You are on page 1of 2

Nguyễn Dữ là nhà văn xuất sắc trong nền văn học trung đại Việt Nam.

Ông học rộng tài cao,


nhưng chỉ làm quan một năm rồi lui về ở ẩn vì bất lực trước thời đại suy yếu của phong kiến. Có thể
nói ” truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ là một tác phẩm tiêu biểu cho thể loại truyền kỳ ở Việt
Nam, trong đó ” người con gái Nam Xương” là một trong những tác phẩm đã ghi cho em một ấn tượng
sâu sắc nhất dựa trên tích truyện dân gian nhưng với tài năng sự sáng tạo tuyệt vời và lòng yêu con
người tha thiết, Nguyễn Dữ đã làm bao bạn đọc phải rơi lệ xót thương cho cuộc đời và số phận của
Vũ Nương – một người phụ nữ đức hạnh nhưng có số phận bất hạnh.

Mở đầu trang- truyện, tác giả Nguyễn Dữ đã giới thiệu Vũ Nương là một người con gái: ” thùy mị,
nết na, tư dung tốt đẹp”. Mặc dù con nhà nghèo lấy chồng giàu lại có tính đa nghi ít học nhưng do
hiền lành nết na lại thông minh, khéo cư xử nên nàng đã san bằng được khoảng cách ” môn đăng
hộ đối” – một quan điểm nặng nề của lễ giáo phong kiến và giữ được không khí trong gia đình yên
ấm, hạnh phúc ” chưa từng xảy ra thất hòa”. Có thể nói cuộc đời nàng tuy ngắn ngủi nhưng nàng đã
làm tròn bổn phận của một người vợ hiền, một người dâu thảo, người mẹ hết mực yêu con.

Trước hết, Vũ Nương là người vợ hết lòng yêu thương và thủy chung son sắc với chồng. trong cuộc sống
vợ chồng,nàng là người hiểu chồng có tính đa nghi đối với vợ phòng ngừa quá sức nên vũ nương đã khéo léo
cư xử đúng mực nhường nhịn ‘giữ gìn khuôn phép’ . Nàng là người phụ nữ hiều chồng biết mình biết ta
thong minh. Sống dưới thời loạn lạc vì không có học nên tên Trương Sinh phải ghi vào sổ lính loại đầu. Trong
buổi tiễn chồng ra trận , vũ nương đã cư xử rất đúng mực , chân tình.Nàng rót chén rượu đấy và nói những
lời đưa tiễn , dặn dò ngọt ngào , nồng đượm một tình yêu chung thủy ” chàng đi chuyến này thiếp chả dám
mong đeo được ấn phong hầu mặc áo gấm trở về quê cũ chỉ xin ngày về mang theo hai chữ ” bình yên” thế là
đủ rồi”. Như vậy , điều mơ ước lớn lao nhất của vũ nương không phải là danh vọng mà là một cuộc sống gia
đình yên ấm .ĐÓ là cả một tấm lòng yêu thương chân thành, đằm thắm vượt ra ngoài cám dỗ vật chất tầm
thường ” vinh hoa phú quý”.Tình thương chồng của vũ nương còn thể hiện qua sự cảm thông với những nỗi
vất vả mà chồng phải chịu đựng nơi chiến trường bởi việc quân khó liệu thế giặc khó lường . Trong nỗi niềm
của người vợ những lời nói ân tình ấy đều khiến mọi người đều ứ hai hang lệ .Khi Trương sinh ở ngoài mặt
trận , nàng càng tỏ ra là một người vợ thủy chung yêu thương chồng hết mực .Nàng thương nhớ chồng tha
thiết khắc khoải triền mien ‘mối khi bướm lượn ngoài vườn mây che kín núi thì nỗi nhớ góc bể chân trời
không thể nào ngăn được . Nàng vừa thương chồng vừa nhơ chồng thương và đau buồn cho chính mình phải
cô đơn vò vỡ. Suốt ba năm Trương Sinh đi vắng, nàng đã ” giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn đã từng nguôi
lòng ngõ liễn tường hoa chưa hề bén góc” vẫn một lòng một dạ với chồng Trương Sinh.

Không chỉ vậy, Vũ Nương còn là một người con dâu hiếu thảo. Vũ nương đa thay chồng làm trọn bổn
phận người con dâu đồi với gia đình nhà chồng đó là khi vũ nương chăm sóc mẹ già đau đớn rất chu đáo
trong khi tiễn chồng đi xa nàng lại vừa nuôi con nhỏ .Bà cụ ốm ‘ nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật
và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn’ . Ngay cả khi người mẹ chồng sắp qua đơi , trong lời trăn trối ,
bà mẹ còn viện cả trời xanh để minh chứng cho tấm long hiếu thảo của con dâu ‘ xanh quyết chẳng phụ
con cũng như con đã chẳng phụ mẹ ‘.Những lời nói chân tình như trên của bà mẹ chồng đã minh chứng mẹ
chồng nàng dâu của vũ nương tốt đẹp biết ba vượt lên trên thói đời . Khi mẹ chồng mất nàng hết lòng
thương , phàm việc ma chay tế lễ lo liệu như đối với mẹ đẻ của mình . Có lẽ nàng làm tất cả các việc chỉ vì
trách nhiệm của một nàng dâu còn thể hiện tình yêu thương hết lòng đối với người chồng ngoài mặt trận
mà hết lòng vun vén cho gia đình.

