You are on page 1of 152

TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG

TÀI LIỆU KỸ THUẬT


Hướng dẫn đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý
nước thải và giới thiệu một số công nghệ xử lý
nước thải đối với ngành Chế biến thuỷ sản,
Dệt may, Giấy và bột giấy

Hà Nội, 2011
BAN BIÊN TẬP

TS. Nguyễn Thế Đồng


GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ
PGS.TS. Cao Thế Hà
TS. Đặng Văn Lợi
ThS. Nguyễn Thị Thiên Phương
ThS. Đỗ Thanh Bái
TS. Nguyễn Phạm Hà
TS. Nguyễn Thị Phương Loan
ThS. Phạm Thị Kiều Oanh

Tài liệu này có mục đích là xây dựng hướng dẫn quy trình đánh giá sự phù hợp của
công nghệ xử lý nước thải và giới thiệu một số công nghệ xử lý nước thải đã được
đánh giá thực tế tại 3 ngành (Chế biến Thủy sản, Dệt may, Giấy và bột giấy) dựa
trên quan điểm của các chuyên gia về sự đồng thuận, công bằng, khách quan để
đánh giá công nghệ xử lý nước thải theo quy trình kỹ thuật đánh giá công nghệ xử lý
nước thải. Các công nghệ xử lý nước thải trong Tài liệu này chỉ mang tính chất giới
thiệu tham khảo. Tài liệu này không có ý định là một nguồn quảng cáo cho các nhà
sản xuất, chế tạo, cung cấp công nghệ xử lý nước thải. Các số liệu, kết quả phân tích
trình bày trong Tài liệu là chính xác, tin cậy và có giá trị tại thời điểm tiến hành phân
tích, đánh giá.
MỤC LỤC

Mục lục ............................................................................................................ i


Danh sách chữ viết tắt ................................................................................... iii
Danh sách hình ............................................................................................... v
Danh sách bảng............................................................................................. vii

Lời nói đầu

Chương 1 Hướng dẫn đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước
thải ................................................................................................................. 1

Chương 2 Ngành công nghiệp Chế biến Thủy sản .................................. 13


2.1 Giới thiệu chung ..................................................................................... 15
2.2 Quy trình công nghệ chế biến thuỷ sản .................................................. 16
2.3 Lưu lượng và thành phần nước thải ........................................................ 19
2.4 Công nghệ xử lý nước thải phù hợp đề xuất ........................................... 20
2.4.1 Hiện trạng công nghệ xử lý nước thải của ngành Chế biến Thủy
sản ......................................................................................................... 20
2.4.2 Công nghệ xử lý nước thải phù hợp đề xuất ................................ 21
2.5 Một số công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản được đánh giá phù
hợp ................................................................................................................ 26
2.5.1 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty chế biến thủy sản 01 (Công
ty CBTS 01), công suất 3.600 m3/ngày đêm ......................................... 27
2.5.2 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty chế biến thủy sản 02 (Công
ty CBTS 02), công suất 1.200 m3/ngày đêm ......................................... 34
2.5.3 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty chế biến thủy sản 03 (Công
ty CBTS 03), công suất 400 m3/ngày đêm ............................................ 43

Chương 3 Ngành Công nghiệp Dệt may ................................................... 53


3.1 Giới thiệu chung ..................................................................................... 55
3.2 Quy trình công nghệ sản xuất ................................................................. 55
3.3 Lưu lượng và thành phần nước thải ........................................................ 57
3.4 Công nghệ xử lý nước thải phù hợp đề xuất ........................................... 58
3.4.1 Hiện trạng công nghệ xử lý nước thải của ngành Dệt may .......... 58
3.4.2 Công nghệ xử lý nước thải phù hợp đề xuất ................................ 58

i
3.5 Một số công nghệ xử lý nước thải ngành Dệt may được đánh giá phù
hợp ................................................................................................................ 66
3.5.1 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty dệt may 01 (Công ty DM
01), công suất 5.000 m3/ngày đêm ........................................................ 67
3.5.2 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty dệt may 02 (Công ty DM
02), công suất 2.500 m3/ngàyđêm ......................................................... 75
3.5.3 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty dệt may 03 (Công ty DM
03), công suất 1.000 m3/ngày đêm ........................................................ 82

Chương 4 Ngành công nghiệp Sản xuất Giấy và bột giấy....................... 91


4.1 Giới thiệu chung ..................................................................................... 93
4.2 Quy trình công nghệ sản xuất ................................................................. 94
4.3 Lưu lượng và thành phần nước thải ........................................................ 96
4.4 Công nghệ xử lý nước thải phù hợp đề xuất ........................................... 97
4.4.1 Hiện trạng công nghệ xử lý nước thải giấy và bột giấy ............... 97
4.4.2 Công nghệ xử lý nước thải phù hợp đề xuất ................................ 98
4.5 Một số công nghệ xử lý nước thải ngành công nghiệp Sản xuất Giấy và
bột giấy được đánh giá phù hợp ................................................................. 102
4.5.1 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty chế biến giấy và bột giấy 01
(Công ty SXG&BG01), công suất 3.200 m3/ngày đêm ...................... 103
4.5.2 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty sản xuất giấy và bột giấy 02
(Công ty SXG&BG 02), công suất 720 m3/ngày đêm ........................ 115
4.5.3 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty sản xuất giấy và bột giấy 03
(Công ty SXG&BG 03), công suất 550 m3/ngày đêm ........................ 124

Tài liệu tham khảo ...................................................................................... 131

Phụ lục ....................................................................................................... 133


Phụ lục 1. Mẫu Hồ sơ thuyết minh công nghệ ........................................... 133
Phụ lục 2. Nội dung và kế hoạch đánh giá hiện trường .............................. 135
Phụ lục 3. Báo cáo kết quả đánh giá hiện trường ....................................... 136

ii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

BOD Nhu cầu oxy sinh hóa


CBTS Chế biến Thủy sản
COD Nhu cầu oxy hóa học
ĐL Đài Loan
DM Dệt may
DO Oxy hòa tan
ĐV Đơn vị
EGSB Expanded granular sludge bed
HK Hồng Kông
IC Internal circulation
INEST Viện Khoa học và Công nghệ môi trường
KCN Khu công nghiệp
KPH Không phát hiện
KT Kích thước
MLTN Mạng lưới thoát nước
MTK Máy thổi khí
PA Phương án
PAC Poly aluminium chloride
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
SCR Song chắn rác
SCRT Song chắn rác thô
SCRM Song chắn rác mịn
SL Số lượng
SXG&BG Sản xuất Giấy và bột giấy
SS Chất rắn lơ lửng
TCVN Tiêu Chuẩn Việt Nam
THB Tuần hoàn bùn
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
Tlưu Thời gian lưu
TSS Tổng chất rắn lơ lửng
UASB Upflow anaerobic sludge blanket
VEA Tổng cục Môi trường
VN Việt Nam
VNĐ Việt Nam đồng
DAF Dissolved air floatation

iii
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý chất thải ............ 12
Hình 2.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (từ năm 2008 – 2011)
...................................................................................................................... 15
Hình 2.2 Quy trình tổng quát chế biến cá tra và basa fillet đông lạnh ......... 17
Hình 2.3 Quy trình tổng quát chế biến surimi ............................................. 18
Hình 2.4 Quy trình tổng quát chế biến tôm đông lạnh................................. 19
Hình 2.5 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản áp dụng công
nghệ sinh học hiếu khí với bùn hoạt tính lơ lửng ......................................... 20
Hình 2.6 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản áp dụng quá
trình hoá lý kết hợp sinh học hiếu khí .......................................................... 20
Hình 2.7 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản áp dụng quá
trình sinh học kỵ khí kết hợp hiếu khí .......................................................... 21
Hình 2.8 Công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản được khuyến khích
áp dụng ......................................................................................................... 25
Hình 2.9 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của công ty CBTS 01 ............... 28
Hình 2.10 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của công ty CBTS 02 ............. 36
Hình 2.11 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của công ty CBTS 03 ............. 45
Hình 2.12 Hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản của Công ty CBTS
02, công suất 1.200 m3/ngàyđêm .................................................................. 51
Hình 3.1 Các công đoạn chính và phát sinh dòng thải của ngành Dệt may . 55
Hình 3.2 Quy trình công nghệ nhuộm và hoàn tất ....................................... 56
Hình 3.3 Công nghệ xử lý nước thải đối với nguồn nguyên liệu là polyester
và hỗn hợp cotton/polyester được khuyến khích áp dụng ............................ 62
Hình 3.4 Công nghệ xử lý nước thải đối với nguồn nguyên liệu là cotton
được khuyến khích áp dụng.......................................................................... 65
Hình 3.5 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của Công ty DM 01 .................. 69
Hình 3.6 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của Công ty DM 02 .................. 76
Hình 3.7 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của Công ty DM 03 .................. 83
Hình 3.8 Hệ thống xử lý nước thải dệt may của Công ty DM 02, công suất
2.500 m3/ngàyđêm ........................................................................................ 90
Hình 4.1 Sơ đồ công nghệ Kraft, các nguồn nước thải và tác nhân gây ô
nhiễm ............................................................................................................ 94

v
Hình 4.2 Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy từ bột giấy và giấy tái chế ........... 95
Hình 4.3 Công nghệ xử lý nước thải giấy và bột giấy được khuyến khích áp
dụng ............................................................................................................ 101
Hình 4.4 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của công ty SXBG&BG 01 .... 105
Hình 4.5 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải công ty SXG&BG 02 ............. 116
Hình 4.6 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của công ty SXG&BG 03 ...... 125
Hình 4.7 Hệ thống xử lý nước thả sản xuất giấy và bột giấy của Công ty
SXG&BG 01, công suất 3.200 m3/ngàyđêm .............................................. 130

vi
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1 Hệ thống các tiêu chí đánh giá và thang điểm đánh giá sự phù hợp
của công nghệ xử lý nước thải ....................................................................... 6
Bảng 1.2 Điều kiện áp dụng đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý ...... 10
Bảng 2.1 Thành phần nước thải chế biến thủy sản ...................................... 19
Bảng 2.2 Kết quả đánh giá hệ thống xử lý nước thải cùa 03 công ty có hệ
thống xử lý nước thải được khuyến khích áp dụng ...................................... 26
Bảng 2.3 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty CBTS 01 .. 27
Bảng 2.4 Thông số thiết kế các công trình đơn vị của hệ thống xử lý nước
thải công ty CBTS 01 ................................................................................... 31
Bảng 2.5 Thông số kỹ thuật của các thiết bị sử dụng cho hệ thống xử lý
nước thải Công ty CBTS 01 ......................................................................... 32
Bảng 2.6 Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả của hệ thống xử
lý nước thải của Công ty CBTS 01 ............................................................... 33
Bảng 2.7 Hóa chất tiêu thụ cho hệ thống xử lý nước thải của Công ty CBTS
01 .................................................................................................................. 33
Bảng 2.8 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty CBTS 02 .. 35
Bảng 2.9 Thông số thiết kế các công trình đơn vị của hệ thống xử lý nước
thải ................................................................................................................ 40
Bảng 2.10 Thông số kỹ thuật của các thiết bị sử dụng cho hệ thống xử lý
nước thải Công ty CBTS 02 ......................................................................... 41
Bảng 2.11 Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả của hệ thống
xử lý nước thải của Công ty CBTS 02.......................................................... 42
Bảng 2.12 Hóa chất tiêu thụ cho hệ thống xử lý nước thải của Công ty CBTS
02 .................................................................................................................. 42
Bảng 2.13 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty CBTS 03 44
Bảng 2.14 Thông số thiết kế của các công trình đơn vị hệ thống xử lý nước
thải của công ty CBTS 03 ............................................................................. 48
Bảng 2.15 Thông số kỹ thuật các thiết bị sử dụng cho hệ thống xử lý nước
thải của Công ty CBTS 03 ............................................................................ 48
Bảng 2.16 Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả của hệ thống
xử lý nước thải của Công ty CBTS 03.......................................................... 49
Bảng 2.17 Hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải của Công ty
CBTS 03 ....................................................................................................... 50

vii
Bảng 3.1 Nguồn gốc chất thải và tác động đến môi trường của ngành dệt
may ............................................................................................................... 56
Bảng 3.2 Lượng nươc tiêu thụ đối với một số loại vải trong ngành dệt may
...................................................................................................................... 57
Bảng 3.3 Thành phần nước thải Dệt nhuộm ................................................ 57
Bảng 3.4 Kết quả đánh giá của 03 công ty có hệ thống xử lý nước thải được
khuyến khích áp dụng ................................................................................... 66
Bảng 3.5 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty DM 01 ..... 68
Bảng 3.6 Thông số thiết kế các công trình đơn vị hệ thống xử lý nước thải
của Công ty DM 01 ...................................................................................... 72
Bảng 3.7 Thông số kỹ thuật các thiết bị của hệ thống xử lý nước thải của
Công ty DM 01 ............................................................................................. 73
Bảng 3.8 Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả của hệ thống xử
lý nước thải của Công ty DM 01 .................................................................. 74
Bảng 3.9 Hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải của Công ty DM
03 .................................................................................................................. 74
Bảng 3.10 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty DM 02 .... 75
Bảng 3.11 Thông số thiết kế các công trình đơn vị hệ thống xử lý nước thải
của Công ty DM 02 ...................................................................................... 79
Bảng 3.12 Thông số kỹ thuật các thiết bị của hệ thống xử lý nước thải của
Công ty DM 02 ............................................................................................. 79
Bảng 3.13 Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả của hệ thống
xử lý nước thải của Công ty DM 02 ............................................................. 80
Bảng 3.14 Hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải của Công ty DM
02 .................................................................................................................. 81
Bảng 3.15 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty DM 03 .... 82
Bảng 3.16 Thông số thiết kế các công trình đơn vị hệ thống xử lý nước thải
của Công ty DM 03 ...................................................................................... 86
Bảng 3.17 Thông số kỹ thuật các thiết bị của hệ thống xử lý nước thải của
Công ty DM 03 ............................................................................................. 87
Bảng 3.18 Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả của hệ thống
xử lý nước thải của Công ty DM 03 ............................................................. 88
Bảng 3.19 Hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải của Công ty DM
03 .................................................................................................................. 88

viii
Bảng 4.1 Thành phần nước thải của một số nhà máy sản xuất giấy và bột
giấy với nguyên liệu là gỗ và giấy thải ......................................................... 97
Bảng 4.2 Kết quả đánh giá hệ thống xử lý nước thải của 03 công ty có công
nghệ xử lý nước thải được khuyến khích áp dụng ...................................... 102
Bảng 4.3 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty SXG&BG
01 ................................................................................................................ 104
Bảng 4.4 Thông số thiết kế các công trình đơn vị hệ thống xử lý nước thải
của công ty SXG&BG 01 ........................................................................... 108
Bảng 4.5 Thông số kỹ thuật các thiết bị của hệ thống xử lý nước thải công ty
SXG&BG 01 .............................................................................................. 109
Bảng 4.6 Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả của hệ thống xử
lý nước thải của Công ty SXG&BG 01 ...................................................... 113
Bảng 4.7 Hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải Công ty SXG&BG
01 ................................................................................................................ 113
Bảng 4.8 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty SXG&BG 02
.................................................................................................................... 115
Bảng 4.9 Thông số thiết kế các công trình đơn vị hệ thống xử lý nước thải
của Công ty SXG&BG 02 .......................................................................... 119
Bảng 4.10 Thông số kỹ thuật các thiết bị của hệ thống xử lý nước thải Công
ty SXG&BG 02 .......................................................................................... 120
Bảng 4.11 Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả xử lý của hệ
thống xử lý nước thải của Công ty SXG&BG 02 ....................................... 122
Bảng 4.12 Hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải Công ty
SXG&BG 02 .............................................................................................. 122
Bảng 4.13 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty SXG&BG
03 ................................................................................................................ 124
Bảng 4.14 Thông số thiết kế các công trình đơn vị hệ thống xử lý nước thải
của công ty SXG&BG 03 ........................................................................... 128
Bảng 4.15 Thông số kỹ thuật các thiết bị của hệ thống xử lý nước thải công
ty SXG&BG 03 .......................................................................................... 128
Bảng 4.16 Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả xủ lý của hệ
thống xử lý nước thải của Công ty SXG&BG 03 ....................................... 129
Bảng 4.17 Hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải của công ty
SXG&BG 03 .............................................................................................. 129

ix
LỜI NÓI ĐẦU

Sau hơn 30 năm thực hiện quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa,
Việt Nam đã có các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao ở
57/63 tỉnh thành, thu hút hàng chục ngàn dự án xây dựng nhà máy với đủ loại
ngành nghề và hơn 300.000 cơ sở công nghiệp bên ngoài các KCN/KCX. Bên
cạnh việc sản xuất ra một khối lượng lớn sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước
và xuất khẩu, các cơ sở công nghiệp cũng tiêu thụ một khối lượng khổng lồ các
nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, đồng thời thải vào môi trường một
khối lượng tương ứng các loại chất thải (lỏng, khí, rắn và bùn). Trong đó nước
thải thường là nguồn thải được quan tâm nhất do chúng thuờng có lưu lượng
lớn, nồng độ các chất ô nhiễm cao, thành phần ô nhiễm khó xử lý hoặc chi phí
xử lý tốn kém và tạo nên khối lượng lớn sản phẩm phụ “ngoài ý muốn”. Mặc dù
số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải
đã tăng lên rõ rệt trong những năm qua nhưng chất lượng nước thải sau xử lý
thường không đạt tiêu chuẩn xả vào nguồn tiếp nhận. Nhiều khi còn vượt tiêu
chuẩn cho phép xả thải hàng chục lần, gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trên, nhưng nguyên nhân quan trọng là
việc lựa chọn công nghệ không phù hợp và/hoặc xây dựng không đúng thiết kế -
vận hành sai quy trình.
Trong điều kiện công tác bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm,
công tác thi hành Luật Bảo vệ môi trường và xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực môi trường ngày càng được siết chặt thì bắt buộc các cơ sở công nghiệp
phải thực hiện nghiêm túc công tác xử lý nước thải bảo vệ môi trường. Nhằm hỗ
trợ cho các cơ sở công nghiệp thực hiện tốt công tác xử lý nước thải và các Sở
Tài nguyên và Môi trường địa phương trong việc hỗ trợ doanh nghiệp trong lựa
chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp góp phần bảo vệ môi trường, Tổng cục
Môi trường đã xây dựng và xin trân trọng giới thiệu cuốn Tài liệu kỹ thuật
“Hướng dẫn đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải và giới
thiệu một số công nghệ xử lý nước thải đối với ngành Chế biến Thuỷ sản,
Dệt may, Giấy và bột giấy” .
Tài liệu hướng dẫn bao gồm các hai phần (1) hướng dẫn đánh giá sự phù
hợp của công nghệ xử lý nước thải, (2) đánh giá và đề xuất công nghệ xử lý
nước thải phù hợp của ngành Chế biến Thủy sản, Dệt may, Giấy và bột giấy.
Ban biên tập xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các nhà quản lý,
các chuyên gia đã đóng góp ý kiến cho cuốn Tài liệu này.
Ban biên tập cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo các nhà máy đã
hỗ trợ chúng tôi trong quá trình thực hiện đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử
lý nước thải.
Trong quá trình biên soạn, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót,
Ban biên tập rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để Tài liệu được tiếp
tục hoàn thiện hơn nữa./.
Ban biên tập
Chương 1

Hướng dẫn đánh giá sự phù


hợp của công nghệ xử lý
nước thải
Công nghệ phù hợp là công nghệ có thể đáp ứng các quy chuẩn/tiêu chuẩn
về xả thải và thích nghi của công nghệ đó đối với điều kiện tự nhiên, kinh tế
và xã hội. Công nghệ phù hợp có thể là công nghệ hiện đại hay đơn giản.
Như vậy, một công nghệ phù hợp trong bối cảnh phát triển bền vững là khi
công nghệ này có chi phí thấp nhất (chi phí đầu tư và vận hành), khả thi về
mặt kỹ thuật và pháp lý, đảm bảo hiệu quả xử lý ô nhiễm và được cộng đồng
chấp nhận (Mara, 1996; Sarmento, 2001; Ujang & Buckley, 2002).
Lựa chọn tiêu chí đánh giá sự phù hợp công nghệ xử lý nước thải
Việc chọn lựa công nghệ xử lý nước thải phù hợp được thực hiện dựa trên
việc xem xét, đánh giá rất nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nhau. Vấn đề được
quan tâm hàng đầu trong việc lựa chọn công nghệ là bản chất ứng dụng công
nghệ chẳng hạn công nghệ xử lý/ tái chế/ tái sử dụng,… tiếp theo đó các yếu
tố ảnh hưởng bao gồm hiệu quả, chi phí, các yếu tố xã hội và thể chế cũng
được quan tâm trong việc lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp
(Singhirunnusorn & Stenstrom, 2009)
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra những quan điểm khác nhau đối với
đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý chất thải. Theo Alaerts và cộng sự
(1990), một hệ thống xử lý chất thải là khả thi nếu nó có hiệu quả về kinh tế,
kỹ thuật, đáng tin cậy và có thể quản lý dễ dàng. Dựa trên những thuật ngữ
chung như trên, một vài tiêu chí mang tính khả thi được xác định như: (a)
khả thi về môi trường; (b) đáng tin cậy; có thể quản lý về tổ chức và kỹ
thuật;(d) nguồn chi phí và tài chính; và (e) có thể ứng dụng theo hướng tái
sử dụng. Mỗi tiêu chí được chia ra thành các chỉ tiêu khác nhau, các chỉ tiêu
này cần được xem xét trong việc đánh giá tính ổn định của hệ thống. Boshier
(1993) nghiên cứu ba trường hợp ở New Zealand trong đó cộng đồng phải
quyết định phương án công nghệ thích hơp để xử lý và thải bỏ bùn cống
rãnh, ông kết luận rằng những tiêu chí hữu ích nhất để đánh giá các phương
án công nghệ khác nhau là: (a) sự tham gia và cam kết của cộng đồng; (b) sự
sẵn có của cơ sở hạ tầng kỹ thuật như có sẵn bãi đỗ để thải bỏ; (c) các khía
cạnh văn hoá và môi trường địa phương ; (d) các hiểm họa, rủi ro về môi
trường; (e) chi phí; (f) các khía cạnh về kỹ thuật. Trong các trường hợp
nghiên cứu này, các yếu tố về điều kiện văn hoá môi trường địa phương
đóng vai trò quyết định trong việc chọn phương pháp xử lý. Dummade
(2002) đề xuất nhiều chỉ thị để đánh giá tính ổn định của công nghệ ngoại
nhập cho các nước đang phát triển và phân loại chúng thành sơ cấp và thứ
cấp. Khả năng thích ứng của một công nghệ với môi trường và xã hội được
xem xét như chỉ thị sơ cấp, chỉ thị thứ cấp là một nhóm gồm bốn loại như
sau: (a) ổn định về kỹ thuật ; (b) ổn định về kinh tế; (c) ổn định về môi
trường và (d) ổn định về chính trị - xã hội. Bằng cách nhận dạng và xác định
các chỉ thị ổn định tại một vị trí cụ thể, công nghệ ổn định và ổn định hơn có
thể được lựa chọn và “có thể tránh được sự lãng phí tài nguyên” (Dunmade,
2002). Lettinga (2001) đã liệt kê các vấn đề cần đạt được của phương án
công nghệ phát triển ổn định và ổn định lâu dài: (a) sử dụng ít tài

3
nguyên/năng lượng hoặc có khả năng sản xuất tài nguyên/năng lượng; (b)
hiệu quả xử lý và sự ổn định của hệ thống; (c) linh động về mặt ứng dụng ở
các quy mô khác; (d) đơn giản trong xây dựng, vận hành và bảo dưỡng.
Nghiên cứu tổng quan tài liệu cho thấy có nhiều điểm tương tự giữa các tiêu
chí đưa ra từ các tác giả khác nhau để đánh giá tính khả thi và ổn định của
công nghệ xử lý chất thải ở những vùng miền khác nhau. Dựa vào điều kiện
thực tế của Việt Nam, 04 nhóm tiêu chí và 21 chỉ tiêu được sử dụng để đánh
giá và lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp.
Nhóm tiêu chí kỹ thuật liên quan đến vấn đề kỹ thuật như thiết kế, xây
dựng, vận hành và độ tin cậy của công nghệ. Đối với bất kỳ hệ thống xử lý
nước thải nào, mục tiêu quan trọng nhất là đạt tiêu chuẩn/quy chuẩn môi
trường hay tuân thủ quy định về môi trường. Ngoài ra, hiệu quả xử lý của
mỗi công trình đơn vị cũng phản ánh sự phù hợp trong thiết kế, vận hành
công trình đơn vị đó, đồng thời ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý của toàn hệ
thống. Xét hai hệ thống xử lý có chi phí xây dựng và vận hành tương đương
nhau, hệ thống có hiệu quả loại bỏ chất ô nhiễm cao hơn thì sẽ an toàn trong
việc tuân thủ quy định về môi trường hơn (Lucas, 2004). Độ tin cậy của hệ
thống bao gồm độ tin cậy đối với khả năng vận hành và độ tin cậy của thiết
bị. Độ tin cậy của hệ thống được đánh giá theo hiệu quả xử lý trong điều
kiện bình thường và trong trường hợp sự cố, tần xuất hư hỏng thiết bị, và ảnh
hưởng của sự cố hư hỏng thiết bị đến hiệu quả xử lý (Eisenberg và cộng sự,
2001). Khả năng quản lý hệ thống về mặt kỹ thuật mà Alaerts và cộng sự
(1990) đã đề cập cũng có thể được xếp vào nhóm tiêu chí này. Khả năng
quản lý hệ thống liên quan đến các yếu tố như tần suất bảo dưỡng hệ thống,
khả năng thay thế thiết bị bằng thiết bị có sẵn hoặc tự chế tạo ở địa phương
và yếu tố nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cần thiết để quản lý hệ
thống (Dunmade, 2002; Lucas, 2004).
Nhóm tiêu chí về môi trường xét đến khả năng bền vững về mặt môi trường
như khả năng tái sử dụng nước thải để tưới tiêu, khả năng tái sử dụng sản
phẩm thứ cấp như khí thải (biogas) và bùn thải hữu cơ (biosolids). Tại các
nước đang phát triển, nước thải và các sản phẩm thứ cấp sau quá trình xử lý
được xem như những nguồn tài nguyên. Nước thải sau quá trình xử lý phù
hợp có thể sử dụng để tưới tiêu trong nông nghiệp do có chứa thành phần
dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng (Kalbermatten và cộng sự, 1982;
Pickford, 1995; Parr và cộng sự, 1999). Ngoài ra, mức độ phát thải vào môi
trường không khí, đất và nước cũng được quan tâm. Các phát thải có thể là
khí methane từ quá trình xử lý sinh học kỵ khí, mùi hôi từ quá trình xử lý
sinh học kỵ khí lẫn hiếu khí (Alaerts và cộng sự, 1990), hơi nước mang mầm
bệnh phát tán ra môi trường xung quanh và các phát thải thứ cấp (CO2, CO,
NOx, SOx) từ các thiết bị sử dụng nhiên liệu trong hệ thống. Ngoài ra, các
yếu tố như tiêu thụ hoá chất nhu cầu năng lượng sử dụng trong quá trình vận
hành và diện tích không gian sử dụng của hệ thống cũng được liệt kê vào
nhóm tiêu chí này.

4
Nhóm tiêu chí về kinh tế liên quan đến vốn đầu tư xây dựng công trình, chi
phí vận hành và chi phí bảo trì - bảo dưỡng công trình. Chi phí xây dựng
công trình được sử dụng để so sánh nhiều phương án xây dựng trong cùng
một khu vực với điều kiện kinh tế tương tự nhau (Alaerts và cộng sự, 1990).
Chi phí xây dựng bao gồm chi phí nguyên vật liệu xây dựng, công lao động,
vận chuyển và một số chi phí phụ trợ khác như điện, nước, láng trại, v.v. Chi
phí này có thể được biểu diễn qua suất đầu tư xây dựng một đơn vị diện tích,
thể tích công trình hay một đơn vị nước thải. Chi phí vận hành (bao gồm chi
phí điện, nước, hóa chất, nhân công) và chi phí bảo trì và sửa chữa công
trình có thể được biểu diễn bằng chi phí xử lý trên một đơn vị nước thải.
Nhóm chi phí xã hội liên quan đến quan niệm và yếu tố truyền thống trong
việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải (Kalbermatten và cộng sự, 1982). Ví
dụ, việc sử dụng bùn septic có nguồn gốc từ phân hầm cầu trong các hệ
thống xử lý sinh học cần được cộng đồng nhận thức và chấp nhận. Nhóm
tiêu chí xã hội bao gồm mức độ chấp nhận của cộng đồng đối với những ảnh
hưởng do hệ thống xử lý nước thải gây ra, chẳng hạn như mùi hôi, tiếng ồn
và rung do động cơ từ vận hành của hệ thống xử lý chất thải (Tsagarakis và
cộng sự, 2001). Ngoài ra, yếu tố tác động đến mỹ quan của khu vực cũng có
thể được liệt kê vào nhóm tiêu chí này.
Xác định và lượng hóa đối với các nhóm tiêu chí và chỉ tiêu
Trong bốn tiêu chí cơ bản đã nêu (kỹ thuật, kinh tế, môi trường và xã hội),
kết hợp với ý kiến của các chuyên gia về công nghệ, Tổng cục Môi trường
đã tổng hợp và đề xuất các nhóm tiêu chí, thang điểm và cách cho điểm đối
với các tiêu chí cụ thể khi đánh giá công nghệ xử lý nước thải như sau:

- Nhóm các tiêu chí về kỹ thuật đóng vai trò quan trọng nhất, hơn các tiêu
chí còn lại và được lượng hóa với số điểm là A/100 điểm;
- Nhóm các tiêu chí về kinh tế đóng vai trò quan trọng thứ hai và được
lượng hóa với số điểm là B/100 điểm;
- Nhóm các tiêu chí về môi trường đóng vai trò quan trọng thứ ba và được
lượng hóa với số điểm là C/100 điểm;
- Nhóm các tiêu chí về xã hội đóng vai trò quan trọng ít nhất và được lượng
hóa với số điểm là D/100 điểm.
Tổng giá trị: A + B + C + D = 100 điểm. Trong 04 nhóm tiêu chí, các chỉ
tiêu cụ thể đối với mỗi nhóm tiêu chí có giá trị là Ai; Bj; Cp; Dq. Tùy thuộc
vào điều kiện thực tế của từng địa phương, Hội đồng đánh giá công nghệ có
thể điều chỉnh các giá trị Ai; Bj; Cp; Dq cho phù hợp. Trong đó:
n n n n
A Ai B Bj C Cp D Dq
i 1 j 1 p 1 q 1

5
Ví dụ, đối với việc đánh giá công nghệ xử lý nước thải của các cơ sở chế
biến thủy sản, dệt nhuộm, giấy và bột giấy trong tài liệu này, A có giá trị là
48 điểm; B có giá trị là 25 điểm; C có giá trị là 17 điểm và D có giá trị là 10
điểm. Nội dung các tiêu chí, giá trị điểm số của Ai; Bj; Cp; Dq, và ví dụ minh
họa được trình bày trong Bảng 1.1.
Việc đánh giá (cho điểm) công nghệ xử lý nước thải theo mỗi tiêu chí và chỉ
tiêu (tối đa hoặc trong thang điểm dao động) tùy thuộc vào các đặc điểm,
thông số của hồ sơ thuyết minh công nghệ, khảo sát hiện trường và đánh giá
kết quả vận hành thực tế tại hiện trường của hệ thống xử lý đang hoạt động.
Bảng 1.1 Hệ thống các tiêu chí đánh giá và thang điểm đánh giá sự phù hợp của
công nghệ xử lý nước thải (1)
Ví dụ
Điểm số Ví dụ
TT Tiêu chí khoảng
tối đa minh họa
dao động
I Tiêu chí kỹ thuật A 48
Mức độ tuân thủ các quy định về xả
1 A1 15
thải (QCVN)
Cả 3 lần lấy mẫu, tất cả các chỉ tiêu
15
đều đạt quy định
1/3 lần lấy mẫu, có xác xuất ít nhất
11-14 điểm
một chỉ tiêu không đạt quy định
1/3 lần lấy mẫu, có xác xuất ít nhất
1-10 điểm
hai chỉ tiêu không đạt quy định
Cả 3 lần lấy mẫu, có xác suất ít nhất
0
một chỉ tiêu không đạt quy định
Hiệu quả của công nghệ (% loại bỏ
2 A2 3
chất ô nhiễm)
Hiệu quả xử lý đạt trên 80% (đối với
ít nhất 5 chỉ tiêu chính được lựa chọn
3
phụ thuộc vào đặc tính của ngành
công nghiệp)
Hiệu quả xử lý đạt 60-80% (đối với ít
nhất 5 chỉ tiêu chính được lựa chọn Dao động
phụ thuộc vào đặc tính của ngành từ 0-2 điểm
công nghiệp)
Tuổi thọ, độ bền của công trình,
3 A3 5
thiết bị
Thời gian sửa chữa lớn 5 năm/lần 5
Dao động
Thời gian sửa chữa lớn 3 năm/lần
từ 2-4 điểm
Dao động
Thời gian sửa chữa lớn 1 năm/lần từ 0-2 điểm

(1)
Căn cứ điều kiện thực tế của từng địa phương, số lượng các tiêu chí, thang điểm và điểm số
có thể thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp hơn

6
Ví dụ
Điểm số Ví dụ
TT Tiêu chí khoảng
tối đa minh họa
dao động
Tỷ lệ nội địa hóa của hệ thống máy
4 A4 5
móc, thiết bị
Toàn bộ thiết bị, linh kiện được sản
5
xuất và chế tạo trong nước
50% thiết bị, linh kiện được sản xuất Dao động
và chế tạo trong nước từ 2-4 điểm
Toàn bộ thiết bị, linh kiện do nước Dao động
ngoài sản xuất và chế tạo từ 0-2 điểm
5 Khả năng thay thế linh kiện, thiết bị A5 5
Thiết bị, linh kiện có sẵn tại địa
5
phương
Thiết bị, linh kiện không có sẵn tại Dao động
địa phương (nhưng có ở Việt Nam) từ 2-4 điểm
Thiết bị, linh kiện không có ở Việt Dao động
Nam (phải nhập khẩu) từ 0-2điểm
Khả năng thích ứng khi tăng nồng
6 độ hoặc lưu lượng nước thải đầu A6 3
vào
Hiệu quả xử lý không (hoặc ít) bị ảnh
hưởng khi nồng độ hoặc lưu lượng 3
thay đổi (+/-) 15% so với thiết kế
Hệ thống chỉ có khả năng xử lý đúng Dao động
với lưu lượng và nồng độ đã thiết kế từ 0-2điểm
Thời gian xây dựng hệ thống (từ xây
7 dựng đến khi chính thức đưa vào sử A7 4
dụng)
Thời gian xây dựng, lắp đặt và vận
hành thử ở mức độ thấp (tốn ít thời 4
gian)
Thời gian xây dựng, lắp đặt và vận Dao động
hành thử ở mức độ trung bình từ 2-3 điểm
Thời gian xây dựng, lắp đặt và vận
Dao động
hành thử ở mức độ cao (tốn nhiều
từ 0-1điểm
thời gian)
Mức độ hiện đại, tự động hóa của
8 A8 3
công nghệ
Hệ thống công nghệ có mức tự động
3
hóa cao
Hệ thống công nghệ có mức tự động Dao động
hóa trung bình từ 1-2 điểm
Hệ thống công nghệ có mức tự động Dao động
hóa thấp từ 0-1 điểm

