You are on page 1of 49

CHỈ ĐỊNH CHỤP MẠCH VÀNH

(theo AHA/ACC Guidelines for coronary angiography: Executive summary and


recommendations, 1999)

Chỉ định nhóm I Chỉ định nhóm II


Đau thắt ngực ổn định:
- CCS III hoặc IV dù điều trị nội khoa. - CCS III hoặc IV cải thiện thành CCS I,
- Xét nghiệm không xâm lấn cho kết quả II với điều trị nội khoa.
nguy cơ cao, bất kể mức độ đau ngực. - CCS I hoặc II thất bại với điều trị nội
- Tái phát trong vòng 9 tháng sau PCI. khoa.
- Bất thường tiến triển xấu dần trên xét
nghiệm không xâm lấn.
- Không thể phân tầng nguy cơ bằng các
phương tiện khác.
- Tái phát trong vòng 12 tháng sau mổ bắc
cầu.
- Tái phát sau khi đã tái lưu thông mạch
máu, kém đáp ứng với điều trị nội khoa.
Hội chứng mạch vành không ổn định:
- Đau thắt ngực không ổn định:
 Trơ với điều trị nội khoa hoặc xuất hiện
lại các triệu chứng sau khi đã đáp ứng
với điều trị nội khoa ban đầu.
 Nguy cơ trung bình hoặc cao.
 Nguy cơ thấp, kèm xét nghiệm không
xâm lấn cho kết quả nguy cơ cao.
- Đau thắt ngực Prinzmetal.
- Nghi ngờ huyết khối gây tắc cấp hoặc
bán cấp sau PCI.
Nhồi máu cơ tim cấp:
- NMCT ST chênh lên hoặc blốc - Nghi ngờ xảy ra bởi cơ chế khác: thuyên
nhánh trái mới xuất hiện: tắc mạch vành, viêm động mạch, chấn
 Trong vòng 12 giờ xuất hiện triệu chứng. thương, co thắt mạch vành.
 Triệu chứng thiếu máu cục bộ kéo dài sau - PCI cứu vãn sau khi tiêu sợi huyết thất
12 giờ khởi phát triệu chứng. bại.
 Choáng tim trong vòng 36 giờ khởi phát - Sau NMCT với EF < 40%, suy tim sung
triệu chứng. huyết, hoặc rối loạn nhịp thất nguy
- NMCT ST không chênh lên hiểm.
 Triệu chứng thiếu máu cục bộ dai dẳng - Đợt cấp suy tim sung huyết với EF >
hoặc mới xuất hiện lại bất kể ECG có 40%.
thay đổi hay không. - Phân tầng yếu tố nguy cơ: BN suy tim
 Có kèm choáng, sung huyết phổi nặng, sung huyết đang nằm viện.
tụt HA kéo dài. - BN không có khả năng làm nghiệm

 Thiếu máu cục bộ xảy ra lúc nghỉ ngơi pháp gắng sức và có EF > 40%.

hoặc khi gắng sức nhẹ.


 Trước khi điều trị biến chứng cơ học của
NMCT.
Phân tầng nguy cơ chu phẫu (cho phẫu thuật không phải phẫu thuật tim).
- Nghiệm pháp gắng sức nguy cơ cao. - Nghiệm pháp gắng sức bất thường
- BN nguy cơ cao, phẫu thuật nguy cơ (không nguy cơ cao).
cao, kết quả xét nghiệm không xâm lấn - BN nguy cơ trung bình, phẫu thuật nguy
không chắc chắn rõ ràng. cơ cao, kết quả xét nghiệm không xâm
- Đau thắt ngực không ổn định. lấn không chắc chắn, rõ ràng.
- Mổ khẩn trong giai đoạn hồi phục sau
NMCT cấp.
- NMCT chu phẫu.
- Phẫu thuật mạch máu chương trình với
nhiều yếu tố nguy cơ trung bình.
Suy tim sung huyết:
- Rối loạn chức năng tâm thu kèm đau
ngực, xét nghiệm không xâm lấn có rối
loạn vận động vùng hoặc có thiếu máu
cục bộ.
- Trước khi ghép tim.
- Do biến chứng cơ học của NMCT.
Những chỉ định khác:
- Phẫu thuật van tim trên BN đau thắt - Phẫu thuật phình bóc tách động mạch
ngực ổn định, có nhiều yếu tố nguy cơ chủ ở BN không biết có bệnh mạch
bệnh mạch vành, xét nghiệm không xâm vành.
lấn chi kết quả nguy cơ cao. - NMCT chu phẫu.
- Sữa chữa các tật tim bẩm sinh trên BN - Rối loạn chức năng tâm thu thất trái
đau thắt ngực ổn định, xét nghiệm không giải thích được sau xét nghiệm
không xâm lấn cho kết quả nguy cơ cao, không xâm lấn.
hoặc trên BN có dị dạng mạch vành. - Chấn thương ngực gần đây và nghi ngờ
- Sau khi hồi sức thành công những BN: có nhồi máu cơ tim cấp.
đột tử do tim, nhanh thất đơn dạng kéo - Bệnh Kawasaki không triệu chứng,
dài (>30 giây), hoặc đa dạng ngắn (<30 trên siêu âm phát hiện phình động
giây). mạch vành.
- Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng có bằng - Theo dõi định kỳ sau ghép tim.
chứng thuyên tắc mạch vành.
- Bệnh lý động mạch chủ có liên quan
đến bệnh mạch vành.
- Đau thắt ngực ổn định trên BN bệnh cơ
tim phì đại.
QUI TRÌNH CHỤP ĐỘNG MẠCH VÀNH

1. CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN TRƯỚC THỦ THUẬT:


- Làm giấy cam kết trước thủ thuật: giải thích cho bệnh nhân lý do làm thủ thuật,
trình tự, nguy cơ, lợi ích của thủ thuật.
- Thiết lập sự tin tưởng với bệnh nhân.
- Ghi nhận ngay trước thủ thuật: bệnh sử, khám lâm sàng.
- Y lệnh từ đêm trước: theo mẫu.
2. CHUẨN BỊ TẠI PHÒNG CAN THIỆP
- Chuẩn bị ngay trước khi bắt đầu thủ thuật: thiết lập hệ thống theo dõi ECG, Sp O2,
đường truyền tĩnh mạch.
- Vô trùng nơi chọc động mạch.
3. ĐƯỜNG VÀO ĐỂ CHỤP ĐỘNG MẠCH VÀNH:
- Động mạch đùi hoặc động mạch quay.
4. KỸ THUẬT ĐƯA CATHETER VÀO HỆ ĐỘNG MẠCH VÀNH:
- Luôn có guidewire dẫn đường cho catheter.
- Khi rút guidewire phải đảm bảo đuổi sạch khí trong catheter.
- Theo dõi áp lực động mạch, áp lực trong buồng tim.
5. TRÌNH TỰ CÁC TƯ THẾ CHỤP ĐỘNG MẠCH VÀNH:
5.1. Chụp động mạch vành trái
- Dùng tư thế AP để đưa đầu catheter vào lỗ động mạch vành trái.
- RAO – cranial để xem xét phần gần động mạch liên thất trước, phần xa động mạch
liên thất trước và nhánh chéo và vách.
- LAO – cranial để xem xét phần giữa và xa động mạch liên thất trước cùng nhánh
chéo và vách.
- LAO – caudal để xem xét thân chung động mạch vành, chỗ chia đôi, phần gần động
mạch vành trái.
- Có thể thêm: AP hoặc AP caudal nếu nghi ngờ sang thương thân chung động mạch
vành, RAO – caudal để xem xét thân chung động mạch vành, phần gần động mạch
liên thất trước, phần gần động mạch vành trái.
5.2. Chụp động mạch vành phải:
- LAO 30° để đưa đầu catheter vào động mạch vành phải và chụp ở tư thế này cho
đoạn gần, giữa của động mạch vành phải.
- RAO 30° để xem xét đoạn giữa động mạch vành phải.
- Có thể: AP – cranial 25° để xem xét động mạch liên thất sau và sau thất trái.
Tài liệu tham khảo:
1. Trương Quang Bình. Chụp động mạch vành. Bệnh động mạch vành trong thực
hành lâm sàng. NXB Y học, 2006: 147 – 184.
2. Nguyễn Lân Việt, Phạm Mạnh Hùng, Phạm Gia Khải. Chụp động mạch vành. Bệnh
học tim mạch. NXB Y học, 2003: 155 – 169.
3. Souheil Khoukhaz, Steven C. Hermann, Morton J. Kern. Angiography for
percutaneous coronary interventions. The interventional cardiac catheterization
handbook 2nd. Mosby, 2004: 122 – 161.
CHỈ ĐỊNH CAN THIỆP MẠCH VÀNH QUA DA
(Theo KHUYẾN CÁO 2008 CỦA HỘI TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM VỀ CAN THIỆP
ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA)

