You are on page 1of 3

ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG BẮT

ĐẦU SAU 90 NGÀY CHỜ ĐỢI


Tổng thống Trump đã xác nhận rằng chính quyền của mình “đang thực
hiện rất tốt trong việc đàm phán với Trung Quốc”, tuy vậy, phái đoàn của Mỹ đến
Bắc Kinh trong tuần này gần như rơi vào sự hỗn loạn.
Kể từ khi ông Trump gặp đối tác của mình là ông Tập Cận Bình tại
Argentina, Trung Quốc đã thực hiện một vài nhượng bộ bước đầu trong những
tuần vừa qua, bao gồm hạ thuế và tiếp tục nhập khẩu đậu nành của Hoa Kỳ, tuy
nhiên, tiến triển trong việc đưa ra một hiệp định thương mại toàn diện giữa Bắc
Kinh và Washington vẫn không đang kể.
Thay vào đó, cuộc gặp mặt giữa hai nhà đàm phán cấp cao sẽ cho cả hai
phía cơ hội để xem xét lại và xác nhận về khả năng thành công của cuộc đàm
phán vào trước tháng Ba, thời điểm mà ông Trump đe dọa sẽ áp dụng thêm một
lượt thuế quan và tăng thuế nhập khẩu từ 10% lên 25%.
“Cuộc đàm phán vào tuần tới quan trọng vì nó mang lại những kì vọng” –
theo ông Myron Brilliant, phó tổng thống và bộ trưởng bộ ngoại thương tại phòng
Thương mại của Hoa Kỳ. “Tuy nhiên, chúng ta không nên kì vọng vào những
tiến triển lớn trong tuần tới”.
Sự thất bại trong cuộc viếng thăm của phái đoàn Trung Quốc đến Hoa Kỳ,
dù đã được lên kế hoạch trước cuộc gặp mặt tại Argentina như một dấu hiệu thể
hiện chuỗi căng thẳng giữa ông Tập và ông Trump. Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc
điện đàm vào cuối tháng mười hai, tuy nhiên, không có một kết quả nào trong nỗ
lực tìm tiếng nói chung.
Những đàm phán viên sẽ gặp mặt trực tiếp tại Bắc Kinh cho một cuộc hội
đàm dài hai ngày về “những hiệp định quan trọng” đạt được giữa hai nhà lãnh
đạo ở Argentina, theo thông báo của Bộ Thương mại Trung Quốc.
Theo thông báo của Đại diện Thương mại Koa Kỳ, dẫn đầu phái đoàn là
ông Jeff Gerrish, đại diện của USTR.
Cùng với ông Gerrish, phái đoàn chính thức còn có thêm ông David
Malpass, Thứ trưởng Bộ Tài chính ngoại thương. Trong danh sách còn có ông
Gregg Doud, đàm phán viên chính về nông nghiệp của USTR; ông Ted
McKinney, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp phụ trách thương mại và ngoại thương;
ông Gilbert Kaplan, Thứ trưởng Bộ Thương mại phụ trách ngoại thương và ông
Steven Winberg, thư ký giúp việc Bộ Năng lượng phụ trách năng lượng hóa thạch.
“Họ sẽ thăm dò giới hạn của nhau nhiều hơn là tập trung giải quyết những
vấn đề này” – theo ông Craig Allen, chủ tịch Hội đồng kinh tế Mỹ-Trung. Theo
ông, mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng trong thời gian nhắn nếu đàm phán không thể phá
vỡ tình huống bế tắc này.
Cuộc đàm phán sẽ nằm giữa sự gia tăng lo ngại về sự chững lại của nền
kinh tế Trung Quốc cùng với sự biến đổi của thị trường Hoa Kỳ, dẫn đầu bởi
những rắc rối của gã khổng lồ công nghệ Apple, người đã đổ lổi sự sụt giảm
doanh số cho sự “suy giảm” của nền kinh tế Trung Quốc.
Chủ tịch hội đồng cố vấn kinh tế của nhà trắng Kevin Hassett đã phát biểu
trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên đài CNN Poppy Harlow rằng “một số