7
Ví dụ
Điểm số Ví dụ
TT Tiêu chí khoảng
tối đa minh họa
dao động
Khả năng mở rộng, cải tiến modul
9 A9 2
của công nghệ
Có khả năng lắp ghép, cải tiến modul
2
và mở rộng công nghệ
Không hoặc ít có khả năng lắp ghép Dao động
và cải tiến, mở rộng modul công nghệ từ 0-1 điểm
Thời gian tập huấn cho cán bộ vận
hành hệ thống xử lý nước thải cho
10 A10 3
đến khi cán bộ vận hành thành
thạo
Trên 01 tháng 3
Dao động
Dưới 01 tháng
từ 0-2 điểm
II Tiêu chí kinh tế B 25
Chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị
11 B1 9
(tính theo suất đầu tư)
Chi phí xây dựng và lắp đặt thấp 9
Chi phí xây dựng và lắp đặt trung Dao động
bình từ 4-8 điểm
Dao động
Chi phí xây dựng và lắp đặt cao
từ 2-4 điểm
Chi phí vận hành (tính theo VNĐ/m 3
12 B2 9
nước thải)
Chi phí vận hành thấp 9
Dao động
Chi phí vận hành trung bình
từ 4-8 điểm
Dao động
Chi phí vận hành cao
từ 2-4 điểm
13 Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa B3 7
Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa ở mức
7
độ thấp
Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa ở mức Dao động
độ trung bình từ 3-6 điểm
Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa ở mức Dao động
độ cao từ 1-3 điểm
III Tiêu chí môi trường C 17
Diện tích không gian sử dụng của
14 C1 4
hệ thống
Hiệu quả sử dụng đất, không gian của
4
hệ thống công nghệ ở mức độ hợp lý
Hiệu quả sử dụng đất, không gian của
Dao động
hệ thống công nghệ ở mức độ chưa
từ 1-3 điểm
hợp lý

8
Ví dụ
Điểm số Ví dụ
TT Tiêu chí khoảng
tối đa minh họa
dao động
Nhu cầu sử dụng nguyên liệu và
15 C2 4
năng lượng
Mức độ sử dụng hóa chất, năng lượng
ở mức thấp (sử dụng ít hóa chất, năng 4
lượng)
Mức độ sử dụng hóa chất, năng lượng Dao động
ở mức trung bình từ 2-3 điểm
Mức độ sử dụng hóa chất, năng lượng Dao động
ở mức cao từ 1-2 điểm
Khả năng tái sử dụng chất thải thứ
16 C3 3
cấp
Có thu hồi, tái sử dụng nước thải, khí
3
thải cho mục đích sử dụng khác
Không hoặc ít có khả năng thu hồi,
Dao động
tái sử dụng nước thải, khí thải cho
từ 0-2 điểm
mục đích sử dụng khác
17 Mức độ xử lý chất thải thứ cấp C4 3
Có khả năng xử lý tốt chất thải thứ
3
cấp
Ít hoặc không có khả năng xử lý chất Dao động
thải thứ cấp từ 0-2 điểm
Mức độ rủi ro đối với môi trường
18 và giải pháp phòng ngừa, khắc C5 3
phục khi xảy ra sự cố kỹ thuật
Có các giải pháp phòng ngừa, khắc
3
phục sự cố nhanh
Không hoặc ít có giải pháp hoặc khả
Dao động
năng phòng ngừa, khắc phục sự cố
từ 0-2 điểm
chậm
IV Tiêu chí về mặt xã hội D 10
Mức độ mỹ học và cảm quan của hệ
19 D1 3
thống
Được thiết kế và xây dựng đẹp, phù
3
hợp với phối cảnh không gian
Thiết kế chưa đẹp hoặc chưa phù hợp Dao động
với phối cảnh không gian từ 1-2 điểm
Khả năng thích ứng với các điều
20 D2 4
kiện vùng, miền
Sử dụng tốt trong các điều kiện vùng,
4
miền khác nhau (khí hậu, thời tiết)
Chỉ sử dụng tốt trong điều kiện vùng, Dao động
miền nhất định từ 0-3 điểm

9
Ví dụ
Điểm số Ví dụ
TT Tiêu chí khoảng
tối đa minh họa
dao động
Nguồn nhân lực quản lý và vận
21 D3 3
hành HTXLNT
Nhân lực quản lý và vận hành hệ
thống gồm kỹ sư môi trường và công 3
nhân
Nhân lực quản lý và vận hành hệ
Dao động
thống gồm kỹ sư kiêm nghiệm và
từ 1-2 điểm
công nhân
Nhân lực quản lý và vận hành hệ Dao động
thống chỉ có công nhân từ 0- 1 điểm
TỔNG SỐ ĐIỂM 100 100
Kết quả đánh giá cuối cùng (điểm số cuối cùng) sẽ được thực hiện theo
phương pháp tính điểm Olympia, nghĩa là sẽ loại trừ điểm số của chuyên gia
cho điểm cao nhất và chuyên gia cho điểm thấp nhất. Sau đó, lấy điểm số
trung bình của tất cả các chuyên gia đánh giá (đã trừ kết quả của các chuyên
gia cho điểm cao nhất và thấp nhất).
Mục đích của việc đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải là lựa
chọn được các công nghệ khuyến khích được áp dụng trong điều kiện Việt
Nam. Vì vậy, điều kiện bắt buộc để áp dụng là chỉ tiêu về “mức độ tuân thủ
quy chuẩn Việt Nam” về xả thải vào nguồn tiếp nhận, thuộc tiêu chí kỹ
thuật, phải có số điểm ít nhất là 10 điểm ( 10). Việc phân loại, xác định sự
phù hợp của các công nghệ xử lý nước thải (công nghệ khuyến khích áp
dụng, có thể áp dụng hoặc không nên áp dụng) được áp dụng theo các điều
kiện được trình bày trong Bảng 1.2.
Bảng 1.2 Điều kiện áp dụng đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý
1. Điều kiện bắt buộc: Tiêu chí I.1 10
2. Tổng điểm: Tổng điểm 50 Không nên áp dụng
50 Tổng điểm 70 Có thể áp dụng
Tổng điểm 70 Khuyến khích áp dụng

Lựa chọn ngành công nghiệp để đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử
lý nước thải
Ba (03) trong số các ngành công nghiệp mang lại lợi ích kinh tế cao và tạo
nên nhiều công ăn việc làm (1) Chế biến Thủy sản, (2) Dệt may và (3) Giấy
và bột giấy. Tuy nhiên hoạt động nhiều năm qua cho thấy, các ngành này
cũng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bởi nước thải không được xử lý
hay xử lý chưa đạt quy chuẩn/tiêu chuẩn. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình
trạng trên, nhưng nguyên nhân quan trọng là việc lựa chọn công nghệ không
phù hợp. Do đó đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải đối với
ba ngành công nghiệp Chế biến Thủy sản, Dệt may, và Giấy và bột giấy

10
được lựa chọn. Việc đánh giá được thực hiện dựa vào hệ thống tiêu chí đã
được đưa ra trong bảng 1.1. Kết quả đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử
lý nước thải đối với ba ngành công nghiệp đã được lựa chọn và đề xuất công
nghệ xử lý nước thải khuyến khích áp dụng trong điều kiện Việt Nam được
trình bày trong phần hai của tài liệu này.
Yêu cầu cần để đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải
Các tổ chức /cá nhân có nhu cầu đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý
nước thải cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có ít nhất một hệ thống xử lý nước thải đang hoạt động;
- Thuyết minh công nghệ (Mẫu tại Phụ lục 1);
- Nội dung và kế hoạch đánh giá hiện trường (Mẫu tại Phụ lục 2);
- Báo cáo kết quả đánh giá hiện trường (Mẫu tại Phụ lục 3);
- Hội đồng chuyên gia đánh giá công nghệ.
Quy trình đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải là hoạt động
xem xét hồ sơ, khảo sát hiện trường, đánh giá tại hiện trường, và kết quả
đánh giá hiện trường của hội đồng đánh giá công nghệ xử lý nước thải.
Để tư vấn cho người sử dụng xem xét, lựa chọn công nghệ xử lý nước thải
phù hợp, các địa phương có thể áp dụng các bước đánh giá sau:
a) Tổ chức/cá nhân đề nghị đánh giá, lập Hồ sơ công nghệ (bao gồm: Thuyết
minh công nghệ; Nội dung và kế hoạch đánh giá hiện trường) và gửi Hồ
sơ tới Cơ quan đánh giá công nghệ.
b) Cơ quan đánh giá công nghệ thành lập và tổ chức họp Hội đồng đánh giá
để xem xét Thuyết minh công nghệ và nội dung, kế hoạch đánh giá hiện
trường (điều chỉnh nội dung và kế hoạch, nếu cần).
c) Tổ chức/cá nhân đề nghị đánh giá phối hợp Đơn vị đánh giá hiện trường
thực hiện Nội dung và kế hoạch đánh giá hiện trường.
d) Đơn vị đánh giá hiện trường phối hợp với tổ chức/cá nhân đề nghị đánh
giá xây dựng Báo cáo đánh giá kết quả hiện trường và gửi tới Cơ quan
đánh giá công nghệ
đ) Cơ quan đánh giá công nghệ tổ chức họp Hội đồng đánh giá toàn bộ
Thuyết minh công nghệ, Báo cáo đánh giá kết quả hiện trường theo các
tiêu chí đã đề ra và xác định mức độ phù hợp của công nghệ xử lý nước
thải.
Sơ đồ đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý nước thải được trình bày
trong Hình 1.1.

11
Tổ chức, cá nhân

Hồ sơ công nghệ

Cơ quan tổ chức
đánh giá công nghệ

Đạt yêu cầu


Thành lập và họp Hội đồng đánh giá

Khảo sát thực tế (nếu cần) Xem xét hồ sơ công nghệ

Điều chỉnh nội dung, kế hoạch đánh giá


hiện trường (nếu cần)

Giám sát đánh giá Cơ quan đánh giá


hiện trường (nếu cần) hiện trường thực hiện

Báo cáo kết quả


đánh giá hiện trường

Hội đồng đánh


e results giáassessment
of site theo tiêu chí

Cơ quan tổ chức
đánh giá công nghệ

Đạt

Công nghệ phù hợp

Hình 1.1 Sơ đồ đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý chất thải

12
Chương 2

Ngành công nghiệp


Chế biến Thủy sản
2.1 Giới thiệu chung

Việt Nam là một trong 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu trên thế giới,
ngành thủy sản hiện tại chiếm 4% GDP, 8% xuất khẩu và 9% lực lượng lao
động (khoảng 3,4 triệu người) của cả nước. Nhóm hàng chủ đạo trong xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam là cá tra, cá basa, tôm và các động vật thân
mềm như mực, bạch tuộc, nghêu, sò,… Trong vòng 20 năm qua ngành thủy
sản luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng từ 10-20% (INEST, 2009). Biểu
đồ thể hiện kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ năm 2008 đến
2011được trình bày trong Hình 2.1.

Hình 2.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam (từ năm 2008 – 2011)
Tuy nhiên, ngành Chế biến Thủy sản cũng là một trong những ngành gây ô
nhiễm nghiêm trọng đến môi trường. Ảnh hưởng của ngành chế biến thủy
sản đến môi trường có sự khác nhau đáng kể, không chỉ phụ thuộc vào loại
hình chế biến, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như quy mô sản xuất,
sản phẩm, nguyên liệu đầu vào, mùa vụ, trình độ công nghệ sản xuất, trình
độ tổ chức quản lý sản xuất…, trong đó yếu tố kỹ thuật, công nghệ và tổ
chức quản lý sản xuất có ảnh hưởng quyết định đến vấn đề bảo vệ môi
trường của từng doanh nghiệp.
Một số tác động đặc trưng của ngành Chế biến Thuỷ sản gây ảnh hưởng đến
môi trường có thể kể đến như sau:
- Ô nhiễm không khí: mùi hôi phát sinh từ việc lưu trữ các phế thải trong
quá trình sản xuất, khí thải từ các máy phát điện dự phòng. Trong các
nguồn ô nhiễm không khí, mùi là vấn đề chính đối với các nhà máy chế
biến thủy sản.
- Chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ quá trình chế biến bao gồm các loại
đầu vỏ tôm, vỏ nghêu, da/mai mực, nội tạng mực và cá,....
- Nước thải sản xuất trong chế biến thủy sản chiếm 85-90% tổng lượng
nước thải, chủ yếu từ các công đoạn: rửa trong xử lý nguyên liệu, chế

15
biến, hoàn tất sản phẩm, vệ sinh nhà xưởng và dụng cụ, thiết bị, và nước
thải sinh hoạt.
Trong các nguồn phát sinh ô nhiễm, nước thải là nguồn gây ô nhiễm nghiêm
trọng đến môi trường bởi phát sinh thể tích nước thải lớn với nồng độ ô
nhiễm cao nếu không được xử lý thích hợp.
2.2 Quy trình công nghệ chế biến thuỷ sản

Công nghệ chế biến của mỗi nhà máy khác nhau, tùy theo loại nguyên liệu,
mặt hàng sản xuất, và yêu cầu chất lượng của sản phẩm. Những nhà máy lớn
thường sản xuất một mặt hàng như nhà máy chế biến cá tra, cá basa hay tôm
đông lạnh, đa số các nhà máy này đều có nguồn nguyên liệu cố định. Các
mặt hàng tổng hợp hoặc các sản phẩm giá trị gia tăng thường thích hợp với
các nhà máy vừa và nhỏ. Các cơ sở sản xuất và chế biến thủy sản có thể đơn
giản hoặc phức tạp hơn ở một số công đoạn nhưng nhìn chung vẫn giống
nhau về công nghệ sản xuất. Một số quy trình tổng quát chế biến cá tra và
basa fillet đông lạnh, tôm và sản phẩm gia tăng được trình bày dưới đây.
Quy trình công nghệ chế biến cá tra và fillet đông lạnh
Quy trình sản xuất bao gồm nhiều công đoạn khác nhau, và qua nhiều công
đoạn rửa nên lượng nước thải phát sinh trong qúa trình sản xuất rất lớn.
Nguyên liệu sau khi được tiếp nhận qua công đoạn rửa sơ bộ để loại bỏ các
tạp chất bám bên ngoài. Sau đó nguyên liệu được chuyển sang công đoạn sơ
chế, tại đây cá được cắt đầu, bỏ vây, mang, nội tạng và được rửa nhiều lần
nữa. Nguyên liệu sau khi rửa sẽ được muối đá sau đó được phân cỡ và xác
định đúng trọng lượng, sắp xếp vào khuôn và đóng gói. Sản phẩm sau khi
đóng gói theo băng chuyền chuyển qua khu vực cấp đông và bảo quản. Quy
trình tổng quát chế biến cá tra và basa fillet đông lạnh được mô tả chi tiết
trong Hình 2.2.

16
Nguyên liệu

Ngâm 1

Cắt tiết

Ngâm 2-Ngâm 3

Fillet - Cân

Rửa 1

Lạng da - Cân

Rửa 2

Sửa cá/Chỉnh hình

Rửa 3

Kiểm tra – Cân

Tạo hình hoàn chỉnh

Rửa 4

Quay bóng

Phân loại - Cân

Rửa 5

Xếp khuôn
Đông IQF

Cấp đông
Tái đông
Tách khuôn

Cân

Đóng gói

Thành phẩm
Hình 2.2 Quy trình tổng quát chế biến cá tra và basa fillet đông lạnh

17
Công nghệ chế biến Surimi
Thuật ngữ surimi của Nhật Bản là một cách nói thông dụng được dùng để
gọi tắt tên của các sản phẩm giả cua hoặc các sản phẩm đặc biệt khác. Surimi
còn được gọi là chả cá, là một loại protein trung tính, được chế biến qua
nhiều công đoạn rửa, nghiền và định hình lại cấu trúc.
Các protein trung tính được làm sạch và trộn với chất tạo đông; sau đó đem
đi cấp đông, nó sẽ hình thành thể gel cứng và đàn hồi. Tính tạo gel, tính giữ
nước và tạo nhũ tương tạo nên cấu trúc để làm nguyên liệu cho việc sản xuất
Kamaboko. Surimi được xuất khẩu và bán với số lượng lớn trên khắp các thị
trường Châu Âu. Từ những năm 80, các nước Tây Âu, Mỹ, Canada, … cũng
đã sản xuất được surimi nhằm cung cấp nhu cầu tại chỗ và khắc phục vấn đề
quản lý nguồn cá trên thế giới, tránh được hiện tượng nguồn cá ngày một cạn
kiệt ở Nhật Bản. Ở Việt nam cũng có nhiều nhà máy sản xuất surimi nhưng
chủ yếu phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu. Quy trình tổng quát chế biến surimi
được mô tả trong Hình 2.3.

Nguyên liệu Xử lý Nghiền ép Rửa

Ép định hình Phối trộn các Khử nước Lọc


phụ gia

Vào khuôn Cấp đông Thành phẩm

Hình 2.3 Quy trình tổng quát chế biến surimi


Công nghệ chế biến tôm đông lạnh
Đối với quy trình chế biến tôm công đoạn rửa tôm và ngâm tôm tạo ra nước
dịch tôm và nước thải có thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm cao. Trong
quá trình chế biến tôm, một số công ty sử dụng dung dịch tripolyphotphat để
ngâm tôm và sau đó dung dịch này được thải bỏ vì thế nước thải thường có
nồng độ photpho cao. Ngoài ra, theo yêu cầu sản xuất quá trình vệ sinh thiết
bị và khu vực sản xuất cũng phát sinh một lượng lớn nước thải chứa các chất
khử trùng. Riêng quá trình lột vỏ, ngắt đầu tôm tạo nên một lượng chất thải
rắn lớn và có kích thước nhỏ, khó thu gom. Quy trình công nghệ chế biến
tôm được mô tả như trong Hình 2.4.

18
Nguyên liệu Tiếp nhận Rửa lần 1 Sơ chế

Đông IQF Rửa lần 3 Ngâm Rửa lần 2

Mạ băng, tái Bao PE, vào


Rà kim loại Đóng thùng
đông hộp

Thành phẩm

Hình 2.4 Quy trình tổng quát chế biến tôm đông lạnh
2.3 Lưu lượng và thành phần nước thải

Trong quá trình chế biến thủy sản, sự khác biệt trong nguyên liệu thô và sản
phẩm cuối liên quan đến sự khác nhau trong quá trình sản xuất, dẫn đến tiêu
thụ nước khác nhau (cá da trơn: 5-7 m3/tấn sản phẩm; tôm đông lạnh: 4-6
m3/tấn sản phẩm; surimi: 20-25 m3/tấn sản phẩm; thuỷ sản đông lạnh hỗn
hợp: 4-6 m3/tấn sản phẩm). Mức độ ô nhiễm của nước thải từ quá trình chế
biến thuỷ sản (CBTS) thay đổi rất lớn phụ thuộc vào nguyên liệu thô (tôm,
cá, cá mực, bạch tuộc, cua, nghiêu, sò), sản phẩm, thay đổi theo mùa vụ, và
thậm chí ngay trong ngày làm việc. Thành phần nước thải của một số loại
hình chế biến thủy sản được trình bày trong Bảng 2.1.
Bảng 2. 1 Thành phần nước thải chế biến thủy sản
Nồng độ
Thủy sản
Chỉ tiêu Đơn vị Tôm Cá da trơn
đông lạnh
đông lạnh (tra-basa)
hỗn hợp
pH - 6,5 - 9 6,5 - 7 5,5-9
SS mg/L 100- 300 500-1.200 50-194
COD mgO2/L 800- 2.000 800- 2.500 694-2.070
BOD5 mgO2/L 500-1.500 500-1.500 391-1.539
Ntổng mg/L 50 - 200 100-300 30-100
Ptổng mg/L 10-120 50-100 3-50
Dầu và mỡ mg/L - 250-830 2.4-100
Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2009

Dựa vào Bảng 2.1 cho thấy thành phần nước thải phát sinh từ chế biến thuỷ
sản có nồng độ COD, BOD5, chất rắn lơ lửng, tổng nitơ và photpho cao.
Nước thải có khả năng phân thủy sinh học cao thể hiện qua tỉ lệ BOD/COD,
tỷ lệ này thường dao động từ 0,6 đến 0,9. Đặc biệt đối với nước thải phát
sinh từ chế biến cá da trơn có nồng độ dầu và mỡ rất cao từ 250 đến 830
mg/L. Nồng độ photpho trong nước thải chế biến tôm rất cao có thể lên đến
trên 120 mg/L.

19
2.4 Công nghệ xử lý nước thải phù hợp đề xuất

2.4.1 Hiện trạng công nghệ xử lý nước thải của ngành Chế biến Thủy sản

Khảo sát 120 nhà máy chế biến thuỷ sản trong cả nước, công nghệ xử lý
nước thải đang được áp dụng đối với ngành chế biến thủy sản bao gồm công
nghệ lọc yếm khí kết hợp hồ sinh học, công nghệ sinh học hiếu khí bùn hoạt
tính lơ lửng hay kết hợp kỵ khí và hiếu khí; hay quá trình hóa lý (keo tụ/tạo
bông hay tuyển nổi kết hợp keo tụ) kết hợp với quá trình sinh học hiếu khí.
Đối với các nhà máy chế biến cá da trơn, nước thải thường có hàm lượng mỡ
cao vì thế trong quy trình công nghệ thường có thêm bước tiền xử lý nhằm
mục đích loại bỏ mỡ và ván mỡ trong nước thải trước khi đi vào công trình
xử lý sinh học. Hiện nay, hầu hết các nhà chế biến thủy sản áp dụng chủ yếu
là công nghệ sinh học hiếu khí bùn hoạt tính lơ lửng. Một số sơ đồ dây
chuyên công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản được trình bày trong
Hình 2.5, 2.6 và 2.7.

Nước thải Song chắn rác Ngăn thu gom Bể điều hòa

Bể khử trùng Bể lắng Bể bùn hoạt tính hiếu khí

Nguồn tiếp nhận Bể chứa bùn


Tuần hoàn bùn
Bùn thải
Hình 2.5 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản áp dụng công nghệ sinh
học hiếu khí với bùn hoạt tính lơ lửng
Nước thải Mương tách dầu & mỡ Máy tách rác

Thiết bị lược rác tinh Bể tiếp nhận

Bể điều hòa Bể tạo bông Bể tuyển nổi

Bể sinh học BHTDB Bể sinh học BHTLL Bể Anoxic

Bể lắng Bể trung gian Bể lọc áp lực

Nguồn tiếp nhận Bể khử trùng

Hình 2.6 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản áp dụng quá trình hoá
lý kết hợp sinh học hiếu khí

20
Nước thải Song chắn rác Ngăn thu gom Bể điều hòa

Bể khử trùng Bể lắng Bể sinh học hiếu khí Bể kỵ khí

Nguồn tiếp nhận Bể chứa bùn


Tuần hoàn bùn

Bùn thải
Hình 2.7 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản áp dụng quá trình sinh
học kỵ khí kết hợp hiếu khí

2.4.2 Công nghệ xử lý nước thải phù hợp đề xuất

Thành phần nước thải phát sinh từ ngành công nghiệp chế biến thủy sản có
chứa chủ yếu là các hợp chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học, hợp
chất nitơ, và photpho cao. Vì thế, phương pháp xử lý sinh học được áp dụng
rất có hiệu quả để xử lý nước thải từ chế biến thủy sản. Các phương pháp
sinh học thường được áp dụng: (1) kết hợp cả hai quá trình kỵ khí và hiếu
khí như cụm bể UASB và bể bùn hoạt tính lơ lửng hiếu khí (activated sludge)
và bể thiếu khí (bể anoxic); (2) xử lý sinh học hiếu khí như cụm bể bùn hoạt
tính lơ lửng hiếu khí (activated sludge) và bể thiếu khí (bể anoxic); (3)
mương oxy hóa. Tùy thuộc vào nguồn tiếp nhận nước thải QCVN 11:2008,
cột B hay Cột A, hay quy định của KCN đối với các nhà máy chế biến thủy
sản nằm trong KCN mà hệ thống xử lý nước thải không cần hoặc cần phải có
các bước tiền xử lý hay quá trình xử lý bậc ba.
Một đặc điểm cần phải quan tâm đối với xử lý nước thải chế biến thủy sản là
hàm lượng dầu & mỡ rất cao, đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến cá da
trơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự không hiệu quả
của các công trình xử lý sinh học phía sau nếu nồng độ dầu & mỡ không
được loại bỏ triệt để. Do đó, công đoạn tách dầu mỡ là bước rất quan trọng
đối với toàn hệ thống xử lý. Các công nghệ được áp dụng trong bước tiền xử
lý bao gồm: (1) mương tách mỡ và bể tuyển nổi áp lực khí hoà tan; (2) kết
hợp quá trình keo tụ/tạo bông và tuyển nổi áp lực khí hoà tan; (3) tuyển nổi
siêu nông kết hợp keo tụ. Đối với quá trình xử lý bậc ba, các phương pháp
áp dụng bao gồm: (1) khử trùng; (2) lọc áp lực và khử trùng; (3) keo tụ/tạo
bông và khử trùng.
Đối với công nghệ chế biến tôm, nồng độ photpho trong nước thải thường rất
cao nên trong dây chuyền công nghệ xử lý, sự kết hợp giữa quá trình keo
tụ/tạo bông và sinh học (kỵ khí, hiếu khí và thiếu khí) được áp dụng rất có
hiệu quả. Quá trình keo tụ/tạo bông được áp dụng như bước ban đầu để loại

21
bỏ các hợp chất photpho, và một phần chất hữu cơ trong nước thải làm giảm
trở ngại cho quá trình sinh học phía sau. Các quá trình sinh học sẽ xử lý các
chất hữu cơ (BOD5) đạt quy chuẩn cho phép.
Bùn phát sinh từ hệ thống xừ lý có thể tái sử dụng làm compost.
Lựa chọn phương pháp xử lý phụ thuộc vào nhiều yếu tố quy chuẩn/tiêu
chuẩn đầu ra, thành phần, lưu lượng của nước thải, và giá thành xử lý.
Những công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản phù hợp được khuyến
khích lựa chọn áp dụng được trình bày trong Hình 2.8.

22
Tiền xử lý

Nöôùc thaûi
Nöôùc thaûi (NT1)
SCRM

SCRT

Hoá thu gom Beå taùch môõ Beå ñieàu hoøa


Xử lý bậc 1: Cụm xử lý hóa lý, tách dầu mỡ và SS
Chaát Polymer
keo tuï
PA 1:
NT1 Nöôùc thaûi
sau laéng (NT2)

Buøn laéng Beå chöùa buøn

Beå keo tuï Beå taïo boâng Beå laéng

PA 2: Chaát Polymer
keo tuï

NT1

Nöôùc thaûi
sau tuyeån noåi (NT2)

Beå tuyeån noåi sieâu noâng/


Beå tuyeån noåi
Beå keo tuï

Maùy neùn khí Boàn taïo aùp

23
Xử lý bậc 2: cụm xử lý sinh học (nước thải sau xử lý đạt QCVN 11: 2008/BTNMT cột B)
PA 1:
Taùi Khí CH4
söû duïng

Bình haáp MTK


thuï khí Nöôùc thaûi
sau laéng (NT3)

THB
NT2 Beå sinh hoïc kî khí Buøn laéng Beå chöùa buøn
Beå sinh hoïc hieáu khí Beå anoxic Beå laéng
(UASB) (buøn hoaït tính lô löûng/ dính baùm)
Beå trung gian

PA 2: MTK
NT2 Nöôùc
sau laéng (NT3)

THB
Buøn laéng Beå
Beå sinh hoïc hieáu khí Beå anoxic Beå laéng chöùa buøn
(buøn hoaït tính lô löûng/dính baùm)
PA 3:
Vuøng thieáu khí

NT2 Nöôùc
sau laéng (NT3)
Vuøng hieáu khí

THB
Buøn laéng Beå
Möông oxi hoùa Beå laéng chöùa buøn

24
Xử lý bậc 3: Cụm xử lý hóa lý (nước thải sau xử lý đạt QCVN 11: 2008/BTNMT loại A)
PA 1: Chaát Polymer NaOCL
keo tuï

Nöôùc thaûi
NT3 sau xöû lyù

Beå
Beå trung gian Beå keo tuï Beå taïo boâng Buøn laéng Beå tieáp xuùc
chöùa buøn
Beå laéng

NaOCL
PA2:

NT3
Ghi chuù:
Ñöôøng nöôùc
Ñöôøng buøn
Nöôùc thaûi
Ñöôøng khí
Beå trung gian Beå loïc aùp löïc sau xöû lyù
Beå tieáp xuùc Ñöôøng hoùa chaát

Hình 2.8 Công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản được khuyến khích áp dụng

25
2.5 Một số công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản được đánh giá
phù hợp

Tổng cục Môi trường đã tiến hành khảo sát 120 nhà máy chế biến thủy sản
trên cả nước, 11 nhà máy được lựa chọn đánh giá sự phù hợp của công nghệ
xử lý nước thải. Dựa vào hệ thống các tiêu chí và thang điểm đánh giá sự
phù hợp của công nghệ xử lý nước thải 03 công nghệ xử lý nước thải với
tổng số điểm lớn hơn 70 được lựa chọn là công nghệ có thể khuyến khích áp
dụng. Việc cho điểm theo tiêu chí và chỉ tiêu của mỗi công nghệ được thực
hiện qua hồ sơ thuyết minh thực tế của công nghệ, kết quả khảo sát thực tế,
kết quả phân tích của ba lần lấy mẫu thực tế tại hiện trường. Kết quả đánh
giá hệ thống xử lý nước thải của 03 công ty chế biến thủy sản có hệ thống xử
lý nước thải được khuyến khích áp dụng được trình bày trong Bảng 2.2.
Bảng 2.2 Kết quả đánh giá hệ thống xử lý nước thải cùa 03 công ty có hệ thống xử
lý nước thải được khuyến khích áp dụng
Số CBTS CBTS CBTS
Tiêu chí/ Nội dung
TT 01 02 03
I Tiêu chí về mặt kỹ thuật 37 36 30
Mức độ tuân thủ các quy định về nước thải
1 15 12 12
(TCVN/QCVN)
Hiệu quả của công nghệ (% loại bỏ chất ô
2 3 2 3
nhiễm)
3 Tuổi thọ, độ bền của công nghệ, thiết bị 3 2 2
Tỷ lệ nội địa hóa của hệ thống công nghệ, thiết
4 3 4 2
bị
5 Khả năng thay thế linh kiện, thiết bị 3 4 3
Khả năng thích ứng khi tăng tải trọng / lưu lượng
6 2 2 2
nước thải
Thời gian xây dựng hệ thống (từ xây dựng đến
7 2 3 2
khi chính thức đưa vào sử dụng)
8 Mức độ hiện đại, tự động hóa của công nghệ 3 3 1
9 Khả năng mở rộng, cải tiến modul của công nghệ 1 1 1
Thời gian tập huấn cho cán bộ vận hành hệ thống
10 nước thải cho đến mức cán bộ vận hành thành 2 3 2
thạo
II Tiêu chí về mặt kinh tế 18 19 22
11 Chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị 7 8 8
12 Chi phí vận hành (tính theo VNĐ/m3 nước thải) 7 8 9
Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa (thiết bị và nguyên
13 4 3 5
liệu)
III Tiêu chí về mặt môi trường 10 12 11
14 Diện tích không gian sử dụng của hệ thống 2 3 3
15 Nhu cầu sử dung nguyên liệu và năng lượng 2 2 2
16 Khả năng tái sử dụng chất thải thứ cấp 2 2 2
17 Mức độ xử lý chất thải thứ cấp 2 3 1

26
Số CBTS CBTS CBTS
Tiêu chí/ Nội dung
TT 01 02 03
Mức độ rủi ro đối với môi trường và giải pháp
18 2 2 3
phòng ngừa, khắc phục khi xảy ra sự cố kỹ thuật
IV Tiêu chí về mặt xã hội 7 8 8
19 Mức độ mỹ học và cảm quan của hệ thống 3 3 2
20 Khả năng thích ứng với các điều kiện vùng, miền 2 3 3
Nguồn nhân lực quản lý và vận hành của hệ
21 2 2 3
thống
Tổng số 72 75 71
Hồ sơ công nghệ của 03 công ty chế biến thủy sản có điểm số cao nhất được
trình bày chi tiết ở phần dưới đây. Để bảo đảm tính khách quan, tên của các
công ty thủy sản đã được mã hoá.
2.5.1 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty chế biến thủy sản 01 (Công
ty CBTS 01), công suất 3.600 m3/ngày đêm

A. Thông tin chung về nhà máy


Sản phẩm: Cá tra fillet đông lạnh
Công suất của nhà máy: 180 tấn nguyên liệu/ngày
Nguyên liệu: Cá tra
Nước thải phát sinh: 20 m3/tấn sản phẩm (3.600 m3/ngày)
B. Tổng quan về hệ thống xử lý nước thải
Thời gian xây dựng: tháng 03 năm 2008
Thời gian vận hành: tháng 10 năm 2008
Thành phần nước thải theo thiết kế
Bảng 2.3 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty CBTS 01
Nồng độ Hiệu quả QCVN 11:2008,
Chỉ tiêu Đơn vị
đầu vào xử lý (%) Cột A
pH - - - 6-9
SS mg/L - - 50
COD mgO2/L 2.400 98 50
BOD5 mgO2/L 1.400 98 30
Ntổng mg/L 520 97 30
Ptổng mg/L 90 96 -
Dầu và mỡ mg/L 66,7 85 10
Coliform MPN/100mL 21 x 104 99 3.000
Ghi chú: “-”: không có giá trị.
Nguồn: Công ty CBTS 01 (2009)

Công nghệ xử lý nước thải


Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải xử lý nước thải của công ty CBTS 01 được
trình bày trong Hình 2.9.

