You are on page 1of 35

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


---

TIỂU LUẬN
MÔN: QUẢN TRỊ RỦI RO

RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO


DO MƯA LŨ ĐỐI VỚI
CÔNG TY CỔ PHẦN THAN MÔNG DƯƠNG
CUỐI THÁNG 7 NĂM 2015

GVHD: Nguyễn Minh Thoại


Nhóm thực hiện: Nhóm 8
Lớp: K14407

TP.HCM, 12/2016
2
3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


---

TIỂU LUẬN
MÔN: QUẢN TRỊ RỦI RO

RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO


DO MƯA LŨ ĐỐI VỚI
CÔNG TY CỔ PHẦN THAN MÔNG DƯƠNG
CUỐI THÁNG 7 NĂM 2015

GVHD: Nguyễn Minh Thoại


Nhóm thực hiện: Nhóm 8
Lớp: K14407

TP.HCM, 12/2016
i

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
ii

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC NHÓM 8

STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ

Giám đốc trong clip 1


1 Lê Xuân Tiên K094071457
Làm PowerPoint

Trưởng phòng sản xuất trong


2 Nguyễn Trọng Nghĩa K134070843 clip 1
Chỉnh sửa clip 1

3 Đỗ Thị Hải Linh K144030373 Chuyên gia trong clip 2

MC trong clip 2
4 Phan Thảo Vy K144050724
Làm PowerPoint

Trưởng phòng tài chính trong


5 Nguyễn Thị Hằng Nga K144070929 clip 1
Làm Word chương 2, 3

Trưởng phòng kinh doanh


6 Nguyễn Thị Phương Thúy K144070993 trong clip 1
Chỉnh sửa clip 2

Trưởng phòng nhân sự trong


clip 1
7 Lê Thị Ngọc Thúy K144070997
Làm Word chương 1, chỉnh
sửa hình thức và tổng hợp

8 Lê Thị Ngọc Trang K144071011 Chuyên gia trong clip 2


iii

MỤC LỤC

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................... i
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC NHÓM 8 ...................................................... ii
DANH SÁCH BẢNG BIỂU.................................................................................... vi
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1
Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................1
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..............................................................................2
1.1 Rủi ro ................................................................................................................2
1.1.1 Khái niệm rủi ro .........................................................................................2
1.1.2 Các thành phần cơ bản của rủi ro .............................................................2
1.1.2.1 Mối đe dọa ............................................................................................2

1.1.2.2 Nguồn ....................................................................................................2

1.1.2.3 Các nhân tố thay đổi .............................................................................2

1.1.2.4 Hậu quả .................................................................................................3

1.1.3 Phân loại rủi ro ..........................................................................................3


1.1.3.1 Dựa trên cơ sở thang đo tiền tệ ............................................................3

1.1.3.2 Dựa trên nguyên nhân tác động............................................................3

1.1.3.3 Dựa trên cơ sở có phát sinh lợi ích.......................................................4

1.1.3.4 Dựa trên cơ sở nguồn gốc phát sinh .....................................................4

1.1.3.5 Dựa trên môi trường quản trị doanh nghiệp .......................................5

1.1.3.6 Dựa trên cơ sở đối tượng chịu rủi ro ....................................................5

1.2 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ...................................................................6


1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro ...........................................................................6
1.2.2 Các yếu tố tác động đến quản trị rủi ro .....................................................6
1.2.3 Các loại tổn thất..........................................................................................7
1.2.3 Nội dung quản trị rủi ro .............................................................................7
iv

1.2.3.1 Nhận dạng – Phân tích- Đo lường rủi ro: ............................................7

1.2.3.2 Kiểm soát – phòng ngừa rủi ro .............................................................8

1.2.3.5 Tài trợ rủi ro .........................................................................................9

1.3 Quản trị rủi ro thiên tai...................................................................................9


1.3.1 Thiên tai và rủi ro thiên tai ........................................................................9
1.3.1.1 Khái niệm ..............................................................................................9

1.3.1.2 Ảnh hưởng của thiên tai đến doanh nghiệp ........................................10

1.3.2 Các loại hình thiên tai ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngành
công nghiệp than ở miền Bắc nước ta..............................................................10
1.3.2.1 Bão và áp thấp nhiệt đới .....................................................................10

1.3.2.2 Lốc .......................................................................................................10

1.3.2.3 Lũ ........................................................................................................11

1.3.2.4 Ngập lụt ...............................................................................................11

1.3.2.5 Lũ quét.................................................................................................11

1.3.2.6 Sạt lở đất .............................................................................................11

1.3.2.7 Mưa đá ................................................................................................11

1.3.2.8 Nước dâng do bão: .............................................................................11

1.3.3 Quản trị rủi ro thiên tai ............................................................................12


1.3.3.1 Khái niệm ............................................................................................12

1.3.3.2 Nội dung quản trị rủi ro thiên tai........................................................13

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO THIÊN TAI ĐỐI VỚI
CÔNG TY CỔ PHẦN THAN MÔNG DƯƠNG ..................................................14
2.1 Giới thiệu Công ty cổ phần than Mông Dương ...........................................14
2.1.1 Thông tin chung .......................................................................................14
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................14
2.1.3 Ngành nghề kinh doanh ..........................................................................15
2.1.4 Năng lực sản xuất ....................................................................................15
v

2.2 Phân tích rủi ro mưa lũ gây ra đối với Công ty cổ phần than Mông
Dương ....................................................................................................................16
2.2.1 Mối đe dọa.................................................................................................16
2.2.2 Nguồn ........................................................................................................16
2.2.3 Những yếu tố thay đổi ..............................................................................17
2.2.4 Hậu quả ....................................................................................................17
2.3 Đánh giá ..........................................................................................................19
CHƯƠNG 3: HÀM Ý QUẢN TRỊ.........................................................................21
3.1 Mục tiêu quản trị ...........................................................................................21
3.2 Giải pháp ........................................................................................................21
3.2.1 Mối đe dọa.................................................................................................21
3.2.2 Nguồn ........................................................................................................22
3.2.3 Những yếu tố thay đổi ..............................................................................22
3.2.4 Hậu quả ....................................................................................................22
KẾT LUẬN ..............................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................25
vi

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Bảng 1: Tần suất xuất hiện của các hiểm họa thiên nhiên ở Việt Nam .............. 12

Bảng 2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đến ngày 39/9/2015 ......... 18
1

LỜI MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một trong bốn nước nằm trong khu vực Đông Nam Á phải gánh
chịu rủi ro thiên tai lớn nhất thế giới (Indonesia, Philippine và Thái Lan). Trung bình
mỗi năm phải hứng khoảng 12 cơn bão lớn nhỏ, với mức thiệt hại hàng năm lên đến
1,5% tổng sản phẩm quốc dân (GDP). Với tác động của biến đổi khí hậu, đại dịch El
Nino thì những hiểm họa này sẽ trở nên khắc nghiệt hơn trong tương lai. Mực nước
biển dâng cao sẽ khiến các vùng ven biển của Việt Nam có thể sẽ bị ngập mặn và
trìm dưới mực nước biển. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp vẫn chưa chủ động
phòng tránh rủi ro do thiên tai gây ra và còn trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước.

