You are on page 1of 34

40

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRONG
GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV THUỶ LỢI MIỀN
ĐÔNG QUẢNG NINH

2.1. Giới thiệu khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Công ty
TNHH MTV Thuỷ lợi Miền Đông Quảng Ninh

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội Miền Đông Quảng Ninh có liên quan đến
công tác quản lý công trình

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

a. Vị trí địa lý:

Miền Đông Quảng Ninh là khu vực bao gồm nhiều huyện, xã của tỉnh Quảng
Ninh (tọa độ từ 210001’ đến 210013’ vĩ độ Bắc và từ 1060026’ đến 1060043’ kinh độ
Đông). Trung tâm Miền Đông là thành phố Móng Cái. với toạ độ địa lý từ 21002' đến
21038' vĩ độ bắc; từ 107009' đến 10807' kinh độ đông. Phía đông và đông nam của
Móng Cái giáp với huyện Cô Tô và vịnh Bắc Bộ, ở phía tây và tây bắc giáp huyện Hải
Hà, phía đông bắc giáp thành phố Đông Hưng thuộc địa cấp thị Phòng Thành
Cảng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc

b. Diện tích và dân số:

- Diện tích: Miền Đông có tổng diện tích tự nhiên là 512,2 km2

- Dân số: 163.984 người (số liệu cuối năm 2012). Dân cư được phân bố trên
đơn vị hành chính gồm có 48 xã, 3 thị trấn và 1 thành phố
c. Khí hậu:
Huyện Miền Đông có khí hậu tương đối ôn hoà. Nhiệt độ trung bình năm là
22,2OC, độ ẩm 81%, lượng mưa trong năm là 1809mm, thấp hơn nhiều huyện trong
tỉnh.

- Độ ẩm không khí thường thay đổi theo mùa và các tháng trong năm. Các
tháng có độ ẩm không khí cao nhất là tháng 3,4 và tháng 8 với độ ẩm trên 87%, các
tháng có độ ẩm không khí thấp nhất là tháng 2-11-12 với độ ẩm 74 - 77%.

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm ở Miền Đông tương đối thấp so
với toàn tỉnh, đạt mức 1.442 mm, phân bố không đều trong năm và phân thành 2 mùa
rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, chiếm 75-80% tổng lượng mưa, cao nhất là
41

tháng 7 đạt 294 mm; Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm
từ 20-25% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1 chỉ
có 4-30mm.

- Chế độ gió - Bão: Cũng giống như các tỉnh miền Bắc khác, trên địa bàn Miền
Đông thịnh hành hai loại gió chính là gió đông nam và gió mùa đông bắc. Gió đông
nam xuất hiện vào mùa mưa, thổi từ biển vào mang theo hơi nước và gây ra mưa lớn.
Mỗi năm huyện chịu ảnh hưởng trực tiếp của 3 - 5 cơn bão với sức giật từ cấp 8 đến
cấp 10, giật trên cấp 10 còn gió mùa đông bắc xuất hiện vào mùa khô từ tháng 10 năm
trước đến tháng 4 hoặc tháng 5 năm sau, tốc độ gió từ 3-4 m/s, gió đông bắc tràn về
thường lạnh và mang theo giá rét .

-Thủy văn: Miền Đông có hệ thống sông suối khá lớn với 10 con sông bao bọc
toàn bộ phía tây bắc, tây nam và phân bố dày đều trên toàn khu vực. Các sông nhánh
này đều ngắn và dốc, trắc diện hẹp, bồi tụ ít, quanh co, uốn khúc, cửa sông hẹp,
diện tích lưu vực nhỏ, lũ lên nhanh nhưng rút chậm nên dễ bị úng lụt kéo dài.

d. Địa hình:

Địa hình khu vực Miền Đông ở phía bắc là đồi núi, địa hình thoải dần ra biển
với có 50 km đường bờ biển. Địa hình có dạng đồi núi, trung du và ven biển, bị chia
cắt khá phức tạp, hình thành 3 vùng rõ rệt là vùng núi cao phía Bắc, vùng trung du ven
biển và vùng hải đảo.

đ. Tài nguyên đất:

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Miền Đông là 54.657,01 ha, bao gồm 10
loại đất chủ yếu : đất cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất có tầng sét, đất xám, đất
nâu tím, đất vàng đỏ, đất tầng mỏng, đất nhân tác

e. Tài nguyên nước:

Huyện Miền Đông có nguồn tài nguyên nước rất phong phú, bao gồm cả nguồn
nước mặt và nước ngầm.

- Nước mặt: do có hệ thống sông suối khá lớn bao bọc toàn bộ phía tây bắc, tây
nam và phía nam của huyện với mật độ phân bố đều trên bề mặt đất đai toàn huyện
nên nguồn nước mặt khá dồi dào, đảm bảo cung cấp nước tưới sản xuất nông nghiệp
phục vụ công nghiệp và đời sống dân sinh.
42

- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm có trữ lượng lớn ở các xã có khả năng khai
thác phục vụ đời sống nhân dân theo chương trình Nước sạch nông thôn, phục vụ sản
xuất nông nghiệp, kinh tế trang trại, vườn đồi và phát triển công nghiệp. Chất lượng
nguồn nước ngầm khá tốt, theo báo cáo khảo sát địa chất thì hàm lượng nước tại các
xã đảm bảo tiêu chuẩn nước sinh hoạt.

2.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Những năm vừa qua, trong bối cảnh kinh tế tiếp tục khó khăn, ảnh hưởng đến
phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và sự phát triển kinh tế - xã hội trên
địa bàn Miền Đông. Song được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh,
sự giúp đỡ của các Sở ngành, MTTQ các đoàn thể tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân các dân tộc trong huyện đã đoàn kết chủ động và linh hoạt khắc phục khó khăn,
tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sâu sát, quyết liệt và toàn diện trên các lĩnh vực
do đó kinh tế tiếp tục được ổn định, duy trì được nhịp độ tăng trưởng, một số mặt có
bước phát triển khá. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống
nhân dân được cải thiện. Theo số liệu báo cáo của Tỉnh, kết quả thực hiện nhiệm vụ
năm 2017 có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14,7% (giá so sánh), cao nhất kể từ năm
2010 đến nay. Tổng giá trị sản xuất thực hiện 3.426,1 tỷ đồng; thu nhập bình quân đạt
1.759,8 USD/người (tăng 25,4% so với năm 2012). Tỷ trọng các ngành: Công nghiệp
xây dựng 61,4%; Dịch vụ 27%; Nông – lâm – ngư nghiệp: 11,6%; cơ cấu kinh tế
chuyển dịch tích cực, đúng hướng, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Tổng thu ngân
sách địa phương ước thực hiện 853,06 tỷ đồng, trong đó thu trên địa bàn ước đạt 278,1
tỷ đồng.

- Về sản xuất nông nghiệp tiếp tục ổn định và có bước tăng trưởng. Giá trị sản
xuất nông – lâm – ngư nghiệp năm 2017 đạt 398,6 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt
2,97%. Tổng diện tích gieo trồng 11.773,5 ha, tổng sản lượng lương thực đạt 52.304
tấn. Cơ cấu mùa vụ tiếp tục có sự chuyển dịch, giảm dần các giống lúa dài ngày, thay
thế bằng các giống lúa thuần, năng suất ổn định chất lượng gạo tốt. Toàn huyện đã phê
duyệt quy hoạch 228 vùng sản xuất theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới; chỉ đạo
quy hoạch cánh đồng mẫu lớn, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, tiếp tục cải tạo
vùng cây ăn quả kém hiệu quả chuyển sang trồng các loại cây khác như thanh long,
cam … đồng thời quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung tại các thành phố và thị trấn;
tiếp tục duy trì và thực hiện tốt 1.320 ha nuôi thuỷ sản trên địa bàn, sản lượng thuỷ sản
43

đạt 4.580,5 tấn. Công tác trồng rừng tiếp tục được quan tâm, năm 2013 toàn huyện đã
trồng được 230 ha rừng và trồng được 50.740 cây các loại, công tác bảo vệ rừng và
phòng chống cháy rừng được đảm bảo. Công tác thuỷ lợi thường xuyên được quan tâm
nhất là công tác quản lý nước tại các hồ chứa đảm bảo chủ động tưới tiêu phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao, không để xảy ra úng lụt hay hạn hán.

- Về sản xuất công nghiệp năm 2017 giá trị sản xuất công nghiệp thực hiện
2.102 tỷ đồng, tăng cao so với cùng kỳ là 16,9%, các doanh nghiệp từng bước khắc
phục khó khăn và ổn định sản xuất.

- Dịch vụ - thương mại tăng trưởng ở mức khá 15,4%; thu ngân sách tăng
71,7% so với dự toán tỉnh giao.

- Chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng và phát triển đô thị đạt nhiều
kết quả và chuyển biến tích cực cơ bản hoàn thành các tiêu chí xã nông thôn mới, vượt
so với chỉ tiêu giao, diện mạo đô thị và nông thôn có nhiều đổi mới, khang trang.

- Nhiều công trình dự án được quan tâm đầu tư; các hoạt động văn hoá, quản lý
văn hoá được tăng cường; giáo dục đào tạo tiếp tục được phát triển vững chắc; thực
hiện tốt các chương trình y tế quốc gia; an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân
dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,13%.

- Về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, công tác quân sự,
quốc phòng địa phương được giữ vững và nâng lên.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH MTV Thuỷ lợi Miền Đông
Quảng Ninh

Công ty TNHH MTV Thuỷ lợi Miền Đông Quảng Ninh là Doanh nghiệp Nhà
nước hoạt động công ích trực thuộc Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Quảng Ninh, được hình
thành và phát triển qua 4 giai đoạn như sau

- Giai đoạn 1: Năm 1972 được thành lập với tên gọi là trạm Công trình Miền
Đông thuộc Công ty công trình thuỷ điện Quảng Ninh trực thuộc Ty thuỷ lợi (theo
Quyết định số 2108-TC/UB ngày 30 tháng 12 năm 1971 của Uỷ ban Hành chính tỉnh
Quảng Ninh);

- Giai đoạn 2: Tháng 10 năm 1976 trạm được bàn giao về Miền Đông quản lý,
cho đến tháng 10 năm 1985 trạm được chuyển đổi thành Xí nghiệp Công trình Miền
Đông;
44

- Giai đoạn 3: Ngày 29 tháng 10 năm 1994 được chuyển đổi thành Công ty
quản lý khai thác công trình thuỷ lợi Miền Đông trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Quảng Ninh (theo Quyết định số 2150/QĐ-UB của Uỷ ban Nhân dân
tỉnh Quảng Ninh);

- Giai đoạn 4: Ngày 13 tháng 4 năm 2009 được chuyển đổi thành Công ty
TNHH một thành viên Thuỷ lợi Miền Đông Quảng Ninh (theo Quyết định số
1038/QĐ-UBND của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh).

