You are on page 1of 11

Kiểm toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính

Kiểm toán thuế trong kiểm


toán báo cáo tài chính
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Lập kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán là khâu rất quan trọng trong mọi cuộc kiểm toán bởi đó chính là
những cơ sở để cuộc kiểm toán có thể diễn ra một cách có hiệu quả. Vì vậy, đây là yêu
cầu bắt buộc đối với tất cả các cuộc kiểm toán.

Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể

Trước hết kiểm toán cần đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. Kiểm toán viên phải
đánh giá việc chấp nhận một khách hàng mới hay tiếp tục kiểm toán cho một khách hàng
cũ có làm tăng rủi ro trong hoạt động của kiểm toán viên hay làm tổn hại đến uy tín của
Công ty kiểm toán hay không. Để làm được điều này, kiểm toán viên phải xem xét tới:

Hệ thống kiểm toán chất lượng: cần đảm bảo tính độc lập của kiểm toán viên và khả
năng phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, xem xét tới tính liêm chính của ban giám
đốc khách hàng, liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm. Để biết được thêm thông tin cần
quan tâm, kiểm toán viên cần nhận diện lí do kiểm toán của khách hàng vì điều này ảnh
hưởng tới số lượng bằng chứng cần thu nhập và mức độ chính xác của các kiểm toán
viên đưa ra trong báo cáo kiểm toán. Việc nhận diện lý do được thực hiện bằng phỏng
vấn, kinh nghiệm hoặc tìm hiểu suốt quá trình thực hiện kiểm toán.

Công ty cần lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên thích hợp. Nhóm kiểm toán phải có những
người có khả năng giám sát các nhân viên mới chưa có kinh nghiệm. Đồng thời họ cũng
là những người am hiểu về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng hoặc đã có kinh nghiệm
trong việc kiểm toán đối với khách hàng đó. Đây là vấn đề quan trọng vì chất lượng của
kiểm toán viên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc kiểm toán.

Tiếp theo, hợp đồng kiểm toán được thiết lập. Trong đó cần xác định mục tiêu, phạm vi
kiểm toán, quyền và trách nhiệm của mỗi bên, hình thức báo cáo, thời hạn thực hiện, các
điều khoản về phí kiểm toán và xử lý khi tranh chấp hợp đồng.

1/11
Kiểm toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính

Khi hợp đồng đã được ký kết, công việc lập kế hoạch kiểm toán sẽ được bắt đầu.

Thu nhập thông tin cơ sở

Kiểm toán viên phải thu thập những hiểu biết về ngành nghề kinh doanh, công việc kinh
doanh của khách hàng, hệ thống kế toán và hệ thống kiểm toán nội bộ, các bên liên quan
để đánh giá rủi ro và lên kế hoạch kiểm toán. Đây là những thông tin ban đầu giúp cho
kiểm toán viên có những hiểu biết về đơn vị được kiểm toán, từ đó có thể đưa ra những
đánh giá, nhận xét thích hợp về rủi ro, xác định mức sai sót trọng yếu của doanh nghiệp.
Việc thu thập thông tin cơ sở có thể được thực hiện bằng các cách: Tìm hiểu về ngành
nghề kinh doanh của khách hàng, các sản phẩm sản xuất kinh doanh, từ đó biết được các
đặc thù của doanh nghiệp, các chính sách pháp luật ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Riêng
đối với thuế ta có thể hiểu được các chính sách về thuế mà doanh nghiệp phải áp dụng
đối với hoạt động kinh doanh. Kiểm toán viên sẽ xem xét lại kết quả của cuộc kiểm toán
trước và hồ sơ kiểm toán chung. Qua đó kiểm toán viên có thể tìm thấy những thông tin
hữu ích về số liệu và sự biến động của chúng trên các báo cáo tài chính được kiểm toán.
Kiểm toán viên cũng thấy được những rủi ro thường gặp đối với doanh nghiệp để có thể
xác định được hướng kiểm toán hợp lý. Thông qua tham quan nhà xưởng kiểm toán viên
sẽ có những nhận định ban đầu về phong cách quản lý của Ban giám đốc, tính hệ thống
trong việc tổ chức, sắp đặt công việc. Kiểm toán viên cũng cần nhận diện được các bên
hữu quan để bước đầu dự đoán về vấn đề phát sinh với các bên hữu quan để hoạch định
kế hoạch kiểm toán thích hợp. Nếu lĩnh vực kinh doanh của đơn vị là đặc thù, kiểm toán
viên cần sử dụng đến ý kiến của các chuyên gia để đảm bảo việc kiểm toán diễn ra hiệu
quả.

Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Những thông tin này sẽ được thu thập sau khi đã thu thập thông tin cơ sở, chúng giúp
cho kiểm toán viên nắm bắt được những thông tin về mặt pháp lý ảnh hưởng đến các
mặt hoạt động kinh doanh và được thu thập thông qua quá trình tiếp xúc với Ban Giám
đốc Công ty khách hàng. Các thông tin bao gồm: Giấy phép thành lập và Điều lệ Công
ty, các Báo cáo tài chính, Báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành
hay trong vài năm trước, biên bản các cuộc họp cổ đông, hội đồng quản trị và Ban giám
đốc, cũng như các hợp đồng, cam kết quan trọng.

Thực hiện các thủ tục phân tích

Khi đã có được các thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng,
kiểm toán viên tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích đối với các thông tin đã thu thập
để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch về bản chất, thời gian và nội dung các thủ tục kiểm toán
sẽ được sử dụng cho việc lập kế hoạch kiểm toán. Kiểm toán viên thường sử dụng 2 loại
thủ tục phân tích cơ bản:

2/11
Kiểm toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính

Phân tích ngang: là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các trị số của cùng một chỉ tiêu
trên Báo cáo tài chính

Phân tích dọc: là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương quan của các chỉ
tiêu và khoản mục khác nhau trên Báo cáo tài chính

Để tìm ra các xu hướng biến động và các thay đổi có tính chất bất thường kiểm toán
viên sẽ tiến hành phân tích:

Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính:

- So sánh số liệu năm nay với số liệu năm trước trên các báo cáo tài chính, phân tích các
tỷ suất về khả năng thanh toán…

- So sánh số thuế trong kỳ (thuế đầu vào, đầu ra, được hoàn lại, phải nộp, đã nộp,…) với
số thuế năm trước để tìm ra các biến động bất thường. Tuy nhiên kiểm toán viên phải
đặt các biến động trong mối tương quan với những thay đổi của doanh thu, dịch vụ mua
vào…

- So sánh số thuế phải nộp của doanh nghiệp với các doanh nghiệp có điều kiện tương
tự (về ngành nghề, điều kiện kinh doanh…)

- So sánh các tỷ suất:


Thuế GTGT đầu ra
Doanh thu chịu thuế GTGT
,
Thuế GTGT đầu vào
Giá trị hàng mua chịu thuế GTGT
,

Thuế tiêu thụ đặc biệt


Doanh thu hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
,… với các mức thuế suất để xem có các chênh lệch bất thường không

Đánh giá trọng yếu và rủi ro

3/11
Kiểm toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính

Với những thông tin thu thập từ 3 bước trên kiểm toán viên sẽ có căn cứ để đánh giá,
nhận xét về trọng yếu và rủi ro nhằm đưa ra kế hoạch thích hợp. Đây là thủ tục phức tạp
và hết sức quan trọng ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của công việc kiểm toán.

