You are on page 1of 7

Đạo Đức Học và Tư Pháp Hình Sự: Một vài

nghiên cứu về sự sai phạm của cảnh sát


hông cần đi đâu xa để tìm bằng chứng về sự quan trọng của nhân tố xã hội trong đạo
K đức tư pháp hình sự. Đạo đức học là một chủ đề nóng vào những năm 1990 và hứa
hẹn vẫn sẽ giữ được sức nóng khi chúng ta bước vào thiên niên kỉ mới. Thông thường vấn
đề đạo đức trong tư pháp hình sự được quan niệm tương đồng với đạo đức của cảnh sát.
Nhưng đạo đức học chạm đến nhiều mảng quan trọng của thủ tục tư pháp hình sự cũng như
những vấn đề học thuật của nó. Tuy nhiên, do tính chất thu hút sự chú ý trong xã hội của
hoạt động cảnh sát, nên đạo đức học thường có sự liên hệ với nó. Do vậy, chúng ta đặc biệt
chú ý đến lĩnh vực này trong bài thảo luận dưới đây. Trong bài luận này, chủ đề về đạo đức
học được xác định đầu tiên bằng cách nghiên cứu hiểu biết chung về khái niệm. Thứ hai là
xem xét một bài thảo luận ngắn về mối quan tâm của xã hội về đạo đức học và thủ tục tư
pháp hình sự. Thứ ba, thảo luận sẽ tập trung vào những vấn đề chuyên sâu được lựa chọn
từ đạo đức tư pháp hình sự. Cuối cùng là đưa ra những kết luận quan trọng.

Đạo đức học và các vấn đề về đạo đức: Một ngòi nổ

Theo từ điển Merriam-Webster, “đạo đức học” được định nghĩa “một môn học về việc giải
quyết giữa cái tốt với cái xấu và với trách nhiệm đạo đức” hoặc “nguyên tắc đạo đức và
thông lệ”. Định nghĩa đầu tiên cho rằng đạo đức học là một môn học hay một lĩnh vực nghiên
cứu. Điều đó rõ ràng là trong trường hợp chúng ta xem xét lĩnh vực hàn lâm của triết học.
Tư pháp hình sự, được thừa nhận là một môn học được kết hợp từ nhiều lĩnh vực hàn lâm,
trong đó có triết học. Điều thú vị là, một phần trong những vấn đề hàn lâm chuyên sâu về
đạo đức tư pháp hình sự đã được xuất bản là triết học trong tự nhiên và nó không được tìm
thấy trong tạp chí Đạo đức Tư pháp hình sự. Phần còn lại của định nghĩa gợi ý rằng đạo đức
học là sự kết hợp của nhận thức (nguyên tắc đạo đức) và hành vi (thông lệ). Do đó, chúng ta
có thể kết luận rằng đạo đức học là sự nghiên cứu về các nguyên tắc và thông lệ của cái tốt,
cái xấu và trách nhiệm đạo đức.

Như chúng ta quan niệm về bản chất của tư pháp hình sự, và đặc biệt là hoạt động của
cảnh sát trong xã hội hiện nay, hành vi của lực lượng thi hành pháp luật tiếp tục là mục tiêu
của sự đánh giá đạo đức. Lĩnh vực thi hành pháp luật luôn đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của
những tiến trình lịch sử về hành vi đồng thời cũng được xem xét dựa trên những chuẩn mực
đạo đức. Dù là tìm ra hay bắt được “những cuộc điều tra kín” hướng đến Mapp v. Ohio,
những gì được tiết lộ qua báo cáo của hội nghị thượng đỉnh Knapp (ở Serpico) hay ví dụ mới
nhất về suy đồi đạo đức của cảnh sát trong cơn bão công nghệ, điều được quan tâm đến
nhất vẫn là cách cư xử và hành vi vượt quá. Những quá trình nhận thức và xã hội hóa thúc
đẩy sự thiếu chuyên nghiệp và trái đạo đức nghề nghiệp cũng ảnh hưởng đến sự bắt đầu và
sự tăng nhanh của những hành vi đáng chê trách. Do đó, khi quan tâm đến động lực tâm lý
và xã hội gây nên sự thiếu chuyên nghiệp và hành vi trái đạo đức của cảnh sát, chúng ta
không nên bỏ qua tầm nhìn mà lựa chọn vai trò đưa ra về hành vi sai trái của cảnh sát.

