi ro chỉ mang lại những hậu quả không có lợi hoặc
những tổn thất bao gồm: Rủi ro cá nhân, rủi ro về tài sản, rủi ro pháp lý.
- Rủi ro suy đoán: là loại rủi ro vừa có thể mang lại tổn thất nhưng cũng có thể
mang lại lợi ích bao gồm: Rủi ro do kinh nghiệm và kỹ năng quản lý, rủi ro do sự thay
đổi thị hiếu của khách hang, rủi ro do lạm phát, rủi ro do điều kiện không ổn định của
thuế quan, rủi ro do thiếu thông tin, rủi ro tình hình chính trị bất ổn.
Dựa trên cơ sở nguồn gốc môi trường phát sinh:
- Rủi ro do môi trường thiên nhiên: Các hiện tượng thiên nhiên như động đất, núi
lửa, lũ lụt, sóng thần, hạn hán, xâm nhập mặn… có thể gây thiệt hại, tác động tiêu cực
đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp…
- Rủi ro do môi trường văn hóa: Do sự khác biệt, thiếu hiểu biết về phong tục, tập
quán, tín ngưỡng, lối sống, nghệ thuật… của các dân tộc, nhóm người khác, từ đó dẫn
đến cách hành xử, tiếp cận không phù hợp, gây ra những thiệt hại, mất cơ hội kinh
doanh…
- Rủi ro do môi trường xã hội: Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của con
người, cấu trúc xã hội…
- Rủi ro do môi trường chính trị: Sự thay đổi của hệ thống chính trị, cầm quyền,
giai tầng trong xã hội ảnh hưởng lớn đến bầu không khí kinh doanh, có thể làm đảo lộn
môi trường kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, tổ chức.
- Rủi ro do môi trường luật pháp: Các chuẩn mực luật pháp không theo kịp bước
biến đổi của xã hội hay thay đổi quá nhiều, quá nhanh, không ổn định thì cũng tạo nên
nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.
- Rủi ro do môi trường kinh tế: Mọi hiện tượng, biến động diến ra trong môi trường
kinh tế như suy thoái kinh tế, sụt giảm GDP, CPI, lạm phát, biến động tỷ giá hối đoái,
biến động giá cả xăng dầu…đều có thể ảnh hưởng trực tiếp/gián tiếp đến hoạt động của
các doanh nghiệp, gây nên những thiệt hại.

4
QUẢN TRỊ RỦI RO | Nhóm 4

- Rủi ro do môi trường hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp: Có thể phát sinh ở
nhiều lĩnh vực như công nghệ, tổ chức bộ máy, văn hóa công ty, tuyển dụng, đàm phán
kinh doanh…
- Rủi ro do môi trường nhận thức của con người: Nhận diện và phân tích không
đúng thì tất yếu sẽ đưa ra kết luận sai, giữa thực tế và nhận thức hoàn toàn khác nhau
thì tiềm ẩn rủi ro sẽ vô cùng lớn.
Dựa trên cơ sở môi trường quản trị doanh nghiệp:
- Rủi ro môi trường bên trong:
 Theo các lĩnh vực: Quản trị, marketing, tài chính - kế toán, sản xuất - tác nghiệp…
 Theo bộ phận, phòng ban.
 Theo dây chuyền chuỗi giá trị: Các hoạt động đầu vào, quá trình tác nghiệp, quy
trình nghiệp vụ, các hoạt động đầu ra, marketing, bán hàng, dịch vụ.
- Rủi ro môi trường bên ngoài:
 Theo môi trường vĩ mô: Kinh tế, chính trị chính phủ, luật pháp, văn hóa xã hội,
nhân khẩu, địa lý, công nghệ thông tin.
 Theo môi trường vi mô: Khách hàng, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh….
Dựa trên cơ sở đối tượng chịu rủi ro:
- Rủi ro về tài sản: Khả năng được hay mất đối với tài sản vật chất, tài sản tài chính,
tài sản vô hình.
- Rủi ro về nhân lực: Gây tổn thương, thương vong, giảm thu nhập, mất mát nhân
sự ở cấp quản lý, nhân viên hay các đối tượng có liên quan…
- Rủi ro về pháp lý: Liên quan đến tranh chấp kiện tụng kéo dài có thể ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Rủi ro pháp lý có nguồn gốc do thay đổi
về luật pháp liên quan đến kinh doanh, thiếu kiến thức về pháp lý, thiếu chặt chẽ trong
những hợp đồng kinh tế hoặc đầu tư, vi phạm pháp luật quốc gia như luật chống độc
quyền…
1.2. Quản trị rủi ro
1.2.1. Khái niệm về quản trị rủi ro
Quan điểm truyền thống: Đơn thuần là việc mua bảo hiểm, bù đắp những tổn thất,
mất mát có thể xảy ra từ phía thứ ba qua hợp đồng bảo hiểm.

5
QUẢN TRỊ RỦI RO | Nhóm 4

Quan điểm hiện đại: Quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có
hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất
mát, ảnh hưởng bất lợi của rủi ro (Kloman và Haimes) đồng thời, tìm cách biến rủi ro
thành những cơ hội thành công.
1.2.2. Các yếu tố tác động đến quản trị rủi ro
- Quy mô tổ chức: lớn thì rủi ro lớn, nhỏ thì rủi ro nhỏ.
- Tiềm lực tổ chức: tài chính, nguồn lực con người mạnh hay yếu.
- Môi trường, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh đặc thù: Tổ chức hoạt động ít hay
nhiều rủi ro?
- Nhận thức lãnh đạo tổ chức: Có coi trọng công tác quản trị rủi ro hay không?
1.2.3. Nội dung quản trị rủi ro

Nhận dạng Phân tích Đo lường

Tài trợ Kiểm soát – Phòng ngừa

1.2.3.1. Nhận dạng rủi ro


Là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro trong hoạt động kinh doanh
của tổ chức. Tìm kiếm thông tin về nguồn gốc, mối nguy hiểm, hiểm họa, đối tượng rủi
ro và các loại tổn thất có thể. Thống kê các loại rủi ro đã và đang xảy ra và dự báo những
dạng rủi ro mới có thể xuất hiện.
1.2.3.2. Phân tích rủi ro
Xác định được những nguyên nhân nào gây ra rủi ro, trên cơ sở đó tìm ra biện pháp
phòng ngừa. Không phải mỗi rủi ro chỉ do một nguyên nhân đơn nhất, mà thường do
nhiều nguyên nhân.
1.2.3.3. Đo lường rủi ro
Thu thập số liệu và phân tích, đánh giá theo hai khía cạnh: Tần suất (tần số) xuất
hiện rủi ro và mức độ nghiêm trọng (tác động) rủi ro. Trong đó, tần số là số lần xảy ra
tổn thất, khả năng xảy ra biến cố nguy hiểm đối với tổ chức trong một khoảng thời gian