A. Chỉ định can thiệp mạch vành qua da cho bệnh nhân đau ngực ổn định
Can thiệp cho các bệnh nhân không có triệu chứng thiếu máu cơ tim hoặc CCS I – II
Chỉ định nhóm IIa
1. Can thiệp qua da cho các bệnh nhân không có triệu chứng thiếu máu cơ tim hoặc
CCS – II và có ≥ 1 tổn thương có ý nghĩa ở 1 hoặc 2 nhánh ĐMV phù hợp để can
thiệp ĐMV qua da: có tỷ lệ thành công cao và tỷ lệ biến chứng thấp. Nhánh ĐMV
này cung cấp máu cho một vùng rộng cơ tim còn sống hay có biểu hiện thiếu máu
vừa đến nặng trên các thăm dò không xâm lấn.
2. Can thiệp ĐMV qua da cho các bệnh nhân không có triệu chứng thiếu máu cơ tim
hoặc CCS I – II bị tái hẹp sau can thiệp ĐMV qua da, nhánh ĐMV này tưới máu
cho một vùng cơ tim rộng còn sống hoặc có nguy cơ cao qua các thăm dò không
xâm lấn.
3. Can thiệp ĐMV qua da cho các bệnh nhân không có triệu chứng thiếu máu cơ tim
hoặc CCS I – II bị tổn thương có ý nghĩa thân chung ĐMV trái (> 50% đường kính
lòng mạch) phù hợp với can thiệp ĐMV qua da nhưng không phù hợp với phẫu
thuật bắc cầu nối chủ - vành.
Chỉ định nhóm IIb
1. Can thiệp ĐMV qua cho các bệnh nhân không có triệu chứng thiếu máu cơ tim
hoặc CCS I – II bị đái tháo đường hay có rối loạn chức năng thất trái có tổn thương
2 – 3 nhánh ĐMV trong đó có tổn thương có ý nghĩa đoạn gần ĐMLTTr, phù hợp
với phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành.
Chỉ định nhóm III: khi bệnh nhân có một trong các tiêu chuẩn sau:
1. Chỉ có một vùng cơ tim nhỏ còn sống có nguy cơ.
2. Không có bằng chứng thiếu máu cơ tim.
3. Tổn thương dự đoán có tỷ lệ thành công thấp.
4. Có các yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong và biến chứng.
5. Tổn thương thân chung ĐMV trái và phù hợp với phẫu thuật bắc cầu nối chủ -
vành.
6. Tổn thương không ý nghĩa (hẹp < 50% đường kính lòng mạch).
Can thiệp cho các bệnh nhân CCS III
Chỉ định nhóm IIa
1. Can thiệp ĐMV qua da cho các bệnh nhân CCS III có tổn thương có ý nghĩa ≥ 1
nhánh ĐMV phù hợp với can thiệp ĐMV qua da được dự đoán có tỷ lệ thành công
cao và tỷ lệ biến chứng và tử vong thấp, bệnh nhân đang được điểu trị nội khoa.
2. Can thiệp ĐMV qua da cho các bệnh nhân CCS III có tổn thương có ý nghĩa ≥ 1
nhánh ĐMV có tổn thương khu trú mảnh ghép tĩnh mạch, có nguy cơ cao khi tái
phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành, bệnh nhân đang được điểu trị nội khoa.
3. Tổn thương có ý nghĩa thân chung ĐMV trái (hẹp > 50% đường kính lòng mạch)
phù hợp với can thiệp ĐMV qua da nhưng không phù hợp với phẫu thuật bắc cầu
nối chủ vành.
Chỉ định nhóm IIb
1. Can thiệp qua da cần cân nhắc khi tiến hành cho các bệnh CCS III có tổn thương có
ý nghĩa ≥ 1 nhánh ĐMV được dự đoán có tỷ lệ thành công thấp, bệnh nhân đang
được điều trị nội khoa.
2. Can thiệp ĐMV qua da cần cân nhắc khi tiến hành cho các bệnh nhân CCS III và
không có bằng chứng thiếu máu cơ tim qua các thăm dò không xâm lấn, bị đái tháo
đường hay có rối loạn chức năng thất trái, có tổn thương 2 – 3 nhánh ĐMV trong
đó có tổn thương có ý nghĩa đoạn gần ĐMLTTr đang được điều trị nội khoa.
Chỉ định nhóm III
Không nên can thiệp ĐMV qua da cho các bệnh nhân CCS III bị tổn thương ≥ 1 nhánh
ĐMV, không bằng chứng cơ tim bị tổn thương hay thiếu máu qua các thăm dò không
xâm lấn, hay có một trong các tiêu chuẩn sau:
1. Chỉ một vùng cơ tim nhỏ có nguy cơ.
2. Can thiệp tổn thương có tỷ lệ thành công thấp.
3. Thủ thuật có nguy cơ cao bị biến chứng và tử vong.
4. Tổn thương không có ý nghĩa (hẹp < 50% đường kính lòng mạch).
5. Tổn thương có ý nghĩa thân chung ĐMV trái và phù hợp với phẫu thuật bắc cầu nối
chủ - vành.
B. Các chỉ định can thiệp ĐMV qua da cho bệnh đau ngực không ổn định và NMCT
cấp không có đoạn ST chênh lên
Chỉ định nhóm I
1. Can thiệp ĐMV qua da sớm được chỉ định cho các bệnh nhân không có các bệnh lý
đi kèm trầm trọng có thể gây tử vong và tổn thương phù hợp với can thiệp ĐMV
qua da. Bệnh nhân phải có một trong các đặc điểm có nguy cơ cao sau:
- Tái thiếu máu cơ tim mặc dù đã được điều trị chống thiếu máu cơ tim tích
cực.
- Tăng troponin.
- Đoạn ST chênh xuống mới xuất hiện.
- Có triệu chứng suy tim hay hở van hai lá nặng hơn.
- Có rối loạn chức năng thất trái ( EF < 40%)
- Có tình trạng huyết động không ổn định.
- Nhịp nhanh thất bền bỉ.
- Mới can thiệp ĐMV qua da trong vòng 6 tháng.
- Tiền sử phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành.
- Có nguy cơ cao qua các thăm dò không chảy máu.
2. Can thiệp ĐMV qua da (hay bắc cầu nối chủ - vành) được khuyến cáo cho các bệnh
nhân ĐTNKÔĐ/NMCT không có đoạn ST chênh lên có tổn thương 1 – 2 nhánh
ĐMV có tổn thương hay không đoạn gần ĐMLTTr nhưng có một vùng cơ tim lớn
còn sống và có nguy cơ cao qua các thăm dò không chảy máu.
3. Can thiệp ĐMV qua da (hay bắc cầu nối chủ - vành) được khuyến cáo cho các bệnh
nhân ĐTNKÔĐ/ NMCT không có đoạn ST chênh lên có tổn thương nhiều nhánh
ĐMV, có giải phẫu ĐMV phù hợp, có chức năng thất trái bình thường, và không bị
đái tháo đường.
4. Chiến lược can thiệp sớm (chụp ĐMV với dự định tái tưới máu) được chỉ định cho
các bệnh nhân ĐTNKÔĐ/ NMCT không có đoạn ST chênh lên đau thắt ngực kháng
trị hay có huyết động, điện học không ổn định.
Chỉ định nhóm IIa
1. Can thiệp ĐMV qua da cho ccác bệnh nhân có tổn thương khu trú mảnh ghép tĩnh
mạch hiển hay hẹp nhiều vị trí ở bệnh nhân ĐTNKÔĐ/ NMCT không có đoạn ST
chênh lên đang được điều trị nội khoa và có nguy cơ cao khi tái phẫu thuật.
2. Can thiệp ĐMV qua da được chỉ định cho các bệnh nhân ĐTNKÔĐ/ NMCT không
có đoạn ST chênh lên có tổn thương 1 – 2 nhánh ĐMV có hay không tổn thương
đoạn gần ĐMLTTr nhưng có một phần cơ tim vừa phải có nguy cơ và có dấu hiệu
thiếu máu cơ tim qua các thăm dò không xâm lấn.
3. Can thiệp ĐMV qua da có thể có lợi khi so sánh với điều trị nội khoa ở các bệnh
nhân ĐTNKÔĐ/ NMCT không có đoạn ST chênh lên bị tổn thương đoạn gần
ĐMLTTr đơn thuần.
4. Can thiệp ĐMV qua da được chỉ định cho các bệnh nhân ĐTNKÔĐ/ NMCT không
có đoạn ST chênh lên bị tổn thương thân chung ĐMV trái (hẹp > 50% đường kính
lòng mạch) phù hợp với tái tưới máu nhưng không phù hợp với phẫu thuật bắc cầu
nối chủ vành hay người cần phải can thiệp cấp cứu do tình trạng huyết động không
ổn định.
Chỉ định nhóm IIb
1. Bệnh nhân không có nguy cơ cao, can thiệp ĐMV qua da cần cân nhắc khi tiến
hành cho các bệnh nhân có tổn thương ≥ 1 nhánh ĐMV, đang được điều trị nội
khoa và tổn thương tỷ lệ can thiệp thành công thấp.
2. Bệnh nhân bị đái tháo đường hay có rối loạn chức năng thất trái đang được điều trị
nội khoa, bị tổn thương 2 – 3 nhánh ĐMV bao gồm cả tổn thương đoạn gần
ĐMLTTr có giải phẫu ĐMV phù hợp can thiệp.
Chỉ định nhóm III
1. Can thiệp ĐMV qua da không được chỉ định cho các bệnh nhân bị tổn thương 1 – 2
nhánh ĐMV, nhưng không bị tổn thương đoạn gần ĐMLTTr không có triệu chứng
thiếu máu cơ tim hay những người không có triệu chứng thiếu máu cơ tim qua các
thăm dò không xâm lấn.
2. Các bệnh nhân ĐTNKÔĐ/ NMCT không có đoạn ST chênh lên không có nguy cơ
cao, can thiệp ĐMV qua da không được khuyến cáo cho các bệnh nhân bị tổn
thương ≥ 1 nhánh và chưa được điều trị nội khoa, hay người có một trong các đặc
điểm sau:
- Chỉ một vùng cơ tim nhỏ có nguy cơ.
- Tổn thương có tỷ lệ can thiệp thành công thấp.
- Thủ thuật có nguy cơ tử vong cao.
- Tổn thương không có ý nghĩa (hẹp < 50%).
- Tổn thương có ý nghĩa thân chung ĐMV trái phù hợp với phẫu thuật.
- Chiến lược can thiệp ĐMV qua da cho các bệnh nhân ổn định có ĐMV liên
quan đến vùng NMCT bị tắc hoàn toàn sau NMCT cấp không được chỉ
định.
C. Chỉ định can thiệp ĐMV qua da ở bệnh nhân NMCT cấp có đoạn ST chênh lên
Can thiệp ĐMV thì đầu
Chỉ định nhóm I
Chỉ định chung
Nên tiến hành can thiệp ĐMV thì đầu cho các bệnh nhân NMCT cấp có đoạn ST
chênh lên (bao gồm cả NMCT thành sau thực) hay blốc nhánh trái mới xuất hiện trong
vòng 12 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng đau ngực, và được can thiệp trong vòng 90
phút bởi các bác sĩ có kinh nghiệm. Thủ thuật được sự hỗ trợ bởi các kỹ thuật viên có kinh
nghiệm ở một trung tâm có lưu lượng bệnh nhân lớn và có phẫu thuật tim mạch hỗ trợ. Can
thiệp ĐMV thì đầu nên được tiến hành càng sớm càng tốt, với mục tiêu thời gian từ khi
bệnh nhân tiếp xúc với nhân viên y tế đến khi được can thiệp ĐMV trong vòng 90 phút.
Chỉ định đặc biệt
1. Can thiệp ĐMV thì đầu được tiến hành cho các bệnh nhân < 75 tuổi bị NMCT cấp
có đoạn ST chênh lên hay mới xuất hiện blốc nhánh trái, bị sốc tim trong vòng 36
giờ kể từ khi bị NMCT phù hợp với tái tạo mạch, có thể được tiến hành can thiệp
trong vòng 18 giờ sau khi bị sốc.
2. Can thiệp ĐMV thì đầu được tiến hành càng sớm càng tốt cho các bệnh nhân bị
NMCT cấp có suy tim ứ huyết nặng và/hoặc phù phổi cấp (Killip III) trong vòng 12
giờ kể từ khi khởi phát cơn đau thắt ngực.
Chỉ định IIa
1. Can thiệp ĐMV thì đầu có thể tiến hành cho một số bệnh nhân chọn lọc ≥ 75 tuổi bị
NMCT cấp có đoạn ST chênh lên hay blốc nhánh trái hoàn toàn mới xuất hiện trên
điện tâm đồ, bị sốc tim trong vòng 36 giờ và phù hợp với tái tạo mạch, có thể tiến
hành can thiệp trong vòng 18 giờ sau khi bị sốc.
2. Có thể can thiệp thì đầu cho các bệnh nhân bị NMCT cấp có đoạn ST chênh lên từ
12 – 24 giờ và có ≥ 1 đặc điểm sau:
- Suy tim ứ huyết nặng.
- Tình trạng huyết động hoặc điện học không ổn định.
- Có bằng chứng vẫn còn thiếu máu cơ tim.
Chỉ định nhóm IIb
Cần cân nhắc khi tiến hành can thiệp ĐMV thì đầu cho các bệnh nhân NMCT cấp
có đoạn ST chênh lên phù hợp với điều trị tiêu sợi huyết bởi các bác sĩ có ít kinh nghiệm.
Chỉ định nhóm III
1. Can thiệp nhánh ĐMV không liên quan đến vùng nhồi máu trong khi can thiệp
ĐMV thì đầu ở các bệnh nhân có tình trạng huyết động ổn định.
2. Can thiệp ĐMV thì đầu cho các bệnh nhân bị NMCT > 12 giờ không còn triệu
chứng, có tình trạng huyết động và điện học ổn định.
Can thiệp ĐMV cho các bệnh nhân có chống chỉ định với điều trị tiêu sợi huyết
Chỉ định nhóm I
Can thiệp ĐMV thì đầu nên được tiến hành cho các bệnh nhân bị NMCT cấp có
đoạn ST chênh lên trong vòng 12 giờ có chống chỉ định với điều trị thuốc tiêu sợi huyết.
Chỉ định nhóm IIa
Có thể tiến hành can thiệp ĐMV thì đầu cho các bệnh nhân bị NMCT cấp có đoạn
ST chênh lên trong vòng 12 – 24 giờ, có chống chỉ định với điều trị thuốc tiêu sợi huyết và
có ≥ 1 đặc điểm sau:
- Suy tim ứ huyết nặng.
- Có tình trạng huyết động hay điện học không ổn định.
- Có bằng chứng vẫn còn thiếu máu cơ tim.
Can thiệp ĐMV được tạo thuận
Chỉ định nhóm IIb
Can thiệp ĐMV được tạo thuận không sử dụng liều thuốc tiêu sợi huyết có thể
được tiến hành như là một chiến lược tái tưới máu ở các bệnh nhân có đầy đủ các yếu tố
sau:
- Bệnh nhân có nguy cơ cao.
- Can thiệp ĐMV qua da sẵn sàng trong vòng 90 phút.
- Nguy cơ chảy máu thấp.
Chỉ định nhóm III
Chiến lược tái tưới máu theo kế hoạch sau khi sử dụng đủ liều thuốc tiêu sợi huyết
tiến hành can thiệp ĐMV ngay có thể có hại.
Can thiệp ĐMV cứu vãn sau khi điều trị tiêu sợi huyết thất bại
Chỉ định nhóm I
Chiến lược chụp ĐMV xét can thiệp ĐMV qua da (hay phẫu thuật bắc cầu nối chủ -
vành cấp cứu) được chỉ định cho các bệnh nhân sau khi sử dụng thuốc tiêu sợi huyết và có
một trong các đặc điểm sau:
- Sốc tim ở các bệnh nhân < 75 tuổi phù hợp với tái tưới máu.
- Suy tim sung huyết nặng và/hoặc phù phổi cấp (Killip III).
- Huyết động không ổn định gây ra nhịp nhanh thất.
Chỉ định nhóm IIa
1. Chiến lược chụp ĐMV xét can thiệp ĐMV qua da (hay phẫu thuật bắc cầu nối chủ -
vành cấp cứu) được chỉ định cho các bệnh nhân ≥ 75 tuổi, đã được điều trị thuốc
tiêu sợi huyết, có sốc tim, phù hợp với tái tưới máu
2. Tiến hành can thiệp ĐMV cứu vãn cho các bệnh nhân có một trong các đặc điểm
sau:
- Tình trạng huyết động và điện học không ổn định.
- Còn dấu hiệu thiếu máu cơ tim.
3. Chiến lược chụp ĐMV xét can thiệp ĐMV cứu vãn được chỉ định cho các bệnh
nhân sau khi sử dụng thuốc tiêu sợi huyết thất bại (đoạn ST đỡ chênh < 50% sau
khi sử dụng thuốc tiêu sợi huyết 90 phút) và có một vùng cơ tim vừa đến rộng có
nguy cơ (NMCT thành trước, NMCT thành dưới bao gồm cả thất phải hay đoạn ST
ở các chuyển đạo trước tim chênh xuống).
Chỉ định nhóm III
Chiến lược chụp ĐMV xét can thiệp ĐMV qua da (hay phẫu thuật bắc cầu nối chủ -
vành cấp cứu) không được chỉ định cho các bệnh nhân đã được sử dụng thuốc tiêu sợi
huyết khi các thủ thuật thăm dò xâm lấn có chống chỉ định hay bệnh nhân không muốn
thăm dò chảy máu.
Can thiệp ĐMV qua da cấp cứu ở bệnh bị sốc tim
Chỉ định nhóm I
Can thiệp ĐMV thì đầu cho các bệnh nhân < 75 tuổi bị NMCT cấp có đoạn ST
chênh lên hay blốc nhánh trái mới xuất hiện bị sốc tim trong vòng 36 giờ và phù hợp với
tái tạo mạch có thể tiến hành can thiệp trong vòng 18 giờ sau khi bị sốc tim.
Chỉ định nhóm IIa
Can thiệp ĐMV thì đầu cho các bệnh nhân ≥ 75 tuổi bị NMCT cấp có đoạn ST
chênh lên hay blốc nhánh trái mới xuất hiện bị sốc tim trong vòng 36 giờ và phù hợp với
tái tạo mạch có thể tiến hành can thiệp trong vòng 18 giờ sau khi bị sốc tim.
Can thiệp ĐMV qua da sau điều trị thuốc tiêu sợi huyết hay các bệnh nhân không được
tái tưới máu thì đầu
Chỉ định nhóm I
1. Các bệnh nhân có giải phẫu ĐMV phù hợp với can thiệp và có bằng chứng bị tái
NMCT.
2. Các bệnh nhân có giải phẫu ĐMV phù hợp với can thiệp và có triệu chứng thiếu
máu cơ tim từ vừa đến nặng trong giai đoạn hồi phục.
3. Các bệnh nhân có giải phẫu ĐMV phù hợp với can thiệp và có triệu chứng sốc tim
hay tình trạng huyết động không ổn định.
Chỉ định nhóm IIa
1. Có thể tiến hành can thiệp ĐMV qua da một cách thường qui cho các bệnh nhân có
EF < 40%, suy tim, hay có rối loạn nhịp thất trầm trọng.
2. Có thể tiến hành can thiệp ĐMV qua da khi bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng bị
suy tim trong giai đoạn cấp cho dù chức năng tâm thu thất trái bảo tồn (EF > 40%).
Chỉ định nhóm IIb
Can thiệp các ĐMV thủ phạm gây NMCT bị hẹp có ý nghĩa 24 giờ sau NMCT cấp
có thể là một phần trong chiến lược xâm lấn.
Chỉ định nhóm III
Can thiệp nhánh ĐMV thủ phạm gây NMCT bị tắc hoàn toàn 24 giờ sau NMCT
cấp không được khuyến cáo ở các bệnh không có triệu chứng bị tổn thương 1 – 2 nhánh
ĐMV nếu tình trạng huyết động và điện học ổn định và không có bằng chứng thiếu máu cơ
tim trầm trọng.
Chụp ĐMV thường qui sớm sau khi điều trị tiêu sợi huyết
Chỉ định nhóm IIa
Chụp và can thiệp ĐMV qua da thường qui (nếu thích hợp) cho các bệnh nhân
được điều trị thuốc tiêu sợi huyết thành công trong vòng 24 giờ đầu.
Can thiệp ĐMV qua da ở bệnh nhân thiếu máu cơ tim sau khi điều trị tiêu sợi huyết
Chỉ định nhóm I
1. Các bệnh nhân có giải phẫu phù hợp, can thiệp ĐMV qua da nên tiến hành khi có
bằng chứng NMCT tái phát.
2. Các bệnh nhân có giải phẫi phù hợp, can thiệp ĐMV qua da nên tiến hành khi có
bằng chứng thiếu máu cơ tim vừa đến nặng tự phát hay thiếu máu cơ tim qua các
thăm dò trong quá trình hồi phục NMCT.
3. Các bệnh nhân có giải phẫi phù hợp, can thiệp ĐMV qua da nên tiến hành khi có
sốc tim hay tình trạng huyết động không ổn định.
Chỉ định nhóm IIa
1. Can thiệp cho các bệnh nhân có phân số tống máu thất trái < 40%, suy tim, hay có
rối loạn nhịp thất nặng.
2. Có thể tiến hành can thiệp cho các bệnh nhân có biểu hiện suy tim trong giai đoạn
cấp mặc dù chức năng tâm thu thất trái còn bảo tồn (EF > 40%).
Chỉ định nhóm IIb
Can thiệp ĐMV được xem là một phần của chiến lược xâm lấn sau khi điều trị tiêu
sợi huyết.
QUI TRÌNH KỸ THUẬT CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH

KỸ THUẬT NONG ĐỘNG MẠCH BẰNG BÓNG


(PERCUTANEOUS TRANSLUMINAL CORONARY ANGIOPLASTY)
1. Đặt guiding catheter vào lỗ động mạch vành. Dựa vào hình ảnh chụp động mạch
vành để chọn lựa guiding catheter thích hợp. Việc đặt guiding catheter vào lỗ động
mạch vành tương tự như kỹ thuật chụp động mạch vành.
2. Luồn guide wire qua chỗ hẹp động mạch vành.
3. Luồn bóng nong động mạch vành đến sang thương gây hẹp lòng động mạch vành.
4. Bơm bóng để nong lòng động mạch vành và xả bóng. Dụng cụ bơm bóng được
chứa chất cản quang. Thời gian bơm bóng trung bình là 30 – 60 giây.
5. Rút bóng ra khỏi lòng động mạch vành, bơm chất cản quang để chụp lại động mạch
vành và xem xét kết quả nong bóng.

KỸ THUẬT ĐẶT STENT TRONG LÒNG ĐỘNG MẠCH VÀNH


(INTRACORONARY STENTING)
1. Có thể đặt stent sau khi nong bóng (predilatation) hay trực tiếp (không nong bóng
trước).
2. Thường kích thước stent được chọn sao cho đạt tỷ lệ 1:1 hoặc 1:1,1 so với đường
kính mạch máu.
3. Luồn catheter có stent ở đầu tận cùng theo guide wire đến sang thương.
4. Xác định xem stent đã ở vị trí chính xác chưa bằng bơm thuốc cản quang và chụp
động mạch vành.
5. Bơm căng bóng làm bung stent. Tăng dần áp lực bơm cho đến khi kích thước bóng
tương đương kích thước động mạch vành can thiệp. Thời gian căng bóng từ 20 – 30
giây.
6. Xả bóng, rút catheter có bóng ra ngoài, chụp lại động mạch vành xem xét kết quả.
7. Nếu cần có thể đưa bóng vào chỗ stent để nong với áp lực cao hơn
(postdilatation),để đạt kích thước mong muốn.
8. Rút guide wire, rút guiding catheter.

Tài liệu tham khảo:


1. Trương Quang Bình. Điều trị can thiệp động mạch vành. Bệnh động mạch vành
trong thực hành lâm sàng. NXB Y học, 2006: 319 – 356.
2. Morton J. Kern. Basic coronary balloon angioplasty and stenting. The
interventional cardiac catheterization handbook 2nd. Mosby, 2004: 11 – 71.
QUI TRÌNH CHĂM SÓC
TRƯỚC VÀ SAU CAN THIỆP MẠCH VÀNH

Nội dung Thực hiện


CHĂM SÓC & ĐIỀU TRỊ TRƯỚC CAN THIỆP MẠCH VÀNH:
Chuẩn bị trước thủ thuật
Bệnh án
ECG, SÂ tim, test gắng sức
XN chẩn đoán bệnh MV
(không bắt buộc)
CTM, chức năng thận,
Chuẩn bị hồ sơ bệnh BS
Thường qui Xquang phổi, ion đồ, đường
án
huyết, TPTNT
Đông cầm máu TQ, TCK, Fibrinogen
XN lây nhiễm viêm gan B, C, HIV
Giấy cam kết thủ thuật
ĐD
Biên lai đóng tiền BHYT
Chuẩn bị tinh thần
Giải thích cho bệnh nhân biết vài chỗ không thoải mái BS, ĐD
bệnh nhân
Khám xác định vị trí ĐM, bất thường (nếu có) BS
Chuẩn bị vệ sinh
Vệ sinh vùng bẹn
vùng chọc ĐM ĐD
Sát trùng vùng chọc: ngay trước thủ thuật
Điều trị
Theo mẫu y lệnh từ Cho thuốc, y lệnh ngưng hoặc giảm các thuốc.
BS, ĐD
đêm trước Dặn dò về ăn uống
Tư vấn
Giải thích về trình tự thủ thuật
BS
Giải thích về nguy cơ thủ thuật
CHĂM SÓC SAU THỦ THUẬT
Bs ghi rõ tường trình thủ thuật, y lệnh sau thủ thuật.
BS,ĐD
BN được theo dõi sát 6 giờ đầu sau thủ thuật
TD sau thủ thuật: đaungực, HA, nhịp tim, ECG, men tim
Tắc mạch cấp BS, ĐD
Chụp ĐM vành ngay nếu nghi ngờ
Chảy máu: nơi Bất động chân 24 giờ (can thiệp ở ĐM đùi)
BS, ĐD
chọc ĐM Td chảy máu, khối máu tụ, mảng bầm máu
Suy thận do thuốc Phòng ngừa và phát hiện sớm biến chứng suy thận do
BS
cản quang thuốc cản quang
Thuốc xuất viện Điều trị suốt đời Ức chế beta. BS
Statin tích cực (LDL < 10mg%)
UCMC: liều cao nhất dung nạp được
Aspirin liều thấp 75 – 100mg
Clopidogrel: tối thiểu 1 tháng (bn có
Điều trị lâu dài
nguy cơ chảy máu). 12 tháng hầu hết bn
đến 12 tháng
nhất là NMCT, stent phủ thuốc
Điều trị lựa CCB nếu có đau ngực/ CCĐ ƯC beta
chọn thứ 2 Nitrates nếu có đau ngực

Tài liệu tham khảo:


1. Trương Quang Bình. Chăm sóc bệnh nhân trước và sau can thiệp mạch vành. Kỷ
yếu hội nghị tim mạch học toàn quốc lần 12. 2010.

