You are on page 1of 10

Tài liệu giảng dạy truyền nhiệt – sấy Hồ Thị Ngân Hà

CHƯƠNG 5

ĐUN NÓNG – LÀM NGUỘI – NGƯNG TỤ


5.1. ĐUN NÓNG
5.1.1. Nguồn nhiệt
- Năng lượng nhiệt cần thiết để đun nóng có thể tạo ra bằng nhiều phương pháp
khác nhau và từ những nguồn khác nhau:
+ Sử dụng nguồn nhiệt trực tiếp: khói lò, dòng điện,…
+ Dùng những chất tải nhiệt trung gian (chất này lấy nhiệt từ nguồn nhiệt rồi
truyền nhiệt cho vật liệu cần đun nóng): hơi nước, nước nóng, dầu khoáng, chất hữu cơ có
nhiệt độ sôi cao và hơi của nó, hoặc các chất tải nhiệt đặc biệt như muối vô cơ nóng chảy,
kim loại nóng chảy,…
+ Sử dụng nhiệt của khí hay chất lỏng thải ra còn nhiệt độ tương đối cao.
- Mỗi chất tải nhiệt đều có ưu nhược điểm riêng. Do đó, tuỳ trường hợp cụ thể mà
ta lựa chọn chất tải nhiệt làm việc thích hợp nhất. Điều kiện lựa chọn là:
+ Nhiệt độ đun nóng và khả năng điều chỉnh nhiệt độ đủ và tốt.
+ Áp suất hơi bão hòa và độ bền về nhiệt tốt.
+ Độ độc và tính hoạt động hoá học ít.
+ Độ an toàn khi đun nóng cao (không cháy, nổ,…).
+ Không ăn mòn thiết bị và bảo đảm cung cấp nhiệt độ ổn định.
+ Rẻ và dễ tìm.
5.1.2. Các phương pháp đun nóng
5.1.2.1. Đun nóng bằng hơi nước bão hoà
- Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ thực phNm vì có một
số ưu điểm sau:
+ Hệ số cấp nhiệt lớn, thường α = 10.000 ÷ 15.000 w/m2độ. Do đó bề mặt
truyền nhiệt nhỏ nghĩa là kích thước thiết bị gọn hơn các thiết bị đun nóng bằng các chất
tải nhiệt khác khi cùng một năng suất tải nhiệt.
+ Lượng nhiệt cung cấp lớn (tính theo 1 đơn vị chất tải nhiệt) vì đó là Nn nhiệt
tỏa ra khi ngưng tụ hơi (Nn nhiệt hoá hơi lớn).
+ Vận chuyển xa được dễ dàng theo đường ống.
+ Đun nóng được đồng đều vì hơi ngưng tụ trên toàn bộ bề mặt truyền nhiệt ở
nhiệt độ không đổi.
+ Dễ điều chỉnh nhiệt độ đun nóng bằng cách điều chỉnh áp suất hơi.

- 75 -
Tài liệu giảng dạy truyền nhiệt – sấy Hồ Thị Ngân Hà
- Nhược điểm: Không thể đun nóng lên đến nhiệt độ cao được vì khi nhiệt độ tăng
thì áp suất hơi bão hòa tăng, do đó dễ hỏng thiết bị (nhiệt độ tăng cũng làm Nn nhiệt r giảm
 lượng hơi đốt tăng).
VD: Hơi nước ở 350oC thì áp suất hơi bão hoà là 180at, ở 374oC (nhiệt độ tới
hạn), áp suất là 225at và Nn nhiệt hoá hơi r =0. Do đó, khi tăng nhiệt độ thì thiết bị sẽ phức
tạp thêm, hiệu suất sử dụng nhiệt sẽ bị giảm, vì vậy phương pháp đun nóng bằng hơi nước
bão hòa chỉ sử dụng tốt nhất trong trường hợp đun nóng không quá 180oC.
 Đun nóng bằng hơi nước trực tiếp

