You are on page 1of 124

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM


---------------------------

PHAN VĂN TÂN

H
C
KHẮC PHỤC RỦI RO CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ
TE
NHÂN TẠI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM (SÀN GIAO DỊCH TP.HCM)
U
H

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 603405

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LẠI TIẾN DĨNH


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Lại Tiến Dĩnh .…………………………. .
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 1 : PGS.TS. Phước Minh Hiệp….……….…………..


(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2 : PGS.TS. Đồng Thị Thanh Phương……….…….


(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

H
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ
TP. HCM ngày 18 tháng 04 năm 2012
C
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TE
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

1. TS. Lưu Thanh Tâm


2. PGS.TS. Phước Minh Hiệp
3. PGS.TS. Đồng Thị Thanh Phương
U

4. TS. Phan Mỹ Hạnh


5. TS. Trần Anh Dũng
H

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và Khoa quản lý chuyên ngành sau
khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV Khoa quản lý chuyên ngành
TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP. HCM, ngày 15 tháng 09 năm 2011

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: PHAN VĂN TÂN...........................................Giới tính: Nam ................


Ngày, tháng, năm sinh: 06/03/1976 ...........................................Nơi sinh: Quảng Ngãi .....
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH..............................MSHV: 1084011031.....
I- TÊN ĐỀ TÀI:
KHẮC PHỤC RỦI RO CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TẠI THỊ TRƯỜNG

H
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (SÀN GIAO DỊCH TP.HCM).
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Nhiệm vụ: C
TE
Nghiên cứu lý thuyết và thực tế từ thị trường, tìm và phân tích nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro
của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán (sàn TP.HCM).
Nội dung:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư chứng khoán và rủi ro trong đầu tư chứng khoán.
U

Chương 2: Phân tích rủi ro nhà đầu tư cá nhân tại sàn giao dịch TP.HCM.
H

Chương 3: Giải pháp khắc phục rủi ro nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán.

Kết luận.
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 15/09/2011
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/03/2012
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên) ......................................
TS. LẠI TIẾN DĨNH ..........................................................................................................
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên thực hiện Luận văn


(Ký và ghi rõ họ tên)

H
C PHAN VĂN TÂN
TE
U
H
LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, xin chân thành cảm ơn thật nhiều đến thầy TS. Lại Tiến Dĩnh, người đã
tận tình chỉ bảo và hướng dẫn, giúp tôi hoàn thành Luận Văn Tốt Nghiệp này.
Qua đây cũng xin gởi lời cảm ơn các thầy cô trong trường Đại học Kỹ Thuật Công
Nghệ Tp. HCM, đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong quá trình học tập tại trường.
Và sau cùng, con xin cảm ơn cha mẹ đã hết lòng quan tâm giúp đỡ con hoàn thành luận văn
này.
Một lần nữa, xin chân thành gởi lời cảm ơn đến các thầy cô Trường Đại học Kỹ

H
Thuật Công Nghệ Tp.HCM, thầy TS. Lại Tiến Dĩnh, cùng các cô chú trong đơn vị, cha mẹ,
bạn bè… Những người tận tâm chỉ bảo, hổ trợ, giúp đỡ.

C
TE
Xin chân thành cảm ơn!
U

Tp. HCM, ngày 10 tháng 03 năm 2012


PHAN VĂN TÂN
H
TÓM TẮT

Luận văn được thực hiện từ tháng 09 năm 2011, và kết thúc vào tháng 03 năm 2012.
Đề tài nghiên cứu Khắc phục rủi ro của nhà đầu tư cá nhân tại thị trường chứng khoán Việt
Nam (sàn TP. HCM).
Chương 1: Cơ sở lý luận. Nêu các định nghĩa về chứng khoán, rủi ro. Giới thiệu thị
trường chứng khoán Việt Nam. Thị trường OTC. Thị trường chứng khoán tập trung. Các
định nghĩa về rủi ro. Kết quả khảo sát và giới thiệu phần mềm phân tích.

H
Chương 2 : Phân tích thực trạng thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Nêu lịch sử ra

C
đời và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Phân tích rủi ro trong đầu tư trên thị
trường chứng khoán. Nêu ra những nguyên nhân tác động rủi ro trong đầu tư trên thị trường
TE
chứng khoán. Tiến hành phân tích nhân tố rủi ro trong đầu tư chứng khoán.
Chương 3: Giải pháp và nâng cao hiệu quả. Giải pháp vĩ mô, giải pháp vi mô, giải
phấp cho từng nhân tố, giải pháp khác.
U

Kết luận: Đưa ra những kết luận và kiến nghị. Với hy vọng luận văn này sẽ góp một
phần nhỏ, trong việc giúp các nhà đầu tư cá nhân giảm thiểu rủi ro và thị trường chứng
H

khoán Việt Nam (sàn Tp.HCM) hoạt động một cách chuyên nghiệp, trở thành kênh huy
động vốn hữu hiệu phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
ABSTRACT

Thesis, conducted from September, 2011 to March, 2012, entitled “Overcoming the
risks of individual investors in Vietnam’s stock market (HCMC stock exchange floor).

Chapter 1: Theory: It gives the definitions of securities and securities risks,


introduction of Vietnam’s stock market, OTC market and the focus stock market, as well as
the survey results and analysis software.

Chapter 2: It gives the analysis of the stock market situation in Vietnam, introduces

H
the history and development of Vietnam’s securities market as well as the analysis of
investment risks on the stock market; It also presents some impact factors to the investment
C
risks in the stock market and the analysis of risk factors in investment securities.
TE
Chapter 3: Solutions and improvement: It provides macro solutions, micro solutions,
solutions for each factor, and solutions other.

Conclusion: It gives conclusions and some recommendations. Hopefully, the thesis


U

will make a small contribution in helping individual investors to minimize risks and stock
market of Vietnam (HCMC stock exchange floor) to operate professionally in order to
H

become an effective capital mobilization channel for socio-economic development of the


country.
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................i


DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ ........................................................................................ iii
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................. iv
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ RỦI RO TRONG
ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN………………………………………………1
1.1. Đầu tư chứng khoán là gì? .......................................................................................1
1.1.1. Khái niệm .................................................................................................1

H
1.1.2. Mục đích đầu tư chứng khoán ...................................................................1
1.1.3. Đặc điểm của đầu tư chứng khoán ............................................................2

C
1.1.4. Các hình thức đầu tư chứng khoán ............................................................2
1.1.5. Nhà đầu tư cá nhân ....................................................................................3
TE
1.1.5.1. Khái niệm ...................................................................................3
1.1.5.2 Đặc điểm của nhà đầu tư chứng khoán cá nhân ...........................3
1.2. Chứng khoán............................................................................................................3
U

1.2.1. Cổ phiếu.....................................................................................................3
1.2.1.1. Khái niệm ....................................................................................3
H

1.2.1.2. Lợi tức ........................................................................................3


1.2.1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ......................................4
1.2.1.4. Phân loại cổ phiếu .......................................................................4
1. 2.2. Trái phiếu..................................................................................................5
1.2.2.1. Khái niệm ....................................................................................5
1.2.2.2. Lợi tức .........................................................................................5
1.2.2.3. Các yếu tố tác động đến giá trái phiếu ........................................6
1.2.2.4. Đặc điểm của trái phiếu ...............................................................6
1.2.2.5. Phân loại trái phiếu .....................................................................7
1.3. Thị trường chứng khoán ..........................................................................................8
1.3.1. Khái niệm, chức năng, nguyên tắc hoạt động, nhược điểm của TTCK ....8
1.3.1.1. Khái niệm ....................................................................................8
1.3.1.2. Chức năng của thị trường chứng khoán ......................................9
1.3.1.3. Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán ....................9
1.3.2. Thị trường chứng khoán tập trung ...........................................................10
1.3.2.1. Khái niệm ..................................................................................10
1.3.2.2. Sở giao dịch chứng khoán .......................................................10
1.3.2.3. Một số quy định chung về giao dịch tại TTCK Việt Nam ........11
1.3.2.4. Quy định về việc giao dịch cổ phiếu trên TTCK tập trung .......12
1.3.3.Thị trường OTC (Over The Counter) .......................................................13

H
1.3.3.1. Thị trường OTC ........................................................................13
1.3.3.2. Đặc điểm của thị trường OTC ...................................................13

C
1.4. Rủi ro trong đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân .....................................14
1.4.1. Khái niệm rủi ro.......................................................................................14
TE
1.4.2. Các loại rủi ro ..........................................................................................14
1.4.2.1. Rủi ro hệ thống .........................................................................14
1.4.2.2. Rủi ro phi hệ thống ....................................................................18
U

1.4.3. Quản trị rủi ro ..........................................................................................19


1.4.3.1. Khái niệm ..................................................................................19
H

1.4.3.2. Các bước quản trị rủi ro.............................................................19


1.4.3.3. Nội dung quản trị rủi ro đối với NĐT cá nhân ..........................20
1.5. Kiểm định phân tích và đo lường rủi ro trong đầu tư chứng khoán cuả nhà đầu tư cá
nhân ..............................................................................................................................20
1.5.1. Số liệu khảo sát........................................................................................21
1.5.2. Phần mềm kiểm định ...............................................................................21
1.5.3. Ý nghĩa của kiểm định phân tích nhân tố ................................................21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................22
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH RỦI RO NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TẠI SÀN GIAO DỊCH
TP.HCM……………………………………………………………………………….23
2.1. Lịch sử ra đời và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam ...........................23
2.1.1. Diễn biến thị trường từ năm 2000 đến 2005 ...........................................23
2.1.2. Diễn biến thị trường từ năm 2006 đến 2011 ...........................................25
2.2. Thực trạng nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán ...............................29
2.2.1. Số lượng tài khoản của nhà đầu tư ..........................................................29
2.2.2. Các cổ phiếu nhà đầu tư cá nhân quan tâm nhiều nhất hiện nay.............30
2.2.2.1. Cổ phiếu có độ cung cầu biến động mạnh nhất hiện nay .........30
2.2.2.2. Các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao hiện nay ..........32
2.2.3. Thị trường chứng khoán nào nhà đầu tư quan tâm nhất..........................33
2.3. Phân tích rủi ro nhà đầu tư cá nhân gặp phải trong đầu tư chứng khoán .............33

H
2.3.1. Rủi ro phát sinh từ bản thân nhà đầu tư cá nhân .....................................33
2.3.2. Tin đồn.....................................................................................................34

C
2.3.3. Tạo cung cầu giả tạo ................................................................................35
2.3.4. Mua bán nội gián .....................................................................................35
TE
2.3.5. Bán khống ................................................................................................35
2.3.6. Chất lượng kiểm toán không cao.............................................................36
2.3.7. Đội lái ......................................................................................................36
U

2.3.8. Công bố thông tin tùy tiện .......................................................................37


2.3.9. Phát hành ...............................................................................................37
H

2.4. Kiểm định các nhân tố tác động đến rủi ro đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá
nhân ..............................................................................................................................37
2.4.1. Thông tin nhà đầu tư ...............................................................................37
2.4.1.1. Độ tuổi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán .......................38
2.4.1.2. Danh mục đầu tư .......................................................................38
2.4.1.3. Vốn đầu tư ................................................................................40
2.4.1.4. Chiến lược đầu tư .....................................................................40
2.4.1.5. Tỷ suất sinh lợi trung bình .......................................................41
2.4.2. Hành vi bầy đàn của nhà đầu tư từ kết quả khảo sát ...............................42
2.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro của nhà đầu tư cá nhân ....................44
2.4.3.1. Kiểm định thang đo Cronbach Alpha .......................................45
2.4.3. 2. Phân tích nhân tố ......................................................................45
2.4.3.3. Đặt tên nhân tố ..........................................................................45
2.4.3.4. Kiểm định độ tin cậy thang đo cho từng nhân tố .....................47
2.4.3.5. Tính giá trị từng nhân tố ............................................................48
3.4.3.6. Vẽ đồ thị mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ..........................49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................52
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC RỦI RO NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.……..…………………………….......................53
3.1. Giải pháp tầm vĩ mô ..............................................................................................53

H
3.1.1. Duy trì một nền kinh tế ổn định .............................................................53
3.1.2. Ổn định chính sách tiền tệ quốc gia ...................................................53

C
3.1.3. Duy trì một chính sách tài chính phù hợp ...............................................54
3.1.4. Phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ và chính sách tài chính .................55
TE
3.2. Các giải pháp vi mô ...............................................................................................55
3.2.1. Giải pháp cho nhà đầu tư cá nhân ...........................................................55
3.2.1.1. Đào tạo kiến thức ......................................................................55
U

3.2.1.2. Xác lập nguyên tắc đầu tư ........................................................56


3.2.1.3. Không mua cổ phiếu đã quá nóng hay mua theo đám đông. ....57
H

3.2.1.4. Xác định giá trị thật của cổ phiếu .............................................58


3.2.1.5. Làm chủ sở hữu công ty nếu đủ nguồn lực .............................58
3.2.2. Đối với công ty chứng khoán ..................................................................59
3.2.2.1. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp .................................................59
3.2.2.2. Chấn chỉnh một số hoạt động của công ty chứng khoán...........59
3.2.2.3. Phát huy hiệu quả tư vấn vì lợi ích của nhà đầu tư cá nhân ......60
3.2.3. Giải pháp chung cho thị trường ...............................................................60
3.2.3.1. Đẩy mạnh CPH..........................................................................60
3.2.3.2. Khuyến khích các CTCP niêm yết trên TTCK. ........................61
3.2.3.3. Khuyến khích DN có VĐT nước ngoài chuyển đổi thành CTCP và
niêm yết trên TTCK. ..............................................................................61
3.2.3.4. Minh bạch hoá thông tin............................................................62
3.3. Từ kết quả kiểm định trong chương 2 đưa ra giải pháp cho từng nhân tố ............64
3.3.1. Nhân tố thị trường ..................................................................................64
3.3.2. Nhân tố thông tin .....................................................................................64
3.3.3. Nhân tố khách quan .................................................................................65
3.3.4. Nhân tố vĩ mô ..........................................................................................66
3.3.5. Nhân tố pháp luật.....................................................................................66
3.3.6. Nhân tố kinh doanh .................................................................................67

H
3.4. Giải pháp khác ......................................................................................................67
3.4.1. Phát triển hợp đồng quyền chọn (Options) chứng khoán ........................67

C
3.4.2. Sớm đưa ra quy định giảm ngày T ..........................................................68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................69
TE
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................70
1. Kết luận.....................................................................................................................70
2. Kiến nghị ..................................................................................................................71
U

TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC
H
i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CTCP : Công ty cổ phần
CTCK : Công ty chứng khoán
DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước
HNX : Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội
HOSE : Sở giao dịch chứng klhoán thành phố Hồ Chí Minh
TTCK : Thị trường chứng khoán
TTLKCK : Trung tâm lưu ký chứng khoán
TTGDCK : Trung tâm giao dịch chứng khoán

H
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
NHTƯ : Ngân hàng Trung Ương
UBCKNN C
: Ủy ban chứng khoán Nhà nước
TE
U
H
ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Kết quả khảo sát thống kê .............................................................................20


Bảng 2.1 Mười CP tăng mạnh rên sàn TP.HCM trong đầu tháng 02 năm 2012.........30
Bảng 2.2 Mười CP giảm mạnh rên sàn TP.HCM trong đầu tháng 02 năm 2012.........31
Bảng 2.3 Thống kê thanh khoản CP từ 22/02/2012 - 06/03/2012 ................................32
Bảng 2.4 Chạy tầng số SPSS Mua bán CP phụ thuộc vào diễn biến thị trường ..........42
Bảng 2.5 Chạy tầng số SPSS Mua bán theo diễn biến CP Blue chips .........................43
Bảng 2.6 Chạy tầng số SPSS Mua CP theo đám đông .................................................44
Bảng 2.7 Rotated Comnent Matrix (Ma trận xoay nhân tố) .........................................46

H
Bảng 2.8 Đặt tên các nhân tố .......................................................................................47
Bảng 2.9 Điểm số các nhân tố (Descriptives) ..............................................................49

C
TE
U
H
iii

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ

Hình 2.1 Diễn biến VN-Index trong năm 2000 ............................................................24


Hình 2.2 Diễn biến VN-Index trong năm 2006 ............................................................26
Hình 2.3 Diễn biến VN-Index trong năm 2007 ............................................................27
Hình 2.4 Chỉ số VN-Index qua các năm, giai đoạn 2007 đến nay ...............................29
Hình 2.5 Diễn biến VN-Index từ khi hình thành tới 2011 ...........................................33
Hình 2.6 Độ tuổi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán ..........................................38
Hình 2.7 Số chứng khoán nắm giữ ...............................................................................39
Hình 2.8 Số lĩnh vực đầu tư (ngành nghề) .................................................................39
Hình 2.9 Vốn đầu tư .....................................................................................................40

H
Hình 2.10 Chiến lược đầu tư .......................................................................................41
Hình 2.11 Tỷ suất sinh lợi trung bình ...........................................................................42

cá nhân 50
C
Hình 2.12. Mức độ ảnh hưởng rủi ro của các nhân tố tới kết quả kinh doanh của nhà đầu tư
TE
U
H
iv

LỜI MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu tổng quan
- Thị trường chứng khoán đã có từ rất lâu trên thế giới. Như một tất yếu năm 2000
thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng lớn
nhanh và phát triển, hội nhập cùng các nước tiên tiến trên thế giới. Lúc đầu vào năm 2000
chỉ số VN Index từ 100 điểm, lên 1170 điểm vào tháng 01 năm 2007 và ngày 23 tháng 08
năm 2011 chỉ số VN Index 401.28 điểm. Qua thực tế từ năm 2007-2012 cho thấy thị
trường chứng khoán Việt Nam (sàn TP. HCM) có tốc độ tăng và giảm mạnh, nên nhà đầu
tư chứng khoán có độ rủi ro cao so với các hình thức kinh doanh khác.
+ Trên thế giới: Có nhiều nghiên cứu về rủi ro của TTCK. Nhưng chưa có nghiên cứu sâu

H
về TTCK Việt Nam (sàn Tp. HCM). Nhất là rủi ro của nhà đầu tư cá nhân.
+ Tại Việt Nam: Tuy có nhiều đề tài nghiên cứu về rủi ro chứng khoán, nhưng ở khía cạnh

C
khác nhau của thị trường như: Rủi ro về Option, Quan hệ Rủi ro và tỷ suất sinh lợi, Rủi ro
cho vay chứng khoán… Nhưng chưa có nghiên cứu sâu về rủi ro của nhà đầu tư cá nhân tại
TE
TTCK Việt Nam (Sàn Tp. HCM). Nhất là giai đoạn từ năm 2007- đến nay.
Xuất phát từ thực tiển đó, bản thân chọn đề tài: Khắc phục rủi ro của nhà đầu tư cá
nhân tại thị trường chứng khoán Việt Nam (sàn Tp.HCM).
U

2. Mục tiêu nghiên cứu


- Phân tích thực trạng thị trường CK (sàn TP.HCM), nhận diện các loại rủi ro trên
H

thị trường và đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư cá nhân.
- Nghiên cứu hành vi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Nhằm đưa ra những
giải pháp, góp phần cho nhà đầu tư có hướng đầu tư hiệu quả hơn khi tham gia thị trường
chứng khoán Việt Nam (sàn TP. HCM).
- Phân tích các nhân tố rủi ro, tìm nhân tố rủi ro nào là ảnh hưởng nhất đối với nhà
đầu tư cá nhân, và đưa ra giải pháp cho từng nhân tố.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu hành vi bầy đàn của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán
Việt Nam (sàn TP.HCM).
v

- Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng rủi ro cho nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng
khoán.
- Phạm vi nghiên cứu: Nhà đầu tư cá nhân trên sàn giao giao dịch Tp.HCM. Đề tài
không đi sâu vào nghiên cứu rủi ro nhà đầu tư có tổ chức và quỹ đầu tư.
- Thời gian số liệu được lấy: Từ năm 2007 – đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng các phương pháp khảo sát, thống kê, mô tả, so sánh, phân tích
và kết hợp số liệu từ thực tế trên thị trường, sử dụng bảng biểu, đồ thị làm rỏ mô hình rủi
ro.
+ Dữ liệu

H
- Dữ liệu thứ cấp: Số liệu khớp lệnh thị trường, từ các công ty niêm yết…
- Dữ liệu sơ cấp: Sử dụng trong phân tích yếu tố rủi ro chính, là kết quả khảo sát 169

C
nhà đầu tư. Nhằm phân tích nhân tố ảnh hưởng như thế nào tới rủi ro của nhà đầu tư cá
nhân trên thị trường.
TE
+ Công cụ sử dụng: Phần mềm thống kê SPSS.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Luận văn nghiên cứu thực nghiện tại thị trường Việt Nam trên góc độ rủi ro của
U

nhà đầu tư cá nhân. Nghiên cứu chiến lược đầu tư, tâm lý bầy đàn và tìm nhân tố ảnh
hưởng rủi ro của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường Việt Nam (sàn Tp.HCM) bằng phương
H

pháp khảo sát, thống kê, phân tích định lượng. Dùng phần mềm SPSS.
- Xây dựng các giải pháp hạn chế rủi ro gồm: Giải pháp vĩ mô, giải pháp vi mô, giải
pháp khác và giải pháp cho từng nhân tố.
6. Kết cấu của đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư chứng khoán và rủi ro trong đầu tư chứng khoán
Chương 2: Phân tích rủi ro nhà đầu tư cá nhân tại sàn giao dịch TP.HCM

Chương 3: Giải pháp khắc phục rủi ro nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng
khoán
Kết luận.
1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ CHỨNG


KHOÁN VÀ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
1.1. Đầu tư chứng khoán là gì?
1.1.1. Khái niệm
- Đầu tư theo nghĩa chung nhất là quá trình sử dụng các nguồn lực hiện tại
nhằm thu lại lợi ích nào đó trong tương lai. Các nguồn lực sử dụng vào quá trình
đầu tư gọi là nguồn vốn đầu tư và có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau như: Vốn bằng tiền, kim loại quý, đá quý, đất đai, bất dộng sản, tài nguyên,
thương hiệu, phát minh sáng chế… Hoạt động đầu tư có thể do một tổ chức hoặc

H
một cá nhân thực hiện dưới nhiều hình thức. Song nếu căn cứ vào mối liên hệ trực
tiếp giữa chủ đầu tư và đối tượng đầu tư người ta thường chia thành đầu tư trực tiếp
vào đấu tư gián tiếp. C
+ Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư trong đó chủ đầu tư trực tiếp tham gia
TE
quản lý điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư, được thực hiện hiện dưới các
hình thức như gốp vốn kinh doanh hoặc thực hiện các hợp đồng hợp tác kinh doanh.
+ Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư không trực tiếp tham
U

gia điều hành hoạt động của đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư, được thực hiện dưới
các hình thức như đầu tư chứng khoán hoặc cho vay đầu tư đối với các tổ chức kinh
H

tế.
Đầu tư chứng khoán là một trong những hình thức đầu tư gián tiếp của nhà
đầu tư vào các doanh nghiệp, ở đó chủ đầu tư bỏ vốn để mua các chứng khoán (cổ
phiếu, trái phiếu) của doanh nghiệp đang lưu hành trên thị trường chứng khoán
nhằm đạt được những lợi ích nhất định.
1.1.2. Mục đích đầu tư chứng khoán
- Trước hết là nhằm thu được lợi nhuận từ số tiền đã bỏ ra đầu tư. Phần lợi
nhuận này được hình thành từ lợi tức chứng khoán mà chủ doanh nghiệp trả cho
người đầu tư theo quy định và phần chênh lệch giá chứng khoán khi họ chuyển
nhượng quyền sở hữu chứng khoán trên thị trường.
2

- Để phân tán rủi ro có thể gặp trong tương lai, nhờ đa dạng hóa các hình
thức đầu tư; để thực hiện quyền kiểm soát hoặc tham gia quản trị doanh nghiệp với
tư cách người nắm cổ phần, vốn góp chi phối. Các mục đích có thể khác nhau tuỳ
theo ý định của từng nhà đầu tư, song cũng có thể tổng hợp các mục tiêu trên trong
những tình huống cụ thể.
1.1.3. Đặc điểm của đầu tư chứng khoán
- Rủi ro cao.
- Rất nhanh chóng chuyển thành tiền.
- Thông qua đầu tư, giúp nền kinh tế huy động vốn phát triển sản xuất…
- Không cần vốn lớn cũng trở thành nhà đầu tư.

