You are on page 1of 2

ĐỖ THU NGÂN – K174080948

THỦ THUẬT “LÀM ĐẸP” BÁO CÁO TÀI CHÍNH

I. TỔNG QUAN VỀ “LÀM ĐẸP” BÁO CÁO TÀI CHÍNH

(1) “Làm đẹp” báo cáo tài chính là chỉ những hành động khiến cho tính hình tài chính của công
ty được phản ánh trên báo cáo tài chính tốt hơn so với thực tế. Thuật ngữ “làm đẹp” báo cáo tài
chính trong tiếng anh gọi là “cooking the book” hoặc “Window dressing”.
(2) Tại sao phải làm đẹp báo cáo tài chính?
Đối với các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hoặc các công ty niêm yết thông thường họ có xu
hướng làm đẹp BCTC, bởi việc làm đẹp BCTC tại các DNNN sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyền
lợi và “ghế” của các vị lãnh đạo doanh nghiệp.
Còn đối với các công ty cổ phần, công ty đại chúng đặc biệt là các công ty niêm yết do chịu áp
lực từ cổ đông, do muốn nâng đỡ giá cổ phiếu nên BCTC cũng phải “đẹp”.
Mặt khác, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp Việt Nam rất lớn và không ai muốn cho các
doanh nghiệp có BCTC xấu vay cả. Việc “làm đẹp” báo cáo tài chính cũng dùng để tạo sự tin
tưởng cho các nhà đầu tư hoặc chủ nợ, nó cũng góp phần làm hợp lý hóa điều kiện để tiếp cận
một gói vay vốn tín dụng.
Đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp gia đình, thì mục
đích của họ lại khác: làm sao có thể giảm được thuế nhiều nhất, vậy nên họ lại có xu hướng
muốn giấu lãi bằng cách giấu doanh thu.

II. BẢY THỦ THUẬT HỢP PHÁP

Dưới đây là những thủ thuật hợp pháp, tuân thủ theo chuẩn mực kế toán, mà các doanh nghiệp
Mỹ thường sử dụng, song cũng không mấy xa lạ với doanh nghiệp Việt Nam.
(1) Phù phép thông qua các ước tính kế toán. Trong quy trình lập báo cáo tài chính, các công ty
thường sử dụng rất nhiều các ước tính kế toán có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ của
công ty. Một số thủ thuật làm tăng lợi nhuận thường gặp như giảm mức khấu hao, giảm mức dự
phòng, giảm giá hàng tồn kho, giảm dự phòng nợ khó đòi, không ghi nhận chi phí khi tài sản bị
giảm giá xuống dưới giá trị thuần, vốn hóa các khỏan không đủ điều kiện…
(2) Phù phép thông qua các giao dịch thực. Doanh nghiệp có thể phù phép lợi nhuận thông qua
việc giàn xếp các giao dịch thực nhằm tăng lợi nhuận trong năm hiện tại, mặc dù các giao dịch
đó có thể không có lợi cho công ty về lâu dài.
(3) Tăng doanh thu thông qua các chính sách giá và tín dụng. Một biện pháp mà các doanh
nghiệp thường sử dụng để tăng lợi nhuận khi thấy có nguy cơ không đạt kế họach đặt ra là giảm
giá bán hoặc nớ lỏng các điều kiện tín dụng nhằm tăng lượng hàng bán ra trong những tháng cuối
năm tài chính. Biện pháp thứ hai là công bố kế hoạch tăng gia bán đầu năm sau.
(4) Cắt giảm chi phí hữu ích. Cắt giảm các chi phí hữu ích như chi phí nghiên cứu và phát triển
(R&D), chi phí quảng cáo, chi phí duy tu bảo dưỡng thiết bị cũng là một cách có thể làm tăng lợi
nhuận. Tuy nhiên, vì các chi phí này có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của công
ty về lâu dài, nên sử dụng giải pháp này cũng đồng nghĩa với các việc hy sinh các khỏan lợi
nhuận tiềm năng trong tương lai.
(5) Trì hoãn thanh lý tài sản không có nhu cầu sử dụng hoặc các khỏan đầu tư không hiệu
quả. Đối với các tài sản doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng hoặc khóan đầu tư không mang
lại hiệu quả, giải pháp tối ưu là thanh lý càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, thanh lý tài sản thường đi
kèm một khỏan lỗ cho công ty trong năm hiện tại. Do đó, nếu lợi nhuận trong năm hiện tại có
nguy cơ không đạt được mức kỳ vọng của thị trường, lãnh đạo công ty có thể không muốn thanh
lý, mặc dù trì hỏan sẽ gây nhiều thiệt hại cho công ty như lạm phát sinh chi phí bảo quản, cản trở
không gian sản xuất. Với các tài sản và các khỏan đầu tư không hiệu quả thì càng nắm giữ lâu,
doanh nghiệp càng lỗ.
(6) Bán các khoản đầu tư hiệu quả. Ngoài trì hoãn thanh lý các khoản đầu tư không hiệu quả,
công ty có thể bán các khỏan đầu tư sinh lời nhằm tăng thêm lợi nhuận cho năm hiện tại. Động
thái này thường được ví như “gặt lúa non”. Vì thế, áp dụng biện pháp trên có nghĩa là công ty tự
bỏ qua tiềm năng sinh lợi lớn từ các khoản đầu tư này trong những năm tiếp theo.
(7) Sản xuất vượt mức công suất tối ưu . Trong điều kiện thông thường, mỗi doanh nghiệp
thường xác định một mức công suất sản xuất tối ưu, tùy thuộc vào năng lực nội tại cũng như điều
kiện thị trừơng. Tuy nhiên, trong trường hợp cần phải tăng lợi nhuận, công ty có thể quyết định
sản xuất vượt mức công suất tối ưu. Điều này cho phép công ty giảm giá thành đơn vị sản phẩm
nhờ tận dụng chi phí cố định. Mặt trái của biện pháp này là máy móc thiết bị phải làm việc quá
mức, ảnh hưởng tiêu cực tối năng suất và độ bền. Ngoài ra, sản phẩm làm ra nhiều, nếu không
bán được, sẽ phát sinh chi phí bảo quản và hàng tồn kho lâu ngày sẽ bị giảm giá trị.

