You are on page 1of 24

Lời nói đầu về giao dịch ngoại hối

Kinh doanh ngoại hối là một lĩnh vực kinh doanh mới phát triển mạnh mẽ trên toàn
cầu trong vòng một thập kỷ trở lại đây. Không giống như kinh doanh chứng khoán,
bạn phải cần đủ số tiền mới mua được chứng khoán. Bạn phải mở một tài khoản ở
một sàn cố định, phải chờ khớp lệnh. Bạn chỉ được giao dịch trong thời gian làm
việc quy định ( ví dụ như ở Việt Nam là từ 9h sang đến 14h15 chiều, thời gian từ
T2 đến T6). Nếu bạn đang có một công việc ổn định, sẽ khó để sắp xếp thời giant
ham gia vào thị trường chứng khoán. Đặc biệt bạn sẽ không thể nào biết được các
chiêu của những đại gia trên sàn hay các nhà tạo lập thị trường (Big boss và Make
market). Đó cũng chính là những hạn chế mà thị trường chứng khoán dần mất đi
tính hấp dẫn vốn có của nó. Đối với những nhà đầu tư năng động, họ cần một môi
trường bình đẳng, trung thự hơn để thể hiện khả năng cũng như khát vọng làm giàu
của mình. Thị trường ngoại hối (Foreign exchange market gọi tắt là Forex market)
đã cho họ cơ hội làm được điều đó.

Tài liệu này dành cho bất cứ nhà đầu tư cá nhân nào ( là doanh nhân hay chưa là
doanh nhân) không phân biệt tuổi tác, nhưng dám đương đầu với thử thách, bằng
tài năng và trí tuệ, mang ngoại tệ về cho đất nước. Một khoản thu nhập hấp dẫn,
vượt xa sự tưởng tượng của bạn là phần thưởng cho những ai dám ước mơ và
quyết tâm thực hiện những gì mình muốn.

Giới thiệu thêm về thị trường ngoại hối

Forex là từ viết tắt của cụm từ Foreign exchange: trao đổi ngoại tệ hoặc ngoại hối.
Đây là thị trường tài chính lớn nhất thế giới, với số lượng tiền giao dịch lên đến
1.95 nghìn tỷ USD (năm 2006). Lớn gấp nhiều lần thị trường chứng khoán lớn nhất
thế giới là New York.
Thj trường trao đổi ngoại tệ (Forex) là thị trường tiền tệ trao đổi giữa các ngân
hàng trung ương được bắt đầu từ năm 1971 khi mà chế độ bản vị vàng được thay
đổi, thay vào đó là sự thả nổi các đồng tiền quốc gia.

Forex là một nhóm gồm khoảng 4,500 tổ chức giao dịch tiền tê, các ngân hàng
quốc tê, các ngân hàng trung ương của chính phủ, các công ty thương mai và các
quỹ đầu tư. Việc chi trả cho các hợp đồng xuất nhập khẩu cũng như việc mua bán
tài sản đều phải thông qua thị trường trao đổi ngoại tệ.

Hàng hóa trên thị trường Forex

Vậy hàng hóa trên thị trường Forex là gì? Câu trả lời là Tiền. Giao dịch ngoại hối
là giao dịch mua một số lượng tiền này và bán một số lượng tiền khác trong cùng
một thời điểm. Tiền được giao dịch thông qua người môi giới ( tìm người cần
ngoại tệ này để bán và người có ngoại tệ khác để mua) hoặc trực tiếp qua từng cặp,
ví dụ cặp EUR/USD, USD/JPY.

Một số người sẽ cảm thấy chìu tượng, vì đã mua hoặc bán một loại hàng hóa mà
không thể cầm cũng như không biết tác dụng của nó thế nào? Bạn có thể tưởng
tượng một cách đơn giản như thế này. Giả dụ khi bạn mua 1 USD tức là bạn đã
mua 1 cổ phần của nước Mỹ, qua đó tác động trực tiếp đến tỷ giá của USD, làm
tăng giá trị của đồng USD với các loại tiền khác trên thế giới ( ví dụ như VND).
Qua đó sẽ đẩy giá cả hàng hóa của kinh tế Mỹ lên cao, và nước khác phải mua
hàng của Mỹ với giá cao hơn bình thường.

Khác với thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối, không có một trung tâm
cũng như sơ giao dịch nào cả. Tất cả là thị trường “ liên ngân hàng”, và dự trên
giao dịch điện tử kết nối giữa các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới.
Đối tượng tham gia thị trường Forex

Trong một hai thập kỷ trước, chỉ có những “ gã khổng lồ” mới đủ tiềm lực tham
gia thị trường này được (do giá trị quá lớn). Tại thời điểm đó, để giao dịch với thị
trường này thì bạn phải cần tối thiểu từ 10-50 triệu USD để bắt đầu. Forex ra đời
lúc đầu nhằm đáp ứng nhu cầu của các ngân hàng trung ương, cũng như các công
ty khổng lồ trong ngành tài chính, đó chưa phải là sân chơi của những “ chàng tí
hon”. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của Internet, hệ thống giao dịch trực tuyên, các công
ty giao dịch đã ra đời cho phép mở những tài khoản “ lẻ” cho chúng ta. Hiện nay,
những nhà môi giới được phép phá vỡ những đơn vị giao dịch rộng lớn và cho
phép những giao dịch nhỏ hơn để mua và bán trong những giá trị nhỏ hơn này.

