You are on page 1of 11

KHÍA CẠNH HOÁ HỌC CỦA THUẬT GIẢ KIM

NGÔN NGỮ CỦA CÁC VỊ THẦN

Ở đây tôi phải đưa ra một lời cảnh báo: việc góp nhặt tri thức giả thì tệ hại hơn là không một chút
nào.
Tại sao lại vậy?
Các bạn thấy đấy: TIẾN TRÌNH của cuộc truy tìm Chén Thánh có CHỨC NĂNG là “chưng cất ra
viên Đá Triết học”. Fulcanelli viết:

...Chơi chữ, chơi đùa với các con chữ, có liên kết hoặc không với trò đố tên, đã được sử dụng bởi
những người đã điểm đạo để nguỵ trang cho các cuộc trao đổi miệng giữa họ. Trong các tác phẩm
không sử dụng màu sắc, phép đảo chữ được sử dụng, đôi khi là để giấu đi danh tính của tác giả, đôi
khi là để nguỵ trang cho tiêu đề sách, để người bình thường không nhìn thấy ngay tư tưởng của tác
phẩm. Cụ thể, đó là trường hợp của một cuốn sách nhỏ và rất đáng hiếu kỳ được che giấu kín một
cách cực khôn khéo đến nỗi không thể nào biết được là nó nói về chủ đề gì. Đấy là tác phẩm của
Tiphaigne de la Roche, và nó có một tiêu đề bất thường “Amilec ou la graine d’hommes” (Amilec hay là
hạt giống của con người). Tiêu đề này là một sự kết hợp của phép đảo chữ và cách chơi chữ. Người
ta, thay vào đó, phải đọc nó là, Alcimie, ou la crème d’Aum (Thuật giả kim, Kem của Aum). Các tân
giáo hữu sẽ học được, rằng đó là một tác phẩm đáng tin cậy về thuật giả kim, bởi, từ thế kỷ 13, thuật
giả kim (alchemy) được viết là alkimie, alkemie, hay alkmie; rằng trọng tâm của môn khoa học này…
liên quan tới việc chiết xuất ra cái tinh thần bị cầm tù trong vật chất thô trược, cái tinh thần trinh khiết
về mặt triết học, mang cùng một ký hiệu giống với Sao Trinh Nữ, với biểu tượng AUM; và rằng đến
cuối cùng sự chiết xuất này phải được hoàn thành, sử dụng một tiến trình tương tự với tiến trình cho
phép chúng ta tách kem ra khỏi sữa […] Bằng việc loại bỏ tấm màn che ra khỏi tiêu đề sách, người ta
có thể thấy nó mang tính gợi ý như thế nào, bởi nó tuyên xưng tiết lộ cái phương cách bí mật thích
hợp để có được thứ kem sữa này từ Tinh thần Trinh khiết, mà chỉ có rất ít các nhà nghiên cứu có may
mắn được sở hữu.

