You are on page 1of 1

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ HẬU QUẢ

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị làm bẩn bởi các chất gây
hại cho sức khỏe của con người, chất lượng cuộc sống và các chức năng của hệ sinh thái
(sinh vật sống và môi trường xung quanh chúng). Ô nhiễm môi trường chủ yếu do các hoạt
động của con người gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường còn do một số yếu tố tự nhiên khác
có tác động đến môi trường như sự phun trào của núi lửa.
Các chất gây ô nhiễm có thể được chia làm hai loại. Chất thải dễ phân hủy là loại chất
thải có chu trình phân hủy nhanh chóng trong môi trường tự nhiên. Loại chất thải này sẽ gây
ô nhiễm khi khối lượng thải ra vượt quá khả năng phân hủy của môi trường. Chất thải khó
phân hủy là loại chất thải có chu trình phân hủy dài hoặc không phân hủy trong môi trường tự
nhiên. Khi ô nhiểm xảy ra, việc loại bỏ loại chất thải này ra khỏi môi trường là rất khó và gần
như là bất khả thi.
Hậu quả của ô nhiễm môi trường
Loài người ở đỉnh của chuỗi thứ ăn, do đó chúng ta chịu tác động mạnh mẽ từ các
chất thải khó phân hủy. Một minh chứng rõ ràng là ở vịnh Minimata, Nhật Bản vào thập niên
60-70 của thế kỉ trước. Dân cư sống gần khu vực này mắc một căn bệnh bí ẩn với những
những triệu chứng như rối loạn lo âu, run và bại liệt. Hơn 400 người đã chết trước khi các
nhà chức trách tìm ra nguyên nhân, một nhà máy ở địa phương đã thải thủy ngân vào vịnh
này. Loại chất cực độc này tích tụ trong cơ thể các loài cá và dần dần trong cơ thể những
người dân tiêu thụ chúng
Ô nhiễm môi trường cũng có gây hậu quả nghiêm trọng tới các nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Các hệ sinh thái như rừng, đầm lầy, vịnh san hô, sông ngòi có vai trò quan trọng đối
với môi trường trái đất. Chúng cải thiện chất lượng nguồn nước và không khí, cung cấp nơi
ở cho các loài động, thực vật đồng thời cung cấp thực phẩm và dược phẩm. Bất cứ một vai
trò nào, thậm chí toàn bộ hệ thống cũng có thể bị xâm hại hoặc phá hủy bởi ô nhiễm môi
trường. Nguy hại hơn, mối quan hệ phức tạp giữa các sinh vật sống và hệ sinh thái khiến cho
ô nhiễm môi trường để lại những tác hại lâu dài với biểu hiện rõ ràng và khó đoán trước. Hậu
quả tiềm tàng của sự suy thoái tầng ozon, lớp bảo vệ của trái đất khỏi tia cực tím có hại, điều
mà các nhà khoa học không thể đưa ra một dự đoán rõ ràng là minh chứng cho điều này.
Ô nhiễm môi trường còn gây nên một hậu quả nghiêm trọng khác, sự tốn kém trong
công tác ngăn chặn và khắc phục hậu quả của nó. Tiêu tốn trong nỗ lực kiểm soát nồng độ
cacbonic, loại khí thải khác sinh ra từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá
hoặc các nhiên liệu hữu cơ như gỗ là một ví dụ. Vào năm 1990, chi phí cho việc giữ nồng đội
khí thải cacbonic ở mức ổn định ước tính lên đến 2% tổng sản phẩm quốc nội của các nước
phát triển.
Ngoài những hậu quả về kinh tế, sức khỏe và tài nguyên thiên nhiên; ô nhiễm môi
trường còn kéo theo các hậu quả về mặt xã hội. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người có thu nhập
thấp và các nhóm thiểu số trong xã hội chịu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
hơn những người có thu nhập cao. Các lò đốt rác thải, nhà máy hóa chất, bãi chất thải rắn
thường tập trung ở các khu vực những người thu nhập thấp sinh sống do sự thiếu quy hoạch,
sự tác động của các cố vấn đến quá trình hoạch định tại các khu đô thị.

You might also like