You are on page 1of 7

Sông Bình Định

Sông lớn:Côn, Lại Giang, La Tinh và Hà Thanh

Sông Côn còn gọi là sông Kôn hoặc sông Kone là dòng sông lớn nhất của tỉnh Bình Định [1][2].
Sông dài 171 km. Lưu vực sông có diện tích 2980 km² thuộc các huyện An Khê (Gia Lai), An
Lão, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Vân Canh, An Nhơn và Tuy Phước (Bình Định
Dòng đầu nguồn có tên là sông Say (hoặc suối Say) bắt nguồn từ hợp lưu các suối ở khối núi
Ngọc Roo từ độ cao 925 m, nơi 2 huyện giáp nhau là huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum và
huyện K'Bang tỉnh Gia Lai, chảy về hướng đông nam [2]. 14°32′2″B108°28′32″Đ
Dòng có tên sông Côn bắt nguồn từ phía bắc xã An Toàn huyện An Lão, chảy về hướng tây
nam rồi nam, và hợp lưu với sông Say ở rìa bắc xã Vĩnh Sơn huyện Vĩnh Thạnh.
Sau đó sông chảy theo hướng đông nam qua huyện Vĩnh Thạnh nơi có hồ Vĩnh Sơn, thủy điện
Vĩnh Sơn, hồ Định Bình, huyện Tây Sơn để rồi gặp các nhánh nhỏ bắt nguồn từ An Khê và Vân
Canh tạo thành dòng lớn hơn.
Đoạn giữa ở huyện Tây Sơn có tên là sông Hà Giao. Sau đó nó tiếp tục chảy qua Thị xã An
Nhơn và gặp một nhánh khác từ hồ Núi Một (Vân Canh) chảy xuống.

Đoạn hạ lưu chia thành vài nhánh, trong đó một chi lưu có tên là sông Cái.
13°55′3″B 109°2′30″Đ
Các chi lưu đổ ra đầm Thị Nại, vịnh Quy Nhơn.

sông Lại Giang là sông lớn thứ hai của tỉnh Bình Định, nó được hình thành từ sự hợp nhất của
hai dòng sông là An Lão và Kim Sơn. Sông An Lão khởi nguồn từ miền núi vùng tây bắc huyện
An Lão. Thượng nguồn của sông An Lão là hai dòng sông Nước Đinh và Nước Ráp. Ở thượng
nguồn sông An Lão chảy theo hướng Nam - Bắc, sau khi ra khỏi xã An Dũng sông chuyển
hướng Tây Bắc – Đông Nam và tiếp tục chảy theo hướng này cho đến khi gặp sông Kim Sơn,
trên đường đi sông được bổ sung nước từ các sông Nước Điệp và Nước Sáng. Sông An Lão có
chiều dài khoảng 85 km và lưu vực rộng khoảng 697 km². Phụ lưu chính thứ hai của sông Lại
Giang là sông Kim Sơn của huyện Hoài Ân. Tại các xã Đắc Mang và Ân Sơn ba dòng sông
Nước Mang, Nước Lương và Nước Rong hợp lại thành sông Nước Lương. Sông Nước Lương
chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam cho đến khi gặp dòng sông Lớn. Tại xã Ân Nghĩa hai
dòng sông Nước Làng và sông Lớn hợp lại thành sông Lớn chảy theo hướng Tây Nam – Đông
Bắc cho đến khi gặp sông Nước Lương. Hai sông Nước Lương và sông Lớn hợp lại thành sông
Lớn, sông này vẫn chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc rồi gặp dòng sông Trắng và đổi tên là
Kim Sơn. Sông Kim Sơn có chiều dài khoảng 64 km với lưu vực rộng khoảng 575 km². Hai dòng
sông An Lão và Kim Sơn gặp nhau tại vùng giáp ranh giữa hai huyện Hoài Ân và Hoài Nhơn để
trở thành sông Lại Giang, điểm gặp nhau này cách cầu Bồng Sơn khoảng 2 km về hướng tây.
Sông Lại Giang chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc và đổ ra biển Đông qua cửa An Dũ.
Sông có độ cao 400–825 m. Diện tích toàn lưu vực khoảng 1.269 km²; độ cao trung bình của lưu
vực là 300 m; độ dốc bình quân của lưu vực nhỏ hơn 0,25.