Điều mà đoạn bàn luận khá là phức tạp này hé lộ cho chúng ta có sự cần thiết MANG TÍNH QUYẾT
ĐỊNH để phân biệt giữa cái mà một người “chấp nhận” như một mảnh của trò xếp hình và cái mà
người đó không chấp nhận, và rằng chuyện đấy xác định liệu “sự tách kem ra khỏi sữa” này sẽ thành
tựu hay là không. Nếu một người chấp nhận sữa thay vì kem, thế thì tiến trình ngay từ đầu đã thất bại
rồi.
Hơn thế nữa, tôi sẽ giải thích điều này theo một cách mà bất cứ con người hiện đại nào cũng có thể
dễ dàng hiểu được dưới dạng các thuật ngữ về sinh lý học.
Điều đầu tiên mà một người tầm đạo phải xem xét chính là bản chất sự hiện hữu của anh ta. Anh ta
phải hiểu ngay từ đầu rằng câu châm ngôn trong luyện đan, “Trên sao, dưới vậy”, có một sự ứng dụng
đặc biệt trong đời sống thể xác/vật chất trực tiếp của anh ta. Cũng giống như một người được sinh ra
với những đặc tính, tài năng và lợi thế nhất định (hoặc thiếu những thứ đó) - những thứ mà anh ta có
thể hiện thực hoá, hoặc KHÔNG, trong quãng thời gian tồn tại trên đời của mình - thì một người
được sinh ra với một tiềm năng nói chung cho sự phát triển tâm linh/huyền môn cũng vậy. Nói cách
khác, tâm thức, một cách tự nhiên, nhập thể vào một cấu trúc vật lý không những phù hợp cho các
nhu cầu của nó mà còn cho các tiềm năng của nó nữa. Xin để tôi đưa ra một vài ví dụ sẽ làm rõ điều
tôi đang nói ở đây.
Một vài năm về trước, tôi có đọc bài báo về một nghiên cứu trên căn bệnh Alzheimer, trong đó một
cộng đồng các nữ tu đã tình nguyện tham gia suốt đời, bao gồm cả việc hiến tặng não của mình sau
khi chết cho công tác nghiên cứu. Vậy các nhà nghiên cứu đã học được cái gì? Họ phát hiện ra rằng
một số các cá thể này, những người có bộ não đúng theo nghĩa đen “nhão nhoét” do căn bệnh
Alzheimer, trước đó chưa bao giờ biểu hiện bất cứ một triệu chứng nào của Alzheimer trong lúc còn
sống. Tại sao? Bởi lẽ họ là những người có học thức, năng động trong công việc và đời sống tinh thần,
rất ít xem TV, và thường xuyên dấn thân vào những cuộc truy cầu mang tính giáo dục làm mở mang
nền tảng tri thức của họ cho đến tận quãng tuổi già! Nói cách khác, họ chưa bao giờ ngừng suy nghĩ
và học hỏi và làm việc với tâm trí của mình!
Một nghiên cứu về Alzheimer khác cũng đáng quan tâm, ở chỗ nó cho thấy rằng những người với
“mật độ sử dụng từ ngữ thấp” thì có nhiều khả năng thể hiện ra các triệu chứng từ sớm. Những người
sử dụng tâm trí của họ rất ít, và vì thế là những người không có những “tư tưởng sâu sắc” và có thể
nói là cạn cợt, những người đã sống cuộc đời mình chủ yếu dựa trên “niềm tin” (faith) thì có nhiều
khả năng phát triển căn bệnh Alzheimer.
Vậy thì, nếu việc học hỏi, rèn luyện tâm trí, làm việc với các khái niệm khó nhằn, và liên tục mở
mang nền tảng tri thức và sự nhận biết có thể có những tác dụng như thế này, thì nó còn có thể làm
được những gì khác nữa đây?
Người ta thường ghi lại rằng chỉ 2% DNA của chúng ta có tham dự vào việc mã hoá các protein làm
nên cơ thể chúng ta; số còn lại được xem như là “rác”. Có các lý thuyết đưa ra về việc tại sao lại thế,
bao gồm thuyết “Gen ích kỷ”, trong đó lập luận rằng các cơ thể người đơn thuần được xây dựng bởi
DNA để phục vụ cho mục đích duy trì DNA!
Một chuyện khác được ghi nhận là có vẻ như chúng ta sử dụng chỉ có 5% bộ não của mình - và cũng
có nhiều lý thuyết về nguyên do tại sao lại thế luôn. Tôi xin gợi ý rằng ở đây có một sự liên quan.
Trong 30 năm hoặc hơn của mình nghiên cứu về các hiện tượng siêu linh, psi, “Forteana” và các công
trình nghiên cứu về tâm trí con người, tôi thường ghi chép lại một số mối liên hệ kỳ lạ. Cái xảy ra hết
lần này tới lần khác đều có tham chiếu tới psi và di truyền học. Hết lần này tới lần khác, một người
mà có “năng lực kỳ lạ” đều nhận định, “Ồ, tôi đã được thừa hưởng khả năng thấy đó từ cô của tôi,
hoặc bà tôi, hay mẹ tôi, hay chú tôi”, hay một ai đó.
Vậy là, đã có mối liên quan nhất định giữa hệ nội tiết với các hiện tượng psi. Nhiều nghiên cứu
nghiêm túc về các hiện tượng dạng “poltergeist” (ma quỷ tạo ra tiếng động hoặc gây xáo trộn đồ đạc)
ghi nhận rằng rất thường khi, nếu không nói là luôn luôn, nó diễn ra trong sự hiện diện của hoặc là
một đứa trẻ bắt đầu dậy thì hoặc một người có “dao động” về mặt tình dục hay một phụ nữ bị đè
nén/bực bội, bao gồm những người đang ở trong giai đoạn này hay giai đoạn khác của thời kỳ mãn
kinh.
Điều hiếu kỳ tiếp theo là có nhiều ghi nhận về sự bộc phát hiện tượng psi sau một sang chấn nghiêm
trọng ở vùng đầu hay một cú sốc điện mạnh.
Rồi còn có cả các yogi và thánh nhân và những người thực hành các tôn giáo “tự nhiên” khác nhau,
những người mà, sau những phép thực hành ngây hồn nhất định – cho thấy là có một tác dụng lên cả
dòng điện lẫn các hoá chất trong cơ thể, bao gồm các hoóc-môn và các chất dẫn truyền thần kinh - có
thể là khinh công, chữa lành, phân thân (có mặt ở 2 nơi cùng một lúc), hiện hình cho người khác
thấy, tăng thân nhiệt, giảm nhịp tim, làm chậm hoặc dừng các chức năng tự động (vô thức), và những
thứ tương tự.
Một điều trở nên rõ ràng đối với tôi sau tất cả những năm nghiên cứu này là: các hiện tượng psi, cho
dù đó là chữa lành, làm xuất hiện đồ vật, phân thân hay gì đi nữa, thì hầu như KHÔNG có can hệ gì
hết tới trạng thái tâm linh của một người. Tôi đã gặp một dòng họ có thể “dừng dòng máu chảy” chỉ
với một cú chạm tay, ấy thế nhưng gần như mọi thành viên đều nghiện rượu, lang chạ, ngược đãi bạn
đời và con cái, và nói chung là thuộc dạng mà người ta sẽ xem là thiểu năng về mặt đạo đức. Thế
nhưng, những thành viên nhất định của dòng họ này lại có “năng lực” thú vị này và thường được hàng
xóm và bạn bè gọi đi cứu người - thậm chí là phải lôi ra khỏi quán rượu trong tình trạng say bí tỉ!
Tất nhiên, tất cả những chuyện này chỉ ra rằng DNA của chúng ta có khả năng là một “giao diện” giữa
thế giới tinh thần và thế giới vật lý, mà vì thế gợi mở rằng việc khám phá ra các phương pháp tự
nhiên để sản xuất những hoá chất hoặc năng lượng nhất định ở trong cơ thể là chìa khoá cho sự nhận
thức. Vậy thì, chúng ta sẽ phải nghĩ sao đây? Tất cả đều trỏ tới một thực tế là chúng ta có một lượng
khổng lồ DNA mà không ai biết gì nhiều tới, có thể chịu trách nhiệm cho những hoạt động này - nói
cách khác, có những tiềm năng ẩn giấu bên trong chúng ta, và chính tiến trình của cuộc Tìm kiếm
(Chén Thánh) sẽ “mở khoá” chúng nhờ vào tính chất của cách tiếp cận mà chúng ta sử dụng - cách
của “lòng tin”, hay là cái mà Fulcanelli gọi là “suy nghĩ với một chiếc búa”. Đấy là tiến trình tách kem
ra khỏi sữa, quá trình “giải phóng ánh sáng ra khỏi bóng tối”. Và đây là nơi mà mọi chuyện trở nên rất
khó phân biệt.

MỐI TƯƠNG ĐỒNG VỚI SINH LÝ HỌC NÃO BỘ

Cách tốt nhất để giải thích vấn đề này là hiểu được tiến trình các phối tử (ligand) kết vào với các thụ
thể (receptor). Bộ não con người chắc hẳn là cấu trúc phức tạp nhất trong vũ trụ; theo một nghĩa nào
đó, có thể nghĩ rằng riêng nó đã là một vũ trụ. Từ lúc sinh ra, bộ não của trẻ sơ sinh chứa khoảng 100
tỉ tế bào thần kinh, hay còn gọi là các nơ-ron. Con số này có thể so với số lượng các ngôi sao ở trong
Ngân Hà, chỉ để cho các bạn chút ý tưởng về cái mà chúng ta đang đối mặt ở đây.
Nhưng ngay lúc này, không phải con số là cái chúng ta muốn nghĩ tới, mà là những gì các nơ-ron này
trong thực tế đang làm trong tiểu vũ trụ trong đầu chúng ta cơ.
Không giống như tế bào bình thường của cơ thể ta, chẳng hạn như một tế bào ở trong dạ dày hay lá
lách hay tế bào mỡ ở vùng eo, các nơ-ron liên tục thực hiện các cuộc trao đổi phức tạp với nhau. Mỗi
nơ-ron tính trung bình có vài ngàn mối liên lạc với các tế bào thần kinh khác. Một số nơ-ron có thể có
tới 200 ngàn mối liên lạc.
Giờ, chính là tại kết cuối của sợi trục mà xung điện được chuyển đổi thành một hoá chất, chất dẫn
truyền thần kinh, đại loại là sẽ tràn ngập khu vực xung quanh các “đầu thu”, hay các đuôi gai thần
kinh, của nơ-ron lân cận. Điều quan trọng ở đây là một thực tế rằng nơ-ron tiếp nhận có nhiều sợi nhỏ
dùng cho việc thu nhận các tín hiệu dẫn truyền thần kinh, NHƯNG trong thực tế nó có thể truyền
thông với hàng ngàn các nơ-ron khác. Vậy thì làm sao nó quyết định việc chọn lắng nghe cái nào? Và
tại sao chuyện này lại quan trọng?
Vâng, đây là chỗ mà chuyện trở nên thú vị. Quay trở lại những ngày đầu của thế kỷ 20, người ta nhận
ra rằng một loại thuốc có tác dụng trong cơ thể là bởi vì nó có thể “bám” vào một cái gì đó ở trong cơ
thể. Họ quyết định gọi nơi xảy ra việc bám này là một “thụ thể”. Không ai thực sự biết sự “bám” này
hoạt động như thế nào, hay tại sao nó lại dẫn tới toàn bộ một chuỗi các thay đổi ở trong cơ thể, nhưng
mà có chuyện đấy thật. Ta đưa vào người một loại thuốc, và đủ chuyện xảy ra ở trong não và/hoặc ở
các khu vực khác của cơ thể. Giờ thì người ta biết, sau nhiều năm nghiên cứu dài lâu, rằng thụ thể
này trong thực tế là một phân tử đơn nhất! Không chỉ có thế, nó còn phức tạp vô song. Nên nhớ là
một phân tử, theo định nghĩa, là mảnh nhỏ nhất có thể của một cái gì đó mà vẫn có thể nhận diện nó
là cái chất cụ thể đó. Để có thể hiểu rõ hơn, chúng ta cần lướt qua nền tảng khoa học của hiệu ứng
này.
TẠO LIÊN KẾT

