You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA: SINH HỌC – CÔNG NGHỆ SINH HỌC

MÔN: CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG

Giảng viên: TS Nguyễn Thị Kim Dung

Nhóm 4

Võ Thị Thanh Ngân 1615236

Nguyễn Thụy Kim Ngân 1615227

Nguyễn Ái Nhi 1615265

Đoàn Thị Kim Ngân 1615232


CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG

Trong nhiều năm qua cuộc sống con người ngày càng cải thiện do chúng ta đã có mối
quan tâm ngày càng tăng về chất lượng môi trường sống. Đã nói rất nhiều đến ô nhiễm
môi trường nước, giảm nguồn nước ngầm, thiếu nước,… Nói đến ô nhiễm không khí,
hiệu ứng nhà kính, sự gia tăng nhiệt của Trái Đất,… Nhưng hẳn là trong số chúng ta sẽ
thấy buồn cười khi nghe âm thanh quá mức cho phép (tiếng ồn) được công nhận là một
chất gây ô nhiễm nghiêm trọng. Nhưng thực sự điều này là hoàn toàn có cơ sở. Ô nhiễm
tiếng ồn có thể không được nhiều người nhận thấy nhưng tác hại thì không hề nhỏ đối với
sức khỏe và chất lượng môi trường cùng như chất lượng cuộc sống của con người. Cũng
vì sự xem nhẹ vấn đề ô nhiễm môi trường tiếng ồn mà chúng ta không hiểu biết hết mức
độ nguy hại và sự ảnh hưởng nghiêm trọng của tiếng ồn đối với sức khỏe và cuộc sống
của chúng ta. Và đặc biệt ở môi trường học tập và giảng dạy như trường Đại học Khoa
học Tự nhiên, sự ảnh hưởng tiếng ồn của công trình gần trường là một mối nguy nghiêm
trọng. Đề tài nghiên cứu dưới đây sẽ tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm tiếng ồn ở công trình
gần trường Đại học Khoa học Tự nhiên và giúp mọi người biết được sự ảnh hưởng của
tiếng ồn đối với việc giảng dạy, học tập của giảng viên và sinh viên nhà trường. Đồng
thời đánh giá mức độ nguy hại tiếng ồn của công trình lên hoạt động hằng ngày của giảng
viên và sinh viên.

Đề tài nghiên cứu: Khảo sát vấn đề ô nhiễm tiếng ồn trong công trình xây dựng ở
gần trường Khoa học Tự Nhiên.

Mục 1: Câu hỏi nghiên cứu

Âm thanh là dao động cơ học, được dao động dưới hình thức sóng trong môi trường
đàn hồi và được thính giác của người tiếp thu. Trong không khí tốc độ âm thanh 343 m/s,
còn trong nước là 1450 m/s. Tần số của âm thanh được đo bằng Hz, là số dao động trong
1 giây. Tai người có thể cảm nhận được tần số từ 16 Hz đến 20.000 Hz. Trên 20.000 Hz
gọi là siêu âm. Tai người không nghe được Mức tần số nghe chuẩn nhất là từ 1000 Hz
đến 5000 Hz Đơn vị đo của âm thanh là dB: là thang đo logarit, còn gọi là mức độ âm,
gọi tắt là mức âm. L= 10lg(I/I0), [dB] I: Cường độ âm, [W/m2]. I0: Cường độ âm ở
ngưỡng nghe, I0= 10-12 [W/m2].

Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp không có
trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc và nghỉ
ngơi của con người. Hay là những âm thanh phát ra không đúng lúc, không đúng nơi, âm
thanh phát ra với cường độ quá lớn, vượt quá mức chịu đựng của con người. Như vậy,
tiếng ồn là một khái niệm tương đối, tùy thuộc từng người mà có có cảm nhận tiếng ồn
khác nhau, mức ảnh hưởng sẽ khác nhau. Nên tiếng ồn ảnh hưởng nghiêm trọng không
chỉ đến đôi tai mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Tiếng ồn có thể gây căng
thẳng và tăng nguy cơ bị đau tim, ảnh hưởng đến việc tập trung trong học tập.

Vậy để hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu chúng ta phải hiểu được như thế nào là ô nhiễm
tiếng ồn. Ô nhiễm tiếng ồn (Noise pollution hoặc noise disturbance) là tiếng ồn trong môi
trường vượt quá ngưỡng nhất định gây khó chịu cho người hoặc động vật. Hầu hết ở các
nước, nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu từ tiếng ồn ngoài trời như phương tiện giao
thông, vận tải, xe có động cơ, máy bay và tàu hỏa.

