You are on page 1of 2

1.

Khái niệm văn hóa:


- Theo Hồ Chí Minh: “Văn hóa là sự tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt cùng
sự biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu
cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.
- Trên thực tế, văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà
loài người đã sáng tạo ra, nhằm đáp ứng sự sinh tồn và cũng là mục đích cuộc
sống của loài người.
- Một số ví dụ: Vườn treo Babylon, Vạn Lý Trường Thành, Cồng chiêng Tây
Nguyên, nhã nhạc cung đình Huế….
2. Quan họ Bắc Ninh
a) Giới thiệu chung
- Dân ca Quan họ Bắc Ninh là một hình thức hát giao duyên giữa các liền anh liền
chị (liền anh và liền chị là những lối nói mang tính biệt ngữ trong sinh hoạt dân
ca Quan họ, dùng để chỉ hoặc gọi từng thành viên nam hoặc nữ của một bọn
Quan họ). Đây là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ
sông Hồng.
- Những liền anh trong trang phục truyền thống khăn xếp, áo the và những liền
chị duyên dáng trong bộ áo mớ ba, mớ bẩy, đầu đội nón thúng quai thao, cùng
nhau hát đối những câu ca mộc mạc, đằm thắm, cách hát theo lối truyền thống
không cần nhạc đệm mà vẫn đầy chất nhạc, thể hiện nét văn hóa tinh tế của
người hát Quan họ.
- Theo Giáo sư Vũ Ngọc Khánh và Phạm Minh Thảo, trong sách “Kho tàng diễn
xướng dân gian Việt Nam” có thể chia hát quan họ thành những dạng sau:
– Hát quan họ ở hội còn gọi là hát Hội.
– Hát quan họ ở đám còn gọi là hát Mừng.
– Hát quan họ ở cửa đình, cửa đền còn gọi là hát Thờ hát Cầu.
– Hát quan họ tại nhà giữa hai nhóm quan họ trai gái mời nhau còn
gọi là hát Canh.
Trong các dạng hát quan họ kể trên, hát hội và hát canh là hai hình thức hát
quan họ nổi bật có giá trị văn hóa cao.
b) Nguồn gốc
- Cho đến nay, tuy có nhiều công trình nghiên cứu kỹ lưỡng về Quan họ nhưng
chúng ta vẫn chưa xác định được nguồn gốc của nó. Có rất nhiều truyền thuyết
nói về nguồn gốc của Quan họ.
Tên gọi “quan họ” đã có từ rất xa xưa, không ai biết chính xác vì sao lại có tên
gọi này. Có rất nhiều giả thuyết lý giải nhưng cho đến nay chưa có giả thuyết
nào có đủ tính thuyết phục.Có giả thuyết cho rằng “quan họ” là thể loại âm
nhạc của “họ nhà quan” nên được gọi là “quan họ” (khác với các thể loại dân
ca khác, quan họ không được sinh ra từ tầng lớp nhân dân lao động, mà được
sinh ra từ tầng lớp trung lưu nông thôn). Cũng có truyền thuyết cho rằng, có
một ông quan cưỡi ngựa đi qua làng Diềm Xá (xã Hòa Long, huyện Yên Phong),
gặp một cô gái đang hát điệu dân ca. Ông quan dừng ngựa lại (họ) để nghe, mê
tiếng hát và đặt tên là làn điệu quan họ.
- Còn nhiều truyền thuyết khác, nhưng cái chung của đa số các truyền thuyết đó
là lối hát đối đáp giữa hai họ, hai làng, hai đối tượng.
c) Thời gian diễn ra và trang phục
- Thời gian diễn ra: Từ mồng 4 Tết âm lịch, trong gần ba tháng mùa xuân đầu
năm, hội làng ở các làng Quan họ và các làng kế cận liên tiếp diễn ra. Suốt
tháng 8 âm lịch lại là các hội lệ vào đám của các làng. Cho nên mùa xuân và
mùa thu là mùa hội cũng là mùa ca hát Quan họ nhộn nhịp, tưng bừng làng
trên, thôn dưới.
- Trang phục:
Trong hát quan họ trai thường mặc trang phục áo lụa, áo the, quần sớ, khăn
xếp; nữ thì mặc mớ bảy mớ ba, áo tứ thân nhiều điều, nhiều tía, yếm xẻ con
nhạn, thắt lưng hoa đào, hoa lý, đeo khuyên vàng xà tích. Khi hát ngoài trời thì
nam thường che ô còn nữ che nón thúng quai thao để tăng thêm vẻ lịch sự,
duyên dáng.
3. Quan họ trong thời kỳ hội nhập
(Quá trình thay đồi không có đâu mày, chỉ nói đến thực trạng ngày nay thôi
nhé )))

You might also like