You are on page 1of 9

PHẦN MỞ ĐẦU

A. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI


Quan niệm nhỏ hẹp về kiến trúc, coi kiến trúc chỉ là nhà cửa, lăng mộ, cung điện,
đền miếu đã được sửa chữa từ lâu về mặt lý luận, song trong thực tế, những
công trình nghiên cứu kiến trúc cổ đại lại như chứng tỏ rằng đối tượng nghiên
cứu chính vẫn không vượt những công trình kiến trúc tôn giáo, cung điện và lăng
mộ.

Thành lũy, một bộ phận quan trọng trong nền kiến trúc của bất kỳ dân tộc nào, ở
góc độ nào đó lại là thành phần cực kỳ quan trọng, bởi vì trong xã hội có giai cấp,
đỉnh cao của trình độ kỹ thuật mỗi thời thường trước hết được ứng dụng vào lĩnh
vực quân sự - không thể nào vắng mặt trong nội dung nghiên cứu kiến trúc cổ
đại.

Ở Việt Nam, những di tích kiến trúc quân sự có rất nhiều trên mọi miền đất
nước,…rừng núi, đồng bằng, biên giới, hải đảo. Kể từ khi xuất hiện, trong lịch sử
nước ta hầu như không thời nào không có.

Công trình kiến trúc quân sự gồm nhiều loại hình khác nhau : đô thành, thành
tỉnh, thành phủ, thành huyện, đồn báo , lũy phòng ngự, những khu căn cứ,…
Người ta có thể thấy những tòa thành mang tính chất trung tâm quân sự, chính
trị, kinh tế và văn hóa. Người ta cũng không khó khăn trong việc tìm những tòa
thành mang thuần túy tính chất một trung tâm quân sự.

Về mặt kiến trúc, những công trình quân sư cổ Việt Nam gồm đủ dáng hình:
hình vuông, hình chữ nhật, hình đa giác đều, hình tròn hoặc gần tròn, đặc biệt là
những công trình không có hình dáng hình học mà thuận theo địa hình tự nhiên
để xây dựng, rồi được đặt tên theo hình dáng đó, ví dụ như Loa thành mang
hình dáng xoáy vỏ ốc, thành Nguyệt mang hình dáng mặt trăng khuyết,…

Vật liệu xây dựng phong phú, sẵn có ngay tại địa phương. Công trình có thể
dưa vào tình hình nguyên vật liệu từng địa phương mà lập đồ án thiết kế. Ở
miền núi đá, người ta có thể sử dụng những phiến đá xanh có gọt đẽo hoặc
không. Ở miền trung du, người ta sử dụng loại đá ong không kém phần vững
chắc và đã được thử thách liệt hạng trong lịch sử kiến trúc Việt Nam. Ở miền
đồng bằng, người ta nung gạch xây thành. Thông thường thì ở mọi khu vực
người ta đào ngay đất đắp tường thành, chỗ đất bị đào men quanh theo tường
thành tạo nên hào ngoài, một bộ phận cực kỳ quan trọng trong cấu trúc của một
tòa thành.
Ở Việt Nam, có không ít những tòa thành được xây dựng bằng cách nối những
đồi núi thiên nhiên lại mà nên. Xây dựng cách này công sức tốn ít mà mức độ
bền vững và hiểm trở của công trình lại rất cao.

Một loại tường thành rất độc đáo, rất Việt Nam nữa là loại tường thành lũy tre.
Những hàng tre lâu năm đã ấm bụi, đầy gai góc, còn kiên cố hơn nhiều lần
những tường thành xây đắp, kể cả tường đá. Có kém chăng chỉ ở chỗ không
mang lại được dáng uy nghiêm đáng sợ của một tòa thành xây đắp, không dựng
được những lầu canh trên mặt tường thành và không tiện cho việc quân lính đi
tuần tra canh gác quanh thành.

Thư tịch còn ghi là thành, những tường bao chắc chắn quanh khu lăng nhà vua,
ví như thành Triệu Tường xây năm 1835 là thành bao ngoài khu Nguyên miếu,
nơi thờ Nguyễn Kim. Thành này cũng có hào ngoài, lại còn xây thêm pháo đài
Vân Tụ ở trên núi cao, có biền binh canh giữ.