Kiểm toán viên phải đánh giá được mức trọng yếu cho toàn bộ Báo cáo tài chính và
phân bổ mức đánh giá đó cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính. Mức ước lượng
ban đầu về tính trọng yếu chính là những sai sót có thể chấp nhận được đối với toàn bộ
Báo cáo tài chính. Kiểm toán viên cần phân bổ mức ước lượng này cho từng khoản mục
trên Báo cáo tài chính đó cũng chính là sai số có thể chấp nhận được đối với từng khoản
mục. Việc phân bổ giúp cho kiểm toán viên xác định được số lượng bằng chứng kiểm
toán thích hợp phải thu thập đối với từng khoản mục với chi phí thấp nhất có thể mà vẫn
đảm bảo tổng hợp các sai sót trên Báo cáo tài chính không vượt quá mức ước lượng ban
đầu về tính trọng yếu. Cơ sở để tiến hành phân bổ là bản chất của các khoản mục, rủi ro
tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá sơ bộ đối với khoản mục, kinh nghiệm kiểm
toán của các kiểm toán viên và chi phí kiểm toán đối với từng khoản mục.

Kiểm toán viên cần xác định được rủi ro mong muốn, rủi ro cố hữu và kiểm soát từ đó
để tính được rủi ro phát hiện.

Trong khi thực hiện đánh giá rủi ro đối với kiểm toán thuế, chúng ta cần tâm tới các sai
sót thường gặp đối với tài khoản này như sau:

- Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước thường bị ghi giảm trên Báo cáo tài chính
nhưng lại bị ghi tăng trong quá trình hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc chi phí lưu
thông.

- Một số khoản thuế thường bị phân loại sai hoặc trình bày sai lệch

- Thuế bị doanh nghiệp tính sai do áp dụng thuế suất sai một cách vô tình hoặc cố ý.

Rủi ro cụ thể đối với từng khoản thuế sẽ được trình bày trong quá trình thực hiện kiểm
toán thuế.

Lập chương trình kiểm toán

Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán, thời gian
hoàn thành và sự phân công công việc giữa các kiểm toán viên cũng như dự kiến về
những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập. Trọng tâm của chương trình
kiểm toán các thủ tục kiểm toán được thực hiện đối với bộ phận hay khoản mục được
kiểm toán.

Chương trình kiểm toán của hầu hết các cuộc kiểm toán được thiết kế thành 3 phần: trắc
nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích, trắc nghiệm trực tiếp số dư. Các thủ tục kiểm
toán ở các hình thức trắc nghiệm sẽ được kết hợp và sắp xếp lại theo một chương trình

4/11
Kiểm toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính

kiểm toán được thiết kế cho từng chu trình hoặc từng tài khoản để đáp ứng được các
mục tiêu kiểm toán của từng khoản mục. Chương trình kiểm toán thuế được thiết kế bao
gồm:

Các tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị

- Sổ cái tài khoản 333

- Sổ chi tiết của các tài khoản chi tiết 3331, 3332, … (nếu có)

- Tờ khai thuế theo mẫu của cơ quan thuế

- Biên bản quyết toán thuế các năm trước

- Các tài liệu khác liên quan

Các văn bản về thuế áp dụng riêng đối với đơn vị: quyết định về miễn, giảm thuế,…

Các chứng từ liên quan

Mục tiêu kiểm toán

Như đã trình bày ở phần trên, mục tiêu kiểm toán thuế hướng tới bao gồm: tính hiện
hữu, tính đầy đủ, tính tuân thủ, tính chính xác, tính trình bày

Các thủ tục kiểm toán áp dụng

Các thủ tục kiểm toán sẽ được kết hợp theo những trình tự nhất định để đảm bảo thoả
mãn được các mục tiêu kiểm toán.

Thực hiện kế hoạch kiểm toán

Thực hiện kế hoạch kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán
thích ứng với từng đối tượng kiểm toán cụ thể để thu nhập bằng chứng kiểm toán.

Đây là một quá trình chủ động thực hiện các kế hoạch và chương trình kiểm toán kết
hợp với khả năng của kiểm toán viên để có những kết luận xác đáng về mức độ trung
thực và hợp lý của Báo cáo tài chính.