Sông La Tinh hay sông Phù Ly là dòng sông nhỏ nhất trong bốn con sông chính của tỉnh Bình
Định. Sông La Tinh có độ cao bình quân là 150 m, chiều dài 54 km và diện tích lưu vực khoảng
719 km², gần 2/3 chiều dài của sông chảy qua vùng rừng núi và đồi trọc. Độ dốc bình quân lưu
vực khoảng 0,15. Sông thường hay bị cạn vào mùa nắng.
Là một trong ba dòng sông mang tính lịch sử từ thời lập phủ Hoài Nhơn.
Sông La Tinh bắt nguồn từ hồ Hội Sơn thuộc vùng núi phía Tây huyện Phù Cát. Nhiều suối nhỏ
khởi nguồn từ các dãy núi thuộc hai xã Cát Sơn và Cát Lâm đã tập hợp tạo nên thượng
nguồn sông La Tinh, ở lưu vực thượng nguồn này sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Sau khi đến đập Cây Gai sông chuyển hướng thành Tây– Đông và kể từ đó sông được xem như
là đường ranh giới giữa hai huyện Phù Cát và Phù Mỹ. Sông chảy đến vùng Vĩnh Kiên thì gặp
nhánh sông Kiên Duyên từ Phù Mỹ đổ vào, nhánh sông này xuất phát từ vùng núi phía
Tây huyện Phù Mỹ, các suối nhỏ vùng này hợp lại thành các sông nhỏ như sông Đập Hiền, sông
Đập Bao và sông Đập Sung ở thượng lưu, các sông này lại nhập thành sông Bình Trị - Kiên
Duyên. Sông La Tinh nhập với sông Kiên Duyên thành sông Lu Xiêm Giang hay sông La Tinh,
sông này đến đập Cây Ké lại chuyển hướng Tây Nam – Đông Bắc. Sau đó sông lại tách làm hai
nhánh là sông Cả ở phía Nam và sông Lu Xiêm Giang ở phía Bắc chảy song song nhau.
Sông Lu Xiêm Giang chảy qua vùng An Xuyên rồi đổ vào đầm Nước Ngọt. Sông Cả hay còn gọi
là sông Mỹ Cát hay sông La Tinh chảy qua vùng An Mỹ - Xuân Hải rồi đổ vào đầm Nước Ngọt.

Sông Hà Thanh bắt nguồn từ miền núi phía Tây Nam huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định ở độ cao
500 m so với mực nước biển, chảy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc. Sau khi đi qua một số xã
của huyện Vân Canh sông tiếp tục chảy qua huyện Tuy Phước, đến thị trấn Diêu Trì thì sông
chia làm hai nhánh là Hà Thanh và Trường Úc rồi tiếp tục đi vào địa phận thành phố Quy
Nhơn và đổ vào đầm Thị Nại qua hai cửa Hưng Thạnh và Trường Úc.
Sông có chiều dài 58 km trong đó 30 km chảy qua miền rừng núi, độ cao trung bình của lưu vực
là 170 m, độ dốc trung bình của lưu vực khoảng 0,18 và diện tích toàn bộ lưu vực sông là
539 km².

Sông nhỏ như Châu Trúc, Tam Quan.

Hồ đầm
Toàn tỉnh Bình Định có nhiều hồ nhân tạo được xây dựng để phục vụ mục đích tưới tiêu trong
mùa khô. Trong đó có thể kể tên một số hồ lớn tại các huyện trong tỉnh như: hồ Hưng Long (An
Lão); hồ Vạn Hội, Mỹ Đức và Thạch Khê (Hoài Ân); hồ Mỹ Bình (Hoài Nhơn); hồ Hội Sơn và Mỹ
Thuận (Phù Cát); hồ Diêm Tiêu, Hóc Nhạn và Phú Hà (Phù Mỹ); hồ Định Bình, Thuận Ninh (Tây
Sơn); hồ Núi Một (Vân Canh - An Nhơn); hồ Vĩnh Sơn, hồ Định Bình (Vĩnh Thạnh). Ngoài ra
Bình Định còn có một đầm nước ngọt khá rộng là đầm Trà Ổ (Phù Mỹ) và hai đầm nước lợ là Đề
Gi (Phù Mỹ - Phù Cát) và Thị Nại (Tuy Phước - Quy Nhơn). Hệ thống hồ đầm này tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản. Đặc biệt đầm Thị Nại là đầm
lớn rất thuận lợi cho việc phát triển cảng biển tầm cỡ quốc gia và góp phần phát triển khu kinh tế
Nhơn Hội, đầm còn được biết đến với cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam hiện nay.