2.1.3. Ngành nghề sản xuất kinh doanh

Theo giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và đăng kỹ thuế số 5700103190
ngày 24 tháng 11 năm 2009 ngành nghề đăng ký bao gồm:

- Ngành nghề kinh doanh chính: Quản lý, vận hành hệ thống tưới tiêu phục vụ
sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước cho dân sinh và các ngành kinh tế khác;

- Kinh doanh khác: Liên doanh du lịch sinh thái, đầu tư khai thác cảnh quan tự
nhiên của các hồ chứa nước; sản xuất, nuôi trồng, kinh doanh thuỷ sản; cho thuê mặt
nước của các hồ chứa để nuôi trồng thuỷ sản; tư vấn khảo sát, thiết kế kỹ thuật thi
công, tư vấn giám sát các công trình thuỷ lợi, giao thông và dân dụng; xây dựng các
công trình thuỷ lợi, giao thông, dân dụng vừa và nhỏ.

2.1.4. Quy mô và năng lực công trình Công ty quản lý

Công ty được Nhà nước giao quản lý hệ thống công trình thuỷ lợi để phục vụ
sản xuất nông nghiệp và dân sinh kinh tế bao gồm:

2.1.4.1. Hệ thống tưới

- Quản lý 1 trạm bơm tưới, cấp nước có tổng số 3 tổ máy bơm, công suất mỗi tổ
máy là 1.200 m3/h, tổng công suất bơm tưới là 1.000 m3/h, có năng lực tưới theo thiết
kế là 1.550 ha, trong đó hằng năm mới phục vụ tưới được 636 ha/vụ và bằng 41%
năng lực thiết kế;
45

Bảng 2.1: Quy mô năng lực Trạm bơm tưới


Công trình đầu mối
Công công Diện tích Diện
Số
Tên trạm bơm Số tổ suất 1 suất 1 tưới thiết tích thực
TT
máy máy bơm động cơ kế (ha) tưới (ha)
(m3/h) (kw/h)
1 Trạm bơm Hải Hòa 3 1.000 33 220 110

- Quản lý 11 hồ đập vừa và nhỏ các loại (trong đó hồ có dung tích lớn nhất là 12
triệu m3 và nhỏ nhất là 300 nghìn m3), có tổng dung tích trữ nước gần 38 triệu m3, có
năng lực tưới theo thiết kế là 2.280 ha, hằng năm mới phục vụ tưới được 1.695 ha/vụ
và bằng 44,8% năng lực thiết kế ;

2.1.4.2. Hệ thống kênh mương và các công trình trên kênh

- Tổng chiều dài hệ thống kênh mương được giao quản lý là 85.4 km
Trong đó được chia ra:
+ Kênh tưới là: 70.628 km
+ Kênh tiêu là : 13.598 km
+ Kênh hút là : 1.190 km
- Các công trình thuộc 11 hồ đập bao gồm:
+ Cống dưới đập có : 20 cái
+ Xi phông các loại : 25 cái
+ Cống tiêu qua kênh: 16 cái
+ Cầu máng, tràn mưa : 35 cái
+ Cầu qua kênh, bậc nước và cống ngầm: 96 cái
2.1.4.3 Tổng diện tích đất công trình thuỷ lợi
Diện tích được giao quản lý và sử dụng là 1.080,1 ha (trong đó đất để xây dựng
11 hồ đập và hệ thống kênh, công trình trên kênh là 1.049,58 ha; còn lại diện tích xây
dựng các nhà quản lý và văn phòng Công ty).

2.1.4.4.Tổng giá trị tài sản

Giá trị tài sản tính đến 31/12/2017 được giao quản lý là 201,5 tỷ đồng (trong đó
tài sản dài hạn là 199,7 tỷ đồng còn tài sản ngắn hạn là 1,8 tỷ đồng;

2.1.5. Mô hình tổ chức quản lý và cơ cấu nhân lực của công ty TNHH MTV Thủy
lợi Miền Đông Quảng Ninh
46

2.1.5.1. Mô hình tổ chức quản lý:

Hiện tại bộ máy quản lý được bố trí mô tả như sơ đồ sau:

Chủ tịch kiêm


Giám đốc
Kiểm soát viên

Phó Giám đốc Phó Giám đốc


Kế hoạch Kỹ thuật

Phòng Phòng Phòng Phòng


Kế hoạch TC - HC Kế toán Kỹ thuật

Hình 2.1 Mô hình tổ chức quản lý Công ty TNHH MTV Thủy lợi

Miền Đông Quảng Ninh

Ghi chú:

Quan hệ chỉ đạo


Quan hệ kiểm tra
Quan hệ phối hợp
* Nhiệm vụ của Phòng Tổ chức - Hành chính
Giúp Giám đốc quản lý tổ chức lao động tiền lương và hành chính quản trị.
Nhiệm vụ của Phòng gồm:
- Quản lý bộ máy tổ chức và số lao động định biên được duyệt của toàn Công
ty. Nghiên cứu cải tiến tổ chức quản lý của Công ty đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ
được giao và có hiệu quả kinh tế cao;
- Quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên chức (CBCNVC) và hồ sơ
CBCNVC theo chế độ chính sách hiện hành;
- Nghiên cứu xây dựng định mức lao động và tiền lương. Hàng năm phải lập
kế hoạch lao động và đăng ký tiền lương với cơ quan có thẩm quyền xét duyệt;
- Cùng các Phòng liên quan nghiên cứu cải thiện điều kiện làm việc, công tác
phòng hộ và an toàn lao động;
- Tổ chức đào tạo bồi dưỡng CBCNV và thực hiện theo kế hoạch đào tạo được
duyệt;
- Quản lý và giải quyết công tác hành chính văn thư;
47

- Tổ chức quản trị, đời sống, bảo vệ Công ty;


- Tổ chức công tác y tế, bảo vệ sức khỏe CBCNV trong Công ty;
- Theo dõi thi đua khen thưởng, kỷ luật và thanh tra của Công ty;
- Một số nhiệm vụ khác theo quy định hiện hành
* Nhiệm vụ của Phòng Kế hoạch - Tài vụ
Giúp Giám đốc Công ty thực hiện công tác Kế hoach - Tài vụ của Công ty.
Nhiệm vụ của Phòng gồm:
- Tổng hợp kế hoạch của các đơn vị trực tiếp quản lý, xây dựng kế hoạch vụ, cả
năm và kế hoạch dài hạn trình cấp trên xét duyệt;
- Chỉ đạo các đơn vị trực tiếp quản lý thực hiện kế hoạch được duyệt và xét hoàn
thành kế hoạch của các đơn vị;
- Cùng các phòng có liên quan tổ chức tốt việc cung ứng vật tư, thiết bị đáp ứng
yêu cầu vận hành tu sửa, bảo dưỡng;
- Tham gia xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật, mức sử dụng vật tư và tổ
chức giao khoán cho các đơn vị trực tiếp quản lý thực hiện;
- Lập kế hoạch tài chính của Công ty;
- Tổ chức chỉ đạo mạng lưới kế toán của Công ty, hướng dẫn các đơn vị trực tiếp
quản lý thực hiện các chế độ kế toán và chính sách tài chính của Nhà nước;
- Giúp giám đốc công ty quản lý sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và có trách
nhiệm bảo toàn số vốn được giao;
- Theo dõi chặt chẽ tình hình thu, chi sản xuất của Công ty, kịp thời nắm bắt tình
hình thị trường để chỉ đạo các đơn vị trực tiếp quản lý thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch
được giao, chi phí tiết kiệm, đúng chế độ chính sách của Nhà nước;
- Nghiên cứu đổi mới phương thức quản lý kinh tế, tăng cường quan hệ với các
ngành hữu quan với các hộ dùng nước để tháo gỡ những ách tắc trong công tác thu
thủy lợi phí đối tượng không được miễn và sử dụng kinh phí hợp lý nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh;
- Xây dựng các mức chi phí trình cấp có thẩm quyền xét duyệt và tổ chức thực
hiện theo mức được duyệt.
- Một số nhiệm vụ khác theo quy định hiện hành.
* Nhiệm vụ của Phòng Kỹ thuật.
Giúp Giám đốc Công ty thực hiện công tác kỹ thuật của Công ty.
Nhiệm vụ của phòng gồm:
- Theo dõi xây dựng bổ sung quy hoạch hệ thống công trình thủy lợi;
- Khảo sát địa hình, địa chất (trường hợp không đủ khả năng khảo sát được thuê
ngoài).
48