Cho hơi nước bão hoà từ lò hơi sục thẳng vào trong chất lỏng cần đun nóng, hơi
nước ngưng tụ và cấp Nn nhiệt cho chất lỏng, nước ngưng sẽ trộn lẫn với chất lỏng.
- Ưu điểm:
+ Đơn giản
+ Hiệu suất truyền nhiệt rất lớn
- Nhược điểm: Đưa thêm một lượng nước ngưng tụ khá lớn vào trong chất lỏng
cần đun nóng. Do đó, phương pháp này chỉ được áp dụng cho đun nóng nước hoặc đun
nóng các dung dịch không bị ảnh hưởng bởi sự pha loãng.
Thường dùng hơi quá nhiệt (hơi bão hoà được đun nóng thêm) vì khi dùng hơi
bão hoà, ở dọc đường bị mất nhiệt sẽ đọng lại thành nước, còn dùng hơi quá nhiệt (VD:
110oC) khi mất nhiệt thì cũng còn lại 100oC).
Sau khi ngưng tụ, thể tích giảm.
VD: 1kg hơi nước ở 100oC có thể tích V ≈ 1,2m3, sau khi ngưng tụ V = 1l.
 Thiết bị
- Thiết bị đơn giản nhất là thiết bị loại sục
3

4 5

Hình 5.1: Thiết bị loại sục

- 76 -
Tài liệu giảng dạy truyền nhiệt – sấy Hồ Thị Ngân Hà
Cấu tạo gồm bể chứa chất lỏng 1 và một ống dẫn hơi hở đầu 2. Trên ống dẫn hơi
có van một chiều 3 để ngăn không cho chất lỏng đi ngược trở lại trong trường hợp áp suất
trong ống hơi thấp hơn áp suất khí quyển. Trước khi bắt đầu làm việc, ta tháo nước ngưng
trong ống qua van 4. Khi ngưng làm việc thì đóng van 5.
- Thiết bị loại sủi bọt
Khi cần thiết vừa đun nóng vừa khuấy trộn chất lỏng thì dùng thếit bị đun nóng
loại sủi bọt.

1- bể chứa; 2 - ống sủi bọt


Hình 5.2: Thiết bị đun nóng loại sủi bọt
Hơi đi qua những ống phun hình xoắn ốc vòng tròn hoặc một số ống thẳng đặt
song song có những lỗ nhỏ  hơi nước được phun đều trong chất lỏng làm chất lỏng sủi
bọt và gây ra tác dụng khuấy trộn.
Để xác định hơi nước tiêu hao trong quá trình đun nóng, người ta đưa vào phương
trình cân bằng nhiệt lượng:
Dλ + GC2t2đ = CDt2c + GC2t2c + Qm
Từ đó rút ra lượng hơi cần thiết :
G2 C 2 (t 2 c − t 2 d ) + CQm
D= (5.1)
λ − C.t 2c

Trong đó :
C: nhiệt dung riêng của nước ngưng tụ (J/kgđộ)
G: lượng chất lỏng cần đun nóng (kg/s)
C2: nhiệt dung riêng của chất lỏng (J/kgđộ)
t2đ, t2c: nhiệt độ đầu và cuối của chất lỏng (oC)]
D: lượng hơi nước cần thiết (kg)
λ: nhiệt lượng riêng của hơi nước (J/kg)
Qm: tổn thất nhiệt ra môi trường xung quanh (W)

- 77 -
Tài liệu giảng dạy truyền nhiệt – sấy Hồ Thị Ngân Hà
 Đun nóng bằng hơi nước gián tiếp
Nếu chất lỏng cần đun nóng không được phép trộn lẫn với nước thì không dùng
phương pháp đun nóng trực tiếp mà phải dùng phương pháp đun nóng gián tiếp tức là giữa
hơi và chất lỏng có một tường ngăn cách. Nhiệt từ hơi sẽ truyền qua tường để cấp cho chất
lỏng. Hơi nước sau khi cấp nhiệt sẽ ngưng tụ thành nước ngưng chảy ra khỏi thiết bị theo
một đường ống riêng.
Thường người ta dùng hơi nước bão hoà để đun nóng vì nó có hệ số cấp nhiệt lớn
và Nn nhiệt ngưng tụ cao. Dùng hơi nước quá nhiệt không lợi vì hệ số cấp nhiệt thấp và
lượng nhiệt quá nhiệt không lớn lắm.
Trong trường hợp này, chiều của lưu thể không ảnh hưởng đến quá trình nhưng
khi làm việc, thường người ta cho hơi vào thiết bị từ phía trên để nước ngưng chảy dọc
xuống dễ dàng.
 Thiết bị
- Thiết bị truyền nhiệt ống xoắn

