You are on page 1of 5

Thu Điếu

I.MỞ BÀI
Trong bốn mùa của thiên nhiên vũ trụ, mùa thu có lẽ thường mang đến cho thi sĩ một
nỗi buồn man mác, gợi nhớ hay nuối tiếc về một cái gì đó xa xôi, đầy bí ẩn nhất. Cái lành lạnh,
hanh hao đầu mùa, những chuyển động tinh tế của thiên nhiên qua từng ngọn cây, kẽ lá; màu
vàng ruộm của nắng, của lá vàng mùa thay lá… đã mang lại nguồn cảm hứng bất tận để người
nghệ sĩ cất lên tiếng lòng trước vẻ đẹp diệu kì của thiên nhiên. Biết bao vần thơ, nốt nhạc của
người nghệ sĩ đã thêu dệt nên những bức tranh thu đẹp cho đời. Tuy vậy, thơ thu Nguyễn
Khuyến lại nổi bật bởi sự đậm đà chân thực .Trong chùm thơ đó, Tác phẩm “Thu Điếu” là một
phác thảo với nét bút của nền hội họa phương Đông, không rườm rà loè loẹt mà cũng không gò
bó khuôn sáo. Nhà thơ – họa sĩ họ Nguyễn đã đưa chúng ta về một vùng chân quê quanh năm
ngập nước của đất Hà Nam đầu thế kỷ này vào độ sang thu.
II. THÂN BÀI
1.GIỚI THIỆU CHUNG
Đi câu là một cái thú thanh tao của các bậc trí giả. Có bậc hiền nhân có tài, bất đắc
chi đi câu để chờ thời. Ngồi trên bờ ai mà nghĩ đến chuyện năm châu bốn biển, nghĩ đến
thế sự đảo điên.
"Cá ăn đứt nhợ vểnh râu ngồi bờ”
Có bậc đại nhân vác cần đi câu để hương thú nhàn tản, hòa hợp với thiên nhiên,
suy tư trong trạng thái thư giãn. Nguyễn Khuyến đi câu theo kiểu này. Ông đã mở hết các
giác quan để cảm nhận mùa thu, hướng ngòi bút của mình vào con người, đời sống của
con người nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Giọng thơ ông mang tâm sự yêu nước, u hoài u
uẩn trước sự thay đổi thời cuộc khi thể hiện tâm trạng gắn bó làng cảnh Việt Nam.
Nguyễn Khuyến đã để lại cho nền văn học nước nhà chùm thơ thu gồm 3 bài thơ
thu, trong đó có “Thu Điếu” lột tả bước chuyển mình của thu trong bối cảnh không gian
của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ. Xuân Diệu đã từng nhận xét về chùm thơ này rằng “Bài
thơ thu vịnh có thần hơn hết nhưng ta phải công nhận thu điếu là điển hình hơn cả cho
làng cảnh Việt Nam.”
2.Cảnh thu:
Đề tài mùa thu trong văn học trung đại ảnh hưởng lớn của thu phương
bắc, nhắc đến mùa thu là phải nhấc đến những thi liệu cổ điển như lá phong đỏ, quạ kêu
xương như thơ Đỗ Phủ:
“Thành Bạch, chày vang bóng ác tà"
Ngay cả Nguyễn Du trước đó cũng miêu tả thu Việt Nam mang tính ước lệ tượng trưng
“ Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quạ sang"
Ở “Thu điếu", ta nhận ra một bức tranh làng cảnh Việt Nam đầy yên bình, gần gũi nhưng
chất chứa u hoài về thời thế.
2 câu đầu: Những nét vẽ về ao thu và chiếc thuyền câu
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo tẻo
2 câu thơ đầu đã bắt lấy đặc trưng của đồng bằng bắc bộ, có thể nói Hà Nam là cái rốn
của đồng bằng chiêm trũng, nhiều ao nên ao nhỏ,nhỏ nên trong câu thơ đầu lặp lại 2 lần ở vần
“eo", “eo" là âm khép như khiến sự vật co lại ở cảm giác yên tĩnh, lạnh lẽo, lạ thường.
Hình ảnh: “ao thu” kết hợp c từ láy “ lạnh lẽo” vừa gợi khí thu, hơi thu, tiết trời se lạnh
rất đặc trưng của đồng bằng bắc bộ, đồng thời phối hợp vs tính từ trong veo còn gợi độ tĩnh -
tĩnh đến tuyệt đối của không gian thu.
