You are on page 1of 7

MẠNG VIỄN THÔNG DI ĐỘNG 5G

Trần Tùng Nhi, Lý Minh Hoàng và Nguyễn Minh Khang1


1
Lớp Viễn Thông 2014 Việt Pháp, Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh

Ba sinh viên đóng góp ngang bằng nhau trong bài báo cáo này.

Tóm tắt nội dung


Bài báo cáo này trình bày những thực trạng và vấn đề của mạng di động hiện nay, từ đó thúc đẩy sự
ra đời và phát triển của mạng viễn thông 5G. Một số công nghệ gần đây của 5G cũng được điểm qua,
bao gồm NOMA, mmWave, small cells và mMIMO.

1 Những hạn chế của mạng di động hiện tại


Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các thế hệ mạng di động, số lượng người
dùng, thiết bị vô tuyến, thông tin dữ liệu cũng như nhu cầu chất lượng trải nghiệm (QoE - Quality of
Experience) cũng tăng lên vượt bậc. Theo dự báo của Cisco Internet Business Solutions Group [1], đến cuối
năm 2020, trên thế giới sẽ có khoảng 50 tỷ thiết bị kết nối sử dụng dịch vụ mạng di động. Điều đó cũng
đồng nghĩa với sẽ có sự bùng nổ về lưu lượng dữ liệu so với năm 2014 [2]. Trong khi với cơ sở hạ tầng hiện
tại, mạng 4G không thể đủ lớn để hỗ trợ số lượng khổng lồ các thiết bị kết nối đó cộng thêm yêu cầu về độ
trễ thấp và sử dụng hiệu quả phổ tần số, điều sẽ trở nên cực kỳ quan trọng trong tương lai. Cụ thể:
• Không hỗ trợ lưu lượng dữ liệu bùng nổ: có nhiều ứng dụng di động gửi tin nhắn liên tục về server của
mình và yêu cầu tốc độ truyền dữ liệu rất cao trong thời gian cực ngắn. Loại truyền dẫn dữ liệu này
tiêu tốn nhiều năng lượng của thiết bị người dùng (pin) cùng với sự bùng nổ về lượng dữ liệu có thể
làm hỏng lõi.
• Sử dụng không hiệu quả khả năng của trạm gốc (base station - BS): trong mạng di động hiện tại, chỉ
có những thiết bị người dùng (UEs - user equipments) liên kêt với trạm gốc mới có thể sử dụng khả
năng xử lý của trạm đó và chúng cũng được thiết kế để hỗ trợ lưu lượng cho lúc cao điểm. Tuy nhiên
khả năng xử lý của một BS có thể chia sẻ trên một khu vực rộng (về mặt địa lý) nếu như BS được tải
nhẹ.
• Can nhiễu: một mạng di động điển hình sử dụng 2 kênh truyền riêng biệt: 1 kênh truyền lên (uplink -
UL) truyền dữ liệu từ UE đến BS, 1 kênh có chiều truyền ngược lại – truyền xuống (downlink - DL).
Việc phân bổ 2 kênh truyền riêng biệt cho cùng một UE không phải là một cách sử dụng dải tần số
hiệu quả. Tuy nhiên việc đưa 2 kênh này vào cùng 1 tần số xác định, ví dụ là một radio vô tuyến song
công, thì lại xảy ra can nhiễu giữa UL và DL. Chính điều này đã dẫn đến việc phải có nhiều BSs trong
một khu vực địa lý.
• Không hỗ trợ các mạng vô tuyến không đồng nhất: mạng không dây không đồng nhất (HetNets) bao
gồm nhiều kỹ thuật truy cập của mạng vô tuyến như 3G, 4G, WLAN, WiFi và Bluetooth. HetNets đã
được chuẩn hóa trong 4G; tuy nhiên kiến trúc cơ bản không nhằm hỗ trợ HetNets. Hơn nữa mạng di
động hiện tại vẫn chỉ cho phép 1 UE có 1 DL và 1 UL với 1 BS duy nhất nên cũng đồng thời cản trở
việc sử dụng HetNets ở mức tối đa. Với HetNets, 1 UE có thể chọn 1 UL và 1 DL từ 2 BSs khác nhau
thuộc 2 mạng vô tuyến khác nhau nhằm cải thiện hiệu suất.

