You are on page 1of 11

LÝ THUYẾT XÁC SUẤT THỐNG KÊ VÀ CƯỜNG ĐỘ CHỊU NÉN CỦA BÊ

TÔNG THEO ACI 318M-11

STATISTICAL PROBABILITY THEORY AND COMPRESSIVE STRENGTH OF


CONCRETE ACCORDING TO ACI 318M-11
TS. Đào Sỹ Đán

Bộ môn Kết cấu – Khoa Công trình – Đại học Giao thông vận tải

Tóm tắt

Cường độ chịu nén là thông số quan trọng nhất của bê tông. Do vậy, việc hiểu rõ những quy định
về cách xác định các thông số cường độ chịu nén của bê tông là rất cần thiết trong cả nghiên cứu
và thực hành. Theo Tiêu chuẩn thiết kế cầu hiện hành 22 TCN 272-05, cường độ chịu nén quy định
của bê tông (𝑓𝑐′ ) là thông số quan trọng nhất để đánh giá và phân loại bê tông và nó phải được chỉ
rõ cho từng cấu kiện trong hồ sơ thiết kế hay tài liệu hợp đồng. Cường độ chịu nén của bê tông là
một thông số ngẫu nhiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn vật liệu đầu vào, quá trình bảo
dưỡng và phương pháp thí nghiệm. Vì vậy, cường độ chịu nén quy định của bê tông phải được xác
định dựa trên cơ sở của lý thuyết xác suất thống kê. Mục tiêu của bài báo này là trình bày những cơ
sở lý thuyết và giải thích một cách rõ ràng những quy định hay hướng dẫn cách xác định và đánh
giá các thông số cường độ chịu nén của bê tông theo ACI 318M-11. Phần đầu của bài báo sẽ giới
thiệu về hệ thống tiêu chuẩn Mỹ có liên quan đến Kết cấu bê tông và Kết cấu thép. Đây là những
tiêu chuẩn có liên quan đến những quy định hay hướng dẫn cách xác định các thông số cường độ
chịu nén của bê tông theo ACI 318M-11 cũng như 22 TCN 272-05. Những phần tiếp theo của bài
báo sẽ đi sâu vào trình bày những kiến thức của lý thuyết xác suất thống kê có liên quan và giải
thích một cách rõ ràng những quy định hay hướng dẫn của ACI 318M-11, để từ đó đưa ra những
kết luận quan trọng cho việc thực hành đúng ở Việt Nam.

Những từ khóa: cường độ chịu nén, bê tông, thí nghiệm nén dọc trục, xác suất yêu cầu, hệ số
biến động

Abstract

Compressive strength is the most important parameter of concrete. Therefore, thoroughly


understanding specifications of determining parameters of compressive strength of concrete is very
necessary in both research and practice. According to the present bridge design specification 22
TCN-272-05, specified compressive strength of concrete (𝑓𝑐′ ) is the most essential parameter to
assess and classify concrete, and it has to be specify for each member in the design documents or
contract documents. The compressive strength of concrete is a random parameter, depended on
many factors, such as material source, curing and test method. Thus, the specified compressive
strength of concrete has to be calculated on basis of statistical probability theory. The objective of
this paper is to present theory bases and clearly explain specifications or guide for determining
compressive strength parameters of concrete according to ACI 318M-11. The first part of this study
will describe the American standards system that relates to concrete structures and steel structures.
These are the standards relating to specifications or guide of determining compressive strength
parameters of concrete according to ACI 318M-11 as well as 22 TCN 272-05. The next parts of the
paper will obviously express the relative knowledge of statistical probability theory and clearly

1
explain specifications or guide of ACI 318M-11, and then give valuable conclusions for practising
in Vietnam.

Keywords: compressive strength, concrete, uniaxial compression test, required probability,


