You are on page 1of 10

r/TrueFilm

u/Kashiss
Chủ nghĩa tượng trưng (Symbolism) trong điện ảnh.
Gần đây, tôi nhận ra rằng để làm nên một bộ phim hay, cần phải hội tụ rất nhiều
yếu tố: kịch bản (cả về nhân vật và cốt truyện), diễn xuất, âm nhạc, chủ đề
phim; phức tạp hơn là ánh sáng, màu sắc, cú máy, hiệu ứng âm thanh, địa điểm,
và đặc biệt hơn hết là các ký hiệu tượng trưng.
Điện ảnh là một loại hình nghệ thuật, một cách thức cho cá nhân giãi bày tư
tưởng của anh ta thông qua phương tiện nghe nhìn. Vì vậy, phương thức biểu
đạt đóng vai trò rất quan trọng. Đó là lý do vì sao một bài luận văn lại khác so
với một cuốn sách luận văn. Cả hai đều cưu mang các ý niệm, nhưng biểu hiện
chúng bằng những cách khác nhau. Chủ nghĩa tượng trưng (Symbolism), theo
quan điểm của tôi, là cách thức hữu dụng và đẹp đẽ nhất để có thể chứng minh ý
tưởng trên.
Disclaimer: Trước khi tôi bắt đầu sớ chữ này, tôi phải nói trước đây là thiên kiến
riêng của tôi. Đối với số đông, việc minh định “điều gì tốt hơn” là bất khả, vì
bản thân hai chữ “tốt hơn” đã mang tính chủ quan rồi. Vì vậy, nếu bạn không
đồng tình với (hay muốn bổ sung thêm) quan điểm của tôi, hãy tự do bàn luận ở
dưới. Đồng thời, tiếng Anh không phải ngôn ngữ mẹ đẻ của tôi, vì vậy tôi xin
nhận lỗi với những lỗi ngôn ngữ trong bài.

Đầu tiên là khái niệm Chủ nghĩa tượng trưng (Symbolism). Đây là một thủ pháp
nghệ thuật mà trong đó, ý nghĩa được giấu đi đằng sau một chủ thể không có
liên hệ sâu sắc với nó. Ví dụ, sự tự do thường được đại diện bởi hình ảnh một
con chim đang bay. Tự do là ý niệm chỉ có thể áp dụng với loài người, nhưng
bởi loài chim thường không bị bó buộc với mặt đất, nó trở thành biểu tượng cho
sự tự do vùng vẫy khắp chốn.
Một ký hiệu thường có hai yếu tố cấu thành:
1. Nội dung, thông điệp mà ký hiệu đó đại diện (Đối với ví dụ con chim trên,
thông điệp là sự tự do). Trong một bộ phim, để một ký hiệu hàm chứa nội dung,
nội dung đó phải có mối quan hệ với phim. Ví dụ, hình ảnh con chim sẽ trở nên
ý nghĩa hơn hẳn trong một bộ phim nói về nô lệ.
2. Hình thức, chính là ký hiệu (Con chim trong ví dụ trên). Để một ký hiệu
mang tính thẩm mỹ và nghệ thuật, ký hiệu phải là một bản thể không quá trừu
tượng, để người xem không thể lý giải được nội dung của nó; cũng không quá
hiển hiện, để rồi chẳng tồn đọng lại gì trong đầu khán giả.
3. Một yếu tố thiết yếu khác chính là việc xây dựng nên ký hiệu đó, dáng dấp và
thù hình của nó xuất hiện và biểu trưng trên màn ảnh. Trong ví dụ về con chim,
yếu tố này nằm ở những câu hỏi đặt ra: khi nào, làm sao, và tại sao bạn đem con
chim vào cảnh. Chẳng hạn, nếu con chim đang bay lượn, thì nó tượng trưng cho
tự do; nhưng nếu một bên cánh của con chim bị gãy đi, nội dung nó ẩn chứa lại
là sự tù đày. Nếu bạn cho con chim xuất hiện trong khoảnh khắc một nhân vật
chết đi, nó lại mang ý nghĩa về sự giải thoát bằng cái chết. Nếu bạn cho nó xuất
hiện trong những cảnh ngẫu nhiên, thì nó chẳng tượng trưng cho cái gì.
