You are on page 1of 39

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Thuỷ lợi có vai trò hết sức to lớn đối với sản xuất nông nghiệp, bởi: (1) là tiền đề
mở rộng diện tích canh tác do việc phát triển các hệ thống tưới và tiêu tạo ra các
vùng đất canh tác mới; (2) là tiền đề làm tăng vụ do đó tăng diện tích gieo trồng trên
diện tích đất canh tác, tăng hệ số sử dụng đất; (3) góp phần thâm canh tăng năng
suất cây trồng, thay đổi cơ cấu cây trồng, góp phần nâng cao tổng sản lượng và tổng
giá trị sản lượng; (4) tạo điều kiện cho các ngành kinh tế quốc dân phát triển; (5)
góp phần cải tạo môi trường, nâng cao điều kiện dân sinh kinh tế. Chính vì thế,
công tác thuỷ lợi luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm và chỉ đạo. Nghị
quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã xác định "Ưu tiên nâng cấp và xây dựng mới các
hệ thống thuỷ lợi đồng bộ, đi đôi với đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý để khai
thác có hiệu quả các công trình đã đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu về nước cho
nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, cho công nghiệp, dịch vụ và nước cho sinh hoạt ở
nông thôn".
Có thể thấy những hiệu quả chủ yếu như tạo điều kiện quan trọng cho phát triển
nhanh và ổn định diện tích canh tác, năng suất, sản lượng lúa; phòng chống giảm
nhẹ thiệt hại do thiên tai, đảm bảo cung cấp nước cho công nghiệp, dịch vụ và các
ngành kinh tế khác; góp phần lớn vào xây dựng nông thôn mới và cải tạo môi
trường sinh thái...nhưng nhìn chung còn một số mặt tồn tại hạn chế như mức đảm
bảo thiết kế các công trình còn thấp; hệ thống công trình vẫn bị xuống cấp; sử dụng
nước chưa tiết kiệm, còn bị thất thoát; nguồn nước trong nhiều hệ thống bị ô nhiễm,
năng lực quản lý và tổ chức bộ máy còn cồng kềnh.
Đứng trước những yêu cầu và đòi hỏi của sự phát triển mới, trước những thách
thức và tồn tại hạn chế trong công tác quản lý các công trình thuỷ lợi đang đặt ra,
cần phải nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản
lý đảm bảo phục vụ sản xuất và an toàn của hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa
bàn Miền Đông Quảng Ninh là rất cần thiết cho cả trước mắt cũng như về lâu dài
trong những năm tới đây.
2

Xuất phát từ yêu cầu đó, trên cơ sở phân tích đánh giá thực tế hiện trạng hệ thống
công trình, công tác quản lý công trình hiện nay và trên cơ sở những kiến thức đã
được tiếp thu nghiên cứu học tập, cùng với những kinh nghiệm công tác đã trải qua
theo sự phân công nhiệm vụ em lựa chọn đề tài: "Quản lý công trình thủy lợi trong
giai đoạn vận hành tại Công ty TNHH Một thành viên Thuỷ lợi Miền Đông
Quảng Ninh" nơi em công tác làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý
xây dựng, nhằm đáp ứng những đòi hỏi cụ thể mà thực tiễn đang đặt ra trong lĩnh
vực thuỷ nông ở tỉnh Quảng Ninh nói chung và khu vực Miền Đông Quảng Ninh
nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Nhằm góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý công trình
thủy lợi, đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại vướng mắc hiện
nay để nâng cao hiệu quả quản lý công trình thủy lợi góp phần đắc lực vào công
nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý công trình thủy lợi để đánh giá vai
trò, đặc điểm, thực trạng quản lý, về nội dung và phương thức quản lý, những tồn
tại hạn chế và nguyên nhân, đề xuất một số giải pháp đổi mới quản lý công trình
thủy lợi tại Công ty TNHH Một thành viên Thuỷ lợi Miền Đông Quảng Ninh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về công tác quản lý công trình
thủy lợi trong giai đoạn vận hành.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Hoạt động quản lý công trình thủy lợi trong giai
đoạn vận hành tại Công ty TNHH MTV Thủy lợi Miền Đông Quảng Ninh
+ Về thời gian: Nghiên cứu số liệu từ năm 2015 đến 2017.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận: Duy vật biện chứng, duy vật lịch sử;
- Phương pháp thống kê, hệ thống hóa;
- Phương pháp phân tích tổng hợp;
- Phương pháp phân tích so sánh;
3

- Phương pháp định tính, định lượng;


6. Cơ sở khoa học:
Cơ sở lý luận về việc bổ sung hoàn thiện mô hình tổ chức, quản lý kỹ thuật, nâng
cao năng lực đội ngũ cán bộ, đổi mới về phương thức quản lý, phương thức phối
hợp của doanh nghiệp quản lý công trình thuỷ lợi.
7. Cơ sở thực tiễn & pháp lý của đề tài:
- Cơ sở thực tiễn: Thực trạng về công tác quản lý công trình thủy lợi tại Công ty
Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Thuỷ lợi Miền Đông Quảng Ninh.
- Cơ sở pháp lý: Các Nghị định, Thông tư và văn bản hướng dẫn của Nhà nước
về quản lý công trình thủy lợi.
8. Kết quả đạt được và vấn đề còn tồn tại:
- Làm rõ các cơ sở lý luận về quản lý các công trình thủy lợi trong giai đoạn vận
hành trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp quy hiện hành về quản lý công trình
thủy lợi, phân tích nhiệm vụ, vai trò, trách nhiệm và hoạt động quản lý công trình
thủy lợi trên giác độ đơn vị quản lý vận hành khai thác.
- Phân tích đánh giá thực trạng quản lý công trình thủy lợi trong giai đoạn vận
hành của công ty, đồng thời chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế
còn tồn tại và nguyên nhân của nó.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý công trình thủy lợi
trong giai đoạn vận hành của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Miền Đông.
4

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÔNG


TRÌNH THỦY LỢI TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN THUỶ LỢI Ở VIỆT
NAM

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý công trình thủy lợi

1.1.1. Khái niệm về thủy lợi, hệ thống công trình thủy lợi và quản lý công trình
thủy lợi
Thủy lợi, hệ thống công trình thủy lợi
Thủy lợi là một thuật ngữ, tên gọi truyền thống của việc nghiên cứu khoa
học công nghệ, đánh giá, khai thác sử dụng, bảo vệ nguồn tài nguyên nước và
môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Ngoài ra, thủy lợi còn có tác
dụng chống lại sự cố kết đất. Thủy lợi thường được nghiên cứu cùng với hệ
thống tiêu thoát nước. Hệ thống này có thể là tự nhiên hay nhân tạo để thoát
nước mặt hoặc nước dưới đất của một khu vực cụ thể.
Thuỷ lợi là biện pháp điều hoà giữa yêu cầu về nước với lượng nước đến
của thiên nhiên trong khu vực. Đó cũng là sự tổng hợp các biện pháp nhằm khai
thác, sử dụng và bảo vệ các nguồn nước, đồng thời hạn chế những thiệt hại do
nước có thể gây ra.
"Công trình thủy lợi" là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt
lợi của nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân
bằng sinh thái, bao gồm: hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống
dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại[1][9].
1. Đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đập có chiều cao từ 100 m trở lên;
b) Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 1.000.000.000 m3 trở lên;
c) Hồ chứa nước có dung tích từ 500.000.000 m3 đến dưới 1.000.000.000 m3
mà vùng hạ du đập bị ảnh hưởng là thành phố, thị xã hoặc có công trình quan trọng
liên quan đến an ninh quốc gia;
2. Đập, hồ chứa nước lớn thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đập có chiều cao từ 15 m đến dưới 100 m;
5

b) Đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m và chiều dài đập từ 500 m trở lên
hoặc đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m và có lưu lượng tràn xả lũ thiết kế
trên 2.000 m3/s;
c) Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 3.000.000 m3 đến dưới 1.000.000.000
m3.
3. Đập, hồ chứa nước vừa thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đập có chiều cao từ 10 m đến dưới 15 m ;
b) Hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 500.000 m3 đến dưới 3.000.000 m3.
4. Đập, hồ chứa nước nhỏ là đập có chiều cao dưới 10 m hoặc hồ chứa nước có
dung tích toàn bộ dưới 500.000 m3.
5. Trạm bơm:
a) Trạm bơm lớn là trạm bơm có tổng lưu lượng từ 72.000 m3/h trở lên;
b) Trạm bơm vừa là trạm bơm có tổng lưu lượng từ 3.600 m3/h đến dưới
72.000 m3/h hoặc trạm bơm nhỏ nhưng có công suất động cơ mỗi tổ máy từ 150
KW trở lên;
c) Trạm bơm nhỏ là trạm bơm có tổng lưu lượng dưới 3.600 m3/h.
6. Cống:
a) Cống lớn là cống có tổng chiều rộng thoát nước:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long từ 30 m trở lên;
Đối với vùng còn lại từ 20 m trở lên.
b) Cống vừa là cống có tổng chiều rộng thoát nước:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long từ 10 m đến dưới 30 m;
Đối với các vùng còn lại từ 5 m đến dưới 20 m.
c) Cống nhỏ là cống có tổng chiều rộng thoát nước:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long dưới 10 m;
Đối với các vùng còn lại dưới 5 m.
7. Hệ thống dẫn, chuyển nước:
a) Kênh, mương, rạch, tuynel, xi phông, cầu máng lớn là công trình có các
thông số:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long có lưu lượng từ 100 m3/s trở lên hoặc
có chiều rộng đáy kênh từ 50 m trở lên;
Đối với các vùng khác có lưu lượng từ 50 m3/s trở lên hoặc có chiều rộng đáy
kênh từ 25 m trở lên.
6

b) Kênh, mương, rạch, tuynel, xi phông, cầu máng vừa là công trình có thông
số:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long có lưu lượng từ 10 m3/s đến dưới 100
m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh từ 10 m đến dưới 50 m;
Đối với các vùng khác có lưu lượng từ 5 m3/s đến dưới 50 m3/s hoặc chiều
rộng đáy kênh từ 5 m đến dưới 25 m.
c) Kênh, mương, rạch, tuynel, xi phông, cầu máng nhỏ là công trình có các
thông số:
Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long có lưu lượng dưới 10 m3/s hoặc chiều
rộng đáy kênh dưới 10 m;
Đối với các vùng khác có lưu lượng dưới 5 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh
dưới 5 m.
8. Đường ống:
a) Đường ống lớn là đường ống dẫn lưu lượng từ 3 m3/s trở lên hoặc có đường
kính trong từ 1500 mm trở lên;
b) Đường ống vừa là đường ống dẫn lưu lượng từ 0,25 m3/s đến dưới 3 m3/s
hoặc có đường kính trong từ 500 mm đến dưới 1500 mm;
c) Đường ống nhỏ là đường ống dẫn lưu lượng dưới 0,25 m3/s hoặc có đường
kính trong dưới 500 mm.
9. Bờ bao thủy lợi:
a) Bờ bao lớn là bờ bao bảo vệ cho khu vực có diện tích từ 10.000 ha trở lên;
b) Bờ bao vừa là bờ bao bảo vệ cho khu vực có diện tích từ 500 ha đến dưới
10.000 ha;
c) Bờ bao nhỏ là bờ bao bảo vệ cho khu vực có diện tích dưới 500 ha.
"Hệ thống công trình thủy lợi" bao gồm các công trình thủy lợi có liên quan
trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định[1] [13].
a) Hệ thống công trình thủy lợi lớn là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho diện
tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát nước cho diện tích tự nhiên từ 20.000 ha trở lên;
b) Hệ thống công trình thủy lợi vừa là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho diện
tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát nước cho diện tích tự nhiên từ 2.000 ha đến dưới
20.000 ha;
c) Hệ thống công trình thủy lợi nhỏ là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho diện
tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát cho diện tích tự nhiên dưới 2.000 ha.
7