Điển hình là trận mưa lụt lịch sử cuối tháng 7 - đầu tháng 8 tại Quảng Ninh đã
để lại hậu quả nặng nề đối với Công ty cổ phần than Mông Dương với thiệt hại hàng
ngàn tỷ đồng. Sản xuất bị gián đoạn, điêu đứng, nhiều đơn vị đã phải ngừng sản xuất,
30 nghìn lao động bị mất việc tạm thời. Vì vậy, để giúp các doanh nghiệp có thể nhận
thấy rõ tác hại của rủi ro thiên tai mang lại, cũng như lợi ích trong việc quản lý rủi ro
thiên tai, nhóm chúng tôi đã thực hiện đề tài “Rủi ro và quản trị rủi ro do mưa lũ
đối với Công ty cổ phần than Mông Dương cuối tháng 7 năm 2015”.

Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích thực trạng rủi ro và quản trị rủi ro do mưa lũ gây ra đối với công ty
cổ phần than Mông Dương, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản
trị rủi ro do mưa lũ gây để tập đoàn phát triển bền vững hơn, ngăn ngừa rủi ro, giảm
thiểu tổn thất cho tập đoàn.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là công ty cổ phần Than Mông Dương. Phạm vi nghiên
cứu là rủi ro và quản trị rủi ro do mưa lũ gây ra vào cuối tháng 7/2015. Đề tài phân
tích các rủi ro do mưa lũ gây ra như thực tế đối với ngành công nghiệp than.
2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Rủi ro

1.1.1 Khái niệm rủi ro

Trường phái cổ điển: Có nhiều khái niệm, định nghĩa về rủi ro như theo Từ điển
tiếng Việt: "Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến”. Theo giáo sư
Nguyễn Lân: "Rủi ro (đồng nghĩa với rủi) là sự không may”. Kết luận: Rủi ro là
những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó
khăn hoặc điều không chắc chắn có xảy ra cho con người".

Trường phái trung hòa: Rủi ro là những bất trắc có thể đo lường được (F.
Knight). Rủi ro là sự bất trắc liên quan đến việc xuất hiện những biến cố không mong
đợi (A.Willett). Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn của những kết quả; có thể xuất hiện
trong hầu hết hoạt động của con người; nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một
hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể đoán trước (A. William, Jr.
Micheal, L. Smith). Kết luận: Rủi ro là những bất định có thể đo lường được, có thể
mang tính tích cực hoặc tiêu cực (mất mát, tổn thất, nguy hiểm nhưng cũng có thể là
cơ hội).

1.1.2 Các thành phần cơ bản của rủi ro

1.1.2.1 Mối đe dọa

Các loại nguy hiểm có thể mang lại lợi ích hoặc tổn thất, sẽ trở thành hiểm họa
nếu như được gia tăng khả năng xảy ra và tổn thất nếu có là rất lớn. Ví dụ: Năng
lượng tự nhiên, sai lầm của con người, chủ tâm gây hại, tình huống xấu.

1.1.2.2 Nguồn

Là môi trường trong đó mối đe dọa tồn tại hoặc có tác động để tạo nên rủi ro và
tổn thất có thể đi kèm các tổ chức được tái lập cho sự tiếp tục tồn tại của nó.

1.1.2.3 Các nhân tố thay đổi


3

Có xu hướng làm gia tăng hoặc suy giảm rủi ro và tổn thất có thể có của rủi ro;
có thể hiểu là những yếu tố có tác động gián tiếp dẫn đến rủi ro và tổn thất. Đa số mối
nguy hiểm là nguyên nhân của một biến số. Sự thay đổi dẫn đến sự bất định và gây
ra những hậu quả khi có sự cố rủi ro.

1.1.2.4 Hậu quả

Kết quả trực tiếp xuất hiện khi biến cố xảy ra, có thể có tác động tích cực hoặc
tiêu cực và kết quả gián tiếp xảy ra ngay sau đó.

1.1.3 Phân loại rủi ro

Để đưa ra cơ sở lý tuyết phần Phân loại rủi ro, nhóm chúng tôi sử dụng tài liệu
Bài giảng Quản trị rủi ro của Ths. Nguyễn Minh Thoại (2016).

1.1.3.1 Dựa trên cơ sở thang đo tiền tệ

Rủi ro không có tổn thất về thang đo tiền tệ: Sự mất niềm tin của các ứng viên
tổng thống, chính trị gia từ phía người dân, người ủng hô; mất niềm tin của nhân viên
đối với lãnh đạo doanh nghiệp.

Rủi ro có tổn thất về thang đo tiền tệ: Sự sụt giảm mạnh về doanh thu, gia tăng
nhanh về chi phí của doanh nghiệp.

1.1.3.2 Dựa trên nguyên nhân tác động

Rủi ro động: Xuất hiện khi có thay đổi từ môi trường kinh doanh dẫn đến những
tổn thất cho riêng công ty, nhóm công ty thuộc một lĩnh vực cụ thể (thị phần, khách
hàng, công nghệ…). Rủi ro động còn bao gồm một số tổn thất khác: thiên tai, hỏa
hoạn, cháy nổ, đạo đức, hành vi con người trong công ty…

Rủi ro tĩnh: Là kết quả của sự thay đổi trong môi trường kinh doanh (thay đổi
sở thích người tiêu dùng, thay đổi công nghệ, thay đổi lãi suất…) tác động đến tất cả
các công ty, doanh nghiệp, cá nhân… Rủi ro tĩnh có thể ảnh hưởng đến nhiều cá nhân
vì họ thường chủ quan cho rằng nó không nguy hiểm bằng rủi ro động.
4

1.1.3.3 Dựa trên cơ sở có phát sinh lợi ích

Rủi ro thuần túy: là loại rủi ro chỉ mang lại những hậu quả không có lợi hoặc
những tổn thất.