27
Al2(SO4)3 Polymer

MTK

Nöôùc thaûi
SCRM

SCRT

Beå taùch môõ Beå keo tuï


Beå ñieàu hoøa
Hoá thu gom Beå tuyeån noåi sieâu noâng

Boàn
Maùy taïo aùp
neùn khí

NaOCL
Vuøng thieáu khí

Nöôùc thaûi ñaàu ra Vuøng hieáu khí

THB
Beå tieáp xuùc Beå laéng Möông oxi hoùa

Ghi chuù:
Polymer

Ñöôøng nöôùc
MTK
Ñöôøng buøn
Ñöôøng khí
Ñöôøng hoùa chaát Buøn ñaõ taùch nöôùc

Maùy eùp buøn Beå chöùa buøn

Hình 2.9 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của công ty CBTS 01

28
Thuyết minh công nghệ
Nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất được dẫn qua SCR thô dạng xích
có kích thước các khe 5 mm, tại đây các chất thải rắn như vây, xương, đầu cá
được giữ lại và chuyển vào giỏ chứa rác, rác tại đây được công nhân thu gom
thường xuyên khi đầy. Lượng chất thải rắn này được tái sử dụng làm thức ăn
cho cá hoặc gia súc. Sau đó, nước thải được tập trung về hố thu gom lưu
trong khoảng 9 phút, rồi được bơm qua SCR mịn có kích thước 1mm, các
loại chất thải rắn như xương, dè, vây, thịt cá và một phần mỡ được giữ lại và
được thu gom về khu vực lưu trữ chất thải rắn tập trung của nhà máy. Nước
thải từ song chắn rác mịn tự chảy vào bể tách mỡ để loại bỏ các thành phần
dầu mỡ nhẹ có khả năng tự nổi trong nước thải, thời gian lưu trong bể tách
mỡ là 11 phút. Nước thải sau tách mỡ được dẫn sang bể điều hòa bằng cách
tự chảy. Lớp mỡ cá nổi trên bề mặt được thanh gạt váng tự động gạt về
mương thu mỡ và được thu gom tập trung tái sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.
Nước thải trong bể điều hòa được khuấy trộn hoàn toàn nhờ hệ thống máy
thổi khí và phân phối khí với thời gian lưu 7 giờ.
Từ bể điều hòa, nước thải được bơm đến hệ thống xử lý hóa lý bao gồm bể
keo tụ và bể tuyển nổi siêu nông nhằm tạo điều kiện tốt cho quá trình tuyển
nổi các chất khó lắng như như mỡ cá. Nước thải được hòa trộn với phèn
nhôm trên đường ống trước khi vào bể keo tụ. Polymer được châm vào bể
keo tụ và được khuấy trộn bằng cơ khí (cánh khuấy) nhằm tăng kích thước
của bông cặn. Từ bể keo tụ nuớc thải được bơm vào thiết bị tạo áp và theo
chế độ tự chảy qua bể tuyển nổi siêu nông, các bông cặn được kết dính tạo
thành các hạt cặn có kích thước lớn sẽ lắng xuống đáy bể, các bọt khí mịn lôi
cuốn và kết dính các bông cặn nhỏ nổi lên bề mặt. Váng trên bề mặt được
thiết bị gạt bọt bề mặt gạt vào ống đứng trung tâm cùng với cặn lắng đáy bể
được đưa vào bể chứa bùn. Bể tuyển nổi siêu nông kết hợp keo tụ để tách
phần lớn lượng mỡ cá sau khi qua bể tách mỡ trọng lực và SS cũng như
photpho trước khi vào mương ôxy hóa.
Mương oxy hóa làm việc trong chế độ làm thoáng kéo dài với bùn hoạt tính
lơ lửng trong nước thải chuyển động tuần hoàn liên tục trong mương. Hàm
lượng bùn trong mương oxy hóa tuần hoàn duy trì từ 4.000-6.000 mg/L.
Hàm lượng oxy hòa tan (DO) được cung cấp bởi thiết bị cấp khí bề mặt.
Hàm lượng DO trong vùng hiếu khí trên 2,2 mg/L diễn ra quá trình oxy hóa
hiếu khí các chất hữu cơ và nitrate hóa. Trong vùng thiếu khí hàm lượng DO
thấp hơn từ 0,5-0,8 mg/L diễn ra quá trình khử nitrate. Như vậy, tại mương
oxy nước thải di chuyển vòng quanh bể theo chiều quay của máy sục khí bề
mặt, vì vậy không cần bơm tuần hoàn bùn hoạt tính từ vùng hiếu khí về vùng
thiếu khí mà vẫn đảm bảo quá trình khử nitơ.
Hỗn hợp bùn (vi sinh vật) và nước thải sau khi đã trải qua thời gian xử lý
trong mương oxi hóa được dẫn qua bể lắng nhằm tiến hành tách bùn ra khỏi
nước thải bằng phương pháp lắng trọng lực trong thời gian 4 giờ. Nước thải

29
sau khi tách bùn được dẫn qua bể khử trùng. Bùn được tuần hoàn lại mương
oxy hóa nhằm duy trì nồng độ bùn nhất định trong bể, phần bùn dư được
bơm về bể chứa bùn. Nước thải sau xử lý bằng phương pháp xử lý sinh học
qua công đoạn xử lý cuối cùng là khử trùng nước trước khi xả vào nguồn
tiếp nhận. Nước thải được hòa trộn với dung dịch NaOCl bằng thủy lực với
sử dụng vách ngăn để đảm bảo hiệu quả xáo trộn. Thời gian lưu theo tính
toán là 25 phút, coliform đầu ra đạt tiêu chuẩn QCVN 11:2008/BTNMT, cột
A.
Theo định kỳ, bùn từ bể tuyển nổi siêu nông và bể lắng được bơm về bể
chứa bùn. Bể chứa bùn được cấp khí nhằm tiến hành quá trình phân hủy bùn
trong điều kiện hiếu khí. Phần nước thải trong bể chứa bùn được dẫn về bể
tiếp nhận để xử lý lại. Theo định kỳ, bùn từ bể chứa bùn được bơm vào máy
ép bùn nhằm tiến hành quá trình tách nước sau cùng. Nước sau ép bùn được
dẫn về hố thu gom.
Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống xử lý nước thải
Ưu điểm:
Công nghệ xử lý nước thải của Công ty CBTS 01 kết hợp các quá trình xử lý
cơ học, hóa lý và sinh học là hoàn toàn hợp lý. Hệ thống xử lý nước thải của
Công ty CBTS 01 có những ưu điểm sau đây:
- Công đoạn xử lý chính của công nghệ là mương oxy hóa với ưu điểm là
xử lý các hợp chất hữu cơ, nitơ và photpho với hiệu quả cao. Hiệu quả xử
lý đạt BOD5 98% (11 mg O2/L), các hợp chất nitơ, photpho được giảm
đáng kể, và quản lý vận hành không phức tạp.
- Lượng bùn dư phát sinh từ công đoạn xử lý sinh học áp dụng mương oxy
hóa thấp, giảm chi phí xử lý bùn.
- Quá trình tuyển nổi siêu nông kết hợp keo tụ được áp dụng tại nhà máy
đạt hiệu quả cao hơn 90% đối với việc tách triệt để dầu và mỡ, SS trước
khi vào mương oxy hóa làm giảm đáng kể sự cố đối với công trình sinh
học và giảm một phần tải lượng chất hữu cơ đối với công trình xử lý sinh
học.
Nhược điểm:
- Thời gian lưu nước tại mương oxy hóa lớn (27 giờ) nên tiêu thụ năng
lượng cho thổi khí cao. Diện tích xây dựng lớn (dung tích của mương oxy
hóa lớn hơn 3 lần so với công trình bùn hoạt tính lơ lửng nên chiếm nhiều
diện tích đất dẫn đến chi phí đầu tư cao.
- Hệ thống sử dụng nhiều hoá chất, tốn nhiều điện năng cho các thiết bị
máy móc (chi phí điện năng chiếm 77% chi phí vận hành), do đó chi phí
vận hành khá cao (3.600 VNĐ/m3 nước thải).

30
- Công tác quan trắc chất lượng nước thải tại công ty CBTS 01 khá thụ
động do nhà máy không có phòng thí nghiệm phân tích các chỉ tiêu nước
thải.
Giải pháp nâng cao hiệu quả công trình xử lý nước thải của Công ty
CBTS 01
Công nghệ xử lý nước thải của Công ty CBTS 01 tương đối hoàn chỉnh, tuy
nhiên hệ thống vẫn cần phải khắc phục một số nhược điểm của công trình xử
lý cơ học, bao gồm song chắn rác thô và thiết bị lược rác tinh.
- Song chắn rác (SCR) thô: kích thước lỗ của SCR nhỏ trong điều kiện
nhiệt độ thấp mỡ cá bị đông lại và làm bít các khe, dẫn đến nước thải bị
tràn ra ngoài. Dựa vào kích thước của chất rắn, SCR dòng chảy ngang với
kích thước khe là 25-30 mm kết hợp thiết bị cào cặn được đề nghị áp
dụng. Vật liệu chế tạo là thép không rỉ.
- Song chắn rác (SCR) mịn: Tương tự như trên với SCR mịn, kích thước
khe chọn 2,5-5 mm.thay vì sử dụng 1 mm như hiện nay
- Đầu tư một phòng thí nghiệm mini để xác định tối ưu liều lượng hóa chất
và các thông số tối ưu cho các quá trình vận hành hệ thống sinh học.
Đặc tính kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải
Bảng 2.4 Thông số thiết kế các công trình đơn vị của hệ thống xử lý nước thải công
ty CBTS 01
Kích thước Thể tích Tlưu
Công trình đơn vị SL
(m) (m3) (phút)
Hố thu gom 7,5 x 3 x 3 68 01 9
Bể tách dầu và mỡ 8,5 x 2 x 4,7 80 01 11
Bể điều hòa 27,1 x 8,5 x 4,5 1.085 01 415
Bể keo tụ 2,5 x 2,5 x 3 19 01 0,13
Bể tuyển nổi siêu nông 4,5 x 0,9 14 02 8
Mương oxi hóa 47 x 12 x 3,5 1.974 02 1.620
Bể lắng 12 x 12 x 4 576 02 230
Bể khử trùng 10 x 3,1 x 2 62 01 25
Bể chứa bùn 12 x 8,5 x 3 306 01 -
Nhà điều hành 5,2 x 4 - 01 -
Nhà kho 5,2 x 4 - 01 -
Khu vực hóa chất và máy thổi khí 12 x 8 - 01 -
Tổng thời gian xử lý của cả hệ thống theo tính toán là 38,6 giờ;
Tổng diện tích sử dụng là 1.900 m2.
Ghi chú: Các công trình đơn vị đều được xây dựng bằng bê tông cốt thép trừ nhà điều hành và nhà
kho được xây dựng bằng gạch và khu vực hóa chất và máy thổi khí được xây dựng bằng thép.

31
Bảng 2.5 Thông số kỹ thuật của các thiết bị sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải
Công ty CBTS 01
Hạng mục Thông số kỹ thuật SL ĐV Xuất xứ
Hố thu gom
Bơm vận chuyển Q = 150 m3/h; H = 10 m 3 Cái Nhật
Thiết bị lược rác Khe hở KT = 5 mm;
1 Cái Việt Nam
dạng xích kéo Q = 300 m3/h
Bể điều hòa
Khe hở: 1 mm;
Máy lọc rác tinh 1 Cái
Q = 250 m3/h
Q = 8 m3/phút;
Máy thổi khí 2 Cái Nhật
H=5m
Bơm vận chuyển Q = 75 m3/h; H = 10 m 3 Cái Nhật
Đĩa phân phối khí 1 Bộ Mỹ
Bể tuyển nổi siêu D = 4,2 m;
2 Bộ
nông - DAF H = 1,1 m
Bơm tuần hoàn Q = 20 m3/h; H = 50- 60 m 4 Cái Ý
Máy nén khí Q = 750 l/phút 1 Cái VN
Bể phản ứng 1 V = 70 vòng/phút 1 Cái Singapore
Bể phản ứng 2 V = 30 vòng/phút 1 Cái Singapore
Mương oxi hóa
Malaysia/
Máy sục khí bề mặt 4 Cái
Đức
Bể lắng 2
Hệ thống gạt bùn V = 4 vòng/phút 2 Cái Singapore
Bơm bùn tuần hoàn Q = 20 – 25 m3/h; H = 10m 6 Cái Ý
Bơm bùn dư Q = 50 m3/h; H = 10 m 2 Cái Ý
Bể chứa bùn
Bơm bùn đến máy
Q = 4 m3/h; H = 2-3 bar 1 Cái Mỹ
ép bùn
Máy ép bùn Q = 4 m3/h 1 Bộ VN
Hệ thống định lượng hóa chất
Định lượng phèn
Bơm định lượng Q = 200 l/h; H = 5 – 6 bar 2 Cái Ý
Motor khuấy V = 70 vòng/phút 1 Cái
Định lượng
polymer Anion
Bơm định lượng Q = 200 l/h; H = 5-6 bar 1 Cái Ý
Motor khuấy V = 70 vòng/phút 1 Cái Singapore
Định lượng Javen
Bơm định lượng Q = 150 l/h; H = 5-6 bar 2 Cái Ý
Định lượng polymer ép bùn
Bơm định lượng Q = 150 l/h; H = 5-6 bar 2 Cái
Motor khuấy V = 70 vòng/phút 1 Cái
Đồng hồ đo lưu Đan Mạch/
Q = 0 – 180 m3/h 1 Bộ
lượng Anh

32
C. Hiện trạng và quá trình vận hành
Lưu lượng thực tế: 1.500 (m3/ngày) - Thiết kế: 3.600 (m3/ngày)
Điện năng tiêu thụ cho hệ thống xử lý thực tế: 1.690.848 (kWh)
D. Hiệu quả của quá trình xử lý
Kết quả phân tích thực tế từ 3 lần lấy mẫu của hệ thống xử lý được trình bày
trong Bảng 2.6.
Bảng 2.6 Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả của hệ thống xử lý nước
thải của Công ty CBTS 01
Hiệu QCVN
Nồng độ Nồng độ
Chỉ tiêu Đơn vị quả xử 11:2008
đầu vào đầu ra
lý (%) Cột A
pH - 7 -7,1 7,6-7,7 - 6–9
SS mg/L 742-795 4-5 99 -
COD mgO2/L 1960-2320 20-32 99 50
BOD5 mgO2/L 1803-2158 11-27 99 30
Amoni mg/L 22-63 8-13 41-86 10
Cl2 dư mg/L 0,01-0,02 0,05-0,50 - 1
Ptổng mg/L 23-41 4-10 65-87 -
MPN/
Coliform* 6x105-1,2x106 360 -2900 100 3.000
100mL
Ghi chú: “-”: không có giá trị, “*”: QCVN 24:2009 BTNMT
Nguồn: Công ty CBTS 01 (2009)

E. Chế độ vận hành và bảo trì


Lượng hóa chất sử dụng
Bảng 2.7 Hóa chất tiêu thụ cho hệ thống xử lý nước thải của Công ty CBTS 01
Loại Hóa chất Liều lượng sử dụng (kg/ngày)
Polimer anion 1,5
Chất trợ keo tụ
Polimer cation 1
Chất keo tụ Al2 (SO4)3 .18 H2O 60
Chất khử trùng NaOCl 10% 90
Số lượng công nhân vận hành: 05 nhân viên trong đó có 02 nhân viên quản
lý và 03 nhân viên vận hành.

33
Tần suất bảo trì
- Kiểm tra cường độ và điện áp dòng cấp.
- Kiểm tra hiện tượng chảy dầu nhớt của máy thổi khí và
máy nén khí.
- Kiểm tra mức dầu bôi trơn của máy thổi khí, máy nén khí,
Hàng ngày
các motor, xích của máy cào bùn, máy cào váng nổi.
- Kiểm tra tiếng ồn khi chạy máy thổi khí và máy nén khí.
- Kiểm tra nhiệt độ của máy thổi khí.
- Kiểm tra ống hút, ống đẩy của bơm định lượng.
- Kiểm tra hóa chất còn lại trong bồn chứa.
- Kiểm tra độ siết chặt của bulon và miệng tra nhớt của máy
Hàng tháng thổi khí và máy nén khí.
- Kiểm tra độ kín màng loci của ống hút.
- Kiểm tra sức căng của dây curoa.
- Kiểm tra tổng thể để bảo dưỡng bơm.
Hàng năm - Thay dây coroa.
- Thay van 1 chiều cao su ở đầu đẩy.
F. Các thông tin khác
Chi phí đầu tư: 23.000.000.000 VNĐ
Chi phí vận hành thực tế: 3.600 VNĐ/m3 nước thải
2.5.2 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty chế biến thủy sản 02 (Công
ty CBTS 02), công suất 1.200 m3/ngày đêm

A. Thông tin chung về nhà máy


 Sản phẩm: (1) Sản phẩm từ cá basa, cá tra: cá basa nguyên con, cá basa
cắt khoanh, filê cá basa và cá tra, đầu cá basa; (2) Sản phẩm giá trị gia
tăng: ốc bươu nhồi basa, basa cắt sợi tẩm bột, basa cuộn lá chanh, basa
cuộn rau cải, basa kho tộ, basa muối sả ớt, chạo basa, chả basa thì là, chả
đùm basa, …
 Công suất của nhà máy: 70 tấn nguyên liệu/ngày
 Nguyên liệu: Cá basa và cá tra
 Nước thải phát sinh:11,4 m3/tấn sản phẩm (800 m3/ngày)
B. Tổng quan về hệ thống xử lý nước thải
Thời gian xây dựng: năm 2005 (Năm 2008, cải tạo nâng cấp từ hệ thống cũ
có công suất 500 m3/ngày đêm lên 1.200 m3/ngày đêm)
Thời gian vận hành: tháng 7 năm 2009 (Công ty CBTS 02 đã đưa vào sử
dụng hệ thống xử lý nước thải mới được nâng cấp từ hệ thống cũ)

34
Thành phần nước thải theo thiết kế
Bảng 2.8 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty CBTS 02
Nồng độ Hiệu quả xử TCVN 5945:2005
Chỉ tiêu Đơn vị
đầu vào lý (%) Cột A
pH - 6,6 - 6-9
SS mg/L 700 93 50
COD mgO2/L 1.634 97 50
BOD5 mgO2/L 1.250 98 30
Ntổng mg/L 119 87 15
Ptổng mg/L 104 96 4
Ghi chú: “-”: không có giá trị;
Nguồn: Công ty CBTS 02(2009)

Công nghệ xử lý nước thải


Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải xử lý nước thải của công ty CBTS 02 được
trình bày trong Hình 2.10.

35
MTK Pheøn nhoâm-
Polymer

Nöôùc thaûi
SCRM
SCRT

Beå taùch daàu vaø môõ


Beå keo tuï
Beå ñieàu hoøa
Hoá thu gom Beå tuyeån noåi
sieâu noâng

Maùy Boàn
neùn khí taïo aùp

MTK
NaOCL

Beå sinh hoïc Beå sinh hoïc hieáu khí Beå anoxic
Nöôùc thaûi hieáu khí (BHTDB) (BHTLL)
ñaàu ra Beå tieáp xuùc Beå loïc aùp löïc Beå trung gian THB

Beå laéng

Polymer
Ghi chuù:
Beå
Ñöôøng nöôùc troän buøn

Ñöôøng buøn
Ñöôøng khí
Ñöôøng hoùa chaát
Buøn ñaõ taùch nöôùc

Maùy eùp buøn Beå neùn buøn

Hình 2.10 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của công ty CBTS 02

36
Thuyết minh công nghệ
Nước thải được dẫn vào mương tách mỡ có đặt thiết bị lược rác thô, nhằm
giữ lại các chất thải rắn có trong nước thải như xương, da, cá vụn. Các chất
thải rắn bị giữ lại tại thiết bị lược rác được lấy định kỳ để tái sử dụng (bán
cho các nhà máy chế biến bột cá) hoặc đổ bỏ.
Sau đó, nước thải tự chảy vào bể tiếp nhận. Từ đây nước thải được bơm
chìm bơm lên thiết bị lược rác tinh để tách các chất thải rắn có kích thước
nhỏ trước khi tự chảy xuống bể điều hoà. Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa
lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải trước khi đưa vào các
công trình đơn vị phía sau. Thiết bị thổi khí cấp khí vào bể nhằm xáo trộn để
tránh hiện tượng phân huỷ kỵ khí và giải phóng một lượng chlorine dư phát
sinh từ công tác vệ sinh nhà xưởng.
Nước thải từ bể điều hoà được bơm lên bể keo tụ, đồng thời tiến hành châm
phèn nhôm và polymer nhằm thực hiện quá trình keo tụ/tạo bông. Sau đó
nước thải tự chảy qua hệ thống tuyển nổi siêu nông, tại đây hỗn hợp khí và
nước thải được hòa trộn tạo thành các bọt khí mịn dưới áp suất khí quyển,
các bọt khí tách ra khỏi nước đồng thời kéo theo các váng dầu nổi và một số
cặn lơ lửng. Lượng dầu mỡ được tách khỏi nước thải nhờ thiết bị gạt tự động
được dẫn về bồn chứa váng nổi để xử lý như chất thải rắn hoặc làm thức ăn
gia súc. Bể tuyển nổi siêu nông kết hợp quá trình tuyển nổi và keo tụ đạt
hiệu quả loại bỏ SS và dầu mỡ rất cao (có thể đạt > 90%), hiệu quả loại bỏ
photpho của toàn hệ thống cũng được cải thiện nhờ công trình này.
Tiếp theo, nước thải được dẫn qua công trình xử lý sinh học tiếp theo là bể
thiếu khí. Trong môi trường thiếu khí, nitrate trong nước thải được chuyển
hóa thành nitơ tự do, tuy nhiên nước thải thủy sản đầu vào có nồng độ nitrate
rất thấp. Ngoài ra, trong môi trường thiếu khí vi sinh vật có khả năng hấp
phụ photpho cao hơn mức bình thường do photpho lúc này không những chỉ
cần cho việc tổng hợp, duy trì tế bào và vận chuyển năng lượng mà còn được
vi khuẩn dự trữ trong tế bào để sử dụng ở các giai đoạn hoạt động tiếp theo.
Từ bể thiếu khí, nước thải được dẫn sang bể bùn hoạt tính hiếu khí lơ lửng.
Đây là công trình trình chính để xử lý các chất hữu cơ một cách triệt để. Oxy
được cung cấp liên tục cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động. Trong điều kiện
thổi khí liên tục này, quần thể vi sinh vật hiếu khí tồn tại ở trạng thái lơ lửng
(bùn hoạt tính) phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải thành các
hợp chất vô cơ đơn giản như CO2 và nước.
Sau khi qua bể bùn hoạt tính, nước thải được dẫn sang công trình xử lý sinh
học thứ 3 là bể sinh học hiếu khí (bùn hoạt tính dính bám). Bể này có chức
năng xử lý hoàn thiện các hợp chất nitơ, photpho còn lại trong nước thải.
Trong bể được lắp đặt vật liệu lọc bằng nhựa PVC đặt ngập trong nước, lớp
vật liệu này có độ rỗng và diện tích tiếp xúc lớn giữ vai trò làm giá thể cho vi
sinh vật dính bám. Nước thải được phân phối từ dưới lên tiếp xúc với màng
vi sinh vật, tại đây các hợp chất hữu cơ, nitơ (quá trình khử nitrate) được loại

37
bỏ bởi lớp màng vi sinh vật này. Sau một thời gian, chiều dày lớp màng vi
sinh vật dày lên ngăn cản oxy của không khí không khuếch tán vào các lớp
bên trong. Do không có oxy, vi khuẩn yếm khí phát triển tạo ra sản phẩm
phân hủy yếm khí cuối cùng là CH4 và CO2 làm tróc lớp màng ra khỏi vật
cứng rồi bị nước cuốn trôi. Trên bề mặt vật liệu lại hình thành lớp màng mới,
hiện tượng này được lặp đi lặp lại tuần hoàn và nước thải được khử BOD5 và
các chất dinh dưỡng triệt để.
Nước thải sau khi ra khỏi bể bùn hoạt tính dính bám chảy tràn qua bể lắng.
Tại đây, xảy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn (vi sinh vật). Bùn
sau khi lắng được bơm tuần hoàn về bể hiếu khí nhằm duy trì nồng độ vi
sinh vật trong bể. Phần bùn dư được bơm về bể chứa bùn sau đó được tách
nước bằng máy ép bùn. Trong quá trình tách nước, polymer được bổ sung
tạo điều kiện cho quá trình tách nước của bùn được thực hiện dễ dàng hơn.
Phần nước trong sau khi qua bể lắng theo máng tràn tự chảy xuống bể trung
gian. Nước thải từ bể trung gian được bơm cao áp bơm lên bể lọc áp lực
nhằm loại bỏ triệt để phần cặn lơ lửng còn lại trong nước thải. Sau đó, nước
thải được dẫn vào bể khử trùng để loại bỏ vi sinh vật gây bệnh trước khi thải
ra nguồn tiếp nhận. Nước thải sau khi được xử lý bởi hệ thống đạt QCVN
11:2008, Cột A và được xả ra môi trường hay tái sử dụng.
Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống xử lý nước thải:
Ưu điểm:
Đặc điểm của nước thải chế biến thủy sản với nồng độ SS, COD, BOD5 và
dầu mỡ cao, do đó phương pháp xử lý nước thải của Công ty CBTS 02 kết
hợp các quá trình xử lý cơ học, hóa lý và sinh học là hoàn toàn hợp lý. Trong
đó, công trình chính là cụm bể thiếu khí - bể bùn hoạt tính hiếu khí –dính
bám. Trong hệ thống xử lý nước thải, công đoạn tách dầu mỡ đóng vai trò
hết sức quan trọng. Cụm tách dầu mỡ của hệ thống bao gồm mương tách dầu
mỡ và bể tuyển nổi siêu nông với áp lực khí hòa tan kết hợp keo tụ. Bể tuyển
nổi siêu nông là điểm mới của hệ thống xử lý với chiều cao mực nước của bể
tuyển nổi chỉ 1,1 m. Hiệu suất của bể tuyển nổi siêu nông cao hơn bể tuyển
nổi khí hòa tan thông thường. Với công nghệ này, hệ thống xử lý nước thải
của Công ty CBTS 02 có những ưu điểm nổi bật sau đây:
- Công nghệ được thiết kế đảm bảo đạt quy chuẩn/tiêu chuẩn xả thải nguồn
loại A. Nước sau xử lý được sử dụng để tưới cây.
- Hiệu quả xử lý cao đối với các chỉ tiêu quan trọng của nước thải thủy sản,
trong đó hiệu quả xử lý SS > 98%, BOD5 từ 96-98%, hiệu quả xử lý dầu
mỡ gần như 100%, nitơ từ 47-70% và photpho từ 76-94%.
- Chi phí vận hành thấp 2.500 VNĐ/m3 nước thải so với các công nghệ xử
lý nước thải tương đương (về hiệu quả và quy định xả thải).

38
- Chi phí đầu tư xây dựng và lắp đặt thiết bị vừa phải: 5.000.000 VNĐ/m3
nước thải.
- Diện tích đất xây dựng khá thấp (0,38 m2/m3 nước thải).
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm về hiệu quả xử lý, chi phí đầu tư xây dựng - lắp đặt
thiết bị, chi phí vận hành và mức độ sử dụng đất, hệ thống xử lý nước thải
của Công ty CBTS 02 vẫn có một số nhược điểm sau:
- Bể thiếu khí được đặt trước bể bùn hoạt tính hiếu khí lơ lửng nhưng
không có dòng tuần hoàn nước từ bể hiếu khí về bể thiếu khí nên hiệu
quả xử lý nitơ của bể thiếu khí rất thấp.
- Do nước thành phần nước thải dao động rất lớn nên bể điều hòa có thời
gian lưu nước 6 giờ là khá thấp, do đó làm giảm khả năng điều hòa nồng
độ nước thải. Đồng thời trong trường hợp các công trình xử lý gặp sự cố
cần phải dừng hoạt động thì với thời gian lưu nước, bể điều hòa khó có
thể đáp ứng được nhu cầu lưu nước thải của nhà máy trong một ngày hoạt
động bình thường.
- Bể lọc áp lực được thiết kế dự phòng trong trường hợp bể lắng làm việc
không hiệu quả. Tuy nhiên rất khó nhận biết khi nào bể lắng làm việc
không hiệu quả.
- Về mặt vận hành, hệ thống được quản lý và vận hành (kiêm nhiệm) bởi
cán bộ kỹ thuật của công ty. Tuy nhiên, vì thiếu chuyên môn về công
nghệ xử lý nước thải nên trong công tác vận hành vẫn còn hạn chế, đặc
biệt là theo dõi và khắc phục các sự cố vi sinh.
- Nhà máy không có phòng thí nghiệm phân tích các chỉ tiêu nước thải.
Tần suất quan trắc hệ thống là 2 năm/lần, đảm bảo tuân thủ quy định về
môi trường, tuy nhiên tần suất như vậy là là quá ít để theo dõi sự ổn định
của hệ thống.
Giải pháp nâng cao hiệu quả công trình xử lý nước thải của Công ty
CBTS 02
Dựa vào kết quả đánh giá công nghệ xử lý nước thải thủy sản tại nhà máy
CBTS 02, công nghệ xử lý nước thải được đề xuất một số thay đổi dưới đây:
- Cụm xử lý sinh học vẫn sử dụng kết hợp quá trình bùn hoạt tính hiếu khí
và quá trình thiếu khí. Việc cải tạo cụm xử lý sinh học có thể được thực
hiện theo hướng thay đổi chức năng của bể thiếu khí thành bể bùn hoạt
tính hiếu khí. Như vậy hệ thống sẽ sử dụng quá trình bùn hoạt tính hiếu
khí 2 bậc với tổng thời gian lưu nước gần 12 giờ, và được tiếp nối bởi bể
bùn hoạt tính dính bám (thực hiện quá trình khử nitrate).

39
- Ngoài ra, nhà máy cần cho các cán bộ vận hành tham gia các khoá đào
tạo về vận hành hệ thống xử lý nước thải hoặc tuyển cán bộ đảm nhiệm
công tác quản lý hệ thống xử lý nước thải có chuyên môn về môi trường.
Đặc tính kỹ thuật của hệ thống xử lý
Bảng 2.9 Thông số thiết kế các công trình đơn vị của hệ thống xử lý nước thải

Kích thước Thể tích


Công trình đơn vị SL Tlưu (phút)
(DxRxH) (m) (m3)
Mương tách dầu và mỡ 2,0 x 1,0 x 1,0 2 01 2
Hố thu gom 2,5 x 2,0 x 1,6 8 01 9,6
Bể điều hòa 11,2 x 6,5 x 4,1 299 01 360
Bể keo tụ 1,5 x 1,0 x 2,4 4 01 4,3
Bể tuyển nổi siêu nông 3,8 x 2,5 11 01 14
Bể thiếu khí 6,5 x 5,4 x 4,0 140 01 169
Bể bùn hoạt tính hiếu khí 16,8 x 6,5 x 4,1 448 01 537
Bể bùn hoạt tính hiếu khí
6,5 x 6,5 x 4,0 169 01 203
dính bám
Bể lắng sinh học 10,0 x 4,0 314 01 203
Bể trung gian 2,9 x 1,.9 x 2,7 15 01 18
Bể lọc áp lực 3,0 x 2,0; vlọc=10m/h 14 01 18
Bể tiếp xúc 6,5 x 2,0 x 4,5 59 01 70
Bể nén bùn 6,5 x 2,0 x 4,5 59 01 -
Nhà đặt máy ép bùn 10,0 x 2,5 x 2,8 - 01 -
Nhà điều hành 10,8 x 3,0 x 4,0 - 01 -
Tổng thời gian xử lý của toàn quy trình: 30 giờ
Tổng diện tích sử dụng: 450 m2
Ghi chú: Các công trình đơn vị đều được xây dựng bằng bê tông cốt thép, bể lọc áp lực được
cấu tạo bằng thép, nhà điều hành được xây dựng bằng gạch, nhà đặt máy ép bùn có mái che
bằng tôn

40
Bảng 2.10 Thông số kỹ thuật của các thiết bị sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải
Công ty CBTS 02
Năm
Xuất
Tên thiết bị SL Thông số kỹ thuật sản
xứ
xuất
Hố thu gom
Máy tách rác thô 01 VN 2006
Bơm nước thải chìm 02 Q = 60 m3/h; H = 7 m G8/EU 2006
Q = 50 - 60 m3/h;
Thiết bị lọc rác tinh 01 VN 2006
Khe hở: 2 mm
Bể điều hòa
Q = 2,3 m3/phút;
Máy thổi khí bể điều hòa 02 G8/EU 2006
H = 4,5 m
Hệ thống đĩa phân phối khí 01 D = 120 mm Mỹ 2006
Bơm nước thải chìm 02 Q = 50 m3/h; H = 8 m G8/EU 2006
Bể keo tụ
Thiết bị trộn tĩnh 01 Q = 50 m3/h VN 2006
Motor khuấy ĐL 2006
01
Cánh khuấy VN 2006
Bể tuyển nổi
Máy nén khí 01 ĐL 2006
Bồn tạo áp 01 DxL=1.000x1.600 mm VN 2006
Thiết bị gạt dầu tự động 01 VN 2006
Bơm tuần hoàn tạo áp 02 Q = 30 m3/h; H = 40 m G8/EU 2006
Bể Unoxic
Máy khuấy trộn chìm 01 H (sâu) = 4 m G8/EU 2006
Bể sinh học hiếu khí (BHTLL - BHTDB)
Q = 9,12 m3/phút;
Máy thổi khí 03 G8/EU 2006
H = 4,5 m
Hệ thống đĩa phân phối khí 01 D = 270 mm Mỹ 2006
Hệ thống vật liệu dính bám 01 Nhựa PVC VN 2006
Bể lắng bùn sinh học
G8/EU
Máy gạt bùn bể lắng 01 KT khung gạt: 10 m 2006
VN
Máng răng cưa 01 SUS304 VN 2006
Ống lắng trung tâm 01 RxH=1.500x1.600 mm VN 2006
Bơm tuần hoàn 02 Q = 30 m3/h; H = 7 m G8/EU 2006
Bể lọc áp lực
Bơm cao áp 02 Q = 50 m3/h; H = 40 m G8/EU 2006
Bể nén bùn
Bơm bùn 01 Q = 5 m3/h; H = 8 m G8/EU 2006
Máy ép bùn 01 Q = 4 m3/h ĐL 2006
Hệ thống pha hóa chất
Bồn chứa hóa chất 03 V = 1000 L VN 2006
Bơm định lượng 03 Q = 200 lít/phút G8/EU 2006
Tủ điều khiển 01 HQ 2006

41
C. Hiện trạng và quá trình vận hành
Lưu lượng thực tế: 1.000 (m3/ngày) - Thiết kế: 1.200 (m3/ngày)
Điện năng tiêu thụ cho hệ thống xử lý thực tế: 845 (kWh/ngày)
D. Hiệu quả của quá trình xử lý
Kết quả phân tích thực tế từ 3 lần lấy mẫu của hệ thống xử lý được trình bày
trong Bảng 2.11.
Bảng 2.11 Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả của hệ thống xử lý
nước thải của Công ty CBTS 02

Nồng độ Nồng độ Hiệu quả QCVN 11:2008


Chỉ tiêu Đơn vị
đầu vào đầu ra xử lý (%) Cột A
pH - 7,1-7,1 7,6-7,7 - 6-9
SS mg/L 456-494 4-8 98-99 -
COD mgO2/L 1.600-1.775 20-32 98-99 50
BOD5 mgO2/L 1.491-1.728 11-30 98-99 30
Amoni mg/L 24,7-35,9 8-25 28-48 10
Clo dư mg/L KPH-0,01 KPH-0,07 - 1
Ptổng mg/L 27,5-52,3 3-10 64-94 -
6
MPN/ 1,5 x 10
Coliform* 360-2.600 100 3.000
100mL - 2,4 x 106
Ghi chú: “-”: không có giá trị; “*” QCVN 24:2009, cột A.
Nguồn: Công ty CBTS 02 (2009).

E. Chế độ vận hành và bảo trì


Lượng hóa chất sử dụng
Bảng 2.12 Hóa chất tiêu thụ cho hệ thống xử lý nước thải của Công ty CBTS 02

Loại Hóa chất Liều lượng sử dụng (kg/năm)


Chất trợ keo tụ Polimer 1.080
Hóa chất keo tụ Al2 (SO4)3.18H2O 77.760
Hóa chất khử trùng NaOCl 6.480

Số lượng công nhân vận hành: 07 nhân viên trong đó có 03 nhân viên có
trình độ cao đẳng được công ty tư vấn – thiết kế, chuyển giao công nghệ đào
tạo.

42
Tần suất bảo trì
- Nguồn điện cung cấp có bình thường không
Hàng ngày - Cánh bơm có bị chèn bởi các vật lạ hay không
- Động cơ máy bơm có bị cháy hay không
Hàng tuần Đo độ cách điện của bơm.
Máy bơm Kiểm tra độ nhạy của bơm va đo lưu lượng bơm
Hàng tháng
và điều chỉnh lại bằng van
Kiểm tra tổng thể máy như: độ cách điện, dòng
Hàng quý
làm việc, lưu lượng, công suất máy thực tê.
Hàng năm Kiểm tra tổng thể để bảo dưỡng bơm.
- Kiểm tra mực dầu và kiểm tra máy khi có tiếng
Hàng ngày
kêu hay rung động lạ
- Làm sạch bộ lọc đầu hút và các bộ phận bên
Hàng tuần ngoài máy thổi khí.
- Thử van an toàn bằng tay
Máy thổi - Kiểm tra độ rò của toàn bộ hệ thống khí
khí Hàng tháng
- Kiểm tra dầu bôi trơn và thay thế nếu cần thiết.
- Thay dầu nhớt.
- Kiểm tra đồng hồ áp lực
Hàng quý
- Kiểm tra và vệ sinh bộ phận giảm thanh (tiêu
âm) ở đầu đẩy
- Thay dây coroa và van 1 chiều cao su ở đầu
Hàng năm
đẩy
F. Các thông tin khác
Chi phí đầu tư: 6.000.000.000 VNĐ
Chi phí vận hành thực tế: 2.030 VNĐ/m3 nước thải.

