You are on page 1of 5

PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI

1. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion


- Phản ứng tạo thành chất kết tủa:
Thí dụ, phương trình phân tử: Na2SO4 + BaCl2 BaSO4+ 2NaCl
Phương trình ion đầy đủ: 2Na+ + SO42- + Ba2+ + 2Cl- BaSO4+ 2Na+ + 2Cl-
2- 2
Phương trình ion rút gọn: SO4 + Ba BaSO4
- Phản ứng tạo thành chất điện li yếu:
+ Phản ứng tạo thành nước:
Thí dụ: NaOH + HCl NaCl + H2O
Phương trình ion rút gọn: OH- + H+ H2O
+ Phản ứng tạo thành axit yếu:
Thí dụ: HCl + CH3COONa NaCl + CH3COOH
Phương trình ion rút gọn: H+ + CH3COO- CH3COOH
- Phản ứng tạo thành chất khí:
Thí dụ: Na2CO3 + H2SO4 Na2SO4 + H2O + CO2
Phương trình ion rút gọn: CO32- +2H+ H2O + CO2
Kết luận: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi có ít nhất một
trong các điều kiện: tạo thành chất kết tủa, chất khí, hoặc chất điện li yếu.
2. Phản ứng thuỷ phân của muối
- Khái niệm về sự thuỷ phân của muối: phản ứng trao đổi ion giữa muối hoà tan và nước là
phản ứng thuỷ phân của muối.
- Phản ứng thuỷ phân của nước: nước nguyên chất có pH = 7, đại đa số phản ứng thuỷ phân
làm thay đổi pH của nước.
+ Muối trung hoà tạo bởi cation của bazơ mạnh và gốc axit yếu, khi tan trong nước gốc axit
yếu bị thuỷ phân, môi trường của dung dịch là kiềm (pH >7). Thí dụ CH3COONa, K2S,
Na2CO3.

Thí dụ, dung dịch CH3COONa có pH > 7 được giải thích như sau:

Truy cập vào: http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 1
CH3COONa CH3COO- + Na+
CH3COO- + H2O : CH3COOH + OH-
Các anion OH- được giải phóng sau phản ứng thủy phân, nên môi trường có pH > 7
+ Muối trung hoà tạo bởi cation của bazơ yếu và gốc axit mạnh, khi tan trong nước, cation
của bazơ yếu bị thuỷ phân làm cho dung dịch có tính axit (pH <7). Thí dụ NH4Cl, FeCl3,
ZnBr2.
Thí dụ, dung dịch NH4Cl có pH < 7 được giải thích như sau:
NH4Cl NH4+ + Cl-
NH4+ + H2O : NH3 + H3O+
Các cation H+ được giải phóng sau phản ứng thủy phân, nên môi trường có pH < 7
+ Muối trung hoà tạo bởi cation của bazơ mạnh và gốc axit mạnh, khi tan trong nước không
bị thuỷ phân, môi trường của dung dịch vẫn trung tính (pH = 7). Thí dụ, NaCl, KNO3, KI.
+ Muối trung hoà tạo bởi cation của bazơ yếu và gốc axit yếu, khi tan trong nước, cation của
bazơ yếu và axit yếu đều bị thuỷ phân. Môi trường là axit hay kiềm phụ thuộc vào độ thuỷ
phân của 2 muối đó. Thí dụ, (NH4)2CO3, Al2S3.
+ Muối axit như NaHCO3, KH2PO4, K2HPO4 khi hoà tan vào nước phân li ra các anion
HCO3-, H2PO4-, HPO42-, các ion này là lưỡng tính, chúng phản ứng với nước nên môi trường
của dung dịch tuỳ thuộc vào bản chất của anion.