Một phân tử được hình thành từ các nguyên tử. Các nguyên tử có vẻ như sẽ tạo thành liên kết với
nhau tuân theo những quy tắc nhất định. Các quy luật này có liên quan tới số lượng các điện tử
(electron) nằm ở “lớp vỏ” năng lượng cao nhất của nguyên tử cụ thể đó. Một nguyên tử là cái mà nó là
nhờ vào chuyện nó có bao nhiêu điện tử, và những điện tử này được sắp xếp theo các “lớp” giống như
quỹ đạo của các hành tinh xung quanh mặt trời. Có điều là, không thể nghĩ đến chúng như là các thực
thể hành tinh dạng khối tròn, mà là một dạng “đám mây” năng lượng. Các “lớp” được lấp đầy thì đặc
biệt ổn định nên các nguyên tử có vẻ như “thích” tổ chức bản thân sao cho chúng có thể có lớp ngoài
cùng của mình được điền đầy. Các điện tử cũng xuất hiện ở hai “vị”, được gọi là “lên” và “xuống”, và
một điện tử dạng “lên” thì thích cặp đôi với một điện tử dạng “xuống”. Đây là ám chỉ tới trạng thái
“xoay” (spin) của nguyên tử đó. Tuỳ thuộc vào số lượng điện tử ở lớp ngoài cùng của nguyên tử, và
bao nhiêu điện tử nó “muốn” có ở trong lớp ngoài cùng này của nó, mà nó có thể tạo liên kết với một
hoặc nhiều nguyên tử khác.
Nguyên tố quan trọng nhất trong sinh học chính là các-bon. Khi các-bon tạo liên kết, kết quả tạo
thành, được Linus Pauling chỉ ra, là hoàn toàn đối xứng. Nghĩa là, bốn liên kết được sắp đặt hướng về
các góc của một khối tứ diện thông thường. Người ta suy luận rằng, ngoài việc nguyên tử “thích” có
lớp vỏ ngoài cùng được điền đầy thì các điện tử còn thích ở xa nhau nhất có thể trong trạng thái liên
kết. Các nguyên tử các-bon rất “vui vẻ” tạo liên kết với các nguyên tử các-bon khác. Đó là cơ sở cho
cấu trúc vòng benzen nổi tiếng. Vòng benzen là một kiểu dạng phân tử đặc biệt ổn định bởi lẽ các góc
tự nhiên được tạo thành bởi bốn quỹ đạo liên kết các-bon dễ dàng điền trùng khớp vào với một cấu
trúc sáu mặt - một hình lục giác!
Carbohydrate, chẳng hạn, là một nhóm các chất dựa trên nền tảng cấu trúc vòng benzen. Ở trong
carbonhydrate, hầu hết các nguyên tử các-bon tham gia tạo liên kết với hai nguyên tử các-bon khác,
nhưng mỗi nguyên tử có hai liên kết còn lại được sử dụng để kết hợp với các nguyên tử thuộc nguyên
tố khác hay nhóm nguyên tử (gốc hoá học) khác; OH ở một bên còn H ở bên kia. Cùng với nhau mà
không có các-bon đứng ở giữa thì OH và H sẽ tạo thành H2O, hay là nước. Vì thế thuật ngữ
carbohydrate có nghĩa đen là “các-bon ngậm nước”.
Carbohydrate, hay “các-bon ngậm nước”, loại đơn giản hơn thì được gọi là đường. Nếu đường này là
hệ một vòng thì nó là đường đơn (monosaccharide). Nếu nó có cấu trúc vòng kép thì là đường kép
(disaccharide). Các loại đường phức tạp hơn thì được gọi là đường đa (polysaccharide). Glucose là
đường đơn. Maltose là đường kép. Một chuỗi các đơn vị đường glucose có thể kết hợp lại để tạo
thành một đường đa gọi là tinh bột. Cấu trúc khác đi đôi chút sẽ tạo thành một chất sinh học quen
thuộc khác là cellulose.
Giờ, có sáu nguyên tử các-bon ở trong cấu trúc của đường đơn căn bản. Nhưng một số đường đơn chỉ
chứa có 5 nguyên tử các-bon, mà 4 trong số đó được kết nối tới một nguyên tử ôxy dưới dạng một
vòng 5 mặt. Nguyên tử các-bon thứ 5 thì là một phần của một nhóm biên, CH2OH. Các hợp chất này
được gọi là pentose (đường 5 các-bon). Một trong số chúng, giống y hệt với glucose ngoại trừ nguyên
tử các-bon và các nhóm biên đi cùng của nó bị thiếu, thì được gọi là ribose. Một loại khác, tương tự
với ribose, ngoại trừ việc một trong các nhóm OH của nó bị mất nguyên tử ôxy, để lại một liên kết
CH đơn giản, được gọi là deoxy-ribose. Tên này có nghĩa là nó là một “ribose” mất đi một nguyên tử
ôxy.
Trong phần bàn luận về việc tạo liên kết, xin hãy lưu ý tầm quan trọng của các con số và dạng hình
học này trong khi ghi nhớ mọi “thuật ngữ huyền bí” trong thế giới của siêu hình học, mà bằng cách
nào đấy không bao giờ nghe có vẻ có lý cho lắm; và giờ, chúng ta sắp bắt đầu quan sát những điều này
và nhận ra rằng những con số này có thể có một ý nghĩa rất sâu xa, mặc dầu không phải theo nghĩa về
mặt nghi thức và ma thuật. Chúng ta sẽ hiểu một ý tưởng là, có lẽ, mọi huyền thoại và những cái được
gọi là “bí mật” được che phủ rất kỹ, rất phức tạp trong ẩn dụ và dụ ngôn, có thể chỉ là thực tế khoa
học. Như Jessie Weston đã nói, có thể là chúng ta đang làm việc với “mảnh rơi rớt (disjecta membra)
của một nền văn minh đã biến mất dạng”. Ngay cả khi nó có không phải là những thông tin không bị
cắt xén có từ những giống dân cổ nào đó tiến bộ hơn chúng ta về mặt kỹ thuật đi nữa, thì có thể nó là
thông tin chính đáng đến từ những “nguồn cao hơn”, được che giấu trong cách nói ám chỉ và thần bí.
Cũng có thể là mọi trò phù thuỷ được truyền lại cho chúng ta đó chỉ là sự huyền thoại hoá các thông
tin khoa học quan trọng. Nếu đúng là như thế, chúng ta cần phải lột bỏ đi mọi thứ vớ vẩn mang tính
nghi thức và tôn giáo, và những trò phù phép, để đi thẳng vào cốt lõi vấn đề và khám phá ra môn
“khoa học của tâm hồn” này theo ngôn ngữ thật của nó.