Rủi ro suy đoán: là loại rủi ro vừa có thể mang lại tổn thất nhưng cũng có thể
mang lại lợi ích.

1.1.3.4 Dựa trên cơ sở nguồn gốc phát sinh

Rủi ro do môi trường thiên nhiên: các hiện tượng thiên nhiên như động đất, núi
lửa, lũ lụt, sóng thần, hạn hán… có thể gây thiệt hại, tác động tiêu cực đến hoạt động
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Rủi ro do môi trường văn hóa: sự thiếu hiểu biết về phong tục, tập quán, tín
ngưỡng, lối sống, nghệ thuật… của dân tộc khác từ đó dẫn đến cách hành xử, tiếp cận
không phù hợp, gây ra những thiệt hại, mất cơ hội kinh doanh…

Rủi ro do môi trường xã hội: sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của con
người, cấu trúc xã hội… là một nguồn rủi ro quan trọng.

Rủi ro do môi trường chính trị: sự thay đổi của môi trường chính trị có thể làm
đảo lộn môi trường kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, tổ chức.

Rủi ro do môi trường Luật pháp: Luật pháp đặt ra những chuẩn mực mà mọi
người phải thực hiện và những biện pháp trừng phạt những ai vi phạm. Nếu các chuẩn
mực luật pháp không theo kịp bước tiến của xã hội hay thay đổi quá nhiều, quá nhanh,
không ổn định thì cũng tạo ra nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.

Rủi ro do môi trường Kinh tế: các hiện tượng, biến động diễn ra trong môi
trường kinh tế như tốc độ tăng trưởng GDP, chỉ số giá cả (CPI), lạm phát, tỷ giá hối
đoái, giá cả xăng dầu… đều có thể ảnh hưởng trực tiếp/gián tiếp đến hoạt động của
các doanh nghiệp, gây nên những thiệt hại.
5

Rủi ro do môi trường hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp: rủi ro có thể phát
sinh ở nhiều lĩnh vực như công nghệ, tổ chức bộ máy, văn hóa công ty, tuyển dụng,
đàm phán kinh doanh…

Rủi ro do môi trường nhận thức của con người: nhận diện và phân tích không
đúng thì tất yếu sẽ đưa ra kết luận sai, giữa thực tế và nhận thức hoàn toàn khác nhau
thì rủi ro sẽ vô cùng lớn.

1.1.3.5Dựa trên môi trường quản trị doanh nghiệp

Rủi ro môi trường bên trong:

- Theo các lĩnh vực: quản trị, marketing, tài chính-kế toán, sản xuất-tác nghiệp…

- Theo bộ phận, phòng ban.

- Theo dây chuyền chuỗi giá trị: các hoạt động đầu vào, quá trình tác nghiệp,
quy trình nghiệp vụ, các hoạt động đầu ra, marketing, bán hàng, dịch vụ…

Rủi ro môi trường bên ngoài:

- Theo môi trường vĩ mô: kinh tế, chính trị chính phủ, luật pháp, văn hóa xã hội,
nhân khẩu, địa lý, công nghệ thông tin, …

- Theo môi trường vi mô: khách hàng, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh…

1.1.3.6 Dựa trên cơ sở đối tượng chịu rủi ro

Rủi ro về tài sản: khả năng được hay mất đối với tài sản vật chất (nhà máy, thiết
bị, phương tiện vận tải…), tài sản tài chính (vốn, tiền mặt, cổ phiếu, trái phiếu…), tài
sản vô hình (danh tiếng, thương hiệu…).

Rủi ro về nhân lực: gây tổn thương, thương vong, giảm thu nhập, mất mát nhân
sự ở cấp quản lý, nhân viên hay các đối tượng có liên quan…

Rủi ro pháp lý: thường đưa đến tranh chấp kiện tụng kéo dài có thể ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Rủi ro pháp lý có nguồn gốc từ:
6

- Do thay đổi về luật pháp liên quan đến kinh doanh.

- Thiếu kiến thức về pháp lý.

- Thiếu chặt chẽ trong những hợp đồng kinh tế hoặc đầu tư.

- Vi phạm luật quốc gia như chống độc quyền…

1.2 Quản trị rủi ro trong kinh doanh

1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro

Theo quan điểm truyền thống, quản trị rủi ro được định nghĩa đơn thuần là việc
mua bảo hiểm, bù đắp những tổn thất, mất mát có thể xảy ra từ phía thứ ba thông qua
hợp đồng bảo hiểm.

Theo quan điểm hiện đại, quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách
khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm
thiểu những tổn thất, mất mát, ảnh hưởng bất lợi của rủi ro (Kloman và Haimes).
Đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công.

1.2.2 Các yếu tố tác động đến quản trị rủi ro

Quy mô tổ chức: Mức độ rủi ro của tổ chức sẽ lớn nếu quy mô của tổ chức càng
lớn, ngược lại mức độ rủi ro nhỏ nếu quy mô của tổ chức nhỏ.

Tiềm lực tổ chức: Với các tổ chức có tài chính, nguồn lực con người càng mạnh
thì sẽ càng chú trọng vào hoạt động quản trị rủi ro.

Môi trường, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh: Mỗi ngành nghề, lĩnh vực sẽ có
các loại rủi ro khác nhau cũng như mức độ khác nhau (rủi ro ít hay nhiều). Do đó,
yếu tố này tác động đến việc quản trị rủi ro, ngành nghề, lĩnh vực nào nhiều rủi ro thì
càng phải chú trọng vào việc quản trị rủi ro và ngược lại.
7

Nhận thức lãnh đạo tổ chức: Công tác quản trị rủi ro ảnh hưởng phần lớn vào
nhận thức của nhà lãnh đạo, có những doanh nghiệp nhà lãnh đạo rất quan tâm về
việc này, có hình thành bộ phận quản trị rủi ro; phòng quản lý rủi ro.