Nàng là người mẹ yêu thương con hết mực . Vũ nương một mình sinh con dạy con nuôi con khôn lớn khi
chồng vắng nhà. Hi sinh cuộc đời vì con vừa là người cha vừa là người mẹ . Vì lo cho con thiếu vắng tình
cha mà thiếu hụt một phần tình yêu thương nên vũ nương đã chỉ vào cái bóng của mình để bù đắp phần
nào cho con .Có thể nói Vũ Nương không chỉ chăm lo cho con về vật chất mà còn cả tinh thần .Đâynlà một
bà mẹ thật tâm lý.

Vũ Nương là người trọng danh dự nhân phẩm .Khi bị chồng nghi oan là lúc trương sinh trở về, trài với
mong đợi của nàng , chàng lại tin vào lời nói ngây ngô của con trẻ , mọt mức nghi oan cho nàng . Nhà văn ở
đây đã tập trung bút lực ghi lại những lời nói lời giãi bày thanh minh của Vũ nương qua ba câu thoại.
Trong lời nói thứ nhất vũ nương nói trong nước mắt vừa khóc vừa nói : thiếp vỗn con kẻ khó…. Ngõ liều
tường hoa chưa hề bén gót . .. dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ…’ . Nàng đã nói lên thân phận của mình
‘kẻ khó , được nương tự nhà giàu’ ,tình nghĩa vỡ chồng : sum họp chưa thỏa tình chăn gối , chia phôi vì
động việc lửa binh ‘. Nàng nói vậy để chồng hiểu bản chất tốt đẹp của mình tình cảm đơn chiếc và khẳng
định tấm lòng chung thủy trong trắng của mình .Nàng đã hết lòng tìm cách cuu vãn hàn fanws hạnh phúc
gia đình đang có nguy cơ tan vỡ .ở lời nói thứ hai , trong tâm trạng bất đắc dĩ không thê cầm lòng được ,
nàng dã nói lên nối thất vọng khi bị đối xử tàn nhẫn , bị mắng nhiếc .. đánh đuổi đi không có quyền tự bào
vệ .Ngay cả khi có hang xóm bênh vực nàng cũng bị dồn tới chỗ đơn độc . Hạnh phúc ra đình kéo : thú vui
nghi gia nghi thất là niềm khao khát của cả đời nàng đã tan vỡ. Tất cả đã ‘ bình rơi tram gãy , mây tạnh
mưa tan , sen rũ trong ao , liễu tan trước gió …’.Cả nỗi đau khổ chờ chồng đến hóa đá như núi vọng phu
cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa .Lời thoại thứ ba là lời thoại xúc động nhất bên bờ song Hoàng giang .Nàng
không nói ma ‘than ‘ than với trời giãi bày tấm lòng của mình với vũ trụ bao la : kẻ bạc mệnh này… thần
song có linh xin ngài chứng giám ‘ . Tuy giả định hai khả năng về phẩm giá của mình nhưng thực chất vũ
nương khẳng định trước sau khi sống cũng nhu khi chết mình vẫn luôn là một người chân chính một
người vợ đoan trang trung thủy . Đây là hành động quyết liệt bảo vệ danh dư nhân phẩm người phụ nữ
.Hành động có lý trý có sự chuẩn bị ‘tắm gội sạch sẽ’ có lời nguyền rõ ràng rứt khoát. Kể cả khi sống ở
hoàng cung nàng vẫn khao khát đucợ trả danh dự nhân phẩm nên mơi s nhờ phan lang nói với trương
sinh lập dàn giải oan .

Câu nói của nàng với Phan Lang khiến người đọc rưng rưng nước mắt ” … ngựa hồ gấm gió bắc, chim Việt
đậu cành nam, tôi tất phải tìm về có ngày”. Lẽ ra nàng có quyền căm thù nơi trần thế đã đẩy nàng vào cái
chết oan khuất nhưng trái tim nàng không một chút oán hờn, vẫn nhân hậu vị tha, bao dung.

‘Vũ nương đúng la người phụ nữ nết na hiền thúc đảm đang tháo vát hiếu thảo giàu đức hi sinh có lòng tự
trọng cao là hiện thân của những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ việt nam truyền thống . Một người
như thế đáng ra phải được phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn vậy mà đối mặt biết bao oan uổng , đau
đổn rồi phải chết một cách lặng lẽ , bi thương . Nguyễn Du đa xây dựng rõ nết tính chất đặc điểm hơn so với
chuyện cổ tích vợ chàng trường vào các mối quan hệ các tình huống truyện đặc sắc với hoàn cảnh khác
nhau , xây dựng truyện đặc sắc : chi tiết cái bòng vừa thắt nút vừa mở nút cho câu chuyện ,đồng thời sắp xếp
khéo léo tọ ra sự bất ngờ tính hấp dẫn của tình huống và chặt chẽ của câu chuyện , đặc biệt cho cách dùng
từ độc đáophong phú vơi lối văn biến ngẫu và việc sử dụng điển cổ điển tích làm cho câu chuyện cổ kính hơn

Tóm lại, ” chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một áng văn hay- tiêu biểu cho
thể loại truyền kỳ và được người đời đánh giá là ” thiên cổ kỳ bút”. Truyện vừa thể hiện số phận bi
đát của người phụ nữ trong xã hội phong kiến vừa có ý nghĩa cơ ngợi vẻ đẹp của lòng vị tha- tiêu
biển là hình ảnh Vũ Nương, qua câu truyện người đọc càng cảm thấy giá trị cuộc sống của người
phụ nữ trong xã hội ngày nay. Họ đang phấn đấu vươn lên làm chủ cuộc đời, chủ số phận và họ-
những người phụ nữ hiện đại phải được sống bình đẳng, được mọi người tôn trọng như nam giới.p

You might also like