“Thủy lợi phí" là một phần phí dịch vụ về nước của công trình thủy lợi, để góp
phần chi phí cho công tác tu bổ, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi[1].

Quản lý công trình thủy lợi


Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên
đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, cơ
hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi
trường. Quản lý là một phạm trù với tính chất là một loại lao động xã hội hay lao
động chung được thực hiện ở quy mô lớn. Quản lý được phát sinh từ lao động,
không tách rời với lao động và bản thân quản lý cũng là một loại hoạt động lao
động. Bất kỳ một hoạt động nào mà do một tổ chức thực hiện đều cần có sự
quản lý dù ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân thực
hiện những chức năng chung. Quản lý có thể được hiểu là các hoạt động nhằm
bảo đảm hoàn thành công việc qua nỗ lực của người khác. Hoạt động quản lý
phải trả lời các câu hỏi như phải đạt được mục tiêu nào đã đề ra, phải đạt mục
tiêu như thế nào và bằng cách nào, phải đấu tranh với ai và như thế nào, có rủi
ro gì xảy ra và cách xử lý? Như vậy, quản lý không phải là sản phẩm của sự
phân chia quyền lực, mà là sản phẩm của sự phân công lao động để liên kết và
phối hợp hoạt động chung của một tập thể. Như vậy, thuật ngữ quản lý luôn gắn
liền với tổ chức. [13]
Công tác quản lý là những quy định quản lý các bộ phận quản lý và các mối
quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn của từng người từng bộ phận nhằm hoàn thành
mục tiêu chung của tổ chức. Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng đã nói
đến Công tác quản lý là hàm ý nói đến hệ thống tổ chức được sắp xếp theo thứ
bậc, thành từng nhóm, từng bộ phận và ứng với vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn cụ
thể để cùng thực hiện mục tiêu chung của tổ chức; nói đến quản lý là nói đến các
hoạt động, tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý để đạt được mục
tiêu. Tổ chức và quản lý có mối liên hệ mật thiết, khăng khít lẫn nhau, phụ thuộc
vào nhau. Quản lý là tổng hợp các hoạt động nhằm duy trì và hoàn thiện hệ
thống tổ chức, thúc đẩy hoạt động của tổ chức bảo đảm sự tồn tại và vận hành
của tổ chức, có tổ chức mà không có Công tác quản lý sẽ trở thành một tập hợp
hỗn loạn. Giải quyết vấn đề tổ chức phải dựa trên khả năng quản lý, hệ thống
quản lý phải xuất phát từ hình thức và phương pháp tổ chức. Công tác quản lý
8

với 2 nội dung cơ bản là tổ chức và quản lý không tách rời nhau, chúng gắn
chặt với nhau, chi phối lẫn nhau. Để thực hiện tốt chức năng quản lý phải xây
dựng khung thể chế để mọi cá nhân tổ chức thực hiện, thông qua đó đánh giá
mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người. [13]
Quản lý công trình thủy lợi là một nghệ thuật điều hành xây dựng hệ thống
hoạt động nghiên cứu triển khai, thiết kế, duy tu sửa chữa công trình thủy lợi và
kết hợp tổng thể các nguồn nhân lực với các nguồn vật chất thông qua một chu
trình khép kín của công trình, bằng việc sử dụng các kỹ năng quản lý nhằm đạt
được những mục tiêu như thiết kế ban đầu và mục đích phục vụ của công trình,
đồng thời nhằm đảm bảo phát huy hết năng lực và công suất làm việc của các
công trình thủy lợi
Hiệu quả quản lý công trình thủy lợi chưa đáp ứng với kỳ vọng đầu tư của
nhà nước mà nguyên nhân chính được cho là sự bất cập về Công tác quản lý. Vì
vậy, xây dựng và hoàn thiện Công tác quản lý phù hợp là yếu tố quyết định tính
hiệu quả quản lý các công trình thủy lợi.

1.1.2. Vai trò và đặc điểm của công trình thuỷ lợi
Vai trò của công trình thuỷ lợi
Thủy lợi có vai trò đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó còn
góp phần phát triển công nghiệp và các ngành nghề khác. Các công trình thủy
lợi là công sản của cộng đồng gắn kết với các thành viên của cộng đồng lại vì
mục tiêu sử dụng đầy đủ, có hiệu quả nguồn nước. Thủy lợi là tiền đề, biện pháp
hàng đầu để nâng cao năng suất cây trồng và sử dụng các nguồn lực khác.
Hệ thống công trình thủy lợi nói chung, kênh tưới, trạm bơm, cống ngầm
nói riêng là cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng. Đối với sản xuất nông nghiệp hệ
thống công trình thủy lợi vừa là phương tiện sản xuất, vừa là điều kiện phục vụ
tạo tiền đề cho các biện pháp kỹ thuật liên hoàn khác phát huy hiệu quả. Trong
sản xuất nông nghiệp, việc đảm bảo nước tưới là yếu tố vô cùng quan trọng để
thâm canh tăng năng suất cây trồng.
Công trình thủy lợi không chỉ gắn liền với các hoạt động sản xuất mà còn
liên quan đến các hoạt động đời sống như giao thông, điều hòa khí hậu, môi
trường sinh thái ở các vùng nông thôn. Công trình thủy lợi góp phần làm cho
nông thôn phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội.
9

Các công trình thủy lợi còn có tác dụng ngăn nước, giữ nước, điều tiết dòng
chảy theo ý đồ của con người và đã tạo nên những khả năng to lớn của con
người trong việc khai thác và sử dụng, chế ngự, điều tiết tự nhiên cho phát triển
kinh tế và đời sống. Ngoài ra các công trình thủy lợi còn có tác dụng trong việc
bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái và mở ra những điều kiện phát triển một
số ngành kinh tế mới như du lịch, nuôi trồng thủy sản, giao thông. Như vậy, có
thể thấy vai trò thủy lợi là hết sức to lớn đối với sản xuất nông nghiệp cũng như
các ngành nghề khác mà con người khó có thể tính toán một cách cụ thể hiệu
quả của các công trình thủy lợi mang lại.
Đặc điểm của công trình thuỷ lợi
Công trình thủy lợi nhằm cải tạo thiên nhiên, khai thác các mặt lợi và
khắc phục các mặt hại để phục vụ cho nhu cầu của con người.
Các công trình thủy lợi phải thường xuyên đối mặt trực tiếp với sự
tàn phá của thiên nhiên, trong đó có sự phá hoại thường xuyên và sự phá
hoại bất thường.
Công trình thủy lợi là kết quả tổng hợp và có mối quan hệ mật thiết
hữu cơ về lao động của rất nhiều người trong nhiều lĩnh vực, bao gồm từ các
công tác quy hoạch, nghiên cứu khoa học, khảo sát, thiết kế, chế tạo, thi
công, đến quản lý khai thác.
Chứa đựng rất nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật xây dựng khác nhau.
Ngoài công tác quản lý và sử dụng, các công trình thủy lợi còn mang tính
chất quần chúng. Đơn vị quản lý phải dựa vào dân, vào chính quyền địa
phương để làm tốt việc điều hành tưới, tiêu, thu thủy lợi phí, tu sửa bảo
dưỡng công trình và bảo vệ công trình. Do đó, đơn vị quản lý khai thác các
công trình thủy lợi không những phải làm tốt công tác chuyên môn mà còn
phải làm tốt công tác vận động quần chúng nhân dân tham gia khai thác và
bảo vệ công trình trong hệ thống.

Vốn đầu tư thường là rất lớn theo điều kiện cụ thể của từng vùng, để có
công trình khép kín trên địa bàn mỗi ha được tưới thì bình quân phải đầu tư thấp
nhất 30 – 50 triệu đồng, cao là 100 – 200 triệu đồng.

Các công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu, trong đó tưới tiêu phục vụ cho
10

sản xuất nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt, thủy sản, sản xuất công nghiệp, phát
điện, giao thông, du lịch, chống lũ, ngăn mặn, cải tạo đất, môi trường sinh thái.

Công trình thủy lợi muốn phát huy hiệu quả phải được xây dựng kênh
mương đồng bộ khép kín từ đầu mối đến tận ruộng.

Mỗi công trình, hệ thống công trình thủy lợi chỉ phục vụ cho một vùng nhất
định theo thiết kế không thể di chuyển từ vùng đang thừa nước đến vùng thiếu
nước theo yêu cầu thời vụ, phải đều có một tổ chức Nhà nước, tập thể hay cá
nhân trực tiếp quản lý, vận hành theo yêu cầu của các hộ sử dụng.

Nhiều nông dân được hưởng lợi từ một công trình thủy lợi hay nói cách
khác một công trình thủy lợi phục vụ cho nhiều người dân trong cùng một
khoảng thời gian.

Hệ thống công trình thủy lợi nằm rải rác ngoài trời, trên diện rộng, có khi
qua các khu dân cư, nên ngoài tác động của thiên nhiên, còn chịu tác động của
con người.

Hiệu quả của công trình thủy lợi hết sức lớn lao và đa dang, có loại có thể
xác định được bằng tiền hoặc khối lượng vật chất cụ thể, nhưng có loại không
xác định được.