Cuối cùng, chúng ta phải nghĩ đến việc ký hiệu này đem lại gì cho bộ phim.
Một ký hiệu với nội dung sâu sắc có thể làm gia tăng sức mạnh truyền tải của
chủ đề, hay thông điệp của bộ phim, kể cả đó là một chủ đề, một thông điệp xấu
xa. Sử dụng tốt ký hiệu có thể làm trải nghiệm hình ảnh trong phim tốt hơn, kể
cả nếu nó chẳng có nghĩa gì cả. Tuy nhiên, nếu một nhà làm phim biết sử dụng
ký hiệu một cách thành thạo (biết chọn khoảnh khắc hoàn hảo với cơ sở xác
đáng), anh ta có thể đem ký hiệu ấy vào xuyên suốt bộ phim, kể cả nếu ký hiệu
đó không hề hàm chứa một ý nghĩa gì.
Vì những lý do trên, Chủ nghĩa tượng trưng đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong điện ảnh, và tôi sẽ tiến hành phân tích ứng dụng của nó.

Chủ nghĩa tượng trưng đã tồn tại từ khởi điểm của điện ảnh, là một phần quan
trọng trong phim, hệt như ẩn dụ đối với văn học vậy.
Một ví dụ của Chủ nghĩa tượng trưng (không hẳn là) sơ khai được biết đến rộng
rãi là bộ phim Citizen Kane (1941, dir. George Orwell)
(http://www.imdb.com/title/tt0033467). Cốt truyện của bộ phim xoay quanh duy
nhất một ký hiệu, các nhân vật chỉ tập trung tìm hiểu ý nghĩa của cụm từ
“Rosebud” (http://imgur.com/ppC1fg2). Đây là một ký hiệu tuyệt vời vì nhiều
lý do:
1. Tính sâu sắc: Bộ phim nói về Charles Foster Kane, một người đàn ông có
được tất cả, nhưng qua đời trong tay trắng. Ký hiệu trên củng cố thêm cho ý
nghĩa của bộ phim, bởi với Kane đó là gợi nhắc cho ông về những tháng ngày
ấu thơ hạnh phúc, giản đơn của mình.
2. Hình thức thể hiện tốt: Rosebud có thể chỉ là một từ đơn thuần được viết trên
ván trượt tuyết của Kane. Thế nhưng chiếc ván không chỉ là một cảnh kết, nó đã
trở thành biểu trưng cho tuổi thơ của ông. Chiếc ván cũng chỉ là một vật dụng
khác trong nhà Kane, lạc trong hằng hà sa số bức tượng. Bản thân điều này cũng
là một ký hiệu, tượng trưng cho một thời thơ ấu bị mất: Tuổi nhỏ của Kane đã bị
đánh cắp và quên lãng giữa những thành tựu ông đạt được khi Kane lớn lên. Ba
lớp nghĩa này đã bổ trợ cho sự bí ẩn của từ “Rosebud” đó. Từ đó, tôi suy luận
được rằng:
3. Cách xây dựng vô cùng xuất sắc: Xuyên suốt bộ phim, các nhân vật luôn tự
hỏi chính mình “Rosebud nghĩa là gì?”. Câu hỏi này cũng được đặt ra với khán
giả, khiến họ cảm thấy ký hiệu đó thú vị. Từ đầu phim, ký hiệu này đã được giới
thiệu, và đến cuối phim, chúng ta hiểu được ý nghĩa của nó, thông qua dẫn giải
của nhân vật nhà báo và qua hình ảnh chiếc ván trượt tuyết bị đốt. Quá trình giải
mã ký hiệu này trở thành một cấu trúc chặt chẽ, nhấn mạnh thêm tầm quan
trọng của ký hiệu đó.
