You are on page 1of 15

Group 7

Nhóm 7
I. Giới thiệu về Công Ty:
1. Lịch sử phát triển:
Các sự kiện quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của Công
ty như sau:
1976 : Tiền thân là Công ty Sữa, Café Miền Nam, trực thuộc Tổng
Công ty Lương Thực, với 6 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống
Nhất, Nhà máy sữa Trường Thọ, Nhà máy sữa Dielac, Nhà máy Café Biên
Hòa, Nhà máy Bột Bích Chi và Lubico.
1978 : Công ty được chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý
và Công ty được đổi tên thành Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo
I.
1988 : Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ
em tại Việt Nam.
1991 : Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa UHT và sữa chua ăn tại thị
trường Việt Nam.
1992 : Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I được chính thức
đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ
Công Nhiệp Nhẹ. Công ty bắt đầu tập trung vào sản xuất và gia công các
sản phẩm sữa.
1994 : Nhà máy sữa Hà Nội được xây dựng tại Hà Nội. Việc xây dựng
nhà máy là nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu
thị trường Miền Bắc Việt Nam.
1996 : Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành
lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện
cho Công ty thâm nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam.
2000 : Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà
Nóc, Thành phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của
người tiêu dùng tại đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này,
Công ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại : 32
Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh.

1
Group 7

Nhóm 7
2003 : Chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vào tháng 12 năm
2003 và đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với
hình thức hoạt động của Công ty.
2004 : Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ
của Công ty lên 1,590 tỷ đồng.
2005 : Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty
Liên doanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định)
và khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005,
có địa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An.
* Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH
Liên Doanh SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu
tiên của liên doanh mang thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào
đầu giữa năm 2007.
2006 : Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty
Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều
lệ của Công ty.
* Mở Phòng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6
năm 2006. Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ
thống thông tin điện tử. Phòng khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn
dinh dưỡng, khám phụ khoa, tư vấn nhi khoa và khám sức khỏe.
* Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu
tóm trang trại Bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại
nhỏ với đàn bò sữa khoảng 1.400 con. Trang trại này cũng được đi vào
hoạt động ngay sau khi được mua thâu tóm.
2007 : Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng
9 năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa.

2
Group 7

Nhóm 7
2. Tầm nhìn và sứ mệnh:

Tầm nhìn:

“Trở thành biểu tượng niềm tin số 1 Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và
sức khỏe phục vụ cuộc sống con người, và đứng vào hàng ngũ 50 Công ty
sữa hàng đầu thế giới”.

Sứ mệnh:

“Vinamilk cam kết cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng
nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với
cuộc sống con người và xã hội”.

- Thể hiện tính hữu ích của công ty đối với xã hội, góp phần cải thiện
tầm vóc Việt. Vinamilk đang từng bước thực hiện sứ mệnh của mình,
mạnh dạn đầu tư vào ngành chăn nuôi bò sữa nhằm đảm bảo nguồn sữa
tươi chất lượng cao phục vụ sản xuất. Hiện nay để thực hiện tầm nhìn
chiến lược Công ty dự kiến đầu tư khoảng 400 tỷ đồng nhằm nâng tổng
đàn bò lên 10000 con.

3
Group 7

Nhóm 7
- Tháng 10 vừa qua, Vinamilk vừa khánh thành thêm một trang trại bò
sữa ở Bình Định với quy mô 2000 con. Đây là mô hình chăn nuôi bò sữa
theo hướng công nghiệp lần đầu tiên được giới thiệu ở Việt Nam nhằm
nâng cao vị thế của công ty trên thị trường thế giới.

- Vinamilk cũng vừa đầu tư trang trại bò sữa thứ 4 của mình với quy mô
3000 con tại Nghệ An, cung cấp 30 tấn sữa mỗi ngày cho nhà máy chế
biến.

- Bên cạnh đó, Công ty cũng không ngừng đầu tư, phát triển công nghệ
để cải tiến chất lượng sản phẩm, song hành cùng các hoạt động kinh
doanh là những hoạt động PR xã hội nhằm nâng tầm thương hiệu sữa Việt
và mang Vinamilk đến gần hơn với cộng đồng.