Hơi nước
bão hòa

bẫy hơi

nước ngưng

Hình 5.3: Thiết bị truyền nhiệt ống xoắn


Lúc mới vào là hơi nước nhưng đi được một đoạn thì nước băt đầu ngưng  phía
dưới ống ngưng tụ nhiều  lớp nước dày  truyền nhiệt kém  làm ống xoắn sao cho
hơi chảy càng nhanh càng tốt và cần phải xả nước ra bằng bẫy hơi (cho nước ra mà hơi
không ra).
Nếu ống xoắn quá dài thì nước ngưng sẽ tập trung nhiều ở cuối ống làm giảm sự
trao đổi nhiệt và khó tháo khí không ngưng. Do đó, nếu bề mặt truyền nhiệt lớn thì phải bố
trí thành nhiều đoạn làm việc song song, xếp đoạn này trên đoạn khác hoặc xếp thành
những vòng đồng tâm.
 Thiết bị truyền nhiệt ống xoắn chế tạo đơn giản, dễ kiểm tra và sửa chữa.
Nhược điểm là cồng kềnh, khó làm sạch ở phía trong, hệ số cấp nhiệt ở phía ngoài nhỏ vì
có đối lưu tự nhiên, dùng khi cần lượng nhiệt truyền không lớn lắm vì diện tích bề mặt
không lớn.

- 78 -
Tài liệu giảng dạy truyền nhiệt – sấy Hồ Thị Ngân Hà
- Thiết bị truyền nhiệt 2 vỏ

vỏ trong van xả khí


không ngưng

Hơi nước
bão hòa

vỏ ngoài
Áp kế + van
an toàn

nước ngưng

Hình 5.4: Thiết bị truyền nhiệt hai vỏ


Nồi làm bằng kim loại dày (théo không rỉ), bao quanh nồi là một lớp vỏ thường
cũng bằng thép và dính chặt vào nồi. Ở giữa là khoảng không gian rỗng. Hơi nước bão hoà
dẫn vào tiếp xúc với vách trong và truyển nhiệt cho chất lỏng  ngưng tụ.
Chiều cao của vỏ ngoài bằng hoặc thấp hơn một chút so với mực chất lỏng trong
thiết bị vì để tận dụng bề mặt truyền nhiệt. Nếu vỏ ngoài cao quá so với mực chất lỏng thì
dễ xảy ra hiện tượng quá nhiệt cục bộ trên thành thiết bị làm ảnh hưởng đến chất lượng
sản phNm và tốn năng lượng.
Có sự xuất hiện không khí trong khoảng không gian rỗng. Không khí sẽ tạo màng
sát vách làm cản trở quá trình ngưng tụ tức là cản trở quá trình truyền nhiệt (chỉ cần 1%
không khí thì hiệu suất giảm 30 ÷ 40%, có thể lên đến 50%), do đó người ta gắn 1 van xả
khí không ngưng.
 Loại thiết bị này cấu tạo đơn giản, thường dùng để đun nóng hoặc làm lạnh
các thiết bị phản ứng, nhất là các thiết bị bên trong không đặt được ống xoắn.
- Thiết bị truyền nhiệt ống chùm
khí không ngưng

hơi bão hòa

lưu thể lạnh

lỏng ngưng tụ

Hình 5.5: Thiết bị truyền nhiệt ống chùm


- 79 -
Tài liệu giảng dạy truyền nhiệt – sấy Hồ Thị Ngân Hà
Thiết bị gồm có vỏ hình trụ, hai đầu lắp lưới ống, các ống truyền nhiệt được lắp
chặt vào lưới ống. Một chất tải nhiệt đi trong các ống truyền nhiệt, còn chất tải nhiệt kia đi
vào khoảng trống giữa ống và vỏ. Hơi bão hoà truyền nhiệt  ngưng tụ  chảy thành
màng ra ngoài.
 Ưu điểm: chắc chắn, gọn, tốn ít kim loại, dễ làm sạch ở phía trong ống.
Nhược điểm: khó làm sạch khoảng không gian trống giữa vỏ và ống truyền
nhiệt, khó chế tạo bằng những vật liệu không nông và hàn được (như thép, gang, silic,…).
- Thiết bị truyền nhiệt loại ống lồng ống
II