coefficient of variation.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cường độ chịu nén của bê tông là thông số quan trọng nhất để đánh giá chất lượng và phân loại bê
tông. Theo Tiêu chuẩn thiết kế cầu hiện hành 22 TCN 272-05, cường độ chịu nén quy định của bê
tông phải được chỉ rõ cho từng cấu kiện bê tông hay bê tông cốt thép trong hồ sơ thiết kế hay tài
liệu hợp đồng. Cường độ chịu nén quy định của bê tông (fc′ ) là một thông số được xác định dựa trên
cơ sở của lý thuyết xác suất thông kê. Có nhiều nghiên cứu đã quy định hay hướng dẫn cách xác
định và đánh giá thông số này, như các nghiên cứu của Nguyễn (2003), ACI 214R (2002, 2011),
ACI 318M (2005, 2008, 2011), Phan và đồng nghiệp (2006), Lê (2008), Nguyễn (2012) và Đào
(2015). Tuy nhiên những nghiên cứu trên là chưa đầy đủ và rõ ràng cho việc thực hành ở Việt Nam
hoặc chỉ được xuất bản bằng tiếng Anh. Mục tiêu của bài báo này là giới thiệu về hệ thống tiêu
chuẩn Mỹ có liên quan đến Kết cấu bê tông và Kết cấu thép và trình bày những kiến thức về xác
suất thống kê có liên quan đến việc xác định các thông số cường độ chịu nén của bê tông theo ACI
318M-11. Những kết quả của bài báo này được mong ước là sẽ giúp ích cho những kỹ sư cũng như
những nhà nghiên cứu trong việc xác định các thông số cường độ chịu nén của bê tông, để từ đó có
thể thực hành và chế tạo được những kết cấu bê tông cốt thép theo đúng yêu cầu của hồ sơ thiết kế
ở Việt Nam.

2. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN MỸ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT CẤU BÊ
TÔNG VÀ KẾT CẤU THÉP

Tiêu chuẩn thiết kế cầu hiện hành 22 TCN 272-05 thực chất là Tiêu chuẩn thiết kế cầu AASHTO
LRFD-98 của Mỹ, có điều chỉnh một số nội dung rất nhỏ cho phù hợp với điều kiện Việt Nam, như
các vấn đề về tải trọng gió, động đất, khí hậu và xe ô tô thiết kế. Việc tính toán thiết kế Kết cấu bê
tông và Kết cấu thép được quy định cụ thể trong Phần 5 và Phần 6 tương ứng của tiêu chuẩn này.
Do vậy, để hiểu rõ hơn về các quy định của Tiêu chuẩn 22 TCN 272-05 cho Kết cấu bê tông và Kết
cấu thép, việc hiểu biết về hệ thống tiêu chuẩn Mỹ là rất quan trọng. Phần này sẽ giới thiệu tóm tắt
về hệ thống tiêu chuẩn Mỹ có liên quan đến việc tính toán, thiết kế và thực hành về Kết cấu bê tông
và Kết cấu thép theo 22 TCN 272-05.

Trước hết, Tiêu chuẩn thiết kế cầu AASHTO LRFD-98 có tên gọi đầy đủ theo tiếng Anh là
“AASHTO LRFD Bridge Design Specifications, SI Units, Second Edition, 1998”, nghĩa là Tiêu
chuẩn thiết kế cầu theo LRFD của AASHTO, hệ đơn vị SI, xuất bản lần thứ 2, 1998. AASHTO là
cụm từ được viết tắt của cụm từ tiếng Anh là “American Association of State Highway and
Transportation Officials”, nghĩa là Hiệp hội các quan chức vận tải và đường quốc gia Mỹ. LRFD là
cụm từ được viết tắt của cụm từ tiếng Anh là “Load and Resistance Factor Design”, nghĩa là thiết kế
theo hệ số tải trọng và sức kháng. Đây là một trong những phương pháp thiết kế mới và tiên tiến
nhất hiện nay. Phương pháp thiết kế này có xét tới sự thay đổi của tải trọng cũng như sức kháng của
kết cấu trong thực tế. Nó dựa trên những kết quả thống kê về sự thay đổi thực tế của tải trọng cũng
như sức kháng của kết cấu và những kết quả đánh giá về sự thay đổi đó theo lý thuyết xác suất.

2
Phần 5 của Tiêu chuẩn 22 TCN 272-05, phần quy định về Kết cấu bê tông, dựa trên cơ sở
những quy định hay những báo cáo của ACI. ACI là cụm từ được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh là
“American Concrete Institute”, nghĩa là Viện bê tông Hoa Kỳ. Viện này có nhiều ủy ban
(Committee) và các ủy ban này lại có nhiều ủy ban nhỏ (Subcommittee). Ví dụ như Ủy ban 300
(Committee 300) là ủy ban về thiết kế và xây dựng (Design and Construction) và Ủy ban nhỏ 318
(Subcommittee 318) là một ủy ban nhỏ của Ủy ban 300. Ủy ban nhỏ 318 là ủy ban về những yêu
cầu hay tiêu chuẩn về kết cấu nhà bê tông (Structural Concrete Building Code). Những báo cáo của
ủy ban nhỏ này thường được ký hiệu như sau: ACI 318-08, ACI 318M-08, ACI 318R-08, ACI
318M-11, ACI 318M-14 và ACI 318RM-14. Trong các ký hiệu này, chữ “M” nghĩa là tiêu chuẩn
được ban hành theo hệ đơn vị SI, chữ “R” nghĩa là những bình luận (giải thích) hay những hướng
dẫn của ACI (Commentary hay Guide), chữ “08”, “11” hay “14” là chỉ năm xuất bản của tiêu chuẩn
hay báo cáo. Như vậy, nhìn vào một ký hiệu của tiêu chuẩn ACI, chúng ta có thể biết được tên ủy
ban nhỏ của tiêu chuẩn (hay biết được tiêu chuẩn quy định về cái gì), hệ đơn vị sử dụng của tiêu
chuẩn, năm xuất bản của tiêu chuẩn, và có hay không có phần giải thích hay bình luận của tiêu
chuẩn. Cũng cần chú ý rằng, thông thường một tiêu chuẩn ACI không có chữ “M” thường được ban
hành theo hệ đơn vị Mỹ (Customary US Units) hoặc theo cả hai hệ đơn vị (US Units và SI Units).
Một ủy ban nhỏ khác của ACI nói về cách đánh giá những kết quả của những thí nghiệm được sử
dụng để xác định cường độ bê tông, đó là Ủy ban nhỏ 214. Một vài báo cáo của ủy ban nhỏ này đã
được ban hành như ACI 214R-02, ACI 214R-11.