CHỈ ĐỊNH TẠO NHỊP TIM VĨNH VIỄN


BỆNH LÝ NÚT XOANG
Loại I
1. Hội chứng suy nút xoang với biểu hiện nhịp chậm xoang kèm theo nhiều đoạn
ngưng xoang có triệu chứng.
2. Không có khả năng tăng nhịp tim thích hợp khi gắng sức.
3. Nhịp chậm xoang có triệu chứng gây ra bởi thuốc điều trị thiết yếu cho một bệnh
lý khác.
Loại IIa
1. Nhịp chậm xoang dưới 40 ck/ph và có mối liên quan rõ giữa nhịp chậm và triệu
chứng lâm sàng và không kèm theo các tình trạng nhịp chậm trầm trọng khác.
2. Ngất không rõ nguyên nhân nhưng có bằng chứng của hội chứng suy nút xoang
trên lâm sàng và khi thăm dò điện sinh lý học tim.
Loại IIb
1. Nhịp chậm xoang mạn tính (dưới 40 ck/ph lúc thức) gây triệu chứng ở mức độ
nhẹ.
BLỐC NHĨ THẤT MẮC PHẢI Ở NGƯỜI LỚN
Loại I
1. Blốc nhĩ thất cấp III hoặc blốc nhĩ thất độ cao ở bất kỳ vị trí giải phẫu nào gây
nhịp chậm có triệu chứng (bao gồm cả suy tim hoặc rối loạn nhịp thất liên quan đến nhịp
chậm).
2. Blốc nhĩ thất cấp III hoặc blốc nhĩ thất độ cao ở bất kỳ vị trí giải phẫu nào gây
rối loạn nhịp hoặc các bệnh lý khác đòi hỏi phải điều trị bằng các thuốc làm chậm nhịp tim.
3. Blốc nhĩ thất cấp III hoặc blốc nhĩ thất độ cao ở bất kỳ vị trí giải phẫu nào xảy ra
ở bệnh nhân không triệu chứng và nhịp xoang lúc thức nhưng blốc nhĩ thất kèm theo: vô
tâm thu ≥ 3,0 giây; nhịp thoát < 40 ck/ph hoặc chủ nhịp thoát ở dưới nút nhĩ thất.
4. Blốc nhĩ thất cấp III hoặc blốc nhĩ thất độ cao ở bất kỳ vị trí giải phẫu nào xảy ra
ở bệnh nhân không triệu chứng và nhịp xoang lúc thức nhưng kèm theo rung nhĩ với nhịp
chậm và có ít nhất một đoạn ngưng tim trên 5 giây.
5. Blốc nhĩ thất cấp III hoặc blốc nhĩ thất độ cao ở bất kỳ vị trí giải phẫu nào xảy ra
sau khi đốt điện.
6. Blốc nhĩ thất cấp III hoặc blốc nhĩ thất độ cao ở bất kỳ vị trí giải phẫu nào xảy ra
sau phẫu thuật tim và tiên lượng không thể hồi phục.
7. Blốc nhĩ thất cấp III hoặc blốc nhĩ thất độ cao ở bất kỳ vị trí giải phẫu nào là hậu
quả của các bệnh lý thần kinh cơ.
8. Blốc nhĩ thất cấp II gây nhịp chậm có triệu chứng bất kể type hay ở vị trí giải
phẫu nào.
9. Blốc nhĩ thất cấp III ở bất kì vị trí giải phẫu nào với tần số thất lúc thức ≥ 40
ck/ph nhưng kèm theo tim to, rối loạn chức năng thất trái hoặc vị trí blốc ở dưới nút nhĩ
thất.
10. Blốc nhĩ thất cấp II hoặc cấp III xảy ra khi gắng sức mà không kèm theo tình
trạng thiếu máu cơ tim.
Loại IIa
1. Blốc nhĩ thất cấp III với nhịp thất ≥ 40 ck/ph không gây triệu chứng và không
kèm theo tim to.
2. Blốc nhĩ thất cấp II không triệu chứng ở vị trí dưới bó His hoặc ngay tại bó His,
phát hiện khi thăm dò điện sinh lý tim.
3. Blốc nhĩ thất cấp I hoặc cấp II gây triệu chứng giống như hội chứng máy tạo
nhịp hoặc ảnh hưởng huyết động.
4. Blốc nhĩ thất cấp II không triệu chứng với phức bộ QRS thanh mảnh. Khi phức
bộ QRS giãn rộng, tạo nhịp vĩnh viễn trở thành chỉ định loại I.
Loại IIb
1. Blốc nhĩ thất bất kỳ mức độ nào (kể cả blốc nhĩ thất cấp I), xảy ra ở bệnh nhân
có bệnh lý thần kinh cơ, gây hoặc không gây triệu chứng.
2. Blốc nhĩ thất ở trường hợp đang điều trị thuốc và/hoặc tình trạng ngộ độc thuốc
nhưng có khả năng tái phát ngay cả khi đã ngừng thuốc.
BLỐC HAI NHÁNH MẠN TÍNH (CHRONIC BIFASCICULAR BLOCK)
Loại I
1. Blốc hai nhánh kèm theo blốc nhĩ thất cấp II độ cao hoặc blốc cấp III từng lúc.
2. Blốc hai nhánh kèm theo blốc nhĩ thất cấp II, loại II.
3. Blốc luân phiên nhánh phải và nhánh trái.
Loại IIa
1. Ngất không chứng minh được là do blốc nhĩ thất nhưng đã loại trừ các nguyên
nhân khác, đặc biệt là tim nhanh thất.
2. Bệnh nhân không triệu chứng nhưng tình cờ phát hiện đoạn HV kéo dài trên 100
ms khi thăm dò điện sinh lý học tim.
3. Blốc dưới His xảy ra khi kích thích nhĩ không phải là đáp ứng sinh lý bình
thường.
Loại IIb
1. Blốc hai nhánh hoặc bất kỳ nhánh nào xảy ra trên bệnh nhân có bệnh lý thần
kinh cơ, gây hoặc không gây triệu chứng.
SAU NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP
Loại I
1. Blốc nhĩ thất cấp II ở vị trí His-Purkinje với blốc nhánh luân phiên hoặc blốc nhĩ
thất cấp III ở vị trí bó His/dưới bó His xuất hiện kéo dài sau nhồi máu cơ tim cấp với ST
chênh lên.
2. Blốc nhĩ thất cấp III hoặc blốc nhĩ thất cấp II độ cao ở vị trí dưới nút nhĩ thất
kemd theo blốc nhánh. Nếu vị trí blốc không rõ ràng, có thể tiến hành thăm dò điện sinh lý
tim để xác định.
3. Blốc nhĩ thất cấp II hoặc cấp III kéo dài và gây triệu chứng.
Loại IIb
1. Blốc nhĩ thất cấp II hoặc cấp III tại vị trí nút nhĩ thất kéo dài ngay cả khi không
có triệu chứng.
HỘI CHỨNG TĂNG NHẠY CẢM XOANG CẢNH VÀ NGẤT QUA TRUNG GIAN
THẦN KINH
Loại I
1. Ngất tái phát gây ra bởi tình trạng xoang cảnh bị kích thích gây nên vô tâm thu
kéo dài hơn 3 giây.
Loại IIa
1. Ngất kèm theo bằng chứng vô tâm thu trên 3 giây khi làm nghiệm pháp xoa
xoang cảnh.
Loại IIb
1. Ngất qua trung gian thần kinh với mức độ triệu chứng nặng liên quan với tình
trạng nhịp chậm tự phát hoặc khi làm nghiệm pháp bàn nghiêng.
SAU GHÉP TIM
Loại I
1. Nhịp chậm không thích hợp hoặc gây triệu chứng kéo dài sau ghép tim hoặc các
chỉ định tạo nhịp tim loại I khác.
Loại IIb
1. Tình trạng nhịp chậm kéo dài hoặc tái phát sau ghép tim gây ảnh hưởng tới quá
trình phục hồi chức năng sau ghép tim.
2. Ngất sau ghép tim ngay cả khi không có bằng chứng của nhịp chậm.

Tài liệu tham khảo:


1. Cập nhật khuyến cáo về chỉ định tạo nhịp tim và tạo nhịp điều trị tái đồng bộ tim
(CRT). Khuyến cáo 2010 của Hội Tim Mạch Học Việt Nam về Chẩn đoán và Điều
trị Một số Rối loạn nhịp tim thường gặp.
2. Khuyến cáo về tạo nhịp tim. Hội tim mạch học Việt Nam, 2008.
3. ACC/AHA/HRS 2008 Guidelines for Device-Based Therapy of Cardiac Rhythm
Abnormalities. A Report of the American College of Cardiology/American Heart
Association Task Force on Practice Guidelines (Writing Committee to Revise the
ACC/AHA/NASPE 2002 Guideline Update for Implantation of Cardiac Pacemakers and
Antiarrhythmia Devices). Developed in Collaboration With the American Association for
Thoracic Surgery and Society of Thoracic Surgeons. J Am Coll Cardiol, 2008; 51:1-62.

QUY TRÌNH ĐẶT MÁY TẠO NHỊP VĨNH VIỄN

I/ Chuẩn bị bệnh nhân:


1/ Ký giấy cam đoan
2/ Monitor theo dõi
II/ Chuẩn bị dụng cụ:
1/ Máy tạo nhịp vĩnh viễn( 1 buồng, 2 buồng), Dây điện cực ( nhĩ / thất)
2/ Bộ sheath, Kim chọc TM 16
3/ Cơ số thuốc :
Lidocain 2% 30A
Seduxen 10mg 01A
Hypnovel 5mg 02A
Dopamin 0.2g 01A
Dobutamin 0.25g 01 lọ
Hydrocortisol 0.1g 02A
Adrenalin 0.1% 10A
Atropin 0.25g 05A
Risordan 5mg 05V
Lopril 25 mg 05V
Digoxin 0.5mg 01A
Nitroglycerin 10mg 02A
Cordaron 0.2g 02A
Nacl 0.9% 500ml 02 chai
Glucose 5% 500ml 02 chai
4/ Bộ dụng cụ :
- Dao mổ (nhỏ) 01
- Kẹp Kelly 05
- Dụng cụ banh phẫu trường loại nhỏ 02
- Chỉ silk 3.0 02 tép
- Chỉ silk 2.0 02 tép
- Mâm Inox 01
- Khăn lỗ 01
- Gòn, gạc,
5/ Ao mổ- Khăn lổ, khăn phủ phẫu trường, găng tay vô trùng
- 02 bộ áo mổ
- Khăn phủ phẫu trường 04
* Găng tay vô trùng 04
* Gòn-Cồn Iode- Băng keo dán, ống 5cc , ống 10cc
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ĐẶT MÁY TẠO NHỊP VĨNH VIỄN

1/ BƯỚC 1: CHUẨN BỊ ĐẶT MÁY BÊN TRÁI


* Chuẩn bị Bn
- Đặt Bn : đầu nghiêng về bên phải
- Đèn rọi đúng vùng thủ thuật
- Lót gối & đặt giá đỡ vùng mặt
- Mắc Monitoring
- Gắn O2
* Chuẩn bị PTV : đội nón, mask.
2/ BƯỚC 2: SÁT TRÙNG
-Rửa tay PTV đúng cách phẫu thuật
-Sát trùng tay lại với cồn Iode
-Mặc áo mổ
-Đeo găng tay vô trùng
-Người phụ soạn dụng cụ: Dây điện cực, kim khâu, chỉ... chuẩn bị thuốc tê.
*Sát trùng vùng thủ thuật:
Vùng cổ: Vị trí : Vùng dưới đòn trái
-Trải khăn che phẫu trường và khăn lỗ
3/ BƯỚC 3 : GÂY TÊ & CHỌC TM
-Gây tê nơi chọc TM cảnh trong (T)
-Chọc bằng Kim 16
4/ BƯỚC 4 : LUỒN DÂY ĐIỆN CỰC
-Khi Kim đã vào TM, luồn Guide vào lòng kim
-Rút Kim 16 để lại Guide
-Dùng dao mổ rạch da để luồn sheath vào
-Luồn sheath vào hết, dùng ống 5cc rút thử nếu máu trào ra dề thì sheath đã vào trong lòng
mạch
-Rút Guide, luồn dây điện cực Thất hoặc Nhĩ dưới hướng dẫn của màn hình tăng sáng.
-Khi đã qua được van 3 lá, BS tim vị trí thất hoặc nhĩ thích hợp để test máy
5/ BƯỚC 5 :TEST MÁY
 HR > nhịp nội tại bn ( thường 80 l/p)
NHĨ THẤT
Ngưỡng kích thích ≤ 1.5 V ≤1V
Sóng nhận cảm P/R ≥ 1.5 mV ≥ 4 mV
Độ xoay ≥ 0.3 V/s ≥ 0.5 V/s
Tổng trở kháng 400 – 1000 ohms 400 – 1000 ohms
 Đặt máy :
 Ngưỡng kích thích = 3* ngưỡng khi test
 Ngưỡng nhận cảm = ngưỡng khi test/ 3
6/ BƯỚC 6 : TẠO TÚI CHỨA MÁY
7/ BƯỚC 7 : CỐ ĐỊNH DÂY ĐIỆN CỰC
-Cố định dây điện cực bằng chỉ khâu da
8/ BƯỚC 8 : VỆ SINH TÚI CHỨA MÁY
9/ BƯỚC 9 : KHÂU DA VÀ CẮT CHỈ SAU 7 NGÀY
10/ BƯỚC 10 : CHỤP X QUANG KIỂM TRA

QUI TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC BỆNH NHÂN


TRƯỚC VÀ SAU CẤY MÁY TẠO NHỊP VĨNH VIỄN.