- Thiết kế sửa chữa thường xuyên công trình, máy móc thiết bị và thiết kế sửa
chữa lớn các công trình phù hợp với khả năng kỹ thuật của Công ty;
- Thực hiện giám sát thi công theo đúng đồ án, dự toán được duyệt;
- Theo dõi công tác khoa học kỹ thuật của Công ty;
- Giúp Giám đốc Công ty xét duyệt đồ án, kỹ thuật, sáng kiến cải tiến kỹ thuật
việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới của các Xí nghiệp thành
viên, Trạm, Cụm thủy nông;
- Khi công ty được giao dự án đầu tư và xây dựng thì được thành lập Ban quản
lý dự án đầu tư và xây dựng (gọi tắt là Ban quản lý dự án) theo hình thức chủ đầu tư
trực tiếp quản lý. Thực hiện dự án theo quy định hiện hành về XDCB của Chính phủ;
- Một số nhiệm vụ khác theo quy định hiện hành.
* Nhiệm vụ của Phòng Quản lý nước và Công trình
Giúp Giám đốc Công ty về quản lý nước và quản lý bảo vệ công trình.
Nhiệm vụ của Phòng gồm:
- Lập kế hoạch tưới tiêu, kế hoạch dùng điện từng vụ, cả năm, thông qua phòng
Kế hoạch - Tài vụ, giúp Giám đốc trình cấp trên xét duyệt và tổ chức thực hiện theo kế
hoạch được duyệt. Chỉ đạo các đơn vị trực tiếp quản lý (Xí nghiệp thành viên, Trạm,
Cụm thủy nông) thực hiện kế hoạch được duyệt;
- Lập quy trình vận hành hệ thống trình cấp có thẩm quyền xét duyệt. Điều hành
hệ thống công trình tưới tiêu theo quy trình được duyệt;
- Điều hành hệ thống tưới tiêu, điều hòa phân phối nước bằng điện thoại hoặc
bằng máy vi tính đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất kịp thời vụ, phòng chống bão, lụt
và đảm bảo an toàn công trình, hạn chế úng hạn và thiệt hại do thiên tai gây ra tới mức
thấp nhất;
- Hàng năm và từng vụ phải sơ tổng kết kết quả tưới tiêu phục vụ sản xuất và tưới
tiêu khoa học, các biện pháp tưới tiêu có hiệu quả kinh tế như lấy nước phù sa, tưới
nước tự chảy, tháo nước theo kế hoạch;
- Hướng dẫn và tổ chức quan trắc khí tượng thủy văn, chất lượng nước trong hệ
thống. Bố trí hợp lý mạng lưới thông tin trong hệ thống, thu nhập, bảo quản và lưu trữ
tốt các tài liệu về quản lý nước;
- Nghiên cứu cải tiến phương pháp quan trắc khí tượng thủy văn, đo đạc lượng
nước, chất lượng nước, điều kiện hệ thống công trìn h hiện đại, tiến tới tự động hóa
việc điều khiển hệ thống công trình.
- Căn cứ quy phạm quản lý, vận hành công trình của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn đã ban hành, xây dựng các quy trình kỹ thuật vận hành công trình
trong hệ thống trình cấp có thẩm quyền xét duyệt và vận hành theo quy trình được
duyệt;
49

- Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị trực tiếp quản lý kiểm tra hàng ngày, kiểm tra
định kỳ trước và sau lũ, theo dõi diễn biến công trình để có biện pháp xử lý kịp thời
hoặc đưa vào kế hoạch sử chữa thường xuyên và sửa chữa lớn;
- Cùng các phòng tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng chống bão, lụt chống thiên tai;
- Trực tiếp chỉ đạo xử lý sự cố công trình, máy móc thiết bị;
- Nghiên cứu cải tiến các biện pháp quản lý, vận hành chống xuống cấp công trình,
từng bước điện khí hóa, tự động hóa vận hành công trình, máy móc thiết bị;
- Giám sát thi công sửa chữa thường xuyên công trình thủy lợi ( khi cần);
- Giúp Giám đốc Công ty thực hiện công tác bảo vệ công trình. Nhiệm vụ về công
tác bảo vệ công trình gồm:
+ Tổ chức mạng lưới bảo vệ công trình đầu mối đến các công trình quan trọng
trong hệ thống;
+ Phát hiện các hiện tượng vi phạm quy định bảo vệ công trình, tổ chức thanh tra
các hiện tượng vi phạm, báo cáo với cấp trên và ngành thanh tra xử lý kịp thời;
+ Hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ cho các bộ phận bảo vệ công trình, cơ quan, Công
ty, Xí nghiệp cho các lao động kiêm nhiệm công tác trực bảo vệ công trình;
+ Quan hệ chặt chẽ với ngành an ninh, tổ chức an ninh địa phương để tiếp nhận sự
chỉ đạo về nghiệp vụ, tổ chức mạng lưới an ninh nhân dân bảo vệ công trình thủy lợi
tại các công trình quan trọng có lực lượng công an bảo vệ, phải phối hợp tổ chức tuần
tra canh gác chặt chẽ theo sự phân công trách nhiệm bảo vệ từng công trình của giám
đốc Công ty.
- Xây dựng quy trình vận hành cơ, điện của các trạm bơm thuộc hệ thống Công ty
quản lý;
- Hướng dẫn các đơn vị quản lý vận hành, sửa chữa cơ điện;
- Lập kế hoạch sửa chữa cơ điện từng vụ, cả năm;
- Trực tiếp xử lý hoặc hướng dẫn, tổ chức xử lý các sự cố cơ điện;
- Nghiện cứu cải tiến các biện pháp quản lý, quy trình vận hành cơ điện.
- Một số nhiệm vụ khác theo quy định hiện hành.
2.1.5.2. Cơ cấu nhân lực của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Miền Đông Quảng ninh:

Công ty hiện có tổng số cán bộ công nhân viên lao động là 83 người, được biên
chế ở văn phòng công ty và 8 cụm công trình (lao động gián tiếp là 21 người còn lại là
lao động trực tiếp là 62 người).

Trong đó: + Viên chức quản lý: 03 người chiếm tỷ lệ 3,6%


+ Cán bộ nhân viên văn phòng: 18 người chiếm tỷ lệ 22%
+ Lao động trực tiếp : 62 người chiếm tỷ lệ 75%
50

Bảng 2.2: Thực trạng về đội ngũ cán bộ của công ty TNHH MTV Thủy lợi Miền
Đông Quảng Ninh

ĐVT: Người
Trong đó
Số
Số Công Công L xe,
Bộ phận lao Đại Cao Trung
TT nhân nhân BVệ,
động học đẳng cấp
NG điện
I Lao động gián tiếp 21 17 2 1 2
1 Ban Giám đốc 3 3
2 Kiểm Soát viên 1 1
3 Phòng Quản lý nước 3 3
và Công trình
4 Phòng Kỹ Thuật 4 3 1
5 Phòng Kế Toán 4 4
6 Phòng TC-HC 6 2 2 2
II Lao động trực tiếp 62 10 2 7 29 13 0
1 Công trình Móng Cái 18 4 1 3 5 5
2 Công trình Hải Hà 13 2 2 6 3
3 Công trình Đầm Hà 15 2 1 1 8 3
4 Công trình Tiên Yên 16 2 1 10 2
Tổng cộng 83 27 4 8 29 13 2
51

3.6%

Viên chức quản lý: 03 người


22%
Cán bộ văn phòng: 18 người
Lao động trực tiếp: 62 người

75%

Hình 2.2 Cơ cấu nhân lực của Công ty TNHH MTV Thủy lợi Miền Đông Quảng
Ninh

Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn đại học là 27 người, cao đẳng
04 người, trung cấp 8 người, trung cấp nghề là 13 người, công nhân kỹ thuật 29 người,
lái xe 01 người và bảo vệ là 01 người. Về lý luận chính trị - hành chính cao cấp là 01
người, trung cấp là 04 người và quản lý nhà nước là 01 người.

2.2. Thực trạng công tác quản lý công trình thủy lợi trong giai đoạn vận hành tại
Công ty TNHH MTV Thuỷ lợi Miền Đông Quảng Ninh

2.2.1. Thực trạng công tác quản lý kỹ thuật công trình

2.2.1.1. Sự biến động công trình trong quá trình vận hành

Sau khi xây dựng hoàn thành, công trình đã được bàn giao cụ thể cho Công ty
quản lý và sử dụng.

Hiện nay, công ty quản lý 11 hồ đập, có 6 hồ chứa có dung tích lớn hơn một
triệu m3, còn lại 5 hồ đập có dung tích nhỏ hơn một triệu m3 nước, tổng dung tích trữ
nước 38 triệu m3 nước, 1 trạm bơm tưới tiêu, hàng năm đảm bảo tưới tiêu cho gần
3.500 ha diện tích gieo trồng. Hệ thống công trình thuỷ lợi trên đã đem lại hiệu quả to
lớn trong sản xuất nông nghiệp, phục vụ đời sống dân sinh, môi trường sinh thái trên
địa bàn đồng thời đã hạn chế được hạn hán, lũ lụt trong những năm qua.
52

Nhìn chung, cơ bản hệ thống công trình này trong những năm qua hoạt động
tương đối tốt. Tuy nhiên, một số hệ thống công trình do được xây dựng qua nhiều thời
kỳ, khi xây dựng còn trong điều kiện kinh tế khó khăn, chưa hoàn chỉnh đồng bộ nên
năng lực thực tưới của một số công trình đạt thấp, bình quân chỉ đạt 43,7% năng lực
thiết kế. Trong khi đó các công trình hồ chứa mới phục vụ đạt 44,8% năng lực thiết kế,
còn lại các trạm bơm tưới mới phục vụ đạt 41%.

- Đối với các công trình đầu mối là hồ đập: Trong tổng số 11 hồ đập được giao
quản lý thì đa số các hồ đập được xây dựng từ những năm 1960-1980 sau nhiều năm
khai thác, cùng với chịu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiều hồ chứa đã bị xuống cấp, có
hồ chứa hư hỏng nặng như mái đập phía thượng lưu bị sụt, sạt lở, mái đập hạ lưu bị
thấm, tràn xả lũ bị hư hỏng nặng, khẩu độ hẹp, thiếu năng lực xả lũ; còn một số hồ đập
được xây dựng từ những năm 1980 trở lại đây tuy đảm bảo an toàn, song một số hồ
đập cũng đang dần xuống cấp có nguy cơ mất an toàn cần có kinh phí để sửa chữa,
nâng cấp.

- Đối với với các trạm bơm tưới tiêu: Toàn công ty được giao quản lý là 01
trạm bơm với 03 tổ máy đều được xây dựng vào đầu những năm 1975 - 1976 đến nay
đã hết khấu hao chưa được đầu tư cải tạo và thay thế; hằng năm công ty tập trung khắc
phục sửa chữa để duy trì sản xuất, về lâu dài cần được quan tâm đầu tư sửa chữa nâng
cấp.

- Về hệ thống kênh mương: Trong hệ thống công trình kênh mương đóng vai trò
rất quan trọng để dẫn nước đến các khu tưới và thu hết nước ở các khu tiêu. Đối với
đồng ruộng thì kênh mương được ví như mạch máu để cung cấp nước tưới và tiêu cho
cây trồng. Một trong những giải pháp về công trình thì kiên cố kênh mương cần được
ưu tiên vì có những ưu điểm và ý nghĩa rất quan trọng.