Ý thơ thứ 2 xuất hiện hình ảnh con người khi tập trung miêu tả chiếc thuyền câu. Đây là
loại thuyền mộc nên nhỏ nhắn. Trên mặt ao vốn tĩnh lặng xuất hiện chiếc thuyền câu bé tẹo teo
trong cách nói cực tả góp phần tôn thêm vẻ tĩnh lặng của ao thu. Số từ “một" gợi lên sự lẻ loi,
đơn chiếc giữa nền ao thu nhưng lại rất hợp lý đúng như lời Xuân Diệu “Ao nhỏ nên thuyền câu
cũng nhỏ thôi
Sự sáng tạo ngôn ngữ không dừng lại ở đó. Cái hay của câu thơ nằm ở việc tác giả sử
dụng những từ cùng trường nghĩa. Đã “bé" lại còn “tẻo teo" giống như cách nói của Xuân
Hương “tí" còn “con con"
=> 2 câu thơ với những từ ngữ gợi hình ảnh và cách phối hiệp vần “lạnh lẽo, trong veo, tẻo teo"
mang đến cho người đọc nỗi buồn man mác thanh vắng nhưng vẫn vô cùng gần gũi, quen
thuộc.
2 câu thơ sau là nét vẽ về sóng:
“Sóng nước theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo"
Nếu 2 câu thơ đầu là điểm nhìn gần thì tới đây tác giả chuyển lên điểm nhìn cao với
sóng biếc và chiếc lá thu. Ao hẹp, gió nhẹ làm cho sóng nước gợn lăn tăn. Màu biếc của sóng
được tạo nên từ màu nắng và độ cao của ao. Thư pháp lấy động tả tĩnh những âm thanh nhỏ
những hoạt động khác càng làm nổi bật sự yên tĩnh, cái tĩnh bao trùm không gian được gửi lên
từ những cái động rất nhỏ - “ sóng nước qua làn hơi gợi tí. Ba từ ngữ “hơi, gợn tí” đặc tả sự vật
theo lối tân tiến gọi ấn tượng đặc biệt về hành động rất nhỏ rất nhẹ của sóng trên mặt ao.
Cảnh thanh tĩnh vắng lặng gợi nỗi buồn man mác. Hình ảnh dân sơ một mặt dân dã trốn
quê em mùa nước rất gợi cảm màu sắc hài hòa nhẹ nhàng sống động trên nền xanh minh mông
điểm xuyết chiếc lá vàng. Những hình ảnh của bức tranh thu không lộng lẫy mà rất gọi hồn gợi
cảm bình dị dân dã mà tràn đầy sức sống đậm hơi thở của cuộc sống làng quê mang hồn của
cảnh thu và mang cả hồn quê mộc mạc.
⇒ Tác giả sử dụng bút pháp chấm phá ước lệ: thủ pháp lấy động tả tính đặc trưng của thơ
ca cổ Mọi vật dường như trở nên nhỏ hẹp lại, duyên dáng và thanh đạm hơn.
Hai câu thơ thực có nghệ thuật đó điêu luyện tưởng chừng như mâu thuẫn giữa tốc độ
vèo của lá bay và độ gợn của sóng nhưng thực ra Nguyễn Khuyến đã quan sát rất kĩ chiếc lá nhẹ
thon thon hình chiếc thuyền trong không gian rơi nghiêng xuống mặt hồ yên tĩnh. Chiếc lá nhẹ,
điểm nhìn không đổi nên dù gió nhẹ nhưng bắt kịp khoảnh khắc dù là trong giây lát. Ai đã từng
đi qua mùa thu mà không xao xuyến trước những chiều gió thu nhè nhẹ, hơi thu nồng nồng và
những chiếc lá vàng lao xao như trong thơ Xuân Diệu:
Đây mùa thu tới mùa thu tới
Với áo mới phai dệt lá vàng”
Có lẽ tấm lòng của mỗi thi nhân dù ở thời đại nào cũng không thể không rung động trước cái
mỏng manh của sắc thu, hơi thu. Điều trân quý trong thơ Nguyễn Khuyến là ông đã lấy cái hồn
của nông thôn ĐBBB chưa có trong thơ Việt.