- Vinamilk khẳng định thương hiệu Việt trong bối cảnh gia nhập WTO
cạnh tranh khốc liệt_chương trình “Quỹ Một triệu ly sữa giành cho trẻ em
Việt Nam” nằm trong chuỗi các hoạt động vì cộng đồng của Vinamilk với
một mục đích “ tạo ra 1 thế hệ người Việt Nam khoẻ mạnh.

3. Mục tiêu và chiến lược:

Mục tiêu: “Tối đa hóa giá trị của cổ đông”.

Mục đích của chiến lược:

• Xã hội:

- Giáo dục cho trẻ hiểu biết hơn về vấn đề dinh dưỡng đặc biệt là việc
cần thiết phải uống sữa.

- Khuyến khích tinh thần sẻ chia trong xã hội và đặc biệt là thế hệ
tương lai của đất nước.

- Góp phần nâng cao xu hướng các doanh nghiệp hướng vào cộng
đồng dặc biệt là trẻ em nghèo.

• Doanh nghiệp:

- Góp phần nâng cao hình ảnh của vinamilk trong long người dân Việt
Nam.
4
Group 7

Nhóm 7
- Tác động vào đối tượng chiến lược dài hạn.

- Chuyển tải thông điệp đến người tiêu dùng: " Vinamilk không chỉ là
một tổ chức kinh tế mà còn có nhiệm vụ chăm sóc và phục vụ sức khỏe
cho cộng đồng".

Chiến lược phát triển kinh doanh dựa trên những yếu tố chủ lực sau:

- Mở rộng thị phần tại các thị trường hiện tại và thị trường mới;
- Phát triển toàn diện danh mục sản phẩm sữa nhằm hướng tới một lực
lượng tiêu thụ rộng lớn đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị cộng
thêm có tỷ suất lợi nhuận lớn hơn;

- Phát triển các dòng sản phẩm mới nhằm thỏa mãn nhiều thị hiếu tiêu
dùng khác nhau;

- Xây dựng thương hiệu;

- Tiếp tục nâng cao quản lý hệ thống cung cấp;

- Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định
và tin cậy.

 Sản phẩm của Vinamilk rất đa dạng và phong phú từ các sản phẩm sữa
bột, sữa tươi, sữa chua cho đến nước uống đóng chai, nước ép trái cây,
bánh kẹo và các sản phẩm chức năng khác.

Hiện tại Vinamilk có 6 sản phẩm chính:

 Vinamilk: sữa chua, sữa chua ăn, sữa chua uống, sữa chua men sống,
kem, phô mai.

 Dielac: dành cho bà mẹ, dành cho trẻ em, dành cho người lớn.

 Ridielac: dành cho trẻ em, dành cho người lớn.

5
Group 7

Nhóm 7
 Vfresh: sữa đậu nành, nước ép trái cây.

 Café Moment: café hòa tan, café rang xay.

 Sữa đặc: Ông Thọ, Ngôi Sao Phương Nam.

Vinamilk còn được biết đến như một Công ty đó hệ thống phân phối trải
rộng, bao gồm 1.787 nhân viên bán hàng, 220 nhà phân phối cùng với hơn
141.000 điểm bán hàng, cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh như Dutch
Lady, Nutifood.

II. Nội dung:


1. Tốc độ tăng trưởng và thị phần:
- Thị phần các sản phẩm chính

Vinamilk %
Dutch lady % TPTĐ TĐTT
%
Sữa Đặc 79 21 3.76 38
Sữa Lỏng 35 37 0.95 16
Sữa Chua 97 1 10
Sữa Bột 16 20 0.8 14
nguồn VNM 2009
 Vinamilk hiện đang nắm thị phần lớn trên thị trường sữ việt
nam, đối thủ chính của vinamilk trên các sản phẩm chính là
Dutch lady.
 Thị trường sữa Việt Nam đang trên đà tăng trưởng, với tốc độ
tăng trưởng của toàn thị trường là 16% giai đoạn 2002-2006, dự
đoán sẽ là 14% trong giai đoạn 2006 - 2010, theo AC NIELSEN.

- Cơ cấu doanh thu: (%)

Sữa SP Sữa
Sữa bột chua khác đặc Sữa nước
29.8 13.2 1.5 26.8 28.7
nguồn VNM 2009

- Biểu đồ cơ cấu doanh thu:


6
Group 7

Nhóm 7
Doanh thu chủ yếu của Vinamilk là sữa bột, sữa nước, sữa đặc. Tuy
nhiên, cơ cấu doanh thu đang có xu hướng nghiêng về các sản phẩm
sữa bột và sữa lỏng.