II
Hình 5.6: Thiết bị truyền nhiệt loại ống lồng ống
Thiết bị gồm nhiều đoạn nối tiếp nhau, mỗi đoạn có 2 ống lồng vào nhau. Ống
trong của đoạn này nối thông với ống trong của đạon kia, ống ngoài của đạon này cũng nôi
thông với ống ngoài của đoạn kia. Một chất tải nhiệt đi trong ống trong, còn một chất đi
trong khoảng trống giữa 2 ống. Bề mặt trao đổi nhiệt là bề mặt của thành ống trong.
 Ưu điểm: chế tạo đơn giản, hệ số truyền nhiệt cao vì có thể tạo ra tốc độ lớn
cho cả hai chất tải nhiệt.
Nhược điểm: hệ thống cồng kềnh, giá thành cao vì tốn nhiều kim loại và công
lắp ráp, khó làm sạch khoảng trống giữa hai ống.
5.2. LÀM NGUỘI, NGƯNG TỤ
5.2.1. Làm nguội
Làm nguội là quá trình trao đổi nhiệt giữa chất tải nhiệt và chất cần làm nguội.
Chất tải nhiệt được dùng phổ biến nhất trong quá trình làm nguội là nước và không khí.
5.2.1.1. Làm nguội trực tiếp
 Bằng nước lạnh hoặc nước đá
Dùng khi muốn giảm nhiệt độ của chất lỏng một cách nhanh chóng đến nhiệt độ
thấp hơn nhiệt độ phòng. Khi cho vào chất lỏng, nước đá sẽ thu nhiệt của chất lỏng để hoà
tan ra còn chất lỏng sẽ hạ nhiệt độ xuống đến nhiệt độ yêu cầu.
Phương pháp này chỉ dùng trong trường hợp chất lỏng cần làm nguội không tác
dụng hoá học với nước đá và có thể pha loãng được.

- 80 -
Tài liệu giảng dạy truyền nhiệt – sấy Hồ Thị Ngân Hà
 Phương pháp tự bay hơi
Khi chất lỏng nóng trong một bình chứa, đồng thời với việc truyền nhiệt qua
thành bình còn có quá trình tự bay hơi của chất lỏng trên bề mặt. Trong khi tự bay hơi,
chất lỏng phải lấy nhiệt của bản thân nó, do đó nhiệt độ trong toàn khối chất lỏng sẽ giảm
xuống.
5.2.1.2. Làm nguội gián tiếp
Phương pháp này phổ biến hơn phương pháp làm nguội trực tiếp. Lưu thể cần làm
nguội truyền nhiệt cho lưu thể làm nguội (chất tải nhiệt) qua vách ngăn. Chất tải nhiệt
được dùng nhiều nhất là nước và không khí. Muốn làm nguội đến nhiệt độ thấp thì dùng
chất tải nhiệt là dung dịch muối.
5.2.2. Ngưng tụ
Ngưng tụ là quá trình chuyển hơi hoặc khí sang trạng thái lỏng.
5.2.2.1. Ngưng tụ trực tiếp
Nguyên tắc làm việc chủ yếu trong các thiết bị ngưng tụ trực tiếp là cho phun
nước vào trong hơi, hơi tỏa Nn nhiệt đun nóng nước và ngưng tụ vào trong nước.
nước lạnh

hơi
ống phun hoặc tấm
chắn phân phối

nước

Hình 5.7: Thiết bị ngưng tụ trực tiếp


Phương pháp này chỉ dùng để ngưng tụ hơi nước hoặc những hơi không có giá trị
kinh tế vì chất lỏng ngưng tụ sẽ lẫn nước làm nguội.
Yêu cầu của quá trình ngưng tụ là phải có bề mặt tiếp xúc lớn thì hiệu quả ngưng
tụ mới cao. Vì thế, người ta thường cho phun nước qua những vòi phun hoặc cho chảy qua
nhiều tấm ngăn nằm ngang có lỗ nhỏ.
Thiết bị ngưng tụ trực tiếp được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp hoá học,
thực phNm vì có ưu điểm là năng suất cao, cấu tạo đơn giản, dễ chống ăn mòn.

- 81 -
Tài liệu giảng dạy truyền nhiệt – sấy Hồ Thị Ngân Hà
 Lượng nước tưới vào thiết bị ngưng tụ
Dựa vào phương trình cân bằng nhiệt lượng:
D.λ + C.W .t 2 d = C ( D + W ).t 2 c