lớn” những công ty của Mỹ sẽ gặp phải vấn đề tương tự Apple, trừ khi một thỏa
thuận về tăng thuế song phương được đưa ra.
Những đám phán viên thương mại trước đó cho rằng những bình luận này
của những cố vấn viên hàng đầu cho tổng thống sẽ bị hiểu lầm thành một cơ hội
cho Trung Quốc đạt được lợi thế trước những đàm phán viên của Mỹ.
Một quan chức thương mại của Mỹ cho biết: “Tôi thà Hassett hoặc
Mnuchin không đưa ra những bình luận đó, nó đã gửi tín hiệu cho Trung Quốc
rằng Hoa Kỳ đang mong muốn một thỏa thuận ngay lúc này.” “Những bình luận
này làm giảm lợi thế với đàm phán viên, hoặc làm Trung Quốc nghĩ rằng chúng
ta có thể nhượng bộ nhiều hơn”.
Ông Trump đã phát biểu tại Rose Garden vào thứ sáu vừa rồi rằng ông
không lo lắng về vấn đề của Apple.
“Tôi muốn Apple sản xuất ra iPhone và nhiều thứ tuyệt vời nữa mà họ đã
làm ở trên nước Mỹ.” ông Trump nói.
Ông Trump, một nhà quan sát thị trường tham lam, người đã phàn nàn về
sự suy giảm với trợ lý hàng tuần liền, nhưng cũng chính là người đã reo hò ở Rose
Garden về sự chững lại của nền kinh tế Trung Quốc, cho rằng nó sẽ giúp ông
khép lại cuộc đàm phán thương mại.
“Theo tôi, Trung Quốc đang rơi vào khó khăn, và điều đó giúp chúng ta có
lợi thế rất lớn” ông Trump nói.
Khi được hỏi về cuộc đàm phán vào chủ nhật, ông Trump nói với báo chí
rằng nó đã “diễn ra rất tốt đẹp”.
“Tôi đã hội đàm với ông Tập gần đây” ông Trum nói “Tôi tin rằng họ muốn
thỏa thuận. Thuế quan thật sự đã gây ảnh hưởng rất xấu với Trung Quốc”.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã giảm khoảng 25% trong năm
ngoái, làm tăng lo ngại về ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại với nền
kinh tế nước này, vốn đã mất động lực tăng trưởng trong năm trước khi mà chính
phủ cố gắng kiểm soát những khoản vay nhiều rủi ro. Sự leo thang chiến tranh
thương mại có thể khiến cho tình hình càng trở nên tồi tệ hơn.
Một động thái khác làm leo thang căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung đã
nổi lên từ tháng mười hai khi mà Canada thông báo sẽ thực hiện yêu cầu của Mỹ
về việc bắt giám đốc tài chính của Huawei, một trong những công ty công nghệ
hàng đầu của Trung Quốc. Chính phủ Mỹ đang xem xét trao trả ông Meng
Wanzhao, người được cho là đã vi phạm những hình phạt với Iran.
Việc bắt giữ đã tô đậm thêm căng thẳng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế
giới. Huawei là chìa khóa trong nỗ lực của Trung Quốc để trở thành trung tâm
công nghệ và dẫn đầu công nghệ không dây 5G trên toàn thế giới.
Trong khi thông báo sự lạc quan về viễn cảnh của thỏa thuận, cho biết cuộc
đàm phán “đã diễn ra rất tốt đẹp” và đạt được “tiến triển lớn”, ông Trump cũng
đồng thời để lại đường lui cho chính mình về sự thất bại của cuộc đàm phán, nếu
tất cả những lo lắng của ông không được giải quyết.
“Nếu thành công, hiệp định sẽ rất toàn diện, bao gồm tất cả các lĩnh vực và
những tranh chấp” ông Trump đăng trên Tweeter sau cuộc điện đàm trước năm
mới với ông Tập.

You might also like