You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHI ÊN


KHOA VẬT LÝ
BỘ MÔN VẬT LÝ ỨNG DỤNG

SEMINAR: QUANG PHỔ DAO ĐỘNG


HỒNG NGOẠI

GVHD:PGS-TS DƯƠNG ÁI PHƯƠNG


TS NGUYỄN VĂN ĐỊNH
SVTH: TRƯƠNG VĂN THỊNH
MSSV:0413018

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 4/2007


1.CÁC VÙNG CỦA HỒNG NGOẠI :
Cận hồng ngoại :

  0.8  2.5 m
  12500  4000 cm 1
E  36  143kcal / mol

Hồng ngoại :
  2.5  16 m
  4000  600 cm 1
E  143  1.8kcal / mol
Viễn hồng ngoại :
  15  200 m
  600  50 cm 1
E  1.8  1kcal / mol

2.PHỔ HỒNG NGOẠI :


Phổ hồng ngoại có được do dao động các nối khi phân tử hấp thu tia hồng ngoại từ
2.525µm(4000400cm-1).
Nhận xét :
- Hầu hết các vật chất đều hấp thu bức xạ hồng ngoại .
- Chỉ có những dao động làm thay đổi moment lưỡng cực mới tạo ra sự hấp thu
hồng ngoại . (    E )
- Khi hấp thu bức xạ hồng ngoại , phân tử hợp chất hấp thu năng lượng và biên độ
dao động tăng và khi phân tử phóng thích năng lượng dưới dạng nhiệt năng nó sẽ
trở lại trạng thái cơ bản .
3.CHUẨN BỊ MẪU ĐO VÀ GHI PHỔ :
Vật liệu quang học
Các vật liệu quang học dùng trong phổ tử ngoại và khả kiến thì không thể dùng
trong phổ hồng ngoại , trừ trường hợp hồng ngoại gần . Các vật liệu thích hợp cho hồng
ngoại thường dùng là NaCl , LiF ,CaF 2 ,KBr , CsBr , ngoài ra còn dùng KRS5 và AgCl
phù hợp cho những dung dịch chứa nước . Thạch anh nóng chảy thích hợp cho phổ hồng
ngoại gần .
Độ truyền qua của các vật liệu quang học được tính bằng công thức :
D=(1-p2)e-kd
Trong đó :plà hệ số phản xạ ,k là hệ số hấp thu , d là độ dày
Độ truyền qua phụ thuộc vào bức xạ (số sóng) , khi truyền qua 1 tấm dày 2mm thì D
giảm đi 1/10 , truyền qua mộy tấm dày 5mm thì D giảm đi 50%.
Ngoài ra còn dùng khoảng số sóng “thực tế” mà ở đó ta có thể dùng vật liệu phù hợp .
(n2  n1 ) 2
Sự tổn hao do phản xạ được biểu diễn bằng : p 
(n2  n1 ) 2
Khi dùng các vật liệu quang học , ta cần chú ý đến tác dụng của nước , vì nước tác dụng
hàng loạt đến các vật liệu . Những vật liệu thông dụng nhất như NaCl , KBr rất dễ hút ẩm
, do đó các sản phẩm được chế tạo từ chúng phải chú ý chống ẩm .

Chuẩn bị mẫu đo:


Việc chuẩn bị mẫu đo bằng phương pháp phổ hồng ngoại cần được phân tích kỹ
:chú ý trong nhiệt độ bình thường (nhiệt độ phòng ) mẫu đo ở trạng thái gì (khí ,lỏng ,rắn)
hoặc là trong điều kiện nghiên cúư của ta thì cần ghi phổ ở trạng thái nào . Trên cơ sở các
điều kiện đó , người ta sẽ chọn phương pháp chuẩn bị mẫu thích hợp . Nói chung các
phương pháp ghi phổ thì phần máy hầu như không thay đổi trong suốt quá trình đo , ta
phải dùng cuvét hoặc mẫu đo thích hợp .
a.Mẫu đo ở trạng thái khí