Tôi sẽ chia sẻ với các bạn một yếu tố nữa trong thị trường Forex đó là ảnh hưởng
của Ngân hàng thương mại cũng như Ngân hàng trung ương các nước.

_ Đầu tiên là Ngân hàng trung ương các nước, thông qua thị trường ngoại hối, các
ngân hàng có thể can thiệp vào đồng tiền của chính bản thân nước đó. Kiểm soát
đồng tiền quốc nội một cách chủ động.

_ Ngân hàng thương mại, đóng vai trò quan trọng giúp cho việc trao đổi tiền tệ
trong giao thương dễ dàng hơn. Mặt khác, các ngân hàng thương mại cũng giao
dịch ngoại tê, một thống kê đã chỉ ra rằng lợi nhuận của các ngân hàng thương mại
xuất phát từ thị trường ngoại tệ lên đến 70% trên tổng số lãi của ngân hàng một
năm.

Phương tiện để tham gia thị trường ngoại hối

Từ “ thị trường” là sự hiểu nhầm tên nhẹ nhàng trong mô tả giao dịch Forex. Giao
dịch được thực hiện qua điện thoại và thông qua những máy móc ở hàng trăm vị trí
trên toàn thế giới. Phần lớn giao dịch được thực hiện thông qua hơn 300 ngân hàng
trên toàn cầu, nơi sở hữu các công ty lớn, chính phủ, và chính tài khoản của họ.
Những ngân hàng này tiếp tục cung cấp giá (giá chênh lệch) với nhau và với những
thị trường rộng hơn.

Tất cả những gì bạn cần là một chiếc máy tính, kết nối Internet, và những thông tin
về thị trường.

Đồng tiền nào được giao dịch?

Giao dịch ngoại hối thông qua 7 đồng tiền lớn với sự thanh khoản cực cao của các
đồng tiền đó. Bảy đồng tiền lớn bao gồm: USD, GPB, EUR, JPY, CAD, AUD,
CHF. Ký hiệu các loại tiền gồm 3 chữ cái, trong đó 2 chữ cái đầu là tiên viết tắt
của quốc gia, chữ cái thứ ba là tên đồng tiền giao dịch.

Khi nào thì giao dịch ngoại hối xảy ra?

Thị trường ngoại hối đặc biệt so với các thị trường khác trên toàn thế giới. Nó
được ví như một đại siêu thị, nơi mà mọi người có thể ra vào 24/24h. Và ở một nơi
nào đó trên thế giới, hoạt động giao dịch sẽ diễn ra thông qua việc mua bán ngoại
tệ với ngân hàng, tại bất kỳ múi giờ, bất kể ngày hay đêm. Và chỉ ngừng giao dịch
trong một thời gian ngắn cuối tuần. Bạn có thể giao dịch bất kỳ thời gian nào trong
ngày, tùy thuộc vào thói quen làm việc ban ngày hay ban đểm của bạn.

Tại sao lại giao dịch ngoại hối?

Bạn có thể đặt câu hỏi, tại sao tôi nên giao dịch ngoại hối? Khi mà các kênh đầu tư
khác có thể sinh lời. Vâng, tôi sẽ chỉ ra cho bạn lợi ích của việc giao dịch ngoại
hối.
_ Không phí dịch vụ: Không phí trao đổi, không phí thanh toán. Khi bạn giao dịch
bất cứ một loại hình nào, thì bạn sẽ luôn mất một khoản phí gọi là phí môi giới. Ví
dụ khi bạn mua bán cổ phiếu thì bạn sẽ mất tiền phí môi giới cho công ty chứng
khoán. Khi bạn giao dịch bất động sản, bạn sẽ mất phí giới thiệu cho sàn giao dịch
bất động sản. Nhưng khi bạn tham gia thị trường ngoại hối, những người môi giới
sẽ được trích phí từ chênh lệch mua và bán của bạn.

_ Không qua trung gian đặt lệnh: Do giao dịch ngoại tệ không cần trung gian, tất
cả đều xuất phát trực tiếp từ máy tính của bạn. Cho phép bạn kết nối trực tiếp với
thị trường và được cập nhập thông tin trực tiếp về tỷ giá ngoại tệ.

_ Không bị giới hạn giao dịch: Trong các thị trường khác, hợp đồng giao dịch
được giới hạn tỉ lệ nhất định ( ví dụ hợp đồng quền chọn tương lai đối với vàng là
5000 ounces). Trong Forex, có thể giao dịch với chỉ một tài khoản nhó là 300$.