H
1.1.4. Các hình thức đầu tư chứng khoán
• Đầu tư theo loại chứng khoán: Các chứng khoán của doanh nghiệp có
nhiều loại như: C
+ Cổ phiếu (cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường)
TE
+ Trái phiếu (trái phiếu thường, trái phiếu có khả năng chuyển đổi…),
+ Chứng khoán phái sinh (hợp đồng tương lai, hợp đồng lựa chọn, chứng
quyền…).
U

- Mỗi loại chứng khoán có khả năng sinh lời cũng như mức độ rủi ro, khả
năng thanh khoản, quyền kiểm soát hoặc tham gia quản trị doanh nghiệp khác nhau.
H

• Đầu tư theo phương thức: Có hai phương thức đầu tư chứng khoán cơ bản
là:
- Đầu tư chứng khoán trực tiếp.
- Đầu tư chứng khoán gián tiếp.
+ Đầu tư chứng khoán trực tiếp: Là hình thức nhà đầu tư trực tiếp mua
chứng khoán cho mình thông qua các nhà môi giới chứng khoán trên thị trường.
+ Đầu tư chứng khoán gián tiếp: Là các nhà đầu tư chứng khoán thông qua
các định chế, tổ chức đầu tư chuyên nghiệp như Quỹ đầu tư chứng khoán, Qũy tín
thác đầu tư… để thực hiện hoạt động đầu tư cho mình. Do các tổ chức đầu tư
chuyện nghiệp có đội ngũ chuyên gia và quản lý đầu tư chuyên nghiệp, có khả năng
3

phân tích và đánh giá thị trường nên có thể giúp cho các nhà đầu tư tránh được các
rủi ro không đáng có và đạt được hiệu quả đầu tư chứng khoán cao hơn.
• Đầu tư chứng khoán theo thời hạn: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn và
chứng khoán dài hạn.
- Đầu tư chứng khoán ngắn hạn: Có thời gian dưới 1 năm (3 tháng, 6 tháng, 9
tháng…).
- Đầu tư chứng khoán dài hạn: Có thời gian từ 1 năm trở lên.
1.1.5. Nhà đầu tư cá nhân
1.1.5.1. Khái niệm
- Nhà đầu tư cá nhân là những người có vốn tạm thời nhàn rỗi, họ tham gia

H
trên mua bán trên thị trường chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
1.1.5.2 Đặc điểm của nhà đầu tư chứng khoán cá nhân

C
- Đa số nhà đầu tư cá nhân vốn ít.
- Có trình độ am hiểu về chứng khoán khác nhau, đa số là không cao.
TE
- Dễ bị tác động, là đối tượng dễ bị các ảnh hưởng tiêu cực như bán khống,
tin đồn.
- Thường NĐT cá nhân đầu tư ngắn hạn.
U

- Có khả năng chịu rủi ro thấp...


1.2. Chứng khoán
H

- Chứng khoán là hàng hóa của thị trường chứng khoán. Đó là những tài sản
tài chính, vì nó mang lại thu nhập và khi cần người sở hữu có thể bán. Người ta chia
chứng khoán thành 4 nhóm chính là: Cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ chuyển đổi,
các công cụ phái sinh.
1.2.1. Cổ phiếu
1.2.1.1. Khái niệm
- Cổ phiếu là một loại chứng khoán được phát hành dưới dạng chứng chỉ
hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu
cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của một công ty cổ phần. Người mua cổ phiếu trở
thành cổ đông thường hay cổ đông phổ thông.
4

1.2.1.2. Lợi tức


- Người mua cổ phiếu thường được hưởng lợi tức từ hai nguồn đó là cổ tức
và lãi từ chênh lệch giá cổ phiếu. Chênh lệch giá là phần mà các nhà đầu tư với
chiến lược kinh doanh ngắn hạn sẽ bán ra để kiếm lời ngay khi giá cổ phiếu tăng lên
để kiếm lãi.
- Cổ tức là phần chia lời cho mỗi cổ phần được lấy ra từ lợi nhuận ròng sau
thuế, sau khi trả cổ tức ưu đãi và thu nhập giữ lại để trích quỹ. Việc trả cổ tức có thể
thực hiện bằng việc chia tiền mặt hay chia cổ phiếu.
1.2.1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
Có ba nhóm yếu tố được cho là nguyên nhân gây ra sự dao động của giá cổ

H
phiếu:
+ Những yếu tố kinh tế: Là những nhân tố cơ bản nhất gây ra sự dao động,

C
của giá cổ phiếu nằm trong sự thay đổi mức thu nhập của doanh nghiệp. Mức thu
nhập này cùng với lãi suất thị trường và xu hướng kinh doanh, góp phần tạo nên
TE
những nhân tố kinh tế ảnh hưởng tới giá cổ phiếu.
+ Những yếu tố phi kinh tế: Là những nhân tố bao gồm những thay đổi
trong điều kiện chính trị như chiến tranh hay thay đổi cơ cấu quản lý hành chính,
thay đổi thời tiết hay điều kiện thiên nhiên…
U

+ Những yếu tố thị trường: Là những nhân tố nội tại của thị trường bao gồm
sự biến động thị trường và mối quan hệ cung cầu được coi như là nhóm nhân tố thứ
H

ba ảnh hưởng tới giá chứng khoán. Những thay đổi trong các chính sách về thị
trường như thay đổi Luật chứng khoán, các quy địnhvề điều kiện phát hành, niêm
yết, chính sách thuế thu nhập đối với nhà đầu tư chứng khoán, chính sách đối với
nhà đầu tư nước ngoài.
+ Ngoài ra có những yếu tố khác thuộc nhóm yếu tố thị trường, gây biến
động giả tạo, tác động đến giá chứng khoán đó là các hành vi tiêu cực trên thị
trường chứng khoán như đầu cơ, mua bán nội gián, thông tin sai sự thật.
5

1.2.1.4. Phân loai cổ phiếu


- Cổ phiếu ưu đãi: Dành cho cổ đông những ưu đãi so với cổ đông phổ
thông. Ưu đãi phổ biến nhất là ưu đãi về cổ tức. Cp ưu đãi cổ tức ấn định một tỷ lệ
cổ tức tối đa so với mệnh giá. Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi cho phép cổ đông,
trong những điều kiện cụ thể có thể chuyển đổi cổ phiếu thành cổ phiếu thường.
- Cổ phiếu phổ thông: Là loại cổ phiếu điển hình nhất. Cổ phiếu mang lại các
quyền sau:
+ Quyền hưởng cổ tức: Cổ tức là phần lợi nhuận của công ty dành để trả cho
những người chủ sở hữu, cổ tức có thể trả bằng tiền hay cổ phiếu mới.
+ Quyền mua cổ phiếu mới: Khi công ty phát hành cổ phiếu mới để tăng

H
vốn, các cổ đông hiện hữu đang nắm giữ cổ phiếu phổ thông có quyền được mua
trước cổ phiếu mới, trước khi phát hành ra cho công chúng.

C
+ Quyền bỏ phiếu: Cổ đông có quyền bỏ phiếu bầu và ứng cử vào các chức
vụ quản lý trong công ty, có quyền tham gia các đại hội cổ đông và bỏ phiếu quyết
TE
định các vấn đề quan trọng của công ty.
1. 2.2. Trái phiếu
1.2.2.1. Khái niệm
- Là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người
U

vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền
nhất định, thường là trong những khoản thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho
H

vay ban đầu khi nó đáo hạn. Trái phiếu có thể xem là một hợp đồng nợ dài hạn,
được ký kết giữa chủ thể phát hành và người cho vay, đảm bảo một sự chi trả lợi tức
định kỳ và hoàn lại vốn gốc cho người chủ trái phiếu ở thời điểm đáo hạn. Trên giấy
chứng nhận nợ này có ghi mệnh giá của trái phiếu và tỷ xuất lãi trái phiếu.
1.2.2.2. Lợi tức
- Những lợi tức chủ yếu mà nhà đầu tư nhận được từ việc đầu tư vào trái
phiếu là tiền lãi định kỳ thường được trả mỗi năm một lần hay nửa năm một lần;
chênh lệch giá là phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua của trái phiếu. Với loại
trái phiếu có tính thanh khoản cao, nhà đầu tư sẽ bán được trái phiếu với giá cao và
6

được hưởng chênh lệch giá. Và lãi của lãi là khoản lãi mà nhà đầu tư nhận được khi
nhà đầu tư dùng khoản lãi trước đó để tái đầu tư.
1.2.2.3. Các yếu tố tác động đến giá trái phiếu
- Cũng như các loại hàng hóa khác, giá của trái phiếu cũng phụ thuộc váo
cung và cầu, vì thế để có thể biết các yếu tố ảnh hưởng đến giá trái phiếu, chúng ta
cần xem xét các nhân tố đứng sau cung và cầu của trái phiếu.
+ Thứ nhất: Là khả năng tài chính của người cung cấp trái phiếu. Việc cung
cấp trái phiếu là một chức năng của người đi vay nhằm giải quyết nhu cầu về vốn.
Vì vậy nhà đầu tư khi mua trái phiếu cần quan tâm đến khả năng thanh toán lãi và
gốc của người cung cấp trái phiếu. Nếu có bất kỳ một biến động nào ảnh hưởng đến

H
khả năng tài chính của chủ thể phát hành thì lập tức giá trái phiếu đó sẽ sụt giảm
trên thị trường chứng khoán mặc dù lãi suất của trái phiếu cao nhưng lại hàm chứa
nhiều rủi ro. C
+ Thứ hai: Là thời gian đáo hạn trái phiếu. Một trái phiếu có thời gian đáo
TE
hạn càng gần thì giá của trái phiếu càng cao trên thị trường.
+ Thứ ba: Là dự kiến về lạm phát. Nếu lạm phát được dự kiến sẽ tăng thì các
chứng khoán có lãi suất cố định trả theo lãi suất trái phiếu chỉ được thanh toán theo
lãi suất danh nghĩa, như vậy sẽ kém hấp dẫn hơn các tài sản khác có khả năng loại
U

trừ yếu tố lạm phát, dẫn đến giá của các chứng khoán có lãi suất cố định trên thị
trường bị giảm.
H

+ Thứ tư: Là biến động lãi suất thị trường. Lãi suất thị trường là một yếu tố
cực kỳ quan trọng trong việc định giá của các chứng khoán có lãi suất cố định. Nếu
lãi suất bắt đầu tăng thì lợi tức đối với trái phiếu đang tồn tại chắc chắn thay đổi.
Trong tình huống này thì dòng vốn sẽ chảy vào những nơi nào hứa hẹn lợi nhuận
cao hơn. Chính vì thế giá của trái phiếu cố định sẽ giảm.
+ Cuối cùng việc thay đổi tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng đến các loại trái
phiếu được thanh toán bằng nội tệ.
1.2.2.4. Đặc điểm của trái phiếu
• Người phát hành : Có hai người phát hành chính là chính phủ và công ty.
7

+ Chính phủ là người phát hành đáng tin cậy nhất do có những điều kiện đảm
bảo cao nhất cho việc hoàn lãi gốc và trả lãi.
+ Trong khu vực công ty người phát hành có nhiều loại, mỗi loại có khả
năng khác nhau trong việc đáp ứng các nghĩa vụ đã thỏa thuận với người cho vay.
• Thời hạn : Là số năm mà theo đó người phát hành hứa hẹn đáp ứng những
điều kiện cửa nghĩa vụ. Thời hạn của một trái phiếu là chấm dứt sự tồn tại
của khoản nợ, người phát hành sẽ thu hồi trái phiếu bằng cách hoàn trả
khoản vay gốc. Thời hạn này cũng được gọi là thời hạn đáo hạn của trái
phiếu.
+ Trái phiếu ngắn hạn: Có thời hạn 1-5 năm.

H
+ Trái phiếu trung hạn: Có thời hạn 5 - 10 năm.
+ Trái phiếu dài hạn: Có thời hạn trên 10 năm.

C
- Thời hạn đáo hạn của trái phiếu quan trọng với các lý do sau:
+ Nó cho biết khoảng thời gian mà người nắm giữ trái phiếu có thể mong đợi
TE
nhận được các khoản thanh toán lãi định kỳ, và cho biết số năm rước khi khoản vay
gốc được hoàn trả toàn bộ.
+ Lợi tức của một trái phiếu tùy thuộc vào thời hạn của nó.
U

+ Giá của trái phiếu sẽ biến đổi qua quãng đời của nó khi lãi suất trên thị
trường thay đổi. Tính biến động của giá trái phiếu phụ thuộc vào thời gian đáo hạn
H

của nó.
- Nếu các yếu tố khác không đổi, thời gian đáo hạn càng dài, tính biến động
giá của trái phiếu càng lớn trước một sự thay đổi của lãi suất thị trường.
1.2.2.5. Phân loại trái phiếu
+ Trái phiếu vô danh: Là trái phiếu không mang tên trái chủ, cả trên chứng chỉ,
cũng như trên sổ sách của người phát hành. Những phiếu trả lãi đính theo tờ chứng
chỉ, và khi đến hạn trả lãi, và khi trái phiếu đáo hạn, người nắm giữ nó mang chứng
chỉ tới ngân hàng để nhận lại khoản vay.
+ Trái phiếu ghi danh: Là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ của trái chủ, trên
chứng chỉ và trên sổ của người phát hành. Hình thức ghi danh có thể thực hiện cho
8

phần vốn gốc, cũng có thể ghi danh toàn bộ, cả gốc lẫn lãi. Dạng ghi danh toàn bộ
đang ngày càng phổ biến là hình thức ghi sổ. Trái phiếu ghi sổ hoàn toàn không có
dạng vật chất, quyền sở hữu được xác nhận bằng việc lưu giữ tên và địa chỉ của chủ
sở hữu.
+ Trái phiếu chính phủ: Là những trái phiếu do chính phủ phát hành. Chính phủ
phát hành trái phiếu nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách, hay tài trợ cho các
công trình công ích, hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ. Trái phiếu chính phủ là loại
chứng khoán không rủi ro thanh toán. Và cũng là loại trái phiếu có tính thanh khoản
cao.
+ Trái phiếu công trình: Là loại trái phiếu được phát hành để huy động vốn cho

H
những mục đích cụ thể, thường là để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng hay
công trình phúc lợi công cộng. Trái phiếu này có thể do chính phủ trung ương hoặc
chính quyền địa phương phát hành.C
+ Trái phiếu công ty: Là những trái phiếu do các công ty phát hành để vay vốn dài
TE
hạn. Có các đặc điểm chung:
- Người nắm giữ trái phiếu được trả lãi định kỳ và trả gốc khi đáo hạn, song
không được tham gia vào các quyết định của công ty.
- Khi công ty giải thể hoặc thanh lý, trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước
U

các cổ phiếu.
- Có những điều kiện cụ thể kèm theo, hoặc nhiều hình thức đảm bảo cho
H

khoản vay.
1.3. Thị trường chứng khoán
1.3.1. Khái niệm, chức năng, nguyên tắc hoạt động, nhược điểm của TTCK
1.3.1.1. Khái niệm
- Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán,
chuyển nhượng các loại chứng khoán, làm thay đổi các chủ thể nắm giữ chứng
khoán. TTCK có thể là tập trung hoặc phi tập trung. Hình thái điển hình của TTCK
tập trung là Sở giao dịch chứng khoán (Stock exchange). TTCK phi tập trung còn
gọi là thị trường OTC (Over The Counter).
9

1.3.1.2. Chức năng của thị trường chứng khoán


+ Huy động vốn cho nền kinh tế: Nhà đầu tư mua chứng khoán của các
công ty phát hành, tiền nhàn rổi của họ được đưa vào sản xuất kinh doanh. Thông
qua thị trường chứng khoán chính phủ, chính quyền địa phương, các công ty có thể
huy động được nguồn vốn sử dụng cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phục vụ nhu
cầu phát triển của xã hội.
+ Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng: Thị trường chứng khoán
cung cấp một môi trường đầu tư lành mạnh, tạo ra các cơ hội lựa chọn phong phú
cho nhà đầu tư. Chứng khoán trên thị trường khác nhau về tính chất, thời hạn và độ
rủi ro, cho phép nhà đầu tư lựa chọn hàng hóa phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở

H
thích của mình.
+ Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán: Thông qua thị trường chứng

C
khoán các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các cổ phiếu của mình, thành tiền mặt hoặc
các cổ phiếu khác khi muốn. Thị trường chứng khoán hoạt động càng năng động và
TE
hiệu quả càng cao, thì càng nâng cao tính thanh khoản của chứng khoán.
+ Giúp chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô: Thị trường chứng khoán
phản ánh nền kinh tế một các chính xác. Thông qua thị trường chứng khoán, chính
phủ có thể mua bán trái phiếu chính phủ, tạo nguồn thu, bù đắp ngân sách, quản lý
U

lạm phát. Chính phủ có thể sử dụng một số chính sách tác động vào thị trường
chứng khoán, nhằm định hướng phát triển của nền kinh tế.
H

1.3.1.3. Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán
+ Nguyên tắc công khai: Việc công khai thông tin về thị trường phải thỏa
mãn các yêu cầu: Chính xác: Thông tin công khai nhưng đòi hỏi cũng phải chính
xác. Kịp thời: Không kịp thời sẽ gây thiệt hại cho các nhà đầu tư. Dễ tiếp cận:
Thông tin phải dễ dàng tiếp cận đối với nhà đầu tư.
+ Nuyên tắc trung gian: Trên thị trường chứng khoán, các giao dịch được
thực hiện thông qua các tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán. Thông qua
các nghiệp vụ môi giới, kinh doanh, các công ty chứng khoán mua bán chứng khoán
giúp các khách hàng của mình.
10

+ Nguyên tắc đấu giá: Việc mua bán chứng khoán trên thị trường đều hoạt
động theo nguyên tắc đấu giá. Nguyên tắc đấu giá, dựa trên mối quan hệ cung cầu
của thị trường quyết định. Có các loại đấu giá: Đấu giá trực tiếp. Đấu giá tự động.
Đấu giá định kỳ. Đấu giá liên tục.
1.3.2. Thị trường chứng khoán tập trung
1.3.2.1. Khái niệm
- Thị trường chứng khoán chính thức hay còn gọi là thị trường chứng khoán
tập trung, là thị trường hoạt động theo đúng quy định pháp luật, là nơi mua bán các
loại chứng khoán đã được đăng biểu (listed or registered securities). Thị trường này
có địa điểm và thời gian mua bán rõ rệt và giá cả được tính theo thể thức đấu giá

H
công khai có sự kiểm soát của hội đồng chứng khoán. Thị trường chứng khoán tập
trung chủ yếu được thực hiện bằng các sở giao dịch chứng khoán ( Stock

C
Exchange). Tại sở giao dịch chứng khoán, các giao dịch được tập trung tại một
điểm, các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh
TE
để hình thành nên giá giao dịch.
1.3.2.2. Sở giao dịch chứng khoán
+ Khái niệm: Là một thị trường trong đó việc giao dịch mua bán chứng
khoán được thực hiện tại một địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch (Trading
U

Floor) hoặc thông qua hệ thống máy tính. Các chứng khoán niêm yết tại sở GDCK
thông thường là các chứng khoán của các công ty lớn, có danh tiếng và đáp ứng các
H

tiêu chuẩn niêm yết (do SGDCK đưa ra).


+ Chức năng của SGDCK: Thiết lập một thị trường GDCK có tổ chức, vận
hành liên tục với các chứng khoán được lưa chọn là chức năng quan trọng nhất của
SGDCK.
- Thông qua giao dịch làm tăng thanh khoản, khả mại cho chứng khoán.
- Các tổ chức phát hành có thể phát hành để tăng vốn cho TTCK.
- Các nhà đầu tư có thể mua hoặc bán dễ dàng chứng khoán niêm yết.
11

- Chức năng xác định giá cả công bằng, giá cả được xác định trên cơ sở khớp
các lệnh mua và bán. Qua đó SGDCK mới có thể tạo ra một thị trường tự do, cởi
mở và công bằng…
1.3.2.3. Một số quy định chung về giao dịch tại TTCK Việt Nam
+ Thời gian giao dịch: SGDCK thường có hai dạng, dạng một phiên và
dạng hai phiên là phiên buổi sáng và phiên buổi chiều. Yếu tố quyết định thời gian
giao dịch là phụ thuộc vào quy mô của thị trường và khả năng thanh toán của thị
trường. Ở TTCK Việt Nam, thời gian giao dịch vào buổi sáng. Sàn giao dịch chứng
khoán Hồ Chí Minh chia theo 3 phiên, phiên đầu và phiên thứ 3 thực hiện theo giao
dịch định kỳ để xác định giá mở cửa và đóng cửa thị trường. Giữa hai phiên giao

H
dịch áp dụng phương thức khớp lệnh liên tục. Ngày 05 tháng 03 năm 2012
SGDCK.TP.HCM đã tăng thêm phiên giao dịch buổi chiều. Sáng từ 9giờ tới 11g30,
chiều từ 1giờ tới 2 giờ. C
+ Nguyên tắc khớp lệnh: Trong khớp lệnh định kỳ, mỗi lần khớp lệnh sẽ
TE
hình thành một mức giá, mức giá này thỏa mãn điều kiện là tại mức giá đó khối
lượng khớp lệnh là lớn nhất. Các nguyên tắc được áp dụng khi khớp lệnh là:
- Ưu tiên về giá.
- Ưu tiên về thời gian.
U

- Ưu tiên về khối lượng.


- Ưu tiên về khách hàng.
H

- Ưu tiên phân bổ theo tỷ lệ.


+ Lệnh giao dịch: Các lệnh được nhà đầu tư sử dụng phổ biến nhất là lệnh
giới hạn và lệnh thị trường. Lệnh giới hạn là loại lệnh mà trong đó người đặt lệnh
chỉ ra mức giá giới hạn cho việc thực hiện lệnh của mình, đối với người mua lệnh
giới hạn chỉ ra mức giá tối đa mà họ có thể mua được và người bán là mức giá tối
thiểu mà họ đồng ý bán. Tại SGDCK Hồ Chí Minh, lệnh giới hạn được áp dụng cho
phiên mở cửa và phiên đóng cửa thị trường. Khi sử dụng lệnh này nhà đầu tư sẳn
sàng mua bán chứng khoán theo mức giá thị trường hiện tại hay mức giá tốt nhất
hiện có trên thị trường. Lệnh thị trường rất thuận tiện cho các nhà đầu tư vì họ
12

không phải chỉ ra giá cụ thể và công ty chứng khoán cũng tiết kiệm thời gian cũng
như nâng cao hiệu quả hơn do giảm bớt sự nhầm lẫn xuất phát từ yêu cầu hủy và
sửa lệnh của nhà đầu tư. Tuy nhiên lệnh thị trường có thể gây ra sự biến động giá
bất thường, ảnh hưởng đến sự ổn định giá chứng khoán trên thị trường vì vậy lệnh
thị trường không được sử dụng cho các thị trường mới hình thành.
+ Đơn vị giao dịch: Đơn vị giao dịch là quy định về khối lượng giao dịch tối
thiểu của một lệnh giao dịch. Quy định này do SGDCK đưa ra, nó có tác động đến
cung cầu trong giao dịch chứng khoán. Nếu quy định đơn vị giao dịch quá lớn sẽ
hạn chế khả năng tham gia của nhà đầu tư cá nhân, nhưng nếu quy định khối lượng
giao dịch tối thiểu quá thấp cũng sẽ gây mất thời gian xử lý khối lượng giao dịch

H
quá lớn. Thông thường đơn vị giao dịch được quy định thống nhất là 100 hoặc 1000
cổ phiếu. Tuy nhiên tại thị trường Việt Nam khối lượng giao dịch tối thiểu chỉ ở

C
mức hàng chục, nhằm khuyến khích các nhà đầu tư cá nhân có thể tham gia thị
trường.
TE
1.3.2.4. Quy định về việc giao dịch cổ phiếu trên TTCK tập trung
• Thị trường khớp lệnh và thị trường khớp giá
- Trong thị trường khớp lệnh, giao dịch của nhà đầu tư được khớp trực tếp
U

với nhau không có sự tham gia của những người tạo lập thị trường. Mức giá thực
hiện là mức giá thỏa mãn cả bên mua và bên bán. Giá thực hiện được xác định trên
H

cơ sở cạnh tranh giữa các nhà đầu tư và các nhà đầu tư phải trả một khoản phí môi
giới cho công ty chứng khoán. Thị trường khớp lệnh hiện nay được hầu hết các
TTCK trên thế giới và cả TTCK Việt Nam cũng áp dụng do tính ưu việt của nó.
- Tuy nhiên thị trường khớp giá vận hành rất phức tạp vì vậy không thể áp
dụng cho các thị trường mới hình thành và thị trường khớp giá cũng tiềm ẩn những
hành vi giao dịch không công bằng do nhà tạo thị trường có đặc quyền về thông tin
thị trường. Chính những hạn chế này khiến cho hầu hết các SGDCK thiên về lực
chọn thị trường khớp lệnh thay cho thị trường khớp giá.
• Khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục
13

- Khớp lệnh định kỳ là phương thức giao dịch theo đó giá thực hiện được xác
định theo điều kiện tại mức giá đó khối lượng giao dịch là cao nhất, trên cơ sở tập
hợp tất cả các lệnh mua và lệnh bán trong một khoảng thời gian nhất định. Khớp
lệnh định kỳ thường được sử dụng để xác định giá mở cửa, đóng cửa.
- Khớp lệnh liên tục là phương thức giao dịch được thực hiện liện tục ngay
khi có các lệnh giao dịch đối ứng được nhập vào hệ thống.
1.3.3.Thị trường OTC (Over The Counter)
1.3.3.1. Thị trường OTC
- TTCK phi tập trung còn gọi là thị trường OTC (Over The Counter), trên đó,
các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các công ty chứng khoán phân tán trên