1
Nhi - Hoang - Khang
• Không phân biệt giữa người dùng trong nhà và ngoài trời: mạng di động hiện tại có duy nhất 1 BS
được lắp đặt gần trung tâm của cell và tương tác với tất cả các UEs bất kể vị trí là trong nhà hay
ngoài trời trong khi các UEs trong nhà chiếm khoảng 80%. Hơn nữa giao tiếp giữa 1 UE trong nhà và
BS bên ngoài không được hiệu quả về cả tốc độ truyền, hiệu quả phổ và năng lượng do sự suy hao của
tín hiệu khi đi qua các lớp tường.
• Độ trễ: khi 1 UE nhận được sự truy cập từ BS, ở hệ thống mạng di động hiện tại, phải mất vài trăm
mili giây thế nên không thể đạt được độ trễ bằng 0.
Những hạn chế này cũng chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của mạng 5G (5th Geneneration).

2 Mục tiêu và kỳ vọng đối với mạng 5G


Mạng 5G được kỳ vọng sẽ giải quyết những bài toán thực tế sau:

• Giao thông thông tin: hiện nay có rất nhiều loại ứng dụng vận chuyển thông tin không dây được phát
triển mà đa số cần có sự hỗ trợ của mạng di động để cải thiện hiệu suất làm việc. Những ứng dụng
như V2V (Vehicle-to-Vehicle), V2I (Vehicle-to-Infrastructure), ITS (Intelligent Trasport Systems) yêu
cầu độ trễ rất thấp – thấp hơn nhiều so với những gì hệ thống LTE hiện tại đang cung cấp. Những
chiếc xe không người lái và hệ thống xe hỗ trợ tài xế trong tương lai cần hệ thống an toàn với thời
gian thực có thể trao đổi dữ liệu với cơ sở hạ tầng cố định và cả những xe khác đang cùng lưu thông.
Do đó thị trường xe kết nối mạng sẽ thực sự bùng nổ. Navigant Research dự đoán số lượng xe trên thế
giới sẽ đạt 2 tỷ chiếc vào năm 2035 [3] ; trong khi đó Juniper Research ước tính xe kết nối chiếm 20%
thị trường xe hơi thế giới vào năm 2019 [4] và Analysys Mason dự đoán sẽ có 89% lượng xe mới bán
ra thị trường năm 2024 là xe kết nối [5]. Rõ ràng mật độ kết nối của các phương tiện này đang tăng
lên mạnh mẽ và sẽ là một yếu tố quan trọng mà mạng 5G cần hướng đến.
• Tự động hóa và ứng dụng: những chuyên gia tự động hóa của GE, Mitsubishi hay SAP đang xây dựng
một nền tảng IoT có tính công nghiệp (đặc trưng bởi sự mạnh mẽ và các giao thức bảo mật được phát
triển từ các cách tiếp cận tự động hóa truyền thống) nhưng được mở rộng để hỗ trợ giao tiếp IP trên
một khu vực rộng lớn hơn. Tác động kinh tế của IoT là cực kì lớn. Theo báo cáo của McKinsey vào
tháng 6/2015 giá trị từ các ứng dụng của IoT trong việc bảo trì và vận hành có thể đạt từ 1,2 tỷ đến
3,7 nghìn tỷ USD vào năm 2025. [6]
• VR và AR: các thiết bị VR và AR, với xuất phát điểm là những thiết bị dùng trong quân sự, giờ đây
đang là hướng phát triển chính của ngành công nghiệp trò chơi và nhiều ngành khác. VR và AR yêu
cầu khối lượng lớn dữ liệu và khi tai nghe và các thiết bị hiển thị khác được kết nối không dây thì
mạng di động phải hỗ trợ truyền dữ liệu với độ trễ thấp và độ tin cậy cao bởi hầu hết các ứng dụng
VR, AR đều mang tính thời gian thực.
• Y tế: việc phát triển một mạng di động nhanh hơn, đáng tin cậy hơn, có độ trễ thấp hơn không chỉ mở
ra cơ hội sử dụng rộng rãi các ứng dụng hiện có mà còn thúc đẩy sự phát triển của những ứng dụng
mới như phẫu thuật từ xa, robot bằng cách sử dụng công nghệ AR, VR, haptic và các can thiệp y tế
quan trọng khác – điều mà trước đây vẫn còn nhiều hạn chế do sự thiếu ổn định về mặt vận hành (vì
có nhiều quá trình cần thực hiện) và có thể được cải thiện bằng một mạng di động có hiệu năng tốt
hơn hiện tại.