2.5.3 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty chế biến thủy sản 03 (Công
ty CBTS 03), công suất 400 m3/ngày đêm

A. Thông tin chung về nhà máy


- Sản phẩm: các loại thủy sản đã chế biến
- Công suất của nhà máy: 2500 tấn/năm
- Nguyên liệu: các loại thủy sản
- Nước thải phát sinh: 50 m3/tấn sản phẩm (400 m3/ngày)

43
B. Tổng quan về hệ thống xử lý nước thải
Thời gian vận hành: tháng 8 năm 2008.
Thành phần nước thải theo thiết kế
Bảng 2.13 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty CBTS 03

Nồng độ Hiệu quả xử TCVN 5945:2005


Chỉ tiêu Đơn vị lý (%)
đầu vào Cột B
pH - 6,9 - 5,5-9
SS mg/L 240 58 100
COD mgO2/L 1860 96 80
BOD5 mgO2/L 1610 97 50
Ptổng mg/L 85 93 6
Ntổng mg/L 115 74 30
Ghi chú: “-”: không có giá trị
Nguồn: Công ty CBTS 03 (2009)

Công nghệ xử lý nước thải


Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải xử lý nước thải của công ty CBTS 03 được
trình bày trong Hình 2.11.

44
NaOH PAC
MTK

Nöôùc thaûi
MB
SCRM
SCRT

Hoá thu gom Beå taùch daàu vaø môõ


Beå keo tuï Beå taïo boâng
Beå ñieàu hoøa Beå trung gian

Ghi chuù:
NaOCL MTK
Ñöôøng nöôùc
Ñöôøng buøn
Ñöôøng khí
Ñöôøng hoùa chaát
Beå sinh hoïc hieáu khí (BHTLL)
THB Beå tuyeån noåi
Nguoàn tieáp nhaän
Beå laéng
Beå tieáp xuùc MB

Maùy Boàn
MB neùn khí taïo aùp
Xe huùt buøn
Coâng ty xöû lyù buøn

Beå chöùa buøn Ngaên chöùa buøn

Hình 2.11 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của công ty CBTS 03

45
Thuyết minh công nghệ
Nước thải sản xuất được thu gom sau đó dẫn qua SCR thô vào hố thu gom
nước thải sau đó nước thải tự chảy sang bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng
nước thải đầu vào. Trong bể điều hòa có lắp hệ thống sục khí để xáo trộn đều
nhằm tránh hiện tượng lắng cặn trong bể. Sau đó nước thải được bơm đến
SCRM để loại bỏ lượng chất thải rắn có kích thước nhỏ hơn còn lại trước khi
dẫn sang bể tách mỡ. Tại bể tách mỡ nước thải được tách các váng mỡ có
trong nước thải để tăng hiệu quả xử lý cho các công trình đơn vị phía sau và
tránh làm tắt đường ống trong hệ thống xử lý. Phần váng mỡ sau khi gạn lọc
được vớt bỏ cùng với chất thải rắn đã lược bỏ sau khi qua SCR thô và SCR
mịn. Nước thải sau đó chảy sang bể trung gian nhằm ổn định dòng chảy
trước khi chảy qua bể tuyển nổi. Tại bể trung gian, nước thải được bơm bằng
2 bơm trục ngang lên bể keo tụ, đồng thời bổ sung hóa chất để điều chỉnh pH
đồng thời châm thêm chất keo tụ PAC trên đường ống thông qua thiết bị
phối trộn tĩnh. Nước thải từ bể keo tụ chảy sang bể tạo bông, trong bể này sử
dụng thiết bị khuấy trộn cơ khí (hệ thống cánh khuấy) nhằm tăng hiệu quả
của quá trình tạo bông.
Sau quá trình này nước thải tự chảy sang bể tuyển nổi. Khí nén hòa tan được
cung cấp nhằm tăng hiệu quả tuyển nổi các bông cặn có trọng lượng nhỏ và
tiến hành thu váng nổi trên mặt bằng hệ thống cào di động.
Nước trong sau quá trình tuyển nổi tự chảy sang hai bể bùn hoạt tính hiếu
khí để tiếp tục xử lý các chất hữu cơ có trong nước thải. Tại đây khí oxy
được cung cấp vào bể thông qua hai máy thổi khí làm việc luân phiên để vi
sinh vật có thể hoạt động và phát triển sinh khối. Sau khi được xử lý tại bể
bùn hoạt tính hiếu khí nước tự chảy vào bể lắng đứng thông qua ống dẫn
nước thải vào ống trung tâm. Bể lắng có nhiệm vụ lắng bùn vi sinh đã sinh ra
trong quá trình xử lý hiếu khí trong bể bùn hoạt tính hiếu khí bằng phương
pháp trọng lực. Nước sau khi lắng tự chảy vào bể tiếp xúc. Tại đây dung dịch
NaOCl được bơm định lượng vào để khử trùng nước, loại bỏ vi sinh vật gây
bệnh trước khi xả ra môi trường. Nước thải sau xử lý đạt theo QCVN
11:2008, Cột B.
Phần bùn sau khi lắng được thanh gạt bùn tập trung vào ngăn chứa bùn, theo
định kỳ bơm hút bùn bơm vào bể chứa bùn. Một phần bùn được bơm tuần
hoàn trở về bể bùn hoạt tính hiếu khí để tiếp tục quy trình xử lý. Bể chứa bùn
giữ lại lượng bùn từ bể lắng, bể tuyển nổi và một số cặn trong quá trình súc
rửa bể. Tại bể chứa bùn xảy ra quá trình nén bùn và lượng nước sau khi lắng
được đưa về bể điều hòa tiếp tục xử lý, phần bùn sau khi nén được xe hút
bùn định kỳ hút vận chuyển đến bãi chôn lấp vệ sinh.

46
Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống xử lý nước thải
Ưu điểm:
Hệ thống xử lý nước thải của Công ty CBTS 03 có những ưu điểm:
- Hiệu quả xử lý khá cao đối với các chỉ tiêu chính của nước thải thủy sản,
trong đó hiệu quả xử lý SS khoảng 80%, hiệu quả xử lý COD khoảng
94% và BOD5 là 97%.
- Công trình xử lý sinh học gồm hai bể bùn hoạt tính hiếu khí (hai đơn
nguyên). Như vậy, nếu trong trường hợp một trong hai bể gặp sự cố về vi
sinh thì hệ thống vẫn có thể tiếp tục hoạt động với đơn nguyên còn lại
trong thời gian khắc phục sự cố.
- Chi phí đầu tư xây dựng và lắp đặt thiết bị vừa phải 4.500.000 VNĐ/m3
nước thải.
Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm về hiệu quả xử lý cặn lơ lửng và chất hữu cơ, và
chi phí vận hành, hệ thống xử lý nước thải của Công ty CBTS 03 còn tồn tại
một số nhược điểm sau:
- Nước thải chế biến thủy sản thường có nồng độ nitơ cao, nhưng hệ thống
chỉ có công trình xử lý hiếu khí và thiếu công trình xử lý thiếu khí để khử
nitơ. Do đó nồng độ tổng nitơ đầu ra khó có thể đạt được quy chuẩn xả
thải.
- Chi phí vận hành (3.200 VNĐ/m3 nước thải) là khá cao so với các hệ
thống xử lý nước thải khác tương đương về yêu cầu chất lượng nước thải
sau xử lý đồng thời sử dụng nhiều thiết bị động lực hơn.
- Về mặt vận hành, hệ thống được quản lý và vận hành (kiêm nhiệm) bởi
cán bộ kỹ thuật của công ty. Tuy nhiên, vì không có chuyên môn về công
nghệ xử lý nước thải nên trong công tác vận hành công nghệ vẫn không
đảm bảo, đặc biệt là theo dõi và khắc phục các sự cố vi sinh.
- Nhà máy không có phòng thí nghiệm phân tích các chỉ tiêu nước thải.
Tần suất quan trắc hệ thống là 2 năm/lần, đảm bảo tuân thủ quy định về
môi trường, tuy nhiên tần suất như vậy là là quá ít để theo dõi sự ổn định
của hệ thống.
Giải pháp nâng cao hiệu quả công trình xử lý nước thải của Công ty
CBTS 03
Trong hai bể bùn hoạt tính hiếu khí, có thể cải tạo bể số 2 thành bể anoxic để
cải thiện hiệu quả xử lý nitơ (khử nitrate). Ngoài ra, nhà máy cần cho các
cán bộ vận hành tham gia các khoá đào tạo về vận hành hệ thống xử lý nước
thải hoặc tuyển cán bộ đảm nhiệm công tác quản lý hệ thống xử lý nước thải
có chuyên môn về môi trường. Đầu tư một phòng thí nghiệm mini để xác
định tối ưu liều lượng hóa chất và các thông số tối ưu cho các quá trình vận
hành hệ thống sinh học.

47
Đặc tính kỹ thuật của các công trình xử lý và các thiết bị chính
Bảng 2.14 Thông số thiết kế của các công trình đơn vị hệ thống xử lý nước thải của
công ty CBTS 03
Kích thước Thể tích Tlưu
Công trình đơn vị SL
(DxRxH) (m) (m3) (phút)
Bể tách váng mỡ 3,3 x 1,5 x 1,0 5 01 5
Bể điều hòa 4,5 x 9,0 x 2,0 79 01 540
Bể keo tụ 1,5 x 1,5 x 3,0 6,8 01 160
Bể tạo bông 1,5 x 1,5 x 3,0 6,8 01 230
Bể tuyển nổi 45
Bể bùn hoạt tính hiếu khí 11,4 x 4,9 x 3,5 195,5 02 500
Bể lắng 3,2 x 3,2 x 3,5 36 01 335
Bể khử trùng 3,99 x 1,0 x 1,9 7,6 01 80
Ngăn chứa bùn 1,5 x 1,0 x 3,6 5.4 01 -
Bể chứa bùn 4,9 x 3,9 x 3,1 59 01 -
Bể pha hoá chất NaOH 1,0 x 1,25 1 01 -
Bể pha hoá chất NaOCl 1,0 x 1,25 1 01 -
Bể pha hoá chất PAC 1,0 x 1,25 1 01 -
Nhà điều hành 9,0 x 4,5 x 4,0 162 01 -
Tổng thời gian xử lý của toàn quy trình: 31,5 giờ
Tổng diện tích sử dụng: 210 m2
Ghi chú: Đa số các công trình đơn vị đều được xây dựng bằng bê tông cốt thép trừ nhà điều
hành được xây dựng bằng gạch, vật liệu cấu tạo của bể NaOH, bể PAC là Inox 304 và bể
NaOCl là FRP.
Bảng 2.15 Thông số kỹ thuật các thiết bị sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải của
Công ty CBTS 03
Xuất
Tên thiết bị SL Thông số kỹ thuật
xứ
Bể điều hòa
Máy lượt rác thô 01 Q = 17 m3/h VN
Hệ thống phân phối khí 01 Ống PVC khoan lỗ 2 mm VN
Bơm nước thải 1 02 Q= 15 – 20 m3/h, H = 14 m Nhật
Thiết bị lượt rác tinh 01 Q = 17 m3/h; KT khe = 1 mm VN
Bể keo tụ
Bơm nước thải 2 02 Q = 20 m3/h; H = 10 m Nhật
Bộ phối trộn tĩnh 04 Vật liệu: Inox VN
Bể tạo bông
Motor khuấy, cánh khuấy 01 Motor giảm tốc: 1 HP VN/ĐL
Bể tuyển nổi
Hệ thống cào váng nổi di động 01 Motor giảm tốc: 1Hp VN
Motor gạt bùn 01 Công suất: 3 Hp ĐL
Bồn áp lực 01 D x H = 0.7 x 1.5 m VN
Máy nén khí 01 Công suất: 3 Hp ĐL

48
Xuất
Tên thiết bị SL Thông số kỹ thuật
xứ
Bể thu bùn
Hệ thống máng tràn 01 - VN
Ống phân phối 01 - VN
Tấm chắn hướng dòng 01 - VN
Bể sinh học hiếu khí
Máy thổi khí 02 Q = 200 – 250 m3/h Czech
Hệ thống phân phối khí 01 Q = 200 l/phút.đĩa Mỹ
Giá thể vi sinh 02 Vật liệu: Plastic VN
Thiết bị tách vật liệu đệm 01 L x B = 5.7 x 5.7 m VN
Bể lắng
Hệ thống máng tràn 01 - VN
Ống phân phối 01 - VN
Thanh gạt bùn 01 - VN
Bơm tuần hoàn bùn 01 Q = 15 – 20 m3/h; H = 15 m Nhật
Ngăn chứa bùn
Bơm bùn 01 Q = 8 m3/h; H = 14 m Nhật
Hệ thống định lượng hóa chất
Bơm định lượng 04 Q = 100 l/h Mỹ
Bơm hút bùn 01 Công suất: 1,5 Hp Ý
Thùng pha chế và tiêu thụ hóa
04 Dung tích thùng:1000L VN
chất
C. Hiện trạng và quá trình vận hành
Lưu lượng thực tế: 400 (m3/ngày) – Thiết kế: 400 (m3/ngày)
D. Hiệu quả của quá trình xử lý
Kết quả phân tích thực tế từ 3 lần lấy mẫu của hệ thống xử lý được trình bày
trong Bảng 2.16.
Bảng 2.16 Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả của hệ thống xử lý
nước thải của Công ty CBTS 03
QCVN
Nồng độ Nồng độ Hiệu quả
Chỉ tiêu Đơn vị 11:2008
đầu vào đầu ra xử lý(%)
Cột B
pH - 6,46-6,94 7,15-7,51 - 5,5 – 9
SS mg/L 225-240 35-58 75-84 90
COD mgO2/L 2223-2254 75-84 96-97 90
BOD5 mgO2/L 1785-1840 44-49 97-98 45
MPN/
Coliform* 16x104 180-1.700 100 5.000
100mL
Ghi chú: “-”: không có giá trị;”*” QCVN 24:2009/BTNMT
Nguồn: Công ty CBTS 03 (2009).

49
E. Chế độ vận hành và bảo trì
Lượng hóa chất sử dụng
Bảng 2.17 Hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải của Công ty CBTS 03
Loại Hóa chất Liều lượng sử dụng (g/m3 nước thải)
Chất trợ keo tụ Polimer 3,75
Chất keo tụ PAC 200
Chất khử trùng NaOCl 10% 5-8
Số lượng công nhân vận hành: 02 nhân viên trình độ kỹ sư, đã được đào tạo
về sử dụng thiết bị và vận hành hệ thống.
Tần suất bảo trì
- Kiểm tra cường độ và điện áp dòng cấp.
- Kiểm tra hiện tượng chảy dầu nhớt của máy thổi khí và máy nén
khí.
- Kiểm tra mức dầu bôi trơn của máy thổi khí, máy nén khí, các
Hàng ngày motor, xích của máy cào bùn, máy cào váng nổi.
- Kiểm tra tiếng ồn khi chạy máy thổi khí và máy nén khí.
- Kiểm tra nhiệt độ của máy thổi khí.
- Kiểm tra ống hút, ống đẩy của bơm định lượng.
- Kiểm tra hóa chất còn lại trong bồn chứa.
Hàng tháng - Kiểm tra độ siết chặt của bulon và miệng tra nhớt của máy thổi
khí và máy nén khí.
- Kiểm tra độ kín màng loci của ống hút.
- Kiểm tra sức căng của dây curoa.
Hàng năm - Kiểm tra tổng thể để bảo dưỡng bơm.
- Thay dây coroa.
- Thay van 1 chiều cao su ở đầu đẩy.
F. Các thông tin khác
Chi phí đầu tư: 1.800.000.000 VNĐ
Chi phí vận hành thực tế: 3.200 VNĐ/m3 nước thải.

50
Một số hình ảnh về công trình xử lý trong hệ thống xử lý nước thải
ngành chế biến thủy sản

Hố thu Song chắn rác thô

Song chắn rác mịn Bể điều hòa

Cụm bể tuyển nổi siêu nông Bể bùn hoạt tính hiếu khí lơ lửng

Bể lắng Bể lọc áp lực

Hình 2.12 Hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản của Công ty CBTS 02, công
suất 1.200 m3/ngàyđêm

51
52
Chương 3

Ngành Công nghiệp Dệt may

53
3.1 Giới thiệu chung

Trong những năm gần đây sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp
Dệt may đã góp một phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế chung của cả
nước. Ngành công nghiệp Dệt may không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
trong nước mà còn thu được một lượng ngoại tệ lớn nhờ xuất khẩu. Mặt
khác ngành dệt may còn giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lao động
(2.5 triệu người). Theo thống kế năm 2009, hiện có khoảng gần 2.000 doanh
nghiệp dệt may trên toàn quốc, trong đó quốc doanh là 307 doanh nghiệp,
còn lại là các công ty cổ phần, TNHH, liên doanh và 100% vốn nước ngoài.
Hàng năm ngành dệt may đóng góp khoảng 31% tổng sản lượng ngành công
nghiệp, đứng thứ hai sau ngành dầu khí, chiếm 19,8% tổng kim ngạch xuất
khẩu và khoảng 41% kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp (Vitas,
2009).
Song song với sự phát triển mạnh mẽ của ngành là vấn đề ô nhiễm môi
trường phát sinh từ quá trình sản xuất. Hàng năm ngành Dệt may thải vào
môi trường một lượng nước lớn nước thải với nồng độ ô nhiễm cao do nước
thải chưa được xử lý hoặc đã xử lý nhưng chưa đạt quy chuẩn/tiêu chuẩn
môi trường.
3.2 Quy trình công nghệ sản xuất

Chuỗi giá trị của ngành công nghiệp Dệt may toàn cầu thông thường được
phân chia thành năm phân khúc chính gồm: sản xuất nguyên liệu thô; sản
xuất nguyên phụ liệu; may; xuất khẩu và phân phối bán lẻ. Tùy theo quy mô
của các nhà máy dệt may, tính chất của nguyên liệu thô, yêu cầu của sản
phẩm, trình độ công nghệ mà công nghệ sản xuất của các nhà máy là khác
nhau. Nhìn chung một công nghệ sản xuất khép kín bao gồm bốn công đoạn
chính. Các công đoạn chính trong quá trình sản xuất của ngành Dệt may và
dòng thải được trình bày trong Hình 3.1.
Nước

Nguyên liệu thô Sợi Dệt Vải thô

Hóa chất trợ,


Bụi; thuốc nhuộm, nướcthải,
Bụi, ồn Vụn sợi, hơi hóa chất
Vụn sợi Nước thải

Sản phẩm May Nhuộm/hoàn tất

Bụi, ồn Nước thải, Khí thải,


Hơi hóa chất
Hình 3.1 Các công đoạn chính và phát sinh dòng thải của ngành Dệt may

55
Trong 4 công đoạn của ngành dệt may, công đoạn nhuộm và hoàn tất thường
được tách riêng trong quá trình sản xuất. Đối với các nhà máy lớn thường
bao gồm cả bốn công đoạn, còn đối với các nhà máy vừa và nhỏ chỉ có hai
hoặc một công đoạn (dệt và nhuộm hay nhuộm).
Tùy theo quy mô của cơ sở dệt nhuộm, tính chất của sợi nguyên liệu, tính
chất của sợi sản phẩm, trình độ công nghệ mà công đoạn nhuộm và hoàn tất
tại mỗi cơ sở có sự khác biệt nhiều hay ít. Tổng quan về quy trình nhuộm và
hoàn tất được trình bày trong Hình 3.2.

Hồ Dệt Nấu Giặt


Sợi, vải

Giặt Nhuộm Giặt Tẩy Trung hòa

Vắt nước Hồ hoàn tất Sấy khô Sản phẩm

Hình 3.2 Quy trình công nghệ nhuộm và hoàn tất

Dòng thải phát sinh theo quy trình công nghệ sản xuất

. Trong quá trình sản xuất của ngành Dệt may tiêu thụ rất
nhiều nước, nguyên liệu thô, nhiên liệu và năng lượng. Vì thế nhiều loại chất
thả ợ

ô mhiễ . Tổng quan về
nguồn gốc phát sinh chất thải và các tác động đến môi trường của ngành Dệt
may được trình bày trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1 Nguồn gốc chất thải và tác động đến môi trường của ngành dệt may

Nguồn gốc Chất thải chính


Hoạt động của nhà máy sợi Bụi; tiếng ồn
Hoạt động của nhà máy dệt Bụi; tiếng ồn; nước thải
Hoạt động của nhà máy nhuộm Nước thải ô nhiễm nặng (BOD, COD, SS và
hoàn tất độ màu…); hơi hoá chất; nhiệt dư; tiếng ồn
Hoạt động của xí nghiệp may Chất thải rắn; nhiệt dư; tiếng ồn
Hoạt động của lò hơi, lò gia nhiệt Khí thải giàu SO2; nhiệt dư
Hoạt động của máy nén Tiếng ồn; nhiệt dư
Nguồn: Tổng công ty dệt may Việt Nam (2003).

56
3.3 Lưu lượng và thành phần nước thải

Trong các nguồn phát sinh ô nhiễm từ ngành Dệt may, nước thải là mối quan
tâm đặc biệt do quá trình nhuộm và hoàn tất sử dụng một lượng lớn nguyên
liệu thô, nước, thuốc nhuộm và chất trợ nhuộm. Tiêu thụ nước trong quá
trình nhuộm dao động rất lớn từ 16-900 m3 cho một tấn sản phẩm (Loan
2008). Tiêu thụ nước đối với một số loại vải khác nhau được trình bày trong
Bảng 3.2.
Bảng 3.2 Lượng nươc tiêu thụ đối với một số loại vải trong ngành dệt may
Loại vải Lượng nước tiêu thụ (m3/ tấn sản phẩm)
Vải cotton 80-240
Vải cotton dệt thoi 70-180
Len 100-250
Vải polyacrylic 10-70
Nguồn: Tổng công ty dệt may Việt Nam (2003).

Hầu như tất cả các công đoạn của quá trình nhuộm và hoàn tất đều phát sinh
nước thải, thành phần nước thải thường không ổn định, thay đổi theo loại
thiết bị nhuộm, nguyên liệu nhuộm, khi sử dụng các loại thuốc nhuộm khác
nhau có bản chất và màu sắc khác nhau. Nước thải nhuộm thường có độ
nhiệt độ, độ màu và COD cao. Nước thải phát sinh từ nhà máy dệt nhuộm
thường khó xử lý do cấu tạo phức tạp của thuốc nhuộm cũng như nhiều loại
thuốc nhuộm và trợ nhuộm được sử dụng trong quá trình nhuộm và hoàn tất.
Thành phần nước thải dệt nhuộm được trình bày trong Bảng 3.3.
Bảng 3.3 Thành phần nước thải Dệt nhuộm
Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ
pH - 8,6 - 9,8
0
Nhiệt độ C 36 – 52
Độ màu Pt-Co 350 – 3710
SS mg/L 69 – 380
COD mgO2/L 360 – 2448
BOD5 mgO2/L 200 – 1450
Ntổng mg/L 22 – 43
Ptổng mg/L 0,9- 37,2
Cr6+ mg/L 0,093 – 0,364
Pb mg/L KPH-0,007
Cd mg/L KPH-0,00025
Hg mg/L KPH
As mg/L KPH-0,013
Nguồn: Centema, 2010.

57
3.4 Công nghệ xử lý nước thải phù hợp đề xuất

3.4.1 Hiện trạng công nghệ xử lý nước thải của ngành Dệt may

Dựa vào số liệu thu thập và khảo sát của 120 doanh nghiệp Dệt may trong cả
nước, công nghệ xử lý đang áp dụng tại các nhà máy Dệt may bao gồm bốn
loại chính: (1) kết hợp hoá lý (keo tụ/tạo bông) và lọc; (2) kết hợp hoá lý và
sinh học hiếu khí hay ngược lại; (3) kết hợp hoá lý, sinh học hiếu khí và hoá
lý; (4) kết hợp hoá lý, sinh học và lọc (lọc cát hay than hoạt tính).

. Trong dây chuyền công nghệ xử lý của


một số công ty
công trình đơn vị đầu tiên củ thải.
Hầ ợc khả công đoạ

.
Tùy thuộc vào vị trí của các nhà máy nằm trong hay ngoài khu công nghiệp
và nguồn tiếp nhận nước thải, công nghệ xử lý áp dụng thay đổi để đáp ứng
với tiêu chuẩn hay quy chuẩn xả thải. Những doanh nghiệp dệt may (quy mô
nhỏ) nằm trong khu công nghiệp (đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập
trung), nước thải thường phải được xử lý đạt tiêu chuẩn của KCN trước khi
thải vào hệ thống thoát nước của KCN (tiêu chuẩn này thường tương ứng với
TCVN 5945: 2005, cột C) công nghệ thường được áp dụng đối với các nhà
máy này là hóa lý kết hợp với lắng lọc để giảm thiểu hàm lượng chất hữu cơ,
độ màu và chất rắn lơ lửng có trong nước thải, tuy nhiên hầu nước thải sau
xử lý hết đều không đạt được tiêu chuẩn của KCN.
Đối với các nhà máy dệt may (quy mô vừ ) nằm trong khu công
nghiệp (chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung), hay những nhà
máy nằm bên ngoài KCN nước thải phải được xử lý đạt tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN 5945:2005, loại A hay B hay QCVN 13:2008, cột A hay B tùy thuộc
vào nguồn tiếp nhận. Để đạt được tiêu chuẩn/quy chuẩn cột B công nghệ xử
lý nước thải dệt nhuộm với kết hợp giữa hoá lý (keo tụ/tạo bông) và hiếu khí
là công nghệ tương đối phổ biến đang được áp dụng tại hầu hết tại các nhà
máy dệt may.
3.4.2 Công nghệ xử lý nước thải phù hợp đề xuất

Xử lý nước thải dệt nhuộm bao gồm nhiều phương pháp khác nhau, mỗi
phương pháp đạt một hiệu quả nhất định đối với một vài chất ô nhiễm tương
ứng. Công nghệ xử lý nước thải được áp dụng nhằm loại bỏ các thành phần
như nhiệt độ, độ màu, chất rắn lơ lửng (SS), COD, BOD5 và kim loại nặng.
ệt nhuộ rong hệ thống xử lý
nước thải dệt nhuộ ợc sử dụng như là

58
công trình đơn vị đầu tiên củ
ạn tiếp theo củ . Đối với nguồn
nguyên liệu thô được sử dụng trong quá trình sản xuất là polyester và hỗn
hợp cotton/polyester quá trình keo tụ/tạo bông thường được áp dụng trước
công đoạn sinh học. Quá trình này được thiết kế để loại bỏ SS, độ màu, một
phần chất hữu cơ hoà tan, và kim loại nặng. Quá trình sinh học tiếp theo bao
gồm kỵ khí kết hợp hiếu khí hay hiếu khí cho hiệu quả cao đối với xử lý
nước thải dệt may. Xử lý sinh học kỵ khí với UASB hay EGSB được áp
dụng và quá trình sinh học hiếu khí được áp dụng là bùn hoạt tính lơ lửng,
bùn hoạt tính với vật liệu dính bám. Quá trình sinh học ại bỏ
may , và BOD5. Công đoạn
xử lý bậc ba được áp dụng bao gồm: (1) keo tụ/tạo bông và khử trùng; (2)
lọc (lọc cát và than hoạt tính) và khử trùng; (3) oxy hoá nâng cao (ozone
hay Fenton) và hiệu chỉnh pH về trung tính. Quá trình xử lý bậc 3 được áp
dụng để xử lý triệt để các chất ô nhiễm còn lại trong nước thải hay tái sử
dụng.
Đối với nguồn nguyên liệu là cotton, công nghệ xử lý ngược lại với nguyên
liệu là polyester và hỗn hợp cotton/polyester là quá trình sinh học trước quá
trình hoá lý. Công đoạn xử lý bậc ba tương tự như trên với áp dụng quá trình
(1) lọc (lọc cát và than hoạt tính) và khử trùng; (2) oxy hoá nâng cao (ozone
hay Fenton) và hiệu chỉnh pH về trung tính.
Những doanh nghiệp dệt may (quy mô nhỏ) nằm trong khu công nghiệp (đã
xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung), nước thải thường phải được xử
lý đạt tiêu chuẩn của KCN trước khi thải vào hệ thống thoát nước của KCN
(tiêu chuẩn này thường tương ứng với TCVN 5945: 2005, cột C) quá trình
keo tụ/tạo bông kết hợp sinh học hay ngược lại để loại bỏ hàm lượng chất
rắn lơ lửng, một phần chất hữu cơ và độ màu của nước thải.
Bùn phát sinh từ quá trình keo tụ/tạo bông và phần bùn dư từ bể hiếu khí
được lưu giữ trong bể chứa bùn và bùn được giảm thể tích với áp dụng máy
ép bùn hay lọc để tách nước và giao cho công ty có chức năng xử lý.
Lựa chọn của công nghệ xử lý phù hợp phụ thuộc vào nguyên liệu thô sử
dụng trong quá trình dệt nhuộm, thành phần đầu vào, quy chuẩn xả thải, chí
phí đầu tư, vận hành và diện tích đất cần sử dụng. Một số sơ đồ công nghệ
xử lý nước thải khuyến khích áp dụng được trình bày trong Hình 3.3 và 3.4.

59
Xử lý bậc 1 : cụm xử lý hóa lý (nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải vào MLTN của KCN)

Hoùa chaát Hoùa chaát


keo tuï - chænh pH trôï keo tuï
Nöôùc thaûi
MTK
sau laéng (NT1)
Nöôùc thaûi Thaùp giaûi nhieät

SCR
Buøn Beå
Beå keo tuÏ Beå taïo boâng laéng chöùa buøn
Beå laéng

Beå ñieàu hoøa

Xử lý bậc 2: cụm xử lý sinh học ((nước thải sau xử lý đạt QCVN 13:2008, cột B)
PA 1: Taùi Khí CH4
söû duïng

Bình haáp
thuï khí
MTK
Nöôùc thaûi
chænh pH chaát
dinh döôõng sau laéng (NT2)

NT1

THB
Beå sinh hoïc Beå sinh hoïc hieáu khí
Beå trung gian kò khí UASB/EGSB Buøn laéng Beå chöùa buøn
(BHTLL/BHTDB) Beå laéng
PA 2: MB

Chaát
dinh döôõng+
chænh pH MTK
Nöôùc thaûi
NT1
sau laéng (NT2)

THB

Beå sinh hoïc hieáu khí Buøn laéng Beå chöùa buøn
(BHTLL) Beå laéng
MB

60
Xử lý bậc ba: (nước thải sau xử lý đạt QCVN13:2008, cột A)

Polymer
Hoùa chaát
PA1: keo tuï+
NaOCL
chænh pH

NT2
Nöôùc thaûi
sau xöû lyù

Buøn laéng Beå chöùa buøn


Beå trung gian Beå keo tuï Beå taïo boâng Beå tieáp xuùc
Beå laéng

PA 2:

NaOH
Acid FeCl3 H2O2

Nöôùc thaûi
sau xöû lyù
NT2

Buøn laéng Beå


Beå oxy hoaù (Fenton) Beå ñieàu chænh pH
Beå trung gian chöùa buøn
Beå laéng

61
Xử lý bậc ba (nước thải sau xử lý đạt QCVN 13:2008, cột A)

PA 4:
Maùy ozone

NT2 Ghi chuù:


Ñöôøng nöôùc
Ñöôøng buøn
MB Nöôùc thaûi Ñöôøng khí
Beå trung gian Beå loïc aùp löïc Beå suïc khí ozone sau xöû lyù Ñöôøng hoùa chaát

PA3:
Chaát keo Polymer
tuï + chænh pH

NT2

Nöôùc thaûi
MB Beå loïc aùp löïc Beå loïc sau xöû lyù
Buøn laéng Beå Beå trung gian than hoaït tính
Beå keo tuï Beå taïo boâng chöùa buøn
Beå laéng

Hình 3.3 Công nghệ xử lý nước thải đối với nguồn nguyên liệu là polyester và hỗn hợp cotton/polyester được khuyến khích áp dụng

62
Xử lý bậc 1: Cụm xử lý sinh học (nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải vào MLTN của KCN)
PA1:
1:
Taùi Khí CH4
söû duïng

Bình haáp

Thaùp giaûi nhieät


thuï khí
MTK MTK

Nöôùc thaûi Nöôùc thaûi


sau laéng (NT1)

SCRT Chaát dinh


döôõng+ chænh pH
THB
Beå sinh
Buøn laéng Beå chöùa buøn
Hoá thu gom hoïc kò khí UASB Beå sinh hoïc hieáu khí
Beå ñieàu hoøa MB Beå laéng
Beå trung gian / EGSB lôû löûng/dính baùm
PA2:

MTK
Thaùp giaûi nhieät
Chaát

Nöôùc thaûi dinh döôõng+


chænh pH MTK

Nöôùc thaûi
SCRT Chaát dinh sau laéng (NT1)
döôõng+ chænh pH

Hoá thu gom


Beå ñieàu hoøa THB

Beå sinh hoïc hieáu khí Buøn laéng Beå


Beå trung gian (BHTLL) Beå laéng chöùa buøn
MB

63
Xử lý bậc 2 ; Cụm xử lý hoá lý và hoá học (nước thải sau xử lý đạt QCVN 13:2008, cột B)
PA1:
Hoùa chaát Hoùa chaát
keo tuï+ trôï keo tuï
chænh pH

NT1
Nöôùc thaûi
sau laéng (NT2)

Buøn laéng Beå chöùa buøn


PA 2: Beå keo tuï Beå taïo boâng Beå laéng
Chaát Polymer
keo tuï

NT1

Nöôùc thaûi
sau tuyeån noåi (NT2)

Beå tuyeån noåi sieâu noâng/


Beå tuyeån noåi
Beå keo tuï

Maùy neùn khí Boàn taïo aùp

Xử lý bậc 3 : Cụm xử lý hoá lý, hoá học và hấp phụ (nước thải sau xử lý đạt QCVN 13:2008, cột A)
PA 1:
NaOH
Acid FeCl3 H2O2

Nöôùc thaûi
sau xöû lyù
NT2

Buøn laéng Beå


Beå oxy hoaù(Fenton) Beå ñieàu chænh pH
Beå trung gian chöùa buøn
Beå laéng

64
PA 2: Ghi chuù:
Maùy ozone Ñöôøng nöôùc
Ñöôøng buøn
Ñöôøng khí
NT2
Ñöôøng hoùa chaát

MB Nöôùc thaûi
Beå trung gian Beå loïc aùp löïc Beå suïc khí ozone sau xöû lyù

PA3:

Chaát keo Polymer


tuï + chænh pH

NT2

Nöôùc thaûi
MB Beå loïc aùp löïc Beå loïc sau xöû lyù
Buøn laéng Beå Beå trung gian than hoaït tính
Beå keo tuï Beå taïo boâng chöùa buøn
Beå laéng

Hình 3.4 Công nghệ xử lý nước thải đối với nguồn nguyên liệu là cotton được khuyến khích áp dụng

65
3.5 Một số công nghệ xử lý nước thải ngành Dệt may được đánh giá phù
hợp

Dựa vào hướng dẫn đánh giá sự phù hợp của 16 công nghệ xử lý nước thải ,
3 công nghệ có tổng số điểm lớn nhất được lựa chọn để đánh giá. Việc cho
điểm theo từng chỉ tiêu của mỗi công nghệ được thực hiện qua hồ sơ thuyết
minh thực tế của công nghệ, kết quả khảo sát thực tế, kết quả phân tích của
ba lần lấy mẫu thực tế tại hiện trường, và phương pháp chuyên gia. Kết quả
đánh giá hệ thống xử lý nước thải cùa ba công ty có hệ thống xử lý nước thải
được khuyến khích áp dụng được trình bày trong Bảng 3.4.
Bảng 3.4 Kết quả đánh giá của 03 công ty có hệ thống xử lý nước thải được khuyến
khích áp dụng

Số
Tiêu chí/ Nội dung DM01 DM02 DM03
TT
I Tiêu chí về mặt kỹ thuật 35 41 38
Mức độ tuân thủ các quy định về nước thải
1 10 15 15
(TCVN/QCVN)
Hiệu quả của công nghệ (% loại bỏ chất ô
2 3 3 3
nhiễm)
3 Tuổi thọ, độ bền của công nghệ, thiết bị 5 4 5
Tỷ lệ nội địa hóa của hệ thống công nghệ,
4 1 1 1
thiết bị
5 Khả năng thay thế linh kiện, thiết bị 4 4 0
Khả năng thích ứng khi tăng tải trọng/lưu
6 3 3 3
lượng nước thải
Thời gian xây dựng hệ thống (từ xây dựng
7 4 4 4
đến khi chính thức đưa vào sử dụng)
8 Mức độ hiện đại, tự động hóa của công nghệ 2 2 3
Khả năng mở rộng, cải tiến modul của công
9 0 2 1
nghệ
Thời gian tập huấn cho cán bộ vận hành hệ
10 thống nước thải cho đến mức cán bộ vận 3 3 3
hành thành thạo
II Tiêu chí về mặt kinh tế 19 15 16
11 Chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị 5 7 2
3
Chi phí vận hành (tính theo VNĐ/m nước
12 9 3 8
thải)

66
Số
Tiêu chí/ Nội dung DM01 DM02 DM03
TT
Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa (thiết bị và
13 5 5 6
nguyên liệu)
III Tiêu chí về mặt môi trường 11 9 13
14 Diện tích không gian sử dụng của hệ thống 2 3 3
15 Nhu cầu sử dung nguyên liệu và năng lượng 4 1 3
16 Khả năng tái sử dụng chất thải thứ cấp 1 1 2
17 Mức độ xử lý chất thải thứ cấp 1 1 2
Mức độ rủi ro đối với môi trường và giải
18 pháp phòng ngừa, khắc phục khi xảy ra sự 3 3 3
cố kỹ thuật
IV Tiêu chí về mặt xã hội 8 8 10
19 Mức độ mỹ học và cảm quan của hệ thống 3 3 3
Khả năng thích ứng với các điều kiện vùng,
20 4 4 4
miền
Nguồn nhân lực quản lý và vận hành của hệ
21 1 1 3
thống
Tổng số 73 73 77

Để bảo đảm tính khách quan, tên của ba công ty được mã hoá. Ba công nghệ
xử lý nước thải khuyến khích áp dụng được trình bày dưới đây.