H
khắp quốc gia và được nối với nhau bằng mạng điện tử.
- Là một mô hình thị trường chứng khoán xuất hiện sớm nhất. Thị trường

C
được mang tên này từ khi chứng khoán được mua bán thẳng qua quầy của các ngân
hàng, các công ty chứng khoán hay các tổ chức tương tự. Thị trường sau đó phát
TE
triển bao gồm mạng lưới các nhà môi giới và tự doanh chứng khoán mua bán với
các nhà đầu tư, diễn ra ở bất cứ địa điểm nào thuận lợi.
- Thị trường này ở một số nước phát triển tự do, sau đó phát triển thành thị
trường có cơ chế tự quản và quản lý của nhà nước, ở một số nước khác do nhà nước
U

hoặc các tổ chức tự quản đứng ra thành lập, vận hành và quản lý.
1.3.3.2. Đặc điểm của thị trường OTC
H

Một số đặc điểm chung của thị trường OTC như sau:
+ Là thị trường được tổ chức chặt chẽ, sử dụng kỹ thuật công nghệ cao,
thông qua mạng máy tính điện tử diện rộng, tiện lợi cho giao dịch, thông tin, và
quản lý thị trường.
+ Chứng khoán giao dịch trên thị trường chủ yếu là các công ty vừa và nhỏ,
công ty công nghệ cao, công ty mới thành lập nhưng có tiềm năng phát triển tốt,
tóm lại là những chứng khoán chưa đủ tiêu chuẩn niêm yết trên sở giao dịch. Có độ
rủi ro cao hơn so với chứng khoán trên thị trướng tập trung. Thị trường OTC thường
được quản lý theo 2 cấp, cấp quản lý nhà nước và cấp tự quản:
14

• Cấp quản lý nhà nước: Do cơ quan quản lý thị trường chứng khoán quản lý
trên cơ sở luật chứng khoán và các luật liên quan.
• Cấp tự quản: Chủ yếu có hai hình thức, do hiệp hội các nhà giao dịch chứng
khoán quản lý (như ở Mỹ , NASDAQ, Nhật , Hàn…) hoặc do sở giao dịch
đồng thời quản lý (như ở Anh, Pháp...). Phương thức và mức độ quản lý ở
mỗi nước có khác nhau, tùy vào điều kiện từng nước, nhưng có chung mục
đích là đảm bảo sự ổn định và phát triển của thị trường và bảo vệ nhà đầu tư.
Ở Việt Nam ngày 8.03.2005 TTDGCK Hà Nội chính thức khai trương. Nhà
nước tổ chức thị trường OTC (Over the counter market).
1.4. Rủi ro trong đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân

H
1.4.1. Khái niệm rủi ro
- Rủi ro trong đầu tư chứng khoán được định nghĩa là khả năng xảy ra nhiều
C
kết quả ngoài dự kiến, hay nói cách khác, mức sinh lời thực tế nhận được trong
tương lai có thể khác với dự tính ban đầu. Độ chắc chắn (hay độ dao động) của lợi
TE
suất đầu tư càng cao thì rủi ro càng lớn và ngược lại. Theo các lý thuyết trước đây
người ta chỉ quan niệm rủi ro là những yếu tố làm cho mức sinh lời giảm đi nhưng
hiện nay, quan niệm này đã thay đổi. Tất cả mọi yếu tố làm cho mức sinh lợi thay
U

đổi so với dự tính, dù làm tăng hay giảm, đều được gọi là rủi ro.
1.4.2. Các loại rủi ro
H

- Những rủi ro do các yếu tố ngoài công ty, không kiểm soát được và có ảnh
hưởng rộng rãi đến cả thị trường và tất cả mọi chứng khoán được gọi là rủi ro hệ
thống. Ngược lại những rủi ro do các yếu tố nội tại gây ra, nó có thể kiểm soát được
và chỉ tác động đến một ngành hay một công ty, một hay một số chứng khoán, gọi
là rủi ro không hệ thống. Rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống lại có thể chia
nhỏ thành các rủi ro khác nhau.
1.4.2.1. Rủi ro hệ thống
1.4.2.1.1. Rủi ro thị trường
- Giá cổ phiếu có thể giao động mạnh trong khoản một thời gian ngắn mặt dù
thu nhập của công ty vẫn không thay đổi. Nguyên nhân của nó có thể rất khác
15

nhau nhưng phụ thuộc chủ yếu vào cách nhìn nhận của các nhà đầu tư về các loại cổ
phiếu nói chung hay về một nhóm cổ phiếu nói riêng. Những thay đổi trong mức
sinh lời đối với phần lớn các loại cổ phiếu thường chủ yếu là do sự đánh giá của
nhà đấu tư về chúng thay đổi và gọi là rủi ro thị trường.
- Rủi ro thị trường suất hiện do những phản ứng của nhà đấu tư đối với
những sự kiện hữu hình hay vô hình. Sự đánh giá rằng lợi nhuận các công ty nói
chung có xu hướng sụt giảm có thể là nguyên nhân làm cho phần lớn các loại cổ
phiếu thường bị giảm giá. Các nhà đầu tư thường phản ứng dựa trên cơ sở các dữ
kiện thực tế xảy ra, hữu hình như các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội. Các sự kiện
vô hình là các sự kiện nảy sinh do yếu tố tâm lý của thị trường.

H
- Rủi ro thị trường thường xuất phát từ những sự kiện hữu hình, nhưng do
tâm lý không vững vàng của các nhà đầu tư nên họ hay có phản ứng vượt quá các

C
sự kiện đó. Những sụt giảm đầu tiên của giá chứng khoán trên thị trường là nguyên
nhân gây sợ hãi đối với các nhà đầu tư và họ sẽ cố gắng rút vốn bằng cách bán
TE
chứng khoán. Những phản ứng dây chuyền làm tăng vượt số lượng bán, giá cả
chứng khoán sẽ rơi xuống thấp so với giá trị nội tại của chứng khoán. Tuy nhiên
vẫn có thể có hiện tượng mua vào rất nhiều khi có những sự kiện bất thường xảy ra,
lúc đó giá chứng khoán sẽ tăng.
U

1.4.2.1.2. Rủi ro lãi suất


- Rủi ro lãi suất nói đến sự không ổn định trong giá trị thị trường và số tiền
H

thu nhập trong tương lai, nguyên nhân là dao động trong mức lãi suất chung.
Nguyên nhân cốt lõi của rủi ro lãi suất là do sự lên xuống của lãi suất chuẩn (có thể
là lãi suất trái phiếu Chính phủ), khi đó sẽ có sự thay đổi trong mức sinh lời kỳ vọng
của các loại chứng khoán khác, đó là các loại cổ phiếu và trái phiếu công ty. Nói
cách khác sự thay đổi về chi phí vay vốn đối với các loại chứng khoán Chính phủ sẽ
dẫn đến sự thay đổi về chi phí vay vốn của các loại chứng khoán công ty.
- Nhà đầu tư thường coi tín phiếu khu bạc là không rủi ro. Các loại trái phiếu
chính phủ kỳ hạn dài thì không có rủi ro thanh toán (nhưng vẫn có rủi ro về giá cả).
Các mức lãi suất trái phiếu Chính phủ các kỳ hạn khác nhau được dung làm chuẩn
16

để xác định lãi suất trái phiếu công ty có thời gian đáo hạn tương tự. Do vậy, những
thay đổi trong lãi suất trái phiếu chính phủ sẽ làm ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống
chứng khoán, từ trái phiếu cho đến các loại cổ phiếu rủi ro nhất. Lãi suất trái phiếu
Chính phủ cũng thay đổi theo cung cầu trên thị trường.
- Nếu lãi suất trái phiếu Cp tăng từ 12% lên 12,5% thì những người đang
nắm giữ trái phiếu có lãi suất 12% sẽ bị thiệt hại do giá chứng khoán giảm xuống.
Vì lãi suất cố định là 12% ngay từ lúc phát hành nên những người nắm giữ chứng
khoán chỉ có thể bán được nếu họ chịu giảm giá xuống tới mức đảm bảo cho lãi suất
đáo hạn của những trái phiếu này đạt mức 12,5%. Do đó lãi suất trái phiếu CP tăng,
nó sẽ trở nên hấp dẫn hơn và các loại chứng khoán khác sẽ bị kém hấp dẫn đi. Hệ

H
quả, là những người mua TP sẽ mua trái phiếu CP thay vì mua trái phiếu công ty, và
do vậy lãi suất trái phiếu công ty cũng phải tăng lên. Lãi suất TP công ty tăng sẽ dẫn

C
đến giá của trái phiếu giảm và cũng làm cho giá các loại cổ phiếu thường và cổ
phiếu ưu đãi giảm xuống như một phản ứng dây chuyền.
TE
Sự ảnh hưởng của việc thay đổi lãi suất do các công cụ có liên hệ với nhau.
Sự tăng lên của lãi suất chuẩn sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Hệ quả trực
tiếp của việc tăng lãi suất chuẩn là giá cả của các loại chứng khoán khác giảm
xuống. Tương tự, lãi suất chuẩn giảm lại làm cho giá các loại chứng khoán tăng lên.
U

1.4.2.1.3. Rủi ro sức mua


- Rủi ro thị trường có thể định nghĩa là rủi ro biến cố về số tiền thu được hiện
H

nay của nhà đầu tư. Rủi ro sức mua là biến cố của sức mua của đồng tiền thu được.
Rủi ro sức mua là tác động của lạm phát đối với khoản đầu tư. Nếu chúng ta coi
khoản đầu tư là một khoản tiêu dùng ngay, ta có thể thấy rằng khi một người mua
cổ phiếu, anh ta đã bỏ mất cơ hội mua hàng hoá hay dịch vụ trong thời gian sở hữu
cổ phiếu đó. Nếu trong thời gian nắm giữ cổ phiếu đó, giá cả hàng hóa, dịch vụ
tăng, các nhà đầu tư bị mất một phần sức mua. Giá cả hàng hóa tăng gọi là lạm phát.
Cả lạm phát và giảm phát đều liên quan đến khái niệm rủi ro sức mua. Yếu tố lạm
phát (giảm phát) sẽ làm thay đổi mức lãi suất danh nghĩa và từ đó sẽ gây tác động
tới giá cả chứng khoán theo cách thức nêu trên.
17

1.4.2.1.4. Rủi ro hối suất


- Là chỉ những rủi ro được tạo nên do sự biến động về hối suất. Hối suất
chính là tỷ suất hối đoái giữa đồng tiền của các nước. Khi đồng tiền của một nước
tăng giá sẽ có lợi cho các doanh nghiệp chuyên chuyên nhập khẩu nguyên vật liệu
để sản xuất kinh doanh và không có lợi đối với những doanh nghiệp suất khẩu hàng
hóa. Vì vậy, yếu tố đồng tiền tăng giá làm cho giá cổ phiếu tăng và ngược lại. Ngoài
ra, khi đồng tiền của một nước tăng giá còn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài bỏ
vốn đầu tư vào thị trường cổ phiếu nước đó, kích thích tăng giá cổ phiếu.
- Nguyên nhân gây ra là do biến động tỷ giá hối đoái trên thị trường tiền tệ.
Nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm về rủi ro tỷ giá hối đoái, làm giảm hoặc tăng lợi

H
nhuận đầu tư của họ, khi lợi nhuận được chuyển thành ngoại tệ để đem về nước.
Đồng ngoại tệ càng mạnh, thì mức độ tác động, ảnh hưởng càng lớn. Do đó khi tiền

C
đồng Việt Nam tăng giá mạnh, thì giá chứng khoán được hổ trợ, tức có thể tăng giá.
Ngược lại đồng Việt Nam giảm giá nhiều so ngoại tệ thì giá cổ phiếu có thể giảm.
TE
Ví dụ: Đầu tư trên thị trường bằng tiền đồng Việt Nam. Nếu đồng Việt Nam
lại giảm giá so với ngoại tệ mạnh như USD... thì khi đó nhà đầu tư sẽ thu về ít ngoại
tệ hơn. Trong trường hợp ngược lại, đồng Việt Nam tăng giá so với ngoại tệ thì nhà
đầu tư sẽ thu về nhiều ngoại tệ hơn, tức thu lợi nhiều hơn.
U

Đồng nội tệ tăng giá mạnh, nhà đầu tư được lợi, khi đó thị trường có thể tăng
giá. Ngược lại đồng nội tệ mất giá nhiều, thì thị trường chứng khoán có thể giảm
H

giá, và nhà đầu tư sẽ bị thiệt hại.


1.4.2.1.5. Rủi ro kinh tế vĩ mô
- Là những rủi ro do sự thay đổi các nhân tố kinh tế tạo nên. Các nhân tố này
chủ yếu là các chính sách kinh tế, chu kỳ kinh tế và các nhân tố kinh tế quốc tế. Ví
dụ: Cuộc khủng hoản tài chính Châu Á cuối năm 1997 làm cho các thị trường
chứng khoán trên thế giới lao đao.
1.4.2.1.6. Rủi ro xã hội chính trị
18

- Tình hình chính trị tốt và ổn định làm cơ sở ổn định cho thị trường cổ
phiếu. Xã hội và chính trị bất ổn sẽ gây ra biến động trên thị trường cổ phiếu, tạo
nên những rủi ro nhất định đối với nhà đầu tư.
1.4.2.2. Rủi ro phi hệ thống
- Có thể chia rủi ro không hệ thống thành rủi ro kinh doanh và rủi ro tài
chính.
1.4.2.2.1. Rủi ro về tài chính
- Đây là rủi ro do các khoản nợ của doanh nghiệp gây nên. Rất nhiều các
công ty mượn đòn bẩy tài chính, tiến hành vay nợ để mở rộng lợi ích và quyền sử
dụng vốn. Rủi ro tài chính có thể dự đoán được là nhiều hay ít thông qua cơ cấu vốn

H
của công ty. Xem xét tỷ xuất cơ cấu vốn là 1ớn hay nhỏ để cân bằng mức rủi ro về
tài chính của công ty. Tỷ trọng tiền vay và trái khoán trong cơ cấu vốn của công ty

C
mà lớn thì rủi ro tài chính của công ty đó càng lớn và ngược lại.
- Rủi ro tài chính là rủi ro mà các cổ đông cổ phần thường phải gánh chịu, do
TE
ảnh hưởng của doanh nghiệp sử dụng vốn vay. Cũng giống như rủi ro trong kinh
doanh, trong thời gian công ty hoạt động tốt, thì thu nhập của cổ phiếu tăng nhanh
hơn thu nhập hoạt động chi phí tài chính mang lại, ngược lại trong thời kỳ kinh
doanh thua lỗ, thu nhập của cổ đông giảm tỷ lệ nhanh hơn thu nhập hoạt động của
U

chi phí tài chính cố định. Ngoài ra công ty còn có thể vay nợ bằng hợp đồng, do đó
sẽ làm tăng rủi ro tài chính và nguy cơ mất khả năng thanh toán cao.
H

1.4.2.2.2. Rủi ro về quản lý kinh doanh


- Rủi ro này là rủi ro gây nên sự biến động về lợi ích của công ty do vấn đề
quản lý kinh doanh của công ty tạo thành. Kinh doanh của công ty là tốt hay xấu, lợi
nhuận cao hay thấp là do trình độ quản lý kinh doanh cao hay thấp quyết định.
- Rủi ro quản lý kinh doanh chủ yếu nằm ở việc không thể áp dụng những
biện pháp mang tính bảo vệ đối với các nhân tố bất khả kháng. Một trong những
cách để cân bằng rủi ro này là cân bằng mức ổn định giữa lợi ích công ty và mức
tăng trưởng lợi ích của nó. Mức độ ổn định này càng lớn thì rủi ro càng thấp.
19

Rủi ro trong kinh doanh: Là sự bất ổn về thu nhập, mà nguyên nhân cơ bản
lại xuất phát từ lĩnh vực, ngành nghề mà công ty hoạt động. Là rủi ro của các doanh
nghiệp không sử dụng vốn vay trong cơ cấu vốn của mình.
- Khi một doanh nghiệp bị đe dọa phá sản, các cổ đông thường phải gánh
chịu rủi ro như mất phân phối cổ tức, thậm chí bị mất một phần lớn vốn cổ phiếu đã
đầu tư do cổ phiếu bị giảm giá hay lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp bị giảm
nghiêm trọng. Nhà đầu tư phải gánh chịu tổn thất, nếu công ty đó phá sản và không
phục hồi được.
1.4.3. Quản trị rủi ro
1.4.3.1. Khái niệm

H
- Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và
có hệ thống nhằm nhận dạng và kiểm soát phòng ngừa và giản thiểu những tổn thất,
những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro.
1.4.3.2. Các bước quản trị rủi ro
C
TE
+ Bước 1: Nhận dạng rủi ro: Nhằm tìm hiểu cặn kẻ bản chất của rủi ro. Cách
đơn giản và trực tiếp nhất là liệt kê từng yếu tố và các biến có thể gây ra rủi ro.
+ Bước 2: Ước tính, định lượng rủi ro: Xác định được các nguyên nhân gây
ra rủi ro, nhằm đo lường mức độ phản ứng của NĐT đối với các nguồn gốc rủi ro
U

đã xác định. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích
hợp.
H

+ Bước 3: Đánh giá tác động rủi ro: Để đánh giá tác động rủi ro thường
người ta làm bài toán chi phí và lợi nhuận đêm lại. Việc quản lý rủi ro tiêu tốn
nguồn nhân lực, tiền bạc và thời gian của NĐT, nên cần cân nhắc xem liệu quản lý
rủi ro như vậy có thực sự đem lại lợi ích lớn hơn chi phí bỏ ra để thực hiện nó hay
không.
+ Bước 4: Đánh giá năng lực của của người thực hiện chương trình bảo hiểm
rủi ro. Có hai chiến lược quản lý rủi ro:
- Thứ nhất: Là dựa vào một tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thuê họ thiết kế
một giải pháp quản lý rủi ro cụ thể, thích hợp với chiến lược kinh doanh của NĐT.
20

- Thứ hai: Là tự NĐT đứng ra thực hiện phòng chống rủi ro bằng cách sử
dụng các công cụ chứng khoán phái sinh như quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp
đồng tương lai… đồng thời sử dụng các biện pháp kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các
chương trình hoạt động để ngăn ngừa né tránh và giảm thiểu rủi ro.
1.4.3.3. Nội dung quản trị rủi ro đối với NĐT cá nhân
- Nghiên cứu rủi ro: Tình hình thị trường và các đặc tính của từng chứng
khoán.
- Nghiên cứu các thông số cá nhân: Kiến thức tài chính, mục tiêu tài chính,
khả năng tài chính, thời hạn đầu tư và ngưỡng chấp nhận rủi ro.
- Xây dựng các chiến lược đầu tư.

H
- Thực hiện chiến lược.
1.5. Kiểm định phân tích và đo lường rủi ro trong đầu tư chứng khoán cuả nhà
đầu tư cá nhân
1.5.1. Số liệu khảo sát
C
TE
- Bảng câu hỏi được thiết kế khảo sát nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ
chức (xem phụ lục 1).
- Kết quả thu về có 2/171 nhà đầu tư của tổ chức, Có169/171 nhà đầu tư trên thị
trường chứng khoán là cá nhân. Phân tích thống kê thực hiện trên nhà đầu tư cá
U

nhân.
Bảng 1.1 Kết quả khảo sát thống kê
H

Ngày bắt đầu khảo sát 15/11/2011


Ngày kết thúc khảo sát 29/01/2012
Số bản câu hỏi phát ra 200
Số bản câu hỏi thu về 187
Số bản câu hỏi bị loại 16
Số bản câu hỏi đạt yêu cầu 171
Trong đó số nhà đầu tư có tổ chức 2
Số mẫu nghiên cứu 169
21

1.5.2. Phần mềm kiểm định


- Để thực hiện đề tài nghiên cứu cho luận văn này, tác giả dùng Phần mềm
phân tích dữ liệu nghiên cứu SPSS (Statistic Package for Social Science).
- Hiện nay phần mềm SPSS được sử dụng khá phổ biến trong việc phân tích
dữ liệu thu thập qua các hình thức dùng bảng hỏi điều tra, phỏng vấn… không chỉ
trong nghiên cứu của các ngành khoa học và xã hội nhân văn, mà còn được ứng
dụng trong những nghiên cứu khoa học của nhiều ngành khác nhau.
- Trong luận văn này sử dụng phần mềm SPSS phiên bảng 16.0
1.5.3. Ý nghĩa của kiểm định phân tích nhân tố
+ Sau khi khảo sát bảng câu hỏi và thống kê dữ liệu.

H
+ Dùng phần mềm SPSS phân tích để:
- Tìm tỷ lệ phần trăm và vẽ đồ thị chiến lược đầu tư của nhà đầu tư cá nhân

C
trên thị trường chứng khoán Việt Nam (sàn Tp.HCM).
- Lập bảng tầng số trong yếu tố tâm lý bầy đàn.
TE
- Chạy kiểm tra thang đo bằng Cronbach’s Alpha.
- Sau khi kiểm tra thang đo đủ độ tin cậy, chạy phân tích nhân tố, sẽ cho biết:
Độ tin cậy của phân tích nhân tố này.
Tìm được số nhân tố.
U

Từ bảng ma trận xoay cho biết thuộc tính của nhân tố.
- Sau khi xác định được nhân tố, kiểm định lại từng nhóm nhân tố xem thuộc
H

tính có phù hợp với nhân tố hay không.


- Sau đó xác định điểm từng thuộc tính, để tiến hành tính giá trị nhân tố bằng
cách lấy điểm trung bình của các thuộc tính trong từng nhóm nhân tố. Dựa vào điểm
trung bình để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố.
- Kết quả tìm được nhân tố nào ảnh hưởng rủi ro mạnh nhất tới nhà đầu tư cá
nhân, đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam (sànTp.HCM).
22

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


- Chương này nhằm giới thiệu cơ bản chứng khoán, thị trường chứng khoán
như khái niệm, đặc điểm chức năng, cũng như thị trường OTC và thị trường tập
trung, ngoài ra cũng đề cập đến rủi ro của nhà đầu tư khi đầu tư chứng khoán Việt
Nam (sàn TP.HCM) và giới thiệu phần mềm phân tích dữ liệu SPSS phiên bảng 16.
- Đây là cơ sở để nghiên cứu về rủi ro và nhấn tố ảnh hưởng đến rủi ro của
nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam (sàn TP.HCM).

H
C
TE
U
H
23

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH RỦI RO NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN


TẠI SÀN GIAO DỊCH TP.HCM
2.1. Lịch sử ra đời và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
- Ngày 11/07/1998 CP đã ký nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán
và TTCK chính thức khai sinh cho TTCK Việt Nam ra đời. Chính phủ cũng ký
quyết định thành lập TTGDCK đặt tại TP.HCM. TTGDCK TP.HCM được thành
và chính thức giao dịch phiên đầu tiên vào ngày 28-07-2000. Sau hơn 10 năm đi
vào hoạt động TTCK.TP.HCM đã có bước phát triển mạnh mẽ về quy mô cũng như
chất lượng.
- Về quy mô: Lúc mới hình thành thị trường có hai cổ phiếu niêm yếu SAM,

H
REE và tính đến ngày 09/03/1012 có tới 339 mã cổ phiếu niêm yếu trên sàn
TP.HCM, về chất lượng, công nghệ giao dịch trên SGDCK.TP.HCM đã có bước
C
phát triển đáng kể. Từ sử dụng công nghệ bán tự động, với hình thức đại diện giao
dịch tại sàn, nay thực hiện giao dịch điện tử hóa hoàn toàn dưới hình thức kết nối
TE
giao dịch trực tuyến.
2.1.1. Diễn biến thị trường từ năm 2000 đến 2005
- Trong 3 tháng đầu tiên, TTGDCK TP.HCM hoạt động cầm chừng hai ngày
U

một phiên, thời gian hoạt động từ 9giờ đến 11giờ vào các ngày thứ hai, thứ tư, thứ
sáu hàng tuần, với sự tham gia của 5 công ty cổ phần trong đó chỉ có duy nhất một
H

công ty phía Bắc (Công ty Cổ Phần Giấy Hải Phòng HAP). Tổn giao dịch mỗi
phiên chỉ vào khoảng 1 tỷ đồng. Giao dịch của thị trường sôi động hơn vào cuối
năm đó, với giá trị giao dịch lên đến 5 tỷ đồng mỗi phiên.

- Đến ngày 01 tháng 03 năm 2002, TTGDCK TP.HCM chính thức bắt đầu
mở cửa suốt năm ngày trong tuần và áp dụng phương thức giao dịch thỏa thuận đối
với cổ phiếu. Tuy nhiên tình trạng của kinh tế lúc đó đã có ảnh hưởng đến thị
trường chứng khoán trong những năm đó. Liên tiếp hai năm 2002, 2003 chỉ số
chứng khoán đã giảm rất mạnh từ 240 điểm xuống còn 138,19 điểm, có phiên thị
giá giao dịch chỉ đạt 80 triệu đồng, thanh khoản thị trường giảm một cách rõ rệt.
24

- Đến ngày 01/08/2002, biên độ giao dịch cổ phiếu được điều chỉnh thành +/-
tăng lên 3% thay vì +/-2 như trước đây.