6
QUẢN TRỊ RỦI RO | Nhóm 4

nhất định (tháng, quý, năm) còn mức độ nghiêm trọng là trọng số kết quả của những tổn
thất, mất mát, nguy hiểm.
1.2.3.4. Kiểm soát - phòng ngừa rủi ro
Kiểm soát - phòng ngừa rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ,
chiến lược, các chương trình hoạt động… để né tránh, ngăn ngừa hoặc giảm thiểu những
tổn thất, ảnh hưởng không mong đợi đến tổ chức, doanh nghiệp.
Các biện pháp cơ bản để kiểm soát rủi ro:
- Né tránh rủi ro: Là việc né tránh những hoạt động, những nguyên nhân làm phát
sinh tổn thất, mất mát có thể có. Có 2 biện pháp: Chủ động né tránh từ trước khi xảy ra
rủi ro và loại bỏ những nguyên nhân tạo nên rủi ro.
- Ngăn ngừa tổn thất: Sử dụng các biện pháp để giảm thiểu số lần xuất hiện các rủi
ro hoặc giảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại. Có 3 biện pháp ngăn ngừa tổn thất:
Tác động vào chính mối nguy hiểm (hiểm họa) để ngăn ngừa tổn thất; tác động vào môi
trường mà rủi ro tồn tại và tác động vào sự tương tác của mối nguy hiểm và môi trường
rủi ro tồn tại.
- Giảm thiểu tổn thất: Các biện pháp để giảm thiểu những thiệt hại, mất mát do rủi
ro mang lại. Bao gồm các biện pháp: Cứu vớt những tài sản còn dùng được; xây dựng
các kế hoạch phòng ngừa rủi ro; dự phòng; phân tán rủi ro.
- Chuyển giao rủi ro: Chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro đến cho người khác,
tổ chức khác.
- Đa dạng rủi ro: Đa dạng hóa thị trường; đa dạng hóa sản phẩm; đa dạng hóa khách
hàng; đa dạng hóa nhà cung cấp…

7
QUẢN TRỊ RỦI RO | Nhóm 4

1.2.3.5. Tài trợ rủi ro

Lưu giữ rủi ro:


Chuyển giao rủi ro:
- Là biện pháp mà tổ
chức, doanh nghiệp bị
rủi ro tự mình thanh Là biện pháp mà tổ chức,
toán các tổn thất. doanh nghiệp chuyển
- Nguồn bù đắp rủi ro là giao việc thanh toán cho
nguồn tự có của chính tổn thất đến phía thứ ba.
tổ chức đó kết hợp với
các nguồn khác.

1.3. Rủi ro và quản trị rủi ro trong đầu tư vào thị trường chứng khoán
1.3.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán
1.3.1.1. Khái niệm thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch
mua bán chứng khoán trung và dài hạn, được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người
mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường
thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp.
Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động
trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm
giữ chứng khoán.
1.3.1.2. Phân loại thị trường chứng khoán

Căn cứ vào quá


Căn cứ vào tính chất Căn cứ theo đối
trình luân chuyển
pháp lý tượng giao dịch
chứng khoán
• Thị trường tập trung • Thị trường sơ cấp • Thị trường cổ phiếu
• Thị trường phi tập • Thị trường thứ cấp • Thị trường tái phiếu
trung • Thị trường chứng
chỉ quỹ đầu tư
• Thị trường chứng
khoán phái sinh

8
QUẢN TRỊ RỦI RO | Nhóm 4

1.3.1.3. Vai trò của thị trường chứng khoán


- Huy động vốn cho nền kinh tế.
- Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng.
- Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
- Tạo môi trường cho chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô.
1.3.1.4. Nguyên tắc hoạt động của thị trường
- Nguyên tắc đấu giá: Giá hình thành qua đấu giá, không có sự áp đặt về giá.
- Nguyên tắc công bằng: Được bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin, trong việc
gánh chịu các hình thức xử phạt nếu vi phạm quy định, nhằm đảm bảo lợi ích cho những
ai tham gia thị trường này.
- Nguyên tắc công khai: Công khai hoạt động của công ty niêm yết chứng khoán,
tình hình giao dịch trên thị trường, thông tin phải đủ, chính xác, kịp thời và bình đẳng.
- Nguyên tắc trung gian: Thông qua người môi giới và nhà buôn chứng khoán.
- Nguyên tắc tập trung: Các giao dịch chứng khoán chỉ diễn ra trên SGDCK và thị
trường OTC, có sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức
tự quản.
1.3.2. Các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán
1.3.2.1. Khái niệm

Rủi ro trong đầu tư chứng khoán được định nghĩa là sự dao động của lợi nhuận.
Dao động càng cao thì rủi ro càng cao và ngược lại.

1.3.2.2. Sự cần thiết hạn chế rủi ro trong đầu tư chứng khoán
Đầu tư chứng khoán là lĩnh vực kinh doanh với lợi nhuận cao đồng thời rủi ro cũng
rất lớn. Vì vậy, thật quan trọng khi phân tích, tìm hiểu rủi ro để hạn chế khả năng thua
lỗ và xây dựng chiến lược đầu tư an toàn.
1.3.2.3. Các loại rủi ro trong đầu tư chứng khoán
Rủi ro là một phần của đầu tư và việc hiểu rủi ro là rất quan trọng cho Nhà đầu tư.
Bao giờ cũng có những rủi ro tiềm ẩn nhất định khi đầu tư vào một loại tài sản nào đó.
Rủi ro hệ thống:

9
QUẢN TRỊ RỦI RO | Nhóm 4

Là những rủi ro do các yếu tố nằm ngoài công ty, không kiểm soát được và có ảnh
hưởng rộng rãi đến cả thị trường và tất cả mọi loại chứng khoán. Bao gồm:

- Rủi ro thị trường: Là những thay đổi trong mức sinh lời đối với phần lớn các loại
cổ phiếu thường chủ yếu là do sự hy vọng của các nhà đầu tư gọi là rủi ro thị trường.
Xuất hiện do có những phản ứng của các nhà đầu tư đối với những sự kiện hữu hình về
kinh tế, chính trị, xã hội hay các sự kiện vô hình do yếu tố tâm lý của thị trường.
- Rủi ro lãi suất: Là khả năng biến động của lợi nhuận do những thay đổi của lãi
suất trên thị trường. Nguyên nhân cốt lõi của rủi ro lãi suất là sự lên xuống của lãi suất
trái phiếu chính phủ. Sự tăng lên của lãi suất chuẩn (lãi suất trái phiếu Chính phủ) sẽ
làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống, tạo hệ quả trực tiếp là giá cả của các loại chứng
khoán khác giảm xuống và ngược lại.
- Rủi ro sức mua: Là biến cố của sức mua của đồng tiền thu được, là tác động của
lạm phát đối với khoản đầu tư. Nếu khoản đầu tư là một khoản tiêu dùng ngay, khi một
người mua cổ phiếu, anh ta đã bỏ mất cơ hội mua hàng hoá hay dịch vụ trong thời gian
sở hữu cổ phiếu đó. Nếu giá cả hàng hoá dịch vụ tăng, các nhà đầu tư đã bị mất một
phần sức mua.
Rủi ro không hệ thống:
Là những rủi ro do các yếu tố nội tại gây ra như thị hiếu tiêu dùng, đình công, năng
lực quản trị, biến động về lực lượng lao động, có thể kiểm soát được và chỉ tác động đến
một ngành hay tới một công ty hoặc một số chứng khoán. Rủi ro không hệ thống bao
gồm: Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.

Rủi ro kinh doanh: Do tình trạng hoạt động của công ty, khi có những thay đổi
trong tình trạng này công ty có thể sẽ bị sút giảm lợi nhuận và cổ tức. Mức độ thay đổi
so với xu hướng dự kiến được coi là rủi ro kinh doanh. Rủi ro kinh doanh có thể được
chia làm hai loại cơ bản là bên ngoài và nội tại. Rủi ro kinh doanh nội tại phát sinh trong
quá trình vận hành hoạt động của công ty. Trong phạm vi rộng hơn, rủi ro kinh doanh
bên ngoài là những trường hợp xảy ra nằm ngoài sự kiểm soát của công ty và làm ảnh
hưởng đến tình trạng hoạt động của công ty.