Việc sử dụng ký hiệu tượng trưng sau này không hề bị mất đi, mà ngược lại còn
phát triển mạnh mẽ hơn. Gần đây, nhiều nhà làm phim đã áp dụng vào trong các
phim hoạt hình:
 Trong phim hoạt hình truyền thống, các tác phẩm của Miyazaki mang rất
nhiều ký hiệu ẩn chứa thông điệp về chính trị và văn hóa Nhật Bản. Một
số thì khá hiển hiện, cố gắng bớt “hàn lâm” để phổ cập cho nhiều khán
giả hơn, một số thì lại rất khéo léo mà vẫn giữ được sự thâm thúy đằng
sau. Chẳng hạn như phim Spirited Away (2011)
(http://www.imdb.com/title/tt0245429), có thể bề ngoài chỉ là một phim
dành cho trẻ con, nhưng khi xem xét kỹ hơn, bộ phim lại sở hữu nhiều
biểu tượng đầy khí lực, từ các hình ảnh về sự trong trắng và sa đọa
(Chihiro là một đứa trẻ trong sạch, trong khi những người lớn trong phim
lại luôn hủy hoại những thứ họ đụng đến, ví dụ như Vô Diện), cho đến về
môi trường (thanh tẩy linh hồn của con sông, sự mục nát của Vô Diện bởi
những kẻ tham lam trong Bathhouse, sự sa ngã và cứu rỗi Haku, một linh
hồn sông khác).
 Trong hoạt hình 3D hiện đại thì Wall-E (2008, Pixar)
(http://www.imdb.com/title/tt0910970), là một bộ phim mang vẻ ngoài là
phim trẻ con, nhưng lại sở hữu một hệ thống ký hiệu bao hàm các thông
điệp mạnh mẽ về chính trị. Trong phim, các nhân vật chính đều là người
máy, nhưng chúng thậm chí còn “người” hơn cả loài người, dựa vào một
ký hiệu tượng trưng cho nhân loại: Sự tò mò. Tò mò là một trong những
thuộc tính nhân bản, nhưng trong bộ phim trên, loài người xuất hiện với
sự lãnh cảm đối với mọi thứ. Tuy vậy, chú người máy nhỏ Wall-E lại luôn
tò mò về vạn vật, thể hiện cảm xúc khi xem phim còn nhiều hơn con
người khi chứng kiến người thân họ ra đi. Biểu tượng này được coi là
xuất sắc vì nó làm bật lên được chủ đề của phim: “Con người là gì?”, vốn
đã xuất hiện xuyên suốt bộ phim.

Có thể thấy các ký hiệu xuất hiện khắp nơi trong điện ảnh, sau đây là một số
trường hợp áp dụng tốt, và tệ.
Khi tạo dựng một ký hiệu, chúng ta cần cân nhắc tính tinh tế của nó (Mất bao
lâu để khán giả nhận diện được nó, và nó mã hóa cho điều gì).
 Có những ký hiệu với nội dung hay, liên hệ tốt với bộ phim nhưng không
được xây dựng khôn khéo, nó xuất hiện một cách quá trần trụi, đôi khi
cảm giác như cố đập vào mắt khán giả. Cảnh Sandra Bullock cuộn người
như một phôi thai (http://imgur.com/br5bfrx) trong Gravity (2013,
Alfonso Cuarón) (http://www.imdb.com/title/tt1454468) là một ví dụ.
 Có những ký hiệu được sử dụng rất khéo léo, tới mức bạn phải xem đi
xem lại phim mới nhận ra được chúng. Nhưng cũng chẳng sao nếu chúng
chẳng mang ý nghĩa gì. Ví dụ như cảnh bức tượng chột mắt
(http://imgur.com/a/5I4x1) trong phim Pan’s Labyrinth (2006, Guillermo
del Toro) (http://www.imdb.com/title/tt0457430).
 Có một số ký hiệu vừa tinh tế, vừa ý nghĩa, tuy không quá cốt lõi, như
cảnh danh thiếp (https://www.youtube.com/watch?v=aZVkW9p-cCU)
trong American Psycho (2000, Mary Harron)
(http://www.imdb.com/title/tt0144084).