H
Hình 2.1 Diễn biến VN-Index trong năm 2000.
Nguồn: www.cophieu68.com
C
- Đến tháng 04/2003 TTCK bắt đầu rôi động với sự tham gia của Công ty Cổ
Phần Cơ Khí Xăng Dầu, mã cổ phiếu là PMS với vốn điều lệ là 32 tỷ đồng, trong đó
TE
nhà nước chiếm 36,45%. Chỉ số chứng khoán VN-Index tăng cao liên tục trong mấy
phiên sau tết 2004. Đây là thời gian các công ty họp đại hội cổ đông và thông báo
việc chi trả cổ tức, việc các công ty niêm yết trả cổ tức rất cao đã thu hút khá nhiều
U

nhà đầu tư trước đây chủ yếu sử dụng tiền nhàn rỗi vào tiết kiệm trong ngân hàng.
- Ngày 08/11/2004, lần đầu tiên trên TTCK Việt Nam, một loại chứng chỉ
H

quỹ (VF1) tham gia niêm yết, và đây là loại chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất
trên thị trường lúc bấy giờ. Tổng số chứng chỉ quỹ niêm yết là 30 triệu chứng chỉ.
Sự tham gia của công ty liên doanh đầu tư chứng chỉ quỹ Việt Nam (VMF) vào
TTCK đã cũng cố lòng tin của nhà đầu tư và tạo cho thị trường một lượng hàng hóa
đáng kể. Đến cuối năm 2004, chỉ số VN-Index đã xấp xấp xỉ với mức của năm
2001. Thị trường chứng kiến sự tăng giá cổ phiếu của hàng loạt các công ty niêm
yết như: GMD, HAP,SAM, BT6, REE, TMS, SAV. Cũng vào thời điểm này thị
trường đón nhận tham gia nêm yết của một công ty mạnh trong ngành chế biến thực
phẩm với mã chứng khoán NKD. Từ ngày chính thức niêm yết 15/12/2004, cổ
25

phiếu NKD liên tục đứng trong top 10 cổ phiếu mạnh nhất trong các phiên giao
dịch.
- Đặc biệt vào tháng 04/2005, chỉ số VN-Index đã tăng đột ngột lên đến
285,99 điểm, ngay sau khi có thông tin về dự thảo Quyết định cho phép nhà đầu tư
nước ngoài sở hữu lên 49% vốn cổ phần của doanh nghiệp niêm yết thay vì 30%
như trước đây. Theo quyết định mới, kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2005, các tổ chức,
cá nhân nước ngoài có quyền nắm giữ 49% cổ phiếu niêm yết thay vì 30% như
trước đây. Việc gốp vốn mua cổ phiếu, kinh doanh hay gốp vốn liên doanh thành
lập các công ty chứng khoán, quản lý quỹ của các tổ chức cá nhân nước ngoài cũng
được nâng lên 49% vốn điều lệ. Giao dịch chứng khoán sôi động trở lại vào cuối

H
năm 2005, ngoài việc mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài thì tại thời điểm này
tình hình nhà đất đang đóng băng, thêm vào đó giá vàng vào cuối năm tăng cao,

C
cộng thêm các nhà ĐTNN tích cực mua cổ phiếu đẩy chỉ số chứng khoán VN-Index
vào cuối năm 2005 tăng lên mức 309.26 điểm, tăng 21,7 điểm, tăng 30% so với cuối
TE
năm 2004.
- Về mặt quản lý nhà nước, trong năm 2005, chính phủ quyết định chuyển
UBCKNN về trực thuộc Bộ Tài Chính thay vì thuộc Chính phủ. Giới đầu tư đánh
giá đây là quyết định nhằm thúc đẩy phát triển của TTCK do sự chỉ đạo trực tiếp
U

của bộ ngành chuyên môn.


2.1.2. Diễn biến thị trường từ năm 2006 đến 2011
H

+ Giai đoạn 2006: Thời kỳ sôi động của TTCK Việt Nam chính thức bắt đầu
từ khi bước vào năm 2006 với sự tham gia của hàng loạt thương hiệu mạnh. Sau khi
vượt qua 500 điểm. Đáng chú ý kể từ thời điểm đó nhà đầu tư bắt đầu chuyển
hướng sang các cổ phiếu có giá trị giao dịch thấp. Mặc dù xu hướng của năm loại cổ
phiếu dẫn đầu thị trường được các nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức niêm yết
bán bớt cổ phần của thành viên Hội đồng quản trị nhưng dường như vẫn không
ngăn được làn sóng mua cổ phiếu. Giá trị giao dịch mỗi phiên đạt trung bình là 150
tỷ đồng.
26

- Sau nhiều cảnh báo của các chuyện gia và trên phương tiện thông tin đại
chúng thì xu hướng mua cổ phiếu bằng bất cứ giá nào có phần chững lại.

H
C
TE
Hình 2.2 Diễn biến VN-Index trong năm 2006
Nguồn: www.cophieu68.com
- Kết thúc phiên giao dịch chứng khoán ngày 25/04/2006 Vn-Index đạt
632,69 điểm, con số cao nhất kể từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam hình
U

thành từ năm 2000. Tuy nhiên ngày 25/04/2006 cũng là ngày vận mệnh của những
nhà đầu tư ngắn hạn. Ngay sau đó một ngày thị trường bắt đầu có những tín hiệu
H

điều chỉnh kéo dài làm nhiều nhà đầu tư trong giai đoạn này điêu đứng. Tại phiên
giao dịch ngày 26/04/2006, thị trường chứng kiến một sự đảo chiều khi hầu hết các
lệnh đặt bán tràn ngập trên bảng điện tử, các nhà đầu tư tranh nhau bán tháo cổ
phiếu, chỉ số Vn-Index giảm đột ngột, sau khi đạt mức đỉnh là 632,69 điểm. Sự sụt
giảm đột ngột này đã làm cho các nhà đầu tư trên sàn chứng khoán mất phương
hướng và khuynh hướng bán tiếp tục diễn ra làm cho thị trường như lao xuống dốc.
- Tuy nhiên đến ngày 11 tháng 05 năm 2006, TTCK bắt đầu sôi động trở lại,
nhưng những biến động trên TTCK vừa qua ít nhiều cũng gây tổn thất cho nhiều
nhà đầu tư, đồng thời làm mất phương hướng của các nhà đầu tư theo phong trào.
Để giảm bớt áp lực cho thị trường UBCKNN đã cho phép TTGDCK tăng thời giao
27

giao dịch, cụ thể là TTGDCK TP.HCM có thêm một lần khớp lệnh nữa là 3 lần
trong một ngày và phiên khớp lệnh này được chuyển sang hình thức khớp lệnh liên
tục dự kiến thực hiện trong tháng 06 năm 2006 nhưng thực tế phiên khớp lệnh liên
tục này chính thức được thực hiện vào tháng 07 năm 2007.
+ Giai đoạn 2007: Như vậy sau 7 năm hoạt động, TTCK Việt Nam đã có
những chuyển biến đáng kể. Vài năm gần đây mức vốn hóa của TTCK Việt nam đã
tăng đột biến. Số lượng doanh nghiệp niêm yết tăng 704% so với năm 2000. Theo
dự tính quy mô thị trường sẽ tiếp tục mở rộng do các doanh nghiệp sẽ cổ phẩn hóa
với số vồn lên đến hàng ngàn tỷ đồng sẽ niêm yết trên sàn chứng khoán sau khi cổ
phần hóa. Thị trường có sự tăng trưởng không chỉ về quy mô về niêm yết mà còn cả

H
tính thanh khoản của thị trường cũng cải thiện rất nhiều.

C
TE
U
H

Hình 2.3 Diễn biến VN-Index trong năm 2007


Nguồn: www.cophieu68.com
- Thị trường đã đạt kỷ lục về chỉ số chứng khoán, tháng 03/2007 VN-Index
đạt 1.170,67 điểm, diễn biến có nhiều biến động với biên độ giao động mạnh.
+ Giai đoạn 2008: Cùng xu thế chung của nền kinh tế, TTCK Việt Nam
khép lại năm 2008 với sự sụt giảm mạnh.
- Điểm nỗi bật của thị trường là VN-Index giảm điểm, thị giá các loại cổ
phiếu sụt giảm mạnh, nhiều mã CP xuống dưới mệnh giá, tính thanh khoản kém, sự
thoái vốn của khối ngoại, sự can thiệp của cơ quan điều hành và ảm đạm của nhà
28

đầu tư. Khởi đầu năm tại mức điểm 921,07 điểm. VN-Index đã mất gần 60% giá trị
và trở thành một trong những thị trường giảm mạnh nhất trên thế giới, bên cạnh một
loại thông tin không tốt cho thị trường là lạm phát, thắt chặt tiền tệ của Chính phủ,
giá xăng dầu tăng… Và điểm thấp nhất VN-Index được thiết lập trong thời gian này
là 286,85 điểm vào ngày 10/12/2008.
+ Giai đoạn 2009: Giai đoạn đầu năm 2009, TTCK Việt Nam tiếp tục đi
xuống do vẫn còn chịu ảnh hưởng chung sự sụt giảm do khủng hoảng kinh tế toàn
cầu. Và VN-Index giao động nhỏ quanh mốc 500 điểm, do tình trạng giao dịch chưa
cải thiện, thị trường không có sự hấp dẫn với các nhà đầu tư. Đa số các nhà đầu tư
trong tâm lý chờ đợi những tín hiệu tích cực hơn về kinh tế vĩ mô.

H
+ Giai đoạn 2010: Dòng vốn ngoại năm 2010 đều đặn chảy vào TTCK, nhà
đầu tư mua vào với tổng khối lượng mua ròng đạt 270 triệu chứng khoán, tương

C
đương 15.368 tỷ đồng, điều này cho thấy nhà đầu tư nước noài vẫn tiếp tục dành sự
quan tâm đến TTCK. Tính đến hết năm 2010 có 1.032.413 tài khoản được mở tại
TE
các công ty chứng khoán, trong đó tài khoản nước ngoài chiếm 1,31%.
- Tính đến cuối năm 2010 đã có 102 công ty chứng khoán thành viên triển
khai giao dịch trược tuyến thành công với sàn HOSE. Năm 2010 là năm hoạt động
giám sát giao dịch đối mặt với nhiều thách thức khi các hành vi vi phạm giao dịch
U

trong lĩnh vực chứng khoán trở nên tinh vi và phức tạp hơn. Trước những thách
thức mới, cơ quan quản lý đã tiến hành sửa đổi hệ thống văn bản pháp luật về chứng
H

khoán và TTCK theo hướng nghiêm khắc và chặt chẽ hơn, có tính răn đe cao hơn
với mức xử phạt cao hơn; một số hành vi như thao túng thị trường và giao dịch nội
gián cũng đã được quy định trong luật hình sự.
+ Giai đoạn 2011: Sau ba năm ảm đạm từ 2008-2010, TTCK vẫn tiếp tục đà
suy giảm, dù có những sóng lên nhỏ trong ngắn hạn, nhưng trong năm 2011 thị
trường vẫn giảm điểm. VN-Index đầu năm có lúc hơn 520 điểm nhưng cuối năm chỉ
còn khoảng 350 đểm.
- Hàng loạt công ty niêm yết trên TTCK (sàn TP.HCM) báo cáo kết quả kinh
doanh không mấy khả quan, đã làm cho nhà đầu tư chứng khoán bán nhiều hơn
29

mua, và lần lượt rút vốn khỏi thị trường. Trong bối cảnh lãi suất cho vay khá cao,
dòng tiền mới vào thị trường bị hạn chế, thị trường tiếp tục đi xuống, tuy nhiên số
tài khoản chứng khoán vẫn tăng, đến cuối năm 2011 là 1.181.750 tài khoản. Đây là
tính hiệu khả quan cho TTCK năm 2012.

H
C
TE

Hình 2.4 Chỉ số VN-Index qua các năm, giai đoạn 2007 đến nay
U

Nguồn: www.fpts.com.vn
2.2. Thực trạng nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán
H

2.2.1. Số lượng tài khoản của nhà đầu tư


- Tính đến 31/12/2011 có hơn một triệu tài khoản chứng khoán, cụ thể là
1.181.750 tài khoản trong đó có 14.586 tài khoản nước ngoài.
Năm 2009 2010 2011
Số tài khoản chứng khoán 763.578 1.032.413 1.181.750
Nguồn tổng hợp từ: www.hsx.vn
- Năm 2010 lần đầu tiên số số tài khoản chứng khoán Việt Nam, vượt con số
một triệu tài khoản. Số tài khoản chứng khoán tăng lên 268.835 tài khoản so với
năm 2009. Dù rằng năm 2010 thị trường chứng khoán không tăng điểm nhưng số tài
khoản chứng khoán tăng lên với tỷ lệ khá cao.
30

- Năm 2011 số tài khoản chứng khoán là 1.181.750 tài khoản. So với năm
2010 tăng lên 149.337 tài khoản.
2.2.2. Các cổ phiếu nhà đầu tư cá nhân quan tâm nhiều nhất hiện nay
2.2.2.1. Cổ phiếu có độ cung cầu biến động mạnh nhất hiện nay
• Biến động tăng giá
Bảng 2.1 Mười CP tăng mạnh rên sàn TP.HCM trong đầu tháng 02 năm 2012
Mã chứng Tên công ty Giá ngày Giá ngày Tỷ lệ tăng
khoán 31/01/2012 10/02/2012 (%)
(đồng) (đồng)
TDW Cấp nước TĐ 7.800 11.000 41,0%

H
IDI Thủy sản IDI 6.20 8.300 33,9%
STG Sotrans 16.600 22.000 32,5%
TS4
BTP
Thủy sản 4
NĐBà Rịa
C
9.200
3.100
11.200
3.700
21,7%
19,4%
TE
CSM Casumina 9.600 11.400 18,8%
VSI Waseco 5.900 7.000 18,6%
DXG Địa Ốc Đất 7.100 8.400 18,3%
U

Xanh
FDG Docimexco 13.600 15.900 16,9%
H

HPG Hòa phát 16.900 19.700 16,6%


Group
Nguồn tổng hợp từ: www.fpts.com.vn
- Trong các phiên giao dịch của đầu tháng 2 (từ 01-10/02), xu hướng tăng
điểm chiếm ưu thế. Tại sàn Tp.HCM tổng cộng có 134 mã giảm, trong đó có 18 mã
cổ phiếu giảm trên 10%. Trong khi đó có 144 mã cổ phiếu tăng giá, trong đó 34 mã
cổ phiếu tăng trên 10%, và có 4 mã cổ phiếu tăng trên 20%.
- Dẫn đầu tăng giá là cổ phiếu TDW, của công ty cổ phần Cấp nước Thủ
Đức, tăng từ 7.800 lên 11.000 đồng.
- Một cổ phiếu khác của ngành cấp thoát nước VSI cổ phiếu này tăng 18,6%.
31

- Các mã cổ phiếu khác là IDI tăng (33,9%), STG (32,5%), TS4 (21,7%).
- Nhiệt điện Bà Rịa BTP dù lỗ trong năm 2011 , nhưng vẫn tăng 19,4%.
- Trong nhóm cổ phiếu lớn các mã CP như HPG tăng (16,6%), OGC tăng
(15,4%), STB tăng từ 19.000 lên 21.900 đồng…
• Biến động giảm giá
Bảng 2.2 Mười CP giảm mạnh trên sàn TP.HCM trong đầu tháng 02 năm 1012
Mã chứng Tên công ty Giá ngày Giá ngày Tỷ lệ giảm
khoán 31/01/2012 10/02/2012 (%)
(đồng) (đồng)
BAS Basa 1.400 800 42,9%

H
SGT Saigontel 8.200 6.800 17,1%
SAV Savimex 20.000 16.600 17,0%
ATA
NVN
Ntaco
Nhà VN
C8.900
8.600
7.400
7.200
16,9%
16,3%
TE
LCM KS Lào Cai 36.400 30.600 15,9%
CCL PVCL 15.900 13.400 15,7%
TRI Tribeco 2.000 1.700 15,0%
U

VKP Nhựa Tân Hóa 700 600 14,3%


CTI CT Idico 15.500 13.400 13,5%
H

Nguồn tổng hợp từ: www.fpts.com.vn


- Dẫn đầu là BAS công ty CP Basa, giảm giá từ 1.400 xuống còn 800 đồng.
Do tình hình kinh doanh không tốt. Ngoài BAS còn có VKP và TRI là những mã cổ
phiếu có kết quả kinh doanh trong những năm qua không mấy khả quan, nếu tình
hình kinh doanh không tốt, thì nguy cơ những cổ phiếu này hủy niêm yết là không
thể tránh khỏi, do làm ăn thua lỗ liên tục.
- Các mã chứng khoán SGT giảm 17,1% , SAV giảm 17% , ATA giảm
16,9%.
- CCL là cổ phiếu tăng giá mạnh trong tháng 01/2012 tăng 54,4%, nay đã
giảm điểm 15,7 %.
32

2.2.2.2. Các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao hiện nay
- Các chứng khoán này có thanh khoản cao, chứng tỏ nhà đầu tư đã quan tâm
mua bán tạo nên khối lượng giao dịch lớn trên thị trường. Trong thời gian gần đây,
đầu năm 2012, nhiều cổ phiếu được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Khối lượng giao
dịch trên thị trường tăng lên, thanh khoản được cải thiện. Trong đó có những cổ
phiếu sau có khối lượng giao dịch khớp lệnh trên một triệu cổ phiếu trên một phiên.
Bảng 2.3 Thống kê thanh khoản CP từ 22/02/2012 - 06/03/2012
Mã cổ phiếu Tên công ty Khối lượng khớp lệnh
trung bình 10 phiên (từ
22/02-06/03/2012) (cổ

H
phiếu)
MBB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân 7.604.210

EIB
Đội C
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất 4.186.420
TE
nhập khẩu Việt Nam
STB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn 2.657.320
Thương Tín
U

SSI Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài gòn 2.476.090


ITA Công ty Cổ phần và Đầu tư Công 24.22.290
H

nghiệp Tân Tạo


LCG Công ty Cổ phần LICOGI 16 1.841.570
KSS Công ty Cổ phần Khoán sản Na Rì 1.662.300
Hamico
SAM Công ty Cổ phần và Phát triển Samco 1539.090
SBS Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân 1.205.600
hàng Sài Gòn Thương Tín
VNE Tổng công ty Cổ phần Xây dựng điện 1.072.480
Việt Nam
Nguồn tổng hợp từ: www.cafef.vn
33

2.2.3. Thị trường chứng khoán nào nhà đầu tư quan tâm nhất
- Hiện nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam có ba sàn chứng khoán là:
Sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM, sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, và sàn
UPCOM.
Trong ba sàn giao dịch chứng khoán, khối lượng và giá trị giao dịch sàn HOSE
là lớn nhất ( xem phụ lục 7)
- Trong đó sàn TP. HCM, có điều kiện niêm yết cao, sàn lọc những cổ phiếu
đủ tiêu chuẩn mới được niêm yết. Có nghĩa là cổ phiếu trên sàn này theo đánh giá
chung là có chất lượng cao hơn về vốn hóa, cũng như mức độ minh bạch thông tin,
cũng như thanh khoản cao hơn… Sàn Tp.HCM có khối lượng giao dịch và giá trị

H
giao dịch qua các phiên từ 24/02/2012- 07/03/2012 lớn nhất trong 3 sàn. Chứng tỏ
được nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất.

C
2.3. Phân tích rủi ro nhà đầu tư cá nhân gặp phải trong đầu tư chứng khoán
trên sàn TP.HCM từ năm 2007-2010.
TE
2.3.1. Rủi ro phát sinh từ bản thân nhà đầu tư cá nhân
- Khi thị trường CK sôi động, khó có ai tin rằng chỉ số VN-Index sẽ giảm từ
mức cao nhất 1.170 điểm xuống mức 440 điểm như hiện nay và có lúc thấp nhất
xuống dưới 300 điểm.
U
H

Hình 2.5 Diễn biến VN-Index từ khi hình thành tới 2011
Nguồn: www.cophieu68.com
34

- Bên cạnh những thành tựu mà thị trường chứng khoán đã đạt được thì nó
còn tồn tại những mặt hạn chế làm ảnh hưởng đến sự phát triển của TTCK: Như về
mặt pháp lý, về mặt cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ quan giám sát và quản lý, về sự
cưỡng chế và thực thi, vấn đề bất cân xứng thông tin, mua bán nội gián, đầu cơ, và
chất lượng của các công ty niêm yết chưa cao… Rủi ro bắt nguồn từ nhiều nguyên
nhân chủ quan, khách quan, nguyên nhân số lượng và chất lượng… Có thể nhận
diện rủi ro chủ yếu của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường như sau:
NĐT cá nhân thiếu kiến thức
- Rủi ro đến từ yếu tố chủ quan, từ sự thiếu hiểu biết của nhà đầu tư cá nhân
về kiến thức chứng khoán dẫn đến hậu quả thất bại trong đầu tư.

H
- Một thực tế là nhà đầu tư cá nhân dễ bị thu hút bởi các cổ phiếu tăng giá,
mua theo đám đông, nghe theo lời đồn mua cổ phiếu này kia… sẽ tăng là mua, mà

C
thiếu sự nghiên cứu về công ty đó.
- Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến những thất bại không đáng có của
TE
NĐT cá nhân. Đã có một thời gian nhà nhà, người người mua chứng khoán, với
quan điểm mua vào và chờ đợi tăng giá là bán kiếm lời. Thị trường chứng khoán là
một thị trường kinh tế tri thức, nó đòi hỏi người chơi phải am hiểu quy luật, am hiểu
các chiến lược, quản trị rủi ro… khi kinh doanh chứng khoán. Và kiến thức phân
U

tích kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, phải có được cái nhìn tổng quan về những yếu tố
tác động đến thị trường cũng như các yếu tố vi mô, vĩ mô tác động tới từng ngành,
H

từng công ty và từng loại chứng khoán, để từ đó có được các quyết định đầu tư đem
lại hiệu quả cao nhất.
2.3.2. Tin đồn
- Rủi ro từ thông tin, bắt nguồn từ sự tung tin đồn nhảm, những tin đồn thất
thiệt và không một ngành nào lại cần thông tin nhanh nhất, kịp thời và chính xác
như ngành kinh doanh chứng khoán và các nhà đầu tư hành động theo tâm lý bầy
đàn, hậu quả của việc tung tin đồn thất thiệt gây nên thiệt hại lớn cho NĐT và
những kẻ tung tin đồn thất thiệt lại là người hưởng lợi rất lớn từ việc này. Hiện nay,
thông qua mạng Internet các tin đồn thất thiệt có thể nhanh chóng lan tỏa khiến cho
35

NĐT hoang man, dao động và mang lại những tác hại rất lớn cho NĐT. Nhà đầu tư
khi tiếp nhận thông tin thì cần phải biết phân loại và sàn lọc thông tin, kiểm chứng
thông tin một cánh nhanh nhất, xử lý thông tin phải kịp thời và chính xác, tránh bị
rơi vào tình trạng bị lừa bởi thông tin đồn nhảm, gây ra những tổn thất không đáng
có. NĐT cũng không nên quá chậm trễ trong việc xử lý thông tin, vì việc xử lý
thông tin chậm trễ sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ nặng.
2.3.3. Tạo cung cầu giả tạo
- Hiện tượng đầu cơ tích trữ làm lũng đoạn thị trường, hoạt động đầu tư làm
tăng doanh số giao dịch tạo tính thanh khoản cho thị trường. Nhưng nếu những nhà
đầu tư lớn cấu kết với nhau để mua hoặc bán chứng khoán với số lượng lớn gây nên

H
cung hay cầu giả tạo, làm giá cổ phiếu tăng hay giảm đột biến và làm lũng đoạn thị
trường, thu lợi bất chính. Trong khi những nhà đầu tư thật sự nắm giữ những cổ

C
phiếu đó lại bị thiệt hại. Thường là những nhà đầu tư cá nhân, vì họ là người thiếu
thông tin, kinh nghiệm ít, thậm chí có những người mới vào thị trường.
TE
2.3.4. Mua bán nội gián
- Rủi ro từ mua bán nội gián, là hành vi mà một số người trong nội bộ công
ty biết được một số thông tin nội bộ là công ty sắp phát hành chứng khoán ra thị
trường rồi cố tình mua hay bán ra cổ phiếu của công ty.
U