Thời gian gần đây giảng viên và sinh viên trường đại học Khoa học Tự Nhiên có nhiều
phản ánh về tiếng ồn của công trình xây dựng gần trường ảnh hưởng trực tiếp trong quá
trình học tập, giảng dạy. Do đó nhóm đã tiến hành khảo sát ý kiến về vấn đề cũng như
quan sát nguyên nhân gây ồn và thời gian cụ thể mà tiếng ồn phát ra, để đánh giá được
mức độ tác động xấu đến giảng viên, sinh viên, từ đó đưa ra những biện pháp hạn chế tối
ưu nhất có thể để giải quyết vấn đề.

Mục 2: Chính sách và các QĐPL, liên quan đến vấn đề nghiên cứu

- Để đi sâu vào vấn đề nghiên cứu nhóm đã tham khảo một số chính sách và QĐPL về
tiếng ồn để làm rõ và giải quyết về sự hạn chế sự ảnh hưởng của tiếng ồn:
- Trong hệ thống quy định pháp luật của nhà nước về ô nhiễm tiếng ồn thì có những
chính sách và quy định sau đây:
 Điều 7 Luật Bảo vệ Môi trường 2014 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm
bao gồm: “8. Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.”
 Điều 73 LBVMT 2014 quy định về việc bảo vệ môi trường trong hoạt động xây
dựng:
“3. Việc thi công công trình xây dựng phải bảo đảm các yêu cầu bảo vệ môi trường sau:
Công trình xây dựng trong khu dân cư phải có biện pháp bảo đảm không phát tán bụi,
nhiệt, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường;”
 Theo quy định tại Điều 82 LBVMT quy định về yêu cầu bảo vệ môi trường đối
với hộ gia đinh:
“3. Không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác vượt quá quy
chuẩn kỹ thuật môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh.”
 Điều 103 LBVMT 2014 về quản lý và kiểm soát tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức
xạ : “1. Tổ chức, cá nhân gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ phải kiểm soát, xử lý
bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường.”
 Tại thông tư 39/2010/TT-BTNMT ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về tiếng ồn – QCVN 26:2010/BTNMT và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung –
QCVN 27:2010/BTNMT, theo đó:
Về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – QCVN 26:2010/BTNMT:
+ Phạm vi điều chỉnh: Quy chuẩn này quy định giới hạn tối đa các mức tiếng ồn tại các
khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc. Tiếng ồn trong quy chuẩn này là
tiếng ồn do hoạt động của con người tạo ra, không phân biệt loại nguồn gây ồn, vị trí phát
sinh tiếng ồn.
+ Đối tượng điều chỉnh: Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân các hoạt
động gây ra tiếng ồn ảnh hưởng đến các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và
làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Các nguồn gây ra tiếng ồn do hoạt động sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ và
sinh hoạt không được vượt quá giá trị quy định tại Bảng 1.
Bảng 1 – Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn
(theo mức âm tương đương), dBA
TT Khu vực Từ 6 giờ đến 21 giờ Từ 21 giờ đến 6 giờ
1 Khu vực đặc biệt 55 45
2 Khu vực thông thường 70 55

Theo đó: Địa điểm khảo sát thuộc khu vực đặc biệt
+ Khu vực đặc biệt: là những khu vực trong hàng rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà
trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có quy định đặc biệt khác.
+ Khu vực thông thường: Gồm: khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc
liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính.
 Địa điểm khảo sát thuộc khu vực đặc biệt:

+ Phương pháp đo tiếng ồn thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia sau đây:
Bộ TCVN 7878 Âm học – Mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường, gồm 2 phần:
– TCVN 7878 – 1:2008 (ISO 1996 – 1:2003) Phần 1: Các đại lượng cơ bản và phương
pháp đánh giá.
– TCVN 7878 – 2:2010 (ISO 1996 – 2:2003) Phần 2: Xác định mức áp suất âm.
Chú ý: Trong những tình huống và yêu cầu cụ thể, phương pháp đo tiếng ồn có thể là các
tiêu chuẩn hoặc phương pháp khác do cơ quan có thẩm quyền chỉ định.
Về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung – QCVN 27:2010/BTNMT:
+ Phạm vi điều chỉnh: Quy chuẩn này quy định giới hạn tối đa cho phép mức gia tốc
rung tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc. Rung trong quy
chuẩn này là rung do hoạt động của con người tạo ra, không phân biệt loại nguồn gây
rung, chấn động, vị trí phát sinh rung động.
+ Đối tượng áp dụng: Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân các hoạt động
gây ra rung, chấn động ảnh hưởng đến các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và
làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Các nguồn gây ra rung, chấn động do hoạt động xây dựng không được vượt quá giá
trị quy định tại Bảng 1.