Một cuvét đơn giản cho cghất khí (hình 1 ) , nó có thể tháo rời ra và cái cửa sổ
của nó có thể làm từ LiF , NaCl , NaBR ,KBr hay KRS5 .
Người ta bơm khí vào cuvét , theo yêu cầu người ta có thể làm loãng chất khí bằng một
chất khí trung hoà . Trước hết người ta hút sạch khí trong cuvét , sau đó bơm chất khí vào
với áp suất nào đó .
Phương pháp nghiên cứu là : tìm các vết khí trong hỗn hợp và để nghiên cứu các đám hấp
thu có hệ số tắt bé , hoặc cần phải nghiên cứu quang phổ của hơi các chất có áp suất nhỏ
người ta phải cấu trúc cuvét sao cho chùm tia đi qua cuvét (tất nhiên truyền qua khí)
nhiều lần .
Nếu lượng chất khí nghiên cứu ít , ví dụ như khí rút ra từ các phân đoạn sắc ký , thì cần
cuvét khí cực nhỏ .
Bên cạnh những cuvét thông dụng người ta còn chế tạo những cuvét dũng ở áp suất cao .
Khi phân tích các chất khí , không chỉ có ấp suất riêng phần mà cả áp suất toàn phần
đóng vai trò to lớn . Do đó trong khi phân tích định lượng ta cần phải tiến hành ở áp suất
toàn phần bằng nhau .

b. Mẫu đo ở dạng chất lỏng:

Chất lỏng tinh khiết tuỳ theo mục đích ghi phổ mà người ta có thể dùng các loại
cuvét thích hợp .
Có các loại cuvét sau đây :cuvét có thể tháo rời và cuvét không thể tháo rời được gọi là
cuvét cố định (hình 2).

Cuvét có thể tháo rời :loại đơn giản nhất gồm 2 cửa sổ từ vật liệu quang học
quang học thích hợp và là một cái giá để ép các các cửa sổ lại với nhau . Cuvét đặt vào
máy quang phổ nhờ giá đỡ . Các cửa sổ rất dễ vỡ nên khi xiết ốc cần chú ý , luôn xiết
chặt ốc chéo góc nhau cùng một lúc -nhẹ tay .
Người ta nhỏ vài giọt chất lỏng giữa 2 cửa sổ và ép lại ,ta được màng mao quản mỏng
(còn gọi là màng mỏng hay phim). Nếu muốn nghiên cứu phổ của các lớp dung dịch dày
hơn , người ta đặt giữa 2 cửa sổ màng ngăn cách bằng giấy kim loại (nhôm) có độ dày từ
0,01-0,1mm(hoặc lớn hơn) , màng ngăn cách có lỗ hổng ở giãư để chứa chất lỏng , bằng
cách thay màng ngăn cách có độ dày khác nhau mà người ta nhận được các cuvét có độ
dày mẫu phân tích khác nhau .

Cuvét không thể tháo rời : loại cuvét có thể tháo rời thường không đủ kín , và
do đó không thích hợp cho các chất dễ bay hơi . Cho nên khi phân tích các chát dễ bay
hơi ngưòi ta dùng cuvét không tháo rời được (hình 3).
Cuvét như vậy có thể lắp từ một cuvét có thể tháo rời . Các cửa sổ được chế tạo như đã
mô tả.
Người ta đặt màng ngăn cách và màng đóng kín của cửa sổ có các lổ hở ở phía trên , phía
trên có một tấm giữ phẳng và được làm sạch , nó có thể được tráng lên một lớp axit
axetic .
Sau đó nhúng vào một chén thuỷ ngân , khi tiếp xúc với Hg các màng được phủ lên một
lớp amalgan (hỗn hợp : hợp kim của kim loại với thuỷ ngân).
Sau khi lấy ra khỏi chén thì nó rất sạch sẽ .Khi lắp ghép cuvét thì người ta cũng đặt một
màng chì không bị almalgan hoá ở bên dưới của sổ .
Do ép lại với nhau nên độ dày của cuvét luôn nhỏ hơn độ dày ban đầu của màng ngăn
mot6 ít . Chất lỏng được rút vào cuvét qua lỗ hở trong phần ngăn cách bằng kim loại , ta
dùng một ống tiêm để bơm chất lỏng . Sau khi ghi phổ , chất lỏng được lấy ra và cuvét
được rửa nhiều lần bằng các dung môi thích hợp . Cuvét thường được sấy khô bằng bằng
cách hút chân không .
Khi muốn giảm nhu cầu về mẫu đo , người ta chế tạo các microcuvet , ở đó thể tích giữa
các cửa sổ và màng ngăn cách giảm xuống cực tiểu .

