You are on page 1of 67

Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

Mục Lục
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CỌC KHOAN NHỒI
1.1.Công nghệ thi công cọc khoan nhồi 4
1.2 .Công nghệ thi công cọc khoan nhồi mở rộng đáy 6
1.3 .Các bước thi công cọc khoan nhồi mở rộng đáy 14
1.4 .Cấu tạo chính của các thiết bị cọc khoan nhồi mở rộng đáy 30
1.5. Một số máy khoan cọc nhồi 35
1.6. Cấu tạo máy thiết kế và nguyên lý làm việc 36
CHƯƠNG 2. TÍNH TOÁN CHUNG
2.1.Phương án thiết kế 38
2.2.Xác định sơ bộ các thông số cơ bản của máy thiết kế ED5500 38
2.3.Tính lực cản công tác khi gàu tiến hành đào và tích đất vào gàu 42
2.3.1. Tính lực cản cắt 42
2.3.2 Tính momen cản đào đất của gầu khoan 45
2.3.3.Tính momen cản bùn khoan 46
2.3.4.Tính momen cản ma sát 48
2.4.Tính toán chung các cơ cấu 52
2.4.1. Tính lực căng cáp cơ cấu nâng hạ gầu và cần Kelly 52
2.4.2. Tính lực nâng hạ cần chính 55
2.4.3. Tính lực căng cáp cơ cấu nâng phụ 57
2.4.4. Tính lực tác dụng lên xi lanh nâng hạ khung trước 57
2.4.5 .Tính momen cản sinh ra khi quay máy 60
2.4.6 . Tính lực cản khi di chuyển 62
2.5.Tính công suất chung máy thiết kế và kiểm tra công suất máy cơ sở 63
2.5.1. Tính công suất cần thiết để quay gầu khi cắt đất và tích đất vào gầu 63

Phan Danh Hiệp-157960


1
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

2.5.2.Công suất mở rộng cánh 64


2.5.3.Công suất nâng hạ cần kelly và gầu khoan 64
2.5.4.Công suất cơ cấu nâng phụ 65
2.5.5.Công suất cơ cấu nâng hạ cần chính 65
2.5.6.Công suất cơ cấu nâng hạ khung trước 65
2.5.7.Công suất cơ cấu điều chỉnh khung trước 65
2.5.8.Công suất khi quay máy 66
2.5.9.Công suất khi di chuyển 66
2.5.10.Một số trường hợp làm việc đồng thời 66
2.6.Tính năng suất máy thiết kế
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN RIÊNG : GẦU
3.1.Tính toán thiết kế gầu khoan cọc nhồi mở rộng đáy 62
3.2.Điều kiện tính toán,lực tác dụng lên gầu 62
3.3.Tính toán thiết kế thanh đẩy 64
3.4.Tính toán xylanh đóng mở gầu 71
3.5.Tính toán chốt, đóng mở gầu,và kiểm nghiệm bền chốt,gầu.

Phan Danh Hiệp-157960


2
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu xây
dựng các công trình dân dụng ngày càng cao. Tuy nhiên, đối với những công trình cao
tầng thì việc gia cố nền móng rất quan trọng, trong đó cọc khoan nhồi mở rộng đáy mang
lại nhiều lợi ích to lớn về mặt kinh tế cũng như thời gian thi công so với cọc khoan nhồi
không mở rộng đáy, loại cọc này trên thế giới được sử dụng rất phổ biến, trong khi đó ở
Việt Nam cọc khoan nhồi mở rộng đáy và thiết bị mở rộng đáy cọc khoan nhồi vẫn vòn
mới và chưa sản xuất chế tạo được thiết bị này.
Ở Việt Nam công nghệ khoan cọc nhồi mở rộng đáy mới được ứng dụng để thi công
móng cho những công trình có tải trọng truyền xuống nền lớn và mang lại rất nhiều lợi ích
kinh tế cũng như thời gian thi công được rút ngắn. Với lợi ích của công nghệ cọc khoan
nhồi mở rộng đáy này mang lại thì việc nghiên cứu, tìm hiểu về thiết bị cọc khoan nhồi mở
rộng đáy là rất cấp thiết để có thể khai thác hết khả năng của thiết bị, làm chủ được công
nghệ cũng như tiến tới chế tạo được thiết bị này, vì hiện tại ta đang phải nhập thiết bị với
giá rất đắt.
Trong quá hình học tập tại trường Đại Học Xây Dựng, em đã được học môn Máy
Làm Đất và được nhận đồ án môn học với đề tài “ Thiết kế máy khoan cọc nhồi mở rộng
đáy” dưới sự hướng dẫn của Th.s Nguyễn Tiến Nam đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình
giúp đỡ em để em hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo được khối lượng học tập
Tuy nhiên do thời gian và kiến thức có hạn nên trong quá trình làm đồ án còn nhiều sai
sót mong các thầy, cùng các bạn tham gia để bài làm của em được hoàn thiện hơn.
Hà Nội ngày 23 tháng 11 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Phan Danh Hiệp

Phan Danh Hiệp-157960


3
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CỌC KHOAN NHỒI


1.1 Công nghệ cọc khoan nhồi
1.1.1 Cọc nhồi
1.1.1.1 Khái niệm
Cọc nhồi là cọc được chế tạo tại chỗ bằng cách khoan những hố khoan trong nền
đất, sau đó trực tiếp rót vật liệu (bê tông, bê tông cốt thép hoặc cát) vào các hố đó để
tạo thành cọc.
Loại cọc này khắc phục được nhiều nhược điểm các phương pháp hạ cọc cứng
vào nền đất như chiều sâu, tiết diện cọc giới hạn, yếu tố môi trường,…Vì vậy khi yêu
cầu đường kính cọc, chiều sâu cọc lớn thì tốt nhất sử dụng cọc khoan nhồi.
Kích thước cọc khoan nhồi hiện nay cho phép từ Ф1m đến Ф3m qua mọi địa
tầng với chiều sâu từ 10m đến 120m. Công nghệ thi công cọc khoan nhồi đường kính
lớn đã giải quyết được các vấn đề kỹ thuật móng sâu trong điều kiện địa chất phức
tạp.
Giải pháp cọc khoan nhồi thuộc lại móng công trình khuất, có nhiều ưu điểm
như thi công ít ồn, ít rung động và thiết kế chọn kích thước cọc linh hoạt phù hợp với
tải trọng công trình và địa tầng xây dựng thay đổi nên có thể thay thế cho móng bè,
móng hộp, móng khối, móng trụ và cả móng cọc đúc sẵn không đủ năng lượng đóng
cọc tới tầng đất ở sâu. Vì vậy móng cọc khoan nhồi ngày càng được ưa chuộng và
phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam.
1.1.1.2 Phân loại
Theo phương thức truyền tải trọng xuống nền người ta phân ra 3 loại cọc nhồi
như sau:
a. Cọc tựa

Phan Danh Hiệp-157960


4
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

Là loại cọc mà đầu cọc được tựa lên tân đất cứng chịu lực. Tải trọng tuyền từ
đầu cọc xuống nền. Trong trường hợp này người ta không tính đến ma sát giữa thân
cọc với đất. Cọc tựa được chia làm hai loại:
- Cọc tựa hình trụ còn gọi là cọc thẳng.
- Cọc mở rộng đáy: loại cọc này ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi
vì nó có những ưu điểm lớn về khả năng chịu lực và kinh tế.
b. Cọc ma sát
Là loại cọc được thiết kế chịu tải trọng nhờ ma sát giữa thân cọc với đất, không
tính đến lực cản đầu cọc.

c. Cọc kết hợp


Là loại cọc vừa chịu tải đầu cọc, vừa chịu lực ma sát, cọc này có kết cấu giống
hai cọc loại trên, nhưng tải trọng công trình truyền qua cả đầu cọc và ma sát thành
bên.

Phan Danh Hiệp-157960


5
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

Hình 1.1. Các loại cọc khoan nhồi


1.1.2 Công nghệ thi công cọc nhồi mở rộng đáy
1.1.2.1 Đặc điểm của cọc khoan nhồi mở rộng đáy
Cọc khoan nhồi mở rộng đấy là cọc khoan nhồi có đường kính đáy cọc được mở rộng
lớn hơn đường kính thân cọc. Sức mang tải của cọc này sẽ tăng lên do sức mang tải dưới
mũi cọc.
1.1.2.2 Lĩnh vực sử dụng, ưu nhược điểm.
a. Ưu điểm nổi bật của cọc khoan nhồi mở rộng đáy:
- Cùng điều kiện đất nền, cọc mở rộng đấy có sức chịu tải lớn hơn khoảng 2 lần so
với cọc thẳng cùng đường kính.

Phan Danh Hiệp-157960


6
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

- So với cọc thẳng cùng tải trọng thì cọc mở rộng đáy giảm được khoảng 50% khối
lượng bê tông cần đổ và khoảng 50% số lượng đất cần khoan đào vận chuyển.
- Rút ngắn thời giant hi công và giảm giá thành xây dựng.
- Tăng khả năng chống nhổ của cọc.

Hình 1.2. Phương pháp khoan phản tuần hoàn với hệ thống bơm khi nén
b. Phạm vi áp dụng của công nghệ cọc khoan nhồi mở rộng đáy:
Trong thực tế người ta ít khi tạo đáy mở rộng đối với những cọc có đường kính bé
hơn 760mm. Cọc khoan nhồi mở rộng đáy thường áp dụng cho loại đất đồng nhất với
sức chịu tải tính toán từ 100-500 tấn, hoặc cho đất cứng với sức chịu tải tính toán từ 500-
4000 tấn. Một cọc khoan nhồi trong đất đồng nhất có được năng lực chịu tải nhờ tổ hợp
sức kháng ma sát quanh thân cọc và sức kháng ở đáy cọc.
Kĩ thuật mở rộng đáy cọc khoan nhồi trong quá trình tạo lỗ thường được áp dụng
cho các loại đất có khả năng tự ổn định không cần chống giữ, tốt nhất là trong đất sét dẻo
đến cứng.
Việc tạo ra các đáy cọc mở rộng trong các loại đất không dính có chứa nước sẽ đòi
hỏi phải sử dụng các loại máy khoan xoay chạy bằng thủy lực hoạt động dưới dung dịch
sét bentonite.

Phan Danh Hiệp-157960


7
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

Nhìn chung không thể tạo được phần mở rộng đáy trong đất thoát nước dạng hạt
nằm dưới mực nước ngầm. Ngoài ra cũng nên tránh lựa chọn làm cọc mở rộng đáy mở
rộng trong quá trình tạo lỗ cũng như bị đổ bê tông cọc.
Những điều kiện có thể không thích hợp với cọc mở rộng đáy:
+ Lớp địa chất quá mềm yếu;
+ Đất pha cát, lẫn sỏi rời rạc;
+ Cuội sỏi có đường kính Ф10÷15mm hoặc lớn hơn;
+ Lớp chịu tải nằm nghiêng 30֯ hoặc dốc hơn;
+ Chịu áp lực bên dưới mực nước ngầm;
+ Dưới dòng nước chảy ngầm ( hơn 3m/phút);
+ Lớp mang tải quá cứng.
1.1.2.3 Công nghệ khoan cọc nhồi mở rộng đáy
Có hai phương pháp khoan mở rộng đáy đang được ứng dụng là phương pháp khoan
phản tuần hoàn và phương pháp khoan đất. Đây là hai phương pháp thi công mở rộng
đáy bằng máy chủ yếu hiện nay.
‫ ٭‬Mở rộng đáy hố bằng phương pháp khoan phản tuần hoàn
Đây là phương pháp khoan được sử dụng sớm nhất và đến nay vẫn còn được sử
dụng rộng rãi trong việc khoan mở rộng đáy cọc.
Công đoạn khoan mở rộng đáy hố khoan cọc nhồi được tiến hành sau khi đã khoan
hoàn tất cọc nhồi theo đường kính quy định d.
Hệ thống bơm hút: đất cắt ra được bơm lên cùng với nước vào thùng chứa. Ở thùng
chứa đất sẽ được lắng xuống đáy còn nước sẽ được bơm trở lại hố khoan.
Hệ thống bơm khí nén: ứng dụng trong trường hợp hố khoan quá sâu, nếu sử dụng
bơm hút sẽ gặp khó khan khi vận chuyển đất lên, người ta dùng hệ thống khí nén. Khí
nén được cung cấp qua ống dẫn khí chạy song song với ống hút. Khí nén được bơm vào
ống hút qua vòi bơm đặt phía đáy ống khoan. Như vậy trọng lượng riêng của hỗn hợp

Phan Danh Hiệp-157960


8
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

khí và nước trong ống giảm và nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước bên ngoài ống
khoan. Nói cách khác là ta đã tạo ra được sự chênh lệch áp suất giữa trong và ngoài ống
hút. Và như vậy, hỗn hợp đất và nước ở trong ống bị đẩy lên. Hỗn hợp này được đưa vào
bể chứa, ở đây đất sẽ lắng lại trong thùng chứa còn nước sẽ được bơm trở lại hố khoan.
Hiện nay đã có nhiều loại thiết bị khoan được trang bị bơm chìm đặt ở dưới đáy
cùng với việc ứng dụng các lưỡi cắt cải tiến, đất được cắt ra được đẩy lên trên thùng
chứa.

