You are on page 1of 10

BỆNH SỞI

Bệnh sởi cũng là bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ em, mặc dù đến nay đã có các vắc-xin bảo vệ trẻ em
khỏi bệnh này. Bệnh sởi được cho là do virus gây ra và được lây lan qua không khí ô nhiễm. Ngoài ra,
tiếp xúc trực tiếp với miệng hoặc mũi của người bị sởi cũng có thể gây ra lây truyền bệnh.
Các triệu chứng của bệnh sởi là sốt, sổ mũi, điểm trắng trong miệng và sau đó là phát ban ngứa, bắt
đầu ngứa từ trán hoặc cổ xuống đến các bộ phận khác. Không có cách chữa trị cụ thể chính xác với
bệnh sởi mà chủ yếu là điều trị hỗ trợ. Trẻ bị sởi nên được điều trị tại nhà ngay khi phát bệnh, tốt nhất
là giúp trẻ giảm ngứa.

Có không ít người nhầm lẫn sởi với sốt phát ban, do vậy chưa có cách chăm sóc kịp thời khi trẻ
mắc bệnh. Dưới đây là một số đặc điểm phân biệt 2 loại bệnh này.
1) Triệu chứng bệnh sởi và sốt phát ban

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên. Virus này có tính lây truyền cao nên dễ gây
thành dịch. Sởi truyền từ người này sang người khác qua đường hô hấp trực tiếp từ người bệnh sang
người lành qua những giọt nước bọt do người bệnh thải ra khi ho hoặc hắt hơi. Người bệnh có thể lây
cho người khác trước và sau vài ngày xuất hiện triệu chứng của bệnh. Bệnh rất dễ lây truyền ở những
nơi tập trung nhiều trẻ em. Ví dụ ở các cơ sở y tế và trường học. Những người không được tiêm
phòng vắc xin hoặc tiêm phòng không đầy đủ là những đối tượng rất dễ mắc bệnh. Sởi là bệnh lành
tính nhưng nếu có biến chứng nặng nghiêm trọng thì có thể dẫn tới tử vong.

Giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát của sốt phát ban và bệnh sởi (trung bình khoảng 1 tuần) thường
có biểu hiện khá giống nhau, thể hiện qua các triệu chứng như sốt nhẹ hoặc sốt cao 39 - 40 độ C, sốt
liên tục. Xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ vì sốt cao, nhức mỏi cơ bắp, trẻ biếng ăn, nôn, tiêu chảy.

- Sốt phát ban thông thường (Bệnh Rubella hay còn gọi là bệnh sởi Đức, do vi rút Rubella gây ra).
Đây là bệnh sốt phát ban lành tính nhưng rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai: Sau khi giảm sốt,
trẻ sẽ bị phát ban, nhức đầu, sưng hạch kéo dài từ 1 - 7 ngày. Những nốt ban màu hồng mịn, bắt đầu
từ mặt và nhanh chóng lan xuống thân, sau đó xuống cánh tay và chân trước trước khi biến mất. Ban
tồn tại từ 1-5 ngày, nhưng thường gặp nhất là 3 ngày. Sau khi ban bay đi thường không để lại dấu tích
trên bề mặt da. Trong khoảng thời gian từ 7 ngày trước phát ban và trong lúc phát ban là thời gian mà
người bệnh có khả năng lây bệnh cao nhất.
- Phát ban do sởi: Lúc đầu ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, xuống ngực bụng và toàn thân.
Khi ban sởi biến mất cũng mất dần theo thứ tự đã nổi trên da. Đặc điểm ban sởi là dạng ban dạng sẩn,
nổi lên bề mặt da, khi bay sẽ để lại những vết thâm tại nốt ban. Ngoài ra, trẻ bị sởi còn có triệu chứng
đi kèm là chảy nước mũi, ho, viêm kết mạc mắt.

2) Biến chứng của sởi và sốt phát ban

- Sốt phát ban do nhóm siêu vi khuẩn thông thường hầu hết là bệnh lành tính. Trẻ bị sốt phát ban nếu
được chăm sóc đúng cách, hợp lý thì bệnh sẽ tự khỏi sau 5 – 7 ngày mà không gây nên bất kỳ biến
chứng nguy hiểm nào cho trẻ.

