You are on page 1of 2

III.

MỤC TIÊU CỦA TOYOTA


1. Mục tiêu chiến lược
Phương pháp sản xuất tinh gọn dựa trên cơ sở lập giá trị thương hiệu trong mắt
khách hàng, cùng với đó là sản xuất những dòng xe theo nhu cầu thị trường, nhằm
đáp ứng và đem lại cho khách hàng những thứ họ cần.
Phương pháp sản xuất tinh gọn cũng bao gồm việc xác định và giảm thiểu lãng
phí, trao quyền cho nhân viên và hướng tới một chất lượng hoàn hảo trong quá
trình sản xuất. Cụ thể hơn, các mục tiêu gồm:
1) Giảm phế phẩm và sự lãng phí hữu hình không cần thiết
2) Giảm thời gian quy trình và chu kì sản xuất
3) Giảm thiểu mức tồn kho ở tất cả các công đoạn sản xuất, nhất là sản phẩm
dở dang giữa các công đoạn
4) Cải thiện năng suất lao động, bằng cách giảm thời gian nhàn rỗi của công
nhân và đảm bảo công nhân đạt năng suất cao nhất trong thời gian làm việc
5) Tận dụng hiệu quả thiết bị và mặt bằng, giảm ùn tắc, giảm thiểu thời gian
ngừng máy
6) Gia tăng sản lượng - Nếu có thể giảm chu kỳ sản xuất, tăng năng suất lao
động, giảm thiểu ùn tắc và thời gian dừng máy, công ty có thể giá tăng sản
lượng một cách đáng kể từ cơ sở vật chất hiện có
7) Tạo nên tính linh động trong khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm khác
nhau với chi phí và thời gian chuyển đổi thấp nhất
Và quan trọng là: Xây dựng một môi trường văn hóa thúc đẩy sự nghiên cứu
học tập để cải tiến hoạt động. Trong phương pháp này chính yếu tố con người là
cốt lõi quyết định sự thành công của hệ thống: làm việc, giao tiếp, giải quyết vấn
đề và cùng nhau phát triển, phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn lực, tạo nên sự khẩn
trương, tính mục đích, tinh thần tập thể. Bên cạnh đó là các phương pháp khuyến
khích, hỗ trợ để nâng cao sự tận tâm của nhân viên.
2. Mục tiêu sản xuất
 Cắt giảm chi phí
Trong những năm sau Thế chiến thứ II, Toyota gần như phá sản với tổng nợ gấp
8 lần tổng vốn hiện có, dẫn đến sự từ nhiệm của người sáng lập Kiichiro Toyoda.
Việc giảm chi phí trở nên quan trọng hơn bao giờ hết kể từ khi Taiichi Ohno bắt
đầu loại trừ những công đoạn lãng phí trong nhà máy. Ông cũng là người tìm ra 7
thứ cần phải cắt giảm hoặc loại bỏ (Muda) trong hệ thống sản xuất và được xem
như là “Trái tim của hệ thống sản xuất Toyota (TPS)” bao gồm:
1) Chậm trệ trong thời gian hàng đợi không có giá trị giá tăng được thêm vào
2) Sản xuất dư thừa
3) Hoạt động phi giá trị gia tăng
4) Vận chuyển hàng hóa
5) Chuyện động dư thừa
6) Hàng tồn kho
7) Khiếm khuyết trong sản phẩm
 Nâng cao năng suất, chất lượng
Ngoài việc đặt mục tiêu cắt giảm chi phí, Toyota còn đặt mục tiêu nâng cao
năng suất cũng như chất lượng dịch vụ.
Cụ thể khi vừa bước chân vào việc triển khai, Eiji (CEO sáng lập Toyota) vừa
từ một chuyến công du từ các nhà máy của Mỹ trở về, trong đó có cuộc viếng thăm
khu phức hợp River Rouge của Ford và lúc đó Taiichi Ohno (Giám đốc sản xuất
hiện tại) lập chiến lược để nâng mức sản lượng của Toyota lên bằng dây chuyền
sản xuất của Ford lúc bấy giờ - năng suất gấp 10 lần Toyota (9000 xe/ tháng/1 dây
chuyền trong khi của Toyota là 900 xe). Ngoài ra chất lượng sản phẩm dịch vụ
cũng đươc đưa ra cải tiến, nhằm cung cấp cho khách hàng những gì họ muốn khi
họ cần, với chất lượng cao nhất và giá thành hợp lý nhất.
Kết quả, Toyota đã cải thiện một quy trình sản xuất bằng cách:
- Loại bỏ thời gian và những nguồn lực hoang phí
- Đưa chất lượng vào các hệ thống làm việc
- Lựa chọn chi phí thấp nhưng đáng tin cậy đối với những công nghệ mới đắt
đỏ
- Xây dựng văn hóa học hỏi để cải tiến liên tục

You might also like