Riêng về lĩnh vực tưới tiêu thì hiệu quả thực hiện ở mức độ tưới hết diện
tích, tạo khả năng tăng vụ, cấp nước kịp thời đảm bảo yêu cầu dùng nước của
một số loại cây trồng, chi phí quản lý thấp, tăng năng suất và sản lượng cây
trồng… góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân nông thôn.

Việc quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi của cộng đồng này có ảnh
hưởng tới việc quản lý và sử dụng các công trình của cộng đồng khác.

Các công trình thủy lợi không được mua bán như các công trình khác. Do
đó hình thức tốt nhất để quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi là cộng đồng
tham gia.

Về tổ chức quản lý: Hệ thống công trình thủy lợi được xây dựng bằng vốn
ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước do doanh nghiệp
Nhà nước có tên là công ty khai thác công trình thủy lợi trực tiếp khai thác và
bảo vệ. [18]
11

Các công trình thủy lợi phải được quy hoạch và thiết kế xây dựng mang tính
hệ thống đòi hỏi phải dựa trên những cơ sở khoa học cùng với thực tế của từng
địa phương và cần một lượng vốn lớn. Bên cạnh những quy hoạch và thiết kế
xây dựng cần có sự tham gia của chính cộng đồng hưởng lợi trực tiếp từ các
công trình đó và có sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn cũng như việc điều hành thực
hiện quản lý các công trình thủy lợi đó, có như vậy các công trình thủy lợi sau
khi hoàn thành đưa vào sử dụng mới mang lại hiệu quả cao như mong đợi cũng
như đúng với năng lực thiết kế ban đầu.

Từ những đặc điểm trên công tác quản lý khai thác hệ thống thủy lợi cần
phải làm tốt các nội dung cơ bản sau: Một là, quản lý công trình thủy lợi; hai là,
quản lý nguồn nước; ba là, quản lý kinh tế. Những nội dung trên có mối quan hệ
mật thiết, tác động lẫn nhau nên phải đồng thời thực hiện tốt cả 3 nội dung trên
để phục vụ sản xuất, xã hội, dân sinh, an toàn cho các công trình thủy lợi và đạt
hiệu quả cao nhất.

1.1.3. Sự cần thiết của công tác quản lý công trình thủy lợi
Công trình thủy lợi được xây dựng để phục vụ cho những mục đích khác
nhau, trong những điều kiện tự nhiên về khí tượng thủy văn, địa hình, địa chất…
khác nhau. Do đó, công trình thủy lợi rất đa dạng về biện pháp, về hình thức kết
cấu và quy mô công trình. [13]
Công tác quản lý công trình thủy lợi là một công tác nghiệp vụ kỹ thuật
phức tạp, nhiệm vụ của công tác là: Tận dụng triệt để năng lực thiết kế của công
trình để phục vụ sản xuất; Đảm bảo an toàn toàn tuyệt đối khi vận hành và khai
thác. [14]

Quản lý công trình thủy lợi là một nhiệm vụ trọng yếu trong công tác quản
lý khai thác hệ thống thủy lợi, nhằm bảo đảm công trình hoạt động bình
thường và phát huy hết tiềm lực của nước. [13] Đảm bảo hệ số tưới mặt ruộng
như đã xác định trong quy hoạch, cung cấp nước và thoát nước khi cần. Hệ số
lợi dụng kênh mương lấy tương ứng với tình trạng đất của khu vực theo quy
phạm thiết kế kênh tưới.

Các công trình thuỷ lợi đều được xây dựng theo phương châm "Nhà nước
và nhân dân cùng làm”. Nguồn vốn lấy từ ngân sách Nhà nước, vốn vay, vốn địa
12

phương hoặc trích từ thuỷ lợi phí của các Công ty khai thác công trình thuỷ lợi
và nhân dân đóng góp,... Công trình được hoàn thành sẽ mang lại hiệu quả kinh
tế cao trong một thời gian dài nếu khai thác và quản lý tốt. Khai thác và quản lý
các công trình thuỷ lợi tốt sẽ nâng cao được hệ số sử dụng nước hữu ích, giảm
bớt lượng nước rò rỉ, thẩm lậu, nâng cao tính bền vững của hệ thống, giảm bớt
chi phí tu sửa. Mặt khác, khai thác và quản lý tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho việc thực hiện kế hoạch dùng nước, thực hiện chế độ và kỹ thuật tưới phù
hợp với yêu cầu kỹ thuật của nông nghiệp, ngăn ngừa được hiện tượng đất bị lầy
hoá, tái mặn hoặc bị rửa trôi do tình trạng sử dụng nước bừa bãi gây nên. [13] Vì
vậy, quản lý công trình thủy lợi sẽ kéo dài thời gian sử dụng công trình, nâng
cao hiệu ích dùng nước.

Các công trình thủy lợi có đặc điểm: Các công trình thi công kéo dài, nằm
dải rác trên diện rộng, chịu sự tác động của thiên nhiên và con người. Thông qua
công tác quản lý công trình thủy lợi để kiểm tra và đánh giá mức độ chính xác
của các khâu quy hoạch, thiết kế, thi công. Vì vậy không ngừng cải tiến quản lý
công trình làm cho công tác này ngày càng tốt hơn là trách nhiệm rất lớn
của những người làm công tác quản lý. [14]

1.1.4. Những nguyên tắc và cơ chế quản lý công trình thủy lợi
Công tác quản lý công trình thủy lợi là tổng hợp các đơn vị bộ phận có mối
liên hệ và quan hệ vừa độc lập, vừa phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá,
được giao trách nhiệm quyền hạn nhất định, được bố trí theo từng cấp để cùng
thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý công trình.

* Các nguyên tắc quản lý:


- Thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của từng cấp và sự thống nhất,
thông suốt từ trung ương đến địa phương, từ cấp cao đến cấp thấp.
- Tinh gọn, hợp lý, hiệu lực, phù hợp với từng địa phương, khu vực với
quy mô, phạm vi, tính chất, đặc điểm của từng công trình.
- Bảo đảm sự mềm dẻo, linh hoạt và thích nghi nhanh với sự thay đổi của
môi trường kinh doanh và đặc điểm tổ chức sản xuất nông nghiệp.
- Có phạm vi kiểm soát hữu hiệu, không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn.
13

- Bảo đảm hiệu quả, huy động triệt để sự phối hợp của các thành phần kinh
tế, người hưởng lợi và bộ máy chính quyền các cấp. Gắn quyền lợi và trách
nhiệm giữa Nhà nước, người hưởng lợi với tổ chức quản lý, giữa tổ chức quản
lý với người sử dụng dịch vụ, giữa cá nhân và tổ chức.
- Các nguyên tắc trên có mối quan hệ mật thiết với nhau vì vậy không được
xem nhẹ nguyên tắc nào.

* Cơ chế quản lý các công trình thủy lơi:


- Trong giai đoạn từ 2006 - 2014, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách,
quy định trong đầu tư quản lý, khai thác công trình thủy lợi với các Nghị định,
Quyết định, Thông Tư đã tạo điều kiện tăng cường công tác quản lý Nhà nước
về thủy lợi, nâng cao năng lực quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi, cơ
chế quản lý và sử dụng các công trình thuỷ lợi cần thực hiện đồng bộ và nhất
quán một số vấn đề sau:
- Tập trung chỉ đạo phát triển đa dạng các mô hình quản lý và sử dụng
(HTX dịch vụ nông nghiệp, tổ tự quản, các hiệp hội) phù hợp với thực tế của địa
phương.
- Đối với các công trình nhỏ phát huy tác dụng trong phạm vi thôn xóm
nên thành lập tổ tự quản và tổ dùng nước.
- Bên cạnh đó, cần tăng cường mở rộng các mô hình quản lý tư nhân nhận
thầu công trình.
- Thành lập ra ban kỹ thuật chuyên môn giao trách nhiệm quản lý, duy tu
bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn đào tạo kiến thức quản lý khai tác, sử
dụng và bảo vệ công trình thuỷ lợi cho các thành viên trong ban quản lý, cộng
đồng hưởng lợi, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công trình để nâng cao
năng lực quản lý khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi, đảm bảo cho công
trình hoạt động an toàn hiệu quả.
- Thực hiện tốt các văn bản pháp quy của Nhà nước và của tỉnh về công tác
quản lý và bảo vệ công trình.
- Xây dựng cơ chế chính sách phải phù hợp với điều kiện thực tế về hiện
trạng các công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện và khả năng tham gia của người
dân, đồng thời phải tôn trọng ý kiến cơ sở.
14

- Cần có sự chỉ đạo tham gia phối hợp giữa các cấp, ngành trong việc
chuyển giao và tổ chức quản lý sử dụng và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
- Tổ chức tuyên truyền và vận động nhân dân bằng các phương tiện thông
tin đại chúng. Nêu cao điển hình tiên tiến ở cơ sở để địa phương khác trong
huyện học tập và làm theo.
- Có chính sách hợp lý về hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, khuyến khích và tạo
điều kiện thuận lợi cho các ban quản lý công trình thuỷ lợi hoạt động tốt.
- Ban quản lý công trình thuỷ lợi phải xây dựng được quy chế quản lý sử
dụng và bảo vệ công trình thuỷ lợi do mình trực tiếp quản lý.
- Việc thu chi của ban quản lý công trình đều được công khai đến các cộng
đồng và đảm bảo nguyên tắc quản lý tài chính theo quy định của Nhà nước
- Sau khi đã phân cấp, chuyển giao quản lý và sử dụng các công trình thuỷ
lợi thì các địa phương cần xây dựng ban tự quản, thông qua các nhóm sử dụng
nước được thành lập theo các nhóm hộ sử dụng nước cùng trên một tuyến kênh
hoặc vị trí cư trú trong thôn xóm. Mỗi công trình có một ban tự quản do chính
cộng đồng bầu ra, có cơ chế và nghị quyết hoạt động như một HTX dùng nước.
- Chức năng làm việc của ban tự quản các công trình thuỷ lợi, là một tổ
chức thay mặt và tạo điều kiện cho các thành viên trong cộng đồng hưởng lợi
thực hiện một số công việc.
- Đóng góp ý kiến, kiến nghị với các cơ quan tư vấn trong khảo sát, thiết kế
và thi công công trình một cách có hiệu quả nhất, bởi vì họ là người trực tiếp
sống và làm việc ở nơi xây dựng công trình và cũng là người trược tiếp quản lý
và sử dụng công trình đó sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng.
- Huy động sự đóng góp sức người và sức của vào việc xây dựng công
trình cũng như công tác duy tu bảo dưỡng và sửa chữa.
- Tham gia giám sát thi công cho đến khi hoàn thành công trình và nhận
bàn giao quản lý và sử dụng công trình.
- Tổ chức các lớp tập huấn về quy trình vận hành công trình, kỹ thuật sử
dụng nước của các thành viên trong ban tự quản cũng như cho các cộng đồng
hưởng lợi.