D(λ − C.t 2c )
W= (kg/s) (5.2)
C (t 2 c − t 2 d )
Trong đó:
W: lượng nước làm nguội tưới vào thiết bị (kg/s)
D: lượng hơi ngưng tụ đi vào thiết bị (kg/s)
λ: nhiệt lượng riêng của hơi ngưng tụ (J/kg)
t2đ, t2c: nhiệt độ đầu và cuối của nước làm nguội (oC)
C: nhiệt dung riêng của nước (J/kgđộ)
2.2.2. Ngưng tụ gián tiếp
Trong các thiết bị ngưng tụ gián tiếp, thường cho hơi và nước đi ngược chiều
nhau, nước làm lạnh cho đi từ dưới lên để tránh dòng đối lưu tự nhiên cản trở quá trình
chuyển động của chất lỏng, hơi từ trên xuống để chất lỏng đã ngưng tụ chảy xuống tự do
và tháo ra dễ dàng.
Nếu ngưng tụ hơi bão hoà và nước ngưng không cần làm nguội xuống thấp hơn
nhiệt độ bão hoà thì việc tính toán bề mặt trao đổi nhiệt đơn giản. Còn nếu ngưng tụ hơi
quá nhiệt và nước ngưng cần làm nguội đến nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ bão hòa thì việc
tính toán bề mặt trao đổi nhiệt phức tạp hơn, khi đó cần chia ra 3 giai đoạn để tính:
- Giai đoạn 1: Làm nguội hơi quá nhiệt đến nhiệt độ hơi bão hoà.
- Giai đoạn 2: Ngưng tụ hơi bão hoà ở nhiệt độ bão hoà không đổi.
- Giai đoạn 3: Làm nguội chất lỏng đến nhiệt độ cần thiết.

Hình 5.8: Mô tả biến đổi nhiệt độ của các lưu thể


trong các giai đoạn khi ngưng tụ
- 82 -
Tài liệu giảng dạy truyền nhiệt – sấy Hồ Thị Ngân Hà
Khi ngưng tụ hơi bão hoà và làm nguội chất lỏng đã ngưng tụ thì giai đoạn 1 và 3
không có, chỉ có giai đoạn 2.
Ký hiệu:
Q: Nhiệt lượng trao đổi chung trong toàn bộ quá trình trao đổi nhiệt (W)
Q1: Nhiệt lượng lấy đi để làm nguội hơi quá nhiệt đến nhiệt độ bão hoà (W)
Q2: Nhiệt lượng do hơi toả ra khi ngưng tụ (W)
Q3: Nhiệt lượng toả ra khi làm nguội nước ngưng (W)
r: Ẩn nhiệt ngưng tụ (J/kg)
D: Lượng hơi ngưng tụ (kg/s)
G: Lượng nước làm nguội (kg/s)
C1, C2: Nhiệt dung riêng của nước ngưng và của chất tải nhiệt (J/kgđộ) (tính trung
bình)
Cp: Nhiệt dung riêng trung bình của hơi quá nhiệt (J/kgđộ)
t1đ, t1c: Nhiệt độ đầu của hơi quá nhiệt và nhiệt độ cuối của chất lỏng ngưng tụ
(oC)
t2đ, t2c: Nhiệt độ đầu và cuối của chất tải nhiệt (thường là nước) (oC)
tbh: Nhiệt độ hơi bão hòa (oC)
Phương trình cân bằng nhiệt lượng có thể thành lập như sau:
GC2(t2c – t2đ) = Q1 + Q2 + Q3 = Q
Trong đó:
Q1 = D.Cp.(t1đ – tbh)
Q2 = D.r
Q3 = D.Cp.(tbh – t1c)
Nếu chỉ ngưng tụ hơi bão hòa ở nhiệt độ không đổi thì Q1 = Q3 = 0
Từ phương trình trên ta rút ra lượng nước cần thiết:
Q
G=
(
C 2 t 2c − t 2 d ) (kg/s) (5.3)

Tương ứng với mỗi giai đoạn đều có một bề mặt trao đổi nhiệt. Vậy bề mặt trao
đổi nhiệt cần thiết cho toàn bộ quá trình ngưng tụ hơi quá nhiệt sẽ bằng tổng số bề mặt
trao đổi nhiệt của 3 giai đoạn:
F = F1 + F2 + F3 (m2)

- 83 -
Tài liệu giảng dạy truyền nhiệt – sấy Hồ Thị Ngân Hà
Q1 Q2 Q3
F1 = F2 = F3 = (m2)
K 1 ∆t tb1 K 2 ∆t tb2 K 3 ∆t tb3

K1, K2, K3: Hệ số truyền nhiệt tương ứng với 3 giai đoạn I, II, III.
∆ttb1, ∆ttb2, ∆ttb3: Hiệu số nhiệt độ trung bình tương ứng với 3 giai đoạn I, II, III
Muốn tìm các nhiệt độ tx, ty ta cần dựa vào các phương trình cân bằng nhiệt lượng
của từng giai đoạn và lượng nước làm nguội cần thiết G2.
Đã biết Q1, Q2, Q3, t2đ và chọn thêm t2c thì tính được tx, ty.
Q1
Q1 = GC2(t2c – ty)  t y = t 2c −
GC 2
Q2 = GC2 (ty – tx)
Q2
Q3 = GC2(tx – t2đ)  t x = t 2 d +
GC 2

- 84 -

You might also like