You are on page 1of 28

Bài dự thi: “Tìm hiểu 230 năm Phượng Hoàng – Trung Đô”

Câu 1: Vì sao năm 1788, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ chọn vùng đất Yên
Trường (nay thuộc phường Trung Đô, thành phố Vinh) để xây dựng kinh đô?
Việc xây dựng đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên núi Dũng Quyết có ý nghĩa
gì?
Trả lời:
* Vì sao năm 1788, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ chọn vùng đất Yên Trường
(nay thuộc phường Trung Đô, thành phố Vinh) để xây dựng kinh đô?
Tổ tiên của 3 anh em Tây Sơn vốn người làng Thái Lão (xã Hưng Thái, Hưng
Nguyên). Trong những năm 1655 - 1660, dòng họ này gốc là họ Hồ, theo chúa Nguyễn
vào ấp Tây Sơn thuộc huyện Phù Ly, phủ Quy Nhơn, nay là tỉnh Bình Định để khai
hoang mảnh đất mới mở rộng. Vào đây, họ Hồ đổi thành họ Nguyễn, mấy đời sau sinh
ra ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ.
Năm 1771, Nguyễn Nhạc cùng với hai người anh em là Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ
dựng cờ khởi nghĩa ở ấp Tây Sơn. Chỉ trong một thời gian ngắn, nghĩa quân Tây Sơn
đã làm chủ Đàng Trong. Sau đó, Nguyễn Huệ hai lần tiến quân ra Bắc, lần lượt đánh
đổ chúa Trịnh và vua Lê.
Năm 1788, Lê Chiêu Thống rước 29 vạn quân Thanh xâm lược Bắc Hà, Nguyễn
Huệ lên ngôi Hoàng Đế đặt niên hiệu là Quang Trung, sáng nghiệp ra nhà Nguyễn Tây
Sơn, rồi thần tốc kéo quân ra Bắc đánh đuổi ngoại xâm. Trên đường tiến quân, nhà vua
đã cho dừng lại ở Nghệ An để mộ quân.
Sau khi đánh bại quân Thanh, Quang Trung nhìn thấy rõ thế chiến lược của vùng
đất Nghệ An và lòng người xứ Nghệ nên đã giao cho Trấn Thủ Thận và La Sơn Phu Tử
Nguyễn Thiếp tổ chức xây dựng Thành Phượng Hoàng Trung Đô. Thành ngoài của
Phượng Hoàng Trung Đô xây bằng đất, đá ong, hình tứ giác chu vi khoảng 2.820m, bờ
thành cao từ 3 - 4 m, diện tích rộng 22ha. Bao quanh phía ngoài thành có con hào rộng
khoảng 30m sâu từ 2,5m đến 3m. Thành nội xây bằng gạch vỗ và đá ong, chu vi
1.680m cao 2m. Trong thành nội có tòa lầu rộng 3 tầng, phía trước có bậc tam cấp
bằng đá ong, phía sau có hai dãy hành lang nối liền với điện Thái Hòa là nơi dùng cho
việc thiết triều của Vua Quang Trung.
Sách "Hoàng Lê nhất thống chí" viết: "Vua Quang Trung cho rằng Nghệ An ở
vào giữa chính nước, đường sá từ Nam ra, từ Bắc vào đều vừa bằng nhau, quê tổ tiên
mình ở đấy”, nên đã chọn Nghệ An để xây dựng kinh đô mới vì các lí do sau:

Họ và tên: Trần Việt Hưng 1 Lớp: 4B – Trường THSP Đại học Vinh
Bài dự thi: “Tìm hiểu 230 năm Phượng Hoàng – Trung Đô”

- Một là, nơi đây đất rộng người đông, là đất căn bản của nước nhà. Ngay từ thời
Trần; khi quân Nguyên sang xâm lược nước ta lần thứ hai (1285), chúng chiếm được
thành Thăng Long và hầu hết miền Bắc, triều đình nhà Trần đã phải di về Thiên
Trường (Nam Hà) rồi lại phải chạy vào Thanh Hóa, Trần Nhân Tông vẫn tin tưởng vào
sự nghiệp giải phóng dân tộc, bởi vẫn còn đất căn bản Nghệ An: “Hoan Diễn do tồn
thập vạn binh” (ở châu Hoan Diễn ta còn 10 vạn quân). Thực tế, nhà Trần đã giải
phóng đất nước sau đó không lâu. Thời Lê, đất Nghệ An được coi là đất thang mộc của
triều đình, lính bảo vệ kinh thành đều lấy ở Thanh Nghệ. Ta nhớ rằng khi ra Bắc diệt
quân Thanh, Nguyễn Huệ đã dừng lại ở đây để tuyển quân. Nhân dân Nghệ An (bao
gồm Nghệ An – Hà Tĩnh bây giờ) đã nô nức lên đường tòng quân, đóng góp vào chiến
thắng thần tốc của Nguyễn Huệ”.
- Hai là: Chúng ta biết rằng làng Thái Lão, xã Hưng Thái, huyện Hưng
Nguyên, tỉnh Nghệ An chính là “đất Thang mộc” của nhà Nguyễn Tây Sơn. Theo
sử cũ, tổ tiên của 3 anh em Tây Sơn Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ từng
nhiều đời sinh sống tại đất Hưng Nguyên – Nghệ An. Thời Trịnh - Nguyễn phân
tranh (khoảng 1627-1672), trong số những tù binh bị quân Nguyễn bắt đưa vào
Đàng Trong có tổ tiên của 3 anh em Tây Sơn. Thân sinh của 3 anh em nhà Tây Sơn
là ông Hồ Phi Phúc. Việc đóng đô ngay tại "đất tổ" sẽ thuận lợi rất nhiều cho
vương triều Quang Trung, nhất là việc thu phục nhân tâm. Đồng thời, suốt bao
năm phải trải qua binh đao, khói lửa, người dân Nghệ An rất chán ghét và căm
phẫn tập đoàn phong kiến vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và bè lũ chúa
Nguyễn ở Đàng Trong.

Họ và tên: Trần Việt Hưng 2 Lớp: 4B – Trường THSP Đại học Vinh
Bài dự thi: “Tìm hiểu 230 năm Phượng Hoàng – Trung Đô”

-
Phượng Hoàng Trung Đô nhìn từ trên cao

- Ba là: Về địa lý và vị trí chiến lược, Nghệ An đều có những lợi thế:
+ Nghệ An cách đều Thăng Long và Phú Xuân (300km), cách Phú Xuân hơn 300
km, nằm vào khoảng giữa rất cân đường ra vào (lúc bấy giờ vùng đất từ Quảng Ngãi
trở vào thuộc quyền kiểm soát của Nguyễn Nhạc). Trong chiếu gửi Nguyễn Thiếp,
Nguyễn Huệ cũng viết: Nay kinh đô ở Phú Xuân thì hình thế cách trở, ở xa trị Bắc Hà
địa thế khó khăn. Theo đình thần nghị rằng chỉ đóng đô ở Nghệ An là “đường vừa
cân, vừa khống chế được trong Nam ngoài Bắc và sẽ làm cho người tứ phương đến
kêu kiện tiện việc đi về” (chiếu đề ngày 3 tháng 9 năm Thái Đức 11, tức năm 1788).
+ Nghệ An là vùng đất “hình thế rộng rãi, khí tượng tươi sáng, có thể chọn để
xây dựng kinh đô mới. Thật là chỗ đất đẹp để đóng đô vậy!”. Cũng vì nóng lòng muốn
dời đô ra Nghệ An mà Nguyễn Huệ đã đích thân đến tận nơi để đốc thúc công việc (7-
1789). Theo Hoàng Lê nhất thống chí thì ở đây, triều Tây Sơn đã xây dựng được một
số công trình như: đắp thành đất xung quanh, xây dựng Lầu Rồng ba tầng, điện Thái

Họ và tên: Trần Việt Hưng 3 Lớp: 4B – Trường THSP Đại học Vinh
Bài dự thi: “Tìm hiểu 230 năm Phượng Hoàng – Trung Đô”