Chương trình kiểm toán thuế đưa ra chỉ là những chỉ dẫn hướng đi cho kiểm toán viên
trong việc thực hiện kiểm toán, các kết quả đạt được còn phụ thuộc vào trình độ hiểu biết
và những xét đoán chủ quan của kiểm toán viên. Chương trình kiểm toán là sản phẩm
được lập từ những hiểu biết trước khi thực hiện kiểm toán nên nó chỉ có tính hướng dẫn,
khi bắt tay vào thực hiện công việc, kiểm toán viên sẽ bắt gặp những vấn đề mới phát

5/11
Kiểm toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính

sinh, do đó cần phải tăng cường hoặc có thể giảm bớt các thủ tục kiểm toán. Ví dụ: việc
chọn mẫu trong kiểm toán chi tiết, số mẫu có thể tính được sẽ rất nhỏ, nhưng theo xét
đoán và nhận định của kiểm toán viên, cần tập trung và mở rộng mẫu chọn, thì kiểm
toán viên sẽ tăng số mẫu kiểm toán lên để tăng cường sự phát hiện.

Chương trình kiểm toán cũng có thể sẽ phải thay đổi khi thực hiện kiểm toán nếu việc
lập chương trình đó được đánh giá là không phù hợp trong quá trình thực hiện kiểm
toán.

Các kiểm toán viên sẽ thực hiện kết hợp các thủ tục kiểm toán đối với kiểm toán thuế
như sau:

Xem xét số dư đầu kỳ

Đối chiếu số dư cuối kỳ phản ánh trên sổ sách, Báo cáo tài chính kỳ trước, với số dư đầu
kỳ phản ánh trên sổ sách, Báo cáo tài chính kỳ này.

Thu thập các biên bản quyết toán, bản xác nhận về thuế của cơ quan thuế để xác định số
thuế còn phải nộp của kỳ trước theo từng loại thuế: Thuế GTGT, thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt. Đồng thời đối chiếu với số dư đầu
kỳ trên bảng cân đối, với báo cáo kết quả kinh doanh và sổ sách của năm nay.

Nếu có sự chênh lệch thì phải điều chỉnh theo số đã được quyết toán với cơ quan thuế.

Xem xét số phát sinh trong kỳ

Lập bảng tổng hợp số phát sinh trong kỳ các khoản thuế phải nộp, đối chiếu với các năm
trước xem có biến động bất thường gì không, nếu có phải đi sâu vào tìm hiểu nguyên
nhân.

Tiếp theo thực hiện kiểm tra đối với các loại thuế:

* Thuế giá trị gia tăng:

- Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:

Kiểm toán viên thực hiện tính toán thuế GTGT đầu vào dựa trên chi phí hàng hoá dịch
vụ mua vào phân theo các loại thuế suất.

Kiểm toán viên thu nhập: Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào, các
hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của người cung cấp.

6/11
Kiểm toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính

Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán các hoá đơn theo số mẫu chọn cần thiết: Kiểm tra,
đối chiếu từ bảng kê, tài khoản kế toán tổng hợp đến các hoá đơn chứng từ theo các chỉ
tiêu giá hàng hoá mua vào chưa có thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

* Thuế GTGT đầu:

Kiểm toán viên căn cứ vào doanh thu chịu thuế GTGT đã được phân loại theo các mức
thuế suất để thực hiện tính toán lại thuế GTGT đầu ra.

Thu thập tờ khai thuế GTGT, bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá, đặc biệt bán ra, thông
báo nộp thuế GTGT và các hoá đơn bán hàng.

Kiểm toán viên kiểm toán các hoá đơn theo mẫu chọn cần thiết: kiểm toán viên tiến hành
đối chiếu các hoá đơn với việc ghi chép trên các sổ chi tiết, bảng kê chi tiết và thuế suất
áp dụng cho từng loại hàng hoá.

