You are on page 1of 62

CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI 1

TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

Các thực tiễn hứa hẹn


về học tập suốt đời
tại các quốc gia Đông Nam Á

Biên tập: Rika Yorozu


Bộ ấn phẩm của UIL về chính sách và chiến lược
phát triển học tập suốt đời: Quyển 4
CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á
Brunei Darussalam, Campuchia, Indonesia, CHDCND Lào,
Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Timor-Leste và Việt Nam

BIÊN TẬP: RIKA YOROZU

BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT: TRUNG TÂM SEAMEO CELLL

BỘ ẤN PHẨM CỦA UIL VỀ CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HỌC TẬP SUỐT ĐỜI: QUYỂN 4
Xuất bản năm 2017

Viện Nghiên cứu về Học tập suốt đời của UNESCO


Feldbrunnenstrasse 58
20148 Hamburg
Đức

© VIỆN NGHIÊN CỨU VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI CỦA UNESCO

Viện Nghiên cứu về Học tập suốt đời của UNESCO (UIL) là một viện nghiên cứu quốc tế phi lợi nhuận thuộc tổ chức
UNESCO. Viện tiến hành nghiên cứu, xây dựng năng lực, kết nối và xuất bản các ấn phẩm về học tập suốt đời với trọng tâm
là giáo dục người lớn và giáo dục thường xuyên, các chương trình phổ cập văn hóa và giáo dục cơ bản không chính quy.
Các ấn phẩm của Viện là nguồn tài nguyên tham khảo có giá trị cho các nhà nghiên cứu giáo dục, những người xây dựng kế
hoạch, các nhà hoạch định chính sách và giới chuyên môn.

Mặc dù các chương trình của UIL được thiết lập tuân thủ đường lối do Đại hội đồng UNESCO vạch ra, Viện tự chịu trách
nhiệm về các xuất bản phẩm của mình. UNESCO không chịu trách nhiệm về nội dung các xuất bản phẩm này. Các quan
điểm, sự lựa chọn thông tin và ý kiến thể hiện là của các tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm chính thức của
UNESCO hoặc Viện Nghiên cứu về Học tập suốt đời của UNESCO. Việc nêu tên những người tham gia và việc trình bày thông
tin trong ấn phẩm này không hàm ý thể hiện bất kỳ quan điểm nào từ phía UNESCO hoặc Viện Nghiên cứu về Học tập suốt
đời của UNESCO liên quan đến tình trạng pháp lý của bất kỳ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào, cũng như các cơ quan quản
lý của các quốc gia này, hoặc liên quan đến việc giới hạn biên giới của bất kỳ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào.

Ấn phẩm này hiện có thể được truy cập mở theo giấp phép Attribution-ShareAlike 3.0 IGO (CC-BY-SA 3.0 IGO) ( http://
creativecommons.org/licenses/by-sa/ 3.0 / igo / ). Bằng việc sử dụng nội dung của ấn phẩm này, người dùng chấp nhận bị
ràng buộc bởi các điều khoản sử dụng Tài nguyên Truy cập mở của UNESCO (http://en.unesco.org/open-access/terms-use-
ccbysa-en ).

ĐIỀU PHỐI VIÊN DỰ ÁN: Rika Yorozu, UIL, và Khấu Hữu Phước, Trung tâm SEAMEO CELLL
BIÊN TẬP VĂN BẢN: Alec McAulay
THIẾT KẾ: Prestige Colour Solutions
ẢNH BÌA TRƯỚC: Bộ Giáo dục / Timor-Leste (phía trên bên trái), Bộ Giáo dục và Văn hoá / Indonesia (trên cùng bên phải),
Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao/ Campuchia (dưới cùng bên trái), Bộ Giáo dục và Thể thao/ CHDCND Lào (dưới cùng
bên phải)
Bản dịch tiếng Việt do Trung tâm SEAMEO CELLL thực hện.

ISBN: 978-92-820-1216-1
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 6
LỜI NÓI ĐẦU 7
GIỚI THIỆU 8
1. Tổng quan dự án 8
2. Nội dung chính và mục tiêu dự án 8
3. Phương pháp luận và cấu trúc báo cáo 8
CHƯƠNG 1: Khái niệm học tập suốt đời ở Đông Nam Á 10
1. Khung khái niệm về học tập suốt đời 10
2. Vượt qua thách thức: Hướng đến học tập suốt đời cho tất cả mọi người 12
3. Tầm nhìn về một xã hội học tập 14
CHƯƠNG 2: Các thực tiễn tốt về học tập suốt đời 16
1. Sự phát triển của một hệ thống giáo dục hướng đến hòa nhập và chất lượng tại Singapore 16
2. Khuyến khích học tập suốt đời ở Việt Nam 20
3. Hướng tới một hệ thống giáo dục quốc gia được người dân đón nhận ở CHDCNN Lào 23
4. Hòa nhập giới trong giáo dục tại Indonesia 24
5. Sự ra đời của giáo dục thay thế ở Myanmar 26
6. Chương trình Giáo dục Tương đương Quốc gia ở Timor-Leste 29
7. Học tập suốt đời dành cho giáo viên: Câu chuyện của Brunei Darussalam 32
8. Chương trình phát triển giáo viên thông qua giáo dục trực tuyến ở Philippines 34
9. Trung tâm học tập cộng đồng ở Thái Lan 36
10. Nghiên cứu về cách thức đánh giá trung tâm học tập cộng đồng ở Campuchia 39
11. Chương trình Trung học Mở ở Philippines 41
12. Hệ thống Đại học Mở ở Việt Nam 43
13. Chương trình học tập trực tuyến mở rộng cho cộng đồng quốc tế của Malaysia 46
14. Các chứng chỉ kỹ năng công nghiệp tại Brunei Darussalam 48
15. Chiến dịch Kỹ năng cho Tương lai của Singapore 49
CHƯƠNG 3: Kết luận và câu hỏi hướng dẫn 53
1. Tầm nhìn: Xác định mục đích của giáo dục và của học tập suốt đời 53
2. Chính sách: Những cam kết nhất quán về mặt quản trị đối với học tập suốt đời 54
3. Chất lượng: Cung cấp các cơ hội học tập chất lượng mang tính hòa nhập và công bằng
cho tất cả mọi người 55
4. Ghi nhận kết quả từ tất cả các hình thức học tập 55
5. Đánh giá: Thiết lập mục tiêu và các chỉ số để theo dõi và đánh giá học tập suốt đời 56
6. Các câu hỏi để thảo luận 56
Tài liệu tham khảo và đọc thêm 58
PHỤ LỤC: Các khuyến nghị và hành động chiến lược để triển khai 62
6 CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

LỜI CẢM ƠN

Bản báo cáo này là phần tóm tắt của các báo cáo quốc gia về những thực tiễn tốt trong lĩnh vực học tập suốt đời ở các nước
Đông Nam Á. Chủ trì nhóm viết báo cáo là Viện Nghiên cứu về Học tập suốt đời của UNESCO (Rika Yorozu) và Trung tâm Khu
vực về Học tập suốt đời của tổ chức SEAMEO tại Việt Nam (Khấu Hữu Phước), với các thông tin được cung cấp bởi hai chuyên
gia tư vấn là Chris Duke và Heribert Hinzen.
Đây là kết quả của một dự án hướng đến việc xây dựng một chương trình nghị sự về học tập suốt đời ở các nước Đông Nam Á,
được khởi xướng bởi Arne Carlsen, nguyên Giám đốc UIL, và Lê Huy Lâm, Giám đốc SEAMEO CELLL, từ cuối năm 2015, nhằm
thúc đẩy việc học tập suốt đời trở thành một nguyên tắc quan trọng của giáo dục trong khu vực. Cuộc họp lập kế hoạch cho dự
án này, được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam vào tháng 3 năm 2016, đã thống nhất rằng việc phản ánh các thực
tiễn tốt về học tập suốt đời trong các quốc gia thành viên SEAMEO sẽ là nguyên tắc tổ chức của dự án. Các thực tiễn tốt này đã
được trình bày bởi các đại diện của 11 quốc gia tại một cuộc họp chuyên gia, cũng được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh,
vào tháng Mười năm 2016. Các chuyên gia đã thảo luận và nhất trí về những định hướng chiến lược và biện pháp thực hiện
nhằm xây dựng một khuôn khổ để phân tích các khuyến nghị và kế hoạch tương lai được đề xuất trong các báo cáo quốc gia.
Báo cáo này ghi nhận sự đóng góp của các chuyên gia từ các cơ quan nhà nước, trong cũng như ngoài khu vực, những người
chịu trách nhiệm phản ánh các thực tiễn tốt về học tập suốt đời, soạn thảo báo cáo quốc gia và góp ý cho bản thảo. Các cơ
quan này là: Viện Giáo dục kỹ thuật Brunei (Brunei Darussalam); Vụ Giáo dục không chính quy, Bộ Giáo dục, Thanh thiếu niên
và Thể thao (Campuchia); Trung tâm Giáo dục mầm non và Phát triển giáo dục cộng đồng, Tây Java (Indonesia); Vụ Giáo dục
không chính quy, Bộ Giáo dục và Thể thao (CHDCND Lào); Phòng Phát triển chính sách, Bộ Giáo dục đại học (Malaysia); Vụ Giáo
dục thay thế, Bộ Giáo dục (Myanmar); Viện Đại học Mở Đại học Philippines (Philippines); Phòng Nghiên cứu và Đổi mới, Viện
Nghiên cứu Học tập cho người lớn Singapore (Singapore); Văn phòng Giáo dục không chính quy và phi chính quy, Bộ Giáo dục
(Thái Lan); Tổng cục Giáo dục thường xuyên, Bộ Giáo dục (Timor-Leste); và Đại học Mở Hà Nội (Việt Nam).
Ban biên tập đặc biệt cảm ơn các ông Chris Duke và Heribert Hinzen, những người đã đọc các báo cáo quốc gia, cho nhận xét
từ góc độ chuyên gia và chuẩn bị một bản phân tích sơ bộ. Xin cảm ơn các đồng nghiệp tại UIL gồm Christiana Winter và Raúl
Valdés-Cotera đã cho ý kiến nhận xét về các bản thảo. Xin cảm ơn những người đã nghiên cứu và viết bài về các thực tiễn tốt
trong báo cáo này, dưới sự hướng dẫn của Rika Yorozu: Olesya Gladushyna (Brunei Darussalam, Campuchia, Indonesia,
CHDCND Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Timor-Leste và Việt Nam), Ashely Stepanek (Campuchia, Myanmar và Thái Lan),
Trần Bá Linh (Brunei Darussalam, Indonesia và Việt Nam), Adinda Laraswati (Indonesia) và Suehye Kim (Singapore).
Cuối cùng, xin ghi nhận nỗ lực của các văn phòng sở tại SEAMEO và UNESCO trong khu vực vì đã sử dụng báo cáo này trong
công việc của họ với các chính phủ liên quan nhằm đảm bảo một cuộc đối thoại chính sách có nhiều bên tham gia hướng đến
việc nâng cao chất lượng giáo dục qua lăng kính của học tập suốt đời.
CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI 7
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

LỜI NÓI ĐẦU


Đ
ể đối phó với các thách thức về mặt kinh tế-xã hội của
ọc tập suốt đời là động lực để biến đổi thế giới của

H chúng ta nhằm đạt được các mục tiêu của Chương


trình nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững. Nhiều quốc
gia và cộng đồng đã xem học tập suốt đời cho mọi người là
điều cần thiết cho các mục tiêu giáo dục và khuôn khổ phát
thế giới hiện đại, các quốc gia trên thế giới đã tìm đến
học tập suốt đời làm chìa khóa giải quyết vấn đề lực
lượng lao động có tay nghề, sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu
của thị trường, và tiến đến một xã hội công bằng và gắn kết
hơn; các quốc gia ở Đông Nam Á cũng không phải là ngoại lệ.
triển của họ. 11 quốc gia ở Đông Nam Á được trình bày trong
Khu vực này đã củng cố cam kết của mình về học tập suốt đời
báo cáo này - Brunei Darussalam, Campuchia, Indonesia,
thông qua Hiến chương ASEAN năm 2007, Hội nghị Thượng
CHDCND Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore,
đỉnh ASEAN lần thứ 15 vào năm 2009 và gần đây nhất là
Thái Lan, Timor-Leste và Việt Nam– cũng không phải là ngoại
Bảy Lĩnh vực Ưu tiên của SEAMEO, được đề xuất thông qua
lệ. UNESCO có các đối tác năng động trong khu vực này, Hiệp
đối thoại chiến lược cấp Bộ trưởng Giáo dục SEAMEO tại
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Tổ chức Bộ trưởng
CHDCND Lào vào năm 2014 và được Hội đồng SEAMEO phê
Giáo dục các quốc gia Đông Nam Á (SEAMEO), tạo điều kiện
chuẩn vào năm 2015, đặc biệt là Ưu tiên 2: Giải quyết các rào
thúc đẩy sự hợp tác và học tập giữa các nước trong khu vực.
cản đối với giáo dục hòa nhập và sự tiếp cận các cơ hội học
tập cơ bản thông qua đổi mới trong các chương trình giáo
Viện Nghiên cứu về Học tập suốt đời của UNESCO (UIL) hỗ
dục. Tuy nhiên, trong thực tế, học tập suốt đời ở Đông Nam
trợ các bộ giáo dục trong khu vực phát triển các chính sách
Á vẫn còn tồn tại những bất cập đáng kể về mặt khái niệm
và chiến lược về học tập suốt đời thông qua việc đánh giá và
và thực tiễn tại 11 nước thành viên. Điều này đòi hỏi một
chia sẻ chính sách, bao gồm một loạt các hội thảo. Theo sau
phương cách hiệu quả để chia sẻ sự hiểu biết, chính sách và
Hội thảo về Chính sách quốc gia trong lĩnh vực học tập suốt
thực tiễn nhằm gắn kết và hỗ trợ các quốc gia Đông Nam Á
đời tại bảy nước ASEAN, diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam, vào
trong việc thúc đẩy học tập suốt đời.
năm 2013, các kiến nghị chính sách đã được đề xuất nhằm
phát triển và tăng cường hợp tác khu vực trong việc thúc đẩy Trong nỗ lực giải quyết thách thức của một phương cách hiệu
học tập suốt đời cho mọi người. Nhằm tạo thêm thuận lợi quả như vậy, SEAMEO CELLL đã đề xuất Dự án hàng đầu của
cho tiến trình này, Viện đã hợp tác với Trung tâm Khu vực về họ: Hướng đến một chương trình nghị sự về học tập suốt
Học tập suốt đời của tổ chức SEAMEO tại Việt Nam (SEAMEO đời tại các quốc gia Đông Nam Á, với sự hỗ trợ từ UIL. Dự
CELLL) từ năm 2016 để phát triển và triển khai các cách tiếp án đã tổng kết các nghiên cứu tình huống về thực tiễn tốt từ
cận học tập suốt đời mang tính tổng thể và toàn diện, kết nối mỗi nước Đông Nam Á nhằm mục đích cung cấp bằng chứng
nhiều lĩnh vực và phương thức học tập khác nhau. vững chắc cho các khuyến nghị chính sách và đối thoại khu
vực về học tập suốt đời.
Báo cáo này là một nỗ lực đầu tiên để ghi nhận và chia sẻ
những thực tiễn đầy hứa hẹn trong việc thúc đẩy học tập Tài liệu này là báo cáo tóm tắt 15 thực tiễn về học tập suốt
suốt đời tại 11 quốc gia Đông Nam Á. Đây là một cuốn trong đời đầy hứa hẹn tại 11 quốc gia Đông Nam Á. Các thực tiễn
loạt ấn phẩm của UIL về các chính sách và chiến lược học tập này được trích từ các báo cáo quốc gia mang tính định tính
suốt đời, nêu bật sự liên quan ở cấp độ toàn cầu, tri thức và về điều kiện học tập suốt đời ở mỗi nước, được soạn thảo
kinh nghiệm mà khu vực này đúc kết được. Bản báo cáo là kết bởi một mạng lưới các chuyên gia do Hội đồng Quản trị Trung
quả của những cuộc thảo luận ở phạm vi quốc gia về các thực tâm SEAMEO CELLL đề cử và được củng cố bằng thông tin từ
tiễn tốt trong lĩnh vực học tập suốt đời ở các nước tham gia các nguồn thứ cấp. Hy vọng rằng các thực tiễn được trình bày
dự án, và là kết quả của sự chia sẻ ở cấp quốc gia và khu vực trong báo cáo này, mặc dù mang đậm đặc trưng cụ thể của
nhằm tăng cường sự hợp tác và học hỏi lẫn nhau. từng quốc gia, sẽ cung cấp những hiểu biết hoặc nguyên tắc
thực sự hữu ích cho các nước trong và ngoài khu vực Đông
Tôi hy vọng rằng bản báo cáo này sẽ làm phong phú thêm Nam Á ngay cả khi chúng không thể được áp dụng trực tiếp.
đối thoại chính sách ở các nước Đông Nam Á và xa hơn, và Tôi rất vui vì ấn phẩm này đã được xuất bản đúng vào thời
tạo ra những thay đổi tích cực cho sự hợp tác chặt chẽ giữa điểm diễn ra SEAMEC 49, được tổ chức tại Jakarta, Indonesia.
nhiều bộ ngành và sự hợp tác công lập – tư nhân trong việc Thay mặt Ban thư ký SEAMEO, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu
mở rộng cơ hội học tập suốt đời có chất lượng và làm giảm sắc đối với UIL và các đối tác khác vì đã không ngừng hỗ trợ
nhẹ sự chênh lệch trong cộng đồng về phương diện giáo dục SEAMEO, và đánh giá cao SEAMEO CELLL vì sự tận tụy và nỗ
và phát triển. lực của họ trong năm qua.

David Atchoarena Ts. Gatot Hari Priowirjanto


Giám đốc, Viện Nghiên cứu về Học tập suốt đời của UNESCO Giám đốc Ban Thư ký SEAMEO
8 CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

GIỚI THIỆU
1. TỔNG QUAN DỰ ÁN • việc đề xuất các khuyến nghị về chính sách và chương trình
để thúc đẩy học tập suốt đời.
Các quốc gia Đông Nam Á đã có những bước tiến lớn trong
việc cải thiện tiếp cận giáo dục cơ bản trong khu vực. Tuy Ở cấp độ từng quốc gia, kết quả mong đợi đầu tiên là mỗi
nhiên, mặc dù tỷ lệ đi học nhìn chung tăng lên, và tỷ lệ bỏ quốc gia chuẩn bị kế hoạch hành động chiến lược để xây
học đã giảm nhưng vẫn còn những thách thức trong việc đảm dựng chương trình nghị sự về học tập suốt đời thông qua:
bảo mục tiêu tổng quan “giáo dục chất lượng theo hướng
công bằng và hòa nhập và thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời • khởi xướng và tăng cường đối thoại đa phương và đa ngành
cho tất cả mọi người” (Mục tiêu Phát triển Bền vững 4, một về học tập suốt đời trong và giữa các bộ ngành chịu trách
trong các Mục tiêu Phát triển Bền vững 2030 đã được quốc nhiệm về học tập suốt đời tại các quốc gia (ví dụ như giáo
tế thống nhất). Để giải quyết thách thức này, các quốc gia dục cơ bản, giáo dục dạy nghề và giáo dục đại học) cùng với
Đông Nam Á cần phải học hỏi lẫn nhau về phương diện chính các tổ chức nhà nước và tư nhân khác có tham gia vào việc
sách lẫn thực tiễn, củng cố việc thực hiện các chiến lược và xây dựng và triển khai các chính sách và chiến lược về học
đưa quan điểm của họ về học tập suốt đời vào thực tiễn. tập suốt đời.
• xác định, phân tích và tóm tắt các thực tiễn và chính sách
Để hỗ trợ tăng cường nỗ lực của các quốc gia Đông Nam Á thành công về học tập suốt đời trong các báo cáo quốc gia.
đưa ra một chương trình nghị sự về học tập suốt đời đáp • xác định các hành động của chính phủ nhằm nâng cao tính
ứng hơn nữa tiêu chí hòa nhập và bình đẳng giới, Trung tâm công bằng và chất lượng của học tập suốt đời.
Khu vực về Học tập suốt đời của Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng • học tập từ kinh nghiệm của các quốc gia Đông Nam Á
Bộ Giáo dục các quốc gia Đông Nam Á (SEAMEO CELLL) và khác.
Viện Nghiên cứu về Học tập suốt đời của UNESCO (UIL) vào
năm 2016 đã khởi xướng một dự án khu vực nghiên cứu và Mục tiêu của báo cáo này là chia sẻ các chính sách và thực
vận động chính sách cho học tập suốt đời. Dự án Hướng đến tiễn hứa hẹn thành công để thúc đẩy học tập suốt đời tại các
một chương trình nghị sự về học tập suốt đời tại các quốc quốc gia Đông Nam Á, và khuyến khích đối thoại chính sách
gia Đông Nam Á nhằm thúc đẩy việc chia sẻ các thực tiễn tốt công về học tập suốt đời ở cấp độ quốc gia và khu vực.
trong quá trình triển khai các cách tiếp cận học tập suốt đời
mang tính tổng thể và toàn diện, kết nối các lĩnh vực và hình 3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CẤU TRÚC BÁO CÁO
thức học tập khác nhau trong khu vực.
Trên cơ sở phân tích các báo cáo nhận được từ các “tổ chức
2. NỘI DUNG CHÍNH VÀ MỤC TIÊU DỰ ÁN điều phối cấp quốc gia” (national focal point), bản dự thảo
đầu tiên của báo cáo này đã được xây dựng và trình bày lấy
Dự án được thực hiện bởi 11 quốc gia Đông Nam Á với sự ý kiến tham vấn tại hội nghị chuyên gia tổ chức tại thành
phối hợp chặt chẽ với các thành viên hội đồng quản trị của phố Hồ Chí Minh vào tháng 10/2016 (SEAMEO CELLL và UIL,
SEAMEO CELLL và văn phòng đại diện UNESCO tại các nước: 2016). Bản dự thảo sau đó đã được chỉnh sửa và phát triển
Brunei Darrusalam, Campuchia, Indonesia, CHDCND Lào, trên cơ sở kết quả thảo luận tại cuộc họp chuyên gia và được
Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Timor Leste và viết lại sau khi nhận được bản báo cáo nghiên cứu đầy đủ của
Việt Nam. từng nước.

Đây là dự án khởi đầu sẽ được triển khai đến giữa năm 2018. Báo cáo này được xây dựng trên cơ sở báo cáo quốc gia do
UIL đã cung cấp khoản đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật ban đầu cho mười nước gửi đến trong khuôn khổ dự án, và các tài liệu cơ
SEAMEO CELLL. Mục tiêu của dự án là tăng cường hợp tác sở lý thuyết và nghiên cứu phong phú bao gồm cả những tài
học hỏi lẫn nhau ở cấp khu vực thông qua: liệu chính thức từ tất cả các quốc gia SEAMEO và các tài liệu
liên quan từ các cơ quan phát triển song phương và quốc tế1.
• việc lập các báo cáo và phổ biến các cách tiếp cận tổng thể Bản dự thảo báo cáo sau đó đã được gửi cho các tổ chức điều
và toàn diện về học tập suốt đời; phối cấp quốc gia rà soát lại để đảm bảo tính chính xác của
• việc xây dựng một kênh chia sẻ tri thức trực tuyến về chính các thông tin và cách diễn giải.
sách và thực tiễn về học tập suốt đời; và

1 Đối với Myanmar, mô tả về thực tiễn tốt trong báo cáo này dựa trên bài trình bày tại cuộc họp chuyên gia, Kế hoạch Phát triển Giáo dục Quốc gia (2016-20) và các
thư điện tử trao đổi với các chuyên gia trong nước.
CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI 9
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

© SEAMEO CELLL
Các thành viên Hội đồng Quản trị Trung tâm SEAMEO CELLL và các đại biểu tham dự cuộc họp chuyên gia về học tập suốt đời
(Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10/2016)

Bản dự thảo phân tích, và xem xét các yếu tố chủ chốt hỗ trợ Báo cáo tổng hợp này bao gồm ba chương. Chương một đề
thúc đẩy học tập suốt đời tại từng nước và trong mối tương cập đến các khái niệm về học tập suốt đời nói chung và khái
quan so sánh với nước khác dựa vào bốn nền tảng của học niệm này được phản ánh trong các tài liệu quốc tế và quốc
tập suốt đời: gia như thế nào. Chương hai giới thiệu một số thực tiễn tốt
và có triển vọng được rút ra từ các báo cáo quốc gia nhằm
• Các thực tiễn về dạy và học mang tính hòa nhập và đảm giúp độc giả hiểu việc phát triển các chính sách mới và thực
bảo bình đẳng giới đặt người học ở vị trí trung tâm và hỗ tiễn sáng tạo được thực hiện tại các nước nhằm tăng cường
trợ hiệu quả người học trong những giai đoạn chuyển tiếp sự hòa nhập và nâng cao chất lượng thông qua việc không
trong quá trình học, làm việc và sinh hoạt trong suốt cuộc ngừng tăng cường chuyên môn của giáo viên và giảng viên.
đời. Chương ba trình bày các đề xuất hành động trong tương lai
• Các hệ thống công nhận kết quả học tập từ hai hình thức trên cơ sở kết quả kỳ họp chuyên gia năm 2016 và các khuyến
không chính quy và phi chính quy để tạo ra hợp lực giữa nghị trong các báo cáo quốc gia.
các hình thức học tập khác nhau.
• Các thực tiễn liên kết các lĩnh vực phát triển kinh tế và xã Nguyên văn các báo cáo quốc gia và tài liệu tham khảo về
hội khác nhau và tạo điều kiện cho tất cả các bên liên quan lĩnh vực học tập suốt đời được đăng tải trên Cổng thông tin
tham gia thúc đẩy học tập suốt đời. trực tuyến về Học tập suốt đời ở Đông Nam Á (http://www.
• Các chính sách và chiến lược thống nhất của chính phủ sea-lllportal.org). Cổng thông tin này là một trong những cấu
cho phép triển khai các thực tiễn này. phần của dự án.
10 CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

Chương 1: Khái niệm học tập


suốt đời ở Đông Nam Á
Sự hội nhập khu vực diễn ra ở Đông Nam Á có hai đặc điểm thay đổi, diễn giải lại và áp dụng ở các quốc gia và khu vực
mâu thuẫn nhau. Một mặt, nó thúc đẩy sự hợp tác và trao đổi khác nhau. Tại Đông Nam Á, khái niệm này gắn với những
hiệu quả giữa 11 nước đang cùng nhau phát triển thành một truyền thống và cách thức học tập khác nhau, được hỗ trợ
khu vực thống nhất và ngày càng quan trọng; mặt khác, nó bởi các chính sách và chiến lược đặc biệt. Có rất nhiều định
gây ra sự quan ngại ở công dân của các quốc gia về tác động nghĩa về học tập suốt đời nhưng chúng đều có những điểm
của dòng chảy tự do hàng hóa, dịch vụ và con người đối với chung. Định nghĩa chặt chẽ đầu tiên nằm trong Báo cáo năm
bản sắc văn hóa và đặc tính riêng biệt của mỗi nước. 1972 “Học để tồn tại” của Ủy ban UNESCO do Edgar Faure
làm Chủ tịch. Tài liệu khái quát và viễn kiến này bàn về tính
Từ năm 2000, các chỉ số giáo dục ở tất cả 11 quốc gia đều cho tổng thể của cuộc sống con người, giới thiệu các khái niệm
thấy những kết quả ấn tượng về sự tiến bộ và số lượng người “xã hội học tập” và “giáo dục suốt đời”, đặt trường học (giáo
đi học. Tuy nhiên, không có nhiều hệ thống giáo dục quốc dục chính quy) trong một bối cảnh xã hội học tập rộng hơn,
gia trong khu vực giải quyết được đầy đủ các thách thức về và xuyên suốt cuộc đời.
hòa nhập, bình đẳng, và chất lượng. Khoảng cách giàu nghèo
ngày càng tăng cho thấy sự phát triển kinh tế ở khu vực chưa UNESCO không phải là tổ chức quốc tế duy nhất thông qua
mang đến lợi ích cho người nghèo (ASEAN Secretariat, 2015). ý tưởng về học tập suốt đời và thúc đẩy nó, Hội đồng Châu
Khu vực Đông Nam Á có bề dày văn hóa và lịch sử nhưng Âu và Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế (Organisation for
cũng phải hứng chịu nhiều thiên tai như động đất, bão tố làm Economic Co-operation and Development - viết tắt OECD)
ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống bao gồm cả chuyện đã đề cập đến vấn đề này trong tài liệu Giáo dục thường
đến trường. Trong bối cảnh này, học tập suốt đời là một khái xuyên: Hướng đến một chiến lược về học tập suốt đời xuất
niệm phổ biến trong lĩnh vực giáo dục và kinh doanh của khu bản năm 1974. Với sự trổi lên của toàn cầu hóa và nền kinh
vực. Chương này thảo luận những văn kiện quan trọng về tế tri thức trong vòng 20 năm qua, thuật ngữ “học tập suốt
học tập suốt đời của khu vực và toàn cầu và những cách thức đời” đã được sử dụng với nghĩa hẹp hơn. Mặc dù thuật ngữ
giải quyết đa dạng trong các chính sách và chiến lược giáo do Ủy ban Châu Âu, OECD, Ngân hàng Thế giới và các tổ chức
dục quốc gia. quốc tế khác sử dụng thường tương tự nhau, viện dẫn các
khía cạnh xã hội, dân sự cũng như kinh tế của học tập suốt
1. KHUNG KHÁI NIỆM VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI đời, các tổ chức này chủ yếu tập trung vào lợi ích kinh tế của
việc học. Họ coi việc tăng cường cung cấp các khóa đào tạo
Học tập trong suốt cuộc đời đã có từ lâu trong lịch sử nhân và giáo dục nghề là điều tối quan trọng để tăng cường tính
loại. Khái niệm này có thể tìm thấy ở nhiều nền văn hóa, nền cạnh tranh và phát triển nền kinh tế quốc dân, trong khi đó
văn minh cổ đại và các tôn giáo ở Châu Á (Medel-Anoonuevo, lại bỏ qua các lợi ích to lớn hơn của công tác giáo dục và đào
2001, trang 1). Mặc dù vậy, việc nắm bắt đầy đủ ý nghĩa của tạo này. Mặc dù UNESCO chưa bao giờ phủ nhận lợi ích kinh
“học tập suốt đời cho tất cả mọi người” lại rất khó do khái tế của việc học tập, tổ chức này luôn tập trung vào một tầm
niệm này thiếu tính ổn định, và việc huy động nguồn nhân nhìn toàn diện về học tập suốt đời và các lợi ích cá nhân và
lực và tài chính để thực hiện một tầm nhìn về học tập suốt xã hội mà nó mang lại: tôn trọng nhân phẩm và cuộc sống,
đời lại đòi hỏi nhiều nỗ lực và thời gian. Chỉ đến khi học tập quyền bình đẳng, công bằng xã hội, đa dạng văn hóa và chia
chính quy, không chính quy và phi chính quy được nhìn nhận sẻ trách nhiệm về một tương lai bền vững (UNESCO, 2015).
là các cấu phần đầy đủ và quan trọng của toàn bộ hệ thống
học tập của một quốc gia, và khi sự bình đẳng và chất lượng Giáo dục chất lượng và thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho
được đặt ở vị trí trung tâm của giáo dục và học tập, thì chúng tất cả mọi người là những mục tiêu chính của giáo dục toàn
ta mới đạt được sự phát triển tổng hợp và toàn diện như cầu trong Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững.
được hình dung trong Chương trình nghị sự 2030 về Phát Học tập suốt đời được mô tả trong Khuôn khổ Hành động về
triển Bền vững. Giáo dục 2030 như sau:

Khái niệm học tập suốt đời là một khái niệm chính sách mới, [Học tập suốt đời] có cội rễ trong việc tích hợp giữa học
được hình thành vào nửa cuối thế kỷ 20 và đến nay đã được tập và đời sống, bao gồm các hoạt động học tập cho mọi
CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI 11
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

người ở mọi lứa tuổi (trẻ em, thanh thiếu niên, người quy - như minh họa trong Bảng 1.1. Một khung trình độ xác
già, các bé trai và gái, phụ nữ và đàn ông) ở mọi bối cảnh nhận các kết quả học tập không chính quy và phi chính quy
của cuộc sống (gia đình, trường học, cộng đồng, nơi làm sẽ giúp người học tái tham gia giáo dục chính quy và hưởng
việc…) thông qua nhiều hình thức khác nhau (chính quy, lợi từ hình thức giáo dục này.
không chính quy, phi chính quy) để cùng đáp ứng các đòi
hỏi và nhu cầu học tập khác nhau. Các hệ thống giáo dục Khái niệm này còn có một ý nghĩa rộng hơn, đó là: một xã
thúc đẩy việc học tập suốt đời vận dụng cách tiếp cận toàn hội trong đó việc học tập không chỉ được chia sẻ và sở hữu
diện và đa ngành với sự tham gia của tất cả các tiểu ngành bởi các cá nhân mà còn bởi các tổ chức và định chế; điều này
và các cấp độ để đảm bảo cung cấp cơ hội học tập cho tất cũng có nghĩa là các cá nhân có thể học hỏi từ kinh nghiệm
cả các cá nhân. (UNESCO, 2016a, p. 30) của bản thân họ từ đó hành động hiệu quả hơn. Trong thời
đại mà mọi thứ đều thay đổi nhanh chóng, trên toàn cầu và
Học tập suốt đời là một nguyên tắc tổ chức giáo dục bao trong khu vực Đông Nam Á, nhận thức về ý nghĩa rộng của
trùm tất cả các giai đoạn của cuộc đời và tất cả các hình thức học tập suốt đời đang dần trở nên phổ biến.
học tập - giáo dục chính quy, không chính quy và phi chính

Bảng 1.1. Cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người
Giáo dục Giáo dục trung Giáo dục trung Giáo dục sau Giáo dục đại Giáo dục đại Giáo dục đại Giáo dục đại
tiểu học học bậc thấp học bậc cao trung học dưới học ngắn hạn học bậc cử học bậc thạc học bậc tiến
(ISCED 1) (ISCED 2) (ISCED 3) đại học (ISCED 5) nhân hoặc sĩ hoặc tương sĩ hoặc tương
(ISCED 4) tương đương đương đương
(ISCED 6) (ISCED 7) (ISCED 8)
Giáo dục
mầm non
(ISCED 0)
* Giáo dục đặc biệt, giáo dục nghề và kỹ thuật, bồi dưỡng chuyên môn

HỆ CHÍNH
QUY: bằng
cấp hoặc Giáo dục thay thế Học việc, học ứng dụng, thực hành tại nơi sinh sống
chứng chỉ
được công
nhận Hệ thống văn bằng
HTVB HTVB HTVB HTVB HTVB HTVB HTVB
(HTVB)**
Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8
Bậc 1