Bảng 1 – Giá trị tối đa cho phép về mức gia tốc rung đối với hoạt động xây dựng
Thời gian áp Mức gia tốc rung
TT Khu vực
dụng trong ngày cho phép, dB
6 giờ - 18 giờ 75
1 Khu vực đặc biệt
18 giờ - 6 giờ Mức nền
+ Các nguồn gây ra rung, chấn động do các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ
không được vượt quá mức giá trị quy định tại Bảng 2.

Bảng 2 – Giá trị tối đa cho phép về mức gia tốc rung đối với hoạt động sản xuất,
thương mại, dịch vụ
Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc
TT Khu vực rung cho phép, dB
6 giờ – 21 giờ 21 giờ – 6 giờ
1 Khu vực đặc biệt 60 55

Mức gia tốc rung quy định trong Bảng 1 và 2 là:


1) Mức đo được khi dao động ổn định.
2) Là mức trung bình của các giá trị cực đại đối với mỗi dao động được đo có chu kỳ hay
ngắt quãng.
3) Là giá trị trung bình của 10 giá trị đã đo được trong mỗi 5 giây hoặc tương đương của
nó (L10) khi các dao động là không ổn định và ngẫu nhiên.
Theo đó:
+ Mức nền: là mức gia tốc rung đo được khi không có các hoạt động sản xuất, thương
mại, dịch vụ và xây dựng tại các khu vực được đánh giá.
+ Phương pháp đo rung, chấn động do các hoạt động xây dựng, sản xuất thương mại,
dịch vụ thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia sau đây:
 TCVN 6963: 2001 rung động và chấn động. Rung động do các hoạt động xây
dựng và sản xuất công nghiệp. Phương pháp đo.
– Trong những tình huống và yêu cầu cụ thể, phương pháp xác định rung, chấn động
(mức gia tốc rung) có thể là các tiêu chuẩn hoặc phương pháp khác do cơ quan có thẩm
quyền chỉ định.
Bảng về mức ồn của một số máy móc trong xây dựng
Loại phương tiện Mức ồn Loại phương tiện Mức ồn
Máy trộn bê tông 75 dB Máy khoan 87 - 114 dB
Máy ủi 93 dB Máy nghiền xi măng 100 dB
Máy búa 1,5 tấn 80 dB Máy búa hơi 100 – 110 dB

Chú ý:
Khi chuyển đổi giá trị mức gia tốc rung tính theo dB và gia tốc rung tính theo mét trên
giây bình phương (m/s2) sử dụng Bảng sau:

Mức gia tốc rung, dB 55 60 65 70 75


Gia tốc rung, m/s2 0,006 0,010 0,018 0,030 0,055

Với quy định trên có thể thấy, nếu trong trường hợp công trình xây dựng trong khu dân
cư mà phát tán bụi, nhiệt, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi
trường trong phạm vi được cho phép ở trên thì đây là hành vi vi phạm pháp luật về môi
trường. Việc xác định cụ thể mức độ vi phạm như thế nào thì phải do cơ quan có thẩm
quyền tiến hành giám định.
Hình thức, mức xử phạt vi phạm hành chính:
Hình thức xử phạt:
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 179/2013/NĐ-CP thì
Hình thức xử phạt chính: cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo
b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ
chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một
hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: “k) Buộc thực hiện biện pháp giảm
thiểu tiếng ồn và độ rung, quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, xử lý chất thải đạt
quy chuẩn kỹ thuật môi trường; buộc lập, thực hiện đề án cải tạo, phục hồi môi trường;
buộc ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường, mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt
hại về môi trường, thực hiện các yêu cầu có liên quan đến hoạt động bảo vệ môi
trường;”
Mức xử phạt
Căn cứ theo quy định tại Nghịđịnh 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệmôi trường quy định:
“Điều 17. Vi phạm các quy định về tiếng ồn”
- Phạt tiền nhỏ nhất từ 1.000.000 đồng với tiếng ồn dưới 5dBA đến lớn nhất 160.000.000
đồng với mức tiền ồn trên 40dBA.
Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với
trường hợp vi phạm quy định tại các Khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm
quy định tại các Khoản 7, 8 và 9 Điều này.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn
do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính
đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong
trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô
nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều
này.
Thẩm quyền xử phạt
Theo quy định tại Điều 54 về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trườngNghị định 179/2013/NĐ-CP như sau:
q) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo thẩm quyền, trách nhiệm kiểm tra, thanh tra về
bảo vệ môi trường và phạm vi quản lý của mình đối với các vi phạm được quy định tại
các Điều 8, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 29, 30, 31, 32, 38, 41, 42, 43, 44, 45,
46, 47, 48 và 49 của Nghị định này;
r) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường theo thẩm quyền và phạm vi quản lý của mình đối với các vi
phạm quy định tại Nghị định này;
s) Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường và chức danh tương đương được
Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường có thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo thẩm quyền
và trách nhiệm kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương quản lý;
t) Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi
trường, Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm và chức danh tương đương được Chính phủ
giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường có thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo thẩm quyền trên phạm
vi cả nước.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại
điều, khoản nào của Nghị định này thì chỉ được thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, điều
tra, kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường trong phạm vi các điều, khoản đó của Nghị
định này quy định; trường hợp phát hiện cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm không
thuộc thẩm quyền xử phạt của mình thì phải thông báo và phối hợp ngay với cơ quan,
người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối
với hành vi đó để kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Quy định về biên bản, thẩm quyền lập biên bản và quyết định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định tại Điều 56 Nghị
định 179/2013/NĐ-CP.
Mục 3: Phương pháp nghiên cứu