- Sau khi thông tin này được công bố rộng rãi ra công chúng sẽ có sự thay
đổi lớn về giá cổ phiếu, và đây là thời cơ tốt cho những kẻ mua bán nội gián kiếm
H

lợi nhuận lớn. Nhưng nó đã vi phạm nghiệm trọng nguyên tắc công bằng về công
khai thông tin cho mọi NĐT trên TTCK.
2.3.5. Bán khống
- Bán khống là hành vi đi vay chứng khoán để bán khi giá cao và mua lại
chứng khoán khi giá giảm để trả lại chứng khoán đã vay, việc bán khống sẽ thu
được lợi nhuận rất lớn nếu dự đoán đúng được giá cổ phiếu trong tương lai và
ngược lại nếu giá cả thị trường diễn ra không như mong đợi thì NĐT sẽ bị tổn thất
lớn, việc bán khống đòi hỏi NĐT phải ký quỹ để đảm bảo việc thực thi hợp đồng.
Nhưng đây là hành vi lũng đoạn thị trường nếu nó được thực hiện bởi sự cấu kết của
36

nhiều NĐT, mua bán khống với số lượng lớn tạo ra cung cầu giả tạo về chứng
khoán, gây khủng hoảng thị trường, gây tác hại xấu cho nền kinh tế.
2.3.6. Chất lượng kiểm toán không cao
- Rủi ro từ tính thanh khoản thấp, thật không may cho nhà đầu tư nào khi
mua phải những chứng khoán của những công ty mà tình hình tài chính thiếu lành
mạnh, rủi ro rẽ là tối đa cho NĐT khi mà công ty lâm vào tình trạng phá sản. Xuất
phát từ việc NĐT bị lừa bởi các báo cáo tài chính của các công ty đã được kiểm
toán, nhưng thực chất đó là có sự thông đồng giữa kiểm toán và công ty dẫn đến
làm sai lệch các thông tin trên báo cáo tài chính từ lãi giả mà lỗ thật để lừa đảo
NĐT. Việc đầu tư chứng khoán cũng rất cần việc phân tích và lấy các thông tin từ

H
các báo cáo đã được kiểm toán và được công bố, thế nên chất lượng của việc kiểm
toán là rất quan trọng. Nếu chất lượng kiểm toán không cao, sẽ đem lại rủi ro cho
NĐT rất lớn.
2.3.7. Đội lái
C
TE
- Tình trạng phao tin làm giá, thao túng giá với các công nghệ kỹ thuật phao
tin, dựa vào những thông tin không thật, làm xáo trộn thị trường. Các đội lái đang
làm xói mòn niềm tin, bằng những lệnh mua bán cổ phiếu với khối lượng lớn, làm
tăng hay giảm giá một mã cổ phiếu, mà trong khi không có những thông tin gì quan
U

trọng làm ảnh hưởng tới thị trường, nhưng hôm trước thì lệnh bán chất đống, dư
bán, nhưng hôm sau khối lượng mua rất lớn… Điều này làm ảnh hưởng tới niềm tin
H

của NĐT, họ không thể nhận định hay đánh giá được giá cổ phiếu trong tương lai
như thế nào, và họ sẽ là người thiệt hại, khi nắm giữ những cổ phiếu mà bị đội lái
đánh xuống…
2.3.8. Công bố thông tin tùy tiện
- Tình trạng tùy tiện trong công bố thông tin, công bố thông tin chậm, thiếu
chính xác, không trung thực đang gây bức xúc cho các NĐT và ngày càng đặt ra
nhiều thách thức đối với cơ quan quản lý. Cần có các chế tài, đủ răng đe để thị
trường hoạt động được tốt hơn, lấy lại niềm tin cho NĐT.
37

Ví dụ: Thành viên trong hội đồng quản trị công ty mua bán chứng khoán với
khối lượng lớn, nhưng công bố thông tin trễ hay không công bố…
2.3.9. Phát hành
- Nhiều công ty phát hành, tăng vốn điều lệ, trong bối cảnh tăng nóng của thị
trường và chất lượng kiểm soát báo cáo tài chính của nhiều công ty không được
đảm bảo. Việc nhiều công ty tranh thủ phát hành cổ phiếu, tăng vốn, đã làm cho
chất lượng cổ phiếu có chiều hướng giảm sút.
- Trong khi một số công ty chưa có kế hoạch sử dụng vốn một cách hiệu quả,
nhưng vẫn muốn tăng vốn, đã làm cho công ty nhiều vốn nhưng sử dụng chưa hiệu
quả bằng trước khi tăng vốn, tính về yếu tố làm tăng lợi nhuận, chưa kể công ty sau

H
khi tăng vốn, đã không lườn trước được tình huống kinh tế thế giới phát triển chậm
làm ảnh hưởng nhiều tới kết quả kinh doanh của công ty… Làm cho giá cổ phiếu
giảm đi rất nhiều. C
2.4. Kiểm định các nhân tố tác động đến rủi ro đầu tư chứng khoán của nhà
TE
đầu tư cá nhân
2.4.1. Thông tin nhà đầu tư
- Bảng câu hỏi (xem phụ lục 1)
- Sau khi phỏng vấn khảo sát bằng bảng câu hỏi và loại ra những phiếu sai
U

sót thông tin, không phù hợp, chọn ra được 169 mẫu.
- Tiến hành chạy chương trình SPSS trên 169 mẫu này.
H

2.4.1.1. Độ tuổi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán


- Trên thị trường đa số ở độ tuổi 30 – 40, có 67 nhà đầu tư trong tổng 169
nhà đầu tư, chiếm 39,6%. Kế đến là độ tuổi 40 - 50 có 49 nhà đầu tư chiếm 29%. Kế
đến là độ tuổi 18-30 chiếm 23,1% . Trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ nhỏ nhất 8,3%.
38

45.00%
39.60%
40.00%
35.00%
29%
30.00%
23.10%
25.00%
20.00%
15.00%
8.30%
10.00%
5.00%
0.00%
Tu 18 den 30 Tu 30 den 40 Tu 40 den 50 Tren 50

H
Hình 2.6 Độ tuổi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
- Nhà đầu tư đa số trẻ có độ tuổi 30 – 40 nhiều nhất.
2.4.1.2. Danh mục đầu tư
• Số chứng khoán nắm giữ
C
TE
- Phần lớn các nhà đầu tư chọn 1 đến 4 cổ phiếu, có 94 nhà đầu tư trên tổng
số 169 nhà đầu tư, chiếm 55,6%.
- Từ 5 đến 8 cổ phiếu có 62 nhà đầu tư, chiếm 36,7% nhà đầu tư.
- Từ 9 đến 12 cổ phiếu có 9 nhà đầu tư, chiếm 5,3% nhà đầu tư.
U

- Từ 13 đến 16 cổ phiếu chỉ có 3 nhà đầu tư, chiếm 1,8% nhà đầu tư.
- Và có một trường hợp cá biệt trên 17 cổ phiếu (Mua cổ phiếu để dự đại hội
H

cổ đông).
39

100 94
90
80
70 62
60
50
40
30
20 9
10 3 1
0
1-4 Co 5-8 Co 9-12 Co 13-16 Co Tren 17 co
phieu phieu phieu phieu phieu

H
Hình 2.7 Số chứng khoán nắm giữ
• Số lĩnh vực đầu tư C
- Phần lớn các nhà đầu tư chọn 3-4 lĩnh vực, chiếm 51.5%. Có 46 nhà đầu tư
TE
chọn 1 đến 2 lĩnh vực để đầu tư , chiếm 27,2%. Tiếp đến là có 19,5% nhà đầu tư
chọn 5 đến 6 lĩnh vực.

100
87
U

90
80
70
H

60
46
50
40 33
30
20
10 2 1
0
1-2 linh vuc 3-4 linh vuc 5-6 linh vuc 7-8 linh vuc Tren 9 linh
vuc

Hình 2.8 Số lĩnh vực đầu tư (ngành nghề)


40

- Từ số chứng khoán nắm giữ và số lĩnh vực đầu tư cho thấy nhà đầu tư ít đa
dạng hóa doanh mục đầu tư của mình.

2.4.1.3. Vốn đầu tư


- Trong 169 nhà đầu tư cá nhân, có 59/169 nhà đầu tư có vốn dưới 100 triệu
(chiếm 34,9%), từ 100 đến 500 triệu có 79 /169 nhà đầu tư, chiếm 46,7%, số nhà
đầu tư có vốn từ 500 - 1tỷ đồng chiếm 25/169, chiếm 14,8%, số nhà đầu tư có vốn
trên 1 tỷ đồng chiếm có 6 người trên 169 người , 6/169, chiếm 3,6% .
Đại đa số nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam là nhà đầu tư cá

H
nhân và có số vốn nhỏ dưới 500 triệu đồng.

C
TE
U
H

Hình 2.9 Vốn đầu tư


2.4.1.4. Chiến lược đầu tư
- Các nhà đầu tư chủ yếu đầu tư ngắn hạn, có tới 88/169 nhà đầu tư trả lời
họ đầu tư ngắn hạn, chiếm 52,1%. Số nhà đầu tư chọn chiến lược đầu tư hỗn hợp là
46/169 , chiếm 27,2%, chỉ có 35/169 nhà đầu tư trả lời là họ chọn chiến lược đầu tư
dài hạn, chiếm 20,7%.
41

H
C
Hình 2.10 Chiến lược đầu tư
TE
2.4.1.5. Tỷ suất sinh lợi trung bình
- Chủ yếu rơi vào nhóm 10%-20%/năm, có 72 nhà đầu tư trong 169 trường
hợp, chiếm 42,6%. Nhóm 0-10%/năm có 36 nhà đầu tư trong 169 trường hợp,
U

36/169 chiếm 21,3%.


- Nhóm lãi trên 20%/năm có 25 nhà đầu tư trong 169 trường hợp, 25/169
H

chiếm 14,8%. Còn lại là thua lỗ 36 nhà đầu tư, 36/169 chiếm 21,3%.
Vậy có: 42,6% nhà đầu tư cá nhân trên thị trường có lãi 10-20%/năm.
21,3% nhà đầu tư cá nhân trên thị trường có lãi 0-10%/năm.
14,8% nhà đầu tư cá nhân trên thị trường có lãi hơn 20%/năm.
21,3% nhà đầu tư cá nhân trên thị trường bị lỗ.
Nhận xét: Trên sàn chứng khoán Việt Nam (sàn TP.HCM), đa số nhà đầu tư
có độ tuổi trẻ tầm 30-40 tuổi, có số vốn đầu tư dưới 500 triệu, nắm giữ cổ phiếu 3-4
ngành nghề, chiến lược đầu tư ngắn hạn, có lợi nhuận từ 10-20%.
42

45 42.6%

40
35
30
25 21.3%
20 14.7%
15 12.4%
8.8%
10
5
0
Lo hon - Lo tu -10% Tu 0 den Tu 10 den Lon hon
10% den 0 10% 20% 20%

Hình 2.11 Tỷ suất sinh lợi trung bình

H
2.4.2. Hành vi bầy đàn của nhà đầu tư từ kết quả khảo sát
- Câu hỏi 9 đến câu 11 (ký hiệu c9,c11) cho thấy nhà đầu tư có hành động
C
theo bầy đàn hay không. Nếu câu trả lời “1-có” thì nhà đầu tư mua/bán chứng khoán
chỉ phụ thuộc vào diễn biến giao dịch thị trường trong quá khứ và hiện tại.
TE
- Câu 9, khi hỏi “ Anh/ chị có đặt lệnh mua (bán) chứng khoán, khi trên
bảng điện tử xuất hiện hàng loạt lệnh mua (bán) đối với cổ phiếu mà anh chị đang
nắm giữ không, dù không có thông tin gì mới về cổ phiếu đó xuất hiện trên thị
U

trường”.
Thì có tới 37,3% nhà đầu tư trả lời có
H

Bảng 2.4 Chạy tầng số SPSS Mua bán CP chỉ phụ thuộc vào diễn biến thị
trường
Mua bán cổ phiếu theo thị trường
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Co 63 37.3 37.3 37.3
Khong 106 62.7 62.7 100.0
Total 169 100.0 100.0
43

Nhiều nhà đầu tư thường chỉ quan tâm tới hành động của những người khác
trên thị trường để quyết định theo. Xem xét nhiều phiên trong giao dịch trên sàn
TP.HCM thì thấy, mặc dù không hề có thông tin nào đưa ra nhưng giá nhiều cổ
phiếu tăng giảm rất mạnh.
- Câu 10 Thiết kế để hỏi xem những cổ phiếu Blue chips dẫn dắt quyết định
của các nhà đầu tư trên thị trường hay không, khi được hỏi”. Anh/chị sẽ làm gì khi
Vn-Index và cổ phiếu Blue chips liện tục giảm giá, trong khi cổ phiếu của anh/chị
giữ tăng giá và thông tin thuận lợi về cổ phiếu (như vượt kế hoạch…)”, có tới
34,9% nhà đầu tư trả lời bán gấp cổ phiếu đang nắm giữ, vì sớm muộn gì cũng giảm
giá theo cổ phiếu Blue chips.

H
Bảng 2.5 Chạy tầng số SPSS Mua bán theo diễn biến CP Blue chips
Mua bán theo cổ phiếu Blue chips

Valid Co 59
C
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
34.9 34.9 34.9
TE
Khong 110 65.1 65.1 100.0
Total 169 100.0 100.0
U

Kết quả tính trung bình cho câu c9,c10 câu trả lời “1-có” cho từng câu hỏi
trên là (37,3% +34,9%)/2 = 36,17%. Như vậy khá nhiều nhà đầu tư hoạt động hoàn
H

toàn dựa vào tâm lý bầy đàn dù không có thông tin mới về cổ phiếu xuất hiện.
- Câu hỏi 11 (ký hiệu c11) cho thấy nhà đầu tư có hành động mua theodiễn
biến thị trường hay không.
Nếu câu trả lời “1-có”’ thì nhà đầu tư mua/bán chứng khoán chỉ phụ thuộc vào diễn
biến giao dịch thị trường trong quá khứ và hiện tại.
- Câu 11 Khi hỏi “Anh/chị có mua cổ phiếu một công ty không, khi không
hiểu biết rõ về công ty đó, nhưng trong những phiên gần đây, cổ phiếu này tăng giá
rất nhanh và theo nhiều người sẽ còn tăng nữa”, có tới 32,5% nhà đầu tư quyết định
mua cổ phiếu khi không hiểu rõ về công ty, 23,7% lưỡng lự, tìm hiểu thông tin rồi
44

quyết định sau. Như vậy một số lượng những nhà đầu tư trên thị trường chạy theo
diễn biến thị trường khá cao.

Bảng 2.6 Chạy tầng số SPSS Mua CP theo đám đông


Mua cổ phiếu khi thấy tăng giá
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Co 55 32.5 32.5 32.5
Tim hieu roi quyet
40 23.7 23.7 56.2

H
dinh
Khong 74 43.8 43.8 100.0
Total 169
C 100.0 100.0
Nhận xét: Theo kết quả phân tích nhiều nhà đầu tư quan tâm, mua bán theo
TE
diễn biến thị trường, mua theo cổ phiếu Blue chips, và sẳn sàng mua cổ phiếu công
ty khi thấy cổ phiếu công ty đó tăng.
2.4. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro của nhà đầu tư cá nhân
- Khảo sát mức độ ảnh hưởng rủi ro của nhà đầu tư cá nhân trên sàn chứng
U

khoán Việt Nam (sàn TP.HCM), bằng 28 mục hỏi (từ c12.1 đến c12.28), thiết kế
theo thang đo likert từ 1 (hoàn toàn không ảnh hưởng) đến 5(ảnh hưởng rất mạnh),
H

các mục nhỏ này được phân chia thành 6 nhóm:


1. Thị trường (c12.1 đến c12.5)
2. Thông tin (c12.6 đến c12.10)
3. Kinh doanh của doanh nghiệp (c12.11 đến c12.14)
4. Pháp luật (c12.15 đến c12.19)
5. Khác quan (c12.20 đến c12.24)
6. Vĩ mô (c12.25 đến c12.28)
45

2.4.3.1. Kiểm định thang đo Cronbach Alpha


Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.892 28
+ Có Alpha = 0.892, cho thấy thang đo đủ độ tin cậy.
2.4.3. 2. Phân tích nhân tố
• Tìm nhân tố trên tổng 28 biến
KMO and Bartlett's Testa

H
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .847
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 2.164E3
C
df
Sig.
378
.000
TE
a. Based on correlations
Nhận xét:
+ Sig < 0,05 và KMO = 0,847 > 0,6 thỏa điều kiện để phân tích nhân tố có ý
U

nghĩa.
+ Loại biến c12.10 và c12.24 , để đạt được các nhân tố thỏa mãn điều kiện có
H

trọng số nhân tố (factor loading) lớn hơn 0.5 (xem phụ lục 3)
• Tìm nhân tố sau khi loại 2 biến
+ Sig < 0,05 và KMO = 0,83 > 0,6 thỏa điều kiện để phân tích nhân tố có ý
nghĩa (xem phụ lục 4).
+ Từ bảng Total variance Explained, cột Total có giá trị lớn hơn 1. Rút ra
được 6 nhân tố (xem phụ lục 4).
- Sau khi sử dụng phương pháp phân tích nhân tố cơ bản và tiến hành xoay
nhân tố, 6 nhân tố được rút ra từ nhóm 6 câu hỏi ban đầu (có 2 câu hỏi với trọng số
nhân tố factor loading nhỏ hơn 0,5 đã bị loại).
46

2.4.3.3. Đặt tên nhân tố


Bảng 2.7 Ma trận xoay nhân tố (Rotated Comnent Matrix)

Rotated Component Matrixa


Component
1 2 3 4 5 6
c12.1 .578
c12.2 .754
c12.3 .690
c12.4 .775
c12.5 .538 .578

H
c12.6 .589
c12.7 .541
c12.8
c12.9
C .683
.681
TE
c12.11 .663
c12.12 .703
c12.13 .812
c12.14 .519
U

c12.15 .688
c12.16 .621
c12.17 .641
H

c12.18 .563
c12.19 .676
c12.20 .669
c12.21 .807
c12.22 .754
c12.23 .595
c12.25 .602
c12.26 .791
c12.27 .669
c12.28 .739
47

Nhận xét:
- Từ bảng Rotated Component Matrix (Ma trận xoay nhân tố), đặt tên cho từng
nhân tố.
Bảng 2.8 Đặt tên các nhân tố
Nhân tố Tính điểm số nhân tố Tên nhân tố
B1 (c12.1; c12.2; c12.3; c12.4; c12.5) Thị trường
B2 (c12.6; c12.7; c1213; c12.14) Thông tin
B3 (c12.8; c12.9; c12.11; c12.12) Kinh doanh
B4 (c12.15; c12.16; c12.17; c12.18; c12.19) Pháp luật
B5 (c12.20; c12.21; c12.22; c12.23) Khách quan

H
B6 (c12.25; 12.26; c12.27; c12.28) Vĩ mô

C
2.4.3.4. Kiểm định độ tin cậy thang đo cho từng nhân tố
+ Nhân tố 1: c12.1; c12.2; c12.3; c12.4; c12.5
TE
Reliability Statistics

Cronbach's N of
Alpha Items
U

.753 5
H

Item-Total Statistics
Corrected Item-
Scale Mean if Scale Variance Total Cronbach's Alpha
Item Deleted if Item Deleted Correlation if Item Deleted
c12.1 16.26 7.265 .436 .741
c12.2 16.56 5.926 .601 .680
c12.3 16.52 6.608 .456 .730
c12.4 16.75 5.405 .619 .669
48

Item-Total Statistics
Corrected Item-
Scale Mean if Scale Variance Total Cronbach's Alpha
Item Deleted if Item Deleted Correlation if Item Deleted
c12.1 16.26 7.265 .436 .741
c12.2 16.56 5.926 .601 .680
c12.3 16.52 6.608 .456 .730
c12.4 16.75 5.405 .619 .669
c12.5 16.94 5.235 .535 .713

H
Nhận xét:
+ Các hệ số tương quan từng thuộc tính đều > 0.3 và hệ số Alpha từng thuộc
C
tính đều nhỏ hơn Alpha nhân tố (< 0.753).
+ Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, cho thấy các
TE
mục hỏi thuộc các nhóm nhân tố, đều có Cronbach Alpha lớn hơn 0,6 nên có thể
chấp nhận độ tin cậy thang đo cho từng nhóm nhân tố.Tương tự cho các nhân tố B2,
B3, B4, B5, B6 (xem phụ lục 5).
U

+Sau khi kiểm định thang đo cho từng nhân tố có kết quả phù hợp.
2.4.3.5. Tính giá trị từng nhân tố
H

Nhân tố Tính điểm số nhân tố Tên nhân tố


B1 (c12.1 + c12.2 + c12.3 + c12.4 + c12.5)/5 Thị trường
B2 (c12.6 + c12.7 + c1213 + c12.14)/4 Thông tin
B3 (c12.8 + c12.9 + c12.11 + c12.12)/4 Kinh doanh
B4 (c12.15 + c12.16 + c12.17 + c12.18 + c12.19)/4 Pháp luật
B5 (c12.20 + c12.21 + c12.22 + c12.23)/4 Khách quan
B6 (c12.25 + 12.26 + c12.27 + c12.28)/4 Vĩ mô
Nhận xét: Tiếp theo tiến hành tính giá trị nhân tố bằng cách lấy trung bình điểm
số của các mục hỏi trong từng nhóm nhân tố được rút ra ở trên theo thứ tự trong
bảng câu hỏi (Xem phụ lục 6).
49

Bảng 2.9 Điểm số các nhân tố (Descriptives)


Tên Mean Std. Deviation
B1 4.154 0.8284
B2 3.835 0.86875
B3 3.625 0.8395
B4 3.754 0.7792
B5 3.805 0.862
B6 3.755 0.788
2.4.3.6. Vẽ đồ thị mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
+ Tầm ảnh hưởng của rủi ro đến nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng

H
khoánViệt Nam (sàn TP.HCM) minh họa hình 2.11. như sau:
- Diễn biến trên thị trường (thanh khoản giảm, nội gián, cung cầu giả tạo…)
C
ảnh hưởng mạnh nhất tới rủi ro của nhà đầu tư cá nhân.
- Kế đó là Thông tin ( thiếu thông tin, các chỉ số kinh tế vĩ mô…).
TE
- Nhân tố Khách quan (thiên tai lũ lụt, thị trường thế giới…).
- Nhân tố Vĩ mô (điện tăng, tỷ giá thay đổi …).
- Nhân tố Pháp luật và cuối cùng là nhân tố Kinh doanh của doanh nghiệp
U

ảnh hưởng ít nhất trong các nhân tố.


H
50

4.2 4.154

4.1
4
3.9 3.835
3.805
3.8 3.754 3.755

3.7 3.625
3.6
3.5
3.4
3.3
Kinh doanh Phap luat Vi mo Khach quan Thong tin Thi truong

H
Hình 2.12 Độ ảnh hưởng của các nhân tố tới rủi ro của NĐT cá nhân trên
TTCK
Kết quả rút ra:
C
TE
- Nhân tố kinh doanh gồm: Tin đồn, thông tin tùy tiện, rủi ro về tài chính
doanh nghiệp, rủi ro về quản lý doanh nghiệp: Nhân tố này ít rủi ro nhất, có lẽ nhà
đầu tư đã biết được thông tin về tình hình doanh nghiệp thông qua kỳ đại hội cổ
đông, và công bố thông tin các dự án , hay các kế hoạch lợi nhuận hàng năm đã
U

công bố.
- Nhân tố thị trường tác động gồm: Đánh thuế vào người bán cổ phiếu, không
H

cho nhà đầu tư vay, tăng giảm biên độ giao dịch, Rủi ro do kiểm toán, mức độ rủi ro
cao hơn nhân tố kinh doanh.
- Nhân tố vĩ mô gồm: Giá điện, nước tăng, chính trị xã hội, tỷ giá thay đổi,
do kinh tế vĩ mô. Nhân tố này có mức rủi ro cao hơn nhân tố Pháp luật.
- Nhân tố khách quan gồm: Thiên tai, lũ lụt, bất ổn chính trị trên thế giới, Thị
trường thế giới tăng hay giảm, Rủi ro do nhà đầu tư thiếu kiến thức. Nhân tố này
cao hơn nhân tố vĩ mô.
51

- Nhân tố thông tin gồm: Rủi ro do thiếu thông tin, các chỉ số vĩ mô, ESP dự
kiến Phát hành nhiều cổ phiếu làm loãn. Nbha6n tố này có mức độ rủi ro cao hơn
nhân tố khách quan, và là nhân tố cao thứ nhì trong sáu nhân tố.
- Nhân tố thị trường gồm: Rủi do do thanh khoản, mua bán nội gián, tạo cung
cầu giả tạo, đội lái, bán khống. Theo khảo sát là nhân tố có rủi ro cao nhất trong sáu
nhân tố.
Nguyên nhân: Mua bán theo nội gián, theo thị trường, làm cho nhân tố này
có mức rủi ro cao nhất.
Nhận xét: Kết quả này phù hợp với phân tích định lượng về hành vi bầy đàn
ở trên.Vì dựa vào chủ yếu diễn biến thị trường nên nhà đầu tư cá nhân trên TTCK

H
Việt Nam (sàn TP.HCM) gặp khá nhiều rủi ro.

C
TE
U
H
52

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


- Chương này tập trung vào thực trạng thị trường chứng khoán Tp.HCM, chỉ
ra những thành tựu đạt được và những rủi ro. Cũng như nghiên cứu hành vi bầy đàn
bằng phương pháp khảo sát, thống kê, mô tả.
- Kết quả khảo sát thống kê cho thấy hành vi bầy đàn tồn tại rất nhiều trên thị
trường chứng khoán Việt Nam (sàn Tp.HCM).
- Phân tích nhân tố ảnh hưởng rủi ro của nhà đầu tư cá nhân bằng phương
pháp định lượng và tìm ra nhân tố chính ảnh hưởng tới rủi ro của nhà đầu tư cá nhân
trên thị trường chứng khoán Việt Nam (sàn TP.HCM).