Kênh mương được kiên cố sẽ tiết kiệm được nước, nâng cao hiệu quả sử dụng
nước. Sau khi thực hiện kiên cố kênh mương có thể tiết kiệm được 20-30% lượng
nước, mở rộng thêm diện tích tưới cho nông nghiệp và cung cấp nước phục vụ sinh
hoạt và cho dân sinh kinh tế, tiết kiệm đất canh tác trong nông nghiệp, nếu thực hiện
hệ thống kênh ngầm thì sẽ tiết kiệm được từ 8-10%. Từ chỗ tiết kiệm nước dẫn đến tiết
kiệm điện năng tiêu thụ cho các hệ thống bơm điện từ 20-30% làm hạ giá thành sản
xuất và tiết kiệm được công lao động tu bổ hằng năm, đồng thời có thể áp dụng được
53

đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp như áp dụng tự động hoá, cơ
giới hoá khâu tưới tiêu và canh tác nông nghiệp.

* Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng công trình xuống cấp là do:

- Các công trình đầu tư xây dựng chưa hoàn chỉnh bởi nguồn ngân sách Nhà
nước chủ yếu đầu tư phần đầu mối, hệ thống kênh chính và một số công trình có quy
mô nhỏ được đầu tư đến hệ thống kênh cấp I, còn phần kênh nhánh kênh nội đồng chủ
yếu dựa vào huy động sức dân, có sự hỗ trợ của nhà nước. Song phần đóng góp của
địa phương chưa đáp ứng khiến công trình chưa đồng bộ, bên cạnh đó suất đầu tư lại
thấp, dẫn đến tình trạng công trình xuống cấp nhanh chóng.

- Chưa phát huy cao độ sức dân làm thuỷ lợi. Nhất là từ sau khi hoàn chỉnh
công trình, phong trào vận động nhân dân làm thuỷ lợi ngày càng khó khăn, nhất là từ
khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường thì hầu hết việc này đã bị coi nhẹ.
Nhiều dự án thuỷ lợi được thực hiện nhưng các hạng mục giao cho địa phương đầu tư
đều bị bỏ dở. Đây là nguyên nhân chính làm cho công trình thuỷ lợi không đồng bộ,
hiệu quả phục vụ thấp.

- Do tác động của các yếu tố khách quan nhất là đất nước ta đang trên đà phát
triển toàn diện, đô thị hoá, hình thành các khu công nghiệp, khu tập trung dân cư,
chính vì vậy nhu cầu dùng nước đối với các cấp các ngành được tăng lên cả về mặt số
lượng và chất lượng; sản xuất nông nghiệp tăng vụ, thâm canh cao, đa dạng hoá cây
trồng đòi hỏi các công trình thuỷ lợi phải phục vụ ở mức cao hơn trước.

2.2.1.2. Thực trạng công tác quản lý kỹ thuật công trình

Để các công trình thủy lợi thực sự phát huy hiệu quả thì khâu quản lý công trình
có có vai trò rất quan trọng. Quản lý công trình thủy lợi là một trong những nhiệm vụ
chủ yếu của công tác quản lý và sử dụng công trình, ý nghĩa của công tác quản lý công
trình thủy lợi được thể hiện như sau:

- Là biện pháp kỹ thuật quan trọng để phát huy năng lực thiết kế của công trình,
đảm bảo cho công trình phục vụ được trong mọi trường hợp.

- Quản lý công trình tốt sẽ kéo dài thêm thời gian phục vụ của công trình, nâng
cao hiệu ích sử dụng công trình và sử dụng nước.

- Kiểm tra mức độ chính xác trong các khâu quy hoạch, khảo sát, thiết kế và thi
công trước đây.
54

- Phát hiện, sửa chữa sai sót để nâng cao trình độ thiết kế công trình khác.

- Làm cơ sở khoa học cho việc hiện đại hóa hệ thống.

Bảng 2.3. Quản lý hồ sơ kỹ thuật tại Công ty TNHH MTV Thủy lợi Miền Đông
Quảng Ninh

Những sai sót trong hồ sơ kỹ thuật

Loại Số hồ
công sơ kỹ Hồ sơ hoàn Hồ sơ kiểm Biên bản
trình thuật Hồ sơ bảo trì
công định nghiệm thu
thủy lưu
lợi trữ
Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
lượng % lượng % lượng % lượng %
Hồ
56 10/21 47,62 1/8 12,5 9/22 40,91 1/5 20
đập
Trạm
19 3/8 37,5 1/3 33,33 1/3 33,33 1/5 20
bơm
Kênh
103 12/38 31,58 2/12 16,67 11/37 29,73 2/16 12,5
mương

Cống
lấy 43 7/17 41,18 1/4 25 4/14 28,57 1/5 20
nước

Qua bảng 2.3 có thể thấy rằng những tồn tại hạn chế do các công tác gây ảnh hưởng
đến công tác lưu trữ hồ sơ kỹ thuật

1. Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư


- Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án không đúng về trình tự, thẩm quyền
và thời gian;
- Nội dung dự án đầu tư sơ sài không đầy đủ theo quy định;
- Những tài liệu điều tra thăm dò thị trường, nguồn vật liệu, động lực, môi sinh,
môi trường, phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư, nguồn vốn đầu tư… không
đầy đủ;
- Những công việc tư vấn chưa có quy định về định mức chi phí nhưng không
lập, duyệt dự toán hoặc lập, duyệt với đơn giá cao;
- Dự án không phù hợp với quy hoạch ngành, vùng;
- Xác định tổng mức đầu tư không chính xác và không đủ cơ sở.
2. Công tác thực hiện dự án đầu tư
55

- Hồ sơ khảo sát không đầy đủ, chưa đủ căn cứ để thiết kế;


- Nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật, và thiết kế thi công không đầy đủ theo quy
định, sai lệch về quy mô, công nghệ, công suất, cấp công trình, vốn, diện tích đất sử
dụng…so với quyết định đầu tư;
- Công tác dự toán: Vận dụng sai định mức, đơn giá, xác định giá đối với những
công việc chưa có quy định về giá thiếu căn cứ;
- Giải phóng mặt bằng: lập, phê duyệt và thực hiện phương án đền bù không
đúng quy định; hồ sơ đền bù không đầy đủ, vv;
- Công tác đấu thầu: Hồ sơ mời thầu không đầy đủ, rõ ràng, chi tiết; phê duyệt
hồ sơ và kế hoạch đấu thầu không đúng thẩm quyền, không đủ số lượng nhà thầu tham
dự tối thiểu, không chấp hành quy định về thời gian; mở thầu không đủ thành phần;
xét thầu không công bằng, thiếu cơ sở; vv.
- Hợp đồng thi công không chặt chẽ, đầy đủ, đúng quy định;
- Khối lượng phát sinh không có thiết kế, dự toán phê duyệt bổ sung, sửa đổi;
- Thi công sai thiết kế được duyệt;
- Nghiệm thu, thanh toán sai quy định của hợp đồng;
- Không chấp hành đúng quy định về giám sát thi công, giám sát quyền tác giả
của tư vấn thiết kế;
- Hồ sơ nghiệm thu không đầy đủ: thiếu biên bản nghiệm thu từng phần, các tài
liệu kết quả thí nghiệm vật liệu, bê tông, kết cấu, vv.
- Nhật ký công trình ghi không đầy đủ diễn biến phát sinh và sự cố trong quá
trình thi công…
3. Công tác nghiệm thu, thanh quyết toán, đưa công trình vào khai thác, sử dụng
- Hồ sơ nghiệm thu tổng thể không đầy đủ;
- Hồ sơ hoàn công không đầy đủ, không đúng với thực tế;
- Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành chưa lập hoặc lập không
đúng quy định.
Tuy nhiên đặc biệt trong quá trình nghiệm thu thì không thể thiết sót trong quá trình
nghiệm thu công trình khi hoàn thành sửa chữa do:

- Năng lực nhân sự giám sát khảo sát chưa đảm bảo theo quy định.

- Sơ đồ tổ chức quản lý chất lượng thiếu chi tiết.

- Do sai sót của Phòng Kỹ thuật Công ty không thực hiện kiểm tra sự phù hợp
năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng
56

- Quy cách, nội dung ghi chép nhật ký thi công xây dựng công trình chưa hợp lý,
như nhà thầu thi công không đóng dấu giáp lai và Công ty không xác nhận vào nhật ký
thi công hoặc thiếu xác nhận của giám sát tác giả thiết kế.

Bảng 2.4. Quản lý hồ sơ nghiệm thu tại Công ty TNHH MTV Thủy lợi Miền Đông
Quảng Ninh

Năm Số công trình đã Sai sót trong công tác nghiệm thu Tỷ lệ
được nghiệm thu

Có 3 công trình sai sót khi nghiệm thu chưa đủ


2015 23 13,04%
điều kiện

Có 2 công trình sai sót chưa đủ chiều dài theo


2016 27 7,4%
hợp đồng đã nghiệm thu

Không có sai sót trong quá trình nghiệm thu vì


2017 30 trong quá trình giám sát đã theo dõi quản lý 0%
sát sao

2.2.2. Thực trạng công tác quản lý tổ chức vận hành

- Công tác vận hành, bảo dưỡng: Do hệ thống công trình thuỷ lợi được bố trí
trên địa bàn rộng, đa số công trình nằm ngoài trời, thường xuyên chịu tác động của tự
nhiên, con người, dễ bị hư hỏng, khó bảo quản.

+ Những năm trước đây công tác quản lý công trình còn có mặt hạn chế, chưa
chú ý đến công tác vận hành và duy tu bảo dưỡng theo đúng quy trình quy phạm.
Ngoài ra, với khó khăn về nguồn thu nên công tác quản lý vận hành và chi phí cho sửa
chữa thường xuyên ít, công trình chưa được tu sửa kịp thời dẫn đến phục vụ đạt hiệu
suất thấp.

+ Những năm gần đây, đã quan tâm vận hành hệ thống công trình theo đúng
quy trình, quy phạm không để xảy ra mất an toàn; công tác duy tu bảo dưỡng được chú
ý. Hằng năm trước và sau mùa mưa bão đều tiến hành kiểm tra đánh giá tình hình công
trình, phát hiện những hư hỏng để kịp thời sửa chữa hoặc có giải pháp đảm bảo an toàn
đảm bảo phục vụ sản xuất có hiệu quả và phòng tránh thiên tai. Đây là việc làm
thường xuyên, thành nền nếp và rất có hiệu quả. Nhờ làm tốt công tác kiểm tra công
57

trình trước và sau mùa mưa bão nên những năm qua mặc dù thời tiết diễn biến phức
tạp khó lường, thiên tai bão lũ xảy ra thường xuyên nhưng không để xảy ra sự cố lớn.