Mỗi công ty có một kiểu rủi ro bên ngoài riêng, phụ thuộc vào các yếu tố môi
trường kinh doanh cụ thể của công ty. Các yếu tố bên ngoài, từ chi phí tiền vay đến sự

10
QUẢN TRỊ RỦI RO | Nhóm 4

cắt giảm ngân sách, từ mức thuế nhập khẩu tăng đến sự suy thoái của chu kỳ kinh doanh.
Các chính sách chính trị cũng là một phần của rủi ro bên ngoài, các chính sách tiền tệ
và tài khoá có thể làm ảnh hưởng đến thu nhập thông qua tác động về chi phí và nguồn
vốn. Những rủi ro về hàng hóa có ảnh hưởng lớn đến tình trạng kinh doanh của công ty
vì hàng hóa là thứ trực tiếp mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Rủi ro truyền thông
có thể làm cho công ty có hình ảnh xấu đi rất nhiều trong mắt các nhà đầu tư khi doanh
nghiệp có những chuyển biến xấu trong quá trình hoạt động. Đặc biệt, các nhà đầu tư
rất nhạy cảm với những doanh nghiệp có những hoạt động trái pháp luật gây nên rủi ro
pháp lý.

Rủi ro tài chính: Rủi ro tài chính liên quan đến việc công ty tài trợ cho hoạt động
của mình. Người ta thường tính toán rủi ro tài chính bằng việc xem xét cấu trúc vốn của
một công ty. Sự xuất hiện của các khoản nợ trong cấu trúc vốn sẽ tạo ra cho công ty
những nghĩa vụ trả lãi. Rủi ro tài chính là rủi ro có thể tránh được trong phạm vi mà các
nhà quản lý có toàn quyền quyết định vay hay không vay. Một công ty không vay nợ
chút nào sẽ không có rủi ro tài chính. Bằng việc đi vay, công ty đã thay đổi dòng thu
nhập đối với cổ phiếu thường. Cụ thể là, việc sử dụng hệ số đòn bẩy tỷ lệ vay nợ có 3
hệ quả quan trọng đối với những người nắm giữ cổ phiếu thường, đó là làm tăng mức
biến động trong thu nhập của họ, ảnh hưởng đến dự kiến của họ về thu nhập, và làm
tăng rủi ro của họ.

Rủi ro chủ quan từ nhà đầu tư:


- Rủi ro do thiếu kiến thức phân tích, đầu tư theo cảm tính.
- Rủi ro do đầu tư theo đám đông.
- Rủi ro do đầu tư theo tin đồn: Hầu hết các tin đồn đều mang dấu hiệu trục lợi, có
chủ ý và chủ yếu nhắm vào các nhà đầu tư nhỏ lẻ thiếu bản lĩnh.
- Rủi ro do sử dụng đòn bẩy tài chính lớn: Khi thị trường khởi sắc rất nhiều nhà
đầu tư trong nước đã mạnh dạn vay tiền để đầu tư chứng khoán nhằm tăng nhanh thu
nhập, góp phần đẩy giá chứng khoán lên rất cao. Trong điều kiện rủi ro rất cao của thị
trường chứng khoán Việt Nam, việc bán giải chấp khi giá chứng khoán xuống thấp làm
cho mức độ suy sụp của thị trường càng thêm nghiêm trọng.

11
QUẢN TRỊ RỦI RO | Nhóm 4

Một số loại rủi ro khác:


- Rủi ro từ những báo cáo thị trường của các tổ chức phân tích đánh giá tín nhiệm:
Thị trường đã không ít lần nghiêng ngả theo các đánh giá, nhận định của của các tổ chức
đầy danh tiếng trong và ngoài nước như HSBC hay SSI...
- Rủi ro từ chất lượng dịch vụ của các công ty chứng khoán, sở giao dịch chứng
khoán, tổ chức lưu ký, công ty niêm yết.
- Rủi ro từ môi trường tự nhiên.
- Rủi ro từ môi trường kinh tế quốc tế

12
QUẢN TRỊ RỦI RO | Nhóm 4

Chương 2: PHÂN TÍCH RỦI RO CỦA NHÀ ĐẦU TƯ KHI ĐẦU TƯ VÀO
CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY HOÀNG ANH GIA LAI

2.1. Giới thiệu công ty


2.1.1. Thông tin chung

- Tên công ty: Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai.


- Tên giao dịch đối ngoại: Hoàng Anh Gia Lai Joint Stock Company.
- Tên viết tắt: HAGL.
- Slogan: Đoàn Kết là Sức Mạnh.
- Địa chỉ: 15 Trường Chinh, phường Phù Đổng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
- Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị: Đoàn Nguyên Đức.
- Vốn điều lệ: 7.899.679.470.000 VNĐ.

2.1.2. Lịch sử hình thành


- Giai đoạn khởi nghiệp từ 1990 – 1993: Là doanh nghiệp tư nhân sản xuất đồ gỗ.
- Giai đoạn đại chúng hóa từ 2002 – 2012: Bất động sản là ngành chủ lực trong khi
chiến lược đa dạng hóa được triển khai.
- Giai đoạn phát triển bền vừng từ 2013 đến nay: Công ty đang tập trung phát triển
hai ngành chính là nông nghiệp và bất động sản.
2.1.3. Ngành nghề kinh doanh chính
- Xây dựng và kinh doanh căn hộ cao cấp.
- Sản xuất và phân phối đồ gỗ.
- Xây dựng và kinh doanh khách sạn và resort.
- Trồng và chế biến các sản phẩm từ cây cao su, cọ dầu, mía đường, cây bắp.
- Đầu tư và khai thác thủy điện.
- Kinh doanh bất động sản.
- Các ngành nghề khác mà pháp luật không cấm.
2.1.4. Năng lực sản xuất
Hiện nay, HAGL đã trồng được 38.428 ha cao su trong đó 22.117 ha tại Lào, 2.394
ha tại Việt Nam và 13.857 ha tại Campuchia. Công ty kiên định nguyên tắc và kỷ luật
trong việc trồng và chăm sóc để đảm bảo đạt năng suất cao, luôn chú trọng khía cạnh kĩ
thuật cũng như công nghệ: Phân tích đất và sử dụng giống cây trồng phù hợp, xây dựng

13
QUẢN TRỊ RỦI RO | Nhóm 4

và chuẩn hóa quy trình trồng, chăm sóc; sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel để
phục vụ tưới nước và bón phân. Tập đoàn hiện đang vận hành một nhà máy chế biến mủ
cao su có công suất 25.000 tấn/năm tại Lào. Dự kiến đến năm 2022, toàn bộ diện tích
cao su sẽ được khai thác mủ.

HAGL đã hoàn tất đầu tư cụm công nghiệp mía đường tại huyện Samakhixay và
Phouvong, tỉnh Attapeu với tổng vốn đầu tư xấp xỉ 70 triệu USD và đưa vào vận hành
từ tháng 2 năm 2013. Dự án bao gồm một vùng nguyên liệu 6.000 ha và nhà máy công
suất ép mía 7.000 tấn/ngày. HAGL chọn các giống mía có nguồn gốc từ Việt Nam và
Thái Lan năng suất cao, phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng như: K.84-200, MY, Sufan,
R579, K2000-89, Khong Kaen 3, 88-92.