Kỹ thuật kiến trúc quân sự đương thời rõ ràng có thể nghiên cứu được qua
thành Triệu Tường, dù tự thân thành không phải là một căn cứ quân sự thực thụ.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa chính trị của chuyên đề kiến trúc quân sự Việt Nam
sẽ nói lên rất rõ nét khi chúng ta nhìn lại tình hình nghiên cứu xưa nay về vấn đề
này.

Tư liệu thư tịch chữ Hán về thành cổ không ít, song rất sơ sài và nhiều khi lại
sai lầm. Đặc biệt là nó không thể cung cấp được cho chúng ta những bản vẽ mặt
bằng, mặt cắt một cách khoa học. Tư liệu điền dã khảo cổ học rõ ràng có giá trị
lớn bổ sung, đính chính và xác minh những tư liệu thư tịch chữ Hán.

Do chiến tranh, do yêu cầu của việc phát triển kinh tế, nhiều công trình kiến trúc
quân sự đã và sẽ bị phá hủy. Số lượng các di tích kiến trúc quân sự bị phá hủy
tăng lên hàng năm, thậm chí hàng tháng. Do vậy chỉ riêng việc ghi chép lại một
cách đầy đủ và khoa học vị trí địa lý, cấu trúc, số đo, hình ảnh và một số dị vật
tìm thấy trong phạm vi di tích đã là một công việc có ý nghĩa khoa học lớn đòi hỏi
nhiều công sức, chưa kể tới việc nghiên cứu sâu về chúng.

Tư liệu về thành cổ là một bộ phận không thể thiếu trong việc nghiên cứu lịch sử
kiến trúc cổ đại. Cho tới nay, ở nước ta có rất ít công trình nghiên cứu về lịch sử
kiến trúc cổ đại, vì vậy quá trình giảng dạy môn Lịch sử kiến trúc Việt Nam ở các
trường như Đại học Kiến trúc, Xây dựng v.v… gặp rất nhiều khó khăn.
Quan niệm sai lầm rằng: ‘’Nghệ thuật Việt Nam là sự sao chép vụng về của
nghệ thuật Trung Quốc’’ đã một thời thịnh hành trong giới nghiên cứu nước
ngoài. Năm 1954, học giả người Pháp L. Bơdatxie đã có suy nghĩ tiến bộ hơn:
‘’Sai lầm nghiêm trọng này sẽ biến mất chừng nào người ta quan sát cẩn thận
một chút những di tích lịch sử của xứ Bắc Kỳ’’

Do vậy việc tìm hiểu đầy đủ tính độc đáo của nền kiến trúc Việt Nam vẫn phải
đợi những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam.

Tài năng thiết kế (chọn địa hình, dựng đồ án) kỹ thuật thi công ( đắp tường,
ghép đá, xây gạch, cuốn cửa, dựng vọng lâu, đào hào ngoài, xây cầu hào ngoại
v.v…nghệ thuật trang trí ( điêu khắc đá, nung gạch hoa, làm ngói men v.v…) đều
có thể thấy trước hết trong các di tích thành cổ, cho dù chưa thấy ở những di
tích kiến trúc khác.

Lịch sử dân tộc Việt Nam suốt mấy ngàn năm là lịch sử dựng nước đi đôi với
giữ nước. Lịch sử khoa học quân sự chiếm vị trí cực kỳ quan trọng trong lịch sử
dân tộc nói chung. Cần phải nói thêm rằng hoàn cảnh một nước nhỏ bé như Việt
Nam phải luôn luôn chống chọi với họa xâm lăng của kẻ thù rất lớn mạnh- đế
quốc Trung Hoa – đã tạo nên những nét độc đáo trong lịch sử khoa học quân sự
của dân tộc mà dấu ấn quan trọng đã biểu hiện trong các công trình kiến trúc
quân sự cùng với cách sử dụng các công trình đó.

Trình độ kỹ thuật quân sự các thời, tư tưởng chiến thuật chiến lược của ông cha
ta trong chiến tranh giữ nước được phản ánh trong các công trình quân sự. Việc
lợi dụng triệt để đia hình, địa vật tự nhiên là sự sáng tạo của ông cha ta trong
việc xây thành đắp lũy.

