You are on page 1of 9

GV: TS.

Nguyễn Tuấn Long

Chương I: KIẾN
THỨC CƠ SỞ

§1:
I. Mệnh đề.

Định nghĩa: Mệnh đề là một câu khẳng định có tính chất hoặc đúng hoặc sai chứ không
thể vừa đúng vừa sai.
Ví dụ 1.1: Các câu khẳng định: A: “Hôm nay trời có mưa”; B: “2 là số nguyên tố”; C:
“2+2=3” là những mệnh đề.
Câu phát biểu: “Không biết hôm nay trời nắng hay mưa?” không là mệnh đề, vì nó
không phải là câu khẳng định nên không có tính chất hoặc đúng hoặc sai.

 Một mệnh đề đúng thì ta gán cho nó giá trị chân lý bằng 1 (hay gán bằng chữ T)

Mệnh đề sai thì ta gán cho nó giá trị chân lý bằng 0 (hay gán bằng chữ F)

 Giả sử A là 1 mệnh đề. Câu “Không phải là A” là một mệnh đề khác, được gọi là mệnh đề
phủ định của A. Kí hiệu: 𝐴ҧ
Ví dụ 1.2: A: “Hôm nay là thứ 6”
𝐴ҧ: “Hôm nay không phải là thứ 6”

Bảng giá trị chân lý A 𝐴ҧ

1 0

0 1

II. Các phép toán đối với mệnh đề:


1) Phép hội: Giả sử A và B là 2 mệnh đề. Mệnh đề “A và B” được kí hiệu A ‫ ٿ‬B, là đúng
khi cả A và B cùng đúng và sai trong các trường hợp còn lại. Mệnh đề A ‫ ٿ‬B được gọi là
hội của A và B.
Ví dụ 1.3: A: “Lớp toán rời rạc học tại phòng có 20 sinh viên nam”.

B: “Lớp toán rời rạc học tại phòng có 15 sinh viên nữ”.
A ‫ ٿ‬B: “Lớp toán rời rạc học tại phòng có 20 sinh viên nam, 15 sinh viên nữ”.

Ví dụ 1.4: A: “p là số nguyên chẵn”.


B: “p là số nguyên chia hết cho 3”.
A ‫ ٿ‬B: “p là số nguyên chẵn và chia hết cho 3”

2) Phép tuyển: Cho 2 mệnh đề A và B. Mệnh đề “A hoặc B” được ký hiệu là A‫ ڀ‬B, là một
mệnh đề sai khi cả A và B cùng sai và đúng trong các trường hợp còn lại. Mệnh đề
A‫ ڀ‬B được gọi là tuyển của hai mệnh đề A và B.
Ví dụ 1.5: A: “Hôm nay, sinh viên lớp hệ thống thông tin học môn Toán rời rạc.”

B: “Hôm nay, sinh viên lớp hệ thống thông tin được nghỉ học.”

A‫ ڀ‬B: “Hôm nay, sinh viên lớp hệ thống thông tin học môn Toán rời rạc hoặc
được nghỉ học”.

*Bảng giá trị chân lý:


A B A ‫ٿ‬B A ‫ڀ‬B
0 0 0 0
0 1 0 1
1 0 0 1
1 1 1 1
3) Phép tuyển loại:Mệnh đề tuyển loại của A là A B A⨁B

B được ký hiệu A⨁B, là một mệnh đề chỉ đúng 1 1 0


1 0 1
khi hai mệnh đề A, B không cùng đúng hoặc
0 1 1
cùng sai và sai trong các trường hợp còn lại. 0 0 0

4) Phép kéo theo:Cho A và B là hai mệnh A B A⇒B


đề. Mệnh đề kéo theo A⇒B là một mệnh đề 1 1 1

mới được thành lập từ hai mệnh đề A, B mà 1 0 0


0 1 1
nó chỉ sai khi A đúng và B sai, còn đúng
0 0 1
trong các trường hợp còn lại.
5)Phép tương đương: A B A⇔B
1 1 1
Cho hai mệnh đề A và B. Mệnh đề A⇔B
0 0 1
(A tương đương với B) là mệnh đề chỉ 1 0 0
đúng khi A và B có cùng giá trị chân lý. 0 1 0

6) Lượng từ ∃,∀.
• Lượng từ “Tồn tại”, kí hiệu “∃ ”, sẽ có ít nhất một phần tử thỏa mãn tính chất; điều kiện
hay mệnh đề được viết sau chữ tồn tại.
• Lượng từ “Với mọi”, kí hiệu “∀”, có nghĩa là tất cả các đối tượng (các phần tử) đều
thỏa mãn tính chất; điều kiện hay mệnh đề được viết sau chữ “với mọi”.
7) Phép toán đối với các xâu bit:
• Máy tính dùng các bit để biểu diễn thông tin. Một bit là một kí tự 0 hoặc 1 (binarydigit).
• Biến Boole (BooleanVariable). Một biến được là BooleanVariable nếu nó chỉ có hai giá trị là
đúng hoặc sai.
• Thông tin thường được biểu diễn bằng cách dùng các xâu bit, đó là dãy các số 0 và 1.

Định nghĩa 1: Một xâu bit (hoặc một xâu nhị phân) là dãy gồm một hoặc nhiều bit (tức là một
dãy số chỉ gồm số 0 và 1). Chiều dài của xâu là số các bit trong xâu đó.

Ví dụ 1.1.6: Dãy 1010100011: là một xâu bít có chiều dài bằng 10.
• Các phép toán đối với xâu bít là OR, AND, XOR tương ứng với các phép toán đối với các
mệnh đề: ‫ڀ‬, ‫ٿ‬, ⊕.
Ví dụ 1.1.7: Ví dụ 1.1.8:
Xâu 1 0110110110 Xâu 1 11010111010101
Xâu 2 1100011101 Xâu 2 01100011011010
OR 1110111111 OR 11110111011111
AND 0100010100 AND 01000011010000
XOR 1010101011 XOR 10110100001111

You might also like