Tính toán số thuế phải nộp ngân sách Nhà Nước

Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Trường hợp hàng hoá mua vào dùng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch
vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì kiểm toán
viên phải kiểm tra xem đơn vị có hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào không. Nếu không
hạch toán riêng phải kiểm tra việc tính toán số thuế GTGT được khấu trừ và không được
khấu trừ tương ứng với doanh thu từng loại được thực hiện trong kỳ.

Kiểm toán viên cần kiểm tra việc hạch toán của kế toán của quy trình hạch toán thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ xem việc hạch toán có đúng theo quy định không.

- Thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Kiểm toán viên thu nhập tờ khai thuế GTGT thông báo nộp thuế và các hàng hoá bán
hàng hoá dịch vụ của người cung cấp, hoá đơn nhập khẩu, hoá đơn bán hàng của đơn vị
để xác định thuế GTGT phải nộp (kiểm toán viên kiểm toán các hoá đơn theo mẫu chọn
cần thiết)

Sau khi đối chiếu kiểm tra, tính toán giữa hoá đơn với các sổ chi tiết, các bảng kê, kiểm
toán viên xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, kiểm tra việc thực hiện chế độ kế
toán và trình tự hạch toán kế toán thuế GTGT.

* Thuế thu nhập doanh nghiệp

Kiểm toán viên sử dụng kết quả của việc kiểm toán doanh thu và chi phí để tính toán
thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ.

7/11
Kiểm toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính

Kiểm toán viên cần lập một bảng kê chi tiết các khoản phí có thể không được coi là hợp
pháp (khấu hao vượt mức quy định, tiếp khách, quảng cáo vượt mức quy định, các chi
phí không đảm bảo về mặt thủ tục và các chứng từ mà Nhà Nước quy định…). Từ kết
quả đó, kiểm toán viên trao đổi với doanh nghiệp để dự báo cho họ biết về khả năng số
phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp sẽ được cơ quan có thẩm quyền xác định
lại theo đúng quy định của Nhà Nước, và gợi ý cho doanh nghiệp số thuế dự phòng phải
nộp.

* Thuế thu nhập cá nhân:

Thu nhập mức lương bình quân và các khoản thu nhập khác của các bộ phận, xem xét
cách tính lương của đơn vị để tìm ra những người có thu nhập cao phải tính thuế thu
nhập.

Kiểm toán viên cần thu thập bảng tổng hợp phản ánh tình hình thu nộp thuế thu nhập cá
nhân, đối chiếu với sổ cái và Báo cáo tài chính.

Xem xét việc tính toán của đơn vị có phù hợp với quy định không, có tính đủ các thu
nhập phải tính thuế không.

Kiểm tra chọn mẫu một số đối tượng, tính toán lại số thuế phải nộp theo luật thuế quy
định và so sánh với số đã tính toán của đơn vị.

* Thuế tiêu thụ đặc biệt:

Dựa trên kết quả kiểm toán đối với thu nhập chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế suất thuế
tiêu thụ đối với từng loại mặt hàng, kiểm toán viên tiến hành tính toán lại số thuế phải
nộp, rồi so sánh với số đã tính của đơn vị được trình bày trên sổ cái và Báo cáo tài chính.

Kiểm toán viên thực hiện đối chiếu giữa số được ghi nhận trên sổ sách với số trên bảng
kê khai thuế để đảm bảo thuế tiêu thụ đặc biệt đã được kê khai đầy đủ đúng kỳ.

* Thuế xuất nhập khẩu:

Thu nhập các bảng kê khai thuế với cơ quan hải quan, thông báo nộp thuế của cơ quan
thuế để tính ra số thuế phải nộp.

Kiểm tra chi tiết từ các bảng kê khai tới ghi chép trên sổ sách để đảm bảo số thuế phải
nộp đã được phản ánh đầy đủ trên sổ sách kế toán.

