You are on page 1of 4

ĐỀ THI MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

Câu 1 (6 điểm): Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? Nêu căn cứ pháp lý?

1. Việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn tại phiên toà phúc thẩm chỉ được chấp nhận
nếu bị đơn đồng ý.
- Nhận định đúng.
- Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
- Giải thích: Khi nguyên đơn rút đơn khởi kiện tại phiên tòa phúc thẩm thì Hội đồng xét xử
phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không. Trường hợp bị đơn không đồng ý thì việc rút
đơn khởi kiện không được chấp nhận. Trường hợp bị đơn đồng ý thì việc rút đơn khởi kiện
được chấp nhận.
2. Tất cả các quyết định giải quyết việc dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm đều có thể bị kháng
cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

- Nhận định sai.


- Cơ sở pháp lý: Điều 371, khoản 2 và khoản 3 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
- Giải thích: Quyết định giải quyết các việc dân sự sau không thể bị kháng cáo, kháng nghị theo
thủ tục phúc thẩm:
+ Quyết định giải quyết “Yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án” quy định tại
khoản 7 Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự;
+ Quyết định giải quyết “Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài
sản khi ly hôn” quy dịnh tại khoản 2 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự;
+ Quyết định giải quyết “Yêu cầu công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp
nuôi con sau khi ly hôn hoặc công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình” quy định
tại khoản 3 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự.
3. Chỉ tòa án nhân dân cấp tỉnh mới có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các
vụ việc dân sự có đương sự ở nước ngoài.
- Nhận định sai.
- Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 35, khoản 3 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
- Giải thích: Trong trường hợp giải quyết “Hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly
hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con,
nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của
nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam” thì thuộc thẩm quyền của Tòa
án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam, chứ không thuộc thẩm quyền của
Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Hay trong trường hợp, Tòa án cấp huyện đã thụ lý giải quyết theo
đúng quy định của pháp luật khi hai đương sự ở Việt Nam, trong quá trình giải quyết thì có
đương sự ra nước ngoài sinh sống thì trường hợp này Tòa án nhân dân cấp huyện vẫn có thẩm
quyền giải quyết.

4. Tòa án có thể ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự về một phần
vụ án.
- Nhận định sai.

1
- Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 212 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
- Giải thích: Khoản 1 Điều 212 quy định: “Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa
thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết Toàn bộ
vụ án”. Như vậy, đối với sự thoả thuận của các đương sự về một phần vụ án thì Thẩm phán
không thể ra quyết định công nhận sự thỏa thuận về phần thỏa thuận được đó.
Câu 2 (4 điểm): Bài tập

Ông Bê và bà Phước là vợ chồng hợp pháp, ông bà có ba người con là anh Tín (cư trú tại
huyện Cái Bè,tỉnh Tiền Giang), chị Tuyết (cư trú tại thành phố Tân An. tỉnh Long An) và anh
Tuấn. Ông Bê, bà Phước qua đời để lại di sản gồm 2.895 m2 đất vườn và căn nhà trên đất
thuộc thửa số 605 tại ấp Phú Thuận, xã Nhơn Ninh, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An hiện do
chị Tuyết quản lý. Ngày 03 tháng 8 năm 2016, Anh Tín khởi kiện chị Tuyết yêu cầu chia di
sản thừa kế.
1. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp, tư cách đương sự và Tòa án có thẩm quyền
giải quyết tranh chấp trên.

- Quan hệ pháp luật tranh chấp: Đây là tranh chấp thuộc lĩnh vực thừa kế tài sản theo quy định
tại khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
- Tư cách đương sự:
+ Theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì anh Tín là nguyên
đơn, do anh Tín đã có hành vi khởi kiện chị Tuyết vì cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm
phạm;
+ Theo quy định tại khoản 3 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì bị đơn là người bị
khởi kiện hoặc bị người đại diện hợp pháp khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của nguyên đơn
mà người đó xâm phạm. Trong vụ án này, ông Tín đã khởi kiện chị Tuyết. Do đó, chị Tuyết là
bị đơn dân sự trong vụ án;
+ Theo quy định tại khoản 4 Điều 68 thì anh Tuấn được xem là người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan vì việc giải quyết vụ án có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của anh Tuấn.
- Thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

+ Thẩm quyền chung: Đây là tranh chấp thuộc lĩnh vực thừa kế tài sản, thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự theo quy định tại theo quy định tại khoản 5 Điều
26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

+ Thẩm quyền theo cấp: Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự thì
Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế tài sản;

+ Thẩm quyền theo lãnh thổ: Đây là tranh chấp có đối tượng tranh chấp là bất động sản (anh
Tín yêu cầu chia di sản gồm 2.895 m2 đất vườn và căn nhà trên đất thuộc thửa số 605 tại ấp
Phú Thuận, xã Nhơn Ninh,huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An). Theo quy định tại điểm c khoản 1
Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự thì vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nơi có bất
động sản.

