You are on page 1of 4

LOẠI BỎ VÀ NGĂN NGỪA SỰ TÁI HÌNH THÀNH GỜ TẠI PHẦN TRÊN

SƠ MI XI LANH ĐỘNG CƠ DIESEL


REMOVAL OF TOP WEAR RIDGES ON DIESEL ENGINE CYLINDER LINERS
VŨ ĐỨC NĂNG
MAI THẾ TRỌNG
Bộ môn Khai thác Máy tàu biển
Tóm tắt:
Bài báo giới thiệu phương pháp loại bỏ và ngăn ngừa sự tái hình thành gờ trên
thành vách sơ mi động cơ diesel.
Từ khóa: Động cơ diesel, sơ mi xi lanh, gờ trên sơ mi
Abstracts:
The paper introduces method of removal of top wear ridges on marine diesel
engine cylinder liner and how to prevent the rige from re-forming.
Keywords: diesel engine, cylinder liner, wear ridges
1. Mở đầu:
Gờ trên vách sơ mi xi lanh động cơ diesel hình thành tại vị trí tiếp xúc giữa mép
trên của séc măng khí và sơ mi khi pít tông ở điểm chết trên. Sự hình thành gờ này do
quá trình mòn tự nhiên của sơ mi sau một thời gian làm việc hoặc do điều kiện làm việc
không tốt (Nhiên liệu bẩn, quá trình cháy kém, bôi trơn kém,…) Trong quá trình rút, bảo
dưỡng pít tông, nếu gờ này không được loại bỏ sẽ dẫn đến nguy cơ kẹt pít tông trong
lòng sơ mi, có thể sơ mi sẽ bị rút lên cùng pít tông. Nghiêm trọng hơn nếu đứt cáp, gãy
hệ thống cẩu buồng máy có thể dẫn tới thương vong cho thuyền viên, thợ sửa chữa và
hư hỏng nặng cho máy móc. Như vậy, việc loại bỏ gờ trên vách sơ mi là công việc quan
trọng, cần phải thực hiện trước khi rút pít tông. Công việc này không chỉ đòi hỏi nhiều về
mặt thời gian mà người loại bỏ gờ cũng phải có kỹ thuật tốt để không gây hư hỏng phần
trên sơ mi của vốn làm việc trong điều kiện khắc nghiệt. Vì vậy, ngoài việc loại bỏ gờ thì
việc ngăn ngừa sự tái hình thành gờ này cũng góp phần không nhỏ trong việc giảm thời
gian và nhân công trong lần bảo dưỡng pít tông tiếp theo.
Để loại bỏ và ngăn ngừa hiện tượng tái hình thành gờ trên vách phía trên của sơ
mi trước hết cần xác định vị trí mép trên của séc măng khí khi pít tông ở điểm chết trên.
Sau đó, tại vị trí này, dụng cụ chuyên dụng sẽ được sử dụng để tạo một rãnh có kích
thước nhất định, phụ thuộc vào kích thước sơ mi, kích thước séc măng và vị trí điểm
chết trên của pít tông. Trong bài báo này, tác giả trình bày hai phương pháp tạo rãnh nói
trên là phương pháp sử dụng thiết bị mài có đồ gá và phương pháp mài bằng tay với
máy mài góc.
2. Các phương pháp loại bỏ gờ trên vách sơ mi động cơ diesel
1. Mài bằng thiết bị mài có đồ gá
Thời gian dành cho công việc này từ 30-60 phút với dụng cụ được minh họa trong
hình sau:
Đường kính sơ mi
Sơ mi xi lanh
Dụng cụ mài

Séc măng khí tại


ĐCT

Dgroove: Đường kính rãnh sau khi mài Dliner: Đường kính sơ mi xi lanh
H: Chiều cao của séc măng khí
Hình 1: Thiết bị mài với đồ gá định tâm

Thiết bị mài trong hình vẽ 1 được dẫn động bằng khí nén. Sau khi lắp đặt lên sơ
mi xi lanh, thiết bị sẽ tự định tâm sơ mi. Đầu mài dạng hình trụ, đường kính 8mm, được
đặt nghiêng 25o so với phương thẳng đứng. Trước khi thực hiện công việc mài rãnh cần
tiến hành đo đạc các kích thước trong hình vẽ sau:

Điểm chết trên của pít tông

Sơ mi xi lanh

A: Khoảng cách từ đỉnh pít tông tới séc B: Khoảng cách từ đỉnh pít tông tới mặt trên
măng thứ nhất sơ mi
C: Khoảng cách từ gờ tới mặt trên sơ mi
Hình 2: Các kích thước cần đo đạc khi pít tông ở điểm chết trên

Sau khi xác định được vị trí gờ thông qua việc đo đạc, tính toán kích thước C, thiết
bị mài với đồ gá định tâm được lắp đặt lên sơ mi với đầu mài tiếp xúc với thành sơ mi tại
vị trí cách điểm C về phía trên 1 khoảng cách (4-h/5)mm, với h là chiều cao của séc
măng khí, sau đó tiến hành mài.

Sơ mi xi lanh

Vị trí mài Gờ trên thành vách sơ mi

Hình 3: Vị trí tiến hành mài gờ tại phần trên của sơ mi xi lanh
2. Mài bằng tay với máy mài
Thông thường thiết bị mài được trình bày tại phần trên không được trang bị dưới
tàu thủy do giá thành cao, do đó, một phương pháp đơn giản hơn được sử dụng để mài
gờ trên vách sơ mi xi lanh là sử dụng máy mài góc – một dụng cụ cầm tay giá thành thấp,
luôn được trang bị trên tàu thủy.
Khi tiến hành mài, nên đặt một chiếc séc măng cũ nên đỉnh pít tông và via pít tông
tới vị trí séc măng này cách gờ trên khoảng R = 4-5mm và mài vào thành sơ mi 1 rãnh
có chiều sâu: S = (D*1.009-D)/2 bằng cách sử dụng đá mài có chiều dày 6mm. Hình 4
minh họa phương pháp này.

Mặt tiếp xúc với nắp xi lanh

Séc măng cũ làm dẫn hướng

Hình 4: Mài gờ tại phần trên của sơ mi xi lanh bằng máy mài tay

3. Kết luận
Bài báo đã trình bày hai phương pháp mài loại bỏ và ngăn ngừa sự tái hình thành
gờ trên vách sơ mi. Phương pháp thứ nhất với ưu điểm tạo rãnh chính xác, thời gian
ngắn và không đòi hỏi người mài phải có trình độ cao. Tuy nhiên, giá thành của dụng cụ
mài còn cao chưa phù hợp để cung cấp cho tàu thủy. Phương pháp thứ hai với dụng cụ
đơn giản, rẻ tiền, rất phù hợp cho thuyền viên tự thực hiện. Tuy nhiên việc xác định vị trí
mài và thực hiện thao tác mài đòi hỏi người tiến hành phải có tay nghề tốt, thời gian mài
dài hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] MAN B&W engine maker service lettes, URL: https://marine.man-es.com/two-
stroke/service-letters.
[2] MAN B&W engine maker “6S50MC instruction manual” , Kawasaki shipyard, 10,
2010.

You might also like