Nhìn chung, mọi thứ, một cách đa dạng, đều có thể là một ký hiệu.
Một nhân vật cũng có thể trở thành một ký hiệu:
 Nhân vật Tyler Durden (http://imgur.com/x4gE4ZT) trong Fight Club
(1999, David Fincher) (http://www.imdb.com/title/tt0137523). Anh ta
tượng trưng cho hình tượng “cơ thể hoàn hảo” trong xã hội tư bản, và cả
cái cách anh ta luôn nói rằng mình ghét điều đó cũng là một ký hiệu cho
sự đạo đức giả.
 Trong No Country For Old Men (2007, Anh em Cohen)
(http://www.imdb.com/title/tt0477348), Anton Chigurh là một biểu tượng
cho định mệnh bất công (vài người cho rằng anh ta là biểu tượng của
Thần Chết, cũng có thể, nhưng tôi tin anh ta chỉ là một con người đơn
thuần), giết người bằng cách tung đồng xu (http://imgur.com/pkdpmyy).
 Trong Black Swan (2010, Darren Aronofsky)
(http://www.imdb.com/title/tt0947798/), mẹ Nina là một biểu tượng cho
sự khước từ tình dục, trong khi Lily lại là biểu tượng cho sự tự do khoái
cảm. Phân đoạn Thiên nga Trắng của Nina biểu trưng cho tuổi thơ bị
kiểm soát của cô, còn Thiên Nga Đen lại là biểu tượng cho sự trưởng
thành (và hoang dại). Cả hai đều là những hình tượng của sự hoàn hảo.
 Trong One Flew Over The Cuckoo’s Nest (1975, Milos Forman)
(http://www.imdb.com/title/tt0073486), y tá Ratched tượng trưng cho tính
đàn áp của Chính phủ. Mặc dù cô ta chỉ là một cô y tá (đanh đá và chua
ngoa), nhưng trong mắt McMurphy, cô ta là một kẻ giảo hoạt, bởi cô ta
đe dọa sự tự do của anh.
 Cốt truyện cũng có thể là một ký hiệu:
 Trong The Truman Show (1998, Peter Weir)
(http://www.imdb.com/title/tt0120382/), câu chuyện kể về một người đàn
ông sống trong một cuộc sống giả tạo (http://imgur.com/Dvx08uz) là ký
hiệu cho một câu hỏi đầy tính triết học đã xuất hiện từ thời Descartes về
sự xung đột giữa Hiện thực và Giấc mơ. Nếu bạn có hứng thú về chủ đề
này, tôi xin giới thiệu thêm một vở kịch (khá ngắn và dễ hiểu) viết bởi
nhà soạn kịch người Tây Ban Nha Calderon de la Barca: La Vida es
Sueño (Life is Dream). Vở kịch không chỉ có nhịp điệu bắt tai, mà còn rất
hay.
 Trong hầu hết tác phẩm của Paul Thomas Anderson, chúng ta có thể thấy
toàn bộ phim là biểu tượng cho gia đình, rắc rối xung quanh gia đình và
cách vượt qua chúng. Trong Boogie Night (1997)
(http://www.imdb.com/title/tt0118749) các nhân vật vượt qua rắc rối của
họ bằng cách tìm kiếm một gia đình mới, mọi nhân vật đến từ nền công
nghiệp ấy đều có xuất thân bi kịch. Jack không có con, Amber mất đi
người giám hộ, nên họ nhận nuôi Rollergirl và Dirk bởi vì chính chúng
cũng có vấn đề với gia đình mình. Trong Magnolia (1999)
(http://www.imdb.com/title/tt0175880), mọi người cũng phải đối mặt với
những chuyện rất gia đình: Linda cảm thấy tội lỗi vì giả vờ yêu, Earl hối
hận vì đã khước từ gia đình mình, tuổi thơ của Donnie bị phá hoại bởi
chính những người thân ruột rà, Stanley thì sắp sửa trở thành Donnie thứ
hai, Frank bị bỏ rơi bởi Earl, Jimmy lạm dụng Claudia… và họ vượt qua
nhờ sức mạnh của lòng vị tha. Trong There Will Be Blood (2007)
(http://www.imdb.com/title/tt0469494), Daniel Plainview là một nhân vật
hoàn toàn đơn độc và đau thương, không có gia đình thực sự (anh trai giả
và con trai nuôi), và ông ta tạo khoảng cách với mọi người (giết anh và
bỏ rơi con). Ông ta không thể cứu vãn được gia đình mình, phim kết thúc
trong cảnh ông ta vẫn đơn côi sau khi đã cắt hết liên lạc gia đình (giết
người anh, xa lánh đứa con, giết luôn cả con rể).