Định Bình là hồ nước ngọt nhân tạo lớn nhất tỉnh Bình Định và là hồ có đập ngăn sông đầu tiên
của Việt Nam áp dụng công nghệ thi công bê tông đầm lăn RCC.
Công trình được khởi công tháng 5/2003 và khánh thành và bàn giao cho đơn vị quản lý sử
dụng vào tháng 6/2009.
Khu vực đầu mối hồ thuộc địa bàn xã Vĩnh Hảo, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, cách Quy
Nhơn khoảng chừng 70 km về hướng Tây. Hồ hình thành do việc chặn dòng sông Kôn, được
đưa vào sử dụng từ năm 2009 với dung lượng nước chứa có thể lên đến 226 triệu mét khối.
Theo thiết kế, công trình này ngoài việc cung cấp nước tưới cho 15.915 ha đất nông nghiệp (sẽ
phát triển thành ~ 34.000ha sau này), còn có chức năng điều hoà nguồn nước, cấp nước phục
vụ sinh hoạt và các ngành kinh tế khác như nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, hạn chế lũ tiểu
mãn, lũ sớm, lũ muộn, giảm xâm nhập mặn và bảo vệ môi trường sinh thái hạ lưu sông Kôn và
là nguồn điện năng cho nhà máy thuỷ điện với công suất 6MW. Riêng công trình khu tưới Văn
Phong (hạ lưu sông Kôn) sau khi hoàn thành sẽ cung cấp nước tưới cho 12.545 ha lúa.
Sông suối

Do cấu tạo địa chất phức tạp và địa hình chia cắt mạnh, nên mạng lưới sông ngòi tỉnh Bình Định hình
thành tương đối dày và phân bố không đều. Có bốn con sông chính ảnh hưởng đến kinh tế và đời sống
nhân dân là sông Côn, sông Hà Thanh, sông La Tinh và sông Lại. Ngoài ra, còn nhiều con sông nhỏ
và nhiều con suối cũng có vai trò nhất định đối với các địa phương.

Sông An Tượng

Sông An Tượng phát nguyên từ hòn Bà, qua vùng núi An Tượng, hợp cùng sông cửa Tiền (sông Tân
An) chảy xuống đầm Thị Nại. Sông nằm trọn trong địa phận huyện Tuy Phước. Sông ngắn, lưu lượng
nhỏ, nhưng nổi danh nhờ có nguồn An Tượng, nơi giao dịch của thương nhân người kinh và người
thượng xưa kia.

Sông Côn

Sông Côn ngày xưa gọi là sông Tuy Viễn. Triều Khải Định (1916-1925), sau khi huyện Tuy Viễn bị bãi
bỏ để lấy đất lập phủ An Nhơn thì sông mang tên là Côn Giang, còn gọi là sông Tam Huyện.

Sông Côn phát nguyên từ vùng rừng núi An Lão, giáp giới Quảng Ngãi, Kon Tum, có độ cao từ 600-
700m, chảy theo hướng tây bắc, đông nam, quanh co trong dãy Trường Sơn, vượt qua nhiều ghềnh,
thác, kéo dài gần 50 cây số thì đến Định Quang (Bình Tường, Tây Sơn), tiếp nhận thêm nước từ nhiều
dòng suối, đến Thượng Giang thì gặp suối Cỏ từ bắc chảy vào. Đoạn từ Định Quang đến Thượng
Giang gọi là sông Hà Giao (còn gọi là Hà Riêu). Khúc sông nầy hẹp, lòng sông có nhiều hòn đá tảng
dựng đứng nên thuyền bè lên xuống rất khó khăn. Từ giao thủy suối Cỏ, dòng sông chảy đến Tả Giang
thì gặp suối Ba La từ đồng Tre ở phía nam chảy ra. Từ giao thủy Ba La, dòng sông mở rộng, chảy độ
9-10 cây số thì đến địa phận Phú Phong (Tây Sơn). Từ Tả Giang, Hữu Giang trở xuống, sông mới
chính thức được gọi là sông Côn. Trên khúc sông từ Tả Giang đến Trinh Tường, trong lòng sông, đây
đó nổi lên những đống đá đen láng trông rất thanh kỳ, có hòn đá Tượng cao lớn nằm trong suối Ba La
gọi là Đá Khổng Lồ.