Chương trình dạy chữ


cho thanh thiếu niên Tập huấn kỹ năng nghề nghiệp, bồi dưỡng chuyên môn, thực tập
HỆ KHÔNG và người lớn
CHÍNH QUY:
bằng không
Chương trình cho người Tập huấn kỹ năng sống, chăm sóc sức khỏe và vệ sinh, kế hoạch hóa gia đình,
chính quy Nhà trẻ
không được đến trường bảo vệ môi trường, sử dụng máy vi tính
hoặc không
được cấp
bằng
Chương trình phát triển văn hóa – xã hội, chương trình văn, thể, mỹ, thủ công mỹ nghệ

Tự học theo ý chí, theo định hướng của gia đình, theo định hướng của xã hội:
PHI CHÍNH học ở nơi làm việc, trong gia đình, ở cộng đồng địa phương, trong cuộc sống thường nhật
QUY: không Chăm sóc trẻ
có chứng tại nhà
nhận Học tập ngẫu nhiên qua sách báo, vô tuyến, chuyến tham quan viện bảo tàng

Nguồn: UNESCO, 2016b, p. 8

* ISCED (International Standard Classification of Education): Cấp bậc giáo dục theo chuẩn quốc tế
** Hệ thống văn bằng: công nhận giá trị của giáo dục không chính quy và phi chính quy
12 CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

Các thỏa thuận quốc tế quan trọng đã giúp định hình các 2. VƯỢT QUA THÁCH THỨC: HƯỚNG ĐẾN HỌC
chính sách quốc gia và khu vực về giáo dục và học tập suốt TẬP SUỐT ĐỜI CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
đời bao gồm (theo trình tự thời gian):
Ngày nay số lượng trẻ em ở Đông Nam Á đi học nhiều hơn
• Điều 26 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1948) và thời gian tham gia giáo dục chính quy cũng lâu hơn so với
• Điều 13 của Công ước quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội các thế hệ trước đó. Do đó tỷ lệ biết chữ ở người trẻ (15-24)
và Văn hóa (1976) trong khu vực đạt mức cao, với sự bất bình đẳng giới trước
• Công ước về Xóa bỏ mọi Hình thức Phân biệt đối xử với đây bây giờ đảo ngược: người trẻ không biết chữ phổ biến
Phụ nữ (1979) – Phần III, Điều 10 ở nam giới hơn là nữ giới. Để biến mục tiêu phổ cập học tập
• Khyến nghị 195 của ILO về phát triển nguồn nhân lực: giáo suốt đời có chất lượng cho tất cả mọi người ở Đông Nam Á
dục, đào tạo và học tập suốt đời (2004) thành hiện thực, nhiệm vụ chính là phải chuyển đổi hệ thống
• Giáo dục 2030: Tuyên bố Incheon và Khung hành động giáo dục quốc gia: ưu tiên cho hòa nhập và bình đẳng, và đảm
thực hiện Mục tiêu Phát triển Bền vững số 4: Đảm bảo bảo sự tiếp cận giáo dục của những người thiệt thòi trong xã
chất lượng giáo dục hòa nhập và công bằng và thúc đẩy hội. Cách tiếp cận như vậy sẽ có tác động tích cực đến người
học tập suốt đời cho tất cả mọi người (2015) 1 học nói chung và giúp giảm bớt rào cản trong việc tham gia
• Khuyến nghị của UNESCO về Giáo dục và Học tập cho học tập.
Người lớn (được chỉnh sửa vào năm 2015)
Các chiến lược để tăng cường hòa nhập nhắm đến các đối
Các thỏa thuận này nhấn mạnh quyền giáo dục cho tất cả mọi tượng nằm ngoài hệ thống nhà trường: trẻ em mầm non,
người, hỗ trợ phát triển, và đánh giá các chính sách và chiến trẻ em và thiếu niên bỏ học cũng như những thanh niên và
lược giáo dục quốc gia. Những thỏa thuận này và các tài liệu người lớn có trình độ học vấn thấp. Cần gấp rút có các sáng
lý thuyết quan trọng khác, cùng với mô tả tóm tắt đều được kiến chiến lược để thu hút và khuyến khích khoảng 18,6 triệu
đăng tải trên Cổng thông tin trực tuyến về Học tập suốt đời ở trẻ em không đi học, thiếu niên và thanh niên ở độ tuổi trung
Đông Nam Á. học đến trường. Đồng thời, tại một số nước, giáo dục mầm
non cần được mở rộng nhanh chóng để chuẩn bị cho trẻ em
Ở Đông Nam Á, cải thiện giáo dục và học tập suốt đời được trước giai đoạn học tập ở nhà trường.
coi là chìa khóa để phát triển bền vững và được thực hiện
trong các lĩnh vực khác nhau (lao động, thanh niên, phát Việc cung cấp kiến thức và kỹ năng cho người lớn, đặc biệt
triển nông thôn) cũng như bởi các cá nhân (http://data. là phụ nữ và những người thiệt thòi, cần được cải tiến thêm.
myworld2015.org/;Anon, 2017; ILO, 2016). Các chiến lược Tỷ lệ biết chữ ở người lớn tại Đông Nam Á đã tăng 10% lên
giáo dục chính hiện đang được đồng thuận ở các quốc gia 94,5% từ năm 1990 đến năm 2015, một số nước như Timor-
Đông Nam Á là Bản Thiết kế Tổng thể về Cộng đồng Văn hóa Leste và CHDCND Lào đã đạt được những tiến bộ đáng kể
– Xã hội ASEAN 2025 và Bảy Lĩnh vực giáo dục ưu tiên của về xóa mù chữ cho người lớn từ năm 2000, với tỷ lệ biết
SEAMEO (2015-2035). Bản Thiết kế tập trung vào giáo dục chữ tăng lần lượt là 70% và 16% (UNESCO, 2017, p. 30). Tuy
phổ thông và đại học và không chú trọng nhiều vào giáo dục nhiên, hơn 25.7 triệu người trưởng thành vẫn còn không biết
không chính quy và giáo dục học tập người lớn. Bảy lĩnh vực chữ, trong đó tỷ lệ mù chữ ở nữ rất ít được cải thiện. Số năm
giáo dục ưu tiên gộp học tập suốt đời với giáo dục và đào tạo tham gia học tập ở nhà trường của người trưởng thành trên
nghề và kỹ thuật, mặc dù tất cả các lĩnh vực này đều hướng 25 tuổi trong khu vực dao động lớn, từ 4 đến 12 năm, và sự
đến việc cung cấp học tập suốt đời có chất lượng cho tất cả chênh lệch lớn giữa các quốc gia khiến ngày càng có nhiều
mọi người. Bản Tóm tắt các Khuyến nghị Chính sách Hà Nội người thừa nhận sự cần thiết phải giáo dục và đào tạo người
về Thúc đẩy Học tập suốt đời cho tất cả mọi người được chia trưởng thành để đáp ứng được nhu cầu của hàng triệu người
sẻ tại kỳ họp Hội đồng SEAMEO vào năm 2013 đã đưa ra các về học tập suốt đời.
khuyến nghị rõ ràng về chính sách, pháp chế, tài chính và
cung cấp các cơ hội và nâng cao chất lượng, tăng cường nhận Việc cải tiến cơ chế chuyển đổi giữa các hình thức học tập
thức và hợp tác khu vực (UIL et al., 2013). khác nhau và sự công nhận kết quả học tập của hình thức

1 Các khung hành động phát triển giáo dục được thông qua trong chiến dịch Giáo dục cho mọi người tại Jomptien năm 1990 và Dakar năm 2000 cũng đã được tham khảo.
2 http://asean.org/?static_post=asean-socio-cultural-community-blueprint-2025
3 http://www.seameo.org/7PriorityAreas
CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI 13
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

© SEAMEO CELLL

Đào tạo nghề tại thành phố Hồ Chí Minh


14 CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

© Institute for Adult Learning, Singapore


Đào tạo lại và đào tạo nâng cao kỹ năng của hệ thống đào tạo và giáo dục thường xuyên tại Singapore

giáo dục không chính quy và học tập phi chính quy có thể 3. TẦM NHÌN VỀ MỘT XÃ HỘI HỌC TẬP
giúp tăng lượng đăng ký tham gia học và tiếp tục học lên
ở những người này. Một nghiên cứu về học tập suốt đời ở Các văn bản chiến lược và chính sách giáo dục quốc gia hiện
các quốc gia Đông Nam Á năm 2009 đã xác định 4 trở ngại tại ở Đông Nam Á cùng chia sẻ một tầm nhìn toàn diện về
chính đối với việc cải thiện lộ trình và cơ hội học tập: thiếu học tập suốt đời cho tất cả mọi người. Một số văn bản được
các hướng dẫn về việc đảm bảo chất lượng; thiếu sự tham sự hỗ trợ chính trị ở cấp cao nhất; một số văn bản được dự
gia của cộng đồng và người học; thiếu ngân sách; và thiếu thảo sau khi vấn đề được xem xét toàn diện và tham vấn
thông tin về kinh nghiệm của các quốc gia khác (SEAMEO với các bên liên quan và các đối tác phát triển quốc tế. Ở
INNOTECH, 2014). Những khó khăn này vẫn còn tồn tại. những nước có tỷ lệ biết chữ ở người lớn thấp, học tập suốt
đời có khuynh hướng gắn liền với giáo dục và cải thiện chất
Năng lực ngày càng tăng của người dân, chính phủ, và nền lượng cuộc sống của những người có trình độ học vấn thấp.
kinh tế là động lực chính thúc đẩy phát triển trong khu vực. Ở những quốc gia có GDP bình quân đầu người cao, học tập
Các quốc gia như Indonesia, với tỷ lệ thanh niên được đào tạo suốt đời gắn liền với việc giáo dục lên cao và đào tạo kỹ năng
cao, có tiềm năng trở thành trung tâm của các doanh nghiệp cho việc làm. Một cách tiếp cận mang tính nhân văn của học
xã hội và sự đổi mới, và có thể cung cấp các giải pháp và sản tập suốt đời là nâng cao sự hòa nhập của những đối tượng
phẩm thực tế cho phát triển bền vững (UNFPA, 2015). Tuyên thiệt thòi, người khuyết tật, những người sống ở vùng sâu
bố của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Myanmar về việc cung cấp cho vùng xa, nhằm giảm khoảng cách phát triển. Hộp 1.1 liệt kê
“tất cả sinh viên, thanh thiếu niên và người học người lớn… các văn bản chính sách quốc gia chọn lọc cùng với các tóm
cơ hội giáo dục giúp cho họ có thể thực hiện được nguyện lược đặc điểm của học tập suốt đời thể hiện trong đó.
vọng về sự nghiệp và học tập suốt đời của mình” (Ministry
of Education, Myanmar, 2017, p. 6) cho thấy mong muốn của Học tập suốt đời trong khu vực bắt nguồn chủ yếu từ lịch sử
các nhà lãnh đạo giáo dục trong khu vực. của giáo dục không chính quy (dạy chữ, các kỹ năng cơ bản
và giáo dục thường xuyên) cho người lớn. Ngày nay, sự phát
Để hiện thực hóa mong muốn này, các quốc gia Đông Nam triển của học tập suốt đời còn do nhu cầu đào tạo và giáo
Á phải nắm bắt cơ hội tăng cường đầu tư vào học tập suốt dục nghề của các ngành kinh tế khác nhau ngày càng cao.
đời. Phần lớn các quốc gia Đông Nam Á có tỷ lệ chi tiêu công Giáo dục và đào tạo thường xuyên cho thanh thiếu niên và
cho giáo dục ở mức cao – trên 10%, dao động trong khoảng người lớn giờ đây đã thu hẹp trọng tâm vào khía cạnh rất
từ 4 đến 32%. Trong đó, một số quốc gia gặp khó khăn trong quan trọng này, do đó kéo ý nghĩa của học tập suốt đời xa
việc thuyết phục Bộ tài chính và các đối tác phát triển quốc tế rời nhà trường chính quy và chương trình sau học đường, và
tăng mức đầu tư để giảm bất bình đẳng trong giáo dục. Nếu không chuẩn bị cho mọi người trở thành người học tự định
việc tăng chi tiêu giáo dục công tương ứng với mức tăng thu hướng suốt đời.
nhập quốc dân của chính phủ tại một số quốc gia, và nếu hiệu
quả trong chi tiêu được cải thiện, thì có thể thực hiện được Trong các chính sách quốc gia gần đây, chính sách về học
đầy đủ các chương trình và dịch vụ cho học tập suốt đời. tập suốt đời thường được diễn đạt qua ngôn ngữ đầy cảm
CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI 15
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

hứng, tham vọng và lạc quan. Các chính sách này có thể đề Việc đạt được sự đồng thuận về chính sách học tập suốt đời
cập đến chất lượng cuộc sống, sống khoẻ mạnh, cộng đồng của quốc gia là chưa đủ; sinh viên, giáo viên và cộng đồng
địa phương mạnh mẽ và sự bền vững. Tuy nhiên với nguồn nói chung cần phải hiểu và được tham gia vào việc thực hiện
lực khan hiếm trong thực tiễn, đặc biệt đối với giáo dục và các mục tiêu và quy trình. Các chuyên gia làm việc trong các
đào tạo sau bậc trung học và ngoài nhà trường, ý nghĩa của tổ chức làm công tác giảng dạy ví dụ như trung tâm học tập
việc học tập suốt đời trên thực tế có xu hướng hẹp hơn. Ngay cộng đồng và các kênh học tập trực tuyến cũng cần không
cả khi việc dạy chữ và kỹ thuật cần được quan tâm, các nhà ngừng nâng cao trình độ chuyên môn. Xã hội học tập cần
hoạch định chính sách vẫn nên quan tâm tổng quát đến các được xây dựng và nuôi dưỡng ở Đông Nam Á, cũng như sự đa
nhu cầu và chương trình học tập để đảm bảo tính công bằng dạng trong các hình thức học tập suốt đời để đáp ứng được
và sự tham gia của xã hội. nhu cầu của địa phương cần được nhìn nhận, như được mô
tả ở chương tiếp theo.

Hộp 1.1: Chiến lược và chính sách quốc gia về học tập suốt đời

• Hệ thống Giáo dục Quốc dân cho Thế kỷ 21 Giai đoạn • Kế hoạch Giáo dục Quốc gia 2016-2021 (Myanmar)
2009-2017 (Brunei Darussalam) của Bộ Giáo dục và của Bộ Giáo dục Myanmar: giáo dục thay thế được
đào tạo: xây dựng chương trình thúc đẩy học tập đưa vào lộ trình giáo dục cho việc làm và học tập
suốt đời và mở rộng tiếp cận giáo dục đại học là một suốt đời. (xem Sơ đồ 2.1)
trong các định hướng chính sách. • Kế hoạch Phát triển Philippines 2017-2022 của Cục
• Kế hoạch Chiến lược Giáo dục 2014-2018 (Campuchia) Kinh tế và Phát triển Quốc gia: nhằm mục tiêu cung
của Bộ Giáo dục, Thanh thiếu niên và Thể thao: phổ cấp học tập suốt đời cho tất cả mọi người để thúc
cập văn hóa và học tập suốt đời là một trong những đẩy phát triển nguồn nhân lực.
chương trình ưu tiên. • Tư tưởng Nhà trường tư duy, Quốc gia học tập được
• Kế hoạch Chiến lược Quốc gia về Giáo dục 2015- Thủ tướng Singapore tuyên bố vào năm 1997: Hình
2019 (Indonesia) của Bộ Giáo dục và Văn hóa: xác dung một nền văn hóa quốc gia và môi trường xã hội
định giáo dục là một tiến trình trải dài suốt cuộc đời. thúc đẩy học tập suốt đời ở công dân Singapore.
Giáo dục cần được tổ chức thông qua một hệ thống • Bản sửa đổi Luật Giáo dục Quốc gia 2017-2036 (Thái
mở chấp nhận tính linh hoạt của chương trình và Lan) của Bộ Giáo dục: xác định khung chính sách giáo
thời gian hoàn thành thông qua các đơn vị học trình dục là nền tảng tạo ra cơ hội giáo dục cho tất cả mọi
và lộ trình học tập. người trong suốt cuộc đời họ.
• Kế hoạch Phát triển Giáo dục và Thể thao 2016- • Kế hoạch Chiến lược Quốc gia về Giáo dục 2011-2030
2020 (CHDCND Lào) của Bộ Giáo dục và Thể thao: (Timor-Leste) của Bộ Giáo dục: một trong những
“Cải thiện hệ thống giáo dục để phát triển nguồn nguyên tắc chính của đào tạo và giáo dục giáo viên là
nhân lực có tri thức, kỹ năng, đạo đức, và các giá trị hiểu rõ giá trị của học tập suốt đời đối với việc nâng
đúng đắn … yêu thích học tập suốt đời, yêu thích các cao chất lượng giảng dạy.
phong tục tập quán, yêu thích tiến bộ và khoa học…” • Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020
là một trong các mục tiêu chính đến năm 2025. (Việt Nam) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tập
• Bản Thiết kế Tổng thể về Hội nhập Văn hóa của Học trung vào việc xây dựng xã hội học tập trong đó mối
tập suốt đời cho Malaysia 2011-2020 của Bộ Giáo liên hệ và chuyển giao giữa giáo dục chính quy và
dục Đại học: học tập suốt đời được xác định là cột không chính quy hỗ trợ việc bình đẳng tiếp cận học
trụ thứ ba của hệ thống phát triển nguồn nhân lực. tập suốt đời cho tất cả mọi người.
16 CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

Chương 2: Các thực tiễn tốt


về học tập suốt đời
Thách thức chung của chúng ta là làm thế nào thúc đẩy việc thực hiện và phát triển các cơ chế phối hợp phù hợp
để có một mẫu số chung đồng thời không để mất bản sắc riêng của từng nước (Kim và Teter, 2015, tr.1)

Những lời này của Giám đốc Văn phòng khu vực UNESCO về ta có thể thấy các quốc gia có lịch sử, nền kinh tế, hệ thống
Giáo dục ở Châu Á – Thái Bình Dương rất khớp với bức tranh chính trị và truyền thống khác nhau cùng thực hiện nhiệm vụ
về các thực tiễn tốt trong bối cảnh nhiệm vụ, chiến lược, và hướng đến một xã hội học tập như thế nào. Các mô tả đầy đủ
chương trình hoạt động đa dạng và năng động ở các quốc hơn với đầy đủ bối cảnh có thể xem trong báo cáo của từng
gia Đông Nam Á. Một số thực tiễn là một phần của những quốc gia. Ở đây, chúng tôi trình bày từ các ví dụ về hoạch
chương trình đang được tiến hành tại các quốc gia trong nỗ định hệ thống giáo dục quốc gia đến các cách thức cung cấp
lực hướng đến lý tưởng chung: mọi công dân đều là những cơ hội học tập suốt đời khác nhau thông qua các cộng đồng
người học tích cực suốt cuộc đời, được hỗ trợ trong một xã địa phương và trực tuyến.
hội học tập bởi các cơ cấu và hệ thống vững chắc chấp nhận
sự khác biệt của từng địa phương trong một mục đích chung. Trước khi đọc các ví dụ, chúng ta cùng suy nghĩ chúng có thể
Các quốc gia ở Đông Nam Á khác nhau về diện tích và sự thịnh sử dụng như thế nào. Do các quốc gia Đông Nam Á khác nhau,
vượng. Thời điểm học tập suốt đời trở thành tâm điểm chính sẽ hoàn toàn sai lầm nếu chỉ đơn giản sao chép các thực tiễn
sách quan trọng cũng khác nhau theo từng nước và tuỳ theo này mà không điều chỉnh cho phù hợp bối cảnh ở mỗi nơi.
mức độ “phát triển” mà mỗi nước có những ưu tiên khác Trong mỗi quốc gia cũng có nhiều sự khác biệt. Ngay cả các
nhau. Trong dự án này, nhóm chuyên gia của từng nước được quốc gia giàu có nhất với nền kinh tế tiên tiến nhất cũng là nơi
lựa chọn chủ đề và tiêu điểm để báo cáo. cư ngụ của những công dân, và những cộng đồng gặp nhiều
khó khăn nhất. Do đó những nước “tiến bộ nhất” vẫn có thể
Mặc dù tầm nhìn và mục tiêu quốc gia về học tập suốt đời học từ những nước “ít tiến bộ nhất”, và ngược lại cung cấp
phải phù hợp với mục tiêu toàn cầu là thúc đẩy học tập suốt cho các nước này những bài học giải quyết khó khăn khi có
đời cho tất cả mọi người, mỗi quốc gia đang lên kế hoạch, hỗ nguồn tài chính tốt hơn và kinh nghiệm lâu dài.
trợ tài chính và thực hiện các chương trình, dịch vụ giáo dục
khác nhau cho học tập suốt đời. Phần trình bày mỗi thực tiễn bao gồm phần mô tả cách thực
hiện, những kết quả đáng ghi nhận, và chính sách quốc gia
Chương này trình bày dưới dạng tóm tắt các thực tiễn tốt hay khung thể chế hỗ trợ những thực tiễn này. Các độc giả
do các quốc gia tự lựa chọn và trình bày trong các báo cáo quan tâm đến báo cáo cụ thể của từng quốc gia có thể xem
quốc gia gửi SEAMEO CELLL và UIL. Một số những thực tiễn phiên bản đầy đủ và các bài trình bày, cũng như có thể nghiên
này vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, hoặc đang cứu các ví dụ thực tiễn hứa hẹn khác trên Cổng thông tin trực
được thử nghiệm vài năm trước khi nhân rộng ra toàn quốc. tuyến về Học tập suốt đời ở Đông Nam Á.
Một số thực tiễn được áp dụng uyển chuyển theo từng địa
phương dù đó là một chiến lược quốc gia chung; một số khác 1. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT HỆ THỐNG GIÁO
cho thấy toàn bộ hệ thống và cấu trúc đã được lên kế hoạch DỤC HƯỚNG ĐẾN HOÀ NHẬP VÀ CHẤT
và phát triển đến khi hoàn chỉnh như thế nào. Một số báo LƯỢNG TẠI SINGAPORE
cáo cho thấy các quốc gia mới xây dựng tầm nhìn và chiến
lược phát triển học tập suốt đời đang tìm cách triển khai Tổng quan
như thế nào. Trong khi đó, một số khác lại tập trung vào một Phát triển con người thông qua giáo dục, đào tạo và các cơ
số dự án hoặc ưu tiên cụ thể, chẳng hạn như hoà nhập giới hội học tập suốt đời là chìa khóa thúc đẩy nền kinh tế tri thức
và các hành động cụ thể phục vụ các mục tiêu ưu tiên. Tuy của Singapore. Chính phủ Singapore đã đầu tư mạnh cho giáo
nhiên, mỗi trường hợp trình bày trong chương này đều có dục nhằm trang bị cho người dân những kiến thức và kỹ năng
ích cho các nước khác có cùng mục tiêu dù xuất phát từ các mang tính cạnh tranh cần thiết. Sự chuyển đổi về giáo dục
nền tảng khác nhau. Đây là những chương trình đang diễn ra của Singapore có thể được xem gồm bốn giai đoạn: giai đoạn
chứ không phải thực tiễn tốt đã hoàn thành và được đánh giáo dục hướng đến sinh tồn (1959–1978), giai đoạn giáo dục
giá chi tiết. hướng đến sự phát triển kiến thức và kỹ năng (1978–1997),
Qua các thực tiễn được trình bày tóm lược ở chương này, giai đoạn giáo dục dựa trên năng lực và đáp ứng nguyện vọng
CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI 17
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

© Mobile Digital Arts


Học sinh ở Singapore học bằng công nghệ kỹ thuật số

cá nhân (1997–2011), và giai đoạn giáo dục lấy người học Trong giai đoạn này chính phủ đã có một tác động thúc đẩy
làm trung tâm và hướng đến các giá trị (2012–nay). Trước đào tạo trong lĩnh vực dạy nghề và kỹ thuật qua việc thành
đà phát triển kinh tế và các nhu cầu phát triển của người lập Vụ Giáo dục Kỹ thuật thuộc Bộ Giáo dục để nâng cao chất
dân, Singapore đã chuyển trọng tâm hệ thống giáo dục từ lượng giáo dục kỹ thuật ở các trường trung học cơ sở cũng
việc tăng cường sự tham gia của người học và tăng lượng như trong đào tạo cho các ngành công nghiệp. Ngoài ra còn
đăng ký nhập học ở lứa tuổi đầu đời sang việc phát huy tất có những nỗ lực đào tạo lực lượng lao động người lớn không
cả tiềm năng ở mỗi cá nhân thông qua đào tạo trước tuyển tay nghề và mù chữ trong thời gian đó. Chính phủ đã thành
dụng (pre-employment training - viết tắt PET), và giáo dục và lập Ban Giáo dục Người lớn vào năm 1960 để lên kế hoạch,
đào tạo thường xuyên (continuous education and training - triển khai và giám sát các sáng kiến giáo dục người lớn từ
viết tắt CET). giáo dục cơ bản đến đào tạo liên quan đến việc làm. Năm
1968, Ban Phát triển Kinh tế cũng thành lập một Cơ quan
Thực hiện Phát triển Công nghiệp Kỹ thuật để đào tạo công nhân không
Khi Singapore được tự điều hành chính phủ vào năm 1959, có tay nghề. Trường Đại học Bách khoa Singapore do một
đất nước này chưa có hệ thống giáo dục quốc gia hoàn chỉnh, nhóm doanh nhân thành lập năm 1954 cũng đóng vai trò
không có đủ trường học và đa số người dân không có tay quan trọng trong việc cung cấp giáo dục kỹ thuật đáp ứng các
nghề và mù chữ. Singapore cần nhanh chóng công nghiệp nhu cầu của nền kinh tế Singapore.
hóa để tạo việc làm cho người dân. Chính vì vậy, trong giai
đoạn hướng đến sinh tồn từ năm 1959 đến năm 1978, mục Trong khoảng thời gian từ năm 1978 đến năm 1997, hệ thống
tiêu hàng đầu là tăng số lượng trẻ em đến trường. Các chiến giáo dục nước này bước vào giai đoạn hướng đến sự phát
dịch đặc biệt đã được tiến hành để thu hút mọi học sinh triển kiến thức và kỹ năng. Mặc dù mục tiêu phổ cập giáo
đến trường học tập, và nhiều trường học mới đã được xây dục tiểu học gần như hoàn thành, Singapore vẫn gặp phải
dựng tạo điều kiện cho người học dễ tiếp cận giáo dục hơn. những thách thức liên quan đến tỷ lệ bỏ học ở bậc trung
Việc tuyển dụng giáo viên và đào tạo phát triển chuyên môn học (khoảng 30% học sinh không tiếp tục học trung học) và
cũng được tăng cường để đảm bảo việc giảng dạy đạt chất trình độ tiếng Anh thấp. Khi nền kinh tế Singapore được công
lượng cao. Nhờ đó, số học sinh tiểu học và trung học tăng từ nghiệp hóa, người dân cần được giáo dục và đào tạo thích
315.000 vào năm 1959 đến hơn 520.000 vào năm 1968. Đến hợp để làm việc trong các ngành công nghiệp đòi hỏi kỹ thuật
cuối giai đoạn này, Singapore đã đạt được mục tiêu phổ cập và đầu tư cao, chẳng hạn như kỹ thuật và ngành sản suất giá
giáo dục tiểu học. trị cao (highvalue manufacturing).
18 CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

© Institute for Adult Learning, Singapore


Học tập cộng đồng ở Singapore thúc đẩy sự gần gũi trong cộng đồng

Trong bối cảnh này, giai đoạn giáo dục hướng đến sự phát Năm 1979, Ban Giáo dục Người lớn được sát nhập với Ban
triển kiến thức và kỹ năng đã tạo ra những thay đổi cấu trúc Đào tạo Công nghiệp thành Ban Đào tạo Nghề và Công
chính. Năm 1980, Viện Phát triển Chương trình của Singapore nghiệp (Vocational and Industrial Training Board - viết tắt
được thành lập để tái thiết kế và chuẩn hóa chương trình học VITB). Cùng năm này, Quỹ Phát triển Kỹ năng được thành lập
thuật cũng như các tài liệu dạy và học. Nhằm đáp ứng tốt để đáp ứng nhu cầu học tập cơ bản và phát triển chuyên môn
hơn nhu cầu của người học và giải quyết tỷ lệ bỏ học cao, của người lao động bằng cách tổ chức các khóa đào tạo giúp
các trường học bắt đầu phân luồng học sinh dựa trên kết quả họ nâng cấp từ những công việc không đòi hỏi tay nghề với
học tập chung. Điều này cho phép học sinh học tập và tiến bộ mức lương thấp lên những công việc đòi hỏi tay nghề cao với
với nhịp độ phù hợp với khả năng của bản thân, nhờ đó giúp mức lương cao. Với Quỹ Phát triển Kỹ năng, một số sáng kiến
giảm thiểu việc bỏ học. Để giúp các trường đo lường hiệu quả đã được đưa ra thực hiện như Giáo dục Cơ bản cho Đào tạo
và xác định các nhóm vấn đề cần giải quyết, công tác đánh giá Kỹ năng, các mô-đun Đào tạo Kỹ năng, mô-đun Bồi dưỡng
các trường học đã được thực hiện trong các lĩnh vực như tổ Công nhân thông qua Giáo dục Trung học, các Kỹ năng Cốt lõi
chức trường học, chương trình học tập và hoạt động ngoại hướng đến Tính hiệu quả và Sự thay đổi, và Đào tạo kỹ năng
khóa. Ngoài ra, các chính sách tuyển dụng và giữ chân giáo Tư duy Độc lập. VITB được tái cơ cấu năm 1992, trở thành
viên đã được cải cách. Giáo viên được trả mức lương khá Viện Giáo dục Kỹ thuật, tiếp nhận các học sinh thiên về kỹ
cạnh tranh, và Viện Giáo dục, sau này là Viện Giáo dục Quốc thuật đã hoàn tất bậc trung học phổ thông.
gia, đã cung cấp các khóa đào tạo và phát triển chuyên môn
bài bản cho cả sinh viên sư phạm, giáo viên đã tốt nghiệp đại Nhà trường tư duy, Quốc gia học tập là tầm nhìn được Thủ
học cũng như lãnh đạo nhà trường. tướng đương thời Goh Chok Tong đưa ra năm 1997, đánh
CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI 19
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

dấu sự bắt đầu của giai đoạn giáo dục dựa trên năng lực và đổi mới. Người ta cũng nhận ra là cần khơi dậy mạnh mẽ
đáp ứng nguyện vọng cá nhân. Hiển nhiên là trong một nền những giá trị trong sinh viên và cung cấp cho họ một nền giáo
kinh tế tri thức, cần phải khuyến khích học sinh thuộc tất cả dục toàn diện, trọn vẹn để chuẩn bị cho họ trở thành những
các bậc học (tiểu học, trung học, đại học và giáo dục và đào công dân trong một thế giới ngày càng thay đổi nhanh chóng.
tạo thường xuyên) phát triển năng lực tìm tòi, sáng tạo, đổi Trong khi theo học các chương trình hàn lâm có chất lượng,
mới cũng như các năng lực tư duy cấp độ cao. Bắt đầu từ sinh viên cũng được khuyến khích mở rộng các trải nghiệm học
năm 2008, việc phân luồng học sinh ở bậc tiểu học được thay tập và theo đuổi những sở thích và đam mê bên ngoài trường
thế bằng việc phân ban. Học sinh có thể theo đuổi một số lớp. Các trường học có thể cung cấp các chương trình học ứng
môn học ở trình độ cao, trong khi vẫn tiếp tục học các môn dụng cho phép sinh viên áp dụng những kiến thức học được
khác ở trình độ vừa phải theo khả năng. Với việc đưa vào vào thế giới bên ngoài học đường. Một kế hoạch tổng thể về
chương trình các kỹ năng tư duy cấp độ cao, năm 2010 Bộ giáo dục ngoài trời được đưa ra năm 2017 khuyến khích sinh
Giáo dục đã giới thiệu một khung mới về Năng lực và Chuẩn viên học những kỹ năng và giá trị xã hội quan trọng thông qua
đầu ra dành cho Sinh viên Thế kỷ 21, được thiết kế để đào tạo các hoạt động đội nhóm ngoài trời như cắm trại. Giai đoạn
ra những thế hệ người học tự tin, có khả năng tự định hướng mới của hệ thống giáo dục cũng dẫn đến một loạt các yêu cầu
và trở thành những công dân tích cực. Khung này được thiết mới đối với giáo viên. Để hỗ trợ giáo viên đáp ứng các yêu cầu
kế để những kỹ năng đạt được ở mỗi trình độ phản ánh kết mới này, Học viện Giáo viên Singapore đã được tăng cường
quả giáo dục thường xuyên của từng người học. thành một diễn đàn nơi giáo viên có thể phát triển chuyên
môn cũng như trao đổi ý tưởng và phương pháp giảng dạy.
Trong giai đoạn này, chính phủ cũng tiếp tục nâng cao CET. Hiểu rõ vai trò quan trọng của phụ huynh, Bộ Giáo dục cũng
Chính phủ đã thành lập Quỹ hỗ trợ Phát triển Học tập Suốt tăng cường giáo dục và hướng dẫn nghề nghiệp cho cha mẹ,
đời năm 2001 để thực hiện cam kết thúc đẩy học tập suốt và cấp quỹ hoạt động ban đầu cho các nhóm hỗ trợ phụ huynh
đời. Từ năm 2002, chính phủ bắt đầu các nỗ lực phát triển ở trường học trong các hoạt động như hội trại cha mẹ và con
CET thông qua Bộ Nhân lực, và xây dựng phát triển một hệ cái. Chương trình các Kỹ năng cho Tương lai bắt đầu được thực
thống CET toàn diện. Các cơ quan CET của quốc gia, chẳng hiện cuối năm 2014 như một phong trào quốc gia nhằm đem
hạn Viện Giáo dục Người lớn và Viện Tuyển dụng và Hỗ trợ lại cho người dân Singapore cơ hội tối đa hóa tiềm năng, bất
Việc làm được thành lập để khuyến khích giáo dục và đào tạo kể họ khởi điểm từ đâu.
thường xuyên ở các cá nhân và nhà tuyển dụng. Cơ quan Phát
triển Nhân lực Singapore được thành lập năm 2003 để đi đầu Tác động
trong việc phát triển lực lượng lao động hướng tới mục tiêu Sinh viên Singapore luôn đạt kết quả tốt trong các kỳ thi quốc
xây dựng lực lượng lao động có năng lực đáp ứng yêu cầu và tế về đọc, toán và khoa học, ở cả bậc tiểu học và trung học.
điều kiện làm việc mới, có kỹ năng và khả năng thích ứng. Kết quả mới nhất của Chương trình Nghiên cứu xu hướng
Điều này giúp đẩy nhanh sự chuyển đổi từ hệ thống đào tạo Toán học và Khoa học Quốc tế (Trends in International
người lớn các kỹ năng tập trung đáp ứng nhà tuyển dụng Mathematics and Science Study - viết tắt TIMSS) năm 2015
sang một hệ thống tập trung hơn vào nhu cầu từng cá nhân. và Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (Programme for
Một sáng kiến quan trọng là Hệ thống Chứng chỉ Quốc gia International Student Assessment - viết tắt PISA) 2015 cho
về Kỹ năng cho Người lao động. Hệ thống này xác nhận các thấy bên cạnh việc nắm vững kiến thức nội dung, học sinh
khóa học dựa trên những năng lực được công nhận trong các lớp 4, lớp 8 và sinh viên lứa tuổi 15 của Singapore cũng thể
ngành công nghiệp và cấp cho người lao động chứng chỉ kỹ hiện khả năng phân tích và các kỹ năng lý luận vững chắc cho
năng đa dụng. Năm 2008, chính phủ chuẩn bị một Kế hoạch phép họ áp dụng kiến thức và các hiểu biết khái niệm để giải
Tổng thể 10 năm về Giáo dục và Đào tạo Thường xuyên để quyết vấn đề. Điều này tương xứng với chương trình học của
thiết lập một chương trình nghị sự chuẩn bị cho lực lượng Singapore là không chỉ tập trung vào việc giúp sinh viên xây
lao động Singapore trước những thách thức trong tương lai. dựng nền tảng kiến thức và kỹ năng vững chắc, mà còn nhấn
mạnh đào tạo các kỹ năng tư duy bậc cao và áp dụng kiến
Dựa vào thế mạnh này, từ năm 2012, hệ thống giáo dục bước thức và kỹ năng vào những tình huống mới.
vào giai đoạn giáo dục lấy người học làm trung tâm và hướng
đến các giá trị, phản ánh việc tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng Singapore cũng đã cải thiện đáng kể trình độ học vấn của
20 CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

người lớn tuổi từ 25 trở lên, với tỷ lệ đạt trình độ trung học cứu vào việc thiết kế và thực hiện chính sách và thực tiễn giáo
phổ thông tăng từ 13% năm 1990 lên 52% năm 2015. dục.