Âm thanh cũng có thể mang chức năng tượng trưng, phần lớn dựa vào những hệ
quả nó đem lại (một khi bạn nghe thấy âm thanh/bài hát trong một bộ phim nào
đó, bạn sẽ nhắc nhớ đến phim đó khi nghe thấy nó).
 Star Wars (1977 – 1938, nhiều đạo diễn)
(http://www.imdb.com/title/tt0076759) là một ví dụ điển hình nhất
bởi Imperial March, biểu tượng của Darth Vader. Bài nhạc này
mang lại không khí quân sự, quyền lực và áp chế, phù hợp với hình
mẫu nhân vật.
 A Clockwork Orange (1971, Stanley Kubrick) sử dụng âm thanh
rất tài tình. Bài hát “Singing in the Rain” trong phim có đến hai
tầng nghĩa. Một tầng nghĩa nằm ở cốt truyện, Alex hát nó và sau
đó, người đàn ông già đã nhận ra anh. Nhưng nó còn là một biểu
tượng lớn lao hơn: Chủ đề toàn phim chính là “điều kiện” (Hát
trong mưa – mưa chính là điều kiện). Các nhà khoa học khiến Alex
không thể nghe Symphony bản số 9 của Beethoven
(https://www.youtube.com/watch?v=t3217H8JppI) mà không cảm
thấy điên đầu. Sau khi xem cảnh hiếp dâm
(https://www.youtube.com/watch?v=faML0QvVb2A) trong phim,
khi bài nhạc đã biểu tượng cho thái độ lãnh cảm, ác độc của Alex,
người xem không thể không nhớ đến bộ phim này mỗi khi nghe
thấy nó. Cũng giống như bản thân Alex đối với Beethoven vậy.
Quá sức tài tình.
 Trong There Will Be Blood (2007, Paul Thomas Anderson)
(http://www.imdb.com/title/tt0469494), không chỉ âm thanh, mà sự
im lặng cũng có chức năng biểu trưng. Gần 20 phút đầu phim diễn
ra trong câm lặng hoàn toàn. Điều này mang đến cho khán giả cảm
giác bị cô lập xung quanh nhân vật Daniel Plainview, tựa như ông
ta đang một mình ở nơi hoang đảo vậy. Không một tiếng nói, tiếng
nhạc nào phát lên quanh ông.

Chủ nghĩa tượng trưng có nhiều vai trò. Chẳng hạn như:
Có nhiều phim sử dụng biểu tượng để truyền tải thông điệp
 Ví dụ, cả hai phim Planet of the Apes (1968, Franklin J. Schaffner)
(http://www.imdb.com/title/tt0063442) và District 9 (2009, Nell
Blomkamp) có một thông điệp chống đối phân biệt chủng tộc mạnh
mẽ. Cả hai phim đều sử dụng cấu trúc song song. Trong phim đầu
tiên, những con khỉ đối xử với chúng ta như thú vật và nô lệ. Trong
phim thứ hai, một khu biệt lập được xây dựng để giam giữ người
ngoài hành tinh.