CÁC THỤ THỂ

Điều cốt lõi cần biết ở đây là: các phân tử tạo thành, được đưa lại với nhau trong các tiến trình tạo
liên kết hoá học này, có một HÌNH DẠNG nhất định. Các liên kết các-bon có tính linh hoạt cao, cho
phép uốn cong, và có thể quấn với nhau và chập đôi qua lại để hình thành nên các hình dạng rất phức
tạp và rất đặc biệt. Sự uốn cong và quấn quít này mang các nguyên tử khác nhau của một nhóm biên
này đến cạnh các nhóm biên khác, cung cấp đủ các kiểu cơ hội cho việc tạo liên kết phức tạp. Góc tự
nhiên giữa các liên kết các-bon cũng khiến cho hình dạng vòng benzen đặc biệt được yêu thích, và ở
trong một chuỗi các-bon dài, cũng cái góc tự nhiên ấy có thể làm cho chuỗi này có xu hướng tạo vòng
trên chính bản thân nó. Tuy nhiên, trong trường hợp như thế, các nguyên tử các-bon không kết với
nhau để đóng kính vòng tròn, mà có thể nối tiếp chuỗi polymer giống như các vòng cuộn của một con
rắn.
Quay trở lại với các thụ thể đơn nằm trên các tế bào, chúng ta có thể hiểu, từ các nguyên lý tạo liên
kết, rằng các thụ thể này có những hình dạng rất là đặc biệt - cũng như “các lớp vỏ muốn được điền
đầy” - là những cái xác định một cách chính xác phân tử khác nào đó sẽ được thu hút đến với chúng
để tạo nên liên kết. Chúng ta có thể hiểu rằng có những lực nguyên tử khiến cho một phân tử bị thu
hút tới một phân tử khác. Các phân tử thụ thể trên tế bào đáp ứng với những năng lượng này bằng
cách “vẫy, lắc, rung, và thậm chí ngân nga, khi chúng dịch chuyển qua lại từ một hình dạng được yêu
thích này sang một hình dạng được yêu thích khác”. Các thụ thể được gắn vào một tế bào, “trôi nổi”
trên bề mặt của nó, giống như bông hoa sen trên bề mặt của cái ao, với phần rễ bám sâu vào phần bên
trong của tế bào.
Có nhiều dạng thụ thể trên bề mặt của tế bào, và nếu chúng được đánh dấu bằng màu sắc, thì bề mặt
tế bào trông sẽ giống như một tấm khảm hoang dã được tạo thành từ ít nhất 70 màu sắc khác nhau.
Con số các “mảnh ghép” trên tấm khảm này thật chóng mặt – 50000 một loại này, 10000 loại kia,
100000 của một loại khác nữa, cứ thế tiếp tục. Một nơ-ron điển hình có thể có hàng triệu thụ thể ở
trên bề mặt của nó.
Một phép tương đồng thú vị khác mà các nhà khoa học dùng để mô tả nơ-ron và các thụ thể là trông
chúng giống như “cái cây đang đâm chồi”. Trong thực tế, sự tương đồng về mặt hình ảnh quá ấn
tượng tới mức các thuật ngữ được các nhà khoa học sử dụng nói về sự sinh trưởng của các nơ-ron
bao gồm trong đó các từ như “đâm nhánh” hay “chẹn nhánh”. Sử dụng sự tương đồng này, vỏ cây
được ví với màng của tế bào thần kinh, “lớp da” của tế bào. Tuy nhiên, không giống với lớp vỏ cây,
vốn cứng và bất động, thì màng tế bào là một biên giới mỡ màng, linh động giữ cho các thành phần
của tế bào lại với nhau dưới dạng một thực thể.
Cây Đời (Tree of Life), có ai nhớ tới không?