_ Phí giao dịch thấp: Phí giao dịch các tài khoản nhỏ chỉ khoảng 0.1% với những
điều kiện thường. Tài khoản càng lớn thì phí giao dịch càng thấp.

_ Thời gian giao dịch linh động: thị trường gần như mở cửa 24h/1 ngày. Thời gian
giao dịch từ đêm chủ nhật đến rạng sáng ngày thứ bảy. Có thể nói thị trường Forex
không bao giờ ngủ yên. Đây có thể nói là thuận lợi cho nhiều người chỉ muốn giao
dịch trong thời gian rảnh, mà không muốn mất hàng tiếng đồng hồ làm bạn với
diễn biến thị trường.

_ Một đặc điểm rất quan trọng của thị trường Forex đó là sự chi phối. Như đã giới
thiệu với bạn, thị trường Forex toàn cầu, có giá trị gấp rất nhiều lần so với thị
trường chứng khoán New York ( thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới) do đó
có thể nói rằng, không một ai, một định chế tài chình nào có thể thao túng, cũng
như điều khiển được thị trường. Bên cạnh đó là thanh khoản của thị trường ( khả
năng mua bán ngay lập tức của đồng tiền mà bạn định giao dịch trên thị trường)
luôn đạt mức cực cao, có nghĩa là chỉ cần một cái kích chuột là bạn có thể bán hoặc
mua ngay đồng tiền đó.

_ Thi trường có hai mặt: Tiền trên thị trường luôn được giao dịch theo cặp. Ví dụ:
USD/JPY, mỗi vị trí liên quan đến việc bán đồng tiền này và mua đồng tiền kia.
Nếu bạn tin rằng đồng Yên Nhật ( JPY) sẽ tăng giá so với đồng USD thì bạn sẽ bán
đồng USD và mua đồng Yên Nhật. Và ngược lại nếu người khác tin đồng Yên sẽ
giảm giá thì họ sẽ bán đồng Yên và mua USD. Do đó bạn có thể thu lời được cả
hai phía cả khi lên giá hay xuống giá, đây là đặc điểm nổi trội của thị trường ngoại
hối so với các môi trường đầu tư khác.

_ Tính trung lập: Thay vì cố gắng chọn một chứng khoán, một bất động sản từ
hàng chục, có khi đến hàng trăm nghìn sản phẩm có sẵn trên thị trường. Thì những
người giao dịch Forex chỉ cần quan tâm đến các thông tin tập trung vào một số ít
đồng tiền thông dụng được giao dịch gồm có: USD, JPY, GBP, CAD, AUD, CHF.

Vậy bạn đầu tư như thế nào???

Qua phần giới thiệu từ nãy giờ, bạn sẽ tự hỏi bạn sẽ đầu tư như thế nào. Chúng tôi
khuyên bạn nên thực hành giao dịch trên các tài khoản ảo, được nhà môi giới
cung cấp cho bạn. Bạn có thể yên tâm rằng, giao dịch qua tài khoản ảo, không khác
gì với giao dịch tài khoản bằng tiền thật. Chỉ có một cái khác duy nhất đó là bạn sẽ
chỉ có tiền ảo trong tài khoản để tham gia thử nghiệm thị trường.

Khi bạn đã quen với các bước đặt lệnh, cũng như càm giác về thị trường rồi thì
đừng vội lập những tài khoản lớn. Hãy nhẫn nại với một tài khoản “mini” nho nhỏ.
Tài khoản “mini” được chúng tôi ví như giúp bạn khởi động một cách kỹ càng hơn
trước khi bắt đầu xuống hồ bơi.
Chương 1: Các loại biểu đồ

Để bước đầu làm quen với thị trường ngoại hối, chúng tôi xin giới thiệu với các
bạn 3 loại biểu đồ sẽ đồng hành cùng các bạn trong suốt quá trình bạn tham gia vào
kênh đầu tư này.

* Biểu đồ đường kẻ đơn

Một biểu đồ đường kẻ đơn nối từ điểm giá đóng tới một điểm giá đóng kế tiếp. Khi
kết hợp thành một đường kẻ đơn, chúng ta có thể nhìn thấy quá trình biến đổi giá
tổng quan theo thời gian của một cặp tiền tệ. Ví dụ như hình trên là giá của
EUR/USD.

* Biểu đồ thanh
Một biểu đồ thanh cũng hiện thị các giá đóng cửa, trong khi đó cũng đồng thời
phản ánh giá mở cửa, cũng như giá thấp nhất và cao nhất. Gốc của thanh giao dịch
chỉ giá thấp nhất tại thời điểm đó, ngọn của thanh giao dịch chỉ giá cao nhất tại thời
điểm đó. Nhánh nằm ngang bên trái là giá mở cửa của giao dịch và thanh nằm
ngang bên phải là giá đóng cửa của phiên giao dịch đó.