 Trong Jurassic Park (1993, Steven Spielberg)
(http://www.imdb.com/title/tt1136608), có cảnh một con khủng
long Velociraptor với những cấu trúc DNA trên đầu
(http://imgur.com/2nQqy3A). Không chỉ là liên hệ đến phim
Gattaca (1997, Andrew Niccol)
(http://www.imdb.com/title/tt0119177), hình ảnh này củng cố thêm
cho chủ đề phim, nói về sự khác biệt giữa “thủ công”, một cuộc
sống bị điều khiển bởi phòng lab, và cuộc sống hoang dã.
Ký hiệu tượng trưng cũng được ứng dụng nhiều để tạo tính hài mỉa mai.
o Một ví dụ đáng kể là American Psycho (2000, Mary Harron)
(http://www.imdb.com/title/tt0144084), trong đó việc bạn bè Pat
không nhận ra anh ta là một kẻ điên là biểu tượng cho sự đơn điệu
trong xã hội này.
o Trong Fear and Loathing in Las Vegas (1998, Terry Gilliam)
(http://www.imdb.com/title/tt0120669), cảnh Depp và Del Toro hít
khí ether từ một lá cờ Mỹ (http://imgur.com/0N61Uiu).
o Trường hợp hài nhất là Dr. Strangelove or How I Learned To Stop
Worrying And Love The Bomb (1964, Stanley Kubrick)
(http://www.imdb.com/title/tt0057012). Trong phim, chúng ta có
thể thấy một cuộc gọi điện vui nhộn giữa hai tổng thống Mỹ và
Liên bang Xô Viết, trong khi chỉ còn ít thời gian nữa, toàn bộ nhân
loại sẽ bị tiêu diệt (https://www.youtube.com/watch?v=VEB-
OoUrNuk). Đây có thể là một ví dụ cho định nghĩa hài đen (Dark
Humor).
 Ký hiệu cũng có thể sử dụng để tạo ra tông phim. Ví dụ như cảnh credit
(https://www.youtube.com/watch?v=dL0lNGXoP8E) của Enter The Void
(2009, Gaspar Noé) (http://www.imdb.com/title/tt1191111), khi người
xem liên tục bị tấn công bởi âm thanh chói lóa và tiếng nhạc điện tử lớn,
cường độ nhanh, một dự báo cho không khí phim (một cảm giác rất chi là
“cái đếu gì đây”).
Ký hiệu cũng có thể là một phần thiết yếu của cốt truyện.
o Trong Se7en (1995, David Fincher)
(http://www.imdb.com/title/tt0114369), John Doe đã thực hiện
hàng loạt cuộc ám sát với ý định trở thành một vị thần trừng phạt
những kẻ tội lỗi trong mắt mọi người
(http://imgur.com/WWQ0tVQ).
o Trong V for Vendetta (2005, James McTeigue)
(http://www.imdb.com/title/tt0434409), mặt nạ của V
(http://imgur.com/Blym80I) được mọi người sử dụng như biểu
trưng cho cách mạng. Phát nổ dãy nhà Quốc hội có thể xem là một
biểu tượng cho chủ nghĩa phát xít bị hạ bệ. Bài nhạc Overture 1812
của Tchaikovsky (http://youtu.be/zYAoq3cFY9U?t=2m20s) bị
Chính phủ cấm phát, bởi vì nó là đại diện cho V.
Ký hiệu cũng có thể được sử dụng để tượng trưng cho bản sắc nhân vật.
 Các ví dụ về Darth Vader và Daniel Plainview như tôi đã nhắc
trên cũng có thể chứng minh cho điều này
 Một ví dụ hay ho khác là cảnh kén ngài
(http://imgur.com/mqyrE6z) trong phim The Silence of the
Lambs (1997, Jonathan Demme)
(http://www.imdb.com/title/tt0102926), biểu tượng mà được
giải nghĩa trong phim là đại diện cho sự thay đổi, điều mà
Buffalo Bill mong muốn đến cùng cực.