2 câu luận: Không gian thu có chiều sâu của ngõ trúc và chiều cao của bầu trời:
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”
Bắt trọn những nét vẽ cổ điển của DBBB. Không gian thu được mở rộng, nâng cao bởi
hình ảnh thu. Bầu trời là nét hiện diện rõ nét nhất của mùa thu Việt Nam. Không ít lần Nguyễn
Khuyến viết :
“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao”
“Da trời ai nhuộm màu xanh ngắt”
“Xanh ngắt” là xanh mà có chiều sâu. Trời thu không mây (xám) mà xanh ngắt, thăm thẳm. Xanh
ngắt đã gợi ra cái sâu, cái lắng của không gian, cái nhìn vời vợi của nhà thơ, của ông lão đang câu
cá. Thế rồi ông lơ đãng đưa mắt nhìn về bốn phía làng quê. Đường đi lối lại trong thôn viễn rặng
trúc uống lượn vòng vèo không ồn ào náo nhiệt như những ngày mùa mà êm đềm u tịch. Rồi tác
giả lại trở về cận cảnh với hình ảnh của làng quê. "Ngõ trúc quanh co", đường làng quanh co thân
thuộc với bóng tre trùm mát rượi. Nhưng bao giờ trong thơ Nguyễn Khuyến tre cũng nói là trúc,
"Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu" (Thu vịnh), "Ngõ trúc quanh co khách vắng teo". Nguyễn Khuyến
thích cái hình thể loại cây chí khí ấy "Trúc dầu cháy đốt ngay vẫn thẳng". Những nét trúc thẳng
đối lập với những nét quanh co của đường làng thật là gợi cảm. Trời lạnh, đường quê vắng vẻ,
"khách váng teo". Bức tranh thu đượm buồn. Các thi sĩ thích miêu tả cảnh thu trong tĩnh lặng,
đẹp, nhưng buồn. Sau Nguyễn Khuyến, nhà thơ lãng mạn Xuân Diệu cũng viết:
Đã nghe rét mướt luồn trong gió
Đã vắng người sang những chuyến đò
(Đây mùa thu tới)

2. Tình thu: Tình thu ẩn chứa trong cảnh thu và trong tư thế của hai câu ca
A. Thể hiện gián tiếp qua cảnh thu:
Qua bức tranh thu tuyệt đẹp, qua những cảm nhận tinh tế sâu sắc và cách miêu tả đặc
sắc thu tóm linh hồn tạo vật - một bức tranh mộc mạc mà đầy sức sống mang hơi thở hồn vía
làng quê thể hiện một tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, yêu cuộc sống, một tấm lòng gắn bó
sâu nặng tha thiết với quê hương xứ sở. Tình yêu ấy lắng động trong ngồi bút thơ xuất sắc với
những rung động tinh tế, sâu lắng.
B. Những tâm sự thời thế và nỗi niềm u uất của NK.
Ẩn sau trong đó còn là những tâm sự của người đi câu:
Nhan đề của bài thơ là câu cá mùa thu nhưng chỉ có câu đầu với câu kết nhắc đến việc
câu cá đồng thời tác giả cũng chỉ nhắc đến thuyền câu, cần câu chứ không miêu tả việc đi câu,
cũng không thấy tâm trạng của người câu khi đi câu cá.
=> Tâm trí của người đi câu không hề để vào việc câu cá mà để thu vào lòng mình cảnh sắc đẹp
của đất trời , Người đi câu thả hồn vào cảnh nhưng dường như khi nhân đến với cảnh thu
không chỉ để thưởng lãm mà lòng còn chất chứa nỗi niềm nhân thế, gửi gắm trong sách thái của
cảnh vật. Qua cách sử dụng ngôn ngữ đặc biệt là các tính từ, từ láy không chỉ gợi cảnh thu mà
còn gửi cả nỗi lòng u uẩn của thi nhân.