Đến cuối năm 2015 HAGL đã trồng được 28.626 ha cọ dầu, trong đó tại tỉnh
Attapeu, Lào là 7.055 ha và tại tỉnh Rattanakiri, Camphuchia là 21.571 ha. HAGL cũng
áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt của Israel cho toàn bộ diện tích cọ dầu. Tại Campuchia,
có nhà máy chế biến cọ dầu với công suất 45 tấn buồng quả tươi/giờ. Nhà máy có thể
chế biến 270.000 tấn quả tươi/ năm để phục vụ cho diện tích khoảng 9.000 ha. Trong
tương lai khi diện tích cọ dầu đi vào khai thác nhiều hơn, HAGL sẽ có kế hoạch nâng
cấp nhà máy hoặc xây dựng thêm các nhà máy chế biến mới phù hợp. Tại Lào, HAGL
đang tiến hành đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cọ dầu với công suất 30 tấn buồng
quả tươi/giờ và dự kiến đi vào hoạt động vào nửa đầu năm 2017

Tổng số lượng bò nhập tới cuối năm 2015 là 130.000 con bò và dự kiến sẽ tiếp tục
tăng lên theo kế hoạch kinh doanh đã đề ra. Trong năm 2015 HAGL đã đẩy mạnh mở
rộng qui mô trang trại, quản lý nghiêm chất lượng đầu vào: Con giống, nguồn nguyên
liệu thức ăn cùng với công nghệ chăn nuôi tiên tiến nhằm mục đích nâng cao chất lượng
sản phẩm. Riêng đối với ngành chăn nuôi bò sữa, HAGL đã hợp tác với đối tác chiến
lược là Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh Dưỡng NutiFood, trong đó HAGL phát triển
đàn bò sữa còn NutiFood đầu tư xây dựng nhà máy sữa tươi tại Gia Lai để bao tiêu toàn
bộ lượng sữa từ trang trại Hoàng Anh Gia Lai, cho ra sản phẩm sữa tươi và sữa chua
Nuti trên thị trường hiện nay.

2.1.5. Năng lực kinh doanh

14
QUẢN TRỊ RỦI RO | Nhóm 4

Với lợi thế về vốn, nguồn nhân lực, nguyên vật liệu dồi dào và thương hiệu mạnh,
Hoàng Anh Gia Lai Group tập trung mở rộng đầu tư sang lĩnh vực kinh doanh địa ốc
như xây dựng trung tâm thương mại, căn hộ cao cấp, văn phòng cho thuê cùng với sự ra
đời của một chuỗi khách sạn, khu nghỉ mát tiêu chuẩn 4 sao, 5 sao tại Tp.HCM, Đà Lạt,
Đà Nẵng, Nha Trang, Gia Lai, Quy Nhơn…nhằm khai thác tiềm năng du lịch đầy hứa
hẹn của đất nước.
Việc sở hữu đội bóng danh tiếng Hoàng Anh Gia Lai với những thành công vang
dội trong thời gian qua đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người yêu thích bóng đá.
Hình ảnh của đội bóng là công cụ xây dựng và quảng bá thương hiệu rất hiệu quả.

Dưới sự lãnh đạo của ông Đoàn Nguyên Đức cùng sự đồng tâm hiệp lực của đội
ngũ công nhân viên giàu kinh nghiệm, tận tụy, giỏi tay nghề đã giúp Hoàng Anh Gia
Lai Group phát triển và lớn mạnh không ngừng. Nếu số công nhân viên khi mới thành
lập nhà máy khoảng 200 người thì đến nay nhân sự của Hoàng Anh Gia Lai đã hơn 7000
người. Nếu doanh thu năm đầu tiên là 200 tỷ thì 5 năm sau doanh thu đã đạt 1.200 tỷ
đồng.

Chiến lược phát triển của tập đoàn là xây dựng quy trình kinh doanh khép kín trên
cơ sở liên kết dọc các ngành nghề như: Sản xuất các loại đồ gỗ, chế tác đá granite, xưởng
lắp ráp và thi công nhôm kính, có xí nghiệp xây lắp, xây dựng, kinh doanh bất động
sản… nhằm hạn chế tối thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2.2. Phân tích và đánh giá các loại rủi ro


2.2.1. Rủi ro hệ thống

Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai đã gặp những rủi ro về lạm phát và lãi suất.

“HAGL đến đầu tuần ngày 27/03/2012 đã đưa ra lãi suất 12%/năm cho đợt phát
hành trái phiếu kỳ hạn 5 năm đang thực hiện”, một nguồn tin tham gia đợt chào bán
cho biết. Mức lãi suất 12%/năm được tính cho kỳ thanh toán đầu tiên, các kỳ thanh
toán tiếp theo được tính bằng lãi suất tiền gửi tham chiếu cộng với biên độ 4%/năm.
Mức lãi suất 12%/năm nêu trên giảm 200 điểm so với đợt phát hành cách đây 8 tháng
của chính HAGL. Cụ thể, tháng 7, doanh nghiệp đa ngành này đã phát hành trái phiếu
kỳ hạn 3 năm với lãi suất 14%/năm cho kỳ thanh toán đầu tiên và biên lãi suất 5%/năm
cho các kỳ thanh toán tiếp theo. Vào tháng 8/2012, HAGL phát hành trái phiếu kỳ hạn

15
QUẢN TRỊ RỦI RO | Nhóm 4

3 năm, lãi suất 16%/năm cho kỳ thanh toán đầu tiên và biên độ 5%/năm cho các kỳ
thanh toán tiếp theo.

Việc lãi suất vay vốn của HAGL giảm 200 điểm tương đồng với mức giảm lãi
suất chung của hệ thống ngân hàng. Đầu tuần trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã chính
thức hạ trần lãi suất tiền gửi VND 100 điểm, xuống còn 6%/năm, sau khi duy trì mức
trần 7%/năm từ tháng 6; đồng thời hạ một loạt lãi suất chủ chốt khác gồm lãi suất huy
động USD, lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu và trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh
vực ưu tiên.

Một số nhà đầu tư đánh giá mức lãi đi vay 12%/năm của HAGL lần này là mức
lãi cao, khá hấp dẫn nếu mua. Liệu người chơi chứng khoán có chấp nhận mua trái
phiếu này?

Các thành phần cơ bản của rủi ro lạm phát và lãi suất:

Mối nguy hiểm Nguồn


Việc mua trái phiếu của HAG tại giai đoạn - Dao động của mức lãi suất chung. Giá cả
này khá là hấp dẫn khi mức lãi suất là rất cao. chứng khoán luôn có xu hướng biến động tỷ
Trái phiếu được phát hành với lãi suất càng lệ nghịch với lãi suất thị trường, lãi suất thị
cao càng mang tính rủi ro. Giống như kiểu trường tăng làm giá thị trường của chứng
chạy đua hút vốn bằng cách nâng lãi suất của khoán bị giảm và ngược lại. Đặc biệt là sự
các tổ chức tín dụng hay các cá nhân vay vốn lên xuống của lãi suất Trái phiếu Chính phủ,
tự do bên ngoài. Một khi tài sản đảm bảo cho khi đó sẽ tạo ra cho nhà đầu tư mức sinh lời
trái phiếu phát hành bị mất giá hay doanh kỳ vọng của trái phiếu HAG. Nếu lãi suất
nghiệp bị mất khả năng thanh toán thì rủi ro trái phiếu Chính phủ cao hơn 12%/năm thì
mất tiền của người mua khá cao. chứng tỏ nhà đầu tư đã bị lỗ khi mua trái
phiếu của HAG.
- Chi phí sinh hoạt và lạm phát gia tăng đáng
kể và tốc độ này nhanh hơn so với tốc độ
của lợi suất đầu tư sẽ khiến sức mua của nhà
đầu tư sẽ giảm và thậm chí có thể thu về
mức lợi suất âm, mặc cho mức lãi suất trái
phiếu của HAG có cao bao nhiêu.