Đến địa đầu Phú Phong, sông Côn tiếp nước sông Đá Hàng và nước của nhiều suối khác. Sông Đá
Hàng dài chỉ độ 10 cây số do hai nguồn là suối đồng Hươu từ tây bắc chảy xuống gặp suối đồng Le từ
phía tây chảy xuống. Lòng sông Đá Hàng, đá mọc lởm chởm, nhiều ghềnh thác khó đi. Thượng lưu
sông Đá Hàng có một thắng cảnh gọi là Hầm Hô. Đó là một con suối từ đồng Gian đến đồng Hươu có
nhiều ghềnh thác, nước chảy đổ xuống một hầm đá rộng thênh thang. Hai nhánh sông, một nhánh lớn
từ Cây Muồng chảy thẳng xuống đông nam, chia đôi hai thôn Hạnh Lâm và Chân Tự và nhánh nhỏ từ
Đá Hàng chảy thẳng ra đông bắc gặp nhánh lớn là do Nguyễn Nhạc cải tạo dòng sông mà thành.
Hoành Sơn, nơi có phần mộ của cụ thân sinh Tây Sơn tam kiệt, ngó ngay xuống chỗ giao thủy của hai
nhánh sông nói trên, phong cảnh rất thanh kỳ.

Từ địa đầu Phú Phong trở xuống, lòng sông mở rộng, nước sông Côn trở nên lai láng. Khúc sông rộng
nhất, sâu nhất và đẹp nhất là từ Phú Phong đến An Thái. Xuống khỏi An Thái chừng hơn nửa cây số,
sông Côn chia làm hai nhánh. Nhánh thứ nhất ở phía nam chảy đến Phụng Ngọc thì tách làm đôi, một
chảy qua An Nhơn, Tuy Phước đến đầm Thị Nại; một chảy xuống cửa Tiền thành Bình Định, tiếp nhận
thêm nước sông An Tượng từ tây nam chảy ra, lưu lượng gia tăng, qua cầu Tân An rồi đổ ra đầm Thị
Nại. Nhánh nầy xưa gọi là sông Cửa Tiền, nay gọi là sông Tân An. Nhánh thứ hai nằm phía bắc, chảy
một đoạn rồi cũng chia thành hai nhánh nhỏ: một nhánh gọi là sông Thạch Yển (còn gọi là sông Đập
Đá), chảy quanh co rồi dừng lại ở đập Lý Nhơn; một nhánh nữa là sông La Vỹ (nay gọi là sông Gò
Chàm) do vua Thái Đức cho đào, chảy ra Gò Găng, xuống đập Lý Nhơn hợp cùng sông Thạch Yển.
Hai sông Đập Đá và Gò Chàm tạo thành một vòng đai bao quanh vùng Thập Tháp, Đồ Bàn, Vân Sơn,
Nhạn Tháp, Đập Đá. (Sau khi cho đào xong sông La Vỹ, lụt to làm sạt lở bờ sông phía đông, phía thành
Hoàng Đế, vua Thái Đức liền cho đào một con đê hình quai vạc, gọi là Đỉnh Nhĩ Đê để giữ nước).

Sông Côn là con sông dài nhất ở tỉnh Bình Định,171 cây số; diện tích lưu vực khoảng 2.594 km2; độ
dốc bình quân lưu vực khoảng 0,2.

Lưu vực sông Côn bao gồm phần lớn diện tích các huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, An Nhơn,
Tuy Phước và nam Phù Cát. Trên dòng sông Côn có nhiều đập như Phương Danh, Bảy Yển (phân
nước cho 7 đập nhỏ), Văn Phong. Gần đập Văn Phong có một bãi cát rộng thênh thang gọi là bãi Cây
Muồng là nơi Mai nguyên soái làm lễ tế cờ trước khi xuất nghĩa quân đánh Pháp.

