You are on page 1of 2

XUÂN DIỆU – NHÀ THƠ MỚI NHẤT TRONG CÁC NHÀ THƠ MỚI.

Năm 1935 “ cái năm đại náo của làng thơ đi qua”, Thế Lữ được coi là “đương thời
đệ nhất thi sĩ” là “ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói chói loà rực
rỡ của mình”. Đến năm 1936, lá cờ đầu của phong trào Thơ Mới chuyển sang tay Xuân
Diệu.Xung quanh Xuân Diệu lúc này còn có khá nhiều nhà thơ nổi tiếng: Huy Cận, Tế
Hanh, Chế Lan Viên, Phạm Hầu, Phan Khắc Khoan, Yến Lan, Thu Hồng… Mỗi người một
giọng thơ riêng làm nên một mùa thơ nở rộ của phong trào Thơ Mới. Bên cạnh những
người này, còn có trường thơ “Loạn” của nhóm thơ Bình Định, tập hợp xung quanh Hàn
Mặc Tử. Và còn có nhóm thơ chuyên đi sâu vào cảnh quê, tình quê như: Anh Thơ, Nguyễn
Bính, Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ…Trong đông đảo các nhà thơ đó, Xuân Diệu được coi
là “hoàng tử của thi ca” là “chủ tướng của phong trào Thơ Mới” vì ông là “nhà thơ mới
nhất trong các nhà Thơ Mới”.
Với Xuân Diệu – nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới, điều đó có nghĩa là thơ Xuân
Diệu tiêu biểu, đầy đủ nhất cho thời đại, thời đại của chữ tôi trước cách mạng tháng Tám:
Trước Xuân Diệu, cái tôi đã ra đời. Cái tôi đã làm một cuộc cách mạng về thi ca với những
tên tuổi rực sáng như: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp. Cả nhà
thơ này chán ghét thực tại nên đã “thoát lên tiên” hoặc quay về với quá khứ hùng tráng,
oanh liệt thửo xưa của dân tộc. Nhưng khi Xuân Diệu xuất hiện, ông đã đốt cảnh bồng lai,
xua ai nấy về hạ giới. Cái tôi trong thơ ông không còn dáng bở ngỡ ban đầu. Nó đã thể hiện
một cách táo bạo, thành thật, những cảm xúc, những khao khát của trái tim đang nóng bỏng
yêu thương. Hay nói một cách khác là cái tôi trong thơ ông là lòng ham sống, ham yêu đến
bồng bột. “Vội vàng” đã minh hoạ cho triết lí nhân sinh mới mẻ, hấp dẫn này: “Ta muốn
ôm…..Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”.
“Nhà thơ đã phát hiện cho một thiên đường ngay trên mặt đất ngay trong tầm tay của mỗi
người bình thường chúng ta”. “Cặp mắt xanh non” của nhà thơ nhìn thế giới một cách say
đắm. Ở đâu, nhà thơ cũng thấy tươi đẹp, lạ lẫm và vô cùng hấp dẫn. Và ông muốn ôm lấy
cả cuộc đời vào vòng tay ấm áp của mình. Đó là một quan niệm nhân sinh tích cực: hãy
yêu mến một cách nồng nhiệt cuộc đời này, không ở đâu tươi đẹp như thế giới này. Và phải
sống một cách mãnh liệt gấp gáp “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối. Còn hơn buồn le
lói suốt trăm năm”. Cái mới lạ của Xuân Diệu không phải đưa ra một luận đề mới mẻ, mà
là thể hiện luận đề ấy. Ông đã dùng một thứ ngôn ngữ sôi nổi để nhân hoá, hình tượng hoá
cuộc đời và hối hả níu giữ màu sắc, hương vị, tham lam vơ cả bàn tiệc cuộc đời vào vòng
tay, van vỉ thời gian hãy chậm lại và tuyệt vọng thốt lên: “Chẳng bao giờ ôi chẳng bao giờ