3.5.1 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty dệt may 01 (Công ty DM 01),
công suất 5.000 m3/ngày đêm

A. Thông tin chung về nhà máy


Sản phẩm: Vải dệt kim
Công suất của nhà máy: 680 tấn vải dệt kim/tháng
Nguyên liệu: vải thô cotton
Nước thải phát sinh: 3.800 m3/ngày đêm
B. Tổng quan về hệ thống xử lý nước thải
Thời gian xây dựng: 2003 (cải tạo 02 lần vào 12/2008 và từ 12/2009 đến
03/2010)
Thời gian vận hành: tháng 4 năm 2010

67
Thành phần nước thải theo thiết kế
Bảng 3.5 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty DM 01

Nồng độ Nồng độ Hiệu quả xử lý


Chỉ tiêu Đơn vị
đầu vào đầu ra (%)
o
Nhiệt độ C 30 30 -
pH - 4,4 7,4 -
Độ màu Pt-Co 492 67 86
COD mgO2/L 192 91 53
BOD5 mgO2/L 76 46 40
SS mg/L 48 21 55
Cu mg/L 0,02 KPH -
6+
Cr mg/L 0,10 KPH -
Dầu khoáng mg/L 0,20 0,08 60
Ghi chú: “-”: không có giá trị;
Nguồn: Công ty DM 01 (2010)

Công nghệ xử lý nước thải


Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải xử lý nước thải của công ty DM 01 được
trình bày trong Hình 3.5.

68
Hoùa chaát chænh pH MTK
(NaOH/H2SO4)

MTK

Thaùp giaûi nhieät

Nöôùc thaûi

SCRT Beå trung gian Beå sinh hoïc hieáu khí


Beå sinh hoïc hieáu khí (BHTLL)
(BHTDB)
Ngaên tieáp nhaän Beå ñieàu hoøa

Polymer, NaOCL PAC

Nöôùc thaûi ñaàu ra


Beå Beå keo tuï
Hoà chöùa nöôùc sau xöû lyù Beå laéng taïo boâng
MB
Beå laéng MB

Polymer

Beå troän buøn


Ghi chuù:
Ñöôøng nöôùc
Ñöôøng buøn
Ñôn vò xöû lyù Buøn ñaõ Ñöôøng khí
taùch nöôùc
MB Ñöôøng hoùa chaát
Maùy eùp buøn
Beå neùn buøn

Hình 3.5 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của Công ty DM 01

69
Thuyết minh công nghệ

ối tiế
ể.

60o ới 40o

ợp cho quá trình xử


lý sinh học phía sau.
cụm bể xử lý sinh học với 5 bể bùn
hoạt tính hiếu khí lơ lửng và 3 bể bùn hoạt tính dính bám. Nồng độ
với nồng độ trong bể được duy trì khoảng 2.000 mg MLVSS/L.
VSV k ợc cung cấp đầy đủ oxy.

hoạt tính với vật liệ ắp đặ (vật


liệu là tấm nhự ều kiện thuận lợ ể
.

. Bùn từ bể lắng
được đưa sang bể ừ bể
ề cụm xử lý sinh họ
để tách nướ ừ máy ép bùn t ợ
tiếp tục xử lý.
ợ ụ để hòa trộn hóa chất
keo tụ với nước thải, sau đó tại bể tạo bông polymer được thêm vào để tăng
kích thước của các bông cặn. Hóa chất khử trùng cũng được châm vào bể tạo
bông nhằm mục đích loại bỏ vi sinh vật gây bệ

ất khử trùng sử dụng là NaOCl.


Sau quá trình tạ . Tại bể
lắng, bông cặn được tách khỏi nước thải dưới tác dụng của trọng lực. Nướ
ếp tục chảy qua mương tiếp xúc và cuố
chứa, nước từ hồ chứa được chảy vào mạng lướ ủ
2 và cuố
Vải
ột B QCV
.

70
Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống xử lý nước thải
Ưu điểm:
- Công nghệ xử lý nước thải thích hợp với loại hình sản xuất với nguyên
liệu cotton.
- Nước thải sau xử lý đạt QCVN 13:2008/BTNMT, cột B.
- Công nghệ ít sử dụng hóa chất vì quá trình xử lý hóa lý sau quá trình xử
lý sinh học.
- Chi phí vận hành ở mức có thể chấp nhận được (9.900 VNĐ/ m3 nước
thải), chi phí điện năng tiêu thụ cho hệ thống xử lý nước thải thấp (550
VNĐ/m3 nước thải).
Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm về hiệu quả xử lý, chi phí điện năng và hóa chất, hệ
thống xử lý nước thải của Công ty DM 01 vẫn tồn tại một số nhược điểm
sau:
- Thời gian lưu nước trong cụm 3 bể bùn hoạt tính quá dài, tổng cộng
khoảng 64 giờ dẫn đến chi phí đầu tư xây dựng cao đồng thời tốn nhiều
diện tích xây dựng công trình. Thời gian lưu nước quá lâu với nồng độ
chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học trong nước thải thấp không
đủ nguồn thức ăn cho vi sinh vật gây ra hiệu quả xử lý giảm và chết của
vi sinh vật. Thời gian thổi khí 64 giờ làm tăng chi phí vận hành do tiêu
thụ năng lượng.
- Bể keo tụ (phản ứng) với thời gian lưu nước dài (24 phút) gây mất tác
dụng của quá trình phản ứng và không hiệu quả cho bể tạo bông. Hiệu
quả khử trùng hay tẩy màu không có hiệu quả khi NaOCl được bổ sung
vào cùng với hoá chất keo tụ.
- Chi phí đầu tư xây dựng và lắp đặt thiết bị khá cao (6.300.000 VNĐ/m3
nước thải).
- Hiệu quả sử dụng đất của hệ thống tương đối thấp (0,9 m2/m3 nước thải).
Giải pháp nâng cao hiệu quả công trình xử lý nước thải của Công ty DM
01
Công nghệ xử lý nước thải của công ty DM 01 được đề xuất một số thay đổi
như sau:
- Trong dây chuyền công nghệ, cụm bể sinh học với thời gian lưu nước quá
dài (64 giờ) gây lãng phí năng lượng cũng như không tăng hiệu quả xử lý.
Kết quả phân tích COD, BOD5 đầu vào và đầu ra của cụm 9 bể sinh học
của công nghệ xử lý cho thấy hiệu quả hầu như không đáng kể. Do đó có
thể áp dụng thay thế bể bùn hoạt tính với thời gian lưu nước từ 64 giờ

71
giảm còn 8-10 giờ. Với việc giảm thời gian lưu nước sẽ giảm chi phí điện
năng và tăng hiệu quả xử lý của công trình xử lý sinh học.
- Cải tạo bể keo tụ với thời gian lưu nước giảm xuống 1-3 phút. Hoá chất
NaOCl không châm cùng với hoá chất keo tụ.
- Sử dụng hồ chứa nước thải sau xử lý như là bể tiếp xúc và hoá chất khử
trùng NaOCl được châm vào đầu hồ chứa.
Đặc tính kỹ thuật của các công trình xử lý và các thiết bị chính
Bảng 3.6 Thông số thiết kế các công trình đơn vị hệ thống xử lý nước thải của Công
ty DM 01

Kích thước Thể tích


Công trình đơn vị SL Tlưu (phút)
(DxRxH) (m) (m3)
1 17 x 12 x 5 1.020 01
922
2 17 x 15 x 5 1.275 01
3x4x5 60 01 17

48 x 65 x 5 15.600 09 3.750
d
20 x 17 x 5 1.700 01 480
32 x 6 x 5 660 01 180
) 2 x 4,7 x 5 42 01 24
(bể tạo
2 x 4,7 x 5 42 01 24
bông)
23 x 7 x 5 550 01 317
1,9 x 1,3 x 3,5 8 01 4
1,9 x 1,3 x 3,5 8 01 4
1,9 x 2,9 x 5 27 01 8
21 x 9 x3,5 600 01 346
chứa bùn 6 x 4,7 x 5 141 01 -
9,7 x 4,7 x 5 228 01 -
7 x 5 x 3,5 123 01 -
Ghi chú: Tất cả các công trình đơn vị đều được xây dựng bằng bê tông cốt thép

72
Bảng 3.7 Thông số kỹ thuật các thiết bị của hệ thống xử lý nước thải của Công ty
DM 01

Năm
Tên thiết bị SL Xuất xứ
ti sản xuất
Bể điều hòa
2 7,5 2006 ĐL
2 15 2004 -
1 10 2003 ĐL
Thiết bị 2 0,25 2005 HK
Bể sinh học hiếu khí
ể sinh học 2 37,5 2004 ĐL
150 0 2008 -
2 2,5 2008 -
9 0 2008 -
Bể keo tụ
3 1,5 2004 -
Bể tạo bông
2 1 2004 -
Cụm hóa chất
Shuneiko 8 0,13 2005 ĐL
Bơ 6 0,13 2005 ĐL
Xử lý bùn
; Q=8-10 m3/h 1 5 2008 -
10 1,5 2004 -
12 1 2004 -

C. Hiện trạng và quá trình vận hành


Lưu lượng thực tế: 3.800 m3/ngày - Thiết kế: 5.000 m3/ngày
Lượng bùn phát sinh thực tế: 15-25 tấn/tháng
D. Hiệu quả của quá trình xử lý
Kết quả phân tích thực tế từ 3 lần lấy mẫu của hệ thống xử lý được trình bày
trong Bảng 3.8.

73
Bảng 3.8 Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả của hệ thống xử lý nước
thải của Công ty DM 01

QCVN
Nồng độ Nồng độ Hiệu quả
Chỉ tiêu Đơn vị 13:2008
đầu vào đầu ra xử lý (%)
Cột B
Nhiệt độ o
C 41 - 43 31 - 36 - 40
pH - 7,7 - 8,5 6,8 - 7,1 - 5,5 – 9
Độ màu,
Pt-Co 901 - 3.134 10 - 96 93 - 100 150
pH = 7
BOD5 mgO2/L 245 - 520 9 - 45 82 - 97 45
COD mgO2/L 540 - 800 16 - 64 88 - 97 135
SS mg/L 36 - 69 2 - 10 72 - 96 90
Dầu mỡ
mg/L 8,8 - 14,3 0,9 - 1,4 84 - 94 4,5
khoáng
Cr6+ mg/L 0,264-0,364 0,004-0,072 73 - 99 0,09
Cr3+ mg/L 0,695 - 1,08 0,071-0,232 67 - 93 0,9
Cu mg/L 0,094-0,103 0,041-0,05 52 - 70 1,8
MPN/
Coliform* - 15.102 -7 5.103 - 5.000
100mL
Ghi chú: “-“: không có giá trị, “*”: QCVN 24:2009 BTNMT
Nguồn: Công ty DM 02 (2010)

E. Chế độ vận hành và bảo trì


Lượng hóa chất sử dụng
Bảng 3.9 Hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải của Công ty DM 03

Loại Hóa chất Liều lượng sử dụng (g/m3 nước thải)


Chất trợ keo tụ Polimer 2-2,5
Chất keo tụ Al2(SO4)2.18 H2O 180-200
Hóa chất Chất tẩy màu 10-20
Hóa chất NaOCl 10-15

Số lượng công nhân vận hành: 05 nhân viên có trình độ trung cấp và cao
đẳng, đã được đào tạo về sử dụng thiết bị và vận hành hệ thống.

74
Tần suất bảo trì
Kiểm tra thiết bị có hoạt động hay không, khi
Hàng ngày bơm hoạt động thì phải kiểm tra có nước chảy
Máy bơm hay không, có tiếng kêu lạ hay không.
nước thải và Kiểm tra độ cách ly của vỏ motor, đảm bảo
Hàng tuần
bơm định không bị rò điện
lượng hóa Kiểm tra và đo lưu lượng nước, hóa chất xem có
Hàng tháng
chất cần điều chỉnh van hay không.
Hàng quý Kiểm tra tổng thể
Hàng năm Kiểm tra tổng thể để bảo dưỡng bơm.
F. Các thông tin khác
Chi phí đầu tư: 31.808.322.000 VNĐ
Chi phí vận hành thực tế: 7.745 VNĐ/m3 nước thải

3.5.2 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty dệt may 02 (Công ty DM 02),
công suất 2.500 m3/ngàyđêm
A. Thông tin chung về nhà máy
Sản phẩm: nhuộm v
Công suất của nhà máy: ải nylon/năm
Nguyên liệu: vải thô n
Nước thải phát sinh (m /ngày): 700 m /ngày đêm
3 3

B. Tổng quan về hệ thống xử lý nước thải


Thời gian xây dựng: năm 2006
Thời gian vận hành: năm 2007
Thành phần nước thải theo thiết kế
Bảng 3.10 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty DM 02
Nồng độ Hiệu quả QCVN 13:2008, Cột
Chỉ tiêu Đơn vị
đầu vào xử lý(%) B
pH - 5-9 - 5,5 - 9
o
C 50 - 40
BOD5 mgO2/L 900 95 45
COD mgO2/L 1.500 91 135
SS mg/L 300 70 90
Ghi chú: “-”: không có giá trị
Nguồn: Công ty DM 02 (2010)

Công nghệ xử lý nước thải


Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải xử lý nước thải của công ty DM 02 được
trình bày trong Hình 3.6.

75
Hoùa chaát chænh pH-
PAC- Polymer

MTK
Thaùp giaûi nhieät
Nöôùc thaûi

Beå keo tuï


SCRT
Beå tuyeån noåi sieâu noâng

Beå ñieàu hoøa


Maùy Boàn
neùn khí taïo aùp
Hoùa chaát chænh pH-
PAC- Polymer MTK

THB

Beå keo tuï Beå sinh hoïc hieáu khí


Beå tuyeån noåi sieâu noâng
Nguoàn tieáp nhaän Beå laéng MB ( BHTLL)
MB
Beå loïc aùp löïc
(than hoaït tính) Beå trung gian
Boàn taïo aùp Maùy neùn khí

Polymer

Ghi chuù:
Ñöôøng nöôùc
Buøn ñaõ taùch nöôùc Ñöôøng buøn
MB Nöôùc taùch buøn Ñöôøng khí
Maùy eùp buøn Beå chöùa buøn veà beå ñieàu hoøa Ñöôøng hoùa chaát

Hình 3.6 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của Công ty DM 02

76
Thuyết minh công nghệ

, đồng thời có khả năng giảm một


phần nhiệt độ của nước thải. Từ bể điều hòa, nước thải được tiếp tục xử lý
qua các công đoạn như tháp giải nhiệt, cụm xử lý hoá lý bậc 1, cụm xử lý
sinh học, cụm xử lý hoá lý bậc 2, và lọc than hoạt tính.
:

30-40oC.

và tuyển nổ
ển nổi với áp
lực khí hoà tan được áp dụng để tăng hiệu quả của tách pha rắn và lỏng.

ếu
ửng với
02
03 2 mgO2

.
ạt được tiêu chuẩn hay quy chuẩn xả thả

ụ kết hợ
ử lý phần chất hữu cơ còn lại và khử .
Hấp phụ vớ ợc sử dụ ử ủy
sinh học còn lại sau các quá trình xử ạ
. Nước thải sau các quá trình xử
lý đạt QCVN 13:2008, cộ .

.
Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống xử lý nước thải
Ưu điểm:
- Công nghệ xử lý nước thải thích hợp với loại hình sản xuất với nguyên
liệu polyester và nguyên liệu hỗn hợp (polyester và cotton);

77
- Nước thải sau quá trình xử lý hóa lý bậc 2 đạt QCVN 13:2008/BTNMT,
cột B và đạt cột A sau khi qua công đoạn hấp phụ với than hoạt tính.
- Chi phí đầu tư xây dựng và lắp đặt thiết bị là 4.940.000 VNĐ/m3 nước
thải).
- Diện tích đất xây dựng khá thấp (0,4 m2/m3 nước thải).
- Tổ vận hành hệ thống xử lý nước thải gồ nhân viên
và . Tổ vận hành được đào tạo chuyển giao công nghệ
đầy đủ đáp ứng yêu cầu vận hành hệ thống xử lý nước thải.
- Công ty DM 02

.
Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm về hiệu quả xử lý, chi phí đầu tư xây dựng - lắp đặt
thiết bị, trình độ chuyên môn của cán bộ vận hành và mức độ sử dụng đất, hệ
thống xử lý nước thải của Công ty DM 02vẫn có một số nhược điểm sau:
- Số liệu phân tích ba lần lấy mẫu tại hệ thống cho thấy để đạt được QCVN
13:2008, cột B thì hệ thống xử lý nước thải không cần đầu tư bể hấp thụ
than hoạt tính (công đoạn này làm tăng chi phí đầu tư và vận hành);
- Chi phí vận hành cao (28.260 VNĐ/m3 nước thải) do sử dụng nhiều hóa
chất (trong quá trình xử lý hóa lý, chiếm 75% tổng chi phí vận hành),
than hoạt tính, và chi phí điện năng (bơm và máy thổi khí).
- ợc khảo sát không có công đoạ

không đạt quy chuẩ . Bổ sung bể tiếp xúc thay cho lọc than
hoạt tính.
Giải pháp nâng cao hiệu quả công trình xử lý nước thải của Công ty DM
02
Dựa vào kết quả đánh giá công nghệ xử lý nước thải thủy sản tại Công ty
DM 02, công nghệ xử lý nước thải của công ty được đề xuất một số thay đổi
về quy trình công nghệ dưới đây:
- Hệ thống xử lý nước thải của Công ty DM 02 có chi phí đầu tư cao, do đó
nếu không cần thiết phải xử lý nước thải đạt QCVN 13:2008/BTNMT,
cột A, thì không cần đầu tư thêm cụm xử lý bậc ba (bể than hoạt tính).
- Thời gian lưu nước của cụm bể hiếu khí 24-48giờ làm giảm hiệu quả xử
lý và tăng điện tiêu thụ do nồng độ chất hữu cơ có khả năng phân hủy
sinh học còn lại trong nước thải đầu vào cụm sinh học không cao. Do đó
có thể chỉ sử dụng một hoặc hai bể sinh học hiếu khí.

78
- Thực hiện tối ưu liều lượng hoá chất keo tụ với việc kết hợp nhân viên
vận hành và phòng thí nghiệm nhằm thực hiện thí nghiệm xác định liều
lượng hóa chất keo tụ và chất trợ keo tụ tối ưu (thí nghiệm jartest) nhằm
giảm chi phí hóa chất sử dụng.
- Lắp đặt thêm công trình khử trùng nước thải trước khi thải ra nguồn tiếp
nhận.
Đặc tính kỹ thuật của các công trình xử lý và các thiết bị chính
Bảng 3.11 Thông số thiết kế các công trình đơn vị hệ thống xử lý nước thải của
Công ty DM 02

Thể tích
Công trình đơn vị Kích thước (m) SL Tlưu (giờ)
(m3)
26,1 x 12,5 x 5,8 1500 1 14
1 2,5( ) x 2 9,8 2 0,08
1 6,5( ) x 1,5 45 2 0,33
2 25 x 11,5 x 5 1300 2
24-48
3 14 x 11,5 x 5 725 1
10( ) x 5 560 1 3
2 2,5( ) x 2 9,8 2 0,08
2 6,5( ) x 1,5 45 2 0,33
4x4x5 80 2 -
2,5 x 3 15 1 0,14
Ghi chú: Đa số các công trình đơn vị đều được xây dựng bằng bê tông cốt thép, trừ bể keo tụ,
bể tuyển nổi và bể lọc than hoạt tính được cấu tạo từ vật liệu thép.
Bảng 3.12 Thông số kỹ thuật các thiết bị của hệ thống xử lý nước thải của Công ty
DM 02
Tên thiết bị ĐVT SL Thông số kỹ thuật
55o < 350C,
1
Vật liệu: FRP

5 Q = 28 m3
/
2 0- 14 pH, 1990mv

2 Q = 2HP, 180rpm
5 H = 10 Kg f/cm2
, PAC)
(polymer) 2 AHA-42
1 Q = 2HP, 180 rpm,

500

79
Tên thiết bị ĐVT SL Thông số kỹ thuật

Bơm cái 4 Q = 15HP

cái 2

Bồn chứa 2 40 cm( ) x 120 cm


Bồn chứ 5 V= 4.500 ml
KT =3.300 x 2.150 x 2.450
1
Q = 3,0 – 5,0 CMH

C. Hiện trạng và quá trình vận hành


Lưu lượng thực tế: 700 m3/ngày - Thiết kế: 2.500 m3/ngày
Điện năng tiêu thụ cho hệ thống xử lý: 69.000 kWh/tháng
Lượng bùn phát sinh thực tế: 10 tấn/tháng
D. Hiệu quả của quá trình xử lý
Kết quả phân tích thực tế từ 3 lần lấy mẫu của hệ thống xử lý được trình bày
trong Bảng 3.13.
Bảng 3.13 Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả của hệ thống xử lý
nước thải của Công ty DM 02
Hiệu QCVN
Nồng độ Nồng độ
Chỉ tiêu Đơn vị quả xử 13:2008
đầu vào đầu ra
lý (%) Cột B
o
Nhiệt độ C 40-55 32-32 - 40
pH - 8,7-10,4 6,7-7,5 - 5,5 – 9
Độ màu,
Pt-Co 771-1221 61-77 92-94 150
pH = 7
BOD5 mgO2/L 585-883 7-19 98-99 45
COD mgO2/L 1.058-1.680 31-39 96-98 135
SS mg/L 59-185 4-7 93-97 90
Dầu mỡ
mg/L 5,4-36,8 0,2-0,4 96-99 4,5
khoáng
Cr6+ mg/L 0,01-0,052 KPH-0,008 85 0,09
Cr3+ mg/L 0,053-0,141 KPH-0,018 87 0,9
Cu mg/L 0,095-0,261 0,023-0,039 76-85 1,8
MPN/ 3x102-
Coliform* - - 5000
100mL 9,1x103
Ghi chú: “-”: không có giá trị; “*”: QCVN 24:2009 BTNMT
Nguồn: Công ty DM 02 (2010)

80
E. Chế độ vận hành và bảo trì
Lượng hóa chất sử dụng
Bảng 3.14 Hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải của Công ty DM 02

Loại Hóa chất Lượng hóa chất sử dụng (kg/tháng)


Chất trợ keo tụ Polimer 278,6
Chất keo tụ PAC 14.885,7
Hóa chất H2SO4 9.000

Số lượng công nhân vận hành: 04 nhân viên trình độ trung cấp và cao đẳng,
đã được đào tạo về sử dụng, vận hành hệ thống.
Tần suất bảo trì
Kiểm tra bơm có đẩy nước lên được hay không,
Hàng ngày
có phát ra tiếng kêu lạ hay không.
Hàng tuần Đo độ cách điện của bơm.
Bơm định
lượng hóa Kiểm tra độ nhạy của bơm, lấy tín hiệu từ công
chất, bơm Hàng tháng tắc phao để điều khiển, đo lưu lượng bơm và điều
nước thải chỉnh lại bằng van.
Hàng quý Kiểm tra tổng thể máy.
Hàng năm Kiểm tra tổng thể máy.
- Kiểm tra mực dầu;
Hàng ngày - Kiểm tra máy khi có tiếng kêu hay rung động
lạ.
- Làm sạch bộ lọc đầu hút
- Làm sạch các bộ phận bên ngoài máy thổi khí
Hàng tuần
- Thử van an toàn bằng tay để xem xét nó có bị
kẹt hay không.
Máy thổi khí - Kiểm tra độ rò của toàn bộ hệ thống khí
Hàng tháng
- Kiểm tra dầu bôi trơn và thay thế nếu cần thiết
- Thay dầu nhớt
- Kiểm tra đồng hồ áp lực.
Hàng quý
- Kiểm tra và vệ sinh bộ phận giảm thanh (tiêu
âm) ở đầu đẩy.
- Thay dây coroa
Hàng năm
- Thay van 1 chiều cao su ở đầu dây

81
F. Các thông tin khác
Chi phí đầu tư: 12.350.000.000 VNĐ
Chi phí vận hành thực tế: 27.350 VNĐ/m3
3.5.3 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty dệt may 03 (Công ty DM 03),
công suất 1.000 m3/ngày đêm

A. Thông tin chung về nhà máy


Sản phẩm: Các mặt hàng vải và vải in
Công suất của nhà máy: 7 tấn vải /ngày
Nguyên liệu: vải thô
Nước thải phát sinh: 900 m3/ngày đêm
B. Tổng quan về hệ thống xử lý nước thải, công suất 1.000 m3/ngày đêm
Thời gian vận hành: năm 2007
Thành phần nước thải theo thiết kế
Bảng 3.15 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty DM 03

Nồng độ Hiệu quả QCVN 13:2008


Chỉ tiêu Đơn vị
đầu vào xử lý (%) Cột B
pH - 9,5-10 - 5,5 – 9
BOD5 mgO2/L 1.100-1.200 95 45
COD mgO2/L 1.200-1.400 92 135
SS mg/L 600-650 92 90
Ghi chú: “-”: không có giá trị
Nguồn: Công ty DM 03 (2010)

Công nghệ xử lý nước thải


Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải xử lý nước thải của công ty DM 03 được
trình bày trong Hình 3.7
.

82
Thaùp giaûi nhieät

NaOH/
H2SO4
Al2(SO4)3,
chaát loaïi maøu
Polymer H3PO4
Ure

MTK
MTK

Nöôùc thaûi Beå ñieàu Beå Beå


chænh pH phaûn keo tuï Beå tuyeån noåi THB

öùng Beå sinh hoïc hieáu khí (BHTLL)


MB Beå laéng
SCRT
Maùy Boàn Beå chöùa vaùng noåi NaOCL

neùn khí taïo aùp

Beå ñieàu hoøa

Polymer Nöôùc thaûi sau xöû lyù

Beå troän buøn Beå tieáp xuùc Beå trung gian


NB01 Ghi chuù:
Ñöôøng nöôùc
Ñöôøng buøn
Buøn ñaõ taùch nöôùc Ñöôøng khí
Ñöôøng hoùa chaát
Maùy eùp buøn
Beå neùn buøn

Hình 3.7 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của Công ty DM 03

83
Thuyết minh công nghệ
Nước thải từ quá trình sản xuất chảy qua song chắn rác, nhằm loại bỏ rác
thải có kích thước lớn, các mảnh vụn thô, các xơ và các sợi chỉ mịn trước khi
qua các công trình xử lý kế tiếp.
Tháp giải nhiệt: một số công đoạn của quá trình sản xuất như nhuộm, giũ hồ,
giặc tẩy thường nước thải có nhiệt độ cao, để đảm bảo hoạt động của hệ
thống xử lý đặc biệt là công trình xử lý sinh học, nước thải có nhiệt độ cao
được đưa qua tháp làm giải nhiệt để hạ nhiệt độ của nước thải xuống dưới
40oC trước khi vào bể điều hòa.
Bể điều hòa: do nồng độ các chất thải của nước thải không ổn định và
thường dao động rất lớn vào các thời điểm sản xuất khác nhau nên bể điều
hòa có tác dụng, điều hòa lưu lượng và đảm bảo nồng độ chất thải có trong
nước thải luôn ổn định hoặc dao động ở mức độ chấp nhận khi đi vào hệ
thống xử lý.
Điều chỉnh pH: nước thải dệt nhuộm ở một số công đoạn thường có pH cao
hoặc thấp, để đảm bảo cho quá trình keo tụ cũng như hoạt động của vi sinh
vật tại bể sinh học hiếu khí, nước thải được điều chỉnh để đưa pH về giá trị
khoảng 6,0- 8,5 bằng dung dịch NaOH hoặc H2SO4 trước khi qua công đoạn
xử lý tiếp theo.
Bể phản ứng - keo tụ - tuyển nổi: Tại bể phản ứng, nước thải được bổ sung
dung dịch keo tụ Al2(SO4)3 và chất loại màu để keo tụ các chất bẩn có trong
nước thải và loại màu nước thải. Nước thải sau khi thêm hóa chất keo tụ sẽ
kết tụ các chất bẩn lại với nhau, đồng thời chất trợ keo tụ (polymer) được bổ
sung nhằm tăng kích thước của bông cặn và tăng hiệu quả lắng. Bể tuyển nổi
có tác dụng tách bông cặn khỏi nước thải.
Bể bùn hoạt tính hiếu khí – bể lắng sinh học: Bể bùn hoạt tính hiếu khí sử
dụng vi sinh vật hiếu khí (bùn hoạt tính lơ lửng) trong điều kiện giàu oxy
(DO > 2 mg/L) nhằm loại bỏ chất hữu cơ và một phần độ màu của nước thải.
Bể lắng có tác dụng tách bông bùn khỏi nước thải dưới tác dụng của trọng
lực.
Bùn sau lắng được bơm đến bể nén bùn và một phần bùn hồi lưu bổ sung vi
sinh vật cho bể bùn hoạt tính hiếu khí. Phần bùn dư được tách nước trước
khi chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý. Nước thải sau khi qua bể
lắng tự chảy sang bể bể trung gian.
Bể trung gian, bể khử trùng: Nước trong sau khi lắng chảy sang bể trung
gian, từ đây chảy sang bể khử trùng và được bổ sung dung dịch NaOCl
nhằm loại bỏ vi sinh vật gây bệnh trước khi xả thải ra môi trường. Tại bể
trung gian, một phần nước được bơm hồi lưu để pha trộn chất dinh dưỡng là
H3PO4 và Urê nhằm bổ sung photpho và nitơ cho vi sinh vật tại bể sinh học
hiếu khí dưới dạng phun sương.

84
Bể nén bùn nhằm mục đích cô đặc bùn sau khi lắng, tại đây diễn ra quá trình
tách nước dưới tác dụng của trọng lực. Bùn sau đó được bơm từ bể nén bùn
sang bể trộn bùn có bổ sung polymer. Sau cùng, hỗn hợp bùn được bơm
sang máy ép bùn để tạo thành bùn dạng bánh, và định kỳ được giao cho đơn
vị có chức năng xử lý.
Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống xử lý nước thải:
Ưu điểm:
Hệ thống xử lý nước thải của Công ty DM 03 tương đối hoàn chỉnh với các
ưu điểm sau:
- Công ty DM 03 sử dụng nguyên liệu sản xuất là các loại sợi tổng hợp, sợi
pha, do đó hệ thống xử lý nước thải sử dụng quá trình xử lý hóa lý kết
hợp xử lý sinh học (tiếp theo) là hoàn toàn phù hợp với loại hình dệt
nhuộm này.
- Nước thải sau xử lý đạt QCVN 13:2008/BTNMT, cột B, với chi phí vận
hành ở mức trung bình là 12.000 đồng/m3 nước thải, so với chi phí xử lý
của các công ty dệt nhuộm được khảo sát (dao động từ 4.770-28.630
VNĐ/m3 nước thải).
- Hiệu quả xử lý của hệ thống tương đối tốt đối với nước thải dệt nhuộm
đặc biệt là chỉ tiêu độ màu. Hiệu quả loại bỏ SS từ 89-93%, COD 89-
94%, BOD 90-95% và độ màu 88-95%.
- Khả năng tự động hóa và kiểm soát quá trình xử lý tốt, thiết bị hiện đại và
đồng bộ. Khả năng tận dụng dòng chảy cao trình tốt do đó tiết kiệm được
chi phí điện năng trong quá trình vận hành.
Nhược điểm:
- Nhược điểm của hệ thống là chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống này
tương đối cao với suất đầu tư là 8.200.000 VNĐ/m3 nước thải.
- Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải của nhà máy không cao (COD là
534-887 mgO2/L và BOD5 là 439-661 mgO2/L) quá trình keo tụ được
thực hiện truớc quá trình sinh học nên phần lớn (40-50 %) chất hữu cơ có
khả năng phân huỷ sinh học đã được loại bỏ trong bướ
ại rấ ả năng phân
hủy sinh học với thời gian lưu nước của bể sinh học là 19 giờ gây ảnh
hưởng đến hiệu quả xử lý của quá trình sinh học do không đủ thức ăn
cung cấp cho vi sinh vật. Điều này làm tăng chi phí vận hành và đầu tư.
- Bể keo tụ (phản ứng) với thời gian lưu nước 20 phút gây mất tác tác dụng
của bể phản ứng.
- Đối với thiết kế ếp xúc với thời gian lưu nước chỉ có 11 phút không
đảm bảo hiệu quả xử lý.