Vấn đề chiến tranh nhân dân cũng được phản ánh một cách khách quan trong
các tư liệu về thành lũy ở Việt Nam.

Hình như có một điều mâu thuẫn, ông cha ta là những người rất giỏi xây thành
đắp lũy nhưng cũng lại là những người không lấy những công trình đó của mình
làm chỗ dựa trong những cuộc chiến tranh giữ nước.

Di tích kiến trúc quân sự của cổ Việt Nam rất phong phú về cả số lượng lẫn
ngoại hình, lại có những nét riêng về đặc điểm và tác dụng đối với lịch sự chiến
tranh giữ nước của dân tộc. Việc thu thập tương đối đầy đủ những tư liệu về loại
di tích này không thể làm trong thời gian ngắn và không thể dựa vào công sức
của một số người.
Khi có dữ liệu rồi, việc giải mã những ẩn số quanh một tòa thành có khi rất khó
khăn, việc nghiên cứu rút ra được quy luật phát triển chung của lịch sử xây dựng
các công trình kiến trúc quân sự cùng với đường lối chỉ đạo chiến tranh của ông
cha ta thuở trước lại càng vô cùng khó khăn.

Nội dung của vấn đề không thể khuôn trong một đề tài, không thể chứa đựng
trong một chương trình nghiên cứu.

Thật vậy người trước đã viết không ít những tập sách, những bài báo về nhiều
tòa thành. Có công trình chỉ nghiên cứu về một tòa thành mà đã tốn tới vài trang
giấy mực. Năm 1972, Phan Thuận An đệ trình một luận văn cao học ''Phòng
thành Huế '' chỉ nghiên cứu về vòng thành ngoài cùng, một trong ba vòng thành
của đô thành Huế đã viết 209 Trang mà vẫn không dám có tham vọng là đã biết
hết tất cả những gì cần biết và nói hết mọi điều đáng nói.

Việt Nam là một nước có nhiều dân tộc anh em. Ngoài dân tộc Việt Nam, những
dân tộc khác cũng có xây thành, đắp lũy. Trong công trình này chúng tôi chỉ chọn
một số tòa thành hoặc có tính chất điển hình về cấu trúc hoặc có liên quan nhiều
tới việc chống giặc ngoại xâm. Những tòa thành đã được chọn lại chủ yếu là do
người Việt đắp. Điều này không có nghĩa là chúng tôi đánh đồng khái niệm Việt
Nam và người Việt.

B. MỘT VÀI THUẬT NGỮ CẦN ĐƯỢC THỐNG NHẤT


Người ta có thể có ý kiến về một số thành ngữ có liên quan tới loại di tích Thành
Cổ, bởi vì cho đến nay chưa có một hội nghị nào bàn bạc để thống nhất.

Chúng tôi đề cập tới một vài thuật ngữ dưới đây tất nhiên chỉ là một vài trong
tất cả những thuật ngữ hay gặp nhất và cũng dễ lẫn lộn ý nghĩa nhất, cốt để
mình định trong phạm vi công trình của mình chứ không mang ý nghĩa tranh luận
với bất kỳ tác giả nào hoặc hiệu định bất cứ tài liệu sách vở nào.

Trước hết là danh từ ‘’ Thành’’:

Trong mọi tài liệu chữ Hán, chữ ‘’thành’’ mang 2 hàm ý: hoặc chỉ dùng để chỉ
chung lỵ sở có thành phòng vệ, nếu là quốc gia thì có ý chỉ kinh đô ví như Thăng
Long thành, kinh thành, thành thị,… hoặc chỉ để dùng chỉ công trình quân sự
được xây đắp theo dáng 1 tường vây bao kín xung quanh 1 trung tâm.
Vấn đề sẽ còn phức tạp hơn nếu ta phân tích nhiều ví dụ ở nhiều tư liệu sách
vở khác nhau đã thấy xưa nay.

Danh từ ‘’Đô thành’’, ‘’Kinh thành’’ cho dù có chữ “thành” nhưng ở rất nhiều nơi
đều mang ý nghĩa là kinh đô, thủ đô của nhà nước.