16
QUẢN TRỊ RỦI RO | Nhóm 4

Các nhân tố thay đổi Hậu quả


- Tâm lý chủ quan của nhà đầu tư: khi thấy - Tổn thất trực tiếp: Ảnh hưởng trực tiếp đến
Giá Trái phiếu của công ty HAG cao, nhà đầu khoản tiền mà nhà đầu tư bỏ ra để mua tài
tư bỏ tiền ra mua với kỳ vọng chắc chắn sẽ sản đó, số tiền hoàn toàn có thể mất trắng
thu được lợi nhuận cao về cho bản thân. Coi Nếu công ty HAG phá sản.
đây là món ăn béo bỡ nên không cần suy xét - Tổn thất gián tiếp: Thời gian, công sức mà
sẵn sàng đầu tư. nhà đầu tư bỏ ra từ lúc mua Trái phiếu công
- Trái phiếu có thể chuyển đổi (Trái phiếu ty HAG cho đến khi đáo hạn, thay vì gửi tiết
chuyển đổi): Trong lúc nắm giữ nếu nhà đầu kiệm ngân hàng hay mua cổ phiếu, Trái
tư có thể đổi sang cổ phiếu của công ty HAG, phiếu của công ty khác. Tổn thất tiền do lạm
từ đó có thể bán và mua lại cổ phiếu của công phát.
ty khác nhưng mức lãi suất có được từ trái
phiếu chuyển đổi sẽ thấp hơn mức bình
thường.

Đánh giá:

Trong hoạt động đầu tư chứng khoán, việc đánh giá rõ những rủi ro lạm phát cùng
với rủi ro lãi suất của công ty HAG sẽ giúp nhà đầu tư có những quyết định mua cổ
phiếu hay trái phiếu đúng đắn hơn. Lãi suất tăng đồng nghĩa với chi phí tăng, các doanh
nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn trong hoạt động. Lãi suất cho vay thường leo thang
trong thời điểm mà lạm phát xảy ra trầm trọng vì tăng lãi suất là một biện pháp kiềm
chế lạm phát thường được sử dụng. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp có thể thấy rõ
chi phí vay vốn của mình tăng cao khi giá trị mà mỗi đồng vốn vay đem về lại giảm
mạnh. Hai rủi ro này sẽ khiến cho đồng tiền đầu tư vào HAG có nhiều biến động và sự
lời lỗ từ những quyết định của nhà đầu tư.

2.2.2. Rủi ro không hệ thống

Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai đã phải đối mặt với những rủi ro không hệ
thống: Rủi ro hàng hóa, rủi ro truyền thông và rủi ro pháp lý trong quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh như sau:

2.2.2.1. Rủi ro hàng hóa

HAGL bắt đầu trồng cao su vào năm 2007 tại Lào. Thời điểm này giá cao su trên
thị trường thế giới vào mức 1.400 USD/tấn.

17
QUẢN TRỊ RỦI RO | Nhóm 4

Đến năm 2012, lứa cây cao su đầu tiên của Hoàng Anh Gia Lai bắt đầu cho sản
phẩm. Mức giá bán mủ cao su trên thị trường thời điểm năm 2011 dao động trong khoảng
từ 4.000 đến 6.000 USD/tấn trong khi giá thành lúc đấy được “bầu” Đức ước tính chỉ
khoảng 850 USD/tấn.

Thế nhưng “người tính không bằng trời tính”, thời điểm “bầu” Đức đưa ra những
viễn cảnh tươi sáng này cũng chính là đỉnh của giá cao su trong 30 năm qua.

Đến lúc cao su của Hoàng Anh Gia Lai khai thác được thì giá đã trôi qua thời kỳ
đỉnh. Biên lợi nhuận mảng này chỉ cao được trong hai năm 2012 và 2013. Và sau đó dần
tuột dốc, đến thời điểm này thì đã không còn xác định được đáy.

Cuối năm 2015 đầu năm 2016 giá cao su chạm đáy. Giá cao su đã giảm đến 60-
70%, chỉ còn quanh mức 7.000 đến 12.000 đồng/kg mủ tươi. Điều này đồng nghĩa với
số diện tích cao su có giá trị hàng chục nghìn tỷ đồng cũng giảm sút đáng kể.

Công ty HAGL chịu thiệt hại không nhỏ khi giá cao su giảm, tình hình kinh doanh
của công ty gặp khó khăn. Điều này ảnh hưởng xấu lên giá cổ phiếu của công ty và khiến
các nhà đầu tư hoang mang vào thời điểm đó.

Giá cao su từ 2010 - 2016 (Nguồn: Tradingeconomics)

18
QUẢN TRỊ RỦI RO | Nhóm 4

Các thành phần cơ bản của rủi ro hàng hóa

Mối nguy hiểm Nguồn


Thua lỗ trong việc kinh doanh cao su sẽ làm - Nhu cầu cao su của thị trường. Vào khoảng
hoạt động kinh doanh của công ty không thời gian trước năm 2012, giá cao su cao làm
đạt hiệu quả; doanh thu, lợi nhuận giãm; nhiều nước mở rộng diện tích trồng và khai
nguồn vốn công ty bị giãm bớt dẫn đến giá thác cao su làm sản lượng cao su tăng nhanh.
cổ phiếu của HAGL sẽ sụt giảm nghiêm Đến năm 2013, nhu cầu tiêu thụ tăng chậm
trọng. trong khi nguồn cung tăng nhanh, làm lượng
tồn kho quá cao, tạo áp lực đẩy giá cao su
giảm liên tục.
- Thị trường cao su trong và ngoài nước. Sự
liên xuống của giá cao su trong và ngoài
nước ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh
doanh của HAGL và gián tiếp tác động lên
giá cổ phiếu của HAGL.

Các nhân tố thay đổi Hậu quả


- Sự chủ quan của nhà đầu tư: nhà đầu tư - Tổn thất trực tiếp: Người đầu tư có thể mất
không theo dõi tình tình kinh tế thế giới dẫn trắng tiền đầu tư, nợ nần trong trường hợp
đến sự suy đoán sai về tình hình công ty. vay mượn tiền để đầu tư cổ phiếu.
Hoặc có suy nghĩ điều đó không ảnh hưởng - Tổn thất gián tiếp: thời gian, công sức của
gì đến giá cổ phiếu. nhà đầu tư bỏ ra để tìm hiểu, đánh giá, cân
- Ảnh hưởng tâm lí bầy đàn: Nhà đầu tư bị nhắc có nên mua cổ phiếu hay không.
ảnh hưởng bởi đám đông, thường dễ hùa
theo đám đông. Ví dụ: nhiều nhà đầu tư
tranh thủ mua hoặc bán cổ phiếu sẽ làm các
nhà đầu tư khác hoang mang và hùa theo.
- Tâm lý sợ thua lỗ: Nhà đầu tư có tâm lý
sợ thua lỗ thường giữ lại chứng khoán hạ
giá bởi họ có tâm lý chờ cho giá tăng trở lại
trước khi tiến hành giao dịch.
- Tin đồn không rõ nguồn gốc: Hầu hết các
tin đồn đều mang dấu hiệu trục lợi, có chủ
ý và chủ yếu nhắm vào các nhà đầu tư nhỏ
lẻ thiếu bản lĩnh, làm cho NĐT bị nhiễu
loạn thông tin.

Đánh giá:

Đây là một thời kì khó khăn cho việc kinh doanh cao su của HAGL khi liên tục
kinh doanh trong tình trạng hòa vôn và thua lỗ. Trong tình hình kinh tế thế giới, thị

19
QUẢN TRỊ RỦI RO | Nhóm 4

trường cao su thế giới biến động mạnh và không có mấy khả quan. Đầu tư và cổ phiếu
HAGL bây giờ là một nước cờ mạo hiểm.

2.2.2.2. Rủi ro truyền thông

Đầu tháng 5/2013, Global Witness cho rằng HAGL đã lập các công ty trên giấy để
có quyền thuê những mảnh đất lớn, nhiều hơn số đất cho phép theo luật tại 2 nước này
thông qua các mối quan hệ thân tín. Họ đặt nghi vấn về khả năng HAGL và các công ty
liên kết được bố trí tổng cộng 81.919 ha đất (47.370 ha ở Campuchia).