Chính sách hỗ trợ của chính phủ và khuôn khổ thể chế 2. KHUYẾN KHÍCH HỌC TẬP SUỐT ĐỜI Ở
Chính phủ tích cực khuyến khích người dân theo đuổi học VIỆT NAM
tập suốt đời, không chỉ thông qua con đường giáo dục chính
quy mà cả giáo dục thường xuyên để liên tục trang bị, hoàn Tổng quan
thiện cho mình trong một nền kinh tế toàn cầu có tốc độ phát Việt Nam có một cơ chế đầy sáng tạo để thúc đẩy học tập suốt
triển nhanh. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách quốc đời trên toàn quốc thông qua Hội Khuyến học Việt Nam. Hội
gia và chương trình hỗ trợ, giúp công dân học tập qua nhiều Khuyến học Việt Nam là một tổ chức phi chính phủ có mạng
giai đoạn của cuộc đời. Bộ Giáo dục cung cấp một nền tảng lưới từ trung ương đến các địa phương gồm bốn cấp: trung
giáo dục cơ bản vững chắc thông qua các bậc giáo dục tiểu ương, tỉnh, huyện và xã, có nhiệm vụ thúc đẩy và tạo điều
học, trung học và sau trung học như một phần của đào tạo kiện học tập cho tất cả mọi người, với mục tiêu cuối cùng là
trước tuyển dụng (PET). Quá trình đào tạo này thậm chí vẫn xây dựng một xã hội học tập. Khi nói đến quá trình phát triển
tiếp tục với hệ thống giáo dục thường xuyên khi công dân bắt các mô hình học tập ở các cấp cơ sở ở Việt Nam, Hội Khuyến
đầu đi làm. Các chương trình giáo dục thường xuyên được học Việt Nam nổi bật trong vai trò quan trọng của người khởi
điều phối bởi Cục chuyên trách các Kỹ năng cho Tương lai xướng và khuyến khích sự phát triển của các gia đình học tập,
của Singapore, một cục tác nghiệp thuộc Bộ Giáo dục, chịu dòng họ học tập và cộng đồng học tập ở Việt Nam.
trách nhiệm cả chương trình học chính quy và không chính
quy được thiết kế để nâng cấp các kỹ năng và năng lực của Thực hiện
người đi làm. Hội Khuyến học Việt Nam được thành lập tại Hà Nội vào
tháng 10 năm 1996 trước tình hình giảm sút thành tích học
Chính phủ hỗ trợ mạnh mẽ việc đào tạo trước khi tuyển dụng tập của ngành giáo dục (tỉ lệ bỏ học cao, mù chữ gia tăng).
và giáo dục thường xuyên nhằm đảm bảo chất lượng và tính Hội được giao ba nhiệm vụ quan trọng vẫn còn phù hợp đến
bền vững của cả hai hệ thống, đồng thời trợ cấp đáng kể ngày nay:
cho công dân. Các chính sách bao gồm Kế hoạch Tiết kiệm
Giáo dục, Quỹ Phát triển Kỹ năng, và Quỹ hiến tặng Phát triển • Tạo điều kiện học tập thuận lợi cho công dân Việt Nam,
Học tập Suốt đời. Hệ thống Chứng chỉ Kỹ năng cho Người lao bất kể địa vị xã hội.
động Singapore phát triển, đánh giá và công nhận các năng • Hỗ trợ giáo viên và những người làm công tác đào tạo giáo
lực lao động chính của cá nhân. viên, cũng như giảm thiểu việc giáo viên bỏ nghề.
• Cung cấp các dịch vụ tư vấn cho chính phủ về các vấn đề
Hướng đi sắp tới liên quan đến giáo dục.
Singapore tiếp tục nỗ lực cải tiến hệ thống giáo dục bằng cách
chú trọng mở ra các lộ trình học tập linh hoạt. Đồng thời, chính Những nhiệm vụ này đưa ra một thách thức lớn cho Hội
phủ cũng khuyến khích và hỗ trợ tất cả mọi bộ phận dân số Khuyến học Việt Nam, đặc biệt trong những ngày đầu khi các
tham gia vào quá trình học tập suốt đời. Các cơ sở giáo dục nguồn lực còn hạn chế; do đó cơ cấu nhân sự phải rất chọn
sẽ tiếp tục áp dụng công nghệ kỹ thuật số trong chương trình lọc và hoạt động chỉ ở mức khiêm tốn. Tuy nhiên, Hội Khuyến
giảng dạy, cung cấp các phương thức giảng dạy đa dạng như học Việt Nam đã nhận được nhiều sự quan tâm từ chính phủ
học trực tuyến và hỗn hợp. Việc ghi nhận, xác nhận và công và xã hội. Nhờ đó Hội đã phát triển nhanh chóng; trong vòng
nhận kết quả học tập của giáo dục không chính quy và phi chín năm hoạt động, tổ chức này đã có mặt ở tất cả các tỉnh
chính quy sẽ được tiếp tục thiết kế và quảng bá. thành, và năm năm sau đó có mặt ở mọi quận huyện. Tương
ứng với sự lan toả đó, Hội cũng mở rộng các hoạt động sang
Việc thúc đẩy hệ thống giáo dục phải dựa trên cơ sở khoa học nghiên cứu, xuất bản và thậm chí sang lĩnh vực trị liệu cho trẻ
vững chắc. Do đó, cần nghiên cứu sự phát triển của lực lượng tự kỷ. Hiện nay Hội Khuyến học Việt Nam là đơn vị nòng cốt
lao động từ góc độ giáo dục cũng như nghiên cứu các phương đóng góp cho Đề án Xây dựng Xã hội học tập Quốc gia.
pháp sư phạm cho người lớn, sau đó áp dụng kết quả nghiên
CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI 21
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

Giống như các bộ trong chính phủ, Hội Khuyến học Việt Nam nhiệm kỳ, một đại hội được tổ chức để đánh giá kết quả hoạt
có một cấu trúc phân cấp bao gồm một văn phòng trung động của Hội Khuyến học Việt Nam và bầu ra ban chấp hành
ương và các văn phòng địa phương ở các tỉnh thành, quận mới. Tham dự đại hội là tất cả ủy viên, đại diện của các Hội
huyện và phường xã. Ngoài ra còn có 70 trung tâm và đơn vị Khuyến học ở địa phương và khách mời.
chuyên môn cung cấp các dịch vụ giáo dục hỗ trợ Hội Khuyến
học Việt Nam và cộng đồng, chẳng hạn như trung tâm Hand Kinh phí hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam đến từ bốn
in Hand, một trung tâm trị liệu và giáo dục đặc biệt cho trẻ nguồn: hội phí, kinh phí nhà nước (để thực hiện các dự án
tự kỷ; Trung tâm đào tạo trực tuyến ITGO; và báo Khuyến học được giao), nguồn thu từ các dịch vụ và các nguồn tài trợ.
và Dân trí.
Kết quả đạt được
Hội Khuyến học Việt Nam có một ban chấp hành với nhiệm Trong hơn 20 năm qua Hội Khuyến học Việt Nam đã có sự
kỳ 5 năm, riêng nhiệm kỳ đầu tiên có thời hạn 3 năm. Các ủy phát triển đáng ghi nhận. Bắt đầu với 21 tổ chức hội ở các
viên có nhiệm vụ soạn thảo chiến lược hoạt động cho nhiệm tỉnh vào năm 1996, hiện nay Hội Khuyến học Việt Nam đã
kỳ và bầu ra ban thường vụ hội và ban kiểm tra. Vào cuối mỗi có mặt ở tất cả 63 tỉnh thành và 637 quận huyện, 10.650

© SEAMEO CELLL

Họp thành viên Hội Khuyến học ở trung tâm học tập cộng đồng
22 CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

Bảng 2.1. Số lượng tổ chức Hội và số lượng thành viên đầu mỗi nhiệm kỳ (1996–2015)
Năm bắt đầu
Tỉnh/Thành phố Quận/Huyện Phường/Xã Số thành viên
nhiệm kỳ
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
1996 21 33% 100.000
2000 48 76% 500.000
2005 63 100% 629 99% 9.824 94% 3.500.000
2010 63 100% 637 100% 10.614 99% 7.500.000
2015 63 100% 637 100% 10.650 99% 14.500.000

phường xã. Số thành viên gia tăng từ 100.000 đến 14,5 triệu, đó thử nghiệm các mô hình này ở 380 quận, thị xã và 3.408
chiếm 16% tổng dân số. Đa số thành viên là cán bộ quản lý phường, xã, thị trấn ở khắp 63 tỉnh thành. Tháng 7 năm 2015,
giáo dục và giáo viên đã nghỉ hưu. một hội thảo quốc gia được tổ chức để đánh giá hiệu quả của
các mô hình dựa trên bộ tiêu chí đã đề cập ở trên. Bộ tiêu
Hội Khuyến học Việt Nam và Đề án Quốc gia về Xây dựng chí đã được liên tục tham vấn bởi các chuyên gia giáo dục để
Xã hội Học tập hoàn thiện. Phiên bản cuối cùng được Thủ tướng thông qua
Hoạt động quan trọng nhất của Hội Khuyến học Việt Nam tháng 11 năm 2015 và được ban hành vào tháng 12 để các gia
đến nay là đóng góp cho Đề án Quốc gia về Xây dựng Xã hội đình, dòng họ và cộng đồng sử dụng nhằm mục đích tự đánh
Học tập (XDXHHT). Trang web của Hội Khuyến học Việt Nam giá kể từ năm 2016. Hàng năm, ủy ban nhân dân xã, phường
(http://www. hoikhuyenhoc.vn/) cung cấp những thông tin và thị trấn đánh giá và công nhận các gia đình, dòng họ và
toàn diện về các chương trình và những thành tựu của Hội cộng đồng học tập dựa vào kết quả tự đánh giá này. Năm
bằng tiếng Việt. 2016, trên cơ sở các báo cáo từ 39 tỉnh, có tổng cộng 5,2 triệu
gia đình, 24.300 dòng họ và 32.500 ấp, xã đã được công nhận
Ngay cả trước khi có đề án XDXHHT, Hội Khuyến học Việt là gia đình, dòng họ và cộng đồng học tập (chiếm khoảng 40%
Nam đã chủ động thực hiện đề án riêng về xây dựng xã hội gia đình, 45% dòng họ và 49% ấp và xã trên cả nước).
học tập ở cấp tỉnh trở xuống. Khi đề án XDXHHT được phát
động vào năm 2005, Hội Khuyến học Việt Nam được Bộ Khoa Hướng đi sắp tới
học và Công nghệ ủy nhiệm thực hiện nghiên cứu cấp quốc Trong giai đoạn tới, Hội Khuyến học Việt Nam có kế hoạch
gia về các mô hình thích hợp cho một xã hội học tập ở Việt mở rộng mô hình các gia đình, dòng họ, cộng đồng học tập
Nam. Nghiên cứu này đã hoàn thành và được nghiệm thu trên cả nước để đến năm 2020, 70% các gia đình, 60% các
năm 2009. Nghiên cứu đề xuất một mô hình xã hội học tập dòng họ và 60% các ấp và làng trên toàn quốc được công
trong đó giáo dục không chính quy và giáo dục thường xuyên nhận là gia đình, dòng họ và cộng đồng học tập. Hội Khuyến
được phát triển cùng với giáo dục chính quy, giáo dục người học Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục thực hiện
lớn, và giáo dục trẻ em. Nghiên cứu cũng đề xuất việc phát các đề án và hoạt động để củng cố và tăng cường các trung
triển các gia đình, dòng họ và cộng đồng học tập ở cấp độ tâm học tập cộng đồng tạo cơ hội thuận lợi cho người dân
thôn ấp hay khu phố. trong cộng đồng có thể học tập suốt đời.

Năm 2012, Hội Khuyến học Việt Nam được Thủ tướng phân Hội Khuyến học Việt Nam ở tất cả các cấp – phối hợp với các
công phụ trách một trong bảy cấu phần của đề án XDXHHT cán bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo – sẽ tiếp tục đánh giá và
– thúc đẩy việc học tập suốt đời ở các gia đình, dòng họ và xếp hạng các cộng đồng học tập ở cấp xã, phường, thị trấn
các cộng đồng. Đầu tiên Hội xây dựng một bộ tiêu chí đánh theo bộ 15 tiêu chí chính và 54 tiêu chí phụ đã được Bộ Giáo
giá các mô hình gia đình, dòng họ và cộng đồng học tập, sau dục và Đào tạo chính thức phê duyệt và ban hành.
CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI 23
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

© Ministry of Education and Sports, Lao PDR


Hội nghị chương trình nghị sự về học tập suốt đời ở CHDCND Lào

3. HƯỚNG TỚI MỘT HỆ THỐNG GIÁO DỤC một cuộc thảo luận mở về cách thức cấu trúc chính sách học
QUỐC GIA ĐƯỢC NGƯỜI DÂN ĐÓN NHẬN Ở tập suốt đời của quốc gia. Dựa trên gợi ý của các đại biểu
CHDCND LÀO tham dự cuộc họp lần thứ hai, Vụ Giáo dục Không chính quy
đã soạn bản thảo chính sách học tập suốt đời của CHDCND
Tổng quan Lào và kêu gọi các bên liên quan tham gia đóng góp ý kiến.
CHDCND Lào thúc đẩy việc kết hợp giáo dục chính quy, không
chính quy và phi chính quy nhằm mục đích đảm bảo sự tiếp Với sự hỗ trợ của DVV International và UNESCO, Vụ Giáo dục
cận bình đẳng trong giáo dục cho mọi người dân, tạo ra một Không chính quy đã khởi xướng dự án xây dựng một chính
xã hội thịnh vượng, và xây dựng nền giáo dục bền vững và sách học tập suốt đời. Dự án mời một chuyên gia tư vấn xây
có tính cạnh tranh toàn cầu. Giáo dục phi chính quy phần dựng chính sách quốc gia về học tập suốt đời trong hai giai
lớn thông qua việc học tập lẫn nhau giữa các thế hệ, chủ yếu đoạn: giai đoạn nghiên cứu tài liệu và giai đoạn thâm nhập
là các kỹ năng nông nghiệp và thủ công mỹ nghệ vốn đã có thực tế.
từ lâu trên đất nước này. Khái niệm giáo dục không chính
quy được tiếp nhận vào những năm 1990 khi chính phủ đưa Các hoạt động chuẩn bị bao gồm việc rà soát và phân tích kỹ
ra nhiều chương trình giáo dục để cung cấp cơ hội học tập các tài liệu và văn bản chính sách liên quan đến học tập suốt
cho những người không đến trường, và nâng cao năng lực đời trong khu vực và quốc tế. Theo đó, các sáng kiến học tập
cho người lớn nhằm tạo ra một lực lượng lao động có tay suốt đời ở Châu Á, cụ thể tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia,
nghề cao hơn. Tuy nhiên, dù có nhiều chương trình phổ cập Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam đã được nghiên
văn hóa, chương trình tương đương, và các chương trình học cứu, và các tài liệu giáo dục vì sự phát triển bền vững, giáo
tập chuyên môn thường xuyên, đất nước này còn thiếu một dục công dân toàn cầu, cộng đồng kinh tế ASEAN và các vấn
khung chính sách toàn diện cho học tập suốt đời. Do đó, Vụ đề khác cũng được tham khảo để có cái nhìn thấu đáo về sự
Giáo dục Không chính quy thuộc Bộ Giáo dục và Thể thao phát triển học tập suốt đời trên góc độ toàn cầu.
đã bắt đầu triển khai xây dựng chính sách về học tập suốt
đời của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, lấy việc tiếp Giai đoạn thứ hai là giai đoạn phỏng vấn và đối thoại với các
cận đa ngành làm nguyên tắc chung trong việc hoạch định và nhà hoạch định chính sách Lào, các cán bộ giáo dục, nhân
thực hiện chính sách. viên tình nguyện trong giáo dục không chính quy và các bên
liên quan khác từ các đối tác phát triển quốc tế như DVV
Thực hiện International, German Cooperation và World Renew. Tiềm
Để triển khai khái niệm học tập suốt đời trong nước, Vụ Giáo năng của ngành giáo dục ở nước này cũng như dữ liệu nhân
dục Không chính quy đã tổ chức cuộc họp đầu tiên về chương khẩu học được xem xét và sử dụng trong quá trình soạn thảo
trình nghị sự về học tập suốt đời cho nhân viên của Bộ và các chính sách.
bên liên quan ngoài Bộ vào tháng 3 năm 2012. Mục đích của
cuộc họp là nâng cao nhận thức và hiểu biết về các đặc điểm Từ các kết quả tìm được, bản dự thảo đầu tiên đã được trình
cơ bản của học tập suốt đời trong giới hoạch định chính sách bày tại một hội thảo để các cán bộ của Bộ Giáo dục và Thể
Lào và các bên liên quan khác. Cuộc họp lần thứ hai được tổ thao đóng góp ý kiến về nội dung. Sau đó một hội thảo kỹ
chức vào tháng 12 năm 2013 với mục đích thu hút sự tham thuật đã được tiến hành để các chuyên gia soạn thảo chính
gia của các đại diện thuộc bộ và ngành giáo dục cấp tỉnh trong sách góp ý về cấu trúc, định dạng và các yếu tố kỹ thuật khác
24 CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

của bản thảo chính sách. Vụ Giáo dục Không chính quy sau học cũng là cơ sở pháp lý cho bản thảo chính sách về học tập
đó điều chỉnh bản thảo và trình bày tại cuộc họp cuối trước suốt đời.
đại diện các văn phòng tỉnh thuộc Bộ Giáo dục và Thể thao
và các bên liên quan khác. Một số gợi ý và góp ý của các đại Hướng đi sắp tới
biểu tham dự cuộc họp này đã được đưa vào bản hoàn thiện Các hoạt động chiến lược cụ thể được đưa ra nhằm thúc đẩy
cuối cùng. học tập suốt đời ở CHDCND Lào là:

Kết quả đạt được • Phổ biến dự thảo chính sách đến các cơ quan trung ương
Dự thảo chính sách tập trung vào việc thiết lập các cơ chế giúp và địa phương cũng như các bên liên quan.
nhiều người tiếp cận giáo dục hơn và khuyến khích các nhóm • Trình bản thảo chính sách chính thức để chính phủ thông
mục tiêu tham gia vào các chương trình và hoạt động học tập qua.
suốt đời. Chương trình nghị sự quy định phải tăng cường năng • Nâng cao hiểu biết chính sách quốc gia về học tập suốt đời
lực cho các cơ sở giáo dục có tham gia cung cấp dịch vụ học tập ở tất cả các cấp.
suốt đời, thông qua việc phát triển giáo viên và cơ sở hạ tầng, • Tổ chức các hội thảo thông tin và các tập huấn hướng dẫn
giới thiệu các phương thức học tập linh hoạt, biên soạn sách về kế hoạch hành động và thực hiện chính sách học tập
giáo khoa cho học sinh và tài liệu hướng dẫn giảng dạy dành suốt đời tại CHDCND Lào.
riêng cho các khóa học không chính quy. Hơn nữa, chính sách
nhấn mạnh phải điều chỉnh chương trình học cho phù hợp với 4. HÒA NHẬP GIỚI TRONG GIÁO DỤC TẠI
mọi trình độ và hình thức học tập và đáp ứng các nhu cầu kinh INDONESIA
tế xã hội của khu vực và quốc tế.
Tổng quan
Một phần quan trọng khác của bản dự thảo chính sách là sự Bộ Giáo dục và Văn hoá Indonesia có hơn mười năm kinh
chủ động tham gia vào việc triển khai học tập suốt đời của các nghiệm trong việc đưa hoà nhập giới vào giáo dục thông qua
bên liên quan và đối tác phát triển tại địa phương. Chính sách việc xây dựng các chính sách và chương trình nhằm giải quyết
dự thảo cũng nhằm mục đích thiết lập một hệ thống quản lý các trải nghiệm, nguyện vọng, nhu cầu và các vấn đề của cả
hiệu quả và lâu dài cho học tập suốt đời bằng cách thành lập hai giới. Hoà nhập giới là nâng cao vai trò và chất lượng cuộc
các ủy ban cấp quốc gia, tỉnh thành và quận huyện chịu trách sống của trẻ em gái và phụ nữ trong gia đình, cộng đồng và
nhiệm thúc đẩy học tập suốt đời. Ngoài ra, chính sách này dự quốc gia nhằm nâng cao vị thế phụ nữ. Một thành công lớn
kiến sẽ cải tiến toàn diện hệ thống đo lường và đánh giá khi áp được thể hiện qua sự bình đẳng giới trong tuyển sinh ở tất
dụng các chiến lược mới về học tập và giảng dạy, và cải cách cả các cấp học, và hoạt động của các nhóm công tác về hoà
toàn bộ hệ thống ghi nhận, xác nhận và công nhận cho giáo nhập giới trong giáo dục ở 72% phòng giáo dục quận huyện
dục chính quy, không chính quy và phi chính quy. và sở giáo dục tỉnh thành. Một bài học quan trọng hơn là
hoà nhập giới đã giúp thay đổi cách suy nghĩ của các bên liên
Các chính sách hỗ trợ và khung thể chế quan đến giáo dục. Giờ đây họ nhìn nhận giáo dục một cách
Căn cứ Luật Giáo dục số 133/2015, chính phủ hỗ trợ công toàn diện và tích hợp, mang lại lợi ích cho nam và nữ.
dân Lào lĩnh hội kiến thức và kỹ năng thông qua giáo dục
chính quy và không chính quy. Kế hoạch Phát triển Kinh tế Thực hiện
Xã hội Quốc gia năm năm lần thứ tám giai đoạn 2016-2020 Hoà nhập giới lần đầu được tiến hành trong tiểu ngành giáo
nhấn mạnh sự cần thiết phải cải cách giáo dục, trong đó tập dục không chính quy. Trung tâm Hoạt động phụ nữ được
trung vào việc mở rộng các cơ hội học tập, đặc biệt dành cho thành lập trong những năm đầu thập niên 2000 nhằm thúc
những người chịu thiệt thòi và người dân ở khu vực nông đẩy Chương trình nâng cao vị thế phụ nữ qua năm chương
thôn. Chiến lược Xóa đói Giảm nghèo và Tăng trưởng Quốc trình giáo dục nhắm đến phụ nữ: xoá bỏ mù chữ cho phụ nữ,
gia đề ra một khuôn khổ để xây dựng và thực hiện các sáng giáo dục gia đình (với quan điểm bình đẳng giới), đào tạo phụ
kiến nhằm giảm tỷ lệ đói nghèo và thúc đẩy phát triển kinh nữ làm lãnh đạo, khóa đào tạo nhằm nâng cao vị thế cho phụ
tế bền vững thông qua nhiều chương trình giáo dục, chủ yếu nữ và các khóa kỹ năng mềm.
liên quan đến đào tạo nghề. Các chính sách như Luật Giáo
dục Kỹ thuật và Đào tạo Nghề và Nghị định về Giáo dục Đại Song song đó, một Nhóm Chuyên gia Công tác quốc gia về
CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI 25
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

© Ministry of Education and Culture, Indonesia


Phong trào Giáo dục để nâng cao vị thế phụ nữ thiệt thòi: Dạy nghề thủ công tại địa phương

hoà nhập giới đã được thành lập với các chức năng chính bao tính và xây dựng các trường học phù hợp giới tính). Năm 2015
gồm chủ trương hoà nhập giới ở các bên liên quan trong Bộ hoà nhập giới được thúc đẩy khi Bộ xuất bản một sách thông
Giáo dục và Văn hoá, phân tích các chính sách và chuẩn bị cơ tin về hoà nhập giới trong giáo dục cho từng tỉnh, cung cấp
sở dữ liệu phân tách theo giới tính, và thực hiện chương trình cái nhìn tổng quan về hoà nhập giới và phương pháp đánh giá
truyền thông, thông tin và giáo dục - một hình thức xã hội hoá hiệu quả của nó ở địa phương. Trong năm 2013, chương trình
cho bình đẳng giới thông qua các phương tiện thông tin đại Nâng cao Khả năng Tiếp cận và Chất lượng Giáo dục cho trẻ
chúng. Nhóm Chuyên gia Công tác tích cực cộng tác với Trung em gái thông qua Giáo dục Mầm non dựa vào Cộng đồng và
tâm Nghiên cứu Phụ nữ, các tổ chức phụ nữ và các tổ chức phi Hoà nhập giới cho những Năm đầu đời đã được khởi xướng.
chính phủ trong việc thúc đẩy bình đẳng giới trên toàn quốc.
Các nhóm chuyên gia công tác về hoà nhập giới cũng được Vào năm 2016, chính phủ đã khởi động Phong trào Giáo dục
thành lập ở cấp tỉnh, quận huyện và thành phố nhằm thúc đẩy Nâng cao vị thế Phụ nữ bị thiệt thòi trong Xã hội. Về cơ bản
thể chế hoá hoà nhập giới bằng cách tạo điều kiện và giám sát đây là một sự tái khẳng định và tăng cường tất cả các hoạt
đơn vị hành chính tương ứng thông qua kế hoạch hành động động hoà nhập giới hiện có. Chương trình này nhằm củng cố
rõ ràng cho công tác hoà nhập giới. cam kết của chính quyền địa phương và các bên liên quan
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ, đặc biệt là
Việc thực hiện hoà nhập giới đã được tăng cường vào năm các bà mẹ và phụ nữ bị thiệt thòi và xây dựng năng lực của
2012 khi Bộ Giáo dục và Văn hoá công bố 10 cuốn cẩm nang phụ nữ. Chương trình tổng thể được triển khai tại 20 quận
về các vấn đề về giới trong giáo dục, mỗi quyển có một chủ đề huyện và thành phố, đào tạo kỹ năng sống, giáo dục gia đình,
riêng biệt 1 (ví dụ như biên soạn tài liệu giảng dạy phù hợp giới giáo dục tương đương, đào tạo nghề ở làng xã và phát triển

1 http://anggunpaud.kemdikbud.go.id/images/upload/images/rupa_rupa/
26 CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

thư viện cộng đồng. Hướng đi sắp tới


1. Cần có các quy định ở cấp bộ để kiên quyết thực thi Mục
Kết quả đạt được tiêu Phát triển Bền vững 4 và 5.
Hoà nhập giới trong học tập suốt đời đã đạt được tiến bộ tại 2. Cần thu thập có hệ thống dữ liệu phân tách theo giới tính
các địa phương và quốc gia trong khoảng thời gian 2002 đến cho tất cả các chỉ số tham gia và chỉ số hoạt động từ tất cả
2016. Đến năm 2014, các nhóm chuyên gia công tác về hoà các đơn vị giáo dục ở tất cả các cấp hành chính.
nhập giới đã hoạt động ở khắp 33 tỉnh, và 72% các huyện và 3. Các chương trình đào tạo, tài liệu học tập và các gói đào
thành phố ở Indonesia (358 trong số 497) đang thực hiện kế tạo không được thiên lệch về giới hay khuôn mẫu giới.
hoạch hành động về hoà nhập giới, vượt qua mục tiêu đề ra 4. Cần có thêm những cẩm nang tập huấn thực hành về hoà
trong kế hoạch chiến lược 2010-2014. Quan trọng hơn, các nhập giới.
chỉ số giáo dục cho thấy sự cân bằng giới tính trong tỷ lệ nhập 5. Cần tăng cường việc phân bổ đồ chơi và đồ dùng học tập,
học đúng tuổi từ mẫu giáo đến đại học, ngoại trừ các trường vật tư cho thư viện và phòng thí nghiệm và công nghệ
dạy nghề và trường dành cho học viên khuyết tật, nơi mà thông tin truyền thông, sao cho có sự bình đẳng về cơ hội
nam học viên vẫn chiếm ưu thế. Tỷ lệ chuyển tiếp từ trung trong quá trình học tập cho tất cả nam và nữ ở tất cả các
học cơ sở lên trung học phổ thông đã gia tăng đáng kể đối với môn học.
cả nam lẫn nữ, dẫn đến sự gia tăng số năm học trung bình và 6. Cần khuyến khích giáo viên nhiều hơn để họ toàn tâm toàn
tỷ lệ biết chữ cao trong thanh thiếu niên (15-24 tuổi). Đối với ý nâng cao kết quả học tập của cả nam và nữ.
các vị trí giảng dạy và lãnh đạo, nữ giới còn nhiều hơn nam
giới: 61% hiệu trưởng và 62% giáo viên là nữ. 5. SỰ RA ĐỜI CỦA GIÁO DỤC THAY THẾ Ở
MYANMAR
Các chính sách hỗ trợ và khung thể chế
Hoà nhập và bình đẳng luôn là đặc điểm của nền giáo dục Tổng quan
Indonesia. Hiến pháp năm 1945 và các sửa đổi nêu rõ “mọi Giáo dục thay thế là khung giáo dục dành cho khoảng 2,1
người đều có quyền phát triển bản thân thông qua việc đáp triệu trẻ em và thanh thiếu niên không đi học hoặc đã bỏ học
ứng các nhu cầu cơ bản của họ, tham gia vào giáo dục và ở các trường chính quy tại Myanmar (số liệu của Viện thống
hưởng lợi từ khoa học và công nghệ, nghệ thuật và văn hoá kê UNESCO), cũng như 3,5 triệu người lớn có trình độ văn
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống”. hoá thấp. Mục tiêu của khung này là cung cấp cơ hội học tập
bình đẳng, có chất lượng cao và có bằng cấp cho các nhóm
Hoà nhập giới bắt đầu vào năm 2000 với Chỉ thị số 9 của Tổng đối tượng mục tiêu và giúp họ phát triển năng lực để phát
thống về Hoà nhập giới trong Phát triển Quốc gia. Nó được triển và duy trì xã hội Myanmar trong tương lai.
nhắc lại và triển khai trong Chương trình Phát triển Quốc gia
2000-2004, trong đó có 19 chương trình phát triển liên quan Khung này được khởi xướng bởi Vụ Giáo dục Thay thế (DAE),
đến giới trong năm lĩnh vực, bao gồm giáo dục. Bộ Giáo dục mới được thành lập như một phần của chiến lược giáo dục
và Văn hoá đã tăng cường hoà nhập giới theo Nghị định số thực hiện đến năm 2021, với mục tiêu cung cấp nhiều cơ hội
84, Hướng dẫn Giáo dục Hoà nhập giới ở cấp Trung ương, cho mọi người theo đuổi nguyện vọng nghề nghiệp của bản
Tỉnh, Huyện và Thành phố. thân và các mong muốn học tập suốt đời khác. Giáo dục thay
thế là một trong chín “Chương trình chuyển đổi” trong kế
Hoà nhập giới còn được củng cố bởi cơ cấu thuận lợi về tài hoạch chiến lược giáo dục quốc gia.
chính và hoạt động. Về mặt tài chính, hòa nhập giới nhận
được sự quan tâm từ chính phủ, nhận được ngân sách chiếm Thực hiện
20% ngân sách quốc gia hàng năm. Nó được thực hiện bởi nỗ Với nhận thức giáo dục là một quyền con người, chính phủ
lực phối hợp chung của các nhóm công tác hoà nhập giới ở Myanmar đang thực hiện ba chiến lược chính cho giáo dục
cấp trung ương, tỉnh và thành phố thông qua hợp tác với các thay thế: tăng cường phối hợp và quản lý; mở rộng tiếp cận;
tổ chức bên ngoài như Trung tâm Nghiên cứu Phụ nữ, các tổ và nâng cao chất lượng. Các chiến lược này áp dụng cho
chức phi chính phủ và các phương tiện thông tin đại chúng. bốn chương trình đang được thực hiện ở tất cả các thị trấn
Myanmar trong 5 năm tới, bao gồm: Giáo dục Tương đương
CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI 27
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

Hình 2.1. Sơ đồ giáo dục thay thế

Nguồn: National education strategic plan 2016–21, p. 162–163.

bậc Tiểu học (2 năm, học toàn thời gian), Giáo dục Tương nhằm hỗ trợ họ học lên và/hoặc lựa chọn giữa hệ thống giáo
đương bậc Trung học (3 năm, học toàn thời gian), chương dục chính quy và giáo dục thay thế dựa trên giấy chứng nhận
trình Chứng chỉ Quốc gia cho Thanh niên (3 năm, học bán hoàn tất chương trình. Việc mở rộng các lựa chọn đồng nghĩa
thời gian) và chương trình Phổ cập Văn hoá cho Người lớn (1 với việc tăng số đối tác được phép cung cấp Chương trình
năm, học bán thời gian). Các lĩnh vực học tập bao gồm học Giáo dục Tiểu học Tương đương Hệ không chính quy (Non-
chữ và nâng cao, học nghề và tạo thu nhập, công nghệ thông Formal Primary Education Equivalency Programme - viết tắt
tin và truyền thông để giúp việc học tập được linh hoạt. NFPE EP) trước mắt dành cho những người bị thiệt thòi trong
xã hội, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Các chương trình
Vụ Giáo dục Thay thế đang thắt chặt quan hệ đối tác với các giáo dục thay thế khác đang được nhân rộng trên toàn quốc,
nhà cung cấp dịch vụ phi chính phủ, bao gồm cả các đối tác từ bao gồm Chương trình Giáo dục Trung học Không chính quy.
cộng đồng và khu vực tư nhân, nhằm phân quyền hệ thống,
nhờ đó hệ thống giáo dục có thể áp dụng phù hợp với tình NFPE EP được giám sát và quản lý bởi bốn ủy ban ở cấp trung
hình từng địa phương, có tính linh hoạt và đáp ứng nhu cầu ương, vùng hành chính và tiểu bang, thị trấn, và trung tâm
của người dân. Một chương trình trợ cấp cũng đang được học tập. Chương trình giảng dạy do ban chương trình thiết
xây dựng để giúp trang trải chi phí cho các đối tác, và Vụ Giáo kế. Giáo viên được đào tạo sử dụng chương trình dưới dự
dục Thay thế đang thực hiện chiến dịch nâng cao nhận thức giám sát và đánh giá của các đại biểu từ thị trấn và vùng hành
cộng đồng để gây quỹ hiệu quả hơn. Ngoài ra, một cơ sở dữ chính. Trong số các bên liên quan có Bộ Giáo dục, các tổ chức
liệu quốc gia đang được xây dựng để giúp phối hợp việc tài phi chính phủ (bao gồm các tổ chức phi chính phủ quốc tế),
trợ cho phù hợp và nắm bắt những gì địa phương đang có để các nhà tài trợ tư nhân và các thành viên của cộng đồng. Các
xác định các bước tiếp theo, với trọng tâm là đảm bảo chất nghiên cứu đang được tiến hành để tăng cường chương trình
lượng. Cơ sở dữ liệu sẽ được liên kết với hệ thống thông tin tương đương, chương trình phổ cập văn hoá cho người lớn,
quản lý giáo dục quốc gia. và các chương trình khác.