Đối với phụ nữ mang thai bị mắc sốt phát ban, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. 90% phụ nữ
mang thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ sinh ra em bé bị dị tật, thể trạng không tốt như: điếc, đục
thủy tinh thể, tật mắt nhỏ, tăng nhãn áp bẩm sinh, tật đầu nhỏ, viêm não, màng não, chậm phát triển
tâm thần, gan to, lách to... Đối với những người bị bệnh cần phải được cách ly một tuần lễ kể từ lúc
phát ban để tránh lây nhiễm cho những người tiếp xúc.

- Phát ban do virus sởi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nếu trẻ bệnh không được phát
hiện sớm và điều trị kịp thời, đặc biệt là những trẻ có sức đề kháng yếu như sinh non, suy dinh
dưỡng… Biến chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc sởi là do sự nhân lên của vi rút hoặc do bội nhiễm
vi khuẩn gây ra các bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm thanh quản, phế quản, khí quản và
viêm não. Tất cả mọi người chưa mắc bệnh hoặc được gây miễn dịch chưa đầy đủ đều có nguy cơ bị
nhiễm bệnh. Trẻ em là đối tượng nhiễm bệnh dễ dàng và có thể xuất hiện những biến chứng nặng. Trẻ
sinh ra từ những người mẹ đã bị bệnh sởi trước đây sẽ được miễn dịch thụ động do mẹ truyền cho
trong vòng 6 - 9 tháng. Hầu hết những ca tử vong do sởi đều do bị biến chứng nặng.

3) Biện pháp phòng bệnh

- Cách phòng bệnh sốt phát ban: Tiêm chủng cho trẻ em vắc xin ngừa 3 bệnh Rubella, sởi, quai bị
được áp dụng: Mũi thứ 1 tiêm khi trẻ 12 tháng tuổi; mũi thứ 2 tiêm trong độ tuổi từ 4-6 tuổi. Phụ nữ
trong độ tuổi sinh sản thì tiêm một liều duy nhất (phụ nữ chỉ được có thai sau khi tiêm vắc xin được 3
tháng).
- Cách phòng bệnh sởi:Phòng bệnh cách cho trẻ tiêm phòng vắc xin sởi khi đủ 9 tháng tuổi. Và tiêm
mũi thứ 2 khi trẻ được 18 tháng tuổi để đảm bảo đủ liều lượng, nồng độ kháng thể giúp trẻ miễn dịch
tốt với loại virus sởi. Việc tiêm mũi thứ 2 có thể tạo miễn dịch tới 99%. Hiệu quả của vắc xin phụ
thộc rất lớn vào chất lượng bảo quan
Rubella
I. Định nghĩa:

Rubella là tên xuất phát từ Latinh, nghĩa là “nốt đỏ nhỏ”, còn gọi là “sởi Đức”, “sởi 3 ngày”, do
virus RNA thuộc nhóm Togavirus gây ra. Là một bệnh sốt phát ban lành tính, lây nhiễm
không NGUY CẤP, nhưng lại khá NGHIÊM TRỌNG vì có khả năng gây ra các dị tật bẩm sinh cho
thai nhi.

II. Tính cảm nhiễm và sức đề kháng

- Mọi người đều là đối tượng cảm nhiễm.

- Trẻ sơ sinh được bảo vệ khoảng 6-9 tháng nhờ kháng thể của mẹ, thời gian tùy thuộc nồng độ kháng
thể mẹ truyền qua nhau.

- Miễn dịch của cơ thể chống lại bệnh Rubella có thể hình thành bằng hai cách:


o Đáp ứng miễn dịch sau khi mắc bệnh.
o Đáp ứng miễn dịch sau khi chích ngừa.

Virus RNA gây bệnh Rubella


III. Cách lây truyền và đặc điểm dịch tễ
- Ổ chứa virus gây bệnh Rubella duy nhất là người và người đang mắc bệnh là nguồn truyền nhiễm
duy nhất.

- Bị mắc bệnh do lây nhiễm bởi giọt virus qua đường mũi họng.

- Trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh (CRS) sẽ đào thải nhiều virus trong dịch tiết hầu họng, trong
nước tiểu và đó là nguồn truyền nhiễm cho người tiếp xúc .

- Trong điều kiện sống khép kín, như trại lính, thì tất cả những người cảm nhiễm đều có thể bị nhiễm
virus Rubella.
- Tính lây lan của Rubella không mãnh liệt bằng SỞI.