Phần 6 của Tiêu chuẩn 22 TCN 272-05, phần quy định về Kết cấu thép, dựa trên những quy
định hay những báo cáo của ANSI, AISC và AWS. Đây là những ký hiệu của những tổ chức được
viết tắt từ những cụm từ tiếng Anh là “American National Standards Institute”, “American Institute
of Steel Construction” và “American Welding Society”, tương ứng, nghĩa là Viện những tiêu chuẩn
quốc gia Mỹ, Viện thép xây dựng Mỹ và Hiệp hội hàn Mỹ, tương ứng. Trong một số trường hợp,
những báo cáo của AISC cũng được sử dụng cho những báo cáo của ANSI. Cho ví dụ, ANSI/AISC
360-10 là tiêu chuẩn số 360, năm 2010 của AISC cũng như ANSI. Tiêu chuẩn này có tên tiếng Anh
là “Specification for Structural Steel Buildings”, nghĩa là Tiêu chuẩn cho những tòa nhà kết cấu
thép. Một báo cáo khác của AISC là Sổ tay thép xây dựng, xuất bản lần thứ 14, với tên tiếng Anh là
“Steel Construction Manual, American Institute of Steel Construction, Fourteenth Edition”, và một
báo cáo khác với tên tiếng Anh là “Structural Welding Code – Steel, American Welding Society,
2015”, nghĩa là Tiêu chuẩn hàn kết cấu – Thép, Hiệp hội hàn Hoa Kỳ, 2015.

Cả hai phần Kết cấu bê tông và Kết cấu thép đều liên quan đến những tiêu chuẩn của
ASTM. ASTM là cụm từ được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh là “American Society for Testing and
Materials”, nghĩa là Hiệp hội Mỹ về Thí nghiệm và Vật liệu. Hiệp hội này cũng có nhiều ủy ban,
ban hành các tiêu chuẩn khác nhau, như Ủy ban A01 là về thép, thép không rỉ và những hợp kim
liên quan, với tên tiếng Anh là “Steel, Stainless and Related Alloys”; Ủy ban C01 là về xi măng, với
tên tiếng Anh là “Cement” và Ủy ban C09 là về bê tông và những cốt liệu bê tông, với tên tiếng Anh
là “Concrete and Concrete Aggregates”. Một số tiêu chuẩn của ASTM thường dùng có liên quan
đến Kết cấu bê tông và Kết cấu thép là: (1) ASTM A615/A615M-16 là Tiêu chuẩn cho cốt thép
thanh Các bon tròn trơn và có gờ cho bê tông cốt thép, 2016, với tên tiếng Anh là “Standard
Specification for Deformed and Plain Carbon-Steel Bars for Concrete Reinforcement, 2016”; (2)
ASTM A416/A416M-16 là Tiêu chuẩn cho tao thép bảy sợi, độ tự chùng thấp cho bê tông ứng suất
trước, với tên tiếng Anh là “Standard Specification for Low-Relaxation, Seven-Wire Stand for
Prestressed Concrete, 2016”; (3) ASTM C31/C31M-15 là Thực hành chuẩn cho việc trộn và bảo