Công tác vận hành, bảo dưỡng công trình được tăng cường, các công trình mới
xây dựng có quy trình vận hành, bảo dưỡng giúp cho cán bộ công nhân viên triển khai
thực hiện nhiệm vụ gặp nhiều thuận lợi. Tuy nhiên ở một số hồ đập lớn được xây dựng
từ lâu đến nay chưa có quy trình vận hành và chưa được kiểm định an toàn hồ đập theo
định kỳ.

- Công tác nâng cấp, sửa chữa: Cùng với việc huy động nguồn vốn sửa chữa
thường xuyên, những năm gần đây (2015-2017) đã được Nhà nước quan tâm đầu tư từ
nguồn Ngân sách xây dựng cơ bản bao gồm cả vốn trong nước và vốn nước ngoài để
nâng cấp sửa chữa công trình. Hàng loạt hệ thống công trình thuỷ lợi lớn đã được nâng
cấp và sửa chữa.
Tuy nhiên, công tác đầu tư sửa chữa chống xuống cấp các công trình vẫn chưa
đảm bảo yêu cầu. Hiện nay còn một số công trình chưa được sửa chữa, nâng cấp như:
mở rộng tràn xả lũ hồ Khe Dè, sửa chữa nâng cấp đập Đông Sơn… chưa có kinh phí
để thực hiện.

- Công tác đo đạc kiểm tra: Những năm gần đây, nhất là các công trình mới xây
dựng, các công trình mới được sửa chữa, nâng cấp thì trang thiết bị quản lý, đặc biệt là
các thiết bị đo đạc, kiểm tra công trình được quan tâm và thực hiện theo tiêu chuẩn
ngành 14TCN131-2002 "trang thiết bị quản lý trong hệ thống công trình thuỷ lợi phục
vụ tưới tiêu". Tuy nhiên, với những hệ thống xây dựng trước khi có tiêu chuẩn ngành
thì hệ thống trang thiết bị quản lý chưa đáp ứng yêu cầu. Một mặt doanh nghiệp dành
kinh phí để đầu tư dần các trang thiết bị thiết yếu, mặt khác cần quan tâm đầu tư khi hệ
thống được nâng cấp sửa chữa theo tiêu chuẩn quy định.

a. Tình hình sử dụng các công trình thủy lợi


58

Bảng 2.5. Tình hình quản lý công trình thủy lợi của khu vực Miền Đông
2015 2016 2017
Chiều Công Chiều Công Chiều Công
Diễn giải SL SL SL
dài suất dài suất dài suất
(CT) (CT)
(km) (m3 /h) (km) (m3/h ) (km) (m3 /h)
A. Thành phố
Móng Cái
I. Kênh
mương
1. Kênh cấp 15 18,95 15 18,95 15 18,95
I
2. Kênh cấp 35 24,66 32 22,24 29 25,54
IV
II. Trạm 1 1398,12 1 1398,12 1 1398,12
bơm
III. Hồ chứa 5 82,3 5 82,3 5 82,3
nước
B. Thị trấn
Đầm Hà
I. Kênh
mương
1. Kênh cấp 22 30,26 24 30,26 23 30,26
III
2. Kênh cấp 26 28,11 20 27,44 24 29,26
IV
II. Hồ chứa 1 68,5 1 68,5 1 68,5
nước
C. Thị trấn
Tiên Yên
I. Kênh
mương
1. Kênh cấp 14 35,7 14 35,7 13 35,7
III
2. Kênh cấp 21 25,22 28 26,11 25 29,66
IV
II. Hồ chứa 2 14,37 2 14,37 2 14,37
nước
D. Thị trấn
Hải Hà
I. Kênh
mương
1. Kênh cấp 26 15,7 23 15,7 22 15,7
III
2. Kênh cấp 21 25,22 28 26,11 25 29,66
IV
II. Hồ chứa 1 18,2 1 18,2 1 18,2
nước
Qua bảng 2.5 cho thấy, việc quản lý các công trình thủy lợi của Miền Đông
nghiên cứu chủ yếu là các kênh mương cấp I, cấp III và cấp IV, cống điều tiết nước,
trạm bơm và hồ chứa nước có công suất vừa và nhỏ phục vụ trong phạm vi xã phường.
Điều này cho ta thấy mức độ phân cấp quản lý các công trình thủy lợi của Công ty là
rất rõ ràng, chính vì vậy hiệu quả trong quản lý các công trình thủy lợi đã được cải
59

thiện đáng kể. Tuy nhiên, mức độ quản lý chỉ dừng lại ở cung cấp cho nông nghiệp
chưa có sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi, phần nào đã làm cho công trình của
Công ty nghiên cứu nói riêng và khu vực Miền Đông nói chung còn xẩy ra nhiều bất
cập như trộm cắp, đập phá do chính những cá nhân cộng đồng địa phương. Đây là một
vấn đề trong công tác quản lý chưa thực sự sát sao, mặc dù việc quản lý các công trình
thủy lợi đã do trạm, cụm đảm nhiệm.

Qua bảng 2.5 cũng cho thấy mức độ quản lý các công trình thủy lợi ở Miền
Đông nghiên cứu là khác nhau, điều này thể hiện phạm vi về địa lý cũng như không
gian đặc thù, cụ thể:

Thành phố Móng Cái quản lý hệ thống kênh mương cấp I và cấp IV có tổng
chiều dài là 43,61 km, trạm bơm 1 trạm (năm 2015). Do chưa đáp ứng nhu cầu tưới
tiêu của cây trồng, đến năm 2017 số lượng kênh mương cũng như đã được Công ty
đầu tư nâng cấp và làm mới. Cụ thể làm mới được 4 kênh cấp IV với chiều dài là 2,6
km.

Thị trấn Đầm Hà năm 2015 hệ thống kênh mương có chiều dài là 58,37km. Đến
năm 2017 đã tăng lên thành 59,52 km và 25 cống điều tiết nước. Ngoài ra huyện này
còn quản lý hàng trăm cống tháo nước nhỏ và hệ thống kẹp ruộng, phục vụ cho nhu
cầu tưới tiêu hàng nghìn ha đất canh tác.

Thị trấn Tiên Yên năm 2015 quản lý hệ thống kênh mương với tổng chiều dài là
60,92 km. Đến năm 2017 tăng lên đáng kể, kênh mương tăng lên thành 65,36 km.

Thị trấn Hải Hà năm 2015 quản lý hệ thống kênh mương với tổng chiều dài là
40,92 km. Đến năm 2017 tăng lên đáng kể, kênh mương tăng lên thành 45,36 km.

Sử dụng các công trình thủy lợi phải dựa vào đặc điểm công trình, điều kiện dự
báo khí tượng thủy văn và nhu cầu nước. Trọng hệ thống bộ phận quản lý phải xây
dựng kế hoạch lợi dụng nguồn nước. Quá trình sử dụng cần có tài liệu dự báo khí
tượng thủy văn chính xác, nắm vững tình hình để xử lý linh hoạt nhằm đảm bảo công
trình làm việc an toàn, khai thác và sử dụng nguồn nước đạt hiệu quả tổng hợp cao
nhất.

Việc sử dụng công trình thủy lợi gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến hiệu quả mang
lại từ các công trình là thấp. Vấn đề là bản thân người sử dụng nước không có các hiểu
biết trong vận hành các công trình thủy lợi (không được qua đào tạo cơ bản về quản lý
và sử dụng các công trình thủy lợi).
60

Việc điều tiết nước không đúng theo quy trình cao trước thấp sau dẫn đến việc
chỗ cao nước không tới nhưng chỗ thấp thì bị ngập, nước được sử dụng không đúng
quy trình kỹ thuật dẫn đến thất thoát nhiều làm giảm hiệu quả sử dụng các công trình
thủy lợi. Bên cạnh đó, nhiều hộ dùng nước không có ý thức, tự tiện đào bới kênh
mương để lấy nước làm hư hỏng kênh mương, đây là một trong những nguyên nhân
gây nên sự xuống cấp công trình và giảm hiệu quả phục vụ. Qua thực tế nghiên cứu
còn cho thấy, các công trình thủy lợi đều xẩy ra hiện tượng đào bới kênh mương lấy
nước, đập phá kênh cứng hóa trộm lấy sắ và sử dụng nước vô nguyên tắc.

Sự quản lý còn bất cập và sự sở hữu công trình không rõ ràng, mang tính chất
tập thể đã dẫn đến thực trạng cộng đồng hưởng lợi không quan tâm đến việc bảo vệ và
duy tu bảo dưỡng công trình. Họ chưa thực sự coi việc bảo vệ và duy tu công trình là
trách nhiệm của mình, mà chi phí bảo vệ và duy tu công trình là do chính bản thân
cộng đồng phải đóng góp. Thiết nghĩ, vấn đề này cần có một quy chế cụ thể và phân
tích rõ ràng, những công trình thủy lợi là của dân và do dân đóng góp chứ không phải
là của Nhà nước, có thế mới khắc phục phần nào những vấn đề trên.

Mặc dù trong những năm gần đây các công trình thủy lợi ở Miền Đông nghiên
cứu đã được đầu tư nâng cấp, sửa chữa và làm mới nhưng vẫn ở mức thấp so với nhu
cầu thực tế. Hệ thống kênh mương còn nhiều tồn tại như bồi lắng, bị hư hỏng do đập
phá, lấn chiếm ... Còn các trạm bơm và cống điều tiết nước do đã qua sử dụng nhiều
năm và do ý thức của người dân đổ rác thải một cách bừa bãi gây cản trở dòng chảy,
chưa đáp ứng được yêu cầu một cách đầy đủ cả về số lượng và chất lượng nước cho
sản xuất cũng như cho sinh hoạt. Qua nghiên cứu thực tế ở Công ty, thực trạng sử
dụng các công trình thủy lợi được thể hiện ở bảng 2.5 Công ty nghiên cứu ngoài việc
sử dụng các công trình thủy lợi thuộc phạm vi địa phương quản lý còn sử dụng các
công trình thủy lợi do Công ty quản lý nằm trên địa phận của xã như kênh mương cấp
I, cấp II, công điều tiết nước, cống ngầm, xi phông.