Hòa và hai dãy hành lang (cũng theo sách này thì Phượng Hoàng trung đô còn có tên
Trung kinh Phượng Hoàng thành).
- Bốn là: Xét về mặt quân sự Nghệ An có vị thế chiến lược hết sức quan
trọng. Trong lịch sử từ khi còn là đất Hoan Châu, Nghệ An từng đóng góp vai trò
“vị trí yết hầu”. Vùng núi Dũng Quyết có vị trí quan trọng trên con đường thiên lý
xuyên việt, là chốn đô hội của non nước Hoan Châu, đã trở thành vị trí quân sự
trọng yếu. Bằng đường bộ hoặc đường thủy, từ đây con người có thể vào Nam, ra
Bắc, lên ngàn, xuống biển, tiến lùi đối với các hướng đều thuận tiện. Từ đỉnh của
núi Quyết (tâm của Phượng Hoàng Trung Đô) có thể bao quát toàn bộ một vùng
rộng lớn huyết mạch giao thông thủy bộ Nam – Bắc, Đông – Tây, không một hoạt
động trong vùng mà không bao quát được.
Tóm lại Quang Trung đã chọn Phượng Hoàng Trung Đô làm nơi đóng đô vì
đất Yên Trường hội tụ 3 yếu tố Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Việc xây dựng
Phượng Hoàng Trung Đô đã chứng tỏ tầm nhìn chiến lược tuyệt vời của Quang
Trung.
Vua Quang Trung đã giao việc xây dựng kinh đô cho Trấn sở Nghệ An
Nguyễn Thận hợp sức cùng La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp tiến hành rất khẩn
trương. Cùng với việc xây dựng kinh đô Phượng Hoàng, Quang Trung còn xây
dựng Trường thi Hương và Sùng Chính viện. Năm 1795, Quang Toản đã lập hội
thi đầu tiên ở Vinh gồm: Thuận Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi hợp thí cũng Vĩnh
Doanh ( tức Vinh).
Phượng Hoàng Trung Đô là chứng tích hào hùng thể hiện tầm nhìn văn hóa
của Nguyễn Huệ Quang Trung trong quá trình đấu tranh thống nhất đất nước, xây
dựng cuộc sống thái bình, ấm no cho dân tộc Việt Nam.

Họ và tên: Trần Việt Hưng 4 Lớp: 4B – Trường THSP Đại học Vinh
Bài dự thi: “Tìm hiểu 230 năm Phượng Hoàng – Trung Đô”

Di tích “Phượng Hoàng Trung Đô”.


* Việc dựng đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên núi Dũng Quyết có ý nghĩa
gì?
Đền thờ Vua Quang Trung trên núi Dũng Quyết

Đền thờ vua Quang Trung trên đỉnh Dũng Quyết, một địa chỉ văn hóa mới dựng
lại trên nền của di sản văn hóa Phương Hoàng Trung đô xưa.

- Thể theo nguyện vọng của nhân dân, để tỏ lòng biết ơn vị Anh hùng áo vải dân
tộc, UBND tỉnh Nghệ An đã ra quyết định ngày 23/7/2004 xây dựng đền thờ Vua
Quang Trung tại địa phận khối 2 phường Trung Đô thành phố Vinh.
Đền tọa lạc trên đỉnh thứ 2 núi Dũng Quyết có độ cao 97m so với mặt nước biển,
thuộc vùng đất linh thiêng được Vua Quang Trung chọn đóng đô cách đây hơn 220
năm. Công trình được khánh thành vào ngày 7/5/2008. Đền có qui mô lớn, khuôn viên
rộng, kiến trúc đẹp; có tòa hạ điện, trung điện, thượng điện, tả vu, hữu vu, cổng tam
quan, các đồ lễ tế khí … được phục chế theo văn hóa thời nhà Nguyễn. Đây là một
công trình văn hóa tâm linh gắn với du lịch, đáp ứng nhu cầu du khách trong và ngoài
nước đến chiêm ngưỡng, tưởng niệm công ơn của Hoàng đế Quang Trung và thưởng
ngoạn cảnh quan một vùng văn vật có sông núi hữu tình, vùng đất địa linh nhân kiệt
giàu chất sử thi, đậm đà bản sắc xứ Nghệ. Đứng trên địa phận đền thờ Vua Quang
Trung chúng ta có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn được toàn cảnh thành phố Vinh, núi

Họ và tên: Trần Việt Hưng 5 Lớp: 4B – Trường THSP Đại học Vinh
Bài dự thi: “Tìm hiểu 230 năm Phượng Hoàng – Trung Đô”

Hồng sông Lam, biển Cửa Lò, đảo Ngư, đảo Mắt, làng Tiên Điền quê hương Đại thi
hào Nguyễn Du, quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đền thờ Hoàng đế Quang Trung (Núi Dũng Quyết, TP. Vinh). Ảnh: Sỹ Minh
.
Toàn bộ ngôi đền được làm bằng gỗ lim. Lối đi, bó vỉa, sân đền được lát đá
Thanh Hóa tạo nên vẻ uy nghi, hiện đại nhưng không kém phần cổ kính. Hệ thống vì
kèo kết cấu của đền kiểu giá chiêng chồng rường, chạm khắc họa tiết theo phong cách
thời Nguyễn. Mái lợp ngói mũi hài, gồm hai lớp: ngói chiếu, ngói cót, nền được lát
gạch bát tràng kiểu cổ phục chế từ Hà Tây. Tường xây gạch bát, cửa đi, cửa sổ kiểu
bức màn thượng song hạ bản...
Đền có hai lối ra vào ở hai bên, chính giữa là nghi môn ngoại (Nghi môn tứ trụ)
được thiết kế kiến trúc kiểu 2 tầng 8 mái theo Dịch học.
Tiếp đó là bình phong tứ trụ được dựng ngay trên trục chính đạo, được làm bằng
đá chạm trổ rất công phu và đẹp. Hai bên bình phong khắc triện gấm, ở giữa là cuốn
thư, trung tâm có hai chữ Thọ Đế. Phía trên nữa là hình rồng chầu mặt nguyệt. Dưới
cùng là chân quỳ dạ cá, chạm hổ phù. Hai bên có hai con nghê đứng chầu, tượng trưng
cho vai trò người bảo vệ kiểm soát linh hồn người ra vào.
Qua bình phong tứ trụ là hai nhà bia ngoảnh mặt vào nhau song song với trục chính đạo.
Nhà bia phía bên trái khắc bài “Công trạng vua Quang Trung”, nhà bia bên phải khắc bài
“Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về Quang Trung”. Nối tiếp là nhà tả vu, hữu vu.

Họ và tên: Trần Việt Hưng 6 Lớp: 4B – Trường THSP Đại học Vinh
Bài dự thi: “Tìm hiểu 230 năm Phượng Hoàng – Trung Đô”

Qua khu vực này là nhà bái đường rộng lớn còn gọi là tiền đường, nơi để sửa
soạn lễ, chỉnh trang trước khi hành lễ. Nhà Tiền đường có thể được xem là trung tâm
của ngôi đền được thiết kế theo lối kiến thúc dân gian Việt Nam gồm ba gian hai chái,
với bốn hàng cột.
Các khu nhà hậu đường, nghi môn đều có kiến trúc hai tầng, tám mái, các đỉnh,
góc mái chạm hình rồng phượng uốn cong tạo nên thế uy nghiêm. Theo luật phong
thủy, việc bố trí như vậy để ngăn cản những tà khí…
Đền thờ Quang Trung được khởi công xây dựng trong thời gian 3 năm, với tổng
giá trị đầu tư xây dựng công trình hơn 22 tỷ đồng, do Công ty cổ phần xây dựng công
trình văn hoá thuộc Bộ văn hoá - thông tin đảm nhận thi công. Đây là 1 trong 36 hạng
mục công trình của quần thể di tích lịch sử Lâm viên núi Dũng Quyết.
Xứ Nghệ có nhiều cảnh sông núi hữu tình, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng
đã được nhiều người biết đến. Không chỉ có vậy mà hiện nay đến Nghệ An du khách
không thể không đến thăm viếng đền thờ Vua Quang Trung – một công trình văn hóa
tâm linh với nhiều nét huyền bí uy nghi.
Hàng năm đền thờ Hoàng đế Quang Trung có 2 ngày lễ lớn đó là: Ngày 29 tháng
7 âm lịch – ngày giỗ của Hoàng đế Quang Trung, và ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch
- ngày Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Đặc biệt vào dịp kỷ niệm Chiến thắng Ngọc
Hồi - Đống Đa đền thờ Hoàng đế Quang Trung tổ chức lễ phát hành thẻ ấn để phù hộ
cầu mong cho mọi người, mọi nhà được bình an may mắn trong năm mới.
Ngoài việc hưởng thụ những giá trị văn hóa tâm linh, chiêm ngưỡng khung cảnh
thiên nhiên tuyệt đẹp, không khí tĩnh mịch linh thiêng của đền thờ Hoàng đế Quang
Trung, du khách còn có dịp thưởng thức hương vị đặc biệt “đặc sản chè vằng” được
Ban Quản lý thu hái từ cây chè vằng tự nhiên trên núi Dũng Quyết nơi đền thờ tọa lạc.
Kể từ ngày khánh thành Ban Quản lý đền thờ Hoàng đế Quang Trung đã vinh dự
được đón tiếp các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, ban, ngành từ Trung
ương đến địa phương, cùng hàng vạn lượt du khách từ khắp mọi miền Tổ quốc, các
đoàn khách quốc tế đến thắp hương tưởng niệm và thể hiện tấm lòng ngưỡng mộ tri ân
đối với một trong những vị anh hùng kiệt xuất của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XVIII.