1.1.5. Nội dung quản lý công trình thủy lợi trong giai đoạn vận hành
“Quản lý công trình thủy lợi trong giai đoạn vận hành là một nghệ thuật
15

điều hành xây dựng hệ thống hoạt động vận hành triển khai sử dụng công trình,
quản lý hồ sơ kỹ thuật công trình, đảm bảo hồ sơ lưu trữ để phục vụ quá trình
vận hành và duy tu sửa chữa công trình thủy lợi và kết hợp tổng thể các nguồn
nhân lực với các nguồn chi phí, vật chất thông qua một chu trình khép kín của
công trình, bằng việc sử dụng các kỹ năng quản lý nhằm đạt được những mục
tiêu như thiết kế ban đầu và mục đích phục vụ của công trình, đồng thời nhằm
đảm bảo phát huy hết năng lực và công suất làm việc của các công trình thủy
lợi”.
Các công trình thủy lợi cần được quản lý theo pháp lệnh khai thác và bảo vệ
công trình thủy lợi. Cần phải ban hành các luật cụ thể về khai thác sử dụng các
công trình thủy lợi để hướng các cá nhân, các công ty, doanh nghiệp có các hoạt
động kinh doanh sản xuất phù hợp với mục đích bảo vệ công trình. Công trình
thủy lợi cần phải giao cho các tổ chức của địa phương đặc biệt quan tâm tới
cộng đồng quản lý dưới các hình thức ban tự quản và nhóm sử dụng nước. Mặt
khác, phải điều tra hiện trạng các công trình thủy lợi, lên quy hoạch duy tu, sửa
chữa và bảo vệ công trình. Khẩn trương tiến hành các chương trình dự án duy tu,
sửa chữa, nâng cấp và làm mới các công trình để đảm bảo cho sự phát triển. [13]
[14]
Việc quản lý các công trình thủy lợi trong giai đoạn vận hành bao gồm 03 nội
dung chính:

* Quản lý kỹ thuật công trình thủy lợi


- Quản lý hồ sơ kỹ thuật: Nhằm mục đích lưu trữ tài liệu liên quan đến những
thay đổi về tình trạng kỹ thuật của công trình, làm cơ sở dữ liệu cho công tác quản lý và
bảo trì công trình khi cần thiết.

+ Hồ sơ kỹ thuật: Hồ sơ hoàn công, hồ sơ đăng ký kiểm tra hồ đập, hồ sơ kiểm


định hồ đập, hồ sơ bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa, sự cố công trình (nếu có),.v.v. các văn
bản pháp quy; các biên bản kiểm tra định kỳ và đột xuất; các biên bản nghiệm thu; các
băng ghi hình, đĩa CD, ảnh chụp, v.v. có liên quan đến côngtrình.

+ Yêu cầu quản lý hồ sơ và cập nhật số liệu: Phải được sắp xếp một cách có hệ
thống, theo đúng quy định về công tác văn thư lưu trữ, phải thuận lợi trong quá trình sử
16

dụng. Phải có tàng thư lưu trữ, phải có bộ phận chuyên trách có nghiệp vụ quản lý và
phân loại hồ sơ.

+ Phân cấp quản lý hồ sơ kỹ thuật: Chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm và ra các
quyết định cho đơn vị chuyên môn cấp dưới quản lý. Cụ thể như sau:

• Công trình Thủy lợi Trung ương quản lý thì Tổng cục Thủy lợi phải quản lý
danh mục hồ sơ hoàn công công trình, kênh mương, hồ đập, v.v. hồ sơ kiểm định.v.v.
Tùy theo quy mô và cấp công trình, Tổng cục Thủy lợi ủy quyền cho các đoạn quản lý
giao thông quản lý hồ sơ và quản lý hoạt động khai thác.

• Công trình Thủy lợi do địa phương quản lý thì các Sở NN&PTNT địa phương
quản lý và lưu trữ hồ sơ hoàn công xây dựng ban đầu ( bản sao), hồ sơ hoàn công các
lần sửa chữa, kiểm định, các biên bản xử lý và các văn bản khác liên quan. Đối với các
thành phố trực thuộc Trung ương thì Sở NN&PTNT giao cho các Công ty TNHH MTV
Thủy lợi quản lý.

• Ngoài ra, nội dung hoạt động quản lý khai thác có công tác sửa chữa thường
xuyên, sửa chữa vừa và nhỏ, vẫn theo mô hình truyền thống, do vậy hồ sơ nghiệm thu,
hoàn công của các hạng mục công việc này đều phải được lưu trữ, nhằm phục vụ cho
công tác thẩm tra, thẩm định an toàn hồ đập hoặc cải tạo, nâng cấp công trình.

- Kiểm tra theo dõi tình trạng kỹ thuật công trình:

+ Đối tượng kiểm tra theo dõi tình trạng kỹ thuật của công trình là kênh, mương,
tràn xả lũ, đập, hệ thống tưới tiêu, cánh phai quản lý vận hành điều tiết nước, các công
trình khác có liên quan đến an toàn hồ đập. Các chủ thể quản lý phải xây dựng kế hoạch
sau:

• Xây dựng kế hoạch kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất.

• Xây dựng quy trình kiểm tra, nhân lực kiểm tra, chế độ báo cáo.

• Lập sổ theo dõi

• Xây dựng kế hoạch phối kết hợp với các cơ quan chuyên ngành để có biện pháp
kiểm tra..
17

+ Hoạt động kiểm tra tiến hành theo các hình thức sau Kiểm tra thường xuyên,
kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra đặc biệt (xem Hình 1.1 )

Hình 1.1: Hình thức kiểm tra tình trạng kỹ thuật công trình thủy lợi

• Kiểm tra thường xuyên: Do đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật trực tiếp quản lý
công trình thực hiện.

Cập nhật các tài liệu quan trắc mưa trên lưu vực, dòng chảy, mực nước hồ, quan
trắc đập: thấm, chuyển vị, bồi lắng lòng hồ… để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá
hiện trạng công trình.

* Kiểm tra đập ngăn nước

- Đỉnh đập: kiểm tra hiện tượng nứt nẻ, biến dạng không bình thường, nước
đọng; sự ổn định của tường chắn sóng.

- Mái thượng lưu: kiểm tra sự ổn định của lớp bảo vệ mái thượng lưu (các hiện
tượng bong tróc, xô tụt…), ổn định của mái đập (vết nứt, cung trượt, hố sụt…) tổ mối,
cây dại mọc trên mái; kiểm tra về hiện tượng nước xoáy không bình thường tại mặt
nước sát đập.

- Mái hạ lưu: kiểm tra sự ổn định của mái đập (vết nứt, cung trượt, hố sụt…); sự
làm việc của thiết bị tiêu nước thấm, hệ thống rãnh tiêu nước, khả năng bảo vệ mái của
cỏ. Kiểm tra tổ mối, hang động vật, cây dại mọc trên mái. Kiểm tra nước thấm có xuất
hiện ngoài phạm vi thiết bị tiêu nước (chân đập, trên mái), độ đục của nước thấm.
18

* Kiểm tra cống

- Kiểm tra sự làm việc của kênh dẫn nước (tắc, sạt lở,…)

- Kiểm tra tháp cống (rạn nứt, rò rỉ nước), cầu công tác (lún không đều, rạn nứt,
đứt gãy);

- Kiểm tra cửa ra cống, bể tiêu năng và sân sau bể tiêu năng (rạn nứt, đứt gẫy, cát
sỏi trong bể);

- Kiểm tra các bộ phận và sự hoạt động của thiết bị đóng mở và cửa van, sự ổn
định của nguồn điện;

- Kiểm tra dòng chảy qua cống: độ đục, lưu lượng có bình thường, các hiện
tượng gầm rú, rung động cửa van bất thường khi mở cống, sự rò rỉ nước khi đã đóng
cửa van.

- Các hiện tượng phá hoại khác.

* Kiểm tra tràn xả lũ

- Kiểm tra kênh dẫn, cửa vào tràn có bị cản trở dòng chảy;

- Kiểm tra tràn về các hiện tượng rạn nứt, đứt gẫy, bong tróc bề mặt; ảnh hưởng
của các vật cản (thân cây trôi nổi, đá lăn …. ) đến thoát lũ và tiêu năng của tràn.

- Kiểm tra cửa van về tình trạng các mối hàn, bu lông liên kết, mức độ han gỉ,
nứt, gãy, thủng, mục, tình hình làm việc của bánh xe lăn, bánh xe cữ, vật chắn nước.

- Kiểm tra các bộ phận và sự hoạt động của thiết bị đóng mở; kiểm tra sự ổn định
của nguồn điện.

- Kiểm tra sự làm việc của các thiết bị quan trắc; các thiết bị chiếu sáng trên công
trình.

Kiểm tra định kỳ: Bao gồm kiểm tra định kỳ quý, kiểm tra định kỳ tháng và kiểm tra
các hạng mục giống kiểm tra thường xuyên có thêm một số hạng mục của cống :

- Kiểm tra cửa van về tình trạng các mối hàn, bu lông liên kết, mức độ han gỉ,
nứt, gãy, thủng, mục, tình hình làm việc của bánh xe lăn, bánh xe cữ, vật chắn nước.

- Kiểm tra hiện tượng rạn nứt, đứt gẫy, bong tróc bê mặt lòng sông, khớp nối….
19

Ngoài việc đánh giá chung tình trạng công trình, khả năng làm việc trong mùa lũ, đề
xuất biện pháp sửa chữa, cải tạo để công trình làm việc an toàn trong mùa lũ, còn phải:

- Phân tích, đánh giá kết quả sử dụng, duy tu bảo dưỡng và bảo vệ công trình kể
từ đợt kiểm tra lần trước;

- Kiểm tra việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, vận hành,
khai thác và bảo vệ công trình;

- Kiểm kê vật tư, dụng cụ, phương tiện phòng chống lụt bão;

- Kiểm điểm rút kinh nghiệm về việc triển khai phòng chống lũ nằm trước để bổ
sung cho năm nay.