Ghi chú: Một thanh là một khoảng thời gian, có thể là 1 ngày, 1 tuần, 1 giờ….

*Biểu đồ giá đỡ

Biểu đồ giá đỡ cũng hiển thị cùng thông tin với biểu đồ thanh, nhưng theo một
dạng đồ họa đẹp hơn. Tuy nhiên trong biểu đồ giá đỡ, một hình chữ nhật ở giữa
khoảng giá mở cửa và giá đóng cửa. Theo thông tục, nếu hình chữ nhật được lấp
đầy thì giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa.

Như ví dụ trên, hình chữ nhật được lấp đầy bằng màu đen. Đối với hình chữ nhật
đen, đỉnh hình chữ nhật là giá mở cửa và đáy là giá đóng cửa. Ngược lại là hình
chữ nhật trắng, với giá mở cửa là đáy của hình chữ nhật và giá đóng cửa là đỉnh
hình chữ nhật

Mục đích của biểu đồ giá đỡ hoàn toàn giúp cho việc quan sát, bởi vì thông tin hiện
thị luôn được phản ánh rõ rằng trên đồ thị giá đỡ. Ưu điểm của giá đỡ:
1. Các giá đỡ dễ hiểu và thuận tiện với người mới bắt đầu để tính toán phân
tích đồ thị.
2. Dễ sử dụng, mắt bạn sẽ thích ứng nhanh chóng với các thông tin trong ký
hiệu.
3. Các giá đỡ và các mẫu giá đỡ luôn luôn có tên dễ nhớ.
4. Điểm quan trọng đó là giá đỡ sẽ giúp xác định được xu hướng, cũng như sự
điều chỉnh của thị trường.

Chương 2: Giao dịch với biểu đồ giá đỡ

Chúng ta đã nói qua về biểu đồ giá đỡ trong chương trước, bây giờ chúng ta sẽ đi
sâu hơn và bàn luận thêm về biểu đồ giá đỡ.

1.1Giới thiệu về lịch sử giá đỡ

Cách đây khoảng 200 năm, người Nhật đã sử dụng phân tích kỹ thuật trong việc
giao dịch hàng hóa, đặc biệt là giao dịch trong ngành gạo. Với việc phát minh ra
biểu đồ giá đỡ (hay còn gọi là nến Nhật), đã giúp ích cho những nhà đầu tư có thể
xác định được giá cao, thấp của hàng hóa trong một thời gian. Bên cạnh dùng biểu
đồ giá đỡ, thì việc kết hợp với các công cụ phân tích kỹ thuật khác đã hình thành
nên một phương pháp phân tích ưu việt cho ngành giao dịch hàng hóa.

Các giá đỡ được hình thành bằng cách sử dụng giá mở, đóng cửa. Giá cao/thấp
ngay trong phiên giao dịch.

Nếu giá đóng cửa lớn hơn giá đóng cửa thì ta có một giá đỡ với thân màu trắng.
Nếu giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa thì ta có giá một giá đỡ với thân màu đen.
Hình trên mà một giá đỡ điển hình. Giá cao trong phiên được đánh dấu bằng bóng
trên của giá đỡ và giá thấp được đánh dấu bằng bóng dưới của giá đỡ.

1.2 Sơ lược về thân và bóng của giá đỡ.

Bạn đã nắm được sơ qua về biểu đồ giá đỡ, đến đây chúng tôi xin chia sẻ với bạn
về ý nghĩa tương quan của thân giá đỡ với bóng trên và dưới của biểu đồ giá đỡ.
Chúng tôi xin phép được gọi biểu đồ giá đỡ theo một cách thông dụng hiện nay là
nến Nhật cho tiên việc trình bày ở phía dưới.

_ Ý nghĩa của thân nến


 Thân nến dài chỉ áp lực mua hoặc bán mạnh hơn. Ngược lại thì thân nến
ngăn chỉ sự ít biến động của giá hơn, bên cạnh đó nó còn phản ánh sự lưỡng
lự của người mua và người bán trong phiên giao dịch.
 Các nến trắng và dài hiển thị áp lực mua mạnh đang đa diễn ra. Như đã nói ở
trên, với việc một hình nến trắng mang hàm ý giá đóng cửa đang lớn hơn giá
mở cửa, thì một nến trắng dài có thể hiểu người mua đang chống lại người
bán.
 Ngược lại với cây nến trắng dài là cây nến đen dài. Nó ám chỉ người bán
đang chiếm ưu thế. Giá đóng cửa hiện tại đang thấp hơn giá mở cửa của
phiên.

_ Ý nghĩa của bóng nến. Bóng trên và bóng dưới của nến Nhật có thể cung cấp
thông tin giá trị về phiên giao dịch. Bóng trên mô tả phiên giao dịch cao và bóng
dưới là phiên giao dịch thấp.