3
dưỡng những mẫu thí nghiệm bê tông ngoài hiện trường, 2015, với tên tiếng Anh là “Standard
Practice for Making and Curing Concrete Test Specimens in the Field, 2015”; (4) ASTM
C39/C39M-16 là Phương pháp thí nghiệm chuẩn cho cường độ chịu nén của những mẫu bê tông
hình trụ, 2016, với tên tiếng Anh là “Standard Test Method for Compressive Strength of Cylindrical
Concrete Specimens, 2016”; (5) ASTM A709/709M-16 là Tiêu chuẩn về thép kết cấu cho các công
trình cầu, 2016, với tên tiếng Anh là “Standard Specification for Structural Steel for Bridges, 2016”;
(6) ASTM A325/A325M-14 là Tiêu chuẩn cho những bu lông kết cấu thép đã được xử lý nhiệt với
cường độ chịu kéo tối thiểu là 830 MPa, 2014, với tên tiếng Anh là “Standard specification for
Structural Bolts, Steel, Heat Treated 830 MPa Minimum Tensile Strength, 2014”; (7) ASTM
A36/A36M-14 là Tiêu chuẩn cho thép kết cấu Các bon, 2014, với tên tiếng Anh là “Standard
Specification for Carbon Structural Steel, 2014”.

3. LÝ THUYẾT XÁC SUẤT THỐNG KÊ VÀ CƯỜNG ĐỘ CHỊU NÉN CỦA BÊ TÔNG

Làm nhiều thí nghiệm giống nhau để xác định cường độ của một loại bê tông của một dự án nào đó.
Kết quả cho thấy, cường độ bê tông xác định được thường phân phối theo luật phân phối chuẩn
(normal distribution) hay phân phối Gauss (Gaussian distribution), có dạng như Hình 1. Luật phân
phối này còn được gọi là phân phối hình quả chuông. Luật phân phối chuẩn của một giá trị nào đó
có hai thông số đặc trưng, đó là:
f(x)
TÇn suÊt

68,269%

Ph©n phèi chuÈn


(𝑥−𝜇)2
1 −
𝑓(𝑥) = 𝜎√2𝜋 𝑒 2𝜎2

(Hàm mật độ xác suất)

x
0
− µ−σ µ µ+σ C­êng ®é (MPa) +
8

Hình 1. Phân phối chuẩn cho kết quả thí nghiệm cường độ bê tông

Giá trị trung bình µ (mean) được định nghĩa theo Công thức (1).
∑𝑛
𝑖=1 𝑥𝑖
𝜇 = 𝑥̅ = (1)
𝑛

Phương sai σ2 (variance) hay độ lệch chuẩn σ (standard deviation) được định nghĩa theo
Công thức (2).
∑𝑛
𝑖=1(𝑥𝑖 −𝑥̅ )
2
𝜎2 = (2)
𝑛−1

Trong đó:

n = số kết quả thí nghiệm, thường được quy định ≥ 30 để đảm bảo độ chính xác;
4
xi = giá trị của kết quả thí nghiệm thứ i.

Phân phối chuẩn có một số tính chất sau:

+ Giá trị của hàm mật độ xác suất là đối xứng với nhau qua giá trị trung bình (µ);

+ 68,27% diện tích dưới đường cong là nằm trong khoảng (µ-σ; µ+σ);

+ 95,45% diện tích dưới đường cong là nằm trong khoảng (µ-2σ; µ+2σ);

+ 99,73% diện tích dưới đường cong là nằm trong khoảng (µ-3σ; µ+3σ);

+ 99,99% diện tích dưới đường cong là nằm trong khoảng (µ-4σ; µ+4σ).

Nếu một giá trị x nào đó tuân theo luật phân phối chuẩn (normal distribution) thì hàm mật
độ xác suất f(x) (probability density function) của nó có dạng theo Công thức (3) dưới đây. Hàm
này có đặc điểm là giá trị của nó là không âm và tích phân của hàm này trên toàn miền của x (-∞,
+∞) bằng 1.
(𝑥−𝜇)2
1 −
𝑓(𝑥) = 𝜎√2𝜋 𝑒 2𝜎2 (3)

𝑥−𝜇
Khi đó giá trị 𝑍 = 𝜎
cũng tuân theo phân phối chuẩn, nhưng với hai thông số đặc trưng µ
= 0 và σ = 1. Phân phối chuẩn của giá trị Z được gọi là phân phối chuẩn chuẩn hóa (standard
normal distribution). Hàm mật độ xác suất của nó có dạng đơn giản theo Công thức (4) dưới đây.
𝑍2
1 −
𝑓(𝑍) = 𝑒 2 (4)
√2𝜋

Dựa vào hàm mật độ xác suất (3) & (4), chúng ta có thể tính được xác suất xảy của giá trị x
hay Z trong một khoảng nào đó, như Bảng 1 dưới đây.