CÁC PHỐI TỬ
Giờ, các thụ thể này làm những gì? Ờ thì, chúng ta đã biết rồi, rằng chúng “thu hút” các phân tử khác
và đáp ứng với các lực nguyên tử/hoá học của đủ loại liên kết khác nhau, nhưng điều quan trọng là ở
chỗ các thụ thể có chức năng như các phân tử thụ cảm - các máy quét - giống như mắt, tai, mũi, lưỡi,
các ngón tay và da của chúng ta hoạt động với tư cách các cơ quan giác quan của cơ thể, các thụ thể
làm việc đó ở mức độ tế bào. Chúng bao phủ màng các tế bào của ta, chờ đón lấy và chuyên chở các
thông tin từ môi trường của chúng, được tạo thành từ một thực tại ngập tràn các amino acid đang
rung động khác, những cái sẽ đến và đi cùng, thẩm thấu qua các dịch bao quanh mỗi tế bào. Các nhà
nghiên cứu mô tả các thụ thể giống như các “lỗ khoá”, mặc dù các lỗ khoá này liên tục chuyển chỗ và
khiêu vũ theo một lối có nhịp điệu, rung động. Các lỗ khoá đang chờ đợi các chìa khoá hoá học đúng
kiểu với chúng - các phối tử - bơi đến chỗ chúng qua dịch ngoại-tế-bào và cắm khít vào các lỗ khoá
của chúng, một tiến trình được biết đến với cái tên ‘sự tạo thành liên kết’.
Khi phối tử, chiếc chìa khoá hoá học đó, liên kết với thụ thể, đi vào nó như một chiếc chìa khoá đi
vào lỗ khoá, nó tạo ra một đáp ứng, gây ra một sự tái sắp xếp, một sự thay đổi hình dạng, cho tới khi
THÔNG TIN đi vào bên trong tế bào.
Theo một nghĩa nhất định, phối tử là sự tương đương ở mức độ tế bào của một chiếc dương vật! Từ
‘phối tử’ (ligand) đến từ từ gốc Latin ‘ligare’, hay là cái kết ràng. Từ này cũng là từ gốc của từ ‘tôn
giáo’ (religion). Đáng để hiếu kỳ, đúng không?
Một mô tả mang tính động hơn về tiến trình rất nhỏ nhít này sẽ là mô tả có liên quan tới ‘tần số’. Phối
tử và thụ thể kết hợp các tần số giống y hệt nhau của chúng - có thể nói là đánh lên cũng một nốt nhạc
- từ đó sản sinh ra một rung động đủ mạnh đại loại là sẽ “phát ra tiếng chuông cửa” khiến cho cánh
cửa của tế bào mở ra và có một sự trao đổi năng lượng nguyên tử hình thành nên ‘thông tin’ nào đấy
để “gửi vào bên trong tế bào”. Điều xảy ra tiếp theo khá là kỳ thú. Thụ thể, nhận được một thông
điệp, phát thông điệp đó từ bề mặt của tế bào vào sâu bên trong lớp trong tế bào, nơi mà thông điệp
đó có thể thay đổi trạng thái của tế bào một cách đột ngột. Một phản ứng dây chuyền các sự kiện sinh
hoá được khởi tạo khi các cỗ máy tế bào tí hon đi vào chế độ hoạt hoá và, tuỳ thuộc vào thông điệp
của phối tử, bắt đầu bất cứ một số lượng hoạt động nào đó - sản xuất ra các protein mới, đưa ra quyết
định về sự phân chia tế bào, mở hay đóng các kênh ion, thêm vào hoặc rút đi các gốc hoá học lưu giữ
năng lượng, chẳng hạn như các gốc phốt-phát - đấy mới chỉ là kể tên một vài hoạt động. Nói ngắn
gọn, một tế bào cho trước tại bất cứ một thời điểm nào định làm gì thì được xác định bởi việc những
thụ thể nào đang ở trên bề mặt của nó, và việc những thụ thể nào có bị chiếm bởi các phối tử hay
không. Ở phạm vi lớn hơn, những hiện tượng sinh lý nhỏ bé ở mức độ tế bào này có thể diễn dịch
thành các thay đổi lớn lao trong hành vi, hoạt động thể chất, thậm chí cả tâm trạng - và cả TỐ CHẤT
nữa.
Vậy là, để điểm lại: khi các phối tử trôi qua trong dòng chất lỏng bao quanh mọi tế bào, chỉ những
phối tử mà có các phân tử có hình dạng đúng một cách chính xác là có thể bám vào một loại thụ thể
nhất định. Tiến trình bám này rất lựa chọn và chuyên biệt! Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này nói
rằng, “việc bám xảy ra như là kết quả của sự chuyên biệt của thụ thể, nghĩa là thụ thể sẽ từ chối tất cả
ngoại trừ loại phối tử nhất định được tạo ra để vừa khít vào với nó”. Nói cách khác, tế bào là một
động cơ lái tất cả sự sống, và các thụ thể là các nút bấm trên bàn điều khiển của động cơ đó. Các phối
tử hay các chất dẫn truyền thần kinh khác, được biết đến với tên gọi các peptide, thì là các ngón tay
nhấn lên các nút bấm. “Sự ngân nga mang nhạc tính” của các thụ thể khi chúng bám kết với vô số các
phối tử của chúng, thường là ở những bộ phận xa xôi của sinh thể, tạo nên một sự tổ hợp về cấu trúc
và chức năng cho phép sinh thể hoạt động trơn tru và “căn chỉnh” theo chức năng của các phối tử đặc
biệt đang được ghép vào đó, chúng ta có thể nói, AUM, được không?
Nhắc tới các thụ thể và các phối tử, chúng ta hãy áp dụng nguyên lý “trên thế nào, dưới thế ấy” vào
các ý tưởng này xem. Thông tin mà chúng ta thụ nhận đưa vào sinh thể của chúng ta một cách toàn
bộ, tổng thể - sự tương tác của chúng ta với môi trường của mình - có vẻ như vận hành theo cũng
đúng một nguyên lý đó. Thông tin “đi vào” “tế bào” của thể-trí chúng ta có tác động trên chúng ta theo
cùng một cách của một phối tử trên tế bào mà nó bám được vào thụ thể. Tâm trí, thụ thể tinh thần
của chúng ta, khi nhận được thông tin, truyền phát nó vào sâu bên trong của tâm thức, nơi mà thông
điệp đó có thể thay đổi trạng thái sự nhận biết của chúng ta một cách đột ngột. Một chuỗi phản ứng
của các sự kiện tâm lý-tâm linh được khởi tạo khi tâm thức tái tổ chức bản thân nó dựa trên thông tin
đã nhận được. Sự tái sắp xếp, căn chỉnh này khi đó sẽ tác động lên toàn bộ bản thể, thực tại, và mọi
hệ thống hỗ trợ có liên quan của tâm thức. Nói ngắn gọn, HIỆN SINH (BEING) của ta được xác định
bởi trạng thái nhận biết của ta, một chức năng của tri thức phụ thuộc vào việc những “phối tử” nào -
hay những khối thông tin nào - được “bám vào” tinh thần của ta, có thể nói như vậy. Và cũng giống
như việc các phối tử có thể tạo ra một chuỗi các sự kiện ở mức tế bào với các tác động lan truyền đi
được rất xa, thì trạng thái HIỆN SINH của ta cũng có thể thay đổi, bởi sự tăng tiến nhận biết có thể
khởi động những thay đổi lớn lao trong thực tại của ta - cái “cơ thể” lớn hơn mà trong đó ta “sống”
như một “tế bào” của Tất cả những gì hiện hữu.

CÁC LOẠI MA TUÝ/DƯỢC CHẤT CHO TÂM LINH

Hãy nhớ lại những gì mà chúng ta đã bắt đầu ở đây: các nhà hoá học đi đến với ý tưởng rằng các loại
thuốc hoạt động trong cơ thể bằng cách gắn bản thân chúng vào một cái gì đó ở trong cơ thể. Giờ
chúng ta biết về các thụ thể và rằng chúng có tính tiếp nhận với các hoá chất được bản thân cơ thể sản
sinh ra. Các phối tử, các peptide, các chất dẫn truyền thần kinh, các hoóc-môn, v.v… được sản xuất
ra ở trong cơ thể và BỞI cơ thể theo các “bước” nhất định có liên quan tới các tiến trình rất phức tạp.
Và tại đây là nơi chúng ta đi đến phần NGUY HIỂM của câu chuyện.
Các bạn thấy đấy, có những hoá chất, cả tự nhiên lẫn tổng hợp, đủ giống với các phối tử của chính cơ
thể để bám được vào với các thụ thể, nhưng không phát sinh ra được tất cả các hệ quả giống như khi
cơ thể tiết ra những phối tử của riêng mình theo các bước tự nhiên. Thụ thể gây ngủ, chẳng hạn, có
thể “thụ nhận” không chỉ endorphin của cơ thể, mà còn có thể bám kết với moóc-phin, hay heroin.
Thụ thể Valium có thể bám kết không chỉ với các peptide giống như Valium được cơ thể sản sinh, mà
còn với cả Valium.
Hãy nhớ, “không dược chất nào có thể có tác dụng trừ phi có nơi để bám”. Điều này có nghĩa là nếu
một loại thuốc có tác dụng, thì là bởi vì có một loại thụ thể cho nó ở trong cơ thể. Như thế, chuyện
này gợi mở một điều rằng thụ thể đó có ở đó là bởi vì nó bám kết với một loại phối tử được bản thân
cơ thể sản sinh, cũng cho thấy rằng cơ thể có thể sản xuất những dược chất của riêng mình, kích thích
sự tự chữa lành, dưới những điều kiện thích hợp.
Nhìn theo một hướng khác, khi chúng ta xem xét tới những dược chất làm thay đổi “hành vi”, chẳng
hạn như heroin, marijuana (cần sa), Librium, “bụi thiên thần” (angel dust), hay PCP và những thứ
tương tự có tác dụng thúc đẩy nhanh chóng các thay đổi mang tính căn bản trong trạng thái cảm xúc,
chúng hẳn cũng phải có khả năng bám kết, bởi lẽ có những thụ thể cho các chất tương tự được sản
xuất bởi cơ thể. LSD và các chất gây ảo giác khác, những chất tạo ra sự thay đổi trong nhận thức,
cũng làm được thế hẳn là bởi vì có những thụ thể riêng biệt dành cho chúng; một lần nữa cho thấy
rằng những hoá chất dạng này, dưới những điều kiện thích hợp, có thể được sản xuất ra bởi bản thân
cơ thể. Chuyện này gợi ý cho chúng ta thấy rằng có thể có những bước tự nhiên để sản sinh ra các hoá
chất này, hoặc những tiến trình được đáp ứng bởi những hoá chất này. Và ở đây chúng ta đang tiến
đến gần một vấn đề đáng kể, ở chỗ mà một lần nữa, chúng ta có thể dùng cách tiếp cận “trên thế nào,
dưới thế vậy” để hiểu được bản chất của chính mình.