• Kiểm tra đột xuất: Xảy ra trong trường hợp có biến động trong quá trình khai
thác hoặc do tác động của thiên nhiên ( bão, lũ, động đất, hoặc tai nạn, cháy nổ, v.v.) có
thể gây mất an toàn cho công trình. Công tác này có thể do chủ đầu tư trực tiếp thành
lập đoàn kiểm tra hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật
pháp.

• Kiểm tra đặc biệt: Do chủ đầu tư hoặc cấp lãnh đạo trực tiếp của đơn vị quản lý
công trình ra quyết định. Tất cả các loại hình kiểm tra đều phải có hồ sơ và làm báo cáo
lên cấp trên các trường hợp đã được ủy quyền giải quyết.

- Phân loại đánh giá tình trạng kỹ thuật công trình: Đây là việc rất cần thiết
nhằm đạt các mục tiêu sau:

+ Mức độ an toàn của công trình đang khai thác.

+ Các phát sinh làm thay đổi kiến trúc, kết cấu của công trình.

+ Lập kế hoạch sửa chữa nếu thấy công trình có sự sai khác, xuống cấp so với ban
đầu.

+ Tính toán hiệu quả KT-XH của việc đầu tư dự án.

- Hồ sơ đăng ký công trình: Nhằm mục đích cung cấp các tài liệu gốc cho công
tác quản lý kỹ thuật công trình. Các tuyến kênh, công trình hồ đập khi bắt đầu đưa vào
khai thác phải tiến hành “đăng ký công trình” để xác định tình trạng kỹ thuật ban đầu và
20

sau 10 – 15 năm cần đăng ký lại để xác định sự thay đổi các yếu tố kỹ thuật trong quá
trình khai thác. Hồ sơ đăng ký được lập riêng cho Kênh/Đập, được lưu trữ tại đơn vị
Quản lý và sửa chữa thủy lợi và gửi về cơ quan quản lý chuyên ngành cấp trên.

* Quản lý công tác tổ chức vận hành:


- Quản lý hành lang an toàn công trình thủy lợi:

+ Hồ sơ bao gồm:

• Sơ đồ duỗi thẳng, thể hiện đầy đủ tuyến kênh, mương, khoảng lưu không
hai bên kênh, cọc mốc lộ giới, các công trình vi phạm lấn chiếm nằm trong phạm vi
hành lang an toàn kênh.

• Các biên bản bàn giao với địa phương về cọc mốc lộ giới

• Các biên bản cam kết không lấn chiếm, vi phạm hành lang an toàn công
trình thủy lợi của các hộ dân cư sống hai bên kênh

+ Trách nhiệm quản lý hành lang an toàn công trình thủy lợi: Các đơn vị quản lý
có trách nhiệm quản lý theo quy định của pháp luật.

- Quản lý biện pháp bảo vệ công trình: Để đảm bảo công tác khai thác được tốt thì
đầu tiên phải có biện pháp bảo vệ công trình bao gồm các hoạt động sau:

+ Quá trình khai thác không được vượt quá công suất (tải trọng) thiết kế.

+ Các hư hỏng phải được báo cáo kịp thời với chủ đầu tư hoặc cấp trên trực tiếp
để đưa ra biện pháp xử lý.

+ Bộ phận quản lý phải thực hiện kiểm tra theo dõi tình trạng kỹ thuật công
trình, lên kế hoạch bảo trì các hư hỏng kịp thời.

+ Có phương án bảo vệ công trình trước những tác động đột xuất của thiên
nhiên, của biến đổi khí hậu, của con người ( các hành vi vi phạm luật thủy lợi, xâm hại
đến công trình)

- Quản lý công tác bảo trì, duy tu, sửa chữa, nâng cấp công trình: Công trình trải
qua thời gian khai thác sẽ xuất hiện các hư hỏng cần được phát hiện và BDSC kịp thời
nhằm đảm bảo hiệu quả công tác khai thác.
21

+ Các thông số thiế t kế , kỹ thuật, công nghệ của công trình; hạng mục công trình
và máy móc, thiết bị chính.

+ Quy định đối tượng, phương pháp và tần suất thực hiê ̣n kiểm tra công trình và
máy móc, thiế t bi.̣

+ Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình và máy móc, thiế t
bi ̣ phù hợp với từng bộ phận công trình, loại công trình và thiết bị lắp đặt vào công
trình.

+ Quy định thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào công
trình.

+ Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình, xử lý các trường
hợp công trình bị xuống cấp.

+ Thời gian sử dụng công trình và máy móc, thiết bị theo quy định.

+ Quy định về nội dung, thời gian đánh giá định kỳ đối với công trình phải đánh
giá an toàn trong quá trình khai thác sử dụng theo quy định của pháp luật có liên quan.

+ Xác định thời điểm, đối tượng và nội dung cần kiểm định định kỳ.

+ Quy định thời điểm, phương pháp, chu kỳ quan trắc đối với công trình có yêu
cầu thực hiện quan trắc.

+ Các chỉ dẫn khác liên quan đến bảo trì công trình, máy móc, thiết bị và quy định
các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực
hiện bảo trì.

+ Sử dụng công trình: Dựa vào tình hình và đặc điểm công trình, điều kiện dự
báo khí tượng thuỷ văn và nhu cầu nước trong hệ thống bộ phận quản lý phải xây
dựng kế hoạch lợi dụng nguồn nước. Trong quá trình lợi dụng tổng hợp cần có tài liệu
dự báo khí tượng thuỷ văn chính xác để nắm vững tình hình và xử lý linh hoạt nhằm
đảm bảo công trình làm việc an toàn. [1] [2] [3] [4]

+ Công tác quan trắc: Cần tiến hành quan trắc thường xuyên, toàn diện. Nắm
vững quy luật làm việc và những diễn biến của công trình đồng thời dự kiến các khả
22

năng có thể xẩy ra. Kết quả quan trắc phải thường xuyên đối chiếu với tài liệu thiết kế
công trình để nghiên cứu và xử lý. [1] [2] [3] [4]

+ Công tác bảo dưỡng: Cần thực hiện chế độ bảo dưỡng thường xuyên và định
kỳ thật tốt để công trình luôn làm việc trong trạng thái an toàn và tốt nhất. Hạn chế mức
độ hư hỏng các bộ phận công trình. [1] [2] [3] [4]

+ Công tác sửa chữa: Phải sửa chữa kịp thời các bộ phận công trình hư hỏng,
không để hư hỏng mở rộng, đồng thời sửa chữa thường xuyên, định kỳ.

+ Công tác phòng chống lũ lụt: Trong mùa mưa, bão, cần tổ chức phòng chống,
chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu cần thiết và chuẩn bị các phương án ứng cứu đối
phó kịp thời với các sự cố xẩy ra. [1] [2] [3] [4]

+ Việc duy tu, BDSC: Căn cứ trên cơ sở hoạt động kiểm tra theo dõi tình trạng
kỹ thuật công trình, từ đó đề xuất kế hoạch, lập dự toán, trên cơ sở định mức và duyệt
cấp có thẩm quyền ra quyết định.

+ Hồ sơ nâng cấp, cải tạo công trình: Thực hiện đúng như một dự án đầu tư xây
dựng(DAĐTXD)

+ Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thuỷ lợi thực hiện các nội dung sau để
sửa chữa thường xuyên:

a) Lập, trình phê duyệt kế hoạch sửa chữa thường xuyên;

b) Tổ chức lập, phê duyệt hồ sơ kỹ thuật các hạng mục sửa chữa thường xuyên;

c) Tổ chức thực hiện sửa chữa thường xuyên: Thay thế máy móc thiết bị, nạo vét
kênh mương, tu sửa công trình;

d) Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, bàn giao;

đ) Lập hồ sơ thanh quyết toán, lưu trữ hồ sơ;

e) Báo cáo kết quả thực hiện sửa chữa thường xuyên về chủ quản lý.

+ Kinh phí bảo trì tài sản kế t cấ u ha ̣ tầ ng thuỷ lợi được lấ y từ nguồ n tài chiń h
trong quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi và nguồn hợp pháp khác.
23

+ Dự toán bảo trì được xác đinh


̣ căn cứ vào quy trình bảo tri,̀ tiêu chuẩn quốc gia,
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức, đơn giá do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền ban hành. Đối với nội dung, hạng mục chưa có định mức được áp dụng định
mức tương tự được cơ quan có thẩm quyền ban hành.

+ Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi sử dụng lao động của đơn vị thực
hiện công tác kiểm tra, bảo dưỡng và chỉ được chi tiền nguyên, nhiên, vật liệu, công cụ,
dụng cụ. Trường hợp lao động không đảm bảo được thuê khoán nhân công thời vụ.

- Quản lý hoạt động ảnh hưởng ( tác động gây ảnh hưởng đến môi trường, công
trình kế cận và ngược lại):

+ Khi đưa công trình vào khai thác, đương nhiên công trình sẽ chịu ảnh hưởng
bởi yếu tố khách quan hoặc chủ quan như: Tác động của thiên nhiên như bão, lũ, động
đất, sóng thần, hoạt động của núi lửa, v.v. hoặc con người, thiết bị sử dụng công trình.

+ Ngoài ra, trong quá trình hoạt động có những công trình kế cận cũng hoạt
động như: Công trình có trọng tải lớn hơn, công trình khai thác với tần suất cao, v.v.
đặt kế cận công trình, khi hoạt động sẽ làm thay đổi tính chất cơ lý của lớp đất nền dưới
đáy kênh, ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến nền móng công trình. Đây được xem là một
trong những yếu tố khách quan gây ảnh hưởng đến hoạt động QLKT

* Quản lý hoạt động thu phí trong vận hành


Đối tượng phục vụ chủ yếu của Doanh nghiệp quản lý khai thác công trình
thuỷ lợi là nông nghiệp mà chủ yếu là trồng trọt, việc cung ứng đủ nước cho cây
trồng phát triển theo thời vụ từng thời kỳ sinh trưởng (bao gồm cả tưới và tiêu).
Sản phẩm “dịch vụ nước” cũng là hàng hoá vì nó có 2 thuộc tính giá trị và giá trị
sử dụng.

Về giá trị bao gồm 3 bộ phận: một là giá trị tư liệu sản xuất đã hao phí,
hai là giá trị quỹ lương để trả cho người lao động trực tiếp và gián tiếp trong
doanh nghiệp, ba là giá trị thặng dư. Về giá trị sử dụng nó cũng thoả mãn nhu
cầu cho người dùng nước vào sản xuất và sinh hoạt.