Đối với khoản nộp đang có ý kiến tranh chấp (ý kiến khác nhau) giữa doanh nghiệp và
cơ quan quản lý Nhà Nước thì phải nghiên cứu kỹ, nắm vững các quy định của Nhà
Nước, ý kiến của doanh nghiệp, của cơ quan Nhà Nước để làm rõ đúng sai và có ý kiến
tư vấn cho doanh nghiệp và cơ quan Nhà Nước trực tiếp quản lý và biện pháp giải quyết.

8/11
Kiểm toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính

Xem xét số đã nộp Nhà Nước trong kỳ báo cáo

Lập bảng kê chi tiết các khoản đã nộp về thuế trong kỳ báo cáo

Đối chiếu số liệu giữa sổ sách kế toán (số đã được kiểm tra) với số liệu trên Báo cáo tài
chính để xem có chênh lệch không, nếu có cần tìm nguyên nhân.

Đối chiếu số liệu trên với số đã nộp trên biên bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế.

Thực hiện việc kiểm tra chi tiết nộp tiền: đối chiếu kiểm tra ghi chép sổ sách với chứng
từ kế toán (phiếu chi, uỷ nhiệm chi, giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà Nước), nhằm xác
định xem việc ghi chép có đầy đủ, chính xác và có chứng từ hợp lệ chứng minh không.

Xem xét việc nộp thuế có đúng thời hạn theo quy định không

Xem xét số còn phải nộp tại thời điểm cuối kỳ

Nếu việc kiểm toán số phải nộp phát sinh trong kỳ, số đã thực hiện trong kỳ đã được
đảm bảo được yêu cầu đúng đắn, chính xác thì công việc còn lại cần làm là chỉ kiểm tra
việc tính toán, cân đối giữa số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ để xác định được đúng
số còn phải nộp tại thời điểm cuối kỳ.

Sau khi đã thực hiện những thủ tục kiểm toán cần thiết, kiểm toán viên sẽ có được những
chênh lệch đối với những thông tin do khách hàng cung cấp hoặc phát hiện. Từ đó tổng
hợp, tìm nguyên nhân và đưa ra hướng xử lý thích hợp.

Kết thúc kiểm toán

Với các kết quả thu được từ kiểm toán thuế, kiểm toán viên sẽ đưa kết quả và bằng
chứng vào hồ sơ kiểm toán, cùng với kết quả của các phần hành khác để hình thành nên
các kết luận trong Báo cáo kiểm toán.

Trước khi đưa ra Báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên cần thực hiện một số thử nghiệm
bổ sung có tính chất tổng quát:

Xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến: đây là các khoản công nợ mà cho đến thời
điểm khoá sổ vẫn chưa thể xác định là có chắc chắn xảy ra không và số tiền là bao nhiêu,
ví dụ: các sự kiện chưa xét xử lý do vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của tranh chấp.
nợ này, kiểm toán viên cần trao đổi với các nhà quản lý, yêu cầu họ cung cấp thư giải
trình là đã công bố đầy đủ các khoản công nợ ngoài dự kiến, phỏng vấn các luật sư, xem
xét các biên bản họp giám đốc, hội đồng quản trị.

Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ: có hai loại sự kiện xảy ra là các
sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến Báo cáo tài chính đòi hỏi phải điều chỉnh Báo cáo tài

9/11
Kiểm toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính

chính là sự kiện không ảnh hưởng trực tiếp đến Báo cáo tài chính nhưng cần phải công
bố trên Thuyết minh báo cáo tài chính. Kiểm toán viên cần thực hiện: kiểm tra toàn bộ
các nghiệp vụ xảy ra tại thời điểm giao của các kỳ quyết toán, xem xét các biện pháp nhà
quản lý áp dụng để đảm bảo mọi sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ đều được xác
minh, đọc và so sánh các Báo cáo tài chính định kỳ gần nhất của doanh nghiệp, phỏng
vấn các luật sư…