H
C
TE
U
H
53

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC RỦI RO NHÀ


ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
3.1. Giải pháp tầm vĩ mô
3.1.1. Duy trì một nền kinh tế ổn định
- Đây có thể coi là điều kiện tiền đề tất yếu vì chỉ có một nền kinh tế ổn định
thì các tầng lớp nhân dân mới có thừa tiền, thừa vốn, mới có nhu cầu đầu tư sinh lợi
cho khoản tiền tiết kiệm và mới có thể hình thành một luồng cung về vốn đầu tư.
Mặt khác một nền kinh tế tăng trưởng ổn định mới xuất hiện những nhu cầu lớn về
vốn đầu tư dài hạn và đầu tư bổ sung. Theo kinh nghiệm thế giới về TTCK cho thấy
tất cả các TTCK của các nước trên thế giới và trong khu vực đều ra đời và phát triển

H
mạnh trong điều kiện nền kinh tế trong giai đoạn tăng trưởng và ổ định. Để có một
nền kinh tế vĩ mô phát triển cần thực hiện những biện pháp sau:
C
- Kiềm chế lạm phát, tránh thiểu phát.
- Giảm bội chi ngân sách: Chỉ chi đầu tư những công trình trọng điểm có ý
TE
nghĩa quan trọng cho nền kinh tế. Cơ sở hạ tầng, năng lượng, công nghiệp, những
lĩnh vực khác nên khuyến khích đầu tư bằng các nguồn khác.
- Khẳng định vai trò của ngân hàng trung ương, và tăng cường vai trò của
U

các ngân hàng thương mại. NHTƯ cần linh hoạt hơn trong việc thực thi các chính
sách tiền tệ, tín dụng, lãi suất.
H

- Tiếp tục đổi mới khu vực kinh tế quốc doanh. Giảm tỷ lệ sở hữu của nhà
nước trong các doanh nghiệp nhà nước. Đẩy mạnh cổ phần hóa và thu hút vốn đầu
tư của nước ngoài.
3.1.2. Ổn định chính sách tiền tệ quốc gia
Biến động của thị trường chứng khoán có liên quan chặt chẽ tới việc áp dụng
các công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia. Sau đây là những công cụ của chính
sách tiền tệ quốc gia tác động trực tiếp đến giá cả chứng khoán, ảnh hưởng đến
quyền lợi của nhà đầu tư.
- Tỷ giá hối đoái: Khi nhà đầu tư thấy rằng đồng nội tệ có thể bị phá giá, thì
NĐT sẽ không đầu tư vào chứng khoán hoặc sẽ tìm cách thay thế chứng khoán bằng
54

tài sản ngoại tệ vì chứng khoán chính là tiền, nếu tiền mất giá, giá trị của chứng
khoán sẽ bị giảm. Nếu đồng nội tăng giá, việc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài sẽ
tăng lên, sản xuất trong nước có thể bị trì trệ. Khi đó báo cáo tài chính của các công
ty sẽ xấu đi dẫn đến giá chứng khoán giảm.
Ví dụ: 1USD = 21.900 đồng nhưng đồng nội tệ tăng giá 1USD = 19000
đồng, thì nhập khẩu sẽ thuận tiện, sản xuất trong nước sẽ khó khăn hơn. Các công ty
sản xuất để xuất khẩu sẽ khó khăn hơn, dẫn đến kết quả kinh doanh của công ty
không tốt, dẫn đến giá chứng khoán sẽ bị tác động.
- Lãi suất: Lãi suất là nhân tố gây ra tác động trực tiếp tới giá chứng khoán
thông qua việc thay đổi mức lãi yêu cầu của nhà đầu tư. Ngược lại, lãi suất thường

H
bị ảnh hưởng của một số nhân tố chính như: Tình hình sản xuất của các công ty, lạm
phát dự đoán... Tuy nhiên đứng trên quan điểm của nhà đầu tư khi lãi suất tăng, sẽ

C
ảnh hưởng tới tình hình huy động vốn vay của doanh nghiệp, làm cho sản xuất bị
ảnh hưởng, nên cầu về chứng khoán sẽ giảm, dẫn đến giá chứng khoán giảm…
TE
- Do đó trên thị trường chứng khoán, luôn luôn mong đợi lãi xuất giảm. Hiện
nay lãi xuất cho vay sản xuất và tiêu dùng đang ở mức khá cao. Hiện tại giới đầu tư
chứng khoán mong đợi có đợt giảm lãi xuất, để kích thích sản xuất kinh doanh,
cũng như kích thích thị trường chứng khoán tăng trưởng sau bao nhiêu thăng trầm
U

của ba năm qua, từ 2008 đến 2011.


3.1.3. Duy trì một chính sách tài chính phù hợp
H

- Từ xưa đến nay hầu hết tất cả các chính phủ đều lựa chọn phương thức vay
nợ công chúng để tài trợ cho thâm hụt ngân sách và nhu cầu đầu tư phát triển. Việc
vay nợ của chính phủ đã tạo ra một lượng hàng hóa đáng kể cho TTCK, đó là các
chứng khoán Chính phủ. Tuy nhiên việc phát hành này Chính phủ phải thực hiện
một cách thường xuyên và định kỳ để tạo ra một công cụ lãi suất chuẩn cho TTCK.
Điều này vô cùng cần thiết bởi nó không chỉ hổ trợ cho sự phát triển của TTCK mà
còn tạo ra những công cụ tài chính an toàn, hấp dẫn nhà đầu tư nhất là NĐT nước
ngoài.
55

3.1.4. Phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ và chính sách tài chính
- Thiếu sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài chính có thể đẫn
đến tình trạng mất cân bằng kinh tế vĩ mô, TTTC nói chung và TTCK nói riêng kém
phát triển và mất ổn định. Để thực hiện sự phối hợp hiệu quả giữa các chính sách
tiền tệ, chính sách tài chính cần phải thiết lập các cơ chế sau:
+ Thiết lập cơ chế giảm thiểu những khoản vay của NHTƯ cho Chính phủ để
hạn chế những rủi ro về tài trợ thâm hụt ngân sách.
+ Cần lập nên những định chế như Ủy ban quản lý nợ của Chính phủ và
chính sách tiền tệ với vai trò tạo nên sự phối hợp hiệu quả giữ khối lượng CK Chính
phủ phát hành trên TTCK với các mục tiêu chính sách tiền tệ.

H
+ Cơ chế xử lý lợi luận cũng như những khoản lỗ của NHTƯ nhằm bảo toàn
vốn của NHTƯ và loại bỏ được những nhân tố dẫn tới chi tiêu gây ra lạm phát, nhờ

C
chuyển những lợi nhuận này vào ngân sách.
+ NHTƯ, BTC, UBCK, cần thiết lập một định chế trung gian đóng vai trò
TE
nhà tạo lập thị trường.
3.2. Các giải pháp vi mô
3.2.1. Giải pháp cho nhà đầu tư cá nhân
3.2.1.1. Đào tạo kiến thức
U

Đào tạo kiến thức cho nhà đầu tư các nhân về TTCK là một nhiệm vụ không
thể thiếu, điều này giúp cho NĐT tránh được những khoản lỗ, không đáng có và đầu
H

tư có hiệu quả, họ gắn bó với thị trường, phần nào đó giúp TTCK ổn định hơn…
Để làm điều này cần một số giải pháp sau:
- Tiếp tục mở rộng quy mô đào tạo của Trung tâm nghiên cứu (TTNC) và bồi
dưỡng nghiệp vụ CK (BDNVCK). Tăng cường đào tạo kiến thức cơ bản cũng như
chuyên sâu cho các đối tượng.
- Đưa bộ môn TTCK trở thành môn học chính và đào tạo chuyên sâu trong
các trường Đại học, Cao đẳng kinh tế. Đồng thời cần sự phối hợp giữ UBCKNN và
các trường Đại học, Cao đẳng trong vấn đề giảng dạy kiến thức về TTCK.
56

- Khuyến khích các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về TTCK và
TTGDCK. Thực hiện công tác giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng,
như tổ chức các buổi giảng dạy trên truyền hình. Truyền hình trực tiếp các phiên
giao dịch về chứng khoán. Dần tiến tới việc mở các khoá học miễn phí cho công
chúng nhằm làm tăng khả năng tiếp cận thông tin và kiến thức về TTCK cho các
NĐT cá nhân, nhỏ lẻ trên TTCK.
Bồi dưỡng kiến thức về TTCK cho các đối tượng như đội ngũ giảng dạy, cán
bộ của UBCK, Trung tâm nghiên cứu và Bồi dưỡng nghiệp vụ chứng khoán bằng
cách gửi họ đi học tại các nước có TTCK phát triển.
3.2.1.2. Xác lập nguyên tắc đầu tư

H
- Đầu tư chứng khoán cần phải đầu tư giá trị.
- Nâng cao kiến thức, năng lực đầu tư chứng khoán cho công chúng và nhà
đầu tư. C
- Nhà đầu tư cá nhân thường mua theo đám đông, vì họ thiếu thông tin, một
TE
bộ phận không nhỏ nhà đầu tư cá nhân thiếu kiến thức về chuyên môn. Nên thường
gặp phải nhiều rủi ro khi đầu tư. Hay nói cách khác họ bị thua lỗ khi đầu tư.
- Nên nhà đầu tư cá nhân để kinh doanh hiệu quả cần phải lập ra nguyên tắc
đầu tư cụ thể. Ví dụ: Trước khi mua cần nghiên cứu về công ty dự định mua cổ
U

phiếu…
- Cần nghiên cứu phân tích cơ bản xem, nhờ vào công cụ phân tích hổ trợ, có
H

phải là thời điểm mua thích hợp chưa, để chọn thời điểm thích hợp.
- Đọc báo cáo tài chính, xem công ty thời gian qua kinh doanh kết quả tốt
xấu như thế nào. Có phù hợp cho nhà đầu tư bỏ vốn để kinh doanh không.
- Thông qua phân tích cũng biết được giá chứng khoán của công ty đó trong
thời gian qua đã tăng nhiều chưa.
- Đọc thông tin của công ty đó trong thời gian qua có những sự kiện gì… như
thông tin các dự án mới, kế hoạch kinh doanh. Hay thông tin thành viên hội đồng
quản trị mua hay bán khối lượng lớn cổ phiếu cũng là vấn đề cần qua tâm…
- Một vài trang web có hổ trợ thông tin khá chính xác đó là:
57

www.cafef.vn
www.hsx.vn
www.fpts.com.vn
www.tas.com.vn …
- Điều quan trọng là trong quá trình nghiên cứu cần biết một thông tin khá
quan trọng đó là khối lượng giao dịch. Hay còn gọi là thanh khoản chứng khoán.
Qua thực tế giao dịch cho thấy. Cổ phiếu dự định mua phải có thanh khoản lớn, nếu
không khi mua vào cổ phiếu thanh khoản nhỏ nhà đầu tư thường chịu những rủi ro
sau:
+ Khi mua: Vì thanh khoản nhỏ nên lệnh của nhà đầu tư cũng làm tăng giá

H
(mua giá cao).
+ Khi bán: Thì ngược lại muốn bán phải chờ đợi, hoặc muốn bán ngay thì

C
phải bán với giá thấp. Hay nói cách khác nhà đầu tư mua phải cổ phiếu có thanh
khoản thấp thì khó bán được khi giá xuống, vì lúc đó thanh khoản giảm xuống.
TE
Do đó trước khi đầu tư nhà đầu tư cá nhân cần xác lập nguyên tắc đầu tư
phù hợp với vốn, với lợi nhuận mong đợi, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cá
nhân…
3.2.1.3. Không mua cổ phiếu đã quá nóng hay mua theo đám đông.
U

- Những nhà đầu tư cá nhân trên sàn chứng khoán thường là những nhà đầu
tư ngắn hạn.
H

- Một khi giá tăng, mua là thắng, không cần biết giá trị thật là bao nhiêu, nên
mọi người thường tranh nhau mua… Đến lúc một lượng lớn cổ phiếu được bán ra,
mà người mua thì không có cũng là lúc nhà đầu tư mua sau cùng sẽ chịu thiệt hại.
Mà thường là những nhà đầu tư cá nhân hay gặp phải tình huống này.
- Vậy nên nhà ĐT cá nhân nên mua những cổ phiếu giá trị hay gọi cách khác
là đầu tư giá trị. Điều quan trọng là tìm ra những giá trị thật sự của cổ phiếu, chưa
tăng nóng trong ngắn hạn. Thông qua nghiên cứu giá trị sổ sách, các chỉ số EPS,
P/E, thương hiệu, định hướng kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, và lợi nhuận tăng
trong tương lai…
58

3.2.1.4. Xác định giá trị thật của cổ phiếu


- Giá cả là những gì NĐT trả, còn giá trị là những gì nhận được. Điều này
những nhà phân tích cơ bản xem là kim chỉ nam.
- Hiện nay các nhà phân tích trên thế giới dùng nhiều phương pháp để tính và
dự đoán giá trị cổ phiếu, trong đó thông thường nhất là phương pháp định giá chiết
khấu dòng thu nhập (Discounted cash Low- viết tắt là DCF). Phương pháp dựa trên
một nguyên lý cơ bản là “tiền có giá trị theo thời gian”, một đồng tiền của ngày hôm
nay luôn có giá trị hơn một đồng tiền trong ngày mai. Một đồng đầu tư vào doanh
nghiệp này có mức sinh lời khác với mức sinh lời của một đồng đầu tư vào doanh
nghiệp khác. Do đó giá trị của doanh nghiệp được xác định bằng các luồng thu nhập

H
dự kiến mà doanh nghiệp đó thu được trong tương lai được quy về giá trị hiện tại
bằng cách chiết khấu chúng bằng một lãi suất chiết khấu phù hợp với mức độ rủi ro
của doanh nghiệp đó. C
- Phương pháp này được áp dựng phổ biến ở những nước mà TTCK phát
TE
triển, nơi có đầy đủ thông tin của doanh nghiệp và dự báo tình hình tài chính và rủi
ro của doanh nghiệp.
3.2.1.5. Làm chủ sở hữu công ty nếu đủ nguồn lực
- Nhà đầu tư không nên đơn thuần là chủ sở hữu của cổ phiếu, chạy theo mua
U

bán chênh lệch giá trên thị trường. Mà hãy trở thành các ông chủ kinh doanh với
những lợi thế cạnh tranh. Với điều kiện nhà đầu tư cá nhân có đủ tiềm lực tài chính.
H

Ví dụ: Buffett là người nổi tiếng có biệt tài nhìn thấy những công ty có tiềm
năng phát triển nhưng hiện còn bị đánh giá thấp hay rất thấp. Nhờ mua những công
ty và tài sản lúc còn giá thấp, và sau bán lại với giá cao. Mà nhanh chóng trở nên
giàu có như ngày nay.
- Hiện nay thị trường chứng khoán Viện Nam có những công ty có giá rất
thấp, do những năm qua kinh doanh thua lỗ.
- Thậm chí có những công ty, có giá cổ phiếu chỉ vài trăm đồng/cổ phiếu.
Mệnh giá mười ngàn đồng. Ví dụ: Như công ty Cổ Phần nhựa Tân Hóa. Mã chứng
khoán VKP.
59

- Nên hiện nay giá cổ phiếu của những công ty này thấp hơn giá trị sổ sách
công ty rất nhiều. Nếu có hướng phát triển kinh doanh, tìm được nguồn khách hàng,
lo cho đầu ra của công ty thì đây là một cơ hội tốt cho những ai muốn làm chủ sở
hữu công ty.
3.2.2. Đối với công ty chứng khoán
3.2.2.1. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp
- Từ khi TTCK Việt Nam ra đời vào năm 2000, hoạt động kinh doanh chứng
khoán đã được coi như một nghề đã rất phổ biến. Tuy nhiên các thành viên kinh
doanh chứng khoán chưa thể hiện được tính chuyên nghiệp của người làm nghề.
- Việt Nam đã xây dựng bộ quy tắc ứng xử, thường gọi là chuẩn mực quốc tế

H
là Quy tắc đạo đức nghề nghiệp dành cho người kinh doanh chứng khoán. Bộ quy
tắc này đã được đưa vào giảng dạy trong các lớp để cấp chứng chỉ hành nghề chứng

C
khoán, cũng như một số lớp nâng cao kỹ năng dành cho các thành viên thị trường.
- Trong thời gian 2008-2010 chứng khoán giảm nhiều, đã có nhiều phản ánh
TE
nhân viên công ty chứng khoán bán chứng khoán trong tài khoản của nhà đầu tư,
hay mượn tiền của nhà đầu tư mua cổ phiếu. Nghĩa là nhân viên công ty chứng
khoán mua hay bán chứng khoán trên tài khoản của nhà đầu tư, mà nhà đầu tư
không hề hay biết. Khi kiểm tra thì mọi việc đã rồi.
U

- Đây là một thực trạng đáng báo động trong hoạt động kinh doanh chứng
khoán tại Viêt Nam. Vì gắn liền đồng tiền của nhà ĐT, sự ổn định của doanh nghiệp
H

trên TTCK, và để TTCK ngày càng phát triển, thì đạo đức kinh doanh của người
hành nghề chứng khoán phải được coi trọng. Nếu không cải thiện điều này sẽ làm
xói mòn niềm tin của công nhà đầu tư.
3.2.2.2. Chấn chỉnh một số hoạt động của công ty chứng khoán
- Hiện nay, các công ty chứng khoán cạnh tranh không lành mạnh, giành
khách hàng của nhau bằng nhiều cách, như áp dụng các dịch vụ cho vay ngắn hạn
không tuân thủ đúng các quy định pháp luật như mua khống, bán khống, nâng cao
giá trị tài sản cầm cố ở mức lớn, bất chấp rủi ro mà không hề khuyến cáo mức độ
rủi ro cho khách hàng trong việc sử dụng các dịch vụ đó.
60

- Thời gian qua một số nhân viên công ty chứng khoán mượn tạm chứng
khoán của nhà đầu tư hay số dư tiền trong tài khoản của nhà đầu tư để kiếm lời.
- Do đó, cần có cơ chế thanh tra và giám sát chặt chẽ từ cơ quan quản lý.
Cũng như cần có những hình thức xử phạt nặng hơn…
3.2.2.3. Phát huy hiệu quả tư vấn vì lợi ích của nhà đầu tư cá nhân
- Với mục đích thu lại kết quả cao nhất trong hoạt động tư vấn, niêm yết và
chào bán cổ phiếu ra công chúng, dẫn đến tình trạng các công ty chứng khoán đánh
bóng quá mức cổ phiếu của một số doanh nghiệp gây thiệt hại không nhỏ cho nhà
đầu tư khi mua cổ phiếu với giá cao hơn giá trị thật của nó.
- Ngoài ra các môi giới của công ty chứng khoán còn thực hiện việc tư vấn

H
các quyết định mua bán cho nhà đầu tư một cách không chuyên nghiệp, không thận
trọng và có thể gây xung đột lợi ích và thiệt hại cho nhà đầu tư cá nhân, nhất là

C
những nhà đầu tư cá nhân mới, chưa có nhiều kinh nghiệm. Thực tế trình độ của
nhân viên môi giới chưa cao nên để tránh điều này thì công ty chứng khoán cần ra
TE
quy định cấm nhân viên môi giới đưa ra lời tư vấn mua hay bán cổ phiếu cho nhà
đầu tư. Mà thay vào đó cần có bộ phận phân tích và tư vấn cho khách hàng của
mình.
- Công ty chứng khoán cần đổi mới tư duy và nâng cao ý thức trách nhiệm
U

với nhà đầu tư cá nhân, thì công ty mới tồn tại lâu dài và lợi ích nhà đầu tư cá nhân
mới được đảm bảo.
H

3.2.3. Giải pháp chung cho thị trường


3.2.3.1. Đẩy mạnh CPH
- Khuyến khích CPH doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, sau đó
niêm yết. Sẽ tạo thêm hàng hóa cho TTCK.
- Tiến hành CPH một số công ty kinh doanh hiệu quả, quy mô vốn lớn, có uy
tín về thương hiệu.
- Một số biện pháp để đẩy nhanh tốc độ CPH:
61

+ Cần có chính sách ưu đãi về thuế và khấu hao, nâng thời gian miễn thuế
thu nhập doanh nghiệp cho các CTCP. Nhà nước cần hổ trợ buộc doanh nghiệp giải
quyết nợ khó đòi.
+ Nhà nước cần xem xét chuyển giao tiến trình CPH để doanh nghiệp kết
hợp với một tổ chức chuyên môn, uy tín, có thẩm quyền quyết định tất cả các vấn
đề phát sinh, tránh tình trạng rườm rà, phức tạp, chồng chéo .. trong việc CPH hiện
nay.
+ Thực hiện những biện pháp mạnh cưỡng chế một số doanh nghiệp CPH
(nếu cần). Có biện pháp mạnh một số lãnh đạo công ty muốn thao túng, sợ mất chức
sau khi doanh nghiệp chuyển sang hình thức CPH mà chậm trễ trong CPH…

H
3.2.3.2. Khuyến khích các CTCP niêm yết trên TTCK.
- Hiện nay có rất nhiều CTCP chưa muốn niêm yết. Một phần ngại thủ tục

C
rườm rà, một phần nhà nước chưa có chính sách đủ mạnh để lôi cuốn các công ty
đó.
TE
- Áp dụng chính sách ưu đãi tài chính có chọn lọc đối với các công ty CP làm
ăn có hiệu quả, muốn tham gia niêm yết, sẽ tạo ra nguồn hàng phong phú và chất
lượng cho thị trường chứng khoán.
- Bên cạnh nhà nước nên giảm tỷ lệ sở hữu của mình trong một số CTCP, sẽ
U

tạo thêm nguồn hàng cho thị trường CK.


3.2.3.3. Khuyến khích DN có VĐT nước ngoài chuyển đổi thành CTCP và niêm
H

yết trên TTCK.


- Cổ phần hóa các doanh nghiệp FDI là rất quan trọng, không chỉ làm tăng
lượng hàng hóa cho thị trường, vốn còn non trẻ, mà còn tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp FDI cải tạo cơ cấu vốn, giảm tỷ lệ vốn vay ngân hàng, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp này huy động vốn, cải thiện sản xuất. Cho phép nhà ĐTNN thành lập
doanh nghiệp cổ phần hay cổ phần hóa các doanh nghiệp FDI là giải pháp cần thiết
để tạo kênh huy động vốn, đa dạng hóa các hình thức đầu tư.
- Để thực hiện điều này cần phải:
62

+ Cân nhắc kỹ trong việc lựa chọn các doanh nghiệp FDI để tiến hành CP,
nên chọn doanh nghiệp có vốn lớn, làm ăn có lãi trong vài năm liên tục, hoạt động
trong lĩnh vực ổn định như: Sắt thép, hóa chất, dược phẩm…
+ Cần đánh giá xác định giá trị thực của doanh nghiệp FDI khi CPH. Giá trị
phải được định giá bởi công ty kiểm toán độc lập, có uy tính.
+ Xem xét các ưu đãi về thuế, để kích thích các doanh nghiệp FDI cổ phần
hoá.
3.2.3.4. Minh bạch hoá thông tin
Minh bạch thông tin là hết sức quan trọng để giảm thiểu rủi ro cho NĐT.
Giúp cho NĐT tiếp cận thông tin một cách chính xác và đầy đủ, tránh tình trạng bất

H
cân xứng thông tin, và giao dịch nội gián. Hiện nay chưa thực hiện tốt việc công bố
thông tin, cụ thể là các công ty niêm yết chưa sử dụng website như một công cụ vụ

C
đắc lực cho việc công bố thông tin. Chính sự non yếu của các kênh thông tin khiến
cho NĐT cá nhân không có cơ hội tiếp cận thông tin một cách chính thống.
TE
- Trên thực tế việc bất cân xứng thông tin gây tác hại rất trầm trọng như vấn
đề đạo đức, các mâu thuẩn giữa cổ đông và nhà quản lý, gây lo ngại rủi ro cho NĐT
cá nhân.
Nâng cao chất lượng và hoạt động công bố thông tin:
U

• Đối với cơ quan quản lý


H

- Hình thành và phát triển các trung tâm thông tin tại TTGDCK.TP.HCM
thành một trung tâm thông tin và dữ liệu chính xác nhất. Trung tâm thông tin
này sẽ thực hiện chức năng phân tích, tổng hợp và đưa ra những công bố thông
tin cuối cùng. Những thông tin gồm:
- Những thông tin tài chính, các hoạt động của doanh nghiệp, thông tin mua
bán của các cổ đông lớn, các thông tin liên quan tình hình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp…
- Nâng cao hệ thống quản lý giám sát để ngăn chặn giao dịch nội gián, thao
túng và những hiện tượng làm giá trên thị trường. Xử lý nghiêm khắc các vi phạm
63

về công bố thông tin. Tuy nhiên việc kiểm tra, giám sát tránh gây phiền hà cho các
nhà đầu tư.
BTC, UBCKNN, TTGDCK cần chuẩn hóa các biểu mẫu, tổ chức hội thảo,
hướng dẫn, tập huấn cho các nhân viên có trách nhiệm công bố thông tin của các
công ty niêm yết.
- Hoàn thiện và nâng cấp website BTC, UBCKNN,TTGDCK. Thiết lập các
hệ thông tin tự động, mọi người có thể xem thông tin mọi lúc, mọi nơi…
• Đối với các tổ chức niêm yết
Thành lập hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu, một hệ thống tài chính công
khai, minh bạch, một cơ chế giám sát và kiểm soát hợp lý để đảm bảo thông tin, số

H
liệu đến với nhà đầu tư là chính xác và trung thực. Biện pháp này giải quyết vấn đề
che giấu thông tin của những nhà quản lý đối với các cổ đông vì một đích riêng tư.