Khó có thể tìm được bằng chứng đáng tin để cho rằng hoạt động của cảnh sát không tiến bộ
để trở nên chuyên nghiệp hơn sau vài thế kỉ. Và thật không hợp lí khi nói rằng tất cả lĩnh vực
hoạt động của cảnh sát đều mục rỗng và tham nhũng tràn lan. Tuy nhiên, như nhiều độc giả
biết, cần phải có một lời giải thích về việc này. Giả thuyết “cái thùng mục” là giả thuyết được
xem trọng khi nói về sự sai phạm trong ngành công an. Theo nhiều độc giả biết, giả thuyết
cái thùng mục về sự mục rỗng của cảnh sát cho rằng những hành vi thiếu đạo đức và sai
pháp luật không chỉ xảy ra ở mỗi cá nhân mà còn tràn ngập trong nghành công an và có thể
lan đến cả cấp lãnh đạo của ngành.

Một cách giải thích khác về sự tiêu cực này là giả thuyết “quả táo thối”. Cách tiếp cận này
không cho rằng sự mục rỗng và suy đồi đạo đức tràn ngập đến mức cao nhất trong cả tổ
chức. Cách tiếp cận này, cho rằng chỉ có một vài “quả táo thối” trong nghành công an và
hành vi không đúng chuẩn mực chỉ đơn lẻ ở một vài cá nhân. Lãnh đạo của nghành công an
tiếp tục dùng cách giải thích này khi nói về sự tiêu cực trong nghành vì nó phủ nhận việc
những tiêu cực là phổ biến trong toàn ngành, cho phép cách giải quyết đơn giản nhất (xa
thải cán bộ vi phạm) và không để lại một vết nhơ nào.

Một hình thức tiêu cực khác trong lĩnh vực cảnh sát vừa được nhận biết. Bổ sung cho thuyết
quả táo thối và cái thùng mục, có thể còn có “thuyết nhóm sa đọa” trong sự sai phạm của
cảnh sát. Theo một báo cáo của Văn phòng Tổng kiểm toán trưởng về sai phạm của cảnh
sát ở Mỹ: “ Hình mẫu phổ biến nhất nhận biết được của sự tiêu cực liên quan đến ma túy của
cảnh sát thường có sự tham gia của những nhóm nhỏ cảnh sát đóng vai trò bảo vệ và giúp
đỡ lẫn nhau để thực hiện hành vi phạm tội, nó nhiều hơn những tiêu cực truyền thống không
liên quan đến ma túy chỉ bao gồm một vài cá nhân đơn lẻ hoặc sự suy đồi thấm sâu và tràn
ngập cả một đơn vị và khu vực xung quanh”.

Dù sự tiêu cực có thấm sâu, nhóm nhỏ hay là cá nhân thì vẫn không thể phủ nhận tầm quan
trọng của các quá trình trí tuệ tạo điều kiện cho sự tiêu cực xảy ra. Một người có thể vẫn sẽ
tự hỏi hoạt động nào của cảnh sát đã tạo ra cơ hội để tiến hành những hành vi lệch chuẩn?
Những lĩnh vực nào trong hoạt động của cảnh sát tạo cho cán bộ cơ hội để xa vào sự suy
đồi đạo đức? Câu trả lời có thể được tìm thấy trong khái niệm “thẩm quyền” và “quyền lực”.
Cảnh sát nắm giữ quyền lực và thẩm quyền rất lớn trong xã hội. Quyền bắt, đặt câu hỏi,
giam giữ được giao cho cảnh sát. Thẩm quyền được trao cho cảnh sát để bảo vệ tài sản và
con người không giống với bất cứ một loại ngành nghề nào khác. Những hành vi lệch chuẩn
và phi pháp là kết quả của việc những người thực thi pháp luật đưa ra quyết định một cách
tỉnh táo để lạm dụng thẩm quyền và quyền lực được giao trong tình huống không phù hợp.
Điều cơ bản để gây nên hành vi lệch chuẩn của cảnh sát là quyết định cố ý lạm dụng thẩm
quyền và quyền lực được giao còn hoàn cảnh, áp lực, xã hội hóa, sự trung thành và tâm lý
cá nhân chỉ xếp thứ hai khi giải thích hành vi của họ.