1. Chuẩn bị bệnh nhân trước cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn (TNT):
- Kiểm tra bệnh án, xác định chỉ định cấy máy TNT và lựa chọn máy TNT thích hợp.
- Kiểm tra các xét nghiệm sinh hóa máu, chức năng đông máu, công thức máu.
- Nếu BN đang dùng các thuốc chống đông máu loại kháng vitamin K (Sintrom) hay
chống kết tập tiểu cầu (aspirin) thì ngừng thuốc 3-4 ngày trước khi phẫu thuật. Nếu
buộc phải dùng thuốc chống đông( ví dụ BN mang van tim nhân tạo) thì chuyển sang
dùng heparin có trọng lượng phân tử thấp.
- Giải thích rõ cho BN và gia đình về lý do cấy máy TNT, hiệu quả điều trị cũng như
các biến chứng và tai biến có thể xảy ra trong và sau khi cấy máy. Phải có sự đồng ý
của BN và gia đình, xác định qua chữ ký của họ trước khi cấy máy.
- Đảm bảo tần số tim để tránh cơn ngất Adams – Stokes trong khi cấy máy bằng các
thuốc tăng nhịp hay TNT tạm thời nếu cần thiết.
- Dùng kháng sinh trước mổ 1 ngày và tiếp tục 1 tuần sau mổ
2. Theo dõi hậu phẫu:
a. Theo dõi vết mổ ổ cấy máy:
. Thời gian theo dõi: 5-7 ngày sau mổ.
. Thay băng 2 ngày/ 1 lần.
. Nội dung theo dõi: nhiệt độ cơ thể, công thức bạch cầu (nếu có sốt), tình trạng vết mổ.
. Đánh giá kết quả tốt: vết mổ không viêm, liền khô, không có chảy máu hay tụ máu.
b. Theo dõi hoạt động máy TNT:
. Hoạt động tạo nhịp = tình trạng dẫn nhịp.
. Hoạt động nhận cảm.
. Đánh giá cả 2 chức năng trên bằng cách theo dõi ĐTĐ.
c. Biến chứng trong thời gian hậu phẫu:
- Tụ máu ổ cấy máy.
- Nhiễm khuẩn ổ cấy máy.
- Rối loạn nhịp dẫn.
- Rối loạn nhận cảm.
3. Theo dõi sau cấy máy TNT điều trị RLNT chậm:
a. Lịch trình theo dõi:
. 4-6 tuần sau thủ thuật( kiểm tra vết mổ)
. Sau 3 tháng;
. Sau đó cứ 6 tháng/lần.
. Kiểm tra đột xuất nếu có diễn biến bất thường của hệ thống tạo nhịp.
b. Nội dung theo dõi và kiểm tra:
. Khám lâm sàng tim mạch và toàn trạng. Tùy tình hình cụ thể của BN mà có thể cho làm
các xét nghiệm máu, X quang, siêu âm tim, ĐTĐ, Holter-ĐTĐ… xử trí điều trị các bệnh
hay RLTM nếu có như THA, BMV, ST…
. Khám vết mổ và ổ cấy máy.
. Kiểm tra hoạt động chức năng của máy TNT với lập trình:
+ Gọi chương trình máy TNT ( Telemetry) với máy lập trình.
+ Kiểm tra tình trạng pin điện tử của máy TNT
+ Kiểm tra ngưỡng kích thích của nhĩ và thất.
+ Kiểm tra các chức năng nhận cảm.
+ Kiểm tra các chức năng và thông số khác: thời gian trơ của nhĩ và thất, đáp ứng tần số…
+ Phát hiện và xử trí các biến chứng muộn của máy TNT.
+ Lập chương trình cho máy TNT: trên cơ sở kết quả thăm khám tim mạch, kiểm tra các
chức năng máy, tiến hành lập trình các thông số mới phù hợp và hiệu quả nhất cho việc
điều trị và chất lượng sống của BN

Tài liệu tham khảo:


1. Tạ Tiến Phước. Nghiên cứu các kỹ thuật và hiệu quả huyết động của phương pháp
cấy máy tạo nhịp. Luận án tiến sĩ y học. 2005.

QUI TRÌNH KỸ THUẬT NONG VAN HAI LÁ


BẰNG BÓNG INOUE
A. CHỈ ĐỊNH

B. QUI TRÌNH
1. CHUẨN BỊ TRƯỚC THỦ THUẬT:
- Kiểm tra kích thước bóng, lắp hệ thống bơm cản quang.
- Kiểm tra stylet.
- Kết nối kim căng bóng, guide wire.
2. THÔNG TIM
- Đường vào: tĩnh mạch đùi phải.
- Thông tim phải thường qui.
- Chọc vách liên nhĩ bằng catheter Brockenbrough (phương pháp Brockenbrough).
- Tiêm heparin tối thiểu 100 UI/kg.
- Đo áp lực nhĩ trái, thất trái.
3. ĐƯA BÓNG INOUE VÀO NHĨ TRÁI
- Luồn guidewire qua catheter Brockenbrough vào nhĩ trái, rút catheter
Brockenbrough.
- Nong chỗ chọc tĩnh mạch đùi.
- Đưa toàn bộ hệ thống bóng Inoue đã chuẩn bị vào nhĩ trái.
- Rút guidewire và kim căng bóng.
4. ĐƯA BÓNG INOUE VÀO VÒNG VAN HAI LÁ
- Kết nối bóng với bơm cản quang.
- Bơm bóng nhẹ nếu cần.
- Đưa stylet vào bóng, hướng bóng qua lỗ van hai lá.
5. NONG VAN HAI LÁ
- Xác định bóng đúng vị trí, không nằm trong dây chằng.
- Bơm cản quang nhanh, lưu ý giữ bóng ở trung tâm van.
- Làm xẹp bóng bằng rút cản quang vào syringe.
6. ĐÁNH GIÁ SAU THỦ THUẬT
- Kiểm tra bằng áp lực, nghe tim, siêu âm.
- Nếu không hiệu quả có thể lặp lại.
- Rút bóng: tương tự như khi đưa vào

Tài liệu tham khảo:


1. Phạm Mạnh Hùng. Nghiên cứu kết quả sớm và trung hạn của nong van hai lá bằng
bóng Inoue trong điều trị bệnh hẹp van hai lá khít. Luận án tiến sĩ 2007.
2. Ted Feldman, Michael H. Salinger. Percutaneous mitral commissurotomy and
ballon aortic valvuloplasty. The interventional cardiac catheterization handbook 2nd.
Mosby, 2004: 441 – 480.
3. Đỗ Doãn Lợi và cộng sự. Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về:
Chẩn đoán và điều trị bệnh van tim.

QUI TRÌNH ĐÓNG THÔNG LIÊN NHĨ BẰNG AMPLATZER


1. TIÊU CHUẨN CHỌN BỆNH
 Chỉ định: ASD lỗ thứ phát và
- Có triệu chứng hoặc có luồng thông trái- phải đáng kể (Qp/Qs > 1.5) hoặc có
thất phải lớn.
- Có tiền sử bị huyết tắc nghịch thường với biểu hiện đột quị, cơn thiếu máu não
thoáng qua hoặc huyết tắc mạch máu ngoại biên.
 Chống chỉ định
o ASD kèm bất thường tĩnh mạch phổi về tim.
o ASD thể xoang tĩnh mạch.
o ASD lổ tiên phát.
o ASD có rìa < 5mm (rìa TMC trên, TMC dưới, TM phổi trên và dưới phải, xoang
vành, van 2 lá và van 3 lá. Riêng rìa van động mạch chủ không cần có đủ rìa).
o Có tật tim khác kèm theo cần phẫu thuật.
o Kháng lực mạch máu phổi > 8 đơn vị Wood.
o Nhiễm trùng huyết hay đang nhiễm trùng nặng.
o Chống chỉ định dùng thuốc ức chế ngưng tập tiểu cầu.
2. CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN
 Các xét nghiệm
o Siêu âm tim thành ngực:
- Loại ASD: chỉ làm được với dạng ASD os.
- Số lượng ASD.
- Kích thước ASD ở nhiều mặt cắt. Nên ghi đường kính nhỏ nhất và lớn nhất đo
được.
- Đánh giá rìa còn lại của vách liên nhĩ. Tất cả rìa bao gồm: rìa TMC trên, TMC
dưới, TM phổi trên và dưới phải, xoang vành, van 2 lá và van 3 lá. Các rìa này
phải từ 5mm trở lên. Riêng rìa van động mạch chủ có thể không cần có đủ rìa.
- Chiều luồng thông ASD.
- Tĩnh mạch phổi về tim.
- Xoang vành.
- Mức độ tăng áp động mạch phổi. Đánh giá buồng tim phải
- Các sang thương phối hợp khác.
o Xquang phổi
o ECG.
o Công thức máu
o Nhóm máu ABO, Rh
o Đông máu tòan bộ
o Chức năng gan
o Chức năng thận
o Ion đồ máu
o HBsAg, Anti-HCV
o Test nhanh HIV
 Kiểm tra
o Tiền sử dị ứng, đặc biệt với thuốc cản quang và thuốc ức chế ngưng tập tiểu cầu.
o Khám gây mê đối với trẻ nhỏ hoặc cần làm siêu âm thực quản.
 Công tác điều dưỡng
o Nhập viện trước thủ thuật 1 ngày, dặn nhịn ăn, làm vệ sinh. Giải thích và trấn an
bệnh nhân.
o Ngày làm thủ thuật: lập đường truyền TM, truyền dung dịch có Dextrose để tránh
hạ đường huyết.
o Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ cho thủ thuật
- Máy siêu âm tim thành ngực hoặc/và siêu âm thực quản.
- Bộ Delivery system và amplatzer đủ kích cỡ.
- Sizing balloon.
- Catheter MP 5F, guide wire amplatzer.
3. THỰC HIỆN THỦ THUẬT
 Gây mê
 Siêu âm thực quản để đánh giá khả năng đóng ASD bằng dụng cụ. đối với trẻ nhỏ
quá nhỏ (< 6 kg) có thể chỉ dùng siêu âm thành ngực do khó có thể siêu âm thực
quản.
 Vệ sinh vùng bẹn 2 bên.
 Chích TM đùi, luồn sheath 5F. Có thể chích ĐM nếu cần theo dõi HA xâm lấn.
 Chích heparin 75-100UI/kg để đạt ACT > 200s.
 Chích kháng sinh tĩnh mạch.
 Thông tim phải (nếu cần).
 Đưa MP catheter và dậy dẫn thường (standard wire) hoặc dây dẫn ái nước (guide
terumo) vào TM phổi trên phải.
 Khi nghi ngờ ASD nhiều lổ hoặc không xác định rỏ TM phổi về tim, chụp TM phổi
trên P để xem hình dạng vị trí ASD. Chụp ở tư thế LAO 35 0/ CRA 350, lượng cản
quang 1-2ml/kg.
 Đưa MP catheter vào TM phổi trên trái,
 Đưa guide wire can thiệp cứng (guide amplatz) vào TM phổi trên trái.
 Đưa sizing ballon vào đo kích thước của ASD. Dùng cản quang pha loãng 1:4-1:8
cho sizing balloon. Chụp ở tư thế LAO 350/ CRA 350 (có thể ở tư thế khác để thấy
rõ eo). Sau chụp xong, xả bóng và rút bóng về TMC dưới.
 Chọn amplatzer với kích thước lớn hơn 2mm so với kích thước đo được qua sizing
balloon nếu rìa đầy đủ (> 5mm). Nếu rìa ĐMC < 5mm, chọn amplatzer kích thước
lớn hơn 4mm.
 Chọn Delivery system thích hợp với kích thước của amplatzer.
 Rút sizing balloon ra ngoài.
 Đưa Delivery system vào nhĩ trái. Chú ý không để air đi vào.
 Đưa amplatzer vào trong long của delivery system.
 Mở đĩa bên nhĩ trái (chú ý không mở đĩa này ở tiểu nhĩ). Lui toàn bộ hệ thống về
vách liên nhĩ và mở tiếp đĩa bên nhĩ phải.
 Test Minesota Wiggle để kiểm tra độ bám của amplatzer.
 Siêu âm thành ngực/ thực quản kiểm tra vị trí của amplatzer và shunt tồn lưu.
 Tháo dù khi chắc chắn amplatzer ở đúng vị trí thích hợp.
 Siêu âm kiểm tra ngay sau khi tháo xoắn.
4. SAU THỦ THUẬT
 Rút sheath, khâu cầm máu. Chú ý ACT và dùng protamin nếu cần.
 Bất động chân bên thực hiện thủ thuật 24 giờ.
 Cho ăn lại sau 4 giờ hoặc khi bệnh nhân tỉnh táo.
 Dùng aspirin 3-5mg/kg trong suốt 6 tháng sau đó (nên dùng trước thủ thuật 2 ngày).
 Phòng ngừa VNTMNT trong khoảng thời gian 6 tháng sau thủ thuật nếu có phẫu
thuật hoặc can thiệp khác.
 Hạn chế vận động quá mức, tránh chơi thể thao nặng trong khoảng thời gian 4 tuần
kể từ khi thực hiện thủ thuật.
 Siêu âm tim, ECG, X quang thực hiện sau thủ thuật 1 ngày, kiểm tra lại sau 1 tháng,
3 tháng, 6 tháng, 1 năm. Nếu tốt, kiểm tra mỗi năm trong 2 năm đầu, sau đó mỗi 3-5
năm.
5. NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
 Đối với ASD lỗ nhỏ hay rìa mỏng, có thể dùng loại dụng cụ đóng ASD nhỏ hơn (dù
Occlutech) hoặc dung dù đóng ống động mạch thế hệ II (ADO II) để đóng. Loại dù
này mềm hơn thích hợp cho lổ nhỏ và rìa mỏng.
 Đối với ASD thể nhiều lổ, có thể phải đóng nhiều dụng cụ cùng 1 lúc để đảm bảo
bít hoàn toàn lổ thông.
 Những trường hợp ASD kèm theo hẹp van động mạch phổi thì phải thực hiện nong
van động mạch phổi (xem phần nong van động mạch phổi) trước rồi mới đóng ống
động mạch sau.
 Những trường hợp ASD kèm PDA có thể đóng cả 2 sang thương cùng lúc
 Những trường hợp bị trôi dù hoặc dụng cụ nằm không thích hợp, phải dùng các
dụng cụ để lấy dị vật (trong phần lấy dị vật).