• Thành phố thông minh (Smart cities): Ứng dụng của thành phố thông minh cực kỳ đa đạng nhưng
đều có liên quan đến việc bổ sung các kết nối và ứng dụng CNTT tại các cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ
cho việc lập kế hoạch tốt hơn và phản hồi nhanh hơn với những tình huống bất ngờ. Được xây dựng
trên một mạng lưới hàng chục ngàn thậm chí đến hàng triệu cảm biến tùy theo quy mô, thành phố
thông minh cần có hệ thống mạng tốt, cung cấp các kết nối cần thiết có khả năng hỗ trợ nhiều luông
dữ liệu khác nhau với các yêu cầu hiệu suất khác nhau.

2
Nhi - Hoang - Khang

Bảng 1: Những tiêu chí cho mạng 5G [7]


TIÊU CHÍ GIÁ TRỊ
Trễ trong đường truyền không khí <1ms
Trễ end-to-end <10ms
Mật độ kết nối 100x lần nhiều hơn LTE
Dung lượng trên đơn vị diện tích 1Tbit/s/km2
Hiệu suất phổ của hệ thống 10bit/s/Hz/cell
Lưu lượng downlink lớn nhất trên 1 connection 10Gbit/s
Hiệu suất sử dụng năng lượng cải thiện >90% so với LTE

3 Một số công nghệ tiêu biểu trong 5G


3.1 Small Cells
Trong băng tần sóng millimeter, các sóng được truyền bị suy hao lớn bởi môi trường không khí, do đó
kích thước cell sẽ bị hạn chế. Kích thước cell nhỏ nâng cao hiệu quả sử dụng lại phổ tần. Phổ tần số
sử dụng trong hệ thống thông tin di động là có hạn nên người ta phải tìm cách sử dụng lại tần số để
có thể tăng dung lượng điện thoại phục vụ, các nhóm tần số giống nhau có thể được sử dụng ở các
cell khác nhau miễn sao khoảng cách giữa các cell đủ lớn để tránh nhiễu do các tần số trùng nhau gây
ra. Tuy nhiên việc sử dụng tần số này bắt buộc phải tăng số lượng lớn các trạm gốc được yêu cầu,
do đó mạng tế bào chuyên dụng có thể là khá đắt và tiêu thụ công suất cao. Để giảm chi phí của hệ
thống và giảm công suất tiêu thụ, các trạm gốc phải được thiết kế càng đơn giản càng tốt. Small cell
là các base station nhỏ - di động đòi hỏi điện năng tối thiểu để hoạt động và đặt cách nhau mỗi 250m
một lần trong thành phố. Để giảm thiểu tín hiệu bị dropped, các nhà khai thác có thể cài đặt hàng
ngàn trạm này trong một thành phố để tạo một mạng lưới dày đặc, hoạt động như một nhóm chuyển
tiếp (relay team), nhận các tín hiệu từ các base station khác và gửi dữ liệu tới người dùng ở bất kỳ vị
trí nào. Trong khi các mạng đi động truyền thống cũng dựa vào số base station ngày càng tăng, việc
đạt được hiệu suất 5G đòi hỏi một hạ tầng thậm chí còn lớn hơn. May mắn là, anten trên các small
cell nhỏ hơn nhiều so với anten truyền thống bởi vì chúng truyền millimeter waves. Sự khác biệt kích
thước này giúp việc gắn các cell vào các cột đèn cũng như đỉnh các tòa nhà cao tầng dễ dàng hơn. Cấu
trúc mạng hoàn toàn khác nhau nên cung cấp việc sử dụng tần số hiệu quả hơn. Có thêm trạm nghĩa
là tần số mà một trạm sử dụng để kết nối với các thiết bị trong một khu vực có thể tái sử dụng bởi
một trạm khác trong một khu vực khác để phục vụ khách hàng khác. Có một vấn đề đó là, số lượng
small cells cần thiết để xây dựng một mạng 5G có thể gây khó khăn để thiết lập ở nông thôn.