Cách giải thích tốt nhất về vai trò của các yếu tố hoàn cảnh, áp lực, sự xã hội hóa, lòng trung
thành và tâm lý cá nhân là nó chỉ là cái cớ hay sự thanh minh cho hành vi lệch chuẩn và trái
pháp luật thực hiện bởi cảnh sát. Khi một người cán bộ đưa ra quyết định xâm hại đến lòng
tin của công chúng và tiến hành hành vi lệch chuẩn, có thể cho rằng lòng trung thành của
cán bộ đó với những người ngang hàng chỉ là sự biện minh cho tư cách đạo đức của mình.
Hãy để chúng tôi khảo sát sự năng động này bằng một lưỡng đề đạo đức. Cho rằng cán bộ
X vừa cho một lái xe say rượu tấp xe vào lề đường và nhận ra rằng nghi phạm là một đồng
nghiệp của mình. Thật ra, người này đã giúp cán bộ X giải quyết một vài “khó khăn nhỏ”
trong vài năm. Thay vì kiểm tra sự tỉnh táo của đồng nghiệp, cán bộ X giúp bạn tốt của mình
đỗ xe rồi đưa anh ta về nhà trong khi người bạn hiểu rằng anh ta sẽ “bỏ qua”. Lưỡng đề đạo
đức ở đây là gì? Lựa chọn giữa việc làm những gì nên làm (kiểm tra sự tỉnh táo và bắt giữ
nếu cần) và việc trung thành với nạn của anh ta. Tình huống này, ở mức độ thấp nhất, thể
hiện viễn cảnh chín muồi cho sự lạm dụng ý muốn cá nhân. Vì áp dụng quyền lực là một
trong những quyền của cảnh sát nên điều đó có thể bị lạm dụng. Do đó, nhiều người có thể
xem xét và cho rằng cán bộ X lạm dụng thẩm quyền áp dụng quyền lực của mình. Việc cán
bộ X đưa ra quyết định lạm quyền vượt quá sự chung thành với bạn của mình được thúc đẩy
bằng sự xã hội hóa “đằng sau tấm màn xanh”.
Mối quan tâm hơn cả đạo đức học: Đó là một xu hướng?

Những báo cáo của phương tiện truyền thông về xuống cấp đạo đức ở cảnh sát bao phủ lấy
chúng ta mỗi khi có sự việc được cho là hành vi sai trái và sự xuống cấp của cảnh sát. Nó có
thể là người đưa tin đêm báo cáo về vụ việc Rodney King vào lúc bắt đầu của những năm
1990. Nó có thể là trường hợp gần đây của đoạn băng ghi lại cảnh cán bộ của Văn Phòng
Cảnh Sát Philadenphia đá một nghi phạm phạm tội ít nghiêm trọng vào đầu thế kỉ XXI. Dù là
ví dụ nào, chủ đề đạo đức học và hành vi đúng chuẩn trong ngành tư pháp hình sự luôn
được đặt và trang đầu. Phương tiện truyền thông thường báo cáo về “những vụ bê bối đạo
đức” vì doanh số bán hàng. Một vài công chúng và những người lãnh đạo quyền năng, dùng
những ví dụ này để hợp pháp hóa thái độ tiêu cực với cảnh sát của họ. Cảnh sát chán ghét
“sự đè ép tiêu cực” lên việc tự nhận thức về “làm việc tốt” cho cộng đồng của họ.

Phương tiện truyền thông có thể là người chiến thắng duy nhất trong việc đánh thức về
những sai phạm của cảnh sát. Tuy nhiên, nói chung công chúng, hoạt động của cảnh sát và
lĩnh vực tư pháp hình sự đều thua cuộc. Thậm chí các lĩnh vực học thuật của tư pháp hình
sự đều thất bại do công chúng cho rằng nó có mối quan hệ mật thiết với hoạt động của cảnh
sát. Tôi đã được nhắc nhở về điều này khi tôi nhớ lại chuyến bay của mình trở về từ cuộc
họp tại Học Viện Khoa Học Tư Pháp Hình Sự năm 1991 ở Nashville. Như những hành khách
thường làm, tôi bắt đầu nói chuyện phiếm cùng với người ngồi bên cạnh. Chúng tôi thực hiện
một cuộc nói chuyện điển hình kiểu “Anh đến từ đâu” và “Anh đang làm việc ở đâu”. Khi anh
ta nghe nói tôi đang trở về từ một hội nghị “tư pháp hình sự”, anh ta đã phản ứng tức thì và
rõ ràng. Anh ta nói: “Tại sao bọn cớm toàn là lũ ngốc vậy?”. Cuộc trò chuyện xảy ra tại thời
điểm thức tỉnh về vụ việc Rodney King và nó liên quan đến hành vi của nhân viên cảnh sát
L.A được băng ghi lại. Quá ngạc nhiên, tôi đã không biết phải nói gì. Một phần là do những
trải nghiệm cá nhân mà tôi có được như một người lành nghề trong lĩnh vực này, và những
trải nghiệm từ những người thân trong gia đình và bạn bè. Một phần khác đến từ đặc tính
của khoa học xã hội và chuyên nghành đã làm tôi cực kì sửng sốt khi thấy một người sẵn
sàng vơ đũa cả nắm chỉ từ một vụ tai tiếng. Sự trao đổi tưởng chừng vô thưởng vô phạt này
lại để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc. Nó làm tôi nghĩ về ảnh hưởng của lĩnh vực tư pháp
hình sự lên vấn đề đạo đức học.