RƯỢU CỒN VÀ CAFFEINE


Rượu cồn.
Rượu cồn có ở khắp mọi nơi. Hàng triệu người đã trải nghiệm các hệ quả của sự nghiện ngập rượu,
từ suy giảm khả năng làm việc cho tới hỏng gan, từ hành hạ bạn đời và con cái cho tới chỗ hoàn toàn
đánh mất các khái niệm và giới hạn trong giao tiếp xã hội, kết cục là biến thành “một tên bợm lưu
manh” ai cũng tỏ tường, ngày ngày phải kiếm cho bằng được chai MD 20-20 của mình, hay thậm chí
là một can Sterno.
Đấy mới chỉ là rượu cồn. Chúng ta thậm chí còn chưa liệt kê một cách chi tiết các loại ma tuý khác,
vì sẽ thật buồn tẻ và vô nghĩa. Các bạn có ý tưởng về chúng là đủ.
Rượu cồn và các loại ma tuý khác có khả năng làm những gì chúng làm trong hệ thống của chúng ta
là bởi vì chúng được “ấn định vị trí”; chúng là những phối tử tổng hợp; chúng bám vào các thụ thể của
chúng ta, và theo nhiều cách khác nhau, làm phát sinh các hiệu ứng của chúng.
Để có ý tưởng về việc những phối tử giả mạo này thực sự hoạt động ra sao, chúng ta hãy xem xét
caffeine. Khi các nơ-ron của chúng ta xử lý thông tin, chúng sản sinh ra cặn bã tế bào, bao gồm một
sự tích tụ các phân tử adenosine. Adenosine là một phối tử bám kết được với thụ thể adenosine, gửi
một thông điệp vào sâu bên trong tế bào, báo rằng đã đến lúc đi ngủ. Ta có thể nói rằng adenosine
kiểu như là một “hệ thống cảnh báo” giúp giữ cho cơ thể được cân bằng. Khi việc sản xuất ra
adenosine tiếp tục diễn ra trong suốt một ngày, như là phụ phẩm của hoạt động não bộ, càng lúc càng
nhiều có adenosine được tạo ra, bám kết với càng nhiều thụ thể hơn, gửi đi càng lúc càng nhiều các
thông điệp tới nhiều tế bào hơn. Dần dần từng chút một, các tế bào não càng ngày càng trở nên uể oải
cho tới khi chúng ta đơn giản là buộc phải đi ngủ. Đúng là chúng ta không thể duy trì sự tỉnh táo nữa.
Chúng ta ngáp; chảy nước mắt và mắt cố nhắm lại, và chúng ta chỉ muốn cuộn tròn và tắt đèn đi ngủ.
Hoặc, chúng ta làm một tách espresso.
Phân tử caffeine chỉ tình cờ là có đúng “hình dạng” để khớp vào với thụ thể adenosine. Nó nhảy vào
và bám kết. Nhưng, thay vì làm việc mà adenosine làm, nó lại gửi đi một thông điệp khác, hoặc ít
nhất, chặn thông điệp nghỉ ngơi không gửi đi được từ phối tử adenosine thực thụ. Nói ngắn gọn, nó
làm ngắt quãng tín hiệu nghỉ ngơi tự nhiên, cho phép nhiều cặn bã tế bào hơn được tích tụ, đặt cá
nhân người đó vào trạng thái bị đầu độc, mà cuối cùng sẽ dẫn tới một sự suy sụp về sức khoẻ.
Nói chung, việc này có vẻ như là điều tồi tệ nhất mà caffeine gây ra - đơn giản là nó chặn hoạt động
của phối tử adenosine, là cái gửi đi thông điệp cần nghỉ ngơi. Nhiều người bị doạ cho sợ bởi những
nghiên cứu không hoàn thiện đưa ra giả thuyết rằng caffeine còn gây ra những chuyện chết người
khác, nhưng các nghiên cứu bổ sung đã gợi ý rằng bất cứ hậu quả nào xảy ra thì đơn thuần là do sự
phá vỡ chu kỳ ngủ nghỉ và sự phá vỡ chu kỳ serotonin-melatoin, hệ quả của nó.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng trong chuyện này là đem đối chiếu sang chuyện thông tin mà người tầm
đạo chấp nhận, hoặc không chấp nhận, mà chúng ta sẽ bàn tới một cách trực tiếp hơn vào cuối quyển
sách này. Cái mà chúng ta thấy trong ví dụ về caffeine với tư cách một “kẻ bắt chước” của adenosine
là ở chỗ, phối tử tự nhiên dường như có một đặc tính rất vi tế nào đó mà sẽ được truyền đạt vào sâu
bên trong tế bào, còn caffeine thì lại hoặc là chặn đứng thông điệp này bằng việc chiếm lấy thụ thể,
hoặc có thể còn gửi đi một thông điệp đối nghịch. Do bởi tính đúng đắn của phân tử, adenosine rõ
ràng làm nhiều việc hơn là cái “phối tử gần giống”, caffeine, kia.
Giờ, nếu chúng ta nghĩ về thông tin như là các phối tử, chúng ta có thể thấy rằng việc chấp nhận một
cái gì đó phi thực như là thực không chỉ làm trở ngại khả năng tiếp nhận các thông điệp đúng đắn của
cái ĐÚNG thực, mà nó thậm chí còn gửi đi các thông điệp ngược lại. Các trải nghiệm tâm linh mà
được “tạo sinh” qua thực hành nghi lễ, qua sử dụng hoá chất hay bằng biện pháp kỹ thuật từ “dưới
này” nhằm mục đích thay đổi trạng thái tâm linh “trên kia” thì cũng vận hành đúng theo cách đó. Có
vẻ như rằng những gì chúng ta chấp nhận là thật hay không sẽ ảnh hưởng tới tinh thần và trạng thái
nhận biết của chúng ta, còn chưa kể tới những tiềm năng cho sự thăng tiến của linh hồn nữa. Chúng
ta thậm chí còn có thể so sánh hệ tín điều “tất cả đều là tình yêu và ánh sáng” với hành động của
caffeine: chúng ngăn chặn hệ thống cảnh báo tự nhiên hoạt động, là cái báo với tánh linh khi nào thì
nó cần phải tránh né những thứ nhất định và cho phép một thời kỳ “làm sạch” được diễn ra. Theo
thời gian, sự ngăn chặn này có thể dẫn đến sự suy sụp nghiêm trọng của tinh thần, thậm chí - có vẻ
như - rốt cùng sẽ khiến nó rơi vào lãnh địa của Phi-hiện-hữu. Tuy nhiên, còn có một vấn đề nghiêm
trọng hơn mà chúng ta phải đối mặt: sự nghiện ngập.