Ngoài ra, ký hiệu cũng được sử dụng để đặt câu hỏi cho khán giả, thường là
những câu hỏi lửng lơ, không có câu trả lời. Một ví dụ tuyệt vời là hình ảnh con
kỳ lân giấy (http://imgur.com/itXcyXj) trong phim Blade Runner (Final Cut)
(1982, Ridley Scott) (http://www.imdb.com/title/tt0083658). Hình ảnh này để
lại cho người xem sự nghi hoặc liệu Deckard là, hay không là một Replicant.

Cuối cùng, có một số phim tôi muốn nhắc đến một cách độc lập, vì thủ pháp ký
hiệu được sử dụng vô cùng tài tình.
1. Black Swan (2010, Darren Aronofsky)
(http://www.imdb.com/title/tt0947798). Đây là bộ phim tôi luôn nhắc đến khi
bàn về việc áp dụng ký hiệu tượng trưng một cách xuất sắc. Chỉ một cảnh này
thôi đã nói lên được cách đạo diễn gửi gắm thật tuyệt vời.
2. No Country for Old Men (2007, Anh em Cohen)
(http://www.imdb.com/title/tt0477348). Bộ phim này có những ký hiệu tượng
trưng thực sự tinh vi. Phim khiến khán giả phải suy nghĩ và có nhiều cách diễn
giải khác nhau.
— Đầu tiên là Anton. Vài người nói anh ta là Thần Chết, còn tôi thì nghĩ anh ta
chỉ là một kẻ điên cố tránh né lương tâm bằng cách dựa vào cơ may. Nhưng
chắc chắn một điều, anh ta là biểu tượng cho tính ngẫu nhiên, vô cớ và bất công
của cái chết. Cái chết có thể đến với ai bất kỳ lúc nào, kể cả anh ta.
— Tiếp theo là hình ảnh máu. Trong phim, rất nhiều lần khi Anton giết người,
anh ta cố gắng không bị vấy máu, hoặc nếu có thì sẽ lau sạch đi. Vậy nên chỉ
với một cảnh này: http://imgur.com/xSVUuTX, ý nghĩa đã được cô đọng mà
chẳng cần phải làm gì nhiều. Lần duy nhất anh ta không giết ai, máu đã không
đổ.
— Đồng xu. Nó có thể chỉ là một món đồ, nhưng nó cũng là một ý tưởng. Đồng
xu chính là thứ quyết định cuộc đời bạn khi Anton tìm đến bạn. Nó tượng trưng
cho số phận và sự ngẫu nhiên, là công cụ để Anton giết chóc
(http://imgur.com/GIxFuFt). Nhưng đồng xu này là tiền, và tiền là động cơ cho
bộ phim diễn ra, cũng là điều đã khiến cái chết (trong trường hợp này là Anton)
tìm đến nhân vật chính.
— Những giấc mơ. Có rất nhiều cách giải thích giấc mơ thành nhiều hình ảnh
khác nhau và đều có lý. Sự mập mờ đó cũng làm nên một biểu tượng tuyệt vời.
Nhiều người so sánh các giấc mơ với Kinh Thánh, giấc mơ đầu tiên là Cựu
Ước, và giấc mơ thứ hai là Tân Ước. Vài người lại cho rằng giấc mơ đầu tiên
nói về tiền bạc đã hủy hoại con người, còn giấc mơ thứ hai là chủ đề chính của
bộ phim. Tôi sẽ không chọn cái nào đúng hơn, vì tôi thích những câu hỏi không
giải đáp.
3. There Will Be Blood (2007, Paul Thomas Anderson)
(http://www.imdb.com/title/tt0469494)
— Dầu, Máu và Mồ hôi. Cả ba chất lỏng này được hòa trộn với nhau trong
phim. Trong cảnh này, khuôn mặt của Plainview xuất hiện cả ba loại chất lỏng
đó (http://imgur.com/ueGXbp6). Dầu là đam mê của ông, nó chảy trong mạch
đập của ông tựa như máu nuôi sống cơ thể vậy. Sản phẩm cũng được làm ra nhờ
vào mồ hôi của ông. Đồng thời, gia đình của ông cũng được liên hệ tới ông
bằng dầu, chứ không phải máu mủ ruột rà. Con trai ông là con của một người
cộng sự, người đã rửa tội cho cậu bé bằng dầu.