Tóm lại: Hệ thống kênh mương Công ty nghiên cứu sử dụng tương đối đa dạng,
nhưng đang bị xuống cấp và bồi lắng, nhiều đoạn kênh còn bị vỡ và bị đập phá. Trạm
bơm và các cống điều tiết nước cũng còn nhiều tồn tại: hư hỏng, trôm cắp cánh cống,
kẹt cánh, vỡ cánh, chưa đáp ứng yêu cầu một cách đầy đủ cho sản xuất nông nghiệp và
các ngành khác. Tuy nhiên Công ty có thuận lợi là có những hồ chứa nước cung cấp
nước phục vụ cho hơn 1.000 ha đất canh tác và cung cấp nước sinh hoạt cho 16.221
nhân khẩu trên địa bàn Miền Đông.
61

b. Tình hình nạo vét, duy tu bảo dưỡng và sửa chữa công trình thủy lợi Các
công trình thủy lợi nằm rải rác ngoài trời, trải trên diện rộng, có khi qua các khu dân
cư nên ngoài tác động thường xuyên của thiên nhiên như thời tiết, khí hậu, còn chịu
tác động trực tiếp của con người. Để phát huy hiệu quả quản lý cũng như sử dụng các
công trình thủy lợi, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cây trồng, vật nuôi và dân sinh thì các
công trình cần được duy tu bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên nhất là vấn đề nạo vét
kênh mương, vì hệ thống kênh mương ở Miền Đông nghiên cứu vẫn chiếm một số
lượng lớn kênh đất cả về số kênh cũng như chiều dài kênh. Để phát huy hiệu quả phục
vụ từ các công trình thủy lợi, trong những năm qua các xã tiến hành nạo vét, duy tu
bảo dưỡng các công trình thủy lợi thể hiện ở bảng 2.6.

Số liệu ở bảng 2.6 cho thấy tình hình nạo vét kênh mương và duy tu các công
trình thủy lợi ở Miền Đông nghiên cứu có xu hướng giảm qua các năm cụ thể số liệu ở
từng xã như sau:

Bảng 2.6. Tình hình nạo vét và duy tu bảo dưỡng công trình thủy
lợi ở Miền Đông từ nghiên cứu (2015 - 2017)
ĐVT: m3
Năm Tổng số khối lượng nạo vét bảo Tổng số khối lượng nạo vét Tỷ lệ
dưỡng theo kế hoạch bảo dưỡng thực tế

2015 35.000,0 27.257,0 77,88%

2016 30.000,0 24.071,0 80,02%

2017 20.000,0 19060 95,3%

Nguồn: Công ty TNHH MTV Thủy lợi Miền Đông Quảng Ninh nghiên cứu
Miền Đông năm 2015 tổng khối lượng nạo vét và duy tu là 27.257,0 m3 đến
năm 2016 giảm xuống còn 24.071,0 m3 điều này nói lên các công trình thủy lợi được
nạo vét duy tu, bên cạnh đó giảm do một số lượng lớn kênh mương đã được đầu tư làm
mới thành kênh bê tông, số kênh này lượng phải nạo vét là rất ít (2­3 năm mới phải
nạo vét một lần), mỗi lần nạo vét cũng ít hơn nhiều so với kênh mương đất. Qua đây ta
đã thấy hiệu quả của việc kiên cố hóa kênh mương trong nạo vét và duy tu công trình.
Tuy nhiên, khối lượng nạo vét có giảm nhưng phần chi công cho nạo vét và duy tu
công trình thủy lợi lại cao hơn những năm trước vì giá cả công lao động cũng như vật
liệu xây dựng trong những năm qua biến động rất lớn.
62

Nhận xét: Thực trạng nạo vét và duy tu bảo dưỡng các công trình thủy lợi ở
Miền Đông nghiên cứu có xu hướng giảm dần qua các năm, điều này nói lên các xã có
phong trào trong công tác thủy lợi và bước đầu có hiệu quả. Bên cạnh đó, cho thấy
việc quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi ở địa phương có bước tiến triển, tuy
nhiên sự giảm này cũng chưa thể nói lên được các địa phương này quản lý và sử dụng
các công trình thủy lợi có hiệu quả cao, bởi vì số lượng phải chi cho nạo vét và duy tu
công trình còn rất lớn.

Thực trạng hoạt động của các công trình thủy lợi của Công ty trong những năm
vừa qua đã gặp một số sự cố do thiên tai, thiết kế thi công công trình và một phần do ý
thức của cộng đồng hưởng lợi, cần phải duy tu bảo dưỡng và sửa chữa, cụ thể biểu
hiện qua bảng 2.6.

Qua bảng 2.6 cho thấy tình hình nạo vét, bảo dưỡng và sửa chữa các công trình
thủy lợi của Công ty có chiều hướng giảm tích cực qua các năm. Cụ thể: năm 2015 là
212764 m3 với tổng kinh phí đầu tư cho nạo vét, tu bổ, bảo dưỡng và sửa chữa là
4081,77 triệu đồng; đến năm 2017 con số này giảm xuống chỉ còn 134999 m3 với kinh
phí là 2128,34 triệu đồng. Nguyên nhân giảm là do các công trình thủy lợi đã được
nâng cấp và xây mới đưa vào sử dụng như kênh mương bê tông, gia cố và những công
trình khác đã được sửa chữa kịp thời những sự cố nhỏ nên không xẩy ra sự cố lớn.

Tuy nhiên, so với thực tế cần đầu tư theo đúng tiêu chuẩn đề ra vẫn còn ở mức
thấp. Trong đó, giảm chi phí cho hệ thống kênh mương cấp III, cấp IV và bờ vùng rất
đáng kể, cụ thể: năm 2015 chi cho nạo vét và sửa chữa là 1457,26 triệu đồng với khối
lượng nạo vét và sửa chữa là 158843 m3, năm 2017 giảm xuống còn 1024,39 triệu
đồng với khối lượng là 94421m3. Nguyên nhân giảm là hệ thống kênh mương cấp III,
cấp IV và bờ vùng của các huyện đã được đầu tư xây cứng hóa bê tông, tổng chiều dài
kênh mương cấp III là 38,36 km và đã cứng hóa được 5,66 km chính vì điều này nên
chi phí cho công tác duy tu, nạo vét và tu bổ giảm. Mặc dù khối lượng và kinh phí duy
tu bảo dưỡng công trình có giảm nhưng vẫn ở mức cao.
63

Bảng 2.7. Tình hình duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa các công trình thủy lợi Công ty TNHH MTV Thủy lợi Miền Đông

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Hạng mục Chiều Kinh Khối Chiều Kinh Khối Chiều Kinh
ĐVT
công trình Khối dài phí lượng dài phí lượng dài phí
lượng (m3
) (Tr.đ (Tr.đ (Tr.đ
Số (m) Số (m3 ) (m) Số (m3 ) (m)
) ) )
lượng lượng lượng
1. Kênh cấp I Kênh 5 9447 6572 84,12 3 6478 4867 61,55 2 3547 3112 54,88

2. Kênh cấp
III +
IV và bờ Kênh 63 83247 37419 957,26 82 124536 57591 1238,84 58 74421 34512 824,39
vùng

3. Trạm bơm Trạm 1 1542 682,2 1 1481 574,5 1 1044 435,26

4. Cống đập,
xi
phông cầu Cái 24 844 734,25 56 3104 957,33 18 475 335,38
máng

Tổng cộng 93 96282 43991 2457,83 142 136238 62458 3592,83 79 79487 37624 1649,91

-
64

Công tác quản lý bảo vệ công trình: Do hệ thống công trình thuỷ lợi trải trên
diện rộng, lại phân tán nên công tác bảo vệ hết sức khó khăn. Theo Pháp lệnh khai thác
và bảo vệ công trình thuỷ lợi thì công trình thuỷ lợi ở địa phương nào thì địa phương
đó có trách nhiệm bảo vệ. Các chính quyền địa phương với sự tham mưu của ngành
chuyên môn đã ra các quy định cụ thể ở địa phương nhưng việc thực thi rất khó khăn.
Hàng năm trước khi vào mùa mưa bão, các địa phương đã tổ chức các đợt ra quân để
khai thông dòng chảy, chống lấn chiếm công trình thuỷ lợi, nạo vét những ách tắc
nhưng hiệu quả thấp. Tình trạng lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình để xây dựng
hàng quán, công trình phụ, đổ rác thải và trồng cây lâu năm, thả bèo, trồng rau muống,
nuôi cá bè, ngâm tre nứa dưới lòng kênh... đang diễn ra khá phổ biến; nhất là những
năm gần đây khi nhà nước giao ruộng đất lâu dài cho dân thì tình trạng lấn chiếm ngày
càng tăng, các hành lang bảo vệ bị thu hẹp, gây khó khăn cho công tác bảo vệ và duy
tu, sửa chữa; mặc dù hiện nay đã có Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi
đã quy định hành lang bảo vệ và Nghị định 140/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.

Nhưng do nhận thức của người dân chưa cao, quyền hạn của công ty thuỷ lợi
hạn chế không được tự chủ xử lý, chỉ có quyền “kiến nghị UBND địa phương nơi có
công trình thuỷ lợi thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn công trình
trong trường hợp công trình bị xâm hại hoặc cơ nguy cơ xảy ra sự cố” nên vẫn chưa
ngăn chặn được triệt để.

- Kiên cố hoá kênh mương: Từ năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết
định số 66/2000/TTg yêu cầu các địa phương triển khai trương trình kiên cố hoá kênh
mương, với cơ chế đầu tư theo 3 loại kênh:

+ Kênh loại 1: Bao gồm những kênh chính lớn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn đầu tư;

+ Kênh loại 2: Bao gồm những kênh chính còn lại và các kênh nhánh lớn do
UBND tỉnh đầu tư từ nguồn Ngân sách địa phương;

+ Kênh loại 3: Bao gồm kênh nội đồng do Ngân sách tỉnh, huyện và nhân dân
đầu tư.
65

Bảng 2.8. Thực trạng công trình tại Công ty TNHH MTV Thủy lợi Miền Đông
Quảng Ninh
Diễn giải Số công trình Số lượng (km) Cơ cấu (%)
1. Kênh mương cấp I 6 20 100
a. Đã kiên cố hóa 4 12 60
b. Kênh đất 2 8 40
2. Kênh mương cấp III 54 32 100
a. Đã kiên cố hóa, gia cố 23 12 37,5
b. Kênh đất 62 20 62,5
3. Kênh mương cấp IV 68 33,4 100
a. Đã kiên cố hóa 15 13,3 39,82
b. Kênh đất 123 20,1 60,18
5. Cống điều tiết nước 112 - -
6. Trạm bơm 1 - -

Kể từ đó đến nay, tổng số km kênh mương của đơn vị đã được kiên cố hoá là
gần 60km, với tổng kinh phí trên 30 tỷ đồng. Những tuyến kênh được kiên cố hoá đã
mang lại hiệu quả rõ rệt, kiên cố hoá không những mang lại hiệu quả về mặt thuỷ lợi,
còn mang lại hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội.