- Khả năng nhạy cảm đối với người trưởng thành 6 -11 %

IV. Cơ chế sinh bệnh:

Virus Rubella được xem là virus Paramyxo trên cơ sở


dịch tễ học, do cách truyền bệnh qua niêm mạc đường
hô hấp. Virus Rubella chỉ có một type kháng nguyên
ngưng kết hồng cầu nằm trong các gai bề mặt.

Ở người nhạy cảm:

 Bị lây truyền từ những giọt nước bọt có chứa


virus Rubella vào đường mũi họng, nhân bản
ở đường hô hấp và phân bố theo đường máu.
 Viremia được phát hiện kéo dài trong 8 ngày
trước đó và tồn tại 2 ngày sau phát ban.
 Sự đào thải virus qua họng miệng tồn tại 8
ngày sau khi khởi phát các triệu chứng

Rubella bẩm sinh:


- Do sự lây truyền qua nhau thai từ người mẹ bị nhiễm
sang thai nhi. Virus có thể tồn tại ở bào thai trong khi
mang thai và có thể đào thải trong vòng 6 – 31 tháng
sau sanh.

- Rubella là một tác nhân gây dị tật bẩm sinh. Theo nhiều nghiên cứu:

 80% bé bị Rubella bẩm sinh nếu mẹ bị nhiễm trong 12 tuần lễ đầu mang thai.

 54% bé bị Rubella bẩm sinh nếu mẹ bị nhiễm lúc thai 13 -14 tuần.

 25% bé bị Rubell bẩm sinh lúc thai ở cuối tam cá nguyệt thứ 2.

- Trên lý thuyết: nếu mẹ tiêm chủng Rubella trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ bé bị Rubella bẩm sinh
nhưng trên thực tế chưa thấy.
V. Diễn tiến bệnh: 3 giai đoạn

1.Thời kỳ ủ bệnh: 12 – 23 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây. Người bệnh đã nhiễm virus, chưa có
biểu hiện bệnh.

2.Thời kỳ phát bệnh: có 3 biểu hiện chính: sốt, phát ban, nổi hạch.

 Sốt nhẹ 380C, nhức đầu, mệt mỏi, đau họng, chảy mũi trong, đôi khi đỏ mắt, thường xuất hiện
1- 4 ngày. Sau khi phát ban thì sốt giảm.

 Nổi hạch: ở vùng xương chẩm, bẹn, cổ, sờ hơi đau. Hạch thường nổi trước phát ban, tồn tại
vài ngày sau khi ban bay hết.

 Phát ban: dấu hiệu làm người ta để ý tới. Ban mọc lúc đầu ở trên đầu, mặt, rồi mọc khắp toàn
thân, thường không tuần tự như sởi. Nốt ban có hình tròn hay bầu dục, đường kính khoảng 1 –
2 mm, các nốt có thể hợp thành từng mảng hay đứng riêng lẻ. Trong vòng 24 giờ ban mọc
khắp người

 Đau khớp.

 Bệnh lui thường hết sốt, ban bay nhanh không theo quy luật, không để lại dấu vết trên da,
hạch trở về bình thường muộn hơn thường sau 1 tuần

3.Thời kỳ lui bệnh:

Triệu chứng kéo dài 3 – 4 ngày rồi tự hết. Đau khớp có thể kéo dài lâu hơn.

Hình ảnh lâm sàng 3 dạng: nổi ban của 3 loại bệnh
VI. Triệu chứng lâm sàng

Có hai dạng: bệnh Rubella mắc phải và hội chứng Rubella bẩm sinh.

1. Bệnh Rubella mắc phải:

Virus nhiễm vào người qua niêm mạc đường hô hấp trên, nhân lên ở biểu mô hô hấp và biểu mô hạch
cổ. Thời gian ủ bệnh từ 16-18 ngày, có biểu hiện mệt mỏi, sốt nhẹ và phát ban dạng sởi cùng lúc. Đặc
biệt có hạch dưới chẩm và sau tai. Ban phát ít khi kéo dài hơn 3 ngày. Người lớn, đặc biệt là phụ nữ
thường bị đau cơ thoáng qua và viêm khớp do phức hợp kháng nguyên - kháng thể. Biến chứng xuất
huyết giảm tiểu cầu, viêm não ít gặp.