Họ và tên: Trần Việt Hưng 7 Lớp: 4B – Trường THSP Đại học Vinh
Bài dự thi: “Tìm hiểu 230 năm Phượng Hoàng – Trung Đô”

Đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương
dâng hương trước Đền thờ Hoàng đế Quang Trung.

Việc xây dựng đền thờ hoàng đế Quang Trung trên núi Dũng Quyết còn khẳng
định những giá trị lịch sử, văn hóa, tinh thần và truyền thống “uống nước nhớ nguồn”
của dân tộc ta.

Họ và tên: Trần Việt Hưng 8 Lớp: 4B – Trường THSP Đại học Vinh
Bài dự thi: “Tìm hiểu 230 năm Phượng Hoàng – Trung Đô”

Câu 2: Nguồn gốc tên goi, lịch sử hình thành thành phố Vinh?
Trả lời:
1.Vị trí địa lí.
Từ xa xưa, các thành phố lớn luôn được đặt ở vị trí địa lý, giao thông
thuận lợi, đặc biệt là gần các con sông lớn, và hiển nhiên, thành phố vinh cũng
không ngoại lệ. Vinh năm bên bờ sông Lam thơ mộng,là nơi buôn bán giao
thương có từ xa xưa của vùng đất Nghệ Tĩnh. Phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc,
phía Nam và Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân, phía Tây và Tây Nam giáp
huyện Hưng Nguyên. Thành phố Vinh cách thủ đô Hà Nội 295 km về phía
Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.424 km, cách thủ đô Viên Chăn (Lào)
400 km về phía Tây. đây là vùng đất bằng phẳng , có vị trí địa lý đẹp.Chính vì
vậy trước đây khi vua Quang Trung chưa mất, ông định xây kinh đô ở đây lấy
tên là Phượng Hoàng. quả là một điều đáng tiếc cho xứ Nghệ bởi nếu năm xưa
vua Quang Trung không ra đi quá sớm thì Nghệ An cũng được xem là cố đô
như Huế bây giờ.
Để tìm hiểu về lịch sử của thành phố chúng ta cùng quay ngược thời gian
bắt đầu bằng tên gọi đặc biệt này.Thành phố Vinh thuộc vùng kẻ Vang hoặc kẻ
Vịnh ngày xưa.Sau đó, lần lượt đổi thành Kẻ Vinh, Vinh Giang, Vinh Doanh,
Vinh Thi. Cuối cùng, tên chính thức của thành phố được rút gọn lại thành một
tiếng là Vinh và tồn tại mãi cho đến tận bây giờ. Chữ Vinh là gọi chệch từ chữ
Vịnh.
Cách đây hàng ngàn năm, người Việt cổ đã sinh sống trên vùng đất này
khá đông đúc. Việc tìm thấy hai trống đồng thuộc thời đại Hùng Vương (cách
đây 4.000 năm) dưới chân núi Quyết mà hiện nay đang lưu giữ tại Bảo tàng
tổng hợp Nghệ An đã chứng minh điều đó. Vinh Doanh là tên trấn thời nhà Lê,
có thôn Vĩnh Yên và thôn Yên Vinh, nay là địa bàn thành phố Vinh. Thôn này
sau là làng Vĩnh Yên, thuộc xã Yên Trường, tổng Yên Trường, huyện Chân
Phúc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An. Đến thời nhà Nguyễn, thuộc huyện Nghi
Lộc. Nơi đây có chợ Vĩnh và làng Yên Vinh, còn gọi là làng Vang, là nơi có Tòa
Công sứ Pháp được xây dựng năm 1897 ở ngoài thành Nghệ An, phía tây thành,
cạnh sông Vĩnh Giang và chợ Vĩnh. Theo Đinh Xuân Vịnh, trong Sổ tay địa

Họ và tên: Trần Việt Hưng 9 Lớp: 4B – Trường THSP Đại học Vinh
Bài dự thi: “Tìm hiểu 230 năm Phượng Hoàng – Trung Đô”

danh Việt Nam, thì vì Tòa Công sứ Pháp đóng ở thôn Yên Vinh, nên về sau tên
gọi Vinh dần dần thay thế cho tên gọi cũ là Vĩnh (tiếng địa phương gọi là Vịnh).
2. lịch sử thành phố
Là vùng đất có núi bao bọc lại nằm cạnh biển Đông, Vinh có một vị trí đặc
biệt. Các Vua Đinh, Lê, Lý, Trần đều chú ý đến Vinh và đã cử các tướng tài vào
đây trấn giữ. Nhưng đến thế kỷ XV dưới thời Lê Lợi và Nguyễn Trãi thì vùng
Vinh mới thực sự được quan tâm đặc biệt. Thế kỷ XVII thời kỳ Trịnh - Nguyễn
phân tranh, Ninh Quận Công Trịnh Toàn nhiều năm đã đóng đại bản doanh ở
Núi Quyết. Huy động nhân dân và binh lính xây thành ông Ninh, đào kênh nối
sông Cồn Mộc (tức sông Vinh) với sông Lam.
Ngày 1 tháng 10 năm 1788, Hoàng đế Quang Trung đã quyết định cho xây
dựng đế đô tại vùng đất Yên Trường, nay thuộc phường Trung Đô - thành phố
Vinh - Nghệ An và đặt tên là thành Phượng Hoàng Trung Đô. Và bằng việc xây
dựng đơn vị hành chính: Phượng Hoàng - Trung Đô đã khẳng định vị thế của
đất Yên Trường trong sự cân đối hài hòa với Đông Đô ở miền Bắc, Tây
Đô ở miền Nam và trong chiến lược lâu dài của Hoàng đế Quang Trung là sẽ
xây dựng Yên Trường thành kinh đô của đất Việt. Dù rằng, chưa được xây dựng
hoàn tất do sự nghiệp nhà Tây Sơn quá ngắn ngủi, nhưng Phượng Hoàng Trung
Đô là một dấu son chói lọi trên chặng đường phát triển của đô thị Vinh.
Từ đời vua Gia Long đến các đời vua Tự Đức, Thành Thái, Duy Tân, Khải
Định vùng đất Yên Trường tiếp tục được coi trọng xây dựng. Dấu tích các cổng
thành cổ Nghệ An đã là một minh chứng cho công cuộc xây dựng và phát triển
vùng đất này.
Ngày 20 tháng 10 năm 1898, vua Thành Thái ra đạo dụ thành lập thị xã
Vinh cùng với các thị xã Thanh Hóa, Huế, Fai-Fo (Hội An ngày nay), Quy
Nhơn và Phan Thiết. Ngày 30 tháng 8 năm 1899, Toàn quyền Đông
Dương chuẩn y đạo dụ này. Thị xã lúc đầu bao quanh thành Nghệ An, sau dần
dần phát triển về phía Nam.
Ngày 10 tháng 12 năm 1927, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định hợp
nhất thị xã Vinh, thị xã Bến Thủy (thành lập ngày 11 tháng 3năm 1914) và thị
xã Trường Thi (thành lập ngày 27 tháng 8 năm 1917) thành thành phố Vinh -
Bến Thủy, do Công sứ Nghệ An kiêm chức đốc lý (tức thị trưởng).