Tài liệu tham khảo:


1. Bs Đỗ Nguyên Tín,2001. Quy trình thông tim Bv Nhi Đồng 1
2. Francisco Gary,Qui-Ling Cao, Ziyad M Hajazi,Stephen J D Brecker,2006.
percutenous device closure of the atrial septum. Taylor & francis,UK ,97-110.
3. Yun Ching Fu , Ziyad M Hajazi, Horst Sievert ,Shakeel A Qureshi,Neil
Wilson,2007. Percutenous Intervension for congenital heart disease .informa
healthcare, UK & new York,256-275
QUI TRÌNH ĐÓNG THÔNG LIÊN THẤT BẰNG DỤNG CỤ

1. TIÊU CHUẨN CHỌN BỆNH


 Chỉ định: VSD phần cơ bè hoặc phần màng và
- Có triệu chứng hoặc có luồng thông trái- phải đáng kể (có bằng chứng lớn thất
trái hoặc nhĩ trái).
- VSD nhỏ nhưng không còn khả năng tự đóng.
- VSD nhõ nhưng có tiền can viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.
- VSD tồn lưu sau phẫu thuật tim.
 Chống chỉ định
- VSD cơ bè có rìa động mạch chủ < 4mm hoặc VSD phần màng có rìa động
mạch chủ < 2mm (trừ trường hợp có phình vách màng kèm theo).
- Kháng lực mạch máu phổi > 8 đơn vị Wood.
- Sa van động mạch chủ mức độ trung bình đến nặng.
- VSD có luồng thông thất trái- nhĩ phải.
- Có tật tim khác kèm theo cần phẫu thuật.
- Bệnh lý toàn thân khác như: Nhiễm trùng huyết hay đang nhiễm trùng nặng,
rối loạn động máu.
- Chống chỉ định dùng thuốc ức chế ngưng tập tiểu cầu.
- Trẻ < 5kg.
2. CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN
 Các xét nghiệm
o Siêu âm tim thành ngực:
- Số lượng, Vị trí VSD.
- Kích thước VSD ở nhiều mặt cắt (đường kính phía thất trái và đường kính phía
thất phải). Nên ghi dường kính nhỏ nhất và lớn nhất đo được.
- Đánh giá rìa còn lại của vách liên thất như van nhĩ thất. Đặc biệt đo khoảng
cách từ lỗ VSD đến van động mạch chủ (> 2mm đối với VSD phần màng và
5mm đối với VSD cơ bè).
- Phình vách màng
- Chiều luồng thông VSD. Chênh áp qua lỗ thông.
- Đánh giá mức độ hở van động mạch chủ.
- Mức độ tăng áp động mạch phổi.
- Các sang thương phối hợp khác.
o Xquang phổi
o ECG.
o Công thức máu
o Nhóm máu ABO, Rh
o Đông máu tòan bộ
o Chức năng gan
o Chức năng thận
o Ion đồ máu
o HBsAg, Anti-HCV
o Test nhanh HIV
 Kiểm tra
o Tiền sử dị ứng, đặc biệt với thuốc cản quang.
o Khám gây mê đối với trẻ nhỏ hoặc cần siêu âm thực quản.
 Công tác điều dưỡng
o Nhập viện trước thủ thuật 1 ngày, dặn nhịn ăn, làm vệ sinh. Giải thích và trấn an
bệnh nhân.
o Ngày làm thủ thuật: lập đường truyền TM, truyền dung dịch có Dextrose để tránh
hạ đường huyết.
o Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ cho thủ thuật
- Máy siêu âm tim thành ngực hoặc/và siêu âm thực quản.
- Bộ Delivery system và amplatzer/ Coil Pfm đủ kích cỡ.
- Catheter MP 5F, guide wire amplatzer.
3. THỰC HIỆN THỦ THUẬT
 Vệ sinh vùng bẹn 2 bên.
 Gây mê nếu cần hoặc gây tê tại chỗ bằng lidocain 2%.
 Đặt đầu dò siêu âm tim thực quản cho những trường hợp siêu âm tim thành ngực
không rõ giải phẫu của VSD.
 Chích TM đùi, luồn sheath 5F. Chích ĐM đùi, luồn sheath 5F.
 Chích heparin 75-100UI/kg để đạt ACT > 200s.
 Chích kháng sinh tĩnh mạch.
 Thông tim phải để đánh giá lưu lượng luồng thông (nếu cần).
 Đưa pigtail + guide wire thường (standard wire) hoặc guide wire ái nước (Terumo
wire) vào buồng thất trái, chụp buồng thất trái để ghi hình VSD. Tư thế chụp LAO
350/ CRA 350 (nếu VSD ở phần giữa/ mõm/ phía sau) hoặc LAO 600/ CRA 200 (nếu
VSD ở phía trước), lượng cản quang 1-2ml/kg, thời gian chụp 1-2 giây. Xác định vị
trí, số lượng, kích thước và hình dạng của VSD.
 Chọn amplatzer/ Coil Pfm với kích thước lớn hơn 1 - 2mm so với kích thước đo
được qua hình ảnh chụp buồng thất (đo vào thời kỳ cuối tâm trương) có so sánh giá
trị tham khảo của siêu âm.
 Dùng catheter JR hoặc Cobra 4-5F + guide wire ái nước dài 260 cm đưa vào buồng
thất trái. Đưa Guide wire Terumo 0.035" dài 260cm đi qua VSD từ phía thất trái lên
ĐMP hoặc TMC trên hoặc TMC dưới.
 Đưa catheter MP + guide wire terumo vào động mạch phổi hoặc TMC trên hoặc
TMC dưới. Dùng snare đi vào TMC để bắt guide wire dài 260 cm, kéo ngược về
phía sheath TM, tạo ra 1 vòng guide wire động- tĩnh mạch.
 Chọn Delivery system thích hợp với kích thước của amplatzer/ Coil Pfm. Đối với
coil, dùng sheath dài làm delivery system.
 Đưa Delivery system vào từ phía TM, đến khi chạm vào catheter JR đang nằm trong
thất phải, tiếp tục đưa delivery qua VSD, vào thất trái, rồi tiếp tục đi đến ĐMC lên.
Khi chắc chắn sheath đã đi qua van động mạch chủ, rút nòng trong của sheath dài
hoặc delivery system ra.
 Rút catheter JR thay bằng pigtail.
 Đưa amplatzer/ Coil Pfm vào, chú ý không để air đi vào. Mở 1 phần đĩa bên trái ở
đầu của delivery trước khi kéo vào buồng thất trái (đặc biệt đối với thể VSD ở phía
trước). Khi đã vào buồng thất trái, mở toàn bộ đĩa bên trái. Chú ý không để đĩa này
dính vào van 2 lá.
 Kéo toàn bộ hệ thống về phía vách liên thất. Chụp buồng thất trái bằng pigtail để
xác định đĩa bên trái của amplatzer/ Coil Pfm nằm đúng vị trí.
 Thả tiếp phần eo của amplatzer/ Coil Pfm vào vị trí VSD. Siêu âm hoặc chụp buồng
thất kiểm tra xem vị trí của amplatzer/ Coil Pfm so với VSD. Nếu amplatzer/ Coil
Pfm ở vị trí tốt, thả tiếp đĩa bên thất phải.
 Chụp buồng thất để xác định vị trí của amplatzer/ Coil Pfm và shunt tồn lưu. Nếu
Amplatzer/ Coil Pfm nằm đúng vị trí sẽ tháo dù/ coil.
 Dùng pigtail chụp buồng thất kiểm tra.
 Chụp động mạch chủ kiểm tra tình trạng hở van động mach chủ.
 Siêu âm kiểm tra ngay sau khi tháo dụng cụ để đánh giá vị trí amplatzer/ Coil Pfm,
shunt tồn lưu, chức năng van 2 lá, van 3 lá, van ĐMC.
4. SAU THỦ THUẬT
 Rút sheath, khâu và băng ép cầm máu. Chú ý ACT và dùng protamin nếu cần.
 Bất động chân bên thực hiện thủ thuật 24 giờ.
 Cho ăn lại sau 4 giờ hoặc khi bệnh nhân tỉnh táo.
 Dùng aspirin 3-5mg/kg trong suốt 6 tháng sau đó (nên dùng trước thủ thuật 2 ngày).
 Phòng ngừa VNTMNT trong khoảng thời gian 6 tháng sau thủ thuật nếu có phẫu
thuật hoặc can thiệp khác.
 Hạn chế vận động quá mức, tránh chơi thể thao nặng trong khoảng thời gian 4 tuần
kể từ khi thực hiện thủ thuật.
5. NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
 Việc chọn lựa dụng cụ đóng thông liên thất bằng coil hay bằng dù tùy thuộc vào
giải phẫu của lỗ thông liên thất. Đối với VSD lỗ lớn và có nhiều miệng đổ vào
buồng thất phải, nên dùng dù sẽ có khả năng đóng kín tốt hơn. Đối với VSD có
phình vách mành hoặc có rìa động mạch chủ ngắn, nên chọn coil sẽ thích hợp hơn.
 Những trường hợp lỗ thông nằm thấp và cách động mạch chủ xa, có thể dùng dù
đóng ống động mạch thế hệ 1 (ADO I) hoặc thế hệ 2 (ADO II) để đóng.
 Đối với những trường hợp thông liên thất phần cơ bè nằm gần mõm tim, có thể
phải đi đường tĩnh mạch cổ để đóng. Quá trình làm cũng tương tự, chỉ khác là dùng
tĩnh mạch cảnh trong thay cho tinh mạch đùi.
 Đối với thông liên thất phần cơ bè nhiều lổ có thể phải đóng bằng nhiều dụng cụ
cùng lúc.
 Đối với thông liên thất phần cơ bè ở những vị trí không thể phẫu thuật được và
cũng có nhiều khó khan khi can thiệp sẽ làm theo phương pháp hybrit (đóng lỗ
thông bằng dụng cụ kết hợp với phẫu thuật tim).
 Đối với những trường hợp sau đóng bằng dụng cụ vẫn còn shunt tồn lưu có thể phải
đóng thêm 1 dụng cụ nữa để đảm bảo lỗ thông được đóng kín hoàn toàn.
 Những trường hợp bị trôi dụng cụ hoặc có biến chứng khác do dụng cụ gây ra như
tán huyết, cản trở van động mạch chủ, van 3 lá.. sẽ lấy dụng cụ ra.
Tài liệu tham khảo:
1. Bs Đỗ Nguyên Tín,2001. Quy trình thông tim Bv Nhi Đồng 1
2. Trong- phi le, Horst Sievert ,Shakeel A Qureshi,Neil Wilson,2007. Percutenous
Intervension for congenital heart disease .informa healthcare, UK & new York,357-
362.
3. Charles e mullins,2006. Cardiac catheterization congenital heart diseas :perdiatric
and adult. Blackwell futula, USA, 803-840.
4. Kevin p walsh and patricia campell, Horst Sievert ,Shakeel A Qureshi,Neil
Wilson,2007. Percutenous Intervension for congenital heart disease .informa
healthcare, UK & new York,364- 371.