“lạnh lẽo”: Không chỉ miêu tả nước thu, không khí mùa thu mà còn gợi liên tưởng đến sự
lạnh lẽo của cõi lòng. Hơi may của mùa thu ngắm tận vào lòng hay cái lạnh trong lòng người lan
tỏa vào sắc thu. Người xưa có câu: “Thủy chí thanh tắc vô ngư” nghĩa là nước trong thì
không có cá. Dù vậy, trong “Thu điếu”, tuy là “nước trong veo” nhưng ngư ông vẫn ôm cần,
đó là một việc không thể, tác giả đang làm một việc vô thưởng, vô phạt, đang đối mặt với
một tình cảnh đau xót đó là tuy ông là người học rộng tài cao nhưng phải bó tay trước cảnh
nước mất mà về dạy học, không mang tài năng ra phụ dân, làm quan vì thời này làm quan
chỉ để trở thành con rối cho kẻ khác giật dây. Nguyễn Khuyến luôn mang trong mình mong
ước có thể giúp nước nhưng hoài bão ấy không thể cất cánh trong xã hội nhiễu nhương
bấy giờ, tất cả đều vô vọng như việc câu cá nước trong. Đúng như ván cờ đang vào hồi bế
tắc trong bài “tự trào” của ông “cờ đương dở cuộc không còn nước”
“ Bạc chửa thâu canh đã chạy làng”
“Sóng nước theo làn” dùng để tả cảnh mặt nước gợn sóng theo làn gió thu, tưởng
chừng như tác giả muốn nói đến cái chuyển động khe khẽ của mặt hồ gợn sóng nhưng
thực ra đó chính là thái độ sống mà Nguyễn Khuyến muốn người đời thông cảm, cảm
thông cho hành động cáo quan về quê thay thái độ “bình chân như vại” trước cảnh đất
nước rơi vào tay giặc, thậm chí có lúc ông phải dạy học trong dinh của ông quan theo Pháp
nhưng tất cả những điều đó chỉ là vài làn sóng gợn trong cuộc đời trong sạch như ao thu
của Nguyễn Khuyến, ông vẫn thanh khiết như làn nước kia, vẫn một lòng hướng về Tổ
quốc và giữ vững hào khí của người quân tử.
Gam màu lạnh lúc này bị đâm ngang bởi màu vàng của chiếc lá. Từ “vèo” miêu tả tốc độ
bay của lá dường như không phù hợp với từ chỉ mức độ ,chính gợi tả vẻ thanh mảnh của
chiếc lá khi bay hay cũng là hiện thực đất nước rơi vào tay giặc quá nhanh, thời thế thay
đổi trong chớp mắt, khiến tác giả không khỏi bàng hoàng xót xa trước tình cảnh đất nước
đầy đau thương. Nguyễn Khuyến e rằng rồi đất nước này sẽ như chiếc lá vàng kia, mục nát
trên nền đất thu. Phải chăng đây là tâm trạng thời thế của thi nhân, khi thời thế thay đổi quá
nhanh chỉ thoáng chốc thôi “non sông đã chết”. Bản thân là một vị quan đại qua đành bó tay
trước thời cuộc.” Sách vở gì cho buổi ấy”. Chiếc lá vàng gợi sự tàn phai rơi rụng kết thúc một
cuộc sống ngắn ngủi, gợi nghĩ đến đời người thoáng chốc đã vượt qua tuổi già đã đến. Đời
người là hữu hạn ba khát vọng hoài bão là vô cùng. Tâm trạng đó có lấy đồng điệu với Tản đà
sau này:
“ Vèo trông lá rụng đầy sân”

“ lơ lửng”: Không chỉ gợi tả hình ảnh từng mây như không trôi giữa bầu trời mà con gợi
liên tưởng đến những suy tư vẩn vơ có phần bế tắc của thi nhân trước thời cuộc. Dường như có
một nỗi buồn luôn động trong tâm không thoát ra được. Trời thu xanh ngát” Không chỉ suất
hiện trong thu Điếu mà trong cả chùm thơ thu. Có lẽ đó không phải là sự ngẫu nhiên mà là ẩn ý
:
”trời thu xanh ngắt mấy tầng cao” (Thu Vinh)“
da trời ai nhuộm mà xanh ngắt ( Thu ẩm)
⇒ Dường như màu xanh của bầu trời ko còn là màu của tự nhiên mà trở thành màu xánh chói
chang nhức nhối đến ám ảnh. Phải chăng đó là sắc màu của nội tâm , ;à sắc xanh nhói lòng