 Nến với bóng ngắn chỉ ra rằng phần lớn hoạt động giao dịch được giới hạn ở
gần giá mở cửa và đóng cửa.
 Nến với bóng dài chỉ ra hoạt động giao dịch được mở rộng hơn so với giá
mở và giá đóng.
 Bóng nến trên dài đi kèm với bóng nến dưới ngắn, mang một hàm ý, người
mua sẵn sàng mua với giá cao và đẩy giá lên cao so với giá mở cửa. Tuy
nhiên khi kết thúc phiên giao dịch thì người bán đã đẩy giá xuống làm giá
đóng cửa yếu và tạo bóng trên dài.
 Ngược lại là trường hợp bóng dưới dài, bóng trên ngắn. Người bán chiếm ưu
thế, và luôn đẩy giá bán xuống thấp. Cuối phiên, người mua đặt giá cao hơn
nên tạo ra giá đóng cửa cao, hình thành bóng dưới dài.

1.3 Một vài mẫu hình đồ thị cơ bản.


Như đã giới thiệu ở phần trước, biểu đồ hình nến Nhận mang lại rất nhiều lợi ích.
Để cho tiện sử dụng, người Nhật đã đặt tên cho các mẫu hình theo các cách gọi
đơn giản, thuận tiện cho việc nhớ các mẫu hình đó. Chúng tôi xin giới thiệu với các
bạn một vài mẫu hình cơ bản dễ nhận biết trong đồ thị nến của người Nhật.

Trên đây từ trái qua phải là mẫu hình Doji, Marubozu, Spinning top, Hammer,
Hangging man, Shooting star, Inverted Hammer. Chúng ta sẽ trao đổi về ý nghĩa
của các mẫu hình nến ngay sau đây.

_ Doji: là mẫu nến có giá mở cửa và giá đóng cửa xấp xỉ nhau. Mẫu Doji tạo ra để
biểu thị sự giằng co của nhà đầu tư. Giá biến đổi trên và dưới giá mở cửa trong
suốt kỳ giao dịch, nhưng đóng tại hoặc xấp xỉ bằng nhau.

_ Marubozu: theo người Nhật nghĩa là không có bóng trên thân. Giá thấp và cao
được mô tả bở giá mở và giá đóng. Với một Marubozu trắng thì nó mang hàm ý
người mua điều khiển hoạt động giao dịch từ lúc đầu tiên đến lúc cuối cùng giao
dịch. Nó trở thành phần đầu tiên của chu kỳ tăng giá kéo dài của một chu kỳ.
Ngược lại với Marubozu trắng là Marubozu đen. Nó mang hàm ý người bán điều
khiển hoạt động giao dịch từ lúc mở cửa. Nó trở thành phần đầu tiên của chu kỳ
giảm giá kéo dài của một chu kỳ.

_ Spinning top: Mẫu nến có bóng trên dài và bóng dưới dài đi kèm với thân nến
nhỏ. Mẫu nến này cũng tương tự với mẫu Doji. Nó ám chỉ sự giằng co giữa người
mua và người bán trong phiên giao dịch.
_ Hammer và Hangging Man: Đây là hai mẫu hình nến trông khá giống nhau về
hình thức, nhưng do thời điểm xuất hiện khác nhau nên sẽ mang một ý nghĩa khác
nhau. Khi trong một chu kỳ giảm giá, xuất hiện một Hammer như trong hình trên
thì nó mang hàm nghĩa báo hiệu một sự đảo chiều sắp xảy ra. Ngược lại khi một
chu kỳ tăng giá, sự xuất hiện của Hangging Mang báo hiểu sắp có sự đảo chiều ở
đỉnh, xu thế tăng sắp sửa kết thúc.

_ Shooting star và Inverted Hammer: Hai mẫu nến này cũng có ý nghĩa như
Hangging Man và Hammer. Khi mà trong chu kỳ tăng giá, một Shooting star xuất
hiện sẽ báo hiệu một sự thay đổi xu hướng. Và Inverted Hammer cũng như vậy,
một chu kỳ giảm giá kéo dài, sự xuất hiện của Inverted Hammer báo hiệu một sự
tăng giá trở lại.

Chương 3: Một vài công cụ phân tích thị trường

Trong chương trước, chúng tôi đã giới thiệu với bạn một vài mô hình nến dễ nhận
biết. Ở chương này, chúng tôi xin giới thiệu với bạn một vài công cụ dùng để phân
tích khi tham gia thị trường. Có thể nói các công cụ phân tích sẽ là kim chỉ nam
giúp cho bạn thành công trên thị trường ngoại hối.

3.1 Bollinger Bands – Dải Bollinger

Được John Bollinger phát triển, Bollinger Bands là một công cụ cho phép người sử
dụng so sánh độ bất ổn định và các mức giá liên quan theo một khoảng thời gian.
Công cụ này bao gồm 03 đường được thiết kế để bao quanh phần lớn hoạt động
của giá.