7
Group 7

Nhóm 7
2. Ma trận BCG của các SBU:

Với thị trường sữa đang trong giai đoạn tăng trưởng bởi mức sống, dân
số, trình độ của người dân đang tăng. Trên ma trận BCG ta có thể thấy, các
SBU sữa đặc (79% thị phần), sữa chua (97% thị phần), sữa lỏng (35% thị
phần) đang ở vị trí ngôi sao, còn SBU sữa bột (16%) đang ở vị trí dấu chấm
hỏi.

Đối với vị trí ngôi sao:

8
Group 7

Nhóm 7
- SBU Sữa đặc: đây là sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường, xuất
hiện từ rất sớm và đang chiếm thị phần 79%, 26,8% doanh thu, đối thủ
cạnh tranh chủ yếu là các sản phẩm cùng loại của Dutch Lady (21% thị
phần). Với tốc độ tăng trưởng của thị trường 34% năm vì vậy công ty
nên tiếp tục bảo vệ và tăng thị phần trên thị trường. Tập trung đầu tư
vào tiếp thị, tạo niềm tin vào sản phẩm co người tiêu dùng.

- SBU sữa lỏng: Xuất hiện sau sản phẩm sữa đặc, với việc đầu tư vào
công nghệ, quảng bá, không ngừng nâng cao chất lượng, sản phẩm đã
chiếm 35% thị phần đứng thứ 2 sau Dutch Lady (37%). Tuy nhiên sau
sự kiện melamin và sữa tươi kém chất lượng, uy tín Vinamilk không
ngừng được nâng cao, thị phần ngày càng được mở rộng. Đây là một
SBU có khả năng sinh lợi cao và chiếm 28,7% trong cơ cấu doanh thu
và thị phần trong doanh thu không ngừng tăng. Vì vậy phải không
ngừng đầu tư cho SBU này, nhằm tạo thế dẫn đầu thị trường, tạo uy
tín, niềm tin cho khách hàng.

- SBU sữa chua: Là sản phẩm chiếm lĩnh thị trường với 97% thị phần,
tuy nhiên đây là sản phẩm có vị trí thấp trong cơ cấu doanh thu với
13,2%. Đây là sản phẩm khẳng định vị thế của Vinamilk trong thị
trường sữa Việt Nam. Vì vậy giữ vững thị phần, mở rộng thị trường,
nâng cao doanh số.

Đối với vị trí dấu chấm hỏi:

- SBU sữa bột: Đây là SBU có vị thế cạnh tranh tương đối yếu, sản
phẩm có thị phần 16% đứng thứ 3 sau Dutch Lady và Abott. Tuy

9
Group 7

Nhóm 7
nhiên với tốc độ tăng trưởng của thị trường cao (14%) triển vọng về lợi
nhuận lớn và chiếm 29,8% trong cơ cấu doanh thu. Công ty nên tiếp
tục đầu tư vào nghiên cứu cải tiến sản phẩm, tích cực marketing để đưa
SBU trở thành ngôi sao và tương lai là con bò sữa.