1.2.3 Các loại tổn thất

Tổn thất tài sản trực tiếp: những tổn thất ban đầu về người và tài sản nếu có rủi
ro xảy ra.

Tổn thất tài sản gián tiếp: những tổn thất hậu quả do tổn thất trực tiếp gây ra.

Tổn thất nguồn nhân lực: người lao động bị thương tật, tai nạn không thể làm
việc được nữa; nhân sự chất xám trong tổ chức bị chèo kéo về phía đối thủ cạnh
tranh...

Tổn thất pháp lý: phát sinh liên quan, song song đến tổn thất tài sản trực tiếp,
tài sản gián tiếp và nguồn nhân lực.

1.2.3 Nội dung quản trị rủi ro

1.2.3.1 Nhận dạng – Phân tích- Đo lường rủi ro:

Để quản trị rủi ro trước hết phải nhận diện được rủi ro. Nhận dạng rủi ro là quá
trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của tổ
chức, nhằm phát triển các thông tin về nguồn gốc rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm
hoạ, đối tượng rủi ro và các loại tổn thất.

Các phương pháp nhận dạng rủi ro:

- Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra

- Phân tích các báo cáo tài chính

- Phương pháp lưu đồ

- Thanh tra hiện trường/nghiên cứu tại chỗ


8

- Phân tích các hợp đồng

Bước tiếp theo là phải tiến hành phân tích rủi ro, phải xác định được những
nguyên nhân gây ra rủi ro, trên cơ sở đó mới có thể tìm ra các biện pháp phòng ngừa.
Cần lưu ý rằng: đây không phải là nguyên nhân đơn nhất gây ra, mà thường do nhiều
nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp,
nguyên nhân gần và nguyên nhân xa…

Sau khi phân tích, bước quan trọng tiếp theo là đo lường mức độ nghiêm trọng
của rủi ro, xác định loại rủi ro nào xuất hiện nhiều, loại rủi ro nào gây hậu quả nghiêm
trọng hơn… để từ đó có biện pháp quản trị rủi ro thích hợp.

1.2.3.2 Kiểm soát – phòng ngừa rủi ro

Kiểm soát – phòng ngừa rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ,
chiến lược, các chương trình hoạt động… để né tránh, ngăn ngừa hoặc giảm thiểu
những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể đến với tổ chức, doanh
nghiệp.

Các biện pháp cơ bản để kiểm soát rủi ro:

- Né tránh rủi ro: Là việc né tránh những hoạt động hoặc những nguyên nhân
làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể có.

- Ngăn ngừa tổn thất: Nhằm mục đích giảm thiểu số lần xuất hiện các rủi ro
hoặc giảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại.

- Giảm thiểu tổn thất: Nhằm mục đích giảm thiểu những thiệt hại, mất mát do
rủi ro mang lại.

- Chuyển giao rủi ro: Chuyển tài sản hoặc hoạt động có rủi ro đến cho người
khác/ tổ chức khác.

- Đa dạng rủi ro: Đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa
khách hàng, đa dạng hóa nhà cung cấp…
9

1.2.3.5 Tài trợ rủi ro

Tài trợ rủi ro: Là các hoạt động để cung cấp những phương tiện nhằm bù đắp
những tổn thất khi xảy ra rủi ro.

Các biện pháp tài trợ rủi ro:

- Tự tài trợ: cá nhân hoặc tổ chức tự mình khắc phục các rủi ro, tự bù đắp các
rủi ro bằng chính vốn của mình hoặc vốn đi vay.

- Chuyển giao rủi ro: là việc chuyển tổn thất cho một tác nhân kinh tế khác và
có hai loại: Chuyển giao rủi ro bảo hiểm và chuyển giao rủi ro phi bảo hiểm

Ba kỹ thuật tài trợ rủi ro:

- Tự tài trợ là chủ yếu, cộng với một phần chuyển giao rủi ro.

- Chuyển giao rủi ro là chính, chỉ có một phần là tự tài trợ rủi ro.

- 50% là tài trợ và 50% là chuyển giao rủi ro.

1.3 Quản trị rủi ro thiên tai

1.3.1 Thiên tai và rủi ro thiên tai

1.3.1.1 Khái niệm

Thiên tai là các hiểm họa tự nhiên tương tác với các điều kiện dễ bị tổn thương
của xã hội làm thay đổi nghiêm trọng trong chức năng bình thường của một cộng
đồng hay một xã hội, có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống
và các hoạt động kinh tế - xã hội. Đòi hỏi phải ứng phó khẩn cấp để đáp ứng các nhu
cầu cấp bách của con người và có thể phải cần đến sự hỗ trợ từ bên ngoài để phục hồi

Rủi ro thiên tai là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi
trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội.
10

Ví dụ: Rủi ro thiên tai do bão gây ra có thể là nhà cửa bị tốc mái hoặc sập đổ;
người dân bị thiệt mạng hoặc thương tích; thuyền đánh cá bị phá hỏng; cây trồng bị
quật ngã, mùa màng thất thu...

1.3.1.2 Ảnh hưởng của thiên tai đến doanh nghiệp

Thiệt hại về tài sản cố định (nhà xưởng, nhà máy, thiết bị)

Ảnh hưởng đất đai hoặc/và địa điểm của công ty hoặc nhà cung cấp

Gián đoạn việc cung cấp hàng hóa, bán hàng và các hoạt động kinh doanh quan
trọng khác

Ảnh hưởng đến việc kinh doanh của đối tác trong chuỗi cung ứng

Ảnh hưởng cả về vật chất và tinh thần đối với người lao động

1.3.2 Các loại hình thiên tai ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngành công
nghiệp than ở miền Bắc nước ta

1.3.2.1 Bão và áp thấp nhiệt đới

Bão và áp thấp nhiệt đới đều là một vùng gió xoáy có phạm vi ảnh hưởng rộng
từ 200 đến 500 km. Khi đổ bộ vào đất liền, bão và áp thấp thường gây gió lớn, mưa
to và nước dâng gây thiệt hại trực tiếp và kéo theo các hiểm họa khác. Bão và áp thấp
nhiệt đới được nhận biết dựa vào cấp gió (Gió dưới cấp 8 được gọi là áp thấp nhiệt
đới; gió từ cấp 8 trở lên được gọi là bão; bão từ cấp 10 đến cấp 11 được gọi là bão
mạnh; từ cấp 12 trở lên được gọi là bão rất mạnh).