QUI TRÌNH ĐÓNG ỐNG ĐỘNG MẠCH


BẰNG DỤNG CỤ

TIÊU CHUẨN CHỌN BỆNH


 Chỉ định: Còn ống động mạch có luồng thông trái- phải, và kèm theo 1 hoặc nhiều
triệu chứng sau:
- Có dãn buồng tim trái
- Tăng áp động mạch phổi,
- Nhiễm trùng hô hấp nhiều lần
- Suy tim
- Có âm thổi
- Tiền căn bị viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
 Chống chỉ định
- Có tật tim khác kèm theo cần phẫu thuật.
- Kháng lực mạch máu phổi > 8 đơn vị Wood.
- Nhiễm trùng huyết hay đang nhiễm trùng nặng, rối loạn đông máu…
CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN
 Các xét nghiệm
o Siêu âm tim thành ngực:
- Kích thước PDA (nếu có thể đánh giá kích thước phía động mạch chủ và phía
động mạch phổi). Chiều dài PDA.
- Chiều luồng thông PDA. Chênh áp qua PDA.
- Hình dạng quai và eo động mạch chủ.
- Kích thước động mạch phổi trái.
- Các sang thương phối hợp khác.
o Xquang phổi
o ECG.
o Công thức máu
o Nhóm máu ABO, Rh
o Đông máu tòan bộ
o Chức năng gan
o Chức năng thận
o Ion đồ máu
o Tổng phân tích nước tiểu
o HBsAg, Anti-HCV
o Test nhanh HIV
 Kiểm tra
o Tiền sử dị ứng, đặc biệt với thuốc cản quang.
o Khám gây mê đối với trẻ nhỏ.
 Công Tác Điều Dưỡng
o Nhập viện trước thủ thuật 1 ngày, dặn nhịn ăn, làm vệ sinh. Giải thích và trấn an
bệnh nhân.
o Ngày làm thủ thuật: lập đường truyền TM, truyền dung dịch có dextrose để tránh
hạ đường huyết.
o Chuẩn bị dụng cụ cho thủ thuật
- Bộ delivery system và amplatzer cho đóng ống động mạch đủ kích cỡ.
- Pitail 4F, 5F có marker
- Catheter MP hoặc JR 4 hoặc 5F.
- Guide wire: standard, terumo và amplatzer.
THỰC HIỆN THỦ THUẬT
 Vệ sinh vùng bẹn 2 bên
 Gây mê nếu cần hoặc gây tê tại chỗ bằng lidocain 2%
 Chích TM đùi, luồn sheath 5F. Chích ĐM, luồn sheath 4F hoặc 5F.
 Chích heparin 75-100UI/kg để đạt ACT > 200s
 Chích kháng sinh tĩnh mạch.
 Đưa Pitail 4F hoặc 5F có marker + guide standard vào ĐMC ở vị trí PDA. Đo áp lực
và chụp hình ĐMC và PDA. Tư thế chụp: lateral (nếu không rõ có thể chụp thêm ở
tư thế RAO 300). Lượng cản quang: 1-2ml/kg/ lần (nếu PDA lớn nên dùng
2ml/kg/lần), thời gian chụp > 1 giây.
 Đo kích thước PDA. Đánh giá hình thể của PDA theo phân loại của Krichenko và
tương quan với vị trí khí quản.
 Chọn amplatzer với kích thước lớn hơn đường kính nhỏ nhất của PDA là 2mm. Đối
với PDA có kích thước lớn, nên chọn amplatzer có kích thước lớn hơn 1-2 số. Chọn
Delivery system thích hợp với kích thước của amplatzer.
 Đưa catheter MP 5F + guide ái nước (Terumo) theo đường TM qua PDA vào ĐMC
xuống ở vị trí ngang cơ hoành.
 Đưa guide wire amplatz vào thay cho MP catheter.
 Đưa Delivery system vào. Chú ý tránh để air vào.
 Đưa amplatzer vào đến đầu mút của Delivery sheath. Chú ý không xoay dây nối.
Lui toàn bộ hệ thống về vị trí PDA. Mở amplatzer ở vị trí PDA.
 Chụp ĐMC kiểm tra vị trí của amplatzer so với PDA.
 Nếu amplatzer ở đúng vị trí và kích thước thích hợp, tháo xoắn bằng cách xoay
ngược chiều kim đồng hồ dây nối.
 Chụp ĐMC sau khi tháo xoắn để kiểm tra lại vị trí của amplatzer và shunt tồn lưu.
SAU THỦ THUẬT
 Rút sheath TM, khâu cầm máu. Rút sheath ĐM sau chích heparin 4 giờ hoặc kiểm
tra ACT / ĐMTB nếu cần. Có thể dùng protamin nếu ACT > 250s.
 Bất động chân bên thực hiện thủ thuật 24 giờ. Nên giữ BN ở tư thế nằm ngữa sau
thủ thuật 4-6 giờ.
 Cho ăn lại sau 4 giờ hoặc khi bệnh nhân tỉnh táo.
 Phòng ngừa VNTMNT trong khoảng thời gian 6 tháng sau thủ thuật nếu có phẫu
thuật hoặc can thiệp khác.
 Hạn chế vận động quá mức, tránh chơi thể thao nặng trong khoảng thời gian 4 tuần
kể từ khi thực hiện thủ thuật.
NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
 Đối với ống động mạch có hình dáng đặc biệt như type C, D, E hoặc có kích thước
khá nhỏ có thể phải dùng đến dù đóng ống động mạch thế hệ II (ADO II).
 Đối với ống động mạch có kích thước nhỏ 1- 4mm và có phểu phía động mạch chủ
tương đối lớn có thể dùng vòng xoắn (coil) để đóng. Kỹ thuật đóng còn ống động
mạch bằng coil cũng tương tư như đong bằng dù.
 Những trường hợp ống động mạch type C có thể phải dùng những dụng cụ đặc biệt
như dù đóng thông liên thất hoặc đóng thông liên nhĩ, dụng cụ vascular plug… để
đóng.
 Những trường hợp ống động mạch có tăng áp động mạch phổi nặng có thể phải
dùng những dụng cụ đặc biệt như dù đóng thông liên thất hoặc đóng thông liên nhĩ
để đóng.
 Những trường hợp ống động mạch quá lớn so với động mạch chủ có thể phải dùng
những dụng cụ đặc biệt như dù đóng ống động mạch có kích cỡ lớn để đóng.
 Những trường hợp ống động mạch sau khi đóng bằng dụng cụ vẫn còn shunt tồn
lưu, có thể phải dùng thêm những dụng cụ khác để đóng như dù thế hệ II hoặc coil
đóng ống động mạch hoặc coil đóng thông liên thất.
 Những trường hợp ống động mạch dài và lưu lượng lớn có thể phải dùng coil đóng
thông liên thất để đóng. Loại coil này có vòng bên trái chắc và định dình tốt hơn so
với coil đóng còn ống động mạch thông thường.
 Những trường hợp còn ống động mạch kèm theo hẹp van động mạch phổi thì phải
thực hiện nong van động mạch phổi (xem phẩn nong van động mạch phổi) trước rồi
mới đóng ống động mạch sau.
 Những trường hợp bị trôi dù hoặc dụng cụ nằm không thích hợp, phải dùng các
dụng cụ để lấy dị vật.

Tài liệu tham khảo:


1. Bs Đỗ Nguyên Tín,2001. Quy trình thông tim Bv Nhi Đồng 1
2. Mazeni alwi, Horst Sievert ,Shakeel A Qureshi,Neil Wilson,2007. Percutenous
Intervension for congenital heart disease .informa healthcare, UK & new York,378-
384.
3. Charles e mullins,2006. Cardiac catheterization congenital heart diseas :perdiatric
and adult. Blackwell futula, USA, 694-726.
QUI TRÌNH NONG VAN ĐỘNG MẠCH PHỔI BẰNG BÓNG

1. TIÊU CHUẨN CHỌN BỆNH


 Chỉ định: Hẹp tại van động mạch phổi với chênh áp qua van > 50mmHg hoặc > 30
mmHg mà có triệu chứng lâm sàng của rối loạn chức năng tim phải.
 Chống chỉ định
o Hẹp dưới van động mạch phổi.
o Hẹp nặng trên van động mạch phổi
o Thiểu sản nặng vòng van động mạch phổi.
o Thiểu sản nặng lá van động mạch phổi.
o Tuần hoàn mạch vành phụ thuộc thất phải.
o Tật tim phối hợp khác cần phẫu thuật.
o Nhiễm trùng huyết hay đang nhiễm trùng nặng.

2. CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN


 Các xét nghiệm
o Siêu âm tim thành ngực:
- Vị trí hẹp động mạch phổi tại van, dưới van, trên van.
- Kích thước vòng van động mạch phổi.
- Kích thước vùng dưới van động mạch phổi.
- Kích thước thân và 2 nhánh động mạch phổi. Chú ý có hiện tượng phình thân
động mạch phổi sau hẹp hay không.
- Lá van động mạch phổi: số lượng, cấu trúc và khả năng vận động của lá van.
- Mức độ hẹp dựa vào mức độ chênh áp qua van (nặng > 60mmHg, trung bình
40-60mmHg, nhẹ < 40mmHg).
- Mức độ hở van động mạch phổi.
- Cấu trúc buồng thất phải, phì đại thất phải và buồng thoát thất phải.
- Đánh giá xem có hiện tượng tuần hoàn mạch vành phụ thuộc thất phải hay
không?
- Các sang thương phối hợp khác, chú ý PDA và các bàng hệ chủ- phổi khác.
o Xquang phổi
o ECG.
o Công thức máu
o Nhóm máu ABO, Rh
o Đông máu tòan bộ
o Chức năng gan
o Chức năng thận
o Ion đồ máu
o HBsAg, Anti-HCV
o Test nhanh HIV
 Kiểm tra
o Tiền sử dị ứng, đặc biệt với thuốc cản quang.
o Khám gây mê đối với trẻ nhỏ.
 Công Tác Điều Dưỡng
o Nhập viện trước thủ thuật 1 ngày, dặn nhịn ăn, làm vệ sinh. Giải thích và trấn an
bệnh nhân.
o Ngày làm thủ thuật: lập đường truyền TM, truyền dung dịch có dextrose để tránh
hạ đường huyết.
o Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ cho thủ thuật
- Bộ dụng cụ nong van động mạch phổi: bóng nong áp lực cao và áp lực thấp
đủ kích cỡ, bộ bơm bóng áp lực cao (Encore)
- Sheath 5F.
- Pitail 4F, 5F có marker
- Catheter MP 5F, JR 3.5, guide wire đủ kích cỡ (0.035", 0.025", 0.018",
0.014"), guide wire terumo, guide wire amplatzer.

3. THỰC HIỆN THỦ THUẬT


 Gây mê nếu cần
 Vệ sinh vùng bẹn 2 bên
 Gây tê tại chỗ bằng lidocain 2%
 Chích TM đùi, luồn sheath 5F.
 Chích heparin 50-100UI/kg để đạt ACT > 200s
 Chích kháng sinh tĩnh mạch.
 Đưa Pitail 4F hoặc 5F có marker và guide wire thường (standard wire) hoặc guide ái
nước (Terumo wire) vào thất phải. Đo áp lực thất phải.
 Chụp hình buồng thất phải. Tư thế chụp: biplane (view trước sau: LAO 150, cranial
350 và view lateral). Lượng cản quang: 1-2ml/kg, thời gian chụp 1-2 giây.
 Ghi nhận hình dạng và đo kích thước động mạch phổi (dưới van, vòng van và trên
van). Ghi nhận những sang thương phối hợp.
 Chọn bóng Tyshak kích thước gấp 1.2-1.25 lần so với kích thước vòng van động
mạch phổi. Chiều dài của bóng là 20mm cho trẻ sơ sinh và nhũ nhi, 30mm cho trẻ
em và 40mm cho thanh thiếu niên và người lớn.
 Đưa catheter MP 5F + guide terumo theo đường TM lên động mạch phổi. Qua van
động mạch phổi bằng các guide wire có kích thước thích hợp (dây dẫn can thiệp
0.014”, 0.018”). Sau đó thay bằng guide wire amplatz hoặc giữa nguyên các dây dẫn
này tùy theo kích cỡ của bóng nong..
 Thay sheath lớn hơn thích hợp với cỡ bóng.
 Đưa bóng Tyshak hoặc VASC vào nong van động mạch phổi. Bơm bóng nong bằng
bộ bơm bóng áp lực cao (Encore). Áp lực nong bóng có thể từ 2-8.5 atm tùy theo
loại bóng. Có thể nong nhiều lần (1- 4 lần) để đạt được hiệu quả mong muốn (khi
không còn thấy eo). Thời gian mỗi lần nong càng ngắn càng tốt (khoảng 5-60 giây).
Sau mỗi lần nong, nên kéo bóng xuống khỏi buồng tống thất phải, tránh gây co thắt
buồng tống thất phải.
 Đưa catheter MP lên lại động mach phổi để đo chênh áp lực giữa động mạch phổi và
thất phải để đánh giá kết quả.