Ưu điểm nổi bật:


- Hiệu suất khoan cao, đất được
cắt liên tục và được đưa lên
cùng với nước nên hiệu suất
khoan cao và giảm được thời
gian thi công.
- Không gây ồn ào và rung
động ảnh hưởng đến môi
trường xung quanh.
- Không cần ống chống do sử
dụng ổn định hướng và bùn
khoan.
- Có thể khoan những hố
khoan có đường kính lớn, qua
tầng đất cứng khi sử dụng
những lưỡi cắt đặc biệt.
Hình 1.3. Phương pháp khoan phản tuần
hoàn với hệ thống bơm khí nén

Phan Danh Hiệp-157960


9
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

- Có thể khoan móng cạnh các công trình khác do áp suất thủy tĩnh không đổi lên
thành hố khoan nên không
làm ảnh hưởng đến mực nước ngầm và giữ ổn định cho vùng đất ngay bên cạnh.
- Có thể áp dụng cho nhiều loại đất, nhiều loại công trường lớn nhỏ khác nhau vì
thiết bị khoan dễ dàng được tháo lắp vào máy cơ sở.
Nhược điểm của phương pháp này là:
- Đòi hỏi công trường có diện tích lớn, cần phải bố trí thùng lắng đất, hệ thống
bơm và hệ thống tuần hoàn cho nước quay trở lại hố khoan.

- Giá thành cọc khoan nhồi bằng phương pháp khoan phản tuần hoàn đắt hơn giá
thành cọc khoan nhồi bằng phương pháp khoan đất, điều này sẽ được trình bày ở
phần tiếp theo.
- Đất đào khó có thể tái sử dụng vào nơi khác.
1.3.Chế tạo dung dịch bentonite
1.3.1 Tính chất dung dịch bentonite mới
Dung dịch bentonite (Vữa sét) dùng để giữ cho thành hố đào của cọc không bị sạt
lở. Bentonite bột được chế tạo sẵn trong các nhà máy, thường đóng thành từng bao 50 kg
(giống bao xi măng). Tùy theo yêu cầu kỹ thuật khoan, đào và tính chất địa tầng, mà hòa
tan từ 20 kg đến 50 kg bột bentonite vào 1m3 nước.
Một dung dịch mới trước lúc sử dụng phải có đặc tính ghi trong bảng 1
Bảng 1: CÁC CHỈ TIÊU CỦA DUNG DỊCH BENTONITE : TCXD VN 326
Hạng mục Chỉ tiêu tính năng Phương pháp kiểm tra

1. Khối lượng riêng 1,05 – 1,15 Tỷ trọng kế dịch sét

Phan Danh Hiệp-157960


10
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

2. Độ nhớt 18-45 (s) Phương pháp phễu


500/500cc
3. Hàm lượng cát < 6%

4. Tỷ lệ chất keo > 95% Phương pháp đong cốc

5. Lượng mất nước < 300 ml/30 phút Dụng cụ đo lượng mất
nước
6. Độ dày của áo sét 1-3 mm /30 phút Dụng cụ đo lượng mất
nước
7. Lực cắt tĩnh 1 phút : 20-30 mg/cm2
10 phút: 50-100 mg/cm2 Lực kế cắt tĩnh
8. Tính ổn định < 0,03 g/cm3

9. Trị số pH 7-9 Giấy thử pH

1.3.2 Sử dụng và xử lý dung dịch bentonite (bùn khoan)


Quá trình chế tạo, sử dụng, thu hồi, xử lý và tái sử dụng dung dịch bentonite ( dung
dịch khoan, bùn khoan).
Sơ đồ:

Phan Danh Hiệp-157960


11
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

b2 - M ¸y b 1 - P h iÔ u tr é n
tré n

a - K h o c h ø a b e n to n ite b - C h Õ t¹ o d u n g
B Ó c h ø a b » n g th Ð p d Þ c h b e n to n i t e § Õn hè ®µo
S IL O

bÓ chøa b»ng cao


s u c ã k h u n g th Ð p
c - K h o c h ø a d u n g d Þc h
b e n to n ite m í i
H ót bïn bÈn
Bïn m íi T r¹ m s ö lý b ï n k h o a n
bïn m íi

èng dÉn bïn m íi

§ ang ®µo m t
B ¬ m c h ×m
d - T u Ç n h o µ n d u n g d Þc h b e n to n ite

Hình 1 - Sơ đồ xử lý dung dịch bentonite


Quá trình thực hiện như sau:
Chế tạo dung dịch bentonite mới gồm:
 Các bao bentonite bột được chứa trong kho (bao) hoặc trong silô (bột).
- Chế tạo dung dịch bentonite:
 Có thể dùng phễu trộn đơn giản.
 Có thể dùng máy trộn.
Thường trộn 20 kg đến 50 kg bột bentonite với 1 m3 nước (tuỳ theo yêu cầu thiết
kế). Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật cụ thể cho thêm vào dung dịch một số chất phụ
gia mục đích là làm cho nó nặng thêm, khắc phục khả năng vón cục của bột bentonite,
tăng thêm độ sệt hoặc ngược lại giảm độ sệt bằng cách chuyển nó thành thể lỏng, chống

Phan Danh Hiệp-157960


12
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

lại sự nhiễm bẩn của nó bởi ximăng hoặc thạch cao, giảm độ PH của nó hoặc tăng thêm,
giảm tính tách nước của nó, v.v...
Sau đó đổ dung dịch khoan mới được chứa bằng bể chứa bằng thép, bể chứa xây
gạch, bể chứa bằng cao su có khung thép hoặc bằng xilô (tuỳ từng điều kiện cụ thể mà sử
dụng loại bể chứa nào).
Sử dụng dung dịch bentonite một cách tuần hoàn (hình vẽ). Trong khi hoặc đào hố
phải luôn luôn đổ đầy dung dịch khoan trong lỗ. Dung dịch khoan này là dung dịch mới.
Gầu đào xuống sâu đến đâu thì phải bổ xung dung dịch khoan ngay cho đầy hố. Trong khi
đào thì dung dịch bentonite bị nhiễm bẩn (do đất, cát) làm giảm khả năng giữ ổn định
thành hố, do đó phải thay thế. Để làm việc đó, phải hút bùn bẩn từ hố khoan, đào lên để
đưa về trạm xử lý. Có thể dùng loại bơm chìm đặt ở đáy hố đào hoặc bơm hút có màng
lọc để ở trên mặt đất.
Dung dịch khoan (bùn khoan) được đưa về trạm sử lý ( hình vẽ ). Các tạp chất
bị khử đi, còn lại là dung dịch khoan như mới để tái sử dụng.
Dung dịch sau khi sử lý phải có đặc tính sau:
 Dung trọng dưới 1,2 (trừ loại dung dịch nặng đặc biệt).
 Độ nhớt Marsh nằm giữa 35 đến 40 giây.
 Độ tách nước dưới 40 cm3.
 Hàm lượng cát < 5%.
1.4.Phương Pháp mở rộng đáy hố
1.4.1.Mở rộng đáy hố bằng phương pháp khoan đất:
Đây là phương pháp mở rộng đáy hố bằng gầu khoan. Trong phương pháp này, quá
trình cắt đất mở rộng đáy cũng tương tự như trong phương pháp khoan phản tuần hoàn,
nhưng ở đây đất cắt ra rơi vào bên trong gầu và bộ phận này được gọi là thùng chứa. Sau
khi đầy thùng chứa, các cánh cắt của gầu đóng lại, gầu được nâng lên. Sau khi lên khỏi hố
khoan, máy cơ sở quay gầu đến vị trí đổ đất, mở đáy gầu và đổ đất thành đống hoặc vào

Phan Danh Hiệp-157960


13
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

phương tiện vận chuyển. Sau đó lại đưa gầu quay về vị trí hố đào, hạ gầu xuống đáy hố,
mở cánh cắt và tiếp tục chu kỳ làm việc mới.

Hình 1.4. Các bước thi công cọc khoan nhồi mở rộng đáy
1- Định tâm; 2- bắt đầu khoan; 3- Đặt ống xiên – chống nghiêng; 4- Bơm bentonite
vào hố khoan; Khoan đến độ sâu cần thiết kế; 6- đưa gầu khoan đặc biệt dạng quả
chuông vào hố; 7- khoét rộng đáy hỗ khoan; 8- đo lại độ sâu lỗ khoan; 9- đặt lồng
thép gia cường vào hố khoan; 10- lắp ống đổ bê tông; 11- thổi sạch bùn trong hố
khoan; 12,13- đổ bê tông; 14- hoàn tất.
1.4.2 Công tác chuẩn bị
Trước khi thi công cọc khoan nhồi cần chú ý nghiên cứu kĩ các tài liệu thiết kế kĩ
thuật, quy trình công nghệ, tài liệu khảo sát địa chất công trình, .... và các công trình ngầm
trong mặt bằng thi công như điện, cáp quang, hệ thống thoát nước, cấp nước...
Chuẩn bị mặt bằng tổ chức thi công, xác định vị chí các tim mốc, hệ trục công
trình, đường vào, hệ thống đặt các thiết bị cơ sở, khu vực thi công lồng thép, kho các công
trình phụ trợ. Các cán bộ kĩ thuật phải nắm chắc hồ sơ thiết kế cọc như địa chất công
trình, đường kính, cấu tạo cốt thép, đáy cọc đáy đài, cao độ cắt cọc cấu tạo ống siêu
âm...vv.

Phan Danh Hiệp-157960


14
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

Căn cứ vào các thiết bị có sẵn đã được duyệt lập tiến độ thi công chi tiết cho từng
cọc đảm bảo theo đúng yêu cầu bên A và tư vấn giám sát từ đó lập tiến độ thi công tổng
thể và sơ đồ khoan cho toàn bộ khu cọc.
Chuẩn bi các bảng biểu nhật kí công trường theo dõi quá trình thi công và chất
lượng thi công.
Chuẩn bị đầy đủ thiết bị máy móc kiểm tra độ sụt của bê tông, kiểm tra dung dich
bentonite.
Dung dich Bentonite phải luôn đảm bảo chất lượng và số lượng cho công tác thi
công.
Chuẩn bị đầy đủ và đảm bảo nguồn nước trộn Pentonite.
Hệ thống cung cấp điện phải an toàn và đáp ứng được công suất của máy móc thiết
bị thi công.
Kiểm tra và đảm bảo chắc chắn tất cả các thiết bị trong tình trạng hoạt động tốt và
sẵn sàng làm việc.
Vị trí của máy phải an toàn chắc chắn và thuận tiện.
1.4.3 Định vị hố khoan
Định vị phải căn cứ vào tài liệu thiết kế về quy hoạch tổng thể của dự án và mặt
bằng bố trí cọc. Việc xác định vị trí tim cọc được thực hiện bằng 2 máy kinh vĩ giao hội
hoặc máy kinh vĩ điện tử. Khi thực hiện công tác này phải có sự kiểm tra nghiệm thu của
kỹ sư tư vấn.
Sai số cho phép của vị trí tim cọc là: ± 30 mm.
Đồng thời lập các mốc phụ để xác định và kiểm tra lại tim, cốt cọc.