Ở nước ta, mùa bão thường bắt đầu từ miền Bắc vào tháng 5, 6 và di chuyển
vào miền Nam cho đến hết tháng 12. Ba tháng 9,10 và 11 thường có nhiều cơn bão
nhất. Trung bình hàng năm có từ 6 đến 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới gây ra lũ lụt
ở miền Bắc.

1.3.2.2 Lốc
11

Lốc là một luồng gió xoáy hình phễu, xảy ra đột ngột, diễn ra trong thời gian
ngắn, di chuyển nhanh trên mặt đất hoặc trên biển. Lốc có sức gió mạnh tương đương
với sức gió của bão, hoạt động trong không gian hẹp từ vài km2 đến vài chục km2.
Lốc có thể nhìn thấy từ luồng gió xoáy cuốn theo những vật thể (ví dụ: cát bụi, nhà
cửa, cây cối …).

1.3.2.3 Lũ

Lũ là hiện tượng khi mực nước và tốc độ dòng chảy trên sông, suối vượt quá
mức bình thường trong một thời gian nhất định, sau đó rút xuống ở mức bình thường.

1.3.2.4 Ngập lụt

Ngập lụt là hiện tượng nước ngập vượt quá mức bình thường, làm ngập công
trình, nhà cửa, cây cối, đồng ruộng,…ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.

1.3.2.5 Lũ quét

Lũ quét là lũ xảy ra bất ngờ, dòng chảy xiết thường kèm theo đất đá và bùn
cát…, lên nhanh, xuống nhanh, sức tàn phá lớn, thường xảy ra ở khu vực có địa hình
dốc. Ở miền Bắc, lũ quét thường xảy ra vào các tháng 6, 7, 8, 9, 10, tập trung ở vùng
núi phía Bắc.

1.3.2.6 Sạt lở đất

Sạt lở đất là hiện tượng đất bị sạt, trượt do mất ổn định, thường xảy ra ở các khu
vực đồi núi dốc và bờ sông, bờ biển.

1.3.2.7 Mưa đá

Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng, có kích thước khoảng
từ vài milimet (mm) đến hàng chục centimet (cm), thường xảy ra trong thời điểm giao
mùa. Trong cơn dông, mưa đá thường kèm theo gió rất mạnh, có khi là gió lốc.

1.3.2.8 Nước dâng do bão:


12

Nước dâng do bão là các đợt sóng biển do bão gây ra có thể có chiều cao vài
mét tiến từ đại dương vào bờ biển và tiến sâu vào nội địa, có sức tàn phá lớn.

Bảng 1: Tần suất xuất hiện của các hiểm họa thiên nhiên ở Việt Nam

CAO TRUNG BÌNH THẤP

Lũ, ngập úng Mưa đá và mưa lớn Động đất

Bão, áp thấp nhiệt đới Sạt lở đất Sương muối

Hạn hán Cháy rừng Sóng thần

Lũ quét Xâm nhập mặn

Xói lở/bồi lấp

Lốc xoáy

(Nguồn: Báo cáo của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương)

1.3.3 Quản trị rủi ro thiên tai

1.3.3.1 Khái niệm

Giảm nhẹ rủi ro thiên tai là giảm thiểu hoặc hạn chế các tác động có hại của
hiểm họa tự nhiên và thiên tai.

Quản trị rủi ro thiên tai là quá trình mang tính hệ thống nhằm áp dụng các quy
định hiện hành, huy động cơ quan, tổ chức, cá nhân và kỹ năng cần thiết để thực hiện
các chiến lược, chính sách và nâng cao khả năng ứng phó, giảm thiểu tác động bất lợi
của hiểm họa và thiên tai.
13

1.3.3.2 Nội dung quản trị rủi ro thiên tai

Nhận dạng và phân loại những rủi ro thiên tai ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp khi xảy ra.

Doanh nghiệp đo lường rủi ro.

Kiểm soát rủi ro với những điều kiện phù hợp với doanh nghiệp.

Xây dựng và thực hiện tốt các chương trình tài trợ rủi ro.

Quản lý và xem xét lại quy trình.


14

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO THIÊN TAI ĐỐI VỚI
CÔNG TY CỔ PHẦN THAN MÔNG DƯƠNG

2.1 Giới thiệu Công ty cổ phần than Mông Dương

2.1.1 Thông tin chung

- Tên công ty: Công ty cổ phần Than Mông Dương

- Tên giao dịch bằng tiếng Việt: Công ty cổ phần Than Mông Dương

Tên giao dịch: Công ty cổ phần Than Mông Dương – TKV

Tên giao dịch Quốc tế: Vinacomin - Mong Duong Coal Joint Stock Company.

- Địa chỉ trụ sở chính: Phường Mông Dương - Thị xã Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh.

- Điện thoại: 033 868271 - 033 868272

- Fax: 033 868276

- Email: thanmongduongvnc@gmail.com

- Website: www.mongduongcoal

- Giám đốc: Nguyễn Trọng Tốt

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty cổ phần Than Mông Dương – Vinacomin tiền thân là Mỏ than Mông
Dương được thành lập từ ngày 1 tháng 4 năm 1982.

Ngày 29 tháng 12 năm 1997, Bộ trưởng Bộ công nghiệp ban hành Quyết định
số 24/1997/QĐ-BCN chuyển Mỏ Than Mông Dương trực thuộc Công ty Than Cẩm
Phả thành Doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Than Việt
Nam.
15

Ngày 18 tháng 12 năm 2006, Bộ trưởng Bộ công nghiệp ban hành Quyết định
số 3673/QĐ-BCN cổ phần hoá Công ty than Mông Dương - Vinacomin thành Công
ty Cổ phần Than Mông Dương - Vinacomin.

Từ ngày 2 tháng 1 năm 2008, Công ty cổ phần Than Mông Dương - Vinacomin
chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần và điều lệ Công ty.

2.1.3 Ngành nghề kinh doanh

- Sản xuất, chế biến, kinh doanh than và các khoáng sản khác.

- Chế tạo, sửa chữa, phục hồi thiết bị mỏ, phương tiện vận tải và sản phẩm cơ
khí khác.

- Vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển.

- Tư vấn mỏ và công nghiệp

- Xây dựng công trình mỏ, công nghiệp, dân dụng, giao thông và san lấp mặt
bằng.