Họ và tên: Trần Việt Hưng 10 Lớp: 4B – Trường THSP Đại học Vinh
Bài dự thi: “Tìm hiểu 230 năm Phượng Hoàng – Trung Đô”

Cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thể kỷ trước, Vinh được biết
đến như một đô thị với những nhà máy, xí nghiệp, bến cảng, hãng buôn, nhà
băng... nổi tiếng của người Pháp, Hoa Kiều, Ấn Kiều... Vinh cũng là thành phố
của thợ thuyền với hàng vạn công nhân. Đó cũng là cái nôi của phong trào yêu
nước và cách mạng.
Khi Việt Nam độc lập năm 1945, Vinh trở thành thị xã tỉnh lị tỉnh Nghệ
An.
Ngày 28 tháng 12 năm 1961, Bộ Chính trị có Nghị quyết số 32 về việc
thành lập thành phố Vinh.
Ngày 10 tháng 10 năm 1963, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số
148/CP thành lập thành phố Vinh, gồm 3 xã: Hưng Bình, Hưng Dũng, Hưng
Thủy. Vinh lúc này được coi là một trong 5 thành phố công nghiệp lớn nhất của
miền Bắc Việt Nam.
Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, Vinh là một trong những thành
phố miền Bắc bị không quân Mỹ ném bom tàn phá nặng nề nhất, toàn thành
phố hầu như bị san phẳng.
Ngày 26 tháng 12 năm 1970, chuyển 4 xã: Hưng Hòa, Hưng Lộc, Hưng
Đông, Hưng Vĩnh, một phần đất đai ở bờ bắc sông Cầu Đước thuộc xã Hưng
Chính (thành lập 2 xã Vinh Hưng và Vinh Tân) thuộc huyện Hưng Nguyên và
xã Nghi Phú thuộc huyện Nghi Lộc về thành phố Vinh quản lý.
Ngày 1 tháng 5 năm 1974, Phó Thủ tướng Đỗ Mười (sau trở thành Tổng
Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam) đã đặt viên gạch
đầu tiên xây dựng lại thành phố. Thành phố được xây dựng lại theo kiểu thiết kế
đô thị của Đông Đức và Liên Xô như các đại lộ lớn, rộng và các dãy nhà chung
cư. Qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt là 20 năm đổi mới vừa
qua, Vinh đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Cơ sở hạ tầng được xây dựng
vững chắc, hệ thống giao thông phát triển. Nhiều công trình kinh tế, kỹ thuật,
văn hoá lớn được xây dựng, nhiều khu đô thị mới đã mọc lên. Kinh tế phát triển
ổn định, thường xuyên giữ mức tăng trưởng cao. Đời sống vật chất, tinh thần
của nhân dân không ngừng đợc cải thiện, nâng cao.
Từ năm 1975, Vinh là tỉnh lị tỉnh Nghệ Tĩnh, gồm 5 phường: Hồng
Sơn, Lê Mao, Quang Trung I, Quang Trung II, Trung Đô và 10 xã: Hưng

Họ và tên: Trần Việt Hưng 11 Lớp: 4B – Trường THSP Đại học Vinh
Bài dự thi: “Tìm hiểu 230 năm Phượng Hoàng – Trung Đô”

Bình, Hưng Đông, Hưng Dũng, Hưng Hòa, Hưng Lộc, Hưng Thủy, Hưng
Vĩnh, Nghi Phú, Vinh Hưng, Vinh Tân.
Ngày 2 tháng 3 năm 1979, chuyển 3 xã Hưng Bình, Hưng Thủy, Vinh
Hưng: thành 9 phường: Cửa Bắc, Tân Vinh, Hưng Bình, Lê Lợi, Cầu Cảng, Bến
Thủy, Trường Thi, Đội Cung, Cửa Nam; hợp nhất 2 xã Hưng Vĩnh và Hưng
Đông thành xã Đông Vĩnh; sáp nhập xóm Yên Giang của xã Vinh Hưng và xóm
Vĩnh Mỹ của xã Hưng Vĩnh vào xã Vinh Tân theo điều chỉnh quy hoạch thành
phố Vinh.
Ngày 18 tháng 8 năm 1982, hợp nhất phường Quang Trung I vào phường
Quang Trung II thành phường Quang Trung; sáp nhập phường Tân Vinh vào
phường Lê Mao; tách phường Hưng Bình thành 2 phường: Hưng Bình và Hà
Huy Tập
Từ năm 1991, trở lại là tỉnh lị tỉnh Nghệ An. Ngày 28 tháng 6 năm 1994,
chia xã Đông Vĩnh thành phường Đông Vĩnh và xã Hưng Đông.
Ngày 23 tháng 8 năm 1994, sáp nhập phường Cửa Bắc vào phường Cửa
Nam; sáp nhập phường Cầu Cảng vào phường Bến Thủy; chuyển xã Hưng
Dũng thành phường Hưng Dũng.
Ngày 23 tháng 3 năm 2005, thành lập phường Hưng Phúc trên cơ sở 58,17
ha diện tích tự nhiên và 7.932 nhân khẩu của phường Hưng Bình, 55,73 ha diện
tích tự nhiên và 1.535 nhân khẩu của phường Hưng Dũng; thành lập
phường Quán Bàu trên cơ sở 111,20 ha diện tích tự nhiên và 5.300 nhân khẩu
của phường Lê Lợi, 120,20 ha diện tích tự nhiên và 3.370 nhân khẩu của xã
Hưng Đông.
Ngày 17 tháng 4 năm 2008, thành phố Vinh được mở rộng thêm trên cơ sở
sáp nhập 4 xã: Nghi Kim, Nghi Đức, Nghi Liên, Nghi Ân thuộc huyện Nghi
Lộc và xã Hưng Chính; 174 ha diện tích tự nhiên và 3.043 nhân khẩu của xã
Hưng Thịnh thuộc huyện Hưng Nguyên; chuyển xã Vinh Tân thành phường
Vinh Tân.
Ngày 13 tháng 8 năm 1993, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định công
nhận Vinh là đô thị loại II.

Họ và tên: Trần Việt Hưng 12 Lớp: 4B – Trường THSP Đại học Vinh
Bài dự thi: “Tìm hiểu 230 năm Phượng Hoàng – Trung Đô”

Ngày 30 tháng 9 năm 2005, Chính phủ ban hành Quyết định 239QĐ-CP
phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển Vinh trở thành đô thị trung tâm Bắc
Trung Bộ.
Ngày 5 tháng 9 năm 2008, tại Quyết định số 1210/QĐ-TTg, Thủ tướng
Chính phủ đã công nhận Vinh là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nghệ An . Hiện
nay thành phố đang hướng tới là đô thị trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Là một
trong những điểm sáng của các thành phố trong cả nước. Thành phố Vinh ngày
càng phát triển hiện đại, năng đông, nắm bắt các xu thế phát triển tiến tiến trên
thế giới.

Họ và tên: Trần Việt Hưng 13 Lớp: 4B – Trường THSP Đại học Vinh
Bài dự thi: “Tìm hiểu 230 năm Phượng Hoàng – Trung Đô”

Câu hỏi 3: Hãy cho biết những thành tựu nổi bật của thành phố Vinh sau 10
năm trở thành đô thị loại 1 (2008 – 2018)?
Được biết, vào năm 2008, TP Vinh được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định
công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nghệ An.
Tròn 10 năm trở thành đô thị loại I, diện mạo của TP Vinh đã có nhiều thay đổi
vượt bậc. Hạ tầng giao thông được đầu tư, xây dựng hoàn chỉnh, tạo điều kiện tốt nhất
để thu hút đầu tư, mở rộng mạng lưới đô thị. Những thành tựu đã đạt được về kinh tế,
chính trị, văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh… đáng kể đó là:
+ Thành tựu về kinh tế: Kinh tế thành phố Vinh tiếp tục có bước tăng trưởng khá,
năm 2017: đạt 9,02%/KH 9-10%. Gía trị sản xuất đạt 37.686 tỷ đồng, đạt 100,1% kế
hoạch, tăng 10,1% so với cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: tỷ trọng
công nghiệp – xây dựng: 32,15%; dịch vụ: 66,36%; nông – lâm – ngư nghiệp: 1,49%.
Thu nhập bình quân đầu người đạt 76,5 triệu đồng, bằng 100,7% KH. Năm 2016,
Thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định và trao bằng công nhận “hoàn
thành nhiệm vụ xây dựng Nông mới”.
Các hoạt động quảng bá, thu hút, xúc tiến đầu tư với các tỉnh kết nghĩa, các
doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc được đẩy mạnh. Công tác quy hoạch, quản lý quy
hoạch được quan tâm đúng mức. Công tác quản lý trật tự đô thị, vệ sinh môi trường,
bảo đảm an toàn giao thông được tăng cường.
Đầu tư xây dựng cơ bản, GPMB được tập trung triển khai quyết liệt. Triển khai
hiệu quả các công trình thuộc Tiểu dự án phát triển đô thị Vinh (WB), hiện nay cơ bản
hoàn thành 45 công trình, đang triển khai thi công công trình, chuẩn bị các thủ tục đầu
tư 6 công trình, dự kiến đến cuối năm 2018, hoàn thành 58 công trình.
2. Kinh tế tăng trưởng và chuyển dịch đúng hướng
Trong hơn nửa đầu nhiệm kỳ 2010-2015, nền kinh tế thế giới và trong nước gặp
nhiều khó khăn, sản xuất kinh doanh ngưng trệ, lạm phát tăng cao, chính phủ thực hiện
các giải pháp thắt chặt đầu tư công. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy
đảng, sự nỗ lực, quyết tâm cao của chính quyền, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng
doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2015 của Nghệ An vẫn đạt
khá 7,89%(cả nước là 5,82%). Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 tăng gấp 2 lần
năm 2010. Thu ngân sách tăng nhanh, dự kiến năm 2015 sẽ là 10.034 tỷ đồng, đạt mục
tiêu NQ đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ 17.