Ngay lập tức thông tin trên nhận được sự quan tâm của dư luận và nhiều cơ quan
báo chí trong nước cũng như quốc tế, đặc biệt là sự phản ứng quyết liệt, mạnh mẽ từ
những "người trong cuộc".

Với cáo buộc này, Hoàng Anh Gia Lai đã phải đối mặt với những mối nguy hiểm
vô cùng lớn. Các nhà truyền thông không ngừng đưa tin về sự việc khiến nó càng trở
nên nghiêm trọng và gây hoang mang cho các nhà đầu tư chứng khoán.

Sự việc không dừng lại ở đây, khi chủ tịch tập đoàn HAGL, ông Đoàn Nguyên
Đức lên tiếng phản bác tất cả cáo buộc của Global Witnesses. Điều này làm cho cơn
sóng dư luận càng lên cao và giá cổ phiếu HAG bị ảnh hưởng cũng không hề nhẹ.

Sau cáo buộc này, giá cổ phiếu HAG đã giảm mạnh. Đóng của ngày 14/05 HAG
giảm 1.400 đồng/CP tương ứng 6.1% và đóng cửa ở mức 21.400 đồng/CP. Tới ngày
15/05, đà giảm của HAG chững lại, HAG chỉ giảm 200 đồng/CP, tương ứng 0.9%. Sau
hai ngày, HAG mất 1.600 đồng/CP.

Các thành phần cơ bản của rủi ro truyền thông:

Mối nguy hiểm Nguồn


Trong vụ kiện của Global Witnesses, thì - Các nhà truyền thông, báo chí không
mối đe dọa chính là giá cổ phiếu HAG bị ngừng khuếch trương sự việc khiến nó
sụt giảm nhanh và liên tục trong thời gian ngày càng nghiêm trọng và tạo nên sự bất
kiện cáo. ổn của giá cổ phiếu.

- Các nhà đầu tư muốn thâu tóm cổ phiếu


HAG có thể tung các tin tức xấu để giá cổ
phiếu sụt giảm mạnh.

20
QUẢN TRỊ RỦI RO | Nhóm 4

Các nhân tố thay đổi Hậu quả


- Tình huống bất ngờ: Sự việc kiện cáo của - Tổn thất trực tiếp: Giá cổ phiếu Hoàng
Global Witnesses đối với Hoàng Anh Gia Anh Gia Lai giảm mạnh sau sự việc,
Lai vô cùng bất ngờ không thể lường trước khiến một số nhà đầu tư mất rất nhiều tiền
được sự việc xảy ra. Cho nên nhà đầu tư có và tài sản, thậm chí vỡ nợ.
thể trở tay không kịp với sự biến động của - Tổn thất gián tiếp: Tốn rất nhiều thời
giá cổ phiếu. gian, chi phí và công sức cho các nhà đầu
- Sự chủ quan của nhà đầu tư: Các nhà đầu tư khi phải nghiên cứu vấn đề xảy ra, tạo
tư không cập nhật thông tin, tin tức thường ra sự hoang mang cho họ khi không biết
xuyên và liên tục để kịp thời nhìn ra sự nên nắm hay buông cổ phiếu HAG.
thiếu sót, khuyến điểm của Hoàng Anh Gia
Lai trước khi sự kiện xảy ra.
- Sàng lọc thông tin: Các nhà đầu tư luôn
tiếp nhận thông tin một cách đại trà không
biết sàng lọc đâu là thông tin chính xác và
không chính xác.
- Làm theo số đông: Nhà đầu tư không có
chính kiến cho riêng mình mà làm theo số
đông, thấy người khác bán thì mình bán
thấy người khác giữ thì mình giữ.

Đánh giá:

Nhìn chung, trong lĩnh vực kinh doanh đầu tư thì không thể nào tránh khỏi những
tranh chấp và cáo buộc bất ngờ như thế xảy ra, và chính điều đó cũng kéo theo giá cổ
phiếu sẽ biến động bất ngờ, các nhà đầu tư nên cập nhật tin tức thường xuyên và chọn
lọc thông tin cho chính xác để có cơ sở để phân tích sự việc và đưa ra quyết định có nên
tiếp tục đầu tư hay không.

2.2.2.3. Rủi ro pháp lý


Đầu tháng 05/2013 công ty Hoàng Anh Gia Lai đã bị tổ chức phi chính phủ Global
Witness cáo buộc những tội danh như phá rừng, có hành vi tham nhũng cũng như chiếm
đất đai tại Lào và Campuchia. Với cáo buộc này, Hoàng Anh Gia Lai đã phải đối mặt
với những mối nguy hiểm vô cùng lớn. Một khi rơi vào vòng xoáy của những cáo buộc
này thì thiệt hại là rất lớn nếu không muốn nói có thể đẩy Hoàng Anh Gia Lai xuống
vực thẳm. Chúng ta có thể thấy viễn cảnh rõ ràng rằng nếu Hoàng Anh Gia Lai không
xử lý tốt khủng hoảng này thì tập đoàn sẽ gặp khó khăn đối với các nhà đầu tư nước
ngoài đã, đang và sẽ cho tập đoàn này vay vốn. Đồng thời tập đoàn này sẽ gặp khó khăn

21
QUẢN TRỊ RỦI RO | Nhóm 4

trong việc tiêu thụ sẩn phẩm vì rất có thể hàng của Hoàng Anh Gia Lai sẽ bị ép giá hoặc
bị tẩy chay trên thị trường.
Sau cáo buộc này, khối tài sản của bầu Đức bị sụt giảm nhanh chóng trên sàn chứng
khoán mất hơn 430 tỷ chỉ trong một phiên ngày 14/05. Với việc sở hữu 260 triệu cổ
phiếu HAG, chỉ trong 2 ngày bầu Đức đã mất hơn 300 tỷ đồng. Bên cạnh đó, HAG còn
chứng kiến sự quay lưng của nhà đầu tư nước ngoài khi bán 1.1 triệu đơn vị HAG. Các
nhà đầu tư cổ phiếu HAG trong những ngày này phải chịu thiệt hại nặng nề và phải bán
bớt cổ phiếu để tránh tình trạng HAG rớt giá liên tục. Tuy nhiên đến ngày 16/05 HAG
đã lấy lại được lòng tin của các nhà đầu tư khi tăng nhẹ vì các cáo buộc của Global
Witness là không có căn cứ và cơ sở chắc chắn. Điều này cho thấy các vấn đề pháp lý
của công ty có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư.

.Các thành phần cơ bản của rủi ro pháp lý:

Mối nguy hiểm Nguồn


Trong trường hợp vừa nêu trên ta thấy Văn bản kiện tụng của Global Witness với
mối đe dọa là việc kiện tụng của công ty Hoàng Anh Gia Lai cáo buộc Hoàng Anh
Global Witness với Hoàng Anh Gia Lai sẽ Gia Lai những tội danh như phá rừng, có
làm cho giá cổ phiếu HAG sụt giảm hành vi tham nhũng và chiếm dụng đất tại
nghiêm trọng. Điều này làm cho những Lào và Campuchia.
nhà đầu tư vào cổ phiếu HAG có nguy cơ
bị lỗ nặng nề.
Các nhân tố thay đổi Hậu quả
- Nhà đầu tư vào cổ phiếu HAG còn chủ - Tổn thất trực tiếp: Nhà đầu tư vào cổ
quan chưa quan tâm sâu sắc đến những phiếu HAG bị thiệt hại nặng nề khi sự việc
biến động xảy ra với công ty Hoàng Anh xảy ra làm cho giá cổ phiếu của công ty bị
Gia Lai nên bị tổn thất nặng nề khi có sự sụt giảm nghiêm trọng (giảm 6.1%).
việc xảy ra. - Tổn thất gián tiếp: Nhà đầu tư phải tốn
- Nhà đầu tư chứng khoán đa phần không nhiều thời gian để theo dõi tình hình diễn
có nhiều kiến thức về pháp luật nên không biến của vụ kiện và suy nghĩ hướng đầu tư
biết cần phải ứng biến như thế nào khi sự có lợi cho mình đồng thời nhà đầu tư còn
việc xảy ra. tốn không ít chi phí để tìm hiểu thông tin
- Sự việc xảy ra ngoài ý muốn của nhà đầu về vụ kiện và hướng giải quyết của Hoàng
tư và công ty phát hành. Anh Gia Lai.
- Nhà đầu tư không có kế hoạch kiểm soát,
theo dõi và khắc phục hậu quả của sự việc
chỉ hi vọng vào cách giải quyết của công
ty phát hành.