- Sản xuất Vật liệu xây dựng.

- Quản lý, khai thác cảng và bến thuỷ.

- Kinh doanh hạ tầng và bất động sản

- Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với pháp luật quy định.

Trong đề tài này, nhóm chúng tôi nghiên cứu rủi ro và quản trị rủi ro trong ngành
công nghiệp than.

2.1.4 Năng lực sản xuất

Để việc khai thác than đạt hiệu quả cao nhất, gần chục năm qua, Công ty cổ
phần than Mông Dương đã đưa hàng loạt dây chuyền công nghệ, thiết bị hiện đại vào
lĩnh vực khai thác và chế biến. Các dây chuyền này không chỉ đem lại hiệu quả kinh
16

tế cao mà còn giúp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường sinh thái. Đột phá quan
trọng nhất là Công ty cổ phần than Mông Dương đã chuyển từ vì chống gỗ trong hầm
lò sang vì chống thủy lực trong khai thác than, góp phần giảm tổn thất, tăng sản lượng
một lò chợ từ 50.000 – 60.000 tấn/năm lên 150.000 – 200.000 tấn/năm, có nơi đạt
trên 200.000 tấn/năm. Nhiều lò chợ cơ giới hóa đồng bộ đã đạt 400.000 – 500.000
tấn/năm.

2.2 Phân tích rủi ro mưa lũ gây ra đối với Công ty cổ phần than Mông Dương

2.2.1 Mối đe dọa

Đợt mưa lũ kéo dài nhiều ngày vào cuối tháng 7 năm 2015 (đặc biệt là hai ngày
26 và 27) đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Mưa lũ còn kéo theo đất đá gây bồi
lấp trạm xử lý nước thải; các kho than bị vỡ đê bao, sạt lở, ngập úng; hệ thống giao
thông, tuyến đường vận chuyển than bị chia cắt, ngừng trệ…

Công ty cổ phần Than Mông Dương đã báo cáo chi tiết về thiệt hại của ngành
than do mưa lũ gây ra. Theo báo cáo, trên 10.000 tấn than tại các kho của Công ty cổ
phần Than Mông Dương đã bị rửa trôi, toàn bộ khai trường tại các mỏ lộ thiên đều bị
ngập. Các tuyến vận tải than đều bị hư hỏng, do tiếp tục có mưa lớn nên chưa khắc
phục được để vận chuyển than cho các hộ tiêu thụ, đặc biệt là các nhà máy điện.
Khoảng 30.000 công nhân của các đơn vị ngành than đang phải nghỉ làm. Tổng thiệt
hại của đã tăng, ước tính lên đến khoảng 2000 tỉ đồng.

2.2.2 Nguồn

Với địa hình rất phức tạp, nhiều moong mỏ sâu, bãi thải than lớn như những quả
núi nhân tạo, kết dính kém nên khi gặp mưa lớn dễ gây ra sụt lún, sạt lở. Trong khi
đó, quá trình khai thác than của Công ty cổ phần Than Mông Dương đã tạo ra những
bãi xỉ than lớn, gặp lượng mưa cực lớn làm trôi bùn đất, cát từ bãi thải xuống khu dân
cư ở dưới, gây cản trở dòng thoát nước, khiến lũ thoát chậm hơn. Hạ tầng kỹ thuật
công trình nhất là hệ thống thoát nước từ đất liền ra biển chưa đáp ứng được yêu cầu
và chưa phù hợp với địa hình, địa chất khu vực.
17

Công ty không có khả năng dự báo sạt lở, ngay cả các trung tâm dự báo hiện
đại trên thế giới tại Mỹ, Nhật Bản… cũng chưa thể dự báo chính xác được những
hiện tượng thiên nhiên cực đoan, bất thường như sạt lở đất… Chỉ một bãi thải than bị
vỡ, sẽ gây ra hậu quả rất lớn. Hạ lưu các bãi thải than đều là các khu dân cư, nếu bị
vỡ, nước, bùn thải than sẽ tràn ngập, không thể dùng máy móc hay sức người cào ra
được.

Trong hậu quả vừa qua ngành than vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm vì nếu trước
đó, Công ty cổ phần Than Mông Dương – chủ mỏ nhìn thẳng sự thật để đưa ra giải
pháp sẽ hạn chế hậu quả. Công ty đã sai lầm khi coi rằng các giải pháp từng đưa ra là
quá đủ.

2.2.3 Những yếu tố thay đổi

Tâm lý chủ quan trước rủi ro mưa lũ làm cho Công ty cổ phần Than Mông
Dương đứng trước tình thế gấp rút, không kịp trở tay. Công ty có kế hoạch quản trị
rủi ro do mưa lũ gây ra nhưng chưa đến chốn. Điều này buộc Ban lãnh đạo ngưng tất
cả cuộc họp, hội nghị không quan trọng để đối phó với mưa lũ kịp thời.

Công nhân tạm thời nghỉ việc để khắc phục lại hậu quả mới có thể đi vào sản
xuất. Điều này ảnh hưởng lớn đến đời sống của họ. Đồng thời ảnh hưởng đến khả
năng sản xuất của công ty sau khi hậu quả được khắc phục và đi vào bắt đầu khai
thác.

2.2.4 Hậu quả

Đợt mưa lớn kỷ lục trong vòng 40 năm qua từ ngày 26 đến 31 tháng 7 năm2015
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (đặc biệt hai ngày 26 và 27 tháng 7 lượng mưa lên trên
800 mm tại nhiều nơi ở Hạ Long, Cẩm Phả) đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản
xuất kinh doanh của công ty. Và sau đây là bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh đến ngày 30 tháng 9 năm 2015:
18

Bảng 2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đến ngày 39/9/2015

Tổn thất tài sản trực tiếp:

- Mỏ Mông Dương là đơn vị chịu hậu quả nặng nề nhất của mưa lũ. Công tác
cứu mỏ đang được tích cực triển khai, tập trung bơm ngăn nước dâng (dự kiến sẽ phải
mất từ 3 đến 5 tháng để có thể đưa mỏ Mông Dương quay trở lại sản xuất).
19

- Các mỏ lộ thiên: Mưa lớn gây sạt lở nhiều hệ thống tầng, bờ moong mỏ, vỡ
mương thoát nước, hệ thống đường giao thông nội bộ mỏ bị chia cắt, bùn đất chảy
vào moong khai thác khoảng 1 triệu m3.

