You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG


---------o0o---------

BÁO CÁO
CÁC HỆ THỐNG THỜI GIAN THỰC
Đề tài: Hệ thống kiểm soát không lưu

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Đỗ Trọng Tuấn


Học viên thực hiện: Mã Anh Đức

Hà Nội - 2018
MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................. 2
DANH MỤC HÌNH ẢNH ......................................................................................... 3
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 4
NỘI DUNG ................................................................................................................ 5
PHẦN 1: SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG THỜI GIAN THỰC .................................. 5
1. Khái niệm hệ thống thời gian thực ................................................................ 5
2. Các loại hệ thống thời gian thực .................................................................... 6
Phần 2: Hệ thống kiểm soát không lưu ................................................................... 7
1. Giới thiệu hệ thống kiểm soát không lưu ...................................................... 7
1.1. Khái niệm chung ..................................................................................... 7
1.2. Các bộ phận ............................................................................................. 7
1.2.1. Đài Kiểm Soát Không Lưu ............................................................... 7
1.2.2. Cơ quan Kiểm Soát Tiếp Cận ........................................................... 9
1.2.3. Cơ quan Kiểm Soát Đường Dài ........................................................ 9
2. Cách thức hoạt động .................................................................................... 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 12

2
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Một số hệ thống thời gian thực ..................................................................... 5

Hình 2. Hệ thống kiểm soát không lưu ...................................................................... 7

Hình 3. Tháp điều khiển không lưu Nội Bài .............................................................. 8

Hình 4. KSVKL trong kíp trực điều hành tại Trung tâm kiểm soát không lưu ......... 9

Hình 5. Sơ đồ mô phỏng quá trình nhận tín hiệu và phát tín hiệu điều khiển từ trạm

Kiểm soát không lưu đến máy bay ........................................................................... 10

3
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, các hệ thống điều khiển theo thời gian thực là một
trong những lĩnh vực thu hút nhiều sự chú ý trong giới khoa học nghiên cứu về khoa
học máy tính. Trong đó, vấn đề điều hành thời gian thực và vấn đề lập lịch là đặc
biệt quan trọng. Một số ứng dụng quan trọng của hệ thống thời gian thực (RTS) đã
và đang được ứng dụng rộng rãi hiện nay là các dây chuyền sản xuất tự động, rôbốt,
điều khiển không lưu, điều khiển các thí nghiệm tự động, truyền thông, điều khiển
trong quân sự... Bên cạnh đó các thiết bị mô phỏng được đưa vào với mục đích đào
tạo, tạo sự thân thiện giữa mô hình với chính đối tượng trong thực tế, giúp người học
có được sự hiểu biết về thiết bị cũng như kỹ năng thực hành trên thiết bị đó. Hiện
nay một số đơn vị trong quân đội được trang bị hệ thống mô phỏng huấn luyện lái.
Điều này khẳng định giải pháp ứng dụng công nghệ mô phỏng để nâng cao chất
lượng huấn luyện là hướng đi đúng đắn. Tuy nhiên để hệ thống mô phỏng ngày càng
sát thực tế và sống động cần đòi hỏi nhiều công sức nghiên cứu lý thuyết, trong đó
hiểu biết đầy đủ về hệ thống thời gian thực để xây dựng các thiết bị phục vụ huấn
luyện và đào tạo. Qua đó tập cho người học cách đưa ra những phán quyết trong
khoảng thời gian hợp lý với các tình huống thực tế.

Với kết qủa nghiên cứu và tích lũy, chúng tôi xin trình bày báo cáo về “Hệ thống
kiểm soát thông lưu” (một trong những ứng dụng quan trọng của hệ thống thời gian
thực) để có thể hiểu rõ về hệ thống thời gian thực và tích lũy kinh nghiệm áp dụng
vào các dự án thực tế lớn hơn sau này.

4
NỘI DUNG
PHẦN 1: SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG THỜI GIAN THỰC
1. Khái niệm hệ thống thời gian thực
Một hệ thống thời gian thực (RTS – Realtime Systems) có thể được hiểu như là
một mô hình xử lý mà tính đúng đắn của hệ thống không chỉ phụ thuộc vào kết quả
tính toán lôgic mà còn phụ thuộc vào thời gian mà kết quả này phát sinh ra.