2. Hội chứng Rubella bẩm sinh (CRS):

- Là hậu quả của tình trạng nhiễm Rubella từ trong bụng mẹ được truyền qua nhau thai.
- Trẻ sơ sinh khi đẻ ra đã có ban hoặc trong vòng
48 giờ sau sinh, xuất hiện gan lách to, vàng da.

- Thể xuất huyết do giảm tiểu cầu chiếm khoảng


1/3000 trường hợp. Có thể chảy máu cam, xuất
huyết tiêu hóa, chảy máu rốn ở trẻ sơ sinh.

Các thể lâm sàng có thể xếp thành 3 nhóm


chính:

1. Ảnh hưởng thoáng qua cho trẻ như là chậm


tăng trưởng, gan lách to, xuất huyết giảm tiểu
cầu, thiếu máu, viêm xương, viêm não và màng
não.

2. Biểu hiện lâu dài có thể nhận biết được lúc mới sinh hoặc trong năm đầu tiên. Thường gặp nhất là
bệnh tim bẩm sinh (hẹp động mạch chủ và động mạch phổi, hẹp van phổi và thiếu vách nhĩ thất); mù
hoàn toàn hoặc một phần (do đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, viêm võng mạc màng đệm); điếc do
thần kinh cảm giác.

3. Phát triển tâm thần bất thường từ mức độ nhẹ đến trung bình vào lúc nhỏ hoặc tuổi thanh niên.
Viêm toàn não tiến triển hiếm gặp ở trẻ đã hơn 10 tuổi. Là hậu quả của sự thoái hóa thần kinh và chắc
chắn sẽ dẫn đến tử vong.

20% trẻ nhiễm Rubella bẩm sinh có triệu chứng bị tử vong.

Nghi ngờ CRS: trẻ từ 0-11 tháng có biểu hiện về tim mạch, đục thủy tinh thể hay điếc, hoặc là xác
định mẹ mắc Rubella trong lúc có thai.

Đục nhãn mắt - một biến chứng của Rubella khi mang thai.

Những nốt đỏ nhỏ, đặc trưng của rubella, xuất hiện trên cánh tay của một người đàn ông trưởng
thành.

VII. Miễn dịch học:

- Bệnh Rubella mắc phải: khi nốt ban mờ dần thì kháng thể Rubella xuất hiện. Hiệu giá kháng thể
tăng nhanh vào 1-3 tuần sau. Kháng thể IgM xuất hiện trước không tồn tại quá 6 tuần. Sau khi phát
ban 2 tuần nếu tìm thấy kháng thể IgM chứng tỏ mới nhiễm virus Rubella. Kháng thể IgG thường tồn
tại suốt đời.

- Bệnh nhiễm tự nhiên gây miễn dịch suốt đời vì virus chỉ có một type kháng nguyên duy nhất.
- Hội chứng Rubella bẩm sinh: mặc dù trong bụng mẹ thai nhi đã tiếp xúc kháng nguyên Rubella
nhưng ở trẻ sơ sinh xuất hiện đáp ứng miễn dịch không bình thường, hình như bị rối loạn đáp ứng
miễn dịch dịch thể, kháng thể IgM cao bất thường, hiệu giá kháng thể IgG thấp, phản ứng yếu với
kháng nguyên đồng loại. Điều này chứng tỏ khả năng ức chế trực tiếp lên hệ thống miễn dịch trẻ của
virus.

Những nốt đỏ nhỏ đặc trưng của Rubella,


xuất hiện trên cánh tay của một người đàn ông trưởng thành.

VIII. Chẩn đoán xét nghiệm:

- ELISA tìm kháng thể chuyên biệt: nhạy cảm nhất và dễ thực hiện

- HI (Hemagglutination inhibition): ức chế ngưng kết hồng cầu.