Phan Danh Hiệp-157960


15
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

Hình 1.3 Sơ đồ định vị tim cọc


1.4.4 Công tác khoan cọc
1.4.4.1 Hạ ống vách:
Sau khi định vị vị trí tim cọc, tiến hành khoan với tốc độ chậm đến chiều sâu bằng
chiều dài ống vách. Dừng khoan và hạ ống vách, chiều dài ống vách được xác định căn cứ
vào tài liệu khảo sát địa chất. ống vách phải được hạ với chiều sâu tối thiểu qua các lớp
đất yếu bên trên. Trong qúa trình thi công từng cọc, phụ thuộc vào đăc điểm địa chất các
lớp đất phía trên có thể hạ thêm ống vách nếu gặp phải địa chất yếu.
Ồng vách có tác dụng bảo vệ thành hố khoan ở đầu cọc, tránh trường hợp sập lở
đất bề mặt khi thi công, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc neo giữ cốt thép. Ồng
vách phải được giữ thẳng đứng chăc chắn không bị xô lệch, trượt trong quá trình thi công.
Vị trí ống vách, độ thẳng đứng phải được kỹ thuật bên A và tư vấn giám sát kiểm tra thu.
Các yêu cầu kỹ thuật về hạ ống vách:
 Sai số tọa độ : +/-50 - 75mm.
 Sai số gia công theo độ tròn +/- 5 mm + Sai số về độ thẳng đứng <=1%
* * Cấu tạo thiết bị ống vách:

Phan Danh Hiệp-157960


16
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

Hình 1.4 Sơ đồ cấu tạo ống vách


1.4.4.2 Công tác khoan tạo lỗ:
Khoan tạo lỗ bằng phương pháp khoan gàu xoay là biện pháp thi công phổ biến
nhất khi thi công hạng mục cọc nhồi các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và
gịao thông hiện nay.

Hình 1.5 Sơ đồ khoan tạo lỗ, thi công hạ ống vách và lấy đất bằng gầu
Khi khoan, cần chú ý các yêu cầu về kỹ thuật sau:

Phan Danh Hiệp-157960


17
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

Trước khi tiến hành khoan cần chỉnh chính xác độ nằm ngang của máy khoan và
độ thẳng đứng của cần khoan bằng máy trắc địa hoặc nivo nước, vị trí máy đứng phải
được gia cố chắc chắn bằng các tấm tôn hoặc tấm bê tông.
Bentonite được bơm vào hố khoan khi khoan đạt độ sâu 1,5- 2 m và liên tục trong
quá trình khoan để duy trì áp lực vào thành hố khoan. Bentonite phải luôn được kiểm tra
và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong quá trình thi công. Mực dung dịch khoan luôn duy
trì cao hơn mức nước ngầm trong hố khoan.
Mùn khoan và dung dịch Bentonite lẫn đất được vận chuyển ngang ra xa khỏi vị trí
hố khoan tránh làm ảnh hưởng đến chất lƣợng hố khoan và gây cản trở cho việc thi công.
Cần kelly phải luôn thảng đứng trong suốt quá trình khoan, tim cần khoan luôn
trùng với tim cọc và thường xuyên được kiểm tra bằng máy kinh vĩ hoăc nivo nước.
Công tác khoan được tiến hành liên tục trong phạm vi 1 cọc, tránh hiện tượng lắng
cặn và sập thành vách do gián đoạn. Trong quá trình khoan phải theo dõi, mô tả mặt cắt
địa chất của các lớp đất đá khoan qua và được thể hiện bằng các báo cáo chi tiết. ở các
điểm địa tầng sai khác nhiều so với hồ sơ khảo sát địa chất ban đầu phải tiến hành lấy
mẫu và ghi chép đầy đủ vào nhật ký, báo cáo với đơn vị thiết kế và công trình để có biện
pháp kỹ thuật xử lý trực tiếp phù hơp.
Khi khoan, tốc độ khoan phải khống chế thích hợp với địa tầng khoan qua. Gầu
khoan được đưa lên, xuống từ từ và xoay để tránh ảnh hưởng chân không và ma sát với
thành hố khoan gây sập vách.
Dùng mũi khoan băng hợp kim cứng khi gặp các lớp địa chất như : lớp sỏi cuội to,
bột cat kết sét kết..vv..
Các công tác trên được duy trì và tiến hành tới khi khoan đến cao độ thiết kế.
Hố khoan thường xuyên được kiểm tra về độ thẳng đứng, đường kính cũng như
tình trạng thành vách theo yêu cầu kỹ thuật của bên A và tư vấn giám sát.

Phan Danh Hiệp-157960


18
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

1.4.4.3 Đưa gầu khoan đặc biệt quả chuông ( gầu khoan mở rộng đáy ) vào hố
1.4.4.4. Khoét rộng đáy hố khoan theo kích thước yêu cầu.
1.4.4.5. Đo lại độ sâu lỗ khoan
1.4.5 Gia công và hạ lồng thép gia cường vào hố khoan
Quá trình gia công thép cần chú ý bãi gia công thép phải được đổ đá sạch sẽ, thép
được bảo quản che mưa và kê cao cách mặt đất.
Công tác hạ cốt thép thu hố khoan về chiều sâu, độ thẳng đứng, tình trạng thành
vách, đường kính, độ sạch ..vv..
Các lồng thép được liên kết chắc chắn theo đúng thiết kế và có số mối thép đủ là
tối thiểu. Các con kê bê tông hoặc thép được sử dụng để đảm bảo chiều dày lớp bê tông
bảo vệ cốt thép.
Cần có biện pháp kỹ thuật để tránh cốt thép bị tụt hoặc bị đẩy trồi: các mối nối
phải thật đảm bảo, lồng thép sau khi hạ được liên kết chặt chẽ với ống vách ở phía trên.
Cốt thép đảm bảo đúng và đầy đủ vế số lượng, cường độ, vị trí và kích thước theo
đúng yêu cầu của thiết kế.
Việc hạ lồng thép phải được thực hiện từ từ, nhẹ nhàng tránh va đập vào thành hố
khoan.
Khi hạ lồng thép đến cao độ thiết kế thì tiến hành treo cố định lồng thép vào ống
vách, trách chuyển vị lồng trong quá trình đổ bê tông.

Hình 1.6 Sơ đồ cấu tạo lồng thép

Phan Danh Hiệp-157960


19
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

Hình 1.7 Sơ đồ thi công hạ lồng thép


1.4.5.1. Hạ ống Tremic:
Mỗi đoạn ống dài 3m được nối với nhau bằng các ren, một số ống có chiều dài
thay đổi 0,5m , 1,5m , 2m để lắp linh động, phù hợp với chiều sâu hố khoan. Đáy ống
cuối cùng hình vát, đường kính ống là 273mm, đoạn trên cùng làm le ra tì vào giá đỡ bắc
ngang qua miệng vách casinc.
+ Chuẩn bị: Tập kết ống tại vị trí thuận tiện cho thi công kiểm tra các ren nối
+ Lắp giá đỡ: Giá đỡ dùng làm hệ đỡ của ống đổ bê tông. Giá đỡ có cấu tạo đặc
biệt bằng hai nửa vòng tròn có bản lề ở hai góc. Với chế tạo như vậy có thể dễ dàng tháo
lắp ống thổi rửa.
+ Lắp ống đổ:Ống đổ có đầu vát được hạ đầu tiên, tiếp theo hạ các ống đổ có
chiều dài 3m, cuối cùng hạ các ống có chiều dài linh động để phù hợp chiều sâu hố đào.
1.4.6 Làm sạch bùn trong hố khoan

Phan Danh Hiệp-157960


20
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra lại chiều sâu và độ sạch của hố khoan. Trường
hợp độ lắng < 10 cm thì hố khoan đạt yêu cầu về độ sạch và tiến hành đổ bê tông.
Trường hợp độ lắng >10 cm thì phải làm vệ sinh đáy hố khoan bằng phương pháp
thổi rửa hố khoan. Làm sạch bằng việc thay thế dung dịch Bentonite cũ lẫn đất cát bằng
dung dịch mới đạt tiêu chuẩn.
Có 2 công nghệ thổi rửa.
1.4.6.1 Thổi rửa bằng bơm:
Dùng bơm chìm công suất lớn thả xuống đáy hố khoan hút bùn lên. Đồng thời bơm
dung dịch mới xuống hố khoan đảm bảo mực dung dịch trong hố khoan luôn duy trì ở
mức 1,5 m so với cao độ mực nước ngầm. Bùn Bentonite bơm lên được qua máy tách cát
để tái sử dụng.
1.4.6.2 Thổi rửa bằng khí nén
Công việc thổi rửa được thực hiện bằng ống đổ bê tông kết hợp với ống dẫn bơm
khí nén xuống. áp lực khí nén được giữ thường xuyên là 1.5 lần áp lực cột dung dịch tại
đáy hố khoan. Bentonite lẫn mùn khoan ở dưới đáy hố khoan được áp lực khí nén đẩy lên.
Cần bổ sung dung dịch mới vào hố khoan khi dung dịch trong hố tụt khoảng - 1,5 m so
với cao độ mặt đất tự nhiên. Đây là phương án chính trong công tác thổi rửa hố khoan.
Kiểm tra dung dịch Bentonite về độ nhớt, tỷ trọng và hàm lượng cát và đo kiểm tra
bằng thước về độ lắng cặn. Nếu độ lắng cặn <10 cm thì đạt yêu cầu cho phép đổ bê tông.
1.4.7 Công tác đổ bê tông
1.4.7.1 Lắp đặt ống đổ
Ồng đổ là các ống thép có đường kính từ 150-273 mm, tổ hợp của các đoạn ống
dài L = 1m, 2m, 3m và 6m. Các đoạn ống được liên kết với nhau bằng gen. Chiều dài ống
đổ phải tới tận đáy hố khoan, khoảng cách giữa đáy ống đổ và đáy hố khoan tuỳ thuộc
vào đường kính hố khoan và phải có biện pháp ống đổ dự phòng.

Phan Danh Hiệp-157960


21
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

Ồng đổ bê tông và mối nối được đảm bảo kín, cách nước, luôn luôn kiểm tra chiều
dài khi nối ống, tháo ống trong quá trình đổ.
Đoạn ống đầu tiên khi thi công được nút kín bằng bóng cao su hoặc bọt xốp dày >5
cm nhằm đảm bảo không có sự tiếp xúc trực tiếp của mẻ bê tông đầu với dung dịch
khoan.

Hình 7. Sơ đồ thi công đổ bê tông cọc


1.4.7.2 Quá trình đổ bê tông
Trước khi đổ bê tông cần phải có kế hoạch chặt chẽ về việc cung cấp bê tông giữa
đơn vị thi công và đơn vị cung cấp. Cụ thể, bê tông phải đảm bảo cung cấp về số lượng,
chất lượng, liên tục không gián đoạn.
Cấp phối bê tông phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo yêu cầu thiết kế, không
sử dụng cốt liệu đá lớn hơn 20mm. Bê tông trước khi đổ phải có độ sụt là 16-20 cm.
Công nghệ đổ bê tông được thực hiện sao cho bê tông cấp cho cọc liên tục không
bị gián đoạn, tránh bê tông bị phân tầng.