Bộ Giáo dục đang bắt đầu chương trình Giáo dục thay thế Chứng chỉ Quốc gia cho Thanh niên hiện đang được thử
Đa tuyến để mở rộng các lựa chọn cho những người không nghiệm với vai trò là lộ trình giáo dục, đào tạo nghề nghiệp
có cơ hội học tập hoặc bỏ ngang việc học. Chương trình này và kỹ thuật, giáo dục đại học và việc làm cho thanh thiếu niên
28 CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

© UNESCO/H. Lee

Các bé gái đang học theo chương trình giáo dục thay thế tại Myanmar

không theo học chính quy. Chứng chỉ này sẽ xác nhận việc này, dữ liệu giáo dục thay thế sẽ được đưa vào cơ sở dữ liệu
hoàn tất các chương trình đào tạo ngắn hạn dành cho thanh giáo dục cơ bản.
thiếu niên (kết hợp học tập trên lớp, học nghề tại nơi làm
việc, và tình nguyện) và việc học tập tại một số quốc gia. Một hệ thống chứng chỉ quốc gia vững mạnh như Chứng chỉ
Quốc gia cho Thanh niên mở ra và duy trì những lộ trình xác
Cùng với các cơ quan khác, Vụ Giáo dục Thay thế đang xây định cho cơ hội học tập, đào tạo và việc làm trong tương lai.
dựng Khung Đánh giá Tiêu chuẩn Chất lượng Giáo dục Thay Một số chứng chỉ khác được công nhận bởi Bộ Giáo dục là
thế để thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu trong lĩnh vực dạy và chứng chỉ của chương trình NFPE EP và Chương trình Phổ cập
học, bao gồm môi trường, phương pháp sư phạm, kết quả và Văn hoá Cơ bản Mùa hè.
nguồn lực, trong đó trọng tâm lớn nhất là việc học tập của
học viên. Theo chiến lược này, các quan chức và thanh tra thị Quan điểm của Bộ là việc cấp phát nhiều các chứng chỉ này
trấn sẽ sử dụng cơ sở dữ liệu của khung đánh giá để phân tích không chỉ tăng cường tính năng và lợi ích của các lộ trình học
và báo cáo về hoạt động dạy và học. Thông qua cách tiếp cận tập, mà còn tăng tỷ lệ nhập học (vì người học thấy tính hiệu
CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI 29
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

quả cao hơn của các chương trình tiếp nối nhau). học tập thay thế, và các biện pháp đảm bảo chất lượng
dành cho trẻ em không đi học đúc kết từ các nghiên cứu
Một khía cạnh quan trọng của chất lượng là công tác đào thực chứng và các phân tích. Giáo dục hoà nhập cho trẻ
tạo giáo viên; do đó, một chương trình quốc gia mới đang em khuyết tật cần được nhấn mạnh trong nghiên cứu và
được thiết kế và thực hiện, trong đó yếu tố quan trọng là xác cách tiếp cận này. Cần phải cải tiến và củng cố các phương
định rõ năng lực cần có của giáo viên và đưa vào các mô-đun pháp phối hợp đa ngành và các phương pháp ứng phó linh
chương trình được phát triển bởi các chuyên gia và các tổ hoạt dưới sự lãnh đạo của Bộ GD.
chức. • Tài chính: Dự toán chi phí cho giáo dục thay thế trong
khoảng thời gian năm năm là 1,36 đến 1,49 nghìn tỷ Kyat
Các giai đoạn tiếp theo trong việc phát triển khuôn khổ (khoảng 1 tỷ đô la Mỹ), chiếm 9,5 - 9,7 % tổng chi phí ước
giáo dục thay thế tại Myanmar là: cải tiến và nhân rộng bốn tính của kế hoạch chiến lược. Cả chính phủ và các đối tác
chương trình ra khắp quốc gia (2017-2018), cung cấp, giám phát triển cần tăng nguồn tài chính cho ngành giáo dục để
sát, cải tiến chương trình và nâng cao việc thực hiện chương bù đắp khoảng cách tài chính 600 triệu USD và đạt được
trình (2018 đến 2019, 2020 đến 2021). Các nguyên tắc chính mục tiêu 3,1 tỷ USD được dự kiến trong các kịch bản khác
là đảm bảo ‘quyền sở hữu’ của các bên liên quan, năng lực và nhau.
phát triển nguồn lực (học tập trong xã hội) và tính minh bạch. • Nhân sự, năng lực và đối tác: Vụ Giáo dục Thay thế không
có đủ nhân viên và năng lực để nghiên cứu, thiết kế và
Các chính sách hỗ trợ và khung thể chế thực hiện bốn chương trình giáo dục thay thế. Do đó, Vụ
Luật Giáo dục Quốc gia năm 2014 xác định giáo dục không đang ký hợp đồng với các tổ chức phi chính phủ, các tổ
chính quy ở Myanmar là hệ thống linh hoạt, nằm ngoài hệ chức dựa vào cộng đồng, và các tổ chức khác để hỗ trợ,
thống chính quy, và dựa trên chương trình đào tạo được đặc biệt là trong việc thực hiện các chương trình. Các
nâng cấp. Luật này cũng thiết lập các chương trình tương trường đại học chuyên ngành giáo dục sẽ có trách nhiệm
đương với hệ thống giáo dục chính quy. Các cam kết chính đào tạo giáo viên cho phân hệ giáo dục thay thế. Các đối
sách quan trọng khác liên quan đến việc lên chương trình tác cung cấp dịch vụ sẽ được Vụ Giáo dục Thay thế chứng
phổ cập văn hoá cơ bản; việc thực hiện của các đối tác địa nhận trước khi họ được cung cấp dịch vụ cho địa phương
phương, các đối tác phi chính phủ; và các cơ hội học tập liên (nghĩa là họ sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng tối
tục, bao gồm việc tự học. thiểu hiện đang được xây dựng).
• Tài liệu giảng dạy và học tập: Quản lý chương trình, tài liệu
Giáo dục thay thế cũng có trong dự thảo Luật Tiểu ngành giảng dạy và học tập (ví dụ các đầu đĩa DVDs về thực tiễn
Giáo dục Cơ bản trong đó ba cam kết chính sách chính đã hay nhất) sẽ được Vụ Giáo dục Thay thế cung cấp cho các
được phác thảo, bao gồm tăng cường quản lý phù hợp thông đối tác cùng với việc minh hoạ cách áp dụng. Vụ Giáo dục
qua việc thành lập các ủy ban điều phối giáo dục thay thế. Thay thế đang phát triển các bài học có giáo án để phục
Các cam kết khác hỗ trợ các tiêu chuẩn cho chuyển đổi tương vụ cho việc dạy và học của bốn chương trình nhằm giúp
đương giữa hệ thống giáo dục thay thế và chính quy, và nhiều những người ít được đào tạo và /hoặc ít có kinh nghiệm có
lộ trình học tập cho những thanh thiếu niên không đi học. thể giảng dạy đúng chuẩn.

Hướng đi sắp tới 6. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TƯƠNG ĐƯƠNG


Kế hoạch Chiến lược Giáo dục 2016-2021 đưa ra các đề xuất QUỐC GIA Ở TIMOR-LESTE
sau:
Tổng quan
• Chính sách, thể chế, chiến lược và phối hợp: Chính phủ cần Chương trình Giáo dục Tương đương Quốc gia được đưa ra
được xem như là cơ quan đảm bảo quyền được giáo dục, năm 2006 nhằm giúp một số lớn công dân Timor-Leste chưa
với quyền hạn được thiết lập bởi chính sách, và các thể hoàn thành giáo dục cơ bản có thể đạt được trình độ tương
chế cùng với các khung hệ thống để đáp ứng nhu cầu học đương thông qua giáo dục không chính quy. Chương trình
tập của tất cả những người dân Myanmar. Cần có các biện bao gồm hai cấp độ được chia thành các giai đoạn tương ứng
pháp chính sách cụ thể và phù hợp hơn, các chiến lược với giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Sau khi hoàn thành
30 CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

© Ministry of Education, Timor-Leste


Giáo viên và cán bộ TTHTCĐ tham dự tập huấn tại Timor-Leste

mỗi cấp độ, học viên tốt nghiệp được cấp giấy chứng nhận Nhờ cách tiếp cận toàn diện trong việc thực hiện các chính
tương đương với giấy chứng nhận của giáo dục chính quy. sách chương trình và mô hình quản lý mà chương trình này
Bảng 2.2 trình bày cấu trúc của chương trình giáo dục tương đã thành công trên khắp Timor-Leste. Nhằm đảm bảo việc
đương quốc gia dựa trên Pháp lệnh số 30/2016 về việc thông thực hiện chương trình một cách hiệu quả, các hoạt động
qua chương trình giáo dục tương đương quốc gia. cụ thể đã được phát triển như chuẩn bị các tài liệu học tập,
tổ chức đào tạo giáo viên và thành lập các trung tâm học
Mỗi cấp học có một chương trình cụ thể, tập trung vào ba tập cộng đồng, cũng như xây dựng một hệ thống giám sát và
chủ đề lớn: phát triển cá nhân và xã hội, phát triển ngôn ngữ, đánh giá trực tuyến cho chương trình. Ngoài ra, chính phủ đã
và phát triển khoa học. Chương trình giảng dạy cũng quy đưa ra các quy định rõ ràng về việc công nhận các kỹ năng và
định số giờ và phương thức học tập (lên lớp toàn thời gian năng lực đạt được thông qua chương trình tương đương từ
hay bán thời gian) cho từng môn học theo cấp độ chương đó cho phép học viên chuyển đổi suôn sẻ sang hệ thống giáo
trình. Phương thức lên lớp toàn thời gian đòi hỏi học viên dục chính quy.
phải luôn có mặt trên lớp, trong khi phương thức bán thời
gian kết hợp việc học ở nhà với việc học trực tiếp với giáo Thực hiện
viên. Đào tạo nghề gần đây đã được đưa vào chương trình Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm quản lý chung Chương trình
học và sẽ được thực hiện phù hợp bối cảnh từng tổ chức Giáo dục Tương đương Quốc gia. Bất kỳ tổ chức nhà nước
hoặc trung tâm học tập cộng đồng cung cấp chương trình hoặc tư nhân nào cũng có thể xin phép mở các khóa học
tương đương, dựa trên nhu cầu của người học và tiềm năng trong khuôn khổ chương trình tương đương quốc gia được
của cộng đồng địa phương.

Bảng 2.2. Cấu trúc của Chương trình Giáo dục Tương đương Quốc gia

Giai đoạn
Lớp Giáo dục phổ thông cơ sở Chương trình
Hệ thống V
7-9 (Chu kỳ 3) tương đương 3
giáo dục IV
Hệ thống
giáo dục không chính
cơ bản Lớp Giáo dục tiểu học quy Giai đoạn Chương trình
chính quy 5-6 (Chu kỳ 2) III tương đương 2
5 năm học
9 năm học
Mỗi giai đoạn Giai đoạn
Lớp Giáo dục tiểu học kéo dài 1 năm Chương trình
II
1-4 (Chu kỳ 1) tương đương 1
I
CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI 31
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

quy định trong pháp lệnh phê chuẩn chương trình tương tương đương có 48 lớp học trên cả nước, và cấp độ II có 9
đương quốc gia. Tuy nhiên, các tổ chức xin đăng ký phải lớp tại 9 TTHTCĐ, với trung bình 20 học sinh/lớp. Tổng cộng
chứng minh năng lực và khả năng chuyên môn cần thiết để có 601 học viên đã tham gia vào chương trình tương đương,
đạt được các mục tiêu và kết quả dự kiến của chương trình. trong đó 106 người đã vượt qua kỳ thi quốc gia và được cấp
Trong khi đó, quan điểm chiến lược hiện tại của Tổng cục bằng tốt nghiệp phổ thông cơ sở. Chương trình không chỉ tạo
Giáo dục Thường xuyên là hỗ trợ các trung tâm học tập cộng điều kiện cho ngày càng nhiều thanh thiếu nhiên và người
đồng, được đặc biệt thành lập để dạy chương trình tương lớn tiếp cận giáo dục cơ bản mà còn mang đến cơ hội việc
đương quốc gia và cũng là các tổ chức chính thức về mặt luật làm cho giáo viên, do đó tác động tích cực đến sự năng động
pháp cung cấp học tập dựa vào cộng đồng. kinh tế xã hội của đất nước.

Các chiến dịch nâng cao nhận thức đã được triển khai để Các chính sách hỗ trợ và khung thể chế
khuyến khích những người từ 15 tuổi trở lên có kỹ năng đọc Khung học tập suốt đời của Timor-Leste dựa trên hai chính
viết căn bản nhưng chưa hoàn thành chương trình giáo dục sách chính: Đạo luật Giáo dục Quốc gia quy định việc tổ chức
cơ bản đăng ký học tiếp chương trình tương đương. học tập cho những công dân chưa được giáo dục trong độ
tuổi chuẩn, và Luật Căn bản về Giáo dục định nghĩa “giáo dục
Giáo viên đóng vai trò rất quan trọng đối với việc thực hiện thường xuyên” là một loại hình giáo dục tiểu học và trung
và sự thành công của chương trình tương đương. Do đó, học đặc biệt nhằm vào các cá nhân đã vượt quá độ tuổi
chương trình trang bị cho giáo viên tài liệu hướng dẫn và chuẩn để theo học tiểu học và trung học cơ sở. Luật Căn bản
tài liệu giảng dạy phản ánh nội dung và phương pháp dạy về Giáo dục cũng đặt nền móng cho ba chương trình quy mô
đã được phê duyệt. Ngoài ra, những giáo viên muốn dạy các lớn trong giáo dục thường xuyên, đó là phổ cập văn hoá, giáo
khóa học của chương trình tương đương sẽ được đào tạo dục tương đương và các chương trình học tập dựa vào cộng
chuyên môn giúp họ làm quen với các mục tiêu của chương đồng. Kế hoạch Chiến lược Quốc gia về Giáo dục 2011-2030
trình giảng dạy, với phương thức học tập linh hoạt, và với (http: // www.moe.gov.tl/pdf/NESP2011-2030.pdf) phác thảo
các chiến lược phù hợp phương pháp học tập của người lớn. tầm nhìn và phương pháp tiếp cận giáo dục thường xuyên
trong nước và nêu rõ rằng giáo dục thường xuyên tập trung
Để theo dõi sự tiến bộ và có các biện pháp kịp thời trước chủ yếu vào việc tổ chức chương trình tương đương quốc
các vấn đề nảy sinh trong chương trình tương đương quốc gia. Pháp lệnh số 30/2016 vừa được thông qua, phê chuẩn
gia, một hệ thống giám sát và đánh giá trực tuyến đã được chương trình giáo dục tương đương quốc gia là tương đương
xây dựng. Các tổ chức tham gia giảng dạy chương trình giáo giáo dục cơ bản.
dục tương đương được tiếp cận với hệ thống này. Cán bộ
lưu động của các tổ chức tham gia được tập huấn về cách sử Hướng đi sắp tới
dụng các ứng dụng phần mềm giám sát và đánh giá. Hệ thống Bộ Giáo dục dự định mở rộng các TTHTCĐ trên toàn quốc,
này thu thập dữ liệu về học viên, giáo viên và các nhà cung cũng như cải tiến cơ chế tham gia của cộng đồng và mô hình
cấp dịch vụ giáo dục thường xuyên/không chính quy tương tổ chức các khóa học, nhằm tăng cường tính hiệu quả và tiếp
ứng với các tiêu chí hoạt động được thiết lập cho hệ giáo dục cận của chương trình. Các TTHTCĐ phải được trang bị đầy
không chính quy. đủ để tạo môi trường học tập hứng thú. Chương trình tương
đương sẽ được quảng bá mạnh hơn nữa cho các nhóm đối
Kết quả đạt được tượng mục tiêu vì cần phải nâng cao nhận thức về các chính
Trong vài năm gần đây, 9 TTHTCĐ đã được thành lập, hoạt sách liên quan đến việc ghi nhận và công nhận bằng cấp của
động tại 8 trong số 13 thành phố tự trị của cả nước. Các cộng chương trình tương đương quốc gia. Cần xây dựng cấp độ III
đồng địa phương đã nhận khoản trợ cấp 2 lần, mỗi lần 10.000 của chương trình tương đương quốc gia, tương đương với
đô la Mỹ để cải tạo cơ sở vật chất tại các TTHTCĐ và mua sắm chương trình trung học phổ thông và cho phép người học
đồ nội thất, thiết bị và tài liệu học tập cần thiết cho chương tiếp tục học hệ không chính quy sau khi hoàn tất trình độ giáo
trình tương đương quốc gia và các sáng kiến giáo dục thường dục cơ bản tương đương.
xuyên khác (World Bank, 2016). Cấp độ I của chương trình
32 CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

7. HỌC TẬP SUỐT ĐỜI DÀNH CHO GIÁO VIÊN: đào tạo các chương trình giáo dục sau đại học, và một trong
CÂU CHUYỆN CỦA BRUNEI DARUSSALAM hai chương trình nêu trên cho phép các giáo viên theo học
nâng cấp văn bằng đến trình độ tiến sĩ; trong khi đó chương
Tổng quan trình còn lại cung cấp các khóa nghiên cứu chuyên sâu về
Trong khuôn khổ Lĩnh vực Ưu tiên số 5 thuộc Bảy Lĩnh vực Ưu các chủ đề chuyên ngành như dạy và học trong thế kỷ 21,
tiên về Giáo dục của SEAMEO – với nội dung về chấn hưng cá nhân hoá phương pháp sư phạm, và công nghệ. Một ví
giáo dục giáo viên – đất nước Brunei Darussalam cung cấp dụ của chương trình đào tạo sau đại học là chuyên ngành
nhiều cơ hội học tập cho giáo viên cũng như những cá nhân Thạc sĩ Giảng dạy (MTeach). Đây là chương trình đào tạo giáo
chưa phải là giáo viên nhưng có mong muốn theo đuổi nghề viên đầu tiên có tích hợp bài tập nghiên cứu làm một cấu
giáo. Những cơ hội này được thể hiện dưới hình thức các phần trọng tâm. Chương trình phát triển chuyên môn thứ
chương trình phát triển chuyên môn hoặc đào tạo sư phạm tư là một chương trình hành động do ILIA cung cấp có tên
ngắn hạn, trong đó tận dụng tất cả các phương thức, từ giáo là Chương trình Lãnh Đạo Nhà trường Ba cấp. Nó dựa trên
dục chính quy đến phi chính quy. Bằng con đường giáo dục nghiên cứu về ba hành vi cốt lõi của một nhà lãnh đạo lấy việc
chính quy, các giáo viên có thể tham gia các khóa học phát học tập làm trung tâm (Tajuddin, 2015), và nhằm phát triển
triển phương pháp sư phạm và kỹ năng lãnh đạo hoặc đăng khả năng lãnh đạo cá nhân, lãnh đạo giáo viên và lãnh đạo
ký theo học các chương trình sau đại học lên đến trình độ nhà trường cho nhiều đối tượng, bao gồm những giáo viên
tiến sĩ. Mặt khác, phương thức học tập không chính quy và có quan tâm và các cấp lãnh đạo quản lý nhà trường.
phi chính quy có thể được áp dụng kết hợp trong các khoá
đào tạo sư phạm dành cho tình nguyện viên của Chương trình Những cá nhân không phải là giáo viên cũng có thể được
Can thiệp Giáo dục hoặc cho các sinh viên năm thứ ba đang đào tạo sư phạm ở Brunei Darussalam thông qua hai chương
thực hiện giảng tập tại các trường. Học tập suốt đời dành trình: Chương trình Can thiệp Giáo dục và chương trình trợ
cho giáo viên tại Brunei Darussalam được sự quan tâm của giảng. Tuy nhiên, không giống như các chương trình phát
cả nước, bao gồm cả chính phủ và hoàng gia, và do đó nhận triển chuyên môn cho giáo viên đương nhiệm, các chương
được nguồn lực từ nhiều cơ quan chính phủ và phi chính phủ. trình này có xu hướng hướng đến các phương thức học tập
không chính quy và phi chính quy. Chương trình Can thiệp
Thực hiện Giáo dục là một dự án thường niên được khởi xướng vào năm
Việc học tập suốt đời dành cho giáo viên ở Brunei Darussalam 2006, trong đó các thành viên trong cộng đồng, bao gồm sinh
được nhiều cơ sở giáo dục đại học khác nhau đảm nhiệm, viên đại học hoặc sau đại học và các tình nguyện viên, làm
mỗi cơ sở phục vụ cho một nhóm đối tượng cụ thể và đáp công việc giảng dạy và hướng dẫn giúp ôn thi cho những học
ứng nhu cầu của nhóm đối tượng này. Phần báo cáo tiếp theo sinh tiểu học đến từ các gia đình có thu nhập thấp. Chương
sẽ trình bày việc triển khai thực hiện bốn chương trình phát trình này là nỗ lực chung của nhiều bên: được tổ chức và tài
triển chuyên môn và hai chương trình đào tạo sư phạm. trợ bởi Quỹ Sultan Haji Hassanal Bolkiah, trong khi các tình
nguyện viên được ILIA tuyển chọn và sau đó được đào tạo
Dưới sự giám sát của Bộ Giáo dục, nhiệm vụ phát triển trong các khóa tập huấn do SHBIE tổ chức.
chuyên môn chính quy chủ yếu được phân công cho Học
viện Giáo viên Brunei Darussalam (BDTA), Học viện Giáo dục Trong năm 2009, chương trình Generation Next, còn gọi là
Sultan Hassanal Bolkiah (SHBIE) và Học viện Lãnh đạo, Đổi GenNext, đã được thực hiện tại Universiti Brunei Darussalam
mới và Tiến bộ/ Viện nghiên cứu Lãnh đạo, Cải cách và Tiến (UBD). Chương trình này áp dụng phương pháp tiếp cận giáo
bộ (ILIA). Chương trình đầu tiên bao gồm các khóa đào tạo dục lấy học sinh làm trung tâm, tạo nền tảng cho việc học tập
ngắn hạn được BDTA thiết kế nhằm trang bị cho giáo viên suốt đời của họ sau này. Các sinh viên năm ba, bao gồm cả
những kỹ năng và năng lực được nhiều lãnh đạo nhà trường sinh viên trao đổi tại UBD, được yêu cầu tham gia vào chương
xác định là bắt buộc. Chính chương trình này là lý do khiến trình có tên là “năm học khám phá”, trong đó họ có thể được
Bộ Giáo dục quyết định thành lập BDTA vào năm 2014. Hai phân công làm trợ giảng. Chương trình này cung cấp cho sinh
chương trình phát triển chuyên môn khác do Học viện Giáo viên trường UBD, cũng như những sinh viên nước ngoài nhận
dục Sultan Hassanal Bolkiah cung cấp. Học viện này là nơi học bổng của Bộ Giáo dục cơ hội làm trợ giảng tại các trường
CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI 33
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

trong thời gian họ nghỉ hè. Các thực tập sinh được SHBIE đào Vào năm 2009, Hệ thống Giáo dục Quốc gia cho thế kỷ 21
tạo về lý thuyết và thực hành giảng dạy cơ bản, cũng như kỹ (SPN21) bắt đầu có hiệu lực, mở đầu cho một số thay đổi
năng giao tiếp và quản lý lớp học. quan trọng về giáo dục, bao gồm phương pháp tiếp cận sư
phạm tiên tiến bên cạnh nhiều chương trình đào tạo giáo
Chương trình Can thiệp Giáo dục và chương trình trợ giảng sinh, bồi dưỡng giáo viên và nâng chuẩn giáo viên. Hệ thống
kết hợp các phương thức học tập không chính quy và phi giáo dục mới cũng thúc đẩy việc sử dụng công nghệ thông tin
chính quy khi mà những cá nhân không phải là giáo viên vừa trong giáo dục cơ bản và giáo dục đại học, triển khai hệ thống
tiếp thu kiến thức từ những khóa đào tạo bài bản (phương giám sát nâng cao và giúp giáo viên nhìn thấy con đường sự
thức học tập không chính quy) vừa tích lũy kinh nghiệm trong nghiệp rõ ràng. Trong Kế hoạch Chiến lược 2012-2017, Bộ
quá trình giảng dạy hoặc làm trợ giảng của họ (phương thức Giáo dục nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng cao năng lực của
học tập phi chính quy). giáo viên và vạch ra một số sáng kiến phát triển chuyên môn
cho giáo viên ở Brunei.
Kết quả đạt được
SHBIE đã thành công trong việc đào tạo những giáo viên Một sự hợp tác chặt chẽ giữa khối công lập – tư nhân đã
không ngừng nghiên cứu để phát triển và duy trì hiệu quả được hình thành nhằm cùng nhau lập kế hoạch, tài trợ và
việc giảng dạy và học tập trên lớp. Có thể thấy điều này qua cung cấp các chương trình học tập suốt đời. Việc hợp tác tích
các sinh viên tốt nghiệp ngành MTeach, những người đã trình cực giữa Bộ Giáo dục và các tổ chức giáo dục thúc đẩy việc
bày kết quả nghiên cứu của mình tại các hội nghị và xuất bản thực hiện học tập suốt đời thông qua nhiều chương trình.
bài báo trên các tạp chí quốc tế như Tạp chí Khoa học Quản lý Ví dụ, dưới sự bảo trợ của Bộ Giáo dục, Universiti Brunei
và Giáo dục Châu Á, Tạp chí IIUM về Nghiên cứu Giáo dục và Darussalam và SHBIE đã tiến hành nghiên cứu toàn diện các
Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu Giáo dục Đương đại. chính sách và thực tiễn học tập suốt đời thành công trên quy
mô toàn quốc và đã thu hoạch được nhiều sáng kiến dựa trên
Các cơ hội học tập suốt đời cho giáo viên ở Brunei Darussalam các khái niệm về học tập suốt đời từ các bộ ngành khác nhau
góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, cũng như thu hút (như Bộ Y tế và Văn hoá, Thanh niên và thể Thao) cũng như
sự quan tâm của giới trẻ dành cho nghề dạy học thông qua từ các công ty tư nhân.
chương trình trợ giảng.
Bên cạnh đó, giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu đối với chi
Các chính sách hỗ trợ và khung thể chế tiêu công: trong năm tài chính 2016/17 Bộ Giáo dục nhận
Học tập suốt đời cho giáo viên ở Brunei Darussalam được phần phân bổ ngân sách quốc gia lớn thứ hai, chiếm 13%
hậu thuẫn bởi các chính sách thuận lợi cho giáo dục. Kế tổng phân bổ ngân sách (Thien, 2016). Sự cam kết cho giáo
hoạch Tầm nhìn Brunei 2035 (Brunei Visions 2035) đề cao dục ở một mức cao như vậy vẫn được duy trì bất chấp đà suy
tầm quan trọng của giáo dục vì giáo dục sẽ thúc đẩy nâng thoái kinh tế thế giới gần đây, tạo cơ sở tài chính vững chắc
tầm Brunei thành một quốc gia có vị thế nhờ vào dân trí cao cho hệ thống giáo dục.
và kỹ năng thuần thục, dựa trên những tiêu chuẩn quốc tế
khắt khe nhất. Hướng đi sắp tới
Trong quá trình thực hiện SPN21 (Hệ thống Giáo dục Quốc gia
Việc cung cấp các cơ hội học tập suốt đời cho giáo viên phù Thế kỷ 21), Bộ Giáo dục đã từng đưa ra các kế hoạch chiến
hợp với mục tiêu chiến lược quốc gia nhằm nâng cao chất lược bao gồm nhiều sáng kiến trong năm lĩnh vực quan trọng
lượng giáo dục. Để khuyến khích giáo viên tiếp tục học nâng đi kèm với các mục tiêu và chỉ tiêu hoạt động chính. Các lĩnh
cao trình độ, nhiều học bổng được chính phủ trao tặng nhằm vực này là: chất lượng giáo viên; chất lượng trường học và các
khuyến khích họ đạt bằng cấp tại một cơ sở giáo dục trong cơ sở giáo dục; thành tích và thành công của sinh viên - học
nước hoặc ở nước ngoài. Bên cạnh đó, chính phủ Brunei sinh; tỉ lệ tham gia giáo dục; và chất lượng giáo dục sau cấp
cũng đã ban hành chương trình bồi dưỡng chuyên môn bắt trung học. Ngoài các lĩnh vực nêu trên, Bộ Giáo dục cũng có
buộc cho giáo viên (100 giờ mỗi năm) để nâng cao kỹ năng sư kế hoạch cải tiến trong các lĩnh vực khác: phát triển chuyên
phạm và năng lực chuyên môn. môn ở các cấp; đảm bảo lãnh đạo hiệu quả ở các cấp; nâng cao
34 CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

chất lượng giảng dạy và học tập; và chú trọng đến sức khoẻ, an Tổng quan
toàn, an ninh và môi trường ở tất cả các cấp. Bộ Giáo dục cũng Chương trình Phát triển Giáo viên thông qua giáo dục trực
đang tích cực triển khai chương trình phát triển chuyên môn tuyến (eTDP) là một dự án phát triển chuyên môn thường
thường xuyên được thực hiện thông qua BDTA để hình thành xuyên cho giáo viên tiểu học và trung học tại khu đô thị
một đội ngũ giảng dạy có khả năng xây dựng một nền giáo dục Mauban ở tỉnh Quezon của Philippines. Viện Đại học Mở Đại
toàn diện, nhằm tạo ra lớp sinh viên-học sinh thành đạt có thể học Philippines (UPOU) đã đưa eTDP vào vận hành năm 2005
đáp ứng được nhu cầu phát triển năng động và bền vững của với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục ở khu đô thị này
đất nước (Norjidi, 2017). bằng cách tạo cơ hội cho giáo viên tiếp thu kiến thức mới
và nâng cao kỹ năng của mình thông qua một mô hình học
Khung chính sách và thực tiễn hiện tại đang góp phần vào sự tập hỗn hợp. Để loại bỏ những khó khăn về tài chính và khắc
tiến bộ của hệ thống giáo dục Brunei cũng như sự phát triển phục những trở ngại trong việc tiếp cận công nghệ của các
của giáo viên. Yêu cầu đặt ra là phải thường xuyên giám sát nhóm đối tượng mục tiêu, UPOU đã xây dựng một cơ chế
và đánh giá kết quả của các sáng kiến giáo dục. Việc này cần tài trợ nhằm tạo ra động lực và hỗ trợ giáo viên tiếp tục học
được thực hiện bằng cách phối hợp với các chuyên gia trong tập nâng cao trình độ. Việc xây dựng mối hợp tác chiến lược
và ngoài nước nhằm đảm bảo có được một phương pháp tiếp giữa trường đại học, doanh nghiệp và chính quyền cho phép
cận toàn diện trong việc phát triển hệ thống giáo dục quốc dự án có thể huy động nguồn lực hiệu quả, đạt được các mục
dân. tiêu đề ra và duy trì tính bền vững.

8. CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN Thực hiện


THÔNG QUA GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN Ở UPOU, với vai trò là cơ quan điều phối, đã thiết lập quan hệ
PHILIPPINES chặt chẽ với các cấp chính quyền và doanh nghiệp tư nhân

© University of the Philippines Open University

Giáo viên tham dự chương trình eTD ở Philippines


CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI 35
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

có tham gia vào việc thực hiện eTDP. Ví dụ, tổ chức tư nhân để chuyên phục vụ cho người tham gia eTDP sử dụng máy
Quezon Power (Philippines) đóng vai trò tổng phụ trách tính và truy cập internet. Trung tâm này được đặt bên trong
chương trình, bao gồm việc thu thập và phân tích dữ liệu cho Trung tâm Điện tử Cộng đồng do chính phủ thành lập. Trung
khâu thiết kế dự án, phân bổ kinh phí học bổng và theo dõi tâm mẹ này là một cơ sở công cộng cung cấp các khóa học về
tiến độ cũng như kết quả của chương trình. Khu vực công lập sử dụng máy tính và cũng có thể được sử dụng cho các khóa
do chính quyền thành phố đại diện: Chính quyền địa phương học của UPOU.
Mauban và Văn phòng Quốc hội Quận 1 của tỉnh Quezon sẽ
cấp kinh phí xây dựng quỹ học bổng cho giáo viên và tham Kết quả đạt được
gia vào việc giám sát và đánh giá chương trình, còn sở Giáo Kể từ khi bắt đầu được vận hành vào năm 2005, đã có năm
dục Quezon hỗ trợ việc lựa chọn ứng viên nhận học bổng đợt giáo viên tham gia eTDP với tổng số học viên là 164 thầy
cũng như đảm bảo rằng kết quả học tập chương trình eTDP cô. Trong giai đoạn 2009-2013, giáo viên từ các đô thị vùng
sẽ được công nhận tại nơi mà họ đang công tác. Công ty Điện đảo gần đó cũng đã tham gia chương trình.
thoại đường dài Philippine, công ty viễn thông lớn nhất trong
nước, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng dưới dạng thiết bị máy tính để Vào năm 2015, người ta đã tiến hành một đợt đánh giá
lắp đặt tại các trung tâm kiểm tra eTDP và trường học nơi các chương trình, sử dụng bảng câu hỏi và các cuộc thảo luận
giáo viên tham gia chương trình đang công tác nhằm tạo điều về nhóm khảo sát. Mục đích của đợt đánh giá này là để xác
kiện cho họ truy cập vào các khóa học và kỳ thi trực tuyến. định tác động của chương trình đối với sự phát triển bản
thân và phát triển nghề nghiệp của các giáo viên tham gia
Trong khuôn khổ của eTDP, UPOU phụ trách thiết kế chương cũng như đối với sự phát triển của cộng đồng. Các giáo viên
trình cho các khóa đào tạo chính quy và không chính quy về cho biết họ đã có khả năng áp dụng các kiến thức và kỹ năng
khoa học, toán học, nghiên cứu ngôn ngữ, giảng dạy và khoa học được thông qua eTDP và điều này giúp họ nâng cao chất
học xã hội. Để thực hiện các khóa học, UPOU sử dụng mô lượng giảng dạy. Họ bắt đầu tích cực sử dụng ICT trong lớp
hình học tập hỗn hợp bao gồm các bài học và buổi học trực học cho các hoạt động như thuyết trình, giảng bài, kể chuyện
tuyến được tổ chức trong khuôn viên nhà trường. Để khuyến và các bài tập thực hành. Công nghệ số đã tiết kiệm thời gian
khích giáo viên đăng ký và đảm bảo tiến độ học tập của họ, chuẩn bị của giáo viên cho các lớp học đồng thời tăng cường
ban điều hành dự án eTDP đã đưa ra ba loại hỗ trợ tài chính sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, và giữa học sinh với
nhằm giúp giáo viên khắc phục khó khăn trong nỗ lực tiếp tục nhau. Các giáo viên cũng báo cáo rằng kết quả học tập eTDP
con đường học vấn của họ: của họ đã được ghi nhận tại nơi công tác, và rằng họ đã được
đề bạt hoặc giao những nhiệm vụ mới (ví dụ như giáo viên
• Học bổng dành cho giáo viên theo học chương trình sau chuyên trách, cán bộ quản lý nhà trường, điều phối viên cấp
đại học từ xa về ngành giảng dạy tại UPOU. Học bổng bao quận/huyện). Thêm vào đó, việc nâng cao năng lực của giáo
gồm học phí và trợ cấp hàng tháng. viên đã có một ảnh hưởng tích cực đến chất lượng giáo dục
• Gói tài trợ đào tạo dành cho giáo viên tham gia các khóa trong cộng đồng. Các giáo viên tham gia eTDP cũng đã chia sẻ
học không chính quy về đổi mới phương pháp sư phạm, với đồng nghiệp những tài liệu từ chương trình cùng những
thiết kế tài liệu giảng dạy, các kỹ năng hiệu quả trong thực tiễn tốt nhất trong việc lập kế hoạch và tổ chức lớp
phòng thí nghiệm (cho giáo viên các ngành khoa học), kỹ học. Các trường học tại Mauban cũng đã cải thiện thành tích
năng giao tiếp - tương tác, và sử dụng công nghệ trong dạy của họ trong Kỳ thi Năng lực Quốc gia. Đây là kỳ thi bao gồm
học. Các khóa học này được tiến hành trong kỳ nghỉ hè, nhiều môn dành cho học sinh Philippines.
tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia mà không bị
quá tải công việc. Các chính sách hỗ trợ và khung thể chế
• Gói tài trợ công nghệ cung cấp máy tính xách tay hoặc Chính phủ đã thiết lập ưu tiên quốc gia cho việc xây dựng
netbook, gói dữ liệu di động và phí truy cập internet lên một hệ thống học tập hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu phát
đến 500 pê-sô Philippines mỗi tháng, để người tham gia triển của đất nước trong Kế hoạch Hành động Quốc gia về
chương trình có thể sử dụng công nghệ cho mục đích học Giáo dục cho mọi người, ban hành năm 2015. Một tài liệu
tập. khác về chính sách là Kế hoạch Phát triển Philippines giai
Một trung tâm khảo thí có tên eLearningVille được thành lập đoạn 2004-2010, nhấn mạnh tính cấp bách của việc áp dụng
36 CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

và mở rộng các lựa chọn học tập linh hoạt và đa dạng nhằm hiệu quả trong môi trường phải chịu nhiều áp lực.
đáp ứng mong đợi của người dân ở mọi lứa tuổi và mọi hoàn
cảnh kinh tế xã hội khác nhau. Việc giảm nghèo và nâng cao Mô hình eTDP cũng có thể được nhân rộng ở các lĩnh vực
phúc lợi cho người dân thông qua giáo dục hoà nhập là trọng khác để tạo điều kiện cho giáo viên phát triển chuyên môn
tâm của Kế hoạch Phát triển Philippines giai đoạn 2011-2016. đều đặn và lâu dài. Điều này rất cần thiết để đảm bảo một
nền giáo dục có chất lượng cao.
Kế hoạch Chiến lược năm năm về Phát triển Công nghệ
Thông tin và Truyền thông Phục vụ cho Giáo dục, ban hành 9. TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG
năm 2008, khuyến khích việc áp dụng kỹ thuật số vào chương Ở THÁI LAN
trình học nhằm tạo ra môi trường học tập năng động trong
các trường học ở Philippines. Việc đào tạo từ xa đã được Tổng quan
triển khai trên toàn quốc thông qua Luật Học tập mở và từ xa Các trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ, tiếng Anh
năm 2014 (RA 10650), trong đó thể chế hoá các chương trình community learning centre - viết tắt CLC), được gọi là Kor-
học tập theo phương thức hỗn hợp và từ xa cho giáo dục Sor-Nor Tambon ở Thái Lan, là những đầu mối quan trọng
đại học cũng như nêu bật nhu cầu tổ chức thực hiện việc tập trong các hoạt động giáo dục không chính quy và phi chính
huấn cho giáo viên ứng dụng ICT trong quá trình giảng dạy. quy nhằm thúc đẩy việc học suốt đời ở các đơn vị hành chính
cấp dưới quận/huyện (nhưng trên cấp xã) trên toàn đất nước
Hướng đi sắp tới Thái Lan. Văn phòng Giáo dục Không chính quy và Phi chính
Cơ sở hạ tầng dành cho chương trình cần được đầu tư phát quy (ONIE) quản lý các TTHTCĐ này thông qua các văn phòng
triển mạnh mẽ hơn nữa thông qua việc mở rộng liên kết với ở cấp tỉnh và các trung tâm ở cấp huyện. Chương trình không
các đối tác, đặc biệt là với các tổ chức tư nhân và các chính chính quy của họ bao gồm các lĩnh vực về phổ cập văn hóa,
trị gia. Có một thực tế là các giáo viên tham gia chương trình giáo dục cơ bản (giáo dục phổ thông và dạy nghề) và giáo dục
đến từ các vùng sâu vùng xa gặp khó khăn trong việc kết nối thường xuyên (ví dụ giáo dục kỹ năng sống, phát triển xã hội,
internet và khó có được một nguồn điện ổn định để sử dụng triết lý kinh tế vừa đủ). Các hoạt động giáo dục phi chính quy
máy tính. Họ thường phải đi rất xa để hoàn thành các bài bao gồm việc thúc đẩy đọc sách thông qua các tài liệu dưới
kiểm tra. Do đó, để đạt được thành công trong học tập điện dạng in và số hoá và mang sách đến với người dân thông qua
tử, cần phải thiết lập các trung tâm kiểm tra tại địa phương 18.500 nhà sách cộng đồng. Nhóm đối tượng mục tiêu chính
cùng với một hệ thống hỗ trợ học viên ở tầm chiến lược và là nhóm người ở độ tuổi lao động ở Thái Lan, với độ tuổi từ
toàn diện hơn. 15 đến 59, tập trung vào những người trước đây hoặc hiện
nay không có cơ hội học tập. Khoảng 3,9 triệu người thuộc
Chương trình cũng cần phải thiết lập mạng lưới kết nối trực các thành phần xã hội khác nhau tham gia các TTHTCĐ, trong
tiếp với các trường chủ quản của các giáo viên đang tham gia đó 1,4 triệu người tham gia hoạt động giáo dục không chính
để nâng cao nhận thức của lãnh đạo nhà trường về những lợi quy và 2,5 triệu người trong các hoạt động học tập phi chính
ích và tác động của chương trình. Các hiệu trưởng sẽ được quy.
mời tham dự các buổi thông tin về sáng kiến eTDP và tham
gia hỗ trợ bằng cách đồng ý giảm bớt khối lượng công việc Thực hiện
cho giáo viên nếu họ tham gia chương trình học. Có tổng cộng 7.424 TTHTCĐ, thuộc nhiều loại khác nhau tùy
vào vị trí địa lý và mục đích lớn của các trung tâm. Nhìn chung
Ngoài ra, nội dung của chương trình cũng phải được điều TTHTCĐ cung cấp cơ hội học tập suốt đời cho tất cả các thành
chỉnh để tính đến các đặc điểm của phương pháp giảng viên của cộng đồng, dựa trên nhu cầu cụ thể và bối cảnh
dạy dành cho khối tiểu học và trung học cũng như tính đến riêng của từng địa phương. Điều này bao gồm cả việc xem
những thay đổi lớn có ảnh hưởng đến hệ thống giáo dục TTHTCĐ là nơi phổ biến học thuyết về Kinh tế vừa đủ và Canh
của Philipines khi triển khai chương trình K-12. Các khóa học nông theo Lý thuyết mới, thúc đẩy và phát triển dân chủ, và
quản lý thời gian cũng phải được tiến hành để trang bị cho học tập trên nền tảng kỹ thuật số v.v.
giáo viên các công cụ và kỹ thuật quản lý thời gian và làm việc
CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI 37
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

© Ministry of Education, Thailand


Thực hành trong buổi tập huấn triết lý kinh tế vừa đủ ở Thái Lan

Tầm bao phủ của giáo dục và học tập ở Thái Lan đã tăng lên hoạch) - Check (kiểm tra) - Act (hành động dựa trên kết quả
thông qua việc mở rộng các TTHTCĐ tại mỗi tambon (đơn kiểm tra), nhằm thu thập dữ liệu để cải tiến quy trình. Giáo
vị hành chính cấp dưới quận/huyện nhưng trên cấp xã). viên TTHTCĐ được đào tạo trước khi phân công và được bồi
Trong số 7.424 TTHTCĐ trên toàn quốc, có 7.255 TTHTCĐ dưỡng tại chức liên quan đến quy trình này cũng như các
cấp tambon ở 76 tỉnh và 169 TTHTCĐ ở cấp khwaeng của công việc liên quan khác.
Bangkok (đơn vị này tương đương với tambon ở các tỉnh
khác). Để hỗ trợ các TTHTCĐ, chính phủ đã cấp 2,1 tỷ Baht Các thực tiễn tốt của TTHTCĐ bao gồm các chương trình và
(khoảng 60.000 USD) trong năm 2016. Trong giai đoạn đầu hoạt động liên quan đến lĩnh vực học tập suốt đời và phát
thực hiện, 1.680 TTHTCĐ đã được trang bị các thiết bị công triển bền vững; làm việc với các đối tác trong cộng đồng, và
nghệ thông tin và một cơ sở dữ liệu quản lý giáo dục để hỗ vận dụng các nguồn lực để mở rộng cơ hội cho nhóm dân số
trợ 1.2 triệu người học.2 mục tiêu. Các TTHTCĐ cũng là một động lực đóng vai trò thúc
đẩy tính chủ động của cộng đồng, dựa trên các nguyên tắc
Vào năm 2015, chính phủ đã tuyển dụng 8.672 giáo viên công của triết lý kinh tế vừa đủ của Thái Lan. Các chủ đề học tập
tác tại các TTHTCĐ, với biên chế hai người cho mỗi TTHTCĐ ở bao gồm quản lý kinh tế gia đình, thực hiện đề án “Tiếp bước
các khu vực lớn. Tất cả đều được đào tạo về quy trình dạy và Đức Vua” (đề án phát triển do hoàng gia chủ trì) từng được
học, quản lý tri thức, quy hoạch vi mô, xây dựng mạng lưới nhà vua quá cố chỉ đạo, và đào tạo nghề trong chương trình
và liên kết cộng đồng, giám sát cùng với các phương pháp Canh nông theo Lý thuyết mới. Việc này mang đến những tác
theo dõi và đánh giá. Họ sử dụng một quy trình quản lý cụ động thực tiễn, có thể thấy được từ trường hợp của những
thể, được gọi là PDCA (Plan (lập kế hoạch) - Do (thực hiện kế người làm nghề nông áp dụng lý thuyết và kỹ thuật canh tác

2 Kết quả này đạt được là nhờ sự hợp tác giữa Bộ Kinh tế và Xã hội Kỹ thuật số, Bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông và Bộ Giáo dục qua sự kết nối của Văn phòng
Thư ký Thường trực, và Công ty Total Access Communication.
38 CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

mới vào công việc và cuộc sống hàng ngày của họ. Cách tiếp cộng đồng, và cuối cùng là bắt tay vào thực hiện thông qua
cận này cũng tính đến những biến đổi địa-xã hội của cộng các dự án và hoạt động vào năm 2016.
đồng và kết nối với các thành phần phát triển khác của nền
kinh tế, với y tế công cộng và với cả xã hội trong một thể Bộ Giáo dục đã xây dựng 10 chiến lược nhằm cải cách giáo
thống nhất. dục và mang lại cơ hội học tập công bằng hơn chiếu theo
Luật Giáo dục Quốc gia năm 1999 và những lần sửa đổi tiếp
Kết quả đạt được theo (lần hai vào năm 2002 và lần ba năm 2010). Theo Luật
Theo báo cáo quốc gia, giáo dục không chính quy và học tập này, việc cung ứng giáo dục được dựa trên những nguyên tắc
phi chính quy thông qua các TTHTCĐ giúp người dân nâng cao về giáo dục suốt đời cho tất cả mọi người, cũng như những
trình độ văn hóa và giúp họ hoàn thành giáo dục trung học nguyên tắc về sự phát triển không ngừng của tri thức và các
cơ sở và trung học phổ thông. Điều này cho phép học sinh và tiến trình học tập thông qua sự tham gia của mỗi cá nhân, gia
sinh viên đã tốt nghiệp tìm được việc làm và có thu nhập tốt đình, cộng đồng, tổ chức v.v.
hơn, bên cạnh việc phát triển thêm nhiều kỹ năng sống đáp
ứng những thay đổi hiện tại trong xã hội Thái Lan cũng như Luật Thúc đẩy Giáo dục Không chính quy và Phi chính quy
trên quy mô toàn cầu. Năm 2016 có khoảng 3,9 triệu người năm 2008 là một chính sách quan trọng nhằm phát triển các
từ nhiều thành phần xã hội khác nhau được hưởng lợi từ các phương thức giáo dục và học tập thay thế, đã được đề cập
TTHTCĐ, trong đó có 1,4 triệu người theo hình thức giáo dục trong Luật Giáo dục Quốc gia. Luật này tập trung vào việc ghi
không chính quy và 2,5 triệu người theo hình thức học tập nhận các thực tiễn về học tập suốt đời của người dân và đề
phi chính quy. Những con số này đã vượt mục tiêu được đề xuất việc kết hợp các phương thức giáo dục chính quy, không
ra trong năm. chính quy và phi chính quy; điều này góp phần hiện thực hóa
việc nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân, cộng đồng,
Nhìn từ góc độ quốc gia, lợi ích của giáo dục không chính quy xã hội và quốc gia.
và học tập phi chính quy tại các TTHTCĐ được thể hiện trong
sự phát triển có hệ thống chương trình giáo dục và học tập Hướng đi sắp tới
suốt đời, vốn là một phần của những sáng kiến phát triển xã Chính sách và thể chế: ONIE chưa có một vị thế pháp lý cho
hội. Ở cấp độ tambon/khwaeng, có thể thấy rõ được lợi ích phép triển khai hệ thống quản lý hiệu quả và tham gia vào
của việc này thông qua hệ thống hỗ trợ người học nhằm giúp các quyết định về chính sách và hành chính. Điều này làm cho
họ có khả năng học tập chủ động, tăng cường tư duy độc lập, tiếng nói của cơ quan này bị yếu đi trong các cuộc thảo luận
cũng như nhận thức, phân tích và giải quyết vấn đề. về ngân sách và về việc thực thi luật giáo dục. Với quy mô
hiện tại, các TTHTCĐ cần được công nhận và thể chế hóa để
Các chính sách hỗ trợ và khung thể chế có thể hoạt động hiệu quả hơn. Việc tiếp tục thực thi và hỗ
Theo Kế hoạch Giáo dục Quốc gia (giai đoạn 2017-2036), trợ chính sách liên quan đến cải cách giáo dục và học tập suốt
khung khái niệm chính sách là để tạo ra các cơ hội giáo dục đời cũng cần được cải thiện. Việc phân cấp và tham gia của
cho tất cả mọi người trong suốt cuộc đời của họ, trong đó tất cả các ngành cần được đẩy mạnh và cho phép việc quản
chú trọng đến những đối tượng bị thiệt thòi, người khuyết lý linh hoạt hơn. Những thách thức và trở ngại này đã được
tật và những người sống ở vùng nông thôn và vùng sâu vùng phản ánh trong Kế hoạch giáo dục quốc gia giai đoạn Phật lịch
xa. Kế hoạch chiến lược tập trung vào việc cung cấp giáo dục 2560-2579 (năm 2017-2036), bao gồm các khuyến nghị sau:
không chính quy và phi chính quy một cách công bằng thông
qua các TTHTCĐ sử dụng các nguồn lực của cộng đồng. • Sử dụng tài nguyên: Các cấp quản lý TTHTCĐ cần có biện
pháp quản lý nguồn lực hiệu quả hơn. Một giải pháp là
ONIE chịu trách nhiệm thực hiện và hỗ trợ việc cung cấp giáo phân loại TTHTCĐ dựa trên chất lượng, kết quả giám sát
dục không chính quy và học tập phi chính quy thông qua các và đánh giá, cũng như mối liên hệ về mặt bối cảnh xã hội,
chiến lược và đầu mối hoạt động tại TTHTCĐ. Cách tiếp cận cùng những yếu tố khác. Điều này sẽ hỗ trợ việc phân phối
của ONIE được bắt đầu bằng việc lập một kế hoạch chiến nguồn lực công bằng hơn và nâng cao các tiêu chuẩn xét
lược, tiếp đến là một kế hoạch hành động để hướng dẫn thực về ngân sách, cơ sở vật chất, giáo viên và đội ngũ nhân
hiện và giám sát, sau nữa là tiến hành một chiến dịch kết nối viên.
CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI 39
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

© Ministry of Education, Youth and Sport, Cambodia


Thanh niên ở Campuchia học cách sản xuất đồ thủ công từ cây cọ

• Năng lực và hợp tác: TTHTCĐ và các bên liên quan cần xây những người đã hoàn thành các chương trình học chữ và
dựng chiến lược giảng dạy và học tập tốt hơn, cải thiện giáo dục tương đương cũng như các thành viên trong cộng
nội dung chương trình học, hệ thống đánh giá và khả năng đồng muốn học thêm kỹ năng nghề nghiệp. TTHTCĐ đã trở
chuyển đổi kết quả giữa các phương thức khác nhau trong thành một giải pháp quan trọng cho vấn đề phát triển giáo
hệ thống giáo dục của Thái Lan. Một nền văn hoá học tập dục thường xuyên ở Campuchia, và trong những năm gần
cũng cần được phát triển để giúp xác định và áp dụng các đây, việc thể chế hoá và tích hợp TTHTCĐ vào hệ thống giáo
mô hình và định hướng mới, trong đó cân nhắc trường dục quốc dân đang được khẩn trương tiến hành. Chính vì lẽ
hợp của những đối tượng không có cơ hội học tập, giới đó, việc theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động của các
lao động nhập cư và nhóm dân số có đặc điểm đa dạng về TTHTCĐ với sự tham vấn của các bên liên quan là hết sức
quốc tịch và văn hóa. cần thiết. Nghiên cứu về cách thức đánh giá TTHTCĐ tạo cơ
sở vững chắc để phân tích tình hình hiện tại và xây dựng các
10. NGHIÊN CỨU VỀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ chiến lược phát triển và mở rộng TTHTCĐ trong tương lai.
TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG Ở
CAMPUCHIA Thực hiện
Từ tháng 10/2016 đến tháng 02/2017, Vụ Giáo dục Không
Tổng quan chính quy thuộc Bộ Giáo dục, Thanh thiếu niên và Thể thao
Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) ở Campuchia là nơi Campuchia đã tiến hành nghiên cứu đánh giá TTHTCĐ. Mục
tổ chức các chương trình học tập không chính quy đa dạng, tiêu của việc đánh giá là để xác định các nhân tố đóng góp
đáp ứng nhu cầu của địa phương và phù hợp với bối cảnh vào thực tiễn tốt nhất trong việc thúc đẩy học tập suốt đời
của cộng đồng. TTHTCĐ được đưa vào hoạt động thí điểm thông qua TTHTCĐ.
từ năm 1998 đến năm 2000, sau đó nhanh chóng được nhân
rộng từ 57 trung tâm vào năm 2006 lên đến 347 trung tâm Nghiên cứu đã khảo sát 454 người từ 23 TTHTCĐ tại hai tỉnh
trong năm 2015/16. Nhóm đối tượng mục tiêu của TTHTCĐ Siem Reap và Battambang. Những người trả lời khảo sát
là trẻ em và thanh thiếu niên bỏ học hoặc không được đi học, được lựa chọn và phân vào các nhóm: 1) học viên; 2) giáo
40 CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

viên dạy nghề; 3) cán bộ quản lý; 4) cán bộ giáo dục không nhìn 2030 của Campuchia: Xây dựng một nền kinh tế phát
chính quy ở cấp xã; 5) dân làng; 6) trưởng thôn; và 7) chủ tịch triển bền vững và hài hòa, đồng thời mang tính cạnh tranh.
xã. Những điểm sau đây được đúc kết từ dữ liệu thu được: Thông tư số 2429, ban hành năm 2015, về chức năng và hoạt
động của các TTHTCĐ đã đưa ra những quy định về cơ sở vật
• Nhận thức về học tập suốt đời: Nguồn thông tin chủ yếu chất và trang thiết bị, trình độ của giáo viên và ban quản lý,
về các chương trình phát triển học tập suốt đời đến từ các chương trình giảng dạy, đối tượng người học, các kỹ năng
phương tiện truyền thông đại chúng, các cuộc họp với ban nghề nghiệp và khung tham chiếu. Thông tư về các chương
quản lý TTHTCĐ và chính quyền địa phương. trình giáo dục không chính quy trong nước quy định nội dung
• Phổ chương trình giáo dục không chính quy ở các TTHTCĐ: và phương pháp giảng dạy tương ứng.
Những người tham gia khảo sát cho nhận xét tích cực về
các chương trình dạy chữ và dạy cách tạo thu nhập. Trong Bên cạnh đó, chính phủ cũng phát triển một hệ thống chỉ
khi đó, các chương trình giáo dục tương đương, tái hòa số để giám sát hoạt động và đánh giá tác động của TTHTCĐ.
nhập giáo dục chính quy, giáo dục kỹ năng sống nhận được Một chỉ số cốt lõi để đánh giá là tỷ lệ người lớn biết chữ, với
đánh giá tương đối thấp. mục tiêu nâng tỷ lệ từ 78% vào năm 2014 lên 85% vào năm
• Tài liệu dạy và học: Mục khảo sát này nhằm đánh giá sự 2020. Các chỉ số trong tiểu mục liên quan bao gồm phần trăm
hiện hữu, mức độ dễ tiếp cận và chất lượng của nguồn tài số người “mù chữ” hoàn thành chương trình dạy chữ và số
liệu ở các TTHTCĐ. Đa số người được phỏng vấn cho rằng trẻ em hoàn thành chương trình tái hòa nhập giáo dục chính
các tài liệu được sử dụng trong các chương trình dạy và quy. Các tiểu mục khác ghi nhận số học viên hoàn thành các
học ở TTHTCĐ có tính sát thực và phù hợp với mục đích chương trình đào tạo kỹ năng và chương trình giáo dục tương
học tập và đào tạo. Theo dữ liệu thu thập được, nguồn tài đương. Ngoài ra, số lượng TTHTCĐ đạt tiêu chuẩn chất lượng
liệu ở các TTHTCĐ tuy hiện hữu nhưng chưa được phong và số tỉnh thành có hệ thống thông tin quản lý giáo dục không
phú. chính quy (non-formal education management information
• Cảm nhận về TTHTCĐ, giáo viên và ban quản lý của system - viết tắt NFE-MIS) cũng được theo dõi. Hiện tại ở
TTHTCĐ: Hầu hết những người tham gia khảo sát cho rằng Campuchia, tất cả các tỉnh thành đều đã có hệ thống NFE-
môi trường học tập ở TTHTCĐ thu hút được người dân. MIS để ghi nhận các chỉ số đánh giá.
Các giáo viên tại TTHTCĐ được đánh giá là có kinh nghiệm,
nhiệt tình trong công tác giảng dạy và có khả năng truyền Kết quả đạt được
đạt kiến thức và chuyên môn tốt. Bên cạnh đó, năng lực Các kết quả của công trình nghiên cứu về những yếu tố góp
quản lý và điều hành của ban quản lý TTHTCĐ cũng được phần đem lại thành công cho việc phát triển học tập suốt
đánh giá cao. đời thông qua hoạt động của TTHTCĐ ở Campuchia đã được
• Lợi ích và thách thức của việc học tập ở các TTHTCĐ: Bảng phân tích và phát triển thành các khuyến nghị về phương
câu hỏi khảo sát cũng thu thập thông tin về lợi ích cá nhân diện chính sách và thực tiễn. Nghiên cứu đã thu thập và phân
mà TTHTCĐ mang lại cũng như những hạn chế trong học tích các dữ liệu liên quan đến tầm quan trọng của giáo dục
tập cần được giải quyết. Các học viên ở TTHTCĐ cho biết miễn phí, nguồn tài liệu học tập mở và giáo dục kỹ năng nghề
những kỹ năng nghề nghiệp học được ở TTHTCĐ đã giúp nghiệp nhằm giúp học viên tăng thu nhập, cũng như sự cần
họ tăng thu nhập và quan trọng nhất là nâng cao phúc lợi thiết của việc phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức của
của cả cộng đồng. Tuy nhiên, những hạn chế về mặt tài công chúng về học tập suốt đời. Từ đó, nghiên cứu này đã
chính như không có quỹ học bổng và quỹ cho vay được đúc kết được những bài học quan trọng trong việc phát triển
cho là những yếu tố tạo nên trở ngại lớn nhất cho các học học tập suốt đời.
viên ở TTHTCĐ.
Các kết quả gần đây bao gồm việc đưa vào áp dụng bộ tài
Các chính sách hỗ trợ và khung thể chế liệu hướng dẫn quản lý TTHTCĐ, bộ tiêu chuẩn chất lượng
Chính sách đầu tiên trong Chiến lược phát triển giáo dục dành cho TTHTCĐ (năm 2016) kèm theo hướng dẫn triển khai
giai đoạn 2014-2018 là đảm bảo việc xây dựng một nền giáo thực hiện. Khóa đào tạo nâng cao năng lực cho ban quản lý
dục chất lượng, hòa nhập và bình đẳng cũng như phát triển TTHTCĐ hiện đang được thiết kế và sẽ sớm được tổ chức.
học tập suốt đời. Kế hoạch chiến lược này phù hợp với Tầm
CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI 41
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

Hướng đi sắp tới suốt đời và xây dựng quyền làm chủ của địa phương đối
Nhằm nâng cao sự hòa nhập và chất lượng của các chương với các trung tâm này. Việc tạo lập các nhóm giới thiệu
trình học tập suốt đời cho tất cả mọi người, Vụ Giáo dục việc làm và chia sẻ kỹ năng giải quyết vấn đề cũng giúp cho
Không chính quy đã lên kế hoạch củng cố chất lượng của hệ các chương trình phát triển học tập suốt đời hiệu quả hơn.
thống TTHTCĐ với những việc làm cụ thể như sau:
11. CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC MỞ Ở
• Nhận thức của cộng đồng: Tăng cường quảng bá các sự PHILIPPINES
kiện và chiến dịch học tập suốt đời (như Ngày quốc tế biết
chữ), đặc biệt chú trọng quảng bá qua truyền miệng trong Tổng quan
gia đình và bạn bè, chùa chiền và sử dụng truyền thông Chương trình trung học mở (Open High School Programme -
trực tuyến (bao gồm cả mạng xã hội). viết tắt OHSP) là một chương trình học tập phi truyền thống,
• Giáo viên và ban quản lý: Nâng cao kiến thức về khái niệm được thiết kế dành riêng cho thanh thiếu niên và người lớn
học tập suốt đời cho giáo viên và ban quản lý, bồi dưỡng đã bỏ học nhằm cung cấp cho họ cơ hội học tập bên ngoài
năng lực lập kế hoạch và triển khai chương trình. Các khoá nhà trường chính quy. Được bắt đầu triển khai vào năm 1998,
đào tạo về huy động nguồn lực cũng cần thiết cho ban trong khuôn khổ của chương trình giảm tỷ lệ bỏ học, Chính
quản lý. phủ nhắm đến đối tượng là 5 đến 6 triệu người Philippines ở
• Tài liệu: Cải thiện chất lượng và quy trình phân phối tài liệu độ tuổi đi học nhưng không thể tham gia các lớp học chính
dạy và học ở các TTHTCĐ. Thư viện và các trung tâm đọc quy vì nhiều lý do khác nhau - vấn đề cá nhân, hoàn cảnh gia
sách cũng cần nhiều tài liệu cập nhật hơn. Chương trình đình khó khăn, lịch trình thiếu linh hoạt, nhà ở xa trường học,
giảng dạy của TTHTCĐ cũng cần được cập nhật để theo kịp môi trường cộng đồng không thoải mái hoặc môi trường ở
sự phát triển của nền kinh tế tri thức. trường học không phù hợp. Bên cạnh đó, OHSP còn đóng vai
• Đầu tư và nguồn lực: Tăng cường kinh phí đầu tư và nguồn trò như một biện pháp hiệu quả khắc phục tình trạng quá
lực cho các TTHTCĐ và các biện pháp có liên quan. Nguồn tải trong nhà trường ở Philippines. Chìa khóa dẫn đến thành
đầu tư cần được mở rộng hơn từ cả khu vực nhà nước và công của OHSP nằm ở phương thức truyền đạt kiến thức tỉ
tư nhân. Hiện nay, ngân sách của chính phủ và các tổ chức mỉ, được thực hiện qua việc kết hợp giữa khóa học từ xa và
liên quan chưa hề dành ra khoản nào để thiết kế một bộ các lớp học thực hành. Điều này giúp chương trình tiếp cận
chuẩn về trụ sở của TTHTCĐ. Quỹ cho vay cần được phát được nhiều đối tượng người học mục tiêu và giúp họ tiếp
triển để hỗ trợ học viên lập nghiệp sau khi hoàn thành tục trau dồi kiến thức và hoàn thành bậc giáo dục trung học.
chương trình học.
• Quan hệ đối tác: Cần tăng cường hợp tác với các tổ chức Thực hiện
phát triển và các tổ chức phi chính phủ trong việc bồi OHSP được áp dụng cho tất cả các trường trung học công lập
dưỡng năng lực cho các cán bộ và cung cấp hỗ trợ về mặt và tư thục ở Philippines. Để tham gia vào chương trình, các
chuyên môn, qua đó đạt được các mục tiêu phát triển học trường phải hoàn thành khóa bồi dưỡng năng lực do Vụ Giáo
tập suốt đời. Ngoài ra, cũng cần đẩy mạnh việc kết nối và dục Trung học thuộc Bộ Giáo dục tổ chức. Đây được xem là
hợp tác giữa các TTHTCĐ, chính quyền địa phương, các tổ bước chuẩn bị trước khi trường được công nhận là đối tác
chức ở cơ sở, khu vực tư nhân, những nhà hoạt động cộng chính thức của OHSP. Bên cạnh đó, các trường tham gia phải
đồng và các bên liên quan chủ chốt. đảm bảo có đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ
• Giám sát: Cải tiến cơ chế theo dõi để dễ dàng xác định, đo cho học viên tham gia học từ xa như thư viện, phòng máy vi
lường và phân tích các tiến bộ đã đạt được, từ đó có những tính, phòng thí nghiệm và phòng hội thảo.
giải pháp cải thiện quy trình dạy và học nhanh chóng, hợp
lý. Điều này cũng khuyến khích việc học tập ở mọi trình độ Ứng viên ghi danh tham dự chương trình học được yêu cầu
và ở nhiều địa điểm khác nhau trong mạng lưới TTHTCĐ thực hiện bài kiểm tra đánh giá Khả năng Tự học. Bài kiểm
thông qua việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của các tra đánh giá một số năng lực của ứng viên như khả năng tự
bên liên quan về phát triển học tập suốt đời. định hướng học tập và năng lực đọc qua bài thi đọc phân loại
• Thu hút cộng đồng: Đổi mới hoạt động của các TTHTCĐ theo cấp độ. Bài thi đọc phân loại theo cấp độ đóng vai trò
nhằm nâng cao hình ảnh của các chương trình học tập chủ chốt cho việc xếp lớp. Chương trình học cung cấp nhiều
42 CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

tài liệu đa phương tiện phục vụ cho việc học của học viên và đỡ học viên có hoàn cảnh khó khăn như hỗ trợ miễn phí dụng
việc giảng dạy được tùy chỉnh theo từng cá nhân, cho phép cụ học tập, nơi ở, các bữa ăn hoặc hỗ trợ việc làm tại trường
học viên học với tốc độ phù hợp với khả năng tiếp thu và ghi giúp học viên có khoản thu nhập.
nhớ thông tin của họ. Với tính năng tùy chỉnh này, học viên có
thể xây dựng kế hoạch và lịch học của riêng họ. Học viên của OHSP được chính phủ Philippines tài trợ thông qua Bộ Giáo
OHSP được cho phép tối đa là sáu năm để hoàn tất chương dục. Việc triển khai OHSP do chính phủ Philippines và các tổ
trình trung học. Việc kết hợp với giáo dục chính quy cũng chức như cơ quan chính quyền địa phương, Vụ Giáo dục Đại
được cho phép – học viên có quyền vào học ở trường chính học, Ủy ban Phát triển Kỹ thuật và Giáo dục cùng một số tổ
quy bất kỳ lúc nào trong giai đoạn theo học OHSP. chức phi chính phủ quốc tế và địa phương hợp tác thực hiện.
Ở cấp trường, ban chỉ đạo triển khai OHSP bao gồm hiệu
Chương trình học chú trọng tầm quan trọng của sự tương trưởng trường, một điều phối viên của chương trình, một
tác giữa học viên và giáo viên; ở giai đoạn đầu người học chuyên gia tư vấn và các giáo viên hướng dẫn. Trong một số
phải đến trường một hoặc hai lần mỗi tuần để gặp giáo viên trường hợp, hội phụ huynh và học sinh được thành lập nhằm
và làm bài kiểm tra đánh giá về các năng lực cần thiết. Bên huy động nguồn tài chính trang trải thù lao cho điều phối
cạnh đó, OHSP chỉ cho phép sĩ số tối đa là 20 học viên mỗi viên và giáo viên của chương trình.
lớp, áp dụng đối với tất cả các lớp học; điều này là để tạo
điều kiện cho giáo viên đáp ứng nhu cầu học tập của từng Kết quả đạt được
cá nhân. Các trường tham gia giảng dạy được khuyến khích OHSP đã mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục trung học và cho
thúc đẩy và mở rộng phương thức học tập hỗn hợp. Lịch học thấy sự hiệu quả của nó trong việc phục vụ đối tượng người
các lớp thể dục, âm nhạc, hội họa và khoa học được sắp xếp học là những người bị thiệt thòi tại Philippines. Phần lớn
theo thỏa thuận giữa học viên và giáo viên. Trong nửa đầu học viên đăng ký OHSP thuộc nhóm có hoàn cảnh khó khăn
của năm học, học viên sắp xếp tham gia lớp học trực tiếp với với thu nhập thấp. OHSP luôn tạo điều kiện tốt nhất cho đối
giáo viên hàng tuần. Tần suất học trực tiếp sẽ giảm dần khi tượng học viên này bằng cách cho phép tùy chỉnh phương
học viên chứng minh được khả năng tự học độc lập một cách pháp học theo từng cá nhân, thời gian học linh động, cung
bền vững. cấp các dịch vụ hỗ trợ học viên và cơ sở vật chất phục vụ
học tập. Những yếu tố này đã giúp giảm thiểu nguy cơ bỏ
Chương trình giảng dạy của OHSP được thiết kế dựa theo học. Theo số liệu thống kê từ Bộ Giáo dục, tỷ lệ bỏ học ở
Chương trình Giáo dục Cơ bản cải cách của trường trung học bậc trung học giảm từ 8% trong năm học 2004/05 xuống còn
chính quy, mặc dù các giáo viên của OHSP được quyền tự 6,1% trong năm 2014/15. Trong ba năm gần đây (các năm
do điều chỉnh nội dung của các khóa học sao cho phù hợp học từ 2014 đến 2017), số trường học tham gia giảng dạy
với nhu cầu và mong đợi của học viên. Một thành tố quan OHSP đã tăng từ 252 lên 266 trường. Trong suốt giai đoạn
trọng khác của OHSP, đóng góp vào hiệu suất và hiệu quả của này, số lượng học viên đăng ký tham gia chương trình cũng
chương trình, là các hỗ trợ dành cho học viên. Học viên của tăng đáng kể, từ 7.218 lên 19.503 học viên, số lượng học viên
OHSP được mời tham gia các hoạt động văn hoá và chuyến tham gia cao nhất là ở lớp 9 vào năm học 2016/17. Về mặt
đi thực tế đa dạng do trường tổ chức, nhằm tạo điều kiện giới tính, trong ba năm vừa qua, số lượng học viên nam tham
để giao lưu và tương tác với các bạn đồng trang lứa. Một số gia chương trình học luôn cao hơn số lượng học viên nữ (xem
trường tham gia giảng dạy OHSP cũng chủ động đến thăm và Bảng 2.2).
động viên những học viên thường xuyên vắng mặt ở lớp, giúp