5
Bảng 1. Bảng tra phân phối chuẩn chuẩn hóa (Standard Normal Distribution)

f(Z)
S = P(0 < Z < Z0)

S
Z
0 Z0
Z0 0 0.01 0.02 0.03 0.04 0.05 0.06 0.07 0.08 0.09
0.0 0.0000 0.0040 0.0080 0.0120 0.0160 0.0199 0.0239 0.0279 0.0319 0.0359
0.1 0.0398 0.0438 0.0478 0.0517 0.0557 0.0596 0.0636 0.0675 0.0714 0.0753
0.2 0.0793 0.0832 0.0871 0.0910 0.0948 0.0987 0.1026 0.1064 0.1103 0.1141
0.3 0.1179 0.1217 0.1255 0.1293 0.1331 0.1368 0.1406 0.1443 0.1480 0.1517
0.4 0.1554 0.1591 0.1628 0.1664 0.1700 0.1736 0.1772 0.1808 0.1844 0.1879
0.5 0.1915 0.1950 0.1985 0.2019 0.2054 0.2088 0.2123 0.2157 0.2190 0.2224
0.6 0.2257 0.2291 0.2324 0.2357 0.2389 0.2422 0.2454 0.2486 0.2517 0.2549
0.7 0.2580 0.2611 0.2642 0.2673 0.2704 0.2734 0.2764 0.2794 0.2823 0.2852
0.8 0.2881 0.2910 0.2939 0.2967 0.2995 0.3023 0.3051 0.3078 0.3106 0.3133
0.9 0.3159 0.3186 0.3212 0.3238 0.3264 0.3289 0.3315 0.3340 0.3365 0.3389

1.0 0.3413 0.3438 0.3461 0.3485 0.3508 0.3531 0.3554 0.3577 0.3599 0.3621
1.1 0.3643 0.3665 0.3686 0.3708 0.3729 0.3749 0.3770 0.3790 0.3810 0.3830
1.2 0.3849 0.3869 0.3888 0.3907 0.3925 0.3944 0.3962 0.3980 0.3997 0.4015
1.3 0.4032 0.4049 0.4066 0.4082 0.4099 0.4115 0.4131 0.4147 0.4162 0.4177
1.4 0.4192 0.4207 0.4222 0.4236 0.4251 0.4265 0.4279 0.4292 0.4306 0.4319
1.5 0.4332 0.4345 0.4357 0.4370 0.4382 0.4394 0.4406 0.4418 0.4429 0.4441
1.6 0.4452 0.4463 0.4474 0.4484 0.4495 0.4505 0.4515 0.4525 0.4535 0.4545
1.7 0.4554 0.4564 0.4573 0.4582 0.4591 0.4599 0.4608 0.4616 0.4625 0.4633
1.8 0.4641 0.4649 0.4656 0.4664 0.4671 0.4678 0.4686 0.4693 0.4699 0.4706
1.9 0.4713 0.4719 0.4726 0.4732 0.4738 0.4744 0.4750 0.4756 0.4761 0.4767

2.0 0.4772 0.4778 0.4783 0.4788 0.4793 0.4798 0.4803 0.4808 0.4812 0.4817
2.1 0.4821 0.4826 0.4830 0.4834 0.4838 0.4842 0.4846 0.4850 0.4854 0.4857
2.2 0.4861 0.4864 0.4868 0.4871 0.4875 0.4878 0.4881 0.4884 0.4887 0.4890
2.3 0.4893 0.4896 0.4898 0.4901 0.4904 0.4906 0.4909 0.4911 0.4913 0.4916
2.4 0.4918 0.4920 0.4922 0.4925 0.4927 0.4929 0.4931 0.4932 0.4934 0.4936
2.5 0.4938 0.4940 0.4941 0.4943 0.4945 0.4946 0.4948 0.4949 0.4951 0.4952
2.6 0.4953 0.4955 0.4956 0.4957 0.4959 0.4960 0.4961 0.4962 0.4963 0.4964
2.7 0.4965 0.4966 0.4967 0.4968 0.4969 0.4970 0.4971 0.4972 0.4973 0.4974
2.8 0.4974 0.4975 0.4976 0.4977 0.4977 0.4978 0.4979 0.4979 0.4980 0.4981
2.9 0.4981 0.4982 0.4982 0.4983 0.4984 0.4984 0.4985 0.4985 0.4986 0.4986
3.0 0.4987 0.4987 0.4987 0.4988 0.4988 0.4989 0.4989 0.4989 0.4990 0.4990

Từ Bảng 1, ta thấy khi Z0 = 1,64 thì S = 0,4495 ≈ 45%. Theo các tính chất của phân phối
chuẩn, ta có thể vẽ được Hình 2 dưới đây.