- Các đơn vị sàng tuyển, kho vận: Một số kho than của các đơn vị do mưa lớn
làm tràn tường chắn, vỡ đê bao chân, ngập úng; lượng than bị cuốn trôi mất chưa xác
định được cụ thể, nhưng theo ước tính ban đầu đến hàng ngàn tấn.

- Hệ thống giao thông vận tải: Mưa làm sạt lở, ách tắc hàng chục km tuyến
đường vận chuyển than chuyên dụng với khối lượng đất đá phải xử lý khoảng 200.000
m3. Về cơ bản hệ thống vận chuyển than bị chia cắt, ngừng trệ.

- Các ảnh hưởng, thiệt hại khác: Hệ thống suối thoát nước của hầu hết các đơn
vị bị bồi lấp, kè chắn bị hư hỏng; một số đập chắn rọ đá bị hư hỏng nặng.

Tổn thất tài sản gián tiếp: Thiệt hại về tài sản, vật chất và chi phí do ngừng sản
xuất, để khôi phục sản xuất là rất lớn. Theo thống kê ban đầu của Tập đoàn Công
nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, tổng thiệt hại dự kiến tại thời điểm ngày 31
tháng 7 năm 2015 lên đến 1.000 tỷ đồng và có thể tăng cao hơn nếu thời tiết còn diễn
biến phức tạp. Đồng thời các ngày cuối tháng 7 phải ngừng sản xuất làm giảm sản
lượng than sản xuất, tiêu thụ trên 0,5 triệu tấn.

2.3 Đánh giá

Trong bối cảnh hiện tại và xu thế phát triển của tương lai, than được khẳng định
là nguồn năng lượng quan trọng nằm trong chiến lược an ninh năng lượng của quốc
gia. Với ý nghĩa đó, công ty cổ phần Than Mông Dương đã chủ động xây dựng lộ
trình phát triển mới, hợp lý trên cơ sở dự báo nguồn tài nguyên than sẽ được khai thác
trong những năm tới. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của ngành công nghiệp
than thì khó tránh khỏi những rủi ro đối với ngành này. Đặc biệt, thiên tai là điều
không mong muốn với tỉnh Quảng Ninh cũng như đối với ngành khai thác than. Rủi
ro thiên tai là loại rủi ro không thể né tránh được mà chỉ có thể giảm thiểu hậu quả
20

khi xảy ra. Công ty cần quản trị rủi ro thiên tai do mưa lũ gây ra một cách cấp thiết
và tối ưu.
21

CHƯƠNG 3: HÀM Ý QUẢN TRỊ

3.1 Mục tiêu quản trị

Quản trị rủi ro doanh nghiệp nói chung, quản trị rủi ro trong ngành công nghiệp
than có mục đích hoạt động là bảo vệ và đóng góp những giá trị tăng thêm cho tập
đoàn và các đối tác liên quan, hỗ trợ tập đoàn đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua
những nội dung cơ bản sau:

- Xây dựng khuôn khổ nhằm giúp tập đoàn thực hiện kế hoạch tương lai có tính
nhất quán và có thể kiểm soát;

- Góp phần phân bổ và sử dụng hiệu quả những nguồn lực trong công ty;

- Giảm thiểu những sai sót trong mọi khía cạnh của công ty;

- Bảo vệ và tăng cường tài sản cũng như hình ảnh của công ty;

- Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.

3.2 Giải pháp

3.2.1 Mối đe dọa

Để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do mưa lũ gây ra, ban lãnh đạo công
ty cần thực hiện nghiêm ngặt các chiến lược để quản trị rủi ro do mưa lũ gây. Chủ
động phòng ngừa rủi ro để linh hoạt hơn khi tình huống ấy xảy ra. Đầu tư mua máy
hút nước, neo đậu các tài sản có giá trị như các loại xe để tránh thiệt hại về tài sản
cũng là một trong những biện pháp phòng ngừa. Gia cố đập chắn, nạo vét bãi chứa,
về lâu dài phải hoàn thành quy hoạch chung, nghiên cứu lại toàn bộ các quy chuẩn
tiêu chuẩn trong thiết kế các bãi thải.

Bên cạnh đó, các đơn vị chuyên môn đã tranh thủ thời tiết, chạy đua với thời
gian tập trung giải quyết các điểm nóng, các khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng; bảo
vệ kho than, chống thất thoát; chuẩn bị sẵn nguồn than để sớm cấp trở lại cho các hộ
22

tiêu thụ, đặc biệt là than cho điện. Với tinh thần cao nhất để sớm ổn định sản xuất,
đảm bảo đời sống và thu nhập của người lao động. Ban Tổ chức Nhân sự của công ty
lên phương án đưa công nhân ở các mỏ phải dừng sản xuất để khắc phục sự cố sang
làm việc tại các đơn vị khác.

3.2.2 Nguồn

Công ty cổ phần Than Mông Dương cần có quy hoạch chung, quy hoạch phân
khu khai thác; trong đó phải xác định rõ: khu khai thác, bãi đổ thải; khu vực có nguy
cơ sụt lún, không đảm bảo môi trường; đồng thời xác định hành lang an toàn.

Dựa và kinh nghiệm các năm trước đối với vùng đất Quảng Ninh hay gặp mưa
bão cùng với khả năng dự báo thời tiết của nước ta để Công ty có thể đưa ra các giải
pháp ngăn ngừa và phòng chống thiên tai (mưa lũ) kịp thời.

Đưa ra càng nhiều phương án càng tốt (hợp lý và thiết thực), giải pháp thì không
bao giờ là đủ. Ban lãnh đạo cần đưa ra nhiều phương án để kịp thời đối phó với nhiều
tình huống khi rủi ro xảy ra mà không nên chủ quan, lơ là.

3.2.3 Những yếu tố thay đổi

Ban lãnh đạo cũng như các công nhân của công ty không nên tồn tại tâm lý chủ
quan trong phòng chống mưa lũ vì hậu quả của nó khôn lường. Ngược lại, phải luôn
trong tâm thế chuẩn bị ứng phó trong mọi tình huống.