Dạng 1: Viết phương trình ion thu gọn


Phương pháp giải
+ Viết phản ứng dạng phân tử, phân tích dạng phân tử thành dạng ion. Rút gọn những ion
giống nhau ở hai vế, cân bằng điện tích và nguyên tử ở hai vế, thu được phương trình io rút
gọn.
Các chất kết tủa, chất khí và chất điện li yếu vẫn giữ ở dạng phân tử.
Ví dụ 1: Viết phương trình ion rút gọn (nếu có) xảy ra trong dung dịch trong các trường hợp
sau:
1. Fe2(SO4)3 + NaOH  ; 2. Cu(OH)2 + NH3 + H2O 
3. KNO3 + NaCl  ; 4. FeS + HCl 

Truy cập vào: http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 2

5. NaHCO3 + Ba(OH)2  ; 6. Ba(HSO4)2 + KOH 
7. KH2PO4 + HCl  ; 8. NH4Cl + NaOH 
9. CaCO3+ CO2 + H2O  ; 10. FeCl3 + Na2CO3 + H2O 
Lời giải
1. Fe2(SO4)3 + 6NaOH 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4; Fe3+ + 3OH- Fe(OH)3 
2. Cu(OH)2 + 4NH3 + H2O [Cu(NH3)4](OH)2 (phức tan);
Cu(OH)2 + 4NH3 [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-
3. KNO3 + NaCl không phản ứng
4. FeS + 2HCl FeCl2 + H2 S; FeS + 2H+ Fe2+ + H2S 
5. 2NaHCO3 + Ba(OH)2  BaCO3 + Na2CO3 +2H2O
HCO3-+ Ba2+ + OH- BaCO3 + H2O
6. Ba(HSO4)2 +2KOH BaSO4 + K2SO4 + 2H2O
Ba2+ + HSO4- + OH-  BaSO4 + H2O
7. KH2PO4 + HCl KCl + H3PO4 ; HPO42- + 2H+  H3PO4
8. NH4Cl + NaOH NH3 + NaCl + H2O ; NH4+ + OH- NH3 + H2O
9. CaCO3+ CO2 + H2O  Ca(HCO3)2 ; CaCO3+ CO2 + H2O  Ca2+ + 2HCO3-.
10. 2FeCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O 2Fe(OH)3 + 6NaCl + 3CO2.
2Fe3+ + 3CO32- + 3H2O 2Fe(OH)3 + 3CO2.
Dạng 2: Xác định môi trường dung dịch
Phương pháp giải
+ Viết phương trình điện li các chất tạo thành ion, nhận xét khả năng thủy phân trong nước
của các ion vừa tạo thành.
2- 2- 2- 3-
+ Ion gốc của axit yếu thủy phân trong nước tạo môi trường bazơ: CO3 ; SO3 ; S , PO4 ,
CH3COO-...
+
+ Ion gốc của bazơ yếu thủy phân trong nước tạo môi trường axit: Cu2+, Fe3+; Zn2+, NH4 ..
2- - - - -
+ Ion gốc của axit mạnh (ví dụ: SO4 , Br , Cl , NO3 , ClO4 ...) và ion gốc của bazơ mạnh (ví
dụ: Na+; K+, Ba2+, Ca2+, Mg2+...) không bị thủy phân trong nước, đóng vai trò trung tính.