3.1.1 Tại sao phải sử dụng small cells?

– Small cell có mục đích cung cấp cho người dùng cuối một trải nghiệm di động được cải thiện trong
các khu đô thị có độ nghẽn cao.
– Tăng công suất trong khu vực có mật độ sử dụng cao.
– Cải thiện vùng phủ sóng và tốc độ dữ liệu.
– Tăng tuổi thọ của pin điện thoại bằng cách giảm điện năng tiêu thụ.

3.1.2 Các loại small cells và mô hình triển khai

Có 3 loại small cell: femtocells, picocells và microcells.

3
Nhi - Hoang - Khang
– Femtocells có phạm vi nhỏ nhất trong các loại small cells và thường được triển khai trong tòa
nhà hoặc doanh nghiệp nhỏ. Các thiết bị giống như router này được lắp đặt bởi khách hàng và
chỉ có thể đảm bảo cho một vài người dùng cùng lúc. Femtocells thường có phạm vi tối đa dưới
10m.
– Picocells thường được lắp đặt ở khu vực trong nhà lớn như trung tâm thương mại, văn phòng,
nhà ga. Nó có thể hỗ trợ tối đa 100 người dùng cùng một lúc và có phạm vi dưới 200m.
– Microcells là small cell lớn nhất và mạnh nhất. Chúng thường được lắp ngoài trời trên đèn giao
thông hoặc biển báo và có thể sử dụng tạm thời cho các sự kiện lớn. Microcells có tầm hoạt động
dưới 2km, trong khi tháp microcell có thể bao phủ đến khoảng 30km

3.1.3 Ưu điểm

– Cải thiện phạm vi phủ sóng đảm bảo ở các khu vực nhỏ với yêu cầu năng lượng thấp
– Phạm vi đáng tin cậy và hiệu quả
– Chi phí thấp hơn và linh hoạt hơn so với hệ thống anten truyền thống

3.1.4 Bất lợi

– Thiếu sự phối hợp giữa các hệ thống khác nhau


– Khu vực triển khai không đảm bảo cho các small cell do việc thỏa thuận và quy hoạch
– Yêu cầu nguồn điện có thể không được đảm bảo tại điểm cần lắp

3.1.5 Vấn đề Backhaul

Một vấn đề các nhà cung cấp linh kiện thường gặp khi triển khai small cell network là backhaul. Tìm
một địa điểm để triển khai small cell là khá khó khăn, nhà cung cấp phải xác định chủ sở hữu của kiến
trúc xây dựng và thương lượng kế hoạch lắp đặt. Có một số cách để cung cắp tín hiệu cho small cell
bao gồm việc sử dụng cáp đồng, sợi quang hoặc wireless microwaves, mỗi phương pháp đều có lợi thế
và bất lợi riêng. Sợi quang cung cấp lượng thông tin cao nhất nhung có thế tốn kém nếu không có cơ
sở hạ tầng đã thiết lập trước. Wireless lại đòi hỏi phải điều chỉnh hướng trong điều kiện line-of-sight.

3.2 Đa truy cập phi trực giao NOMA


Sự phát triển mạnh mẽ của thiết bị di động không dây đòi hỏi hệ thống thông tin di động tiến tiến
đáp ứng nhu cầu này. Mạng 5G có nhiều ưu điểm như chất lượng cao, tốc độ cao, độ trễ thấp, etc.
nên mạng 5G là xu hướng nghiên cứu về việc phát triển mạng không dây trong tương lai. Trong mạng
5G có nhiều công nghệ mới khác nhau như NMMA, OMA, MIMO. Kĩ thuật đa truy cập phi trực giao
(NOMA) được biết đến với nhiều ưu điểm như cung cấp cùng tần số, cũng mã cho người dùng trong
cùng một thời gian với các công suất phát khác nhau.

