You are on page 1of 20

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

PHÂN TÍCH VĂN BẢN


• Tác giả là người trong cuộc hay ngoài cuộc? Trong
ngành hay ngoài ngành?
• Bằng cách nào tác giả biết các chi tiết này? Tác
giả biết sự kiện này vào thời gian nào?
• Những thông tin này đến từ đâu?
• Kết luận của tác giả là được rút ra từ chứng cứ
một nguồn dữ liệu hay phối kiểm giữa nhiều nguồn
dữ liệu?
PHÂN TÍCH NỘI DUNG
“Là một phương pháp
nghiên cứu dùng để giải
thích nội dung dữ liệu
thông qua quá trình
phân loại, sắp xếp mã
và xác định chủ đề hay
mô thức”. (Hsieh &
Shannon, 2005, tr.1278).
NGUỒN DỮ LIỆU
• Dữ liệu chữ viết (sách, báo...)
• Dữ liệu âm thanh (bài phát biểu, kịch nhạc...)
• Hình ảnh (tranh vẽ, biểu tượng, quảng cáo...)
• Dữ liệu nghe nhìn trực tiếp (chương trình TV,
phim ảnh, video...)
• Dữ liệu hỗn hợp (có thể kết hợp nhiều loại dữ
diệu trên với nhau).
Tất cả dữ liệu đều phải chuyển sang văn bản
trước khi phân tích.
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM
• Nguồn dữ liệu nào được đem ra phân tích?
• Làm thế nào để xác định nguồn?
• Dữ liệu này rút ra từ quần thể nghiên cứu nào?
• Bối cảnh trên đó dữ liệu này được phân tích là
gì?
• Phân tích được thực hiện trong giới hạn nào?
• Những kết luận được rút ra hướng đến cái gì?
CÁC CÁCH PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Định lượng
• Tính tần suất xuất hiện của một từ, cụm từ,
chủ đề nào đó trong dữ liệu

Định tính
• Phân tích theo quy ước
• Phân tích trực tiếp và
• Phân tích tổng cộng.
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐỊNH TÍNH
Cách phân tích trực tiếp (diễn dịch)
• Y cứ vào hệ thống lý thuyết, người nghiên cứu phác
họa ra các chủ đề theo suy luận diễn dịch rồi từ đó,
chẻ dữ liệu thu thập được đưa vào các chủ đề này.
Cách phân tích theo quy ước (quy nạp)
• Dựa vào dữ liệu thu thập được mà phân ra làm
nhiều chủ đề, nhóm các dữ liệu thu thập được vào
các chủ đề đã chia theo phương pháp quy nạp.
Cách phân tích tổng cộng
• Căn cứ vào tổng số lần xuất hiện của một từ / cụm
từ, phân tích cách dùng của các từ / ngữ này trong
các bối cảnh, ngữ cảnh khác nhau rồi xem xét ý
nghĩa mà chúng chuyển tải.
QUY NẠP

RIÊNG CHUNG

DIỄN DỊCH

CHUNG RIÊNG
QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
• Bước 1: Chuẩn bị dữ liệu
• Bước 2: Xác định đơn vị phân tích
• Bước 3: Sắp xếp và phân loại thông tin
• Bước 4: Xác định mô hình & liên kết chủ đề
• Bước 5: giải thích dữ liệu
• Bước 6: Rút ra kết luận
• Bước 7: Báo cáo kết quả nghiên cứu .
1. CHUẨN BỊ DỮ LIỆU