Có một chút nghi ngờ về các sự kiện xã hội và tác động của nó lên sự ảnh hưởng của ý thức
tập thể tới lĩnh vực học thuật. Một người có thể cho rằng các sự kiện xã hội đã đưa các nghị
trình nghiên cứu và các định nghĩa, ở một cấp độ nào đó, đến sự thống nhất về điều gì là
phổ biến trong điều tra tội phạm học và điều gì không. Đạo đức học cũng có thể không ngoại
lệ. Ví dụ, trong vụ Rodney King có thể cho rằng nó có ảnh hưởng lớn, không chỉ đến lĩnh vực
thủ tục trong hoạt động cảnh sát và quan hệ của cảnh sát với xã hội mà còn ảnh hưởng đến
lĩnh vực học thuật của tư pháp hình sự. Ví dụ, trong bìa của cuốn Đứng trên luật : Cảnh sát
và lạm dụng quyền lực của Jerome Skolnick và James Fyfe có một khung được lấy ra từ
đoạn băng vụ Rodney King phía dưới tiêu đề. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng còn nghiêm
trọng hơn là một cuốn sách.

Dùng năm 1991 làm mốc, cho rằng vụ Rodney King xảy ra tại thời điểm này, tác giả quyết
định tiến hành một cuộc tìm kiếm trên máy tính về những bài báo về đạo đức trong tư pháp
hình sự. Cuộc tìm kiếm, mặc dù không được khoa học nhưng lại rất thú vị. Sử dụng Trích
Yếu Thường Kì, một phương pháp tìm kiếm online ở cơ quan của tôi và phải thông qua thư
viện của trường đại học, một cuộc tìm kiếm đã được tiến hành về “tư pháp hình sự” và “đạo
đứa” so sánh giữa các năm 1986-1990 và 1991-1999. Điều mà tôi muốn tìm ra là: trước hay
sau vụ Rodney King có nhiều ấn bản về đạo đức tư pháp hình sự hơn? Kể từ vụ Rodney
King xảy ra vào đầu năm 1991, những năm này được nhóm thành những năm “sau vụ
Rodney King”. Từ năm 1986 (năm đầu tiên của bảng liệt kê) đến năm 1990, có 28 “đòn” hay
ấn phẩm về đạo đức tư pháp hình sự. Từ năm 1991 đến năm 1999 có 152 ấn phẩm. Thừa
nhận răng, giai đoạn “sau” bao gồm 9 năm còn giai đoạn “trước” chỉ có 5 năm. Tuy nhiên, nó
vẫn nó lên rằng sự khác biệt tồn tại.

Chỉ có thời gian mới có thể chỉ ra rằng những điều được nhắc đến ở trên có gợi ý cho xu
hướng về một môn học mới hay không. Tuy nhiên, có những số liệu chắc chắn rằng phạm
trù đạo đức học sẽ tiếp tục được nhấn mạnh trong vấn đề chuyên sâu về tư pháp hình sự và
thủ tục của nó . Lí do chính để đạo đức học hứa hẹn sẽ có tương lai đảm bảo là vì hiện tại
chúng ta không có nhiều việc để làm với ảnh hưởng còn lại của vụ Rodney King, mà chúng
ta cần chú ý nhiều hơn vào lời nhắc nhở rằng những sai phạm đạo đức vẫn tiếp tục xảy ra.
Ví dụ, trong 10 năm trước, tôi có thể điểm một vài thành phố như New Orleans, Chicago,
New Yorks, Miami và Los Angeles, tất cả đều bị cuốn vào guồng quay của hậu quả mà họ
gây ra do sự vi phạm đạo đức của họ đối với lời thề thực thi pháp luật của mình.