6
f(Z)

S = 45% S = 45%

S = 5% S = 5%
Z

− -1,64 0 1,64 +
8

8
Hình 2. Xác suất phân bố của các vùng khác nhau khi Z0 = 1,64

Từ Hình 2, ta thấy xác suất để 𝑍 > −1,64 hay 𝑆′ = 𝑃 (𝑍 > −1,64) = 45% + 45% +
5% = 95%. Làm tương tự với các giá trị Z0 khác nhau, chúng ta có thể lập được bảng xác suất để
𝑍 > −𝑍0 hay bảng 𝑆′ = 𝑃 (𝑍 > −𝑍0 ) như Bảng 2 dưới đây. Bảng 2 này là tương tự như Bảng
5.4 trong ACI 214R-11.

Bảng 2. Bảng xác suất với các giá trị 𝑍0 khác nhau

S' = P(Z > -Z0)


STT Z0
(%)
1 0,52 70,00
2 0,67 75,00
3 0,84 80,00
4 1,00 84,14
5 1,04 85,00
6 1,28 90,00
7 1,34 90,99
8 1,64 95,00
9 1,65 94,95
10 1,96 97,50
11 2,00 97,73
12 2,33 99,00
13 2,58 99,50
14 3,00 99,87

Với một phân phối chuẩn của giá trị x, ví dụ như các giá trị cường độ bê tông được xác định
từ các thí nghiệm giống nhau của cùng một loại bê tông của một dự án nào đó, thì xác suất để
𝑥−𝜇
𝑍= 𝜎
> −1,64 ⇔ 𝑥 > 𝜇 − 1,64𝜎 = 𝑥̅ − 1,64𝜎 (5)

là 95%. Một cách tổng quát, chúng ta có thể nói rằng, xác suất để Z > −Z0 là tương đương với xác
suất để:
𝜎
𝑥 > 𝑥̅ − 𝑍0 𝜎 = 𝑥̅ �1 − 𝑍0 𝑥̅ � = 𝑥̅ (1 − 𝑍0 𝜈) (6)

7
Trong đó:
σ
ν= x�
là hệ số biến động hay hệ số phương sai (coefficient of variation). Hệ số này thể hiện
mức độ đồng đều của các kết quả thí nghiệm hay trình độ kỹ thuật công nghệ của các đơn vị thi
công. Cùng một giá trị trung bình 𝑥̅ nhưng 𝜎 càng lớn thì 𝜈 càng lớn hay trình độ công nghệ càng
kém, như được minh họa trong Hình 3 dưới đây. Ta thấy rằng, 𝜈 càng lớn thì sự phân tán của các
kết quả thí nghiệm quanh giá trị trung bình càng lớn hay mức độ đồng nhất của bê tông càng kém.

f(x)

ν = 0,1 = 10%

ν = 0,15 = 15%

ν = 0,2 = 20%

− µ +
8

8
Hình 3. Các phân phối chuẩn cho những hệ số biến động khác nhau

Theo Ủy ban khôi phục các dự án lớn của Mỹ, có khoảng 10% số dự án có 𝜈 ≤ 10% và có
khoảng 10% số dự án có 𝜈 ≥ 20%. Theo Phan và đồng nghiệp (2006), với công nghệ ổn định và có
sự kiểm tra chặt chẽ về thành phần hỗn hợp bê tông đầu vào, chúng ta có thể lấy 𝜈 = 0,135. Với
điều kiện thi công bình thường, chúng ta có thể lấy 𝜈 = 0,15 = 15%.

Theo ACI 318M-11, cường độ chịu nén quy định của bê tông (specified compressive
strength of concrete), 𝑓𝑐′ , MPa, là cường độ được xác định theo xác suất đảm bảo trên 91% kết quả
thí nghiệm lớn hơn nó, từ thí nghiệm nén dọc trục tiêu chuẩn trên mẫu hình trụ tròn kích thước (d x
h) = (150 mm x 300 mm), ở 28 ngày tuổi và được bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn. Việc chuẩn
bị và bảo dưỡng mẫu thí nghiệm được quy định cụ thể trong ASTM C31/C31M-15. Phương pháp
thí nghiệm bao gồm các quy định về dụng cụ thí nghiệm, sai số về kích thước mẫu, những thủ tục
thí nghiệm và việc tính toán cũng như báo cáo kết quả thí nghiệm được quy định trong ASTM
C39/C39M-16. Cho ví dụ, theo ASTM C31/C31M-15, việc bảo dưỡng mẫu bê tông thí nghiệm
được chia thành hai giai đoạn là bảo dưỡng ban đầu và bảo dưỡng cuối cùng. Việc bảo dưỡng ban
đầu được thực hiện trong 48 giờ, kể từ ngay sau khi kết thúc quá trình đúc mẫu, ở nhiệt độ từ 16
đến 270C, trong một môi trường ngăn chặn sự mất độ ẩm từ mẫu (việc giữ độ ẩm cho mẫu có thể
bằng một hoặc nhiều cách như sau: (1) nhúng ngay mẫu sau khi đúc trong dung dịch nước bão hòa
Ca(OH)2; (2) lưu giữ mẫu trong các hộp hoặc kết cấu được làm bằng gỗ phù hợp; (3) đặt mẫu trong
những hố cát ẩm ướt; (4) che đậy bằng các lắp nhựa có thể tháo rời được; (5) đặt bên trong những
túi bằng nhựa hoặc (6) che phủ bằng những tấm nhựa hoặc những bản không thấm nước nếu những
quy định được thực hiện để tránh làm khô mẫu và những bao tải ướt được sử dụng ở bên trong lớp
bọc ngoài, nhưng những bao tải này được ngăn chặn tiếp xúc với những bề mặt bê tông). Việc bảo
dưỡng cuối cùng được thực hiện sau khi hoàn thành việc bảo dưỡng ban đầu và trong vòng 30 phút
sau khi dỡ khuôn đúc. Những mẫu cần bảo dưỡng được đặt trong trong nước tự do sao cho luôn