85
Giải pháp nâng cao hiệu quả công trình xử lý nước thải của Công ty DM
03
- Giảm thời gian lưu nước của bể sinh học hiếu khí có thể giảm chi phí vận
hành và năng cao hiệu quả xử lý của công trình.
- Tương tự giảm thời gian lưu nước của bể keo tụ (1-3 phút) với thông số
vận hành này sẽ tăng hiệu quả xử lý của công trình keo tụ tạo bông.
- Thí nghiệm tối ưu của quá trình nên được thực hiện để giảm liều lượng
hóa chất và tăng hiệu quả xử lý.
- Cải tạo lại bể tiếp xúc với tăng thời gian lưu nước từ 11 phút lên 30 phút.
Đặc tính kỹ thuật của các công trình xử lý và các thiết bị chính
Bảng 3.16 Thông số thiết kế các công trình đơn vị hệ thống xử lý nước thải của
Công ty DM 03

Công trình đơn Kích thước Thể tích Năm sản


Tlưu (phút)
vị (D x R x H) (m) (m3) xuất
Bể điều hoà 10 x 10 x 3 300 720 2008
Bể điều chỉnh pH 2,5 x 2,5 x 2,5 16 20 2008
Bể phản ứng 2,5 x 2,5 x 2,5 16 20 2008
Bể keo tụ 2,5 x 2,5 x 2,5 16 20 2008
Bể tuyển nổi 4,4 x 3,4 x 3,6 54 79 2008
Bể chứa váng bọt 2x3x3 18 - 2008
Bể sinh học 9 x 10 x 5 450 1.140 2008
Bể lắng - 315 408 2008
Bể trung gian 2x3x3 18 26 2008
Bể tiếp xúc - 8,5 11 2008
Bể chứa nước thải
- 8,5 11 2008
sau xử lý
Bể nén bùn - 83 - 2008
Bể trộn bùn - 15 - 2008

86
Bảng 3.17 Thông số kỹ thuật các thiết bị của hệ thống xử lý nước thải Công ty DM 03
Tên thiết bị SL Thông số kỹ thuật Xuất xứ Năm sản xuất
Bể điều hòa
Tháp làm mát 01 - - 2008
Bơm nước thải từ Model: JST-15S
bể điều hòa lên bể 03 H = 7 m; Q = 25 m3/h HQ 2008
điều chỉnh pH Vật liệu: thép không gỉ
Bể điều chỉnh pH
Bơm định lượng Model: C-6125P
02 HQ 2008
NaOH Q = 0-30 lít/h; H = 2 bar
Bơm định lượng Model: C-6125P
02 HQ 2008
H2SO4 Q = 0-30 lít/h; H = 2 bar
Bể phản ứng
Bơm định lượng Model: C-6125P
phèn Al2(SO4)3. 18 02 Q = 0-30 lít/h HQ 2008
H2O H = 2 bar
Bể keo tụ
Bơm định lượng Model: C-6125P
02 HQ 2008
Polimer Q = 0-30 lít; H = 2 bar
Bể tuyển nổi
Máy nén khí HGB
03 Model: HGB 380X HQ 2008
380X
Bể sinh học hiếu khí
Vật liêu: PVC/cao su
Hệ thống đĩa thổi D = 9 inchs; Hsâu = 4 m
01 HQ 2008
khí AD Hiệu suất hòa tan: 15%
Qkhí = 50 lít/phút/cái
Máy thổi khí bể
Model: LT-65
điều hòa AB-01-
03 Cột áp: 5000 mmAq HQ 2008
01/02 và bể sinh
Q = 2,45 m3/phút
học hiếu khí
Bể lắng
Model: JST-8SV
Bơm bùn hoạt tính
02 H = 5 m; Q = 25 m3/h HQ 2008
hồi lưu
Vật liêu: thép không gỉ
Model: JS-400SV
Bơm bùn dư 02 H = 3 m; Q = 10 m3/h HQ 2008
Vật liêu: thép không gỉ
Vgạt = 1.5-2 m/phút
Máy gạt bùn bể
01 Vật liệu: thép không gỉ HQ 2008
lắng SCR-03-01
Lưởi gạt bùn: cao su
Bể tiếp xúc
Bơm định lượng Model: C-6125P
02 HQ 2008
javen Q = 0-30 lít/h; H = 2 bar
Xử lý bùn
Bơm định lượng Model: C-6125P
02 HQ 2008
Polimer Q = 0-30 lít/h; H = 2 bar
Máy ép bùn 01 - - 2008

87
C. Hiện trạng và quá trình vận hành
Lưu lượng thực tế: 900 m3/ngày - Thiết kế: 1.000 m3/ngày
Điện năng tiêu thụ cho hệ thống xử lý thực tế: l 670 kWh/tháng - Thiết kế:
766 kWh/tháng
Lượng bùn phát sinh thực tế: 2,1 tấn/khối lượng khô – Thiết kế: 3 tấn/khối
lượng khô
D. Hiệu quả của quá trình xử lý
Kết quả phân tích thực tế từ 3 lần lấy mẫu của hệ thống xử lý được trình bày
trong Bảng 3.18.
Bảng 3.18 Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả của hệ thống xử lý
nước thải của Công ty DM 03

Nồng độ Nồng độ Hiệu quả QCVN 13:2008,


Chỉ tiêu Đơn vị
đầu vào đầu ra xử lý (%) Cột B
pH - 8,2-8,5 7,2-7,4 - 5,5-9
Độ màu, Pt-Co
650-980 35-120 88-95 150
pH = 7
BOD5 mgO2/L 439-661 32-45 90-95 45
COD mgO2/L 534-887 55-67 88-94 135
Cu mg/L 0,07 0,05 29 1,8
MPN/
Coliform* 8.100-9.200 180 - 5.000
100mL
Ghi chú: “-“: không có giá trị, “*”: QCVN 24:2009 BTNMT
Nguồn: Công ty DM 03(2010)

E. Chế độ vận hành và bảo trì


Lượng hóa chất sử dụng
Bảng 3.19 Hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải của Công ty DM 03

Loại Hóa chất Lượng hóa chất sử dụng (kg/năm)


Chất trợ keo tụ Polimer 900
Chất keo tụ PAC 30.000
Hóa chất H2SO4 7.500
Hóa chất NaOH 15.000

Số lượng công nhân vận hành: 06 nhân viên, trong đó có 01 quản lý kỹ thuật
và 02 nhân viên kỹ thuật tốt nghiệp Đại học chuyên ngành môi trường, xử lý
nước thải, và 03 công nhân vận hành có kinh nghiệm vận hành các hệ thống
xử lý nước thải.

88
Tần suất bảo trì
Kiểm tra thiết bị có hoạt động hay không, khi
Hàng ngày bơm hoạt động thì phải kiểm tra có nước chảy
hay không, có tiếng kêu lạ hay không.
Máy bơm
Kiểm tra độ cách ly của vỏ motor, đảm bảo
nước thải và Hàng tuần
không bị rò điện
bơm định
lượng hóa Kiểm tra và đo lưu lượng nước, hóa chất xem có
Hàng tháng
chất cần điều chỉnh van hay không.
Hàng quý Kiểm tra tổng thể
Hàng năm Kiểm tra tổng thể để bảo dưỡng bơm.
- Kiểm tra máy có hoạt động hay không
Hàng ngày - Kiểm tra mực dầu có nằm trong giới hạn hay
không; xả nước ngưng trong bình chứa khí
Máy nén khí - Làm sạch bộ lọc đầu hút của máy nén khí
Hàng tuần
- Vệ sinh thiết bị và khu vực đặt thiết bị
- Kiểm tra độ rò rỉ của toàn bộ hệ thống khí
Hàng tháng - Kiểm tra dầu bôi trơn và thay thế nếu cần
thiết.
Máy nén khí
Hàng quý Thay dầu nhớt, kiểm tra đồng hồ áp lực
Kiểm tra tổng thể thiết bị; kiểm tra hoạt động
Hàng năm
của van an toàn trên bình chứa khí

F. Các thông tin khác


Chi phí đầu tư: 8.240.000.000 VNĐ
Chi phí vận hành thực tế: 12.000 VNĐ/m3 nước thải

89
Một số hình ảnh về công trình xử lý trong hệ thống xử lý nước thải
ngành dệt may

Tháp giải nhiệt Bể điều hòa Bồn tạo áp của bể DAF

Bể tuyển nổi siêu nông (DAF) Bể bùn hoạt tính hiếu khí Bể lắng bùn sinh học

Bể chứa nước sau lắng Bể lọc áp lực

Hình 3.8 Hệ thống xử lý nước thải dệt may của Công ty DM 02, công suất 2.500
m3/ngàyđêm

90
Chương 4

Ngành công nghiệp


Sản xuất Giấy và bột giấy
4.1 Giới thiệu chung
Ngành công nghiệp Sản xuất Giấy và bột giấy đã có những bước phát triển
vượt bậc, sản lượng giấy tăng trung bình 11%/năm trong giai đoạn 2000 –
2006; tuy nhiên, nguồn cung như vậy vẫn chỉ đáp ứng được gần 64% nhu
cầu tiêu dùng (năm 2008) phần còn lại vẫn phải nhập khẩu. Sản lượng giấy
cả năm 2010 đã tăng gần 10% so với năm 2009, ước đạt 1,85 triệu tấn. Mặc
dù đã có sự tăng trưởng đáng kể tuy nhiên, tới nay đóng góp của ngành trong
tổng giá trị sản xuất quốc gia vẫn rất nhỏ. Bên cạnh những lợi ích mà ngành
Sản xuất Giấy và bột giấy mang lại, thì ngành Sản xuất Giấy và bột giấy
cũng là một ngành phát sinh nhiều nước thải với nhiều thành phần ô nhiễm
khác nhau do sử dụng nhiều nước và hoá chất (hồ, phủ, chất độn, và phụ gia)
trong quá trình sản xuất. Nước thải với lưu lượng và nồng độ các chất ô
nhiễm cao có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nếu như nước
thải không được xử lý phù hợp.
Công nghiệp giấy và bột giấy có thể coi như hai ngành độc lập, sản xuất bột
và sản xuất giấy. Thực tế cũng có nhiều nhà máy sản xuất đồng thời cả bột
giấy và giấy, ví dụ Tổng công ty giấy Việt Nam (Công ty giấy Bãi Bằng cũ),
trong khi đó nhiều nhà máy chỉ sản xuất giấy, ví dụ Công ty CP giấy Sài
Gòn hoặc Công ty giấy Việt Trì, trước đây có sản xuất bột nhưng do không
giải quyết được ô nhiễm do dịch đen nay đã chuyển sang chỉ sản xuất giấy từ
bột giấy. Do quá trình sản xuất hoàn toàn khác nhau nên nước thải cũng khác
nhau cả về lưu lượng lẫn tính chất và dẫn đến công nghệ xử lý nước thải
cũng khác nhau. Đồng thời trong nhóm ngành này có thêm loại hình sản xuất
thứ ba, đó là các nhà máy giấy tái chế, ở đây nguyên liệu đầu vào thường là
giấy đã qua sử dụng và giấy phế liệu, các chất thải từ các xưởng đóng sách.
Xét về khía cạnh nhu cầu thị trường có thể nói, ngành giấy Việt Nam có
tương lai rất lớn. Rất tiếc sản xuất bột đang là điểm yếu của ngành giấy Việt
Nam, sản xuất giấy cũng còn xa mới đáp ứng được nhu cầu. Theo “Báo cáo
tóm tắt ngành giấy Việt Nam” (Habubank Security, 2009) năng lực sản xuất
bột giấy của Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 1/2 nhu cầu sản xuất giấy. Do
đó ngành công nghiệp giấy phải phụ thuộc vào nguồn bột giấy nhập khẩu.
Hiện nay chỉ có Tổng công ty Việt Nam (Công ty giấy Bãi Bằng cũ) và
Công ty cổ phần Giấy Tân Mai chủ động đáp ứng được khoảng 80% tổng số
bột cho sản xuất giấy của mình. Ngành giấy Việt Nam cũng không có các
doanh nghiệp sản xuất bột thương mại, chỉ có các doanh nghiệp sản xuất bột
phục vụ cho việc sản xuất giấy của chính doanh nghiệp đó.
Một điểm yếu của ngành giấy Việt Nam là quy mô rất nhỏ, phần lớn các nhà
máy có công suất dưới 5.000 tấn/năm. Chỉ có 3 doanh nghiệp có công suất từ
100.000 tấn năm là công ty giấy Bãi Bằng, Công ty cổ phần Giấy Tân Mai
và Công ty TNHH giấy Chánh Dương. Năng lực sản xuất giấy và bột giấy
tập trung chủ yếu ở Nam bộ và trung tâm Bắc Bộ (chiếm hơn 65% thị phần
theo công suất).

93
4.2 Quy trình công nghệ sản xuất
Các công nghệ bột hóa học: Bản chất của công nghệ bột hóa là sử dụng hóa
chất để hòa tan các thành phần không phải sợi xellulô trong nguyên liệu, giải
phóng xellulô dưới dạng bột (sợi). Có hai công nghệ bột hóa chính.
Công nghệ Kraft: là công nghệ nấu bột bằng kiềm. Kiềm đây là hỗn hợp
NaOH và Na2S có chức năng hòa tan lignín và semixellulô để giải phóng sợi
xellulô. Khi đó nước thải (dịch nấu chứa hóa chất nấu và các hợp chất tự
nhiên có trong gỗ, nhiều nhất là lignin) sẽ chứa nhiều kiềm (pH cao) và có
mùi đặc trưng của các hợp chất lưu huỳnh (các tiol và sulphua-mercaptan),
chỉ số COD và độ màu (do lignin) rất cao. Về khía cạnh bột giấy nếu cần tẩy
trắng nó sẽ tiêu thụ nhiều hóa chất tẩy trắng hơn so với bột nấu bằng phương
pháp sulphit. Đây là công nghệ phổ biến nhất trên thế giới và cả ở Việt Nam.
Một nhà máy bột giấy hoàn chỉnh bao gồm đầy đủ các công đoạn như được
trình bày trong Hình 4.1. Trong dây chuyền này nước, năng lượng và hóa
chất được tuần hoàn tối đa. Dòng liệu (mảnh gỗ, tre) đi từ trái sang phải qua
các công đoạn nấu, sàng (loại bỏ mấu, mảnh chưa chín), rửa, tẩy bằng
oxygen, rửa trước khi sang công đoạn tẩy trắng bằng hóa chất. Nước sạch
hầu như chỉ sử dụng để rửa bột ở công đoạn cuối của quá trình nấu bột, sau
đó đi ngược dòng để rửa bột thô, dịch thải ở đây có nồng độ hóa chất và chất
hữu cơ rất cao và có màu đen nên được gọi là dịch đen.

Hình 4. 1 Sơ đồ công nghệ Kraft, các nguồn nước thải và tác nhân ô nhiễm
Dịch đen được cô đặc đến mức đốt được, bổ sung Na2SO4 và được phun vào
lò thu hồi hoạt động ở điều kiện đủ để khử sunphat thành sunphua, phần hữu
cơ sẽ cháy sinh nhiệt dùng để sản xuất hơi sử dụng cho nhà máy, tro-xỉ là
các hợp chất Na được chuyển thành Na2CO3 và Na2S. Hòa tan tro-xỉ này thu

94
được dịch xanh, cho phản ứng với vôi sẽ tái sinh được dịch trắng là hỗn hợp
NaOH + Na2S quay lại nấu bột. Theo sơ đồ công nghệ kraft, hệ chưng bốc
dịch đen và lò hơi thu hồi hóa chất vừa đóng vai trò thu hồi 95% hóa chất
nấu bột vừa đóng vai trò xử lý trên 90% chất ô nhiễm của toàn nhà máy bột.
Ở Việt Nam hiện chỉ có hai nhà máy có hệ thống này, đó là Công ty giấy Bãi
Bằng (nay là Tổng công ty giấy Việt Nam) và Công ty giấy An Hòa mới đưa
vào vận hành 2011 mặc dù về nguyên tắc các dự án nhà máy bột giấy mới
đều phải có hệ thống này. Bên cạnh đó, ở Việt Nam lại có khoảng 100 nhà
máy nhỏ chỉ nấu bột bằng kiềm, khi sử dụng nguyên liệu là tre nứa thậm chí
người ta chỉ ngâm kiềm khoảng 5-6 ngày. Phương pháp này được gọi là
“kiềm lạnh” được nhập từ Đài Loan và Trung Quốc, chủ yếu để sản xuất
giấy vàng mã.
Công nghệ sunphit sử dụng các muối sunphit, nấu ở môi trường axit. Công
nghệ này ảnh hưởng mạnh hơn Kraft đến độ bền của sợi xellulô, tuy nhiên
sản phẩm có độ trắng cao hơn, công nghệ này không phổ biến ở Việt Nam.
Các công nghệ bột bán hóa học: Bao gồm công nghệ TMP (Thermo-
Mechanical Process) sử dụng năng lượng cơ nhiệt để tạo bột thường áp dụng
sản xuất báo in và công nghệ CTMP (Chemi-Thermo-Mechanical Process)
có hiệu suất bột cao, tiêu thụ ít hóa chất và nước hơn các công nghệ hóa học
tuy nhiên lại sử dụng nhiều năng lượng cơ nhiệt cơ hơn. Trong các nhà máy
bột giấy hiện đại, có đầy đủ hệ thống cô-đốt dịch đen thu hồi hóa chất và
nhiệt thì nước thải sản xuất bột gồm ba dòng chính sau: (i) dịch tẩy trắng
chứa nhiều hóa chất tẩy và COD; (ii) nước từ máy xeo làm khô bột; (iii) các
loại dịch ngưng từ lò nấu, lò đốt thu hồi và dịch đen chảy tràn.
Công nghệ sản xuất giấy và bột giấy từ nguyên liệu là giấy thải và bột
giấy: công nghệ sản xuất bao gồm đánh rã, nghiền, phối chế, xeo giấy, cắt
cuộn, và giấy thành phẩm. Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy và bột giấy từ
nguyên liệu giấy thải được mô tả trong Hình 4.2.
Bột nhập, bột thô, giấy vụn
Bột giấy từ phân Các hợp chất có trong
xưởng bột giấy Đánh rã giấy cũ

Nghiền Sợi, các chất bẩn hòa


tan.
Phẩm màu, cao
lanh, keo, phèn Phôi chế
Nước thải có chứa sợi, hóa
chất, phẩm màu, tạp chất;
Hơi nước từ lò Xeo giấy giấy vụn
hơi
Khói thải nhiên liệu
Cắt cuộn (FO,DO) từ lò hơi

Giấy thành phẩm


Hình 4.2 Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy từ bột giấy và giấy tái chế

95
4.3 Lưu lượng và thành phần nước thải

Nước thải sản xuất bột giấy: Thành phần nước thải bột giấy phụ thuộc vào
nguyên liệu và công nghệ sản xuất. Ước tính để sản xuất một tấn sản phẩm
có thể phát sinh từ vài chục đến vài trăm mét khối nước thải. Nguyên liệu
sản xuất bột thông thường là gỗ rừng, tuy nhiên cũng có thể là bất kể nguồn
xellulô nào, ví dụ tre nứa, bã mía, đay, giấy vụn, giấy phế liệu ... Bột giấy có
thể là bột không tẩy hoặc tẩy trắng. Để tẩy trắng bột giấy, tùy vào công nghệ
các chất oxy hóa khác nhau như hyđrôperoxit, clo, clođioxit,... sẽ được sử
dụng, do đó nước thải từ công đoạn tẩy trắng thường chứa nhiều hóa chất
ảnh hưởng xấu đến môi trường, nhất là khi chất tẩy là clo.
Nước thải sản xuất giấy: Giấy, bìa có thể được sản xuất từ bột giấy mới hoặc
tái sinh, hoặc hỗn hợp, tẩy trắng hoặc chưa tẩy trắng. Đối với loại hình sản
xuất giấy từ bột giấy nước thải phát sinh dao động trong khoảng 0,5 – 13,5
m3/tấn sản phẩm. Quá trình sản xuất giấy chủ yếu là “xeo”, khi đó huyền phù
bột giấy sẽ được trộn với các chất độn, các phụ gia chức năng như cao lanh,
bột đá (CaCO3), bột talc, phèn nhôm, chất tạo màu trắng TiO2, silicat ... Các
phụ gia hữu cơ khác như tinh bột biến tính, latex, các chất phân tán, hoạt
động bề mặt ... cũng được sử dụng theo yêu cầu công nghệ hoặc để đem lại
cho giấy một chức năng nào đó. Hỗn hợp được phun lên băng máy xeo để ép
thành “tờ” giấy dài vô tận, qua bộ phận sấy khô, cuộn lại thành sản phẩm.
Do sử dụng nhiều phụ gia vô cơ, nước thải của nhà máy giấy thường đục
hơn nhiều so với nước thải nấu bột. Trong phần lớn các nhà máy giấy nước
thải thường được xử lý sơ bộ bằng các thiết bị tách cặn, thu hồi bột và nước,
vì vậy chất lượng nước thải phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tuần hoàn tái sử
dụng nước, nước thải sẽ có độ đậm đặc cao hơn nếu tái sử dụng nhiều hơn.
Nước thải sản xuất bột giấy tái sinh: Hầu như không gặp nhà máy sử dụng
giấy tái sinh chỉ để sản xuất bột, hầu hết các nhà máy sản xuất cả bột và
giấy. Nước thải phát sinh dao động trong khoảng 0,06 – 50 m3/tấn sản phẩm.
Thường để đảm bảo chất lượng sản phẩm giấy người ta bổ sung một phần
“bột” mới khi xeo. Như vậy thành phần nước thải của các nhà máy này gần
giống với nước thải nhà máy giấy hơn, tuy nhiên độ ô nhiễm cao hơn vì có
quá trình tái sinh giấy đã sử dụng. Mức độ ô nhiễm của nước thải phụ thuộc
vào loại hóa chất tẩy sử dụng, tẩy trắng tốt nhất và phổ biến nhất vẫn là clo
hoặc các hợp chất clo (nước javen hay hypoclorơ), các nhà máy hiện đại sử
dụng clo dioxit. Oxy, ôzôn cũng như hyđroperoxit cũng được sử dụng, tuy
nhiên hiệu quả tẩy trắng không bằng clo.
Trong công nghệ sản xuất giấy và bột giấy thì phần nước thải từ nhà máy
giấy thuần túy (không sản xuất bột) là khá sạch, chủ yếu là nước thải từ khâu

96
xeo giấy, tạp chất cơ bản là cặn lơ lửng (thường là xơ sợi giấy, bột độn, bột
màu, phụ gia…), thành phần chất hữu cơ thường không quá cao, BOD5 của
nước xeo thường dao động từ 150-350 mgO2/L. Đối với các nhà máy có sản
xuất bột giấy thì loại nước thải đậm đặc và khó xử lý nhất nước thải dịch
đen, lượng kiềm dư có thể lên tới 20 g/L, COD dao động ở mức hàng chục
ngàn tới 100.000 mg/L. Đối với các nhà máy sản xuất giấy từ giấy thải thì
thành phần ô nhiễm chủ yếu là SS, COD, và BOD5 với nồng độ cao. Bảng
4.1 trình bày thành phần nước thải của một số nhà máy sản xuất giấy và bột
giấy.
Bảng 4.1 Thành phần nước thải của một số nhà máy sản xuất giấy và bột giấy với
nguyên liệu là gỗ và giấy thải
Nguyên liệu từ
Nguyên liệu là giấy thải
gỗ mềm
Chỉ tiêu Đơn vị
Sản phẩm giấy Sản phẩm giấy Sản phẩm giấy
carton vệ sinh bao bì
pH - 6,9 6,8 ÷ 7,2 6,0 ÷7,4
Màu Pt- Co 1.500 1.000 ÷ 4.000 1.058 ÷ 9.550
0
Nhiệt độ C - 28 - 30 28 - 30
SS mg/L 4.244 454 ÷ 6.082 431 ÷ 1.307
COD mgO2/L 4.000 868 ÷ 2.128 741 ÷ 4.130
BOD mgO2/L 1.800 475 ÷1.075 520 ÷ 3.085
Ntổng mg/L 43,4 0,0 ÷ 3,6 0,7 ÷ 4,2
Ptổng mg/L 2,0 - -
SO42- mg/L 116 - -
Nguồn: Tổng cục Môi trường, (2011)

4.4 Công nghệ xử lý nước thải phù hợp đề xuất


4.4.1 Hiện trạng công nghệ xử lý nước thải giấy và bột giấy
Công nghệ xử lý nước thải sản xuất giấy và bột giấy được chia làm hai loại
dựa vào nguồn nguyên liệu sử dụng:
- Nhà máy có nguồn nguyên liệu thô từ rừng và gỗ mềm, công nghệ xử lý
nước thải được áp dụng phổ biến là quá trình hoá lý (keo tụ/tạo bông),
sinh học (hiếu khí, và kỵ khí kết hợp hiếu khí) và xử lý bậc ba với quá
trình keo tụ/tạo bông hay quá trình oxy hóa (ozon hay fenton) để đạt quy
chuẩn xả thải QCVN: 12/2008 cột B hay A.
- Nhà máy có nguồn nguyên liệu thô là giấy thải, công đoạn ban đầu của hệ
thống xử lý được áp dụng là tách SS (bột giấy) khỏi nước thải với mục
đích tái sử dụng nước thải và thu hồi bột giấy. Đối với những nhà máy có
công suất lớn và vừa, sàng nghiêng (lọc) được áp dụng để thu hồi bột
giấy. Tiếp theo quá trình tách bột giấy là quá trình tuyển nổi áp lực khí
hoà tan kết hợp keo tụ hay keo tụ/tạo bông và lắng để tách triệt để phần
bột giấy trong nước thải. Sau quá trình hoá lý là công đoạn xử lý sinh học
bao gồm kỵ khí kết hợp hiếu khí hay chỉ có quá trình hiếu khí được áp

97
dụng. Bể kỵ khí ba ngăn, UASB, EGSB và IC là các quá trình sinh học
kỵ khí đã được áp dụng trong xử lý nước thải giấy và bột giấy. Quá trình
sinh học hiếu khí được áp dụng là bùn hoạt tính lơ lửng hiếu khí và bùn
hoạt tính với vật liệu dính bám. Để xử lý nước thải đạt QCVN
12:2008/BTNMT, cột A một số hệ thống xử lý đã áp dụng thêm công
đoạn hóa lý sau quá trình sinh học hiếu khí và lọc áp lực nhằm xử lý triệt
để các chất ô nhiễm. Đối với các nhà máy công suất nhỏ quá trình lắng
(trọng lực) thường được áp dụng để thu hồi bột giấy. Các quá trình xử lý
được áp dụng sau đó là keo tụ/tạo bông và lắng để tách triệt để phần bột
giấy trong nước thải hay quá trình sinh học hiếu khí với bùn hoạt tính lơ
lửng hiếu khí.
Nước thải phát sinh từ các nhà máy sản xuất giấy từ bột giấy có nồng độ ô
nhiễm thấp vì thế phổ biến là xử lý sơ bộ như lắng (trọng lực) hay tuyển nổi
để tách SS với mục đích thu hồi bột giấy trong nước thải và tái sử dụng nước
thải cho qui trình sản xuất. Tuy nhiên, để đạt quy chuẩn xả thải, thường áp
dụng kỹ thuật bùn hoạt tính.
4.4.2 Công nghệ xử lý nước thải phù hợp đề xuất
Đối với công nghệ Kraft, có thể kết luận nếu nhà máy bột không có hệ cô đốt
thì rất khó hoặc không thể xử lý nước thải đạt quy chuẩn với chi phí có thể
chấp nhận. Với các dự án đầu tư mới, điều này đang được khắc phục. Hiện
nay, hầu hết các nhà máy sản xuất bột ở Việt Nam đều gặp rất nhiều khó
khăn trong việc đáp ứng quy chuẩn xả thải QCVN 12:2008 (B2). Công ty
giấy Bãi Bằng (có đầu tư hệ cô đốt dịch đen, xử lý bằng kỹ thuật bùn hoạt
tính cổ điển do Công ty Purac-Thụy Điển tư vấn thiết kế) chỉ là số ít cơ sở
đáp ứng được quy chuẩn xả thải. Vì vậy, trong tài liệu này, chỉ đề cập đến
các nhà máy sản xuất giấy hoặc sản xuất từ bột tái chế. Công nghệ xử lý
nước thải bao gồm các giai đoạn như sau:
- Tiền xử lý được sử dụng để loại bỏ chất thải rắn có kích thước lớn, trung
hoà, và giảm nhiệt độ của nước thải. Song chắn rác, bể điều hoà và tháp
giải nhiệt thường là các bước được áp dụng trong quá trình tiền xử lý.
- Xử lý bậc 1 bao gồm quá trình tách cặn ra khỏi nước thải, các quá trình
thường được áp dụng là lắng (trọng lực) hay tuyển nổi hay kết hợp keo
tụ/tạo bông và tách bông cặn với áp dụng lắng (trọng lực) hay tuyển nổi.
- Xử lý bậc 2 bao gồm với các quá trình xử lý sinh học để loại bỏ hàm
lượng BOD5 của nước thải. Khi nồng độ của chất hữu cơ cao, sử dụng kết
hợp quá trình kỵ khí và hiếu khí hay quá trình xử lý hiếu khí kéo dài.
- Xử lý bậc 3 được áp dụng để xử lý triệt để hàm lượng COD. Các quá
trình được áp dụng bao gồm: (1) quá trình keo tụ/tạo bông, lắng và khử
trùng (bể tiếp xúc); (2) quá trình keo tụ, tuyển nổi và khử trùng; (3) có thể
áp dụng oxi hóa để xử lý độ màu.
Hình 4.3 đề xuất một số công nghệ xử lý nước thải (theo mức độ xả thải)
được khuyến khích áp dụng đối với ngành sản xuất giấy và bột giấy.

98
Tiền xử lý
Nöôùc thaûi sau laéng (NT1)
Nöôùc thaûi
(tuaàn hoaøn
taùi söû duïng)

SCRT Buøn laéng Beå


chöùa buøn
Beå laéng sô caáp

Cụm xử lý hoá lý: (nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải vào MLTN - KCN)
PA 1:
Chaát Polymer
Saøng nghieâng keo tuï
thu hoài boät giaáy
MTK Nöôùc thaûi sau laéng (NT2)
NT1 (tuaàn hoaøn
taùi söû duïng)
SCRT

Buøn laéng Beå chöùa buøn


Beå ñieàu hoøa Beå keo tuï Beå taïo boâng Beå laéng
PA 2:

Saøng nghieâng Chaát


keo tuï- Polymer
thu hoài boät giaáy

NT1 MB
Nöôùc thaûi sau tuyeån noåi (NT2)
SCRT (tuaàn hoaøn
taùi söû duïng)
Beå chöùa trung gian Beå keo tuÏ
Beå ñieàu hoøa
Beå tuyeån noåi sieâu noâng

Maùy Boàn
neùn khí taïo aùp

99
Cụm xử lý sinh học: (nước thải sau xử lý đạt QCVN 12:2008, cột B)
PA1: Taùi Khí CH4
söû duïng

Bình haáp
thuï khí
MTK
Nöôùc thaûi
chænh pH chaát
dinh döôõng sau laéng (NT3)

NT2

THB
Beå sinh hoïc Beå sinh hoïc hieáu khí
Beå trung gian kò khí UASB/EGSB/IC Buøn laéng Beå chöùa buøn
PA 2: (BHTLL/BHTDB)
MB
Beå laéng

Chaát
dinh döôõng+
chænh pH MTK

NT2 Nöôùc thaûi


sau laéng (NT3)

THB

Beå sinh hoïc hieáu khí Buøn laéng Beå


(BHTLL) Beå laéng chöùa buøn
MB
Cụm xử lý bậc ba: (nước thải sau xử lý đạt QCVN 12:2008, cột A)
PA 1:
NaOH
Acid FeCl3 H2O2

Nöôùc thaûi
sau xöû lyù
NT2

Buøn laéng Beå


Beå oxy hoaù (Fenton) Beå ñieàu chænh pH
Beå trung gian chöùa buøn
Beå laéng

100
Cụm xử lý bậc ba: (nước thải sau xử lý đạt QCVN 12:2008, cột A) (TT)

PA 2:
Maùy ozone

NT3

MB Nöôùc thaûi
Beå trung gian Beå loïc aùp löïc Beå suïc khí ozone sau xöû lyù

Chaát Polymer
PA 3: keo tuï+ NaOCL
chænh pH

NT3
Nöôùc
thaûi sau xöû lyù
Buøn laéng Beå
chöùa buøn

Beå trung gian Beå keo tuÏ Beå taïo boâng Beå laéng
Beå tieáp xuùc

Hoùa chaát

NaOCL

Nöôùc
Ghi chuù: thaûi sau xöû lyù
Ñöôøng nöôùc
Ñöôøng buøn
Beå tuyeån noåi sieâu noâng
Beå tieáp xuùc
Ñöôøng khí
Maùy Boàn
Ñöôøng hoùa chaát neùn khí taïo aùp

Hình 4.3 Công nghệ xử lý nước thải giấy và bột giấy được khuyến khích áp dụng

101
4.5 Một số công nghệ xử lý nước thải ngành công nghiệp Sản xuất Giấy
và bột giấy được đánh giá phù hợp

Trong số 120 cơ sở sản xuất giấy và bột giấy được khảo sát trong cả nước,
một số cơ sở có đủ điều kiện để thực hiện đánh giá sự phù hợp của công
nghệ xử lý nước thải. Dựa vào hướng dẫn đánh giá sự phù hợp của công
nghệ xử lý nước thải đã được trình bày trong bảng 1.1, ba (03) công nghệ xử
lý nước thải có tổng số điểm lớn hơn 70 là những công nghệ được khuyến
khích áp dụng. Việc cho điểm theo từng chỉ tiêu của mỗi công nghệ được
thực hiện qua hồ sơ thuyết minh thực tế của công nghệ, kết quả khảo sát thực
tế, kết quả phân tích của ba lần lấy mẫu thực tế tại hiện trường, và phương
pháp chuyên gia. Kết quả đánh giá hệ thống xử lý nước thải của ba công ty
có hệ thống xử lý nước thải được khuyến khích áp dụng được trình bày trong
Bảng 4.2.
Bảng 4.2 Kết quả đánh giá hệ thống xử lý nước thải của 03 công ty có công nghệ xử
lý nước thải được khuyến khích áp dụng

Số SXG& SXG& SXG&


Tiêu chí/ Nội dung
TT BG 01 BG 02 BG 03
I Tiêu chí về mặt kỹ thuật 42 34 44
Mức độ tuân thủ các quy định về nước thải
1 14 10 14
(TCVN/QCVN)
Hiệu quả của công nghệ (% loại bỏ chất ô
2 3 3 3
nhiễm)
3 Tuổi thọ, độ bền của công nghệ, thiết bị 5 5 4
Tỷ lệ nội địa hóa của hệ thống công nghệ,
4 2 1 4
thiết bị
5 Khả năng thay thế linh kiện, thiết bị 3 3 5
Khả năng thích ứng khi tăng tải trọng / lưu
6 3 3 3
lượng nước thải
Thời gian xây dựng hệ thống (từ xây dựng
7 5 3 4
đến khi chính thức đưa vào sử dụng)
Mức độ hiện đại, tự động hóa của công
8 3 3 3
nghệ
Khả năng mở rộng, cải tiến modul của công
9 1 1 2
nghệ
Thời gian tập huấn cho cán bộ vận hành hệ
10 thống nước thải cho đến mức cán bộ vận 3 2 2
hành thành thạo

102
Số SXG& SXG& SXG&
Tiêu chí/ Nội dung
TT BG 01 BG 02 BG 03
II Tiêu chí về mặt kinh tế 19 19 20
11 Chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị 5 8 6
Chi phí vận hành (tính theo VNĐ/m3 nước
12 7 5 8
thải)
Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa (thiết bị và
13 7 6 6
nguyên liệu)
III Tiêu chí về mặt môi trường 13 13 14
14 Diện tích không gian sử dụng của hệ thống 3 3 2
Nhu cầu sử dung nguyên liệu và năng
15 2 1 3
lượng
16 Khả năng tái sử dụng chất thải thứ cấp 2 3 3
17 Mức độ xử lý chất thải thứ cấp 3 3 3
Mức độ rủi ro đối với môi trường và giải
18 pháp phòng ngừa, khắc phục khi xảy ra sự 3 3 3
cố kỹ thuật
IV Tiêu chí về mặt xã hội 8 10 9
19 Mức độ mỹ học và cảm quan của hệ thống 3 3 2
Khả năng thích ứng với các điều kiện vùng,
20 3 4 4
miền
Nguồn nhân lực quản lý và vận hành của hệ
21 2 3 3
thống
Tổng số 82 76 87

Để bảo đảm tính khách quan, tên của ba công ty được đánh giá đã được mã
hoá. Ba công nghệ xử lý nước thải khuyến khích áp dụng được trình bày
dưới đây.