Đạo đức và Thủ tục tư pháp hình sự

Bổ sung cho vụ Rodney King, còn có rất nhiều vụ khác mà cán bộ thực thi pháp luật dính
vào xâm hại đạo đức hoặc ở vào vị trí sai pháp luật. Lực lượng cảnh sát của tất cả các thành
phố lớn của Mỹ đều đã trải qua một vài hình thức của hành vi sai đạo đức và trái pháp luật
trong lực lượng của mình. Vài vụ gần đây còn liên quan đến ma túy và các thành phần ma
túy. Một vài ví dụ đã được liệt kê dưới đây:

 Một báo cáo của Văn Phòng Tổng Kiểm Toán Trưởng trích dẫn ví dụ về việc công
khai vạch trần các vụ tham những liên quan đến ma túy của cảnh sát ở các thành
phố: Atlanta, Chicago, Cleverland, Detroit, Los Angeles, Miami, New Orleans, New
Yorks, Philadenphia, Savannal, và Washington, DC.
 Trung bình, một nửa trong tất cả số cảnh sát bị kết tội trong vụ FBI-led từ năm 1993
đến 1997 bị kết án về các tội liên quan đến ma túy.
 Một báo cáo của Văn Phòng Kiểm Toán Trưởng nhấn mạnh rằng: “một số nghiên
cứu và điều tra về tham nhũng liên quan đến ma túy của cảnh sát cho thấy những
cảnh sát khi thi hành nhiệm vụ tiến hành những hành vi phạm tội nghiên trọng như:
chỉ đạo các cuộc tìm kiếm và bắt giữ trái hiến pháp, trộm tiền và/hoặc ma túy từ
người buôn bán, bán ma túy trộm được, bảo vệ tổ chức ma túy, cung cấp chứng cớ
sai sự thật, trình bày báo cáo về tội phạm sai sự thật”.
 Một báo cáo của Văn Phòng Kiểm Toán Trưởng nhấn mạnh: “Mặc dù lợi nhuận vẫn
là động lực chính của những vụ tham nhũng liên quan đến ma túy truyền thống của
cảnh sát, Hội Đồng Mollen của thành phố New York xác định quyền lực và quyền tài
phán của ủy viên ban trật tự cũng bổ sung cho tham những liên quan đến ma túy của
cảnh sát.
 Một ví dụ về tham nhũng của cảnh sát được GAO trích dẫn tại Philadenphia, nơi mà
“Từ năm 1995, 10 cảnh sát từ quận 39 của Philadenphia bị buộc tội gài ma túy vào
nghi phạm, giũ sạch của người buôm ma túy để lấy cả trăm nghìn đôla, và đột nhập
vào nhà để trộm ma túy và tiền.”
 Ở New Orleans, 11 cảnh sát bị kết án về việc nhận 100000 đôla từ tay sai bí mật để
bảo vệ một nhà kho cung cấp cocain chứa 286 pound cocain. Cuộc điều tra về
những phần bí mật của vụ này đã chấm dứt khi một nhân chứng bị giết theo mệnh
lệnh của cảnh sát New Orleans.

Một phần của các phát hiện trong cuộc điều tra về các hành vi lệch chuẩn và vi phạm pháp
luật trong nghành công an được coi như “làm sạch” cơ quan cảnh sát. Kết quả là, cảnh sát
sau những sự việc đáng xấu hổ như vậy có thể trở nên tiếp thu hơn trong việc xem xét bảng
đóng góp của công dân, cam kết sẽ xem xét lại việc điều tra nội vụ của mình, yêu cầu các
cán bộ phải tham gia “đào tạo đạo đức”, củng cố tầm quan trọng của “quy tắc đạo đức”.