1. Một đường trung bình ở giữa


2. Một đường bên trên (SMA cộng 2 standard deviations)
3. Một đường bên dưới (SMA trừ 2 standard deviations)

Standard deviation là một đơn vị đo lường thống kê cung cấp sự đánh giá độ bất ổn
định của đồ thị giá. Sử dụng standard deviation đảm bảo các đường bollinger sẽ
đáp ứng nhanh với các biến động giá và phản hồi độ bất ổn định cao hay thấp. Giá
tăng hoặc giảm đột ngột sẽ tạo thành dãy băng rộng.

Sử dụng

Ngoài việc xác định quan hệ giữa các mức giá và độ bất ổn định, đường Bollinger
Bands có thể kết hợp với biến động giá và các công cụ khác để đưa ra tín hiệu và
dự báo các biến động quan trọng.

Đường giá xuống dải Bollinger dưới: tín hiệu mua được hình thành khi đường
giá xuống và chạm dải Bollinger dưới thì khả năng bật lên lại của đường giá sẽ có
thể xuất hiện.
Đường giá lên dải Bollinger trên: tín hiệu bán được hình thành khi đường giá lên
và chạm dải Bollinger trên thì khả năng bật xuống lại của đường giá sẽ có thể xuất
hiện.

Double tín hiệu mua : một tín hiệu Double Bottom Buy được tạo thành khi giá
vượt qua đường bollinger dưới và nằm bên trên đường bollinger dưới sau khi tạo
tiếp mức giá thấp tiếp theo. Mức giá thấp có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với mức
giá thấp trước đó. Điều quan trọng là mức thấp thứ hai phải nằm trên đường
bollinger dưới. Giá chuyển sang xu hướng lên được xác định khi giá di chuyển lên
trên đường bollinger giữa.

Double tín hiệu bán : Một tín hiệu Double Top Sell được tạo thành khi giá vượt
qua đường bollinger trên và đỉnh của đợt tăng giá kế tiếp không vượt qua được
đường bollinger trên. Giá chuyển sang xu hướng xuống được xác định khi giá di
chuyển xuống bên dưới đường bollinger giữa.

Việc thay đổi giá đột ngột có thể xảy ra sau khi dãy bollinger thu hẹp lại và sự bất
ổn định thấp. Trong ví dụ này, đường bollinger không đưa ra bất kỳ tín hiệu nào về
xu hướng của giá trong thời gian tới. Xu hướng phải được xác định bằng cách sử
dụng các công cụ phân tích kỹ thuật khác. Nhiều cổ phiếu chuyển sang biến động
mạnh sau một khoảng thời gian biến động ít. Việc sử dụng đường bollinger có thể
xác định mức độ biến động dễ dàng bằng quan sát đồ thị. Dãy băng hẹp cho biết thị
trường ít biến động và dãy băng rộng cho biết thị trường biến động mạnh. Độ biến
động có thể quan trọng với những người chơi “options” bởi vì giá của “options” sẽ
rẻ hơn khi độ biến động thấp.

Dải Bollinger thu hẹp: dãy băng bollinger thu hẹp trước khi có biến động mạnh

Kết luận
Mặc dù đường Bollinger có thể giúp tạo các tín hiệu mua và bán, nhưng đường
bollinger không được thiết kế để xác định xu hướng trong tương lai. Đường
Bollinger được thiết kế để bổ sung cho việc phân tích kỹ thuật và các công cụ
khác. Bản thân đường Bollinger đáp ứng 02 chức năng chính :

 Xác định các khoảng thời gian độ biến động cao hoặc thấp
 Xác định các khoảng thời gian giá đang ở mức kháng cự hay hỗ trợ.

Như đã đề cập ở trên, giá cổ phiếu có thể chuyển đổi qua lại giữa biến động mạnh
và biến động thấp. Đường Bollinger có thể xác định khoảng thời gian biến động ít
do đó có thể đáp ứng vai trò một công cụ cảnh báo động thái của giá cổ phiếu.
Trong phân tích kỹ thuật, kết hợp cùng các công cụ khác, đường bollinger có thể
giúp xác định chiều của một biến động mạnh.

Hãy nhớ rằng tín hiệu mua và bán không được đưa ra khi giá chạm đường
bollinger trên và dưới. Các mức này chỉ cho biết giá đang ở mức cao hoặc thấp trên
một nền tảng tương đối.

3.2 Chỉ số sức mạnh tương đối RSI – Relative Strength Index

Chỉ số RSI dùng để đo sức mạnh hoặc độ yếu tương đối của một loại chứng khoán
khi nó tự so sánh với chính nó trong một khoảng thời gian nhất định (thường dùng
là 14 ngày). RSI là một công cụ đo dao động (oscillator) có biên trên và biên dưới
dao động 0-100 (Phần dưới cùng của biểu đồ trên: RSI – 14 ngày). Đường trung
bình nằm giữa màu xám 50. Biểu đồ RSI có các đường chính đáng chú ý sau:

Đường 50 ở giữa, là một dấu hiệu nhận biết chứng khoán sắp tăng giá hay giảm
giá. Nếu đường RSI tăng vượt qua đường này, đó là dấu hiệu giá của loại chứng
khoán đó có kỳ vọng tăng giá (Bullish). Ngược lại, nếu đường RSI giảm xuống
dưới đường này, đó là dấu hiệu giá của loại chứng khoán đó có kỳ vọng giảm giá
(Bearish).