III. LẬT TẨY NĂM GIAN LẬN PHỔ BIẾN

Các mánh khóe gian lận cũng không dễ bị phát hiện, vì đó là gian lận các con số và không có sự
mất mát tài sản hữu hình. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, khó có thể đánh giá cách hạch toán
đó là đúng hay sai.
Dưới đây là những gian lận báo cáo tài chính thường gặp.
(1) Phù phép thời gian. Vào những ngày cuối năm, công ty có thể ghi nhận doanh thu trước khi
thực sự xuất hàng để đạt chỉ tiêu doanh thu. Việc hạch toán doanh thu được thực hiện ngay khi
xuất hóa đơn vào ngày cuối năm trong khi sang năm mới, sau nhiều ngày, hàng mới được xuất
đi.
(2) Tạo nghiệp vụ ảo. Nghiệp vụ này xảy ra khi doanh nghiệp tự mình tạo ra nghiệp vụ, làm
khống giấy tờ, hóa đơn để ghi nhận doanh thu. Cái này rất khó để nhà đầu tư cá nhân phát hiện ra
được.
(3) Ghi nhầm chỗ . Thường gặp nhất là việc các công ty ghi nhận các khoản thu nhập khác vào
doanh thu như thu nhập từ hoạt động tài chính và thu nhập bất thường, nhằm tăng tỉ lệ tăng
trưởng doanh thu, tạo ảo tưởng về tiềm năng phát triển của công ty.
(4) Che giấu giao dịch. Với nhiều mục đích khác nhau, nhiều giao dịch bị che giấu bằng cách
không hạch toán hoặc hạch toán dưới nội dung khác (chiết khấu, hoa hồng, chi phí chưa nhận
được hóa đơn, thuế,…)
(5) Thay đổi chính sách kế toán. Các chính sách kế toán thường xuyên bị biến hóa bao gồm
phương pháp xác định giá thành sản phẩm, chính sách lập dự phòng, phương pháp khấu hao.

IV. KẾT LUẬN

Về lâu dài, các biện pháp làm đẹp báo cáo tài chính đều không có lợi cho nhà đầu tư cũng như
cho chính công ty. Xét trên phạm vi tòan xã hội, hậu quả còn nặng nề hơn, vì bê bối tài chính của
một công ty không chỉ ảnh hưởng đến riêng công ty đó, mà còn làm xói mòn lòng tin của nhà
đầu tư đối với thị trừơng. Để ngăn chặn những tác động tiêu cực, các doanh nghiệp cần có ý thức
cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng cần
tỉnh táo để không đẩy mọi việc đi quá xa ngòai tầm kiểm soát.

You might also like