4.5.1 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty chế biến giấy và bột giấy 01
(Công ty SXG&BG01), công suất 3.200 m3/ngày đêm
A. Thông tin chung về nhà máy
- Sản phẩm: Sản xuất các loại giấy ruột, giấy kraft.
- Công suất của nhà máy: giấy kraft : 8.000 tấn/tháng và giấy ruột: 800
tấn/tháng
- Nguyên liệu: giấy phế liệu như giấy carton cũ, các loại giấy tạp,…
- Nước thải phát sinh (m3/ngày): 3200 m3/ngày đêm

103
B. Tổng quan về hệ thống xử lý nước thải
Thời gian xây dựng: 2005 – vận hành tháng 8 năm 2006
Thời gian vận hành: năm 2011 tiến hành nâng cấp và đưa vào sử dụng cụm
xử lý kỵ khí của hệ thống xử lý nước thải
Thành phần nước thải theo thiết kế
Bảng 4.3 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty SXG&BG 01

Nồng độ Hiệu quả QCVN 12:2008;


Chỉ tiêu Đơn vị xử lý (%)
đầu vào Cột A
pH - 7,2 - 6-9
BOD5 mgO2/L 1.050 97 27
COD mgO2/L 2.010 96 72
TSS mg/L 2.200 98 45
Ghi chú: “-”: không có giá trị.
Nguồn: Công ty SXG&BG 01, (2011)

Công nghệ xử lý nước thải


Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải xử lý nước thải của công ty SXG&BG 01
được trình bày trong Hình 4.4.

104
NaOH Polymer
Saøng nghieâng vaø PAC

(thu hoài boät giaáy)


MTK

Nöôùc thaûi MB

SCRT Möông taùch boät SCRT


Ngaên taäp trung Beå phaûn öùng Beå taïo boâng
Beå laéng 1
Ghi chuù:
Ñöôøng nöôùc
Ñöôøng buøn Bình haáp MB
Loø hôi Khí CH4
thuï khí Beå chöùa
Ñöôøng khí MTK buøn hoaù lyù
Ñöôøng hoùa chaát

MTK
Chaát Thaùp giaûi nhieät
dinh döôõng

Ngaên trung gian

THB
Beå phaân phoái Beå kò khí IC Beå ñieàu hoøa
Beå sinh hoïc hieáu khí (BHTLL)
Beå laéng 2
MB MTK

VMFLOCK
Buøn ñaõ
MTK
MB MB MB taùch nöôùc
Beå chöùa buøn Beå Beå chöùa Maùy eùp buøn
sinh hoïc neùn buøn buøn sau neùn
Nguoàn tieáp nhaän
MB
Beå loïc Beå loïc than
Beå khöû maøu Beå trung gian aùp löïc hoaït tính
Beå laéng 3

MB

Hình 4.4 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của công ty SXBG&BG 01

105
Thuyết minh công nghệ
Nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất được dẫn qua song chắn rác thô
dạng xích (kích thước khe 20 mm) để giữ lại các chất thải rắn có kích thước
lớn. Nước thải sau khi được tách rác chảy qua hai mương tách bột, phần
nước trong được dẫn qua song chắn rác thô (kích thước khe 10 mm) nhằm
loại bỏ chất thải rắn một lần nữa trước khi chảy vào ngăn tập trung.
Tại ngăn tập trung, nước được bơm qua thiết bị tách khí trước khi chảy qua
sàng nghiêng (có kích thước khe lưới 0,65mm). Tại sàng nghiêng, các loại
chất thải rắn (chủ yếu là bột giấy), băng keo nhỏ, rác mịn có kích thước lớn
hơn 0,65 mm được giữ lại và được thu gom về ngăn chứa cặn, phần nước
qua sàng nghiêng tự chảy vào bể phản ứng. Tại đây, nước thải được điều
chỉnh pH, và hóa chất keo tụ PAC (Poly aluminium chloride) được hòa trộn
với nước thải nhờ hệ thống phân phối khí dưới đáy bể. Nước thải sau phản
ứng tiếp tục đi vào bể tạo bông, tại đây polymer anion được châm vào bể để
tăng kích thước và trọng lượng của bông cặn. Nước thải từ bể tạo bông tự
chảy sang bể lắng đợt I để tách các bông cặn hóa lý, sau đó chảy vào ngăn
chứa trung gian. Từ ngăn trung gian, nước thải được bơm lên tháp giải nhiệt
để giảm nhiệt độ xuống dưới 400C trước khi chảy vào bể điều hoà.
Từ bể điều hòa nước thải được bơm qua cụm xử lý sinh học bao gồm bể sinh
học kỵ khí (IC) và bể bùn hoạt tính hiếu khí lơ lửng. Nước thải sau khi qua
bể kỵ khí tự chảy vào bể chứa trung gian, sau đó được bơm sang bể bùn hoạt
tính hiếu khí. Hỗn hợp nước và bùn hoạt tính được dẫn qua bể lắng thứ cấp
để tách bông cặn sinh học. Một phần bùn được tuần hoàn lại bể trung gian
nhằm duy trì nồng độ bùn nhất định trong bể bùn hoạt tính hiếu khí, phần
còn lại được đưa đến bể nén bùn. Váng nổi bề mặt được hệ thống thanh gạt
đưa về mương chứa cặn và nước sau lắng tự chảy vào bể khử màu.
Tại bể khử màu, chế phẩm VM-FLOCK được bơm vào nhờ hệ thống bơm
định lượng, nước thải và chế phẩm VM-FLOCK được hòa trộn đều trong bể
nhờ hệ thống phân phối khí. Quá trình xử lý bằng chế phẩm VM-FLOCK
nhằm mục đích khử độ màu, COD và BOD5 còn lại trong nước thải trước khi
cho qua công đoạn xử lý bậc ba phía sau. Nước thải sau quá trình phản ứng
với VM-FLOCK tập trung vào ngăn thu nước, sau đó được dẫn sang bể lắng
để loại bỏ bông cặn. Nước sau lắng được dẫn vào bể chứa trung gian, phần
bọt và váng được thu gom vào bể chứa nhờ hệ thống gạt váng. Bùn từ bể
lắng tự chảy sang ngăn chứa trung gian, sau đó được bơm về bể nén bùn.
Một phần nước thải tại bể chứa trung gian được bơm về phân xưởng xeo để
tái sử dụng (lượng nước tái sử dụng chiếm khoảng 40% lượng nước sau xử
lý). Lượng nước còn lại được bơm vào hai bể lọc áp lực nối tiếp (bể lọc cát
và bể lọc than hoạt tính) để loại bỏ triệt để SS, độ màu, và COD, BOD5 trong
nước thải trước khi thải ra mương thoát nước. Nước thải sau xử lý đạt
QCVN 12:2008/BTNMT, cột A. Tuy nhiên hiệu quả xử lý độ màu không ổn
định và chỉ tiêu coliform không đạt QCVN 24:2009, cột A.

106
Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống xử lý nước thải
Ưu điểm:
Hệ thống xử lý thải của Công ty SXG&BG 01 được thiết kế đạt QCVN
13:2008/BTNMT, cột A (sau khi nâng cấp năm 2011). Hệ thống xử lý nước
thải tương đối hoàn chỉnh với các ưu điểm sau:
- Hệ thống xử lý sự kết hợp quá trình xử lý hóa lý (bể keo tụ - tạo bông -
lắng) nhằm loại bỏ chất rắn lơ lửng, độ màu, và một phần chất hữu cơ.
Quá trình xử lý sinh học kỵ khí và hiếu khí nhằm loại bỏ các chất hữu cơ
dễ phân hủy sinh học, khử màu, và quá trình xử lý bậc ba (bể lọc cát và
than hoạt tính) với mục đích loại bỏ triệt để thành phần chất rắn lơ lửng
độ màu, và COD, BOD5 trong nước thải là hoàn toàn phù hợp.
- Hệ thống được đầu tư với chi phí thấp, chi phí đầu tư là 2.640.000 VNĐ/
m3 nước thải.
-
,
khí sinh học được tận dụng cấp nhiệt cho lò hơi.
- Tổ vận hành hệ thống xử lý nước thải được đào tạo về chuyên ngành
công nghệ môi trường nên công tác vận hành hệ thống xử lý được đảm
bảo, đặc biệt là việc theo dõi và khắc phục các sự cố về vận hành hệ
thống bùn sinh học.
Nhược điểm:
- Thời gian lưu nước trong bể keo tụ là 7 phút nên giảm hiệu quả của quá
trình keo tụ. Thời gian lưu nước trong bể tạo bông chỉ có 7 phút (quá
ngắn) không đủ thời gian để tạo thành các bông cặn có kích thước lớn, do
đó quá trình lắng phía sau không đạt hiệu quả như mong muốn.
- Hiệu quả của bể khử màu rất thấp, nồng độ COD và độ màu hầu như
không thay đổi sau khi qua bể khử màu.
- Hệ thống không có bể khử trùng, do đó nước thải sau xử lý không đạt
QCVN 24:2009/BTNMT, cột B về chỉ tiêu coliform.
- Hệ thống không tận dụng cao trình để nước thải tự chảy, ngược lại sử
dụng nhiều bơm dẫn đến chi phí điện cao (12.900 VNĐ/m3 nước thải).
Chi phí vận hành hệ thống xử lý nước thải rất cao (26.200 VNĐ/m3 nước
thải) so với chi phí xử lý của các công ty sản xuất giấy được khảo sát.
Giải pháp nâng cao hiệu quả công trình xử lý nước thải của Công ty
SXG&BG 01
Trong công đoạn xử lý bậc ba với áp dụng khử màu bằng hoá chất, chi phí
hóa chất khử màu rất cao (172.550.000 VNĐ/tháng) nhưng bể khử màu hoạt
động không hiệu quả. Do đó không cần thiết phải sử dụng công trình này.

107
Thay thế công đoạn này bằng quá trình keo tụ/tạo bông hay áp dụng các quá
trình oxy hoá bậc cao như ozone, Fenton.
Xây dựng thêm bể khử trùng để xử lý triệt để vi sinh gây bệnh trong nước
thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Đặc tính kỹ thuật của các công trình xử lý và các thiết bị chính
Bảng 4.4 Thông số thiết kế các công trình đơn vị hệ thống xử lý nước thải của công
ty SXG&BG 01

Kích thước Thời gian (giờ)


Thể tích
Công trình (DxRxH)/ SL Theo Theo
(m3)
(DxH) (m) thiết kế thực tế
Ngăn tập trung 9,0 x 9,0 x 3,0 202 1 0,69 1,5
Bể phản ứng 3,0 x 3,0 x 2,5 36 2 0,12 0,3
Bể bể tạo bông 3,0 x 3,0 x 2,5 36 2 0,12 0,3
Bể lắng I 7,3 x 3,0 209 2 0,72 1,6
Mương lắng 9,0 x 9,0 x 3,0 202 1 0,69 1,5
Tháp giải nhiệt 7,22 x 6,60 x 6,99 214 1 0,74 1,6
Bể điều hòa 17 x 15,3 x 4,5 1.040 1 3,57 7,8
Bể kỵ khí (IC) 6,5 x 24 729 1 2,50 5,5
Bể phân phối
16,4 x 5,5 x 5,65 464 1 1,59 3,5
nước
Bể bùn hoạt tính
27 x 10,6 x 5,65 4.421 3 15,16 33,2
hiếu khí
Bể lắng bùn sinh
21 x 4,2 1.281 1 4,39 9,6
học
Bể khử màu 27 x 10,8 x 4,5 2.333 2 8,00 17,5
Bể lắng bùn hóa
21 x 4,2 1.281 1 4,39 9,6
chất
Ngăn trung gian 4,8 x 4,0 x 2,65 34,4 1 0,12 0,26
Ngăn phân phối
4,0 x 1,0 x 2,65 8,6 1 0,03 0,06
nước
Bồn lọc cát 2,0 x 4,0 22 2 0,08 0,16
Bồn lọc than 2,0 x 4,0 22 2 0,08 0,16
Tổng thời gian xử lý của toàn qui trình theo thiết kế: 43giờ
Tổng thời gian xử lý của toàn qui trình theo thực tế: 94 giờ
Tổng diện tích sử dụng: 2.882m2
Ghi chú: Tất cả các công trình đơn vị đều được xây dựng bằng bê tông cốt thép trừ tháp giải
nhiệt, bể kỵ khí, bồn lọc cát và bồn lọc than được cấu tạo bằng thép.

108
Bảng 4.5 Thông số kỹ thuật các thiết bị của hệ thống xử lý nước thải công ty
SXG&BG 01

Các thiết bị Thông số kỹ thuật SL ĐV Xuất xứ


Ngăn tập trung nước
Bơm lên sàng Loại: trục ngang
01 ĐL
nghiêng Q = 1 m3/phút; H = 10 m
Sàng nghiêng фlỗ sàng = 0,65 mm 01 Cái ĐL
Bể phản ứng
Sử dụng chung máy thổi khí bể
Máy thổi khí 01 Cái ĐL
điều hòa.
Loại: bơm màng
Đầu bơm:
Bơm định lượng Model: LK – A57VH-04
02 Cái Nhật
NaOH Q = 6,0 -7,0 L/phút; H = 0,7 m
Động cơ: Model: IK
v = 1400 vòng/phút
Bể tạo bông
Đầu bơm:
Loại: bơm màng
Model: AHA42-PCT-FN
Bơm định lượng
Q = 4,6/5,6 L/phút; H = 5 02 Cái ĐL
Polyme
kg/cm2
Động cơ:Model: AEUL-AWB2
v = 1405 vòng/phút
Bể lắng số I
Loại: ly tâm trục ngang
Đầu bơm: Model: CSP
02
Q = 1 m3/phút; H = 10m
Bơm bùn dư Động cơ: Model: BBFC-W
Loại: ly tâm trục ngang Cái ĐL
Đầu bơm rời:Model: S3-125-
400DD
02
Q = 81,9 m3/h; H = 31,5m
Động cơ: Model: F3FC;
Năm sản xuất: 2005
Loại nửa cầu
Motor gạt váng Model: EBFC – DW 02 Cái ĐL
Motor: v = 4 vòng/phút
Mương lắng
Loại: trục đứng
Bơm lên tháp giải Đầu bơm: Model: CSV
02 Cái ĐL
nhiệt Q = 6 m3/phút; H = 18m
Động cơ:Model: FBFC-DW

109
Các thiết bị Thông số kỹ thuật SL ĐV Xuất xứ
Bể điều hòa
Loại: ly tâm trục ngang 01 Cái ĐL

Bơm lên sàng Loại: trục đứng


nghiêng Đầu bơm: Model: CSV 03
Q = 3 m3/phút; H = 10m
Động cơ: Model: BBFC-DW
Đầu thổi khí:
Loại: Root; Model: LT – 150
Q = 20m3/phút; H = 0,45
02 Cái ĐL
kg/cm2
Máy thổi khí Động cơ:Model: FBFC–W;
Năm sản xuất 2005
Đĩa phân phối khí Loại: bọt khí thô 01 Bộ ĐL
Bơm số1
Loại: ly tâm trục ngang
Đầu bơm rời;
Năm sản xuất: 2005
Q = 3 m3/phút, H = 8 m
Bơm số2
Bơm bể kỵ khí Loại: ly tâm trục ngang
Đầu bơm rời;
Model: S3-125-400DD 01 Cái ĐL
Q = 81,9 m3/h; H = 31,5 m
Động cơ:Model: F3FC;
Năm sản xuất: 2005
Loại: ly tâm trục ngang
Bơm mồi nước Đầu bơm rời;
Năm sản xuất: 2006; 01 Cái ĐL
Model: MXA50/160
Q = 0,3 m3/phút; H = 10m
Bể sinh học kỵ khí
Đầu hút: Model: S3-125-400-DD
Q = 180 m3/h
H = 38 m
v = 1500 vòng/phút 03 Cái ĐL
Quạt hút khí Động cơ: Năm sản xuất 2010
Model: IB2 – L12M-4
v = 1430 vòng/phút
Bể phân phối
Loại: bơm màng
Bơm định lượng Model: LK – A57VH-04
chất dinh dưỡng Q = 6,0 -7,0 l/phút; H = 0,7m 02 Bộ Nhật
(Urê) Động cơ:Model: IK
V = 1400 vòng/phút

110
Các thiết bị Thông số kỹ thuật SL ĐV Xuất xứ
Bể bùn hoạt tính hiếu khí
Loại: ly tâm trục ngang, đầu
bơm rời.
Bơm chuyển lưu 03 Cái ĐL
Model: CMF; Q = 15 m3/phút;
H=5m
Đầu thổi khí:
Loại: Root; Model: LT – 200
Máy thổi khí Q = 25m3/phút; H = 0,45 kg/cm2 03 Cái ĐL
Động cơ: Model: FBFC – W;
Năm sản xuất 2005
Bể lắng bùn số II
Loại: trục ngang
Bơm bùn tuần
Model: CSP 02 Cái ĐL
hoàn
Q = 4,17m3/phút; H = 10 m
Model: AEUL
Motor: tốc độ v = 1705rpm
Motor gạt bùn –
Hộp giảm tốc; 01 Cái ĐL
gạt váng
Model: WX-CDS60;
v vòng = 4 vòng/phút
Bể khử màu
Loại: bơm màng
Định lượng VM –
Model: AEUL – PAWB2 01 Cái ĐL
FLOCK
Q = 49 L/h; H = 10bar
Đầu thổi khí:
Loại: Root; Model: LT – 150
Q = 20 m3/phút; H = 0,45
Máy thổi khí 02 Cái ĐL
kg/cm2
Động cơ: Model: FBFC – W
Năm sản xuất 2005
Bể lắng số III
Loại: trục ngang
Bơm bùn tuần
Model: Y160M-4 03 Cái ĐL
hoàn
Q = 90 m3/h; H = 20 m
Model: AEUL
Máy gạt bùn – gạt Motor: tốc độ 1705 rpm
01 Cái ĐL
váng Hộp giảm tốc: Model: WX-CDS60
Vvòng = 1/0,12

111
Các thiết bị Thông số kỹ thuật SL ĐV Xuất xứ
Bể nén bùn
Bơm số1
Loại: ly tâm trục ngang
01
Đầu bơm rời;
Năm sản xuất: 2005
Q = 90 m3/h;H = 20 m
Bơm số2: Cái ĐL
Bơm bùn
Model: S3 – 125 – 350 CD
Loại: ly tâm trục ngang 01
Đầu bơm rời,
Năm sản xuất: 2005
Q = 180 m3/h; H = 30 m
Bể chứa bùn
Sử dụng chung máy thổi bể điều
Máy thổi khí 01 Cái ĐL
hòa
Đầu bơm: Model: AEW
Loại: ly tâm trục ngang
Bơm bùn vào máy Đầu bơm rời
03 Cái ĐL
ép bùn Q = 0,17 m3/phút; H = 10 m
Động cơ: Model: EFFC-W;
Năm sản xuất: 2005
Máy ép bùn
Đầu quạt: Model: ZBK 1,3
Quạt hút chân Q = 6,0 m3/phút; H = 380/690Pa
01 Cái ĐL
không Động cơ:Model: EFFC;
Năm sản xuất: 2005
Bơm rửa băng tải Động cơ:Model: EFFC;
02 Cái ĐL
ép bùn Năm sản xuất: 2005
Đầu bơm:
Loại: bơm màng
Model: AHA42-PCT-FN
Bơm định lượng
Q = 4,6/5,6 L/phút; H = 5 03 Cái ĐL
Polymer
kg/cm2
Động cơ: Model: AEUL-AWB2
v = 1405 vòng/phút
Model: MPD-1000
Motor cánh khuấy
Q = 1000 L/h; H = 1,5 kg/cm2 01 Cái ĐL
Polymer
Năm sản xuất: 02/2011

112
C. Hiện trạng và quá trình vận hành
Lưu lượng thực tế: 3.200 m3/ngày - Thiết kế: 7.000 m3/ngày
Điện năng tiêu thụ cho hệ thống xử lý nước thải thực tế: 126.000 kWh/ tháng
Lượng bùn phát sinh thực tế: 20 tấn/tháng
D. Hiệu quả của quá trình xử lý
Kết quả phân tích thực tế từ ba đợt lấy mẫu của hệ thống xử lý được trình
bày trong Bảng 4.6.
Bảng 4.6 Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả của hệ thống xử lý nước
thải của Công ty SXG&BG 01
QCVN
Nồng độ Nồng độ Hiệu quả
Chỉ tiêu Đơn vị 12:2008
đầu vào đầu ra xử lý (%)
Cột A
pH - 6,4-7,5 6,2-7,8 - 6-9
Pt - Co 192-1050 29-88 70-92 45
COD mgO2/L 3.807-6.220 36-40 99 72
BOD5 mgO2/L 2.290-3.660 13-15 99-100 27
SS mg/L 1.320-4790 KPH-8 100 45
SO42- mg/L 5,7-15,0 2,8-5 51-67 -
S2- mg/L 1,21-1,33 KPH - -
Ntổng mg/L 0,6-1,2 3,4-10,2 - -
Ptổng mg/L 4,5-14,5 KPH-0,1 - -
Ghi chú: “ -”: không có giá trị;
Nguồn: Công ty SXG&BG 01, (2011)

E. Chế độ vận hành và bảo trì


Lượng hóa chất sử dụng
Bảng 4.7 Hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải Công ty SXG&BG 01
Loại Hóa chất Lượng hóa chất sử dụng (kg/tháng)
Chất trợ keo tụ Polimer 840
Chất keo tụ PAC 22.000
Urê 4.200
Chất khử màu 5.075
Hóa chất
NaHPO4 1.500
NaOH 32% 9.000
Số lượng công nhân vận hành: 10 nhân viên. Trong đó có 07 nhân viên là
người Việt Nam trực tiếp vận hành, 01 nhân viên người Việt Nam có trình
độ trung cấp - cao đẳng được đào tạo chuyên ngành môi trường theo dõi vận
hành và khắc phục sự cố trong vận hành, và 02 nhân viên người Trung Quốc
có trình độ sau đại học giám sát tất cả các mảng môi trường trong nhà máy.

113
Tần suất bảo trì
- Vệ sinh với nước sạch
- Loại bỏ các mảng bám đặt biệt trên cánh bơm
Bơm chìm - Cạo bỏ hoàn toàn rỉ sét và sơn Epoxy nếu cần
Hàng tháng
và bơm trục thiết
ngang - Kiểm tra xem bơm có bị hư hỏng hay không
- Kiểm tra và siết chặt các bu-lông, đai ốc
Hàng năm Kiểm tra dầu nhờn nếu bị vẫn đục thì thay dầu.
- Kiểm tra mức dầu hộp số. Châm thêm dầu nếu
mức dầu nằm dưới vạch giữa của cái đo dầu.
- Kiểm tra tiếng ồn của máy có khác thường
không.
- Kiểm tra độ rung của máy có khác thường
Hàng ngày
không.
Máy thổi khí - Kiểm tra các dây curoa. Cần chỉnh lại nếu dây
curoa bị trùng.
- Kiểm tra dây curoa có bị đứt không? Thay mới
nếu dây curoa bị đứt.
- Bơm thêm dầu mỡ cho các vòng bi (bạc đạn)
Hàng tháng - Thay dầu hộp số
- Vệ sinh bầu lọc gió
Kiểm tra motor và hộp số có bị rỉ sét hay không.
Hàng ngày
Máy gạt bùn Cạo bỏ hoàn toàn rỉ sét và sơn lại bằng sơn epoxy
– máy khuấy Hàng tháng Kiểm tra và siết chặc các bu-lông, đai ốc
Hàng năm Thay đầu hộp số
Bơm định - Kiểm tra tình trạng hoạt động của bơm, lau chùi
lượng hoàn toàn bụi bẩn bám trên bơm
Hàng ngày
- Kiểm tra mức dầu hộp số, châm thêm dầu nếu
Bơm định mức dầu nằm dưới vạch giữa của cái đo dầu.
lượng Hàng năm Thay dầu
- Kiểm tra tiếng ồn của máy có khác thường
không.
Đầu hút của Hàng ngày - Kiểm tra độ rung của bơm có khác thường
bơm thiết bị không.
- Quan sát kiểm tra bị rò rỉ không.
Hai quý Thay dầu của thủy lực và dầu của lọc
Hàng tuần Vệ sinh băng tải
Máy ép bùn
Hàng tháng Bơm thêm dầu mỡ cho các vòng bi
băng tải
Hàng năm Thay dầu
Máy khuấy Hàng tháng Bơm thêm dầu mỡ cho các vòng bi
và motor
Hàng năm Thay dầu hộp số
khuấy
Thiết bị ép Hàng ngày Kiểm tra tiếng ồn và độ rung của máy
rác Hàng năm Thay dầu hộp số
Thiết bị dò
Hàng ngày Vệ sinh thiết bị cảm biến
mực nước

114
F. Các thông tin khác
Chi phí đầu tư: 17.000.000.000 VNĐ
Chi phí vận hành thực tế: 26.225 VNĐ/m3 nước thải.

4.5.2 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty sản xuất giấy và bột giấy 02
(Công ty SXG&BG 02), công suất 720 m3/ngày đêm

A. Thông tin chung về nhà máy


- Sản phẩm: giấy tesliner và giấy medium
- Công suất của nhà máy: giấy tesliner 3.100 tấn/tháng; giấy medium 1.100
tấn/tháng
- Nguyên liệu: Giấy phế liệu giấy bao bì, giấy hỗn hợp,…
- Nước thải phát sinh (m3/ngày): 3.500 m3/ngày đêm trong đó tuần hoàn
hoàn tái sử dụng 90%, lưu lượng nước thải cần xử lý 350 m3/ngày đêm.
B. Tổng quan về hệ thống xử lý nước thải
Thời gian xây dựng: Năm 2002: xây dựng cụm hoá lý; năm 2006: xây dựng
cụm vi sinh; năm 2008: cải tạo nâng công suất của hệ thống xử lý.
Thời gian vận hành: năm 2008
Thành phần nước thải theo thiết kế:
Bảng 4.8 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty SXG&BG 02

Nồng độ Hiệu quả QCVN 12:2008,


Chỉ tiêu Đơn vị
đầu vào xử lý (%) Cột B
pH - 6-9 - 5,5-9
BOD5 mgO2/L 2.500 98 50
COD mgO2/L 3.200 94 200
TSS mg/L 1.500 93 100
Ghi chú: “-”: không có giá trị
Nguồn: Công ty SXG&BG 02, (2011)

Công nghệ xử lý nước thải


Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải xử lý nước thải của công ty SXG&BG 02
được trình bày trong Hình 4.5.

115
Pheøn nhoâm
vaø Polymer

Saøng nghieâng
(thu hoài boät giaáy)

Nöôùc thaûi MB MB

SCRT Beå keo tuï

Ngaên taäp trung Ngaên trung gian Beå tuyeån noåi sieâu noâng
nöôùc vaø laéng
Maùy Boàn
Taùi Khí CH4 neùn khí taïo aùp
söû duïng Bình haáp
thuï khí

Hoùa chaát Chaát dinh


NaOH
döôõng (Ureâ)
MTK

Nöôùc thaûi
MB
sau xöû lyù MB THB THB

Beå loïc aùp löïc Beå trung gian Ngaên trung gian
Beå sinh hoïc Beå sinh hoïc kò khí 3 ngaên
Beå laéng MB
MB
hieáu khí (BHTLL)

Ghi chuù:
Polymer

Ñöôøng nöôùc Beå troän buøn

Ñöôøng buøn
Ñöôøng khí
Ñöôøng hoùa chaát
Buøn ñaõ taùch nöôùc
MB
Nöôùc taùch buøn
Maùy eùp buøn Beå chöùa buøn sinh hoïc/ hoaù lyù veà beå ñieàu hoøa

Hình 4.5 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải công ty SXG&BG 02

116
Thuyết minh công nghệ
Nước thải phát sinh từ các công đoạn sản xuất (không còn khả năng tái sử
dụng) cùng với nước thải sinh hoạt (sau khi qua bể tự hoại) được thu gom
vào bể điều hòa. Bể điều hòa được chia thành hai ngăn, một ngăn chứa nước
thải từ phân xưởng xeo và ngăn còn lại chứa nước thải của phân xưởng bột.
Một phần nước thải từ phân xưởng xeo giấy được sử dụng để pha loãng
dung dịch bột tại phân xưởng bột. Phần nước thải còn lại từ ngăn hai được
bơm về trạm xử lý nước thải. Trạm xử lý nước thải bao gồm ba công đoạn
chính: công đoạn tách bột giấy sợi dài, công đoạn tuyển nổi, và công đoạn
xử lý sinh học.
Công đoạn tách bột giấy sợi dài bằng sàng nghiêng. Từ bể điều hòa, nước
thải được bơm đến 02 sàng nghiêng (có kích thước lỗ 0,65 mm) nhằm tách
cặn có kích thước lớn hơn hoặc bằng 0,65 mm (chứa bột giấy sợi dài). Phần
bột nằm trên sàng nghiêng chảy theo máng thu đến máy ép vít tải để tách
nước và tái sử dụng bột giấy. Phần nước qua sàng tập trung vào ngăn chứa
và được bơm sang bể tuyển nổi.
Quá trình tuyển nổi kết hợp keo tụ với áp dụng bể tuyển nổi siêu nông: Nước
thải có lẫn bột giấy sợi ngắn qua sàng nghiêng và nước thải từ máy ép vít tải
tập trung vào ngăn chứa, sau đó được bơm đến hệ thống tuyển nổi siêu nông
để tách bột giấy sợi ngắn. Trước khi đi vào bể tuyển nổi siêu nông, nước thải
được châm hóa chất (phèn nhôm và polymer) và hỗn hợp nước và hoá chất
được bơm vào thiết bị tạo áp (khí nén) và đi vào bể tuyển nổi. Quá trình
tuyển nổi kết hợp keo tụ cho hiệu quả loại bỏ SS đến 90%. Váng và bông
bùn trong bể tuyển nổi được hệ thống gạt thu về ống đứng trung tâm, sau đó
đưa sang bể chứa bùn. Phần nước qua xử lý tuyển nổi chảy vào bể chứa
trung gian, tại đây một phần nước thải được bơm đến phân xưởng bột để tái
sử dụng, phần còn lại chảy vào cụm xử lý sinh học.
Quá trình xử lý sinh học: Nước sau khi xử lý tuyển nổi được bơm vào bể kỵ
khí ba ngăn (có lắp hệ thống cánh khuấy) nhằm loại bỏ chất hữu cơ (BOD5).
Tại đây dung dịch NaOH và dinh dưỡng được bổ sung nhằm đảm bảo pH
duy trì trong khoảng 7,5-8,0, đồng thời bổ sung dinh dưỡng cho phát triển
của vi sinh vật. Khí biogas sinh ra từ quá trình phân hủy kỵ khí được quạt
hút dẫn đến thiết bị hấp thụ khí để loại bỏ khí H2S, NH3, hơi nước, ... Khí
CH4 còn lại được dẫn sang khu vực lò hơi để đốt cấp nhiệt cho lò hơi. Trong
bể kỵ khí, bùn lắng tại ngăn thứ ba được bơm tuần hoàn về ngăn 1 và ngăn 2
để bổ sung lượng bùn.
Nước thải sau bể kỵ khí được bơm qua bể bùn hoạt tính hiếu khí, trong điều
kiện thổi khí liên tục, vi sinh vật hiếu khí tồn tại ở trạng thái lơ lửng (bùn
hoạt tính) khoáng hóa các hợp chất hữu cơ có trong nước thải thành CO2 và
nước. Sau bể bùn hoạt tính hiếu khí, nước thải tự chảy sang bể lắng để tách
bông bùn sinh học. Một phần bùn lắng được tuần hoàn về bể sinh học hiếu
khí, phần còn lại đưa về bể chứa bùn.

117
Nước sau lắng tự chảy sang bể chứa nước trung gian, từ đây một phần nước
được bơm tuần hoàn tái sử dụng để rửa lưới của các máy xeo giấy hoặc bơm
vào bể lọc áp lực (cát và than hoạt tính) để loại bỏ các cặn lơ lửng và chất
hữu cơ khó phân huỷ sinh học còn lại sau quá trình xử lý sinh học trước khi
thải ra nguồn tiếp nhận. Nước thải sau xử lý đạt QCVN 12:2008/BTNMT,
cột B1.
Lượng bùn phát sinh từ công đoạn tuyển nổi và sinh học được đưa về bể
chứa bùn. Bùn sau khi ổn định được bơm lên máy ép bùn để tách nước.
Polymer (cation) được sử dụng để tăng hiệu quả tách nước của bùn. Nước từ
hệ thống lý bùn được tuần hoàn về hố thu.
Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống xử lý nước thải
Ưu điểm:
Hệ thống xử lý thải của Công ty SXG&BG 02 được thiết kế nhằm đạt
QCVN 12:2008/BTNMT, cột B1. Hệ thống xử lý nước thải tương đối hoàn
chỉnh với các ưu điểm sau:
- Hệ thống xử lý áp dụng thiết bị lọc (sàng nghiêng) để tách bột giấy sợi
dài và bể tuyển nổi siêu nông để thu hồi bột sợi ngắn. Cả hai quá trình
được áp dụng để giảm tải lượng chất chất hữu cơ và trở ngại đối với công
trình sinh học phía sau. Với nồng độ BOD5 cao trong đầu vào quá trình
xử lý sinh học kỵ khí và hiếu khí được áp dụng nhằm loại bỏ hiệu quả các
chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học và độ màu. Quá trình xử lý bậc ba với
bể lọc than hoạt tính nhằm loại bỏ triệt để SS, độ màu và COD trong nước
thải là hoàn toàn phù hợp.
-
90%,
khí sinh học được tận dụng triệt để cấp nhiệt cho lò hơi.
- Hệ thống được đầu tư với chi phí cao do hệ thống đã được nâng cấp và
cải tạo nhiều lần. Tổng mức đầu tư là 5,42 tỷ VNĐ, tương đương 7,5
triệu VNĐ/ m3 nước thải. Chi phí vận hành ở mức trung bình (14.240
VNĐ/m3 nước thải).
- Tổ vận hành hệ thống xử lý nước thải được đào tạo về chuyên ngành
công nghệ môi trường nên công tác vận hành của hệ thống được đảm bảo.
Nhược điểm:
- Bể kỵ khí ba ngăn cho hiệu quả xử lý thấp hơn so với UASB, EGSB, IC
do tiếp xúc giữa bùn và nước thải không hiệu quả, và quá trình tách khí
không đảm bảo.
- Bể lọc áp lực cho hiệu quả xử lý SS, độ màu không đáng kể.
- Hệ thống xử lý không có bể tiếp xúc vì thế chỉ tiêu coliform trong nước
thải sau xử lý sẽ không đảm bảo đạt được quy chuẩn.

