You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

KINH TẾ VĨ MÔ
NĂM HỌC 2017

1. Thông tin chung


 Mã số môn học: ECO 231
 Tổng số tín chỉ: 3
 Điều kiện tham dự: sau khi hoàn tất môn Kinh tế vi mô
 Giảng viên:
 Giảng viên giảng dạy (Instructor): ThS. Nguyễn Trần Lê
Liên hệ: lent@uef.edu.vn, 0905100384
 Trợ giảng:

2. Giới thiệu môn học


Môn học này trước hết giới thiệu bức tranh tổng quát về kinh tế vĩ mô; nội dung và ý nghĩa
của các biến số kinh tế vĩ mô; những vấn đề kinh tế vĩ mô cơ bản như lạm phát, thất nghiệp,
tăng trưởng kinh tế, và một số vấn đề khác có liên quan.Tiếp theo, môn học sẽ tập trung
nghiên cứu các mô hình kinh tế vĩ mô căn bản nhằm phân tích tác động của các chính sách
kinh tế vĩ mô như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế đối ngoại. Thông
qua nội dung chi tiết của những mô hình này, người học sẽ tích lũy thêm nhiều kiến thức và
hiểu thêm nhiều khía cạnh có liên quan đến sự hoạt động của nền kinh tế.

3. Mục tiêu môn học


Môn Kinh tế vĩ mô giai đoạn đại cương được thiết kế nhằm giúp sinh viên có khả năng hiểu
được các thông tin kinh tế vĩ mô; mô tả và giải thích được sự vận hành của nền kinh tế xét
trên góc độ tổng thể; phân tích và đánh giá các hiện tượng và các sự kiện kinh tế vĩ mô; lý
giải được sự tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô đang được thực thi. Song song đó,
môn học này còn hướng đến việc nâng cao mức độ hiểu biết và phát triển tư duy kinh tế,
làm cơ sở cho việc phân tích các vấn đề có liên quan trong những môn học khác.
Cụ thể, sau khi kết thúc môn học, sinh viên có thể đạt được các mục tiêu sau:
 Về tư duy:
2
Bước đầu hình thành khả năng tư duy hệ thống và tư duy phản biện trong việc
phân tích, tổng hợp, đánh giá các vấn đề kinh tế.
 Về kiến thức:
- Hiểu và sử dụng đúng các thuật ngữ kinh tế vĩ mô, nhất là những thuật ngữ gắn
liền với các hoạt động kinh tế diễn ra hàng ngày như lạm phát, thất nghiệp, lãi
suất, tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại, cán cân thanh toán, tăng trưởng kinh tế,
suy thoái kinh tế, v.v…
- Hiểu rõ ý nghĩa các chỉ tiêu đo lường mức giá (CPI, PPI, GDP deflator) và sản
lượng (GDP, GNP,…) trong kinh tế vĩ mô. Biết cách sử dụng những chỉ tiêu này
để đánh giá thực trạng kinh tế vĩ mô của một nước hoặc so sánh giữa các nước với
nhau.
- Hiểu rõ bản chất của những trục trặc kinh tế vĩ mô như suy thoái kinh tế, thất
nghiệp và lạm phát cao, thông qua các mô hình kinh tế theo quan điểm của các nhà
kinh tế học. Từ đó có thể vận dụng mô hình để giải thích những trục trặc xảy ra
trong thực tế; đồng thời có thể giải thích cũng như đánh giá cách thức mà chính
sách tài khóa và chính sách tiền tệ được sử dụng nhằm theo đuổi một số mục tiêu
kinh tế vĩ mô.
- Giải thích được sự vận hành của thị trường ngoại hối; cách thức tác động của
những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái; mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái với
cán cân thương mại và cán cân thanh toán. Phân tích được tác động của các chính
sách can thiệp vào thị trường ngoại hối đến lạm phát và sản lượng quốc gia.
- Nhận biết tầm quan trọng của các yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế trong dài
hạn; giải thích được dự khác biệt giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế.
 Về kỹ năng:
Kỹ năng chuyên môn:
- Bước đầu có khả năng xử lý số liệu, phân tích và tổng hợp dữ liệu dưới dạng đơn
giản để mô tả thực trạng kinh tế.
- Biết cách sử dụng biểu đồ, đồ thị, sơ đồ khối, mô hình toán đơn giản để mô tả hoặc
giải thích các hiện tượng hay sự kiện kinh tế vĩ mô.
Kỹ năng mềm:
Trong quá trình học, sinh viên sẽ được rèn luyện các kỹ năng như: kỹ năng phát hiện
& giải quyết vấn đề; kỹ năng phản biện; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng trình bày
(nói và viết); kỹ năng sử dụng tin học trong việc trình bày và xử lý số liệu.
 Về thái độ:
3
Thông qua những qui định trong học tập kết hợp với phương pháp giảng dạy tích cực
và học tập chủ động, môn học sẽ góp phần xây dựng thái độ trung thực, hợp tác, tôn
trọng qui định, và thiện ý học hỏi.