3.2.1 Cơ chế truy cập phi trực giao (NOMA)

NOMA (Non-Orthogonal Multiple Access) sử dụng công suất để phân tách tín hiệu với nhau. NOMA
đưa ra một chiều hướng mới, trong đó các tín hiệu có thể được tách ra và cho phép truy cập vào một
trạm gốc. Chìa khóa cho công nghệ NOMA là cho phép phân tích các tín hiệu có sự khác biệt đáng kể
về mức năng lượng. NOMA khai thác sự khác biệt về mất mát đường dẫn giữa những người dùng, với
những người dùng khác nhau, tỷ lệ nhiễu nhận được ở bộ thu là khác nhau, năng lượng tổn hao cũng
khác nhau. Bằng cách phân tích đặc trưng những yếu tố trên ta có thể tách các tín hiệu ra để xử lý ở

4
Nhi - Hoang - Khang
đầu thu. NOMA được biết đến với nhiều ưu điểm như cung cấp cùng tần số, cùng mã cho người dùng
trong cùng một thời gian với các mức công suất phát khác nhau. Công nghệ này sẽ giải quyết được
sự gia tăng lớn về nhu cầu sử dụng trong tương lai đối với 5G, khi mà các kỹ thuật FDMA, TDMA,
CDMA không đáp ứng được.

3.3 Massive MIMO (mMIMO) [8]


mMIMO là một công nghệ đang phát triển được nâng cấp từ công nghệ MIMO hiện tại. Hệ thống
mMIMO sử dụng Mảng anten (arrays of antenna) bao gồm hàng trăm anten mà mỗi cái được chia
khe tần số (frequency slots) để đồng thời phục vụ hàng chục người dùng. Mục tiêu của mMIMO là sở
hữu tất cả những ưu điểm của MIMO nhưng ở một cấp độ cao hơn. Một cách tổng quát, mMIMO sẽ
tiết kiệm năng lượng, hiệu quả, bảo mật và tiết kiệm băng thông [11]. mMIMO sử dụng Ghép kênh
trên miền không gian (spatial multiplexing hay còn gọi là beamforming) và đòi hỏi những tín hiệu từ
tất cả những anten ở Trạm gốc (base station) có quan hệ về góc pha không đổi (phase coherent signals).

Một số ưu điểm của hệ thống mMIMO bao gồm:

mMIMO có thể tăng hiệu quả bức xạ năng lượng (radiated energy efficiency) lên 100
lần và đồng thời tăng dung lượng lên khoảng 10 lần hoặc hơn
Việc tăng dung lượng của hệ thống mMIMO có được do kỹ thuật Spatial Multiplexing. Đồng thời,
việc tăng hiệu suất sử dụng năng lượng là do khi tăng số anten, năng lượng có thể được tập trung vào
một vùng nhỏ trong không gian (dựa trên nguyên lý cộng (xếp chồng) các sóng để các sóng này có thể
cộng hưởng với nhau)

Hệ thống mMIMO có thể giảm chi phí bằng cách sử dụng những thiết bị rẻ tiền và công
suất thấp hơn
Hệ thống mMIMO sử dụng hàng trăm mạch khuếch đại (amplifier) rẻ vì chúng có thể output ra năng
lượng trong khoảng miliwatt, thay vì sử dụng những mạch khuếch đại ultra-linear 50W (ultra-linear
amplifier) mắc tiền đang được sử dụng hiện nay. Thêm vào đó, cải tiến lớn nhất là khả năng loại bỏ
những dây cáp đồng trục lớn và mắc tiền ra khỏi hệ thống [11]

mMIMO cho phép giảm độ trễ (latency)


Trong truyền thông vô tuyến, nguyên nhân chính gây ra latency là fading. Khi tín hiệu được truyền đi
giữa trạm phát và trạm thu, do các hiện tượng phản xạ, nhiễu xạ và tán xạ (reflection, diffraction and
scattering) nó di chuyển qua nhiều đường. Khi các sóng từ nhiều đường này đến trạm phát, chúng có
thể giao thoa và triệt tiêu lẫn nhau. Hệ thống mMIMO sử dụng số lượng lớn anten và kỹ thuật Spatial
multiplexing có thể tránh fading và làm giảm latency.