118
Giải pháp nâng cao hiệu quả công trình xử lý nước thải của Công ty
SXG&BG 02
- Có thể cải tạo bể kỵ khí 3 ngăn thành bể lọc kỵ khí để nâng cao hiệu quả
quá trình xử lý sinh học kỵ khí;
- Do bể lọc áp lực có hiệu quả xử lý SS, độ màu không đáng kể, do đó
trong công nghệ xử lý nước thải không cần thiết lắp đặt công trình này để
giảm chi phí;
- Xây dựng thêm bể khử trùng để xử lý triệt để vi sinh gây bệnh trong nước
thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Đặc tính kỹ thuật của các công trình xử lý và các thiết bị chính
Bảng 4.9 Thông số thiết kế các công trình đơn vị hệ thống xử lý nước thải của Công
ty SXG&BG 02

Kích thước Tlưu (giờ)


Công trình Thể tích
(DxRxH) hay SL
đơn vị (m3) Thiết kế Thực tế
(RxH) (m)
Bể tập trung 1,35 x 56 x 3,4 234 1 7,5 16,1
Sàng nghiêng
2,9 x 2,9 - 1 - -
(tách sơ sợi)
Bể chứa nước sau
3,4 x 6,08 x 2,36 43 1 1,4 2,9
tuyển nổi
Bể tuyến nổi siêu H = 0,56m;
11 1 0,4 0,8
nông D = 5,54
Bể chứa nước 3,45 x 6,08 x 2,45 45 1 1,4 3,1
Bể kỵ khí ba ngăn 4,8 x 10,8 x 6,8 337 1 10,8 23,1
Bể bùn hoạt tính
4x6x6 137 1 4,4 9,4
hiếu khí
Bể lắng H=3,3 m ; D = 5m 59 1 1,9 4,0
Bể trung gian 2 x 2 x2 7 1 0,2 0,5
Bồn lọc áp lực H=2,5 m ; D = 1m 13 2 0,4 0,9
Bể bể chứa bùn 4,16 x 4,08 x 2,7 41 1 1,3 2,8
Tổng thời gian xử lý của toàn quy trình theo thiết kế: 30 giờ
Tổng thời gian xử lý của toàn quy trình theo thực tế: 64 giờ
Tổng diện tích sử dụng: 273 m2
Ghi chú: Tất cả các công trình đơn vị đều được xây dựng bằng bê tông cốt thép, trừ sang
nghiêng, bể tuyển nổi siêu nông và bồn lọc áp lực được cấu tạo bằng thép CT3

119
Bảng 4.10 Thông số kỹ thuật các thiết bị của hệ thống xử lý nước thải Công ty
SXG&BG 02
Thiết bị ĐV SL Xuất xứ Thông số kỹ thuật
Bể tập trung
Bơm nước thải Cái 03 TQ Q = 210 m3/h, H = 25-30 m
cấp lên sàng
Cái 01 TQ Q = 210 m3/h, H = 25-30 m
nghiêng
Sàng nghiêng, bể chứa nước sau tuyển nổi
Máy ép bột giấy Model: SPN400 – PS
Cái 01 Nhật
trục vít Vật liệu: Inox
Bơm thu hồi nước
sau máy ép bột Cái 01 Nhật Q = 60 m3/h, H = 20 m
giấy trục vít
Bể tuyến nổi siêu nông
Motor khuấy bể
Cái 01 Nhật V = 120 vòng/phút
pha polymer
Bơm cấp polymer USA/
Cái 01 Q = 6 m3/h, H = 5 m
vào bể chứa Nhật
Motor khuấy bể
Cái 01 Nhật V = 120 vòng/phút
pha phèn nhôm
Bơm cấp dung
USA/
dịch phèn vào bể Cái 01 Q = 6 m3/h, H = 5m
Nhật
chứa
Bơm cấp nước
Cái 01 Ý Q = 20 m3/h, H = 25-30m
sạch
Bơm tuần hoàn
VN-
nước vào bể tuyển Cái 01 Q = 220 m3/h, H = 25m
Hungary
nổi
Máy nén khí Cái 01 ĐL Q = 100 m3/h, H = 20m
Motor truyền
động trên bể tuyển Cái 01 Nhật V = 20 vòng/phút
nổi
Motor gạt váng Cái 01 Nhật V = 20 vòng/phút
Bơm định lượng USA/ Loại bơm màng
01
phèn nhôm Cái Nhật Q = 10 lít/phút
Bơm định lượng USA/ Loại bơm màng
Cái 01
polymer Nhật Q = 18,6 lít/phút
Bể chứa nước sau tuyển nổi
Bơm tuần hoàn Model: WS125 - 350
nước vệ sinh máy Cái 01 Nhật Bơm trục ngang
xeo Q = 160 m3/h, H = 25-30 m
Bơm nước vào bể Bơm trục ngang
Cái 01 Nhật
tuyển nổi Q = 210 m3/h, H = 25-30 m.
Bơm nước vào bể Bơm trục ngang: Q = 210
Cái 01 Nhật
chứa bùn m3/h, H = 25-30 m.
Bể kỵ khí ba ngăn
Bơm nước vào bể VN-
Cái 01 Q = 60m3/h, H = 20m
kỵ khí ba ngăn Hungary

120
Thiết bị ĐV SL Xuất xứ Thông số kỹ thuật
Model: S.F.
Motor khuấy Cái 03 Nhật
V = 40 vòng/phút
trong bể kỵ khí ba
Model: S.F
ngăn Cái 02 Nhật
V = 40 vòng/phút
Model: SB150HT-R313
Quạt hút Cái 03 Nhật
V = 1400 vòng/phút
Bơm tuần hoàn
VN- Model: 3K112M4
bùn đặt ở ngăn Cái 01
Hungary Q = 60 m3/h, H = 20 m
thứ ba
Bơm định lượng USA/ Loại bơm màng
Cái 01
chất dinh dưỡng Nhật Q = 10 lít/phút
Bơm định lượng USA/ Loại bơm màng
Cái 01
NaOH Nhật Q = 10 lít/phút
Bể bùn hoạt tính hiếu khí lơ lửng
Model: 3K132M4
Máy thổi khí Cái 02
Nhật Q = 300 m3/h, H = 5 m
Φ270 mm
Đĩa phân phối khí đĩa 30 Mỹ
Q = 12 m3/h
Bơm nước cấp
vào bể bùn hoạt Cái 01 Ý Q = 60 m3/h, H = 20 m
tính hiếu khí
USA/ Loại bơm màng
Bơm định lượng Cái 01
Nhật Q = 10 lít/phút
Cái Model: DWO400
Bơm bùn dư 02
Ý Q = 60 m3/h, H = 20 m
Bơm nước vào Cái Model: XST32-160/30
03
bồn lọc áp lực Ý Q = 60 m3/h, H = 20 m
Dạng băng tải
Máy ép bùn Cái 01 VN
Q=3-4 m3/h
VN- Bơm trục ngang
Bơm bùn Cái 01
Hungary Q=20 m3/h, H = 12 m
Bơm trục ngang
Bơm áp Cái 01 Italia
Q = 20 m3/h, H =25m
Motor bơm nước
VN-
rửa băng tải máy Cái 01 CS: 1/2 HP/380V/50Hz
Hungary
ép bùn
Motor khuấy hỗn VN-
Cái 01 CS: 10HP/380V/50Hz
hợp bùn - polymer Hungary
Motor khuấy bể
Cái 01 Nhật V = 120 vòng/phút
pha Polymer
Motor khuấy bể
Cái 01 Nhật V = 40 vòng/phút
tạo bông
Bơm định lượng Loại: Bơm màng
Cái 01 Nhật
Polymer Q = 10 lít/phút
Motor khuấy cô
VN-
đặc bùn trong bể Cái 01 V = 30 vòng/phút
Hungary
chứa bùn

121
C. Hiện trạng và quá trình vận hành
Lưu lượng thực tế: 350 (m3/ngày) - Thiết kế: 720 (m3/ngày)
Điện năng tiêu thụ thực tế: 45.000 kWh/tháng
Lượng bùn phát sinh thực tế: 100 tấn/tháng
D. Hiệu quả của quá trình xử lý
Kết quả phân tích thực tế từ ba đợt lấy mẫu của hệ thống xử lý được trình
bày trong Bảng 4.11.
Bảng 4.11 Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả xử lý của hệ
thống xử lý nước thải của Công ty SXG&BG 02
QCVN
Nồng độ Nồng độ Hiệu quả
Chỉ tiêu Đơn vị 12:2008
đầu vào đầu ra xử lý (%)
Cột B1
pH - 6,2-6,6 7,2-7,9 - 5,5-9
Pt - Co 231-441 3-77 67-99 100
COD mgO2/L 4.530-5.736 30-32 99 200
BOD5 mgO2/L 2.220-2.940 10-13 100 50
SS mg/L 2.240-3.100 15-28 99-100 -
SO42- mg/L 96-143 2-7 93-98 -
S2- mg/L 1,8-2,2 KPH - -
Ntổng mg/L 4,3-22 3,2-5,7 - -
Ptổng mg/L 0,5-8,9 1,2-1,7 - -
Ghi chú: “ -”: không có giá trị
Nguồn: Công ty SXG&BG 02 (2011)

E. Chế độ vận hành và bảo trì


Lượng hóa chất sử dụng
Bảng 4.12 Hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải Công ty SXG&BG 02
Loại Hóa chất Lượng hóa chất sử dụng (kg/tháng)
Chất trợ keo tụ Polimer 580
Chất keo tụ Al2(SO4)3.18 H2O 3.000
Chất dinh dưỡng (NH2)2CO 250
Số lượng công nhân vận hành: 8 nhân viên. Trong đó có 03 nhân viên là
công nhân trực tiếp vận hành, 04 nhân viên có trình độ trung cấp cao đẳng
được đào tạo chuyên ngành môi trường theo dõi vận hành và khắc phục sự
cố trong vận hành và 01 nhân viên có trình độ đại học giám sát tất cả các
mảng môi trường trong nhà máy

122
Tần suất bảo trì
Kiểm tra bơm có đẩy nước lên được hay không.
Khi máy bơm hoạt động nhưng không lên nước cần
kiểm tra lần lượt các nguyên nhân sau:
- Nguồn điện cung cấp có bình thường không.
Hàng ngày
- Cánh bơm có bị chèn bởi các vật lạ hay không;
động cơ máy bơm có bị cháy hay không.
- Khi bơm phát ra tiếng kêu lạ, cũng cần ngừng
bơm ngay lập tức để khắc phục sự cố trên.
Máy bơm
Đo độ cách điện của bơm. Máy hoạt động được
Hàng tuần
bình thường khi độ cách điện của nó lớn hơn 1MΩ.
Kiểm tra độ nhạy của bơm, lấy tín hiệu từ công tắc
Hàng tháng phao để điều khiển. Đo lưu lượng bơm và điều
chỉnh lại bằng van.
Hàng quý Kiểm tra tổng thể máy.
Hàng năm Kiểm tra tổng thể để bảo dưỡng bơm.
- Kiểm tra mực dầu
Hàng ngày
- Kiểm tra máy khi có tiếng kêu hay rung động lạ
- Làm sạch bộ lọc đầu hút và các bộ phận bên
Hàng tuần ngoài máy thổi khí.
- Thử van an toàn bằng tay
- Kiểm tra độ rò của toàn bộ hệ thống khí.
Máy thổi Hàng tháng
- Kiểm tra dầu bôi trơn và thay thế nếu cần thiết.
khí
- Thay dầu nhớt.
- Kiểm tra đồng hồ áp lực.
Hàng quý
- Kiểm tra và vệ sinh bộ phận giảm thanh (tiêu âm)
ở đầu đẩy.
- Thay dây coroa.
Hàng năm
- Thay van 1 chiều cao su ở đầu đẩy.

F. Các thông tin khác


Chi phí đầu tư: 5.420.000.000 VNĐ
Chi phí vận hành thực tế: 14.240 VNĐ/m3 nước thải

123
4.5.3 Hệ thống xử lý nước thải của Công ty sản xuất giấy và bột giấy 03
(Công ty SXG&BG 03), công suất 550 m3/ngày đêm

A. Thông tin chung về nhà máy


Sản phẩm: Sản phẩm giấy cuộn (Kraft liner , Duplex coated, In viết….);
Sản phẩm giấy Duplex coated, Chipboard, giấy đặc chủng,…)
Công suất của nhà máy: 25.000 tấn/năm
Nguyên liệu: bột giấy và giấy vụn
Nước thải phát sinh (m3/ngày): 500-700 m3/ngày (chủ yếu từ công đoạn
xeo giấy và chuẩn bị bột giấy)
B. Tổng quan về hệ thống xử lý nước thải
Thành phần nước thải theo thiết kế:
Bảng 4.13 Đặc tính nước thải đầu vào theo thiết kế của Công ty SXG&BG 03

Nồng độ Hiệu quả QCVN 12:2008


Chỉ tiêu Đơn vị
đầu vào xử lý(%) Cột B1
pH - 9-11 - 5,5-9
Độ đục NTU 100-1.000 - -
Độ màu Pt-Co 195-350 - -
BOD5 mgO2/l 800-1.000 95 50
COD mgO2/l 1.600-2.000 90 200
TSS mg/l 1.800-2.000 95 100
Ghi chú: “-”: không có giá trị
Nguồn: Công ty SXG&BG 03(2011)

Công nghệ xử lý nước thải


Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải xử lý nước thải của công ty SXG&BG 03
được trình bày trong Hình 4.6.

124
Polimer

Thaùp giaûi nhieät


NaOH Phèn
nhôm

SCRM Taùi
MTK söû duïng
Nöôùc thaûi

Beå keo tuï


taïo boâng 1 Beå laéng1 Beå trung gian
SCRT Möông laéng caùt soûi
(caùt soûi laéng ñöôïc söû
duïng ñeå san laáp)
Beå ñieàu hoøa
Polimer

Phèn MTK
NaOH
nhôm

Nöôùc thaûi
sau xöû lyù
THB
Beå chöùa nöôùc Beå keo tuï Beå sinh hoïc hieáu khí lô löûng
Beå loïc caùt
sau xöû lyù taïo boâng 2 Beå laéng 2

Polymer

Ghi chuù: Beå troän buøn

Ñöôøng nöôùc
Ñöôøng buøn
Ñöôøng khí
Ñöôøng hoùa chaát Buøn ñaõ taùch nöôùc
MB

Maùy eùp buøn Beå neùn buøn

Hình 4.6 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của công ty SXG&BG 03

125
Thuyết minh công nghệ
Nước thải chảy qua song chắn rác thô để tách các chất thải có kích thước
lớn, sau đó qua bể lắng cát để loại bỏ các tạp chất rắn, cát, sạn có trong nước
thải trước khi vào bể điều hòa. Từ bể điều hòa, nước thải được bơm lên
SCRM để thu hồi bột giấy trước khi chảy vào bể tạo bông. Hóa chất keo tụ
và điều chỉnh pH được châm trên đường ống dẫn nước thải vào bể tạo bông,
tại đây, nước thải tiếp tục được châm polymer để tăng hiệu quả của quá trình
tạo bông. Sau đó, nước thải được cho qua bể lắng để tách các bông cặn hóa
lý, phần nước trong tiếp tục chảy vào bể chứa. Tại bể chứa một phần nước
thải được bơm tuần hoàn về phân xưởng sản xuất để tái sử dụng, phần nước
thải còn lại được tiếp tục xử lý trước khi thải vào môi trường.
Nước thải được bơm lên tháp làm mát để giảm nhiệt độ của nước thải xuống
30-32oC, sau đó tự chảy về bể bùn hoạt tính hiếu khí. Với quá trình xử lý
sinh học bằng bùn hoạt tính hiếu khí, vi sinh vật hiếu khí khoáng hoá các
hợp chất hữu cơ và khử một phần độ màu còn lại sau quá trình keo tụ/tạo
bông. Nước thải đã được xử lý tại bể hiếu khí tự chảy vào bể lắng số 2, mục
đích của bể lắng số 2 là tách bông bùn sinh học và nước. Nước thải sau quá
trình xử lý sinh học tiếp tục được xử lý hóa lý bậc 2 với quá trình keo tụ/tạo
bông, sau đó các chất rắn lơ lửng còn lại trong nước thải được loại bỏ triệt để
bằng bể lọc cát. Nước thải sau xử lý được chứa vào bể chứa để tái sử dụng.
Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống xử lý nước thải
Ưu điểm:
Hệ thống xử lý thải của của Công ty SXG&BG 03 được thiết kế đạt QCVN
12:2008/BTNMT, cột B1, hệ thống xử lý nước thải thiết kế tương đối hoàn
chỉnh với các ưu điểm sau:
- Tại công đoạn tiền xử lý nước thải, hệ thống sử dụng thiết bị thu hồi bột
giấy giúp thu hồi lượng bột giấy và giảm nồng độ ô nhiễm cho các công
trình phía sau là hợp lý. Với quá trình keo tụ/tạo bông hai bậc kết hợp quá
trình bùn hoạt tính hiếu khí, nước thải sau hệ thống xử lý đạt QCVN
12:2008/BTNT, cột B1.
- Hệ thống thiết kế với công trình bùn hoạt tính hiếu khí và lọc cát, mỗi
công trình gồm ba đơn nguyên, do đó trong trường hợp một bể gặp sự cố
hoặc cần vệ sinh thì hệ thống vẫn có thể hoạt động với hai đơn nguyên
còn lại.
- Tổ vận hành hệ thống xử lý nước thải được đào tạo về chuyên ngành
công nghệ môi trường nên công tác vận hành của hệ thống xử lý được
đảm bảo, đặc biệt là việc theo dõi và khắc phục các sự cố về vận hành
cụm xử lý sinh học.
Nhược điểm:
- Với BOD5 của nước thải dao động từ 530-560 mgO2/L, việc sử dụng quá
trình keo tụ/tạo bông trước quá trình sinh học sẽ làm giảm nguồn chất
hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học (là cơ chất đối với công trình sinh
học) và tăng giá thành xử lý do tiêu thụ hoá chất cho quá trình keo tụ/tạo
bông.
- Hiệu quả xử lý của công đoạn keo tụ và tạo bông thấp do thời gian phản
ứng và tạo bông chưa tối ưu, đặc biệt là quá trình keo tụ/tạo bông bậc hai.
- Thời gian lưu nước của bể lắng bùn sinh học (5,1 giờ) là quá dài. Thời
gian lưu nước dài có thể gây nổi bùn trong bể lắng do phân huỷ bùn trong
điều kiện kỵ khí và làm tăng chi phí đầu tư.
- Hệ thống xử lý hoá lý bậc hai không có bể lắng nên bể lọc sẽ phải được
rửa thường xuyên dẫn đến tăng chi phí xử lý và nhân công.
- Hệ thống được đầu tư với chi phí đầu tư cao với suất đầu tư là 9,09 triệu
VNĐ/m3 nước thải.
- Chi phí vận hành hệ thống khá cao với 14.200 VNĐ/m3 nước thải, trong
đó chủ yếu là chi phí hoá chất.
- Hệ thống không có bể tiếp xúc (khử trùng) nên dẫn đến chỉ tiêu coliform
không đạt QCVN 24:2009, Cột B.
Giải pháp nâng cao hiệu quả công trình xử lý nước thải của Công ty
SXG&BG 03
- Quá trình lắng (trọng lực) hay tuyển nổi có thể thay thế cho quá trình keo
tụ/tạo bông để giảm chi phí hoá chất và giữ được nồng độ các chất hữu cơ
có khả năng phân hủy sinh học đối với công đoạn sinh học phía sau.
- Xây dựng thêm bể lắng sau cụm xử lý hóa lý để giảm tần suất rửa lọc của
bể lọc áp lực, gây tốn điện và nước rửa lọc.
- Bể lắng bùn sinh học với thời gian lưu nước từ 5,1 giờ giảm còn 2-3 giờ
để tránh hiện tượng phân huỷ kỵ khí gây phát sinh mùi và bùn nổi.
- Xây dựng thêm bể khử trùng để xử lý triệt để vi sinh gây bệnh trong nước
thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

127
Đặc tính kỹ thuật của các công trình xử lý và các thiết bị chính
Bảng 4.14 Thông số thiết kế các công trình đơn vị hệ thống xử lý nước thải của
công ty SXG&BG 03
Kích thước Thể tích Tlưu
Công trình đơn vị SL
(m) (m3) (phút)
1,6 x 21,6 x 2,5/
Mương lắng cát, sỏi 34,5/16 02
1,6 x 10 x 2,5
Bể điều hoà 20 x 21,6 x 6,5 1.442 01 5,2
Bể keo tụ và tạo bông 1 4 x 4 x 3,5 48 01 10,4
Bể lắng 1 20; H = 3,5 m 1.000 01 216
Bể chứa nước tái sử dụng
và cung cấp nước cho tháp 8 x 8,1x 6,5 259 01 60
làm mát
Tháp làm mát 3,970 x 6,1x 1 19,4 01 9,4
Bể bùn hoạt tính hiếu khí 11x 11x5 1630 01 774
Bể lắng 2 16 m; H = 3,5 m 643 01 306
Bể keo tụ và tạo bông 2 1,8 x 1,8 x 2,44 6,6 01 3,2
2,650 m;
Bể lọc cát; Q = 7,6 m/giờ 1.000 01 -
H = 6,610 m
Bể chứa nước đã xử lý 3,4 x 6 x 3 50 01 24
Bể thải 48 x 5 x 3 50 01 29
Bể nén bùn 10 m; H = 3,5 m 250 01 8,5
Bể trộn bùn 0,8 x 0,8 x 1,1 0,5 01 -
Ghi chú: Tất cả các công trình đơn vị đều được xây dựng bằng bê tông cốt thép.
Bảng 4.15 Thông số kỹ thuật các thiết bị của hệ thống xử lý nước thải công ty
SXG&BG 03
Thiết bị SL Đặc tính kỹ thuật Vật liệu
Bể điều hòa
FC200,
Bơm nước thải từ bể điều
03 Q = 5,5 m3/phút SCS13,
hòa
S45C
Cụm xử lý hóa lý
FC200,
Bơm truyền Al2(SO4)3 2%
02 Q = 0-30 lít/h; H = 2 bar SCS13,
S45C
FC200,
Bơm định lượng Al2(SO4)3
02 Q = 850mL/phút SCS13,
2%
S45C
FC200,
Bơm truyền NaOH 25% 02 Q = 15 lít/phút; H = 2 bar SCS13,
S45C
Bơm định lượng NaOH SUS304,
01 Q = 420 mL/phút
25% Teflon
Bơm nước thải từ bể chứa FC200,
nước tái sử dụng và cung 02 Q = 5,5 m3/phút SCS13,
cấp nước cho tháp làm mát S45C

128
C. Hiện trạng và quá trình vận hành
Lưu lượng thực tế: 500 - 700 (m3/ngày) - Thiết kế: 550 (m3/ngày)
D. Hiệu quả của quá trình xử lý
Kết quả phân tích thực tế từ ba đợt lấy mẫu của hệ thống xử lý được trình
bày trong Bảng 4.16.
Bảng 4.16 Thành phần nước thải đầu vào, đầu ra và hiệu quả xủ lý của hệ
thống xử lý nước thải của Công ty SXG&BG 03
Nồng độ Nồng độ Hiệu quả QCVN 12:2008
Chỉ tiêu Đơn vị
đầu vào đầu ra xử lý (%) Cột B1
pH - 6,5 -6,8 6,3-7 - 5,5-9
Pt - Co 720-780 60-80 78-79 100
COD mgO2/L 3020-3210 125-150 84-85 200
BOD5 mgO2/L 530-560 29-35 83-87 50
SS mg/L 925-950 80-90 87-89 100
Ghi chú:“ -”: không có giá trị.
Nguồn: Công ty SXG&BG 03 (2011)

E. Chế độ vận hành và bảo trì


- Vệ sinh với nước sạch
- Loại bỏ các mảng bám đặt biệt trên cánh bơm
- Cạo bỏ hoàn toàn rỉ sét và sơn Epoxy nếu cần
Hàng tháng
Bơm các loại thiết
- Kiểm tra xem bơm có bị hư hỏng hay không
- Kiểm tra và siết chặt các bu-lon, đai ốc
Hàng năm Kiểm tra dầu nhờn nếu bị vẫn đục thì thay dầu.
Lượng hóa chất sử dụng
Bảng 4.17 Hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải của công ty SXG&BG 03
Loại Hóa chất Liều lượng sử dụng(g/m3 nước thải)
Chất keo tụ Al2(SO4)3.18H2O 50

Số lượng công nhân vận hành: 06 nhân viên. Trong đó, bao gồm 01 trưởng
phòng kỹ thuật và 02 nhân viên kỹ thuật có trình độ đại học chuyên ngành
môi trường, có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực xử lý nước thải; 02 nhân
viên kỹ thuật; 03 công nhân vận hành.
F. Các thông tin khác
Chi phí đầu tư: 5.000.000.000 VNĐ
Chi phí vận hành thực tế: 14.200 VNĐ/m3

129
Một số hình ảnh về công trình xử lý trong hệ thống xử lý nước thải
ngành sản xuất Giấy và bột giấy

Máy tách rác Mương lắng bột Sàn nghiêng

Bể keo tụ/ tạo bông Bể lắng Tháp giải nhiệt

Bể kỵ khí IC Bể sinh học hiếu khí Bể lắng bùn sinh học

Bể lọc cát và than Ngăn tập trung Máy ép bùn

Hình 4.7 Hệ thống xử lý nước thả sản xuất giấy và bột giấy của Công ty SXG&BG
01, công suất 3.200 m3/ngàyđêm

130
Tài liệu tham khảo
PHẦN TIẾNG VIỆT
[1] Trung tâm sản xuất Sạch Việt Nam (VNCPC), Viện Khoa học công
nghệ Môi trường (INEST), Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUT) (2009),
Báo cáo Dự án Sản xuất sạch hơn vì Sản phẩm tốt hơn (CP4BP).
[2] Tổng cục môi trường (2009), Khảo sát đánh giá sự phù hợp của các hệ
thống xử lý nước thải đang hoạt động tại một số ngành làm cơ sở cho
việc lập danh mục các công nghệ khuyến khích áp dụng tại Việt Nam
– Ngành Chế biến Thủy sản.
[3] Tổng cục môi trường (2010), Khảo sát đánh giá sự phù hợp của các hệ
thống xử lý nước thải đang hoạt động tại một số ngành làm cơ sở cho
việc lập danh mục các công nghệ khuyến khích áp dụng tại Việt Nam
– Ngành Dệt nhuộm.
[4] Tổng cục môi trường (2011), Khảo sát đánh giá sự phù hợp của các hệ
thống xử lý nước thải đang hoạt động tại một số ngành làm cơ sở cho
việc lập danh mục các công nghệ khuyến khích áp dụng tại Việt Nam
– Ngành Sản xuất Giấy và bột giấy.
[5] Vụ hợp tác quốc tế và khoa học, công nghệ - Tổng cục môi trường
(2009), Tiêu chí và phương pháp đánh giá sự phù hợp của công nghệ
xử lý nước thải đối với ngành công nghiệp.
[6] VINATEX (2004), Xây dựng kế hoạch, giải pháp và tiến độ thực hiện
nhằm khắc phục ô nhiễm môi trường tại 21 cơ sở thuộc hệ thống
ngành dệt may. Xây dựng dự án sản xuất sạch hơn và triển khai thực
hiện tại hai công ty dệt may, công ty dệt may Nam Định và công ty
dệt may Hà Nội, Bộ Công Nghiệp.
[7] Habubank Security (2009), Báo cáo tóm tắt ngành giấy Việt Nam.
[8] Vitas (2009), Hiện trạng sản xuất của ngành Dệt may Việt Nam.
PHẦN TIẾNG ANH
[1] Alaerts G. J., Veenstra S., Bentvelsen M. and Van Duijl LA. (1990).
Feasibility of anaerobic sewage treatment in sanitation strategies
in developing countries, International Institute for Hydraulic and
Environmental Engineering, IHE report series 20, Delft, The
Netherlands.
[2] Barry Dalal-Clayton (1993). Modified EIA and indicators of
sustainability: first steps towards sustainability analysis,
Environmental Planning Issues No.1.
[3] Boshier, J. A. (1993). Criteria for assessing appropriate technology
for sewage treatment and disposal, Water Science & Technology Vol
27 (1).

131
[4] Dunmade, IS. (2002). Indicators of sustainability: assessing the
suitability of a foreign technology for a developing economy.
Technology in Society, Technology in Society 24, p.461–471.
[5] Eisenberg D., Soller J., Sakaji R. and Olivieri A. (2001). A
methodology to evaluation water and wastewater treatment plant
reliability, Water Science & Technology Vol 43 (10).
[6] Kalbermatten, John M., Julius, DeAnne S., Gunnerson, Charles G.
(1982). Appropriate sanitation alternatives: a technical and economic
appraisal, World Bank studies in water supply and sanitation 1.
[7] Lettinga G., Van Lier J.B., Van Buuren J.C.L. and Zeeman G. (2001).
Sustainable development in pollution control and the role of
anaerobic treatment, Water Science & Technology Vol 44 (6).
[8] Lucas, S. (2004). Anaerobic treatment of domestic wastewater in
subtropical regions, PhD Thesis, Wageningen University.
[9] Mara, D D. (1996). Low-cost urban sanitation. John Wiley & Sons,
West Sussex, UK.
[10] Metcalf and Eddy (2003). Wastewater Engineering Treatment and
Reuse, McGraw Hill.
[11] Nolberto, M. (2004). Multicriteria environmental assessment: a
practical guide, Kluwer Academic publisher.
[12] Loan, N. T. P. (2011). Greening texttile industry in Vietnam, PhD
Thesis, Wageningen University.
[13] Pickford, J. (1995). Low-cost sanitation: a survey of practical
experience. SRP, Exeter, London, UK.
[14] Parr J., Smith, M. and Shaw, R. (1999). Wastewater treatment
options, Technical Brief No. 64.
[15] Sarmento, V. (2001). Low-cost sanitation improvement in poor
communities: conditions for physical sustainability. PhD Thesis.
University of Leeds, Leeds, UK.
[16] Singhirunnusorn, M. and Stenstrom M. K. (2009). Appropriate
wastewater treatment systems for developing countries: criteria and
indictor assessment in Thailand. Water Science & Technology,
p.1873-1884.
[17] Tsagarakis, K. P., Mara D.D. and Angelakis A.N. (2001). Wastewater
management in Greece: experience and lesson for developing
countries, Water Science & Technology Vol 44(6).
[18] Ujang, A. and Buckley, C. (2002). Water and wastewater in
developing countries: present reality and strategy for the future.
Water Science Technolog, Water Science and Technology Vol 46, (9)
p.1–9.

132
Phụ lục
Phụ lục 1. Mẫu Hồ sơ thuyết minh công nghệ

1. Giới thiệu
- Tên công nghệ:
- Nguồn gốc công nghệ (trong nước hoặc nước ngoài):
- Tổ chức/cá nhân chuyển giao công nghệ:
- Địa chỉ:
- Điện thoại, fax, e-mail:
- Thuộc dự án đầu tư:
- Nơi triển khai công nghệ:
2. Tóm tắt công nghệ
3. Nguyên lý công nghệ
4. Mô tả, thuyết minh công nghệ
4.1. Quy trình công nghệ (theo sơ đồ khối)
4.2. Chức năng của mỗi công đoạn công nghệ
4.3. Những thiết bị chính
Đơn vị Số Công Nước Năm
TT Tên thiết bị
tính lượng suất sản xuất sản xuất
1
2
5. Tính toán thiết kế
5.1. Tiêu chuẩn thiết kế
5.2. Tính toán thiết kế
6. Cân bằng vật chất
7. Quy trình vận hành
8. Bản vẽ
8.1. Sơ đồ mặt bằng
8.2. Các bản vẽ chi tiết
9. Các chi phí của công nghệ
9.1. Giá xây lắp và thiết bị
9.2. Chi phí vận hành
9.3. Chi phí bảo dưỡng

133
10. Tính an toàn
10.1. An toàn của hệ thống thiết bị
10.2. An toàn lao động và môi trường
11. Điều kiện vận hành
11.1. Điều kiện vận hành
- Lưu lượng từ... đến....
- Thành phần:
- Hàm lượng từ... đến ....
- Các điều kiện khác
11.2. Nguyên, nhiên liệu, hoá chất, điện năng
11.3. Nhân lực quản lý và vận hành
11.4. Phương án phòng ngừa và khắc phục sự cố
12. Bản quyền và sở hữu trí tuệ
- Văn bằng bảo hộ sáng chế (nếu có).
- Cam kết không vi phạm các qui định về sở hữu trí tuệ đối với các công
nghệ xử lý chất thải đang đề nghị được thẩm định, đánh giá.
- Cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam và quốc tế
nếu vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ.
- Cam kết về mức độ chính xác, tin cậy của các thông tin đã cung cấp.
13. Các vấn đề khác
- Các vấn đề khác cần bổ sung.
- Đối với các vấn đề cần bảo mật thông tin, cần ghi cụ thể yêu cầu.
14. Kết luận
Phụ lục. Các tài liệu liên quan
- Quyền sở hữu/sáng chế.
- Các tài liệu liên quan: giải thưởng, khen thưởng.
- Kết quả thử nghiệm hay kết quả triển khai công nghệ ở những nơi khác.
- Những bài báo, công trình có liên quan đã công bố.
- Các kết quả phân tích và quan trắc định kỳ (đối với đánh giá công nghệ,
nếu có).

134
Phụ lục 2. Nội dung và kế hoạch đánh giá hiện trường

1. Tổ chức thực hiện đánh giá hiện trường


Tên tổ chức:
Đại diện: Chức vụ:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
2. Công nghệ xử lý chất thải được đánh giá
Tên công nghệ : Công suất :
Tổ chức/cá nhân yêu cầu đánh giá hiện trường:
Người đại diện: Chức vụ:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: E-mail:
Nơi triển khai, áp dụng công nghệ:
3. Nội dung và kế hoạch đánh giá
3.1. Phạm vi (những hạng mục cần đánh giá), tần suất và phương pháp đánh
giá
3.2. Nội dung và kế hoạch thực hiện:
a) Mức độ phù hợp của hệ thống công nghệ xử lý chất thải thực tế so với hồ
sơ thuyết minh công nghệ.
b) Hiệu quả xử lý của các công đoạn, quy trình công nghệ và mức độ xử lý
đầu ra so với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (theo
các thông số ô nhiễm chính):
TT Hạng mục Thông số Phương pháp/thiết bị Tần suất
1
2
c) Mức độ an toàn lao động và môi trường.
d) Tính thuận tiện khi khởi động, đóng và duy trì hoạt động ổn định hệ
thống.
c) Tính thuận tiện trong kiểm soát, vận hành và bảo dưỡng.
d) Kỹ năng cần thiết của nhân viên vận hành.
đ) Tình trạng hệ thống thiết bị, vật liệu sau một thời gian vận hành nhất định.
e) Hiện trạng hệ thống vận hành trong điều kiện: Khoảng hàm lượng/nồng
độ, lưu lượng đầu vào; Thành phần và khoảng hàm lượng/nồng độ các chất ô
nhiễm chính.
f) Sử dụng các nguyên liệu, hoá chất, điện...
g) Các điều kiện khác ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý.

135
Phụ lục 3. Báo cáo kết quả đánh giá hiện trường

1. Phần mở đầu
1.1. Căn cứ, mục đích và yêu cầu đánh giá.
1.2. Tổ chức, cá nhân chủ trì, phối hợp tham gia thực hiện.
1.3. Tóm tắt về cơ sở áp dụng công nghệ
1.4. Tóm tắt về công nghệ xử lý chất thải
2. Phương pháp và thiết bị phục vụ đánh giá
2.1. Các phương pháp thực hiện
2.2. Các thiết bị chính sử dụng
3. Nội dung và kết quả đánh giá
3.1. Kế hoạch thực hiện
3.1. Kết quả đánh giá theo các nội dung đã được phê duyệt
4. Nhân xét về kết quả đánh giá
5. Kết luận và kiến nghị
Các phụ lục

136

You might also like