Vậy, Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân huyện Tân Thạnh.

2
2. Vì nguyên đơn không cung cấp địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn
đến tòa án không tống đạt được thông báo về việc thụ lý án tranh chấp về thừa kế tài
sản cho người có quyền,nghĩa vụ liên quan. Ngày 09 tháng 02 năm 2017, Tòa án có thẩm
quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Nhận xét về hành vi tố tụng nêu trên của
Tòa án.
- Hành vi tố tụng nêu trên của Tòa án là không đúng.
- Vì theo quy định tại Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 không có quy định nào cho thấy cơ
sở Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án là do nguyên đơn không cung cấp địa chỉ của
người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan dẫn đến Tòa án không tống đạt được thông báo về việc
thụ lý án tranh chấp về thừa kế tài sản cho người có quyền, nghĩa vụ liên quan.

ĐỀ BÀI

Năm 2002, ông bà M,N chết có để lại di sản là một căn nhà trên diện tích đất 400m2 tại phường
K, quận D, thành phố H. Ông bà có 4 người con là A, B, C, D.

Anh A và anh B hiện cư trú tại quận 1 thành phố H, anh C hiện cư trú tại Mỹ, anh D có hộ khẩu
thường trú tại thành phố M thuộc tỉnh TG nhưng hiện đang quản lý, sử dụng nhà đất cha mẹ để
lại và có đăng ký tạm trú tại phường K, quận D, thành phố H.

Nay anh A cho rằng anh D có ý định chiếm toàn bộ nhà đất nên có đơn khởi kiện yêu cầu chia
thừa kế. Hỏi:

a. Theo anh chị, Tòa án cấp nào có thẩm quyền sơ thẩm vụ việc trên?

b. Có ý kiến cho rằng anh A phải khởi kiện tại tòa án thành phố M thuộc tỉnh TG. Hãy cho biết
ý kiến này đúng hay sai và giải thích tại sao?

BÀI LÀM

a. Toà án có thẩm quyến giải quyết vụ việc trên là Toà án nhân dân thành phố H.

Căn cứ vào Điểm a Khoản 1 Điều 33 thì “Toà án nhân dân huyện,thị xã, thành phố thuộc tỉnh
có thẩm quyển giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy
định tại điều 25 và điều 27 bộ luật này”.

Theo Khoản 5 Điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự thì “Tranh chấp về thừa kế tài sản” là một trong
những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. Tòa án có thẩm quyền giải
quyết đối với các tranh chấp về thừa kế, trong đó phải kể đến yêu cầu chia di sản thừa kế, có
thể theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Trong vụ việc đề ra, Ông bà M, N có 4 người con là A, B, C, D , sau khi qua đời để lại ngôi nhà
trên diện tích đất 400m2 tại phường K, quận D, thành phố H. D có hộ khẩu thường trú tại thành
phố M thuộc tỉnh TG nhưng hiện đang quản lý, sử dụng nhà đất cha mẹ để lại và có đăng ký
tạm trú tại phường K, quận D, thành phố H, A cho rằng anh D có ý định chiếm toàn bộ nhà đất

3
nên có đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế. Như vậy đương sự trong vụ việc này chỉ bao gồm
anh A (nguyên đơn) và anh D ( bị đơn).

Trong 4 người con của ông bà M,N thì anh C hiện đang cư trú tại Mỹ, tuy nhiên vì anh C không
hề có yêu cầu gì trong vụ tranh chấp này nên đây không phải là tranh chấp dân sự có yếu tố
nước ngoài (đương sự ở nước ngoài- Khoản 3, Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự). Nếu là tranh
chấp có yếu tố nước ngoài thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên sẽ là Tòa án nhân
dân cấp tỉnh của thành phố H, hoặc Tòa án nhân dân thành phố H nếu như H là thành phố trực
thuộc trung ương – theo Điểm c Khoản 1 Điều 34 – Bộ luật Tố tụng dân sự.

b.Ý kiến cho rằng anh A phải khởi kiện tại Toà án nhân dân thành phố M thuộc tỉnh TG
theo em là sai, bởi vì:

Theo Điểm c Khoản 1 Điều 35 về Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ: “Toà án nơi có bất
động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản”.

Sở dĩ pháp luật quy định như vậy là vì bất động sản là tài sản gắn liền với đất không thể dịch
chuyển được, các giấy tờ, tài liệu liên quan đến bất động sản đó cũng thường do cơ quan nhà
đất hoặc chính quyền địa phương nơi có bất động sản nắm giữ.

You might also like