Truy cập vào: http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 3
Ví dụ 1. Đánh giá môi trường axit, bazơ, trung tính của các dung dịch thu được khi hòa tan
các chất sau vào các cốc nước riêng biệt: CuCl2; Na2CO3; NaClO4; K2S; NH4Cl; Fe(NO3)3;
Na3PO4 ; K2SO3, K2SO4 .
Lời giải
- Các chất hòa tan trong nước cho môi trường bazơ, pH>7 là: Na2CO3; K2S; K2SO3, Na3PO4.
Na2CO3  2Na+ + CO32- ; CO 32- + H2O : HCO3- + OH-
K2S 2K+ + S2- ; S2- + H2O : HS- + OH-
K2SO3  2K+ + SO3 2- ; SO3 2- + H2O : HSO3 - + OH-
Na3PO4 3Na+ + PO43- ; PO 43- + H2O : HPO42- + OH-
- Các chất hòa tan trong nước cho môi trường axit, pH<7 là: NH4Cl; Fe(NO3)3; CuCl2;
NH4Cl NH4+ + Cl-; NH4+ + H2O : NH3 + H3O+
Fe(NO3)3  Fe3+ + 3NO3-; Fe3+ + H2O : Fe(OH)2+ + H+
CuCl2 Cu2+ + 2Cl- ; Cu2+ + H2O : Cu(OH)+ + H+
- Các chất hòa tan trong nước cho môi trường pH=7 là: NaClO4; K2SO4.
NaClO4 Na+ + ClO4-; H+ + OH-  H2O
K2SO4 2K+ + SO4 2- ; H+ + OH-  H2O
+
Ví dụ 2.Cho
2-
các
+
ion2+sau, ion- nào
-
đóng
2-
vai2- trò axit,
3-
bazơ,
-
lưỡng
2-
tính,
-
trung
-
tính : Zn2+, NH4 ,
Fe3+, SO3 , Na ; Ba ; ClO4 ; I ; CO3 , S , PO4 ; OH , SO4 , Cl , NO 3;
HCO3-; H2PO4- ; HSO4- ,Cu2+; Al3+ ; HS-, HSO3-; H2PO4- ; CH3COO- ; ClO-.
Lời giải
+ 3+ - 2+ 3+
- Ion có tính axit là: Zn2+, NH4 , Fe , HSO4 , Cu ; Al .
NH4+ + H2O : NH3 + H3O+
Zn2+ + H2O : Zn(OH)+ + H+
HSO4- H+ + SO42-
2- 2- 2- 3- - - -
- Ion có tính bazơ là: SO3 , CO3 , S , PO4 ; OH , CH3COO ; ClO .
SO3 2- + H2O : HSO3 - + OH-
S2- + H2O : HS- + OH-
PO43- + H2O : HPO42- + OH-

Truy cập vào: http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 4
CH3COO- + H2O : CH3COOH + OH-
ClO-+ H2O : HClO + OH-
2- - - -
- Ion có tính lưỡng tính là: HCO3-; HPO4 ; HS , HSO3 ; H2PO4 .
HCO3- + H2O : CO2 + H3O+ ; HCO3- + H2O : CO32- + OH-.
HS- + H2O : SO2 + H3O+ ; HS- + H2O : S2- + OH-.
2- - -
HPO42-+ H2O : PO43-+ H3O+ ; HPO4 + H2O : H2PO4 + + OH .
2- - - + 2+ - -
- Ion trung tính là: SO4 , Cl , NO 3; Na ; Ba ; ClO4 ; I .

Dạng 3: Áp dụng định luật bảo toàn điện tích (ĐLBTĐT)

Phương pháp giải


+ Định luật bảo toàn điện tích: “ Trong một dung dịch, tổng số mol các điện tích dương của
ion dương và tổng số mol các điện tích âm của ion âm luôn luôn bằng nhau”.
+ Khi cô cạn dung dịch, khối lượng chất rắn tạo ra bằng khối lượng các ion dương và ion âm
có trong dung dịch (trừ H+ + OH- H2O )
mmuối = mcation/NH4+ + manion.
Ví dụ 1. Một dung dịch chứa: a mol Na+ ; b mol Ca2+ ; c mol Al3+; d mol Cl- ; e mol NO3-.
a- Lập biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d, e.
b- Lập công thức tính tổng khối lượng các muối trong dung dịch theo a, b, c, d, e.
Lời giải
a. Lập biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d, e.
áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có: a + 2b + 3c =d + e
b.Tính tổng khối lượng các muối trong dung dịch
Khối lượng muối = Tổng khối lượng các ion = 23a + 40b + 27c + 35,5d + 62e

Truy cập vào: http://tuyensinh247.com/ để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Văn - Anh tốt nhất! 5

You might also like