Dịch vụ nước là hàng hoá nhưng nó là hàng hoá đặc biệt: Quá trình sản
xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ, sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đấy không tiêu
24

thụ là bỏ phí vì loại dịch vụ này không lưu kho tích trữ như các hàng hoá khác
được. Dịch vụ nước của các doanh nghiệp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi
là duy nhất và không có hàng thay thế, là hàng hoá nhưng cho đến nay chưa
được xác định thống nhất và chuẩn xác, hiện nay đang dùng đơn vị là ha đất gieo
trồng diện tích tưới, tiêu, tưới cho một ha thì có thể tính được, nhưng tiêu thì rất
khó xác định vì lượng mưa hằng năm rất khác nhau, đây là một khó khăn lớn
trong việc xác định chi phí để xác định giá bán của doanh nghiệp.

Tuy có hạch toán kinh tế nhưng ở đây chưa hạch toán đầy đủ, trong phần
chi phí giá trị tư liệu sản xuất chưa tính đủ. Từ năm 1984 theo Nghị định
112/HĐBT và đến nay khi trích khấu hao cơ bản tài sản cố định các doanh
nghiệp chỉ tính phần máy móc thiết bị, không trích phần tài sản thuộc công trình
đất xây đúc và các loại máy bơm có công suất 8.000 m3/h trở lên. Giá bán sản
phẩm dịch vụ nước do Nhà nước quy định, quan hệ giữa người mua và người
bán bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố bởi tính độc quyền của sản phẩm, tính xã hội
của sản phẩm, quan hệ cung cầu và giá cả ở đây không phản ánh đủng bản chất
vận động của nó, người nông dân không có quyền lựa chọn sản phẩm, người bán
cũng không có quyền lựa chọn người mua, quan hệ mua bán thiếu sòng phẳng,
người mua không nộp thuỷ lợi phí người bán vẫn phải phục vụ.

Sản phẩm thu được của các doanh nghiệp quản lý khai thác công trình
thuỷ lợi gắn liền và chịu ảnh hưởng lớn của sản xuất nông nghiệp. Thủy lợi phí
là nguồn thu chủ yếu được tính bằng % so với sản lượng thu hoạch của nông
dân, đến nay nhà nước miễn thuỷ lợi phí cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối. Do đó việc tính toán hiệu
quả kinh tế là rất khó khăn không phản ánh đúng nội tại của nó, trong khi hoạt
động thường mang tính rủi ro cao trong điều kiện thiên tai thời tiết ngày càng
diễn biến phức tạp.

Đặc điểm nổi bật trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp quản lý khai
thác công trình thuỷ lợi là mất cân đối thu chi, chi thường lớn hơn thu, số thu ít
gần như được ổn định trong khi các khoản chi lại nhiều, lượng của mỗi khoản
chi lớn lại mang tính chất tức khắc: như chi trả tiền điện, mua sắm thiết bị phụ
25

tùng, chi lương cho cán bộ công nhân viên, các khoản chi này thường chiếm tỷ
trọng 60-65% tổng số phải chi.

Mặt khác hoạt động tưới tiêu lại phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên,
nên kết quả và chi phí luôn biến động, biến đổi theo từng vụ, từng năm với mức
chênh lệch rất lớn trong khi đó diện tích phục vụ lại không thay đổi mấy. Với
những năm thời tiết thuận lợi mưa gió thuận hoà thì doanh nghiệp hoạt động ít
và chi phí giảm. Ngược lại những năm thời tiết khó khăn, khắc nghiệt, doanh
nghiệp hoạt động nhiều, chi phí tăng.

1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý công trình thủy lợi
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý công trình thủy lợi bao gồm
những nhân tố sau:

Việc quản lý nhà nước đối với công trình thủy lợi có rất nhiều yếu tố tác
động tới, đối với các nhân tố khách quan, ta có thể kể đến như:

Sự tăng trưởng, ổn định và phát triển chúng của nền kinh tế thế giới, kinh tế
trong nước cũng có ảnh hưởng tới những chính sách phát triển hay quản lýcông
trình.

Sự ổn định của nền kinh tế trong nước cũng có tác động mạnh tới việc quản
lý công trình thủy lợi bởi trong nền kinh tế thị trường thì bất kỳ hoạt động quản
lý kinh doanh nào cũng bị nền kinh tế dẫn dắt.

Yếu tố tổ chức quản lý và sử dụng: Là hình thức tổ chức quản lý và sử dụng


công trình thủy lợi dưới hình thức hợp tác xã dùng nước hay nhóm hộ dùng
nước, sự kết hợp giữa quản lý của chính quyền địa phương với cộng đồng, sự
đồng nhất giữa người quản lý và người sử dụng công trình.

Trình độ quản lý, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý và trình
độ nhận thức của nông dân. Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến tính bền
vững và hiệu quả sử dụng các công trình thủy lợi.

Tác dụng của nước đến công trình thủy lợi: Tác dụng cơ học của nước tới
công trình thủy lợi là áp lực nước ở dạng tĩnh hoặc động. Trong đó, áp lực thủy
26

tĩnh thường là lớn nhất và thường đóng vai trò quyết định đến điều kiện làm việc
và ổn định của công trình.

Tác dụng lý, hóa học của nước thể hiện ở nhiều dạng khác nhau như dòng
nước có thể bào mòn công trình, đặc biệt khi dòng nước có lưu tốc lớn và nhiều
bùn cát. Ở nơi có lưu tốc lớn và do kết cấu công trình thủy lợi có thể sinh ra lưu
vực chân không, gây hiện tượng xâm thực bề mặt công trình. Các bộ phận làm
bằng kim loại có thể bị rỉ, phần bê tông có thể bị nước thấm xâm thực. Dưới tác
dụng của dòng nước làm cho nền công trình có thể bị sói mòn cơ học, hóa học
lôi cuốn đất làm rỗng nền, hoặc hòa tan các chất trong nền có thạch cao, muối và
các chất hòa tan khác.

Tác dụng sinh học của nước: Các sinh vật có thể bám vào các công trình
thủy lợi làm mục nát gỗ, bêtông, đá, mối làm rỗng thân đê, thân đập, làm sập
nền công trình.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tác động bất lợi cho công tác quản lý công
trình thủy lợi:

Công tác quản lý công trình thủy lợi thủy lợi hiện đang phải đối mặt với
nhiều rủi ro liên quan đến thời tiết, khí hậu. Việc quản lý khai thác công trình
thủy lợi có thể chịu tác động lớn bởi hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn do biến đổi
khí hậu, nước biển dâng gây ra.

Tác động của biến đổi khí hậu, các tác động bất lợi của quá trình phát triển,
những hiện tượng cực đoan về thời tiết, khí hậu, đe dọa an toàn đập và tăng nguy
cơ lũ cho vùng hạ du, hạn hán và xâm nhập mặn sẽ diễn ra ngày càng nghiêm
trọng. Sự phân phối dòng chảy trong năm là bất lợi, mực nước các sông có xu
hướng cạn thấp dần trong mùa khô, nhưng lại dâng cao về mùa lũ, gây khó khăn
cho công tác tưới tiêu. Các thiên tai nghiêm trọng như lũ quét, lũ lụt, xụt lở đất
luôn xảy ra phá hoại các công trình thủy lợi nhỏ.

Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp luật có tính chất quản lý, định
hướng đối với việc quản lý. Vì thế, khi hệ thống pháp luật đầy đủ thuận tiện thì
cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý công trình thủy lợi.
27

Mỗi địa phương đều có những đặc thù riêng, vì vậy trong công tác chỉ đạo
quản lý ngoài việc tuân thủ các quy định của nhà nước thì các cơ quan cũng nên
xem xét thực tế địa phương để đưa ra những văn bản, quyết định cho phù hợp
với địa phương ấy sao cho đạt hiệu quả cao.

Yếu tố xã hội: Bao gồm các đặc điểm và các yếu tố xã hội liên quan đến
người sử dụng như tính cộng đồng, trình độ kỹ thuật, tập quán canh tác của nông
dân. Đặc biệt những người dễ bị tổn thương có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản
lý và sử dụng công trình thủy lợi.

Điều kiện tại chỗ có liên quan chặt chẽ tới xây dựng công trình thủy lợi:
Điều kiện thiên nhiên như địa hình, địa vật, địa chất, khí tượng thủy văn…có
ảnh hưởng sâu rộng và nhiều mặt hơn bất kỳ loại công trình xây dựng nào.
Những yếu tố tự nhiêu ấy nhiều khi có ảnh hưởng quyết định đến quy mô, hình
thức kết cấu, điều kiện làm việc lâu dài của công trình thủy lợi.

Trong thiên nhiên, sự tổng hợp các điều kiện không nơi nào giống nhau cho
nên hầu như công trình thủy lợi nào cũng có những đặc điểm riêng.

Thực tế xây dựng công trình thủy lợi do tài liệu thủy văn không đầy đủ,
không chính xác nên công trình thủy lợi được xây dựng nhưng khả năng tháo lũ
không đủ, gây nguy hiểm khi lũ lớn, nhiều trạm thủy điện không chạy đủ công
suất.

Điều kiện thi công: Các công trình thủy lợi vô cùng phức tạp, địa điểm xây
dựng thường là ở ngay lòng sông, lòng suối, luôn luôn bị nước lũ, nước ngầm uy
hiếp, vấn đề dẫn dòng, tháo lũ, giải quyết nước ngầm, hố móng ở sâu xử lý nền
móng phức tạp kéo dài, nên có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả khai thác và sử
dụng công trình.

Hiệu quả quản lý thấp:

Công trình xuống cấp nhanh, sử dụng nước lãng phí.

Hệ thống tài chính yếu kém, chủ yếu dựa vào nguồn thu từ ngân sách nhà
nước, phương thức cấp phát và nghiệm thu không dựa vào chất lượng dịch vụ
28

tưới, tiêu.

Tổ chức thủy nông cơ sở thiếu bền vững; thiếu kinh phí duy tu, sửa chữa
nạo vét kênh mương, dẫn đến công trình hư hỏng, xuống cấp nhanh.

Quản lý an toàn hồ đập chưa được coi trọng đúng mức, nhiều hồ đập bị
xuống cấp có nguy cơ mất an toàn, tổ chức quản lý hồ đập (đặc biệt là hồ đập
nhỏ) .

Cơ sở hạ tầng chậm được củng cố.

Thực hiện đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình thủy lợi còn
nhiều bất cập

Thiếu đầu tư tập trung và đồng bộ phục vụ đa mục tiêu, còn tình trạng rải
đều nên công trình thủy lợi chưa được xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh đến mặt
ruộng, các thiết bị phục vụ cho quản lý khai thác bị thiếu thồn nghiêm trọng.

