You are on page 1of 3

CÁC TÁC NHÂN GÂY UNG THƯ TRONG CÔNG NGHIỆP

Câu 1: Bồ hóng sinh ra sau thời gian dài nấu nướng , tích tụ trong bếp có giống với bồ
hóng trong công nghiệp không? Nếu bồ hóng rơi vào thức ăn và con người ăn vào thì
có gây ung thư không?

Bồ hóng trong nấu nướng là tương tự như trong công nghiệp. Bồ hóng chủ yếu đi vào
cơ thể con người bằng đường hô hấp và gây ung thư bìu . Nhưng khi ăn vào thì bồ
hóng vẫn gây ra ung thư. Nó đi vào hệ tiêu hóa rồi vào hệ tuần hoàn rồi đến cơ quan.
Câu 2: Virut gây ung thư như thế nào?

Ung thư là do sự phân chia không kiêrn soát của các tế bào. Sự đột biến đó có nhiều
nguyên nhân dẫn đến sự đột biến đó. Virus cũng là một trong những nguyên nhân gây
đôth biết quá trình phân chia của tế bào và làm nó phân chia sai lệch.

Câu 3: Asen vô cơ và asen hữu cơ khác nhau như thế nào? Chúng có thể chuyển hóa
lẫn nhau được hay không?

- Asen hữu cơ: là dạng sen liên kết với cacbon tạo nên các hợp chất hữu cơ; có nguồn
gốc từ sự phân hủy các loài cá, hải sản, không có độc tính và đào thải nhanh chóng ra
khỏi cơ thể con người.
- Asen vô cơ: thường được tìm thấy ở dạng oxit hoặc các hợp chất asenua hay asenat; có
thể nằm trong đất đá hoặc dưới dạng hòa tan vào nước, hay xuất phát từ các quá trình
sản xuất công nghiệp.

- Asen hữu cơ và asen vô cơ có thể chuyển hóa lẫn nhau. Trong cơ thể người, cũng như
hầu hết động vật có vú, arsen vô vơ bị methyl hóa tạo thành acid monomethylarsonic
và dimethylarsinic bởi phản ứng khử luân phiên arsen từ hóa trị V thành hóa trị III và
gắn thêm một nhóm methyl.
Câu 4: Trong chảo chống dính có thành phần là Teflon, vậy Teflon nằm bên trên bề
mặt hay bên dưới bề mặt chảo? Khi chảo bị trầy thì có ảnh hưởng như thế nào đến sức
khỏe?

Nằm ở dưới bề mặt chảo nghĩa là nằm dưới lớp chống dính. Khi sử dụng làm tróc lớp
chống dính dẫn đến lớp teflon hiện ra. Dưới tác dụng nhiệt xào nấu làm teflon sinh ra
nhiều nhất độc hại và đi vào cơ thể bằng đường tiêu hóa.
Câu 5: Ung thư là bệnh cấp tính hay mãn tính?

Ung thư là bệnh mãn tính. Chất độc sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm tổn thương
các tế bào, khi tích tụ trong thời gian dài sẽ dẫn đến các sai lệch và sự phân chia
không kiểm soát các tế bào này sẽ hình thành khối u. Khối u phát triển rồi tách ra đi
vào hệ tuần hoàn đến nơi khác ( di căn) rồi phát bệnh.
Câu 6: Có phải tất cả các sóng điện từ đều gây ung thư?
Theo các quan sát thực nghiệm, sóng điện từ có ảnh hưởng đến giấc ngủ và não
bộ của trẻ em. Một nhóm các nhà khoa học liên ngành trong Chương trình Độc học
Quốc gia Hoa Kỳ (NTP) đã chính thức công bố kết quả nghiên cứu được thực hiện 10
năm qua cho thấy những con chuột đực sau khi phơi nhiễm ở mức độ cao với bức xạ
tần số vô tuyến được sử dụng trong điện thoại di động, sẽ bị phát triển các khối u. Tuy
nhiên sóng điện từ có gây ung thư ở người hay không thì vẫn còn là vấn đề mà nhiều
nhà khoa học đang tranh cãi.

Câu 7: Trong phòng thí nghiệm có sử dụng những máy siêu âm, vậy sóng siêu âm có
gây ung thư hay không?

Theo các nghiên cứu, thực nghiệm và quan sát thực tiễn, các sóng siêu âm có thể
ảnh hưởng lên tế bào, nhưng không gây hại cho cơ thể con người và môi trường. Tuy
nhiên người dùng cũng không nên đến quá gần các máy siêu âm khi chúng đang làm
việc.
Câu 8: Đioxin có gây ung thư không?
Dioxin kích thích tế bào ung thư phát triển. Chủ yếu là gây đột biến, dị dạng
Câu 9: Xạ trị có gây rụng tóc không? Nếu có thì có phải do tác dụng của phóng xạ
không?