Phan Danh Hiệp-157960


22
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

Trường hợp dùng xe trộn để cấp bê tông, cần tính toán thời gian vận chuyển,
nghiên cứu phương án đường đi và lựa chọn độ sụt xuất xưởng thích
hợp.
Bê tông sử dụng cho cọc khoan nhồi có thể được trộn thêm phụ gia hoá dẻo với tỷ
lệ từ 0.8-1.2 % tuỳ thuộc vào môi trường cũng như cự ly vận chuyển.
Bê tông trong ống đổ phải đủ độ cao và luôn luôn lớn hơn áp lực dung dịch xung
quanh. ống đổ có thể được nâng lên hạ xuống trong quá trình cấp bê tông nhưng không
được thao tác quá mạnh và nhiều để tránh bê tông bị phân tầng. Trong quá trình đổ, ống
đổ được tháo dần ra song phải luôn đảm bảo nằm ngập trong bê tông với chiều sâu không
nhỏ hơn 2m. Việc đổ diễn ra liên tục tạo thành dòng chảy tự do và bêt ông chiếm chỗ đẩy
dần bentonite ra khỏi hố khoan.
Các ống đổ bê tông được đặt lên giá đỡ và vệ sinh ngay sau khi tháo để tránh hiện
tƣợng tắc ống cho những lần đổ sau.
Trong suốt quá trình đổ bê tông tránh không để bê tông tràn ra miệng phễu rơi vào
trong lòng cọc làm ảnh hưởng tới chất lượng của bentonite va bê tông cọc.
Trong quá trình đổ bê tông phải thường xuyên kiểm tra theo dõi cao độ chân ống
cho phù hợp và kiểm soát được chất luợng thành vách hố khoan.
Cao độ đổ bê tông cuối cùng phải cao hơn cao độ đấy đài cọc tốt thiểu là 1 –1.5 m
tuỳ theo thiết kế.
Quá trình đổ bê tông được thể hiện trong các báo cáo chi tiết theo các biểu mẫu có
sẵn và có sự xác nhận của cán bộ thi công và tư vấn giám sát.
1.4.7.3 Rút ống vách
Ồng vách cần được rút lên ngay trong thời gian địa chất xung quanh chưa cố kết
chắc chắn và bê tông còn có độ dẻo và chưa ninh kết nhằm đảm bảo bê tông không bị kéo
theo khi rút ống và phá vỡ kết cấu ban đầu của bê tông.

Phan Danh Hiệp-157960


23
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

Trong quá trình rút ống vách phải đảm bảo ống giữ thẳng đứng và đồng trục với
cọc.
Sau khi ống chống được rút lên cần kiểm tra khối lượng bê tông và cao độ đầu cọc
nhằm đảm bảo tiết diện cọc không bi thu nhỏ và bê tông không bị lẫn bùn đất xung quanh
do áp lực của đất, nước, mùn khoan.. .trong trường hợp cần thiết phải bổ xung ngay bê
tông trong quá trình rút ống.
1.4.9 Dung sai
Vị trí cọc phải được xác định chính xác ngay trước khi thi công phải kiểm tra vị trí
cọc so với hệ thông mốc chuẩn.
Vị trí cọc không được sai số quá 30 mm theo bất kỳ hướng nào đồng thời cũng
phải đảm bảo sai số của tâm móng( bao gòm cả các cọc khác) không được vuợt quá chỉ số
trên.
Độ thẳng đứng:
 Khi bắt đầu công tác thi công, độ thẳng đứng của các cọc phải được kiểm tra
theo quy định. Dung sai thẳng đứng lớn nhất cho phép là < 1/100.
 Các cọc bi hư hỏng
Trong trường hợp sau các cọc coi như là không đạt yêu cầu:
 Cường độ bê tông không đạt yêu cầu về thiết kế.
 Dung sai thi công vượt quá trị số cho phép quy định
 Cốt thép không đảm bảo về cường độ, số lượng và vị trí theo thiết kế.
 Sức chịu tải của cọc không đạt yêu cầu thiết kế.
1.4.10 Lý lịch cọc
Lý lịch cọc phải được kỹ thuật A- B ký xác nhận ngay trong quá trình thi công và
bao gồm các thông tin sau đây:
 Ngày và thời gian bắt đầu khoan và bắt đầu đổ bê tông.

Phan Danh Hiệp-157960


24
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

 Số hiệu cọc và vị trí.


 Cốt mặt đất tại vị trí thi công cọc.
 Cốt mũi cọc và đầu cọc.
 Cao độ cát cọc.
 Độ sâu gặp lớp đất chịu lực (đất chặt hoặc sét cứng).
 Đường kính hố khoan và đường kính cọc.
 Độ nghiêng của cọc.
 Chiều dài ống vách.
 Chiều dài ống đổ bê tông và chiều dài ống dài nằm trong bê tông.
 Mô tả chi tiết đất nền trong quá trình thoe thời gian.
 Làm sạch đáy hố khoan.
 Cốt thép và thời gian lắp đặt vào hố khoan.
 Đặc tính của bê tông, thể tích của bê tông và thời gian đổ bê tông.
 Chi tiết các chướng ngại vật gặp phải khi khoan.
 Chi tiết về thời tiết.
 Đặc tính dung dịch bentonite trước khi đưa vào hố khoan và ở đáy hố khoan sau
khi có sự nạo vét.
Các thông tin khác kèm theo yêu cầu của kỹ thuật bên A và tư vấn giám sát.
1.4.11 Lấp đầu cọc
Cọc sau khi đổ bê tông đến cao độ tinh thiết kế và bê tông cọc đã ninh kết sẽ được
lấp lại để đảm bảo tránh các tác động của bê ngoài đến sự hình thành cường độ cọc và
đồng thời trả lại mặt bằng thi công các cọc tiêp theo. Việc lấp đầu cọc được tiến hành
ngay sau khi bê tông ninh kết. Vật liệu dùng để lấp đầu cọc có thể dùng đất cấp II, gạch
vỡ hoặc cát thô đầm kỹ.

Phan Danh Hiệp-157960


25
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

Để đảm bảo thuận lợi cho máy thi công di chuyển trên công trường phải tiến hành
lấp đầu cọc ngay sau khi thi công xong.
1.4 Kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi
Xác định độ lún của cọc xem nó nằm trong giới hạn cho phép hay không ,không cần
kiểm tra toàn bộ các cọc mà ta chỉ cần kiểm tra một số cọc quan trọng và số lượng cọc thử
tải tĩnh phải lớn hơn 2 cọc ,số lượng cọc thử động lớn hơn 5 cọc.
Phương pháp thử tĩnh : Người ta tiến hành gia tải lên cọc đến tải trọng yêu cầu.Sau
thời gian quy định ,tiến hành đo khả năng chịu tải của cọc ,đo độ lún của cọc.Sau đó so
sánh xem độ lún của cọc có vượt quá giới hạn hay không ,hiện nay có 3 phương pháp thử
tĩnh ,đó là thử tĩnh bằng nước ,bằng đối trọng và kích thủy lực.
Phương pháp thử động gồm một số phương pháp chính sau:
Phương pháp rung : Cọc được rung cưỡng bức với biên độ không đổi trong khi tần
số thay đổi .Trong quá trình thí nghiệm thì vận tốc dịch chuyển của đầu cọc được theo dõi
bằng các đầu đo chuyên dụng.
Phương pháp đo sóng ứng suất : cơ sở của phương pháp này là lý thuyết truyền ứng
suất trong thanh đàn hồi.Sóng ứng suất được tạo ra bằng cách dùng búa đóng vào đầu
cọc.Sóng này sẽ truyền từ đỉnh cọc xuống phía dưới với tốc độ phụ thuộc vào chất lượng
của cọc bê tông.Khi gặp thay đổi kháng trở cơ học ,một phần sóng ứng suất sẽ phản hồi
trở lại đầu cọc,và khi đó ta đo được sóng phản hồi bằng các đầu đo tenxơ cảm
ứng .Phương pháp này gồm có 2 loại chủ yếu:
 Phương pháp biến dạng nhỏ (Sử dụng phổ biến hơn )
 Phương pháp biến dạng lớn
1.5.Các thiết bị khoan mở rộng đáy cọc bằng phương pháp khoan phản tuần hoàn:
Theo phương pháp làm việc thành bốn nhóm được trình bày ở hình 1.6
Nhóm a: Gồm các thiết bị có lưỡi cắt trượt xuống. Thiết bị có từ 1 đến 4 dao cắt.
Khi khoan mở rộng đáy các xi lanh thủy lực sẽ đẩy các con trượt 4 xuống dọc trục chính 3

Phan Danh Hiệp-157960


26
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

và đẩy các lưỡi cắt 1 ra ngoài. Đât cắt ra được hút lên bằng bơm thủy lực hoặc khí nén.
Chuyển động quay của thiết bị nhận được từ máy cơ sở thông qua trục truyền chính 3.
Nhóm b: Gồm các thiết bị có lưỡi cắt mở ngang sang 2 bên. Ở đây khi khoan thẳng
thì các lưỡi cắt được xếp vào, còn khi khoan mở rộng đáy cọc thì các lưỡi cắt được mở ra
theo kiểu mở ô
Nhóm c: Gồm các thiết bị mở rộng đáy từ trên xuống. Khi khoan cọc thẳng các lưỡi
cắt 1 được thu về sát với trục truyền. Khi khoan mở rộng đáy các xi-lanh thủy lực sẽ đẩy
các con trượt 4 xuống dọc trục 3 và đẩy các lưỡi cắt xuống.
Nhóm d: Gồm các thiết bị mở rộng đáy cọc bằng cách phay ngang từ trong ra ngoài.
Thiế bị này thường được sử dụng trong trường hợp đá cứng.
1.5.1.Các thiết bị khoan mở rộng đáy cọc bằng phương pháp khoan đất:
Khoan mở rộng đáy được thực hiện bởi gầu khoan có trang bị các lưỡi cắt đất. các
lưỡi cắt này được điều khiển mở ra hai bên bằng xi lanh thủy lực, khí nén hoặc bằng trọng
lượng. Đất cắt ra rơi vào trong gầu, khi gầu đầy đất nó được nâng ra khỏi hố khoan, đất
được đổ đống hoặc cho vào phương tiện vận chuyển.
Ưu điểm của phương pháp này:
+ Giá thành rẻ
+ Không đòi hỏi diện tích công trường lớn vì không cần nhiều loại thiết bị
+ Xử lí đất đã được khoan xong dễ hơn
+ Khoan chính xác theo kích thước thiết kế.
Thiết bị khoan mở rộng đáy cọc bằng phương pháp khoan đất có hai dạng chính như
sau:
Dạng 1: Dùng trục tiếp lực đẩy cần Kelly của máy khoan cọc nhồi để mở cánh
khoan của thiết bị gầu khoan thông qua có cấu tay đòn giữa thân mũi khoan và cánh
khoan. Khi khoan xong, rút cần Kelly lên thì cánh khoan tự động đóng lại.

Phan Danh Hiệp-157960


27
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

Hình 1.6.Gầu khoan mở rộng đáy cọc khoan nhồi dạng 1


Dạng 2: Cơ cấu điều chỉnh góc mở của cánh khoan được điều khiển bằng xi lanh
thủy lực thông qua hệ thống điều khiển điện tử với sensor giám sát góc mở của cánh
khoan. Dạng này có kết cấu phức tạp do hải bố trí xi lanh thủy lực và sensor trong gầu
khoan.