Dung dịch.
Các mẫu phân tích đặc biệt là các chất rắn được hào tan để ghi phổ . Đôi khi
mẫu phân tích không được hoà tan trong các dung môi thông dụng , lúc này ta phải trải
qua một bước trung gian-chuyển thành chất khác và sau đó sẽ được hoà tan .
Trong phương pháp này thì người phân tích phải lựa chọn nồng độ thích hợp . Vì các
dung môi hoà tan thường dễ bay hơi . nên ta phải tránh những thay đổi nồng độ chất phân
tích do quá trình bay hơi . Do đó người ta dùng những cuvét hoàn toàn kín , không tháo
rời được , sau khi rót chất nghiên cứu vào , cuvét phải đóng kín miệng lại .
Ở các dung dịch , độ dung dịch có thể thay đổi được bằng cách thay đổi độ dày của cuvét
hoặc thay đổi nồng độ của chất nghiên cứu . Cuvét thường dùng có độ dày 0,1-1mm.
Đối với phép phân tích định lượng ta cần chọn nồng độ ,cũng như độ dày cuvét thích hợp
, sao cho độ hấp thụ của các đám đặc trưng có thể thay đổi giữa 20% và 80% . Thường ta
dùng những bộ cuvét có độ dày 0,02 ; 0,05 ; 0,1 ; 0,2 ; 0,5 ;1,0 ; 2,0 mm.
Ở các máy quang phổ 2 chùm tai , người ta còn dùng thêm một cuvét so sánh .

Các loại dung môi dùng trong phổ hồng ngoại :


Dung môi dùng trong phổ hồng ngoại phải thoả mãn những nhu cầu sau đây
:không tác dụng lên vật liệu làm cửa sổ cuvét , không phản ứng với chất nghiên cứu , cần
trong suốt trong vùng sóng nhất định , phổ của các dung môi không trùng lẫn với phổ của
chất nghiên cứu (hình 6), phải có độ tinh khiết cao không lẫn với tạp chất .
Phổ nhận được trong dung dịch cho ta những số liệu quan trọng về tần số và cường độ ,
vì rằng phân tử của chất hoà tan dù ít hoặc nhiều đều bị phân tử dung môi bao quanh ,
hơn nữa sự bao quanh này hầu như giống nhau đối với tất cả các chất hoà tan trong dung
môi ấy . Việc ghi phổ của những chất khác nhau trong cùng một dung môi có thể so sánh
trực tiếp được .
Từ phổ các dung môi, ta nhận thấy các dung môi đều hấp thụ từ một vùng nào đó trong
phổ hồng ngoại . Ta quan sát phổ 3 dung môi quan trọng CCl4 , CS2 và CHCl3 .Dung môi
CCl4 gồm những phân tử đối xứng cao (Td ) , trong hầu hết vùng phổ bình thường nò hấp
thụ rất yếu , duy chỉ có vân phổ v(C-Cl) :770cm -1 là hấp thụ khá mạnh .
Khi phân tích phổ , sự hấp thụ của các lớp dung môi như nhau (ở cuvét phân tích và cuvét
so sánh) và bị bù trừ lẫn nhau , nhưng cũng có trường hợp xuất hiện các vân phổ .Sở dĩ
chúng xuất hiện được là do sự khuyếch đại của máy không bình thường hoặc do thăng
giáng nào đó mà không có ý nghĩa vật lý vật lý nào hết .
Để loại trừ cản trở này người ta ghi phổ vùng này trong CS 2 (có độ dày cuvét 0.5mm) vì
CS2 không hấp thụ trong vùng ấy mà có tác dụng đối với chất hoà tan trong dung môi
giống như CCl4 . Nhờ vậy , đỉnh cực đại của vân phổ ít nhiều trở nên tương đương .
Phân tử CHCl3 đối xứng thấp hơn (C3v) phân cực nhiều hơn , hấp thụ đặc biệt mạnh ở vài
vị trí của phổ .
Mặc dù vùng không hấp thụ củ CHCl3 ít hơn so với CCL4 nhưng CHCl3 là một dung môi
tốt nên ta có thể dùng để nghiên cứu phổ đặc biệt trong cuvét có độ dày nhỏ (hình 5 ,6).