22
QUẢN TRỊ RỦI RO | Nhóm 4

Đánh giá:

Những vấn đề pháp lý của một công ty có niêm yết trên thị trường chứng khoán
dù lớn hay nhỏ cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định có nên hay không đầu tư
vào cổ phiếu HAG của những người đang có dự định đầu tư chứng khoán. Đồng thời
đối với những người đã đầu tư HAG thì những vấn đề pháp lý này sẽ ảnh hưởng rất
nhiều đến giá cổ phiếu đặc biệt là làm giảm mạnh giá cổ phiếu dẫn đến nhà đầu tư HAG
bị thiệt hại.

23
QUẢN TRỊ RỦI RO | Nhóm 4

Chương 3: HÀM Ý QUẢN TRỊ

3.1. Mục tiêu quản trị

Trước khi đầu tư chứng khoán, người đầu tư phải thẩm định khả năng tài chính
của mình và xác định mục tiêu đầu tư. Tùy theo hoàn cảnh và khả năng tài chính mà các
nhà đầu tư tự chọn cho mình mục tiêu thích hợp. Chúng ta thường xét thấy các mục tiêu
sau đây:

- An toàn vốn: Khi bạn đầu tư với mục tiêu an toàn vốn thì nên chọn các loại chứng
khoán ít rủi ro, độ an toàn cao, loại này có lãi suất thấp. Các loại chứng khoán có độ an
toàn cao như trái phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, công trái nhà nước,...

- Tăng thu nhập: nếu bạn đầu tư theo mục tiêu này thì nên chọn cổ phiếu của các
công ty có cổ tức cao, trái phiếu lãi suất cao. Mục tiêu này thích hợp với những đối
tượng có thu nhập thấp cần bổ sung nguồn thu.

- Gia tăng vốn: Nếu mục tiêu của bạn là gia tăng nguồn vốn thì nên tìm mua những
cổ phiếu của những công ty phát triển nhanh hoặc là mua đi bán lại liên tục để thu lợi
tức tối đa. Mục tiêu này thích hợp với những người năng động, nhiều tiền và chấp nhận
rủi ro.

3.2. Hàm ý quản trị


3.2.1. Rủi ro hệ thống

Các nhà đầu tư nên quản trị rủi ro lạm phát và lãi suất như sau:
Mối đe dọa:

- Tìm hiểu rõ về công ty HAGL trước khi tham gia đầu tư vào chứng khoán của
nó.

- Tham khảo thêm các ý kiến của những nhà đầu tư khác về việc mua hay không
cổ phiếu, trái phiếu của công ty HAGL.

- Theo dõi tình hình hoạt động của công ty thông qua bản báo cáo tài chính định
kỳ của công ty.

Nguồn:

24
QUẢN TRỊ RỦI RO | Nhóm 4

- Dự đoán trước mức lãi suất của công ty thông qua cập nhập thông tin qua mạng
(Chú ý: phải là những trang mạng uy tín).

- Xác định đúng giá trị nội tại của cổ phiếu HAG và hiểu rõ bản chất sự dao động
giá trên thị trường chứng khoán.

- Chú ý sự biến động của các biến vĩ mô có tác động đã được kiểm định đến rủi
ro hệ thống thị trường chứng khoán.

- Chú ý tác động của biến chính sách lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước đến
hệ thống thị trường vào các thời điểm chuẩn bị công bố thông tin lãi suất cơ bản của
Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Các nhân tố thay đổi:

- Cần rèn luyện bản lĩnh đầu tư, kiên trì với chiến lược đầu tư đã lựa chọn, hạn
chế đầu tư theo tâm lý đám đông. Nâng cao kỹ năng phân tích kỹ thuật dựa trên diễn
biến giá và khối lượng giao dịch để hạn chế rủi ro tâm lý đám đông.

- Cần chú ý phân tích làm rõ các khía cạnh như lợi thế cạnh tranh, năng lực quản
trị công ty, tình hình tài chính công ty, chu kỳ ngành của công ty HAGL.

- Phân tích và lựa chọn thời điểm mua bán có lợi nhất.

- Lựa chọn quan điểm đầu tư một cách nhất quán.

- Cân nhắc đầu tư một tỉ lệ nhất định vào chứng khoán có nguồn thu cố định như
trái phiếu công ty hay trái phiếu chính phủ cũng là một lựa chọn tốt để tăng tính năng
động trong quản trị danh mục đầu tư tương tự với một tỉ lệ tiền mặt mà nhà đầu tư
đang nắm giữ khi thấy trái phiếu HAG không khả quan lắm nếu có thể chuyển đổi.

Hậu quả:

Lập các quỹ dự phòng cho những trường hợp tài sản bị mất, để đầu tư lại vào
chứng khoán của một công ty khác. Luôn duy trì một lượng tiền mặt thích hợp để có
khả năng xử lý trước các tình huống biến động của thị trường nhằm làm giảm bớt tác
động rủi ro của nó.

3.2.2. Rủi ro không hệ thống

25
QUẢN TRỊ RỦI RO | Nhóm 4

3.2.2.1. Rủi ro hàng hóa

Để giảm thiểu các vấn đề về rủi ro hàng hóa, các nhà đầu tư cần giải quyết:

Mối đe dọa:

- Tham khảo chuyên gia xem có nên (tiếp tục) đầu tư vào cỏ phiếu của HAGL hay
không.

- Phân tích mối liên hệ giữa thị trường chứng khoán với các thị trường tài chính
khác.

Nguồn:

- Phân tích môi trường vĩ mô trong và ngoài nước. Cần phải không ngừng nâng
cao kiến thức về kinh tế vĩ mô. Thường xuyên cập nhật thông tin về môi trường kinh tế
vĩ mô, môi trường chính trị. Đặc biệt chú ý đến tính chu kỳ của nền kinh tế. Nâng cao
kỹ năng phân tích thông tin về môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường chính trị và các tác
động chính sách. Nếu không, cần sử dụng các dịch vụ tư vấn của các công ty chứng
khoán có uy tín.

Các nhân tố thay đổi:

- Phải thường xuyên thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau về các công ty
niêm yết có trong danh mục, đặc biệt là các báo các tài chính có kiểm toán

- Cần rèn luyện bản lĩnh đầu tư, kiên trì với chiến lược đầu tư đã lựa chọn, hạn chế
đầu tư theo tâm lý đám đông. Nâng cao kỹ năng phân tích kỹ thuật dựa trên diễn biến
giá và khối lượng giao dịch để hạn chế rủi ro tâm lý đám đông.

- Tỉnh táo với các thông tin không chính thức, nên có sự phân tích, đối chiếu thông
tin từ nhiều nguồn khác nhau để đưa ra những nhận định chính xác.

Hậu quả:

- Nhà đầu tư nên đầu tư theo danh mục gồm nhiều cổ phiếu chứ không nên đầu tư
dồn hết vào 1 cổ phiếu của HAGL.