Hình 1.7. Gầu khoan mở rộng đáy cọc khoan nhồi dạng 2

Phan Danh Hiệp-157960


28
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

Hình 1.8.Cấu tạo gầu khoan mở rộng đáy cọc khoan nhồi dạng 2
1.Xylanh thủy lực; 2.Bệ đẩy; 3.Tay đòn; 4.Cánh khoan cọc nhồi; 5.Hạn chế hành trình;
6.Đai ốc; 7.Bu lông điều chỉnh; 8.Răng khoan; 9.Sensor đo hành trình; 10.Dẫn hứớng
Thông qua hệ thống điều khiển, khi dầu thuỷ lực đẩy cần xilanh thuỷ lực 1 duỗi ra, bệ
đẩy 2 di chuyểnn xuống, kết quả là cánh khoan 4 mở ra nhờ tay đòn 3. Ta có thể điều
chỉnh đường kính mở đáy (tức là điều chỉnh góc mở tối đa của cánh khoan) nhờ hạn vị
hành trình 5, đai ốc khoá 6 và bulông điều chỉnh 7. Sensor hành trình 9 đo hành trình của
xilanh và gửi tín hiệu về hệ thống điều khiển. Khi co cần xilanh lại thì cánh khoan sẽ
đóng lại.
Như vậy, góc mở của cánh khoan được giám sát gián tiếp nhờ sensor hành trình 9
thông qua cơ cấu tay đòn.
Gàu khoan được nối vào cần khoan (trục Kelly-bar) bằng chốt, và qua đó nó nhận
được chuyển động quay từ nguồn động lực. Khi khoan mở rộng đáy hố khoan, các piston
của cả xilanh đứng sẽ đẩy con trượt chuyển động xuống đồng thời hai thanh truyền cũng

Phan Danh Hiệp-157960


29
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

chuyển động xuống và đẩy các lưỡi cắt ra để mở lưỡi cắt và giữ lưỡi cắt trong quá trình
làm việc.
Trong quá trình thiết kế gàu khoan mở rộng đáy phải thoả mãn các yêu cầu thực tế như:
- Chống lại được lực xô ngang.
- Thoả mãn các tiêu chuẩn trong thiết kế xây dựng về cọc nhồi mở rộng đáy như:
D ≤ 3d, hoặc góc mở rộng đáy  ≤ gh.
Ta nhận thấy gàu khoan sử dụng trong phương pháp khoan đất được chia làm hai phần:
phần trên và phần dưới. Phần trên làm nhiệm vụ cắt đất thuần tuý. Phần dưới của thiết bị
vừa làm cánh cắt vừa là thùng chứa. Khi thiêt kế phải tính trọng lượng vừa đủ để máy cơ
sở có thể nâng được.
1.6 Thiết bị thi công cọc khoan nhồi
1.6.1 Gầu khoan
Gầu khoan là một bộ phận rất quan trọng đối với máy khoan cọc nhồi, gầu khoan
thường có cấu tạo gồm lưỡi cắt, bộ phận chứa đất hay còn gọi là gầu, phần gầu có khả
năng tự đóng mở hoặc mở bằng tay do thiết kế, phần trên của gầu được gắn với cần
kenlly có chức năng nhận momen quay và lực nén theo phương thẳng đứng. ở trong
khoan liên tục thì đất được hút lên nên không có phần gầu.

Phan Danh Hiệp-157960


30
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

1.6.2 Cần kelly


Cần Kelly có cấu tạo hình vuông hoặc hình tròn, cần Kelly có vai trò truyền nhận
momen xoắn từ động cơ, lực nén từ xylanh thủy lực xuống gầu khoan, ngoài ra cần Kelly
có thể dài ra để tang chiều dài khoa, cần Kelly có cấu tạo gồm 2 dạng, dạng hình tròn
hoặc hình hộp, gồm các ống có kích thước gần bằng nhau và lồng với nhau tạo thành. Nếu
là hình tròn thì ngoài cấu tạo giống hình vuông, cần Kelly còn có các then hoa giữa các
ống nhằm tránh trượt trơn và truyền momen xoắn và lực nén giữa các ống.Cần thiết kế
thường có 3 đến 4 đoạn lồng ghép với nhau, tùy độ sâu của hố đào và chiều dài của từng
đoạn.
Ưu điểm của loại cần có thiết diện hình tròn là chịu được momen xoắn tốt hơn khi
có cùng một diện tích bề mặt, nên khi chế tạo tiết kiệm được vật liệu hơn

Phan Danh Hiệp-157960


31
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

Hình 9. Cần Kelly và mặt cắt cần Kell


Còn loại có thiêt diện hình vuông thì không phải làm thêm các then và rảnh then hoa, nên
dễ chế tạo hơn.
1.6.3 Cơ cấu quay và ép cần kelly

Hình 10a - Cơ cấu ép và quay cần Kelly loại tự leo

Phan Danh Hiệp-157960


32
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

1. Xylanh đẩy thủy lực 2.Cần dạng hộp


3.Cần Kelly 4.Cơ cấu ép và quay cần Kelly
Cơ cấu quay và ép cần Kelly cấu tạo gồm 1 động cơ để quay bánh răng cố định
trên Kelly, 2 xylanh thủy lực để tạo lực dọc trục cần Kelly, và cơ cấu dẩn
hướng.Thường thì có 2 loại cơ cấu này,cơ cấu dùng giá khoan để nâng đỡ(hình 10b)và
loại tự di chuyển trên cần hộp ( hình 10a)
Ưu điểm của loại có giá khoan là thay đổi được khoảng cách từ gầu khoan
lớn,nhưng chiều cao lớn nhất từ mặt đất đến gầu khi gầu ở trên không thi bé, còn loại tự
leo thì ngược lại.Vì nó là loại tự leo nên chiều cao gầu có thế thay đổi lớn hơn.Loại tự leo
thường được sử dụng cho cần hộp,còn loại giá treo thường sử dụng cho dạng dàn tùy theo
nhu cầu và kết cấu.

Hình 10b - Cơ cấu ép và quay cần kelly dùng giá khoan để nâng đỡ

Phan Danh Hiệp-157960


33
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

1.Cần kelly 2.Cơ cấu quay và ép cần kelly 3.Giá khoan


1.6.4 Cần chính
Là cơ cấu để treo cần kelly, hoặc là sườn đặt xylanh thủy lực giúp nâng hạ cơ cấu
ép, xoay cần kelly. Cần có cấu tạo dạng dàn hoặc dạng hộp tùy theo nhu cầu sử dụng và
địa hình, khí hậu sử dụng.

Hình 11a. Cần dàn

Hình11b. Cần hộp


Cần hộp có ưu điểm là lắp đặt nhanh,gọn gàng,dễ tháo lắp vận chuyển đến nơi
khác nhưng có chi phí cao.
1.6.5 Máy cơ sở
Máy cơ sở thường là bánh xích di chuyển trên nền đất yếu,cũng có thể sử dụng
bánh lốp nếu cần di chuyển và thường xuyên hoạt động trên nền đất cứng.
Ưu điểm:
Áp lực riêng lên nền đất nhỏ ( 0,04 – 0,1 Mpa) và phân bố đồng đều nên
máy có áp lực di chuyển trên những địa hình phức tạp như trên nền đất
mềm,không bằng phẳng vì vậy không phải làm đường tạm cho máy di chuyển.
Độ bám lớn,khả năng vượt dốc của máy tốt,độ dốc từ 10-40 độ.
Nhược điểm:
Kết cấu máy cồng kềnh
Lực cản di chuyển lớn

Phan Danh Hiệp-157960


34
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

1.6.6 Một số máy khoan cọc nhồi

Máy Khoan Nhồi Sany SR420 Máy khoan nhồi Nippon Sharyo ED5500

Máy khoan nhồi TE4300H Máy khoan nhồi Bauer - BG 48

Phan Danh Hiệp-157960


35
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

Nguyên lý làm việc thiết bị khoan cọc nhồi mở rộng đáy

Hình 1.5. Các bộ phận chính của máy khoan cọc nhồi mở rộng đáy
1. Máy cơ sở 7. Cần kelly
2. Xy lanh nâng hạ khung trước 8. Cần chính
3.Gầu khoan MRĐ 9. Puly đổi hướng cáp

Phan Danh Hiệp-157960


36
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

4. Khung trước 10. Cáp nâng hạ cần kelly


5. Cụm bàn quay 11. Cáp nâng hạ cần chính
6. Xylanh điều chỉnh cụm bàn quay 12.Thanh chống
Bàn quay: bàn quay được liên kết với máy cơ sở bằng khung trước (2). Toàn bộ hế
thống động lực của thiết bị làm việc được đặt ở đây gồm có mô-tơ thủy lực, hộp số và hế
thống truyền động. Bàn quay là bộ phận truyền chuyển động quay cho cần khoan. Vị trí
của bàn quay được định vị bằng các xi lanh thủy lực gắn ở khung trước.
Cần khoan (trục Kelly): Cần khoan gồm các ống lồng vào nhau được gắn với gầu
khoan 5, truyền chuyển động quay từ bàn quay cho gầu khoan và được nâng lên hạ xuống
bằng tời chính hoặc xi lanh thủy lực chính.
Gầu khoan mở rộng đáy cọc khoan nhồi: Gầu khoan được lắp vào máy cơ sở có
thể là gầu khoan cọc nhồi hoặc gầu khoan mở rộng đáy hố khoan cọc nhồi. Trên một máy
cơ sở người ta có thể lắp các loại gầu khoan khác nhau tùy theo đường kính cọc được
thiết kế và tùy theo công suất có thể của máy cơ sở.

Phan Danh Hiệp-157960


37
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

CHƯƠNG 2. TÍNH TOÁN CHUNG


2.1 Lựa chọn phương án thiết kế
- Gầu đào BK 10 có dung tích gầu q = 0,17 m3
- Kích thước đáy mở rộng: d x D = 1000 x 1600
- Đất cấp III
- Máy cơ sở: ED5500
- Dẫn động đóng mở gầu bằng 2 xilanh thủy lực
2.2 Xác định sơ bộ các thông số cơ bản của máy thiết kế
Ta thiÕt kÕ thiÕt bÞ gÇu khoan më réng ®¸y theo mÉu gÇu khoan cã s½n BK 10 cña h·ng
NIPPON SHARYO (NhËt B¶n) có các thông số như dưới đây:

Hình 2.1 - Các kích thước cơ bản của gầu khoan mở rộng đáy
Bảng 1: Kích thước gầu thiết kế BK10:

Phan Danh Hiệp-157960


38
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

Đường kính nhỏ nhất của gầu (D1) (mm) 1000

Đường kính lớn nhất của gầu (D2) (mm) 1600

Chiều cao gầu (H1) (mm) 2950

Chiều cao của cánh (H2) (mm) 2770

Chiều cao của bộ ổn định (H3) (mm) 620

Chiều cao vai đáy (H4) (mm) 520

Góc mở tối đa () 11,7 0

Chiều cao đầu chống (H5) (mm) 150

Chiều cao toàn thân cánh (H6) (mm) 2050

Trọng lượng của gầu (kg) 2600

Bảng 2: Thông số cơ bản của máy cơ sở ED5500 của hãng NIPPON SHARYO

ĐẶC ĐIỂM THÔNG SỐ CHUNG ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ


Chiều cao máy 24700-24980
Chiều rộng máy 4110
Chiều dài máy 7837-9430
Bán kính quay
a,Giới hạn điểm trước tính từ tâm 3802-5408
quay
b,Giới hạn điểm sau tính từ tâm 3570
quay

Phan Danh Hiệp-157960


39
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

Chiều dài cần chính 23000


Chiều dài cần kelly 16600
Phạm vi làm việc 3802-5408
Khoảng trống phía trước 1152-2758
HÌNH HỌC Độ cao khi xả của gầu mm 3400-4900
Khoảng cách so với mặt đất 1700-3200
Chiều dài đường chạy của xích 5320
Chiều rộng đường chạy của xích 4110
Khoảng tâm hai dải xích 3350
Chiều rộng bản xích 760
Khoảng cách tâm các bánh sau 4460
Khoảng sáng gầm 359
Kích thước vận chuyển máy cơ sở
a,Chiều cao tổng thể 3300
b,Chiều rộng tổng thể 3200
c,Chiều dài tổng thể 6210
Đường kính khoan tối đa 2500
Độ sâu khoan tối đa 58000
Hành trình đẩy cần kelly 500
Trọng lượng toàn máy 57800
TRỌNG Máy cơ sở kg 26800
LƯỢNG Đối trọng 14500
Cần chính 5100
Cần Kelly 3800
Tốc độ di chuyển km/h 1,3

Phan Danh Hiệp-157960


40
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

Tốc độ quay máy Vòng/phút 3,5


Tốc độ quay cần kelly Vòng /phút 15-30
Khả năng leo dốc % 40
Áp suất trung bình lên mặt đất kPa 94
Cáp treo gầu
ĐỘNG HỌC a,Tốc độ quấn m/phút 31-63
b,Tải nâng tối đa kg 7500
Số đoạn cần 4
Độ dài mỗi đoạn mm 16600
Công suất kW 114
Dung tích vph 2000
Momen xoắn N.m 550