Khái niệm bảng đóng góp của công dân đã tồn tại được vài thế kỉ; bảng đầu tiên có lẽ xuất
hiện ở Philadenphia vào khoảng năm 1958. Bảng đóng góp của công dân, đôi khi được gọi
là tấm đóng góp của công dân, có một số quyền hạn trong việc giúp đỡ điều tra những phản
ánh của người dân về việc cán bộ cảnh sát trong quyền hạn của mình, đã đối xử bất công
với công dân. Bảng đóng góp có thể giúp xây dựng hoặc sửa chữa mối quan hệ căng thẳng
giữa cảnh sát và công chúng. Tuy nhiên, cảnh sát phản ứng lại những cố gắng này bằng thái
đội bảo thủ và bực bội “người dân đang cố dạy chúng tôi cách làm việc”

Một cơ quan cũng có thể cam kết kiểm tra lại công tác điều tra nội vụ, chính sách và thủ tục
để điều tra những phản ánh và vụ việc chống lại cảnh sát, và cách xử lí điển hình cho cảnh
sát xâm phạm đến chính sách của cơ quan và/hoặc xâm phạm đến luật pháp. Cần phải
nhấn mạnh ngay từ đầu rằng: tầm quan trọng của cuộc điều tra nội vụ đối với kiểm soát nguy
hại của việc bị coi là “nghi phạm” từ phía cảnh sát và cộng đồng là như nhau. Cảnh sát có
thể coi nội trị hay “I.A” là “kẻ thù” và là sự chia rẽ, quyết tâm trừng phạt những cảnh sát đang
đối mặt với nguy hiểm hàng ngày trên phố. Từ phía cộng đồng, họ sự nhận thức rằng cơ
quan cảnh sát không có khả năng tiếp quản việc tự điều tra. Ít nhất, là không thể làm việc đó
một cách “có đạo đức”. Do đó, I.A sẽ không đạt được bất cứ kết quả nào. Dù trong một cơ
quan lớn hay một cán bộ chịu trách nhiệm này trong một đơn vị nhỏ hơn, vai trò của I.A vẫn
là then chốt. Tuy nhiên, liều thuốc nội bộ này chỉ có tác dụng khi nó được đưa ra một cách
công bằng và theo kịp thời đại. Những khuyến nghị về I.A được đưa ra bởi lãnh đạo của
cảnh sát phải tuân theo những quy tắc của nghành. Nếu có nhận thức về sự đối xử bất công
tồn tại thì nghành công an đã để mất toàn bộ tác dụng ngăn chặn mà những khuyến nghị về
I.A có thể tạo ra.

Một câu trả lời khác là khái niệm “đào tạo đạo đức” cho cán bộ và những người mới. Ý kiến
về việc “đào tạo đạo đức” (nhấn mạnh vào đào tạo) khá thú vị khi vì khái niệm “đào tạo” thừa
nhận rằng thứ mà một người đang được “đào tạo” có thể được dạy. Trong trường hợp này,
thuật ngữ “đào tạo đạo đức” gợi ý rằng, dù đúng hay sai thì đạo đức vẫn có thể được dạy
cho mọi người. Tôi thích dùng thuật ngữ “ Đào tạo nhận thức về đạo đức” thay cho những gì
đã nói ở trên hơn. Tại sao? Lí do rất cơ bản là: Có thể dạy một người có đạo đức như “đào
tạo đạo đức mong muốn” hay không? Điều đó còn xa mới thành hiện thực. Nếu cơ quan có
một cán bộ có thiên hướng về thực hiện các hành vi lệch chuẩn, và người này không bị loại
bỏ trong quá trình tuyển dụng, điều tốt nhất mà chúng ta có thể hi vọng là sự nâng cao về
nhận thức và nhạy cảm về các vấn đề và lưỡng đề đạo đức. Nhấn mạnh nguyên tắc đạo
đức, phổ biến trong hầu hết các môn học và nghề nghiệp ngày nay đã mở ra một con đường
cho cơ quan cảnh sát đến với nhận thức về các vụ bê bối đạo đức. Tuy nhiên, nếu nguyên
tắc đạo đức được in ra trong quy định của cơ quan và sổ tay thủ tục, sau đó không bao giờ
động đến, nó sẽ có ảnh hưởng rất nhỏ. Một nguyên tắc đạo đức cho bất kì một cơ quan hay
tổ chức nào phải là những “tài liệu sống” được tham chiếu thường xuyên và được coi trọng.
Nguyên tắc nên là những tài liệu mà các cán bộ cảm thấy hãnh diện và thích hợp với cuộc
sống của cán bộ thực thi pháp luật. Nếu không, nguyên tắc sẽ không có tác động, hoặc tác
động rất nhỏ, đến đưa ra quyết định và hạnh kiểm của họ.