trong cái nhìn của ng ngắm cảnh. Tâm trạng thời thế ấy từng đc thể hiện trg nhiều bài thơ khác:
“ Mắt lắc ko vầy cũng đỏ hoe”
“ Một tiếng trên ko ngỗng nước nào”
“ Đời loạn đi về như hoạt độc”
=> Cái lạnh của ao thu và sắc xanh - gam màu lạnh gợi hơi thu hiu hắt và cái lạnh trong lòng nhà
thơ ngấm vào cảnh vật
“Ngõ trúc quanh co”: Cũng gọi nghĩ đến tâm hồn của nhà thơ bởi trúc vốn gắn với người
quân tử. Ngõ trúc hay ngõ lòng của nhà thơ vỏ bọc tâm sự quanh co không thể giãi bày không
thể nguôi ngoai của một tâm hồn cô đơn lạc lõng giữa cuộc đời
Tâm trạng thời thế của Nguyễn Khuyến được thể hiện rõ nhất qua hai câu cuối:
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo

Tư thế của người đi câu thật đặc biệt, đc miêu tả trong câu thơ kết “ tựa gối buông cần”
giữa ko gian rộng lớn tĩnh lặng. Câu thơ gợi hình dung rõ hơn về tâm trạng và cảnh ngộ của tác
giả, như tác khắc vào bức tranh 1 dáng ng suy tư. Đó ko phải là dáng ngồi c 1 ngư ông mà dáng
điệu của 1 ẩn sĩ, thi sĩ. Đi câu mà ko để tâm trí vào việc câu cá ngẩn lên nhìn trời xanh vời vợi
thăm thẳm, cúi xuống cảm nhận sự lạnh lẽo của làn nước thu. Trông xa xa là ngõ trúc quanh co,
vắng ng và ngậm ngùi nhìn theo chiếc lá vàng rơi trc gió. Đi câu mà “ tựa gối” trg lòng thuyền
bất động. Xưa nay thi đề câu cá thường gắn vs tâm trạng đợi thời cuộc, đó là việc câu thời thế
nhg trong “câu cá mùa thu” ko hẳn thế, NK ko giống Lã Vọng câu cá đợi thời mà có lẽ vs ông đó
là cách truy cầu ko gian trong sạch, để tâm hồn đón nhận cái trong cái thanh cái tĩnh cái nhàn.
Tuy nhiên “ tiếng cá đớp động, dưới chân bèo” dù khẽ khàng nhg đủ để khiến ngư ông giật
mình. Thì ra, cảnh dù tĩnh, tư thế của ngư ông rất nhàn nhưng tâm thế không nhàn đc bởi trước
cảnh thực tại nước mất nhà tan, cái tâm của nhà nho yêu nước thương dân mà tự thấy mình ko
giúp đc cho dân thì ko thể nhàn. Nỗi niềm day dứt u uẩn ấy đc thể hiện kín đáo qua rất nhiều
bài thơ đặc biệt là chùm thơ thu
Qua hai câu thơ, ta thấy được tâm thế nhàn “tựa gối buông cần” song song với tư thế chờ
đợi “lâu chẳng được”, khát vọng phục vụ quê hương của Nguyễn Khuyến luôn dâng trào
khiến ông không thể kiên nhẫn ngồi chờ thời. Cõi lòng tác giả bấy giờ như đắm vào dòng
suy tư trong khí thu yên ắng, tịch mịch đến nỗi chỉ một tiếng cá đớp động cũng đủ làm ông
thản thốt. Tiếng cá ở đây cũng có thể xem là tia hy vọng sáng lên giữ bầu không gian có
phần yên ắng, ảm đạm, một niềm tin khách quan đưa người đọc đến với bầu không khí đầy
hy vọng, một tín hiệu chuyển biến của thời cuộc, một phép màu xuất hiện ngay lúc canh lạc
đang bế tắc và thay đổi tất cả.
III: TỔNG KẾT:
“Thu Điếu” vẽ nên bức tranh thu tuyệt đẹp, vô cùng thanh sơ tĩnh lặng, trong trẻo cùng
với đó là tình thu man mác những ưu tư.Ẩn trong cảnh là tấm lòng tha thiết với cuộc đời, say
đắm vs thiên nhiên tạo vật và sâu nặng với nước non quê nhà. Tác giả đã sử dụng thành công
bút pháp chấm phá gợi tả tinh tế ở NK khi phác hoạ bức tranh thu – nghệ thuật tả cảnh ngụ
tình, bút pháp lấy động tả tĩnh cũng như nghệ thuật sử dụng ngôn từ và cách gieo vần gió. Bằng
thành công của tác phẩm “Thu Điếu”, ông mãi mãi là nhà thơ có một vị trí tiêu biểu trong lòng
độc giả.

You might also like