- IHA (Indirect Hemagglutination): ngưng kết hồng cầu thụ động

- LA (Latex Agglutination): ngưng kết Latex

- IgM đặc hiệu

- Phân lập siêu vi gây bệnh: hỗ trợ nghiên cứu

- Bệnh Rubella đặc biệt ở thai phụ có thể được xác định bằng hiệu giá kháng thể tăng lên 4 lần giữa
thời kỳ cấp tính và thời kỳ khỏi bệnh bằng kỹ thuật miễn dịch enzyme(ELISA)

- Phân lập được virus từ họng bệnh nhân trong một tuần trước đến hai tuần sau phát ban. Các mẫu
máu hoặc nước tiểu hoặc phân có thể dùng để xét nghiệm virus (10-14 ngày)

- Chẩn đoán xác định CRS có thể dựa vào :

 Phát hiện kháng thể IgM đặc hiệu ở trẻ sơ sinh. Kháng thể này không qua nhau thai, sự hiện
diện của nó là do hệ miễn dịch tổng hợp được từ khi trẻ chưa ra đời.
 Sự tồn tại của hiệu giá kháng thể IgG từ mẹ truyền sang con hoặc phân lập được virus từ
họng, nước tiểu kéo dài trong một năm.

IX. Điều trị


- Bệnh Rubella mắc phải: là một bệnh nhẹ tự giới hạn và không có thuốc điều trị đặc hiệu.

- Hội chứng Rubella bẩm sinh: không có thuốc điều trị đặc hiệu.

- Nghỉ ngơi

- Uống nhiều nước và chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin.

- Hạ nhiệt (nếu cần)

- Giảm đau (nếu cần)

- Điều trị triệu chứng nếu cần thiết nhưng phải tuân theo sự hướng dẫn của y bác sỹ

X. Phòng ngừa

- Tiêm chủng tạo miễn dịch chủ động nhờ vaccine sống giảm độc lực, được khuyến cáo mạnh mẽ cho
đối tượng vị thành niên và người trưởng thành, nhất là nữ trừ trường hợp đã có miễn dịch. Vaccine tạo
ra kháng thể tồn tại ít nhất 16 năm hoặc có thể cả đời (95%). Tiêm phòng Rubella rộng rãi cho trẻ từ
12-24 tháng tuổi.

- Tác dụng phụ xuất hiện 1-3 tuần sau tiêm chủng: sốt phát ban, nổi hạch và tăng bạch cầu đa nhân, có
thể đau khớp (ở người lớn).

- Vaccine Rubella có thể qua nhau và nhiễm cho thai nhi nhưng không gây quái thai (2% trẻ nhiễm
không triệu chứng)

- Chống chỉ định dùng vaccine này cho những người bị suy giảm miễn dịch vì đây là vaccine sống.

- Vaccine có hiệu quả ngăn ngừa được hội chứng Rubella bẩm sinh. Để loại trừ bệnh Rubella và hội
chứng Rubella bẩm sinh, cần chích ngừa cho phụ nữ tuổi sinh đẻ và trẻ em trong lứa tuổi đến trường.

- Vaccine Rubella không bao giờ được dùng cho phụ nữ có thai hoặc những người có thể có thai
trong vòng 1-3 tháng tới (khi tiêm phòng, phải sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả trong 3
tháng liên tục, gồm 1 tháng trước khi chủng và 2 tháng sau khi chủng)

VẤN ĐỀ TƯ VẤN CHO PHỤ NỮ CÓ THAI NHIỄM BỆNH RUBELLA

- Tuổi thai < 12 tuần: bỏ thai


- Tuổi thai 13-16 tuần: tư vấn có thể dưỡng thai nhưng phải theo dõi giám sát nghiêm ngặt.
- Tuổi thai > 16 tuần: tư vấn tỷ lệ thấp dị tật bẩm sinh, theo dõi giám sát sau sanh.

NHỮNG AI CẦN ĐƯỢC TIÊM NGỪA :

- Trẻ nhỏ từ 12 tháng tuổi cho đến dưới 13 tuổi, chưa chích ngừa Rubella lần nào: nhất là tiêm 2 mũi,
mũi thứ 2 được tiêm nhắc lại sau 2-3 năm sau khi đã tiêm mũi thứ nhất.
-Trẻ lớn trên 13 tuổi và người lớn: chỉ tiêm một mũi duy nhất.
- Những phụ nữ có ý định mang thai chưa từng bị bệnh Rubella hoặc chưa được tiêm phòng lúc nhỏ:
nên tiêm ngừa trước 3 tháng trước khi quyết định có thai.
- Những người làm việc tại bệnh viện, các trung tâm y khoa, trung tâm chăm sóc trẻ em và các trường
học.
- Việc tiêm chủng Rubella đặc biệt quan trọng đối với trẻ em gái để phòng chống bệnh trong suốt
khoảng thời gian khi đứa trẻ lớn lên và mang thai sau này

You might also like