Nhưng trong 1 số tài liệu, danh từ này lại được mang ý nghĩa là 1 công trình
quân sự. Các bộ sử triều Nguyễn như ‘’ Đại Nam thực lực’’, “Đại Nam hội điển
sử lệ “, ”Đại Nam nhất thống trí’’ đều gọi kinh thành là thành xây ở kinh đô , là
vòng thành ngoài cùng xây ở Huế.

Nếu chỉ bàn về một ý nghĩa là công trình quân sự, những danh từ này cũng vẫn
rất hàm hồ. Một tòa thành ở thủ đô, thông thường được xây không chỉ một vòng
tường thành mà có tới hai, hoặc ba, hoặc hơn nữa. Trong trường hợp này “ Đô
thành” hoặc “ Kinh thành” lại mang ý nghĩa chung cho cả mấy vòng thành. Người
ta lại phải đặt ra những từ để chỉ từng vòng thành khác nhau. Vòng ngoài cùng
được gọi là Kim thành ( Trong các châu bản thời Gia Long), Kinh thành. Vòng
thành giữa được gọi là Hoàng Thành. Vòng thành trong được gọi là Cung thành
hay Tử cấm thành.

Cũng để tránh nhầm lẫn, ít ra trong phạm vi công trình này khi để chỉ kinh đô
chúng tôi dùng những danh từ kinh đô, thủ đô, cố đô. Khi để chỉ công trình quân
sự (thành) trung ương tức là nơi có nhà vua và triều đình ở làm việc, chúng tôi
dùng danh từ có chữ thành như kinh thành, đô thành. Cũng như vậy ở các cấp
trấn, tỉnh, phủ, huyện, chúng tôi dùng các danh từ thành trấn, thành tỉnh, thành
phủ, thành huyện.

Trong trường hợp những tòa thành có nhiều vòng tường, chúng ta đã gặp
những từ Hoàng Thành và Tử Cấm Thành hoặc cung thành như trên đã nói về 2
vòng thành giữa và trong. Chúng ta còn gặp một thuật ngữ khác: ‘’quách’’, dùng
để chỉ vòng thành ngoài cùng. Vấn đề lại không đơn giản khi ta định nghĩa thành
và quách, một thành nhiều quách hay một quách nhiều thành. Nếu một thành
nhiều quách thì tất nhiên vòng thành trong cùng được gọi là thành. Có những
vòng bên ngoài đều là quách và lại phải phân biệt quách ngoài, quách trong.
Nhưng nếu một quách nhiều thành thì vòng ngoài cùng được gọi là quách,
những vòng trong đều là thành và cũng phải phân biệt thành ngoài, thành trong.
Như vậy, vòng thành ngoài sẽ là phần công sự nằm ở giữa hai công sự, nghĩa là
bản thân vòng thành mang danh ‘’ngoài’’ lại là công sự giữa.
Để tránh rắc rối, chúng tôi nói chung dùng vòng thành ngoài, vòng thành giữa,
vòng thành trong để gọi các vòng tường thành. Đối với những thành Thăng Long
hay Huế có những tên gọi khác nhau cho từng vòng tường đã được ghi chép ổn
định trong thư tịch thì chúng tôi tuân theo thư tịch để gọi tên các vòng tường
khác nhau, ví dụ như vòng tường ngoài của thành Thăng Long gọi là Đại La
thành, vòng thành trong của Huế gọi là Tử Cấm Thành v.v…

Theo chúng tôi, thành là loại công trình phòng thủ, cấu tạo chủ yếu bằng vòng
tường thành khép kín có một hoặc nhiều cửa ra vào. Vậy thì những công sự
cũng được xây dựng nên bằng những tường kiên cố kéo dài, thậm chí rất dài
như kiểu “’Vạn Lý Trường Thành” của Trung Quốc hay như “Lũy Đồng Hới” của
Việt Nam thì nên gọi là gì?