Công ty đã trích quỹ dự phòng để hỗ trợ cho công nhân, người lao động thuộc
các đơn vị bị ảnh hưởng nặng nề do mưa lũ gây ra nhằm đảm bảo mức thu nhập ổn
định, không bị xáo trộn nhiều.

Công ty và chính quyền địa phương cần có mối quan hệ mật thiết hơn để có thể
hỗ trợ nhau trong phòng chống mưa lũ kéo dài. Ví dụ như kết hợp hệ thống thủy lợi
và phát triển đô thị để tránh dòng thoát lũ từ vùng núi xuống gây ngập lụt.

3.2.4 Hậu quả


23

Giám đốc mỏ thường trực 24/24 giờ tại mỏ để chỉ đạo khắc phục từng tình huống
cụ thể đồng thời trực tiếp có mặt thường xuyên tại các điểm nóng chỉ đạo khắc phục
sự cố. Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã đi kiểm tra, trực
tiếp chỉ đạo các đơn vị triển khai các biện pháp khắc phục sự cố và ứng phó với các
đợt mưa lũ tiếp theo.

Đặc biệt, giám đốc đã trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục sự cố, huy động tối
đa lực lượng, phương tiện khẩn trương triển khai các biện pháp sửa chữa và gia cố
thân đập chính, đảm bảo giảm thiểu đến mức thấp nhất nguy cơ vỡ đập, bảo vệ an
toàn cho nhân dân.

Các doanh nghiệp than nói chung và Công ty cổ phần Than Mông Dương nói
riêng cần phải để ý đến việc phát triển bền vững về môi trường. Bởi đây là kế t quả
của quá khứ hình thành nên, dưới biế n đổ i khí hâ ̣u thì gây ra hâ ̣u quả vô cùng to lớn.

Phát triển đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật cần xác định các hạng mục,
công trình ưu tiên để có lộ trình đầu tư, tìm các nguồn vốn thu hút đầu tư cho phù hợp
từng giai đoạn.
24

KẾT LUẬN

Rủi ro luôn tồn tại trong các doanh nghiệp, bất kể một quyết định nào đều chứa
đựng những nguy cơ khó có thể lường trước. Có nhiều loại rủi ro và việc kiểm soát
rủi ro là rất khó khăn. Sự việc mưa lũ ở Quảng Ninh không những ảnh hưởng tới con
người và tài sản nơi đây mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới các doanh nghiệp tham
gia hoạt động kinh doanh tại đây nói chung và công ty cổ phần Than Mông Dương
nói riêng.

Dựa trên những phân tích đánh giá tình hình thực các doanh nghiệp cần đề cao
chiến lược quản trị rủi ro thiên tai nói chung cũng như mưa bão nói riêng. Các doanh
nghiệp cần chủ động hơn trong kiểm soát và đo lường rủi ro. Cần có các biện pháp
linh hoạt ứng biến khi rủi ro ập đến. Các giải pháp được nhóm chúng tôi đề xuất dựa
trên kiến thức lý thuyết và kinh nghiệm thực tế trên góc nhìn của nhóm.

Mặc dù đã cố gắng trong việc tham khảo, tìm hiểu, tổng hợp nhưng bài viết vẫn
còn những vấn đề chưa thể giải quyết triệt để. Dù vậy, nhóm chúng tôi hy vọng những
đề xuất đó sẽ phần nào giúp các ngành công nghiệp than nói chung cũng như Công
ty cổ phần Than Mông Dương đỡ lo lắng hơn và có kế hoạch phòng ngừa rủi ro để
tránh hay giảm thiểu tổn thất cho tương lai.

Một lần nữa, nhóm chúng tôi xin cảm ơn Thạc sĩ Nguyễn Minh Thoại đã tận
tình giúp đỡ, chỉ dẫn và tạo điều kiện tốt nhất để nhóm hoàn thành bài tiểu luận.
25

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu

1. Thạc sĩ Nguyễn Minh Thoại (2016). Slide bài giảng “Quản trị rủi ro”.
2. Nguyễn Quang Thu (2008). Quản trị Rủi ro và Bảo hiểm trong doanh
nghiệp. NXB Thống Kê.
3. Đoàn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt, Hà Đức Sơn. (2009). Quản trị Rủi ro
và Khủng hoảng. Hà nội: NXB Lao động và Xã hội.

Nguồn trên internet

1. http://mongduongcoal.vn/ls/gioi-thieu-ve-chung-toi-c56
2. https://www.ngocentre.org.vn/webfm_send/2954
3. https://www.ngocentre.org.vn/webfm_send/8565
4. https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C6%B0a_l%C5%A9_mi%E1%BB%81n_
B%E1%BA%AFc_Vi%E1%BB%87t_Nam_th%C3%A1ng_7_n%C4%83m
_2015 (mưa lũ miền Bắc Việt Nam tháng 7 năm 2015)
5. https://congnghiepxanh.wordpress.com/2016/10/27/tac-dong-cua-bien-doi-
khi-hau-toi-nganh-cong-nghiep-than-viet-nam-va-giai-phap-ung-pho/
6. http://ungphothientai.com/khai-niem-ve-lu-lut-ap-thap-nhiet-doi-va-
bao/http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/5619/tinh-hinh-ung-pho--khac-
phuc-hau-qua-mua-lu-tren-dia-ban-tinh-quang-ninh.aspx
7. http://cafef.vn/doanh-nghiep/cap-nhat-bao-lu-tai-quang-ninh-gay-thiet-
hai-lon-cho-cac-doanh-nghiep-than-20150729174820336.chn
8. http://bnews.vn/nganh-than-vat-lon-voi-lu-de-on-dinh-san-xuat/713.html
9. http://www.15phut.vn/giai-quyet-van-de/phan-tich-va-qu%E1%BA%A3n-
ly-r%E1%BB%A7i-ro/
10. http://cafebiz.vn/thi-truong/nganh-than-nhiet-dien-thiet-hai-ra-sao-vi-mua-
lu-tai-quang-ninh-20150803172505377.chn
11. http://cafef.vn/san-xuat-than.html
26

12. http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_Det
ail.aspx?ItemID=1116
13. http://s.cafef.vn/bao-cao-tai-chinh/MDC/IncSta/2016/2/2/0/ket-qua-hoat-
dong-kinh-doanh-cong-ty-co-phan-than-mong-duong-vinacomin.chn

You might also like