Hình 1. Một số hệ thống thời gian thực


Về mặt cấu tạo, RTS thường được cấu thành từ các thành tố chính sau :

 Đồng hồ thời gian thực : Cung cấp thông tin thời gian thực.
 Bộ điều khiển ngắt : Quản lý các biến cố không theo chu kỳ.
 Bộ định biểu : Quản lý các qua trình thực hiện.
 Bộ quản lý tài nguyên : Cung cấp các tài nguyên máy tính.
 Bộ điều khiển thực hiện : Khởi động các tiến trình.

5
2. Các loại hệ thống thời gian thực
Các RTS thường được phân thành hai loại sau Soft reatime system và Hard
realtime system.

Đối với Soft realtime system, thời gian trả lời của hệ thống cho yếu tố kích thích
là quan trọng, tuy nhiên trong trường hợp ràng buộc này bị vi phạm, tức là thời gian
trả lời của hệ thống vượt quá giới hạn trễ cho phép, hệ thống vẫn cho phép tiếp tục
hoạt động bình thường, không quan tâm đến các tác hại do sự vi phạm này gây ra
(Thường thì tác hại này là không đáng kể).

Ngược lại với Soft realtime system là Hard realtime system, trường hợp này người
ta quan tâm khắc khe đến các hậu quả do sự vi phạm giới hạn thời gian để cho phép
bởi vì những hậu quả này có thể là rất tồi tệ, thiệt hại về vật chất, có thể gây ra những
ảnh hưởng xấu đến đời sống con người. Một ví dụ cho loại này là hệ thống điều khiển
không lưu, một phân phối đường bay, thời gian cất cánh, hạ cánh không hợp lý,
không đúng lúc có thể gây ra tai nạn máy bay mà thảm họa của nó khó mà lường
trước được.

Trong thực tế thì có nhiều RTS bao gồm cả hai loại soft và hard (Firm Realtime
System). Trong cả hai loại này, máy tính thường can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp
đến các thiết bị vật lý để kiểm soát cũng như điều khiển sự hoạt động của thiết bị
này.

6
PHẦN 2: HỆ THỐNG KIỂM SOÁT KHÔNG LƯU
1. Giới thiệu hệ thống kiểm soát không lưu
1.1. Khái niệm chung
Hệ thống Kiểm soát không lưu, hay nói ngắn gọn hơn là kiểm soát không lưu
(tiếng Anh: air traffic control, viết tắt là ATC), là hệ thống chuyên trách đảm nhận
việc gửi các hướng dẫn đến máy bay nhằm giúp các máy bay tránh va chạm, đồng
thời đảm bảo tính hoạt động hiệu quả của nền không lưu. Nói cách khác, kiểm soát
không lưu đảm bảo cho máy bay bay an toàn, điều hòa và hiệu quả từ lúc cất cánh
đến khi hạ cánh.

Hình 2. Hệ thống kiểm soát không lưu

1.2. Các bộ phận


Hệ thống Kiểm soát không lưu được chia thành ba khu vực kiểm soát chính: Đài
Kiểm Soát Không Lưu, Cơ quan Kiểm Soát Tiếp Cận và Trung tâm Kiểm Soát
Đường Dài.

1.2.1. Đài Kiểm Soát Không Lưu


Đài Kiểm Soát Không Lưu (ATC tower - TWR) chịu trách nhiệm kiểm soát việc
lưu thông của máy bay trong khu vực [sân bay] và vùng phụ cận sân bay, người, xe

7
cộ và các phương tiện hoạt động trên khu hoạt động. Đài Kiểm soát tại sân chủ yếu
kiểm soát việc di chuyển của máy bay từ bãi đậu đến đường băng, hay ngược lại từ
đường băng đến bãi đậu và sự di chuyển của máy bay trên đường băng. Trong đó Đài
kiểm soát sân bay (Hay còn gọi là Đài chỉ huy) thông thường ở các sân bay quốc tế
phân chia làm hai bộ phận là chỉ huy hạ cất cánh và chỉ huy lăn. Phân chia trách
nhiệm kiểm soát như sau: Chỉ huy lăn chịu trách nhiệm kiêm soát tàu bay lăn trên
đương lăn và sân đậu. Và chỉ huy cất hạ cánh chịu trách nhiệm kiểm soát tàu bay đến
hạ cánh, hoặc cất cánh và mọi hoạt động của người, xe cộ hay tàu bay hoạt động trên
đường cất hạ cánh.