C
- Thành lập bộ phận chuyên trách về vấn đề công bố thông tin. Người phụ
trách công bố thông tin phải là người trrung thực, có thẩm quyền nhất định trong
TE
công ty.
- Cần phổ biến các vấn đề về công bố thông tin nội bộ trong công ty, đồng
thời tăng cường giám sát để hạn chế việc rò rỉ thông tin ra bên ngoài hoặc ra báo chí
U

trước khi báo cáo với UBCKNN, TTGDCK và công khai ra thị trường.
- Nâng cao chất lượng thông tin trong doanh nghiệp, thể hiện ở sự đảm bảo
H

tính chính xác, đầy đủ kịp thời, trung thực của các số liệu trình bày, ở các báo cáo
tài chính và công khai ra bên ngoài.
- Hoàn thiện và nâng cấp website của các doanh nghiệp. Liên tục cập nhật
thông tin về doanh nghiệp mình như: Báo cáo tài chính, những thông tin về công ty,
kế hoạch sản xuất kinh doanh, các dự án phát triển mở rộng trong tương lai… Có
thể mỗi website của mỗi công ty sẽ có phần diễn đàn dành cho nhà ĐT đang đầu tư
vào công ty…
• Đối với các công ty chứng khoán
Mỗi công ty cần xây dựng một quy trình công bố thông tin theo biểu mẫu
của UBCKNN, TTGDCK. Ngoài ra để khắc phục sai sót và nâng cao chất luợng các
64

công ty cần lập ra bộ phận chuyên trách theo dõi việc công bố thông tin, quy định
rõ trách nhiệm của từng cá nhân liên quan trong việc cung cấp thông tin.
- Nâng cao chuẩn mực về đạo đức và trình độ chuyên môn cho các nhân
viên, đặc biệt là các nhân viên phụ trách về công bố thông tin. Cần trang bị thêm
một số công cụ, phần mềm phân tích, hiện đại hóa hệ thống công bố thông tin.
Hình thành các tổ chức định mức tín nhiệm. Thành lập nhanh chóng và đưa
vào hoạt động các tổ chức định mức tính nhiệm, vì các tổ chức này sẽ cung cấp cho
NĐT một sự định giá về khả năng rủi ro mà bản thân NĐT cá nhân không thực hiện
được.
Công ty định mức trách nhiệm không chịu ảnh hưởng các vấn đề chính trị,

H
hoạt động vì sự khách quan, công bằng và minh bạch.
• Để hình thành các công ty xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam cần các bước
sau C
+ Xây dựng dự án hình thành cần đề cập: Mô hình tổ chức, cơ cấu sở hữu,
TE
khung pháp lý cho viêc hình thành, sản phẩm chủ yếu là gì. Đối tượng xếp hạng,
các phương pháp xếp hạng…
+ Đào tạo nguồn nhân lực, để xếp hạng tín nhiệm cần phải có đội ngũ chuyên
U

gia giỏi và nhiều kinh nghiệm, am hiểu TTCK, và có kiến thức nhiều lĩnh vực khác
nhau, có như vậy mới đưa ra những ý kiến, thông tin kịp thời, khách quan, và hữu
H

ích cho NĐT.


+ Hình thành khung pháp lý cho việc hoạt động của các tổ chức định mức tín
nhiệm tại Việt Nam.
+ Tuyên truyền cho công chúng, NĐT biết về mục đích, lợi ích của định mức
tính nhiệm.
+ Nên mở rộng hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm, để
được hổ trợ về kỹ thuật, kinh nghiệm và đào tạo nguồn nhân lực…
3.3. Từ kết quả kiểm định trong chương 2 đưa ra giải pháp cho từng nhân tố
3.3.1. Nhân tố thị trường
• Nhà đầu tư cá nhân
65

- Trong nhân tố thị trường có thanh khoản, cung cầu giả tạo, đội lái… Cho thấy nhà
đầu tư mua theo đội lái… Lại là đối tượng ảnh hưởng rủi ro cao nhất.
- Theo kết quả phân tích nhân tố này có mức ảnh hưởng cao nhất tới rủi ro
của nhà đầu tư cá nhân. Kết quả này phù hợp với phân tích định lượng về hành vi
bầy đàn ở trên. Vì dựa vào chủ yếu diễn biến thị trường nên nhà đầu tư cá nhân gặp
nhiều rủi ro.
- Nhà đầu tư nên quan tâm nhiều khía cạnh, trước khi mua bán chứng khoán
phải tìm hiểu, không nên giao dịch mua bán theo bầy đàn, sẽ làm tăng rủi ro.
• Giải pháp cơ quan nhà nước
- Cơ quan quản lý nhà nước cần đưa những biện pháp mạnh hơn với những đối

H
tượng lợi dụng thị trường chứng khoán làm lợi bất chính, ảnh hưởng đến quyền lợi
chung của thị trường.
3.3.2. Nhân tố thông tin C
- Nhân tố thông tin gồm nhà đầu tư thiếu thông tin, các chỉ số kinh tế vĩ mô,
TE
EPS dự kiến…
- Nhân tố này tác động ảnh hưởng cao, cho thấy yếu tố này ảnh hưởng khá
lớn tới kết quả đầu tư của nhà đầu tư cá nhân.
U

- Dó đó nhà đầu tư cần tìm đến các kênh thông tin chính thống như: Bảng tin
chứng khoán, các tạp chí chuyên về chứng khoán như: Đầu tư chứng khoán…
H

- Một số trang web chuyên hổ trợ thông tin về chứng khoán:


www.cafef.vn
www.hsx.vn
www.fpts.com.vn
www.tas.com.vn …
3.3.3. Nhân tố khách quan
- Nhân tố này gồm hỏa hoạn lũ lụt, bất ổn chính trị thế giới, tăng giảm của thị
trường thế giới… Các yếu tố này ảnh hưởng cũng khá cao tới rủi ro của nhà đầu tư.
66

- Vì nhà đầu tư chủ yếu giao dịch theo thị trường, nên những tin thông tin
như lũ lụt hỏa hoạn, bất ổn chính trị thế giới, làm cho ảnh hưởng tới hành vi nhà
đầu tư.
- Khi một thông tin khách quan xảy ra, nhà đầu tư cá nhân cần xem xét, phân
tích các khía cạnh, xem yếu tố nào ảnh hưởng và không ảnh hưởng để đầu tư hiệu
quả hơn… Đừng để thông những thông tin này ảnh hưởng tới thị trường cũng như
quyền lợi của nhà đầu tư.
3.3.4. Nhân tố vĩ mô
- Nhân tố này gồm rủi ro thay đổi tỷ giá, điện tăng, cũng ảnh hưởng tới rủi
ro của nhà đầu tư. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với cơ bản của thị trường

H
chứng khoán, nhạy cảm với các yếu tố của kinh tế vĩ mô.
- Để ổn định thị trường, nhà nước cần có chính sách ổn định vĩ mô. Mức độ

C
tăng trưởng của thị trường phụ thuộc vào nhân tố này rất lớn. Thường thị trường
chứng khoán phản ánh tình hình kinh tế trước vài tháng. Nên những thay đổi bất
TE
ngờ như tăng giá điện, tăng hay giảm tỷ giá cũng ảnh hưởng tới nhà đầu tư cá nhân.
- Giải pháp: Các cơ quan quản lý khi tăng hay giảm những tỷ giá, giá điện…
Cần có lộ trình cụ thể, tránh những thay đổi bất ngờ, ảnh hưởng không tốt cho thị
trường chứng khoán cũng như nhà đâu tư cá nhân...
U

3.3.5. Nhân tố pháp luật


- Theo kết quả chạy mô hình, các thay đổi về chính sách của nhà nước cũng
H

ảnh hưởng tới rủi ro của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán. Do đó khi
đưa ra các chính sách mới như tăng giảm biên độ, tăng phiên giao dịch… Cần có lộ
trình cụ thể, trách gây sốc cho thị trường.
- Có thể một quy định mới ban hành làm cho thị trường tăng điểm… Nhưng
tăng hay giảm cũng đồng nghĩa là có tác động tới rủi ro của nhà đầu tư cá nhân.
- Giải pháp: Cũng như giải pháp vĩ mô, cơ quan quản lý khi đưa ra những
quy định mới... Cần có lộ trình cụ thể, có được như vậy sẽ giảm được rủi ro cho thị
trường chứng khoán cũng như nhà đầu tư cá nhân.
67

3.3.6. Nhân tố kinh doanh


- Cuối cùng là nhân tố kinh doanh của doanh nghiệp, trong sáu nhân tố trên
thì nhân tố kinh doanh của doanh nghiệp lại ít ảnh hưởng rủi ro nhất đối với nhà
đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán.
- Có thể nhà đầu tư một phần đã biết những hoạt động của doanh nghiệp
thông qua các thông tin dự án sắp triển khai, hay thông qua đại hội cổ đông…
- Điều này cho thấy thông tin kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng rất
quan trọng. Doanh nghiệp cần phát huy, tăng cường cung cấp thông tin kịp thời,
tránh ảnh hưởng tới nhà đầu tư cũng là cổ đông của chính doanh nghiệp.
3.4. Giải pháp khác

H
3.4.1. Phát triển hợp đồng quyền chọn (Options) chứng khoán
- Có hai loại Options: Hợp đồng quyền chọn mua (Call options) và hợp đồng
quyền chọn bán (Put options). C
- Đây là thời điểm thích hợp để triển khai dịch vụ Options chứng khoán, vì
TE
tốc độc tăng giảm của thị TCK Việt nam khá nhanh, giá tăng giảm đột biến. Do đó
nhu cầu về Options trở nên cần thiết. Các dịch vụ Options, giảm thiểu được rủi ro
cho NĐT, vì cũng gần giống như họ đã mua bảo hiểm về giá, khi thị trường lên
nhiều, NĐT dùng dịch vụ quyền chọn bán, và khi thị trường xuống nhiều thì khách
U

hàng dùng dịch quyền chọn mua. Lý do đó mà làm cho thị trường ổn định và cân
bằng hơn.
H

- Công ty kinh doanh Options chứng khoán thu được phí của nhà đầu tư.
Còn NĐT thì cân bằng, giảm thiểu được rủi ro.
- Để triển khai hợp đồng quyền chọn tại thị trường chứng khoán Việt Nam
hiện nay cần tăng tính cạnh tranh trên TTCK, tăng tính thanh khoản. Cần tăng cung
cho hàng hoá, chú trọng đào tạo kiến thức về Options đối với các công ty chứng
khoán, cho nhà ĐT. Nhà nước cũng sớm đưa ra những quy định, hướng dẫn cụ thể
về việc sử dụng hợp đồng quyền chọn chứng khoán tại thị trường chứng khoán Việt
Nam, giúp NĐT nhanh chóng có thêm một công cụ hữu hiệu để giảm thiểu rủi ro
của mình thông qua đầu tư chứng khoán.
68

3.4.2. Sớm đưa ra quy định giảm ngày T


- Hiện nay trên TTCK Việt Nam áp dụng hình thức giao dịch T+3. Nghĩa là
nhà đầu tư mua hay bán chứng khoán thì sau ba phiên giao dịch thì chứng khoán
hay tiền mới về tài khoản, và phiên thứ 4 thì nhà đầu tư mới bán được cổ phiếu đã
mua cách đây 3 phiên. Ngược lại người bán chứng khoán thì sau 3 phiên tiền mới
về tài khoản nhà đầu tư, và phiên thứ 4 mới có thể mua hay rút tiền ra được.
- Điều này thì thuận lợi cho các công ty chứng khoán, trong thời gian T+3
các công ty tính toán tiền bạc, chứng khoán và nếu có sai sót đối với nhà đầu tư thì
sửa sai… Tuy nhiên đối với nhà đầu tư thì rủi ro cho họ. Ví dụ khi họ bán chứng
khoán hôm thứ 2 thì chứng khoán tăng, họ muốn mua lại chứng khoán đó… Thì

H
chưa được vì tiền chưa về… Chờ tới 3 phiên sau chứng khoán đó nếu tăng liên tục
thì đã tăng 15% (mỗi ngày 5%). Thì xem như tiền về tài khoản nhà đầu tư thì không

C
còn cơ hội mua lại cổ phiếu với giá nhà đầu tư mong muốn.
Do đó đưa ra quy định giảm ngày T, cũng là cách làm tăng thanh khoản cho
TE
thị trường chứng khoán .
- Trong thời gian vừa qua UBCKNN đã nghiên cứu và hứa hẹn sẽ triển khai
T+2, có nghĩa là giảm xuống một ngày… Tuy nhiên cho tới nay vẫn chưa áp dụng.
- Giảm ngày T, vòng tiền của NĐT quay nhanh hơn, điều này sẽ giúp tăng thanh
U

khoản trên TTCK. Rất nhiều nhà đầu tư đồng tình và mong đợi điều này. Hy vọng
UBCKNN sẽ triển khai sớm trong thời gian tới.
H
69

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


- Trên cơ sở lý luận của chương 1 và thực trạng thị trường và đầu tư chứng
khoán tại Việt Nam (sàn Tp.HCM), với nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro của
nhà đầu tư cá nhân trong thời gian qua.
- Từ những kết quả trên, chương này tập trung đưa ra những giải pháp phù
hợp để giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư cá nhân và phát triển thị trường chứng
khoán sàn TP.HCM. Các giải pháp gồm giải pháp vi mô, giải pháp vĩ mô, giải pháp
khác, và giải pháp cho từng nhân tố trong nghiên cứu.
- Với hy vọng đây sẽ là những giải pháp thiết thực giúp nhà đầu tư cá nhân
giảm thiểu rủi ro và thị trường chứng khoán Việt Nam (sàn Tp.HCM) hoạt động

H
một cách chuyên nghiệp, trở thành kênh huy động vốn hữu hiệu phục vụ phát triển
kinh tế xã hội của đất nước.
C
TE
U
H
70

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận
- Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời là một tất yếu khách quan, sau khi
Việt Nam mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế với thế giới, phát triển kinh tế theo
kinh tế thị trường. TTCK đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, không thể thiếu
trong sự phát triển kinh tế và xã hội. TTCK ra đời không chỉ đêm lại cơ hội đầu tư
nhiều người, mà là một kênh huy động vốn cho Chính phủ và các doanh nghiệp, và
là một môi trường kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao, và cũng ẩn chứa nhiều rủi
ro. Do đó, bên cạnh sự hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán thì việc
nghiên cứu và hạn chế rủi ro cho các nhà kinh doanh chứng khoán là một yêu cầu

H
cần thiết.
- Chương 1 trình bày cơ sở lý luận, khái quát về chứng khoán, thị trường
C
chứng, thị trường OTC, thị trường chứng khoán tập trung, và các lý thuyết về rủi ro.
Giới thiệu phần mềm SPSS. Mục đích là đem lại cái nhìn tổng quan về thị trường
TE
chứng khoán và cơ sở lý luận của nghiên cứu, là những vấn đề nền tảng để đi sâu
vào nghiên cứu ở các chương tiếp theo.
- Chương 2 trình bày và phân tích thực trạng thị trường chứng khoán Việt
U

Nam (sàn Tp. HCM), những thành tựu đạt được, những mặt còn hạn chế và phân
tích rủi ro của nhà đầu tư cá nhân gặp phải trong đầu tư chứng khoán, qua đó đánh
H

giá những rủi ro của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán, và dùng phần
mềm SPSS phân tích nhân tố ảnh hưởng rủi ro của nhà đầu tư cá nhân.
Chương 3 trên cơ sở kiến thức chung chương 1 và thực trạng những rủi ro
tìm ẩn của thị trường chứng khoán. Chương này đưa ra những giải pháp cụ thể. Vì
rủi ro cho nhà đầu tư là một tổng hợp các rủi ro, nên cần có sự đồng bộ các giải
pháp và các bộ phận liện quan. Đề ra bốn nhóm giải pháp: Giải pháp Vĩ mô, giải
pháp vi mô, giải pháp cho từng nhân tố, và giải pháp khác.
Giải pháp Vĩ mô đưa ra nhằm ổn định thị trường. Đồng thời đưa ra giải pháp
tầm vi mô, trong đó đưa ra giải pháp cụ thể cho nhà đầu tư cá nhân, với công ty
chứng khoán…Giải pháp cho từng nhân tố, sau khi nghiên cứu tìm ra mức độ ảnh
71

hưởng rủi ro của từng nhân tố tới nhà đầu tư cá nhân. Cuối cùng là giải pháp khác
như: Cần đưa ra ứng dụng quyền chọn Options, rút ngắn ngày T. Tất cả các giải
pháp nhằm giúp nhà đầu tư cá nhân đầu tư có hiệu quả hơn, cũng như để TTCK
Việt Nam phát triển ổn định và bền vững.
2. Kiến nghị
1. UBCKNN cần áp dụng hợp đồng quyền chọn (Options) chứng khoán, có công cụ
cho nhà đầu tư giảm rủi ro, giúp thị trường phát triển ổn định.
2. UBCNNN cần sớm đưa ra quy định giảm ngày T, giúp quay nhanh vòng vốn trên
thị trường, cũng là một hình thức gián tiếp cải thiện tính thanh khoản.
3. Các cơ quan quản lý và giám sát TTCK cần có biện pháp mạnh trong quản lý

H
doanh nghiệp, về minh bạch thông tin, để nhà đầu tư có những thông tin chính xác
và nhanh chóng, cũng như tạo ra những cơ hội công bằng trong kinh doanh.

C
TE
U
H
TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng Việt:


1. TS. Đào Lê Minh (2002),“Những vấn đề căn bản về chứng khoán và thị trường
chứng khoán“ NXB Chính trị quốc gia.
2. TS. Lý Vinh Quang (2006),“Chứng khoán và phân tích đầu tư chứng khoán“
NXB Thống kê.
3. TS. Đào Lê Minh (2003), “Phân tích và đầu tư chứng khoán“ NXB Chính trị
quốc gia.
4. PGS. TS. Bùi Kim Yến (2007),“Phân tích và đầu tư chứng khoán“ NXB Thống

H
kê.
5. Mạnh Yên (2007), “Hạn chế những rủi ro trong đầu tư kinh doanh chứng khoán“
NXB Lao động xã hội. C
6. Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Thị Anh Thư (2007),“Đầu tư chứng khoán“ NXB
TE
Lao động xã hội.
7. Vũ Ngọc Hiền (2000), “Phòng tránh rủi ro trong đầu tư chứng khoán“ NXB
Thanh Niên.
U

8. TS. Nguyễn Quang Thu (2005),“Quản trị tài chính căn bản“ NXB Thống kê.
9. PGS. TS. Trần Hoàng Ngân, TS. Nguyễn Ninh Kiều (2007), “Thanh toán“ NXB
H

Thống kê.
10. Nguyễn Bảo Hoa (2007),“Đầu tư chứng khoán nhất định thành công“ NXB Lao
động xã hội

B. Tài liệu tiếng Anh:


1. Frank Fabozzi & Fronco Modigliani & Jones (2010), Foundations of Finamcial
Markets And Institutions, Prentice Hall, New York.
2. Brealey Myers (2003), Principles of Corporate Finance, Irwin McGraw - Hill.
C. Các báo và trang Web
1. http://fpts.com.vn/user/chart/
2. www.cophieu68.com
3. http://priceboard.fpts.com.vn/ho4/?s=34&language=
4. http://cafef.vn/hose/TDW-cong-ty-co-phan-cap-nuoc-thu-duc.chn
5. http://cafef.vn/hose/IDI-cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-da-quoc-gia-idi.chn
6.http://cafef.vn/hose/STG-cong-ty-co-phan-kho-van-mien-nam.chn
7. http://cafef.vn/hose/TS4-cong-ty-co-phan-thuy-san-so-4.chn
8. http://cafef.vn/hose/BTP-cong-ty-co-phan-nhiet-dien-ba-ria.chn
9. http://cafef.vn/hose/CSM-cong-ty-co-phan-cong-nghiep-cao-su-mien-nam.chn ...

H
C
TE
U
H
PHỤ LỤC 1: NỘI DUNG KHẢO SÁT
BẢNG CÂU HỎI

TÊN ĐỀ TÀI: KHẮC PHỤC RỦI RO CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TẠI
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (SÀN GIAO DỊCH TP.HCM)

Người nghiên cứu: Phan Văn Tân

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

+ Những nhân tố tác động đến rủi ro đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân.
+ Đề xuất giải pháp: Minh bạch thông tin và tăng chất lượng thông tin để thị trường
hoạt động an toàn hơn.

H
KHẢO SÁT NÀY GIÚP TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI SAU:

- Chiến lược đầu tư của nhà đầu tư cá nhân (đại bộ phận) là gì?
C
- Có phải tâm lý bầy đàn chi phối hành vi nhà đầu tư cá nhân không?
- Các nhân tố chính nào ảnh hưởng tới rủi ro của nhà đầu tư cá nhân là gì?
TE
Bản khảo sát này đơn thuần phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Kết quả khảo sát
được báo cáo tổng hợp nên mọi thông tin về người trả lời hoàn tàn được bảo mật.

Rất mong nhận được sự hổ trợ từ quý nhà đầu tư


U
H
BẢNG CÂU HỎI

PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG

Câu 1.Anh/chị là nhà đầu tư:  Cá nhân


 Tổ chức (công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công
ty bảo hiểm…)
Câu 2.Anh/chị thuộc nhóm độ tuổi nào dưới đây:
 < 25 tuổi  25 - 35 tuổi  35 – 55 tuổi  > 45 tuổi
Câu 3. Anh/chị vui lòng cho biết giới tính của mình:  Nam  Nữ
Câu 4.Anh/chị thường đầu tư bao nhiêu loại cổ phiếu? (chọn vào môt ô phù
hợp)
 từ 1-4 loại cổ phiếu  từ 5-8 loại cổ phiếu
 từ 9-12 loại cổ phiếu  từ 13- 16 loại cổ phiếu
 trên 17 loại cổ phiếu

H
Câu 5.Anh/chị thường đầu tư cổ phiếu bao nhiêu ngành nghề (lĩnh vực)? (chọn
vào môt ô phù hợp)
 1 đến 2 lĩnh vực  3 đến 4 lĩnh vực
 5 đến 6 lĩnh vực
 Trên 9 lĩnh vực
C  7 đến 8 lĩnh vực

Câu 6. Vốn đầu tư của anh/chị vào khoảng bao nhiêu? (chọn vào môt ô phù
TE
hợp)
 Dưới 100 triệu  Từ 100 – 500 triệu
 Từ 500 triệu -1 tỷ  Trên 1 tỷ
Câu 7. Chiến lược đầu tư của anh/chị là? (chọn vào môt ô phù hợp)
 Mua , bán ngắn hạn( lướt sóng)  Mua dài hạn (nắm giữ)
U

 Hổn hợp ( ngắn hạn và dài hạn)


Câu 8. Lợi nhuận trung bình của anh/chị hằng năm, lời hay lỗ, bao nhiêu phần
trăm? (chọn vào môt ô phù hợp)
H

 Lỗ hơn 10%  Lỗ dưới 10%


 Lãi dưới 10%  Lãi từ 10-20%
 Lãi hơn 20%

PHẦN II: TÂM LÝ BẦY ĐÀN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ

Câu 9. Anh/chị có đặt lệnh mua (bán) chứng khoán, khi trên bảng điện tử xuất hiện
hàng loạt lệnh mua (bán) đối với cổ phiếu mà anh chị đang nắm giữ không, dù
không có thông tin gì mới về cổ phiếu đó xuất hiện trên thị trường?
1. Có
2. Không
Câu 10. Anh/chị làm gì, khi Vn-Index và cổ phiếu bluchip liện tục giảm giá , trong
khi cổ phiếu của anh/chị giữ tăng giá và thông tin thuận lợi về cổ phiếu( như vượt
kế hoạch…)?
1. bán cổ phiếu đang nắm giữ vì sớm , muộn gì cũng giảm giá theo cổ phiếu
blue chips
2. Khôngbán, vì cổ phiếu đang nắm giữ rất tiềm năng.
Câu 11. Anh/ chị có mua cổ phiếu một công ty không, khi không hiểu biết rõ về
công ty đó, nhưng trong những phiên gần đây, cổ phiếu này tăng giá rất nhanh và
theo nhiều người sẽ còn tăng nữa?
1. Có
2. Tìm hiểu thông tin rồi quyết định sau
3. Không
PHẦN III THÔNG TIN TÌM NHÂN TỐ RỦI RO

Câu 12. Các nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến rủi ro trong đầu tư chứng khoán

H
của anh/chị?
Xin vui lòng xếp hạng theo mức độ ảnh hưởng từ 1-5: 1 hoàn toàn không ảnh
hưởng; 5:ảnh hưởng rất mạnh. Xin chọn (khoanh tròn) một trong 5.