8
ngập tất cả các bề mặt của mẫu và ở nhiệt độ là 23 ± 20C. Trong vòng 3 giờ ngay trước khi thí
nghiệm, mẫu cần được để trong không khí ở nhiệt độ từ 20 đến 300C. Theo ASTM C39/C39M, tải
trọng dọc trục tác dụng lên mẫu nên được tăng dần với một mức tăng biến dạng mẫu tương ứng với
tốc độ tăng ứng suất trên mẫu là 0,25 ± 0,05 MPa/s.

Theo Công thức (6), cường độ chịu nén trung bình của các kết quả thí nghiệm, 𝑓�𝑐′ , phải thỏa
mãn Công thức (7) dưới đây.

𝑓�𝑐′ > 𝑓𝑐′ + 𝑍0 𝜎 (7)

Từ Công thức (7), ta thấy cường độ chịu nén trung bình nhỏ nhất cần đạt được của các kết
quả thí nghiệm là 𝑓𝑐′ + 𝑍0 𝜎. Theo ACI 318M-11, giá trị này được gọi là cường độ chịu nén trung
bình yêu cầu (required average compressive strength), ký hiệu là 𝑓𝑐𝑟′ . Vậy, 𝑓𝑐𝑟′ được xác định theo
Công thức (8) dưới đây. Với các giá trị xác suất đảm bảo khác, chúng ta cũng có thể xác định được
trị số 𝑓𝑐𝑟′ theo những giá trị 𝑍0 khác tương ứng trong Bảng 2.

𝑓𝑐𝑟′ = 𝑓𝑐′ + 𝑍0 𝜎 (8)

Với xác suất đảm bảo 91%, tra Bảng 1, ta có Z0 = 1,34. Điều này là phù hợp với Điều 5.3.2,
ACI 318M-11. Theo quy định của điều này, cường độ chịu nén trung bình yêu cầu được xác định
theo Công thức (9) bên dưới.

𝑓𝑐𝑟′ = 𝑓𝑐′ + 1,34𝜎 (9)

Cường độ chịu nén trung bình yêu cầu của bê tông, 𝑓𝑐𝑟′ , được sử dụng làm cơ sở cho việc
tính toán lựa chọn hay thiết kế thành phần hỗn hợp bê tông trên cơ sở cường độ chịu nén quy định
của bê tông, 𝑓𝑐′ , đã được chỉ rõ trong hồ sơ thiết kế hay tài liệu hợp đồng. Với xác suất đảm bảo
khác nhau như Bảng 2, chúng ta cũng có thể xác định được trị số 𝑓𝑐𝑟′ theo những giá trị 𝑍0 khác
nhau tương ứng trong Bảng 2.

4. KẾT LUẬN

Những kết luận sau đây có thể được rút ra từ nghiên cứu này:

1) Các tiêu chuẩn Mỹ về Kết cấu bê tông và Kết cấu thép thường được ban hành bởi các Viện
nghiên cứu hoặc các Hiệp hội có liên quan. Các tiêu chuẩn này thường được cập nhật hàng
năm cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ có liên quan.
2) Tiêu chuẩn Mỹ thường được ký hiệu rất rõ ràng. Từ các ký hiệu này, chúng ta có thể biết
được tên của tổ chức ban hành, chủ để được ban hành, hệ đơn vị được sử dụng và năm xuất
bản.
3) Cường độ chịu nén của bê tông cho mỗi cấu kiện của một dự án nào đó trong thực tế thường
phân phối theo luật phân phối chuẩn. Tùy thuộc vào trình độ công nghệ thi công của nhà
thầu, hệ số biến động có thể khác nhau. Với những nhà thầu có trình độ công nghệ sản xuất
bình thường thì hệ số biến động có thể lấy bằng 0,15 hay 15%. Với hệ số biến động này,
chúng ta có thể sơ bộ xác định được cường độ chịu nén trung bình yêu cầu hay cường độ
chịu nén trung bình tối thiểu của bê tông cho mỗi cấu kiện của một dự án nào đó.
4) Cường độ chịu nén trung bình yêu cầu hay cường độ chịu nén trung bình nhỏ nhất cho mỗi
cấu kiện của một dự án nào đó tùy thuộc vào giá trị của xác suất đảm bảo cho cường độ chịu

9
nén quy định của bê tông, và về tổng quát, nó được xác định theo Công thức (8). Trị số
cường độ này là cơ sở cho việc tính toán lựa chọn hay thiết kế thành phần hỗn hợp bê tông.
5) Xác suất đảm bảo cho cường độ chịu nén quy định của bê tông theo ACI 318M-11 hay 22
TCN 272-05 là 91%. Với xác suất đảm bảo này, cường độ chịu nén trung bình yêu cầu cho
mỗi cấu kiện của một dự án nào đó có thể được xác định theo Công thức (9).

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. 22 TCN 272-05 (2005), Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272-05, Nhà xuất bản Giao thông
Vận Tải, Việt Nam.

2. AASHTO LRFD-98 (1998), AASHTO LRFD Bridge Design Specifications, SI Units,


Second Edition, American Association of State Highway and Transportation Officials, USA.

3. ACI 214R-02 (2002), Evaluation of Strength Test Results of Concrete, American Concrete
Institute, USA.

4. ACI 214R-11 (2011), Guide to Evaluation of Strength Test Results of Concrete, American
Concrete Institute, USA.

5. ACI 318M-05 (2005), Building Code Requirements for Structural Concrete and
Commentary, American Concrete Institute, USA.

6. ACI 318M-08 (2008), Building Code Requirements for Structural Concrete and
Commentary, American Concrete Institute, USA.

7. ACI 318M-11 (2011), Building Code Requirements for Structural Concrete and
Commentary, American Concrete Institute, USA.

8. ACI 318RM-14 (2014), Building Code Requirements for Structural Concrete and
Commentary, American Concrete Institute, USA.

9. ANSI/AISC 360-10 (2010), Specification for Structural Steel Buildings, American Institute
of Steel Construction, USA.

10. ASTM A325/A325M-14 (2014), Standard specification for Structural Bolts, Steel, Heat
Treated 830 MPa Minimum Tensile Strength, American Society for Testing and Materials,
USA.

11. ASTM A36/A36M-14 (2014), Standard Specification for Carbon Structural Steel, American
Society for Testing and Materials, USA.

12. ASTM A416/A416M-16 (2016), Standard Specification for Low-Relaxation, Seven-Wire


Stand for Prestressed Concrete, American Society for Testing and Materials, USA.

13. ASTM A615/A615M-16 (2016), Standard Specification for Deformed and Plain Carbon-
Steel Bars for Concrete Reinforcement, American Society for Testing and Materials, USA.

10
14. ASTM A709/A709M-16 (2016), Standard Specification for Structural Steel for Bridges,
American Society for Testing and Materials, USA.

15. ASTM C31/C31M-15 (2015), Standard Practice for Making and Curing Concrete Test
Specimens in the Field, American Society for Testing and Materials, USA.

16. ASTM C39/C39M-16 (2016), Standard Test Method for Compressive Strength of
Cylindrical Concrete Specimen, American Society for Testing and Materials, USA.

17. Đào Văn Dinh (2015), Bài giảng Kết cấu bê tông cốt thép theo 22 TCN 272-05, Đại học
Giao thông Vận tải, Việt Nam.

18. Lê Minh Long (2008), Một số vấn đề về cường độ bê tông, Tạp chí Khoa học Công nghệ
Xây dựng, Tháng 1/2008.

19. Nguyễn Đại Minh (2012), Đánh giá cường độ bê tông theo cấp độ bền và mác bê tông, Tạp
chí Khoa học Công nghệ Xây dựng, Tháng 1/2012.

20. Nguyễn Viết Trung (2003), Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép hiện đại theo tiêu chuẩn ACI,
Nhà Xuất bản Giao thông Vận tải, Việt Nam.

21. Phan Quang Minh, Ngô Thế Phong và Nguyễn Đình Cống (2006), Kết cấu bê tông cốt thép
– Phần cấu kiện cơ bản, Nhà Xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Việt Nam.

11

You might also like