Họ và tên: Trần Việt Hưng 14 Lớp: 4B – Trường THSP Đại học Vinh
Bài dự thi: “Tìm hiểu 230 năm Phượng Hoàng – Trung Đô”

Một góc Thành phố Vinh, Nghệ An


. Diện mạo nông nghiệp nông thôn của Nghệ An đã có nhiều khởi sắc.

Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, xây dựng và nhân rộng các
mô hình cho năng suất cao, chất lượng tốt, Nghệ An đã đạt 1,2 triệu tấn lương thực,
vượt ngưỡng mục tiêu 1,1 triệu tấn mà NQ ĐH đảng bộ tỉnh 17 đề ra. Giá trị sản xuất
nông lâm ngư nghiệp tăng 4,65%. Đột phá và cũng là dấu ấn quan trọng nhất của
ngành nông nghiệp và PTNT trong 5 năm qua chính là đã ứng dụng thành công công
nghệ cao vào sản xuất chăn nuôi tập trung quy mô công nghiệp, tốc độ thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nhanh, hiệu quả. Đến hết năm 2015,
dự kiến toàn tỉnh sẽ có 114 xã đạt 19/19 tiêu chí NTM và 1 huyện đạt chuẩn NTM.
Tổng nguồn vốn huy động cho chương trình lến tới 19.000 tỷ đồng. Diện mạo nông
nghiệp nông thôn của Nghệ An đã có nhiều khởi sắc.
Công nghiệp, xây dựng, thương mại, du lịch, dịch vụ tăng trưởng khá
Không chỉ tập trung cho công tác quy hoạch, xây dựng hệ thống hạ tầng các khu
kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, mà nhiệm kỳ qua, các cấp ủy đảng, chính
quyền, các ngành, địa phương đã chú trọng thu hút các dự án đầu tư, hình thành các
cụm, khu công nghiệp, khu du lịch dịch vụ năng động. Nhờ đó đã thu hút đươc nhiều
dự án lớn lĩnh vực chế biến thực phẩm, điện tử, vật liệu xây dựng, đồ gia dụng, du lịch
sinh thái, nghĩ dưỡng...Giá trị sản xuất CN-XD bình quân 5 năm đạt 10,71%. Nhiều

Họ và tên: Trần Việt Hưng 15 Lớp: 4B – Trường THSP Đại học Vinh
Bài dự thi: “Tìm hiểu 230 năm Phượng Hoàng – Trung Đô”

sản phẩm công nghiệp chủ yếu đạt và vượt mục tiêu đề ra như: sữa, đường, chè, dầu
ăn, bao bì, đá grannit, linh kiện điện tử, hàng dệt may, điện sản xuất. Giá trị sản xuất
thương mại tăng 11%, tăng trưởng doanh thu dịch vụ du lịch bình quân 22,05%/năm,
đạt mục tiêu đề ra.
5. Đột phá về công tác đối ngoại và thu hút đầu tư
Nhiệm kỳ qua đánh dấu những đột phá trong tư duy đối ngoại, mở rộng hợp tác,
xúc tiến đầu tư của Nghệ An. Không chỉ hợp tác với các tỉnh thành, các tập đoàn lớn
trong nước, tỉnh Nghệ An đã tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước
trong khu vực và thế giới như: Nga, Singgapo, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh.
...Trong 5 năm, đã có 533 dự án được triển khai mới với tổng nguồn vốn gần 137.000
tỷ đồng. Nhiều dự án quy mô, ứng dụng công nghệ cao của các tập đoàn lớn như VSip,
Becamex, Massan, SamSung, Royal Food, FPT, BSE, Vinamilk, TH, Hoa Sen, Nguyễn
Kim, Xi măng The Vissai..được triển khai nhanh, hiệu quả, tạo tiền đề cho sự phát
triển của tỉnh trong những năm tới. Từ thứ hạng 46 năm 2012,2013, đến năm 2014,
Nghệ An đã vươn 18 bậc để đứng thứ 28 trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh
tranh PCI.
Hệ thống kết cấu hạ tầng đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại
5 năm qua, tỉnh Nghệ An đã huy động mọi nguồn lực, dành sự quan tâm đặc biệt
cho việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Cùng với những đột phá về xây dựng kết
cấu hạ tầng giao thông như hoàn thành dự án nâng cấp mở rộng QL1A, Cảng hàng
không quốc tế Vinh, Cảng Cửa Lò, cầu Bến Thủy 2, Hệ thống 6 cầu vượt dân sinh,
tuyến đường miền Tây Nghệ An, mở và đưa vào khai thác các tuyến bay Vinh – Đà
Lạt, Vinh – Viêng Chăn, thì một loạt các dự án trọng điểm về thủy điện, thủy lợi, cấp
nước, hạ tầng lưới điện nông thôn, bệnh viện, trường học....đã được đầu tư xây dựng
và hoàn thiện, tạo nên diện mạo đô thị, nông thôn mới văn minh, đồng bộ và hiện đại.
Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm 2010-2015 đạt hơn 180.000 tỷ đồng.
Giáo dục – đào tạo giữ vững vị trí tốp đầu cả nước
Giáo dục và đào tạo phát triển mạnh, chất lượng giáo dục không ngừng
dduwwocj nâng cao lên, quy mô mạng lưới trường lớp cơ bản đáp ứng nhu cầu học
tập của con em thành phố, tỉnh và khu vực.. Với 65% trường đạt chuẩn quốc gia, Nghệ
An đã đạt mục tiêu NQĐH 17 đề ra. Hệ thống các trường ĐH, CĐ, Trung cấp chuyên
nghiệp và dạy nghề đủ năng lực đào tạo gần 10 vạn học sinh, sinh viên và 8,1 vạn lao

Họ và tên: Trần Việt Hưng 16 Lớp: 4B – Trường THSP Đại học Vinh
Bài dự thi: “Tìm hiểu 230 năm Phượng Hoàng – Trung Đô”

động mỗi năm. Cùng với giáo dục đại trà, phát huy truyền thống hiếu học và học giỏi,
5 năm qua, Nghệ An luôn đứng tốp đầu cả nước về thành tích học sinh giỏi, HS đậu
thủ khoa và ĐH với điểm số cao, đã có 13 em dành các HCV, HCB và HCĐ tại các kỳ
thi học sinh giỏi quốc tế và khu vực. Bình quân mỗi năm toàn tỉnh có trên 100 em đạt
HS giỏi quốc gia, hơn 20 ngàn học sinh đậu đại học.
Văn hóa, y tế có nhiều tiến bộ
Nhiều cơ sở khám chữa bệnh mới, công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức
khỏe ban đầu cho nhân dân được quan tâm. Bệnh viện đa khoa Thành phố Vinh thực
hiện tự chủ hiệu quả.
Cùng với nhiều kỷ thuật mới, tiên tiến được các bệnh viên tuyến tỉnh áp dụng
thành công như: ghép thận, ghép tủy, ghép tế bào điều trị suy tủy hỗ trợ điều trị ung
thư vú..., thì trong nhiệm kỳ 2010-2015, các công trình trọng điểm như Bệnh viện ĐK
700 giường, bệnh viên quốc tế Vinh đã được đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại, góp
phần nâng cao chất lượng khám chưa bệnh cho nhân dân.
Năm 2014, Dân ca Ví Giặm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi
vật thể đại diện của nhân loại, minh chứng cho những nỗ lực cố gắng của tỉnh Nghệ
An trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Báo chí Nghệ An không
ngừng lớn mạnh cả về chất và lượng. Báo Nghệ An, Đài PT-TH Nghệ An được xếp tốp
đầu các báo, đài địa phương trong cả nước.
Quốc phòng, an ninh, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội được chăm lo
Nhiệm kỳ qua, lực lượng công an, quân sự, biên phòng không ngừng được củng
cố xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Các
lực lượng đã nắm chắc và chủ động xử lý tốt các vụ việc, tình hình phức tạp, phòng
ngừa, đấu tranh làm thất bại âm mưu hoạt động chống phá của các thế lực thù địch,
bảo vệ an toàn các mục tiêu trọng điểm, các hoạt động chính trị, các sự kiến lớn diễn
ra trên địa bàn.
Công tác xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội được các cấp ngành chăm lo tốt
hơn. Cùng với triển khai có hiểu quả các chương trình đề án hỗ trợ huyện nghèo, xã
nghèo, người nghèo, hàng năm toàn tỉnh giải quyết việc làm cho khoảng gần 40.000
lao động. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,07% mỗi năm và đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo chỉ
cón khoảng 75,-8%, vượt mục tiêu đề ra là 10%.
10. Công tác Xây dựng đảng, phát triển hệ thống chính trị đạt nhiều kết quả