Mã hóa
C Hoàn Không
toàn ảnh
Bình
thường
Ảnh Ảnh
hưởng hưởng
TE
không hưởng rất
ảnh mạnh
hưởng
Thị trường
c12.1 1. Rủi ro do thanh khoản 1 2 3 4 5
U

giảm
c12.2 2. Mua bán nội gián 1 2 3 4 5
3. Tạo cung cầu giả tạo 1 2 3 4 5
H

c12.3
c12.4 4. Đội lái 1 2 3 4 5
c12.5 5. Bán khống 1 2 3 4 5
Thông tin
c12.6 6. Rủi ro do thiếu thông tin 1 2 3 4 5
c12.7 7. Các chỉ số kinh tế vĩ mô 1 2 3 4 5
hiện tại(Lạm phát, lãi suất,
GDP…)
c12.8 8. Tin đồn 1 2 3 4 5
c12.9 9. Công bố thông tin tùy 1 2 3 4 5
tiện
c12.10 10. Các phát biểu của 1 2 3 4 5
thành viên Chính phủ về
kinh tế hay TTC
Kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp
c12.11 11. Rủi ro về tài chính của 1 2 3 4 5
doanh nghiệp
c12.12 12. Rủi ro về quản lý kinh 1 2 3 4 5
doanh
c12.13 13. Lợi nhuận, EPS dự 1 2 3 4 5
kiến năm tới thấp
c12.14 14. Phát hành cổ phiếu 1 2 3 4 5
nhiều làm loãn cp
Pháp luật
c12.15 15. Đánh thuế vào người 1 2 3 4 5
bán cổ phiếu
c12.16 16. Không cho nhà đầu tư 1 2 3 4 5
vay

H
c12.17 17. Tăng giảm biên độ 1 2 3 4 5
giao dịch
c12.18 18. Tăng thêm phiên giao 1 2 3 4 5

c12.19
dịch

Khách quan
C
19. Rủi ro do kiểm toán 1 2 3 4 5
TE
c12.20 20. Thiên tai, hỏa hoạn, lũ 1 2 3 4 5
lụt
c12.21 21. Bất ổn chính trị trên 1 2 3 4 5
thế giới (chiến tranh…)
c12.22 22. Thị trường thế giới 1 2 3 4 5
U

tăng hay giảm


c12.23 23. Rủi ro do nhà đầu tư 1 2 3 4 5
thiếu kiến thức
H

Vĩ mô
c12.24 24. Giá xăng dầu tăng 1 2 3 4 5
c12.25 25. Giá điện, nước tăng 1 2 3 4 5
c12.26 26. Chính trị xã hội 1 2 3 4 5
c12.27 27. Rủi ro do tỷ giá thay 1 2 3 4 5
đổi
c12.28 28. Rủi ro do kinh tế vĩ mô 1 2 3 4 5

Một vài thông tin cá nhân của nhà đầu tư:


Họ và tên:…………………………….Nghề nghiệp:…………………………….
Địa chỉ ( nhà hoặc cơ quan):………………………………………………………...
Điện thoại: ……………………………..Email( nếu có):……………………….
PHỤ LỤC 2: TẦNG SỐ KHẢO SÁT THÔNG TIN NHÀ ĐẦU

Do tuoi nha dau tu tren thi truong


Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Tu 18 den 30 39 23.1 23.1 23.1
Tu 30 den 40 67 39.6 39.6 62.7
Tu 40 den 50 49 29.0 29.0 91.7

H
Tren 50 14 8.3 8.3 100.0
Total 169 100.0 100.0
C
So chung khoan nam giu
TE
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid 1-4 Co phieu 94 55.6 55.6 55.6
5-8 Co phieu 62 36.7 36.7 92.3
U

9-12 Co phieu 9 5.3 5.3 97.6


H

13-16 Co
3 1.8 1.8 99.4
phieu
Tren 17 co
1 .6 .6 100.0
phieu
Total 169 100.0 100.0
So linh vuc dau tu
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid 1-2 linh vuc 46 27.2 27.2 27.2
3-4 linh vuc 87 51.5 51.5 78.7
5-6 linh vuc 33 19.5 19.5 98.2
7-8 linh vuc 2 1.2 1.2 99.4
Tren 9 linh vuc 1 .6 .6 100.0
Total 169 100.0 100.0

H
C Von dau tu
TE
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Duoi 100 trieu 59 34.9 34.9 34.9
100-500 trieu 79 46.7 46.7 81.7
500 trieu -1ty 25 14.8 14.8 96.4
U

Tren 1 ty 6 3.6 3.6 100.0


H

Total 169 100.0 100.0


Chien luoc dau tu
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Ngan han 88 52.1 52.1 52.1
Hon hop 46 27.2 27.2 79.3
Dai han 35 20.7 20.7 100.0
Total 169 100.0 100.0

Ty suat sinh loi trung binh

H
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Lo hon -10% 15 8.9 8.9 8.9
Lo tu -10% den 0 C 21 12.4 12.4 21.3
TE
Tu 0 den 10% 36 21.3 21.3 42.6
Tu 10 den 20% 72 42.6 42.6 85.2
Lon hon 20% 25 14.8 14.8 100.0
U

Total 169 100.0 100.0


H
PHỤ LỤC 3: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ
Phân tích nhân tố lần 1( 28 biến):

+ Sig < 0,05 và KMO = 0,847 > 0,6 là đủ điều kiện

KMO and Bartlett's Testa


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
.847
Adequacy.
Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 2.164E3
Sphericity df 378
Sig. .000
a. Based on correlations

H
+ Loại biến c12.10 và c12.
C
Rotated Component Matrixa
Component
TE
1 2 3 4 5 6
c12.1 .564
c12.2 .751
c12.3 .683
U

c12.4 .782
c12.5 .519 .580
H

c12.6 .591
c12.7 .542
c12.8 .676
c12.9 .677
c12.10
c12.11 .665
c12.12 .682
c12.13 .789
c12.14 .559
c12.15 .692
c12.16 .611
c12.17 .630
c12.18 .528
c12.19 .638
c12.20 .667
c12.21 .799
c12.22 .751
c12.23 .630
c12.24
c12.25 .612
c12.26 .789
c12.27 .664

H
c12.28 .738
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser
Normalization. C
a. Rotation converged in 9 iterations.
TE
U
H
PHỤ LỤC 4: Total Variance Explained
Phân tích nhân tố lần 2: 26 biến (sau khi loại 2 biến)

+ Sig < 0,05 và KMO = 0,83 > 0,6 là đủ điều kiện


KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
.830
Adequacy.
Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 1.947E3
Sphericity df 325
Sig. .000

H
+ Bảng Total variance Explained . Rút ra được số nhân tố => có 6 nhân tố.
Total Variance Explained
C
o
m
Initial Eigenvalues C Extraction Sums of
Squared Loadings
Rotation Sums of Squared
Loadings
TE
po
ne % of Cumulati % of Cumula % of Cumulati
nt Total Variance ve % Total Variance tive % Total Variance ve %
1 7.630 29.348 29.348 7.630 29.348 29.348 3.076 11.829 11.829
2 2.288 8.800 38.148 2.288 8.800 38.148 2.962 11.392 23.221
U

3 2.095 8.059 46.207 2.095 8.059 46.207 2.809 10.803 34.024


4 1.561 6.002 52.210 1.561 6.002 52.210 2.697 10.374 44.398
H

5 1.225 4.712 56.922 1.225 4.712 56.922 2.192 8.429 52.827


6 1.085 4.173 61.095 1.085 4.173 61.095 2.150 8.268 61.095
7 .945 3.636 64.731
8 .875 3.365 68.095
9 .860 3.308 71.403
10 .828 3.186 74.590
11 .711 2.734 77.323
12 .695 2.674 79.997
13 .648 2.494 82.491
14 .601 2.313 84.804
15 .522 2.006 86.810
16 .515 1.982 88.791
17 .463 1.782 90.573
18 .423 1.628 92.201
19 .373 1.435 93.636
20 .354 1.362 94.997
21 .302 1.160 96.157
22 .269 1.033 97.190
23 .225 .863 98.053
24 .210 .807 98.861
25 .189 .727 99.588
26 .107 .412 100.000

H
Extraction Method: Principal
Component Analysis.

C
TE
U
H
PHỤ LỤC 5: KIỂM TRA ĐỘ TIN CẬY TỪNG NHÂN TỐ
• Nhân tố 1: c12.1; c12.2; c12.3; c12.4; c12.5
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.753 5

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected
if Item Variance if Item-Total
Deleted Item Deleted Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted
c12.1 16.26 7.265 .436 .741

H
c12.2 16.56 5.926 .601 .680
c12.3 16.52 6.608 .456 .730
c12.4
c12.5
16.75
16.94
C
5.405
5.235
.619
.535
.669
.713
TE
Các hệ tương quan từng thuộc tính với tổng thể >0.3 và hệ số Alpha đều nhỏ hơn
alpha nhân tố <0.753 .
• Nhân tố 2 : c12.6; c12.7; c1213; c12.14
Reliability Statistics
Cronbach's N of
U

Alpha Items
.767 4
H

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected
if Item Variance if Item-Total
Deleted Item Deleted Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted
c12.6 11.36 4.516 .569 .711
c12.7 11.43 4.306 .618 .684
c12.13 11.59 4.267 .515 .743
c12.14 11.65 4.407 .574 .707
Các hệ tương quan từng thuộc tính với tổng thể >0.3 và hệ số Alpha đều nhỏ hơn
alpha nhân tố < 0.767 .
• Nhân tố 3: c12.8; c12.9; c12.11; c12.12
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.724 4

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected
if Item Variance if Item-Total
Deleted Item Deleted Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted
c12.8 10.94 3.306 .502 .687
c12.9 10.78 4.163 .486 .679
c12.11 10.72 4.107 .528 .658

H
c12.12 11.05 3.872 .572 .630
Các hệ tương quan từng thuộc tính với tổng thể >0.3 và hệ số Alpha đều nhỏ hơn
alpha nhân tố <0.724 .
C
• Nhân tố 4: c12.15; c12.16; c12.17; c12.18; c12.19
Reliability Statistics
TE
Cronbach's N of
Alpha Items
.807 5
U

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected
if Item Variance if Item-Total
H

Deleted Item Deleted Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted


c12.15 14.93 5.621 .592 .770
c12.16 14.85 5.972 .546 .784
c12.17 15.27 5.685 .618 .762
c12.18 15.20 5.495 .621 .761
c12.19 14.85 6.048 .592 .771
Các hệ tương quan từng thuộc tính với tổng thể >0.3 và hệ số Alpha đều nhỏ hơn
alpha nhân tố <0.807 .

• Nhân tố 5 : c12.20;c12.21;c12.22;c12.23
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.870 4

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected
if Item Variance if Item-Total
Deleted Item Deleted Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted
c12.20 11.30 5.200 .694 .844
c12.21 11.60 4.753 .806 .799
c12.22 11.40 4.765 .826 .791
c12.23 11.34 5.356 .578 .891

H
Các hệ tương quan từng thuộc tính với tổng thể >0.3 và hệ số Alpha đều nhỏ hơn
alpha nhân tố <0.870.Có c12.23 có hệ số Alpha =0.891> 0.87 , nhưng hệ số tương

C
quan 0.578 > 0.3 , nên có thể chấp nhận được.
• Nhân tố 6: B6 có c12.25; 12.26; c12.27; c12.28
TE
Reliability Statistics
Cronbach's N of
Alpha Items
.673 4
U

Item-Total Statistics
Scale Mean Scale Corrected
H

if Item Variance if Item-Total


Deleted Item Deleted Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted
c12.25 11.28 3.216 .373 .663
c12.26 11.21 2.919 .525 .558
c12.27 11.08 3.374 .408 .636
c12.28 11.49 3.025 .522 .562
Các hệ tương quan từng thuộc tính với tổng thể >0.3 và hệ số Alpha đều nhỏ hơn
alpha nhân tố <0.673 .
Nên các nhân tố phù hợp.
PHỤ LỤC 6: TÍNH GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH TỪNG NHÂN TỐ
• Nhân tố 1: B1 có c12.1; c12.2; c12.3; c12.4; c12.5
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
c12.1 169 3 5 4.50 .579
c12.2 169 2 5 4.20 .811
c12.3 169 2 5 4.24 .758
c12.4 169 1 5 4.01 .932
c12.5 169 1 5 3.82 1.062

H
Valid N (listwise) 169 4.154 0.8284

C
Mean: Dựa vào thang đo 3,8...4,5 gần 4 nên ảnh hưởng
• Nhân tố 2: B2 có c12.6; c12.7; c1213; c12.14;
TE
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
c12.6 169 1 5 3.99 .831
U

c12.7 169 2 5 3.91 .851


c12.13 169 1 5 3.75 .956
H

c12.14 169 1 5 3.69 .859

Valid N (listwise) 169 3.835 0.86875


Mean: Dựa vào thang đo 3,69...3,99 gần 4 nên ảnh hưởng
• Nhân tố 3 : B3 có c12.8; c12.9; c12.11; c12.12
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
c12.8 169 1 5 3.56 1.040
c12.9 169 2 5 3.72 .771
c12.11 169 2 5 3.78 .754
c12.12 169 2 5 3.44 .793

Valid N (listwise) 169 3.625 0.8395

H
Mean: Dựa vào thang đo 3,44...3,78 gần 4 nên ảnh hưởng

C
• Nhân tố 4: B4 có c12.15; c12.16; c12.17; c12.18; c12.19;
Descriptive Statistics
TE
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
c12.15 169 2 5 3.84 .819
c12.16 169 2 5 3.92 .764
U

c12.17 169 2 5 3.51 .780


H

c12.18 169 2 5 3.57 .829


c12.19 169 2 5 3.93 .704

Valid N (listwise) 169 3.754 0.7792


Mean: Dựa vào thang đo 3,51...3,93 gần 4 nên ảnh hưởng
• Nhân tố 5: B5 có c12.20; c12.21; c12.22; c12.23;
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
c12.21 169 2 5 3.61 .867
c12.22 169 2 5 3.82 .850
c12.23 169 2 5 3.88 .894
c12.20 169 2 5 3.91 .837
Valid N (listwise) 169 3.805 0.862
Mean: Dựa vào thang đo 3,61...3,91 gần 4 nên ảnh hưởng

H
• Nhân tố 6 : B6 có c12.25; 12.26; c12.27; c12.28;
Descriptive Statistics
N C
Minimum Maximum Mean Std. Deviation
TE
c12.25 169 1 5 3.74 .833
c12.26 169 2 5 3.81 .809
c12.27 169 1 5 3.94 .738
U

c12.28 169 2 5 3.53 .772


Valid N (listwise) 169 3.755 0.788
H

Cột Mean: Dựa vào thang đo 3,53...3,94 gần 4 nên ảnh hưởng
Std. Devition/ mean < 0.5 thì phù hợp. (nếu lớn hơn 0,5 thì loại).
PHỤ LỤC 7: KHỐI LƯỢNG VÀ GIÁ TRỊ GIAO DỊCH TRÊN
CÁC SÀN CHỨNG KHOÁN
• Khối lượng giao dịch sàn UPCOM
Bảng Khối lượng và giá trị giao dịch sàn UPCOM
Số thứ tự Ngày giao dịch Tổng giáo trị giao Tổng khối lượng giao
dịch dịch
(đồng) (cổ phiếu)
1 07/03/2012 1.456.350.000 247.640
2 06/03/2012 4.144.130.000 645.400

H
3 05/03/2012 2.415.783.600 378.270
4 02/03/2012 2.711.620.000 438.600
5
6
01/03/2012
29/02/2012
C1.550.008.000
753.988.000
260.560
216.800
TE
7 28/02/2012 153.082.299.500 3.532.740
8 27/02/2012 200.679.050.000 4.168.110
9 24/02/2012 195.995.890.000 4.142.380
Trung bình 42.932.535.340 1.558.944,44
U

Nguồn tổng hợp từ: www.fpts.com.vn


H
• Khối lượng giao dịch sàn Hà nội
Bảng Khối lượng và giá trị giao dịch sàn Hà Nội
Số thứ tự Ngày giao dịch Tổng giáo trị giao Tổng khối lượng giao
dịch dịch
(đồng) (cổ phiếu)
1 07/03/2012 1.054.207.080.000 118.104.520
2 06/03/2012 1.652.588.607.900 183.119.070
3 05/03/2012 479.342.770.100 40.050.650
4 02/03/2012 704.293.499.000 73.839.800
5 01/03/2012 587.380.420.000 64.349.600

H
6 29/02/2012 691.551.098.400 84.446.670
7 28/02/2012 1.020.027.859.500 135.744.040
8
9
27/02/2012
24/02/2012
C682.422.417.000
109.297.005.000
74.785.890
86.233.910
TE
Trung bình 775.678.972.800 95.630.461.11
Nguồn tổng hợp từ: www.fpts.com.vn
U
H
• Khối lượng giao dịch sàn Tp.HCM
Bảng Khối lượng và giá trị giao dịch sàn TP.HCM
Số thứ tự Ngày giao dịch Tổng giáo trị giao Tổng khối lượng
dịch (đồng) giao dịch (cổ
phiếu)
1 07/03/2012 1.428.227.000.000 101.251.720
2 06/03/2012 2.163.995.000.000 154.491.420
3 05/03/2012 1.981.736.000.000 103.336.380
4 02/03/2012 1.244.278.000.000 81.704.230
5 01/03/2012 1.531.883.000.000 89.534.780

H
6 29/02/2012 2.300.807.000.000 125.979.180
7 28/02/2012 1.726.360.000.000 121.715.830
8
9
27/02/2012
24/02/2012
C 931.137.000.000
1.117.297.000.000
65.366.160
78.557.360
TE
Trung bình 1.602.857.778.000 102.434.117,8
Nguồn tổng hợp từ: www.fpts.com.vn
U
H
LUẬN VĂN THẠC SĨ

H
C
KHẮC PHỤC RỦI RO CỦA NHÀ ĐẦU TƯ

TE
CÁ NHÂN TẠI THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM (SÀN TP.HCM)
U
H
HDKH: TS. L ại Tiến Dĩnh
HVTH: Phan Văn Tân
Kết Cấu Luận Văn

H
Lời mở đầu

C
2 Cơ sở lý luận

3
TE
Thực trạng thị trường và đầu tư chứng khoán
U
H
4 Giải pháp

5 Kết luận và kiến nghị


Lời Mở Đầu

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu

H
Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất các giải

C
Mục tiêu nghiên cứu
pháp hạn chế rủi
Xác định mức độ

TE
tác động của các ro cho nhà đầu tư
Xác định các cá nhân và phát
nhân tố ảnh nhân tố ảnh hưởng
U
đến rủi ro của triển thị trường ổn
hưởng đến rủi ro định.
H
của nhà đầu tư nhà đầu tư cá
cá nhân trên nhân trên TTCK.
TTCK.
Chương 1. Cơ Sở Lý Luận

1.1. Đầu tư chứng khoán: Mục đích và đặc


điểm đầu tư, nhà đầu tư cá nhân.

H
1.2. Chứng khoán: Cổ Phiếu,Trái phiếu.

C
TE
1.3. Thị trường chứng khoán: Thị trường
tập trung, và thị trường OTC.
U
H
1.4. Rủi ro trong đầu tư chứng khoán: Rủi
ro hệ thống, rủi ro phi hệ thống
Chương 2. Thực Trạng Thị Trường và Đầu Tư
Chứng Khoán Tại Việt Nam (sàn TP.HCM)
2.1. Diễn biến thị trường 2000 - 2011
2.2. Rủi ro của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường từ
2007 - 2011

H
- Bản thân nhà đầu tư (thiếu kiến thức)

C
- Tin đồn

TE
- Mua bán n ội gián
- Chất lượng kiểm toán
U
- Đội lái
Công b ố thông tin tùy tiện
H
-

- Pháp hành
Chương 2. Thực Trạng Thị Trường và Đầu Tư
Chứng Khoán Tại Việt Nam (sàn TP.HCM)

2.3. Kiểm định các nhân tố tác động rủi ro NĐT cá nhân
2.3.1. Thông tin nhà
đầu tư

H
C
Ngắn Hổn

TE
hạn hợp
52% 27%
U
Dài
H
hạn
21%
Hình 2.1. Chiến lược đầu tư
Chương 2. Thực Trạng Thị Trường và Đầu Tư
Chứng Khoán Tại Việt Nam (sàn TP.HCM)

2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro của nhà


đầu tư cá nhân
- Kiểm tra Cronbach’s Alpha: > 0.6 đủ độ tin cậy

H
C
- Phân tích nhân tố: Loại hai biến do KMO < 0.5

TE
- Phân tích nhân tố: Sau khi hai biến do KMO < 0.5
- Được 6 nhân tố .
U
- Kiểm định độ tin cậy từng nhân tố: Cho thấy phù hợp
H

- Tính giá trị từng nhân tố: Phương pháp trung bình
Trạng Thị Trường và Đầu Tư
Chương 2. Thực
Chứng Khoán Tại Việt Nam (sàn TP.HCM)
 Các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro của nhà đầu tư cá
nhân trên TTCK
Độ ảnh hưởng của các nhân tố tới rủi ro của NĐT

H
cá nhân trên TTCK

C
4,154
4,200
4,100

TE
4,000 3,805 3,835
3,900 3,754 3,755
3,800 3,625
U
3,700
3,600
3,500
H
3,400
3,300
Kinh Pháp luật Vĩ mô Khách Thông tin Thị
doanh quan trường

Hình 2.3. Độ ảnh hưởng của các nhân tố tới rủi ro của NĐT cá nhân trên TTCK

18/04/2012
Chương 3. Giải Pháp

1 Nhà nước:

H
- Duy trì nền kinh tế ổn định: Kiềm chế lạm phát. Giảm bội

C
chi ngân sách. Đẩy nhanh cổ phần hóa. GDP tăng ổn định

1 TE
- Chính sách tiền tệ : Ổn định tỷ giá hối đóa, lãi suất cho
U
vay, và duy trì tỷ lệ nợ công ở mức thấp…
H
Chương 3. Giải Pháp

2 Nhà đầu tư cá nhân:


- Nâng cao kiến thức: Nhà đầu tư có thể đọc báo cáo tài

H
chính, phân tích kỹ thuật, nắm bắt xu hướng thị trường, tìm

C
hiểu thông tin dự án mới, kế hoạch kinh doanh…

TE
- Xác định giá trị thật của cổ phiếu: bằng phương pháp định
giá chiết khấu dòng tiền, hiện nay có một số trang web hổ trợ
1 việc này như : cafef.vn; fpts.com.vn…
U
H
- Không mua theo đám đông, nên mua nh ững cổ phiếu có giá
trị, chưa tăng nhiều, nên quan tâm chỉ số ESP, P/E, thương
hiệu, lĩnh vực kinh doanh, lợi nhuận trong tương lai…
Chương 3. Giải Pháp

3 UBCKNN:

H
- Phát triển và áp dụng hợp đồng quyền chọn (Options)

C
chứng klhoán: Xem như một dịch vụ giúp nhà đầu tư cá nhân
có giảm thiểu rủi ro. Thị trường sẽ ổ định hơn.

1 TE
- Sớm áp dụng giảm ngày T giao dịch chứng khoán: Sẽ tăng
U
thanh khoản cho chứng khoán, cũng như giảm rủi ro cho nhà
H
đầu tư cá nhân.
Kết Luận và Kiến nghị
Kết Luận

- Đề tài nghiên cứu và phân tích các nhân tố rủi


1

H
ro, đồng thời đánh giá được mức độ ảnh hưởng

C
của các nhân tố đó đối với nhà đầu tư cá nhân
trên thị trường chứng khoán

TE
- Đề xuất các giải pháp, nhằm giúp nhà đầu tư
U
2 giảm rủi ro, cũng như góp phần cho TTCKVN
H
(sàn TP.HCM) phát triển ổn định.
Kết Luận và Kiến nghị
Kiến nghị
- UBCKNN: Nên áp dụng quyền chọn (Options) chứng
1 khoán, cho nhà đầu tư cá nhân có dịch vụ hổ trợ để giảm thiểu

H
1
rủi ro.

C
- UBCKNN: Nên giảm ngày T, giảm rủi ro cho nhà đầu tư,

TE
2
và gián tiếp làm tăng thanh khoản cho TTCK.
U
- Cơ quan quản lý và giám sát TTCK: Cần có biện pháp
H
3 mạnh trong quản lý DN về minh bạch thông tin, tạo ra những
cơ hội công bằng trong kinh doanh CK cho tất cả các NĐT.

1
Chân thành c ảm ơn thầy cô và các bạn!

H
C
TE
U
H

You might also like