Tranh luận của các học giả

Như đã đề cập ở trên, một phần lớn các vấn đề học thuật uyên bác trong đạo đức tư pháp
hình sư có bản chất thuộc triết học. Tuy nhiên, một vài viện sĩ đã cố gắng nghiên cứu đạo
đức về tư pháp hình sự theo lối kinh nghiệm chủ nghĩa và định lượng. Khi nhắc đến các vấn
đề chuyên sâu trong lĩnh vực đạo đức tư pháp hình sự, một vài cái tên hiện ra trong đầu
chúng ta, bao gồm James Fyfe, Herman Goldstein, Victor Keppeler, Carl Klockkars, Joycelyn
Pollock, Lawrence Sherman, Jerome Skolnick và Sam Souryal. Đó chưa phải là toàn bộ
danh sách, và chúng ta không thể điều tra toàn bộ các tác phẩm thuộc lĩnh vực này. Tuy
nhiên, tôi muốn dafh chút thời gian để thảo luận về hai nghiên cứu chính của NIJ. Đó là
Thước đo sự liêm chính của cảnh sát của Klockars, Ivkovitch, Harver và Haberfeld và
Quan điểm của cảnh sát về lạm quyền: Những phát hiện từ một nghiên cứu cấp quốc
gia của Weisburd và Greenspan Both xuất bản tháng 5 năm 2000. Mặc dù hai nghiên cứu
không đại diện cho tất cả tác phẩm về đạo đức cảnh sát, nhưng cả hai đều có quy mô quốc
gia, gần đây và giàu kinh nghiệm.

Nghiên cứu của Knlockars và các đồng tác giả, sử dụng câu trả lời của 3235 cảnh sát từ 30
cơ quan trong nước Mỹ. Người được hỏi được đưa cho 11 tấm ảnh mờ miêu tả về nhiều hình
thức sai phạm cảnh sát có thể thực hiện. Với mỗi tấm hình, cảnh sát sẽ được hỏi 6 câu hỏi
nhằm mục đính đo “độ lệch chuẩn của cảnh sát khi chống lại cám dỗ của việc lạm dụng
quyền lực và đặc quyền họ chiếm giữ”. Trong khi kết quả chỉ ra rằng phần lớn sự khác nhau
giữa cơ quan này và cơ quan khác là do “môi trường liêm khiết”, một khám phá khác lại kiên
định rằng sự bao che cho các thành viên trong văn hóa nhóm mới là nguyên nhân. Nghiên
cứu chỉ ra rằng hầu hết các cảnh sát không báo cáo về việc đồng nghiệp của mình thực hiện
hành vi vi phạm “ít nghiêm trọng” (ví dụ: kinh doanh bảo vệ bên lề, nhận quà và những bữa
ăn miễn phí, hoặc thậm chí bỏ qua vụ tai nạn giao thông nhỏ khi bị tác động). Điều nó gợi ý
là, mặc dù nghiên cứu chỉ ra rằng có rất ít sự khoan dung cho những hành vi được định
nghĩa là vi phạm “nghiêm trọng” của cảnh sát, có hay không một văn hóa chấp nhận một vài
hình thức vi phạm trong cơ cấu cảnh sát. Trong khi những vi phạm này được gọi là “ăn chay”
(vi phạm ít nghiêm trọng của cảnh sát) và đối lập là “ăn thịt” (hình thức vi phạm nghiêm trọng
hơn), nhiều người trong xã hội có thể thấy hành vi này là không thể chấp nhận được. Trong
cuốn Suy nghĩ về sự tham nhũng của cảnh sát, James W. Britch đã làm một quan sát thú
vị về hành vi này. Anh ta cho rằng xã hội đã tạo ra một môi trường cho việc “ăn chay” khiến
cho việc không chấp nhận “chiết khấu” hoặc bữa ăn miễn phí trở nên khó khăn. Điều này
làm xuất hiện sự khác biệt trong định nghĩa về hành vi cấu thành “vi phạm”, nó phụ thuộc
vào người đánh giá ở là một thành viên của cảnh sát hay là người bên ngoài nhìn vào.