Xem xét về giả định hoạt động liên tục: khi kiểm toán nhất là khi đánh giá kết quả công
việc, kiểm toán viên cần đề phỏng khả năng giả định hoạt động liên tục không được thực
hiện, khả năng này có thể xảy ra, kiểm toán viên cần thực hiện những thủ tục cần thiết
nhằm thu thập bằng chứng để đảm bảo giả định này sẽ không bị vi phạm (trong vòng 12
tháng kể từ ngày ký Báo cáo). Nếu vẫn còn nghi vấn, kiểm toán viên sẽ phải xem xét
đến Thuyết minh báo cáo tài chính để đưa ra từng loại ý kiến trong Báo cáo kiểm toán.
Khi cần thiết, kiểm toán viên cần nêu rõ giả định hoạt động liên tục của doanh nghiệp là
không đúng đắn, chính sự công bố này giúp kiểm toán viên hạn chế được trách nhiệm
pháp lý.

Cuối cùng, kiểm toán viên thực hiện đánh giá tổng quát lại các kết quả thu thập được:

Kiểm toán viên sẽ áp dụng thủ tục phân tích để đánh giá tính đồng bộ và xác thực của
các thông tin tài chính thu thập được giúp kiểm toán viên đưa ra kết luận tổng quát về
tính trung thực hợp lý của toàn bộ Báo cáo tài chính, đồng thời đưa vào đó cũng chỉ ra
những điểm yêu cầu kiểm toán viên phải thực hiện công việc kiểm toán bổ sung.

Đánh giá sự đầy đủ của các bằng chứng kiểm toán: kiểm toán viên cần rà soát lại các
kết luận kiểm toán, các bằng chứng kiểm toán đã thu thập trình bày trên giấy tờ làm việc
xem chúng có đáp ứng được các mục tiêu kiểm toán đề ra.

Tổng hợp các sai sót phát hiện được: từ các sai sót phát hiện được trong quá trình kiểm
toán, kiểm toán viên sẽ tổng hợp, đánh gấnhh tới Báo cáo tài chính, đề nghị bút toán
điều chỉnh. Kiểm toán viên cần trao đổi với đơn vị về việc điều chỉnh để từ đó quyết
định xem có điều chỉnh không và ảnh hưởng của việc không điều chỉnh tới ý kiến của
kiểm toán viên trong Báo cáo kiểm toán.

Yêu cầu đơn vị cung cấp thư giải trình của ban Giám đốc, kiểm tra các công bố trong
thuyết minh Báo cáo tài chính và xem xét các thông tin khác trong báo cáo thường niên.

Sau khi đã thực hiện các bước trên, kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến chính thức của mình
trong Báo cáo kiểm toán. Kiểm toán viên có thể đưa ra một trong bốn loại ý kiến tuỳ
thuộc vào kết quả của cuộc kiểm toán.

Ý kiến chấp nhận toàn phần: khi kiểm toán viên cho rằng Báo cáo tài chính đã phản ánh
trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vị và
phù hợp với chuẩn mực hay chế độ kế toán hiện hành.

10/11
Kiểm toán thuế trong kiểm toán báo cáo tài chính

Ý kiến chấp nhận từng phần: khi kiểm toán cho rằng Báo cáo tài chính chỉ phản ánh
trung thực và hợp lý nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại trừ hoặc tuỳ thuộc mà
kiểm toán viên đưa ra trong Báo cáo kiểm toán.

Ý kiến bác bỏ: khi có sự bất đồng nghiêm trọng với Giám đốc đơn vị về việc lựa chọn
và áp dụng chuẩn mực và chế độ kế toán hay có sự không phù hợp của các thông tin
trong Báo cáo tài chính, Thuyết minh báo cáo tài chính.

Ý kiến từ chối: khi phạm vi kiểm toán bị giới hạn nghiêm trọng hoặc thiếu thông tin liên
quan đến một số lượng lớn các khoản mục tới mức kiểm toán viên không thể thu thập
được bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp.

11/11

You might also like