Ở đây ta nhấn mạnh là kỳ vọng vì biểu đồ thể hiện quá khứ của cổ phiếu. Khi xác
lập xu thế mới sẽ làm cho các nhà đầu tư tin tưởng tăng (hoặc giảm).

Đường 70 phía trên được coi là ngưỡng lỗ mua (overbought) nghĩa là đã mua lỗ
quá nhiều so với mức cân bằng của thị trường. Khi đó, nhà đầu tư sẽ bán bớt ra để
trở về mức cân bằng làm cho giá giảm xuống). Thường khi đường RSI rớt xuống
dưới ngưỡng 70, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó sắp giảm.

Đường 30 ở dưới được coi là ngưỡng lỗ bán (oversold) nghĩa là lượng bán ra quá
nhiều làm giá giảm xuống thấp hơn so với giá cân bằng. Nhà đàu tư sẽ mua thêm
để đẩy giá lên). Thường khi đường RSI từ dưới lên và vượt ngưỡng 30, đó là dấu
hiệu giá chứng khoán đó sắp tăng.
Nguyên tắc mở giao dịch : BUY khi đường RSI cắt xuống dưới 30, hình thành
đáy và sau đó quay lên cắt qua 30. Ngược lại, SELL khi đường RSI cắt lên trên 70,
tạo thành đỉnh và sau đó quay xuống cắt qua 70.

Ưu điểm : RSI là một công cụ rất tốt để dựa vào đó bạn có thể xác nhận tín hiệu
mở giao dịch của bất kỳ hệ thống giao dịch đơn giản hay phức tạp. RSI cho bạn tín
hiệu mở giao dịch tốt nhưng cơ hội giao dịch không thường xuyên.

3.3 Chỉ số biến động chênh lệch hội tụ trung bình – MACD

MACD là chỉ báo thị trường rất phổ biến khi sử dụng công cụ phân tích kỹ thuật.
Nó được cấu thành bởi 3 thành phần chính.
 1. Đường MACD: EMA (12): Đường trung bình giá trong 12 phiên gần nhất
Trừ EMA (26): Đường trung bình giá trong 26 phiên gần nhất
 2. Đường tín hiệu MACD: là đường EMA (9) của đường MACD
 3. Đường biểu đồ MACD: là MACD trừ đi đường tín hiệu MACD

Chỉ báo MACD là công cụ rất có hiệu quả và nhiều tác dụng. Có 3 cách chính khi
sử dụng chỉ báo MACD:

- Sự giao cắt của đường trung bình giá.


- Biểu đồ MACD
- Sự phân kỳ của MACD

MACD và sự giao cắt của đường trung bình giá (MA)

Phương pháp sử dụng đầu tiên này là sự nghiên cứu hiện tượng giao cắt của các
đường trung bình giá.
- Khi đường trung bình ngắn hạn EMA (12) cắt và nằm trên đường trung bình dài
hạn EMA (26), điều này tương đương với đường MACD cắt và nằm trên đường
zero.

- Khi đường trung bình ngắn hạn EMA (12) cắt và nằm phía dưới đường trung
bình dài hạn EMA (26), điều này tương đương với MACD cắt và nằm phía dưới
đường zero.

Tín hiệu mua: Tín hiệu mua xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía trên
đường zero.

Tín hiệu bán: Khi MACD cắt và nằm phía dưới đường zero thì tín hiệu bán xuất
hiện

Những tín hiệu cảnh báo này thường xuất hiện rất trễ. Nếu sử dụng sự giao cắt của
đường tín hiệu và đường MACD thì tín hiệu mua bán sẽ xuất hiện sớm và nhanh
hơn.

Tín hiệu mua: Xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía trên đường tín hiệu
của MACD.

Tín hiệu bán: xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía dưới đường tín hiệu
của MACD.

MACD và sự giao cắt của các đường trung bình là một trong những cách sử dụng
kỹ thuật chỉ báo MACD. Sử dụng biểu đồ MACD và sự phân kỳ của MACD là 2
phương pháp quan trọng để đưa ra những cảnh báo đảo chiều.

Chương 4: Giao dịch sử dụng đã khung thời gian.


4.1 Tôi nên giao dịch với khung thời gian nào?

Một trong những nguyên nhân chính những người giao dịch không thực hiện tốt
như họ có thể là bởi vì họ thường giao dịch với khung thời gian không phù hợp với
tính cách của họ.

