You are on page 1of 2

4.

4 Hiệu ứng uốn dọc trong phần tử thanh P-Delta :


Đối với thanh có độ mảnh lớn, chịu lực nén và uốn sẽ
xuất hiện hiệu ứng uốn dọc P-Delta làm tăng độ võng của
thanh, gây mất ổn định cục bộ hay tổng thể (buckling).
SAP cho phép đặt trước một lực nén vào đầu phần tử để
tạo ra chuyển vị ban đầu ( không phải tải trọng ngoài )
được khai báo trong P-Delta.
Đặc điểm:
− Chỉ tính được nội lực do ảnh hưởng của P-Delta chứ
không tính được tải trọng tới hạn Pth .
− P-Delta chỉ tính cho phần tử thanh khi thiết kế cấu
kiện BTCT (cột), kết cấu thép và dây cáp (Cable).
Hình 4.14 Gán lực gây ra P-delta
Cách sử dụng P-Delta
− Khai báo lực P – Delta cho Frame
+ Trên menu Assign → Frame/Cable/Tendon → P – Delta Force.
+ Nhập giá trị của lực trong mục Force và chọn OK.
+ Trên menu Define → Analysis Case → Add New Case xuất hiện hộp thoại Analysis
Case Data – Nonlinear Static.
+ Analysis Case Name: Nhập tên.
+ Analysis Case Type: Nhập loại – chọn Static.
+ Initial Conditions: Khai báo trạng thái ban đầu.
+ Analysis Type: Nhập loại phân tích. Chọn Nonlinear.
+ Loads Applied: Khai báo tải trọng phụ thêm gây chuyển vị sơ cấp (không bao gồm
trường hợp tải tăng hay giảm thêm lực dọc trong thanh).
+ Nonlinear Parameters chọn Modify/ Show chọn P-Delta.
Hình 4.15 Khai báo hiệu ứng P-delta
Chú ý: Phương pháp này chỉ có tác dụng đối với một số phần tử đã gán lực P – Delta. Lực P –
Delta không được coi là một trường hợp tải trọng, không phải là một lực ngoài, không tham gia
vào quá trình tính toán dao động riêng, nội lực, hay tính toán cốt thép …
− Khai báo khảo sát P – Delta cho toàn bộ kết cấu
Để khảo sát P – Delta cho toàn bộ kết cấu chịu ảnh hưởng của các tải trọng ngang, tải trọng dọc
trục (bao gồm cả tĩnh tải và hoạt tải …). Thực hiện như sau:
+ Trên menu Define → Analysis Case → Add New Case xuất hiện hộp thoại Analysis
Case Data – Nonlinear Static.
+ Các mục Analysis Case Name,
Analysis Case Type, Initial
Conditions,Analysis Type,
Nonlinear Parameters tương tự như
phần trên
+ Loads Applied: Khai báo các
trường hợp tải trọng có thể gây hiệu
ứng P – Delta. Bằng cách sử dụng
công cụ Add. Hình 4.16 Khai báo các loại tải gây P-Delta

You might also like