Các ngành sử dụng nước không theo quy hoạch đã làm nẩy sinh mâu thuẫn
xung đột giữa các đối tượng sử dụng nước.

Quản lý thủy nông cơ sở chưa phát huy được vai trò chủ thể và quyết định
của người dân, sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương

Quản lý khai thác công trình thủy lợi chủ yếu vẫn thực hiện theo cơ chế bao
cấp, với hình thức giao kế hoạch, theo cơ chế cấp phát-thanh toán không gắn với
số lượng, chất lượng sản phẩm nên việc hạch toán kinh tế chỉ mang tính hình
thức, gây nên sự trì trệ, yếu kém trong quản lý khai thác công trình thủy lợi.

Thiếu cơ chế chính sách tạo động lực để người dân tham gia xây dựng,
quản lý khai thác công trình thủy lợi nội đồng.

Việc thành lập và hoạt động của tổ chức thủy nông cơ sở còn mang nặng
tính áp đặt, thiếu sự tham gia chủ động, tích cực của người dân. Đây là nguyên
nhân quan trọng, cơ bản nhất khiến nhiều tổ chức thiếu bền vững.

Mô hình tổ chức và cơ chế quản lý bất cập hiện nay đã hạn chế sự tham gia
của các thành phần kinh tế và người hưởng lợi trong quản lý khai thác công trình
29

thủy lợi. Các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là người dân
chưa được tạo điều kiện, cơ chế để tham gia.

Khoa học công nghệ chưa bám sát yêu cầu sản xuất, thiếu động lực áp
dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nguồn nhân lực còn hạn chế Khoa học
công nghệ mặc dù được quan tâm đầu tư rất nhiều bằng nguồn lực trong nước và
quốc tế nhưng việc áp dụng và hiệu quả hạn chế:

Khoa học công nghệ chưa bám sát hoặc dự báo đúng nhu cầu thực tế, chậm
áp dụng công nghệ tiên tiến trong dự báo hạn, úng, xâm nhập mặn, hỗ trợ ra
quyết định trong phòng chống thiên tai; nguồn lực phân tán, dàn trải, năng lực
công nghệ không được nâng cao, không được đơn vị sản xuất chấp nhận.

Yếu tố kỹ thuật: Bao gồm công nghệ được áp dụng vào công trình thủy lợi
như tưới tiêu tự chảy hay bơm đẩy, tưới ngầm, tưới tràn hay tưới phun.

Trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ làm công tác quản lý
là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý công trình thủy lợi.

1.1.7 Các chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá công tác quản lý công trình thủy lợi
trong giai đoạn vận hành

1.1.7.1 Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý công trình thủy lợi

Bảng 1.1. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý công trình thủy lợi
30

1.1.7.2 Một số chỉ tiêu khác

- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng thủy lợi phí:

+ Chi phí duy tu bảo dưỡng công trình.


+ Chi phí nạo vét kênh mương.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định.
+ Chi phí trả công cho người lao động.
31

+ Trả lãi ngân hàng.


- Các chỉ tiêu phản ánh hiện trạng địa phương:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân.


+ Giá trị sản xuất các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
+Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm.
+ Số lao động được giải quyết việc làm.
- Chỉ tiêu phản ánh quy trình, tổ chức bộ máy quản lý công trình thủy lợi

- Chỉ tiêu phản ánh tổ chức thực hiện quản lý khai thác, duy tu, sửa chữ
và bảo vệ công trình thủy lợi

- Chỉ tiêu phản ánh công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng

- Chỉ tiêu phản ánh công tác thanh tra, kiểm tra quản lý công trình thủy
lợi

1.1.7.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng công trình và các dịch vụ sử dụng khi khai
thác

- Tình trạng kỹ thuật, chất lượng của công tác bảo trì công trình và các công
trình phụ trợ hỗ trợ hoạt động khai thác, đáp ứng các yêu cầu của quá trình khai
thác và bảo trì công trình như: Công năng, độ bền, tuổi thọ, v.v.

- Đánh giá tình trạng khai thác: An toàn, khả năng phát huy công suất khai
thác, giảm thiểu các rủi ro, sự cố trong khai thác, đảm bảo tính hiện thực, thân
thiện với môi trường, v.v.

- Đánh giá tính hiệu quả, chất lượng của các dịch vụ đối với người sử dụng
công trình.

1.1.7.4 Tiêu chí đánh giá việc đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nhằm phát huy công
suất tối đa công trình

Việc làm đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, kỹ thuật xây dựng sẽ đảm bảo đúng
các yêu cầu của thiết kế, sẽ tạo nên giá trị sử dụng công trình cũng như công
năng của công trình, phát huy khả năng làm việc của công trình. Ngoài ra, CTTL
thường có các tuyến kênh chính băng qua thành phố, tuyến kênh dài hàng chục
32

km qua các khu dân cư. Do vậy, việc đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sẽ đảm bảo
cho việc phát huy công suất, an toàn khi khai thác và sử dụng công trình, rất cần
thiết cho con người, thiết bị, kênh mương.

Để đánh giá chất lượng công trình trước khi đưa vào khai thác, người ta
thường quan tâm đến hệ thống các chỉ tiêu sau:

- Độ bền chắc của công trình: Tuổi thọ công trình, khả năng chịu động đất,
khả năng chịu bão, cường độ chịu nén, kéo, uốn, v.v. của các kết cấu chịu lực,
độ lún và biến dạng của công trình.

- Công năng của công trình: Đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế, đảm bảo được
chức năng phục vụ an toàn khi khai thác.

- Tính thẩm mỹ: Phù hợp hình thức, làm tôn vinh cảnh quan ruộng đồng.
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý công trình thủy lợi
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý công trình thủy lợi của nước ngoài
Trong những thập kỷ gần đây, nghiên cứu đổi mới Công tác quản lý thủy lợi
đã được nhiều nước quan tâm, đặc biệt khi nguồn nước đang trở nên khan hiếm.
Xu hướng chung về đổi mới mô hình quản lý là tăng cường vai trò tham gia của
các thành phần kinh tế, người hưởng lợi. Từng bước chia sẻ công tác quản lý các
hệ thống tưới từ các tổ chức của Nhà nước sang các tổ chức khác. Mô hình quản
lý theo xu hướng này đang diễn ra dưới nhiều hình thức như "chuyển giao" ở
Inđôxêxia và Philippines, "chuyển giao quản lý" ở Mêhicô và Thổ Nhĩ Kỳ, "tư
nhân hoá" ở Bangladesh, "tháo bỏ rằng buộc" ở Sênêgal, "hệ thống trách nhiệm
công tác" (Trung Quốc), "nông dân tham gia quản lý" ở Ấn Độ và Srilanka,
"thương mại hoá" ở Nigeria, "tự quản lý" ở Nigê... Qua nghiên cứu tổng kết kinh
nghiệm ở một số Quốc gia trong khu vực và trên thế giới có thể tóm tắt một số
mô hình chính như sau:
Mô hình Nhà nước quản lý
Nhà nước thường thực hiện theo các hình thức như thành lập các tổ chức
của Nhà nước trực tiếp quản lý; tổ chức đấu thầu quản lý hoặc đặt hàng cho các
tổ chức có năng lực quản lý.
a. Tổ chức của Nhà nước trực tiếp quản lý
Theo mô hình này, Nhà nước thành lập các tổ chức của Nhà nước (Cục,
Công ty, xí nghiệp) để trực tiếp quản lý vận hành công trình thủy lợi. Mô hình
33

này hiện đang áp dụng ở Thái Lan (Cục thủy lợi), Hàn Quốc (Korea Rural
Community & Agriculture Corporation viết tắt KARICO), Nhật Bản và một số
nước thuộc khối XHCN trước đây,...

Điển hình về mô hình quản lý này là ở Hàn Quốc. Karico quản lý toàn bộ hệ
thống công trình từ đối mối đến mặt ruộng. KARICO trực thuộc Bộ Nông, Lâm
thủy sản có bộ máy từ Trung ương đến địa phưng (9 văn phòng tại các tỉnh và 90
đơn vị tại các huyện với số cán bộ lên đến trên 6000 người. KARICO chịu trách
nhiệm quản lý vận hành các công trình thủy lợi (Xem sơ đồ 1.2).

Năm 2007 KARICO được cấp khoảng 2 tỷ USD cho công tác quản lý vận
hành công trình thủy lợi.

Mô hình này chỉ phù hợp với các nước phát triển, tỷ trọng nông nghiệp thấp,
như Hàn Quốc tỷ trọng GDP của nông nghiệp chỉ chiếm 3,3%; lao động trong
nông nghiệp chỉ chiếm 6,7%. Mô hình quản lý ở Vĩnh Phúc - Việt Nam cũng
tương tự mô hình này. Các Công ty KTCT thủy lợi quản lý toàn bộ hệ thống
thủy lợi.
34

Hình 1.2. Mô hình quản lý thủy lợi của Hàn Quốc

(Mô hình Tổng Công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi KARICO)

b. Nhà nước tổ chức đấu thầu quản lý


Thông qua đấu thầu cạnh tranh, Chính phủ sẽ trao cho doanh nghiệp, tổ
chức nào có năng lực tốt với mức giá thấp nhất nhận quản lý. Việc đấu thầu bảo
đảm được tính cạnh tranh, minh bạch, bình đẳng, công bằng trong quá trình sản
xuất và cung ứng hàng hoá dịch vụ mà Nhà nước vẫn nắm quyền sở hữu, vẫn
thực hiện được chính sách hỗ trợ người sử dụng. Hình thức này đã được áp dụng
ở một số vùng ở Trung Quốc như khu tưới Jigui của Xianyang và thành phố tự
trị Xi'an ở Trung Quốc. Ở Việt Nam, mô hình đấu thầu đã được áp dụng ở An
35

Giang từ những năm 1997 và đến nay đã áp dụng khá nhiều ở An Giang, Đồng
Tháp, ở dự án Bắc Vàm Nao.
c. Nhà nước ký hợp đồng quản lý
Nhà nước lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức có năng lực kinh nghiệm
để quản lý công trình thủy lợi. Hợp đồng kinh tế là công cụ bảo vệ lợi ích và
trách nhiệm của Nhà nước và người hưởng lợi. Hình thức này tương tự hình thức
đặt hàng, chỉ định đấu thầu.