Để đánh giá đúng thực trạng đang diễn ra của vấn đề chúng ta phải sử dụng các công cụ
nghiên cứu để nắm rõ tình hình và xây dựng các biện pháp hỗ trợ.
 Khảo sát sự ảnh hưởng đối với giảng viên, sinh viên ở trường KHTN:
- Đối với giảng viên: sử dụng bảng câu hỏi in giấy làm trực tiếp để thu thập số liệu.
Bảng khảo sát như sau:

Tiếng ồn nhỏ 1 2 3 4 5 Tiếng ồn lớn

Tôi cảm thấy bình thường 1 2 3 4 5 Tôi cảm thấy khó chịu
Tôi không bị ảnh hưởng Tôi bị ảnh hưởng trong việc
1 2 3 4 5
trong việc giảng dạy giảng dạy
Không gây khó khăn trong
1 2 3 4 5 Cản trở quá trình giảng dạy
việc giảng dạy
Không ý kiến về vấn đề Tôi rất bức xúc về vấn đề
1 2 3 4 5
tiếng ồn trong giảng dạy tiếng ồn trong lúc giảng dạy
Tôi cảm thấy bình thường 1 2 3 4 5 Tôi bị đau đầu

Tôi vẫn tập trung 1 2 3 4 5 Tôi bị mất tập trung


Câu hỏi mở dành cho giảng viên: (đóng góp ý kiến biện pháp giải quyết vấn đề)

Thầy (cô) có thể đưa ra đề xuất để giảm thiểu thực trạng tiếng ồn đang diễn ra

- Đối với sinh viên: sử dụng bảng khảo sát online để thu thập số liệu
Bạn nghe được tiếng ồn như thể nào (to, 1 2 3 4 5
nhỏ)
Bạn có cảm thấy khó chịu không? 1 2 3 4 5

Bạn có nghe rõ được lời giảng viên


1 2 3 4 5
không?

Bạn có cảm thấy bị đau đầu đau tai


1 2 3 4 5
không?

Bạn có bị mất tập trung hay không? 1 2 3 4 5

Bạn có muốn thay đổi địa điểm học


1 2 3 4 5
không?

1-5: mức độ tăng dần


Câu hỏi mở rộng dành cho sinh viên: (đóng góp ý kiến biện pháp giải quyết vấn đề)
- Bạn có muốn kiến nghị lên nhà trường về thực trạng tiếng ồn hay không?
- Bạn có những hướng giải quyết nào để có thể giảm thiểu được tiếng ồn?
 Quan sát khu vực gây ô nhiễm trong 5 ngày:
- Từ ngày 25/03/2019 đến 30/03/2019:
+ Sáng từ 8h đến 11h
+Chiều từ 13h đến 17h

Thời gian quan sát


Mức độ Ngày 5
Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4
tiếng ồn
Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều

Nhỏ
Trung
bình
Lớn

Rất lớn

 Sử dụng thiết bị đo tiếng ồn (nếu có)


 Thống kê số liệu

Mục 4: Kết quả:

Thống kê số liệu tổng hợp để rút ra mức độ nghiêm trọng của thực trạng vấn đề để đề
ra biện pháp khắc phục tối ưu nhất:
Mục 5: Thảo luận

Từ kết quả thu được sau quá trình tổng hợp để thảo luận biện pháp giải quyết vấn đề:
 Nhận xét mức độ quy phạm
 Hướng giải pháp để giảm ô nhiễm tiếng ồn

Mục 6: Kết luận

 Đọc quy định về tiếng ồn trong xây dựng từ đó nhận xét mức độ thực hiện của
công trình đó như thế nào. Có quy phạm hay không/ ít hay nhiều.
 Cảm nhận mức độ ảnh hưởng của sinh viên.

You might also like