Hình 3. Tháp điều khiển không lưu Nội Bài

8
1.2.2. Cơ quan Kiểm Soát Tiếp Cận
Cơ quan Kiểm Soát Tiếp Cận (Approach control office - APP) chịu trách nhiệm
quản lý vùng trời có giới hạn ngang khoảng 40 dặm tính từ điểm qui chiếu được qui
định tại sân bay, và giới hạn cao khoảng 3000 mét tính từ mặt đất. Cung cấp dịch vụ
chủ yếu bằng Ra đa dẫn dắt máy bay vào hạ cánh hoặc khởi hành. Cơ quan kiểm soát
tiếp cận được thành lập ở các sân bay lớn khi mà tình hình không lưu phức tạp. Còn
ở các sân bay nhỏ thì công tác kiểm soát tiếp cận được hợp chung với đài chỉ huy sân
bay đó cung cấp. Công tác kiểm soát tiếp cân lúc này là kiểm soát không ra đa. Tàu
bay đến làm phương thức hạ cánh và cất cánh được thiết lập trước cho sân bay đó.

Hình 4. KSVKL trong kíp trực điều hành tại Trung tâm kiểm soát không lưu
1.2.3. Cơ quan Kiểm Soát Đường Dài
Cơ quan Kiểm Soát Đường Dài (Area control centre – ACC) chịu trách nhiệm
quản lý vùng trời giữa 2 sân bay, chính xác hơn là vùng trời chính giữa còn lại của
cơ quan kiểm soát tiếp cận sân bay đi và cơ quan kiểm soát tiếp cận sân bay đến. Là
vùng trách nhiệm rộng lớn nhất bao gồm cả trên biển và đất liền. Giữa 2 sân bay sẽ
có nhiều bộ phận kiểm soát không lưu đường dài trên đường bay. Mỗi bộ phận này

9
quản lý một phần nhỏ của phần vùng trời giữa kiểm soát tiếp cận sân bay đi và kiểm
soát tiếp cận sân bay đến. Làm việc trong các bộ phận kiểm soát này là những Kiểm
soát viên không lưu: Kiểm soát viên không lưu tại sân, kiểm soát viên không lưu tiếp
cận và kiểm soát viên không lưu đường dài. Dưới đây là mô tả sự chuyển điều khiển
của môt chuyến bay thông thường.

2. Cách thức hoạt động


Làm việc trong các bộ phận kiểm soát này là những Kiểm soát viên không lưu:
Kểm soát viên không lưu tại sân, kiểm soát viên không lưu tiếp cận và kiểm soát viên
không lưu đường dài.

Hình 5. Sơ đồ mô phỏng quá trình nhận tín hiệu và phát tín hiệu điều khiển từ trạm
Kiểm soát không lưu đến máy bay
Máy bay ban đầu sẽ nhận thông tin về đường băng sử dụng điều kiện khí tượng
hiện tại của sân bay khởi hàng và sân bay đến từ tháp điều khiển không lưu ở sân bay

10
đi.Máy bay sau đó di chuyển từ chỗ đậu ra đường băng rồi cất cánh dưới điều khiển
của tháp điều khiển không lưu. Sau khi cất cánh, máy bay sẽ chịu sự kiểm soát của
bộ phận kiểm soát tiếp cận sân bay. Khi máy bay đạt được độ cao thích hợp, thông
thường là 3000 mét (10.000 bộ), bộ phận này sau đó sẽ chuyển điều khiển máy bay
cho trung tâm kiểm soát đường dài. Máy bay sẽ được chuyển điều khiển từ bộ phận
điều khiển trên đường bay này sang bộ phận điều khiển trên đường bay khác khi đi
từ phần không gian này đến phần không gian khác được phân chia bằng các đường
biên giới quốc gia hay không phận được quốc tế công nhận, cứ như thế cho đến khi
chuẩn bị đến sân bay tới. Khi chuẩn bị đến đích, máy bay sẽ được chuyển điều khiển
từ bộ phận điều khiển trên đường bay hiện hành cho bộ phận điều khiển khu vực tiếp
cận sân bay của sân bay đến. Máy bay lúc này sẽ được hướng dẫn để giảm độ cao và
tiếp cận đường băng của sân bay tới. Sau đó điều khiển sẽ được chuyển giao cho tháp
điều khiển không lưu ở sân bay đến cho việc hạ cánh và di chuyển trên đường lăn tới
sân đậu.

11
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Real-time Systems - A/Prof. Dr. Do Trong Tuan


2. https://en.wikipedia.org
3. https://voer.edu.vn
4. https://science.howstuffworks.com
5. https://www.youtube.com/watch?v=m5KOgETF78o

12

You might also like