Họ và tên: Trần Việt Hưng 17 Lớp: 4B – Trường THSP Đại học Vinh
Bài dự thi: “Tìm hiểu 230 năm Phượng Hoàng – Trung Đô”

Cùng với việc ra đời của Ban nội chính tỉnh ủy và đảng bộ cảnh sát phòng cháy
chữa cháy tỉnh, TX Hoàng Mai đã được thành lập. Đến hết năm 2014, số xóm bản có
chi bộ, có đảng viên đạt 99,6%, vượt mục tiêu đề ra là 95%. Trong 4 năm toàn tỉnh kết
nạp được 28.410 đảng viên và bình quân mỗi năm kết nạp được 5682 ĐV, vượt mục
tiêu 5.500 đảng viên mỗi năm. Công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, luân
chuyển cán bộ được chủ trọng. NQTW4 khóa 11, chỉ thị 03 của BCT và chỉ thị 17 của
BTV tỉnh ủy được quan tâm thực hiện đã làm chuyển biến mạnh mẽ tác phong, lê lối
làm việc, ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức.
Phát huy nội lực, tranh thủ tối đa sự quan tâm, hỗ trợ của TW Đảng, chính phủ,
các bộ ngành và các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài, nhiệm kỳ 2010-2015, tỉnh Nghệ
An đã có sự chuyển mình mạnh mẽ, bứt phá vươn lên, hình thành nền tảng KT-XH
vững chắc, làm động lực cho sự phát triển trong 5 năm tới –5 năm với nhiều định
hướng, mục tiêu Bộ Chính trị đã đề ra trong NQ26 mà Đảng bộ, chính quyền và các
tầng lớp nhân dân Nghệ An phải hoàn thành để trở thành tỉnh khá và là trung tâm KT-
XH vùng Bắc Trung Bộ vào năm 2020.
+ Công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, thông
tin truyền thông được tăng cường…

Họ và tên: Trần Việt Hưng 18 Lớp: 4B – Trường THSP Đại học Vinh
Bài dự thi: “Tìm hiểu 230 năm Phượng Hoàng – Trung Đô”

Câu 4: Em hãy viêt 1 bài (khoảng 1000 từ) giới thiệu về thành phố Vinh cho
bè bạn bốn phương.
Trả lời:
Bố tôi là Hà Tĩnh, mẹ tôi là người Thanh hóa thế nhưng tôi thật may mắn và tự
hào được sinh ra trên quê hương Nghệ An, ngay ở mảnh đất Thành Vinh này. Và hè
vừa qua, tôi đã bước sang tuổi thứ 11, cái tuổi chưa phải đã nhiều nhưng cũng đủ để tôi
hiểu và cảm nhận được những cái hay cái đẹp nơi tôi được sinh ra các bạn ạ.Qủa thật
không sai, nếu các bạn có dịp ghé thăm thành phố Vinh quê tôi bạn cũng sẽ có chung
những cảm nhận như vậy. Nhiều bạn sẽ thắc mắc rằng, ở đây có điều gì thú vị mà tôi
đáng tự hào như vậy? chắc không để các bạn chờ lâu nữa mình xin được mạo muội
làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với các bạn những nét đẹp về quê hương mình
nhé, các bạn cùng theo mình nào.
Vinh là một thành phố – trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Nghệ An cũng là
của vùng Bắc Trung Bộ, Việt Nam. Thành phố Vinh là một trong những trung tâm du
lịch của tỉnh Nghệ An, từ lâu đã hấp dẫn du khách bởi một quần thể khu du lịch với
những nét đặc trưng tiêu biểu. Với sự phát triển vượt bậc trong thời gian qua, Vinh
đang ngày càng khẳng định vị thế của mình như một đô thị trẻ trong lòng Nghệ An,
đặc biệt là về du lịch.

Một số cảnh đẹp ở Vinh


Là vùng đất có núi bao bọc lại nằm cạnh biển Đông, Vinh có một vị trí đặc biệt.
Các Vua Đinh, Lê, Lý, Trần đều chú ý đến Vinh và đã cử các tướng tài vào đây trấn
giữ. Nhưng đến thế kỷ XV dưới thời Lê Lợi và Nguyễn Trãi thì vùng Vinh mới thực sự
được quan tâm đặc biệt.

Họ và tên: Trần Việt Hưng 19 Lớp: 4B – Trường THSP Đại học Vinh
Bài dự thi: “Tìm hiểu 230 năm Phượng Hoàng – Trung Đô”

Điểm đến đầu tiên mình muốn giới thiệu với các bạn là Công viên Trung tâm:
Nằm tại trung tâm thành phố, có ranh giới thuộc 2 phường Lê Mao và Trường Thi.
Diện tích: 41.3 ha, bao gồm các khu vực chính như sau:
Khu Quảng trường và Tượng đài Hồ Chí Minh nằm tại góc đường Hồ Tùng Mậu
và đường Trường Thi. Quảng trường có quy mô lớn, có đường duyệt binh, vườn hoa,
lễ đài, là nơi tổ chức các lễ hội, các lễ kỷ niệm trọng đại của nhân dân trong tỉnh.
Khu biểu diễn nghệ thuật: Trên cơ sở một số công trình của Liên đoàn Lao động
Nghệ An. Tại đây đã có một số công trình phục vụ biểu diễn, các sân khấu trong nhà,
ngoài trời, các sân bãi công trình dịch vụ, bể bơi. Ngoài các công trình trên còn bố trí
một số sân khấu ngoài trời tại những nơi thích hợp.
Khu thể thao vui chơi thanh thiếu niên: Bố trí tại vùng đất phía Nam nhà Văn hoá
lao động kéo đến đường Trần Phú là nhà thi đấu thể thao có mái che hiện đại và các
công trình phục vụ vui chơi, thi đấu thể thao.
Khu dạo chơi, vãn cảnh: là khu vực từ đường Trần Phú, ngã ba khách sạn
Phương Đông, chạy dọc theo đường Trường Thi. Tại đây bố trí nhiều tiểu cảnh, nơi
ngồi nghỉ, các đường đi dạo, nhiều bồn hoa, cây cảnh.
Khu tạo cảnh rừng nguyên sinh: là khu kết hợp giữa núi sau lưng tượng Bác Hồ
và vùng đất kẹp giữa hồ nước, đường Hồ Tùng Mậu và đảo nổi giữa hồ. Tại đây trồng
cây theo kiểu rừng nguyên sinh. Chọn một số cây đặc trưng của rừng và trồng theo
kiểu tự nhiên, đường và một số chòi nghỉ, chuồng thú, vườn phong lan, tạo nên không
khí của rừng núi.
Hồ nước: Nằm giữa công viên, có đảo nhỏ, là nơi tạo cảnh thần tiên như trong
truyện cổ tích. Hồ nước tạo mặt thoáng, cảnh quan cho công viên, trong hồ có thể tổ
chức một số trò chơi như: chèo thuyền, lướt ván, trò chơi điều khiển từ xa...

Họ và tên: Trần Việt Hưng 20 Lớp: 4B – Trường THSP Đại học Vinh
Bài dự thi: “Tìm hiểu 230 năm Phượng Hoàng – Trung Đô”

Tuy không hiện đại như công viên trung tâm nhưng Công viên Nguyễn Tất
Thành:cũng là một trong những nơi rất đẹp và có từ rât lâu rồi.Là công viên lớn nằm
ở phía Đông Nam thành phố, trên 2 trục đường chính là Phan Đăng Lưu và Trường
Thi. Tổng diện tích là 8.3 ha, trong đó diện tích mặt hồ Goong là 5.64 ha, xung quanh
hồ được phủ kín hệ thống cây xanh. Trong công viên có cụm tượng đài "Bác Hồ với
tuổi trẻ", nhà truyền thống, bể bơi, các hoạt động nghệ thuật khác...Công viên này
được xây dựng từ nguồn đóng góp của thanh thiếu nhi cả nước trao tặng cho quê
hương chủ tịch Hồ Chí Minh.