Bảng 2.2. Thống kê học viên tham gia chương trình OHSP

Số trường tham gia


Năm học Số học viên nam Số học viên nữ Tổng cộng
giảng dạy

2014 - 2015 252 4.415 2.803 7.218

2015 - 2016 258 4.012 2.600 6.612

2016 - 2017 266 12,144 7.359 19.503

Nguồn: Bộ Giáo dục. Số liệu thống kê của năm học 2016-2017 được tính đến ngày 25/05/2017
CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI 43
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

© University of the Philippines Open University


Thảo luận nhóm trong chương trình bồi dưỡng năng lực cho giáo viên ở Philippines

Các chính sách hỗ trợ và khung thể chế


Việc phát triển các hệ thống giáo dục thay thế và những Hướng đi sắp tới
phương thức học tập linh hoạt đã được đề ra trong Kế hoạch Một trong những vấn đề cốt lõi nhằm nâng cao chất lượng
Phát triển Trung hạn của Philippines Giai đoạn 2004-2010. của OHSP là làm cách nào để phát triển năng lực tự bồi
Tài liệu này chỉ ra cách thức để người học có thể dễ dàng dưỡng của giáo viên, những người tham gia giảng dạy cho
chuyển đổi linh hoạt giữa các chương trình giáo dục chính các khóa học của OHSP. Để giải quyết vấn đề đó, các khóa
quy, không chính quy và phi chính quy. Kế hoạch Phát triển đào tạo chuyên sâu dành cho giáo viên và ban quản lý OHSP
của Philippines Giai đoạn 2011-2016 hướng đến sự đảm bảo cần được tổ chức thường xuyên để giúp họ bồi dưỡng năng
ổn định kinh tế trong nước và chú trọng phát triển xã hội lực giảng dạy và/hoặc năng lực quản lý, đồng thời nâng cao
thông qua việc giảm tỷ lệ nghèo và xây dựng nền giáo dục nhận thức về các thách thức và các vấn đề khác có liên quan
hòa nhập. đến OHSP. Ngoài ra, đội ngũ của OHSP cũng cần phải được
khuyến khích tham gia các chương trình đào tạo cấp bằng về
Chính phủ đã thông qua Đạo luật về Hệ thống Trường trung giáo dục mở và từ xa do các trường đại học tổ chức.
học Mở (RA10665) vào năm 2015, tạo ra khuôn khổ pháp lý
cho hệ thống trường trung học mở ở Philippines, yêu cầu Các trường học tham gia giảng dạy OHSP cần phải được trang
các cơ sở giáo dục công lập phải xây dựng các trung tâm học bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ học tập, giúp học sinh học từ
tập làm nền tảng cho hệ thống trường trung học mở, đồng xa dễ dàng tiếp cận. Thực tế là nhiều trường học ở Philippines
thời kêu gọi các cơ sở giáo dục tư thục tham gia thiết lập các còn hạn chế nguồn lực, ngay cả đối với giáo dục chính quy; vì
trung tâm tương tự. Kể từ khi đạo luật này được thông qua, vậy, cần phải thúc đẩy hợp tác với khu vực tư nhân để nhận
số lượng học viên tham gia OHSP và số trường tham gia giảng được sự hỗ trợ trong việc mua sắm vật tư thiết bị cần thiết
dạy chương trình đã tăng đáng kể. Đạo luật Giáo dục Mở và phục vụ học tập nhanh chóng và hiệu quả.
Từ xa năm 2014 (RA 10650) và Kế hoạch Chiến lược 5 năm
Ứng dụng Công nghệ Thông tin vào Giáo dục (năm 2008) đã 12. HỆ THỐNG ĐẠI HỌC MỞ Ở VIỆT NAM
hỗ trợ việc tích hợp công nghệ thông tin vào chương trình
học tập và đào tạo giáo viên nhằm xây dựng chương trình mở Tổng quan
và từ xa. Đạo luật này cũng tạo cơ sở pháp lý cho việc thiết Việc cung cấp giáo dục ở Việt Nam cần phải được mở rộng
lập cơ sở hạ tầng cần thiết nhằm triển khai việc học tập từ xa và đa dạng hóa để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng đa
tại tất cả cơ sở giáo dục. dạng của người dân. Điều này đã dẫn đến sự phát triển và
44 CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

nhân rộng mô hình giáo dục mở và từ xa, “tập trung vào việc tạo dài hạn hoặc ngắn hạn tùy thuộc vào chủ đề và mục tiêu
mở rộng sự tiếp cận đối với giáo dục và đào tạo, giải phóng của khóa học. Phần lớn các chương trình được phối hợp tổ
người học khỏi những giới hạn về không gian và thời gian, và chức với các doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức công lập.
tạo nhiều cơ hội học tập linh hoạt cho các cá nhân và nhóm Họ cũng đã xây dựng được mối quan hệ đối tác chặt chẽ với
người học” (UNESCO, 2002, trang 8). Một trường đại học mở các cơ quan truyền thông như Đài truyền hình Việt Nam và
sẽ có khả năng tiếp cận sinh viên ở các vùng nông thôn và Đài tiếng nói Việt Nam để phát sóng các chương trình giáo
vùng sâu vùng xa, cũng như phục vụ được một số lượng lớn dục, được thiết kế ở định dạng truyền hình và truyền thanh.
sinh viên bằng cách sử dụng hệ thống trực tuyến để nâng Bên cạnh đó, các trường đại học mở cũng tích cực hợp tác
cao hiệu suất giảng dạy của đội ngũ giảng viên. Đại học Mở với các trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm dạy
Hà Nội và Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh là hai cơ sở nghề ở cấp thành phố và cấp tỉnh trên cả nước nhằm mở
giáo dục từ xa lớn nhất ở Việt Nam. Chức năng chính của các rộng phạm vi ảnh hưởng và nâng cao nhận thức của công
trường này là góp phần vào việc xây dựng xã hội học tập. Đây chúng về các cơ hội tham gia học tập từ xa.
cũng chính là nhiệm vụ của một đề án cấp quốc gia với mục
tiêu biến xã hội Việt Nam thành nơi mà mọi công dân đều có Gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép một số trường
cơ hội học tập ở bất cứ độ tuổi nào, bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đại học khác triển khai các chương trình đào tạo từ xa, lấy
đâu và ở mọi cấp độ. kinh nghiệm và các khuyến nghị của Đại học Mở Hà Nội và
Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh làm nền tảng cho các
Thực hiện chương trình phát triển của các trường đại học này. Cho đến
Trong những năm 1990, Chính phủ Việt Nam đã thành lập hai hiện tại, đã có 21 cơ sở triển khai giáo dục mở và từ xa ở Việt
trường đại học mở là Đại học Mở Hà Nội và Đại học Mở thành Nam, cung cấp các khóa học trực tuyến và các khóa học theo
phố Hồ Chí Minh với mục tiêu phát triển và thúc đẩy việc giáo phương thức hỗn hợp, với các môn học thuộc lĩnh vực khoa
dục mở và từ xa ở trong nước. Hai trường đại học này là cơ học tự nhiên, khoa học xã hội, kinh doanh, kỹ thuật, giáo dục
sở thí điểm để triển khai các khóa học trực tuyến và các khóa và các lĩnh vực khác.
học theo hình thức hỗn hợp nhắm đến người học ở mọi lứa
tuổi và mọi thành phần xã hội. Hiện nay, hai trường đại học Kết quả đạt được
mở này đào tạo các chương trình đại học và sau đại học, cũng Giáo dục mở và từ xa đã mang cơ hội học tập đến với một số
như cung cấp cho sinh viên những tài liệu cần thiết để tự học. lượng lớn người dân Việt Nam, giúp họ nâng cao khả năng
Điểm đặc biệt của các khóa học nằm ở lịch trình linh hoạt và kiếm việc làm và cải thiện chất lượng cuộc sống. Phần lớn
tính đa dạng của các phương thức dạy và học: học từ xa, học sinh viên tốt nghiệp Đại học Mở Hà Nội được tuyển dụng
truyền thống (học trực tiếp với giáo viên) và sự kết hợp của trong vòng một năm sau khi ra trường; tỷ lệ sinh viên tốt
cả hai phương thức nêu trên. Sinh viên tham dự các lớp học nghiệp có việc làm dao động từ 77% đến 100% tùy ngành
được tổ chức vào cuối tuần, hoặc là tại trường đại học mà họ học.
đăng ký theo học hoặc là ở một cơ sở giáo dục địa phương
trong hệ thống đối tác. Những buổi học này thường là các Các chính sách hỗ trợ và khung thể chế
buổi hướng dẫn, ôn thi và kiểm tra đánh giá. Bên cạnh đó, Đại Tiếp cận và hòa nhập là những đề tài xuyên suốt trong chính
học Mở Hà Nội cũng chủ động phát triển một nền tảng trực sách giáo dục của Việt Nam. Trên thực tế, Luật Giáo dục của
tuyến để mở các khóa đào tạo từ xa. Vào năm 2015, trường Việt Nam khẳng định ‘Mọi công dân không phân biệt dân tộc,
đã nhận được nguồn tài trợ phát triển chính thức từ Cục Hợp tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã
tác Quốc tế Hàn Quốc để cải thiện cơ sở hạ tầng trực tuyến. hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.’ Điều
Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh cũng đã đưa vào sử dụng này được nhắc lại như một lời cam kết trong Chiến lược Phát
nền tảng trực tuyến tương tự với tên gọi eLearning từ năm triển Giáo dục 2011-2020; một trong những mục tiêu của
2016. chiến lược là ‘Xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội bình đẳng
để ai cũng được học, học suốt đời, đặc biệt đối với người dân
Hai trường đại học mở đã liên tục đưa vào đào tạo nhiều tộc thiểu số, người nghèo, con em diện chính sách.’
chương trình chuyên sâu trong các lĩnh vực đa dạng từ học
thuật đến kỹ năng nghề. Học viên có thể chọn theo học các Từ năm 2005 chính phủ đã triển khai Đề án Xây dựng Xã hội
chương trình cấp bằng hoặc không cấp bằng, các khóa đào Học tập nhằm tạo ra một xã hội học tập trong cả nước, ở đó
CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI 45
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

© Shutterstock
các phương thức học tập không chính quy và phi chính quy, hiện đại hóa công nghệ và cơ sở hạ tầng cho đào tạo từ xa
bao gồm giáo dục mở và từ xa, được thúc đẩy và cùng phát cần phải được thực hiện bằng cách tăng đầu tư từ ngân sách
triển với giáo dục chính quy. Đề án này là nỗ lực chung của tất nhà nước và tăng cường hợp tác với các tổ chức tư nhân, phi
cả các bộ, trong đó Bộ Giáo dục và Đào tạo, và Bộ Lao Động chính phủ và các cơ sở giáo dục. Việc nâng cao nhận thức của
Thương Binh và Xã Hội đóng vai trò điều phối. Khung đề án các nhà hoạch định chính sách, các nhà lãnh đạo địa phương
này hiện đang trong giai đoạn hai (2012-2020). Chính phủ đã và các cơ sở giáo dục đại học về lợi ích của các chương trình
thành lập ban chỉ đạo quốc gia về xây dựng xã hội học tập, phát triển học tập suốt đời, các phương thức dạy và học đa
tập trung vào việc đem lại nhiều cơ hội học tập suốt đời cho dạng và các hình thức giáo dục không chính quy và phi chính
người dân và dự định sẽ hỗ trợ việc mở rộng các khóa đào quy cũng là một việc làm cần thiết. Giá trị bằng cấp của giáo
tạo từ xa trên cả nước. Nhu cầu cấp bách về cải thiện các kỹ dục thay thế cần phải được công nhận tương đương với giáo
năng nghề nghiệp và bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên dục chính quy và hai trường đại học mở sẽ đóng vai trò chủ
đã được ghi nhận trong Chiến lược Phát triển Nguồn nhân chốt trong việc xây dựng các công cụ và cơ chế để đánh giá
lực 2011-2020. Các nguyên tắc hướng dẫn để phát triển và và xác nhận kết quả học tập trong giáo dục không chính quy
đẩy mạnh giáo dục từ xa cũng đã được nêu trong Chiến lược và phi chính quy. Các trường đại học có chương trình đào tạo
Phát triển Công nghệ Thông tin và Truyền thông. từ xa được khuyến khích tổ chức các hoạt động hợp tác với
các trường đại học trong nước và quốc tế, nhằm chia sẻ kinh
Hướng đi sắp tới nghiệm và thực tiễn tốt nhất, thực hiện nghiên cứu khoa học
Nhìn chung, hệ thống trường đại học mở luôn nỗ lực nâng cũng như tổ chức các hội thảo và hội nghị về những thách
cao sự linh hoạt, tính hòa nhập và sự đa dạng để phục vụ thức và triển vọng cho giáo dục mở và từ xa.
cho người học ở mọi trình độ và thành phần xuất thân. Việc
46 CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

13. CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP TRỰC TUYẾN MỞ


RỘNG CHO CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ CỦA
MALAYSIA

Tổng quan
Malaysia
Trước sự cấp thiết phải cải cách tổng thể nền giáo dục quốc Education
gia để đáp ứng những nhu cầu thay đổi nhanh chóng của thị
trường lao động, nhu cầu xã hội, và tiến bộ vượt bậc của công
Blueprint
nghệ, Bộ Giáo dục Đại học đã triển khai Bản Thiết kế Tổng thể
MINISTRY OF
EDUCATION
MALAYSIA
2015-2025
(Higher Education)
Giáo dục Malaysia 2015-2025 (Giáo dục Đại học). Bản thiết kế
này phác thảo những triển vọng và định hướng phát triển cho
ngành giáo dục đại học, nhấn mạnh vào cách tiếp cận tổng thể
và có tính đổi mới nhằm thúc đẩy học tập suốt đời trên toàn
quốc và đưa chủ đề học tập trực tuyến mở rộng cho cộng đồng
quốc tế vào một trong 10 trục chuyển đổi nhận thức sẽ được
độ học vấn, điều kiện tài chính hay địa điểm địa lý. Các
tiến hành để tạo lập vị thế ưu việt của nền giáo dục đại học
khóa MOOC được các trường đại học Malaysia xây dựng
Malaysia. Malaysia được xếp thứ bảy trong châu Á xét về tỷ
bao trùm nhiều môn học trong cả hai lĩnh vực khoa học tự
lệ dân số sử dụng internet, do đó đất nước này có tiềm năng
nhiên và khoa học xã hội và được dạy bằng tiếng Bahasa
trong việc tích hợp công nghệ trực tuyến vào thực tiễn giáo
Malaysia, tiếng Anh hoặc tiếng A-rập. Các khóa học trực
dục. Mục đích của việc tăng cường giáo dục trực tuyến là giúp
tuyến này có thể dễ dàng được tìm thấy trên cổng thông
nhiều người hơn tiếp cận được nền giáo dục chất lượng cao,
tin Học tập Mở (https://www.openlearning.com/) - kênh
nâng cao phương pháp giảng dạy dẫn đến kết quả tốt hơn,
chính thức dành cho tất cả các tổ chức giáo dục đại học tại
cũng như phổ biến kiến thức và chuyên môn của Malaysia tới
Malaysia. Các khóa MOOC của Malaysia còn có thể được
cộng đồng quốc tế.
tìm thấy trên các kênh quốc tế như Cousera và EdX. Sự
hiện diện của các khóa học trực tuyến của Malaysia trên
Thực hiện
đấu trường quốc tế giúp các người học từ các quốc gia
Giáo dục trực tuyến mở rộng cho cộng đồng quốc tế được
khác làm quen với nền giáo dục đại học Malaysia. Điều này
xem là một phương thức để cung cấp nhiều cơ hội tốt hơn
cũng tăng tính hấp dẫn của quốc gia này như là một địa
cho học viên linh động học tập thông qua công nghệ thông
điểm học tập lý tưởng.
tin và truyền thông. Bộ Giáo dục Malaysia đã đề ra một
• Tích hợp học tập trực tuyến vào chương trình đào tạo.
chương trình nghị sự nhắm đến mục tiêu tích hợp công nghệ
Giáo dục trực tuyến đã trở thành một cấu phần quan
trực tuyến vào giáo dục thông qua nhiều sáng kiến hợp tác
trọng trong các khóa học tại trường đại học và có đến 70%
với các tổ chức giáo dục đại học. Có ba chiến lược trọng yếu
số chương trình bắt buộc phải sử dụng mô hình học tập
nhằm xây dựng khả năng khai thác công nghệ giáo dục trực
hỗn hợp. Các khóa học đại học phổ biến hiện đang được
tuyến của quốc gia:
chuyển thành các khóa MOOC, đi đôi với các điều chỉnh
thiết yếu trong phương pháp sư phạm, cách truyền đạt
• Mở các khoá học đại trà trực tuyến mở (massive open
nội dung và phương pháp đánh giá. Hơn nữa, học tập hỗn
online courses - viết tắt MOOC). Bộ Giáo dục khuyến khích
hợp cũng được khuyến khích nhằm đảm bảo sinh viên sẽ
và hỗ trợ các trường đại học xây dựng các khóa MOOC
học hỏi được những kỹ năng giúp thay đổi cuộc sống như
cho nhiều môn học khác nhau, tập trung vào những môn
tư duy độc lập, giải quyết vấn đề, cộng tác đội nhóm và
có liên quan đến các lĩnh vực chuyên biệt của Malaysia
kỹ năng lãnh đạo - những kỹ năng không thể thiếu đối với
như chuyên ngành tài chính ngân hàng Hồi giáo, nền văn
một người lao động trong thế kỷ 21.
minh Hồi giáo và nền văn minh Châu Á. Các khoá MOOC
• Xây dựng năng lực qua mạng điện tử. Các phương thức
tại Malaysia không chỉ phục vụ cho sinh viên đại học mà
dạy và học mới dành cho giáo dục đại học buộc các trường
còn nhắm đến các đối tượng học đa dạng hơn, bất kể trình
CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI 47
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

đại học phải nâng cấp cơ sở hạ tầng gồm phần mềm và


phần cứng cần thiết cho việc học trực tuyến. Chính vì vậy,
Bộ cùng với các tổ chức khác đang hỗ trợ các trường đại
học mua thêm thiết bị học tập cần thiết. Ngoài ra, chương
trình nghị sự cũng có kế hoạch cải thiện băng thông và độ
bao phủ của mạng không dây tại Malaysia để nâng cao
năng lực truyền tải video qua mạng và hội đàm từ xa.

© Ministry of Higher Education, Malaysia


Để gia tăng các cơ hội học tập suốt đời và mở nhiều hướng
linh hoạt học lên đại học, chính phủ đã cho ra đời Giấy chứng
nhận Kiến thức và Kỹ năng đã học không thông qua hệ thống
trường lớp (Accreditation of Prior Experiential Learning -
viết tắt APEL) do Cục Quản Lý Chất Lượng Malaysia khởi
xướng. Trong khuôn khổ của APEL, kỹ năng và năng lực của
từng các nhân đều có thể được đánh giá và chứng nhận bất
kể họ học được bằng hình thức nào. Ngoài ra, sinh viên có thể
nộp đơn xin miễn những mô-đun họ đã có kiến thức và kinh Một người phụ nữ đang được tập tuấn cách sử dụng hệ thống cảnh báo
nghiệm trước đó trong các lĩnh vực liên quan. Chính nền sóng thần ở Malaysia
tảng vững chắc này về việc ghi nhận và xác nhận kiến
thức học trước đó của Malaysia đã tạo điều kiện thuận ra cơ cấu cải thiện việc học trực tuyến tại các trường đại học
lợi thúc đẩy và tạo xu hướng chủ đạo cho học tập trực Malaysia dựa trên năm tiêu chí chính: cơ sở vật chất, cơ cấu
tuyến trở thành một sản phẩm giáo dục đáng tin cậy. tổ chức, chương trình đào tạo và nội dung, phát triển chuyên
môn, và hội nhập văn hóa học tập trực tuyến.
Kết quả đạt được
Theo báo cáo năm 2016 của Bộ Giáo dục Đại học, 20 trường Bản Thiết kế tổng thể về Hội nhập văn hóa Học tập suốt đời
công lập tại Malaysia đã mở 219 khóa MOOC, với tổng lượng cho Malaysia trong giai đoạn 2011-2020 hướng đến việc giải
học viên tham gia là 218.806 từ hơn 80 nước khác nhau. quyết các thách thức trong việc thúc đẩy học tập suốt đời ở
Trong cùng năm đó, 53.666 sinh viên năm nhất đã học các cấp quốc gia và vạch ra những nguyên tắc chỉ đạo và hành
khóa MOOC như khóa học bắt buộc tại các trường đại học động để đảm bảo học tập suốt đời có thể phát triển thành
khác nhau tại Malaysia. Bộ đang đưa ra mục tiêu mỗi trường công tại Malaysia. Một trong những mục tiêu kinh tế được
đại học công lập phải cung cấp 15 khóa học MOOC. Năm đề ra trong bản Kế hoạch lần thứ 11 của Malaysia năm 2016
2014, có 5 trường đại học ở Malaysia nằm trong nhóm 500 – 2020 chính là rút ngắn sự khác biệt về thu nhập giữa các
trường đại học hàng đầu do Bảng xếp hạng đại học thế giới công dân và cải thiện sinh kế cho dân nghèo bằng cách khơi
của tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (Anh Quốc) bình thông tiềm năng lao động của họ thông qua các hình thức
chọn. Thành tích này phần lớn nhờ vào hoạt động tích cực học tập đa dạng: giáo dục chính quy, không chính quy và phi
của trường về các khóa học MOOC. chính quy.

Các chính sách hỗ trợ và khung thể chế Hướng đi sắp tới
Bộ Giáo dục Đại học dự định sẽ tiếp tục thúc đẩy việc học Bộ Giáo dục Đại học lên kế hoạch thành lập một Trung tâm
thông qua công nghệ thông tin và truyền thông theo các Quốc gia về Học tập trực tuyến; trung tâm này sẽ đóng vai trò
bước và sáng kiến được phác thảo ra trong Bản Thiết kế Tổng là một tổ chức hỗ trợ việc xây dựng các khóa học trên nền
thể Giáo dục Malaysia 2015-2025 (Giáo dục Đại học), với tảng kỹ thuật số, tạo diễn đàn hỗ trợ các bên liên quan trình
mục tiêu đưa giáo dục Malaysia sánh tầm với những chuẩn bày và chia sẻ những thực tiễn tốt nhất về học tập trực tuyến,
mực quốc tế cao nhất. Chính sách Quốc gia về Học tập trực đặc biệt là các khóa MOOC. Các trường đại học cần phải tập
tuyến (Dasar e-Pembelajaran Negara - viết tắt DePAN) đưa trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc để mọi thành
48 CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

© Institute of Brunei Technical Education


Các học viên trong khóa học Khung Năng lực Ngành Công nghiệp tại Brunei Darussalam

phần tiềm năng có thể tham gia tích cực vào việc dạy và học năm 2013, chương trình đã đạt được những kết quả tốt đẹp
trực tuyến. Thêm vào đó, cơ chế chuyển đổi tín chỉ dành cho với tỷ lệ ra trường có việc làm hơn 80%. Sự hợp tác giữa các
sinh viên hoàn thành các khóa MOOC cũng sẽ được áp dụng lĩnh vực khác nhau trong giáo dục nghề nghiệp luôn được
tại tất cả các trường đại học Malaysia nhằm thúc đẩy tính hỗ trợ bởi tầm nhìn và chính sách quốc gia. ISQ chính là lời
liên thông trong hệ thống giáo dục đại học trên toàn quốc. đáp cho lời kêu gọi của Quốc vương cần đánh giá lại giáo dục
Ngoài ra, cán bộ giảng dạy nên tham gia các khóa tập huấn nghề nghiệp và kỹ thuật để lĩnh vực giáo dục này có thể đáp
về phương pháp giảng dạy, xây dựng nội dung chương trình, ứng tốt hơn nhu cầu của ngành công nghiệp và thị trường
và các phương pháp đánh giá khi xây dựng hoặc điều hành việc làm.
một khóa MOOC. Cuối cùng, cần phải tích cực quảng bá học
tập trực truyến để nâng cao nhận thức về lợi ích và cơ hội Thực hiện
của nó cũng như giúp các trường đại học Malaysia, các học Theo Khung Năng lực Ngành năng lượng, ISQ tập hợp những
giả cũng như các sinh viên có thể làm quen với công nghệ số khóa học được thiết kế để đào tạo thanh thiếu niên chưa có
trong giáo dục. việc làm trong sáu nghề sau: thợ lắp ráp, công nhân dàn khoan,
thợ hàn, thợ giàn giáo, tài xế xe hạng nặng, họa sĩ thiết kế công
14. CÁC CHỨNG CHỈ KỸ NĂNG CÔNG NGHIỆP nghiệp để họ có thể gia nhập vào ngành công nghiệp. Chương
TẠI BRUNEI DARUSSALAM trình này được Bộ Giáo dục, và Vụ Năng lượng và Công nghiệp
thuộc văn phòng Thủ tướng (Energy and Industry Department
Tổng quan of the Prime Minister’s Office - viết tắt EIDPMO) đồng sáng lập
Một trong những thực tiễn đáng giá về học tập suốt đời tại năm 2013, kết hợp tham khảo ngành dầu khí, và được IBTE
Brunei chính là sự liên kết giữa nhiều ban ngành – giáo dục, đưa vào giảng dạy cùng năm đó. Các khóa học ISQ cũng là một
công nghiệp, chính phủ - cùng với cộng đồng trong việc cung cách xây dựng hình ảnh tích cực của ngành đào tạo nghề tại
cấp giáo dục nghề nghiệp và kỹ thuật. Sự liên kết này được Brunei bằng việc cấp chứng chỉ được quốc tế công nhận, tổ
Viện Giáo dục Kỹ thuật Brunei (Institute of Brunei Technical chức các buổi học nghề bổ ích, và hỗ trợ việc làm cho sinh viên
Education - viết tắt IBTE) khởi xướng, một tổ chức chính phủ tốt nghiệp thông qua việc gặp gỡ thường xuyên với các nhà
về giáo dục trên trung học nhằm cung cấp giáo dục thường tuyển dụng.
xuyên dành cho người lớn song song với các chương trình
dạy nghề toàn thời gian. Các chương trình tại IBTE được xây Để đăng ký vào các khóa học ISQ, học viên cần phải hoàn
dựng dựa trên các tham khảo với ngành công nghiệp để bảo thành giáo dục bậc trung học cơ sở hoặc giáo dục phổ thông
đảm tính tương thích với nhu cầu xã hội và kinh tế của đất (xem thêm National Education System for the 21st Century,
nước. Một ví dụ hoàn hảo của các chương trình như vậy là SPN21, trang 92). Đối tượng học viên của các khóa học ISQ là
chương trình đào tạo cấp Chứng nhận Kỹ năng Công nghiệp những cá nhân không thiên về học thuật nhưng giỏi về kỹ năng
(Industrial Skills Qualification - viết tắt ISQ) dành cho thanh thực hành. Ngoài ra, những người vừa rời khỏi ghế nhà trường
thiếu niên chưa có việc làm. Họ được học một trong sáu nghề mà theo học ISQ sẽ được nhận học bổng Biasiswa Pendidikan
trong ngành sản xuất năng lượng, ngành mang lại nguồn thu Teknikal dan Vokasional (BPTV – Chương trình Học bổng Giáo
chính của quốc gia. Kể từ khi chính thức đi vào hoạt động vào dục Nghề nghiệp và Kỹ thuật) do Vụ Kế hoạch và Phát triển Kinh
CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI 49
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

tế cấp. Cũng nên lưu ý rằng Chính phủ Brunei cấp học bổng này dạy nghề, nơi đào tạo ra các chuyên gia, giáo sư và kỹ thuật
với ý định giúp những người vừa rời khỏi ghế nhà trường có viên cần thiết trong ngành thương mại và công nghiệp. Vấn
thể học thêm những kỹ năng nghề nghiệp và kỹ thuật, để hiện đề có tầm quan trọng không kém là Quốc Vương kêu gọi giáo
thực hoá tầm nhìn của quốc gia về một lực lượng lao động dục nghề nghiệp và kỹ thuật phải phù hợp với yêu cầu của
lành nghề và một nền kinh tế tri thức. công nghiệp và Ngài ủng hộ hướng “tiếp cận toàn dân” (IBTE,
2016, trang 14) khi mà nhiều ban ngành và cộng đồng cùng
Khi đã tham gia khóa ISQ, học viên trải qua sáu tháng đầu chung tay xây dựng và cung cấp giáo dục nghề nghiệp và kỹ
được đào tạo tại IBTE, sau đó là bốn đến sáu tháng tập huấn thuật.
và thực tập tại các tổ chức đào tạo đã đăng ký của ngành
công nghiệp năng lượng. Tất cả mọi tổ chức đào tạo đều phải Hệ thống Giáo dục Quốc gia cho Thế kỷ 21 (SPN21) tập trung
được các tổ chức quốc tế công nhận để bằng cấp trao cho vào chương trình đào tạo cân bằng, phù hợp thực tiễn, năng
học viên tốt nghiệp được công nhận ở các quốc gia khác, tạo động và khác biệt. Đây là một phần không thể thiếu để cải
điều kiện cho họ có cơ hội làm việc cả trong và ngoài Brunei. thiện chất lượng giáo dục nghề nghiệp và kỹ thuật. SPN21
Những tổ chức có thẩm quyền công nhận bao gồm Viện Kỹ cũng giải thích rõ việc thực thi hệ thống chứng nhận ba cấp
thuật hàn, Ủy ban Đào tạo Công nghiệp Xây dựng, Hội Liên độ dành cho giáo dục nghề nghiệp và kỹ thuật cũng như cung
hiệp Kỹ sư Thiết bị Nâng hạ và Hội đồng thi cấp bằng Giám sát cấp các hướng dẫn về quá trình đánh giá kỹ năng cứng và kỹ
viên Quốc tế ngành Sơn và Hàn. Một phương án khác giúp năng mềm của học viên. Ngoài ra, chính sách này cũng thiết
đảm bảo chất lượng chính là cán bộ giảng dạy phải tham gia lập cơ chế công nhận quá trình học tập trước đó, đặc biệt là
các hội thảo phát triển chuyên môn và nâng cao kinh nghiệm học nghề và kỹ thuật.
làm việc trong ngành công nghiệp thông qua các kỳ thực tập.
Việc triển khai ISQ trùng khớp với Kế hoạch Chiến lược 5 năm
Gần cuối kỳ tập huấn, học viên chương trình ISQ sẽ tham gia Giai đoạn 2013-2018; kế hoạch này đề xuất việc hiện đại hóa
vào ngày hội việc làm IBTE. Tại sự kiện này, họ có thể gặp gỡ giáo dục nghề nghiệp và kỹ thuật tại Brunei và cũng nhấn
các nhà tuyển dụng chính phủ lẫn phi chính phủ và có cơ hội mạnh những chủ đề bao quát như tái cấu trúc chương trình
nhận được lời mời công tác có điều kiện. Với cơ hội này, học đào tạo, mở rộng lựa chọn học việc và đổi mới môi trường
viên có thể tìm được một công việc trước khi tốt nghiệp nếu giảng dạy.
họ đáp ứng đủ mọi tiêu chí mà các nhà tuyển dụng đề ra.
Hướng đi sắp tới
Kết quả đạt được Brunei kỳ vọng số lượng đăng ký học tại các tổ chức giáo dục
Báo cáo của Nghiên cứu Tình hình Việc làm sau Tốt nghiệp nghề nghiệp và kỹ thuật sẽ tăng, và lên kế hoạch hỗ trợ về
của học viên IBTE cho thấy có 93,2% học viên tốt nghiệp khóa mặt cơ sở hạ tầng và kỹ thuật để giúp những tổ chức này có
ISQ năm 2014 đã được tuyển dụng. Tuy nhiên, con số này khả năng tiếp nhận số lượng học viên đông đảo hơn. Số lượng
giảm xuống còn 87,4% đối với các học viên nhập học khóa ISQ học viên gia tăng đòi hỏi chính phủ phải đảm bảo đủ số lượng
năm 2015. Nhìn chung, ISQ đã đạt được mục tiêu IBTE đặt ra cán bộ giảng dạy và hỗ trợ cũng như nâng cao nhận thức của
là 80% học viên có việc làm sau sáu tháng tốt nghiệp. họ về những điểm đổi mới trong giáo dục nghề nghiệp và kỹ
thuật. Việc cung cấp liên tục các chương trình ISQ cũng như
Thành công của ISQ và các chương trình hợp tác khác với xem xét và đánh giá kết quả học tập đòi hỏi phải có sự tham
ngành công nghiệp dầu khí đã thúc đẩy việc áp dụng mô hình gia của nhiều bên liên quan từ các khu vực công và tư.
này vào các ngành công nghiệp khác như công nghiệp xây
dựng, công nghiệp dịch vụ khách hàng và du lịch. Tất cả các 15. CHIẾN DỊCH KỸ NĂNG CHO TƯƠNG LAI CỦA
chương trình này sẽ cùng định hình Khung Năng lực Ngành SINGAPORE
công nghiệp. Và đây sẽ là bước tiếp nối của Khung Năng lực
Ngành công nghiệp Năng lượng, đảm bảo tính phù hợp của Tổng quan
đào tạo nghề nghiệp và kỹ thuật đối với nhu cầu của ngành Vào năm 2014, chính phủ Singapore phát động chiến dịch Kỹ
công nghiệp và sự phát triển của quốc gia. năng cho Tương lai, một chiến dịch quốc gia nhằm tạo cơ hội
cho công dân Singapore phát triển tối đa tiềm năng bất kể
Các chính sách hỗ trợ họ ở độ tuổi nào. Chiến dịch này đã đánh dấu một bước tiến
ISQ và giáo dục nghề nghiệp và kỹ thuật nói chung được hậu mới quan trọng trong việc đầu tư giúp công dân Singapore
thuẫn bởi các chính sách tập trung vào giáo dục và tầm nhìn học tập và phát triển các kỹ năng và làm chủ cuộc đời mình.
của quốc gia. Ví dụ, việc các tổ chức ISQ được công nhận Chiến dịch này bao gồm nhiều sáng kiến về học tập suốt đời
chính là một đáp ứng trực tiếp trước nhiệm vụ xây dựng nền và phát triển kỹ năng cho người dân Singapore trong mọi giai
giáo dục phổ thông và đại học hàng đầu, kể cả các trường đoạn giáo dục và nghề nghiệp. Một số chương trình nổi bật
50 CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

gồm có Quỹ tín dụng Kỹ năng cho Tương lai, một chương năng đạt được. Trong khi đó, các tổ chức đào tạo trang bị
trình tài trợ cho công dân Singapore trong độ tuổi từ 25 tuổi cho nguồn nhân lực những kỹ năng thiết yếu trong công việc
trở lên một khoản tài trợ ban đầu là 500 đô la Singapore trong bối cảnh hiện tại và tương lai. Họ làm việc mật thiết
dùng để hỗ trợ chi phí cho các khóa học kỹ năng liên quan, với các đối tác trong ngành công nghiệp để xây dựng và cung
và chương trình Vừa làm Vừa học các Kỹ năng cho Tương cấp chương trình đào tạo có chất lượng cũng như cải tiến và
lai, một chương trình giúp bố trí công việc cho các học viên chuyển đổi cách truyền đạt khóa học để giúp việc học tập có
học nghề đã tốt nghiệp để họ vừa được làm và nhận lương thể linh hoạt và dễ tiếp cận.
vừa được tập huấn kỹ năng trong quá trình làm việc. Những
chương trình này được hỗ trợ nhờ vào sự thành lập của Hội Chiến dịch Kỹ năng cho Tương lai có nhiều chương trình, mỗi
đồng Kinh tế Tương lai. chương trình có những nhóm đối tượng khác nhau:

Thực hiện Nhóm đối tượng Chương trình


liên quan
Sáng kiến Kỹ năng cho Tương lai được đề xuất nhằm hỗ trợ
bước phát triển kinh tế tiếp theo tại Singapore bằng cách •Hướng dẫn dành cho Giáo dục và Nghề
cung cấp cơ hội về học tập suốt đời và phát triển kỹ năng nghiệp
•Thực tập Tăng cường
cho toàn dân Singapore. Mục đích của chương trình là giúp •Chương trình các Kỹ năng cho Tương
Singapore tiến đến một nền kinh tế và xã hội tiên tiến, nơi mà Học viên lai: Các chương trình Vừa làm Vừa học
các cá nhân có cơ hội nâng cao kiến thức chuyên môn và học •Kỹ năng cho Tương lai của tôi (tiến
tập thành thạo các kỹ năng không chỉ để đáp ứng các yêu cầu hành theo từng giai đoạn trong năm
trong công việc hiện tại mà còn để thỏa mãn khát khao được 2017)
hoàn thiện và không ngừng phát triển năng lực, trau giồi kỹ •Chương trình Kỹ năng cho Tương lai:
năng để hiện thực hóa những ước vọng cá nhân. Nó còn bao Quỹ tín dụng
•Chương trình Kỹ năng cho Tương lai:
hàm cả tinh thần học tập suốt đời và sự tôn trọng đối với mọi Người học Phần thưởng Học tập chuyên sâu
kỹ năng nghề nghiệp, cũng như ghi nhận kỹ năng và sự phát ở độ tuổi •Chương trình Kỹ năng cho Tương lai:
Học giả
triển của từng cá nhân, bất kể họ thuộc tầng lớp xã hội nào, ở trưởng thành •Chương trình Kỹ năng cho Tương lai:
độ tuổi bao nhiêu hay có bằng cấp gì. Chương trình cấp quốc Trợ cấp tăng cường cho người làm việc
lâu năm
gia này được mở ra dành cho mọi công dân Singapore. •Chương trình Kỹ năng cho Tương lai:
Kêu gọi tham gia
Bốn mục đích chính của chiến dịch Kỹ năng cho Tương lai là:
•Kế hoạch Nhân sự Ngành công nghiệp
• Hỗ trợ các cá nhân trong việc đưa ra lựa chọn đúng đắn •Khung kỹ năng
Chủ lao động •Chương trình Kỹ năng cho Tương lai:
trong giáo dục, đào tạo và sự nghiệp. Cố vấn Kỹ năng
• Phát triển một hệ thống giáo dục và đào tạo tích hợp, chất •Chương trình Kỹ năng cho Tương lai:
lượng cao có thể đáp ứng được nhu cầu của nền công Sáng kiến Phát triển Kỹ năng Lãnh đạo
nghiệp đang phát triển.
• Đẩy mạnh sự công nhận từ phía các nhà tuyển dụng và •iN.LEARN 2020 (Sáng kiến đổi mới việc
tăng cường sự phát triển nghề nghiệp dựa trên kỹ năng và Nhà cung cấp dạy và học)
sự thông thạo. đào tạo •Kế hoạch Chuyển đổi trong Giáo dục và
Đào tạo người lớn
• Xây dựng một nền văn hóa hỗ trợ và tôn vinh học tập suốt
đời.
Một sáng kiến then chốt ở cấp quốc gia trong các chương
Với sự tham gia của nhiều bên liên quan, Kỹ năng cho Tương trình trên là chương trình Kỹ năng cho Tương lai: Quỹ tín
lai có thể được xem là một “chiến dịch toàn xã hội”. Các cá dụng, được xây dựng để khuyến khích các cá nhân phát
nhân ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình học tập và triển kỹ năng và học tập suốt đời. Theo chương trình này,
nghề nghiệp có thể tham gia các chương trình chiến dịch Kỹ mọi công dân Singapore độ tuổi từ 25 tuổi trở lên đều đủ tư
năng cho Tương lai để làm chủ việc học của họ, phát triển kỹ cách để nhận một khoản tài trợ từ chính phủ trị giá 500 đô
năng cá nhân và đáp ứng được nguyện vọng riêng. la Singapore để hỗ trợ chi phí học các khóa học kỹ năng phù
hợp. Bên cạnh đó cũng có những trợ cấp cho người trưởng
Các công ty, hội đoàn công nghiệp và hội liên hiệp có thể thành độ tuổi từ 40 trở lên để khuyến khích những công dân
giúp phát hiện những kỹ năng còn thiếu trong ngành và cho Singapore đã đi làm lâu năm nâng cấp và cập nhật lại những
ý kiến đóng góp giúp định hình các sáng kiến. Về phía các kỹ năng của mình. Chương trình Kỹ năng cho Tương lai: Kêu
nhà sử dụng lao động, họ có thể hỗ trợ đào tạo nhân viên gọi Tham gia giúp nhiều người Singapore có thể định hướng
và công nhận quá trình phát triển nghề nghiệp dựa trên kỹ lựa chọn cho nghề nghiệp và học tập. Đây là sáng kiến vươn
CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI 51
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

đến cộng đồng nhằm bổ sung những dịch vụ tham vấn và chương trình Kỹ năng cho Tương lai, và trong tương lai xa
nguồn tài nguyên sẵn có cho người dân Singapore kết hợp với đảm bảo tính cạnh tranh và công việc có chất lượng cho
Hiệp hội Nhân dân, Hội đồng Phát triển Cộng đồng, Cơ quan người dân Singapore (Bộ Giáo dục, 2016).
Phát triển Nhân lực Singapore (tên tiếng Anh: Workforce
Singapore, hoặc tên cũ: Singapore Workforce Development Là một cơ quan nhà nước trực thuộc Bộ Giáo dục, SSG có sứ
Agency), và Viện Tuyển dụng và Hỗ trợ Việc làm. Trang Web mệnh thúc đẩy chiến dịch Kỹ năng cho Tương lai bằng cách
của chiến dịch Kỹ năng cho Tương lai (www.skillsfuture.sg) (1) phát triển một hệ thống giáo dục và đào tạo tích hợp, chất
cung cấp thông tin chi tiết hơn cho mỗi chương trình. lượng cao và đáp ứng nhu cầu, (2) phát triển nền văn hóa học
tập suốt đời, hướng đến sự thông thạo các kỹ năng, và (3) tăng
Hội đồng Kinh tế Tương lai ba bên giám sát sáng kiến Kỹ năng cường sự công nhận các kỹ năng từ phía người sử dụng lao
cho Tương lai ở cấp quốc gia. Chủ tịch hội đồng là Bộ trưởng động cũng như quyền sở hữu các kỹ năng. Nhiệm vụ của SSG
Bộ Tài chính; hội đồng này bao gồm chính phủ, các ngành bao gồm việc đào tạo các nhà giáo dục người lớn; hỗ trợ các
công nghiệp, hội liên hiệp, và các tổ chức giáo dục và đào tạo trung tâm giáo dục người lớn và các tổ chức giáo dục tư nhân;
từ nhiều ngành khác nhau, mang đến nhiều lĩnh vực chuyên tạo điều kiện tiếp cận đào tạo chất lượng cao, đáp ứng các
môn đa dạng. ngành công nghiệp; và tạo sức mạnh phối hợp giữa đào tạo
trước tuyển dụng và giáo dục và đào tạo thường xuyên.
Kết quả đạt được
Chương trình Kỹ năng cho Tương lai đang tiến triển rất tốt và Nhiệm vụ của WSG là đảm bảo duy trì tính cạnh tranh và
nhận được nhiều sự quan tâm hỗ trợ để mở rộng các sáng chất lượng công việc cho người dân Singapore trong tương
kiến và chương trình. Tỷ lệ tham gia đào tạo của công dân lai xa. Thuộc Bộ Nhân lực, WSG giám sát về sự chuyển đổi của
Singapore trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 64) tăng từ 32% nhân lực địa phương và ngành công nghiệp để đáp ứng được
lên 42% trong mười năm qua (Bộ Giáo dục, 2017), và ước tính những thách thức kinh tế đang diễn ra. Cơ quan này thúc đẩy
có khoảng 380.000 người dân Singapore hưởng lợi từ các sự phát triển, tính cạnh tranh, tính bao quát và khả năng tìm
chương trình trong chiến dịch Kỹ năng cho Tương lai trong kiếm việc làm của nguồn nhân lực ở mọi cấp độ. Mối quan
năm 2016 – cao hơn khoảng 8% so với năm trước. Số lượng địa tâm chủ yếu của cơ quan này là giúp người lao động đáp ứng
điểm đào tạo được chính phủ tài trợ cũng tăng thêm 11% so được khát vọng nghề nghiệp của họ và có một công việc chất
với năm 2015 (Hui, 2017). Báo cáo đánh giá thường niên năm lượng ở mọi thời điểm khác nhau trong cuộc đời, nhưng nó
2016 đã nêu lên nhiều kết quả khả quan của những chương cũng nhấn mạnh vào nhu cầu của các chủ doanh nghiệp và
trình mấu chốt như trong Hình 2.3. Chính phủ tin tưởng chiến công ty bằng cách hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì khả năng
dịch Kỹ năng cho Tương lai về lâu dài sẽ thay đổi nhận thức về cạnh tranh dù với số lượng người lao động ít hơn.
một nền văn hóa học tập suốt đời và nâng cao mức độ thông
thạo kỹ năng. Hướng đi sắp tới
Singapore được xem là một trong những quốc gia sở hữu
Các chính sách hỗ trợ và khung thể chế nguồn nhân lực có tay nghề cao nhất thế giới. Với hệ thống
Tại Singapore, hợp tác giữa Bộ Giáo dục, Bộ Nhân lực ở cấp giáo dục được xây dựng vững chắc, giáo dục và đào tạo tại
trung ương rất mạnh. Chính phủ Singapore đã thiết lập Cơ Singapore đã tiếp nhận người học ở mọi lứa tuổi, với mọi khả
quan Phát triển Nhân lực Singapore (Workforce Development năng và nền tảng học tập trước đó khác nhau (bao gồm cả
Agency - viết tắt WDA) vào năm 2013 để thúc đẩy học tập việc học hỏi thông qua công việc).
suốt đời và tạo ra một nguồn nhân lực Singapore có tính cạnh
tranh cao và đáp ứng các yêu cầu mới. Nỗ lực này đòi hỏi Thành quả này có được là nhờ vào sự hỗ trợ của chính phủ
phải tăng tốc sự chuyển đổi từ một hệ thống đào tạo kỹ năng trong việc khuyến khích công chúng nhìn nhận giáo dục như
cho người lớn theo định hướng của chủ lao động sang một một quá trình xuyên suốt cuộc đời, vượt ra khỏi khuôn khổ
hệ thống lấy cá nhân người học làm trung tâm. Ví dụ, WDA của giáo dục chính quy, với mục đích đào tạo kỹ năng và
làm việc với các tổ chức đào tạo tư nhân để thành lập những mang lại tiến bộ cho cá nhân thay vì chạy theo bằng cấp.
trung tâm giáo dục và đào tạo thường xuyên, cung cấp trực Điều này được hỗ trợ thông qua những nỗ lực như phát triển
tiếp cho cá nhân những chương trình đào tạo chất lượng khung kỹ năng dựa trên từng khu vực và công nhận quá trình
được chính phủ tài trợ. học tập dưới mọi hình thức khác nhau trước đó để đảm bảo
tính tương hợp của bằng cấp, giúp quá trình học tập của học
Năm 2016, WDA được tái cấu trúc thành hai cơ quan – cơ viên trong một hệ thống bằng cấp này có thể được công nhận
quan Phát triển Kỹ năng cho Tương lai Singapore (SkillsFuture trong những hệ thống khác trong cùng một cấu trúc giáo dục
Singapore - viết tắt SSG) và cơ quan Phát triển Nhân lực và đào tạo chung.
Singapore (Workforce Singapore - viết tắt WSG) – để đảm
bảo thực thi hiệu quả hai ưu tiên hàng đầu của quốc gia: Chính sách và chiến lược ở Singapore được định hướng
52 CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

Hình 2.3. Báo cáo đánh giá chiến dịch Kỹ năng cho Tương lai năm 2016

Nguồn: www.skillsfuture.sg

theo những kết quả nghiên cứu mạnh mẽ. Viện Giáo dục thành (Programme for the International Assessment of Adult
Người lớn, với tư cách là một đơn vị năng động của SSG, Competencies - viết tắt PIAAC), đã chỉ ra rằng Singapore có
đang nghiên cứu về những chỉ báo đo lường mức độ ảnh năng lực về học tập suốt đời khá cao so với những quốc gia
hưởng của các chương trình và sáng kiến của chiến dịch Kỹ khác trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Freebody,
năng cho Tương lai. Nghiên cứu ban đầu sử dụng số liệu từ 2016).
Chương trình Đánh giá Quốc tế Năng lực của Người trưởng
CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI 53
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

Chương 3: Kết luận


và câu hỏi hướng dẫn
Chương trước đã giới thiệu những thực tiễn chọn lọc được phố học tập ‘ và ‘cộng đồng học tập’. Đối với các quốc gia có
trình bày bởi các chuyên gia đến từ 11 quốc gia tại hội nghị dân số già, dẫn đến tình trạng dân số trong độ tuổi lao động
chuyên gia năm 2016 về học tập suốt đời, do SEAMEO CELLL ngày càng cạn kiệt, cần thiết phải khẳng định sự quan trọng
chủ trì với sự hợp tác của UIL. Hội nghị này cũng đề xuất sáu của mỗi cá nhân và phải trao cơ hội cho từng người để phát
hành động chiến lược để thực hiện dưới đây (nguyên văn các triển và đóng góp đến mức tối đa.
đề xuất này có thể được tìm thấy trong Phụ lục):
Liệu các nước Đông Nam Á có thể chuyển đổi hệ thống giáo
1. Thực hiện hoạt động so sánh-đối chiếu nhằm xác định dục của chính họ? Các nhận xét và khuyến nghị dựa trên các
những khoảng cách so với SDG 4 để thông tin cho các nhà báo cáo quốc gia nói trên đã được đúc kết và trình bày dưới
hoạch định chính sách. đây. Những nhận xét và khuyến nghị này được phân nhóm
2. Xác định những thiếu sót trong việc thực hiện SDG 4 và căn cứ trên các nền tảng của học tập suốt đời: tầm nhìn, chính
thông tin cho các nhà hoạch định chính sách. sách, chất lượng, sự công nhận và đánh giá. Những khuyến
3. Tổ chức các hoạt động vận động để thúc đẩy học tập suốt nghị có tính chất chung, áp dụng được cho tất cả quốc gia,
đời. hoặc đặc biệt đáng chú ý cũng sẽ được nhấn mạnh. Phần cuối
4. Tiến hành các cuộc đối thoại đa ngành nhằm thúc đẩy học của chương này là một số câu hỏi hướng dẫn để sử dụng cho
tập suốt đời và tìm kiếm sự ủng hộ từ các cơ quan chính phủ. các diễn đàn đối thoại chính sách ở các nước Đông Nam Á.
5. Tìm bằng chứng về các ích lợi to lớn được thu về từ học
tập suốt đời. 1. TẦM NHÌN: XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH CỦA GIÁO
6. Nâng cao vai trò của các cấp chính quyền địa phương DỤC VÀ CỦA HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
và có cơ chế khuyến khích để doanh nghiệp thể hiện trách
nhiệm xã hội. Việc chấp nhận khái niệm học tập suốt đời và tiến tới xây dựng
một xã hội học tập không đơn giản chỉ là công việc điều chỉnh
Danh mục hành động này cho thấy các ưu tiên mà một sự ngân sách và kế hoạch trong những giai đoạn nhất định. Nó
hợp tác ở cấp khu vực có thể đạt được sự nhất trí khi xây liên quan đến sự thay đổi nhận thức: phải có một nhận thức
dựng chương trình nghị sự chung về học tập suốt đời và các mới về học tập từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học; và
biện pháp mới để phát triển nó xa hơn nữa. Indonesia, Thái một ý tưởng mới để hỗ trợ những hình thức học tập tự nhiên
Lan và Việt Nam đang tham gia vào một nghiên cứu khám hoặc phi chính quy khác nhau diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, bất kể
phá do Viện Giáo dục suốt đời (NILE) của Hàn Quốc chủ trì là có nằm trong kế hoạch hay không. Nó có nghĩa là thay đổi sự
(NILE và UIL, 2017) về những lợi ích mở rộng của việc tham hiểu biết, cách nghĩ và văn hóa của người dân - cá nhân, cộng
gia hoạt động tại các trung tâm học tập cộng đồng. Chính đồng, địa phương, giới chuyên môn và doanh nghiệp - và giúp
phủ Indonesia đã đăng cai tổ chức một loạt các hội thảo về họ hiểu tại sao một hệ thống học tập suốt đời là điều cần thiết
giáo dục cộng đồng, mời chuyên gia đến từ các nước ASEAN. cho lợi ích của mọi người và của quốc gia.
Những hợp tác khu vực như vậy và các cổng thông tin trực
tuyến do SEAMEO CELLL, UNESCO và ASEM Lifelong Learning Mục đích của việc đón nhận học tập suốt đời là để định hướng:
Hub vận hành(3) sẽ cung cấp một cơ hội để trao đổi thông tin để tạo ra các hệ thống học tập và xã hội học tập năng động,
về các thực tiễn tốt trong khu vực Đông Nam Á và các khu tạo điều kiện cho tất cả mọi người được thụ hưởng sự tiến
vực khác. Nhiều quốc gia đã ủng hộ ý tưởng có một chương bộ và phát triển lành mạnh. Đó chính là vấn đề của việc lời
trình nghị sự chung về học tập suốt đời để làm tài liệu hướng nói của một chính phủ đi đôi với những gì họ thực hiện. Đất
dẫn và định khung. nước thịnh vượng nhất trong số 11 quốc gia Đông Nam Á là
Singapore không hề xác định một chiến lược học tập suốt đời
Xuyên suốt các nước Đông Nam Á, có một sự nhìn nhận rõ cụ thể nào trên giấy trắng mực đen; tuy nhiên, hệ thống quản
ràng rằng nhu cầu học tập suốt đời sẽ tiếp tục được phát trị của nước này cho thấy một định hướng rõ ràng về hình mẫu
triển, cùng với xu hướng gia tăng tầm quan trọng của những sinh động của một xã hội thành công quan tâm đến người cao
thuật ngữ như ‘xã hội học tập’, ‘vùng miền học tập’, ‘thành tuổi song song với việc quan tâm đến phát triển kinh tế.

3 https://www.sea-lllportal.org; www.unescobkk.org/education/literacy-and-lifelong-learning; http://uil.unesco.org/lifelong-learning; http://asemlllhub.org/


54 CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

Sự nhận thức thấu đáo là yếu tố then chốt để phát triển một tập suốt đời.
sáng kiến học tập suốt đời thành công. Điều này có thể được
nhìn thấy ở các quốc gia có mức độ hỗ trợ mạnh mẽ từ chính 2. CHÍNH SÁCH: NHỮNG CAM KẾT NHẤT QUÁN
phủ, và những nơi mà ta thấy nhiều ban ngành của chính phủ VỀ MẶT QUẢN TRỊ ĐỐI VỚI HỌC TẬP SUỐT
ở các cấp quản lý khác nhau, các khu vực tư nhân và thương ĐỜI
mại, và xã hội dân sự đều chung tay vào cuộc.
Để chính sách có hiệu lực, cần phải có sự cam kết cùng với các
Trong nhận thức của một số quốc gia, học tập chính quy luật hỗ trợ, các quy định và nguồn tài chính. Điều này đòi hỏi
được xem là tách biệt với học tập suốt đời. Hệ thống giáo một sự am hiểu và ủng hộ học tập suốt đời, một chiến lược
dục không chính quy và giáo dục- đào tạo nghề nghiệp cho hỗ trợ các nhà giáo dục và đội ngũ nhân viên phục vụ giảng
thanh thiếu niên và người lớn ở vào vị thế thấp kém hơn giáo dạy, các cơ sở hạ tầng thiết yếu và nguồn tài nguyên giáo dục.
dục chính quy. Trong khi đó, một số quốc gia khác thì đã hoàn Việc đón nhận mà không hạ thấp giá trị của học tập suốt đời
toàn xác lập nguyên tắc học tập suốt đời mang tính toàn diện. phải được hỗ trợ bằng sự phân cấp quản lý đáp ứng nhu cầu
Việc đưa ra một tầm nhìn về học tập suốt đời không nhất và sự đa dạng của từng địa phương, phương thức đánh giá
thiết bảo đảm rằng người ta đã hiểu đầy đủ về nó hoặc nhận hiệu quả thiết thực và một khung tài nguyên đủ mạnh. Điều
thức đầy đủ về những điều cần phải có của một hệ thống học này có nghĩa rằng nó phải là một quá trình phát triển có sự
tập suốt đời đúng nghĩa. Ngược lại, một số quốc gia chưa hề tham gia (participatory development process).
chính thức thông qua bất kỳ định nghĩa nào, nhưng vẫn có
thể tư duy và lập kế hoạch theo một cách tiếp cận tổng thể. Một cách tiếp cận toàn diện và tích hợp đối với học tập suốt
Các trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) đang thể hiện đời vẫn đòi hỏi phải thiết lập các ưu tiên và phân bổ nguồn
rõ nét vai trò của chúng là giải pháp cho câu hỏi đến từ ngày lực tương ứng. Người ta thiết lập các ưu tiên căn cứ vào
càng nhiều quốc gia, đó là làm thế nào để tiếp cận các cộng những lĩnh vực đang tồn tại bất cập khi đối chiếu mặt bằng
đồng địa phương - đặc biệt là ở nông thôn, hoặc những vùng giáo dục với kế hoạch phát triển tương lai của một quốc gia.
xa xôi và thiếu thốn- thông qua một hệ thống học tập suốt Một số quốc gia tập trung vào các chương trình tập huấn cho
đời được tích hợp. phụ nữ vùng nông thôn, một số quốc gia khác cung cấp các
hoạt động học tập cho người cao tuổi. Thái Lan hiện đang sử
Tất cả các nước đều nhấn mạnh nhu cầu tăng cường nhận dụng các chương trình học tập suốt đời để giúp người nước
thức cộng đồng hoặc ‘tiếp thị xã hội’ nhiều hơn đối với học ngoài đến sống và làm việc ở quốc gia này. Các nước khác
tập suốt đời, và đề cập vai trò lớn hơn của các phương tiện đang đặt ưu tiên vào việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, cán
truyền thông (TV, radio và báo chí) và của các nhà lãnh đạo bộ giảng dạy và cán bộ quản lý giáo dục không chính quy, qua
cộng đồng và doanh nghiệp. Thực tế là giáo dục chính quy đó nâng cao chất lượng giảng dạy.
đang có lợi thế vượt trội so với các phương thức dạy và học
khác, chẳng hạn như các chương trình tương đương và các Một ví dụ về việc hiện thực hóa cam kết chính sách bằng các kế
trường đại học mở. Nhiều chương trình “thay thế” này không hoạch hành động để huy động và tối ưu hóa nguồn lực là quá
tiếp cận được nhóm mục tiêu dự kiến hoặc bị xem là ‘có giá trình phát triển chính sách có sự tham gia của ba bên: chính
trị thấp’; vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách định phủ, nhân viên và người sử dụng lao động, hoặc là sự tham vấn
hướng truyền thông. Các nhà lãnh đạo địa phương cũng có và phối hợp đa ngành. Sự nhất quán về mục tiêu có thể được
thể định hướng tương lai của việc học suốt đời trong các kiểm soát bằng cách phân tích các ưu tiên chính sách và phân
lĩnh vực tương ứng mà họ chịu trách nhiệm. Báo cáo của bổ nguồn lực về con người và tài chính. Bên cạnh việc phân bổ
CHDCND Lào cho biết việc tiếp cận tất cả các lĩnh vực đã thúc nguồn lực, các khung chính sách và luật pháp của chính phủ
đẩy Bộ Giáo dục và Thể thao của họ có một cách nhìn mới mẻ còn phải tạo điều kiện cho việc thực hiện các chính sách như
về việc học tập để xét đến tất cả các hình thức học tập khác tạo cơ sở pháp lý cho sự đóng góp của các doanh nghiệp và
nhau. Cần có các hoạt động vận động bên ngoài ngành giáo trao quyền cho các chính quyền địa phương.
dục trong nỗ lực xác định mục đích xã hội của giáo dục và học Ngoài ra , chính sách và nguồn tài chính để thực thi cần phải
CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI 55
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

được bảo đảm nhất quán từ các cấp thành phố / huyện cải thiện đào tạo kỹ năng nghề ở các trường trung học và
xuống các trường / trung tâm giáo dục. Sự eo hẹp về nguồn các chương trình giáo dục tương đương để đáp ứng nhu cầu
lực sẽ ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng nói chung cũng như đến của thị trường lao động và nâng cao chất lượng dạy và học.
nhân sự của từng lớp học cụ thể và của cả TTHTCĐ. Khi có đủ Việc sử dụng các công nghệ hiện đại trong giáo dục, ví dụ
nguồn lực, các hệ thống này có thể thúc đẩy việc học tập qua như thông qua các trường trung học mở ở Philippines và
lại và việc trao đổi các thực tiễn tốt giữa các địa phương với các trường đại học mở ở Malaysia và Việt Nam, được cho là
nhau. Những điều này có thể được tiến hành thuận lợi hơn không chỉ để dân chủ hóa việc tiếp cận giáo dục mà còn để
nếu biết tổ chức phân cấp tốt và nâng cao hiệu lực quản lý ở cung cấp thêm nhiều trải nghiệm học tập cá nhân hoá, mang
quy mô nhỏ. tính mô-đun và trực tuyến linh động cho tất cả mọi người.
Khuyến nghị được đưa ra là cần phải hỗ trợ cả giáo viên lẫn
3. CHẤT LƯỢNG: CUNG CẤP CÁC CƠ HỘI HỌC người học trong việc sử dụng công nghệ.
TẬP CÓ CHẤT LƯỢNG MANG TÍNH HÒA NHẬP
VÀ CÔNG BẰNG CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI Một điểm quan trọng nữa là sự công nhận các hình thức
học tập đã có từ lâu đời, đôi khi còn được gọi là trí tuệ bản
Bồi dưỡng năng lực của giáo viên và cán bộ giảng dạy được địa. Điều này phản ánh mức độ cao về sự đa dạng văn hoá ở
xem là một ưu tiên ở hầu hết các nước Đông Nam Á. Điều các nước Đông Nam Á, đặc biệt là ở các cộng đồng xa xôi, ở
này liên quan đến việc đào tạo giáo sinh và bồi dưỡng, phát những nơi mà người dân thường phải đối mặt với nhiều thiệt
triển giáo viên một cách bài bản và hàm ý học tập suốt đời thòi đáng kể. Các nỗ lực để thúc đẩy hòa nhập cần phải lưu
phải được thể hiện xuyên suốt trong nội dung, chương trình ý đến sự cần thiết phải cung cấp thông tin và trao quyền cho
và phong cách giảng dạy. Những gì được gọi là ‘chương trình những cộng đồng như vậy thông qua một nền giáo dục có
ẩn’ cũng có tầm quan trọng như bản thân sách giáo khoa và chất lượng tốt và sự thừa nhận tầm quan trọng của tri thức
các bài thi kiểm tra, đánh giá. Việc dạy học sáng tạo, hướng bản địa, thay vì gò ép họ vào một mô hình mang tính áp đặt
đến khả năng thích nghi và sự tháo vát - nhằm mục đích tạo về mặt hành chính. (Pillai, 2015).
ra những công dân và người lao động năng động - sẽ không
bao giờ thành công nếu môi trường lớp học là gò bó, cứng 4. GHI NHẬN KẾT QUẢ TỪ TẤT CẢ CÁC HÌNH
nhắc, học sinh thì thụ động vâng lời hoặc giáo viên được xem THỨC HỌC TẬP
là những vị thánh trên bục giảng. Đây không phải là cơ sở
đáng tin để hình thành các cá thể tự định hướng, tự tin, có Việc công nhận và chuyển đổi tín chỉ học tập là một vấn đề
thể thực hiện đầy đủ quyền công dân và tham gia tích cực nan giải đối với hệ thống giáo dục đại học ở nhiều nước trong
vào các hoạt động phát triển cộng đồng. nhiều năm. Các nguyên tắc về sự công bằng và tiếp cận mở
là rất rõ ràng, nhưng trong nhiều trường hợp việc thực hiện
Một mối quan tâm chung có tầm quan trọng xuyên suốt khu các nguyên tắc này hoàn toàn không dễ dàng. Ở những nơi
vực này là sự tiếp cận giáo dục cho mọi người: làm sao để không có cơ quan kiểm định cấp quốc gia, việc cung cấp các
các hoạt động học tập suốt đời đến được với mọi người một cơ hội học tập và giáo dục thông qua hệ thống đại học mở
cách dễ dàng hơn thông qua các phương cách khác nhau. hoặc các khoá học đại trà trực tuyến mở (MOOC) được xem
Một trong các phương cách được đề xuất ở nhiều nước chính là giải pháp chủ yếu để xây dựng công cụ đánh giá và cấp
là thông qua các TTHTCĐ. Phương cách này cung cấp sự hỗ chứng nhận đối với các kết quả học tập đạt được bên ngoài
trợ dạy và học phi chính quy tại các địa điểm quen thuộc hệ thống giáo dục chính quy.
và gần gũi nơi người dân sinh sống. Sự ủng hộ rộng rãi cho
TTHTCĐ trong khu vực là bằng chứng cho thấy nhận thức về Có thể nhận thấy sự xung đột được thể hiện trong một số
tầm quan trọng của việc cung cấp các không gian địa phương báo cáo quốc gia giữa việc (ưu tiên) công nhận các kết quả
cho phép người dân học tập theo nhóm. học tập diễn ra bên ngoài cũng như bên trong các hệ thống
chính quy và nhu cầu cấp bách về việc ngăn ngừa lãng phí và
Một số nước (như CHDCND Lào và Myanmar) đề xuất việc tăng tỷ lệ theo học cũng như nâng cao kết quả học tập ở các
56 CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