Nước sông Côn trong, nhưng lại có nhiều cá, nổi tiếng là cá chép, tên chữ là lý ngư.

Sông Hà Thanh

Sông Hà Thanh bắt nguồn từ vùng núi Vân Canh ở độ cao 500m. Sông có chiều dài khoảng 58 km,
trong đó 30 km chảy qua vùng rừng núi. Độ cao trung bình của lưu vực là 170m; độ dốc trung bình của
lưu vực khoảng 0,18.

Sông Hà Thanh do nhiều nguồn tạo thành. Hai nguồn phát xuất từ vùng núi ở phía nam hòn Phước
Sơn (hòn Ông), tục gọi là suối Rào và suối Cây Sung. Một nguồn nữa từ Mục Thịnh chảy ra, tục gọi là
suối Sơn Thành. Ba nguồn nầy họp nhau tại Vân Canh gọi là sông Hà Thanh.

Từ Vân Canh đến Vân Hội, tục gọi là xóm Cây Da (Tuy Phước), sông tiếp nhận thêm nhiều khe, suối,
mực nước càng lên cao, lòng sông càng mở rộng. Sau khi xuống đến hạ lưu, tại Vân Hội, sông Hà
Thanh chia làm hai nhánh: một nhánh gọi là sông Tóc, có sông Tham Đô đổ vào, chảy theo hướng
bắc, xuống Trung Tín, Thuận Nghi và đổ xuống đầm Thị Nại. Một nhánh nữa gọi là sông Ngang, chảy
theo hướng đông, tiếp nhận nước của đầm Ngọc Châu (bàu Cả) gần dưới chân núi Sơn Chà và nước
đầm Thanh Cẩn gần đèo Son, họp nhau lại rồi chảy ra biển. Trên nhánh sông Tóc có cầu Trường Úc;
trên nhánh sông Ngang có cầu Chợ Dinh (tức cầu Sông Ngang) và cầu Đôi.

Sông Hà Thanh chảy theo hướng tây nam-đông bắc, qua hai huyện Vân Canh, Tuy Phước và thành
phố Quy Nhơn. Lòng sông hẹp, lưu lượng yếu, mùa nắng thường khô cạn.

Sông La Tinh

Sông La Tinh còn có tên là La Xiêm, nhân dân địa phương thường gọi là sông Phù Ly, làm ranh giới
giữa hai huyện Phù Mỹ và Phù Cát.
Sông phát nguyên từ vùng Hội Sơn (Phù Mỹ) có độ cao trung bình là 150m. Hội Sơn là nơi hội tụ các
ngọn núi trong vùng. Những con suối phát nguyên từ vùng núi nầy họp thành suối Cả. Suối Cả chảy
xuống An Điềm, đến Vạn Ninh thì tiếp thêm nước của nhiều con suối khác chảy vào, trong đó có một
con suối lớn nhất phát nguyên từ Hội Phú, Hội Khánh ở phía bắc chảy vào, dài độ 11-12 cây số. Nhờ
vậy mà lòng sông mở rộng, lưu lượng lên cao. Từ Vạn Ninh, sông chia làm hai nhánh : nhánh phía
nam gọi là sông Cái, nhánh phía bắc gọi là sông Con. Sông Cái chảy xuống Phú Hội, An Mỹ rồi đổ vào
đầm Đạm Thủy (đầm nước ngọt Đề Gi). Sông Con chảy xuống Kiên Trinh, An Lương, An Xuyên và
cũng đổ vào đầm Đạm Thủy. Hai thôn Kiên Trinh và Phú Hội đều nằm trên ven bờ hai nhánh sông nói
trên. Kiên Trinh nằm ở hữu ngạn sông Con (nhánh phía bắc); Phú Hội nằm ở tả ngạn sông Cái (nhánh
phía nam), đối diện nhau. Kiên Trinh có đập Bờ Xe, Phú Hội có đập Ông Tờ. Trên sông La Tinh, tại
thôn An Xuyên (xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ) có lăng thờ Mãn Xà Vương nằm bên bờ sông. Hai sông
nhánh Đập Bao và Đập Sung ở thượng lưu nhập thành sông Bình Trị.