Nghiên cứu NIJ thứ hai, thực hiện bởi Weisburd và Greenspan, có tiêu đề “Quan điểm của
cảnh sát về lạm quyền: Khám phá từ một nghiên cứu cấp quốc gia” là kết quả của việc
điều tra qua điện thoại của Tổ Chức Cảnh Sát Quốc Gia với hơn 900 cảnh sát của nhiều đơn
vị trên toàn nước Mỹ và xác định quan điểm của họ về việc nắm giữ quá nhiều quyền lực.
Kết quả cho thấy rằng, hầu hết cảnh sát đều cho rằng việc sử dụng nhiều quyền lực hơn
pháp luật cho phép để điều khiển ảnh hưởng lên một người đã hành hung cảnh sát là điều
không thể chấp nhận. Tuy nhiên, những người trả lời cũng báo cáo rằng “....không có gì lạ
nếu một cảnh sát làm lơ những việc làm không đúng của đồng nghiệp”. Một khám phá khác
thì chỉ ra rằng phần lớn cảnh sát/người trả lời tin rằng những ví dụ nghiêm trọng về việc lạm
quyền là hiếm và cơ quan của họ vẫn giữ “quan điểm cứng rắn” về việc cảnh sát lạm quyền
với công chúng. Giải pháp cho vấn đề cảnh sát lạm quyền là gì? Cảnh sát đưa ra hai con
đường triển vọng cho xác định vấn đề này. Đầu tiên, việc báo cáo cho lãnh đạo cảnh sát có
thẻ có ảnh hưởng đến việc xảy ra việc lạm quyền bằng cách “đưa ra quyết định” chống lại
việc lạm quyền và thông qua đội ngũ giám sát tốt hơn. Hai là, cảnh sát tin rằng việc đào tạo
đạo đức, kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ và đa dạng văn hóa có thể ngăn chặn
việc lạm quyền. Vậy còn việc xử lí những đồng nghiệp của họ về hành vi lạm quyền? Điều
này có vẻ nguy hiểm. Khi mà phần lớn những cảnh sát vẫn giữ quan điểm rằng “nguyên tắc
im lặng” là không cần thiết cho một cảnh sát tốt, nhưng họ cũng cho rằng việc tiết lộ ra
những thông tin về sai phạm của tổ chức mình cho các cơ quan chức năng là không đáng
với kết quả nhân được trong văn hóa nhóm cảnh sát.

Hướng đến kết luận

Rất khó để kết thúc cuộc thảo luận này vi có quá nhiều thứ để nói về đạo đức trong tư pháp
hình sự. Tuy nhiên, tôi sẽ cố gắng để đưa ra một vài kết luận để kết thúc chủ đề này. Đầu
tiên, đạo đức là một phần quan trọng trong thủ tục tư pháp hình sự và những vấn đề chuyên
sâu hơn do những người có chuyên môn trong tư pháp hình sự, đặc biệt là cảnh sát, vẫn tiếp
tục bị đặt dưới sự giám sát. Do đó, đạo đức học bắt buộc phải giữ sự chú tâm đến chủ đề
này và thúc đẩy nghiên cứu về đạo đức. Thứ hai, học giả có thể giúp đỡ những người lành
nghề bằng cách nghiên cứu về các động lực xã hội học và tâm lý học ảnh hưởng đến các
hành vi có đạo đức và phi đạo đức. Có nhiều điều mà các viện nghiên cứu có thể yêu cầu cơ
quan tư pháp hình sự cung cấp trong các hình thức nghiên cứu trong tổ chức và đào tạo đạo
đức cho người mới. Thứ ba, hành vi lệch chuẩn là kết quả của một quá trình quyết định tỉnh
táo để lạm quyền của một ai đó khi đang ở trong vị trí mà công chúng giao phó. Tuy nhiên,
cũng cần xem xét các nguyên nhân xã hội để ghi nhớ, tha thứ và biện minh cho các hành vi
lệch chuẩn. Thứ tư, dù có sự tăng nhanh về sự chuyên sâu trong vấn đề tư pháp hình sự từ
vụ Rodney King, nhưng vẫn có nhu cầu về nghiên cứu thực nghiệm tự nhiên tương tự như
trong hai nghiên cứu ở trên. Trong khi nghiên cứu định tính và các tác phẩm triết học là rất
quan trọng cho hiểu biết của chúng ta về đạo đức trong tư pháp hình sự thì vẫn cần có thêm
những nghiên cứu định lượng. Với nhiều nghiên cứu về đạo đức và các lưỡng đề đạo đức
cảnh sát phải đối mặt, chúng ta có thể hiểu rõ hơn những yếu tố đẩy cảnh sát tới mặt tối
trong hoạt động của mình và những nhân tố chịu trách nhiệm biện minh cho các hành vi sai
trái này.

You might also like