1. Đọc đi đọc lại nguồn dữ liệu cần phân tích để


kiểm tra chất lượng dữ liệu trước khi phân
tích
2. Nếu các nguồn dữ liệu ở các dạng khác,
chuyển thể chúng sang dạng văn bản
3. Nếu tài liệu văn bản, chọn tài liệu nào phục vụ
cho những vấn đề đang nghiên cứu.
Khi đọc tài liệu, cần lưu ý:
• Ai cung cấp thông tin này?
• Việc này xảy ra ở đâu?
• Xảy ra khi nào?
• Cụ thể sự việc ra sao?
• Tại sao việc ấy xảy ra?
2. XÁC ĐỊNH ĐƠN VỊ PHÂN TÍCH
Đơn vị phân tích: chủ đề
• từ
• ý nghĩa của từ
• một ngữ
• câu
• đoạn và
• toàn bộ dữ liệu.
3. SẮP XẾP - PHÂN LOẠI THÔNG TIN
Tiến trình:
1. Xác định chủ đề: ý tưởng, khái niệm, thuật từ
chuyên môn, cụm từ…
2. Tổ chức các chủ đề vào một hệ thống sắp xếp rõ
ràng, gọn gàng, hợp lý và có ý nghĩa.
3. Cần phải đọc đi đọc lại dữ liệu để xác định những
nội dung phù hợp với các tụ/ chủ đề cần sắp xếp
4. dùng chữ viết tắt để đặt mã cho chủ đề (nếu cần)
5. Có thể xác định những phân mục nhỏ hơn nằm
trong mỗi chủ đề lớn.
3. SẮP XẾP - PHÂN LOẠI THÔNG TIN
Các cách phân loại:
• Xếp vào các chủ đề đã được xác định trước
Tạo ra một danh sách các chủ đề ban đầu từ một
mô thức hay một học thuyết theo cách diễn dịch –
so sánh thường xuyên.
• Chủ đề phát sinh
Người nghiên cứu làm việc với nguồn dữ liệu thu
thập được và tìm chủ đề từ chính trong nguồn dữ
liệu này theo cách quy nạp – so sánh thường xuyên.
• Kết hợp hai cách trên
Cách 1: Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý thuyết,
phác họa các luận điểm
Chọn dữ liệu phù hợp
cho từng luận điểm
Kiểm tra, bổ sung Kiểm tra độ tin
các luận điểm cậy (quá trình)

Kiểm tra độ tin


Kiểm tra toàn bộ dữ liệu
cậy (kết quả)

Rút ra kết luận


Cách 2: Câu hỏi nghiên cứu
Từ trong dữ liệu, rút ra
các luận điểm
Nhóm dữ liệu cùng một
luận điểm lại với nhau
Kiểm tra, bổ sung các Kiểm tra độ tin
luận điểm (50%) cậy (quá trình)

Kiểm tra độ tin


Kiểm tra toàn bộ dữ liệu cậy (kết quả)

Rút ra kết luận


4. XÁC ĐỊNH LIÊN KẾT CHỦ ĐỀ
1. Xác định thứ tự quan trọng của các thông tin
trong một chủ đề và giữa những chủ đề với nhau
2. Tóm tắt thông tin trong một chủ đề, hoặc tập
hợp những chi tiết giống nhau và khác nhau trong
nguồn dữ liệu được sắp vào trong một chủ đề
3. Gộp những nhiều chủ đề nhỏ liên quan với nhau
lại thành chủ đề lớn hơn
4. Tìm hiểu được mối liên hệ nhân quả giữa các
chủ đề
5. GIẢI THÍCH DỮ LIỆU
1. Rút ra kết quả nghiên cứu từ dữ liệu được sắp xếp
vào trong mỗi chủ đề
2. Liên kết các chủ đề liên quan để có giải thích chung
3. So sánh, đối chiếu, kết hợp kết quả nghiên cứu giữa
các chủ đề có liên hệ chặt chẽ với nhau
4. Giải thích dữ liệu nhằm trả lời các câu hỏi: chúng ta
học được gì mới mẻ? ứng dụng vào trong môi
trường khác như thế nào? những người khác sẽ
muốn biết điều gì khi sử dụng kết quả nghiên cứu
này?
6. RÚT RA KẾT LUẬN
1. Trình bày những kết luận trong mỗi chủ
đề rút ra được từ sự phân tích dữ liệu
2. Liên kết các chủ đề lại với nhau tạo cho
nghiên cứu mình có một cấu trúc hoàn
chỉnh, chặt chẽ và logic
3. Trình bày kết luận chung.
7. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Kiểm tra và báo cáo các quá trình phân tích một
cách hoàn chỉnh nhất và trung thực nhất có thể
2. Hình thức trình bày kết quả nghiên cứu cuối
cùng tùy thuộc vào các mục đích cụ thể của
nghiên cứu
3. Khi trình bày kết quả phân tích dữ liệu, nên giữ
sự cân bằng giữa phần mô tả và phần giải thích
sao cho hợp lý.
“Một báo cáo nghiên cứu hay và lôi cuốn người
đọc là “cung cấp các chi tiết mô tả đủ để người
đọc hiểu được nền tảng cần thiết cho sự giải
thích và cung cấp sự giải thích đủ để người đọc
có thể hiểu được phần mô tả” .
(Patton, 2002, tr.503-504).

You might also like