Công viên Nguyễn Tất Thành


Với các bạn nhỏ chúng mình thì không thể bỏ qua điểm đến tiếp theo là Nhà
chiếu hình Vũ trụ:Nhà chiếu hình vũ trụ do Chính phủ Nhật Bản tài trợ cho Việt Nam
theo diện viện trợ văn hoá (CGA), được lắp đặt và đưa vào sử dụng trong Công viên
trung tâm thành phố Vinh từ tháng 9 năm 1998. Công trình có kiến trúc mang dáng vẻ
của chiếc máy bay tàng hình với các thiết bị chiếu hình hiện đại... Đây là nhà chiếu
hình vũ trụ duy nhất ở Việt Nam hiện nay, về tầm vóc là công trình khoa học mang tầm
chiến lược Quốc gia. Kể từ khi đi vào hoạt động, nhà chiếu hình vũ trụ đã thu hút hàng
triệu lượt học sinh, sinh viên từ các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước và các
nhà khoa học đến tham quan, học tập, nghiên cứu trong lĩnh vực Thiên văn học.

Lâm viên Dũng Quyết: cũng là điểm đến tiếp theo cho các bạn ưa trải nghiệm
khám phá thiên nhiên và tản bộ leo núi.Với diện tích 15.6 ha, bao gồm toàn bộ khu
vực núi Dũng Quyết và vùng đất bằng phẳng của phường Trung Đô, phường Bến

Họ và tên: Trần Việt Hưng 21 Lớp: 4B – Trường THSP Đại học Vinh
Bài dự thi: “Tìm hiểu 230 năm Phượng Hoàng – Trung Đô”

Thuỷ. Lâm viên Dũng Quyết có 39 hạng mục công trình. Trong đó có những công
trình chủ yếu như sau:
Theo quy hoạch, trên các cao điểm của núi Quyết sẽ xây dựng các công trình
như: Đền thờ Quang Trung, tượng Uy minh Vương - Lý Nhật Quang, cáp treo vượt
sông Lam... Phía Đông núi có vách đá cao dựng đứng gần 100 m sẽ là nơi tổ chức các
cuộc thi thể thao leo núi.
Trong khu vực di tích thành Phượng Hoàng Trung Đô sẽ khôi phục lại một đoạn
bờ thành và xây đền thờ Quang Trung. Trên núi Kỳ lân dựng tượng vua Quang Trung
trong tư thế của một vị đại nguyên soái đang duyệt hàng vạn hùng binh.
Du thuyền Sông Lam: theo mình cũng là một trong những điểm đến khá hấp
dẫn, tuy không phải là mới là nhưng mình rất thích trãi nghiệm này, vậy nên là nếu có
dịp đặt chân đến thành phố Vinh thì mình tin đây cũng là điểm đến mà các bạn nên
thử.
Sông Lam xưa có tên là Sông Cả (sông mẹ). Tiếng Cả vừa hàm nghĩa là "lớn",
vừa có hàm nghĩa là "mẹ", mẹ của những con sông nhỏ đổ về như: Nậm Nơm, Nậm
Mộ, sông Giăng, sông La...Có lẽ do màu nước trong xanh lại chảy qua nhiều núi non,
làng mạc tạo nên cảnh đẹp khác thường nên các nhà nho, các tao nhân mặc khách đã
đặt cho sông những cái tên hoa mỹ: "Lam Giang", "Thanh Long Giang", "Lam
Thuỷ"...đồng thời sáng tác nhiều bài thơ ca ngợi vẻ đẹp có một không hai của nó.

Năm 1998, nhân kỷ niệm 210 năm Phượng Hoàng Trung Đô - Vinh, công ty du
lịch thành phố Vinh đã khai trương tua du lịch trên sông Lam. Du khách sẽ được nghe

Họ và tên: Trần Việt Hưng 22 Lớp: 4B – Trường THSP Đại học Vinh
Bài dự thi: “Tìm hiểu 230 năm Phượng Hoàng – Trung Đô”

các làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh tha thiết trên sông và được ghé thăm các địa điểm du
lịch nổi tiếng nằm ven sông Lam của thành phố Vinh và tỉnh Nghệ An như Đền Ông
Hoàng Mười, khu di tích cố Tổng bí thư Lê Hồng Phong của vùng quê Hưng Nguyên,
đến với Đình Trung Cần và Hoành Sơn, khu di tích Kim Liên, lăng và mộ Mai Hắc
Đế, khu di tích danh nhân Phan Bội Châu...Từ bến thuyền Hưng Hòa, ngược nguồn
dòng Lam du khách sẽ đến với quê hương của Đại thi hào Nguyễn Du, danh
nhân Nguyễn Công Trứ và sẽ được đắm chìm trong giai điệu mượt mà của ca trù Cổ
Đạm...
Nãy giờ mình mãi lo giới thiệu về các địa danh mà chưa kịp giới thiệu Đặc
sản ẩm thực quê mình cho các bạn nhỉ. Nói đến đây mình bắt đầu thấy thèm
hương vị của 1 số món ăn dân dã đã được không chỉ mình mà mọi người đều rât
thích. Đầu tiên phải kể đến món ăn khá quen thuộc với các bạn và mình đó là
Món hến.Canh hến là đặc sản có vị đậm đà không thể thiếu trong những bữa cơm trưa
hè. Thông thường người ta xào ruột hến thật thơm bỏ vào nước hến cùng với món rau
nào đó, mà thường là các loại rau vặt như: rau bầu, rau lang, mồng tơi, rau dềnh, rau
muống..v..v.. thành một món canh rất ngọt, giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là rất
mát.Bên cạnh món canh hến du khách còn có thể dùng món hến xúc bánh tráng. Hến
được xào với mỡ hành, rắc thêm rau thơm và một ít lạc rang giã dập cùng vài lát ớt cắt
mỏng ăn với bánh tráng là một món ăn ngon lý tưởng.
Chả rươi cũng là món ăn có từ lâu đời và rất bổ dưỡng bởi rươi là thức ăn nhiều
đạm. Du khách có thể ăn rươi với trứng gà mà người dân nơi đây gọi là chả rươi hoặc
ăn canh rươi, mắm rươi.. đến mùa rươi người ta còn có thể phơi khô ăn dần.
Chả rươi được chế biến hết sức công phu: rươi rửa thật sạch, đun nước sôi cho
vào chần, xong để ráo nước mới lấy đũa đánh xáo rươi thật nhuyễn. Làm chả rươi cần
200 gam rươi, khoảng 3 quả trứng, 200 gam thịt lợn nạc, băm nhuyễn cộng thêm gia
vị: lá gừng, hành hoa, thì là, vỏ quýt (thái nhỏ). Tất cả đánh nhuyễn, đổ vào dầu thực
vật tao già, đun nhỏ lửa. Chả rươi có vị ngọt đậm đà, béo ngậy, có mùi vị riêng được
nâng lên nhờ hoà quyện với mùi vỏ quýt. Tạo nên hương vị quê hương đặc trưng của
thành Vinh - xứ Nghệ.

Họ và tên: Trần Việt Hưng 23 Lớp: 4B – Trường THSP Đại học Vinh
Bài dự thi: “Tìm hiểu 230 năm Phượng Hoàng – Trung Đô”

Còn nếu muốn làm mắm rươi thì đơn giản hơn chả rươi. Rươi được làm sạch, bỏ
muối theo tỷ lệ vừa phải xóc, ướp khoảng 10 ngày, sau đó đem phơi nắng, cho gia vị
chủ yếu là vỏ quýt trộn đều, ủ trong liễn hoặc đóng trong vại… mắm rươi dùng chấm
rau sống, đặc biệt là thịt lợn luộc rất ngon.
· Nộm chợ Vinh là món ăn vặt mình hay được đi ăn cùng mẹ. Nói nộm chợ
Vinh tức là nói món nộm được bán ở các chợ tại thành phố Vinh. Như chúng ta đã biết,
có nhiều món nộm khác nhau: nộm đu đủ, nộm hoa chuối, nộm khế, nộm cà, nôm
mướp đắng. Tại chợ Vinh còn có nộm măng, nộm dưa chuột, nộm rau muống, nộm xu
hào, nộm thập cẩm, nôm củ chuối... ở đây xin nói về nộm thập cẩm.
Nguyên liệu gồm: đu đủ, hoa chuối, giá đỗ, khế xanh. Đu đủ xanh gọt vỏ, nạo
thành từng sợi như sợi miến; hoa chuối cũng phải thái thành sợi nhỏ, hai thứ này trộn
đều, xoa qua loa rồi ngâm với nước muối loãng. Vớt ra, rảy cho khô nước, bỏ trong
xoong, thái quả khế xanh thành những lát mỏng, lấy ít giá đỗ bỏ vào tất cả trộn đều
cùng với các loại gia vị sau: một ít giấm chua (nếu nhiều khế thì thôi), một ít đường,
một ít ớt cay, lá chanh thái nhỏ, lá húng quế cũng thái nhỏ, một ít lạc rang giã dập, bột
canh, mỳ chính, tổng cộng 9 loại gia vị cả thảy. Khi ăn sẽ có cảm giác bùi bùi, chua
chua, cay cay, mằn mặn, ngọt ngọt, khá hấp dẫn. Màu sắc đĩa nộm có đủ màu đỏ của
ớt, màu xanh của lá chanh, húng quế; màu trắng của đu đủ, giá đậu, màu vàng nhờ nhỡ
của hoa chuối.... Thế đã ngon lắm rồi, có người muốn cho ngon hơn. Họ mua bì lợn,
luộc chín, thái nhỏ như tăm trộn vào.
Bữa ăn hàng ngày trên mâm cơm gần như nhà nào cũng có. Đó là món ăn dân dã,
ngon miệng, dễ làm mà người dân thành Vinh ưa thích.