Trước hết phải thấy rằng những công trình như thế không chỉ là một bức tường
dài thuần tuý mà bao gồm cả hệ thống tường lũy, thành, đồn bảo, quan ải v.v…
Khó có thể gọi bằng danh từ “thành” đơn giản. Thực ra, chúng mang tính chất
một phòng tuyến, và cũng chỉ có danh từ phòng tuyến mới thích hợp cho chúng
mà thôi.

Ngoài ra, chúng ta còn phải phân biệt rõ ràng những tên gọi “ thành”, “đồn”,
“bảo”.

Sự phân biệt thông thường nhất là dựa vào quy mô của công trình. Những
công trình lớn được gọi là thành, công trình nhỏ gọi là đồn hay bảo. Tuy nhiên vì
không hề có quy định quy mô cho từng loại nên phải bổ sung vào tiêu chuẩn
phân biệt một nội dung khác quan trọng, đó là “thành”: là công trình xây dựng to
lớn, mang địa vị 1 trung tâm quân sự, hành chính, kinh tế và văn hóa; thông
thường ngoài quân sự còn có thêm một địa vị khác. Quan niệm này giúp chúng
ta giải quyết một khó khăn lớn khi phải gọi một công trình nào đó là thành mà
quy mô của nó lại nhỏ hơn một đồn

Đồn hoặc bảo là những công trình xây dựng chỉ với mục đích trữ quân. Thông
thường thì đồn, bảo được xây dựng nhỏ hơn thành, nhưng trong hoàn cảnh ở
một miền xung yếu phải đóng số quân đông, người ta vẫn xây dựng những đồn
to lớn và kiên cố.

C. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC NGHIÊN


CỨU LOẠI DI TÍCH THÀNH CỔ
Đối với việc nghiên cứu bằng phương pháp khảo cổ học, loại di tích thành cổ
có những khó khăn nội tại mà đôi khi người nghiên cứu không thể dễ dàng giải
quyết.

Là đối tượng tiến công của chiến tranh, không một toà thành nào, phàm đã kinh
qua đụng độ mà còn giữ nguyên dáng cũ. Người chiến thắng thường hay phải
đốt phá những căn cứ quân sự của đối phương, không những trong trận đánh
mà ngay cả khi đã hoàn thành chiến thắng.

Nếu không chiếm đóng ngay tại căn cứ đã chiếm được, người chiến thắng phá
hủy chúng với mục đích tiêu diệt thế lực đối dương trừ hậu họa. Nếu sử dụng lại
căn cứ của đối phương, người chủ mới với cách nhìn của mình tất nhiên khác
chủ cũ sẽ tiến hành cải tạo. Hình dáng tòa thành cũ biến đổi ít hoặc nhiều và
trong quá trình sử dụng thành, những di vật mới sẽ có mặt trong thành ngoài
thành và ngay cả trong tường thành làm cho ngày nay chúng ta dễ lẫn lộn niên
đại, chủ nhân của di chỉ và nội dung văn hóa của thời đại.

Thành Cổ Loa là một trong những ví dụ điển hình. Xây dựng từ thời An Dương
Vương nhưng nội dung văn hóa vật chất chứa đựng trong phạm vi di tích lại
phần lớn mang tính chất của thời Đông Hán, khiến cho ý kiến về niên đại của di
chỉ không dễ dàng thống nhất. Từ không thống nhất về niên đại dẫn tới sự không
thống nhất về bộ mặt văn hóa của xã hội đương thời.

Do yêu cầu phát triển kinh tế, các đời sau đã phá hủy rất nhiều các công trình
quân sự đời trước.

Thiên nhiên vô tình cũng đã phá hủy rất nặng di tích cũ. Nắng, mưa, lũ lụt, núi
lở đã làm sụt lở từng bộ phận tường.

Nếu hoàn toàn tin vào sách, chắc chắn nhà nghiên cứu sẽ khó lòng biết được
di tích thực địa thuộc tòa thành nào trong thư tịch.

Phương pháp khảo cổ học là phương pháp tốt để mong có những kết luận
thích đáng. Song phương pháp này có nhược điểm không dịch được niên đại
tuyệt đối, do vậy nhà khảo cổ học cũng đành phải bó tay khi cần phân biệt
những di tích gần kề hoặc trùng nhau về niên đại.

You might also like