Phan Danh Hiệp-157960


41
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

2.3 Tính lực cản công tác khi gầu tiến hành đào và tích đất vào gầu.
2.3.1 Xác định lực cản cắt

A Y 1

F1 FT

X
B
1
F2

Hình 2a.Sơ đồ các lực tác dụng lên mặt phẳng


Z 1 đứng
Hình 2.Sơ đồ tính lực cản cắt
PT – lực cản cắt tổng
P1 – lực cản cắt theo phương tiếp tuyến
P2 - lực cản cắt theo phương pháp tuyến
Gg+đ – trọng lượng gầu và đất
Pđ – phản lực của đất lên đáy gầu

+ Tính lực P1:

Phan Danh Hiệp-157960


42
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

Hình 2.2. Sơ đồ tính lực cản cắt Hình 2.3. Sơ đồ tính lực cản cắt

Xét tại điểm B bất kỳ gọi hB là chiều dày phoi cắt tại điểm B trên lưỡi cắt. Gọi T/2 là
thời gian trục chính quay 1/2 vòng ta có:
T  
hB  v1.  l B . 2 .  hB max  l . 2 .
2 1 1
Lực cắt theo phương tiếp tuyến của 1 lưỡi cắt mở rộng đáy:
1
P1  P1 1  P1 2  k
0
2 . h B . d l B  k 2 .l 0 . h B m a x

2 2
 P1   k 2 .l 2   k 2 .l . l
2 1 1 0
Trong đó:
P11 –lực cản cắt theo phương tiếp tuyến ở đoạn lưỡi cắt nghiêng

Phan Danh Hiệp-157960


43
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

P12 – lực cản cắt theo phương tiếp tuyến ở đoạn lưỡi cắt thẳng đứng
dlB – vi phân chiều rộng phoi cắt tại điểm B trên lưỡi cắt
k2 = 130.103 (N/m2) – lực cản cắt riêng thuần túy
hB – chiều dày phoi cắt tại điểm B
lB – khoảng cách từ B đến điểm đầu lưỡi cắt
H6 2, 05
l = = = 2,09 m – chiều dài lưỡi cắt nghiêng mở rộng đáy,m
cos cos 11, 7o

l0 = 0,52 m – chiều dài lưỡi cắt thẳng đứng,m


1 = 1,2 rad/s - vận tốc góc trục chính
 2 = 0,0065 rad/s- vận tốc góc lưỡi cắt

 hBmax  2,09.0,0065.  0,03 m
1,2
0,0065 0,0065
P1   .130.103. .2,092   .130.103. .0,52.2,09  7232  N 
2.1,2 1,2
+ Tính lực cản cắt theo phương pháp tuyến P2:
P2  P21  P22
Trong đó:
P21 – lực cản cắt theo phương pháp tuyến ở đoạn lưỡi cắt nghiêng
P22 - lực cản cắt theo phương pháp tuyến ở đoạn lưỡi cắt thẳng đứng

Phan Danh Hiệp-157960


44
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

1   2
P21   .P11    k2 .l B .2 . .dl B   . .k 2 . 2 .l
0 1 2.1

P22   .P12   k 2 .l0 .l .2 .
1
2 2 
 P2   k 2 .l   k 2 . 2 l0 .l
21 1
 P2   .P1  0, 3.7232  2170  N 

 P  P 2  P 2  7232 2  21702  7550  N 


T 1 2
2.3.2 Tính momen cản đào đất của gầu khoan
Mô men cản đào đất của gầu khoan mở rộng đáy được tính theo công thức sau:
M x  M l  M bk  M ms

Trong đó:
M1 – momen cản do lực cản cắt đất thuần túy theo phương tiếp tuyến P1 của 2 lưỡi cắt
gây ra (Nm)
Mbk – mô men cản do lực cản bùn khoan Pb ở 2 cánh khoan của TB gầu khoan gây ra
(Nm) và của cần Kelly quay tương đối với bùn khoan gây ra.
Mms – momen cản do lực ma sát trượt ở đáy gầu (Mmst) và momen cản do lực ma sát
trượt ở 2 cánh khoan (Mms2) gây ra (Nm)

Phan Danh Hiệp-157960


45
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

2.3.2.1 Tính momen Ml:

 1     
 0    
M1   2  k2 .l B .2 . .dl B  . r  l B sin    2 k 2 l0 l .2
 
  r  l .sin  
 1   1
  2 2 3    
M l  k 2 2  r .l  l sin    2 0 2   r  l .sin  
 2 k l l .
1  3   1 

3   2 2 3 
 M1  130.10 .0, 0065.  0, 5.2, 09  .2, 09 .sin  
1, 2  3 
  
  0, 5  2, 09.sin  
3
  2.130.10 .0, 52.2, 09.0, 0065.
 1, 2 
 11998  N .m 

Trong đó:
r: là bán kính cọc hình trụ hay còn gọi là bán kính đáy nhỏ (m)
α: là góc mở rộng của lưỡi cắt
2.3.2.2 Tính momen cản bùn khoan


M bk  M bckl  M bg : 
+ Momen cản bùn khoan của cần Kelly Mbckl:

  b2  4ac .9550  25785(N.m)


 m
M   k3. .3 n .  Li di2
bckl  dd i1
Trong đó: k3: hệ số thực nghiệm = 2.10-8
γdd: tỷ trọng dung dịch bùn khoan = 1,05 g/cm3
n: tốc độ quay cần Kelly = 23 v/ph
Li: chiều dài đoạn cần Kelly thứ I ngập trong dung dịch (m)
Với chiều sâu hố đào là 45,5m, chiều dài mỗi đoạn cần chọn như sau:
L1 = 10,819 m; L2 = 10,819 m; L3 = 10,819 m; L4 = 9,163

Phan Danh Hiệp-157960


46
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

di: Đường kính ngoài của đoạn cần Kelly thứ i (cm)
d1  280cm, d2  240cm, d3 190cm, d4 110cm
+ Momen cản bùn khoan tính chi 2 lưỡi cắt mở rộng đáy Mbg (phần lưỡi cắt nghiêng
mở rộng đáy và phần cánh thẳng đứng) được tính theo công thức sau:
1  sin    sin  
M bg  2  dPb1  r  l B   2 Pb 2  r  l 
0  2   2 
Trong đó:
Pb1, Pb2: tương ứng là lực cản bùn khoan ở phần cánh hoan nghiêng và phần cánh
khoan thẳng đứng.
Lực cản bùn khoan tác dụng lên 1 lưỡi cắt khi gầu quay tròn với vận tốc góc ω 1,
được tính theo công thức Niuton – Karman như sau:
dPb1  k 5 . h .dF .v 2 Pb 2  k 5 .  h . F1v12
Trong đó
+ k5: hệ số thực nghiệm cản bề mặt của lưỡi cắt,
+ ρh: khối lượng riêng của bùn khoan, ρh = 1050 – 1150 (kg/m3),
+ dF: vi phân diện tích lưỡi cắt chịu tác dụng của bùn khoan phần cánh nghiêng, m 2:
dF  lB .dlB .sin

 l sin  
+ v: vận tốc dài tại trọng tâm của vi phân diện tích dF: v  1.  r  B 
 2 

+ F1 – diện tích lưỡi cắt chịu tác dụng của bùn khoan phần cánh khoan thẳng đứng,

m2: F1  l0.l.sin 

 l.sin  
+ v1: vận tốc dài tại trọng tâm của diện tích F1: v1  1  r  
 2 

Phan Danh Hiệp-157960


47
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

1 2 sin   2 l sin  
 M bg   2k5 . h .dF .v .  r  l B   2k5  h .F1.v1 .  r  
0  2   2 
2 3 2 2 3 3 4 2 1 5 3 
 M bg  k5 . h .sin  .1 .  r .l  r .l .sin   r.l .sin   l .sin  
 8 20 
3
2  sin  
2k5 . h .sin  .1 l0l  r  l 
 2 
 3 2 2 3 3 4 2 
0, 5 .2, 09  0, 5 .2, 09 .sin   0,5.2, 09 .sin 
2 8
 2.0, 2.1100.sin  .1, 2 .  
1
  .2, 09 .sin 
5 3 
 20 
3
 sin  
  201  N .m 
2
2.0, 2.1100.sin  .1, 2 .0, 52.2, 09.  0, 5  2, 09.
 2 

M  11998  201  25986  N .m 


bk
2.3.2.3 Tính momen cản ma sát Mms
Momen cản do lực ma sát giữa đất và gầu khoan gây ra bao gồm lực ma sát trượt gây ra
tại đáy gầu và lực ma sát gây ra ở 2 cánh khoan.
M ms  M M ( N/m ) ( 2.26 )
ms1 ms 2

Phan Danh Hiệp-157960


48
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

Trong đó: W1

Mms: Momen cản do lực ma sát trượt


A
giữa gầu khoan và đất đào.

lB

Mms1: Momen cản do lực ma sát
P2 P3 P3
trượt ở đáy gầu khoan gây ra. P2


H2
B P4
Mms2: Momen cản do ma sát trượt ở P4
r+lB.sin
1 cánh khoan gây ra.
Gg+®
r r1

l0

R dP® .cos

D

Hình 2.5 Sơ đồ phân tích lực cản do


ma sát trượt giữa đất và gầu khoan
.
Tính Momen cản do ma sát trượt ở đáy gầu khoan gây ra.
Lực ma sát trượt giữa gầu khoan và đất đào ở đáy gầu khoan sẽ tác dụng vào bề mặt
hình nón của đáy gầu.
Ta có Momem cản do lực ma sát trượt: 1
dM  dP .r ( 2.27 )
ms1 ms1 1


dP  f .dP .cos ( 2.28 )
ms1 1 đ
Trong đó: C
Pms1: Lực ma sát trượt tại đáy cánh P® .cos
H5


khoan,(N) r lc
Hình 2.6 Sơ đồ tính lực ma sát
trượt đáy gầu
Pđ: Phản lực của đất đào tại đáy gầu khoan, ( N )
Pđ  Gg  đ  2.P3  Gg  đ  2.P21.sin  ( 2.29 )
f1  (0,5  0,6) : Hệ số ma sát trượt đất – thép với đất cấp III
Chọn f1  0,5
G4+đ : Trọng lượng gầu khoan và đất tích trong gầu, ( N )

Phan Danh Hiệp-157960


49
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

G4 = 2600 ( kg ) = 26.103 ( N ): Trọng lượng gầu khoan.


Gđ  Vg . ( N ): Trọng lượng đất đào tích đầy gầu. (2.30)
 .D12
Vg  .H 4 = 0,17 ( m3 ): Dung tích chứa đất trong gầu đào. (2.31)
4
= >G4+đ = 26.103 + 3,06.103 = 29,06.103 ( N )
 : Góc hợp bởi phần nón và đáy gầu.
r 0,5 (2.32)
cos    0,957
r2  H 2 0,52  0,152
5
r = 0,5 ( m ): Bán kính thân gầu.
H 5  0,15 ( m ): Chiều cao phần nón đáy gầu
Từ công thức ( 2.13 ) thay vào công thức ( 2.30 ) ta được:
2
Pđ  Gg  đ   . .K 2 .l. .sin  ( N ) ( 2.33 )
1
Trên bề mặt diện tích phần hình nón đáy gầu ta xét quỹ đạo chuyển động của vi phân
diện tích dFC ( Hình 2.7 ).
Ta có phản lực đất tại điểm dFc :
dPđ .cos  p.dFC
dFC  2. .r1.dr1
dFC
R
r
Trong đó:
p: Áp lực pháp tuyến tác dụng lên bề mặt r1 1
đáy gầu. C
Pđ .cos Pđ .cos Pđ .cos 2 
p   dP®
dr1

Fđ  .r .lC  .r 2
( 2.34 )
Hình 2.7 Sơ đồ vi phân diện tích đáy
gầu

Với Fđ: Diện tích bề mặt hình nón đáy gầu.