C. Chất rắn.

Viên ép kaliumbromid:
Các mẫu dạng rắn ở nhiệt độ bình thường , có thể được chuẩn bị theo nhiều
phương pháp khác nhau . Bên cạnh việc hoà tan mẫu nghiên cứu , hoặc làm nóng chảy 9
phương pháp này ít dùng ) đặc biệt thường dùng phương pháp mẫu ép hay viên ép
kaliumbromid . Ngoài ra người ta còn chế tạo các màng hoặc người ta có thể ép mẫu vào
giữa hai tấm phẳng .
Viên ép từ KBr được ứng dụng rất nhiều . Ở đó người ta lợi dụng tính dẻo của
halogenide kim loại kiềm ở áp suất cao . Kaliumbromid là một halogenide thông dụng
nhất . Về nguyên tắc viên ép từ bột của nó là không trong suốt và gây nên tổn hao tia lớn
trong vùng hồng ngoại qua vùng tán sắc . Nhưng nếu trước khi ép người ta loại trừ không
khí bằng cách hút chân không thì có thể được một viên ép trong suốt , tất nhiên theo thời
gian (để lâu trong không khí thì nó mất dần tính trong suốt .
Độ tinh khiết của kaliumbromid được sử dụng là rất quan trọng chỉ cần lẫn tạp chất thì
gây ra sự tán xạ tia sáng khi đi qua viên ép , và ảnh hưởng đến việc phân tích phổ của
mẫu .
KBr tinh khiết cho phổ hấp thụ ở 3420cm -1 ở viên ép dày 1mm và một đám hấp thụ yếu ở
1630cm -1 . KBr không tinh khiết cho nhiều đám hấp thụ ứng với các tạp chất khác nhau .
Với phương pháp này , người ta thường trộn đều 1mg chất nghiên cứu với 300mg
kaliumbromid .

Một phương pháp thích hợp khác để ngiên cứu mẫu vật thể rắn là nghiền nhỏ
vài miligam mẫu (vật rắn ) và trộn với vài giọt parafin y học (nuol) sau đó ép chất vừa
thu được giữa 2 cửa sổ của cuvét . Nuol sẽ giảm sự tán xạ ánh sáng do những hạt rắn gây
ra , còn phổ của bản thân nó nhận được tương đối dễ dàng và đơn giản bằng cách bù trừ
đi phổ vừa thu được .
Để khắc phục những khó khăn do độ dày của lớp dung dịch (khi hoà tan) và do sự tán xạ
ánh sáng ,người ta làm chảy chất đo giữa 2 cửa sổ cuvét , sau khi để nguội chất nóng
chảy ta sẽ thu được lớp tinh thể mỏng . Phân tử trong lớp này thường được định hướng so
với chiều tia sáng .

4. ỨNG DỤNG
Định tính :
-Nhận danh các hợp chất nhờ so với phổ chuẩn
-Dự đoán các nhóm chức có trong có trong mẫu
-Khảo sát các phức , các cơ chế phản ứng .
Định lượng :
-Xác định hàm lượng của các chất chứa trong mẫu nhờ các mũi hấp thu đặc
trưng . Sử dụng định luật Beer A=abc
Trong đó : c:hàm lượng của chất hấp thụ .
b: chiều dày của chất hấp thụ .
a: hệ số hấp thụ .

You might also like