3. Ma trận GE:

Minh họa ma trận sự hấp dẫn ngành của SBU

I. Sữa lỏng

Các yếu tố Tầm quan trọng Điểm số Giá trị

Qui mô thị trường 0.2 4 0.8

Tăng trưởng thị trường 0.2 5 1

Cường độ cạnh tranh 0.25 3 0.75

Hiệu quả kinh tế theo qui mô 0.2 2 0.4

Hiệu ứng đường cong kinh


0.15 2 0.3
nghiệm

Tổng cộng 1 16 3.25

10
Group 7

Nhóm 7
Minh họa ma trận vị thế cạnh của SBU

Các yếu tố Tầm quan trọng Điểm số Giá trị

Thị phần tương đối 0.15 4 0.6

Năng lực phát triển các


0.15 3 0.45
lợi thế khác biệt

Lợi thế về chi phí 0.1 3 0.3

Danh tiếng, uy tín 0.5 5 2.5

Năng lực phân phối 0.1 4 0.4

Tổng 1 4.25

II. Sữa đặc

Các yếu tố Tầm quan trọng Điểm số Giá trị

Qui mô thị trường 0.2 2 0.4

Tăng trưởng thị trường 0.2 4 0.8

Cường độ cạnh tranh 0.25 2 0.5

Hiệu quả kinh tế theo qui mô 0.2 3 0.6

Hiệu ứng đường cong kinh


0.15 3 0.45
nghiệm

Tổng cộng 1 14 2.75

Minh họa ma trận vị thế cạnh của SBU

Các yếu tố Tầm quan trọng Điểm số Giá trị

Thị phần tương đối 0.15 4 0.6

Năng lực phát triển các


0.15 1 0.15
lợi thế khác biệt

Lợi thế về chi phí 0.1 2 0.2

Danh tiếng, uy tín 0.5 3 1.5

Năng lực phân phối 0.1 4 0.4

11
Group 7

Nhóm 7
Tổng 1 12.5 2.85

III. Sữa bột

Các yếu tố Tầm quan trọng Điểm số Giá trị

Qui mô thị trường 0.2 3 0.6

Tăng trưởng thị trường 0.2 2 0.4

Cường độ cạnh tranh 0.25 1 0.25

Hiệu quả kinh tế theo qui mô 0.2 3 0.6

Hiệu ứng đường cong kinh


0.15 3 0.45
nghiệm

Tổng cộng 1 12.5 2.3

Minh họa ma trận vị thế cạnh của SBU

Các yếu tố Tầm quan trọng Điểm số Giá trị

Thị phần tương đối 0.15 1 0.15

Năng lực phát triển các


0.15 1 0.15
lợi thế khác biệt

Lợi thế về chi phí 0.1 2 0.2

Danh tiếng, uy tín 0.5 3 1.5

Năng lực phân phối 0.1 4 0.4

Tổng 1 11 2.4

IV . Sữa chua

Các yếu tố Tầm quan trọng Điểm số Giá trị

Thị phần tuương đối 0.15 5 0.75

Năng lực phát triển các 0.15 4 0.6

12
Group 7

Nhóm 7
lợi thế khác biệt

Lợi thế về chi phí 0.1 3 0.3

Danh tiếng, uy tín 0.5 5 2.5

Năng lực phân phối 0.1 4 0.4

Tổng 1 21 4.55

Các yếu tố Tầm quan trọng Điểm số Giá trị

Qui mô thị trường 0.2 4 0.8

Tăng trưởng thị trường 0.2 4 0.8

Cường độ cạnh tranh 0.25 5 05

Hiệu quả kinh tế theo qui mô 0.2 3 0.6

Hiệu ứng đường cong kinh


0.15 3 0.45
nghiệm

Tổng cộng
1 12.5 2.3

13
Group 7

Nhóm 7
1
2

3 4

1 : Sữa lỏng 3: Sữa bột

2: Sữa Đặc 4: Sữa chua

Nhận xét:

- Sữa lỏng là sản phẩm chiến lược của Vinamilk theo như mô hình phân
tích cho thấy SBU có cơ hội phát triển khá cao, công ty nên tập trung
các nguồn lực để phát triển SBU này, sự phát triển của các SBU này sẽ
đem lại nguồn doanh thu chủ yếu cho công ty. Qua đó công ty không
những sử dụng nguồn tài chính này để phát triển sản phẩm sữa lỏng mà
qua đó còn có thể phát triển các sản phẩm chủ lực khác

14
Group 7

Nhóm 7
- Sản phẩm chủ lực sữa đặc nằm ở vị trí mà ta có thể chon lựa chiến
lược tăng trưởng hay rút lui.

Nhưng SBU hơi lệch về phía bên trái nên lựa chọn phương án đầu tư cho
SBU này thành sản phẩm chủ lực

- Sản phẩm sữa bột mặc dù có thị phần thấp hơn so với các đối thủ chính
trên thị trường nhưng tốc độ tăng trưởng khá ổn định, nhưng mức độ
chênh lệch thị phần so với các đối thủ là không cao nên công ty vẫn
nên duy trì nhưng không nên đầu tư mạnh cho SBU này
- Sản phẩm sữa chua đang có thị phần dẫn đầu thị trường nên đầu tư
mạnh để giữ vững và phát triển thị phần lên mức cao nhất có thể.
Tranh thủ trong khi các đối thủ chưa chú trọng mạnh vào mảng thị
trường này.

15

You might also like