You are on page 1of 1

Linh Khu

Thiên 1 : Cửu châm thập nhị nguyên


Hoàng đế hỏi kỳ bá : “ Ta xem vạn dân như con, Ta nuôi dưỡng trăm họ thu tô thuế của họ.
Ta chỉ buồn là nuôi họ không đủ để rồi họ bị bệnh tật. Ta không muốn để cho họ bị uống phải
độc dược, cũng không muốn họ dùng đá để biếm. Ta muốn họ dùng loại kim vi châm để
thông kinh-mạch cho họ, điều hòa Khí-huyết cho họ, làm thế nào để cho khí-huyết vận hành
theo nghịch hay thuận đều có chỗ hội nhau. (Những ước muốn trên) Phải có cách nào để có
thể truyền lại cho hậu thế. Muốn truyền lại được ắt phải có những Phương-pháp rõ ràng , ắt
phải đạt được kết-quả cuối cùng mà không bị hủy-diệt, tuy dùng lâu đời mà vẫn không bị
tuyệt, dễ làm, khó quên đáng làm khuôn-mẫu có kỷ-cương, tách riêng bằng những phạm-vi,
chương-trình, phân-biệt biểu và lý có thỉ có chung, biết được một cách cụ-thể bệnh nào châm
kim nào. Vậy trước hết phải viết ra quyển sách Châm Kinh. Ta mong được nghe thầy trình-
bày rõ-ràng hơn”.
Kỳ Bá đáp : “Thần xin được theo thứ-tự mà trình-bày rộng ra, làm sao cho vấn-đề có
cương, có kỷ, bắt đầu ở Nhất và chấm dứt ở Cửu. Trước hết, Thần xin nói về Châm Đạo :
Việc quan trọng khi sử dụng tiểu châm là dễ trình bày nhưng rất khó thực hành. Phương phái
vụng về chỉ lo giữ về mặt hình thái của bệnh, phương pháp khéo léo là phải lo đến thần-khí.
Thần ư ! Thần và khách đều gặp nhau ở cửa của các kinh, chưa thấy được bệnh ở đâu, làm sao
thấy được nguyên nhân gốc của bệnh ? Sự vi diệu của phép châm là ở chỗ nhanh hay chậm.
Phương pháp vụng về là chỉ lo giữ lấy tứ chỉ. Phương pháp khéo léo là lo giữ lấy Cơ. Khi nói
đến cái động của cơ là ý nói người châm không được rời sự chú ý của mình đối với huyệt khí.
Cơ của huyệt khí vận hành 1 cách thanh tĩnh, cho nên chúng ta phải chú ý một cách
tinh vi, không nên đón gặp khi nó đến, không nên rượt theo khi nó ra đi. Người biết được con
đường vận hành của cơ khí thì không thể sai sót dù là việc chỉ nhỏ bằng sợi tóc. Người không
biết được con đường vận hành của Cơ thì dù có đánh vào nó, nó cũng không phát ra vậy. Biết
được con đường vãng lai của khí thì sẽ biết được nào có thể thủ huyệt để châm. Thực là tăm
tối thay co nhữn kẻ không biết được (sự vi diệu của Cơ)! Thực khéo léo thay người nào hiểu
rõ châm ý ! Khí vãng gọi là nghịch, khí lại gọi là thuận. Biết được sự nghịch hay thuận thì sẽ
thực hành việc châm bằng con đường chính đạo, không còn thắc mắc gì nữa!
Khí nghịch mà chúng ta dùng phép đoạt, làm sao tránh khỏi sẽ gây cho khí bị hư
thêm ? (Khi khí đã ra đi) mà ta rượt theo để thêm cho nó, làm sao tránh khỏi cho khí bị thực
thêm ? Phép châm phải dùng theo “Nghênh – Tùy”, lấy ý để điều hòa nó. Được vậy thì Đạo
của phép châm mới trọn vẹn vậy”.
Đoạn 2
Phàm khi dụng châm , hư thì áp dụng phép châm thực, mãn thì áp dụng phép châm tiết. Khi tà
khí bị tích tàng lâu ngày thì phải trừ đi.

You might also like