3.4 Millimeter Waves (mmWAV hay mmWave)


Băng thông vô tuyến hiện nay không có khả năng hỗ trợ số lượng lớn thiết bị (user equipments – UEs)
trong hệ thống 5G. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đang hướng đến dải tần từ 30 GHz đến 300 GHz, trong
đó mmWave được sử dụng để truyền dữ liệu tốc độ cao. Các nghiên cứu hiện nay đang tập trung vào
băng tần 28GHz, 38 GHz, 60 GHz và E-band (71-76 GHz và 81-86 GHz). Tuy nhiên, mmWave cũng
tạo ra những khó khăn cho tầng vật lý và tầng network (tầng 1 và tầng 3 trong mô hình OSI) [9]
Trong mạng di động 5G, tốc độ truyền dữ liệu phải lên đến hàng gigabit trên giây (Gbps). Tốc độ này
có thể đạt được bằng cách sử dụng anten định hướng có phổ mmWave (mmWave spectrum steerable
antennas). Bước sóng nhỏ này, cùng với anten định hướng sẽ giúp tăng lưu lượng đường truyền vì
mMIMO có thể cho phép phân cực trực giao (orthogonal polarization) và spatial multiplexing [10].

5
Nhi - Hoang - Khang

Hình 1: Dải tần mmWave cho các mạng viễn thông di động

Hình 1 cho thấy dải tần mmWave có thể sử dụng cho 1 mạng di động. Kỹ thuật Cộng dồn sóng mang
(carrier aggregation) được sử dụng để tạo ra một băng thông ‘ảo’ (virtual bandwidth) lớn bằng cách
gộp nhiều băng thông riêng lẻ, từ đó tăng tốc độ truyền tải dữ liệu. Điều này được giải thích là do
băng thông tỷ lệ thuận với tốc bộ truyền tải bit theo công thức Shannon:

C = B log2 (1 + SN R) (1)
trong đó C là tốc độ truyền bit tối đa, B là độ rộng băng thông và SN R là tỷ số tín hiệu trên nhiễu

4 Kết luận và những hướng phát triển trong tương lai [10]
Mạng 5G với những tính năng nêu trên sẽ cách mạng hóa thị trường viễn thông di động trong tương lai.
Công nghệ 5G sẽ là một tổ hợp các kỹ thuật tiên tiến khác nhau để đáp ứng nhu cầu thiết lập một hệ thống
mạng hiệu quả, lưu lượng cao với QoS (Quality of Service) tốt hơn. Để thiết kế một mạng với chất lượng như
vậy, chìa khóa nằm trong việc sử dụng cell nhỏ hơn (small cells). Tuy nhiên, chia sẻ phổ (spectrum sharing)
vẫn là một thách thức đối với ngành công nghiệp viễn thông và công nghệ 5G. 5G sẽ giải quyết tất cả những
vấn đề liên quan đến việc chuyển từ viễn thông có dây sang viễn thông không dây. An toàn và bảo mật là
những vấn đề đáng lưu ý nhất trong hệ thống mạng và 5G được kỳ vọng sẽ cung cấp một hệ thống mạng
bảo mật và đáng tin cậy. Người ta dự đoán rằng mạng 5G sẽ được thiết lập vào năm 2020.

5 Tài liệu tham khảo


[1] Ericsson, “More than 50 billion connected devices”, white paper, 2011.
[2] Ericsson, “Ericsson Mobility Report: On the Pulse of the Networked Society”, 2015.
[3] Navigant Research, “Transportation Forecast : Medium and Heacy Duty Vehicles”, 2017.
[4] “Juniper Research M2M and Embedded Devices 2015-2019”, Jun 2018.
[5] M. Mackenzie, T. Berreck, “Connected cars: Worldwide trends and forecasts 2013-2025”, M2M Research,
2016.
[6] McKinsey&Company, “Unlocking the potential of the Internet of Things”, 2015.
[7] “The Road to 5G: Drivers, Applications, Requirements and Technical Development”, GSA Excutive, 2015.
[8] A. Gupta, R. K. Jha, “A Survey of 5G Network: Architecture and Emerging Technologies”, IEEE access,
3(2015), 1206-1232.
[9] N. Panwar, S. Sharma, A. K. Singh, “A survey on 5G: The next generation of mobile communication”,
Physical Communication, Accepted date: 30 October 2015

6
Nhi - Hoang - Khang
[10] M. K. Arjmandi, “5G Overview: Key Technologies”, CRC Press, 2016
[11] E. G. Larsson, F. Tufvesson, O. Edfors, and T. L. Marzetta, “Massive MIMO for next generation wireless
systems”, IEEE Commun. Mag. [Online]. Available: http://arxiv.org/ pdf/1304.6690v1.pdf.

You might also like