- Chọn đưa vào danh mục đầu tư nhiều loại cổ phiếu ở các ngành, các lĩnh vực
khác nhau với các qui mô khác nhau để phân tán rủi ro, loại bỏ rủi ro phi hệ thống.

26
QUẢN TRỊ RỦI RO | Nhóm 4

- Luôn duy trì một lượng tiền mặt thích hợp để có khả năng xử lý trước các tình
huống biến động của thị trường nhằm làm giảm bớt tác động rủi ro của nó.

3.2.2.2. Rủi ro truyền thông

Để giảm thiểu các vấn đề về rủi ro truyền thông, các nhà đầu tư cần giải quyết:

Mối đe dọa:
- Tham khảo ý kiến chuyên gia nên có tiếp tục đầu tư vào HAG hay không.
- Dự đoán hậu quả xấu nhất của sự việc trên để có cách khắc phục hậu quả.
Nguồn:
- Tham khảo các sự việc tương tự xảy ra trước đó xem mức biến động của giá cổ
phiếu như thế nào.
- Tỉnh táo với các thông tin không chính thức, nên có sự phân tích, đối chiếu thông
tin từ nhiều nguồn khác nhau để đưa ra những nhận định chính xác.

Các nhân tố thay đổi:

- Bình tĩnh để giải quyết tình huống trước mắt, không nên ra quyết định trong lúc
hoang mang hoặc không tinh tường.
- Nên biết cập nhật tin tức thường xuyên và liên tục để phát hiện ra các nguy cơ
rủi ro có thể xảy ra trước khi quá muộn.
- Dựa theo kinh nghiệm đầu tư mà nên đưa ra quyết định là giữ hay buông cổ phiếu
HAG trong khi sự kiện xảy ra.
- Cần rèn luyện bản lĩnh đầu tư, kiên quyết với quyết định của mình không nên
làm theo số đông.

Hậu quả:

- Chọn đưa vào danh mục đầu tư nhiều loại cổ phiếu ở các ngành, các lĩnh vực
khác nhau với các qui mô khác nhau để phân tán rủi ro, tránh trường hợp mất trắng tài
sản.
- Thường xuyên điều chỉnh một cách chủ động danh mục đầu tư bằng cách bán
hoặc mua các chứng khoán trong danh mục cho phù hợp với những biến chuyển của thị
trường.
3.2.2.3. Rủi ro pháp lý

27
QUẢN TRỊ RỦI RO | Nhóm 4

Mối đe dọa:

Tham khảo ý kiến của chuyên gia và những nhà đầu tư có kinh nghiệm xem có nên
tiếp tục đầu tư vào cổ phiếu HAG. Tìm hiểu rõ thông tin về vụ kiện và những sự việc
đang xảy ra để có quyết định phù hợp. Nên đầu tư hay không nên đầu tư.

Nguồn

- Nhà đầu tư cần phải xác minh thông tin vụ kiện là có thật hay không và có ảnh
hưởng như thế nào đối với mình. Từ đó cẩn thận hơn trong việc đầu tư vào một chứng
khoán nào đó đồng thời có cái nhìn tổng quan về chứng khoán đang đầu tư và đưa ra
quyết định phù hợp nhằm tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu khoản lỗ.

Các nhân tố thay đổi:

- Nhà đầu tư cần phải quan tâm đến tình hình hoạt động của công ty phát hành để
có hướng giải quyết thích hợp khi có bất kì sự việc nào xảy ra.
- Nhà đầu tư cần học tập và cung cấp kiến thức , kĩ năng và hiểu biết về pháp lí để
tránh xảy ra những sự việc liên quan đến pháp lí gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho mình.
- Tìm biện pháp giảm thiểu tối đa tổn thất khi sự việc xảy ra.

Hậu quả:

- Xây dựng cho mình các kế hoạch, chương trình phòng ngừa rủi ro pháp lí có thể
xảy ra bất kì lúc nào khi đầu tư vào chứng khoán.
- Khi gặp vấn đề rủi ro pháp lý với chính nhà đầu tư, nhà đầu tư cần liên hệ với cơ
quan pháp lý trong nước và nước ngoài để nhờ sự hỗ trợ, giải quyết nếu có tranh chấp
hay kiện tụng xảy ra.
- Đầu tư vào công ty có chế độ pháp lí minh bạch, công khai đồng thời có đội ngũ
tư vấn pháp lí tốt có kinh nghiệm để hạn chế vấn đề chịu rủi ro pháp lí.
3.3. Kiến nghị

Việc tìm hiểu doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết. Cũng như việc bạn đầu tư
vào công ty HAGL cũng vậy, muốn đầu tư chứng khoán vào nó, bạn phải thật sự quan
tâm và hiều rõ công ty này. Tuy nhiên, theo phân tích, các nhà đầu tư trung bình thường
bỏ công sức nghiên cứu để xem công ty nào có thể là Apple hoặc Facebook tiếp theo
nhưng thực chất là những nhà đầu tư thành công chỉ đầu tư theo chỉ số mà thôi.

28
QUẢN TRỊ RỦI RO | Nhóm 4

Ngoài ra, chạy theo thị trường, theo cổ phiếu đang tăng giá cũng là một nguy cơ
tiềm ẩn dẫn đến thất bại trong đầu tư. Không phải công ty nào được báo chí đề cập hàng
ngày cũng đáng để bạn chọn mặt gửi vàng. Theo Weyman Gong – Giám đốc hãng tư
vấn tài sản Signature, bạn nên tìm đến các cổ phiếu rẻ. Ông cho rằng: “Nhà đầu tư giàu
có không bao giờ mua cổ phiếu 40 USD, vì điều đó đồng nghĩa với việc họ sẽ có 40
USD tài sản rủi ro. Nhưng khi giá xuống 20 USD, họ sẽ mua vào, vì khi ấy cổ phiếu sẽ
có nhiều tiềm năng tăng hơn và họ cũng ít rủi ro vốn hơn”.

Vì vậy, trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, các nhà đầu tư muốn thành
công đều phải nên nắm rõ họ đang dùng tiền vào việc gì, và tối đa khoản lỗ phải chịu là
bao nhiêu. Đưa ra một con số dữ liệu rõ ràng ngay từ đầu sẽ giúp các nhà đầu tư lựa
chọn được phương hướng đầu tư đúng đắn.

29
QUẢN TRỊ RỦI RO | Nhóm 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thạc sĩ Nguyễn Minh Thoại (2016). Slide bài giảng “Quản trị rủi ro”.
2. Nguyễn Quang Thu (2008). Quản trị Rủi ro và Bảo hiểm trong doanh nghiệp.
NXB Thống Kê.

3. http://tinnhanhchungkhoan.vn/doanh-nghiep/hoang-anh-gia-lai-phat-hanh-
trai-phieu-voi-lai-suat-cao-92279.html

4. http://www.saga.vn/10-rui-ro-khong-the-tranh-khoi-khi-dau-tu-chung-
khoan~31789

5. http://f319.com/threads/rui-ro-dau-tu-chung-khoan-va-phong-ngua-rui-
ro.847527/

6. http://www.hagl.com.vn/Group_Pages/Show/
7. http://nguyentandung.org/cao-buoc-pha-rung-va-su-khon-kheo-dang-ne-cua-
bau-duc.html
8. http://f319.com/threads/rui-ro-dau-tu-chung-khoan-va-phong-ngua-rui-
ro.847527/
9. http://forum.vietstock.vn/threads/1225-Muc-tieu-va-phuong-phap-dau-tu-
kinh-nghiem-tu-Finance-Times
10. http://vietstock.vn/chu-de/325/hagl-bi-cao-buoc-tai-lao-va-campuchia.htm
11. http://tolam.org/topic/vu-hoang-anh-gia-lai-va-global-witness
12. http://sotrans.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=998
&Itemid=296&lang=vi

30

You might also like