CÁC TRUNG TÂM KHOÁI LẠC VÀ CÁC LOẠI MA TUÝ

Chắc hẳn là ai cũng đã nghe về một số thí nghiệm được thực hành trên chuột, ở đó chúng được cấy
các điện cực để tự kích thích “trung tâm khoái lạc” của bộ não. Điều được khám phá ra là bọn chuột
sẽ nhấn nút cho tới khi kiệt sức. Các thí nghiệm đi xa hơn cho thấy rằng nếu phần thưởng kích thích
điện này được phân phát chỉ khi bọn chuột học được một trò mới - chẳng hạn như tìm đường trong
mê cung - những sinh vật bé nhỏ này sẽ làm việc như điên để hoàn thành công việc để rồi chúng có
thể có được “cú nhấn nút” của mình. Chừng nào còn tiếp tục có phần thưởng, bọn chuột sẽ còn tiếp
tục làm việc - thậm chí còn thuần thục tìm được đường ra ngay cả với những mê cung siêu phức tạp
và dường như là bất khả, đến con người còn thấy gần như là không thể giải được!
Thế nhưng, không phải sự học hỏi là cái mà chúng yêu thích (mà là phần thưởng).
Các nghiên cứu ban đầu đã chỉ ra rằng, được cho cơ hội, bọn chuột sẽ quên tất cả mọi thứ - thức ăn,
bạn tình, bè bạn, bất kể cái gì - để tập trung vào nhấn cái nút chết tiệt kia cho tới khi chúng quỵ
xuống trong cơn ngây ngất mất hết tâm trí!
Ở con người, giống như ở những loài sinh vật khác, cái cảm giác cực khoái trải nghiệm được thì vẫn
cũng là sự giải phóng các chất kích thích vào cùng một khu vực của bộ não, là cái khiến cho bọn
chuột sung sướng đến thế. Một số nhà khoa học nhắc tới khu vực này trong “biệt ngữ chuyên môn”
với cái tên trung tâm “làm-nữa-đi”. Khi trung tâm này được kích thích, bất cứ hoạt động nào liên đới
với nó sẽ được tìm cách được thực hiện hết lần này tới lần khác.
Như giờ chúng ta biết, ma tuý “ngắn mạch” những trung tâm này bởi chúng “cố định” vào vị trí các
thụ thể. Chúng ta cũng biết rằng khi sử dụng các chất ma tuý/dược chất nhất định, não của chúng ta,
tới một mức độ nhất định, hành xử như thể chất dẫn truyền thần kinh “tự nhiên” đang tràn ngập hệ
thống. Trong trường hợp của trung tâm khoái lạc, hoá chất này quá giống với cái mà bộ não sẽ sản
sinh một cách tự nhiên khi chúng ta đã làm được một cái gì đó thực sự lớn, chẳng hạn như tìm ra
thức ăn hay nơi ấm áp hay làm tình với bạn đời, đến nỗi ngay cả khi người đó phải sống lâu dài trong
một căn nhà trọ bẩn thỉu tồi tàn toàn mùi bãi nôn và cứt đái, với một chiếc kim tiêm heroin chọc vào
cánh tay anh ta hoặc cô ta, thì các trung tâm khoái lạc cũng chỉ biết mỗi một việc là chúng được tắm
trong cơn thống khoái hoá chất thôi.
Đây là một việc quan trọng cần xem xét. Ngay cả nếu lần đầu tiên một người bị gạ “dùng thử” một
thứ ma tuý như thế, theo mặc định sẵn có thì chúng thật tởm lợm hoặc bị đẩy ra, nhưng tất cả những
thành phần ngoại lai đó, một khi họ đã thụ nhận phần thưởng đó rồi, toàn bộ nhận thức của họ bắt
đầu thay đổi. Bởi lẽ cơ thể vật lý yêu thích cái cảm giác đó quá, bởi vì nó hấp dẫn một cách áp đảo
đến thế, nên tâm trí bắt đầu hợp lý hoá rằng cái thiết lập kinh tởm đó, toàn bộ cái quá trình mà rõ
ràng là gây hại cho bản thân đó, không đơn thuần là “cũng được”, mà trong thực tế là thứ “đáng mong
muốn”. Sau hết thì, làm sao nó có thể lại tệ hại đến thế nếu cảm giác nó mang lại lại tuyệt vời đến
thế? Nếu một phần trong bản thân người ta lập luận rằng không thể nào nó là tốt đẹp được, thì một
phần khác trong bản thân họ lại thực sự trở nên phát cuồng, chỉ ham muốn đạt được trạng thái đó một
lần nữa. Sau cùng thì, những gì đang diễn ra trong đời thực chỉ toàn là những “áp lực” và những “cảm
giác tệ hại”, nên càng bổ sung cho luận điểm: anh đã chịu đựng khổ sở rồi, giờ anh xứng đáng được
tưởng thưởng!
Vấn đề duy nhất với cả sự nghiện ngập ma tuý lẫn nghiện ngập tâm linh là ở chỗ nó gần như luôn luôn
được giới thiệu theo một thiết kế của khoái lạc và tinh xảo. Nó được quảng cáo như một “công cụ” để
“gia tăng sự nhận biết”.
Khi cocaine được hít vào trong mũi, nó chạy thẳng tới các khu vực tái hấp thu dopamine và phong toả
chúng. Trong trường hợp này, “cảm giác sung sướng” không đến từ ma tuý, mà đến từ một thực tế là
chất dopamine tự nhiên của chính ta đang tràn ngập các tế bào của ta, bám kết như điên với các thụ
thể dopamine, vì không thể tái hấp thụ được ở các khu vực kia. Bộ não chỉ biết có một điều: cái này
cho cảm giác THẬT TUYỆT VỜI! Sử dụng cocaine được ghi nhận là sản sinh ra một cảm giác khoái
lạc mãnh liệt hơn bất cứ một hoạt động tự nhiên nào khác, bao gồm cả sự cực khoái! Và, hãy ghi nhớ
là khoái cảm này được trải nghiệm từ chính hoá chất tự nhiên của cơ thể nhờ vào sự phong toả khu
vực tái hấp thụ. Một lần nữa, chúng ta lưu ý rằng việc này ngăn chặn phối tử chuyên biệt của chính cơ
thể không bám kết được với các khu vực tái hấp thụ, mà rất có khả năng cũng chặn lại thông điệp vốn
có mục đích đi sâu vào bên trong tế bào. Khi chuyện này xảy ra, nó làm phát sinh những hệ quả đáng
sợ, như chúng ta sẽ sớm thấy.
Moóc-phin và heroin hoạt động theo cách khác đi một chút. Chúng bắt chước endorphin, là cái kích
hoạt việc giải phóng dopamine của cơ thể. Thế là, thay vì cảm thụ xảy ra do dòng chảy tự nhiên của
dopamine không được tái hấp thụ như ở trường hợp cocaine, thì nó lại xảy ra bởi vì có quá nhiều
dopamine để hấp thụ! Nhưng lại một lần nữa, thứ endorphin giả này không nghi ngờ gì nữa sẽ không