2.2.3. Thực trạng công tác quản lý thu phí trong vận hành

Thủy lợi phí và thủy lợi nội đồng là một nguồn kinh phí để phục vụ cho việc trả
tiền điện, tạo nguồn, duy tu bảo dưỡng,... Căn cứ vào mức độ diện tích cần tưới tiêu và
những sự cố của công trình cần duy tu bảo dưỡng, sửa chữa của các địa phương là
khác nhau nên có mức thu khác nhau.

Tình hình sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng, khấu hao các công trình thuỷ lợi và sử
dụng thủy lợi phí, thủy lợi nội đồng của công ty

Thủy lợi phí và thủy lợi nội đồng là nguồn thu chủ yếu của các Công ty. Chi phí
cho hoạt động tưới tiêu gồm nhiều khoản khác nhau. Tuy nhiên, do thủy lợi phí và
thủy lợi nội đồng được thu không đủ, không đáp ứng yêu cầu, tình trạng nợ đọng thủy
lợi phí và thủy lợi nội đồng xẩy ra thường xuyên nên nguồn thu của Công ty không
66

đáp ứng được các yêu cầu hợp lý. Qua tìm hiểu thực tế ở các địa phương nghiên cứu
cho thấy Công ty chỉ tập trung chi cho một số hoạt động chính.

Công ty sử dụng thủy lợi phí và thủy lợi nội đồng chỉ tập trung chi một số hoạt
động chính đó là:

Chi tiền vận hành : Đối với các công ty nói chung khoản chi phí vận hành về
điện, nhiên liệu để vận hành máy móc thiết bị chiếm 31- 32% trong tổng số khoản phải
chi, có năm hạn hán hoặc mưa úng chiếm tới 35-36% tổng chi phí phục vụ tưới tiêu.

Trả lương công nhân viên: Khoản chi về công lao động là rất cao chiếm tới hơn
16% tổng số chi. Qua biểu cũng cho thấy các mức chi ở các địa phương rất khác nhau
đó là do đặc thù của từng địa phương, như tổng diện tích cần tưới tiêu, các cách hoạt
động khác nhau, công lao động khác nhau, hệ thống công trình có đặc thù phục vụ
khác nhau

Bảng 2.9. Tình hình sử dụng nguồn vốn tại Công ty TNHH MTV Thủy lợi
Miền Đông Quảng Ninh
Đơn vị: Đồng

STT Chỉ Tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tăng nguồn vốn


1 kinh doanh 326,251,115,989 330,050,939,195 540,676,327,293

Sửa chữa công


2 trình 4,561,672,425 4,759,762,244 4,767,875,254

Khấu hao tài sản cố


3 định 757,288,746 864,208,688 676,088,578

4 Tăng Doanh thu 3,561,526,240 9,244,341,935 10,743,044,210

Tăng số nộp ngân


5 sách 241,875,067 221,798,114 171,743,223

Lợi nhuận ( hoạt


6 động XDCB) 8,139,780 105,573,435 857,562
Sửa chữa công trình: Đây là một khoản chi quan trọng, bởi vì công trình hoạt
động có hiệu quả và kéo dài thời gian phục vụ thì phải được sửa chữa thường xuyên và
67

ngược lại. Tuy nhiên, qua thực tế tìm hiểu ở Công ty do nguồn thu hạn hẹp không đủ
cho sửa chữa thường xuyên mà kinh phí có đến đâu tu sửa đến đó, hoạt động cầm
chừng đây là một trong những nguyên nhân làm cho công trình thủy lợi bị xuống cấp
nghiêm trọng, từ hư hỏng nhỏ dẫn đến hư hỏng lớn. Qua bảng 2.9 còn cho thấy thực
trạng hệ thống công trình ở Công ty đang bị xuống cấp nên đã chi vào việc sửa chữa
công trình có xu hướng ngày càng cao và mỗi năm phải chi tới 4 – 5 tỷ đồng. Đây mới
chỉ là sửa chữa nhỏ nếu có sửa chữa lớn và đại tu nâng cấp công trình thì công ty sẽ
không có kinh phí, lúc này buộc phải đi chờ nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước.
Khấu hao tài sản cố định: Công ty hàng năm đều có hạng mục KHTSCĐ, đây
là một khoản chi cho hao mòn máy. Qua bảng 2.9 cho thấy mức độ trích KHTSCĐ của
các xã là khá cao, do đặc thù tài sản của công ty và mỗi năm đã trích ra một khoản
không nhỏ. Tuy nhiên khoản KHTSCĐ có xu hướng giảm dần.
Quản lý phân bổ, chi phí khác: Khoản chi cho các cán bộ trực tiếp điều hành
công tác thủy nông có xu hướng tăng dần là do giá cả và trả phù lao cho các cán bộ
điều hành thủy nông ngày một cao. Khoản khác chi cho việc giao dịch ký kết hợp
đồng và tiếp khách là khoản chi không thể thiếu cho bất cứ hoạt động nào kể cả từ
công ty cho đến hộ cá thể.

Về hoạt động tài chính: Quản lý tài chính là một trong ba nội dung cơ bản, là
điều kiện tiên quyết để bảo đảm cho việc quản lý công trình, quản lý nước thực hiện
tốt nhiệm vụ. Từ năm 1984 đến năm 1997 cơ chế hoạt động tài chính được thực hiện
theo Nghị định 112/HĐBT (nay là Chính phủ), Thông tư liên bộ số 47/TT-LB của Bộ
Tài chính và Bộ Thuỷ lợi năm 1984, Thông tư 43/TT-LB năm 1985 về hướng dẫn
hạch toán kinh tế trong các Xí nghiệp thuỷ nông... hoạt động thuỷ nông được thực hiện
theo phương thức hạch toán kinh tế "gắn thu bù chi" nếu thu nhỏ hơn chi thì được trích
lập vào phần thuỷ nông, quỹ thuỷ nông này do Uỷ ban Nhân dân tỉnh và Ngành thuỷ
lợi quản lý, sau khi bù còn thiếu thì được ngân sách tỉnh cấp bù phần còn thiếu hụt;
trong chi phí chưa trích khấu hao của các tài sản thuộc công trình xây đúc, đất và các
loại máy bơm. Lợi nhuận của Công ty được hưởng theo lợi nhuận định mức bằng 18%
quỹ lương thực tế để hình thành hai quỹ khen thưởng và phúc lợi (không trích lập quỹ
phát triển sản xuất).

Từ năm 1998 trở lại đây đơn vị được xếp vào loại hình doanh nghiệp nhà nước
hoạt động công ích, cơ chế tài chính hoạt động theo thông tư liên tịch số 90/1997/TT-
LT/TC-NN ngày 19/12/1997 của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
68

thôn. Về hạch toán kinh tế và phân phối kết quả tài chính có sự thay đổi so với trước
kia, có rõ ràng hơn, nhưng vẫn không đảm bảo.

Về vốn: Do một số tài sản cố định được xây đúc bằng bê tông, bằng đất của các
công trình trực tiếp phục vụ tưới tiêu và máy bơm nước cùng với vật kiến trúc để sử dụng
vận hành công trình không phải trích khấu hao nên không có nguồn để cải tạo nâng cấp, tái
tạo tài sản, mà hằng năm phụ thuộc vào cấp phát của ngân sách nhà nước. Mặt khác, việc
cấp phát kinh phí cấp bù thuỷ lợi phí được miễn và kinh phí hỗ trợ tài chính được cấp hằng
năm chỉ bằng khoảng 80% tổng chi phí năm kế hoạch, đặc biệt là việc cấp phát kinh phí hỗ
trợ 02 quỹ khen thưởng phúc lợi thường sau khi quyết toán năm xong mới được cấp. Do
vậy, việc chi trả tiền lương cho người lao động, tiền điện phục vụ bơm nước và các chi phí
đột xuất do sửa chữa, khắc phục những hạng mục công trình xung yếu, thay thế các thiết bị
bơm điện hết khấu hao có thời điểm còn bị động.

Về hoạt động tưới tiêu: Nhiệm vụ khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi với
mục tiêu là phát huy tối đa hiệu quả, sử dụng một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo cân
bằng nước phục vụ yêu cầu của sản xuất và đời sống, giữ gìn nguồn nước trong lành
và bảo vệ môi trường sinh thái. Thực hiện nhiệm vụ đó, đơn vị phải thực hiện và giải
quyết hai vấn đề cơ bản là quản lý khai thác nguồn nước gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ
tài nguyên nước trong hệ thống, thực hiện có hiệu quả việc phân phối nước đến các đối
tượng dùng nước trên địa bàn. Giải quyết hai vấn đề này, chính là thực hiện chức năng
phân phối sản phẩm của mình đến người tiêu dùng sao cho việc sử dụng nước có hiệu
quả nhất, vừa đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng, vừa đảm bảo lợi ích của doanh
nghiệp.
Hằng năm đơn vị đảm bảo diện tích tưới cho gần 5.300 ha diện tích gieo trồng
của 16/21 xã thị trấn và đảm bảo tiêu cho 4.345 ha lưu vực (trong đó tiêu cho 2.184 ha
diện tích đất canh tác, 2.161 ha diện tích đất thổ cư đồi núi); cấp nước cho nuôi trồng
thuỷ sản gần 50 ha, cấp nước cho công nghiệp gần 100.000 m3, tạo điều kiện cho phát
triển du lịch, cải thiện điều kiện môi trường và phục vụ nhiều ngành kinh tế khác.
+ Về công tác tưới, hàng năm tổng diện tích tưới nghiệm thu thanh lý hợp đồng
là tương đối ổn định bình quân trong 5 năm qua (2013-2017) đạt 100,75 % so với kế
hoạch đề ra, số liệu được thể hiện dưới bảng sau:
69

Bảng 2.10. Kết quả công tác tưới phục vụ sản xuất Nông nghiệp

Đơn vị tính: Ha

Năm Kế hoạch Thực hiện So sánh (%)


2013 5.090 4.802 94,3
2014 4.794 4.905 102.3
2015 4.786 5.327 111,3
2016 5.320 5.154 96,9
2017 5.295 5.286 99,8
Cộng 25.285 25.474 100,75

Từ kết quả phục vụ như vậy đã đóng góp tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ
cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị cao, góp phần làm tăng sản
lượng lương thực của Miền Đông. Năng suất lúa mỗi năm được tăng lên rõ rệt. Trước
đây chỉ đạt từ 40-45 tạ/ha, đến nay năng suất đã được nâng lên từ 55-60 tạ/ha năm
2016, vụ chiêm năm 2017 dự kiến năng suất đạt từ 60-65 tạ/ha.