Họ và tên: Trần Việt Hưng 24 Lớp: 4B – Trường THSP Đại học Vinh
Bài dự thi: “Tìm hiểu 230 năm Phượng Hoàng – Trung Đô”

· Nước chè xanh


Ai đã từng về Vinh đều có lẽ không thể bỏ qua bát nước chè xanh xứ Nghệ. Chè
xanh ở đây có thể nói là không chê vào đâu được. Nhưng để có được bát nước như vậy
quả là phải có kỹ thuật từ chọn chè đến cách om cách nấu.
Trước hết, người ta chọn thứ lá chè dày và mơn mởn (không già quá mà cũng
không non quá). Nếu già quá thì nước bầm đen trông không ngon, không thơm. Nếu
chè non quá thì nước chóng nhạt, không đượm. Nước nấu chè phải là thứ nước ngòn
ngọt. Thường là nước mưa hay nước giếng đá sỏi thì nước mới ngọt. Nấu chè thường
dùng nồi bù hay ấm đất.
Nhận chè vào phải đúng kỹ thuật, không vò nát chè, mà cũng không để nguyên lá
chè vì lâu ngấm mà phải vò nhè nhẹ, tỉa nhặt những lá vàng, lá sâu. Lửa nấu nước chè
là lửa đỏ đều, không to quá mà cũng không nhỏ quá. Củi nấu nước phải dùng thứ củi
nấu không làm phai mất vị nước chè như: củi bạch đàn, củi xoan đâu, củi tre...
Khi nồi nước chè đã sôi, lấy gáo nhận chè cho chìm xuống, sau đó đổ thêm vài
ba gáo nước lã vào rồi hạ lửa. ít phút sau đó sẽ có ấm nước chè vừa chát, vừa thơm,
vừa nóng, vừa xanh.
Những người nghiện nước chè xanh thường nói vui là uống nước "năm cho" nói
trệch là "năm trò" tức là: cho chát, cho xanh, cho thơm, cho nóng, cho vui. Nước chè
ngon là nước chát, uống vào lúc đầu nghe chát, ngấm vào thấy ngòn ngọt thật khoái
miệng. Nước chè vừa ngọt vừa có màu xanh nái trông thật sướng mắt. Hương nước
chè xanh bốc lên nghe thoang thoảng mùi chè xanh khá hấp dẫn. Khi uống phải đông
mới vui, vừa uống vừa nói chuyện thì thật là lý tưởng. Người nghiện chè xanh sáng
sớm chưa ăn gì, không chỉ uống 3 - 4 bát cho tỉnh người rồi đi làm việc. Có người đau
lưng, mỏi gối vì lao động mệt nhọc, họ pha mật mía với chè xanh đặc uống vào thấy
khoẻ người ngay. Uống nước chè xanh thơm lừng mà ăn kèm Kẹo Cu Đơ nữa thì thật
là ngon tuyệt phải không các bạn.

Họ và tên: Trần Việt Hưng 25 Lớp: 4B – Trường THSP Đại học Vinh
Bài dự thi: “Tìm hiểu 230 năm Phượng Hoàng – Trung Đô”

Chưa thể nói hết được về những món ngon quê mình, nhưng xin mượn lời bài hát
về Thành Vinh như một lời nhắn nhủ và mời gọi các bạn nếu có cơ hội hãy đến thăm
quê tôi, tôi mong sẽ không làm các bạn thất vọng. “Hẹn anh cùng về thăm quê, thăm
thành phố Đỏ, thành phố một thời đạn bom, một thời khói lửa, hẹn anh ta về nơi đó,
thăm thượng Cầu Rầm, thăm hạ Bến Thủy, bao năm tháng vui buồn mãi còn đọng lại
trong ta. Thành vinh ơi, ai đi xa vẫn muốn về, xây cuộc đời tươi đẹp,Vinh năm xưa
đánh giặc, ta về cùng thành Vinh, đẹp thay quê mình đây, như sông Lam chẳng cạn,
như núi Quyết không mòn, về thành phố Vinh ấm tình quê xứ Nghệ, về thành phố Vinh
thấy đời thêm đẹp hơn.
Hẹn anh cùng về thăm quê, thăm thành phố Đỏ, thành phố một thời đạn bom,
một thời khói lửa, hẹn anh ta về nơi đó, thăm thượng Cầu Rầm, thăm hạ Bến Thủy,
bao năm tháng vui buồn mãi còn đọng lại trong ta. Thành Vinh ơi, ai đi xa cũng muốn
về, thăm lại vùng đất cổ, xưa hy sinh thầm lặng, cho cuộc đời tồn sinh, thành Vinh
ơi,quê mình ơi, thương nhau ta vẫn đợi, yêu nhau ta vẫn chờ, về thành phố Vinh ấm
tình thương bao người, một thành phố Vinh vẫn thủy chung người ơi”.

Họ và tên: Trần Việt Hưng 26 Lớp: 4B – Trường THSP Đại học Vinh
Bài dự thi: “Tìm hiểu 230 năm Phượng Hoàng – Trung Đô”

Thành phố Vinh nhìn từ trên cao

Họ và tên: Trần Việt Hưng 27 Lớp: 4B – Trường THSP Đại học Vinh
Bài dự thi: “Tìm hiểu 230 năm Phượng Hoàng – Trung Đô”

Câu hỏi 5: Thành phố Vinh trong mơ ước của em?Theo em thế hệ trẻ cần
phải làm gì để góp phần xây dựng thành phố thân yêu.
Trả lời:
Hè vừa qua em được cùng mẹ đi trải nghiệm ở đất nước Singapore xinh đẹp, quả
thật chuyến đi đối với em thật ý nghĩa và em cũng hiểu được lí do vì sao nơi đây luôn
là điểm đến hấp dẫn với không chỉ các du khách mà quốc đảo này còn là một trong
những thành phố tuyệt vời đáng sống nhất. Đây cũng là điều em mơ ước cho một
tương lai không xa thành phố Vinh của em cũng sẽ như vậy. Đó là thành phố thành phố
của chúng ta sẽ xanh – sạch – đẹp như nước bạn với hàng cây xanh trải dài bóng mát,
không khí trong lành không bụi như bây giờ để mọi người ra đường thoải mái không
phải lo trùm kín mặt. ở thành phố trong mơ, mọi tệ nạn trộm cắp sẽ không còn như
người dân Singapore họ có thể để xe ở bất cứ đâu mà không lo mất. Trên các nẻo
đường chúng ta không còn bắt gặp những cảnh người nghèo đi ăn xin, các em bé mồ
côi lang thang cơ nhỡ sẽ được đến trường mà không phải lo mưu sinh khắp các nẻo
đường. Trong tương lai đời sông của người dân ngày càng được nâng cao hơn nữa, hệ
thống giao thông hiện đại để mọi người dân có thể sử dụng thuận lợi các phương tiện
giao thông công cộng, sẽ hạn chế được các phương tiện cá nhân và giảm thiểu ô nhiễm
môi trường. Thậm chí chúng ta có thể học theo nước bạn, khi mà điều kiện đi lại thuận
lợi thì việc thay thế một số phương tiện với xe đạp cũng là một trong những giải pháp
tốt vừa rèn sức khỏe lại vừa bảo vệ môi trường.

Họ và tên: Trần Việt Hưng 28 Lớp: 4B – Trường THSP Đại học Vinh

You might also like