Tóm lại, tùy theo đặc điểm, yêu cầu kỹ thuật, tính chất hoạt động, tầm
quan trọng, ảnh hưởng của từng công trình, hệ thống công trình mà lựa chọn
hình thức phù hợp. Qua nghiên cứu tổng kết cho thấy đấu thầu là giải pháp được
đánh giá là đem lại hiệu quả cao nhất.
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý công trình thủy lợi của một số địa phương
1.2.2.1. Kinh nghiệm quản lý công trình thủy lợi tại Lai Châu

Đến hết năm 2015, trên địa bàn toàn tỉnh Lai Châu có 877 công trình thủy
lợi, với tổng số chiều dài kênh mương 1.740 km, trong đó kênh đã được kiên cố
là 1.236 km, chiếm 61%. Số công trình thủy lợi trên đã đảm bảo nước tưới cho
24.851 ha cây trồng, trong đó có 16.620 ha lúa mùa, 6.389 ha lúa đông xuân,
1.411 ha rau màu và 431 ha thủy sản. Lai Châu đã và đang đẩy mạnh công tác
quản lý các công trình thủy lợi để đảm bảo nước tưới cho cây trồng và nuôi
trồng thủy sản.

Hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đều chỉ đạo các huyện,
thành phố, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn (TNHH) một thành viên Quản lý Thủy
nông tỉnh thực hiện tu sửa hệ thống các công trình thủy lợi, phát dọn kênh
mương, nạo vét, khơi thông dòng chảy đảm bảo nước phục vụ sản xuất; đồng
thời tổ chức rà soát, đánh giá hiện trạng các công trình thủy lợi trên địa bàn toàn
tỉnh làm cơ sở để đánh giá hiệu quả công tác quản lý công trình sau đầu tư.

Trong năm 2015, thiên tai mưa lũ, sạt lở đã làm hư hỏng 58 công trình thủy
lợi. Công ty TNHH một thành viên Quản lý Thủy nông, UBND các huyện đã
chủ động sử dụng nguồn vốn dự phòng và các nguồn vốn khác khắc phục các
công trình hư hỏng nhẹ. Các công trình hư hỏng nặng, khối lượng lớn, phức tạp,
36

các địa phương đã có biện pháp khắc phục tạm thời để dẫn nước phục vụ sản
xuất. Vì vậy, các công trình đều đang phát huy hiệu quả tưới. Năm 2015 và vụ
đông xuân 2015 - 2016 đã không xảy ra hiện tượng bị thiếu nước sản xuất.

1.2.2.2 Kinh nghiệm quản lý công trình thủy lợi tại Tuyên Quang

Thực hiện tốt đề án: “Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và bảo vệ công
trình thủy lợi trên địa bàn”. Với mục tiêu quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn
kinh phí nhà nước, từng bước xã hội hóa công tác quản lý khai thác công trình
thủy lợi, góp phần vào thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới. Trên cơ sở mô hình quản lý được củng cố, kiện toàn các Ban quản lý
công trình thủy lợi xã và liên xã theo đúng quy định và sử dụng đúng mục đích
nguồn thủy lợi phí cấp bù theo Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008
của Chính phủ.Tính năm 2015 toàn tỉnh Tuyên Quang có 2.727 công trình thủy
lợi, trong đó có 509 ha hồ chứa; 1.064 công trình đập xây và rọ thép; 77 trạm
bơm; 1.033 phai tạm và 44 công trình mương tự chảy. So với năm 2005, số công
trình thủy lợi của năm 2015 tăng thêm 395 công trình. Cùng với đó, trong hệ
thống 3.449,3 km kênh mương, có 1.921,1 km mương xây. Năm 2005, diện tích
tưới chắc toàn tỉnh chiếm 75,6%, đến hết năm 2054, diện tích tưới chắc chiếm
79,5%, bình quân diện tích ruộng tưới chắc năm sau tăng hơn năm trước trên
100 ha. 2 Ban quản lý công trình thủy lợi liên huyện hồ Ngòi Là và hồ Hoàng
Khai đảm nhận phục vụ tưới cho 1.204,8 ha; 5 Ban quản lý công trình thủy lợi
liên xã phục vụ tưới cho 1.957,2 ha; 143 Ban quản lý do HTX điều hành, đảm
nhận phục vụ tưới cho 30.000 ha. Các công trình thủy lợi trên đã thực hiện tưới
cho 90,47% diện tích lúa, màu.

Thực hiện chương trình đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý khai thác
công trình thủy lợi đã đạt được một số kết quả tích cực. Các công trình đều có
chủ quản lý thực sự, người dân được trực tiếp tham gia từ khâu xây dựng đến
khâu quản lý, khai thác và bảo vệ công trình, từng bước thực hiện xã hội hóa
công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi giảm đầu tư của nhà
nước. Các Ban quản lý công trình thủy lợi đã chủ động huy động các nguồn lực
để đầu tư, tu sửa, duy tu, nâng cấp các công trình thủy lợi và kiên cố hóa hệ
37

thống kênh mương, diện tích tưới của các công trình tăng lên. Tạo điều kiện đưa
giống mới và thực hiện biện pháp thâm canh tăng vụ, góp phần nâng cao thu
nhập trên diện tích canh tác đất ruộng.

Tuy nhiên còn một số hạn chế như: Một số Ban quản lý công trình thủy lợi
hoạt động yếu, dẫn đến việc điều hòa, phân phối nước không kịp thời, có nơi để
người dân tự lo dẫn nước, bơm nước phục vụ sản xuất nên xảy ra tranh chấp,
lãng phí nước. Công tác bảo vệ công trình thủy lợi ở một số nơi còn yếu, tình
trạng xâm hại công trình thủy lợi và lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình xảy
ra chưa xử lý kịp thời. Một số nơi không tổ chức phát dọn, nạo vét kênh mương,
duy tu công trình theo định kỳ; việc quản lý vận hành công trình gần như phó
mặc cho thôn, bản và nhân dân tự quản lý để công trình xuống cấp ảnh hưởng
đến phục vụ tưới. Quản lý nguồn kinh phí cấp bù thủy lợi phí còn nhiều lúng
túng, chưa đúng, chưa đủ theo quy định.

1.2.3. Những bài học cho hoa ̣t động quản lý ta ̣i Công ty TNHH MTV Thuỷ lợi
Miền Đông Quảng Ninh

Từ những thành tựu của hai đơn vị trên áp dụng được một số bài học như
sau:

- Trong quá trình hoạt động sản xuất phải luôn nhận được sự quan tâm chỉ
đạo sát sao, kịp thời của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, sự quan tâm tạo điều giúp đỡ của
các Sở, Ban ngành, sự ủng hộ và phối hợp chặt chẽ của chính quyền địa phương;

- Tập thể Chi uỷ, Chi bộ, Ban giám đốc Công ty, các đoàn thể trong đơn vị
cùng tập thể cán bộ công nhân viên luôn phải đoàn kết, làm việc có trách nhiệm,
năng động, sáng tạo và đổi mới phương pháp làm việc để đem lại hiệu quả cao
trong quá trình phục vụ sản xuất;

- Thường xuyên phát động các phong trào thi đua, nhất là trong thực hiện cơ
chế khoán để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi
nhằm mục đích xoá bỏ tư duy bao cấp, thông qua cơ chế khoán tạo điều kiện cho
người lao động tự tổ chức kế hoạch sản xuất cho phù hợp với tình hình thực tế. Từ
công tác khoán quản như vậy đã:
38

+ Làm chuyển biến tích cực về mặt nhận thức, hạn chế tư tưởng chây ỳ, xoá
bỏ tư duy bao cấp, công việc trách nhiệm cá nhân ở mỗi vị trí công tác được giao đã
nâng lên rõ rệt, tạo ra phong trào thi đua trong lao động sản xuất ở mỗi phòng ban,
cụm trạm, tổ đội sản xuất.

+ Nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ công trình thuỷ lợi chính vì thế công
tác bảo vệ công trình thuỷ lợi được kiểm tra thường xuyên không để xảy ra hiện
tượng mất mát tài sản, thiết bị máy móc thuộc đơn vị quản lý, không để tình trạng
lấn chiếm công trình phát sinh, tổ chức giải toả dứt điểm một số vi phạm cũ, hạn
chế được nhân dân đổ rác thải ra kênh mương tưới tiêu, phối hợp với chính quyền
địa phương làm tốt công tác vận động nhân dân chấp hành pháp lệnh khai thác và
bảo vệ công trình thuỷ lợi.

+ Hệ thống công trình thuỷ lợi được duy tu bảo dưỡng thường xuyên nên đã
khắc phục được ách tắc dòng chảy, phát hiện kịp thời các sự cố xảy ra, diện tích
tưới được mở rộng, chất lượng tưới tiêu được nâng cao.

+ Các chế độ chính sách cho người lao động được thực hiện đầy đủ và kịp
thời, đời sống của người lao động được nâng lên rõ rệt cả về vật chất và tinh thần,
thu nhập bình quân năm sau cao hơn năm trước.

- Luôn quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các công trình
thuỷ lợi, nhất là thực hiện chính sách xã hội hoá công tác quản lý thuỷ lợi, để dựa
vào cộng đồng cùng quản lý với phương châm phân cấp mạnh, phân cấp triệt để
nhằm huy động sự tham gia của người hưởng lợi và đổi mới cơ chế quản lý với
quan điểm trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho tổ chức thuỷ nông cơ sở, thực
hiện nguyên tắc công khai, minh bạch... góp phần thắng lợi chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới; tăng cường công tác quản lý của các cơ quan
quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; giám sát chặt chẽ
nguồn cấp bù thuỷ lợi phí, nguồn thu thuỷ lợi phí để sử dụng đúng mục đích, đúng
quy định và hiệu quả.

- Củng cố, kiện toàn mô hình tổ chức quản lý công trình thuỷ lợi phù hợp với
điều kiện thực tế của tỉnh, đảm bảo được tính thống nhất và quản lý được toàn bộ
các công trình thuỷ lợi mà vẫn duy trì, phát huy tính ưu việt của mô hình quản lý
trước đây.
39

- Từ việc tổng hợp, nghiên cứu từ các tài liệu Chương 1 đã hệ thống các sở lý
luận liên quan đến việc quản lý và khai thác các công trình thuỷ lợi. Bên cạnh đó tác
giả đã so sánh các lý luận với các quy định của nhà nước, đồng thời kết hợp với
thực tiễn của một số đơn vị để đưa ra các nhận định, đánh giá về công tác quản lý
các công trình thuỷ lợi. Từ đó làm cơ sở lý luận và tiền đề cho việc nghiên cứu,
phân tích, đánh giá các nội dung ở chương tiếp theo.

You might also like