— Hành động rửa tội. Đầu phim có cảnh rửa tội bằng dầu cho H.W
(http://imgur.com/Vn24fAZ). Rửa tội là hành động liên quan đến Chúa trời, thì
ở đây, người con được liên kết với dầu, với Plainview. Sau này, Plainview dùng
dầu đắp lên mặt Eli (http://imgur.com/XPKT2k0), như để rửa tội anh, và sau đó
nữa, ông buộc phải đi rửa tội trong nhà thờ của Eli (http://imgur.com/9NRE5kl).
— Quyền lực. Xuyên suốt phim, chúng ta có thể thấy hứng thú duy nhất của
Plainview là quyền lực, và ông ta đạt được nó bằng cách hành động một mình.
Mặt khác, Eli có được quyền lực từ mọi người. Đó là lý do vì sao về sau, anh ta
thất bại.
— Yếu tố gia đình. Plainview là một nhân vật cô độc. Ông chỉ lợi dụng gia đình
để kiếm tiền, như ta thấy, ông sử dụng H.W. để che đậy và sau đó tránh xa cậu
bé khi cậu trở thành một gánh nặng.
— Âm thanh. Như đã nói trước đó, có rất nhiều khoảng lặng trong phim, tượng
trưng cho sự đơn độc của Plainview, nhưng đồng thời nhiều khoảnh khắc khác
lại đầy tiếng nhạc. Âm nhạc phát triển xuyên suốt phim, giúp định nghĩa được
con người của Plainview.
4. Synecdoche, New York (2009, Charlie Kauffman)
(http://www.imdb.com/title/tt0383028). Bộ phim này đúng là “thông não” theo
nghĩa đen, chứa đựng rất nhiều ký hiệu trừu tượng và phức tạp đến mức rất khó
để giải mã tất cả, chẳng hạn như cảnh ngôi nhà bị cháy này
(http://imgur.com/P0BO9lE).
Stanley Kubrick. Ngài đạo diễn này là đỉnh cao trong việc sử dụng các biểu
tượng tượng trưng. Tất cả bộ phim của ông đều có rất nhiều ký hiệu mà khó có
thể bàn hết. Tôi sẽ phải làm riêng một bài về chủ điểm này.
— Trong 2001: A Space Odyssey (1968)
(http://www.imdb.com/title/tt0062622), nhiều câu hỏi đã được đặt ra, nhưng câu
trả lời lại bỏ lửng, thông qua nhiều ký hiệu bí ẩn nhưng cũng không kém phần
tài tình, như cảnh kim tự tháp (?) này: http://imgur.com/YfJXawz, và cảnh đứa
trẻ: http://imgur.com/Dcn2zxS.
— Trong A Clockword Orange (1971) (http://www.imdb.com/title/tt0066921),
có rất nhiều ký hiệu tượng trưng cho bạo lực thuần túy, chẳng hạn như khuôn
mặt đầy dã tâm của Alex (http://imgur.com/hXQTxzg). Bản giao hưởng số 9 của
Beethoven cũng rất đáng để bàn luận, và phim quá nhiều ký hiệu khác để nói
đến.
— The Shining (http://www.imdb.com/title/tt0081505). Cấu trúc đối xứng, song
hành, những tấm gương, mê cung, cửa, bóng ma, giấc mơ… Hầu như mọi thứ
trong phim đều đại diện cho một ý nghĩa nào đó, một hệ thống ký hiệu toàn
diện.

Xong. Như tôi đã nói ở trên, hãy thoải mái tự nhiên bình luận ở dưới để chúng
ta có thể cùng nhau tranh luận nhé.

Link Reddit:
https://www.reddit.com/r/TrueFilm/comments/2d9an2/an_analysis_of_symbolis
m_on_films/
Xem thêm bài dịch của mình tại: https://redditvn.com/user/221371052135951
Dịch bởi La Mer | https://redditvn.com/write

You might also like