Sông La Tinh ngắn, chiều dài chỉ khoảng 54 km, 2/3 chiều dài chảy qua vùng rừng núi và đồi trọc. Diện
tích lưu vực khoảng 719 km2; độ dốc bình quân lưu vực khoảng 0,15. Lưu vực sông La Tinh chảy qua
hai huyện Phù Cát, Phù Mỹ. Lòng sông hẹp, lưu lượng yến nên vào mùa nắng nước thường khô cạn.

Sông Lại

Sông Lại là con sông lớn thứ hai của tỉnh Bình Định, dài 72 cây số. Sông bắt nguồn từ vùng núi phía
tây huyện An Lão có độ cao từ 400-825m; diện tích toàn lưu vực khoảng 1.269 km2; độ cao trung bình
của lưu vực là 300 m; độ dốc bình quân của lưu vực chưa đến 0,25. Sông Lại chảy qua các huyện An
Lão, Hoài Ân, Hoài Nhơn theo hướng tây bắc-đông nam đổ ra cửa An Dũ (Hoài Nhơn). Sông do hai
nguồn An Lão và Kim Sơn hợp thành.

Sông An Lão do hai nhánh hợp thành. Một nhánh từ Ba Tơ (Quảng Ngãi) chảy vào gọi là nước Dinh,
còn gọi là nước Trong. Một nhánh từ phía tây chảy xuống gọi là nước Tép, còn gọi là nước Trắng. Mỗi
nhánh dài độ vài chục cây số. Hai nhánh hợp tại nước Giao thành sông An Lão. Nhờ có nhiều phụ lưu
đổ vào nên nước sông An Lão rất dồi dào. Sông An Lão chảy đến Phú Văn thì gặp sông Kim Sơn chảy
xuống. Sông Kim Sơn cũng có hai nhánh. Một nhánh từ vùng An Lão chảy vào gọi là nước Lương, dài
chừng 24-25 cây số. Một nhánh từ phía nam chảy ra, dài hơn 10 cây số, gọi là nước Lăng hay nước
Bông. Hai nhánh nầy họp tại Xuân Sơn thành sông Kim Sơn, chảy đến Phú Văn thì gặp sông An Lão
tạo thành Lại Giang. Từ giao thủy Phú Văn, sông chảy xuống cầu Ông Sơn, chạy quanh co đến Định
Bình thì quay ra bắc đổ vào cửa An Dũ. Cách Bồng Sơn độ một cây số về phía đông, có một nhánh
sông đào dài chừng 9-10 cây số, song song với quốc lộ IA, chảy đến Tài Lương thì dứt. Sông Lại chảy
gần đến biển thì tách ra một nhánh nhỏ chảy dưới chân hòn Hương Sơn rồi chảy trở vào sông cái.
Vũng nầy gọi là Bàu Tượng.

Lưu vực sông Lại bao gồm phần lớn diện tích hai huyện An Lão và Hoài Ân, phần giữa huyện Hoài
Nhơn và phần nhỏ phía bắc huyện Phù Mỹ. Trên dòng sông Lại, xưa kia, cứ một đoạn vài ba trăm mét
thì có một bờ cừ ngăn nước để xe nước đặt ở hai bên bờ sông đưa nước vào ruộng trong mùa nắng.
Đến muà lụt lội, xe nước dỡ cất, bờ cừ bị nước cuốn trôi. Cảnh xưa đầy thi vị là các guồng xe nước
quay rào rào suốt ngày đêm, bọt nước tung trắng xóa lên hai bên bờ sông, nay không còn nữa.
Sông Lại nổi tiếng về cá bống cát, tên chữ là sa ngư. Cá bống nhiều mỡ, thịt trắng và thơm, kho với
tiêu thì ngon tuyệt. Cá bống lớn con và ngon nhất là ở hai nhánh sông Kim Sơn và An Lão.

Suối nước nóng Hội Vân

Suối nước nóng Hội Vân (Phù Cát), phát nguyên từ vùng núi thấp ở phía bắc, đến Hội Vân, nước chảy
vào một cái vũng lòng chảo, nước nóng từ đáy chảo trào lên. Nước suối ở ngoài chảy vào lòng chảo
hòa cùng nước nóng rồi băng gò chảy ra sông Quai Vạc (sông Gò Găng).

You might also like