Xạ trị là phương pháp dùng trong điều trị ung thư sử dụng các hạt năng lượng cao
hoặc các sóng (tia X-Quang, tia Gamma, chùm tia điện tử, proton) để phá hủy và tiêu
diệt tế bào ung thư khiến chúng không thể tăng trưởng và phân chia. Với cơ chế như
vậy, xạ trị cũng đồng thời làm các tế bào khỏe mạnh khác bị phá hủy. Trong đó có các
tế bào tóc, khiến tóc rụng nhiều. Như vậy, xạ trị sẽ làm tóc rụng. Tóc không rụng
ngay khi xạ trị vừa dứt. Thường thì sau 1-3 tuần trong đợt xạ trị đầu tiên thì tóc sẽ
rụng, mỏng dần đi đến rụng nhiều. Tuy nhiên hiện tượng rụng tóc trong xạ trị không
xảy ra nghiêm trọng như rụng tóc trong hóa trị (vì hóa trị ảnh hưởng toàn thân, khiến
tế bào tóc bị ảnh hưởng nhiều hơn). Và tóc không rụng liên tục mà mọc lại bình
thường khi sức khỏe cơ thể đã ổn định.
Câu 10: Tại sao trong lúc xạ trị, tia phóng xạ có thể tiêu diệt luôn tế bào bình thường.
Vậy xạ trị có lợi hay không?

Xạ trị là phương pháp dùng trong điều trị ung thư sử dụng các hạt năng lượng cao
hoặc các sóng (tia X-Quang, tia Gamma, chùm tia điện tử, proton) để phá hủy và tiêu
diệt tế bào ung thư khiến chúng không thể tăng trưởng và phân chia.
Có 3 phương pháp xạ trị chủ yếu: xạ trị chuyển hóa, xạ trị áp sát và xạ trị chiếu
ngoài
- Xạ trị chuyển hóa: là sử dụng đồng vị phóng xạ (ĐVPX) dưới dạng dược chất phóng
xạ (DCPX), đưa đến cơ quan đích theo đường uống hoặc đường tiêm thông qua
chuyển hóa của cơ thể. Bất cứ cơ quan, tổ chức nào của cơ thể có hấp thu một loại
ĐVPX bất kỳ nào đó, thì ta có thể sử dụng nó để điều trị. ĐVPX sử dụng lý tưởng
nhất là đồng vị chỉ phát bức xạ beta đơn thuần, mà không có tia gamma kèm theo. Tia
beta đi được trong mô khoảng 1-2 mm, nó truyền hầu hết năng lượng (gần 95%) cho
các tế bào trên quãng đường đi, cho nên nó chỉ tác động chủ yếu ở mô đích mà hầu
như không tác động đến mô lành lân cận vì thế nó rất thích hợp cho điều trị.
- Xạ trị áp sát: Nguyên tắc "Cường độ phóng xạ tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng
cách". Với nguyên tắc này, nếu nguồn phóng xạ càng được đưa vào sát tổn thương,
sát các tế bào ung thư, thì liều chiếu xạ sẽ rất cao tại chỗ ung thư càng cao, còn các
mô lành xung quanh chỉ phải nhận liều xạ rất thấp.
- Xạ trị ngoài: Xạ trị từ xa.
Do đó, xạ trị cũng làm các tế bào khỏe mạnh khác bị phá hủy. Và không có lợi,
tuy nhiên xạ trị là một cách để tiêu diệt tế bào ung thư tận gốc nên vẫn được sử dụng
trong y học.
Câu 11: Khác nhau cơ bản về cấu trúc hóa học giữa PAH với hydrocacbon đa nhân?
Một hợp chất PAH là hidrocarbon đa vòng thơm. Còn hidrocarbon đa nhân thì có thể
hoặc không có nhân thơm
Câu 12: Bụi gỗ gây ung thư phổi như thế nào?

Bụi gỗ đi vào cơ thể người qua đường hô hấp. Khi vào phổi nó làm tổn thương phổi,
gây xước phổi . Trong bụi gỗ có hóa chất độc hại hay vi khuẩn, khi phổi bị tổn thương
thì những hóa chất dễ dàng đi vào máu rồi gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe con
người và điển hình là gây ung thư.
Câu 13: Có nhiều tác nhân gây ung thư, vậy có biện pháp nào để hạn chế phơi nhiễm?

You might also like