gửi thông điệp đúng đắn vào sâu bên trong các tế bào mà nó đang bám kết vào, và cũng vậy, sự quá
mức của dopamine sẽ tạo ra những hậu quả đáng kể.
Những hậu quả này là gì? Với việc sử dụng lặp đi lặp lại cocaine, heroin và moóc-phin làm mất cân
bằng các tiến trình dopamine của riêng cơ thể, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách thu giảm số lượng
các thụ thể! Với số lượng thụ thể ít đi này, các hiệu ứng mà loại ma tuý đó tạo ra - cũng như khả năng
kết bám bình thường của cơ thể với lượng dopamine có mặt một cách tự nhiên - tụt giảm. Không có
dòng chảy bình thường của dopamine bám vào số lượng thụ thể thông thường, bộ não trải nghiệm sự
“cai nghiện” được diễn dịch ra khá đúng như là “cơn đau”. Đó là nỗi khổ não của một tâm trí không
thể cảm thấy một chút khoái lạc nào.
Theo cách nói chặt chẽ về mặt vật lý, thì một trong những hậu quả nghiêm trọng của quá trình này
đến từ một thực tế là dopamine đóng một vai trò quan trọng trong việc điều khiển chuyển động, cảm
xúc và sự nhận thức. Hoạt động khác thường của dopamine đều có liên quan trong bệnh tâm thần
phân liệt, rối loạn tâm trạng, rối loạn giảm chú ý, hội chứng Tourette, phụ thuộc chất (nghiện), rối
loạn vận động muộn, bệnh Parkinson và những bệnh tương tự khác. Tất nhiên, tình huống này phức
tạp hơn nhiều bởi có ít nhất 7 loại thụ thể dopamine đã được nhận diện.
Giờ, mục đích của việc nói sang vấn đề hoá học của bộ não để làm ví dụ cho việc thấu hiểu nguyên lý
“trên sao, dưới vậy” là thế này: việc “chấp nhận” cái không phải Sự Thật thì cũng giống như sử dụng
một loại ma tuý sẽ tới bám kết vào các thụ thể tinh thần, có thể nói như vậy. Vậy nên, việc này đưa
chúng ta trở lại phần mở đầu của chương này, đoạn mà tôi đã nói “việc góp nhặt tri thức giả thì tệ hại
hơn là không một chút nào”. Tri thức giả, những sự dối trá, là các loại ma tuý tâm linh mà không phải
là “chất hoá học tự nhiên” của chính “linh quang”, có thể nói vậy. Kết quả là nó có khuynh hướng tạo
ra một tình trạng lệ thuộc bằng cách làm suy giảm các “thụ thể tinh thần”, do đó làm suy giảm khả
năng “bám kết với sự thật”. Nói ngắn gọn, một người có thể nghiên cứu như điên, nhưng nếu anh ta
hoặc cô ta không thực sự, thực sự sử dụng tới sự sáng suốt - nghĩa là, thách thức và mổ xẻ những gì
đang được nghiên cứu theo một cách cần mẫn - thì sự chấp nhận của anh ta hoặc cô ta dựa trên “lòng
tin mù quáng” sẽ tương tự như việc tìm vui trong ma tuý.
Kết quả cuối cùng thì cũng tương tự như của một tên bợm lưu manh theo nghĩa tâm linh.
Hơn thế nữa, chúng ta để ý thấy từ việc nghiên cứu các phối tử và các thụ thể là những hoá chất của
bản thân cơ thể có những phẩm chất mà những thứ bắt chước - ma tuý - không có. Những tính chất
này, dựa trên hình dáng và cấu trúc phân tử, có thể kích hoạt các tiến trình mà loại phối tử tổng hợp
không thể làm được. Hoá chất của cơ thể thậm chí còn có thể khởi động một chuỗi các tiến trình bên
trong các tế bào mà ở trường hợp phối tử “nhân tạo” thì lại bị chặn lại.
Sự Thật cũng hoạt động theo cùng một cách. Sự tích luỹ của thông tin “có xác suất đúng cao” mà
không có định kiến cũng tương đương với việc góp nhặt mọi bộ phận của một peptide thần kinh rất
phức tạp. Khi mọi mảnh đúng đắn cuối cùng đã ở cùng nhau, nó tạo thành một “hình dạng” nhất định
“khớp” vào với thụ thể tinh thần giống như chìa khoá ở trong ổ khoá. Tại thời điểm này - khi
khối/đơn vị thông tin đã trọn vẹn - việc ở gần với nó khiến cho thụ thể “ngân nga” và phối tử/thông
tin cũng “ngân nga” đáp trả, và chúng đại loại là “khiêu vũ cùng nhau”, gần giống như mô tả về các
phối tử và thụ thể vật lý vậy. AUM.
Và thế là chúng ta tìm ra được một nguyên lý sau: hãy cóp nhặt, thu thập thông tin và những quan sát
mà đừng có bất cứ sự “đưa vào bụng” nào, có thể nói là như thế. Điều này gần như chắc chắc có
nghĩa là hãy tránh những phép thực hành/phép tu mà có thể tạo ra những loại hoá chất “làm-nữa-đi”,
bởi lẽ thật quá là dễ dàng để bị dụ dỗ đi vào chỗ thực hành nó hết lần này tới lần khác, tương đương
với một kiểu tín điều mù quáng.
Ở đây, tất nhiên, chúng ta đi đến với một vấn đề rất đặc biệt: các chương trình hoạt động của “bộ
máy” của chúng ta, “trí năng” của chúng ta. Sự hình thành và rèn luyện trí năng của chúng ta được
thực hiện dưới các điều kiện tệ hại nhất có thể cho sự phát triển khả năng suy nghĩ. Giờ không phải là
thời gian hay nơi chốn để đi vào khảo sát dài hơi về việc có gì sai trái với cách giáo dục trẻ em, các lý
thuyết chăm sóc trẻ sơ sinh và vô số những điều dối trá được lan truyền ở trong xã hội và nền văn hoá
của chúng ta. Bổ sung vào dòng chảy vô tận của những điều cần cân nhắc dựa trên vẻ bề ngoài đó, đến
thời điểm một người bình thường trở thành người trưởng thành, anh ta không thể nghĩ hay cảm nhận
tương hợp với những gì là Sự Thật nữa. Anh ta đã trở thành một “nhân cách giả tạo” nghĩ rằng nó có
một linh hồn. “Chỉ những gì giống nhau thì mới có thể hiểu và nắm bắt nhau”, thế nên chả có gì ngạc
nhiên khi kẻ tìm kiếm sự thăng hoa thời hiện đại toàn đi sai đường cả. Gần như mọi “con đường" dẫn
tới sự thăng hoa đều hấp dẫn đối với cái ngã giả tạo này, và, như chúng ta có thể đoán được, sẽ phát
sinh những cảm giác trong cơ thể bắt chước những gì xảy ra trong quá trình thăng hoa thực sự.

You might also like