4. Đề cương tổng quát

Những nội dung tối thiểu mà sinh viên sẽ được cung cấp qua môn học này gồm:

Phần I: Kinh tế của một quốc gia


 Chương 1: Tổng quan kinh tế vĩ mô
- Các khái niệm
- Mục tiêu và công cụ điều tiết vĩ mô
 Chương 2: Đo lường sản lượng quốc gia
- Khái quát về hệ thống đo lường sản lượng quốc gia
- Phương pháp tính các chỉ tiêu đo lường sản lượng quốc gia
- Cách sử dụng các chỉ tiêu trong việc so sánh
Phần II: Các vấn đề kinh tế vĩ mô của một quốc gia
 Chương 3: Lý thuyết xác định sản lượng cân bằng
- Mô hình xác định sản lượng cân bằng
- Số nhân tổng cầu
- Nghịch lý của tiết kiệm
 Chính sách tài khóa
- Tác động của chính sách tài khóa
- Định lượng cho chính sách tài khóa
 Chương 4: Lạm phát và Thất nghiệp
- Lạm phát
- Thất nghiệp
- Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
 Chương 5: Thị trường ngoại hối
- Khái quát về thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái
- Các loại cơ chế tỷ giá hối đoái
- Cán cân thanh toán và tỷ giá hối đoái
- Các chính sách can thiệp vào tỷ giá hối đoái
Phần III: Các chính sách kinh tế vĩ mô của một quốc gia
 Chương 6: Chính sách tài khóa
4
- Mô hình số nhân
- Tác động của chính sách tài khóa
- Định lượng của chính sách tài khóa
 Chương 7: Chính sách tiền tệ
- Thị trường tiền tệ
- Công cụ của chính sách tiền tệ
- Tác động của chính sách tiền tệ
- Định lượng cho chính sách tiền tệ

TIỂU LUẬN: Dựa vào các tài liệu: www.adb.org, www.imf.org, www.wb.org, www.gso.gov.vn
niên giám thống kê các nước (year books statistics) thực hiện 1 nhóm đề tài sau đây (và phản biện
1 đề tài bốc thăm)
Đề tài 1: GDP danh nghĩa và GDP thực trong 10 năm của Việt Nam.
Tính tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu này
Đề tài 2: Trình bày các phương pháp tính GDP của 1 quốc gia khác Việt Nam qua 10 năm
Tính tốc độ tăng trưởng của GDP trong 10 năm
Đề tài 3: Trình bày tỷ lệ lạm phát của một quốc gia trong 10 năm
Đề tài 4: Trình bày tỷ lệ thất nghiệp của một quốc gia trong 10 năm
Đề tài 5: Trình bày chính sách tài khóa trong 10 năm qua
Đề tài 6: Trình bày chính sách tiền tệ trong 10 năm qua.
Đề tài 7: Trình bày chính sách ngoại thương trong 10 năm qua.
Cách thức thực hiện bài thuyết trình:
- Lớp chia làm 7 nhóm. Mỗi đề tài sẽ thực hiện bởi 2 nhóm, 1 thuyết trình và 1 phản biện
- Mỗi nhóm sẽ làm 2 đề tài, bao gồm đề tài thuyết trình và đề tài phản biện
- Mỗi nhóm nộp bài bằng bảng in đánh máy
- Bài thuyết trình dùng file powerpoint, và các công cụ khác nếu có.
- Bài thuyết trình và phản biện sẽ nộp trước khi thuyết trình
Cách thức thực hiện bài phản biện:
- Mỗi nhóm sẽ đặt 3 câu hỏi phản biện liên quan đến đề tài phản biện
- Soạn 3 câu trả lời tương ứng
- In file word và nộp trước khi nhóm thuyết trình đề tài nhóm phản biện

5. Tài liệu tham khảo


[1]. Giáo trình UEF
[2]. Dương Tấn Diệp:
[1a]. Kinh tế vĩ mô, UEF, 2009
5
[1b]. Kinh tế vĩ mô, NXB TK, 2007
[3]. P. A. Samuelson & W. D. Nordhaus:
[3a]. Economics (seventeenth edition), McGraw-Hill Publisher
[3b]. Kinh tế học (tập 2), NXB Tài chính- 2007
[4]. D. Begg & R. Dornbusch & S. Fischer, Kinh tế học, NXB TK, 2007 hoặc 2008
[5]. N.G. Mankiw, Kinh tế vĩ mô, NXB Cengage, 2014
[6]. Những quyển sách khác về kinh tế vĩ mô
[7]. Những website sau:
 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: http://www.centralbank.vn ;
 Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam: http://www.mpi.gov.vn;
 Bộ Tài chính Việt Nam: http://www.mof.gov.vn;
 Quỹ Tiền tệ Quốc tế: www.imf.org;
[8]. Thông tin về các vấn đề kinh tế vĩ mô trên các tạp chí, báo, đài.

6. Đánh giá: Điểm học phần bao gồm các thành phần như sau

Nô ̣i dung đánh giá Tỷ lệ đánh giá

1. Đánh giá quá trình 50%


10%
(1a) Hoạt động chuyên cần:
- Vắng từ 04 buổi mất 10% điểm chuyên cần
- Vắng 1 buổi còn 9/10, vắng 2 buổi còn 8/10, vắng 3 buổi
còn 7/10
20%
(1b) Hoạt động cá nhân + nhóm:
- Kiểm tra trên lớp
- Bài tập nhóm, giải quyế t tình huống theo nhóm
- Thuyết trình theo nhóm
- Tiểu luận theo nhóm
- Các hiǹ h thức khác theo qui đinḥ của giảng viên
(Lưu ý: chấ m điể m riêng từng cá nhân đố i với hoa ̣t đô ̣ng nhóm)

(1c) Kiể m tra giữa kỳ (trắc nghiệm) 20%

2. Thi cuối kỳ 50%

 Hình thức: trắc nghiệm


 Nội dung: toàn bộ các nội dung đã học, bao gồm cả lý
6
thuyết lẫn bài tập.
 Được sử dụng tài liệu tóm tắt trong 04 trang A4

Tổng cộng 100%



You might also like