cấp học phổ thông và dạy nghề. Đối với một số người học, họ ở phương diện rủi ro và đánh giá: thời đại của giám sát, đánh
hài lòng với lợi ích của giáo dục không chính quy mang tính giá chất lượng và hiệu quả, và đánh giá dựa-vào-giá-trị-đồng-
thực dụng, không cần đem lại chứng chỉ văn bằng - ví dụ như tiền-bỏ-ra. Văn hóa quản lý mới này đã phát triển nhanh
cách nuôi dạy con cái và các mối quan tâm khác của gia đình, chóng, đặc biệt là ở những nước mà sự bao cấp và kiểm soát
hoặc kỹ năng nuôi trồng hoặc kiến thức về sức khỏe. Trong trực tiếp của nhà nước đã nhường chỗ cho các mối quan hệ
khi đó một số quốc gia lưu ý đến tâm lý ưa chuộng bằng cấp đối tác công-tư, những dịch vụ theo hợp đồng thuê ngoài và
và giáo dục chính quy của cộng đồng. vai trò ngày càng tăng của khu vực tư nhân trong việc cung
cấp hàng hóa và dịch vụ, kể cả giáo dục.
Một sự xung đột khác đến từ khái niệm TTHTCĐ và các thiết
chế học tập phi chính quy khác trong cách nhìn từ hai phía. Cho đến nay, các hệ thống và thể chế đều được đánh giá
Theo khái niệm ban đầu thì TTHTCĐ cung cấp thuần túy việc thông qua các biện pháp định lượng. Vấn đề đặt ra với cách
học tập phi chính quy, nhưng thực tế lại có áp lực từ chính đánh giá này là nó không xét đến những kết quả tổng thể và
phủ cũng như những bên liên quan khác muốn định hướng mang tính chất văn hoá, dài lâu và khó-có-thể-đo-lường; mà
và đánh giá những thiết chế này theo lăng kính của giáo dục những lợi ích này thì thậm chí là còn có giá trị hơn nhiều so
chính quy. Áplực này làm phai nhạt tầm nhìn của TTHTCĐ là với những lợi ích xét về mặt hiệu quả ngắn hạn. Các khía cạnh
các trung tâm cung cấp việc học tập phi chính quy linh động, thuộc về văn hóa, tuy khó nhận thấy ngay nhưng lại đem đến
nơi người học có thể tùy ýhọc những gì họ chọn theo cách sự công nhận và chấp nhận khái niệm học tập suốt đời cốt
riêng của họ. lõi, có thể bị bỏ quên trong cách đánh giá định lượng. Điều
này dẫn đến việc một số thông tin có giá trị sẽ bị mất đi. Các
Một câu hỏi cho tất cả các nước liên quan đến việc công nhận hình thức đánh giá quá trình và có sự tham gia, (formative
kết quả học tập là sự công nhận này sẽ được xã hội nhìn nhận and participatory forms of assessment) do tiếp nhận thông
ra sao và ở mức độ nào, dưới góc nhìn của cá nhân người tin phản hồi và cải tiến một cách liên tục, nên tốt hơn các
học. Ở một số khu vực trên thế giới, nơi người ta đã đầu phương pháp đánh giá tổng kết (summative approaches),
tư rất nhiều công sức để thiết kế các lộ trình, cầu nối và các mặc dù chúng có xu hướng tốn kém hơn.
liên kết khác để chuyển đổi tín chỉ, có vẻ như số trường hợp
thành công vẫn còn khá nhỏ, còn con số bị khước từ công Một số báo cáo nêu ra những thách thức khác liên quan đến
nhận thì lớn hơn. (Coles, 2006). việc xác định các đối tượng không được tiếp cận với giáo dục
và tìm hiểu nhu cầu học tập của họ. Các nhà nghiên cứu giáo
5. ĐÁNH GIÁ: THIẾT LẬP MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ dục tại Philippines, lo ngại về tỉ lệ hoàn thành thấp trong các
SỐ ĐỂ THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC TẬP SUỐT khóa MOOC và các khóa học eLearning cấp tín chỉ, đề nghị
ĐỜI cần nghiên cứu thêm về phương pháp xác định đối tượng
người học mục tiêu, cải thiện mô hình giảng dạy và hệ thống
Theo dõi và đánh giá (M&E) bao gồm: thiết lập mục tiêu và hỗ trợ người học. Singapore đang lên kế hoạch nghiên cứu
các chỉ số để đánh giá học tập suốt đời; đánh giá có sự tham sâu rộng về phát triển nguồn nhân lực giáo dục cho người lớn
gia; công cụ để theo dõi việc thực hiện; và các chỉ số để đánh và phương pháp sư phạm dành cho người lớn để cung cấp
giá. Các quy trình theo dõi tốt nhất là mang tính quá trình thông tin hoạch định chính sách.
(formative) - tập trung vào việc nâng cao chất lượng chứ
không chỉ là đánh giá chất lượng. Mặc dù người ta đã có các Một vấn đề khác là độ tin cậy của các đánh giá không chỉ phụ
chỉ số để theo dõi sự tham gia và hoàn thành trong lĩnh vực thuộc vào sự lựa chọn chỉ số đúng đắn mà còn vào năng lực
giáo dục chính quy và không chính quy, nhiều quốc gia vẫn thu thập đầy đủ dữ liệu. Mặc dù chúng ta đang nhanh chóng
đang ở trong các giai đoạn sơ khai của việc đánh giá tác động chuyển sang kỷ nguyên của những ‘Dữ liệu lớn’ (Big data) và
và hiệu quả của học tập suốt đời. các phép tính toán siêu phức tạp, công việc thu thập dữ liệu
có thể là quá tốn kém và khó khăn, thậm chí là bất cập đối với
Chúng ta đang sống trong thời đại mà mọi thứ đều được nhìn nhiều quốc gia. Vấn đề không chỉ là dữ liệu nào thì kết quả
CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI 57
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

ấy mà còn là tình trạng trút gánh nặng thu thập dữ liệu cho sự về học tập suốt đời tại các quốc gia Đông Nam Á, mời
nguồn nhân sự ở cấp thấp nhất đang phục vụ trong hệ thống các quốc gia tổ chức đối thoại đa ngành tập trung vào các
học tập suốt đời. Tệ hơn nữa là việc thu thập dữ liệu có thể bị phương pháp tiếp cận tích hợp và toàn diện đối với giáo dục
yêu cầu phải tiến hành thường xuyên, dưới nhiều hình thức và học tập suốt đời. Báo cáo này đề xuất các câu hỏi chính
khác nhau, bởi các có cấp thẩm quyền khác nhau cùng hệ sau đây để lựa chọn, tùy thuộc vào bối cảnh của từng quốc
thống của họ. Vì vậy, cần lưu ý để việc thu thập dữ liệu không gia, nhằm thảo luận bổ sung ở các cấp cơ sở, cấp bộ và cấp
tạo ra những hệ quả bất lợi ở mức độ lớn hơn là những lợi quốc gia:
ích mà bản thân công việc theo dõi và đánh giá (M&E) mang
lại. Nghiên cứu về nhu cầu học tập suốt đời sẽ cung cấp cơ sở • Cần làm gì để đưa khái niệm học tập suốt đời vào quá
cho việc thiết kế nội dung giảng dạy và học tập cũng như các trình phát triển và cải cách giáo dục cũng như các kế hoạch
phương thức và thời gian học tập. Cần tiếp tục khuyến khích quốc gia? Trong bối cảnh của nước ta thì các chính sách
và hỗ trợ nghiên cứu thêm về học tập suốt đời. và chiến lược về học tập suốt đời cần phục vụ những mục
đích nào?
6. CÁC CÂU HỎI ĐỂ THẢO LUẬN • Trong điều kiện hiện tại về giáo dục và học tập suốt đời ở
nước ta, ai là những nhóm người học ưu tiên và chúng ta
Để xây dựng một chương trình nghị sự về học tập suốt đang phải đương đầu với những thách thức khẩn cấp và
đời, các nước Đông Nam Á cần phải hình thành một nhóm quan trọng nào để đảm bảo giáo dục hòa nhập và công
các chuyên gia được gọi là các ”tác nhân thay đổi” (change bằng?
agents) chuyên sâu về học tập suốt đời, những người nghiền • Chúng ta có thể phát triển những chiến lược nào để mở
ngẫm một cách có hệ thống các kinh nghiệm, vận dụng tốt rộng việc cung cấp cơ hội học tập phong phú và đa dạng
các chính sách và thực tiễn để lên kế hoạch, tự đánh giá và cùng một lộ trình học tập linh hoạt cho người học?
thực hiện tốt hơn. Điều này phải được thực hiện trong bối • Chúng ta có thể xây dựng các cơ chế phối hợp và huy động
cảnh của một thế giới đầy biến động, với tầm nhìn và hy vọng nguồn lực ra sao để hỗ trợ các sáng kiến về học tập suốt
được đề xuất trong Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển đời?
Bền vững. Chúng ta không chỉ làm việc trên cương vị của các • Chúng ta có thể làm gì để cung cấp các cơ hội học tập có
nhà giáo dục, nhà hoạch định và nhà phát triển cộng đồng mà chất lượng cho cộng đồng địa phương cũng như thông
còn với tư cách là công dân của cộng đồng, quốc gia, khu vực qua hệ thống học tập trực tuyến và các mô hình học tập
và thế giới chung của mọi người. Như lẽ thường thấy, chúng hỗn hợp?
ta cần phải đáp ứng các yêu cầu toàn cầu trong các ngữ cảnh • Chúng ta có thể làm gì để hỗ trợ công tác giám sát và đánh
địa phương cụ thể và đa dạng; và kết nối thông qua các mối giá việc học tập suốt đời ở nước ta theo tinh thần của
giao tiếp từ dưới lên và từ trên xuống. Điều này có nghĩa là Khung Hành động giáo dục 2030 và Chương trình nghị sự
phải học cách lắng nghe và làm thế nào để cụ thể hóa các 2030 về Phát triển Bền vững?
chính sách quốc gia sao cho vẫn hướng về mục tiêu chung
nhưng mặt khác không làm mất đi tính đa dạng của các địa SEAMEO CELLL mời độc giả đăng tải kết quả của những cuộc
phương. thảo luận này và những diễn biến hoặc thực tiễn mới tại
Cổng thông tin trực tuyến về Học tập suốt đời ở Đông Nam Á
Để phát triển và mở rộng đội ngũ các tác nhân thay đổi này, (https: //www.sea-lllportal.org).
dự án SEAMEO- UNESCO, Hướng đến một chương trình nghị
58 CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ ĐỌC THÊM

A. Tài liệu tham khảo tổng quát


Anon. 2017. Lifelong learning is becoming an economic imperative. The Economist [online], 14 January. Available at: http://www.economist.
com/node/21714169/print [Accessed 7 July 2017].
ASEAN Secretariat. 2015. Report of the ASEAN Regional Assessment of MDG Achievement and Post-2015 Development Priorities. Jakarta,
ASEAN. Available at: http://www.asean.org/?static_post=report-of-the-asean-regional-assessment-of-mdg-achievement-and-post-2015-
development-priorities [Accessed 7 July 2017].
Coles, M. 2006. A review of international and national developments in the use of qualifications frameworks. Torino, European Training
Foundation. Available at: http://www.etf.europa.eu/web.nsf/pages/A_review_of_international_and_national_developments_in_the_use_
of_qualifications_frameworks [Accessed 7 July 2017].
ILO (International Labour Organization). 2016. ASEAN in transformation: The perspectives of enterprises and students on future work. Geneva,
ILO. Available at: http://www.ilo.org/public/english/dialogue/actemp/downloads/publications/2016/asean_in_transf_2016_r3_persp.pdf
[Accessed 7 July 2017].
Medel-Añonuevo, C. 2001. Practicing lifelong learning in Asia in the 21st century. Hamburg, UNESCO Institute for Lifelong Learning.
Myanmar Ministry of Education. 2017. National education strategic plan 2016–21. Nay Pyi Taw, Government of Myanmar. Available at: http://
resources.mmoe.myanmarexam.org/docs/nesp/NESP_Blueprint_English.pdf [Accessed 7 July 2017].
National Institute for Lifelong Education and UNESCO Institute for Lifelong Learning. 2017. Synthesis report on the state of community learning
centres in six Asian countries: Bangladesh, Indonesia, Mongolia, Republic of Korea, Thailand and Viet Nam. Hamburg, UIL. Available at:
http://unesdoc.unesco.org/images/0024/002475/247555e.pdf [Accessed 7 July 2017].
Norjidi, D. 2017. B$666.5M Allocated to MoE. Article in Borneo Bulletin, March 10 2017. Available at: http://borneobulletin.com.bn/b666-5m-
allocated-moe/ [Accessed 7 July 2017].
Pillai, J. 2015. Learning with intangible heritage for a sustainable future: Guidelines for educators in the Asia-Pacific region. Bangkok, UNESCO.
Available at: http://unesdoc.unesco.org/images/0023/002323/232381e.pdf [Accessed 7 July 2017].
SEAMEO CELLL and UIL. 2016. Towards an ASEAN Lifelong Learning Agenda: Expert Meeting Report. Available at: https://www.sea-lllportal.org/
expert-meeting [Accessed 7 July 2017].
SEAMEO INNOTECH. 2014. Financing lifelong learning for sustainable development in Southeast Asian countries. Quezon City, SEAMEO
INNOTECH. Available at: http://www.seameo-innotech.org/wp-content/uploads/2014/01/01%20Lifelong%20Learning_FINAL.pdf [Accessed
7 July 2017].
Thien, R. 2016. Brunei’s national legislation passes US$4.11b budget. Asia News Network.
UIL, Ministry of Education and Training, Viet Nam and DVV International. 2013. Promoting lifelong learning for all. Advocacy brief adopted
at the workshop on national policy frameworks for lifelong learning in the ASEAN countries. Hanoi, Viet Nam, 10–11 January 2013. Paris,
UNESCO. Available at: http://unesdoc.unesco.org/images/0022/002203/220333e.pdf [Accessed 7 July 2017].
UNESCO. 2002. Open and distance learning: Trends, policy and strategy considerations. Paris, UNESCO. Available at: http://unesdoc.unesco.
org/images/0012/001284/128463e.pdf [Accessed 7 July 2017].
UNESCO. 2015. Rethinking education – Towards a global common good? Paris, UNESCO. Available at http://unesdoc.unesco.org/
images/0023/002325/232555e.pdf [Accessed 7 July 2017].
UNESCO. 2015a. Education 2030 Incheon Declaration and Framework for Action. Paris, UNESCO. Available at: http://unesdoc.unesco.org/
images/0024/002432/243278e.pdf [Accessed 7 July 2017].
UNESCO. 2016b. Education for people and planet: creating sustainable futures for all, Global education monitoring report, 2016. Paris, UNESCO.
Available at http://unesdoc.unesco.org/images/0024/002457/245752e.pdf [Accessed 7 July 2017].
UNESCO. 2017. Reading the past, writing the future: Fifty years of promoting literacy. Paris, UNESCO. http://unesdoc.unesco.org/
images/0024/002475/247563e.pdf [Accessed 7 July 2017].
United Nations Population Fund (UNFPA). 2015. Harnessing Indonesia’s demographic dividend. [Press Release 17 April 2015] Available at: http://
indonesia.unfpa.org/news/2016/09/harnessing-indonesias-demographic-dividend- [Accessed 7 July 2017].
United Nations, Overseas Development Institute and Ipsos Mori. n.d. MYWorld Analytics. Available at: http://data.myworld2015.org [Accessed
7 July 2017].
CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI 59
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

B. Tài liệu tham khảo theo từng thực tiễn quốc gia
Brunei Darussalam:
Brunei Darussalam Teacher Academy. n.d. Brunei Darussalam Teacher Academy: By Teachers, for Teachers [PowerPoint].
Institute of Brunei Technical Education (IBTE). 2013. Transforming technical and vocational education. White Paper. Available at: https://ibte.
edu.bn/ibte-white-paper/ [Accessed 7 July 2017].
Institute of Brunei Technical Education (IBTE). 2017. An overview of lifelong learning opportunities in Brunei Darussalam. National report for
SEAMEO CELLL/UIL project.
Ministry of Education. 2013. The national education system for the 21st century (SPN21). Available at: http://www.moe.gov.bn/spn21dl/
SPN21%20ENG%20(2013)%20COMPLETE.pdf [Accessed 7 July 2017].
Ministry of Education. 2015. Brunei Darussalam: Education for All 2015 national review. Available at: http://unesdoc.unesco.org/
images/0023/002305/230503e.pdf [Accessed 7 July 2017].
Ministry of Education. Strategic Plan 2012–2017. Available at: http://www.moe.gov.bn/SitePages/Strategic%20Plan%202012-2017.aspx
[Accessed 7 July 2017].
OECD. 2013. Economic outlook for Southeast Asia, China and India 2014. Structural Policy Country Notes: Brunei Darussalam. Washington DC,
World Bank.
Tajuddin, S.Z.K. 2015. Developing school leaders as instructional leaders: BPSSL. [PowerPoint].

Cambodia:
Department of Non-Formal Education, Ministry of Education, Youth and Sport. 2017. National Report on Lifelong Learning through CLCs in
Cambodia. National report for SEAMEO CELLL/UIL project.
Ministry of Education, Youth and Sport. 2016. Community Learning Centers in Cambodia. [PowerPoint] SEAMEO CELLL Expert Meeting, Ho Chi
Minh City, 3–5 October 2016.
Ministry of Education, Youth and Sport. 2016. Education, youth and sport performance in the academic year 2015–2016 and goals for the
academic year 2016–2017. Available at http://www.moeys.gov.kh/en/education-congress-2017/reports.html#.WQWTu8YlGUk [Accessed 7
July 2017].

Indonesia:
Hasbi, M. 2016. Best practises of lifelong learning, gender responsive adult education [PowerPoint]. SEAMEO CELLL Expert Meeting, Ho Chi
Minh City, 3–5 October 2016.
Ministry of Education and Culture. 2017. Gender mainstreaming in education. National report on successful policies and practices in lifelong
learning: Case of Indonesia. National report for SEAMEO CELLL/UIL project.
Ministry of National Development Planning/National Development Planning Agency (BAPPENAS). 2013. Review of a Decade of Gender
Mainstreaming in Education in Indonesia: Summary Report, ACDP 005.
OECD/Asian Development Bank. 2015. Reviews of national policies for education. Education in Indonesia: Rising to the challenge. Paris, OECD.  

Lao PDR:
Lao PDR. 2013. National Growth and Poverty Eradication Strategy. Available at: http://www.la.undp.org/content/lao_pdr/en/home/library/
poverty/NGPES.html [Accessed 7 July 2017].
Ministry of Education and Sports. 2016. Presentation of SEAMEO CELLL’s ‘Towards an ASEAN Lifelong Learning Agenda’ project. SEAMEO CELLL
Expert Meeting, Ho Chi Minh City, 3–5 October 2016.
Ministry of Education and Sports. 2016. Successful Policies and Practices for Lifelong Learning in Lao P.D.R. National report for SEAMEO CELLL/
UIL project.
Ministry of Planning and Investment. 2016. 8th Five-year National Socio-Economic Development Plan 2016–2020. Available at: http://www.
la.one.un.org/images/publications/8th_NSEDP_2016-2020.pdf [Accessed by 7 July 2017].

Malaysia:
Ministry of Education. 2015. Malaysia Education Blueprint 2015–2025 (Higher Education). Executive summary. Available at: https://www.
um.edu.my/docs/default-source/about-um_document/media-centre/um-magazine/4-executive-summary-pppm-2015-2025.pdf?sfvrsn=4
[Accessed 7 July 2017].
60 CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

Ministry of Higher Education. 2017. Country report on lifelong learning: Malaysia. National report for SEAMEO CELLL/UIL project.
Ministry of Higher Education. n.d. Massive Open Online Courses (MOOCs). Available at: https://www.mohe.gov.my/en/student/initiative/mooc
[Accessed 7 July 2017].
Malaysian Qualifications Agency. n.d. APEL handbook for learners. Available at: http://research.utar.edu.my/ipsrweb/doc/APEL%20
HANDBOOK%20FOR%20LEARNERS%20(English%20Version).pdf [Accessed 7 July 2017].
Sahib, S. and Tapsir, S.H. 2015. MOOCs for higher education in Asia and the Pacific. Regional expert meeting on Massive Open Online Courses,
Chengdu, China [PowerPoint]. Available at: http://www.unescobkk.org/fileadmin/user_upload/apeid/HigherEdu/MOOCsHE15/MHEM_
Malaysia.pdf [Accessed 7 July 2017].
Sahib, S. and Tapsir, S.H. 2016. A Strategy for the Next Decade of Malaysian Higher Education [PowerPoint]. Available at: https://www.acu.
ac.uk/events/perspectives/datin-siti-hamisah-presentation [Accessed 7 July 2017].

Myanmar:
Ministry of Education, Department of Adult Education. 2016a. Introduction to the process to develop the alternative education subsector
framework for SEAMEO CELLL’s ‘Towards an ASEAN Lifelong Learning Agenda’ project [PowerPoint]. SEAMEO CELLL Expert Meeting, Ho Chi
Minh City, 3–5 October 2016.
Ministry of Education, Department of Adult Education. 2016b. Providing Quality, Accessible and Equitable Education for Out-of-School Children,
Youth and Adults. [PowerPoint] SEAMEO CELLL Expert Meeting, Ho Chi Minh City, 3–5 October 2016.
Ministry of Education, Department of Adult Education. 2016c. Second Chance Equivalency Programme and Out-of-school Children Initiative
Study in Myanmar (Myanmar NFPE) [PowerPoint]. SEAMEO CELLL Expert Meeting, Ho Chi Minh City, 3–5 October 2016.
Ministry of Education. 2016. National education strategic plan 2016–21. Available at: http://planipolis.iiep.unesco.org/sites/planipolis/files/
ressources/myanmar_nesp-english.pdf [Accessed 7 July 2017].

Philippines:
Bandalaria, M. D. P., Garcia, P.G., Lumanta, M.F. and Danao, A. 2017. Lifelong learning for all: The Philippines’ best practices. A country report on
successful lifelong learning practices in the Philippines. National report for SEAMEO CELLL/UIL project.
Department of Education. 2008. Five-year Information and Communication Technology for Education. Strategic plan. Available at: http://www.
cfo-pso.org.ph/pdf/8thconferencepresentation/day1/ECPangilinan04.pdf [Accessed 7 July 2017].
Midea, C.C. 2008. Open high school program [PowerPoint]. Manilla, Department of Education, Bureau of Secondary Education.
SEAMEO INNOTECH. 2015. Evaluation of the open high school program in the Philippines. Available at: http://www.seameo-innotech.org/wp-
content/uploads/2016/01/OHSP-Final-2015-December-21.pdf [Accessed 7 July 2017].
Suplido, M.L., Rodrigo, M.M. 2016. E-learning in the Philippines [PowerPoint]. SEAMEO CELLL Expert Meeting, Ho Chi Minh City, 3–5 October
2016.

Singapore:
Fang, Tai Jo. 2017. Lifelong learning policies and practices in Singapore. Singapore, Institute for Adult Learning. [National report for SEAMEO
CELLL/UIL project].
Freebody, S., Chee, Z. and Sung. J. 2016. Using PIAAC data to measure lifelong learning. Singapore, Institute for Adult Learning.
Hui, C. 2017. SkillsFuture Singapore’s goal for 2017: Reach more Singaporeans. Channel NewsAsia. Available at: http://www.channelnewsasia.
com/news/singapore/skillsfuture-singapore-s-goal-for-2017-reach-more-singaporeans-7593606 [Accessed 7 July 2017].
Minister of Finance Singapore. 2014. Speech by Mr Tharman Shanmugarathnam, Deputy Prime Minister and Minister for Finance, at the Official
Opening of the Lifelong Learning Institute on 17 September 2014 at the Lifelong Learning Institute. Available at: http://www.mof.gov.sg/
news-reader/articleid/1426/parentId/59/year/2014?category=Speeches [Accessed 7 July 2017].
Minister of Finance Singapore. 2015. Budget speech 2015 – Section C: Developing our people. Available at: http://www.skillsfuture.sg/
speeches.html/budget-speech-2015 [Accessed 7 July 2017].
Ministry of Education. 2016. SkillsFuture Singapore Agency Bill Second Reading Speech. Available at: https://www.moe.gov.sg/news/speeches/
skillsfuture-singapore-agency-bill-second-reading-speech#sthash.Esy2tbeE.dpuf [Accessed 7 July 2017].
Ministry of Education. 2017. Edusave. Available at: https://www.moe.gov.sg/education/edusave [Accessed 7 July 2017].
Ministry of Education. 2017. MOE FY 2017 Committee of Supply Debate Speech by Minister of Education (Higher Education and Skills) Ong
Ye Kung on 7 March 2017. Available at: https://www.moe.gov.sg/news/speeches/moe-fy-2017-committee-of-supply-debate-speech-by-
minister-of-education-higher-education-and-skills-ong-ye-kung [Accessed 7 July 2017].
CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI 61
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

Ministry of Manpower. 2016. Refreshed Continuing and Training (CET) masterplan. Available at: http://www.mom.gov.sg/employment-
practices/skills-training-and-development/refreshed-cet-masterplan [Accessed 7 July 2017].
Ministry of Manpower. 2016. Singapore Workforce Development Agency (Amendment) Bill 2016. Second reading speech at parliament on 16
August 2016 at Parliament. Available at: http://www.mom.gov.sg/newsroom/speeches/2016/0816-singapore-workforce-development-
agency-amendment-bill-2016-second-reading-speech-by-mr-lim-swee-say [Accessed 7 July 2017].
OECD. 2010. Singapore: Rapid improvement followed by stronger performance. Paris, OECD. Available at: https://www.oecd.org/countries/
singapore/46581101.pdf [Accessed 7 July 2017].
Singapore Government. Skills Development Fund is Established. Available at: http://eresources.nlb.gov.sg/history/events/98e1b55f-093d-
4d44-b219-d51f6a38c313 [Accessed 7 July 2017].
SkillsFuture Singapore. 2016. New statutory boards to sharpen focus on skills and employment. Available at: http://www.skillsfuture.sg/
factsheet.html/new-statutory-boards-to-sharpen-focus-on-skills-and-employment [Accessed 7 July 2017].
SkillsFuture Singapore. 2017. What’s Your SkillsFuture story? Available at: http://www.skillsfuture.sg/ [Accessed 7 July 2017].
Tong, G. C. 1997. Shaping our future: Thinking schools, learning nation. Speech by Prime Minister Goh Chok Tong at the Opening of the 7th
International Conference on Thinking on 2 June 1997 at the Suntec Convention Center Singapore. Available at: http://ncee.org/wp-content/
uploads/2017/01/Sgp-non-AV-2-PM-Goh-1997-Shaping-Our-Future-Thinking-Schools-Learning-Nation-speech.pdf [Accessed 7 July 2017].
Yang, J. and Yorozu, R. 2015. Building a learning society in Japan, the Republic of Korea and Singapore. Hamburg, UNESCO Institute for Lifelong
Learning.

Thailand:
Office of the Non-formal and Informal Education and Office of the Permanent Secretary, Ministry of Education Thailand. 2017. The Success in
expanding quality lifelong learning opportunities for communities through sub-district CLCs in Thailand. National report for SEAMEO CELLL/
UIL project.
Office of Non-formal and Informal Education, Ministry of Education. 2016. Lifelong Learning Promotion for Community Empowerment through
Sufficiency Economy Philosophy [PowerPoint] SEAMEO CELLL Expert Meeting 3–5 October 2016.
UNESCO. 2015. A Comprehensive Education Review: The Progress of Lifelong Learning and Community Learning Centers in Thailand:
Transforming the Education and Training System to Create Lifelong Learning Societies in Asia and the Pacific. Bangkok, UNESCO.

Timor-Leste:
Alquitran, R. 2016. Timor-Leste national report on successful policies and practices on lifelong learning. policy implementation of the National
Equivalency Programme [PowerPoint]. SEAMEO CELLL Expert Meeting, Ho Chi Minh City, 3–5 October 2016.
Ministry of Education. 2011. National Strategic Plan for Education 2011–2030. Available at: http://www.moe.gov.tl/pdf/NESP2011-2030.pdf
[Accessed 7 July 2017].
Ministry of Education. 2017. Successful Policies and Practices in Lifelong Learning. Focusing on the National Equivalency Education Programme
(Equivalent to Basic Education) in Timor-Leste. National report for SEAMEO CELLL/UIL project.
World Bank. 2016. Timor-Leste Second Chance Education Project. Implementation status and results report. Washington DC, World Bank.

Viet Nam:
Central VALP Office (n.d.). 20 Years of Learning and Talent Promotion, Building and Development. Available at: http://www.hoikhuyenhoc.vn/
modules.php?name=News&op=viewst&sid=4047 [Accessed 7 July 2017].
Central VALP Office. 2017. Updated Charter. Available at: http://www.hoikhuyenhoc.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=2280
[Accessed 7 July 2017].
Hanoi Open University. 2016. Policies and successes in the construction of a learning society and the promotion of lifelong learning in Viet Nam.
National report for SEAMEO CELLL/UIL project.
Ho Chi Minh City Open University. 2017. Center for Distance Education. Available at: http://en.ou.edu.vn/pages/view/191/Center-for-Distance-
Education-Home [Accessed 7 July 2017].
Ho Chi Minh City Open University. 2017. Recruitment for 2017 Intake Notice. Available at: http://oude.edu.vn/announcement/thông_báo_ve_
viec_tuyen_sinh_dai_hoc_hình_thuc_dào_tao_Tu_xa_nam_2017_429/View/ [Accessed 7 July 2017].
Hoang Yen, N.T. 2012. Building a Learning Society in Vietnam: A Head Start Toward 2020’ [PowerPoint].
Viet, P.M. and Vuong, T.D. 2009. Lifelong learning and the Open University System in Vietnam [PowerPoint].
Vietnam Ministry of Education and Training. 2013. Lifelong Learning Policies and Building a Learning Society in Vietnam [PowerPoint].
62 CÁC THỰC TIỄN HỨA HẸN VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

Phụ lục: Các khuyến nghị


và hành động chiến lược để triển khai
HƯỚNG ĐẾN MỘT CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ VỀ KHUYẾN NGHỊ
HTSĐ TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á KHUYẾN Các nước thành viên SEAMEO đề xuất:
NGHỊ/TUYÊN BỐ TẠI CUỘC HỌP SEAMEO- • Xây dựng chính sách hoặc pháp luật quốc gia để thúc đẩy
UNESCO (THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÀY học tập suốt đời cho tất cả mọi người là một phần không
4-5/10/2016) thể tách rời trong sự phát triển kinh tế xã hội của quốc
gia và là một thành phần chính của Chương trình Nghị sự
PHẦN MỞ ĐẦU về các mục tiêu phát triển bền vững.
Tài liệu này được xây dựng dựa trên: bản tóm lược các • Thiết lập cơ chế phối hợp ở tất cả các cấp thông qua sự tham
khuyến nghị chính sách thúc đẩy việc học tập suốt đời cho tất gia của tất cả các bên liên quan trong lĩnh vực học tập suốt đời.
cả mọi người được đề xuất bởi Hội thảo về Khung chính sách • Phân bổ đủ nguồn lực tài chính và xây dựng cơ chế để huy
Quốc gia về Học tập suốt đời tại các nước ASEAN tổ chức tại động thêm kinh phí và các nguồn lực khác trên cơ sở
Hà Nội, Việt Nam vào tháng 1 năm 2013; Tuyên bố ASEAN về công nhận lợi ích của việc học tập suốt đời.
Tăng cường Giáo dục cho Trẻ em và Thanh thiếu niên không • Mở rộng các cơ hội học tập phong phú và đa dạng.
được đi học của Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Viên Chăn, Lào,
ngày 6 tháng 9 năm 2016; Bảy Lĩnh vực Ưu tiên của SEAMEO ĐỊNH HƯỚNG/HOẠT ĐỘNG CHIẾN LƯỢC ĐỂ
giai đoạn 2015-2035; và Chương trình Nghị sự về Phát triển THỰC HIỆN
Bền vững - Giáo dục 2030, với mục tiêu tổng quát là “Đảm 1. Thực hiện so sánh đối chiếu để xác định khoảng cách so
bảo giáo dục chất lượng theo hướng công bằng và hòa nhập với Mục tiêu Phát triển Bền vững 4 và thông báo cho các
và thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người”. nhà hoạch định chính sách.
2. Xác định những thiếu sót trong việc thực hiện Mục tiêu
Cuộc họp chuyên gia của dự án Hướng tới một Chương trình Phát triển Bền vững 4 và thông báo cho các nhà hoạch
nghị sự về Học tập suốt đời tại các Quốc gia Đông Nam Á do định chính sách.
SEAMEO và UNESCO tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh với 3. Tổ chức các hoạt động vận động để thúc đẩy học tập
sự tham dự của 11 quốc gia vào ngày 4 và 5 tháng 10 năm suốt đời.
2016, mong muốn nhận được sự cam kết của các bộ trưởng 4. Tiến hành các cuộc đối thoại đa ngành về thúc đẩy học
giáo dục và đối tác của các quốc gia Đông Nam Á về những tập suốt đời và tìm kiếm sự ủng hộ từ các cơ quan chính
kết quả và khuyến nghị chính sách sau đây. phủ.
5. Tìm bằng chứng về các ích lợi to lớn thu về từ học tập
suốt đời.
6. Nâng cao vai trò của các cấp chính quyền địa phương và
có cơ chế khuyến khích để doanh nghiệp thực hiện trách
nhiệm xã hội.
Báo cáo này là kết quả của một dự án hướng đến việc xây dựng một chương trình nghị sự về học tập suốt đời ở các quốc
gia Đông Nam Á, nhằm mục đích giải quyết những thách thức giáo dục còn tồn tại trong khu vực và đảm bảo ‘một nền
giáo dục có chất lượng, mang tính hòa nhập, công bằng và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người’
(Mục tiêu 4 của Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững). Thông qua việc chia sẻ các chính sách và thực tiễn
hứa hẹn trong việc tích hợp học tập suốt đời vào hệ thống giáo dục từ nhiều góc nhìn, các quốc gia có thể học hỏi lẫn
nhau và hiện thực hóa trọn vẹn tầm nhìn của họ về học tập suốt đời.

Ấn phẩm này trình bày những thực tiễn hứa hẹn từ 11 quốc gia, đặc biệt tập trung vào các yếu tố then chốt trong việc
thúc đẩy học tập suốt đời cho tất cả mọi người. Những yếu tố này bao gồm các thực tiễn dạy và học mang tính hoà nhập
và phù hợp với giới tính, việc công nhận kết quả học tập không chính quy và phi chính quy, việc hợp tác giữa các khu vực
phát triển kinh tế và xã hội cũng như các chính sách và chiến lược nhất quán của nhà nước. Báo cáo bao gồm ba phần
chính: 1) phản ánh thực trạng về học tập suốt đời trong các tài liệu quốc tế và của các quốc gia trong khu vực, 2) tập hợp
các thực tiễn tốt được rút ra từ các báo cáo quốc gia, và 3) đề xuất các khuyến nghị cho chính sách và chương trình thúc
đẩy học tập suốt đời. Hy vọng rằng những khuyến nghị này sẽ khơi nguồn thảo luận và tạo tiền đề cho những hướng phát
triển mới của khu vực, cả về phương diện chính sách lẫn thực tiễn.

You might also like