nữa”, vì thấy thời gian cứ trôi, tuổi trẻ cứ đi, mùa xuân cứ qua không chờ đợi ai cả. Vì vậy
từ sự tuyệt vọng, nhà thơ như sự sực tỉnh lại, bừng dậy muốn chạy đua với thời gian và để
reo vang chiến thắng “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”. Chính điều này, Xuân Diệu
đã làm cho thơ ca trở nên mới mẻ, thanh tân và đầy sức cuốn hút. Đây là cái mới thứ nhất
trong cái tôi của Xuân Diệu.
Cái mới thứ hai trong cái tôi của ông, đó là nhu cầu được cảm thông. Nhà thơ là người rất
ý thức được bản ngã của mình, bởi vậy cái tôi của ông không phải đóng kín trong tháp ngà,
mà cái tôi ấy cần phải phơi trải, trình bày tâm tình của mình với thiên hạ và luôn khao khát
tìm gặp những tâm hồn đồng điệu. Nhà thơ xin làm những hạt “phấn thông vàng” và “gửi
hương cho gió” của mình cho gió bốn phương để đốt lên ngọn lửa nhiệt tình đối với cuộc
đời.
Cái tôi yêu ghét, vuyi, buồn, giận hờn đều mãnh liệt ấy đã tìm đến với tình yêu và trở thành
một nhà thơ tình lớn nhất của dân tộc như một lẽ tất yếu. Bởi vì chỉ có tình yêu mới làm
cho người ta sống nđầy đủ mãnh liệt và giao cảm một cách mãnh liệt nhất.
Trước Xuân Diệu, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư đã yêu một cách mơ màng, xa vắng và còn ở xa
xa để chiêm ngưỡng sắc đẹp và mời gọi tình yêu. Nhưng đến Xuân Diệu, ông đã huy động
cả linh hồn, thể xác, mọi giác quan lao vào tình yêu một cách vồ vập, ham hố.Lần đầu tiên
trong thơ ca Việt Nam, tình yêu được quan niệm một cách chân thành, táo bạo mới mẻ.Đó
là một tình yêu đích thực, rất trần tục và đậm sắc dục, nhưng đồng thời cũng rất lí tưởng,
bởi nó đòi hỏi trước hết là sự giao hoà tuyệt đối giữa hai tâm hồn.
Cái mới ấy là một giọng điệu, một ngôn ngữ thơ nồng nàn, trẻ trung chưa từng có trên thi
đàn.Xuân Diệu là người ảnh thơ tượng trưng Pháp và kế thừa được “cái dáng dấp yêu kiều,
cái cốt cách phong nhã” của thơ ca cổ điển phương Đông để diễn tả cái huyền diệu bên
trong của cái tôi.
Một điểm khác nữa là, so với các nhà thơ cổ điển thế giới, thơ Xuân Diệu tràn dầy cảm
xúc, cảm giác. Nghe đàn dưới trăng thu, chỉ có Xuân Diệu mới thấy: “Mây vắng trời trong
đêm thuỷ tinh. Lung linh bóng sáng bỗng rùng mình”. “Thu lạnh, càng thêm nguyệt tỏ
ngời. Đàn ghê như nước lạnh trời ơi”. (Nguyệt cầm). Để diễn tả thế giới thơ tràn đầy cảm
xúc, cảm giác này Xuân diệu hay dùng những động từ chỉ hành động và trạng thái tâm linh
của cái tôi trữ tình để biểu hiện cảm xúc, cảm giác mãnh liệt, dữ dằn như các từ: ôm, riết,
cắn, no nê…làm thành nét đặc trưng của thơ ông.
Như vậy Xuân Diệu thực sự vĩ đại trong phong trào thơ Mới với những cách tân to lớn về
nội dung cái tôi và hình thức nghệ thuật biểu hiện.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Lệ Quyên
Tổ: Văn.

You might also like