Những người giao dịch muốn học cách làm giàu nhanh chóng vì vậy họ sẽ bắt đầu
giao dịch với các khung thời gian nhỏ như đồ thị 1 phút hoặc 5 phút. Sau đó họ
nản chí khi giao dịch bởi vì khung thời gian không phù hợp với tính cách của họ.

OK, vậy thì bạn sẽ hỏi cái gì là khung thời gian phù hợp với bạn? Nếu bạn đã chú ý
đến, nó dựa vào tính cách của bạn. Bạn phải cảm thấy thoải mái với khung thời
gian bạn giao dịch.

Bạn sẽ luôn luôn cảm thấy một vài áp lực hoặc cảm giác nản chí khi bạn thực hiện
một giao dịch bởi vì bị đồng tiền thật cuốn hút vào. Nhưng bạn không nên cảm
thấy đó là nguyên nhân của áp lực bởi vì những gì đang xảy ra quá nhanh đến nỗi
bạn rất khó khăn để đưa ra quyết định hoặc quá chậm đến nỗi bạn cảm thấy nản.

Khi tôi bắt đầu giao dịch, tôi không thể cố định với một khung thời gian. Tôi bắt
đầu với đồ thị 15 phút. Sau đó đồ thị 5 phút. Sau đó tôi thử qua đồ thị 1 giờ, 4 giờ
và đồ thị ngày.

Cuối cùng, sau một thời gian dài không trung thành với khung thời gian, tôi cảm
thấy giao dịch thoải mái nhất với đồ thị 1 giờ. Khung thời gian này dài hơn, nhưng
không quá dài lắm, và các tín hiệu giao dịch không nhiều nhưng không quá ít.
Mặt khác, tôi có một người bạn không bao giờ giao dịch trong khung thời gian 1
giờ. Nó thì quá chậm đối với anh ta và anh ta nghĩ rằng anh ta sẽ thối rữa và chết
trước khi có thể giao dịch. Anh ta thích giao dịch với đồ thị 10 phút hơn. Nó vẫn
đủ thời gian cho anh ta đưa ra quyết định dựa trên kế hoạch giao dịch của mình.

Một người bạn thân khác của tôi không thể hiểu làm thế nào tôi có thể giao dịch
với đồ thị 1 giờ bởi vì anh ta nghĩ rằng nó quá nhanh. Anh ta chỉ giao dịch theo đồ
thị ngày, tuần và tháng. Tên anh ta là Warren Buffet. Bạn có lẽ cũng biết anh ta.

Khung thời gian giao dịch thường được phân thành 03 loại :
1. Long-term - Dài hạn
2. Short-term or swing - Ngắn hạn
3. Intraday or day-trading – Trong ngày
Cái nào tốt hơn? Điều này phụ thuộc vào cá tính của bạn! Hãy để tôi đưa cho bạn
một bảng phân tích thống kê của
03 loại để giúp bạn chọn lựa khung thời gian của riêng mình :
4.2 Bạn phải quyết định khung thời gian nào phù hợp cho bạn.

Bạn cũng phải quan tâm lượng vốn bạn có để giao dịch. Các khung thời gian ngắn
hơn cho phép bạn sử dụng margin (vốn dự trữ) tốt hơn và có giới hạn lỗ sát hơn.
Khung thời gian dài hơn đòi hỏi tài khoản lớn hơn vì bạn có thể phải chịu đựng
các đợt biến động thị trường mà không để bị margin call (đóng giao dịch khi
không còn vốn dự trữ)

Khi bạn đã quyết định khung thời gian ưa thích của mình là lúc bạn bắt đầu xem
đa khung thời gian hỗ trợ bạn phân tích thị trường. Đến đây bạn có thể hiểu qua
về thị trường giao dịch với đa khung thời gian. Chúng tôi xin gửi đến bạn kinh
nghiệm rút ra từ chính bản thân của chúng tôi khi giao dịch đa khung thời gian.

Trước hết bạn phải xác định khung thời gian phù hợp với bạn. Khi xác định được
khung thời gian ưu thích của bạn rồi, thì hãy đến với khung thời gian cao hơn. Như
thế bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về thị trường. Sau đó bạn quay trở lại khung
thời gian ưu thích của bạn, từ đó đưa ra quyết định giao dịch.

Việc sử dụng đa khung thời gian sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề mâu thuẫn của
đồ thị với công cụ phân tích kỹ thuật. Đây là một điều cực kỳ quan trọng trong
phân tích thị trường. Tôi xin lấy ví dụ, theo như đồ thị thời gian 30p, bạn nhận thấy
các công cụ phân tích đang có xu hướng tốt, nhưng không hiểu sao thị trường lại đi
xuống. Bạn cảm thấy khó hiểu? Vâng, vậy thì bạn hãy chuyển sang khung thời
gian lớn hơn, khi đó bạn sẽ thấy thị trường đang cho xu thế giảm. Do đó thị trường
vẫn tuân theo xu thế đó, mặc dù các công cụ phân tích cho ta một tín hiệu mua.

You might also like