Về chi phí: hiện nay, được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính bao gồm:

+ Chi phí cho công tác tưới nước và tiêu nước như: chi tiền lương, các khoản phụ
cấp (bao gồm cả tiền ăn ca), các khoản phải nộp theo lương, khấu hao cơ bản tài sản cố định
của những tài sản phải trích khấu hao, chi nguyên nhiên vật liệu để vận hành bảo dưỡng, chi
sửa chữa lớn tài sản cố định, chi sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, chi tiền điện bơm
nước tưới tiêu, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phục vụ phòng chống bão lụt úng hạn, chi
đào tạo nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới...

+ Chi phí hoạt động kinh doanh khai thác tổng hợp và chi phí hoạt động khác .

Hàng năm chi phí được xây dựng trong kế hoạch tài chính năm, mục tiêu đặt ra là
phấn đấu giảm chi phí ở mức thấp nhất, song bình quân trong giai đoạn (2013-2017) mới
giảm được so kế hoạch là 6,5%, song thực tế các yếu tố đầu vào này lại chịu ảnh hưởng lớn
của cơ chế thị trường, giá cả, vật tư hàng hoá những năm gần đây có biến động tăng, tiền
lương cũng tăng làm cho tổng chi phí có xu hướng ngày một tăng, mặt khác chi phí còn
tăng do những năm thời tiết khó khăn đơn vị phải khắc phục hậu quả bão lụt, chống hạn.
70

Bảng 2.11. Kết quả thực hiện chi phí trong 5 năm (2013- 2017)

Đơn vị tính: Triệu đồng


Năm Kế hoạch Thực hiện So sánh (%)
2013 5.854 5.576 95,25
2014 6.584 6.542 99,36
2015 10.746 10.248 95,36
2016 14.624 12.821 87,67
2017 16.280 15.399 94,59
Bình quân 10.818 10.117 93,5

2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý công trình của Công ty TNHH MTV
Thuỷ lợi Miền Đông Quảng Ninh
2.3.1. Những thành tựu cơ bản
Những năm qua mặc dù thời tiết diễn biến phức tạp, vụ chiêm xuân có những
năm hạn hán, rét đậm kéo dài, vụ mùa mưa bão úng lụt xảy ra liên tục, trong điều kiện
nguồn kinh phí hạn hẹp, hệ thống công trình thuỷ lợi được xây dựng từ những năm
1960-1990 đã xuống cấp nhiều. Song công ty luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Uỷ
ban Nhân dân tỉnh, các Sở ngành, của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, sự lãnh đạo, chỉ
đạo của Ban chi uỷ, sự chỉ đạo điều hành của Ban giám đốc và sự phối hợp có hiệu
quả với các đơn vị dùng nước nên đã thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch nhà
nước giao.
Đối với công tác quản lý công trình đã gắn liền với công tác kiểm tra, theo dõi,
phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố, đồng thời thực hiện tốt việc duy tu, bảo dưỡng,
sửa chữa, nâng cấp công trình, máy móc thiết bị; bảo vệ và vận hành công trình theo
đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo công trình vận hành an toàn, hiệu quả
và sử dụng lâu dài. Trong quản lý tài sản, dụng cụ sản xuất, sinh hoạt được thực hiện
nghiêm túc không để mất mát, hư hỏng trước hạn, các thiết bị máy móc luôn được giữ
tốt dùng bền, sửa chữa đến đâu chắc đến đó, để duy trì sản xuất.
Đối với công tác quản lý tổ chức vận hành và quản lý chi phí: Đó xây dựng mô
hình tổ chức hợp lý để quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tài sản và mọi nguồn
lực được giao nhằm thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ khai thác, bảo vệ công trình
thuỷ lợi, kinh doanh tổng hợp theo quy định của pháp luât. Trong quản lý kinh tế phải
71

xác định tiết kiệm chi phí, công khai thu chi, hạch toán kế toán từng phần việc cụ thể
sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
- Về thu: Đảm bảo giá trị doanh thu đúng chỉ tiêu kế hoạch được giao.
- Về chi: Đảm bảo mức chi theo đúng chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước,
ưu tiên khoản chi tiền lương, nộp bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên, chi trả đầy
đủ tiền điện, quan tâm đúng mức cho việc chi phí sửa chữa thường xuyên, thực hiện chi
tiêu tiết kiệm theo pháp lệnh “Tiết kiệm, chống lãng phí”.
2.3.2. Những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý công trình
Như đã đánh giá ở phần thực trạng, thì những tồn tại hạn chế chủ yếu trong
công tác quản lý công trình:
- Công trình thuỷ lợi xuống cấp: Người sử dụng không phải là người quản lý,
do thiên tai tàn phá, thiết kế chưa hợp lý, chất lượng thi công kém..., thể hiện qua sơ
đồ sau:

Hình 2.3. Mô hình nguyên nhân Công trình Thủy lợi xuống cấp
72

- Hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi chưa cao, mặc dù được đầu tư
lớn nhưng công tác quản lý vận hành bộc lộ nhiều hạn chế như hiệu quả quản lý thấp,
bộ máy tổ chức cồng kềnh; đội ngũ cán bộ công nhân viên có xu hướng tăng, năng
suất lao động thấp, chất lượng quản trị chưa cao, tình hình vi phạm xâm lấn công trình
tăng và chưa được giải quyết triệt để, sử dụng nước có nơi còn lãng phí;
- Cơ sở hạ tầng chậm được củng cố, tỷ lệ diện tích có tưới đạt tỷ lệ thấp, việc
cung cấp nước cho các dịch vụ khác như công nghiệp, thuỷ sản, cây công nghiệp ít
được quan tâm;
- Công tác quản lý an toàn hồ đập chưa được coi trọng đúng mức, một số hồ
đập có nguy cơ mất an toàn chưa được sửa chữa nâng cấp kịp thời; năng lực cảnh báo,
dự báo sớm phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và vận hành hồ chứa còn hạn chế;
- Việc áp dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý còn hạn chế, chưa đáp
ứng được việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp và phục vụ đa
mục tiêu theo nhu cầu phát triển của xã hội.
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Hiện nay, đơn vị đang hoạt động theo phương thức giao kế hoạch công tác quản
lý khai thác công trình thủy lợi. Cơ chế này một mặt thiếu công cụ giám sát mọi hoạt
động của doanh nghiệp, mặt khác hạn chế tính năng động của doanh nghiệp. Đây là
nguyên nhân dẫn tới chất lượng quản trị của doanh nghiệp có mặt còn hạn chế, bộ máy
cồng kềnh, năng suất lao động thấp, số lượng cán bộ, công nhân viên có xu thế ngày
càng tăng; chất lượng cung cấp dịch vụ chưa cao; chưa phát huy hết tiềm năng lợi thế
về đất đai, mặt nước, cơ sở hạ tầng và các nguồn lực khác để tăng nguồn thu.
Nhiều hệ thống công trình thủy lợi có tiềm năng khai thác để cấp nước sạch
nông thôn, cấp và tiêu thoát nước đô thị, công nghiệp, dịch vụ cũng như cho nông
nghiệp công nghệ cao... nhưng chưa được quan tâm tận dụng triệt để.
Chính quyền cấp xã và các tổ chức đoàn thể cơ sở chưa thực sự quan tâm đến
phong trào toàn dân tham gia quản lý công trình thủy lợi, mà coi đó là trách nhiệm của
nhà nước, của doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi. Trong khí đó vai trò của
người hưởng lợi chưa được đề cao, nhiều địa phương chưa quan tâm đến việc tổ chức
công trình cơ sở;
Nhận thức của một số người dân chưa đúng, chưa đủ về các chính sách hiện hành
trong quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đặc biệt là chính sách miễn, giảm
thủy lợi phí. Phần lớn hiểu chính sách miễn, giảm thủy lợi phí là bỏ thủy lợi phí, trong khi
73

đó thực chất đây là hỗ trợ của Nhà nước nhằm giảm gánh nặng chi phí sản xuất nông
nghiệp cho người dân và có nguồn kinh phí để tu sửa, chống xuống cấp công trình. Do
vậy, đã không phát huy được sự tham gia của người dân trong quản lý khai thác công
trình thủy lợi.
Việc nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý vận hành
công trình thuỷ lợi chưa được quan tâm đúng mức, cơ bản các hệ thống máy đóng mở,
vận hành cống chủ yếu bằng thủ công.
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
Do diễn biến thời tiết khí tượng thuỷ văn có xu hướng ngày càng bất lợi, thiên
tai xảy ra ngày càng khắc nghiệt, dẫn đến thay đổi yêu cầu phục vụ tưới tiêu của các
công trình thuỷ lợi;
Sự phát triển kinh tế - xã hội đã làm cho các hệ thống công trình thuỷ lợi bị xâm
hại, vùng tưới bị xâm chiếm, nhiều hệ thống thuỷ lợi bị thay đổi mục tiêu nhiệm vụ.
Đồng thời, làm gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước trong hệ thống công trình thuỷ
lợi;
Các công trình thuỷ lợi phục vụ cho nền sản xuất nhỏ, ruộng đất manh mún, các
cây trồng đa dạng, phân tán nên khó áp dụng được yêu cầu tưới tiêu, cấp nước chủ
động cho các loại cây trồng;
Đầu tư ban đầu còn nhiều bất cập, nhiều công trình thuỷ lợi xây dựng trong
điều kiện nền kinh tế còn khó khăn, nguồn vốn hạn hẹp, suất đầu tư thấp, còn dàn trải,
nên thường áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế ứng với tần suất đảm bảo của hệ thống
công trình thuỷ lợi thấp. Nhiều hệ thống đầu tư chưa đồng bộ, chủ yếu tập trung xây
dựng công trình đầu mối, chưa chú trọng đầu tư hoàn chỉnh, khép kín hệ thống kênh
mương dẫn nước và hệ thống thuỷ lợi nội đồng.

You might also like