4. SAU THỦ THUẬT


 Rút sheath TM, khâu cầm máu.
 Bất động chân bên thực hiện thủ thuật 24 giờ. Nên giữ BN ở tư thế nằm ngữa sau
thủ thuật 4-6 giờ.
 Cho ăn lại sau 4 giờ hoặc khi bệnh nhân tỉnh táo.
 Phòng ngừa VNTMNT trong khoảng thời gian 6 tháng sau thủ thuật

5. NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT


 Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nên ưu tiên dùng bóng có kích thước nhỏ như bóng
Tyshak mini, Tyshak II để phù hợp với mạch máu còn nhỏ ở những trẻ này.
 Đối với những trường hợp van động mạch phổi dày và dính nhiều, hoặc hẹp trên
van kèm theo thường không thành công với bóng có áp lực thấp, khi đó, phải dùng
thêm bóng có áp lực cao để có thể tách mép van.
 Những trường hợp hẹp van động mạch phổi quá nặng, phải dùng bóng nong động
mạch thận hoặc bóng nong động mạch vành nong trước, rồi mới có thể đưa các
bóng nong van động mạch phổi lên nong sau. Không nên cố gắng đưa bóng nong
van động mạch phổi lên ngay từ đầu đối với những trường hợp hẹp rất nặng vì có
nguy co tử vong cao.
 Những trường hợp teo van động mạch phổi, có thể dùng bộ dụng cụ khoan bằng
sóng cao tần (máy MicroHat) để khoan van động mạch phổi, tạo đường đi cho dây
dẫn đi qua van. Sau đó, tiếp tục nong van bằng bóng.
 Những trường hợp khó, có thể dùng nhiều bóng với nhiều kích cỡ khác nhau để
nong van động mạch phổi. Khi đó, kích cỡ bóng phải tăng dần để đạt được kết quả
tối ưu.
 Những trường hợp hẹp nhánh động mạch phổi (nhánh trái hoặc nhánh phải) sẽ
dùng bóng áp lực cao để nong. Nếu kết quả chưa đạt được, sẽ đặt stent nhánh động
mạch phổi.
 Những trường hợp hẹp van động mạch phổi kèm với PDA hoặc ASD thì phải nong
van động mạch phổi trước. Nếu kết quả nong van tốt mới đóng PDA/ ASD.

Tài liệu tham khảo:


1. Bs Đỗ Nguyên Tín,2001. Quy trình thông tim Bv Nhi Đồng 1
2. P Syamasundar Rao, Horst Sievert ,Shakeel A Qureshi,Neil Wilson,2007.
Percutenous Intervension for congenital heart disease .informa healthcare, UK &
new York,185-195.
3. Charles e mullins,2006. Cardiac catheterization congenital heart diseas :perdiatric
and adult. Blackwell futula, USA, 430-440.
CHỈ ĐỊNH CHỤP VÀ CAN THIỆP
BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI
Chụp động mạch chi dưới có cản quang
Loại I
• Chụp động mạch chi dưới có cản quang cung cấp thông tin chi tiết về đặc điểm giải
phẫu của động mạch chi dưới, và được khuyến cáo cho BN BĐMCD có chỉ định tái
tưới máu.
• Cần khai thác kỹ tiền sử dị ứng thuốc cản quang và điều trị kịp thời cho BN trước khi
tiến hành chụp động mạch chi dưới có cản quang.
• Quyết định lựa chọn phương pháp điều trị tái tưới máu (can thiệp qua da hay phẫu
thuật bắc cầu) chỉ được đặt ra sau khi đã chụp động mạch cản quang (hoặc phối
hợp chụp động mạch cản quang với các thăm dò chẩn đoán hình ảnh không xâm
nhập khác) để đánh giá chi tiết về đặc điểm giải phẫu của các động mạch bị tổn
thương, bao gồm động mạch bị tắc nghẽn, các động mạch bàng hệ và hệ thống
động mạch phía sau vị trí tắc.
• Khuyến cáo nên chụp động mạch cản quang theo phương pháp số hóa xóa nền, vì cho
chất lượng hình ảnh tốt hơn so với chụp động mạch cản quang thông thường.
• Cần khám mạch máu kỹ lưỡng trước khi chụp động mạch cản quang để lựa chọn vị trí
chọc mạch, dụng cụ chụp mạch phù hợp, cũng như giảm tối thiểu lượng thuốc cản
quang phải sử dụng.
• Chụp chọn lọc hoặc “siêu” chọn lọc động mạch được khuyến cáo nhằm tăng chất
lượng hình ảnh, giảm liều thuốc cản quang, tăng độ nhạy và độ đặc hiệu của
phương pháp.
• Kết quả chụp động mạch chi dưới cản quang phải cho thấy hình ảnh rõ nét và không
chồng lên nhau của các vị trí chia đôi tại động mạch chậu, động mạch đùi và động
mạch chày.
• Cần đo thêm chênh áp qua vị trí hẹp, hay chụp ở nhiều góc khác nhau khi hình ảnh
chụp động mạch chi dưới tại vị trí tổn thương không rõ ràng (Mức chứng cứ: B).
• Bệnh nhân BĐMCD có suy thận trước đó cần được truyền đủ dịch trước khi chụp
động mạch cản quang.
• Trong vòng hai tuần sau khi chụp động mạch cản quang, cần theo dõi trên lâm sàng,
khám mạch máu và đánh giá lại chức năng thận nhằm tránh các biến chứng muộn
như tắc mạch do khí, suy thận do cản quang hay tổn thương tại vị trí chọc mạch
(giả phình động mạch, rò động tĩnh mạch).
Loại IIa
• Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm nhập như cộng hưởng từ mạch
máu, chụp cắt lớp vi tính mạch máu hay siêu âm Doppler có thể được sử dụng
trong chiến lược chẩn đoán BĐMCD nhằm chẩn đoán chính xác động mạch tổn
thương, quyết định thực hiện thêm thăm dò xâm nhập, xác định vị trí chọc mạch.
• Bệnh nhân BĐMCD có suy chức năng thận với Creatinine máu trên 2.0 mg/dl được
khuyến cáo dùng thêm n-acetylcysteine trước khi chụp động mạch cản quang.
Điều trị tái tưới máu cho BN BĐMCD có triệu chứng đau cách hồi bằng can thiệp
động mạch qua da
Loại I
• Can thiệp động mạch qua da được chỉ định cho những BN BĐMCD có suy giảm rõ
rệt khả năng hoạt động trong công việc và cuộc sống do chứng đau cách hồi, mà
các triệu chứng này có thể được cải thiện với điều trị tái tưới máu, VÀ …
a. Điều trị nội khoa hay tập luyện PHCN không đủ hiệu quả và/hoặc

b. Cán cân lợi ích/nguy cơ phù hợp (VD tổn thương khu trú tầng chủ - chậu).

• Can thiệp tái tưới máu ĐM qua da được chỉ định với tổn thương tầng ĐM chậu và
tầng ĐM đùi – khoeo type A theo TASC.
• Đo chênh lệch áp lực qua vị trí tổn thương để đánh giá mức độ hẹp (có hoặc không
kèm theo giãn mạch) được chỉ định trước khi can thiệp những tổn thương gây hẹp
lòng động mạch chậu từ 50 – 75%.
• Can thiệp đặt stent tạm thời được chỉ định “cứu vãn” với tổn thương ĐM chậu khi
nong bằng bóng thất bại hoặc không hiệu quả (Chênh áp qua vị trí hẹp còn cao, hẹp
> 50% lòng mạch, tách thành ĐM cản trở dòng chảy).
• Đặt stent có hiệu quả và là lựa chọn hàng đầu đối với tổn thương hẹp hoặc tắc ĐM
chậu chung.
• Đặt stent có hiệu quả và là lựa chọn hàng đầu đối với tổn thương hẹp hoặc tắc ĐM
chậu ngoài.
Loại IIa
• Can thiệp đặt stent và các kỹ thuật bổ sung khác, được chỉ định “cứu vãn” với tổn
thương tầng ĐM đùi, khoeo và ĐM chày khi nong bằng bóng thất bại hoặc không
hiệu quả (Chênh áp qua vị trí hẹp còn cao, hẹp > 50% lòng mạch, tách thành ĐM
cản trở dòng chảy).
Loại IIb
• Hiệu quả của phương pháp can thiệp đặt stent và các kỹ thuật bổ sung khác vẫn chưa
rõ ràng đối với tổn thương ĐM vùng đùi - khoeo (ngoại trừ trường hợp nong bằng
bóng thất bại).
• Hiệu quả của phương pháp can thiệp đặt stent và các kỹ thuật bổ sung khác vẫn chưa
rõ ràng đối với tổn thương ĐM vùng cẳng chân (ngoại trừ trường hợp nong bằng
bóng thất bại).

Tài liệu tham khảo


1. Khuyến cáo 2010 của Hội Tim mạch học Việt Nam về Chẩn đoán và Điều trị Bệnh
động mạch chi dưới. Khuyến cáo 2010 về các bệnh lý Tim mạch & Chuyển hóa.
CHỈ ĐỊNH CHỤP VÀ CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH THẬN

Chỉ định chụp động mạch thận:


- Tăng huyết áp khởi phát đột ngột.
- Tăng huyết áp ở bệnh nhân không có tiền sử gia đình.
- THA ở bệnh nhân không có bệnh sử nguyên nhân THA.
- THA ác tính.
- THA kháng trị.
- Bệnh nhân không dung nạp thuốc.
- THA ở bệnh nhân nghi có hẹp ĐM thận.
- THA ở bệnh nhân suy thận tiến triển khi dùng captopril.
- THA khởi phát đột ngột ở phụ nữ trẻ không dùng thuốc ngừa thai.
Chỉ định can thiệp (đặt stent) động mạch thận
- Suy thận tiến triển.
- Khó kiểm soát THA
 Có hẹp > 75% ĐM thận và 1 trong số:
 THA cần trên 3 thuốc kiểm soát.
 THA đang điều trị với Ha trung bình > 110mmHg.
 Suy thận mạn với creatinin < 3mg/dL.
 Suy thận cấp với kích thước và cản âm thận bảo tồn/ siêu âm.
- Chỉ định khác:
 Suy tim ứ huyết.
 Đau thắt ngực không ổn định.
 Tiến triển suy thận giai đoạn cuối do hẹp ĐM thận.
 Sang thương chụp mạch mà không có THA hay suy thận.
 Bệnh nhân ĐTNKÔĐ hay suy tim ứ huyết và THA kháng trị và hẹp đến 70% 1
hoặc 2 ĐM thận.
 Bệnh nhân hẹp ĐM thận mức độ cao chuẩn bị phẫu thuật phình ĐM chủ bụng dưới
thận.
Tài liệu tham khảo
1. Kidney DD, Deutsch LS. The indications and results of percutaneous transluminal
angioplasty and stenting in renal artery stenosis. Semin Vasc Surg. Sep
1996;9(3):188-97.
2. Laird JR, Rundback J, Zierler RE, Becker GJ, O'Shaughnessy C, Shuck JW, et al.
Safety and efficacy of renal artery stenting following suboptimal renal angioplasty
for de novo and restenotic ostial lesions: results from a nonrandomized, prospective
multicenter registry. J Vasc Interv Radiol. May 2010;21(5):627-37..
3. White CJ, Ramee SR, Collins TJ, Jenkins JS. Renal artery stent placement:
indications, techniques and clinical results. Indian Heart J. Oct 1998;50 Suppl
1:153-60.
4. Williamson WK, Abou-Zamzam AM Jr, Moneta GL, et al. Prophylactic repair of
renal artery stenosis is not justified in patients who require infrarenal aortic
reconstruction. J Vasc Surg. Jul 1998;28(1):14-20; discussion 20-2.

You might also like