You are on page 1of 3

Thưa thầy cô, hôm nay em xin trình bày về nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du qua lối tả

cảnh dùng màu sắc trong ba đoạn trích “Chị em Kiều du xuân”, lối tả cảnh ngụ tình trong
“Kiều gặp mộ Đạm Tiên” và Kiều ở “Lầu Ngưng Bích”.

Đầu tiên, em xin giới thiệu sơ lược về tác phẩm, Truyện Kiều là tiểu thuyết viết bằng thể
thơ lục bát dài 3254 câu chữ của nhà văn Nguyễn Du. Nội dung truyện dựa theo tác
phẩm Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Truyện Kiều không chỉ nổi bật về
những bút pháp nghệ thuật, mà còn ở nội dung mộc mạc, chịu ảnh hưởng từ xã hội
phong kiến Việt Nam thời bấy giờ.

1. Nghệ thuật tả cảnh bằng thơ của Nguyễn Du dùng rất nhiều màu sắc như bức
tranh của một người họa sĩ.

Trước tiên phải là ánh sáng, một yếu tố cơ bản, rồi sau đó mới tới các màu sắc hoà
quyện làm nổi được cảnh chính và cảnh phụ .Điều này được nhà thơ miêu tả rất rõ
trong cảnh ngày xuân:

Cỏ non xanh tận chân trời


Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Trên thảm cỏ xanh mướt bao la, nổi những bông hoa lê trắng tinh. Ở đây Nguyễn Du
tinh tế sử dụng lối đảo ngữ. Thay vì “ cành lê điểm một vài bông hoa trắng” thì nhà thơ
đã viết ‘cành lê trắng điểm một vài bông hoa” . Có thể Nguyễn Du đã phải đảo chữ vì
tôn trọng luật “bằng trắc” của thơ lục bát, nhưng cũng phải công nhận đó là một lối đảo
chữ tài tình mà không phải ai cũng làm được .

2. Tiếp đến là lối tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du.

Nhà thơ điêu luyện sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình, tả cảnh mà thâm ý luôn luôn
đem cái cảm xúc của người đối cảnh chi phối lên cảnh vật. Điều này khiến cho cảnh vật
trở thành linh hoạt như có một tâm hồn hay một nỗi xúc cảm riêng tư. Như khi như khi
chị em Kiều đi lễ Thanh Minh về, tới bên chiếc cầu bắc ngang một dòng sông nhỏ gần
mả Đạm Tiên, thì cả người lẫn cảnh đếu cảm thấy nao nao tấc dạ trong buổi chiều tà :

“Nao nao dòng nước uốn quanh


Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang

Sè sè nắm đất bên đường

Rầ u rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”

Nguyễn Du đã rất tài tình sử dụng các từ láy “sè sè”, “rầu rầu” để miêu tả nấm mộ Đạm
Tiên – một nấm mộ vô chủ đáng thương. Dòng nước “nao nao” như báo trước Kiều sẽ
gặp phàng thư sinh Kim Trọng, khởi đầu ám ảnh giấc mộng Tiền Đường đeo đẳng suốt
mười lăm năm. Tất cả những hình ảnh đó báo hiệu cho một cuộc tình đầy dang dở, tiếc
nuôi với Kim Trọng, và những ngày tháng ảm đạm bạc mệnh của Kiều.
3. Hay trong đoạn trích Kiều ở Lầu ngưng bích

Buồn trông cửa biển chiều hôm


Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

“Chiều hôm” là thời điểm đợm buồn lại được đặt trong không gian rộng lớn “cửa bể”
càng gợi vẻ hiu quạnh, thê lương. Hình ảnh con thuyền và cánh buồm thấp thoáng xa
xa, rồi mờ mịt không biết đâu là bến bờ. Nguyễn Du miêu tả cảnh tha hương gợi nỗi
nhớ gia đình, quê hương và hi vọng về cuộc đoàn viên đến nao lòng của Kiều.

Buồn trông ngọn nước mới sa


Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Nguyễn Du đã cực tả, đặc tả tâm trạng bi thương của Kiều qua những hình ảnh ẩn dụ
giàu giá trị biểu cảm. ‘Ngọn nước mới sa”chính là bể đời vô định, “hoa trôi man mác”
ngụ ý thân phận người con gái đang trôi dạt, đang bị vùi dập trước sóng gió cuộc đời

Câu hỏi tu từ “biết là về đâu?”cất lên như một tiếng than diễn tả tâm trạng xót xa, hoang
mang, lo sợ của Kiều. Nỗi buồn của Kiều khi nhìn cảnh nội cỏ nhạt nhòa, mênh mông
“rầu rầu”:

“Buồn trông nội cỏ rầu rầu


Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”

-Hình ảnh này là hình ảnh của thiên nhiên héo úa, tàn phai.Thiên nhiên ấy gợi ở Kiều
nỗi chán ngán, cô quạnh không biết kéo dài đến bao giờ.

Cao trào bi kịch của nội tâm Thúy Kiều:

“Buồn trông gió cuồn mặt duềnh”


Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

- Một cơn gió cuốn trên “mặt duềnh” làm cho tiếng sóng bỗng nổi lên “ầm ầm” như bủa
vây quanh ghế Kiều ngồi. Tiếng sóng như báo trước sóng gió dữ dội của cuộc đời hay
cũng là tiếng kêu đau đớn của Kiều đồng vọng với thiên nhiên.

Qua đoạn trích, ta thấy được mỗi từ ngữ, mỗi hình ảnh mà Nguyến Du miêu tả thiên
nhiên trong đoạn thơ đồng thời là một ẩn dụ về tâm trạng và một hoán dụ về số phận
người thiếu nữ tài sắc bạc mệnh

Quả thật, đại thi hào Nguyễn Du Ông đã tài tình trong việc chọn lựa những hình ảnh
thiên nhiên để bộc lộ tâm trạng của nhân vật, cũng như số phận của họ. Mỗi lần thiên
nhiên xuất hiện, câu thơ trở nên lung linh, huyền diệu. Nó phản ánh một hồn thơ tuyệt
đẹp, một nghệ thuật tả cảnh điêu luyện vô song. Đẹp thay những câu thơ Kiều nói về
thiên nhiên. Qua những câu thơ ấy, ta yêu thêm tiếng Việt và thơ ca dân tộc.

You might also like