 .r 2
Fđ   .r.lC  ( m2 ) ( 2.35 )
cos
Mặt khác từ công thức ( 2.33 ) ta có:

Phan Danh Hiệp-157960


50
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

dM ms1  dPms1.r1  f1. p.(2. .r1.dr1 ).r1  2. . f1.r12 .dr1


Với dPms1  f1.dPđ .sos  f1. p.dFC  f1. p.(2. .r1.dr1 )
r 2
= > M ms1  0 2. . f1. p.r1 .dr1  . . f1.r1 . p ( N.m )
2 3

3
2
M ms1  . f1.r.cos 2  .Pđ ( N.m ) ( 2.36 )
3
Thay công thức ( 2.31 ) vào ( 2.34 ) ta có Momen ma sát trượt đáy gầu:
2 
M ms1  . f1.r.cos 2  .[Gg  đ   . .K 2 . 2 .l 2 .sin  ] ( N.m ) ( 2.37 )
3 1
2 0,0065
M ms1  .0,5.0,5.0,957 2.[29,06.103  0,3. .130.103. .2,092.sin11,70 ]
3 1, 2
M ms1  4,525.103 ( N.m )
 Momen cản do lực ma sát trượt ở 2 bên cánh khoan gây ra.
Ta có Momen do lực ma sát trượt giữa cánh khoan và đất được xác định:
M  2.M  2.M ( N.m ) ( 2.38 )
ms 2 ms 21 ms 22
Trong đó:
M ms 21 : Momen cản do lực ma sát trượt gây ra tại 1 lưỡi cắt nghiêng.
M ms 22 : Momen cản do lực ma sát trượt gây ra tại 1 lưỡi cắt đứng.
Xét tại điểm B bất kì trên lưỡi cắt nghiêng ( Hình 2.5 ) ta có:
dM ms 21  dPms 21.(r  lB .sin  ) ( 2.39 )
Mặt khác ta có: dPms 21  f1.dP21
Từ công thức ( 2.13 ) ta có:
2
dP21   .dP11   . .K 2 . .l .dl ( 2.40 )
1 B B
Từ đó ta có Momen cản do lực ma sát trượt tại lưỡi cắt nghiêng Mms21 :
2
dM ms 21  f1. . .K 2 . .(r  lB .sin  ).lB .dlB
1
1 
M ms 21  0 f1. . .K 2 . 2 .(r  lB .sin  ).lB .dlB ( N.m )
1

Phan Danh Hiệp-157960


51
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

2 1 2 1 3
M ms 21  f1. . .K 2 . .( r.l  l .sin  ) ( N.m ) (2.41 )
1 2 3
Tính tương tự ta có Momen cản do lực ma sát tại lưỡi cắt đứng M ms 22 :
M ms 22  f1.P22 .( r  l.sin  ) ( N.m ) ( 2.42 )
Từ công thức ( 2.13 ) ta có: P22   .K 2 .l0 .hB max ( N ). Từ đó ta được:
M ms 22  f1. .K 2 .l0 .hB max .(r  l.sin  ) ( 2.43 )
Từ các công thức ( 2.37 ), ( 2.41 ) và ( 2.43 ) ta có Momen cản M ms 2 :
  1 1 
M  2. f . .K .   . 2 .( r .l 2  l 3 .sin  )  l .h .( r  l .sin  )  (N.m)
ms 2 1 2  2 3 0 B max 
 1 
 0,0065 1 1 
 . .( .0,5.2,092  .2,093.sin11.7 0 ) 
M ms 2  2.0,5.0,3.13.10 . 4
1,2 2 3 (N.m)
 
 0,52.0,03.(0.5  2,09.sin11,7 0 ) 
 
M ms 2  1,143.10 ( N.m )
3

Thay Mms1 và Mms2 vào công thức ( 2.26 ) ta được Momen cản đào do lực ma sát trượt
giữa gầu khoan và đất gây ra Mms :
 M ms  4,525.103  1,143.103  5,668.103 ( N.m )
M x  M 1  M bk  M ms  11998  25986  5668  43652  N .m 
2.4 Tính toán chung các cơ cấu
2.4.1 Tính lực căng cáp cơ cấu nâng hạ gầu và cần Kelly

Sơ đồ phân tích lực tác dụng lên cơ cấu nâng cần kelly

Phan Danh Hiệp-157960


52
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

Gg  d  c
Fn=Sc =
a. . r

Với a :bội suất pa lăng; a = 1


η : hiệu suất puli :η=0,98
r : số puli đổi hướng cáp nằm ngoài pa lăng cáp; r = 1
Gg+đ+c =Gđ +Gg +Gc:
Gđ = Vg.
Vg:dung tích gầu (m3) V = 0.17 m3
Trong đó : D1 = 900mm =0,9 m - đường kính nhỏ nhất của gầu
H4 = 520mm = 0,52 m – Chiều cao vai đáy
:trọng lượng đất ; theo [1] ta có:  = 17,1  18,6 kN/m3 ; chọn  = 18 kN/m3
Suy ra: Gđ = 0,17.18 = 3.06 (kN)
Gg = 2600 (kg) = 26 (kN)

Kích thước mặt cắt cần kelly


Chiều dài mỗi đoạn cần Kelly dài 16m, được làm bằng thép có trọng lượng riêng  = 7850
kg/m3

Phan Danh Hiệp-157960


53
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

Do 3 đoạn này lồng vào nhau dạng ăng ten, tính gần đúng cần kelly là khối thép đặc, có
dạng trụ vuông tròn dài 16m, hệ số rỗng khoảng hở 0.2
Thể tích cần kelly : V = 0,2.0,2.16.(1-0,2) = 0,512 m3
Gc = 7850.0,512 = 4019 (kg) = 40,19 kN
Gg+đ+c = 26+3,06+40,19 = 69,25 (kN)
69, 25
Fn = S c = = 72,1 (kN)
1.0,98.0,981

Phan Danh Hiệp-157960


54
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

2.4.2 Tính lực nâng cần cần chính Sc2

Sn

G5

G2
Sc

G3

Sc2 G1
81°

r4 =2
,79
O2 Gxl
r 5=0,386

r6=1,566 8
,7
=4
r7 =1,704
G4 r9

r8=3,162

Sơ đồ tính lực kéo cần chính


Dựa vào các máy khoan cọc nhồi mở rộng đáy tương tự trên công trường thì khi khoan
cọc nhồi cần chính tạo với phương ngang 1 góc từ 79o đến 83o.

Phan Danh Hiệp-157960


55
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

Theo sơ đồ phân tích lực tác dụng lên cơ cấu nâng cần chính, ta tính toán khi góc nghiêng
cần bằng 81độ. Đây là trạng thái máy làm việc có tần suất lớn nhất.
Ta xét cân bằng mô men tại điểm O2 là chốt chân cần chính
G xl .r5  G 5 .r6  G 4 .r7  Sc .r9
Sn = ; kN
r4
Trong đó :
G5= 24 kN Trọng lượng cần giàn
G4= 69,25 kN ; Trọng lượng gầu + đất + cần kelly
Gxl =500(kg)=5 (kN) ; Trọng lượng xi lanh
Sc = 71,8 kN ; lực căng cáp nâng hạ khung trước
r4 = 2,79 m
r5 = 0,386 m
r6 = 1,566 m
r7 = 3,162 m
r8 = 4,78 m
5.0,386  24.1,566  69, 25.3,162  71,8.4,78
=>Sn=  215,65(kN)
2,79
Tính lực căng cáp Sc2:
Sn
Sc2 =
a. pl r

Với a :bội suất pa lăng a=10


 : hiệu suất puli :  pl=0,98

r : số puli đổi hướng cáp; r=1


1  a 1  0,9810
 pl:hiệu suất pa lăng;  pl=  .  0,98.  0,896
(1   ).a (1  0,98).10

Phan Danh Hiệp-157960


56
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

215, 65
 Sc2 =  24,6(kN )
10.0,896.0,981

2.4.3 Tính lực căng cáp cơ cấu phụ

Cơ cấu nâng phụ được sử dụng cho trường hợp sau khi đã
khoan xong hố cọc cần phải đặt lồng thép gia cường xuống hố
hoặc đặt ống vách chống xiên xuống.Ta sử dụng hệ thống phụ
này nhằm tận dụng tối đa khả năng của máy, lúc này máy thiết
kế chở thành một máy nâng tự hành.
Hình 3.5 : Sơ
G1
đồ lực căng Lực căng cáp của cơ cấu nâng phụ: S np = (kN)
ηr
cáp của cơ
Trong đó:
cấu nâng phụ
G1: trọng lượng chọn sơ bộ theo máy G1 = 70 (kN)
70
 Snp = = 72,9 (kN)
0,982

2.4.4 Tính lực tác dụng lên xi lanh nâng hạ khung trước
Theo sơ đồ phân tích lực tác dụng lên cơ cấu nâng cần chính hình 2.8
Ta xét cân bằng tại điểm O1 là chốt chân cần phụ nâng đầu khoan:
(G 2  G 3  G 4 ).r2  G 1.r1
 Sc = ; kN
r3

Phan Danh Hiệp-157960


57
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

Sc

G2

G3

G1 G4

O1
8
,8
r1=0,908 =3
r3
r 2=2,905

Sơ đồ tính lực nâng cần khung trước


Trong đó :
G1= 1,5 T = 15kN ; Trọng lượng cần phụ
G2= 2,5 T = 25 kN ; Trọng lượng giá khoan
G3 = 1,6 T = 1600 kg = 16 kN ; Trọng lượng cụm truy ô thủy lực
G4 = 40,19 kN ; Trọng lượng 3 đoạn cần Kelly
Khoảng cách các cánh tay đòn được đo trên hình vẽ
r1 = 0,906 m ; r2 = 2,905 m ; r3 = 5,088 m

Phan Danh Hiệp-157960


58
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

(25  16  40,19).2,905  15.0,906


=> Sc =  64,3(kN )
3,88

Tính lực xi lanh nâng hạ cần khoan

Sc
a=4
r=1

P xl

Sơ đồ tính lực tác dụng lên xilanh nâng đầu giá khoan
Với a :bội suất pa lăng .a=4
 : hiệu suất puli :  =0,98

r : số puli đổi hướng cáp nằm ngòai pa lăng cáp; r=1


1  a 1  0,984
 pl :hiệu suất pa lăng;  pl =   0,98  0,95
(1   ).a 4.(1  0, 98)

Ta có
Sc 64, 3
Pxl    17, 26( kN )
a. pl . r
4.0,95.0,981

Phan Danh Hiệp-157960


59
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

2.4.5 Tính momen cản sinh ra khi quay máy


Ta tính lực cản trong những trường hợp sau:
-Tại vị trí cuối hành trình khoan, gầu nhấc lên khỏi mặt hố đào và chưa đầy đất
-Bắt đầu quay máy đến vị trí đổ đất.
-Máy làm việc trên bề mặt nghiêng.
Khi đó momen cản xác đinh theo công thức: M cq  M m / s  M g  M qt  M d

Trong đó: Mm/s: momen cản do các lực ma sát sinh ra


Mg: momem cản do gió sinh ra.
Mqt: momen cản do các lực quán tính.
Md: momen cản do độ dốc bề mặt làm việc.
*) Xác định momen cản do ma sát gây ra:

M
m/ s
 0, 01.
Q.R
d

. d1  2 f 
Trong đó: Q=346 kN: trọng lượng phần quay
(bảng thông số); Tra bảng phụ lục đồ án máy làm đất ta chọn
Đường kính vòng tựa quay D = 1,725m => R = 0,8625m
Đường kính con lăn tỳ d = 3,6cm = 0,036m
dl = 10 mm đường kính trục con lăn tỳ.
μ = 0,08 hệ số ma sát giữa trục và con lăn tỳ
f = 0,08 hệ số ma sát lăn của con lăn trên vòng tựa quay

 M m/ s  0,01.
346.0,8625
0,036
 
. 10.103.0,08  2.0,08  13, 26  KN .m 

*) Mômen cản do quán tính gây ra:

Phan Danh Hiệp-157960


60
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

 
Mqt=m.a= J.
t
=
t.g
 G i .ri 2

.n 3,14.3,6
Trong đó:     0,3768 (rad/s)
30 30
n : tốc độ quay của bàn quay ; n = 3,6 v/p
t :thời gian gia tốc khi quay t = 1,5s
Gi trọng lượng phần quay thứ i
Ggầu khoan + đất+ cần = 69,25 kN => r1 = 3,542 m
Gmáy cơ sở = 268 kN => r2 = 0,672 m
Gcần giàn = 51 kN => r3 = 1,434 m
Ggiá khoan =25 kN => r4 = 3,542 m
Gtuy ô thủy lực = 16 kN => r6 = 3,542 m
Gxi lanh = 5 kN => r7 = 0,214 m
0,3768
Mqt= (69,25.3,5422  268.0,6722  51.1,4342  25.3,5422  16.3,5422  5.0,2142 )
10.1,5
Mqt = 40 (kN.m)
*.Mômen cản do dốc:
Md =(Gg+đ+c.rg+đ+c+ Gt.ô.t.l.rt.ô.t.l + Ggiákhoan .rgiákhoan +Gcần giàn.rcần giàn+Gtc.rtc+Gxl.rxl
- Gđt.rđt ).sin 
theo [1] thì sin   0, 26  0,34
Chọn sin  = 0.3
Theo máy tương tự, chọn Gđt = 116 kN;
Md = (69,25.3,542 16.3,542  25.3,542  51.1,434  5.0,214 116.3,158)0,3
Md = 29(kN.m)
*)Xác định mô men cản do gió:

Phan Danh Hiệp-157960


61
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

Theo [2] ta có:


Mgió =  p.Fi.ri
Trong đó : p = (1525) daN/m2 : áp suất của gió tại nơi máy đang làm việc
Fi : Diện tích chắn gió của bộ phận thứ i, ( m2 )
ri : Khoảng cách tương ứng từ trọng tâm diện tích chắn gió thứ i đến trục
quay của bàn quay, (m)
Vì dạng thùng cabin là đối xứng nên ta xem như gió chỉ ảnh hưởng tới cần và gầu
khoan,phần quay
Các bộ phận chắn gió gây ra trong quá trình máy làm việc gồm
F1 = 0,9.2,65+0,2.16+3,385 = 8,97 m2 ; F1: tổng diện tích cản gió của gầu khoan, đất,
cần kelly và cụm tuy ô thủy lực. r1 = 3,542m
F2 = 18,5.0,4.0,2 = 1,48 m2 ; F2: diện tích chắn gió của cần giàn với r2 = 1,434m
F3 = 4,8.0,3 = 1,44 m2 ; F3: diện tích chắn gió của khung trước với
r3= 1,704 m
F4 = (3,135-0,97).1,2 = 2,6 m2 ; F4: diện tích chắn gió phần phía trước của máy cơ
sở với r4 = 0,6m
F5 = 3,5.1,52 = 5,32 m2 ; F5: diện tích chắn gió phần phía sau của máy cơ sở với
r5 = 1,8 m
Mg=20.(8,79.3,542+1,48.1,434+1,44.1,704+2,6.0,6-5,32.1,8)=554(daN.m)
Mg=5,54 (kN.m)
Vậy mômen cản quay :
Mcq = 13,26 +40 +29+5,54 = 87,8(kN.m)
2.4.6 Tính lực cản khi di chuyển
Lực cản tĩnh di chuyển máy khoan thường được xác định khi máy di chuyển trong điều
kiện tiêu chuẩn, trên đường thẳng và đường cong.
Theo [2] với cơ cấu di chuyển bánh xích ta có;

Phan Danh Hiệp-157960


62
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

Di chuyển thẳng:
Wd/c =W1 +W2 +W3 +W4
W1: Lực cản ma sát trong các bộ phận của cơ cấu di chuyển
W2 : Lực cản do biến dạng của nền đất dưới tác động của xích
W3 : Lực cản vòng
W4 : Lực cản dốc
Tính các lực cản
W1 = (0,05  0,09) Gmáy cơ sở = 0,07.268 = 18,76
W2 = (0,08  0,17) Gmáy cơ sở = 0,1.268 = 26,8
W3 = 0,3 Gmáy cơ sở = 0,3.268 = 80,4
W4 = Gmáy cơ sở . sin ( = 150  200)
= 268.sin200 = 91,66
Wd/c khi máy di chuyển trên mặt phẳng ngang và thực hiện lái vòng
Wd/c = W1+ W2+ W3 = 18,76 + 26,8 + 80,4 = 125,96 kN

Wd/c khi máy di chuyển trên mặt phẳng ngang và không thực hiện lái vòng
Wd/c = W1+ W2+ W4 = 18,76 + 26,8 + 91,66 = 137,22 (kN)
Vậy lực cản di chuyển lớn nhất của cơ cấu Wd/c = 137,22 (kN).
2.5 Tính công suất chung máy thiết kế và kiểm tra công suất máy cơ sở
2.5.1 Tính công suất cần thiết để quay gầu khi cắt đất và tích đất vào gầu.
M x .1 43652.1,2
N1 = =  61, 62(kW)
1000.η1 1000.0,85

Với: - M = 43652 N.m: Momen cản cắt đất đất thuần túy

Phan Danh Hiệp-157960


63
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

- ω1= 1,2 (rad/s) : Vân tốc góc trục chính


- 𝜂 1 = 0,85 : Hiệu suất truyền động của cơ cấu.
2.5.2 Công suất mở rộng cánh.
Công suất mở cánh gầu khoan khi khoan mở rộng đáy(công suất mở 2 cánh khoan mở
rộng đáy) :

2  2dP l  2 P (l  0 )  ( kW )
l
N   
2 1000 21 B 22 2 
2 

 1   l 
 2  2( k .l . . 2 .dl )l  2( k ll  . 2 )(l  0 ) 
 2 B  B B 2 0 
1000 0 2 
2 1 1 
    l 
 2  2 .k .l 3. . 2  2. k .l .l  . 2 (l  0 ) ( kW ) 
1000  3 2  2 0  2 
2 1 1
0,0065  2 0,0065 0,0065 0,52 
  .13.104.2,093. .  2.0,3.13.104.0,52.2,0.9 . (2,09  ) ( kW ) 
1000.0,8  3 1,2 1,2 2 
 25( kW )
2.5.3 Công suất cơ cấu nâng hạ cần Kelly và gầu khoan.
Sc1.V1
N3  ( kW ) ( 2.70 )
1000.3
Trong đó:
Sc1 = 72,1 ( kN ): Lực căng cáp cơ cấu nâng cần Kelly.
V1 = 0,1 ( m/s ): Vận tốc nâng hạ cần Kelly.
ηnc = 0,85: Hiệu suất cơ cấu nâng cần Kelly.
Thay số vào công thức ( 2.65 ) ta được công suất nâng hạ cần Kelly:
72,1.103.0,483
N3  = 40,97 ( kW )
1000.0,85
2.5.4 Công suất cơ cấu nâng phụ
Snp .v np
N4 = (kW)
1000.ηnp

Trong đó: Snp : lực căng cáp cơ cấu nâng phụ

Phan Danh Hiệp-157960


64
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

v np : Vận tốc nâng phụ ứng với tải trọng lớn nhấ v np = 0,1 (m/s)

ηnc : hiệu suất của cơ cấu nâng cần kelly chọn ηnc = 0,85

72,9.103.0,1
 N4 = = 8,57 (kW)
1000.0,85
2.5.5 Công suất cơ cấu nâng hạ cần chính.
Sc 2 .v2
N5  ( kW ) ( 2.72 )
1000.5
Trong đó:
Sc2= 24,6 ( kN ): Lực căng cáp cơ cấu nâng hạ cần chính.
v2= 0,96 ( m/s ): Vận tốc nâng hạ cần chính lớn nhất.
η5= 0,85: Hiệu suất cơ cấu nâng hạ cần chính.
Thay số vào công thức ( 2.72 ) ta được công suất nâng hạ cần chính:
3
= > N 5  24,6.10 .0,96 = 27,78 ( kW )
1000.0,85
2.5.6 Công suất cơ cấu nâng hạ khung trước.
P1.vx1
N6  ( kW ) ( 2.73 )
1000.6
Trong đó:
P1 = 64,3( kN ): Lực tác dụng lên xylanh nâng hạ khung trước.
Vx1 = 0,1 ( m/s ): Vận tốc nâng hạ khung trước.
 6 = 0,85: Hiệu suất cơ cấu nâng hạ khung trước.
Thay số vào công thức ( 2.73 ) ta được công suất của cơ cấu nâng hạ khung trước:
64,3.103.0,1
N6  = 7,56( kW )
1000.0,85
2.5.7 Công suất cơ cấu điều chỉnh khung trước.
P2 .vx 2
N7  ( kW ) ( 2.74 )
1000.7
Trong đó:

Phan Danh Hiệp-157960


65
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

P2 = 17,26 ( kN ): Lực tác dụng lên xylanh điều chỉnh khung trước.
v x 2 = 0,05 ( m/s ): Vận tốc xilanh điều chỉnh khung trước.
8 = 0,85: Hiệu suất cơ cấu điều chỉnh khung trước.
Thay số vào công thức ( 2.73 ) ta được công suất của cơ cấu nâng hạ khung trước:
17,26.103.0,05
N8  = 1,01 ( kW )
1000.0,85
2.5.8 Công suất khi quay máy
Mcq .n
N8 = (kW)
9550.η1
Trong đó: Mqm = 87,8 KN.m: Tổng momen cản khi quay máy
n = 3,3 (v/ph) Tốc độ quay vòng của máy
𝜂 = 0,85 Hiệu suất cơ cấu quay máy
87,8.1000.3, 3
Suy ra: N 8 = =35,7 (kW)
9550.0,85
2.5.9 Công suất dẫn động máy khi thực hiện di chuyển
Wdc .Vdc
N9 = (kW)
1000.η1
Trong đó: Wdc = 263,18 KN = 263180 N –Tổng lực cản khi di chuyển của máy
Vdc = 1,3 (Km/h) = 0,36 (m/s)
𝜂 = 0,85 Hiệu suất cơ cấu di chuyển

263180.0, 36
Suy ra: N 9 = =111,46 (kW)
1000.0,85

2.5.10 Một số trường hợp làm việc đồng thời


a. Trường hợp 1: Máy di chuyển

Phan Danh Hiệp-157960


66
Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội Khoa: Cơ khí xây dựng

Do công suất di chuyển máy rất lớn nên khi di chuyển máy sẽ không có thêm cơ cấu
nào làm việc đồng thời.
N∑1 = N9 = 111,46 ( kW ) ( 2.77 )
b.Trường hợp 2: Thiết bị khoan mở rộng đáy làm việc:Cơ cấu quay cầnkelly,xilanh mở
gầu khoan.
N∑2 = N1 + N2( kW ) ( 2.78 )
N∑2= 61,62 + 25 = 86,62 ( kW )
c. Trường hợp 3: Nâng hạ khung trước, điều chỉnh góc nghiêng cần chính và quay máy
để điều chỉnh vào đúng vị trí khoan.
N∑3 = N5 + N6 + N7 + N8 ( kW ) ( 2.79 )
N∑3 = 27,78 + 7,65+1,01 + 35,7 = 72,14 ( kW )
d. Trường hợp 4: Khi máy nâng hạ vật bằng cơ cấu nâng phụ đồng thời điều chỉnh cần
chính và quay máy về vị trí thích hợp.
N∑4 = N4 + N5 + N8 ( kW ) ( 2.80 )
N∑4 = 8,57 + 27,78 + 35,7 = 72,05 ( kW )

Kết luận: Theo kết quả tính toán thì máy cơ sở ED5500 với công suất 114 kW
thỏa mãn các yêu cầu của tất cả các công suất đã tính.
2.6 Tính năng suất máy thiết kế

Phan Danh Hiệp-157960


67

You might also like